Bạn Có Chắc Mình Đã Biết Cách Sử Dụng Dấu Phẩy Trong Tiếng Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bạn Có Chắc Mình Đã Biết Cách Sử Dụng Dấu

Phẩy Trong Tiếng Anh?


Có lẽ tất cả chúng ta đều biết dấu phẩy là gì rồi, đúng không nào? À và cả vai trò của nó trong
câu nữa. Nhưng bạn có chắc rằng mình đang sử dụng dấu phẩy đúng quy tắc không? Giống như
tiếng Việt, các quy tắc về sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh cũng rất phiền phức và khó hiểu.
Thi thoảng khi viết hay đặt câu, nhiều người trong chúng ta có thể sẽ thắc mắc, “Liệu mình để
dấu phẩy ở đây có đúng không”, “Mình nên để dấu phẩy trước hay sau cụm từ này?”,….  Hoặc
thậm chí, một số người còn tuỳ ý đặt dấu phẩy ở bất kỳ chỗ nào trong câu mà không hề nghĩ đến
việc đúng sai của nó.  Vậy thì, để giúp các bạn biết cách dùng dấu phẩy sao cho hợp lý khi viết
tiếng Anh, mình có một vài quy tắc nho nhỏ (nhưng rất hữu ích) muốn chia sẻ.Trước khi tìm
hiểu về cách sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh, chúng ta cần làm rõ thế nào là mệnh đề độc lập
và mệnh đề phụ thuộc đã.

1. Mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề độc lập (independent clause)


là mệnh đề mà ý nghĩa của nó không phụ thuộc vào một mệnh đề khác trong cùng một câu.
Mệnh đề này có thể đứng một mình và trở thành một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ:

“It stopped raining.”

Mệnh đề phụ thuộc (dependent clause)


là mệnh đề không thể đứng một mình để trở thành một câu hoàn chỉnh. Nó luôn phải đi với một
mệnh đề độc lập để tạo thành một câu có ý nghĩa. Thường thì những mệnh đề phụ thuộc này sẽ
bắt đầu bằng các liên từ hay giới từ như: after, as, before, if, since, while, when, that, though,
unless, until, …

Ví dụ:

“After it stopped raining.”


Xem ví dụ trên bạn sẽ thấy “After it stopped raining” chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Bạn sẽ
cần thêm thông tin để có thể hiểu hết ý nghĩa của câu nói – “After it stopped raining, what
happened?” (Sau khi trời ngừng mưa, điều gì đã xảy ra?)

Các mệnh đề độc lập có thể kết hợp lại với nhau để tạo thành câu ghép (compound sentences), và
chúng cũng có thể kết hợp với mệnh đề phụ thuộc để tạo thành câu phức (complex sentences).

Những trường hợp như vậy luôn cần sự có mặt của dấu phẩy. Vậy dấu phẩy được sử dụng như
thế nào? Hãy đọc tiếp để cùng eJOY tìm ra câu trả lời nhé!

2. Sử dụng dấu phẩy lúc nào?

* Sử dụng dấu phẩy trước liên từ (and, but, or, nor, so, yet) để nối hai mệnh đề độc
lập
Ví dụ: “I went shopping, and I saw John.”

Cả hai mệnh đề trong ví dụ trên đều là những mệnh đề độc lập. Liên từ được sử dụng ở đây
là “and”. Trường hợp này chúng ta cần một dấu phẩy trước “and”.

Nếu chúng ta bỏ “I” ở mệnh đề thứ hai đi thì đây không còn là một mệnh đề nữa (do thiếu chủ
ngữ). Lúc này dấu phẩy không còn cần thiết: “I went shopping and saw John.”

* Sử dụng dấu phẩy ngay sau một mệnh đề phụ thuộc đứng đầu câu
Ví dụ:

“When I went shopping, I saw John.”

“When I went shopping” là một mệnh đề phụ thuộc, và mệnh đề này đứng đầu câu. Do đó chúng
ta cần dùng dấu phẩy để phân cách nó với mệnh đề độc lập phía sau “I saw John”.

Tuy nhiên nếu mệnh đề phụ thuộc đứng cuối câu thì không cần sử dụng dấu phẩy.

Ví dụ
“I saw John when I went shopping.”

* Sử dụng dấu phẩy để phân cách đồng vị của một từ hoặc cụm từ trong câu
Ví dụ:

“While I went shopping, I saw John, my English teacher.”

Đồng vị là một danh từ hay cụm danh từ đặt liền theo sau để giải thích danh từ phía trước hoặc là
từ đồng nghĩa với nó. “My English teacher” là một đồng vị của “John”, được thêm vào để giải
thích cho người nghe biết “John” là ai. Và cần ghi nhớ, đồng vị là từ/ cụm từ không giữ vai trò
thiết yếu đối với ý nghĩa của câu. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ nó mà câu vẫn giữ được
nguyên ý nghĩa cơ bản ban đầu.

* Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hay nhiều từ/ cụm từ/ mệnh đề trong một câu dài (câu
liệt kê)
Ví dụ:

“While I went shopping, I saw John, Tina, and Martin.”

Trong một câu liệt kê, chúng ta cần dùng dấu phẩy để phân cách các danh từ/ cụm từ trong
phần liệt kê đó (John, Tina, và Martin).

Lưu ý là với dấu phẩy cuối cùng (Oxford Comma), bạn có thể sử dụng hoặc không. Oxford
Comma từ lâu đã gây ra không ít tranh cãi trong giới ngữ pháp. Nhiều người cho rằng việc sử
dụng Oxford Comma là không cần thiết, một số người khác lại một mực phản đối quan điểm này
và biện hộ rằng việc sử dụng Oxford comma sẽ giúp làm rõ ý trong câu. Đến giờ, tranh cãi này
vẫn chưa được giải quyết. Nên bạn không cần đắn đo xem có bắt buộc phải sử dụng “dấu phẩy
đặc biệt” này hay không nhé! Nếu thích bạn cứ dùng thôi.

==> Bạn có thể tìm hiểu thêm về Oxford Comma ở đây

* Sử dụng dấu phẩy sau trạng từ đứng đầu câu


Ví dụ:
“Finally, it stopped raining.”

“Surprisingly, I saw John when I went shopping.”

Bạn hẳn đã từng bắt gặp những trạng từ đuôi “ly” đứng ở đầu câu như “sadly, luckily,
unfortunately, generally,….”. Đây là những trạng từ chỉ cách thức, và chúng được phân tách
với phần còn lại của câu bằng dấu phẩy.

* Sử dụng dấu phẩy sau các từ nối “therefore, however, …”


Một số từ nối đòi hỏi phải có dấu phẩy trước và ngay sau chúng, chẳng hạn như “therefore,
however, nevertheless, on the other (one) hand, otherwise, by contrast,…”

Ví dụ:

“It is, however, an interesting topic for us to discuss.”

“On the one hand, I think the Internet brings a lot of benefits. On the other hand, there are many
drawbacks of the Internet that we have to take into account.”

* Sử dụng dấu phẩy để phân biệt một trích dẫn trong cả một câu
Tuỳ vào vị trí của câu trích dẫn mà dấu phẩy có thể ở trước hoặc sau trích dẫn đó.

Ví dụ:

His mother asked, “What were you doing when I called you yesterday?”

“I was going shopping with John”, said he.

* Sử dụng dấu phẩy để phân cách các phần của một địa chỉ hay thời gian
Ví dụ:

“I was born in Hoang Mai, Hanoi.”


“I was born on March 25, 1990.”

* Sử dụng dấu phẩy trước và sau tên của một người được chỉ đích danh
Ví dụ:

“Tina, have you finished your homework yet?”

“Can you, Peter, help me with my homework?”

* Sử dụng dấu phẩy trong câu hỏi đuôi


Ví dụ:

“You went shopping yesterday, didn’t you?

They are your friends, aren’t they?”

* Sử dụng dấu phẩy để tách hai phần đối lập trong một câu
Ví dụ:

“That’s my book, not yours.”

3. Những trường hợp không dùng dấu phẩy

Giờ thì chúng ta hãy cùng nhau phân tích một số lỗi thường gặp khi dùng dấu phẩy trong tiếng
Anh nhé!

Thứ nhất là comma splices. Comma splices là một lỗi khá phổ biến. Lỗi này thường xảy ra khi
chúng ta liên kết hai mệnh đề độc lập lại với nhau bằng một dấu phẩy mà không có liên từ đi
kèm.

Ví dụ:

(SAI) It stopped raining, we decided to go shopping.


“It stopped raining” là một mệnh đề độc lập. Nó hoàn toàn có thể đứng một mình như một câu
đầy đủ. Và “we decided to go shopping” cũng vậy. Do đó, chúng ta không thể dùng dấu phẩy
nối hai mệnh đề này.

Ví dụ trên nên được sửa lại như sau:

Cách 1: Phân cách hai mệnh đề trên bằng dấu chấm câu

“It stopped raining. We decided to go shopping.”

Cách 2: Phân cách hai mệnh đề trên bằng dấu chấm phẩy (;)

“It stopped raining; we decided to go shopping.”

Cách 3: Kết hợp với một liên từ

“It stopped raining, so we decided to go shopping.”

“Because it stopped raining, we decided to go shopping.”

You might also like