Ôn tập kiến thức 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NHÀ NƯỚC XHCN VIỆT NAM

Câu 1: Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam


 Là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngủ tri thức.
Được biểu hiện các đặc trưng cơ bản sau:
 Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước
 Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em cùng sinh sống
trên lãnh thổ Việt Nam
 Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn
 Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
 Nhà nước thể hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới
Câu 2: Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Các chức năng đối nội:
+ Bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
+ Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ XHCN
+ Tổ chức và quản lý kinh tế
+ Tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
+ Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội
+ Bảo vệ trật tự XHCN, tăng cường pháp chế XHCN
- Các chức năng đối ngoại:
+ Bảo vệ Tổ quốc XHCN, đảm bảo khả năng quốc phòng, đánh thắng mọi cuộc chiến
tranh xâm lược
+ Cũng cố và tăng cường tính hữu nghị, hợp tác truyền thống với các nước XHCN, các
nước láng giềng
Ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, phong trào tiến bộ trên
thế giới
Câu 3: Khái niệm và phân loại cơ quan nhà nước
 Khái niệm
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn
nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của
nhà nước
Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một tập thể
người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân,…) hoặc một người
(ví dụ: Chủ tịch nước), được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân dân nhà
nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
 Phân loại
- Căn cứ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước
+ Các cơ quan quản lý nhà nước
+ Các cơ quan xét xử
+ Các cơ quan kiểm sát
- Căn cứ phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ
+ Các cơ quan nhà nước ở trung ương
+ Các cơ quan nhà nước ở địa phương
- Căn cứ vào chế độ làm việc
+ Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể
+ Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng
+ Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng
Câu 4: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập nhập, hành pháp và tư pháp
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
- Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc
Câu 5: Khái niệm và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền
- Khái niệm Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động
khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền
lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của
con người
- Đặc điểm của nhà nước pháp quyền
+ Thứ 1, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà
nước cũng đặt mình trong khuôn khổ pháp luật
+ Thứ 2, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là
phương tiện chính quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và
toàn xã hội
+ Thứ 3, pháp luật trong nhà nước pháp quyền thực sự vì con người
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
I. ĐẢNG CỘNG SẢN: Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
II. HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân
Tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổ chức các bộ máy địa phương.
III. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM: là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát,
phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
IV. CÔNG ĐOÀN: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công
nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động,
chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
V. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI KHÁC: Hội nông dân Việt Nam, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt
Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức
thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
Câu 1: Nguồn gốc ra đời pháp luật
Cùng với việc ban hành các quy tắc pháp luật mới, nhà nước đã tìm kiếm những quy tắc
tập quán nào còn phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và thừa nhận nó thành quy tắc tập quán
nào còn phù hợp với lợi ích của giai cấp mình và thừa nhận nó thành quy tắc pháp luật. Như

vậy, pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước
và đều là sản phẩm của xã hội các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Câu 2: Khái niệm và các thuộc tính của pháp luật
- Khái niệm
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển
phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
- Dấu hiệu đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật:
+ Tính quy phạm phổ biến
+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
+ Tính được đảm bảo bằng nhà nước
Câu 3: Bản chất của pháp luật
- Bản chất giai cấp: Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Bản chất xã hội: Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể
hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội
Câu 4: Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác (nền kinh tế, nhà nước,
các quy phạm xã hội khác)
 Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: Các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là
nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung,
hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật
- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế
+ Tác động tích cực, ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản
ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật phản
ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội
 Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
- Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện trong cuộc sống
- Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: Quyền lực nhà nước chỉ có thể được triển
khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật
 Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác
- Nhà nước thể chế hóa nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị,…thành quy
phạm pháp luật
- Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu
quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
Câu 5: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
-Thứ 1, pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
- Thứ 2, pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội
- Thứ 3, pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới
- Thứ 4, pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế
Câu 6: Hình thức của pháp luật
- Hình thức bên trong: Các nguyên tắc chung của pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành
luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật
- Hình thức bên ngoài: Nguồn pháp luật bao gồm tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Quy
phạm pháp luật
Nguồn của pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung
của nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực
tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.
Câu 7: Kiểu pháp luật đã có trong lịch sử loài người
- Pháp luật Chiếm hữu nô lệ
- Pháp luật Phong kiến
- Pháp luật Tư sản
- Pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Câu 8: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và các nguyên tắc áp dụng của
văn bản quy phạm pháp luật
STT Cơ quan ban hành Tên loại văn bản
1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị Quyết
2 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết
3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định
4 Chính phủ Nghị định
5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định
6 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư
7 Tổng kiểm toán Nhà nước Quyết định
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
8 Thông tư
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa
9 các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức Thông tư liên tịch
chính trị xã hội
10 Hội đồng nhân dân Nghị định/Nghị quyết
11 Uỷ ban nhân dân Quyết định

Câu 9: Quy phạm pháp luật. Các đặc điểm của quy phạm pháp luật
a) Khái niệm: Là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng
nhất định.
b) Đặc điểm quy phạm pháp luật
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện
- Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc
Câu 10: Quan hệ pháp luật. Các đặc điểm của quan hệ pháp luật
a) Khái niệm: Là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của
các quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý tương ứng. Trong đó, các chủ thể có những quyền và
nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện.

b) Đặc điểm quan hệ pháp luật


- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm luật điều chỉnh
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước
- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý
và được nhà nước đảm bảo thực hiện
Câu 11: Các thành phần của quan hệ pháp luật
Chủ thể, nội dung và khách thể
a) Chủ thể quan hệ pháp luật
- Cá nhân
+ Năng lực pháp luật: Là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật
+ Năng lực hành vi: của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng, nhận thức và làm chủ
hành vi của cá nhân đó
- Pháp nhân
+ Năng lực pháp luật của pháp nhân: phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc được cấp giấy phép và chấm dứt từ thời điểm
chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như giải thể, phá sản, chia tách, hợp
nhất,…
+ Năng lực hành vi của pháp nhân: thường phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng
lực pháp luật của pháp nhân.
b) Nội dung quan hệ pháp luật
- Quyền pháp lý: Là cách xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép
- Nghĩa vụ pháp lý: Là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp
ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác
c) Khách thể quan hệ pháp luật: Lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được
Câu 12: Sự kiện pháp lý. Phân loại sự kiện pháp lý
a) Sự kiện pháp lý: Là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất
hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt một quan hệ pháp luật

b) Phân loại sự kiện pháp lý


- Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ pháp luật: sự kiện pháp lý giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp
- Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý
- Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật: sự kiện
pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi và làm chấm dứt quan hệ pháp luật
Câu 13: Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
a) Khái niệm
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội
được các quy định của pháp luật điều chỉnh. Hành vi hợp pháp chính là hành vi phù hợp với các
quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy
định.
b) Các hình thức thực hiện pháp luật
Tuân thủ PL Thi hành PL Sử dụng PL Áp dụng PL
Bản chất Là việc thực hiện pháp “Hành vi hành Được thể hiện dưới Các chủ thể lựa chọn xử
luật mang tính chất động” được thực hình thức “hành vi sự những điều pháp luật
thụ động và thể hiện hiện một cách hành động” và cho phép. Đó có thể là
dưới dạng “hành vi chủ động và tích “hành vi không “hành vi hành động”
không hành động” cực hành động” hoặc “hành vi không
hành động” tùy quy định
pháp luật cho phép
Chủ thể Mọi chủ thể Mọi chủ thể Mọi chủ thể Cán bộ, cơ quan nhà
thực hiện nước có thẩm quyền

Hình thức Thường được thể hiện Thường được thể Thể hiện ở tất cả các Thường được thể hiện
thể hiện dưới hình thức cấm hiện dưới hình loại quy phạm khác dưới hình thức quy
đoán thức quy phạm nhau do nhà nước có phạm trao quyền.
bắt buộc nghĩa vụ cũng như
quyền hạn tổ chức
cho các chủ thể khác
thực hiện pháp luật.
Tinh bắt Mang tính bắt buộc thực hiện, theo đó, chủ thể phải thực hiện theo Chủ thể thực hiện theo ý
buộc những quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn khác chí của mình mà không
có sự ép buộc thực hiện.

Câu 14: Vi phạm pháp luật. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ.
Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Dấu hiệu 1: Hành vi trái pháp luật
- Dấu hiệu 2: Chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi
- Dấu hiệu 3: Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
-Dấu hiệu 4:Xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Câu 15: Các bộ phận cấu thành của vi phạm pháp luật
a) Mặt khách quan
- Hành vi trái pháp luật
- Sự thiệt hại của xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội
- Thời gian, địa điểm hay công cụ, phương tiện
b) Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm ký bên trong của
chủ thể vi phạm pháp luật
- Lỗi: Cố ý trực tiếp; Cố ý gián tiếp; Vô ý vì quá tự tin; Vô ý do cẩu thả
- Động cơ: Cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Mục đích: Cái mà chủ thể muốn đạt được
c) Khách thể
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hôi được pháp luật bảo vệ bị hành vi
vi phạm pháp luật xâm hại tới
c) Chủ thể vi phạm pháp luật: Là cá nhân, pháp nhân có năng lực trách nhiệm pháp lý
Câu 16: Phân loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm hình sự (tội phạm)
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỷ luật

Câu 17: Trách nhiệm pháp lý. Phân loại


Là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong
đó, chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định
trong chế tài của quy phạm pháp luật.
Không truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp
luật trong các trường hợp sau
- Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý
- Do sự kiện bất ngờ
- Do phòng vệ chính đáng
- Thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết
 Phân loại
Có 4 loại hình thức pháp lý
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỷ luật
Câu 18: Ý thức pháp luật. Các đặc trưng ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật: Là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành
trong xã hội XHCN, thể hiện mối quna hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật
đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá của con người về tính hợp pháp hay không
hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân
Các đặc trưng của ý thức pháp luật
- Ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội
- Ý thức pháp luật là hiện tượng có tính giai cấp
Câu 19: Quy phạm pháp luật
Một quy phạm pháp luật gồm ba bộ phận: Giả định; quy định; chế tài

You might also like