Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề bài.

( 10,0 điểm) 
Cảm nhận nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ:
(…)Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô (…)
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, NXB Giáo dục, năm 2007 )
Từ đó nhận xét về tình cảm của nhà thơ với quê hương Việt Bắc.
 

I, MB: - Giới thiệu tác giả tác phẩm


         - Nêu đoạn trích
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ
XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản
ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những
tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc",
là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó,
ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 
" Nhớ gì như nhớ người yêu
....
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay"
II, TB 
 1, Khái quát chung: 
 - HCST: Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông
Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc. Tháng 10-1954,
những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời
chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
- Vị trí đoạn trích: thuộc phần 2 của đoạn trích VIỆT BẮC (trong sgk)
- Nội dung: Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
 2, Phân tích 
a, 6 câu trước: Nỗi nhớ về cuộc sống ở VB.
- Bp SS: “nhớ người yêu” cho thấy sắc thái cao nhất của nỗi nhớ;
- Phép tiểu đối: “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” thể hiện nỗi nhớ từ đêm sang ngày,
bao trùm cả không gian lẫn thời gian;
+ “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” là hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian
khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân VB và những người CM.
- Phép điê ̣p: nhớ, nhớ từng, nhớ sao => nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc.
=> Con người và cuộc sống VB: nghèo cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.
=> Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở VB luôn in đậm trong tâm trí những người về
xuôi => tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến.
b, 6 câu sau: khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp ở VB:
+ Các ĐT mạnh: rầm râ ̣p, rung, bâ ̣t đã tạo thành những chuyển rung dữ dô ̣i, thể hiê ̣n sức mạnh vô
địch của cuô ̣c kháng chiến.
+ Các từ láy: điê ̣p điê ̣p, trùng trùng diễn tả khí thế mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nỗi.
+ Bp cường điê ̣u: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay => sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu
diê ̣t giă ̣c, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng không thể.
+ Nhịp điê ̣u: dồn dâ ̣p, mạnh mẽ như những bước hành quân của quân dân VB, thể hiê ̣n khí thế ra
trâ ̣n của cả mô ̣t dt trong trâ ̣n chiến quyết định với kẻ thù.
3, Đánh giá chung 
 -ND, NT
III, KB: Khẳng định lại vấn đề 
* bài viết
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là "con chim đầu đàn" của thơ ca Cách mạng Việt Nam thế kỉ
XX. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản
ánh chân thật những chặng đường cách mạng. Nhắc đến ông, ta chẳng thể nào quên được những
tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa,... Tiêu biểu trong số đó là bài thơ "Việt Bắc",
là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó,
ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt là đoạn trích 
" Nhớ gì như nhớ người yêu
....
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay".
Việt Bắc là khu căn cứ của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Chiến dịch Điện
Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/ 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 10/ 1954,
Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội, những người kháng chiến (trong đó có Tố Hữu) từ
căn cứ miền núi về miền xuôi chia tay Việt Bắc, chia tay khu căn cứ Cách mạng trong kháng
chiến. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” là
đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Chia xa mảnh đất mình từng gắn bó, ai mà chẳng nhớ chẳng thương. Thế nhưng hiếm có thi sĩ nào
mang trong tim nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải, cháy bỏng khi dã từ chiến khu Việt Bắc: “Nhớ gì
như nhớ người yêu”. Một dòng thơ mà hai lần chữ “nhớ” được láy lại. Nỗi nhớ cứ lơ lửng ám ảnh
mãi tâm trí người đi đến mức không thể kìm nén được. Lời thơ buông ra với ngữ điệu hết sức đặc
biệt, nửa như nghi vấn, nửa như cảm thán tạo ấn tượng, ám ảnh người đọc. “Như nhớ người yêu”
là hình ảnh so sánh, ví von thật lãng mạn, tình tứ. Nỗi nhớ Việt Bắc được cảm nhận như nỗi nhớ
thương người yêu. Có khi ngẩn ngơ, ngơ ngẩn; có khi bồn chồn, bối rối, bổi hổi, bồi hồi. Khi da
diết khắc khoải, khi lại đau đáu thăm thẳm. Nỗi nhớ khi chia xa Việt Bắc phải chăng hàm chứa
mọi cung bậc cảm xúc ấy. Một nỗi nhớ nồng nàn, đằm thắm, tha thiết. Với hình ảnh so sánh này,
Tố Hữu thực sự là một tình nhân đắm đuối trước Việt Bắc, trước nhân dân đất nước mình. Cùng
với những câu thơ “Mình về mình có nhớ ta – Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, Áo chàm đưa
buổi phân lí – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”, tứ thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” đã đưa thi
phẩm Việt Bắc trở thành khúc tình ca bậc nhất trong thơ ca Cách mạng. Quả không sai khi Xuân
Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ thơ rất đỗi trữ tình. Khám phá câu thơ
“Nhớ gì như nhớ người yêu”, ta bỗng vỡ lẽ hiểu ra rằng lối kết cấu đối đáp cùng cách xưng hô “ta
– mình” trong Việt Bắc không đơn thuần là sáng tạo hình thức, là câu chuyện ngôn ngữ. Tình cảm
giữa cán bộ Cách mạng và đồng bào chiến khu thiết tha, mặn nồng như tình đôi lứa khiến nhà thơ
tìm đến cách cấu tứ xưng hô như vậy.
Chảy về trong nỗi nhớ niềm thương là cảnh sắc Việt Bắc thơ mộng hiền hòa:
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khó cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Những câu thơ như một bức họa gợi cảm về cảnh rừng Việt Bắc thơ mộng, hữu tình. Có đêm
trăng huyền ảo, mảnh trăng lấp ló nơi đầu núi, có những chiều tỏa nắng trên nương và hình ảnh
những nếp nhà, bản làng thấp thoáng trong sương khói bồng bềnh. Không miêu tả chi tiết, Tố Hữu
chỉ chấm phá, khơi gợi. Tuy nhiên, với những người trong cuộc, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ bồi
hồi, xao xuyến biết bao. Hòa cùng vẻ đẹp bình dị và thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc là hình
ảnh con người Việt Bắc rất đỗi thân thương: Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Hình ảnh thơ
gợi tả tinh tế sự tần tảo, đảm đang, chịu thương, chịu khó của những cô gái nuôi quân nơi chiến
khu Việt Bắc. Không quản khó nhọc gian nan, những thiếu nữ Việt Bắc vẫn sớm hôm cần mẫn
nuôi dấu cán bộ. Hình ảnh bếp lửa gợi những buổi đoàn tụ ấm cùng và nghĩa tình quân dân nồng
đượm. Tình quân dân, cách mạng mà mang không khí ấm áp, yêu thương như tình cảm gia đình.
Cách nói “người thương” khéo léo, nhiều sức gợi, chứa chan tình cảm dịu dàng mà nồng nàn, yêu
thương. Hẳn trong trái tim nhà thơ đã để thương một người con gái Việt Bắc biết hi sinh vì Cách
mạng.
Những đồi tre bát ngát, những dòng suối mát trong, con sông hiền hòa, tất cả cứ in sâu trong nỗi
nhớ người về. Nhắc đến dòng sông, đồi núi, rừng nứa, bờ tre là dưng dưng bao kỉ niệm, đong đầy
bao yêu thương. Những cái tên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê có lẽ không đơn thuần chỉ là những
địa danh mà còn ẩn dấu bao kỉ niệm cảm xúc. Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành
những kỷ niệm da diết trong trái tim người đi khó có thể quên được. Biết bao những xúc động bồi
hồi cùng những ngọt ngào dưng dưng dồn chứa trong mấy chữ “đắng cay, ngọt bùi” cùng dấu
chấm lửng cuối dòng thơ. Người đi muốn nhắn gửi với người ở lại rằng người về xuôi sẽ không
quên bất cứ một kỉ niệm, một kí ức nào.
Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và
cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
 Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Thứ nhất, đoạn thơ đã tái hiện nên những hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng
chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng
lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là
hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ
nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
     Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
     Hai từ láy “điệp điệp" và “trùng trùng" đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên
hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đoàn
quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách
mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
     Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan" càng làm tăng
thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu
sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng" có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những
người lính trong mỗi đêm hành quân như "Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính
Hữu; “ánh sao đầu súng" ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người
lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài
Núi đôi đã viết:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
     Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể
quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn" tải lương
thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy
lạc quan không kém những người lính:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay
     Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước,
yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động.
Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để
đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này - Họ là những người nông dân
đôn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những
tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của
quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng
Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng,
thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật  tấm lòng chân tình của cán bộ
kháng chiến với Việt Bắc cũng như khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp ở Việt Bắc.

You might also like