D Phóng BCTC

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 52

DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Phòng ban: FPA-HCM

Tháng 9 năm 2016


DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC
I. Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC ............................................................................ 3
1. Khái niệm............................................................................................................................................. 3
2. Mục đích .............................................................................................................................................. 3
3. Quy trình dự phóng BCTC ................................................................................................................ 4
II. Phương pháp dự phóng ......................................................................................................................... 5
1. Dự phóng định lượng .......................................................................................................................... 6
1.1. Phương pháp chuỗi thời gian ................................................................................................. 6
1.2. Phương pháp hồi quy tương quan ....................................................................................... 12
2. Phương pháp dự phóng định tính .................................................................................................. 14
2.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ..................................................................................... 14
2.2. Phương pháp Delphi ............................................................................................................. 15
2.3. Phương pháp GrassRoots ..................................................................................................... 16
2.4. Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng .......................................................................... 16
III. Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp ....................................................................................... 16
1. Dự phóng vĩ mô, ngành..................................................................................................................... 16
1.1 Yếu tố vĩ mô ........................................................................................................................... 16
1.2 Yếu tố ngành .......................................................................................................................... 18
2. Nguyên tắc dự báo báo cáo tài chính............................................................................................... 24
2.1 Chu trình dự báo báo cáo tài chính ........................................................................................... 24
2.2 Khoảng thời gian dự báo chi tiết ............................................................................................... 24
3. Dự phóng Kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................................... 25
3.1 Dự phóng Doanh thu................................................................................................................... 25
a. Dự phóng doanh thu thông qua quy mô toàn thị trường .................................................. 26
b. Dự phóng doanh thu từ sản lượng và giá bán .................................................................... 27
3.2. Dự phóng Giá vốn hàng bán ..................................................................................................... 28
3.3 Dự phóng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý....................................................................... 32
3.4. Dự phóng Doanh thu tài chính.................................................................................................. 33
3.5. Dự phóng Chi phí lãi vay ........................................................................................................... 36
3.6. Dự phóng Doanh thu khác và Chi phí khác ............................................................................ 36
3.7. Dự phóng Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................................... 37
4. Dự phóng bảng Cân đối kế toán ...................................................................................................... 37
4.1. Dự phóng Tài sản ngắn hạn ...................................................................................................... 37

1/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

4.2. Dự phóng Tài sản dài hạn ......................................................................................................... 39


4.2.1 Dự phóng Tài sản cố định.................................................................................................... 39
4.2.2 Dự phóng các khoản Đầu tư tài chính dài hạn .................................................................. 40
4.3. Dự phóng các Khoản phải trả ngắn hạn .................................................................................. 40
4.4. Dự phóng Nợ vay........................................................................................................................ 41
4.4.1 Dự phóng Nợ vay dài hạn .................................................................................................... 41
4.4.2 Dự phóng Nợ vay ngắn hạn ................................................................................................. 42
4.4.3 Cash Sweep ........................................................................................................................... 45
a. Tác động của việc sử dụng “cash sweep” lên các báo cáo tài chính ............................... 45
b. Vấn đề vòng lặp .................................................................................................................. 45
c. Cách thức hoạt động của “Cash sweep” ........................................................................... 46
d. Vấn đề trong quá trình sử dụng “Cash sweep” ................................................................ 47
4.5 Dự phóng Vốn chủ sở hữu .......................................................................................................... 47
5. Dự phóng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .............................................................................................. 48

2/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


I. Khái niệm, mục đích và quy trình dự phóng BCTC
1. Khái niệm
Dự phóng báo cáo tài chính là việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai dựa trên giả định liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp, ví dụ, năng lực sản xuất, cung cầu, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp…
2. Mục đích
Dự phóng báo cáo tài chính là một bước quan trọng trong nhiều công việc như: lập ngân sách, đầu
tư dự án, định giá…
- Đối với lập ngân sách, việc dự báo báo cáo tài chính giúp nhà quản lí phát hiê ̣n được những
vấn đề về sự thiếu hụt dòng tiề n và những vấn đề tài chính mà doanh nghiê ̣p có thể gặp
phải. Dự báo báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiê ̣p xác đinh ̣ lươ ̣ng tiền mặt cầ n nắ m
giữ và lươ ̣ng tiề n mă ̣t cầ n để đáp ứng các nhu cầ u cần thiết như trả nhà cung cấp, trả các
khoản nợ phải trả, mua tài sản cố định và trang trải các khoản chi phí khác.
- Các dự án đầu tư sản xuấ t sản phẩm mới, thay thế tài sản đang sử dụng hoặc mở rộng dây
chuyền sản xuất được thẩ m đinh ̣ bằng nhiều phương pháp khác nhau như hiê ̣n giá thuầ n
(NPV) hay tỷ suấ t hoàn vốn nô ̣i bô ̣ (IRR) cũng đòi hỏi sự chuẩ n xác trong viê ̣c dự báo dòng
tiền thuầ n phát sinh trong tương lai của dự án. Dự phóng đánh giá hiệu quả của dự án, giúp
đưa ra quyết định đầu tư và lựa chọn dự án đầu tư mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.
- Đối với các quyết định đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư và phân tích chứng khoán sử dụng
dự phóng báo cáo tài chính để xác định giá trị nội tại của công ty.

3/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

3. Quy trình dự phóng BCTC


Quy trình dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 5 bước sau:

• Xác định mức độ chi tiết của dự phóng tùy theo mục đích dự phóng
Lập kế hoạch
dự phóng • Xác định thời gian dự phóng dựa vào phân tích quy mô công ty, tốc độ
tăng trưởng hiện tại và mức độ cạnh tranh trong ngành

• Kết hợp các thông tin tài chính và phi tài chính (vĩ mô, ngành, công ty)
để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Thu thập và
phân tích dữ
• Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
liệu
• Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét và dự báo xu hướng

• Lựa chọn phương pháp dự phóng phù hợp và kết quả phân tích, đánh
giá dữ liệu để đưa ra các giả định về kinh tế vĩ mô, ngành, hoạt động
Đưa ra giả định kinh doanh của công ty
dự phóng
• Kiểm tra tính hợp lý của các giả định dựa vào các chỉ số tài chính. Cần
phải giải thích rõ nguyên nhân nếu có sự thay đổi lớn trong các chỉ số
này.

• Sử dụng các giả định để lập BCTC: bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt
Dự phóng BCTC động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

• Hàng quý, hàng năm khi công ty công bố BCTC

Cập nhật dự • Công ty công bố thông tin ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
phóng
• Khi có sự kiện ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của công ty:
chính sách pháp luật, yếu tố vĩ mô...

4/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

II. Phương pháp dự phóng


Sử dụng các phương pháp dự phóng để chuyển kết quả phân tích, đánh giá các thông tin liên quan
đến hoạt động và môi trường kinh doanh của công ty thành các giả định dự phóng. Dự phóng bao
gồm hai phương pháp: dự phóng định lượng và dự phóng định tính.

Dự phóng định lượng Dự phóng định tính

Khái niệm Sử dụng các dữ liệu thống kê và Dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến ban
thông qua các công thức toán học để lãnh đạo, nhân viên kinh doanh,
dự báo cho tương lai. chuyên gia, khách hàng…

Giả định Dự phóng định lượng giả định rằng Dự phóng định tính giả định rằng ban
các mẫu hình và xu hướng trong quá lãnh đạo, chuyên gia… là những người
khứ sẽ lặp lại trong tương lai am hiểu về công ty và ngành nên họ có
thể đưa ra các dự báo chính xác về hoạt
động kinh doanh của công ty.

Kỹ thuật dự - Dãy số thời gian - Phương pháp ý kiến chuyên gia


phóng
 Trung bình động - Phương pháp delphi
 Tăng giảm bình quân - Phương pháp grassroots
 Xu hướng - Phương pháp khảo sát khách hàng
- Hồi quy tương quan

Ưu điểm - Sử dụng tốt cho dữ liệu ổn định, có - Sử dụng khi không có dữ liệu quá khứ
xu hướng rõ ràng. - Phản ánh được các yếu tố không đo
- Dễ hiểu, dễ sử dụng lường được vào trong dự phóng
- Phù hợp với dự phóng trong ngắn - Nhanh chóng, dễ dàng
hạn - Phù hợp với dự phóng ngắn và dài
hạn

Nhược điểm - Yêu cầu dữ liệu quá khứ đủ dài và - Mang tính chủ quan, không đồng nhất
tin cậy và phụ thuộc vào nhận thức và tâm lý
của người đưa ra dự phóng.
- Không phản ảnh được các yếu tố
không đo lường được vào trong dự - Có thể bị điều chỉnh để phục vụ mục
phóng như sự thay đổi của chính đích của người đưa ra dự phóng

5/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

sách kinh tế, chiến lược kinh - Người dự phóng thường bị ảnh hưởng
doanh… lớn bởi các thông tin hiện tại.

Áp dụng - Khi có dữ liệu quá khứ đủ dài và - Khi phân tích những dữ liệu không có
tin cậy sẵn hoặc có nhưng không đầy đủ
- Khi môi trường kinh doanh thay đổi
nhanh.

Kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính:
Phương pháp dự phóng định lượng rất dễ sai sót khi đưa ra giả định những sự kiện tương lai sẽ
phản ánh những hành vi trong quá khứ, do vậy, phương pháp định lượng cần phải có ý kiến chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Sự kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính sẽ nâng
cao hiệu quả giải thích, cũng như độ tin cậy của mô hình dự phóng.
1. Dự phóng định lượng
Dự phóng định lượng giả định rằng các mẫu hình và xu hướng trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương
lai. Người dự phóng sử dụng các kỹ thuật dự phóng định lượng phù hợp xác định mối quan hệ giữa
các biến hoặc xác định xu hướng trong quá khứ để đưa ra dự phóng cho các năm tiếp theo.

Dữ liệu Kỹ thuật dự phóng

Dữ liệu ổn định (không có xu hướng, chu kỳ) - Naïve model


- Phương pháp trung bình

Dữ liệu có tính xu hướng (tăng, giảm) - Phương pháp xu hướng

Dữ liệu chịu ảnh hưởng của yếu tố khác - Phương pháp hồi quy tương quan

1.1. Phương pháp chuỗi thời gian


 Naïve model: Giả định rằng các kỳ dự phóng bằng với kỳ hiện tại
Ft = Yt-1
Trong đó:
Ft : giá trị dự phóng tại năm t
Yt-1: giá trị thực tế tại năm t-1
Áp dụng: khi dữ liệu hiện tại có ảnh hưởng lớn đến các năm dự phóng
 Trung bình trượt giản đơn: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đó các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như nhau.

6/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Áp dụng: khi dữ liệu các năm trong quá khứ có ảnh hưởng bằng nhau đến năm dự phóng.
Ft = (Yt-1 + Yt-2 + … + Yt-n) / n
Trong đó:
Ft: giá trị dự phóng năm t
Yt-n: giá trị thực tế tại năm t-n
n: hệ số trượt (thời đoạn)
Vấn đề khi lựa chọn “n”
- Khi tăng giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ ít phản ánh sự thay đổi.
- Khi giảm giá trị của “n”, giá trị dự báo sẽ phản ánh đúng sự thay đổi gần nhất của
dữ liệu. Tuy nhiên, giá trị “n” nhỏ sẽ cho kết quả dự báo có sự dao động lớn nhất
giữa các thời đoạn (tính ổn định thấp)
- Cách thức xác định giá trị số kỳ trượt “n”: Khi sử dụng phương pháp trung bình
động đòi hỏi phải xác định “n” sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, đó chính là công
việc của người dự báo, “n” phải điều chỉnh thường xuyên tuỳ theo sự thay đổi tính
chất của dòng nhu cầu. Để chọn “n” hợp lý cũng như để đánh giá mức độ chính xác
của dự báo người ta căn cứ vào các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo như: MAD,
MSE, MAPE
- Các chỉ tiêu đo lường sai số dự báo thường được sử dụng:
 Sai số dự báo = Dữ liệu – Dự báo = yt - ŷt
 Sai số tuyệt đối MAD (Mean Absolute Deviation)
MAD = ∑ | Dữ liệu – Dự báo | / n
 Sai số bình phương MSE (Mean Squared Error)
MSE = ∑ (Dữ liệu – Dự báo)2 / n
 Phần trăm tương đối MAPE (Mean Absolute Percent Error)
MAPE = ∑ (| Dữ liệui – Dự báoi |/Dữ liệui) / n

7/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Ví dụ cho phương pháp bình quân di động giản đơn:


Năm Doanh thu Trượt 3 năm MAD MSE MAPE
2005 120
2006 90
2007 100
2008 75 103.3 28.3 802.8 0.38
2009 110 88.3 21.7 469.4 0.20
2010 50 95.0 45.0 2025.0 0.90
2011 75 78.3 3.3 11.1 0.04
2012 130 78.3 51.7 2669.4 0.40
2013 110 85.0 25.0 625.0 0.23
2014 90 105.0 15.0 225.0 0.17
2015 120 110.0 10.0 100.0 0.08
Dự báo 2016 106.7 25.0 866.0 0.30
Năm Doanh thu Trượt 4 năm MAD MSE MAPE
2005 120
2006 90
2007 100
2008 75
2009 110 96.3 13.8 189.1 0.13
2010 50 93.8 43.8 1914.1 0.88
2011 75 83.8 8.8 76.6 0.12
2012 130 77.5 52.5 2756.3 0.40
2013 110 91.3 18.8 351.6 0.17
2014 90 91.3 1.3 1.6 0.01
2015 120 101.3 18.8 351.6 0.16
Dự báo 2016 112.5 22.5 805.8 0.27
Năm Doanh thu Trượt 5 năm MAD MSE MAPE
2005 120
2006 90
2007 100
2008 75
2009 110
2010 50 99.0 49.0 2401.0 0.98
2011 75 85.0 10.0 100.0 0.13
2012 130 82.0 48.0 2304.0 0.37
2013 110 88.0 22.0 484.0 0.20
2014 90 95.0 5.0 25.0 0.06
2015 120 91.0 29.0 841.0 0.24
Dự báo 2016 105.0 27.2 1025.8 0.33

8/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

F2016 = (A2013 + A2014 + A2015) / 3 = (110 + 90 + 120) / 3 = 106.7


F2016 = (A2012 + A2013 + A2014 + A2015) / 4 = (130 + 110 + 90 + 120) / 4 = 112.5
F2016 = (A2011 + A2012 + A2013 + A2014 + A2015) / 5 = (75 + 130 + 110 + 90 + 120) / 5 = 105

Thông qua giá trị của các chỉ số đo lường sai số MAD, MSE, MAPE, giá trị k = 4 cho sai số
thấp nhất  lựa chọn k = 4 sẽ cho kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di dộng giản
đơn tốt nhất.
 Trung bình trượt trọng số: Dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các dữ liệu đã qua, trong
đó các nhu cầu của các giai đoạn gần nhất có trọng số lớn hơn so với các giai đoạn trước.
∑(𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡 ∗ 𝐷ữ 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑡)
𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ độ𝑛𝑔 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑠ố =
∑ 𝑇𝑟ọ𝑛𝑔 𝑠ố
- Quy tắc đặt trọng số: thông thường, giá trị trọng số áp dụng cho các dữ liệu gần
nhất sẽ lớn nhất. Ví dụ: có n dữ liệu thì dữ liệu mới nhất gắn trọng số n, dữ liệu mới
tiếp theo gắn trọng số (n-1)…dữ liệu cuối cùng gắn trọng số bằng 1. Điều này cho
phép dữ liệu gần hơn sẽ tác động lớn hơn đến giá trị trung bình dịch chuyển. Giá
trị của n càng tăng sẽ làm trơn đường dự báo, tuy nhiên lại làm giảm độ nhạy của
dự báo.
- Ví dụ cho phương pháp bình quân di động có trọng số:
Năm Doanh thu Trọng số Trượt 3 năm MAD MSE MAPE
2005 120 1
2006 90 2
2007 100 3
2008 75 4 100.0 25.0 625.0 0.33
2009 110 5 86.7 23.3 544.4 0.21
2010 50 6 95.8 45.8 2100.7 0.92
2011 75 7 76.7 1.7 2.8 0.02
2012 130 8 76.4 53.6 2874.2 0.41
2013 110 9 88.8 21.2 449.0 0.19
2014 90 10 106.5 16.5 270.9 0.18
2015 120 11 108.5 11.5 131.8 0.10
Dự báo 2016 66.0 107.0 24.8 874.9 0.30

9/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Năm Doanh thu Trọng số Trượt 4 năm MAD MSE MAPE


2005 120 1
2006 90 2
2007 100 3
2008 75 4
2009 110 5 90.0 20.0 400.0 0.18
2010 50 6 95.0 45.0 2025.0 0.90
2011 75 7 80.6 5.6 30.9 0.07
2012 130 8 76.1 53.9 2901.3 0.41
2013 110 9 92.9 17.1 292.9 0.16
2014 90 10 95.2 5.2 26.7 0.06
2015 120 11 101.6 18.4 337.9 0.15
Dự báo 2016 66.0 111.8 23.6 859.2 0.28
Năm Doanh thu Trọng số Trượt 5 năm MAD MSE MAPE
2005 120 1
2006 90 2
2007 100 3
2008 75 4
2009 110 5
2010 50 6 96.7 46.7 2177.8 0.93
2011 75 7 81.5 6.5 42.3 0.09
2012 130 8 79.0 51.0 2601.0 0.39
2013 110 9 90.5 19.5 380.3 0.18
2014 90 10 97.3 7.3 53.1 0.08
2015 120 11 93.9 26.1 682.5 0.22
Dự báo 2016 66.0 106.1 26.2 989.5 0.31
Thông qua giá trị của các chỉ số đo lường sai số MAD, MSE, MAPE, giá trị k = 4 cho sai số
thấp nhất  lựa chọn k = 4 sẽ cho kết quả dự báo theo phương pháp bình quân di dộng giản
đơn tốt nhất
 Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng
trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số
thời gian có dạng gần giống như cấp số cộng)
∆y = (yn – y1) / (n-1)
Mô hình dự báo:
ŷn+L = yn + ∆y. L
Trong đó:
ŷn+L: mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
yn: mức độ cuối cùng của dãy số thời gian

10/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

∆y: Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân


L: tầm xa của dự đoán (L=1,2,3…năm)
Ví dụ: Giá trị doanh thu của một doanh nghiệp A qua các năm như sau:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu (tỷ đồng) 32 36 39 41 43 45

45−32
∆y = = 2,6 tỷ
6−1

Dự báo doanh thu cho năm 2016, L = 1


ŷ2016 = y2015 + 2,6 x 1 = 45 + 2,6x1 = 47,6 tỷ
Dự báo doanh thu cho năm 2020, L = 5
ŷ2020 = y2015 + 2,6 x 5 = 45 + 2,6x5 = 58 tỷ
 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Thường áp dụng trong trường hợp các mức
độ của dãy số biến động theo thời gian có tộc độ phát triển (hoặc tốc độ tăng, giảm) từng
kỳ gần nhau (dãy số thời gian có dạng gần như cấp số nhân). Phương pháp này được áp
dụng khi tốc độ phát triển hoàn toàn xấp xỉ nhau.
Mô hình dự báo:
ŷn+L = yn . t(L)
Trong đó:
ŷn+L: mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
yn: mức độ dùng làm kỳ gốc để ngoại suy
L: tầm xa của dự đoán (L=1,2,3…năm)
t: tốc độ phát triển bình quân hàng năm

45
Với ví dụ trên ta có tính ra t = (32)(1/5) = 1,071
Dự đoán cho năm 2016 (ta chọn năm gốc là năm cuối cùng trong dãy số - 2015)
Năm 2016:
ŷ2016 = y2015 x (1,071)1 = 48,2 tỷ
Năm 2020
ŷ2020 = y2015 x (1,071)5 = 63,4 tỷ

11/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Xu hướng: Với các điều kiện về hoạt động của công ty và môi trường kinh doanh không
thay đổi lớn thì có thể đưa ra giả định rằng khoản mục dự phóng sẽ tiếp tục xu hướng trong
quá khứ. Sử dụng hồi quy cho dữ liệu quá khứ để xác định xu hướng:
Ft = a + bYt-1
Trong đó:
Yt: giá trị dự phóng năm t của khoản mục dự phóng
Yt-1: giá trị thực tế của khoản mục dự phóng năm t-1
a: hệ số chặn
b: hệ số góc
Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, a và b được xác định như sau:

Trong đó:
Yt – Nhu cầu dự báo cho kỳ t
Yi – Nhu cầu thực của kỳ i
n – Số kỳ quan sát
1.2. Phương pháp hồi quy tương quan
Khoản mục dự phóng có thể bị tác động bởi một hoặc vài yếu tố khác. Phương pháp này sử dụng
hồi quy để xác định độ tương quan của khoản mục dự phóng với yếu tố ảnh hưởng trong quá khứ.
Sau đó xác định khoản mục dự phóng dựa vào giả định thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng.
 Hồi quy giản đơn: phương pháp này sử dụng phương trình hồi quy để xác định sự tương
quan giữa khoản mục dự phóng và một yếu tố ảnh hưởng.
Y = α + β*X
Trong đó:
Y: Khoản mục dự phóng
X: biến độc lập
α: hệ số chặn
β: hệ số góc
Các hệ số a, b được tính như sau:

12/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Để đánh giá độ chính xác của dự báo bằng phương pháp hồi quy tương quan, ta tính sai số
chuẩn của đường hồi quy tương quan (Sy,x).

Để đánh giá mối liên hệ giữa hai biến số trong mô hình hồi quy tương quan cần tính “Hệ
số tương quan” được ký hiệu r. Hệ số này biểu hiện mức độ hoặc cường độ của mối quan
hệ tuyến tính, r nhận giá trị giữa -1 và 1. Hệ số tương quan r được xác định theo công thức
sau:

Tuỳ theo các giá trị r, mối quan hệ giữa hai biến x và y như sau:
- Khi r = ±1, giữa x và y có quan hệ chặt chẽ
- Khi r = 0, giữa x và y không có liên hệ gì
- Khi r càng gần ±1, mối liên hệ tương quan giữa x và y càng chặt chẽ
- Khi r mang dấu dương ta có tương quan thuận, khi r mang dấu âm ta có tương quan
nghịch.
 Hồi quy đa biến: Trong mô hình này khoản mục dự phóng, Y, phụ thuộc vào hai hoặc
nhiều yếu tố ảnh hưởng (X1, X2,…Xn). Ta dự báo sự thay đổi của khoản mục dự phóng dựa
trên các giả định về sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai theo phương trình
sau:
Y = α + β1X1 + β2X2 + … + βnXn

13/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

2. Phương pháp dự phóng định tính


Phương pháp này phân tích, đánh giá các thông tin định tính thu thập từ ban lãnh đạo công ty,
chuyên gia trong ngành, hay khách hàng để đưa ra các giả định cho mô hình dự phóng.
Các nguyên tắc khi sử dụng phương pháp dự phóng định tính:
- Xác định các công việc dự phóng một cách chính xác và cụ thể: Các định nghĩa phải rõ
ràng, tránh sử dụng các từ dễ gây nhầm lẫn.
- Tiếp cận một cách khoa học: Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như phỏng vấn,
survey, thực nghiệm…
- Đánh giá kết quả dự phóng một cách hệ thống: Giữ lại tất cả các tài liệu, ghi chép về dự
phóng để đánh giá hiệu quả dự phóng sau khi sự kiện dự phóng đã xảy ra.
2.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này lấy ý kiến của ban lãnh đạo và các chuyên gia trong ngành
 Ban lãnh đạo công ty
Ban lãnh đạo là những người hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như có thể đưa ra các
quyết định ảnh hưởng lớn đến công ty trong tương lai. Do đó, ý kiến của ban lãnh đạo có ảnh
hưởng lớn đến công việc dự phóng.
Phương pháp dự báo này được sử dụng khá phổ biến để dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Trong phương pháp này, cần lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao, những người phụ trách các
công việc quan trọng thường hay sử dụng các số liệu thống kê, chỉ tiêu tổng hợp của doanh nghiệp.
Ngoài ra nếu có thể thì lấy thêm ý kiến đánh giá của các cán bộ điều hành trực tiếp trong các bộ
phận như sản xuất, marketing, kế toán...
Phương pháp này sử dụng được kiến thức và kinh nghiệm của những cán bộ trực tiếp liên quan
đến hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là mang yếu tố chủ quan và ý kiến của những
người có chức vụ cao nhất thường chi phối ý kiến của những người khác.
Để giảm được tính chủ quan, các thông tin nên được thu thập và phân tích dựa trên các nguồn khác
nhau thay vì chỉ dựa vào thông tin được cung cấp bởi ban lãnh đạo công ty. Ví dụ, ban lãnh đạo
công ty đưa ra dự phóng doanh thu trong 3 năm tới sẽ tăng với tốc độ 15% một năm nhưng theo
báo cáo triển vọng ngành thì trong 3 năm tới sẽ chỉ tăng được khoảng 5% một năm do thị trường
đã gần đạt tới điểm bão hòa. Trong trường hợp này cần yêu cầu công ty đưa ra các giải thích hợp
lý cho sự khác biệt về tăng trưởng của công ty so với các công ty cùng ngành. Thêm vào đó, cần
đánh giá tính khả thi của kế hoạch này thông qua sự hiểu biết về công ty, và ngành của mình.
Các thông tin cần thu thập từ ban lãnh đạo công ty:
- Kế hoạch bán hàng
- Kế hoạch sản xuất
- Kế hoạch marketing

14/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Kế hoạch đầu tư
- Kế hoạch vay nợ
- Kế hoạch tăng vốn
- Kế hoạch trả cổ tức
- Kế hoạch nhân sự
- Chính sách hàng tồn kho
- Chính sách tín dụng cho khách hàng
 Chuyên gia, nhà phân tích
Các chuyên gia, nhà phân tích là những người có kinh nghiệm trong ngành và đã theo dõi công ty
trong một khoảng thời gian đủ dài để hiểu được công ty và các tác động bên trong và bên ngoài
đến tình hình kinh doanh của công ty. Do đó, dự phóng báo cáo tài chính cho một doanh nghiệp
nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia này. Một công ty có nhiều chuyên gia theo dõi thì sẽ có
dự phóng doanh thu, lợi nhuận sát với thực tế hơn là công ty ít người quan tâm.
Phương pháp chuyên gia thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến
các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Phương pháp dựa vào ý kiến của chuyên gia được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của
đối tượng dự báo.
- Trong điều kiện có độ bất định lớn của đối tượng dự báo, độ tin cậy thấp về hình thức thể
hiện, về chiều hướng biến thiên về phạm vi cũng như quy mô và cơ cấu.
- Khi dự báo trung hạn và dài hạn đối tượng dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
phần lớn là các nhân tố rất khó lượng hoá đặc biệt là các nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
(thị hiếu, thói quen, lối sống, đặc điểm dân cư...) hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.2. Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi dự phóng dựa vào khảo sát ý kiến của một nhóm các chuyên gia trong ngành.
Các chuyên gia sẽ trả lời độc lập, không phụ thuộc vào câu trả lời của người khác. Các câu hỏi
được chia thành nhiều vòng cho đến khi đạt được sự đồng thuận về dự phóng của các chuyên gia.
Câu hỏi của vòng sau dựa trên phân tích, đánh giá kết quả của vòng trước.
Phương pháp delphi dựa trên giả định rằng dự phóng của một nhóm chuyên gia sẽ chính xác hơn
dự phóng của từng người. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều thời gian, công sức để thu thập
và phân tích thông tin.

15/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

2.3. Phương pháp GrassRoots


Phương pháp này lấy ý kiến dự phóng của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh là người
hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng của người tiêu dùng. Họ có thể dự báo được lượng
hàng hoá, dịch vụ có thể bán được trong tương lai tại khu vực mình bán hàng.
Tập hợp ý kiến của nhiều nhân viên kinh doanh tại nhiều khu vực khác nhau, có thể dự báo nhu cầu
hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
Phương pháp này có nhược điểm là phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên kinh
doanh. Một số người thường có xu hướng đánh giá thấp lượng hàng hoá, dịch vụ có thể bán được
để dễ đạt định mức, ngược lại một số khác lại chủ quan dự báo ở mức quá cao để nâng danh tiếng
của mình.
2.4. Phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng
Khách hàng chính là những người quyết định doanh thu của công ty, do đó việc khảo sát khách
hàng là rất cần thiết cho việc dự phóng.
Phương pháp này lấy ý kiến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Việc
nghiên cứu thường do bộ phận nghiên cứu thị trường thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức
các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi
phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng giúp doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị dự báo
nhu cầu của khách hàng mà còn có thể hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp. Tuy nhiên, phương
pháp này đòi hỏi tốn kém về tài chính, thời gian và phải có sự chuẩn bị công phu trong việc xây
dựng câu hỏi.

III. Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp


Dự phóng báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, bảng cân đối kế toán, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1. Dự phóng vĩ mô, ngành
Trước khi đưa ra tốc độ tăng trưởng doanh thu của các năm dự phóng cần phân tích, đánh giá các
yếu tố vĩ mô và ngành tác động đến doanh thu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng
ngành, cạnh tranh ngành...Cụ thể:
1.1 Yếu tố vĩ mô
 Tăng trưởng GDP: GDP đang tăng trưởng ở tốc độ như thế nào, mức độ ổn định
của tăng trưởng GDP và triển vọng trong tương lai. GDP tăng trưởng nhìn chung
sẽ tác động tốt lên ngành và doanh nghiệp. Theo hướng tổng cầu (theo chi tiêu), khi
GPD tăng trưởng tốt cũng tương ứng với việc nhu cầu đầu tư, mua sắm trong nền
kinh tế tăng trưởng tốt, từ đó kỳ vọng về ngành và doanh nghiệp cũng tăng theo.
Theo hướng tổng cung (theo thu nhập), khi GDP tăng trưởng đồng nghĩa với việc

16/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

thu nhập trong nền kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập khả dụng vì vậy cũng tăng
theo, dẫn đến sức mua của nền kinh tế nói chung cũng tăng lên và làm dự báo khả
năng tăng trưởng cho ngành và doanh nghiệp.
 Lạm phát: tình hình lạm phát đang diễn ra như thế nào, các dự báo về lạm phát của
các chuyên gia. Đánh giá nguyên nhân gây lạm phát do cầu kéo hay do chi phí đẩy.
Đánh giá tác động của lạm phát đối với tình hình SXKD của doanh nghiệp (giá cả
yếu tố đầu vào, chi phí lãi vay, sức mua giảm sút…)
 Lãi suất: lãi suất tác động vào doanh nghiệp theo hai hướng. Lãi suất tác động trực
tiếp vào chi phí vay vốn của doanh nghiệp và gián tiếp thông qua sức mua của dân
cư (khi mặt bằng lãi suất thấp, dân cư có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn gửi tiết
kiệm, do đó sức mua gia tăng). Đánh giá các yếu tố tác động gây nên biến động lãi
suất sẽ giúp dự báo được xu hướng lãi suất trong tương lai (cung-cầu tiền tệ, lạm
phát kỳ vọng, thâm hụt ngân sách, tỷ giá, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính
phủ…)
 Tỷ giá: Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá tới doanh nghiệp cao hay thấp, tốt hay xấu
tùy thuộc vào việc tỷ giá tăng hay giảm, doanh nghiệp đó xuất siêu hay nhập siêu
và với từng đồng tiền cụ thể liên quan đến doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến tỷ giá
biến động có thể đến từ những chênh lệch giữa cung-cầu tiền tệ, chênh lệch lạm
phát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, tình hình tăng trưởng kinh tế…
 Giá dầu & các yếu tố đầu vào: Giá cả nguyên liệu đầu vào tác động đến chi phí
của tất cả các doanh nghiệp. Phần quan trọng nhất trong giá cả hàng hóa đầu vào ở
tầng vĩ mô là giá dầu. Giá dầu có xu hướng biến động vì sự tập trung của phần lớn
trữ lượng dầu trên thế giới tập trung ở một số nhỏ các quốc gia. Việc tăng giá dầu
sẽ dẫn tới việc tăng giá thành vận tải và chi phí năng lượng. Giá dầu tăng cũng làm
giảm phần thu nhập của người tiêu dùng dành cho các loại hàng hóa khác. Ngoài
ra, mỗi ngành công nghiệp khác nhau lại có những yếu tố hàng hóa đầu vào khác
nhau, khi phân tích doanh nghiệp, cần xác định rõ các yếu tố đầu vào ảnh hướng
lớn tới doanh nghiệp.
 Chu kỳ kinh tế: Kinh tế đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ kinh tế? Triển vọng kinh
tế trong tương lai sẽ tác động như thế nào đến tình hình hoạt động của công ty?
o Công ty ổn định (hàng tiêu dùng, y tế…): doanh thu ít biến động bởi chu kì
kinh tế
o Công ty có tính chu kì (tài chính, xây dựng, bất động sản, năng lượng,
nguyên vật liệu cơ bản…): doanh thu thay đổi lớn giữa các giai đoạn của
chu kì kinh tế

17/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Thu nhập bình quân đầu người: xem xét tại thị trường chính hoặc thị trường mục
tiêu của công ty, xu hướng tăng/giảm của chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới sức mua
đối với các sản phẩm của ngành, doanh nghiệp đang xem xét.
1.2 Yếu tố ngành
Để dự báo ngành hiệu quả, cần phải có những phân tích chuyên sâu về ngành, bao gồm những đặc
trưng của ngành, các yếu tố ảnh hưởng tới ngành, các yếu tố cạnh tranh trong ngành.
Các yếu tố ảnh hưởng tới ngành
 Yếu tố dân số: Yếu tố về dân số bao gồm phân phối về độ tuổi và quy mô dân số
cũng như xu thế biến động trong cơ cấu dân số. Nếu dân số có tỷ trọng dân cư ở độ
tuổi 20-30 cao thì đi cùng với đó, triển vọng cho các ngành xây dựng nhà ở, thiết
bị nội thất và các ngành công nghiệp liên quan sẽ tăng cao. Một tỷ lệ dân số già cao
sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ tăng trưởng của các ngành
chăm sóc sức khỏe và những công ty cung cấp dịch vụ hưu trí.
 Yếu tố vĩ mô: Ngoài yếu tố quan trọng về tăng trưởng GDP, cần quan tâm đến các
yếu tố khác như lãi suất (ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của các doanh
nghiệp cũng như lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực tài chính). Mức độ tín
dụng trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân và các hoạt động
mua sắm, tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp. Lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu
vào, giá bán sản phẩm, lãi suất và mức độ lòng tin vào tăng trưởng của dân cư cũng
như doanh nghiệp.
 Chính sách nhà nước: Chính phủ có tác động quan trọng và tính lan tỏa đối với
hoạt động của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh đa dạng, bao gồm thuế và các
quy định. Khung mức độ thuế áp dụng cho các ngành có thể không biến động nhiều
tuy nhiên cần nắm rõ sự khác nhau trong việc áp thuế với các sản phẩm khác nhau
trong ngành. Chính sách nhà nước có vai trò quan trọng trong dự báo tăng trưởng
của một ngành cụ thể, tiềm năng tăng trưởng của ngành có khả quan hay không phụ
thuộc nhiều vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước tới ngành.
 Công nghệ: Công nghệ có thể thay đổi một ngành, một nền công nghiệp đáng kể
thông qua việc cho ra mắt những sản phẩm mới hoặc những cải tiến mới mang tính
đột phá. Phần cứng máy tính là một ví dụ về ngành đã trải qua sự chuyển dịch lớn,
nguồn lực phục vụ cho ngành đã bị dịch chuyển dần về phía ngành phần mềm và
viễn thông.
 Các yếu tố xã hội: Các ảnh hưởng xã hội liên quan đến cách thức con người làm
việc, vui chơi và chi tiêu mua sắm, chất lượng cuộc sống sẽ có tác động to lớn đến
các ngành công nghiệp. Ví dụ, khi phụ nữ gia nhập ngày càng nhiều vào lực lượng
lao động, ngành công nghiệp nhà hàng, ăn uống sẽ được lợi do tỷ lệ nấu ăn tại các

18/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

gia đình thấp đi. Các dịch vụ chăm sóc trẻ em, kinh doanh thời trang và các ngành
liên quan cũng chịu tác động mạnh mẽ.
Các yếu tố cạnh tranh của ngành
 Rào cản gia nhập ngành: Nguy cơ đến từ thành viên mới gia nhập ngành cụ thể ở
chỗ việc đối thủ mới gia nhập vào ngành có thể làm giảm thị phần của các doanh
nghiệp trong ngành qua đó tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp hiện tại
trong ngành. Những ngành có rào cản gia nhập tương đối lớn (ví dụ yêu cầu vốn
lớn) sẽ dễ dàng duy trì ưu thế về giá bán sản phẩm. Sẽ rất khó khăn và tốn kém để
gia nhập những ngành như thép hay sản xuất dầu mỏ. Những ngành này có rào cản
lớn gia nhập đối với thành viên mới và do đó ít có nguy cơ cạnh tranh đến từ các
thành viên mới. Để đánh giá rào cản gia nhập, cần xác định những yếu tố cản trở
sự gia nhập đối với từng ngành là gì? Ví dụ “lợi thế kinh tế nhờ quy mô” là một rào
cản, khi đó các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành phải đảm bảo một quy mô
hoạt động đủ lớn để sinh lời, điều đó là tương đối khó đối với một thành viên mới
khi thị phần ban đầu còn thấp. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá rào cản gia nhập
ngành:
 Lợi thế về quy mô (Economic of scale)
 Đặc trưng hóa sản phẩm
 Yêu cầu về vốn
 Khả năng gia nhập hệ thống phân phối
 Chính sách của chính phủ
 Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế sẽ có tác động
ngược chiều đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp nếu khách hàng lựa chọn sản
phẩm khác để đáp ứng nhu cầu. Sản phẩm thay thế sẽ hạn chế tiềm năng về lợi
nhuận của một ngành vì chúng giới hạn giá của công ty có thể đưa ra bởi tăng độ
co giãn của giá theo cầu hàng hóa. Mức độ khác biệt của các sản phẩm trong một
ngành càng cao, sẽ ít cạnh tranh về giá trong ngành đó. Các yếu tố cần xem xét khi
đánh giá nguy cơ từ sản phẩm thay thế:
 Chi phí chuyển đổi
 Giá bán-chất lượng của sản phẩm thay thế
 Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng: Sức mạnh trả giá của nhà cung ứng có thể
tăng giá hoặc hạn chế nguồn cung của các yếu đố đầu vào quan trọng của một công
ty. Nhà cung ứng sẽ có nhiều sức mạnh hơn nếu chỉ có số ít các nhà cung ứng và
các sản phẩm của họ bị giới hạn bởi số lượng, trữ lượng. Các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là biên lợi nhuận gộp vì vậy

19/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

sức mạnh trả giá của nhà cung ứng là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá sức mạnh của nhà cung ứng:
 Số lượng nhà cung cấp đầu vào
 Nguyên liệu thay thế
 Tỷ trọng chi phí đầu vào của nhà cung ứng trong cơ cấu giá vốn sản phẩm
 Ngành đang xem xét có phải khách hàng quan trọng của chuỗi cung ứng
hay không
 Sự khác biệt sản phẩm của nhà cung ứng
 Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng
 Cạnh tranh giữa các nhà cung ứng
 Sức mạnh trả giá của khách hàng: ). Sức mạnh mặc cả của người mua trong một
ngành công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh đối với người bán và ảnh
hưởng đến khả năng của người bán tìm kiếm lợi nhuận. Người mua có sức mạnh
trả giá có thể gây áp lực bán hạ giá, nâng cao chất lượng sản phẩm và cung cấp
nhiều hơn và tốt hơn dịch vụ. Tất cả những điều này là chi phí đối với người bán.
Người mua mạnh có thể làm cho một ngành cạnh tranh hơn và giảm tiềm năng lợi
nhuận cho các DN tham gia. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá sức mạnh của
khách hàng:
 Số lượng người mua
 Sản phẩm thay thế
 Mức độ quan trọng của nhóm khách hàng với DN
 Mức độ khác biệt sản phẩm trong ngành
 Chi phí chuyển đổi của khách hàng
 Mức độ cạnh tranh thị trường của khách hàng
 Cạnh tranh nội bộ ngành: Vị thế của công ty so với đối thủ? Công ty có những lợi
thế cạnh tranh gì và có thể duy trì được các lợi thế đó trong tương lai không? Duy
trì được trong bao lâu? Công ty có thể chiếm được thị phần của đối thủ không?
Cường độ cao trong cạnh tranh trong ngành giảm tiềm năng lợi nhuận của các công
ty hiện có. Các yếu tố cần xem xét khi đánh giá cạnh tranh nội bộ ngành:
 Quy mô của các đối thủ cạnh tranh
 Tốc độ tăng trưởng của ngành
 Chi phí cố định
 Khác biệt sản phẩm, chi phí chuyển đổi

20/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Sản lượng sản xuất


 Rào cản thoái lui
Các yếu tố nội tại khác của ngành
 Vòng đời ngành: Các ngành cũng như các doanh nghiệp riêng lẻ có những xu
hướng phát triển theo thời gian, và thường thay đổi đáng kể trong tốc độ tăng trưởng
và mức lợi nhuận qua các giai đoạn. Một mô hình hữu ích cho việc phân tích sự
phát triển của một ngành là mô hình vòng đời ngành, trong đó xác định các giai
đoạn tuần tự mà một ngành thường đi qua. Năm giai đoạn của một mô hình vòng
đời ngành là phôi thai, tăng trưởng, rung lắc, trưởng thành và suy giảm. Mỗi giai
đoạn được đặc trưng bởi các cơ hội và các mối đe dọa khác nhau. Bằng việc đánh
giá mức độ biến động các chỉ tiêu của ngành, có thể xác định tương đối được vị trí
hiện tại của ngành đang xem xét ở đâu trong vòng đời của ngành. Các dấu hiệu cần
xem xét khi đánh giá vòng đời bao gồm:
 Tăng trưởng doanh thu (có thể so sánh với tăng trưởng GDP);
 Tăng trưởng lợi nhuận;
 Tăng trưởng về mức cầu sản phẩm của thị trường;
 Mức độ đầu tư của ngành;
 Mức độ giảm giá đi kèm mở rộng quy mô (lợi thế kinh tế từ quy mô), mức
độ lấp đầy công suất của ngành;
 Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới;
 Các hoạt động tái cấu trúc, M&A
 Mức độ tập trung của ngành: Mức độ tập trung của ngành cao chưa phải là sự
đảm bảo về sức mạnh giá của ngành đó. Mặc dù mức độ tập trung không phải là
đảm bảo cho sức mạnh về giá tuy nhiên một thị trường phân tán sẽ tạo nên sự cạnh
tranh mạnh trong ngành. Khi có nhiều thành viên gia nhập ngành, công ty không
thể tự quyết được giá cả, giá cả đầu ra của công ty sẽ bị phụ thuộc. Hai chỉ số quan
trọng để đánh giá mức độ tập trung của một ngành:
 Chỉ số tập trung (Concentration Ratio) là chỉ số thể hiện tỷ trọng của những
doanh nghiệp lớn nhất trong ngành so với toàn ngành . Những ngành mà có
chỉ số tập trung càng thấp thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành càng lớn và ngược lại.

21/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Chỉ số HHI: Mức độ tập trung của ngành có thể được tính toán dựa vào chỉ
số Herfindahl - Hirschmann Index (HHI). Chỉ số HHI có giá trị từ 0 đến 1,
giá trị của chỉ số HHI càng lớn cho thấy mức độ tập trung càng cao, cạnh
tranh càng ít và ngược lại.

Với:
n: Số lượng công ty hoạt động trong một ngành
Ti :vốn hóa của công ty i
T: Tổng giá trị vốn hóa của tất cả các công ty trong ngành

 Quy mô hiện tại và tiềm năng của ngành: Năng lực sản xuất của ngành có tác
động rõ ràng về sức mạnh định giá. Tình huống trong đó nhu cầu vượt quá khả năng
cung cấp ở mức giá hiện tại, điều này sẽ làm tăng sức mạnh giá và lợi nhuận của
các doanh nghiệp. Dư thừa công suất, với nguồn cung cấp lớn hơn nhu cầu với giá
hiện hành, sẽ dẫn đến áp lực giảm giá và lợi nhuận thấp trên vốn của doanh nghiệp.
Cần xác định được công suất hiện tại của ngành và kế hoạch đầu tư mở rộng quy
mô trong tương lai. Công suất được cố định trong ngắn hạn và có thể thay đổi trong
thời gian dài. Nói cách khác, nếu có đủ thời gian, các nhà sản xuất sẽ xây dựng đủ
nhà máy và tăng đủ vốn để đáp ứng nhu cầu sản lượng ở mức giá gần với chi phí
trung bình tối thiểu.
 Mức độ ổn định thị phần trong ngành: cần xác định xem thị phần của các doanh
nghiệp trong một ngành có ổn định qua thời gian hay không. Thị phần biến động
mạnh sẽ chỉ ra rằng cạnh tranh trong ngành đang ở mức cao và tại đó, sức mạnh về
giá của doanh nghiệp bị giảm sút. Thị phần càng ổn định thì càng ít cạnh tranh trong
ngành. Một số yếu tố tác động đến tính ổn định về thị phần bao gồm: rào cản gia
nhập, sản phẩm-cải tiến mới, chi phí chuyển đổi mà khách hàng phải chịu khi
chuyển từ sản phẩm của một doanh nghiệp sang một doanh nghiệp khác. Chi phí
chuyển đổi ví dụ như thời gian, chi phí để làm quen với sản phẩm của doanh nghiệp
khác thường cao hơn đối với các sản phẩm có đặc tính riêng, khác biệt. Chi phí
chuyển đổi cao sẽ góp phần khiến thị phần ổn định và duy trì sức mạnh về giá cho
doanh nghiệp..
 Phân loại ngành: Một ngành/doanh nghiệp có tính chu kỳ là một ngành/doanh
nghiệp mà lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.
Những ngành này thường có lợi nhuận biến động cao và đòn bẩy hoạt động cao.
Sản phẩm của họ thường giá cao và không thiết yếu và sự mua bán có thể được trì
hoãn cho đến khi nền kinh tế được cải thiện.

22/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Ví dụ về các ngành công nghiệp theo chu kỳ bao gồm vật liệu cơ bản và chế biến,
năng lượng, dịch vụ tài chính và công nghiệp sản xuất và công nghệ.
Ngược lại, một ngành không có tính chu kỳ trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ,
nhu cầu về sản phẩm của ngành tương đối ổn định qua các chu kỳ kinh doanh.
Ví dụ về các ngành công nghiệp không chu kỳ bao gồm chăm sóc sức khỏe, tiện ích,
viễn thông và hàng tiêu dùng.
Các ngành cũng có thể được phân loại theo sự nhạy cảm của chúng qua các giai
đoạn của chu kỳ kinh doanh. Các ngành không có tính chu kỳ có thể được tiếp tục
chia thành các ngành phòng thủ (ổn định) hoặc tăng trưởng.
 Các ngành phòng thủ là những ngành bị ảnh hưởng ít nhất bởi các giai đoạn
của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các ngành tiện ích, hàng tiêu dùng (chẳng
hạn như các nhà sản xuất thực phẩm) và các dịch vụ cơ bản (chẳng hạn như
các cửa hàng thuốc).
 Các ngành tăng trưởng có cầu về hàng hóa rất mạnh nên không bị ảnh
hưởng bởi các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.
Khi đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một ngành có thể sử dụng các chỉ tiêu đo lường nhu cầu
của ngành: ví dụ: mức tiêu thụ thuốc/sữa/bánh kẹo/xe ô tô/thủy sản/nông sản/trang sức/xăng
dầu/điện nước/viễn thông/dịch vụ… trên bình quân đầu người; diện tích, chiều dài đường sá/hạ
tầng/bệnh viện/trường học/cầu cảng/sân bay… trên 1.000 dân. Các chỉ tiêu này sẽ là thước đo so
sánh mức độ phát triển của thị trường Việt Nam so với thế giới và đo lường triển vọng tăng trưởng
của một ngành cụ thể trong tương lai.

23/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

2. Nguyên tắc dự báo báo cáo tài chính


2.1 Chu trình dự báo báo cáo tài chính

Forecast Sales

Forecast Margins Forecast Turnover

Forecast
Depreciation Rate
Operating Expense Net Operating
Assets
Forecast Interest
Rate
Interest Expense
Forecast Leverage

Forecast Tax rate


Net Financial
Obligation

Income Statement Balance Sheet


Cashflow
Statemnet

Forecast of
Distribution to Equity
Holders
2.2 Khoảng thời gian dự báo chi tiết
Thời kỳ dự báo nên bắt đầu từ năm tài chính hiện tại và mở rộng đến thời điểm mà tại đó không
thể có được dự báo tốt hơn việc giả định đơn giản các số liệu tài chính sẽ tăng trưởng với một tỷ
lệ giống nhau. Để xác định chính xác hơn, thời điểm bắt đầu cho chuỗi dự báo giản đơn khi có 4
điều kiện cần đạt được.
 Tăng trưởng doanh thu sẽ giảm xuống và duy trì ở một tỷ lệ cố định. Khoảng thời
gian dài bao xa để xây dựng dự báo dữ liệu tài chính chi tiết trước khi giả định mọi
thứ sẽ duy trì ở một mức tăng trưởng ổn định, điều đó phụ thuộc vào bản chất của
hoạt động kinh doanh, lượng thông tin thu thập được để dự báo. Tăng trưởng doanh
thu của công ty sẽ chưa giảm về mức ổn định cho đến khi doanh số của toàn ngành
tăng trưởng ở một tỷ lệ ổn định cũng như thị phần của doanh nghiệp trong ngành
ổn định. Vậy nên, các công ty trong một ngành mới hoặc các công ty đang dần
chiếm lĩnh thị phần của các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ cần một thời gian dự báo
chi tiết dài hơn.

24/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Các tỷ lệ biên trở nên ổn định, điều kiện này kết hợp với tỷ lệ tăng trưởng ổn định
của doanh thu sẽ chỉ ra rằng chi phí của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định theo tỷ
lệ của doanh thu. Có 2 yếu tố then chốt tác động vào tính ổn định của các tỷ lệ biên.
 Đầu tiên, tỷ lệ hiệu quả biên là một hàm của các lợi thế cạnh tranh của công
ty so với các công ty khác trong ngành. Duy trì một lợi thế lâu dài là điều
rất khó, vì vậy thời gian dự báo cần đủ dài để bao hàm khoảng thời gian để
những lợi thế đó giảm dần và triệt tiêu.
 Thứ hai, các tỷ lệ hiệu quả biên là đối tượng hay bị tác động làm lệch bởi
các cách thức hạch toán kế toán. Ví dụ, một công ty tăng trưởng trong một
ngành có các hoạt động R&D mạnh sẽ thường các tỷ lệ biên sẽ có xu hướng
bị giảm tạm thời vì việc ghi nhận các ngay các chi phí R&D. Khoảng thời
gian dự báo cần đủ dài để các khoản sai lệch do hạch toán kế toán triệt tiêu
 Các chỉ số quay vòng ổn định, điều kiện này kết hợp với tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu ổn định sẽ đảm bảo rằng tài sản hoạt động thuần trên bảng CĐKT sẽ tăng trưởng
ổn định cùng tỷ lệ với doanh thu. Các tỷ số vòng quay có xu hướng ổn định qua
thời gian. Các công ty tăng trưởng nhanh thường tận dụng lợi thế kinh tế từ quy mô
(economic of scale) dẫn đến việc tăng các tỷ số vòng quay. Cần dự báo thời điểm,
mức độ mà ở đó việc mở rộng quy mô sẽ không làm tăng thêm lợi ích kinh tế nữa.
Ngay cả khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được dự báo đã đạt được mức tăng trưởng
bền vững, vẫn có thể mở rộng khoảng thời gian dự báo nếu công ty vẫn còn khả
năng có được lợi ích kinh tế từ việc tăng quy mô
 Tỷ số đòn bẩy tài chính được giữ ổn đinh, đảm bảo các khoản phải trả và nợ vay
trên bảng CĐKT biến động cùng doanh thu. Tỷ số đòn bẩy tài chính thường ít ảnh
hưởng đến việc lựa chọn khoảng thời gian dự báo chi tiết. Cấu trúc vốn của công
ty thường cân đối chi phí giữa các nguồn vốn khác nhau, đồng thời cũng xem xét
các tác động từ lợi ích về thuế của vốn vay và rủi ro tương ứng. Có rất nhiều yếu tố
tác động đến cơ cấu vốn khiến nó bị biến động so với cơ cấu vốn mục tiêu của
doanh nghiệp, tuy nhiên những tác động đó chỉ đến trong ngắn hạn và các công ty
thường có xu hướng điều chỉnh để quay về gần với cơ cấu vốn mục tiêu đề ra. Đối
với một công ty trưởng thành và lợi nhuận tăng trưởng ở mức ổn định thì khả năng
kiệt quệ tài chính là khó xảy ra và khi đó công ty sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ
vay hơn trong cơ cấu vốn của mình để tận dụng được lợi ích thuế. Vì vậy, khi dự
báo cho các công ty non trẻ đang được tài trợ chủ yếu bằng vốn CSH, cần dự báo
tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu vốn khi công ty đi vào hoạt động ổn định.

3. Dự phóng Kết quả hoạt động kinh doanh


3.1 Dự phóng Doanh thu
Để đạt được một kết quả dự phóng tốt, đầu tiên phải dự phóng doanh thu, đây là khoản mục có
ảnh hưởng lớn và hầu như toàn bộ mô hình dự phóng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.

25/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Sau khi có những dự báo về vĩ mô và ngành, cụ thể là các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh
nghiệp, cần xem xét các yếu tố bên trong của doanh nghiệp để đánh giá khả năng của doanh nghiệp
có đáp ứng được những biến đổi về nhu cầu sản phẩm theo những dự báo từ vĩ mô và ngành hay
không? Các thông tin cần thiết khi đánh giá tiềm lực nội tại của doanh nghiệp:
 Chiến lược kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến doanh thu như thế nào? Công ty
có kế hoạch phát triển sản phẩm mới không? Thị trường mục tiêu của công ty là gì?
Kế hoạch của công ty có khả thi không?
 Chiến lược marketing, bán hàng của công ty là gì? Chiến lược này ảnh hưởng đến
doanh thu các năm tới của công ty như thế nào?
 Công suất sản xuất: Công ty đang sản xuất tại mức nào so với công suất thiết kế?
Công ty có thể nhanh chóng tăng công suất khi nhu cầu sản phẩm tăng cao không?
 Kế hoạch đầu tư: Kế hoạch đầu tư tài sản cố định của công ty có phù hợp với sản
lượng và công suất sản xuất dự phóng không?
 Khả năng sáng tạo: Khả năng phát triển và cải tiến các sản phẩm hiện tại? Công ty
có thể tạo ra các sản phẩm mới và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đó không?
 Giá bán sản phẩm: Công ty có thể tăng giá sản phẩm khi giá nguyên liệu đầu vào
tăng lên không? Với công ty có vị thế tốt trong việc đàm phán với khách hàng có
thể tăng giá khi chi phí đầu vào tăng lên. Ngược lại, nếu công ty có vị thế yếu so
với khách hàng thì sẽ khó có thể tăng giá khi chi phí đầu vào tăng lên.
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, người dự phóng sẽ nắm được thực trạng hoạt động kinh
doanh và bán hàng của công ty cũng như các yếu tố tác động đến hoạt động này trong quá khứ.
Ngoài ra, cũng phải tính đến sự thay đổi của doanh thu khi mà các yếu tố tác động thay đổi. Từ
đây có thể đưa ra giả định hợp lý về thay đổi doanh thu trong năm dự phóng.
Dự phóng doanh thu thường được áp dụng theo hai phương pháp chính là dự phóng thông qua quy
mô toàn thị trường và dự phóng từ sản lượng và giá bán của các sản phẩm.
a. Dự phóng doanh thu thông qua quy mô toàn thị trường
Phương pháp này dự phóng doanh thu của công ty thông qua dự phóng tổng quy mô thị trường,
thị phần mục tiêu.

Doanh thu dự phóng t = Thị phần mục tiêu t × Quy mô thị trường năm dự phóng t

Các giả định:


- Quy mô thị trường năm dự phóng và giá bán dự phóng: dựa vào các báo cáo triển vọng
ngành của các tổ chức uy tín như BMI Research, Euromonitor, Nielsen… Ưu tiên tự nghiên
cứu để dự phóng quy mô thị trường một cách khách quan nhất thông qua báo cáo ngành do
FPTS thực hiện.

26/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Thị phần mục tiêu của doanh nghiệp: Xác định thị phần của công ty trong hiện tại sau đó
kết hợp với các giả định về chiến lược kinh doanh của công ty (chiến lược phát triển sản
phẩm, chiến lược bán hàng, quảng cáo, mua bán sát nhập…) để xác định thị phần mục tiêu
của công ty trong tương lai. Thị phần mục tiêu có thể được cung cấp bởi doanh nghiệp.
- Ví dụ: Quy mô thị trường sữa Việt Nam năm 2015 là 5 tỷ USD, dự phóng đến năm 2020
quy mô sẽ tăng lên mức 10 tỷ USD. Thị phần của VNM được dự phóng không đổi trong 5
năm và ổn định ở mức 30% toàn thị trường
 Doanh thu năm 2020 của VNM = 30% * 10 tỷ USD = 3 tỷ USD.
Bảng tóm tắt các yếu tố tác động lên dự báo quy mô ngành và thị phần của doanh nghiệp:
Chiều tác Mức độ tác
Tiêu chí Nhóm yếu tố Các yếu tố tác động cụ thể
động động
Tăng trưởng GDP
Lạm phát
Lãi suất
Tỷ giá
Yếu tố vĩ mô
Chu kỳ kinh tế
Giá dầu, giá nguyên liệu cơ bản đầu vao
Công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính
Tăng trưởng
Cơ cấu dân số, phân phối độ tuổi, tỷ lệ giới tính
quy mô ngành
Phân loại ngành: chu kỳ/không chu kỳ, phòng thủ/tăng trưởng
Vòng đời kinh doanh của ngành
Yếu tố liên Cân bằng cung cầu các sản phẩm của ngành
quan đến Chính sách nhà nước, quy định pháp luật
ngành Công nghệ Tích cực + Mạnh +++---
Yếu tố xã hội: xu hướng tiêu dùng, dân trí, chất lượng cuộc Trung lập Trung bình ++--
sống, mặt bằng thu nhập… Tiêu cực - Yếu +-
Rào cản gia nhập ngành
Nguy cơ từ sản phẩm thay thế
Mô hình 5 yếu
Vị thế của nhà cung ứng
tố
Vị thế của khách hàng
Cạnh tranh nội bộ ngành
Biến động thị
Mức độ tập trung của ngành
phần doanh
Mức độ ổn định thị phần trong ngành
nghiệp
Chiến lược bán hàng của doanh nghiệp
Các yếu tố
Sản phẩm mới, công nghệ sản xuất mới
khác
Biến động về phân khúc khách hàng
Lợi thế của doanh nghiệp, thời gian duy trì lợi thế
Trở ngại của doanh nghiệp, khoảng thời gian khắc phục

b. Dự phóng doanh thu từ sản lượng và giá bán


Dự phóng doanh thu từ sản lượng và giá bán theo: (1) sản phẩm, dịch vụ, (2) khu vực địa lý cung
cấp sản phẩm, (3) đối tượng khách hàng. Phương pháp này sẽ nhanh chóng cập nhật sự thay đổi
của doanh thu khi có sự thay đổi của các yếu tố đầu vào.
Khi đưa ra các giả định cho dự phóng doanh thu cần dựa vào các nguồn thông tin tin cậy và cần
có lý do hỗ trợ cho giả định. Dưới đây là các nguồn thông tin giúp đưa ra được giả định cho dự
phóng doanh thu:

27/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Công suất sản xuất cho từng sản phẩm, dịch vụ


- Tốc độ tăng trưởng sản lượng bán được xác định dựa vào ba yếu tố chính sau đây:
 Mức tiêu thụ bình quân sản phẩm/dịch vụ của cả thị trường (ví dụ bình quân mỗi
người Việt Nam uống 10 lít sữa/năm), đây là ngưỡng chặn trên khi dự phóng tăng
trưởng sản lượng, đối chiếu mức này với thị phần của doanh nghiệp (sản lượng của
Vinamilk chỉ cung ứng bình quân cho mỗi người 3 lít sữa/năm, không thể vượt qua
mức 10 lít/năm của cả thị trường).
 Tốc độ tăng trưởng bình quân trong quá khứ của công ty
 Dự phóng tốc độ tăng trưởng ngành (dựa vào báo cáo ngành của tổ chức uy tín)
 Dựa theo các dự phóng về sản lượng bán của doanh nghiệp
Lưu ý: Cần phải cân đối giữa sản lượng bán và công suất sản xuất của công ty
- Dự phóng giá bán cho các năm dự phóng dựa vào các nguồn sau:
 Xác định nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Đánh giá khả năng cải thiện/duy trì/cắt giảm
mức giá này trong tương lai.
 Các báo cáo ngành và dự báo phát triển ngành của các tổ chức uy tín như BMI
Research, The World Bank, E&Y…
 Dựa vào dự phóng giá của doanh nghiệp đưa ra.
3.2. Dự phóng Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là các chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của công ty như chi
phí lao động trực tiếp, chi phí khấu hao, chi phí chung và các chi phí khác liên quan đến sản xuất.
Giá vốn hàng bán là chi phí chính của công ty do đó cần được dự phóng chi tiết và chính xác. Sự
sai lệch trong dự phóng giá vốn hàng bán ảnh hưởng lớn đến kết quả dự phóng báo cáo tài chính
của công ty. Việc dự phóng chi phí giá vốn quá thấp sẽ dẫn đến lợi nhuận gộp bị thổi phồng lên
và ngược lại chi phí giá vốn quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận gộp.
Để dự phóng giá vốn, cần xem xét tác động của các yếu tố như giá nguyên vật liệu, chi phí lao
động, và các chi phí khác đến giá vốn trong các năm trong quá khứ. Từ đó có thể đưa ra các giả
định hợp lý cho sự thay đổi của giá vốn cho giá vốn năm dự phóng khi các yếu tố này thay đổi.
Lưu ý, khi xác định được yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, cần thiết phải tìm hiểu
xem tác nhân nào ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố trọng yếu đó (drivers of drivers) và dự phóng sự
biến động của các tác nhân này, đây là cơ sở giúp dự báo trước các biến động của giá nguyên vật
liệu/yếu tố đầu vào. Ví dụ: Sản phẩm của Nhựa Bình Minh là ống nhựa, nguyên liệu đầu vào của
ống nhựa là hạt nhựa PPE, giá hạt nhựa này lại phụ thuộc vào giá dầu thô, do đó, khi giá dầu thô
giảm, sau khoảng 3 tháng giá hạt nhựa PPE cũng giảm theo  Chi phí nguyên vật liệu đầu vào

28/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

giảm  Biên lợi nhuận gộp tăng (nếu không giảm giá bán hoặc mức giảm giá bán thấp hơn mức
giảm của nguyên liệu đầu vào).
Các thông tin cần phân tích để điều chỉnh và xác định giá vốn dự phóng bao gồm:
- Sự tăng/giảm giá nguyên liệu đầu vào hay giá năng lượng sẽ làm tăng/giảm giá vốn trên
một sản phẩm của công ty, nguyên nhân đằng sau sự tăng giảm này.
- Chỉ số lạm phát dự phóng và khả năng tăng giá của công ty so với tỷ lệ lạm phát.
- Chỉ số đòn bẩy hoạt động của công ty – mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi.
 Với một công ty có đòn bẩy hoạt động cao (chi phí cố định cao) thì khi sản lượng
bán tăng, tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi. Kết quả là chỉ số giá
vốn/doanh thu cũng sẽ giảm đi.
 Ngược lại, với một công ty có đòn bẩy hoạt động thấp (chi phí cố định thấp, chi phí
biến đổi cao) thì khi sản lượng bán tăng lên, tổng giá vốn sẽ tăng cùng tỷ lệ với
doanh thu, với các yếu tố khác không đổi thì tổng giá vốn/doanh thu sẽ có xu hướng
ổn định.
- Khả năng đàm phán giá của công ty với nhà cung cấp. Nếu trong ngành có nhiều nhà cung
cấp và mức độ cạnh tranh cao thì công ty có thể mua được nguyên vật liệu với mức giá
thấp hơn. Thêm vào đó, khả năng này cũng phụ thuộc vào chi phí thay đổi nhà cung cấp.
Nếu chi phí này thấp thì khả năng đàm phán của công ty sẽ cao hơn.
Sau khi xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá vốn, cần đưa ra các giả định cho giá
vốn hàng bán:
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào
 Giá thành nguyên vật liệu bình quân trên một sản phẩm: sử dụng năm hiện tại.
 Tốc độ tăng trưởng giá thành nguyên vật liệu: dựa trên dự báo của các chuyên gia
và tốc độ tăng trưởng bình quân trong quá khứ.
- Chi phí lao động
 Mức lương bình quân của lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh:
bằng tổng chi phí lao động chia cho số lượng lao động hiện tại
 Số lượng lao động: dự phóng dựa vào quá khứ và kế hoạch của công ty. Số lượng
lao động dự phóng cần phù hợp với dự phóng sản lượng sản phẩm.
 Tốc độ tăng lương: dự phóng dựa vào trung bình trong quá khứ, dự báo lạm phát
(giả định tốc độ tăng lương bằng với tốc độ lạm phát. Nếu công ty có chính sách
tăng lương hàng năm thì dựa vào chính sách này)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
xác định trong phần dự phóng tài sản cố định, sẽ được trình bày trong phần sau.

29/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Chi phí sản xuất chung: dự phóng dựa vào chi phí sản xuất chung hiện tại và tốc độ tăng
trưởng chi phí sản xuất chung. Tốc độ này có thể dựa vào bình quân trong quá khứ hoặc
thông tin cung cấp bởi ban lãnh đạo. Ngoài ra, có thể tính toán chi phí sản xuất chung theo
tỷ lệ ổn định so với các chi phí sản xuất trực tiếp.
Giá vốn hàng bán được dự phóng theo các cách sau:
- Cách 1: Dự phóng giá vốn từ các chi phí thành phần

Chi phí nguyên vật liệu


= Giá thành bình quân trên một sản phẩm × Tốc độ tăng trưởng × Số
lượng sản phẩm
Chi phí lao động = Lương bình quân × Tốc độ tăng lương × Số lượng lao động
Chi phí quản lý chung = Chi phí quản lý chung năm hiện tại × Tốc độ tăng trưởng của chi
phí quản lý

Giá vốn hàng bán = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động + Chi phí khấu hao +
Chi phí quản lý chung

- Cách 2: Dự phóng giá vốn theo sản lượng dự phóng và giá vốn bình quân trên một sản
phẩm
 Xác định giá vốn bình quân trên một sản phẩm năm hiện tại

Giá vốn bình quân trên một sản phẩm = Tổng giá vốn hàng bán / Sản lượng năm hiện tại

 Dự phóng giá vốn bình quân trên một sản phẩm: Dự phóng từ dữ liệu quá khứ và
thông tin thu thập được.
 Xác định giá vốn năm dự phóng

Giá vốn năm dự phóng = Giá vốn bình quân trên một sản phẩm dự phóng × Sản lượng dự phóng

- Cách 3: Dự phóng giá vốn hàng bán theo biên lợi nhuận gộp
Trong nhiều trường hợp, chuyên viên phân tích không thể dự phóng cơ cấu giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp để làm cơ sở dự phóng trong tương lai do các nguyên nhân sau:
 Thiếu dữ liệu đầu vào, không có thông tin tham khảo, doanh nghiệp không chia sẻ để giữ
bí mật kinh doanh…
 Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng (đặc biệt là các doanh nghiệp hàng tiêu
dùng, các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nhưng khó thu thập dữ liệu), nhiều chủng loại
với tỷ trọng tương đương nhau.

30/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Với các trường hợp này, cách tiếp cận theo hướng dự phóng biên lợi nhuận gộp, từ đó suy ra lợi
nhuận gộp và giá vốn hàng bán là một giải pháp thay thế cho cách dự phóng giá vốn hàng bán nêu
trên.
Các thông tin cần xác định để điều chỉnh và dự phóng biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp như
sau:
 Biên lợi nhuận gộp trong quá khứ và tương quan so sánh với các đối thủ cùng ngành trong
nước. Xu hướng tăng/giảm biên lợi nhuận gộp, đi kèm nguyên nhân tăng/giảm cụ thể.
 Nếu không có đối trọng so sánh trong nước, mở rộng phạm vi so sánh sang các doanh
nghiệp tương đồng về quy mô trong khu vực và trên thế giới để làm cơ sơ so sánh.
 Nguyên nhân dẫn đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn so với
đối thủ. Khả năng duy trì mức biên lợi nhuận gộp này (trong trường hợp cao hơn) hoặc cải
thiên (trong trường hợp thấp hơn) trong các năm sắp tới, có thể đi kèm các nguyên nhân cụ
thể như sau:
 Phân khúc sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, tương quan so sánh mặt
bằng giá và chất lượng của phân khúc này, nguyên nhân vì sao doanh nghiệp (và
các khách hàng của doanh nghiệp) lại lựa chọn phân khúc này mà không phải phân
khúc cao hơn hoặc thấp hơn.
 Đối tượng khách hàng chính của phân khúc và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và nhu
cầu tiêu thụ của nhóm đối tượng này.
 Các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, sự khác biệt so với các đối thủ cạnh
tranh, các sản phẩm thay thế, rào cản gia nhập ngành hoặc phân khúc thị trường của
doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận gộp được dự phóng theo hai cách như sau:
 Dựa vào biên lợi nhuận gộp trong quá khứ (trong trường hợp ổn định hoặc có xu hướng
tăng/giảm rõ ràng), kiểm tra chéo với nguyên nhân dẫn đến sự ổn định hay tăng/giảm này.
Có thể sử dụng biên lợi nhuận gộp thành phần (của các mảng kinh doanh hoặc nhóm sản
phẩm khác nhau nếu có dữ liệu) hoặc sử dụng biên lợi nhuận gộp chung (trong trường hợp
không có dữ liệu)
 Tham khảo ý kiến, dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia trong ngành và mức
dự báo của các tổ chức tài chính khác (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…), đi kèm nguyên
nhân cụ thể của các dự báo này để làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh và xác định biên lợi nhuận
gộp trong các năm sắp tới.
Lưu ý: trong cả hai trường hợp trên, luôn xác định ngưỡng cận trên và cận dưới của biên lợi nhuận
gộp mà doanh nghiệp hoạt động trong ngành có thể đạt được, từ đó dự phóng biên lợi nhuận gộp
tương lai ở mức hợp lý và trong biên độ này.

31/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

3.3 Dự phóng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý


Chi phí hoạt động gồm hai chi phí chính là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng là chi phí cần thiết để bán sản phẩm (ví dụ như lương nhân viên bán hàng, chi
phí hoa hồng, chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo), chi phí quản lý là các chi phí điều hành, hỗ
trợ sản xuất như lương nhân viên kế toán, hành chính, bộ máy quản lý, chi phí điện nước, văn
phòng...
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí bảo hiểm, chi phí
văn phòng, dịch vụ mua ngoài (điện, nước, internet), chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho
quản lý, và chi phí.
Khi dự phóng chi phí bán hàng và chi phí quản lý cần lưu ý các điểm sau:
- Chính sách bán hàng: nếu công ty có chính sách đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu bằng
cách phát triển thị trường mới hay để giữ thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì
chi phí bán hàng sẽ tăng mạnh so với các năm trước. Các chi phí này bao gồm: chi phí
lương nhân viên kinh doanh, chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng, chi phí tư vấn …).
- Chi phí lương nhân viên: Thông thường khi doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng đến một
mức nhất định thì sẽ cần thêm nhân viên tuy nhiên tốc độ tuyển dụng sẽ chậm hơn do cần
thời gian để đăng tuyển, phỏng vấn và đào tạo. Tương tự như vậy khi doanh thu, lợi nhuận
giảm thì công ty cũng không thể ngay lập tức cắt giảm nhân viên do đó sẽ có độ trễ so với
tốc độ giảm doanh thu.
- Một số loại chi phí quản lý và chi phí chung là gần như cố định trong một mức độ nhất
định của thay đổi doanh thu. Ví dụ như chi phí thuê văn phòng trong 2 năm là tương đương
nhau nhưng doanh thu trong 2 năm đó có thể thay đổi rất lớn.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng thường sẽ tăng lên khi doanh thu tăng
lên nhưng không cùng tốc độ với doanh thu và sẽ có độ trễ nhất định. Lưu ý một số doanh
nghiệp không có độ tương quan giữa doanh thu và hai loại chi phí này. Ví dụ, NT2 có chi
phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 tăng gần gấp đôi trong khi đó doanh thu lại giảm
khoảng 9.5%. Doanh nghiệp này cũng có chi phí bán hàng khá thấp và không có biến động
cùng chiều với doanh thu.
Xác định chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng = Chi phí quảng cáo + Chi phí lương nhân viên bán hàng + Chi phí vận
chuyển + Chi phí bán hàng khác

- Chi phí quảng cáo: dự phóng dựa trên chiến lược marketing của công ty. Nếu không có đủ
thông tin thì dự phóng theo doanh thu năm dự phóng.
- Chi phí lương nhân viên bán hàng = Lương bình quân × Tốc độ tăng lương × Số lượng
nhân viên dự phóng

32/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Chi phí vận chuyển: Nếu doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng thì chi
phí này xác định dựa trên tỷ lệ với doanh thu. Nếu không thì dự phóng trung bình hoặc xu
hướng cho chi phí vận chuyển từ dữ liệu quá khứ.
- Chi phí bán hàng khác: sử dụng phương pháp trung bình hoặc xu hướng.
Trong trường hợp không thu thập được số liệu chi tiết của các khoản mục chi phí cấu thành,
CPBH có thể được dự phóng gián tiếp theo công thức:
Chi phí bán hàng = Định mức khoán/sp x Dự phóng sản lượng tiêu thụ
Chi phí bán hàng = Tỷ lệ mục tiêu x Dự phóng doanh thu
Xác định chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý = Chi phí lương nhân viên quản lý + Chi phí văn phòng + Chi phí thuê ngoài
+ Chi phí quản lý khác

- Chi phí lương nhân viên bộ phận quản lý = Lương bình quân × Tốc độ tăng lương × Số
lượng nhân viên
- Chi phí văn phòng: dự phóng theo kế hoạch của công ty.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, internet, tư vấn…): sử dụng dự phóng định lượng.
- Chi phí quản lý khác: sử dụng phương pháp trung bình hoặc xu hướng.
Trong trường hợp không thu thập được số liệu chi tiết của các khoản mục chi phí cấu thành,
chi phí QLDN có thể được dự phóng gián tiếp theo công thức:
Chi phí QLDN = Tỷ lệ mục tiêu x Dự phóng doanh thu
3.4. Dự phóng Doanh thu tài chính
Doanh thu tài chính bao gồm các khoản sau:
- Cổ tức, lợi nhuận được chia: Phụ thuộc vào lợi nhuận và tỷ lệ chia cổ tức của các từ các
khoản đầu tư của công ty trong năm dự phóng.
- Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết: Dự phóng
dựa vào kế hoạch thanh lý, nhượng bán của doanh nghiệp và lãi chênh lệch của giá bán so
với giá gốc.
- Lãi chênh lệch tỷ giá : Lãi chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào doanh thu tài chính từ các
tài khoản: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản
phải trả. Nếu khoản mục này lớn thì dựa vào thông tin từ các khoản mục có gốc ngoại tệ
của doanh nghiệp và giả định về thay đổi tỷ giá để dự phóng.
- Lãi tiền gửi: dự phóng dựa vào số dư tiền dự phóng, thời gian gửi tiền thực tế trong kì và
lãi suất tiền gửi năm dự phóng. Cần đưa ra giả định về thời gian gửi tiền trong kỳ của doanh
nghiệp để xác định lãi tiền gửi trong kỳ. Thời gian này có thể xác định dựa trên thông tin
cung cấp từ công ty hoặc trung bình các năm quá khứ của doanh nghiệp.

33/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Dự phóng doanh thu từ tiền gửi:


Thông thường trên BCTC của các doanh nghiệp sẽ tách biệt 02 khoản mục Tiền – Tương đương
tiền, khi đó có thể giả định phần Tiền là Operating cash (tiền hoạt động, bao gồm tiền mặt tại
doanh nghiệp và tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng), Tương đương tiền là Non-operating cash
(tiền gửi kỳ hạn dưới 03 tháng tại ngân hàng)
Tuy nhiên, trong trường hợp BCTC không tách biệt thành 02 khoản mục riêng rẽ, khi đó cần xác
định tương đối tỷ trọng của Operating cash và Non-operating cash trong tổng Tiền & tương đương
tiền. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có hai loại tiền khác nhau:
 Tiền cần cho hoạt động kinh doanh, thanh toán hàng ngày (Operating cash). Loại tiền
này tồn tại dưới dạng tiền mặt tại quỹ hoặc tiền gửi thanh toán tại ngân hàng với lãi suất
không đáng kể.
 Tiền gửi có kỳ hạn (ngắn, trung) tại ngân hàng để hưởng lãi suất (Non operating
cash). Loại tiền này trong ngắn hạn hoặc trung hạn chưa cần đưa vào hoạt động sản xuất
kinh doanh nên doanh nghiệp gửi kỳ hạn để có thêm thu nhập.
Tùy vào đặc thù kinh doanh và ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động để xác định mức độ
trong yếu của loại tiền hoạt động. Ví dụ: các doanh nghiệp chuyên về hàng tiêu dùng, bán lẻ… cần
một lượng tiền hoạt động rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp, ngược lại, các doanh nghiệp về dịch vụ và một số ngành sản xuất lại không
Trường hợp 1: Không có thông tin cụ thể về lãi phát sinh từ Tiền & Tương đương tiền trong
thuyết minh báo cáo tài chính, nếu Tiền & Tương đương tiền chiếm tỷ trọng thấp thì xem lượng
tiền này như tiền hoạt động.
Nếu Tiền & Tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn, lượng tiền cần thiết cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thường căn cứ trên quy mô doanh thu hoặc tài sản hoặc các hệ số thanh toán
(nhanh/hiện hành/tiền mặt), cần thu thập từ phía doanh nghiệp thông tin về những tỷ lệ duy trì tiền
hoạt động này.
Cách ước tính loại tiền này theo tỷ lệ tiền hoạt động.
Tỷ lệ tiền hoạt động năm t = Tiền hoạt động duy trì bình quân năm t / Doanh thu năm t
Hoặc = Tiền hoạt động duy trì bình quân năm t / Tổng tài sản năm t
 Tiền hoạt động năm t+1 = Tỷ lệ tiền hoạt động năm t * Doanh thu năm t+1
Hoặc = Tỷ lệ tiền hoạt động năm t * Tổng tài sản năm t+1
Ngoài ra, có thể ước tính phần Tiền hoạt động theo tỷ lệ tiền hoạt động duy trì bình quân so với
Nợ ngắn hạn bình quân.
Trường hợp 2: Có thông tin cụ thể về lãi phát sinh từ tiền và tương đương tiền trong thuyết minh
báo cáo tài chính.

34/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Xác định lãi từ tiền và tương đương tiền tạo ra: Nếu phần lãi tiền gửi có thuyết minh
thể hiện lãi từ Tiền & Tương đương tiền ta sẽ sử dụng nó, nếu không có (đa số không có),
có thể hỏi doanh nghiệp bóc tách phần lãi tiền gửi đến từ Tiền & tương đương tiền trong
tổng lãi tiền gửi là bao nhiêu.
 So sánh lãi suất thu nhập từ tiền và tương đương tiền trong kỳ của công ty với lãi suất
trái phiếu chính phủ kỳ hạn thấp nhất trung bình cùng kỳ. Nếu lãi suất bằng nhau thì đó là
tiền phi hoạt động. Nếu lãi công ty thấp hơn thì đó là tiền hoạt động.
Ví dụ: Công ty A có 200 triệu tiền và tương đương tiền trong năm 2015, công ty thu được
doanh thu tài chính là 4,2 triệu từ lãi tiền gửi. Nếu lãi suất trung bình trái phiếu ngắn hạn
trong 2015 là 2,5% thì ta ước tính tiền hoạt động như sau:
Lãi suất tiền gửi trong kỳ của công ty = 4.2/200 = 2.1%
Tỷ lệ phần trăm của operating cash trong tiền và tương đương tiền là:
(2,5% / 2,5%) – (2,1% / 2,5%) = 6,67%
Nguyên nhân làm lãi suất công ty được hưởng thấp đi so với lãi suất trái phiếu là do tiền hoạt
động tạo ra. Còn tiền phi hoạt động đã tạo ra lãi suất bằng lãi suất trái phiếu (2,5%).
Lãi suất phi rủi ro sử dụng để so sánh ở đây là lãi suất coupon của trái phiếu chính phủ kỳ
hạn 1 tháng (hoặc các kỳ hạn khác dưới 3 tháng tùy doanh nghiệp), tham khảo tại đây, vào
mục thị trường thứ cấp, thống kê giao dịch outright, chọn theo KHCL (kỳ hạn còn lại), chọn
khung thời gian năm tài chính phân tích, lấy kỳ hạn 1 tháng, trong phần vùng lợi suất, lấy
trung bình lợi suất YTM (vì 1 tháng nên coi YTM = coupon).

Sau khi ước tính lượng tiền hoạt động và phi hoạt động nêu trên, tính toán doanh thu tài chính từ
khoản tiền và tương đương tiền phi hoạt động như sau:

35/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Lãi tiền và tương đương tiền phi hoạt động (dưới 3 tháng) = Tiền phi hoạt động * Lãi suất
kỳ hạn dưới 3 tháng

3.5. Dự phóng Chi phí lãi vay


Chi phí lãi vay được dự phóng dựa trên khoản dư nợ thực tế của doanh nghiệp và thời gian vay nợ
trong kì và lãi vay dự tính. Chi phí lãi vay được chia thành 2 phần: chi phí lãi vay cho nợ ngắn hạn
và chi phí lãi vay cho nợ dài hạn. (Dự phóng dư nợ ngắn hạn và dài hạn được trình bày trong phần
dự phóng nợ vay)
- Chi phí vay nợ ngắn hạn
Dự phóng chi phí lãy vay ngắn hạn phụ thuộc vào dự phóng Nợ vay ngắn hạn. Dự phóng Nợ vay
ngắn hạn căn cứ vào chênh lệch giữa Tài sản* (không bao gồm Tiền phi hoạt động) và Nguồn
vốn* (không bao gồm Nợ vay ngắn hạn) sau khi dự phóng các khoản mục khác của bảng CĐKT
trừ Tiền phi hoạt động và Nợ vay ngắn hạn. Trong trường hợp Tài sản* > Nguồn vốn*, khi đó
doanh nghiệp phải vay thêm để tài trợ cho nhu cầu tăng tài sản, từ đó phát sinh Nợ vay ngắn hạn
và Lãi vay ngắn hạn tương ứng. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp có dư tiền (tiền phi
hoạt động) và không có Nợ vay ngắn hạn, tương ứng không có lãi vay ngắn hạn.
- Chi phí vay nợ dài hạn
Chi phí vay nợ dài hạn dự phóng theo số dư nợ, số ngày vay nợ và lãi suất vay trên thuyết minh
chi tiết và kế hoạch vay, trả nợ của công ty trong các năm tới (thường là 5 năm). Dự phóng dư nợ
vay dài hạn cho các năm tiếp theo dựa vào thông tin cung cấp từ ban lãnh đạo.
Ví dụ, công ty vay 100 tỷ nợ dài hạn trong 3 năm vào đầu tháng 9 năm 2015 với lãi suất là 10%
một năm, trả gốc cuối kỳ vay. Trong trường hợp này ta có chi phí lãi vay dự phóng như sau:
Năm 2016: 100 ×1×10% = 10 tỷ đồng
Năm 2017: tương tự 2016: 10 tỷ đồng
Năm 2018: do công ty sẽ trả gốc vay vào tháng 9 năm 2018 do đó số ngày vay nợ trong kì
chỉ là 9 tháng. Ta có, chi phí lãi vay 2018 = 100 × 9/12 × 10% = 7.5 tỷ đồng
3.6. Dự phóng Doanh thu khác và Chi phí khác
Doanh thu khác là các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh thu khác bao gồm: thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách
hàng do vi phạm hợp đồng; chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi
góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; các
khoản thuế được nhà nước hoàn lại…
Chi phí khác là các chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động
thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và
giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán (nếu có); chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư,

36/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; tiền
phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế…
Doanh thu khác và chi phí khác dự phóng theo phương pháp định lượng và điều chỉnh nếu có thêm
thông tin.
3.7. Dự phóng Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bằng thu nhập chịu thuế nhân thuế suất thu nhập doanh nghiệp.
Dự phóng thuế suất thu nhập doanh nghiệp cần lưu ý các khoản sau:
- Doanh nghiệp dự phóng có đang được hưởng ưu đãi thuế không? Nếu có thì trong bao
nhiêu năm?
- Công ty có khoản lỗ lũy kế nào được chuyển sang các năm tiếp theo không? Theo quy định
hiện hành, các khoản lỗ lũy kế có thể được chuyển cho các năm tiếp theo để tính thuế
nhưng không được quá 5 năm.
Ví dụ:
Lỗ năm 2011 => có thể chuyển lỗ từ 2012-2016
Lỗ năm 2012 => có thể chuyển lỗ từ 2013-2017
- Sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế. Khi lợi nhuận chịu thuế lớn
hơn lợi nhuận kế toán thì chi phí thuế thực nộp lớn hơn chi phí thuế kế toán. Khoảng chênh
lệch sẽ được ghi nhận thuế hoãn lại trên bảng cân đối kế toán. Ngược lại, nếu chi phí thuế
theo kế toán lớn hơn chi phí thuế thực nộp thì ghi nhận thuế phải nộp trên bảng cân đối kế
toán.
Lưu ý: Sau khi thực hiện các bước dự phóng báo cáo kết quả kinh doanh, một số khoản mục vẫn
chưa được xác định và sẽ được hoàn thành sau khi dự phóng yếu tố ảnh hưởng ở trên bảng cân đối
kế toán:
- Doanh thu tài chính: Dự phóng sau khi hoàn thành dự phóng đầu tư ngắn hạn, đầu tư vào
công ty liên doanh liên kết, tiền và tương đương tiền.
- Chi phí lãi vay: Dự phóng sau khi hoàn thành dự phóng vay nợ
4. Dự phóng bảng Cân đối kế toán
4.1. Dự phóng Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản sau: tiền và tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản
phải thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác.
Dự phóng tài sản lưu động cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Tiền và tương đương tiền: Sẽ gồm 2 phần là tiền dùng cho hoạt động kinh doanh và tiền
phi hoạt động (tiền thừa – Excess cash)
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ = Tiền hoạt động + Tiền thừa (tiền phi hoạt động)

37/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

 Phần tiền hoạt động sẽ được dự phóng theo các nguyên tắc trình bày tại phần dự
phóng Doanh thu tài chính.
 Phần tiền dư thừa sẽ là hệ quả của việc cân đối bảng CĐKT và sẽ được dự phóng
cuối cùng (tương đồng với việc dự phóng Nợ vay ngắn hạn) sau khi dự phóng các
khoản mục khác của bảng CĐKT. Trong trường hợp sau khi tính toán các yêu cầu
về mức tiền tối thiểu cần duy trì phục vụ SXKD và tiền trả các khoản nợ vay ngắn
hạn, nợ vay dài hạn đến hạn trả, các khoản nợ vay dài hạn được phép trả trước,
doanh nghiệp vẫn còn số dư tiền thì phần tiền này sẽ được ghi nhận là phần tiền dư
thừa và được trình bày trong khoản mục Tiền & tương đương tiền. Phần dự phóng
Tiền dư thừa sẽ được trình bày cụ thể trong phần dự phóng Nợ vay ngắn hạn bên
dưới.
- Các khoản phải thu: Sự thay đổi về các điều khoản bán hàng, mức độ cạnh tranh ngành.
Với điều kiện cạnh tranh gay gắt, công ty sẽ phải tăng chiết khấu hoặc tăng số ngày phải
trả cho khách hàng của mình.
- Hàng tồn kho: Sự sẵn có của các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá của nguyên liệu đầu
vào sẽ ảnh hưởng lớn tới hàng tồn kho của công ty. Nếu các nguyên liệu đầu vào có thể dễ
dàng mua với thời gian ngắn thì doanh nghiệp sẽ giảm lượng hàng tồn kho đi hay áp dụng
phương pháp just-in-time để quản lý hàng tồn kho.
- Trong trường hợp bộ máy lãnh đạo của công ty đưa ra kế hoạch cụ thể thì có thể điều chỉnh
trực tiếp các chỉ số tài chính dự phóng mà không dựa trên các năm quá khứ.
Giả định dự phóng:
- Vòng quay các khoản phải thu, số ngày phải thu bình quân
- Vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho bình quân
- Lưu ý so sánh hai chỉ tiêu trên với mặt bằng chung của ngành và thế giới để làm cơ sở đối
chiếu khi dự phóng. Chú ý đến xu hướng tăng/giảm của hai chỉ tiêu này trong các năm quá
khứ và tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng/giảm này (nếu có).
Dự phóng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn:
- Dự phóng các khoản phải thu và hàng tồn kho theo doanh thu và giá vốn:

Các khoản phải thu = Doanh thu dự phóng / Vòng quay các khoản phải thu
Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán dự phóng / Vòng quay hàng tồn kho

- Dự phóng đầu tư ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác theo phương pháp định lượng và điều
chỉnh nếu có thêm thông tin.

38/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

4.2. Dự phóng Tài sản dài hạn


4.2.1 Dự phóng Tài sản cố định
Tài sản cố định được chia thành 3 phần chính: (1) Tài sản cố định hữu hình, (2) Tài sản cố định vô
hình, (3) Tài sản cố định thuê tài chính, (4) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong quá trình dự
phóng nên phân chia TSCĐ thành các nhóm TSCĐ có tính chất, thời gian khấu hao trung bình
tương đồng.
Tài sản cố định hữu hình thường bao gồm các nhóm tài sản sau: Nhà cửa và cấu trúc, máy móc và
thiết bị, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng, tài sản dài hạn khác. Tài sản cố định vô hình
bao gồm: Quyền sử dụng đất, phần mềm vi tính và các tài sản cố định vô hình khác. Tài sản cố
định được dự phóng bằng tổng dự phóng cho từng nhóm tài sản trên.
Khi dự phóng tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Tài sản cố định hiện tại của doanh nghiệp: Máy móc, tài sản có được sử dụng hiệu quả
không và đang được sử dụng bao nhiêu phần trăm công suất?
- Kế hoạch đầu tư của ban điều hành: Các thông tin về kế hoạch đầu tư của công ty có thể
được tìm thấy trong báo cáo thường niên của công ty và các thông tin thu thập được thông
qua phỏng vấn ban lãnh đạo. Mức đầu tư tài sản cố định bình quân trong quá khứ có thể
dùng để tham khảo cho việc dự phóng đầu tư tài sản cố định.
- Doanh thu dự phóng: Dự phóng tài sản cố định nên dựa trên dự phóng doanh thu mặc dù
doanh thu và tài sản cố định không có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì các lý do sau: tài
sản có thể được sử dụng dưới hay vượt công suất thiết kế, đầu tư lớn tại giai đoạn đầu, và
doanh thu là tiền trong hiện tại trong khi tài sản là tiền đã chi đầu tư trong quá khứ. Trong
giai đoạn kinh tế bùng nổ, công ty có thể sử dụng vượt công suất của máy móc tài sản hiện
tại để tăng doanh thu nhưng cũng chỉ có thể tăng trong một mức nhất định. Do đó nếu muốn
tiếp tục tăng doanh thu thì công ty phải đầu tư thêm vào nhà cửa, hạ tầng, máy móc thiết
bị.
- Phương pháp khấu hao công ty đang sử dụng, thời gian khấu hao bình quân của từng loại
tài sản và giá trị còn lại của tài sản được cung cấp trên báo cáo tài chính
- Khấu hao trong từng năm bằng tổng khấu hao của tài sản cũ và khấu hao của tài sản mới.
Lưu ý khi thanh lý tài sản thì sẽ ngừng tính khấu hao cho các tài sản đó.
Giả định dự phóng:
- Đầu tư thêm trong kỳ: Kế hoạch của công ty hoặc sử dụng dự phóng định lượng
- Tài sản thanh lý trong kỳ: Kế hoạch của công ty hoặc sử dụng dự phóng định lượng
- Thời gian khấu hao bình quân cho từng loại tài sản
Sau đây sẽ là cách dự phóng tài sản cố định và khấu hao cho một nhóm tài sản và làm tương tự
cho các nhóm khác.

39/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- B1: Xác định nguyên giá

Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Đầu tư thêm trong kỳ - Thanh lý trong kỳ

- B2: Xác định thời gian khấu hao bình quân: Trong cùng một nhóm tài sản, các tài sản
có thời gian khấu hao khác nhau. Nếu không có số liệu chi tiết cho từng tài sản, cần xác
định thời gian khấu hao bình quân cho nhóm tài sản đó. Thời gian khấu hao bình quân này
sẽ được áp dụng cho tài sản hiện tại và tài sản đầu tư thêm.

Thời gian khấu hao bình quân = Nguyên giá cuối kỳ năm hiện tại / chi phí khấu hao trong kỳ hiện
tại

- B3: Xác định khấu hao tài sản trong năm dự phóng: Lưu ý khấu hao của các tài sản
tăng thêm nên được tách bạch riêng lẻ để dễ kiểm tra, điều chỉnh về sau.

Khấu hao của tài sản hiện tại = (Nguyên giá tài sản đầu kỳ - giá trị thanh lý) / thời gian
khấu hao bình quân

Khấu hao của tài sản tăng thêm = (Nguyên giá tài sản tăng thêm – giá trị thanh lý) / thời gian
khấu hao bình quân

Tổng khấu hao trong kỳ = Khấu hao tài sản hiện tại + Khấu hao tài sản tăng thêm

- B4: Xác định hao mòn lũy kế và tài sản cố định cuối kỳ

Giá trị hao mòn lũy kế = Hao mòn lũy kế đầu kỳ + Tổng khấu hao trong kỳ – Khấu hao lũy kế
cuối kỳ tài sản đã thanh lý
Giá trị còn lại cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ – Giá trị hao mòn lũy kế cuối kỳ

4.2.2 Dự phóng các khoản Đầu tư tài chính dài hạn


Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư góp
vốn vào đơn vị khác, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo
hạn.
Các khoản mục này được dự phóng dựa vào kế hoạch của doanh nghiệp, trong trường hợp không
có thông tin, giữ nguyên các khoản đầu tư này trong các năm tiếp theo.
4.3. Dự phóng các Khoản phải trả ngắn hạn
Nợ ngắn hạn bao gồm nợ vay ngắn hạn, các khoản phải trả, khách hàng trả tiền trước, các khoản
phải trả phải nộp nhà nước, phải trả nhân viên, chi phí lũy kế và các khoản phải trả khác. Lưu ý,
nợ vay ngắn hạn sẽ được dự phóng trong phần nợ vay.
Giả định dự phóng:

40/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Vòng quay các khoản phải trả, lưu ý so sánh với bình quân ngành tại Việt Nam (có thể sử
dụng số tương đối của các doanh nghiệp niêm yết nếu đủ số lượng và chiếm thị phần đủ
lớn để đại diện cho ngành) hoặc số liệu bình quân của thế giới.
- Tỷ lệ khách hàng trả tiền trước / doanh thu
- Tỷ lệ các khoản phải trả phải nộp nhà nước / Lợi nhuận trước thuế
- Tỷ lệ phải trả nhân viên/số lượng nhân viên
Dự phóng các khoản mục trong nợ ngắn hạn như sau:

Các khoản phải trả = Hàng mua trong kỳ / Vòng quay các khoản phải trả

Khách hàng trả tiền trước = Doanh thu dự phóng × Khách hàng trả tiền trước/Doanh thu

Các khoản phải trả nhà nước = EBT dự phóng × Các khoản phải trả nhà nước/EBT

Phải trả người lao động = Số lượng nhân viên dự phóng × Phải trả nhân viên/Số lượng nhân
viên

4.4. Dự phóng Nợ vay


Dự phóng nợ vay cần dựa vào nhu cầu và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thông
thường sẽ có dự phóng về dòng tiền trong 3-5 năm tới. Dự phóng này sẽ bao gồm kế hoạch vay nợ
và lãi suất vay của doanh nghiệp, cần phân tích, đánh giá tính khả thi của kế hoạch này. Nếu kế
hoạch khả thi thì sử dụng bảng này để dự phóng vay nợ, nếu không khả thi thì cần thảo luận với
doanh nghiệp để đưa ra được kế hoạch vay trả nợ hợp lý.
4.4.1 Dự phóng Nợ vay dài hạn
Xác định dựa trên các khoản nợ dài hạn thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại (thuyết
minh tài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết cho từng khoản nợ: tổng giá trị khoản
vay, lãi suất vay, thời gian trả nợ), từ đó lập bảng tính chi tiết về số dư nợ vay dài hạn qua các
năm.
Với các khoản vay thêm hoặc trả nợ trước hạn cần dựa trên ý kiến từ ban lãnh đạo và tính khả thi
của kế hoạch đó. Doanh nghiệp thường huy động nợ vay dài hạn khi có kế hoạch mở rộng sản xuất
kinh doanh, đầu tư TSCĐ hay cho các dự án mới.
Ngoài ra, việc dự phóng nợ vay dài hạn còn phụ thuộc vào đánh giá tín dụng của doanh nghiệp,
khi HĐKD của doanh nghiệp có tính rủi ro cao cũng như dòng tiền biến động mạnh, khi đó doanh
nghiệp sẽ bị đánh giá ở mức tín dụng thấp và khó tiếp cận với các nguồn vốn vay dài hạn từ các
TCTD, khi đó doanh nghiệp sẽ phải huy động vốn từ nguồn khác để tài trợ cho các hoạt động đầu
tư dài hạn, có thể sẽ là phát hành thêm cổ phiếu mới cho cổ đông thường hoặc cổ đông chiến lược.

41/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Trong trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện dự án mới, mở rộng quy mô SXKD và cần
huy động thêm vốn để tài trợ cho các hoạt động mở rộng (phổ biến nhất là mua sắm TSCĐ, xây
dựng cơ bản), cần xem xét các yếu tố liên quan để xác định lượng nợ vay dài hạn DN cần vay
thêm:
 Cơ cấu vốn mục tiêu của DN: phân tích cơ cấu vốn của DN qua các năm, kết hợp thông tin
của DN về cơ cấu vốn mục tiêu của DN hoặc cơ cấu vốn DN muốn dùng để tài trợ cho hoạt
động của dự án mới là như thế nào. Thu thập thông tin về tổng mức đầu tư của dự án mới,
tiến độ giải ngân và kết hợp với cơ cấu nợ vay dài hạn DN định sử dụng để xác định tổng
lượng nợ vay dài hạn DN sẽ vay thêm cũng như tiến độ giải ngân nợ vay dài hạn
 Khả năng vay nợ dài hạn của DN: tùy thuộc vào điểm tín dụng của DN mà các TCTD sẽ
quyết định khoản cho vay dài hạn đối với dự án DN đang dự định triển khai, các thông tin
về tiến độ thực hiện dự án cũng giúp các TCTD quyết định tiến độ giải ngân cũng như thời
gian thu hồi vốn và lãi suất tương ứng từng giai đoạn.
 Lãi suất: lãi suất là vấn đề DN quan tâm khi sử dụng nợ vay, nợ vay dài hạn thường sẽ bị
áp một mức lãi suất cao hơn tùy thuộc vào điểm tín dụng của DN, tính khả thi của dự án.
Khi lãi suất quá cao, DN sẽ hạn chế việc vay mới nợ dài hạn và sử dụng vốn sẵn có để tài
trợ cho dự án.
4.4.2 Dự phóng Nợ vay ngắn hạn
Nợ vay ngắn hạn được dự phóng theo nhu cầu vốn lưu động và khả năng vay nợ của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn tăng lên khi nhu cầu vốn lưu động tăng và giảm khi nhu cầu vốn lưu động giảm.
Trong trường hợp này Nợ vay ngắn hạn sẽ được dự phóng sau cùng (giống với phần dự phóng
Tiền dư thừa) và là hệ quả của việc cân đối bảng CĐKT, khi doanh nghiệp bị thiếu hụt dòng tiền
để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (khi đó giả định doanh nghiệp sẽ không có phần
Tiền dư thừa), cụ thể:

Nợ ngắn hạn (Tiền dư thừa) = Tài sản (không bao gồm tiền dư thừa) - Nguồn vốn (không
bao gồm Nợ ngắn hạn)

 Trường hợp những thay đổi trên Bảng Cân đối kế toán làm Tài sản (chưa bao gồm tiền dư
thừa) lớn hơn Nguồn vốn (chưa bao gồm vay nợ ngắn hạn)  Doanh nghiệp đang thiếu
hụt nguồn tài trợ cho sự gia tăng của các tài sản trong kỳ dự phóng, do đó doanh nghiệp
cần phải gia tăng vay nợ ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt. Khi đó mặc định là doanh nghiệp
sẽ không có số dư tại khoản mục Tiền dư thừa, số dư Tiền & tương đương tiền lúc này sẽ
chỉ có phần tiền tối thiểu cần duy trì phục vụ SXKD.
 Trường hợp những thay đổi trên Bảng Cân đối kế toán làm Tài sản (chưa bao gồm tiền dư
thừa) nhỏ hơn Nguồn vốn (chưa bao gồm vay nợ ngắn hạn)  Doanh nghiệp đang có một
lượng tiền dư thừa (chính bằng chênh lệch giữa hai khoản mục phía trước), khi đó mặc

42/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

định là doanh nghiệp sẽ không còn Nợ vay ngắn hạn. Doanh nghiệp có thể xem xét dùng
lượng tiền thừa này để thanh toán các khoản vay nợ dài hạn trước hạn (nếu có thể), từ đó
làm giảm tỷ lệ nợ vay dài hạn/Tổng tài sản. Lượng tiền dư thừa sau khi thực hiện các nghiệp
vụ trả nợ trên sẽ là giá trị Tiền dư thừa phản ảnh trên cột tài sản của BCĐKT.
Ví dụ cụ thể cách thức cân đối bảng CĐKT, từ đó dự phóng Tiền dư thừa / Nợ ngắn hạn

TÀI SẢN Y2015 Y2016 Y2016


Tiền dư thừa 100 60
Tiền hoạt động 300 300 300
Khoản phải thu 130 140 140
Hàng tồn kho 140 150 150
TSCĐ 500 600 600
Tài sản khác 80 60 60
Tổng tài sản 1250 1250 1310

NGUỒN VỐN
Nợ ngắn hạn 0
Phải trả nhà cung cấp 80 70 70
Phải trả khác 120 140 140
Nợ dài hạn 220 200 200
Vốn cổ phần 400 440 440
LN giữ lại 430 460 460
Tổng nguồn vốn 1250 1310 1310

Tổng tài sản (trừ tiền dư thừa) 1250


Tổng nguồn vốn (trừ nợ ngắn hạn) 1310
Tiền dư thừa (Nợ ngắn hạn) 60

43/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

TÀI SẢN Y2015 Y2016 Y2016


Tiền dư thừa 100
Tiền hoạt động 300 300 300
Khoản phải thu 130 240 240
Hàng tồn kho 140 150 150
TSCĐ 500 600 600
Tài sản khác 80 60 60
Tổng tài sản 1250 1350 1350

NGUỒN VỐN
Nợ ngắn hạn 0 40
Phải trả nhà cung cấp 80 70 70
Phải trả khác 120 140 140
Nợ dài hạn 220 200 200
Vốn cổ phần 400 440 440
LN giữ lại 430 460 460
Tổng nguồn vốn 1250 1310 1350

Tổng tài sản (trừ tiền dư thừa) 1350


Tổng nguồn vốn (trừ nợ ngắn hạn) 1310
Tiền dư thừa (Nợ ngắn hạn) -40

Trong quá trình dự phóng nợ vay, cần xem xét các chỉ số liên quan đến Nợ vay của doanh nghiệp
để đánh giá dự phóng có hợp lý hay không, nếu chưa hợp lý thì cần điều chỉnh lại các giả định của
dự báo liên quan đến Nợ vay. Những chỉ báo cần xem xét mức độ hợp lý:
- Cơ cấu D/E trong các năm dự phóng có phù hợp với dữ liệu lịch sử hay cơ cấu vốn mục
tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn hoặc mức trung bình ngành hay không, xem xét mức
độ hợp lý của những thay đổi trong cơ cấu D/E sẽ giúp đánh giá dự phóng phù hợp hay
không? Sự thay đổi của cơ cấu D/E trong các năm dự phóng tùy thuộc vào:
 Tỷ lệ vay nợ dài hạn thường tăng lên khi doanh nghiệp đầu tư dự án mới, mua bán
sát nhập với doanh nghiệp khác
 Trong thời kỳ khó khăn, lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp các chi tiêu của doanh
nghiệp do đó doanh nghiệp phải vay thêm
 Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận lớn thường sẽ sử dụng một phần để trả dần nợ
dẫn đến tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm dần
 Thay đổi về vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp tăng thêm vốn góp từ CSH
 Tăng giảm hàng năm theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Các chỉ số về khả năng thanh toán, khả năng chi trả nợ vay, lãi vay của doanh nghiệp.

44/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

- Các chỉ số biên về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu việc vay nợ của doanh nghiệp
khiến tăng chi phí lãi vay quá mức, từ đó bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp khiến hiệu
quả hoạt động giảm sút và rủi ro gia tăng thì cần xem xét lại các giả định dự phóng.
Ví dụ: tỷ lệ D/E mục tiêu của doanh nghiệp trong năm 2016 là 60%, tuy nhiên, phần dự
phóng vốn lưu động trong kỳ lại làm Tài sản (chưa bao gồm tiền) lớn hơn Nguồn vốn (chưa
bao gồm vay nợ) và buộc doanh nghiệp phải tăng khoản vay nợ ngắn hạn cao hơn mức dự
kiến, khiến D/E cao hơn 60%  Có hai sự lựa chọn tùy theo chiến lược của doanh nghiệp
và tính hợp lý khi dự phóng:
 Thay đổi thông số liên quan đến vốn lưu động để giảm nhu cầu vốn lưu động trong
kỳ, từ đó giảm Nợ vay ngắn hạn.
 Chấp nhận mức D/E cao hơn mục tiêu 60% đồng nghĩa với việc tăng rủi ro.
4.4.3 Cash Sweep
“Cash sweep” là việc doanh nghiệp sử dụng tiền dư thừa để trả bớt nợ vay. “Cash sweep” có thể
được sử dụng khi:
 Doanh nghiệp có tiền dư thừa
 Khi trong các khoản vay nợ dài hạn của doanh nghiệp có các khoản nợ cho phép việc sử
dụng tiền dư thừa để trả trước và giảm số dư nợ vay dài hạn trước hạn, thường điều khoản
này áp dụng cho các khoản vay nợ ngân hàng, các khoản nợ trái phiếu thường không áp
dụng (với các trái phiếu “call-option” thì có thể sử dụng tương tự cách này)
 Việc sử dụng “cash sweep” có thể bị áp dụng một số chi phí phạt do đáo hạn nợ vay
trước hạn.
a. Tác động của việc sử dụng “cash sweep” lên các báo cáo tài chính
 Tài sản ngắn hạn giảm (tiền & tương đương tiền)
 Nguồn vốn giảm (phần nợ vay dài hạn đã được trả trước hạn)
 LNST tăng: do phần nợ dài hạn giảm xuống, lãi vay giảm, lãi tiền gửi cũng giảm tuy nhiên
phần giảm lãi vay thường lớn hơn phần lãi tiền gửi của phần tiền dùng để trả bớt nợ vì vậy
tác động thuần sẽ làm giảm chi phí qua đó tăng LNST trên BCKQKD và LN giữ lại trên
BCĐKT.
b. Vấn đề vòng lặp
Việc tính toán lãi vay và lãi tiền gửi sẽ dựa trên giá trị trung bình của phần tiền gửi đầu-cuối
năm cũng như nợ dài hạn đầu-cuối năm. Kết quả này sẽ tác động lên sự thay đổi của lợi nhuận
trước thuế trên BCKQKD, lợi nhuận đó sẽ tác động lên báo cáo LCTT ở khoản mục dòng tiền
từ HĐKD và sau đó là lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và số dư của khoản mục tiền trên
BCĐKT, điều đó sẽ tạo lên một vòng lặp.

45/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Để tránh việc phát sinh vòng lặp, có thể sử dụng số dư đầu năm hoặc cuối năm để tính toán
các khoản lãi phát sinh kể trên. Tuy nhiên cách này dường như không phản ánh đúng bản chất
của hoạt động phát sinh.
Bản thân việc sử dụng “cash sweep” cũng phát sinh vòng lặp, khi việc dùng tiền thừa để trả
bớt nợ dài hạn thường làm giảm phần chi phí lãi và qua đó tăng LNTT, việc thay đổi LNTT sẽ
làm thay đổi lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và do đó sẽ góp phần làm thay đổi số dư tiền và
phần tiền dư thừa, qua đó lại tác động tiếp vào phần nợ vay dài hạn có thể được trả trước, vòng
lặp phát sinh tại đây.
Để cân bằng các khoản mục trong báo cáo tài chính, việc sử dụng vòng lặp trong dự phóng
BCTC là cần thiết.
c. Cách thức hoạt động của “Cash sweep”

Begining cash + CFO


+ CFI + CFF (before
debt) ==> Cash
available before
debt

New long-term
debt, new cash - Longterm debt
balance --> new repayment per year
profit --> new CFO

Repay long-term - Minimum Cash


debt sweep if (*) >0 required

Excess Cash
available for long-
term debt sweep (*)

46/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

d. Vấn đề trong quá trình sử dụng “Cash sweep”


- Việc áp dụng “cash sweep” để trả bớt nợ dài hạn cần phải có thông tin chắc chắn từ phía
DN về các hợp đồng vay nợ, nếu hợp đồng vay nợ dài hạn của DN có điều khoản cho phép
trả bớt nợ trước hạn thì mới kích hoạt công cụ cash sweep
- Việc áp dụng cash sweep cũng không thể dùng đồng loạt cho các khoản nợ dài hạn của
DN được, lý do:
 Có những khoản nợ dài hạn của DN không có điều khoản trả trước
 Khi cash sweep không đủ số dư để trả hết các khoản nợ dài hạn có điều khoản trả
trước, khi đó doanh nghiệp sẽ trả bớt theo một trong hai cách:
 Trả tất cả các khoản nợ dài hạn có điều khoản trả trước theo tỷ lệ thực hiện
bằng tỷ lệ của cash sweep trên tổng giá trị các khoản nợ trên
 Trả trước các khoản nợ có điều khoản trả trước được ưu tiên hơn, việc xác
định khoản nợ nào được ưu tiên phải thu thập thông tin từ DN
- Việc áp dụng cash sweep có thể thay đổi từ năm này qua năm khác, vì vậy tại từng năm
cần phải xem xét xem năm đó các khoản nợ có được phép trả trước hay không hay một
khoản nợ nào đó được sử dụng điều khoản trả trước tuy nhiên phải sau một khoảng thời
gian trả định kỳ nhất định.
- Khi sử dụng cash sweep để trả bớt nợ dài hạn trước hạn, có thể DN sẽ phải chịu chi phí
phạt, cần tính đến chi phí này (chi phí tài chính) khi quyết định sử dụng điều khoản trên.
4.5 Dự phóng Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản sau: Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu
quỹ, chênh lệch tỷ giá, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc doanh nghiệp
và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu được dự phóng từ các khoản mục thành
phần.
Giả định:
- Tỷ lệ cổ tức xác định dựa trên thực tế chi trả cổ tức trong quá khứ và chính sách chi trả cổ
tức của công ty.
- Tỷ lệ trích lập các quỹ dựa trên quy định của công ty.
Dự phóng:
- Vốn góp của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ: Dự phóng theo kế hoạch của công ty, nếu không
có thêm thông tin thì sử dụng số liệu của năm hiện tại cho các năm dự phóng.
- Các quỹ: Dự phóng dựa vào lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ trích lập các quỹ theo quy định của
công ty.

Quỹ khen thưởng phúc lợi cuối kỳ = Giá trị đầu kỳ + Lợi nhuận sau thuế × Tỷ lệ trích lập

47/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Quỹ đầu tư phát triển cuối kỳ = Giá trị đầu kỳ + Lợi nhuận sau thuế × Tỷ lệ trích lập

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm dự phóng = Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm
trước + Lợi nhuận thuần năm dự báo – Lợi ích cổ đông thiểu số – Cổ tức năm dự báo – Trích
lập các quỹ

Sau khi thực hiện hết các bước trên thì hầu hết các khoản mục đã được dự phóng ngoại trừ “Tiền
và tương đương tiền”. Khoản mục ảnh hưởng bởi sự thay đổi tiền của công ty trong kỳ và được
tính toán thông qua dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở bước tiếp theo.
5. Dự phóng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh sự thay đổi của dòng tiền doanh nghiệp trong kì. Một doanh
nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhưng vẫn có thể thiếu hụt về dòng tiền do sự lệch pha giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra.
Theo quy tắc kế toán, các thay đổi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên các thay đổi
trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
- Dòng tiền vào: Sự giảm của các khoản mục tài sản, sự tăng thêm của nợ vay và vốn chủ sở
hữu
- Dòng tiền ra: Sự tăng thêm của tài sản, sự giảm đi của nợ vay và vốn chủ sở hữu
Xác định sự thay đổi của dòng tiền:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) bắt đầu với lợi nhuận sau thuế điều chỉnh cho
các khoản chi phi tiền mặt (chi phí khấu hao, chi phí dự phóng), lãi/lỗ từ thanh lý tài sản…
và thay đổi vốn lưu động (tất cả các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
ngoại trừ tiền và tương đương tiền và nợ vay ngắn hạn).
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) bao gồm các khoản chi đầu tư, thanh lý tài sản cố
định; các khoản chi cho vay, thu hồi nợ và các công cụ nợ của đơn vị khác; tiền góp và thu
hồi từ các đơn vị khác; tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính (CFF) bao gồm sự tăng/giảm của dòng tiền từ việc tăng
vốn, mua cổ phiếu quỹ, trả cổ tức và các khoản vay nợ ngắn và dài hạn.
Xác định tiền cuối kỳ:

Tiền cuối kỳ = Tiền đầu kỳ + CFO + CFI + CFF

48/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

Bảng tóm tắt dự phóng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

STT Chỉ tiêu Notes

1 Lợi nhuận/(lỗ) sau thuế Lợi nhuận/(lỗ) năm dự báo ở trong phần báo cáo kết
quả kinh doanh

Điều chỉnh cho:

2 Khấu hao tài sản Số khấu hao TSCĐ đã trích được ghi nhận trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3 Các khoản dự phòng Các khoản dự phòng giảm giá đã lập được ghi nhận
vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì

4 Thay đổi vốn lưu động Thay đổi của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn
và nợ ngắn hạn ngoại trừ tiền và tương đương tiền
và nợ vay.

5 Các điều chỉnh khác Phản ánh các khoản tiền thu, chi khác từ hoạt động
kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Tổng (1:5)


động kinh doanh (CFO)

6 Tiền chi mua sắm tài sản cố định và Tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ
tài sản dài hạn khác hữu hình, TSCĐ vô hình, chi xây dựng cơ bản dở
dang

7 Tiền thu thanh lý TSCĐ Số tiền thuần đã thu từ việc thanh lý, nhượng bán
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và bất động sản đầu
tư trong kỳ báo cáo

8 Tiền chi cho vay, mua các công cụ Tổng số tiền đã chi cho bên khác vay, chi mua các
nợ của đơn vị khác công cụ nợ của đơn vị khác (Trái phiếu, tín phiếu,
kỳ phiếu...) vì mục đích nắm giữ đầu tư trong kỳ
báo cáo

49/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

9 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các Tổng số tiền đã thu từ việc thu hồi lại số tiền gốc đã
công cụ nợ cho vay, từ bán lại hoặc thanh toán các công cụ nợ
của đơn vị khác trong kỳ báo cáo.

10 Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác Số tiền đã chi để đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác
trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới
hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty con, cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết,...
(Không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích
thương mại)

11 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn Tổng số tiền thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn
vị khác vị khác (Do bán lại hoặc thanh lý các khoản vốn đã
đầu tư vào đơn vị khác) trong kỳ báo cáo (Không
bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục
đích thương mại)

12 Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức Số tiền thu về các khoản tiền lãi cho vay, lãi tiền
gửi, lãi từ mua và nắm giữ đầu tư các công cụ nợ
(Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...), cổ tức và lợi
nhuận nhận được từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác
trong kỳ báo cáo

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Tổng (6:12)


động đầu tư (CFI)

13 Tiền thu phát hành thêm cổ phiếu Số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp
góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu
bằng tiền (Số tiền thu theo giá thực tế phát hành)

14 Tiền chi mua cổ phiếu của doanh Số tiền đã chi ra để mua cổ phiếu quỹ của doanh
nghiệp đã phát hành nghiệp trong kỳ

15 Tiền chi trả cổ tức Cổ tức đã trả trong kì

16 Các khoản thu/(chi) vốn khác

17 Vay mới/(Chi trả) nợ gốc vay ngắn Tiền tăng lên/(giảm) đi từ việc vay thêm/(trả) nợ
hạn ngắn hạn

50/51
DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

18 Vay mới/(Chi trả) nợ gốc vay dài Tiền tăng lên/(giảm) đi từ việc vay thêm/(trả) nợ
hạn ngắn hạn

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Tổng (13:18)


động tài chính (CFF)

Tiền và tương đương tiền cuối kì CFO + CFI + CFF

SÁCH THAM KHẢO

1. Amstrong, J.S. (2001). Combining forecasts.


2. Andrew Fight (2006). Cash flow forecasting. Oxford: Elsevier.
3. Damodaran . Forecasting cash flows.
4. John, S.T. (2004). Building financial model: Aguide to creating and interpreting financial
statements.
5. Tim, K., Marc, G., and David, W. (2010). Valuation: Measuring and managing the value
of companies. New Jersey: John Wiley & Sons

51/51

You might also like