Phân Tích Ngành

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH

Mục lục

I. TỔNG QUAN NGÀNH TRONG KHU VỰC/TRÊN THẾ GIỚI ................................................................... 2


1. Sơ lược lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển của ngành thế giới .............................. 2
2. Phân tích vòng đời của ngành thế giới ............................................................................... 3
a. Giới thiệu về vòng đời của ngành .......................................................................................... 3
b. Các xác định vòng đời của ngành .......................................................................................... 4
3. Nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành trên thế giới...................................................................... 5
a. Đầu vào của ngành ........................................................................................................ 6
b. Hoạt động sản xuất của ngành ....................................................................................... 6
c. Nghiên cứu về đầu ra của ngành. ................................................................................... 6
4. Phân tích cung cầu và giá cả các sản phẩm/dịch vụ chính của ngành. .................................. 7
5. Phân tích về triển vọng và xu hướng.................................................................................. 8

II. TỔNG QUAN NGÀNH TẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 9


1. Lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển, các đặc điểm đặc thù của ngành tại Việt nam. 9
2. Phân tích vòng đời của ngành tại Việt Nam (industry life cycle) ........................................ 10
3. Chuỗi giá trị của ngành: ................................................................................................... 10
a. Phân tích đầu vào của ngành ....................................................................................... 11
b. Phân tích quá trình sản xuất của ngành ....................................................................... 12
c. Phân tích đầu ra của ngành ......................................................................................... 13
4. Phân tích cung cầu và giá cả các sản phẩm/dịch vụ chính của ngành ................................. 13
5. Môi trường kinh doanh ................................................................................................... 14
6. Mức độ cạnh tranh của ngành tại Việt nam: .................................................................... 15
(1) Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau. ..................................... 16
(2) Rủi ro từ đối thủ mới gia nhập ngành .................................................................................... 17
(3) Rủi ro về sản phẩm thay thế: .................................................................................................. 18
(4) Sức mạnh trả giá của nhà cung cấp ........................................................................................ 18
(5) Sức mạnh trả giá của người mua ........................................................................................... 19

III. TRIỂN VỌNG NGÀNH TẠI VIỆT NAM ....................................................................................... 20


1. Phân tích SWOT của ngành .............................................................................................. 20
2. Triển vọng và xu hướng của ngành tại Việt Nam và khuyến nghị đầu tư ........................... 20

IV. CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ........................................................................... 21


1. Cập nhật quy mô và biến động của những doanh nghiệp trong ngành .............................. 21
2. Cập nhật những chỉ số tài chính quan trọng của những doanh nghiệp trong ngành ........... 22
3. Cập nhật hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành ..................................... 23
4. Cập nhật doanh nghiệp ................................................................................................... 24

www.fpts.com.vn
I. TỔNG QUAN NGÀNH TRONG KHU VỰC/TRÊN THẾ GIỚI

1. Sơ lược lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển của ngành thế giới
Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích lịch sử và các giai đoạn phát triển của ngành để biết được lịch sử của ngành là
như thế nào? Những yếu tố tác động mạnh làm biến động ngành trong quá khứ.

Nội dung nghiên cứu:

- Tập trung vào từng giai đoạn phát triển của ngành, chú ý đến các giai đoạn bùng nổ, giai
đọan suy thoái.

- Những quốc gia, doanh nghiệp nào ảnh hưởng lớn trong quá khứ và tạo ra lịch sử biến
động của ngành.

- Những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật làm thay đổi xu hướng ngành trong quá khứ như
thế nào.

- Xu hướng thay đổi của ngành trong những năm gần đây (về thị phần giữa các quốc gia,
xu hướng tập trung vào những quốc gia nào).

Ví dụ: Về ngành thép, lịch sử ngành thép thế giới bị ảnh hưởng mạnh bởi ngành thép Trung Quốc.

Chú ý:
- Tuy nhiên, đối với một số ngành mới, những ngành mà thông tin và số liệu hạn chế hay
không quá quan trọng đến ngành của Việt Nam thì ta nên tổng quan và giới thiệu qua,
không cần đi quá sâu.

www.fpts.com.vn
2. Phân tích vòng đời của ngành thế giới
Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích vòng đời ngành để biết được hiện tại ngành đang ở giai đoạn nào: sơ khai, đang
phát triển mạnh, trưởng thành, suy thoái... từ đó đánh giá khả năng sinh lời, tiềm năng tăng
trưởng, mức độ cạnh tranh của ngành.

Nội dụng nghiên cứu:

a. Giới thiệu về vòng đời của ngành

Một ngành hoạt động đều trải qua 4 giai đoạn chính và những đặc điểm nổi bật của mỗi
giai đoạn này thể hiện như sau:

 Giai đoạn mới hình thành

- Giai đoạn hình thành là giai đoạn ngành bắt đầu xuất hiện, có rất ít doanh nghiệp
hoạt động trong ngành, hầu hết trong số họ là những doanh nghiệp tiên phong, cạnh
tranh thấp.

- Khi một ngành mới xuất hiện, doanh nghiệp tiên phong có quyền định giá sản phẩm,
bán vào một thị trường không đối thủ cạnh tranh. Nhưng chỉ một thời gian ngắn
“kẻ bắt chước” sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc làm cho tỷ lệ lợi nhuận suy giảm mặc
dù rằng miếng bánh thị trường vẫn nở ra.

 Giai đoạn tăng trưởng và đi đến trưởng thành

www.fpts.com.vn
- Tiếp theo sau giai đoạn hình thành thì ngành bắt đầu tăng trưởng, khi đó thì tốc độ
tăng trưởng giá trị của ngành rất cao.

- Nhiều doanh nghiêp mới gia nhập ngành để “hưởng lợi” từ sự tăng trưởng đó, mức
độ cạnh tranh bắt đầu gia tăng.

- Các doanh nghiệp trong ngành gia tăng đầu tư để đón đầu sự tăng trưởng của
ngành.

 Giai đoạn bão hòa

- Khi mà mức độ cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp vào ngành ngày càng lớn, tốc độ
tăng trưởng của ngành chậm lại hoặc không tăng trưởng thì lúc đó bắt đầu của
giai đoạn bão hòa.
- Trong giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng của ngành rất thấp hoặc không tăng
trưởng.
- Tăng trưởng của doanh nghiệp trong ngành cũng khá thấp và phân hóa cao (những
doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thì tăng trưởng tốt hơn ngành, những doanh
nghiệp không có lợi thế cạnh tranh thì tăng trưởng thấp hơn ngành).
- Trong ngành có nhiều hoạt động diễn ra như M&A, doanh nghiệp chuyển hướng
hoạt động lĩnh vực khác, …

 Giai đoạn suy thoái

- Khi mà hoạt động đến một mức nào đó, ngành bắt đầu suy thoái, thị trường bị thu
hẹp lại với tốc độ rất nhanh, tăng trưởng giá trị của ngành âm.

- Biểu hiện tại giai đoạn này ngành trở nên kém hấp dẫn; các đối thủ mới sẽ không
còn xuất hiện nữa; các công ty lớn sống nhờ quy mô giờ khi không thể bán nhiều
cũng đang muốn rời khỏi ngành. Các công ty nhỏ không thể nhặt được vụn bánh rơi
vãi nào cũng đã chết.

b. Các xác định vòng đời của ngành

- Phân tích toàn bộ lịch sử các giai đoạn của ngành để xem xét những đặc điểm của
ngành trong từng giai đoạn.

- Khi phân tích lưu ý những đặc điểm của ngành tại từng giai đoạn và các yếu tố ảnh
hưởng/tác động đến các giai đoạn này. Đây sẽ là cơ sở cho các dự đoán về triển
vọng ngành.

- Chú ý đến tăng trưởng về giá trị của ngành hay index của ngành để xem xét ngành
đã thay đổi như thế nào bởi những yếu tố tác động.

- Kết hợp với những đặc điểm trong 4 giai đoạn của ngành đã phân tích trên, đánh
giá những đặc điểm hiện tại của ngành => đó là tiền để để kết luận ngành đang ở
đâu trong vòng đời.

www.fpts.com.vn
- Trong mỗi giai đoạn của ngành, ta cần chú ý đến những doanh nghiệp, những quốc
gia dẫn dắt tạo ra vòng đời, góp phần làm cho ngành tăng trưởng hay suy thoái…,
chú ý đến công nghệ và cách mạng làm gia tăng nhu cầu và nguồn cung…

- Khi phân tích ngành, cần chú ý đến những ngành liên quan tác động đến ngành của
mình đang phân tích. VD ngành xây dựng thì ngành thép tác động, ngành xi măng
tác động…
Chú ý:
- Khi phân tích về vòng đời của ngành thế giới, chú ý liên kết đến Việt Nam, nếu vòng
đời nào liên quan và ảnh hưởng đến ngành tại Việt Nam thì tập trung viết nhiều hơn,
còn những giai đoạn còn lại thì chỉ mang tính chất giới thiệu.

- Thường thì ta lấy tốc độ tăng của ngành để là cơ sở xác định life cycle của ngành.

3. Nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành trên thế giới

Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành để biết được cách thức hoạt động của ngành là như
thế nào – từ đầu vào- sản xuất – đầu ra, các phân đoạn của ngành trên toàn thế giới từ
đó mới biết được ngành của Việt Nam đang ở phân đoạn nào của ngành thế giới.

Ví dụ: Chuỗi giá trị ngành cao su - săm lốp

www.fpts.com.vn
Nội dung nghiên cứu:

a. Đầu vào của ngành


- Nghiên cứu về đầu vào của ngành (tỷ trọng của đầu vào là gì- đối với các doanh nghiệp
sản xuất), những quốc gia, doanh nghiệp trên thế giới có nguồn đầu vào lớn (key
players) của ngành.

- Xu hướng giá của đầu vào, cung cầu của đầu vào, các yếu tố tác động đến giá của đầu
vào.

Ví dụ về giá thép là nguyên liệu đầu vào của ngành xây dựng

b. Hoạt động sản xuất của ngành


- Công nghệ hoạt động chính của ngành thế giới
- Key players (Quốc Gia, Doanh Nghiệp) trong quá trình sản xuất này.
Ví dụ Key players trong ngành xây dựng trên thế giới như Vinci, Bouygues...
- Tùy theo từng ngành mà có nhiều công đoạn khác nhau, do đó cần nghiên cứu sâu hơn
để hiểu rõ các công đoạn của ngành.

c. Nghiên cứu về đầu ra của ngành.


- Nghiên cứu thị trường đầu ra của ngành
- Key players trong hoạt động đầu ra này như thế nào
- Phân tích thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới của ngành.
Chú ý:
- Khi nghiên cứu chuỗi giá trị của ngành trên thế giới, có nhiều trường hợp thiếu thông tin
và số liệu thì tập trung vào giới thiệu tổng quan sơ lược qua.

- Nếu như những sản phẩm của ngành thế giới có liên quan đến Việt Nam thì cần thực
hiện nghiên cứu sâu hơn và tìm ra các đặc điểm quan trọng trong từng phân khúc.

www.fpts.com.vn
4. Phân tích cung cầu và giá cả các sản phẩm/dịch vụ chính của ngành.

Mục tiêu phân tích

- Phân tích cung cầu mục tiêu để xác định xu hướng về giá và tỷ suất sinh lời của ngành
thay đổi thế nào trong quá khứ và là tiền đề để dự phòng trong tương lai. Trong khi
phân tích về cung cầu, cần tập trung hơn trong việc xem xét những yếu tố tác động đến
cung cầu để nhận biết được xu hướng và triển vọng tiếp theo của ngành.

Nội dụng nghiên cứu:

- Nghiên cứu các khu vực/quốc gia cung cấp (nguồn cung) chính các sản phẩm/dịch vụ của
ngành, các yếu tố tác động đến nguồn cung này.

- Nghiên cứu các khu vực/quốc gia có nhu cầu (nguồn cầu) chính các sản phẩm/dịch vụ
của ngành, các yếu tố tác động đến nguồn cầu này.

- Biến động về giá và tỷ suất sinh lợi của Key players khi mà phát sinh tình trạng thừa
cung lớn hay thặng dư cầu lớn.
Chú ý

- Đối với ngành rộng (ngành cấp 1): ta nghiên cứu về cung cầu của những sản phẩm cuối
cùng (end user), vì sản phẩm cuối cùng quyết định những sản phẩm trung gian còn lại.

- Đối với ngành hẹp (ngành cấp 2, 3): ta tiến hành nghiên cứu trực tiếp nguồn cung và
nguồn cầu của sản phẩm.

- Đối với những sản phẩm/ dịch vụ có tại Việt Nam, ta cần chú ý phân tích kỹ hơn đối với
những sản phẩm này, còn những sản phẩm không liên quan tác động lớn thì chỉ giới
thiệu qua.

www.fpts.com.vn
5. Phân tích về triển vọng và xu hướng

Mục tiêu nghiên cứu

- Dựa vào những yếu tố đã phân tích như vòng đời của ngành, chuỗi giá trị của ngành,
cung cầu của ngành để xác định xu hướng và triển vọng trong ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn sẽ như thế nào.

Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu về triển vọng của ngành, dựa vào các yếu tố về cung cầu, chuỗi giá trị, những
đặc điểm trong vòng đời của ngành ta có thể kết luận được triển vọng của ngành trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Xu hướng là một yếu tố cần phải xem xét tiếp theo khi phân tích về ngành, đây được
xem là yếu tố quan trọng quyết định triển vọng ngành trong tương lai. Phân tích về xu
hướng ta nên tập trung vào những ảnh hưởng như thay đổi về kỹ thuật công nghệ, thay
đổi về nhu cầu, nguồn cung …

Ví dụ về xu hướng suy thoái kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây => kéo theo nhu cầu
về hàng hóa thế giới giảm, làm ảnh hưởng mạnh đến những ngành liên quan đến hàng hóa như Dầu
Khí, Cao Su…

Chú ý:

- Cần nêu ra những triển vọng và xu hướng tác động đến ngành tại Việt Nam.

- Đối với những xu hướng và triển vọng không liên quan, thì chỉ cần giới thiệu.

- Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng ngành mà có dữ liệu và thông tin bị hạn chế do đó việc xác
định được triển vọng là vô cùng khó khăn. Chúng ta có thể bỏ qua nều như không đầy đủ
thông tin và dữ liệu để kết luận về triển vọng.

Ví dụ về xu hướng và triển vọng sử dụng ngành điện của cac quốc gia Đông Nam Á

www.fpts.com.vn
II. TỔNG QUAN NGÀNH TẠI VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành, các giai đoạn phát triển, các đặc điểm đặc thù của ngành tại Việt
nam.
Mục tiêu nghiên cứu:

- Tương tư như ngành thế giới, nghiên cứu lịch sử ngành tại Việt Nam để biết được các
giai đoạn phát triển của ngành, những cột mốc quan trọng trong giai đoạn hình thành và
phát triển của ngành tại Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của ngành, các cột mốc quan trong của ngành trong
quá khứ.

- Vị thế của ngành trong nền kinh tế (Giá trị tổng sản lượng/GDP hoặc Doanh thu/GDP; Số
lượng lao động trong ngành/Số lượng lao động cả nước; Số lượng doanh nghiệp trong
ngành/Số lượng doanh nghiệp cả nước).

- Kết hợp với phân tích ngành thế giới, xem xét những tác động của những giai đoạn tăng
trưởng và suy thoái của ngành thế giới đến ngành Việt Nam.

Chú ý:
- Số liệu và thông tin trong nước có thể nhiều hơn so với quá trình nghiên cứu ngành thế
giới, do đó nghiên cứu lịch sử về ngành trong nước có thể dễ thực hiện hơn so với ngành
thế giới.

- Nghiên cứu lịch sử ngành Việt Nam càng sâu càng tốt.

Ví dụ về ngành điện Việt Nam

www.fpts.com.vn
2. Phân tích vòng đời của ngành tại Việt Nam (industry life cycle)

Mục tiêu:

Phân tích vòng đời của ngành để thấy được hiện tại ngành đang ở giai đoạn nào của vòng đời: sơ
khai, đang phát triển mạnh, trưởng thành, suy thoái... từ đó đánh giá khả năng sinh lời, tiềm năng
tăng trưởng, mức độ cạnh tranh... của ngành tại Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu

(Cách xác định vòng đời ngành tại Việt Nam cũng tương tự như xác định vòng đời ngành của thế
giới. Do đó phân này tham khảo cách xác định vòng đời ngành trên phân thế giới.)

Chú ý khi phân tích vòng đời ngành tại Việt Nam:

- Chú ý vòng đời ngành của thế giới tác động thế nào đến vòng đời ngành của Việt Nam.

- Nếu như những ngành mà vòng đời của thế giới không liên quan hay không ảnh hưởng
gì tới ngành của Việt Nam thì ta chỉ cần phân tích vòng đời ngành tại Việt Nam.

- Ảnh hưởng của những ngành liên quan tới ngành mình phân tích tại Việt Nam cũng nên
được xem xét.

3. Chuỗi giá trị của ngành:

Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích chuỗi giá trị ngành của Việt Nam để biết được ngành tại Việt Nam hoạt động như thế nào.

ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẦU RA

NVL
XDDD

Nhân Hoàn
công Thiết kế Đấu Làm Xây thô XDCN
frfthầu móng thiện

Máy xây dựng XDCS


Nguyên vật liệu www.fpts.com.vn
HT
Nội dung nghiên cứu:

a. Phân tích đầu vào của ngành

- Xem xét cơ cấu và tỷ trọng từng nhóm đầu vào của ngành để xác định được đâu là đầu
vào quan trọng nhất của ngành.

Ví dụ về tỷ trọng đầu vào của ngành xây dựng

- Phân tích sâu hơn xu hướng giá của từng yếu đầu vào trong quá khứ và hiện tại.

VD: Giá thép và giá xi măng

- Nếu nguyên liệu đầu vào là hàng hóa, tiếp tục xem xét những yếu tố tác động đến giá,
cung cầu của những nguyên vật liệu này => đưa ra xu hướng giá trong tương lai.

www.fpts.com.vn
- Những khu vực cung cấp nguồn nguyên vật liệu đó, ngành có thể tự chủ trong nước hay
phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài – Chú ý: cái này khá khó để xác định cho
toàn ngành. Chỉ tập trung vào từng doanh nghiệp.

- Xem xét mối tương quan giữa giá của nguyên vật liệu đầu vào có tỷ trọng lớn với biên
lợi nhuận gộp của ngành hoặc chỉ số ngành để xem xét mức độ tác động và ảnh hưởng
của giá nguyên vật liệu đầu vào này có trọng yếu không.
Chú ý:
Xem xét mối tương quan giữa giá nguyên liệu đầu vào với giá sản phẩm đầu ra như thế nào ? Nếu
giá đầu vào giảm nhưng giá đầu ra cũng giảm tương tự thì ngành không được hưởng lợi quá nhiều.
Xem xét độ trễ của giá đầu ra và giá đầu vào.

b. Phân tích quá trình sản xuất của ngành

www.fpts.com.vn
- Xem xét và phân tích từng giai đoạn trong quá trình sản xuất của ngành, chú ý trường
hợp quá trình sản xuất của ngành có nhiều công đoạn.

- Nếu như ngành mà có quá nhiều sản phẩm thì cần phân tích từng sản phẩm trong quá
trình sản xuất. Ví dụ như ngành săm lốp thì có lốp xe ô tô, xe máy, xe đạp …

- Xem xét những công nghệ, kỹ thuật ngành Việt Nam đang áp dụng và những công nghệ
mà thế giới đang sử dụng tuy nhiên ngành tại Việt Nam lại chưa áp dụng được, nguyên
nhân Việt Nam chưa thể áp dụng được công nghệ của thế giới.

- Tỷ trọng chi phí của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất – chú ý: nếu có khả năng thì
phân tích sâu vào. Tuy nhiên nếu không có số liệu hay đủ thông tin thì chỉ giới thiệu qua.

- Phân tích giá trị tăng thêm của từng giai đoạn của ngành (nếu có đầy đủ số liệu và thông
tin, cái này khá khó thực hiện).

- Những doanh nghiệp sản xuất chính trong từng công đoạn của quá trình sản xuất.

c. Phân tích đầu ra của ngành

- Phân tích từng thị trường đầu ra của ngành (nếu ngành có nhiều sản phẩm) – chú ý: kết
hợp với việc phân tích cung cầu của thị trường này ( Trong phần phân tích cung cầu).

- Phân tích hệ thống phân phối bán hàng của ngành.

- Những doanh nghiệp phân phối cho sản phẩm đầu ra của ngành.

- Trường hợp ngành xuất khẩu nhiều ra nước ngoài thì ta tiến hành phân tích thị trường
mà ngành xuất khẩu trong yếu.

Chú ý:
- Trường hợp mà chuỗi giá trị của ngành Việt Nam tương đương với chuỗi giá trị của thế
giới thì ta chỉ cần phần tích chuỗi giá trị của Việt Nam, bỏ qua quá trình phân tích chuỗi
giá trị của toàn thế giới.

4. Phân tích cung cầu và giá cả các sản phẩm/dịch vụ chính của ngành

Nội dung nghiên cứu:

- Xu hướng của cung cầu và sự chênh lệch cung cầu trong 5-10 năm gần nhất. Tình hình
cung cầu hiện tại, dự đoán xu hướng cung cầu tương lai.

- Sự thay đổi của cung cầu đã ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng của ngành, đến
index của ngành. Chú ý những thời điểm cung cầu có sự chênh lệch lớn nhất, vì tại đó
chúng ta sẽ thấy được sự ảnh hưởng của nó là rõ ràng nhất.

- Qua phân tích cung cầu cần tìm ra các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến cung, cầu của
ngành, đó là yếu tố mà sẽ đi sâu vào phân tích.

www.fpts.com.vn
- Tùy thuộc vào từng ngành mà có thể xem xét phân tích cung cầu tại từng công đoạn,
từng sản phẩm trung gian. VD: như ngành thép, ta có thể tiến hành phân tích cung cầu
của phôi thép, cung cầu của thép thành phẩm, cung cầu của thép mạ kẽm ….

- Trường hợp sản phẩm của ngành chủ yếu là xuất khẩu (Thủy sản, Gỗ…) thì ta cần phân
tích cung, cầu tại quốc gia xuất khẩu đó, phân tích xu hướng giá tại quốc gia xuất khẩu.

Chú ý: Đối với những ngành không xác định được cung cầu một cách rõ ràng ví dụ như Ngân Hàng,
Bảo Hiểm, Chứng Khoán thì cần xác định những yếu tố đặc trưng quyết định tăng trưởng của ngành.
Ví dụ như Ngân Hàng là chỉ số NIM, Chứng khoán thì số tài khoản giao dịch, lượng tiền vào thị
trường ….

5. Môi trường kinh doanh

Mục tiêu nghiên cứu

Môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến tăng trưởng, tình hình của ngành. Do đó
cần tiến hành phân tích kỹ các yếu tố về môi trường kinh doanh để hiểu được nó đang
hoạt động và ảnh hưởng tới ngành của mình như thế nào?

Nội dung nghiên cứu:

- Các cơ quan quản lý ngành, những cơ quan có tác động lớn đền ngành

- Các luật, chính sách điều chỉnh hoạt động của ngành/các đơn vị hoạt động trong ngành

- Các Hiệp định/Điều ước quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngành/các đơn vị hoạt
động trong ngành

- Các vấn đề khác có ảnh hưởng như tự nhiên, văn hóa, …

Chú ý:
- Đối với những ngành đặc trưng như : Ngân Hàng, BĐS, Xây Dựng, Chứng Khoán: Chính
sách từ nhà nước là cực kỳ quan trọng tác động lớn đến ngành.

- Tùy theo từng ngành mà có cơ quan quản lý chính sách, luật lệ tác động trọng yếu đến
với từng ngành.

Ví dụ: Ngành xây dựng:

Những chính sách ảnh hưởng đến ngành xây dựng:


Luật Đấu Thầu, Luật Bất Động Sản, Luật Nhà Ở ….

Cơ quan quản lý ngành xây dựng:


Bộ Xây Dựng
Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
Ngân Hàng Nhà Nước.

www.fpts.com.vn
6. Mức độ cạnh tranh của ngành tại Việt nam:

Chú ý khi phân tích cạnh tranh của ngành:

- Xem xét mức độ cạnh tranh của ngành dựa vào mô hình Five-Force của M.Porter

- Khi xem xét mô hình 5 nhân tố của Micheal Porter đầu tiên ta nhìn nhận theo “chiều
dọc” là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Trong khi đó về “chiều
ngang” thể hiện hoạt động theo một chuỗi giá trị của ngành.

Phân tích 5 yếu tố của ngành:

1. Rào cản gia nhập

2. Sự đe dọa của sản phẩm thay thế

3. Sức mạnh mặc cả của khách hàng

4. Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp

5. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

www.fpts.com.vn
Mục tiêu cuối cùng của mô hình 5-Forces thể hiện khả năng sinh lời của một ngành, mô hình xem xét
khả năng tạo ra tỷ suất sinh lời của ngành và mức độ bền vừng tỷ suất sinh lời của ngành.

Xem xét từng yếu tố trong mô hình five-force:

(1) Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau.

Hai chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ cạnh tranh trong một ngành là chỉ số tập trung
(Concentration Ratio) và HHI Index (Herfindahl – Hirschman Index)

(1) Chỉ số tập trung (Concentration Ratio) là chỉ số thể hiện tỷ trọng của những doanh nghiệp
lớn nhất trong ngành so với toàn ngành. VD: CR4 là tổng giá trị vốn hóa của 4 doanh nghiệp
lớn nhất trong ngành, CR10 là tổng giá trị vốn hóa của 10 doanh nghiệp lớn nhất trong
ngành

 Những ngành mà có chỉ số tập trung càng thấp thì mức độ cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành càng lớn và ngược lại.

(2) Chỉ số HHI: chỉ số HHI là chỉ số phức tạp hơn rất nhiều so với chỉ số tập trung, Mức độ tập
trung của ngành có thể được tính toán dựa vào chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI).

Với:
N: Số lượng công ty hoạt động trong một ngành
Ti: vốn hóa của công ty i
T: Tổng giá trị vốn hóa của tất cả các công ty trong ngành

 Chỉ số HHI có giá trị từ 0 đến 1, giá trị của chỉ số HHI càng lớn cho thấy mức độ tập trung
càng cào => cạnh tranh càng ít và ngược lại.

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành:

- Sản phẩm giữa các doanh nghiệp không có nhiều khác biệt thì cạnh tranh càng cao.

- Số doanh nghiệp càng lớn thì mức độ cạnh tranh cũng càng lớn, lý do các doanh nghiệp
tranh giành thị phần của nhau để mà tồn tại.

- Khi mà tăng trưởng của ngành thấp thì mức độ cạnh tranh cũng gia tăng, vì khi đó giá
giảm, doanh số giảm => các doanh nghiệp trong ngành phải tích cực, gia tăng giữ thị
phần của mình => cạnh tranh tăng cao.

www.fpts.com.vn
- Khi mà chi phí chuyển đổi thấp thì doanh nghiệp có xu hướng gia tăng cạnh tranh để giữ
khách hàng của mình => cạnh tranh tăng cao.

- Khi mà một ngành mà có chi phí tồn kho lớn thì buộc doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm
khách hàng để bán nhanh sản phẩm => cạnh tranh càng lớn.

- Khi mà một ngành có rào cản rời ngành lớn thì doanh nghiệp trong ngành cũng cố gắng
hoạt động dù cho hoạt động của mình bị lỗ => cạnh tranh cũng gia tăng

- Chi phí cố định lớn => kéo theo đó là chi phí định phí cao buộc doanh nghiệp phải gia
tăng công suất hoạt động của mình lớn hơn để hoạt động kinh doanh không bị lỗ => mức
độ cạnh tranh cũng gia tăng.

(2) Rủi ro từ đối thủ mới gia nhập ngành

- Việc đối thủ mới gia nhập vào ngành có thể làm giảm thị phần của các doanh nghiệp
trong ngành qua đó tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp hiện tại trong ngành.

Các rào cản cho việc gia nhập ngành:

- Rào cản tạo ra từ chính phủ: có một số ngành mà chính phủ hạn chế các doanh nghiệp
tham gia vì mang tính nhạy cảm và có ảnh hưởng lớn đến ngành khác, ảnh hưởng đến
môi trường, xã hội … thì việc gia nhập ngành là khó khăn đối với những doanh nghiệp
bên ngoài. => Cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành với đối thủ tiềm ẩn ngoài ngành
là nhỏ.

- Thương hiệu và bản quyền: có những ngành đòi hỏi kiến thức lớn, bản quyền để gia
nhập vào ngành cao, do đó nó cũng là rào cản rất lớn cho những doanh nghiệp ngoài
ngành gia nhập vào ngành.

- Rào cản về vốn đầu tư: những ngành yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn cũng là rào cản cho
những doanh nghiệp ngoài ngành.

www.fpts.com.vn
- Lợi thế về quy mô (economics of Scale): đây cũng được xem là yếu tố rào cản khi gia
nhập vào ngành, khi mà những doanh nghiệp trong ngành có lợi thế về quy mô lớn thì
việc những doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành càng khó hơn.

(3) Rủi ro về sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành,
việc xuất hiện sản phẩm thay thế sẽ làm giảm đi sức mua của sản phẩm trong ngành => giảm
mức độ tăng trưởng của ngành => giảm tỷ suất sinh lợi của ngành.

Mối đe dọa về sản phẩm thay thế gia tăng khi:

- Chi phí chuyển đổi từ sản phẩm của ngành sang sản phẩm thay thế là thấp
- Sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn so với sản phẩm của ngành
- Chất lượng sản phẩm thay thế cao hơn hoặc bằng sản phẩm của ngành.

(4) Sức mạnh trả giá của nhà cung cấp

Bất kỳ ngành nào hay doanh nghiệp nào cũng cần có nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho
hoạt động sản xuất của mình, có những ngành, nguyên liệu đầu vào là chi phí quan trọng
nhất, do đó sức mạnh của nhà cung cấp là vô cùng quan trọng quyết định tỷ suất sinh lời của
ngành.

Những yếu tố làm gia tăng sức mạnh của nhà cung cấp:

- Có khả năng tăng giá nguyên liệu đầu vào dù không có biến động nào của nhu cầu hàng
hóa tăng lên, đây là yếu tố thể hiện sức mạnh của nhà cung cấp.
- Có khả năng giảm chất lượng dù giá không đổi, điều này cũng thể hiện sức mạnh của
nhà cung cấp là lớn.

www.fpts.com.vn
- Trường hợp số lượng nhà cung cấp là ít, do đó họ có thể cộng tác lại với nhau và điều
chỉnh về sản lượng để làm gia tăng giá cả nguyên liệu đầu vào.
- Trường hợp không có sản phẩm thay thể cho đầu vào của ngành thì sức mạnh của nhà
cung cấp cũng lớn.
- Nhà cung cấp cũng có thể ở vị trí quan trọng khi mà sản phẩm của họ chiếm phần quan
trọng trong cơ cấu chi phí của ngành.
- Nhà cung cấp có thể có tiềm lực mạnh đối với ngành khi mà nhà cung cấp có thể áp
đặt hay đưa ra hình thức “phạt” khi mà doanh nghiệp trong ngành chuyển sang nhà
cung cấp khác.
- Sức mạnh của nhà cung cấp cũng gia tăng khi mà họ có khả năng thực hiện mởi rộng
chuỗi giá trị của họ, không quá phụ thuộc vào ngành.

(5) Sức mạnh trả giá của người mua

- Sức mạnh trả giá của người mua ảnh hưởng lớn đến đầu ra của ngành, nếu như mà sức
mạnh của người mua lớn sẽ ảnh hưởng đến giá bán của ngành => làm giảm tỷ suất sinh
lời của ngành.

Những yếu tố làm tăng sức mạnh của người mua:

(1) Mức độ tập trung của khách hàng cao.

(2) Chi phí chuyển đổi của khách hàng thấp. Khách hàng có thể chuyển từ sản phẩm của
ngành mình sang ngành khác một cách dễ dàng.

(3) Khách hàng am hiểu chi tiết về sản phẩm của ngành.

(4) Có nhiều người bán hàng cho khách hàng => khách hàng sẽ có thể thay đổi nhà cung
cấp dễ dàng => sức mạnh của nhà cung cấp là đáng kể

(5) Sản phẩm có ít sự khác biết so với nhưng sản phẩm ngành khác.

(6) Khả năng tự sản xuất. Khi mà khách hàng có khả năng tự sản xuất hàng hóa cho
chính mình thì sức mạnh của khách hàng cũng lớn.

www.fpts.com.vn
III. TRIỂN VỌNG NGÀNH TẠI VIỆT NAM

1. Phân tích SWOT của ngành

Mục địch nghiên cứu:

Phân tích SWOT để tổng hợp lại những Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức của ngành sau
khi đã phân tích các mục lục bên trên.

Xác định các yếu tố trong mô hình SWOT:

Điểm mạnh: là những yếu tố bên trong của ngành mà tạo ra giá trị và góp phần tác
động tích cực đến ngành.

Điểm yếu: là những yếu tố bên trong của ngành mà tác động tiêu cực đến ngành
làm giảm đi tốc độ tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi cũng như là gia tăng rủi ro của
ngành.

Cơ hội: là những yếu tố bên ngoài (môi trường, chính sách, thị trường …) tác động
tích cực đến ngành.

Thách thức: là những yếu tố bên ngoài (môi trường, chính sách, thị trường …) tác
động tiêu cực đến ngành.

2. Triển vọng và xu hướng của ngành tại Việt Nam và khuyến nghị đầu tư

Từ 4 yếu tố trên, ta có thể xác định được triển vọng và xu hướng trong ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn của ngành.

ĐÁNH GIÁ KHUYẾH NGHỊ ĐẦU TƯ NGÀNH dựa vào:

www.fpts.com.vn
1. Tốc độ tăng trưởng giá trị của ngành trong những năm tiếp theo dựa vào phân tích
cung cầu trong tương lai.

2. Tỷ suất sinh lời của toàn ngành (ROE & ROIC của ngành) trong tương lai.

3. Rủi ro của ngành trong tương lai thay đổi ra sao và rủi ro này có thể quản trị được
không khi tiến hành đầu tư vào ngành.

 Xu hướng tiếp theo của ngành và đưa ra khuyến nghị có nên đầu tư vào ngành trong giai
đoạn tiếp theo không.

IV. CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH


1. Cập nhật quy mô và biến động của những doanh nghiệp trong ngành

- Tỷ trọng vốn hóa của ngành phân tích so với toàn thị trường.

Ví dụ: Tỷ trong vốn hóa của ngành xây dựng:

Ví dụ về diễn biến chỉ số ngành so với VN-Index (nguồn: Bloomberg)

www.fpts.com.vn
- So sánh P/E ngành tại Việt Nam so với P/E ngành tại những quốc gia trong khu vực và
thế giới.

Ví dụ : chỉ số P/E ngành xây dựng tại Việt Nam và ngành tại các quốc gia trong khu vực
(Bloomberg)

2. Cập nhật những chỉ số tài chính quan trọng của những doanh nghiệp trong ngành

Ví dụ :
Biên lợi Biên lợi Nợ dài
Vốn Hóa P/E EV/EBITDA Doanh thu nhuận gộp LNST nhận ròng hạn ROA ROE
LCG 426,998 28.63 1,033,498 6.61% 15,377 -8.37% 92,398 0.74% 1.60%
SJE 426,310 3.90 3.91 1,149,179 18.77% 109,439 14.20% 246,302 9.56% 34.12%
LM8 240,813 4.39 7.73 1,531,259 7.90% 53,752 2.86% 47,186 3.52% 23.25%
BCE 198,000 8.82 5.57 504,712 9.37% 24,428 5.13% - 1.78% 6.38%
S55 194,189 4.51 4.60 491,978 7.21% 43,049 12.47% 115,171 8.32% 21.10%
VNE 896,420 7.78 9.86 1,044,655 16.12% 101,509 7.65% 155,709 5.82% 11.73%
SDT 478,602 6.22 5.40 1,597,344 19.61% 76,933 2.71% 384,210 2.48% 8.53%
SD6 427,691 6.81 5.53 1,239,100 18.00% 62,802 3.59% 31,923 4.65% 12.27%
SD9 366,796 5.21 4.53 1,188,750 19.91% 70,352 6.28% 342,818 3.47% 11.04%
VC1 108,783 9.11 1.03 367,520 6.79% 11,945 4.27% 240 1.98% 4.95%

www.fpts.com.vn
3. Cập nhật hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành

- So sánh về doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận của
các doanh nghiệp trong ngành với trung bình ngành.

- Phân tích cấu trúc chi phí của từng doanh nghiệp trong ngành.

- Phân tích biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng của các
doanh nghiệp trong ngành và so sánh với trung bình ngành.

- So sánh chi phí hoạt động và chi phí lãi vay của doanh nghiệp so sánh với trung bình
ngành.

- So sánh cấu trúc tài sản và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp so sánh với trung bình
ngành

- Phân tích dòng tiền giữa các doanh nghiệp và so sánh với trung bình ngành

www.fpts.com.vn
- Phân tích ROE, ROA, EPS so sánh với trung bình ngành.

- Phân tích Dupont của những doanh nghiệp trong ngành.

4. Cập nhật doanh nghiệp

Nội dung nghiên cứu:


- Thông tin giao dịch
- Danh sách cổ đông
- Tổng quan sơ lược về doanh nghiệp ( doanh thu chính, chi phí chính, rủi ro chính)
- Điểm nhấn
- Rủi ro của doanh nghiệp
- Đánh giá triển vọng của doanh nghiệp (nếu đã thực hiện trong báo cáo phân tích doanh
nghiệp)

www.fpts.com.vn

You might also like