Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

 

Câu 2: Phân tích tiền đề lí luận trực tiếp hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh.

Tiền đề lí luận trực tiếp hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:


* Giá trị truyền thống dân tộc
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta. Đây là chủ nghĩa mang đậm tinh
thần dân tộc ta, đã chảy dài trong dòng lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữu nước. Đây là chuẩn mực cũng như ưu tiên hàng
đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu sâu sắc và lan tỏa điều này.
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương
ái. Đây là một tinh thàn vốn có và đặc trưng của con dân Việt
Nam, bác Hồ từng có một câu nói về quan điểm này đã đi sâu
vào lòng mỗi con người sống trên mảnh đất hình chứ S này
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
- Truyền thống lạc quan yêu đời; có niềm tin vào chính nghĩa,
tin vào sức mạnh của bản thân và dân tộc. Bác Hồ luôn nhấn
mạnh quan điểm này, luôn răn dạy chúng ta phải tin tưởng vào
tưởng vào Đảng, tin tưởng tương lai phía trước. Bấc cũng luôn
tuân theo quan điểm này, kể cả cháo bẹ rau măng hay bàn đá
chông chênh thì Bác vẫn cảm nhận sự sang trong, quý giá trong
hoàn cảnh đó.
- Truyền thống cần cù lao động, dũng cảm, thông minh, sáng tạo
trong sản xuất và trong chiến đấu. Dân tộc Việt Nam luôn có chí
tiến thủ, tinh thần tham học hỏi, đó cũng là quan điểm của Bác
khi dám tiếp thu và chọn lọc những nền văn hóa bên ngoài, và
đây cũng là một trong những lí do dẫn đến cái nhìn sáng suốt
của Bác khi đưa Đảng ta và đất nước đi đến độc lập tự do.
* Tinh hoa văn hoá nhân loại:
-Tư tưởng văn hoá phương Đông:
+ Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực của
Nho giáo như: tư tưởng về một xã hội bình trị, đề cao văn hoá,
lễ giáo, tu thân dưỡng tính. Ngay từ thuơ bé, Hồ chủ tịch đã
được học chữ nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu nước.
Tinh thần Nho học đã thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm
của Người, nhưng sự thấm nhuần không phải là lễ nghĩa giáo
điều cổ hủ, mà đó là tinh thần nhân nghĩa, đạo đức, triết lý hành
động, tư tưởng nhập thé, hành đạo, giúp đời….
+ Phật giáo: Hồ Chí Minh đã nhận thấy bên cạnh những hạn
chế, Phật giáo có nhiều mặt tích cực: lòng vị tha, từ bi, bác ái,
cứu nhân độ thế, trong sạch, giản dị.
+ Chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân
sinh hạnh phúc. Khi biết đến chủ nghĩa Tam dân của Tôn trung
Sơn, Bác đã tìm thấy những điểm thích hợp có thể ps dụng ở
nước ta, và bằng chứng là bác đã áp dụng rất tốt những điều ấy
và đưa cuộc cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.
- Tư tưởng văn hoá phương Tây:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua quá trình sống và hoạt động ở
phương tây đã tiếp thu tư tưởng dân chủ và cách mạng của văn
hoá phương tây. Thông qua việc nghiên cứu một số cuộc cách
mạng lớn như: cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ, Bác đã nhận
thấy sự đúng đắn trong ba từ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” và
quyết định rằng chỉ có độc lập tự do là con đường duy nhất của
dân tộc.
- Chủ nghĩa Mác-Lênin: Bác đã từng nói: “Chủ nghĩa Mác –
Lênin không chỉ là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là
mặt trời soi sáng cho chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới
CNXH và CNCS”. Nhận thấy chủ nghĩa Mác-Lênin hướng đến
giai cấp công nhân – giai cấp tiên tiến nhất, lấy nhân dân làm
gốc, vcans bộ là đầy tớ chủa nhân dân; chỉ có nhân dân ấm nó,
đất nước mới hưng thịnh và đi lên được. Đó là lí do chủ nghĩa
Mác – Lênin trở thành nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định
bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tóm lại, Chủ nghĩa Mác –
Lênin đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh.
 

You might also like