Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 240

ĐỀ ÁN

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Khu Đô thị Sáng tạo Tương tác cao
phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
3
Mục lục

01
Sự cần thiết, căn cứ,
02
Hiện trạng đô thị
cơ sở lý luận và thực và quy hoạch
tiễn hình thành và
phát triển Đô thị
Sáng tạo Tương tác
cao phía Đông Thành
phố Hồ Chí Minh

Trang 7 - 13 Trang 15 - 49

05 06
Các tiêu chí phát Quy trình thực
triển và thông số hiện và khung
quy hoạch tổng thể tiến độ triển khai

Trang 101 - 117 Trang 119 - 127

09
Dự báo tác
động của đề án HIID

Trang 197 - 201

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
03
Các mô hình đô thị
04
Tương tác và kết nối
sáng tạo các đơn vị hữu quan

Trang 51 - 75 Trang 77 - 99

07 08
Các chiến lược phát Tổ chức thực hiện và
triển trọng điểm kế hoạch hành động
sáng tạo

Trang 129 - 175 Trang 177 - 195

10
Phụ lục

Trang 203 - 238

5
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
1 Sự cần thiết, căn cứ, cơ sở lý luận
và thực tiễn hình thành và phát
triển Đô thị Sáng tạo Tương tác
cao phía Đông TPHCM
_
1.1 Bối cảnh và sự cần thiết

1.1.1 Bối cảnh


Chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao,
có nhiều hàm lượng lao động tri thức là mục tiêu Thành phố
theo đuổi qua nhiều nhiệm kỳ. Nhằm hình thành vùng động
lực tăng trưởng cho Thành phố trong thời kỳ cách mạng công
nghiệp 4.0, từ năm 2018 Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành chủ
trương xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông
Thành phố (gọi tắt là khu đô thị sáng tạo phía Đông) bao gồm
Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Khu đô thị phía Đông Thành
phố được lựa chọn vì sẵn có những lợi thế như vị trí trung tâm
Vùng Đông Nam Bộ, các cơ sở hạ tầng giáo dục bậc cao, khu
kinh tế sản xuất tiên tiến, hạ tầng giao thông kết nối chiến lược,
môi trường thiên nhiên đặc trưng sông nước.
Năm 2019, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất
khẩu vẫn ở mức cao, kinh tế Việt Nam tiếp tục khẳng định nền
tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu. Số liệu sơ bộ cho thấy
GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng
trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và
nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam
cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ hồi phục vào
năm 2021. Dịch COVID-19 cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh
mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện
môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao

7
hiệu quả đầu tư công, thu hút làn sóng chuyển dịch đầu tư các
ngành sản xuất công nghệ cao, thương mại điện tử … Đây là các
nội dung chính mà Thành phố Hồ Chí Minh cần cân nhắc để cải
cách nhanh, mạnh hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho các xu hướng
mới của kinh tế thế giới.

1.1.2 Sự cần thiết xây dựng đề án


Báo cáo tháng 4-2020 của Ngân hàng thế giới cho thấy “Tăng
trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều
tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm
qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc
ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng
phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả
nước. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng
suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thể giới.
Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như
cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng
tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền
kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến
đổi khí hậu”. Do đó, việc chủ động đổi mới mô hình tăng trưởng
theo hướng phát triển kinh tế tri thức và hợp tác phát triển là
hướng đi đúng đắn, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển nhanh dịch vụ vì con người như giáo dục,
chăm sóc sức khỏe, các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị
gia tăng cao; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ
cao, công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp phục vụ nông
nghiệp, nông thôn; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu
quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công
nghệ sinh học là hết sức cần thiết để đạt tiến bộ xã hội và giảm
thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
Thứ hai, hợp tác phát triển là xu hướng bắt buộc trong điều kiện
của Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy lợi thế cạnh tranh về
kết nối, nhân lực và giảm thiểu sự khai thác quá mức về đất đai
làm ảnh hưởng môi trường. Khu vực Quận 2, Quận 9, quận Thủ
Đức là khu vực có vị trí địa lý trung tâm miền Đông Nam Bộ với
cơ sở hạ tầng thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với
các tỉnh lân cận, nơi có khu công nghiệp sản xuất. Khu vực kết
nối thuận tiện với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng
tàu. Khu vực này thuận lợi tạo ra được các sản phẩm mang hàm
lượng khoa học – công nghệ cao có thể liên kết với nhau. Hình
thành các chuỗi giá trị gia tăng từ khâu nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu ứng dụng, thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Nguồn: Shutterstock, 2020

phụ trợ, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ.
Đồng thời, là môi trường tốt cho làm việc, học tập, sinh sống của
các chuyên gia, các nhà khoa học và lực lượng lao động có trình
độ và chất lượng cao.

Đô thị sáng tạo tương tác cao là gì?


Đô thị sáng tạo tương tác cao là các khu vực đô thị phát triển
theo các cụm ngành kinh tế, tập trung trong một không gian
địa lý. Bằng cách thu hút, bố trí các viện nghiên cứu, các ngành
hoạt động công nghiệp, nuôi dưỡng những mạng lưới sản xuất
và hợp tác trong một không gian gần gũi về khoảng cách, những
kết quả mới - điều mà được tạo ra bằng sự tương tác và thành
công của mỗi cá thể - sẽ dẫn đến những ý tưởng mới, sự ra đời
của việc làm kiểu mới, và sự đột phá về kinh tế cho Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố phát triển và là cửa ngõ
để kết nối Việt Nam với thị trường toàn cầu, chiếm 22% GDP,
29% vốn tài chính của Việt Nam và 39,1% vốn FDI vào Việt Nam.
Thành phố là một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất
của thế giới và là thành viên của Liên minh sáng tạo đổi mới
toàn cầu. Thành phố là nhà của các trường đại học quốc gia, cơ

9
sở nghiên cứu và khu phát triển phần mềm tốt nhất. Thành phố
có một nền văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ, thành phố cũng có
lực lượng lao động lành nghề từ các tỉnh lân cận và các quốc gia
khác, là nơi tiếp nhận 21,2% lao động lành nghề của Việt Nam,
với năng suất lao động cao nhất cả nước.
Chiến lược phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía
Đông Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo cơ hội mạnh mẽ cho các
viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty đang phát triển
nhanh, các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
và sáng tạo, mạng lưới nhân tài toàn cầu được kết nối lại và có
khả năng hợp tác, đồng sáng tạo, mở rộng hoạt động của họ.
Thông qua việc tạo dựng một Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao
phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh có
thể thúc đẩy phát triển nhanh bên kinh tế bằng cách khai thác
các mạng lưới xã hội - kinh tế sáng tạo có chiều sâu tại những
Trung tâm đổi mới sáng tạo và những hệ sinh thái kinh tế đa
lĩnh vực.
Để chuẩn bị cho tương lai phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh,
tiếp nối lịch sử đổi mới sáng tạo của nhân dân Thành phố, phát
huy nguồn nhân lực lao động chất lượng cao, việc HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ SÁNG TẠO, TƯƠNG TÁC CAO PHÍA
ĐÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH nhằm để việc nâng cao chất
lượng tăng trưởng và cạnh tranh là hết sức cần thiết.

1.2 Căn cứ pháp lý lập đồ án quy hoạch


- Kết luận số 390-KL/TU ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Ban
Thường vụ Thành Ủy về chủ trương và định hướng quy hoạch
phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành
phố Hồ Chí Minh (Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức);
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 16 tháng 10 năm 2018 Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 18 Hội nghị Ban Chấp hành đảng bộ Thành phố;
- Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 của Chính phủ;
- Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân Thành phố về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát
triển kinh tế - xã hội, ngân sách thành phố;
- Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo về xây
dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố
Hồ Chí Minh;

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
- Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định 2655/
QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 Kế hoạch hành động về
xây dựng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành
phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch hành động bao gồm 7 nhóm công
tác trên các lĩnh vực khác nhau và mỗi nhóm sẽ có các chương
trình riêng.

1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch

1.3.1 Mục tiêu


Mục tiêu cốt lõi: Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao sẽ trở thành
hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của
Thành phố và khu vực dựa trên nền tảng phát triển mũi nhọn là
nền kinh tế tri thức và hợp tác phát triển. Bằng cách phát triển
các trung tâm đổi mới sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hình
thành được nguồn nhân lực tiên tiến, tăng cường kết nối để tạo
cơ hội mới, cân bằng phát triển và môi trường thiên nhiên. Hoàn
thiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội và quản lý nhà nước hướng đến
thành lập Thành phố phía Đông.
- Xây dựng một khu vực phát triển đô thị gắn liền với kinh tế tri
thức và công nghệ nhằm phát triển kinh tế-xã hội-môi trường
của Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Nâng cấp khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, xây
dựng thêm một số trung tâm đổi mới sáng tạo. Tạo ra những
cụm ngành công nghiệp tri thức có giá trị cao. Liên kết chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp lớn, trung và cộng đồng khởi nghiệp.
- Nâng tầm các trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phát triển
thêm các khu đại học mới. Tập trung về chuyên môn và tiện
nghi cho các trường để tạo điều kiện tối đa cho công tác nghiên
cứu, đào tạo và hội nhập quốc tế. Đô thị sáng tạo tương tác cao
phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh là nơi mà các trường đại học,
các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong vùng sẽ liên kết
mật thiết với nhau để sản phẩm của mình được gia tăng giá trị,
mang lại lợi ích lớn hơn cho bản thân và cộng đồng.
- Tập trung vào chất lượng cuộc sống để đạt mục tiêu phát triển
con người toàn diện. Nơi đây sẽ tạo ra môi trường làm việc, học
tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, các nhà khoa học và
lực lượng lao động có chất lượng cao và cộng đồng dân cư sáng
tạo. Các giải pháp tập trung vào việc cải thiện giao thông và môi
trường, tăng các không gian nghỉ ngơi, không gian tương tác,
giải trí, cây xanh.
- Thiết lập cơ chế chính sách để quản lý, thu hút đầu tư phù hợp
các qui tắc và thông lệ quốc tế. Xây dựng kế hoạch thực thi và lộ

11
trình thực hiện các dự án tầm mức vĩ mô (như giao thông công
cộng, khu trung tâm đổi mới sáng tạo) và các cấp độ thấp hơn
(công viên khu ở, thảm cây xanh và mặt nước, các khu nhà ở giá
rẻ).
Mục tiêu đóng góp phát triển kinh tế: Về mức độ đổi mới sáng
tạo, đo lường bằng các chỉ số về lao động, việc làm, trình độ
nguồn nhân lực theo định hướng kinh tế tri thức.
Giai đoạn 1 (2020-2025): 20.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.
Giai đoạn 2 (2025-2030): 50.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.
1.Thành phố sáng tạo
Giai đoạn 3 (2030-2040): 150.000 việc làm trình độ cử nhân, kỹ sư
và chuyên gia.
Nhiệm vụ về xây dựng và quản lý chất lượng đô thị:
Bốn nhóm mục tiêu nhằm giải quyết các thách thức hiện hữu
và linh hoạt phát triển trong tương lai:
- Thành phố sáng tạo: tạo ra các trung tâm kinh tế sáng tạo, các
khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hình thành một hệ sinh thái
sáng tạo. Các ngành kinh tế và các hoạt động đô thị ở tầm mức
trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về cơ sở hạ
tầng độ thị, cần gia tăng kết nối internet vạn vật, sử dụng công 3. Cân bằng giữa phá
nghệ trong quản lý, vận hành tiện ích đô thị và cảnh báo rủi ro
cho người dân.
- Đô thị vì con người: giáo dục được chú trọng và đầu tư chất
lượng cao; giáo dục tích hợp trong nhiều bối cảnh khác nhau
chứ không chỉ ở trong không gian trường học; dịch vụ y tế chất
lượng cao; không gian chung của cộng đồng được tạo ra để
khuyến khích sự sáng tạo trong đời sống.
- Cân bằng giữa phát triển và môi trường: duy trì những đặc
tính vốn có của môi trường thiên nhiên. Thiết kế quản lý tốt nước
mưa và ngập lũ. Đảm bảo chất lượng không khí tốt, giảm thiểu
các tác động gây ô nhiễm.
- Di chuyển nhanh và dễ dàng: văn hóa đi lại được chuyển đổi 4. Di chuyển nhanh v

từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng. Người dân
có thể đi bộ một cách thuận tiện và an toàn. Những không gian
công cộng tiện nghi và an toàn, khu vực vỉa hè, đường đi bộ kết
nối với các phương tiện giao thông công cộng. Lối đi bộ được
thiết kế phù hợp điều kiện khí hậu nóng và nhiều mưa. Hệ thống
vận tải nặng và phân phối hàng hóa được phân luồng riêng.
Mục tiêu đóng góp phát triển kinh tế: sẽ được tiếp tục làm rõ khi
nghiên cứu chi tiết về tài chính đô thị

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
(Eindhoven)

át triển và môi trường (Singapore) 2. Đô thị vì con người (TP Hồ Chí Minh)

và dễ dàng (Tokyo)

1.3.2 Phạm vi
Phạm vi địa lý: diện tích tự nhiên khoảng 21.172,47 ha (bao gồm Nguồn:
1. fd.nl, 2018
diện tích các quận: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức). Dân số
2. Compass, 2019
hiện tại là 1 triệu người. Chú trọng thu hút và phát triển dân số
3. Smartcitiesworld.net, 2017
trẻ, tri thức, người có trình đô tham gia nghiên cứu, sản xuất
công nghệ cao.

13
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
2 Hiện trạng đô thị
và quy hoạch
_

2.1 Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư

2.1.1 Thực trạng kinh tế xã hội tại 3 quận phía Đông


Trong giai đoạn 2006 đến 2016, số việc làm và số doanh nghiệp
trong 9 ngành công nghiệp quan trọng gồm thương mại, dịch
vụ, xây dựng, sản xuất, dệt may, chế biến, gỗ và giấy, khai khoáng,
và nông nghiệp trên toàn quốc và tại Tp. Hồ Chí Minh đều tăng.
Tuy nhiên, Bảng 2.1.1-1 cho thấy phần trăm tăng trưởng số lượng
doanh nghiệp trong các ngành kể trên tại TP Hồ Chí Minh (3,65
lần) cao hơn tỉ lệ toàn quốc (3,6 lần). Tăng trưởng trong số việc
làm của Tp. Hồ Chí Minh (80%) thấp hơn so với mức tăng trưởng
toàn quốc (1,2 lần). Trong năm 2016, số lao động ở Tp. Hồ Chí
Minh chiếm 22% tổng lao động, còn số doanh nghiệp chiếm 34%
trong các ngành nghề nói trên.

Bảng 2.1.1-1. So sánh số doanh nghiệp và số lao động trên toàn quốc và
Tp. Hồ Chí Minh trong 9 ngành kinh tế quan trọng

Toàn quốc Tp. Hồ Chí Minh


2006 2016 2006 2016
Tổng số doanh nghiệp 125,492 502,958 36,855 171,647
Tổng số lao động 5,187,456 11,385,382 1,354,515 2,525,780

Theo các đánh giá gần đây, khuynh hướng chung của nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016 là sự giảm tốc của tăng
trưởng trong các ngành dịch vụ. Số lượng doanh nghiệp dịch vụ
có tăng nhưng số lượng lao động trung bình mỗi doanh nghiệp
giảm. Các ngành thuộc bán buôn và bán lẻ đang trở thành
những ngành đem lại giá trị gia tăng cao và các ngành sản xuất

15
có mức tăng trưởng mạnh mẽ thể hiện qua số việc làm và mức 1,46 tỷ đồng doanh thu/
lao động trong ngành sản
lợi nhuận tăng cao trong giai đoạn nói trên.
xuất công nghệ cao năm
2017
Đối với nền kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, các ngành công nghiệp sản
xuất dệt may và chế biến thực phẩm đang đóng vai trò quan
1/3 Giá trị xuất khẩu của Tp
trọng. Ngành dệt may quy tụ nhiều ngành có liên quan như giày, Hồ Chí Minh được tạo ra tại
sợi, da, quần áo có liên hệ trong chuỗi cung ứng với nhau tại Tp. Khu công nghệ cao

Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Ngành này cũng thu hút
nhiều doanh nghiệp FDI. Mặc dù mặc dù hiện vẫn còn khiêm
tốn so với những ngành thuộc thương mại dịch vụ, các ngành
sản xuất công nghệ cao bắt đầu gia tăng hàm lượng chất xám
và quy mô. Một số doanh nghiệp tổ chức thực hiện nghiên cứu
và phát triển (R&D) quan trọng tại Tp. Hồ Chí Minh như Sanofi,
doanh nghiệp dược phẩm tại Khu công nghệ cao TPHCM, Q.9.
Trong nhóm các ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh tại Tp.
Hồ Chí Minh có các ngành như Sản xuất sản phẩm điện tử, máy
vi tính, và sản phẩm quang học có hàm lượng R&D cao và các
ngành có hàm lượng R&D thấp như Sản xuất giấy và sản phẩm
từ giấy (Bảng 2.1.1-2). Điều đáng chú ý là các ngành sản xuất
truyền thống trong nhóm này có mức độ tăng trưởng cao hơn
trung bình toàn quốc, được thể hiện qua sự thay đổi chỉ số sản
xuất giữa các năm trong giai đoạn 2016-2018. Tiêu biểu, chỉ số
sản xuất cho ngành Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy và Sản
xuất giường tủ, bàn ghế trong năm 2018 là 145,4 và 123,8 tại TP.
Hồ Chí Minh so với 113,9 và 112,7 của toàn quốc.

Bảng 2.1.1-2. Chỉ số sản xuất 2016 - 2018 cho các ngành công nghiệp
tăng trưởng nhanh tại Tp. Hồ Chí Minh

Toàn quốc Tp. Hồ Chí Minh Những số liệu trong bảng


2.1.1.2 cho thấy những
2016 2017 2018 2016 2017 2018 ngành công nghiệp có
hàm lượng công nghệ
Sản xuất giấy và sản cao của TPHCM chỉ đang
107,2 109,6 113,9 109,25 108,92 145,4 ở mức trung bình của cả
phẩm từ giấy
nước. Trong khi những
Sản xuất sản phẩm từ ngành sản xuất truyền
110,2 113,2 103,2 100,83 103,78 105,5 thống lại cao hơn chỉ số
cao su và plastic trung bình quốc gia.

Sản xuất sản phẩm


điện tử, máy vi tính và 112,5 135,2 110,7 108,83 138,58 114,7
sản phẩm quang học
Sản xuất thiết bị điện 107,4 112,1 106,9 110,02 109,84 111,2
Sản xuất phương tiện
107,2 108,9 104 87,35 89,13 124,3
vận tải khác
Sản xuất giường tủ,
111,1 108,7 112,7 103,02 96,92 123,8
bàn, ghế

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Đối với năng suất lao động tính trên doanh thu, kết quả Tổng
điều tra năm 2017 cho thấy bình quân mỗi năm một lao động
tạo ra được 1,46 tỷ đồng doanh thu, tăng 23,98% so với năm 2012;
bình quân mỗi năm tăng 3,17%. Trong đó, khu vực dịch vụ có
năng suất cao nhất với 1,94 tỷ đồng doanh thu kế đến là khu vực
công nghiệp & xây dựng với 0,98 tỷ doanh thu trong năm 2017.
Mức độ gia tăng năng suất so với 2012 cho dịch vụ lại là -3,42% và
69% cho công nghiệp & xây dựng
So sánh giữa các quận huyện thuộc Tp. Hồ Chí Minh cho thấy
Quận 1 có vị thế kinh tế quan trọng với khả năng thu hút 1334
doanh nghiệp FDI theo thông kê 2017, theo sau là Quận 7, Quận
3, và Quận 2 với số doanh nghiệp lần lượt là 477, 331, và 184. So
sánh quy mô doanh nghiệp trung bình mỗi quận huyện và hiệu
quả lao động (doanh thu trên lao động) giữa các quận huyện
theo thống kê kinh tế (2017) trong 9 ngành thương mại & dịch
vụ chủ yếu cho thấy Quận 1, Quận 3, Quận 4, và Quận 5 thu hút
nhiều doanh nghiệp với hiệu quả cao. Số lượng các cơ sở sản
xuất kinh doanh cá thể tăng nhanh ở các quận ven và ngoại
thành tuy nhiên mật độ cơ sở kinh doanh cá thể cao nhất là
Quận 5, tiếp theo là Quận 11, Quận 6, Quận 1, và Quận 10.
Tiềm lực của doanh nghiệp có thể được đo bằng giá trị tài sản
cố định và đầu tư tài chính dài hạn của chính doanh nghiệp. Số
liệu thống kê mới nhất cho thấy tiềm lực của các doanh nghiệp
tại khu vực dự kiến HIID vẫn còn khiêm tốn so với các doanh
nghiệp tại Q.1 và Q.3 (Hình 2.1.1-1). Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng
giá trị trên thuộc khu vực các quận trung tâm lớn hơn số liệu

Hình 2.1.1-1. So sánh giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn
của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm giữa khu vực HIID, Q.3
và Q.1 (Đơn vị: tỉ VND)

17
được ghi nhận tại khu vực HIID trong giai đoạn 2015 - 2017. Trong
khi khu vực HIID giảm 0,7% thì Q.1 tăng 28% và Q.3 tăng 47%.
Dân số khu vực HIID tăng
Diện tích đất công nghiệp hiện nay tại khu vực HIID còn có thể 38% trong thời kỳ 2009 –
2019, gấp 1,5 lần mức tăng
được đưa vào sử dụng tạo ra thêm giá trị công nghiệp hiện đã trung bình của thành phố
hết. Hiện đang có 5 khu công nghiệp và chế xuất gồm Khu chế Hồ Chí Minh

xuất Linh Trung I (Thủ Đức), Khu chế xuất Linh Trung II (Thủ Đức),
Khu công nghiệp Bình Chiểu (Thủ Đức), Khu công nghiệp Cát Lái
(Q.2), và Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh (Q.9). Tổng diện tích
các khu công nghiệp ở đây đạt 1200 ha, chiếm 25% tổng diện tích
khu công nghiệp toàn thành phố. Các báo cáo mới nhất cho biết
tất cả các khu công nghiệp thuộc khu vực có tỉ lệ thuê gần 100%.
Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh diện tích khoảng 913
ha ở Quận 9 hiện có 156 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất
công nghệ như vi cơ điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông;
cơ khí chính xác - tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong
dược phẩm và môi trường; năng lượng mới - vật liệu mới - công
nghệ Nano. Báo cáo mới nhất cho thấy tổng vốn đầu tư khoảng 7,1
tỷ USD, giá trị sản xuất năm 2019 khoảng 15 tỷ USD và giá trị xuất
khẩu khẩu 14 tỷ USD. Trung t

Các dữ liệu hiện tại và của các năm trước đây cho thấy khu vực
HIID có mức độ tập trung các hoạt động kinh tế thấp hơn so với
khu vực lõi đô thị gồm Q.1, Q.3, Q.4, và Q.5 và các hoạt động kinh tế
công nghiệp hiện đã sử dụng gần hết diện tích đất công nghiệp
cho phép. Lĩnh vực thương mại & dịch vụ vẫn là thế mạnh của toàn
thành phố. Trong lĩnh vực công nghiệp, có một số ngành công
nghệ cao với hàm lượng nghiên cứu cao bắt đầu tăng trưởng từ
năm 2017, mặc dù cao hơn không đáng kể so với trung bình toàn
quốc. Những ngành này lại phát triển chậm hơn tốc độ của một số
ngành công nghiệp sản xuất nhẹ tại thành phố như giấy, phương
tiện vận tải, và bàn ghế. Điều này có thể lý giải bằng đặc điểm
chung của lực lượng lao động trong nền kinh tế và sự tồn tại của
những ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan trong chuỗi
cung ứng tại thành phố và ở vùng rộng hơn. Do đó thế mạnh hiện
tại của Tp. Hồ Chí Minh và khu vực HIID vẫn là dịch vụ & thương
mai, công nghiệp nhẹ truyền thống. Ngành công nghệ cao được
tập trung phát triển ở một khu vực cụ thể với quỹ đất hạn chế.

2.1.2 Thực trạng dân số và lao động


Theo thống kê dân số và nhà ở thực hiện năm 2019, dân số toàn
quốc hiện nay đang bước vào giai đoạn già hóa tăng lên nhưng
vẫn còn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Trong tháp dân số, tỉ lệ
người trong độ tuổi 5- 40 tương đối bằng nhau hay nói cách khác
bề rộng của nhóm tuổi trẻ nhất ở đáy tháp cũng tương đương bề

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Quận Thủ Đức

Quận 9

tâm TPHCM

Quận 2

Tăng dân số tuyệt


đối 2009-2019

>+7,000
+3,000
+1,000
0
Mặt nước -1000
Ranh khu vực nghiên cứu -3,000
Ranh giới phường <-7,000

Hình 2.1.2-1. Bản đồ thể hiện mức tăng dân số tuyệt đối trong giai đoạn 2009 – 2019 tại các
phường thuộc thành phố

rộng của nhóm tuổi cao. Do đó trong tương lai, mức tăng trưởng
của lực lượng lao động sẽ ở mức thấp và giảm dần. Dự báo đến
2040 Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng, khi đó một người
trong độ tuổi phụ thuộc sẽ có ít hơn 2 người trong độ tuổi lao
động. Một trong những lý do quan trọng là tỷ suất sinh đang giảm
dần ở nhiều khu vực. Tổng suất sinh toàn quốc đạt 2.09 con/phụ
nữ, chỉ số này ở khu vực Đông Nam Bộ là 1.56 và tại TP. Hồ Chí Minh
là 1.39.
Tổng điều tra còn cho thấy Tp. Hồ Chí Minh có tỷ suất di cư thuần
là 7.6% và đánh giá tổng quát là trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người di cư cao hơn người không di cư. Về nhập cư, Đông Nam

19
Bộ tiếp tục là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư với 1,3
triệu người nhập cư, chiếm hơn hai phần ba tổng số người di cư
giữa các vùng trên cả nước và gần gấp bốn lần so với lượng người
nhập cư vào Đồng bằng sông Hồng (vùng có số người nhập cư
lớn thứ hai). Phần lớn người nhập cư đến Đông Nam Bộ là từ Đồng
bằng sông Cửu Long (710,000 người, chiếm 53,2%) và người nhập
cư từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc là nhóm chiếm đa số
trong bộ phận người nhập cư đến Đồng bằng sông Hồng (209,300
người, chiếm 61,2%).
So sánh quy mô dân số và tốc độ tăng dân số giữa khu vực dự kiến
thực hiện HIID và khu vực còn lại cho thấy tỷ lệ tăng dân ở khu
vực HIID nhanh hơn so với khu vực còn lại. Dân số quận 2, 9, Thủ
Đức thuộc khu vực dự kiến HIID đạt 845,924 chiếm 12% tổng dân
số thành phố trong năm 2009 và đạt 1.169.967 tức chiếm 13% dân
số thành phố trong năm 2019. Quy mô dân số này phân bố không
đều với 592.686 người sinh sống tại quận Thủ Đức và chỉ có 397.006
người tại Quận 9 và 180.275 người tại Quận 2. Trong giai đoạn 2009
– 2019, mức tăng trưởng dân số trung bình của các quận huyện
đạt 23%, tuy nhiên có một số quận đạt mức tăng trưởng âm chủ
yếu là các quận có mật độ dân số cao ở khu vực trung tâm thành
phố. Khu vực HIID có mức tăng dân số đạt 38%. Trong khi đó khu
vực còn lại của thành phố chỉ đạt mức tăng 24% (Bảng 2.1.2-1).

Bảng 2.1.2-1. So sánh quy mô dân số của khu vực HIID và phần còn lại
của thành phố

2009 2019 Tỷ lệ dân số


Số dân HIID 845.924 1.169.967 38%
Số dân không thuộc HIID 6.316.940 7.823.115 24%
Tỷ trọng dân số khu vực HIID 12% 13%
Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình các quận 23%

Các phường có mức tăng trưởng dân số lớn chủ yếu tập trung ở Q.
Thủ Đức và Q.9 dọc xa lộ Hà Nội như Phước Long B (Q.9) và Linh Trung,
với mức tăng lần lượt là 61% và 66%. Hai phường nói trên bổ sung gần
50.000 người (Hình 2.1.2-1). Mức gia tăng dân số tại các quận huyện có
thể bao gồm người dân nhập cư từ các địa phương khác trong vùng
Đông Nam Bộ và xa hơn. Đánh giá từ các báo cáo gần đây cho thấy
người di cư từ các địa phương khác đến Tp. Hồ Chí Minh vì nhiều lý
do nhưng chủ yếu là vì việc làm. Các yếu tố trên cho thấy khả năng
sức ép đối với hạ tầng và nhà ở sẽ tiếp tục diễn ra ở khu vực HIID ra vì
mật độ dân cư một số nơi còn thấp. Đây là dấu hiệu cho thấy gia tăng
mật độ dân cư ở khu vực trung tâm gặp hạn chế, việc sử dụng đất

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
có thể chưa hiệu quả, và việc cung ứng dịch vụ đô thị như phương
tiện giao thông công cộng tại khu vực bên trong và ngoài rìa thành
phố đều trở nên kém hiệu quả.
Đối với thu nhập, kết quả phân tích cho thấy thu nhập bình quân
thực tế trên đầu người trong một tháng vào năm 2018 tại khu vực
dự kiến HIID đạt 7,2 triệu đồng, thấp hơn mức thu nhập thực tế này
của khu vực còn lại của thành phố (8,6 triệu đồng) khoảng 84% và
cũng thấp hơn mức thu nhập tương ứng của khu vực gồm 4 quận
là Q.1, Q.3, Q.4, và Q.5 khi nhóm này đạt 7,6 triệu đồng (95%) (Hình
2.1.2-2). Thu nhập này của người lao động chủ yếu là lương và chưa Thu nhập bình quân của
dân số tại HIID thấp hơn
bao gồm các khoản hoa hồng có thể được nhận định kỳ và vào
khoảng 16%, ở mức 7.2
cuối năm. Dữ liệu cho thấy khu vực HIID có tỉ lệ gia tăng dân số cao triệu đồng/tháng so với
khu vực còn lại của thành
hơn so với toàn thành phố, tuy nhiên thu nhập trung bình thực tế phố (8.6 triệu đồng/tháng)
của người dân tại khu vực này còn thấp so với khu vực còn lại của
thành phố.

Hình 2.1.2-2. So sánh thu nhập/tháng thực tế bình quân trên đầu người
trong năm 2018 tại TP. Hồ Chí Minh (VND)
(*không bao gồm Q.2, **không bao gồm Nhà Bè, Cần Giờ, ***gồm Q.1,
Q.3, Q.4, và Q.5)

Điều này cho phép rút ra nhận xét là những cư dân hiện hữu trong
khu vực HIID khó có thể là những lực lượng lao động của một nền
kinh tế tri thức. Việc thu hút một lực lượng lao động chất lượng
cao về đây sẽ là một thách thức không nhỏ khi mà áp lực về dân
số và giá đất đã đẩy những cư dân có trình độ thấp dạt ra vùng ven
trong đó có HIID.

21
TP Hồ Chí Minh

Hình 2.1.3-1. Số lượng phát minh và giải pháp hữu ích được công nhận tại các địa phương theo
thứ tự số phát minh từ cao đến thấp trong năm 2019

2.1.3 Thực trạng khảo sát hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị sáng tạo lớn thứ hai tại Việt
Nam dựa theo cơ sở dữ liệu về sáng chế và giải pháp hữu ích
quốc gia của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tuy nhiên hệ sinh thái
đổi mới sáng tạo của nó vẫn còn thuộc giai đoạn phôi thai. Trong
năm 2019, thành phố có 25 phát minh và 46 giải pháp hữu ích
so với Hà Nội với hơn 90 sáng chế và 110 giải pháp hữu ích (Hình
2.1.3-1). Vị trí top đầu về đổi mới sáng tạo quốc gia khá cách biệt
so với nhóm các địa phương còn lại. Địa phương giữ vị trí thứ ba
chỉ ghi nhận ít hơn 7 sáng chế trong hai năm liên tiếp 2018 và
2019. Riêng trong năm 2019 thì 51 trên tổng số 63 tỉnh thành chỉ
ghi nhận một hoặc ít hơn một phát minh.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Tại thành phố Hồ Chí Minh có một số nơi có mức độ sáng tạo cao
theo hệ thống sáng chế và giải pháp hữu ích quốc gia. Dữ liệu
dựa trên các văn bằng sáng chế và giải pháp hữu ích đăng ký từ
1/1/2015 đến 31/12/2019 và đã được công nhận cho các cá nhân
và tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Các khu vực có mức độ sáng tạo
cao bao gồm 5 quận ngoại thành có khu công nghiệp, ngoại trừ
Q.10 vốn là nơi có một số phòng thí nghiệm thuộc Trường Đại
học Bách khoa, thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(VNU). Trong nhóm này có Q. Thủ Đức với 3 khu công nghiệp và
tập trung các trường đại học thuộc VNU. Khu vực quy hoạch
HIID chiếm 1/5 tổng số phát minh toàn thành phố trong thời
gian này (Hình 2.1.3-2).

23
Phân tích các phát minh và giải pháp hữu ích cụ thể cho thấy
đa số hoạt động R&D thể hiện qua phát minh & giải pháp hữu
ích của cá nhân và tổ chức Việt Nam tại thành phố diễn ra trong
ngành công nghiệp Sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào
đâu. Ngành này bao gồm sản xuất các loại máy thông dụng và
chuyên dụng được sử dụng trong hoạt động sản xuất của các
ngành như chế biến thực phẩm, dệt may, nông nghiệp, và kim
loại. Nhóm ngành công nghiệp đứng thứ hai là Công nghiệp
chế biến & chế tạo khác bao gồm sản xuất các loại công cụ trong
âm nhạc, thể dục thể thao, giáo dục, và đồ chơi. Hai ngành công
nghiệp này chiếm 40 trên tổng số 100 phát minh & giải pháp
hữu ích được công nhận trong giai đoạn này và đây cũng là hai
ngành đại diện cho công nghiệp sản xuất truyền thống. Hai
ngành công nghiệp có thể bao gồm những ngành được phân
loại công nghệ cao là Sản xuất thuốc, hóa dược & dược liệu và
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính & sản phẩm quang học
hiện đang có 13 phát minh & giải pháp hữu ích được công nhận
(Hình 2.1.3-3).
Mặc dù khu vực dự kiến đô thị sáng tạo HIID không phải là nơi
sáng tạo nhất của Tp. Hồ Chí Minh, dữ liệu cho thấy nó đang dẫn
dắt về số lượng phát minh & giải pháp hữu ích trong hai ngành
công nghiệp thuộc hi-tech là là Sản xuất thuốc, hóa dược & dược
liệu và Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính & sản phẩm quang
học với hơn 50% số lượng bằng sáng chế đã cấp. Và hai khu vực
cụ thể đóng góp quan trọng cho hệ sinh thái sáng tạo này là
VNU và khu công nghệ cao SHTP. Cần lưu ý dữ liệu này giới hạn
trong phạm vi các cá nhân và tổ chức Việt Nam và dữ liệu của
Cục Sở hữu trí tuệ, do đó nó chưa thể hiện đầy đủ hoạt động
đổi mới sáng tạo, vốn có thể diễn ra ở những lĩnh vực phi sản
xuất, và đương nhiên bao gồm các phát minh sáng chế có xuất
xứ ở đây nhưng được đăng ký ở các quốc gia khác. Ví dụ, trong
cùng thời gian nói trên đã có tổng cộng 31 phát minh được cơ
quan quản lý Hoa Kỳ (USPTO) công nhận cho cá nhân là người
có tên Việt Nam đang sống tại thành phố. Đối với doanh nghiệp
thuộc nhóm công nghệ cao tại khu công nghệ cao SHTP, Sanofi
là công ty có nhiều hoạt động R&D trong lĩnh vực dược phẩm.
Dữ liệu mới nhất của công ty cho thấy có 74 dự án nghiên cứu
thuộc nhiều lĩnh vực như các bệnh tiểu đường, tim mạch, truyền
nhiễm và sản xuất vaccine. Sanofi đang thực hiện một số nghiên
cứu nhất định tại cơ sở ở SHTP tuy nhiên chưa có phát minh nào
trong tổng số 373 phát minh được USPTO cấp có xuất xứ tại đây
được đăng ký trong thời gian từ 1/1/2015 đến 31/12/2019. Dữ liệu
này chưa thể hiện các phát minh được đăng ký và vẫn còn đang
được cơ quan quản lý xem xét trong giai đoạn nói trên.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Hình 2.1.3-2. Số lượng phát minh và giải pháp hữu ích được công nhận tại các địa phương theo
thứ tự số phát minh từ cao đến thấp trong năm 2019

Hình 2.1.3-3. Số lượng phát minh & giải pháp hữu ích theo ngành công nghiệp đăng ký từ đã
được công nhận cho cá nhân và tổ chức đăng ký từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 tại các quận huyện

25
Thông qua chỉ số TFP, có thể thấy rõ sự đóng góp của KHCN vào
sự phát triển của TP.HCM. Theo thống kê, tỷ trọng đóng góp của
các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP (Tổng sản phẩm
nội địa trên địa bàn thành phố) đã tăng trưởng theo hàng năm.
Trong đó, năm 2016 TFP đạt 35,3%. Năm 2017, TFP đạt 36,7% và
năm 2018, chỉ số TFP dự kiến đạt 38,1%. Tuy nhiên con số này
chỉ đạt mức trung bình thấp so với cả nước (40%). Trong khi đó,
nhiều nước trong khu vực có tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP vào
tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 50%, như Hàn Quốc là 51,5%,
Trung Quốc là 52%, Thái Lan là 53%; Indonesia và Malaysia đều
ở mức 49%. Tuy nhiên đóng góp của khoa học công nghệ vào
tăng trưởng GRDP hiện nay phần lớn chính là từ việc nhập khẩu
công nghệ của các doanh nghiệp. Phần tự nghiên cứu – phát
triển từ trường đại học, viện nghiên cứu của các nhà khoa học
trong nước hay trong thành phố góp phần vào đào tạo nhân lực
và vào tăng trưởng cũng có tuy nhiên còn rất khiêm tốn.

2.2 Thực trạng hạ tầng công nghệ số


Chuyển đổi số không chỉ là một xu thế về công nghệ trên toàn
cầu, mà còn tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của kinh
tế, xã hội. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn,
năng động, là đầu tàu kinh tế của cả nước nên cũng sẽ không
nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số. Do đó, đối với thành phố,
chuyển đổi số vừa là cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

2.2.1 Hạ tầng kỹ thuật


Hệ thống mạng đô thị băng thông rộng thành phố (MetroNet):
Thành phố đã thực hiện kết nối từ Ủy ban nhân dân thành phố
đến sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các tổng
công ty và các đơn vị trực thuộc thông qua hệ thống mạng băng
thông rộng thành phố. Hiện nay, có tổng cộng 778 điểm đã kết
nối vào hệ thống mạng phục vụ việc trao đổi thông tin trong vận
hành, liên thông hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành các cấp.
Hạ tầng Công nghệ thông tin (CNTT) tại các quận, huyện, sở,
ban, ngành: Thành phố đang từng bước thực hiện đầu tư và
nâng cấp hệ thống hạ tầng của các sở, ban, ngành, quận, huyện,
bao gồm: mạng nội bộ, trang thiết bị máy trạm, máy chủ, các
thiết bị mạng, hệ thống an toàn thông tin… phù hợp với tình
hình thực tế tại đơn vị và mô hình chung của thành phố nhằm
đáp ứng nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong phục
vụ công tác chuyên môn, quản lý tại đơn vị.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
2.2.2 Hạ tầng dữ liệu

Trung tâm dữ liệu thành phố


Thành phố đã thực hiện tổ chức triển khai tập trung các ứng
dụng các sở, ngành, quận, huyện tại Trung tâm dữ liệu thành
phố và tăng cường an toàn an ninh thông tin cho hệ thống này.
Hạ tầng trung tâm dữ liệu thành phố được xây dựng trên nền
tảng hạ tầng điện toán đám mây hiện đại, được đầu tư đầy đủ
hệ thống và chính sách bảo vệ giám sát an ninh hiện đại, đảm
bảo nguồn nhân lực chuyên trách về an toàn thông tin giám
sát vận hành liên tục cơ sở dữ liệu (CSDL) của thành phố. Hình
thành Trung tâm điều hành hệ thống mạng băng thông rộng
thành phố (NOC) và Trung tâm giám sát an ninh mạng (SOC):
hệ thống có bộ phận kỹ thuật chuyên trách về NOC và SOC với
trang bị các thiết bị chuyên dùng nhằm đảm bảo an toàn thông
tin cho các cơ quan nhà nước thành phố, kịp thời khắc phục các
sự cố mất an ninh thông tin. Các hệ thống đường truyền chuyên
dụng (Metronet thành phố) được đảm bảo và hoạt động thông
suốt.

27
Hiện trạng lưu trữ, tổ chức các cơ sở dữ liệu
Các CSDL tại các sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố
được chia thành 3 nhóm CSDL sau:
■ Nhóm 1 - CSDL về Quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành: bao
gồm các dữ liệu văn bản, quản lý quá trình xử lý văn bản,
thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành, lịch công tác; dữ liệu về
khiếu nại tố cáo và thông tin phản ảnh qua Đường dây nóng.
Hiện nay, nhóm CSDL về văn bản, chỉ đạo điều hành được
tích hợp, chia sẻ thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
đặt tại Trung tâm dữ liệu thành phố và liên thông với Trục
liên thông của Chính phủ. Phần lớn các CSDL này được lưu
trữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của thành phố, một phần
lưu trữ tại các đơn vị.
■ Nhóm 2 - CSDL về Dịch vụ công (hồ sơ điện tử): bao gồm
các dữ liệu về tình hình giải quyết các thủ tục hành chính
được tiếp nhận và xử lý qua Bộ phận một cửa và Dịch vụ
công trực tuyến. Bao gồm dữ liệu hồ sơ điện tử, dữ liệu quy
trình, tình trạng giải quyết hồ sơ.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Các CSDL thuộc nhóm Dịch vụ công được các đơn vị vận
hành trực tiếp quản lý. Các dữ liệu về tình trạng xử lý hồ sơ
hành chính được tích hợp về Hệ thống Một cửa điện tử thành
phố để công khai minh bạch tình trạng xử lý hồ sơ.
■ Nhóm 3 - CSDL chuyên ngành
» CSDL Kinh tế: bao gồm các CSDL doanh nghiệp, đầu tư
nước ngoài, thuế, lao động nước ngoài…từ Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Sở Du lịch, Cục thuế thành phố, Trung tâm xúc
tiến thương mại đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội…
» CSDL Văn hóa - xã hội: bao gồm CSDL cán bộ công chức,
CSDL dân cư, CSDL hộ tịch, hộ khẩu, lao động việc làm, giáo
dục, bảo hiểm xã hội, y tế...từ các Sở Nội vụ, Sở Tư pháp,
Công an thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội…
» CSDL Quản lý đô thị: bao gồm các CSDL nhà ở và công
trình đô thị, CSDL giao thông, CSDL viễn thông, công trình
ngầm, CSDL báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình…
từ các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch -
Kiến trúc, Sở Thông tin và Truyền thông…
» CSDL Tài nguyên và Môi trường: bao gồm CSDL về đất đai,
CSDL môi trường, tài nguyên, khoáng sản, CSDL bản đồ địa
chính, địa hình… từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn…
» CSDL Tiềm lực Khoa học và công nghệ: bao gồm các CSDL
nhiệm vụ khoa học – công nghệ, CSDL chuyên gia, tổ chức
khoa học – công nghệ…

Hiện trạng triển khai Kho dữ liệu dùng chung của thành phố

Hiện trạng hệ thống liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của
Thành phố
Từ hiện trạng các CSDL nêu trên, có thể nhận thấy các CSDL
chuyên ngành được các đơn vị sở, ngành phụ trách trực tiếp
quản lý, cách thức quản lý, lưu trữ đảm bảo an toàn an ninh
thông tin đối với nhóm CSDL này còn hạn chế và rất tùy vào
năng lực, độ quan tâm từng lãnh đạo đơn vị. Cơ chế để thực hiện
chia sẽ, dùng chung các CSDL chuyên ngành còn thấp, giữa các
ngành còn cát cứ thông tin. Do đó, nhằm thực hiện chia sẻ, liên
thông dữ liệu thành phố, thành phố đã triển khai Nền tảng tích

29
hợp, chia sẻ dữ liệu của thành phố (LGSP) với các phân hệ chính
như sau:
▪ Trục liên thông kết nối (Enterprise Service Bus - ESB): phục vụ
triển khai liên thông giữa các phần mềm ứng dụng với nhau.
Hệ thống phục vụ tốt việc liên thông giữa các hệ thống quản lý
văn bản, chỉ đạo điều hành (từ Văn phòng Chính phủ, Bộ ngành
địa phương đến Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các
quận, huyện, sở, ngành, phường, xã, thị trấn) và liên thông giữa
Hệ thống Một cửa thành phố và các phần mềm Một cửa điện
tử tại các sở, ngành, quận, huyện tại thành phố.
Trục liên thông kết nối đã triển khai và kết nối 467 đơn vị bao
gồm các sở, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc…và kết nối
Trục liên thông quốc gia; gần 5.400.000 văn bản trao đổi qua
mạng.
▪ Hệ thống tích hợp và chia sẽ dữ liệu (Data Integration Platform
- DIP) phục vụ tích hợp tự động các CSDL từ các nguồn CSDL
khác nhau, công nghệ khác nhau về Kho dữ liệu dùng chung
của thành phố đặt tại Trung tâm dữ liệu. Các ứng dụng yêu cầu
khai thác sẽ được trích xuất từ Kho dữ liệu này một cách chủ
động mà không phải thực hiện các dự án tích hợp, liên thông
phức tạp tốn nhiều chi phí.
▪ Hệ thống tích hợp lưu trữ và chia sẻ dữ liệu phi cấu trúc (File
Storage Platform – FSP) phục vụ tích hợp và chia sẻ các dữ liệu
phi cấu trúc.
Hiện trạng tích hợp dữ liệu về Kho dữ liệu dùng chung của
thành phố
Tháng 01/2019, Kho dữ liệu dùng chung của thành phố - giai đoạn 1
đi vào hoạt động tại Công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở
tích hợp các dữ liệu hiện có của các sở, ngành như CSDL văn bản
điện tử, CSDL một cửa điện tử, CSDL khiếu nại tố cáo, CSDL đường
dây nóng, CSDL đăng ký doanh nghiệp, CSDL đầu tư nước ngoài,
CSDL dự án đầu tư công, CSDL địa chính, CSDL cơ sở khám chữa
bệnh, CSDL chứng chỉ hành nghề y, CSDL cơ sở giáo dục, CSDL
dịch vụ giáo dục.
Theo đó, đã triển khai thử nghiệm Cổng dữ liệu của thành phố
tại địa chỉ https://data.hochiminhcity.gov.vn/ là nơi khai thác tập
trung Kho dữ liệu dùng chung của thành phố, phục vụ cho nhu
cầu kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu của các cơ quan nhà nước
thành phố. Cổng dữ liệu cung cấp các thông tin như các bộ dữ
liệu được chia sẻ; mô tả cấu trúc dữ liệu; các hướng dẫn kỹ thuật
để khai thác dữ liệu; các phương thức, giải pháp kỹ thuật để khai
thác, sử dụng dữ liệu.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Ngoài ra, Thành phố đã triển khai thử nghiệm Cổng thông tin dữ
liệu mở tại địa chỉ https://opendata.hochiminhcity.gov.vn/, đã cung
cấp dữ liệu mở về: cơ sở khám chữa bệnh; chứng chỉ hành nghề y;
cơ sở giáo dục; Dịch vụ giáo dục; Dự án đầu tư nước ngoài; Dự án
đầu tư công.

2.2.3 Hạ tầng nhân lực


Chuyển đổi số của thành phố Hồ Chí Minh là câu chuyện của mọi
tổ chức và công dân của thành phố, nên nhân lực liên quan chuyển
đổi số là rất lớn. Có thể chia các nhóm nhân lực như sau:
• Nhân lực trong các cơ quan của chính quyền thành phố, các lực
lượng chuyên nghiệp ở thành phố (quân đội, công an, hải quan,
y tế…).
• Nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của
thành phố.
• Nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tại thành
phố, gồm giáo viên và sinh viên thuộc các ngành về công nghệ
số và các ngành nghề khác.
• Giáo viên và học sinh các trường phổ thông trên toàn thành phố.
• Công dân của thành phố Hồ Chí Minh
Có thể nêu ra một số nhận xét về các nhóm nhân lực nêu trên như
sau:

Điểm mạnh:
• Lực lượng lao động đông đảo, trẻ, thu hút về từ nhiều địa phương,
nhất là từ các tỉnh phía Nam.
• Năng động, nhanh chóng thích nghi với công nghệ mới, có kết
nối tốt với nước ngoài.

Điểm yếu:
• Nhận thức về cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi
số còn hạn chế.
• Còn khoảng cách đáng kể giữa năng lực thực tại với nhu cầu
làm chủ các công nghệ số hiện đại, nhất là kinh nghiệm, kiến
thức xây dựng các công trình lớn.
• Thiếu nhân lực trình độ cao, nghiên cứu và phát triển còn hạn
chế.
• Chương trình đào tạo chưa cập nhật được các kiến thức thay đổi
rất nhanh.
• Kỹ năng tạo, lưu giữ, sử dụng dữ liệu còn hạn chế.

31
2.3 Thực trạng giao thông và 9 với đường Nguyễn Văn Linh), QL1A,
Là khu vực cận kề ngay trung tâm thành đường Phạm Văn Đồng nối với QL1K và
phố và là cửa ngõ phía Đông của toàn nối với Sân bay TSN. Ngoài ra, một phần
thành phố, khu Đông có rất nhiều điều của đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Phú
kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, Mỹ đến đường Võ Chí Công cũng đã được
hiện nay việc kết nối giao thông với các đưa vào khai thác. Tuy nhiên, đoạn còn lại
khu vực khác mới chỉ thuận lợi đối với từ QL1A đến đường Võ Chí Công vẫn chưa
phương tiên giao thông cơ giới cá nhân, được khép kín. Dự kiến được khép kín
các tuyến buýt (GTCC chủ đạo hiện nay) trước năm 2025 do tính chất quan trọng
chủ yếu hoạt động trên các trục chính và của vận chuyển hàng hóa đến cảng Cát
thiếu kết nối vào sâu bên trong các khu Lái, nhằm giảm tải cho đường Đồng Văn
vực dân cư. Trong khi đó tuyến đường sắt Cống và Xa lộ Hà Nội. Ngoài ra, Đường vành
đô thị (MRT1) đang xây dựng và dự kiến đai 3 đoạn chạy qua khu Đông dọc theo
đi vào hoạt động trong năm 2022, tuyến bờ sông Đồng Nai đã được quy hoạch, đây
BRT1 đang được thiết kế chi tiết và dự kiến là tuyến đường chiến lược kết nối TP HCM
đi vào hoạt động năm 2022. với các tỉnh thành xung quanh, đặc biệt
là Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Bộ
2.3.1 Mạng lưới đường bộ GTVT đã lập dự án khả thi và đang kêu gọi
đầu tư từ nhiều nguồn vốn. Ngân hàng
Mật độ mạng lưới đường bộ nói chung
xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank)
trong khu vực 1,69 km/km2, thấp hơn so
đã đồng ý cho vay 190 triệu USD để đầu tư
với mật độ trung bình toàn thành phố là
xây dựng giai đoạn 1. Khó khăn chung dẫn
2,01km/km2 và chỉ bằng gần 1/2 chỉ tiêu
đến việc chưa thể thực hiện đầu tư các dự
quy hoạch 3,55 km/km2 (Biểu đồ 2.3.1-1 &
án đường vành đai hiện nay chủ yếu là do
Hình 2.3.1-1)
chưa bố trí được nguồn vốn và khó khăn
Về đường bộ cao tốc, chỉ có một tuyến trong công tác giải phóng mặt bằng.
duy nhất hiện nay đang khai thác là tuyến
Khoảng cách giữa các trục đường lớn
đường cao tốc TP HCM – Long Thành chạy
trong khu vực, cụ thể là khoảng cách giữa
qua địa phận Quận 2 và Quận 9.
Xa lộ Hà Nội và đường cao tốc TP HCM
Các tuyến đường trục kết nối liên vùng – Long
hiện hữu bao gồm Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai
Chí Thọ, đường Võ Chí Công (nối Quận 2 2.3.2 Mạng lưới đường thủy và bến

Biểu đồ 2.3.1-1: Thống kê các chỉ số hiện trạng và quy hoạch giao thông tại khu Đông TPHCM
(Nguồn: Sở QHKT TPHCM, 2020)

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Quận Thủ Đức

Quận 9

Trung tâm
TPHCM
Quận 2

Mật độ mạng lưới


đường bộ hiện tại chỉ
Hinh 2.3.1-1 Hệ thống giao thông hiện hữu đạt ½ tiêu chuẩn

Mật độ mạng lưới giao


thông công cộng hiện
tại chỉ đạt 1/3 tiêu
chuẩn

Biểu đồ 2.3.1-1: Thống kê các chỉ số hiện trạng và quy hoạch giao thông tại khu Đông TPHCM
(Nguồn: Sở QHKT TPHCM, 2020)

33
cảng có giải pháp cây xanh cách ly, gây ô nhiễm
bụi, tiếng ồn đến khu vực dân cư tiếp giáp.
Trong khu vực có tất cả 13 tuyến đường
thủy nội địa từ cấp IV đến cấp VI nhưng
chưa tận dụng được hết tiềm năng trong
2.3.3 Mạng lưới giao thông công cộng
việc vận chuyển hàng hóa cũng như hành Mặc dù được đánh giá là có vai trò chủ lực
khách. Đặc điểm chung của các tuyến này trong hệ thống giao thông đô thị nhưng
là bị bồi lắng và lấn chiếm làm giảm độ mạng lưới giao thông công cộng trong
sâu và bề rộng kênh rạch, có các cầu vượt khu vực, hiện nay chủ yếu là xe buýt, vẫn
có khẩu độ thấp và do đó năng lực vận tải chưa phát huy hết vai trò của mình. Số
bị hạn chế. tuyến đường chính có tuyến xe buýt đi qua
26 tuyến, chủ yếu đi qua các tuyến đường
Bên cạnh đó, 2 tuyến giao thông đường
chính đô thị, có bề rộng hiện hữu > 12 m
biển trong khu vực là Sông Sài Gòn và sông
Đồng Nai hiện rất thuận lợi cho việc phát Mật độ mạng lưới giao thông công cộng
triển cảng biển và kho bãi, công nghiệp (các tuyến đường bộ có xe buýt chạy) là 0,67
với hàng loạt các khu bến cảng tổng hợp km/km2, bằng 1/3 chỉ tiêu quy hoạch tối
quan trọng có khối lượng vận chuyển hang thiểu (> 2,00 km/km2). Các tuyến buýt chủ
hóa lớn nhất trong các cảng biển khu vực yếu tập trung trên các trục đường chính, ví
Đông Nam Bộ. Trong đó, cụm cảng Cát dụ trên Xa lộ Hà Nội có hơn 10 tuyến xe buýt
Lái – Phú Hữu có vai trò kinh tế quan trọng đang hoạt động.
bậc nhất đối với Thành phố. Tuy vậy, hệ
Tuyến MRT1 đang trong quá trình xây dựng,
thống giao thông kết nối cho các khu vực
dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2022,
này hiện vẫn chưa được đầu tư xây dựng
trễ hơn bốn năm so với kế hoạch ban đầu.
đồng bộ, chưa hình thành cũng như phân
Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến công
luồng cho dòng xe vận chuyển hàng hóa
tác giải phóng mặt bằng khi dự án chuẩn bị
ra vào cảng, vẫn sử dụng tuyến đường đô
triển khai và công tác giải ngân nguồn vốn
thị cho xe tải, xe container, gây ùn tắc và
do những thủ tục phát sinh trong quá trình
mất an toàn giao thông. Ngoài ra, không
điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án. Theo

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
CHÚ THÍCH

Mạng lưới xe buýt hiện hữu

Đường sắt tốc hành TPHCM - Nha Trang

Đường sắt nhẹ TPHCM - sân bay Long Thành

Mạng lưới Metro

Monorail số 2

Quận Thủ Đức

Quận 9

Trung tâm
TPHCM

Quận 2

Hinh 2.3.3-1: Mạng lưới tuyến xe buýt và quy hoạch hệ thống giao thông nhanh

các dự án đã và đang được triển khai hiện tại nhà ga Rạch Chiếc. Dọc tuyến BRT1
nay thì dọc tuyến này, sẽ bố trí các tuyến cũng sẽ bố trí các tuyến buýt gom.
xe buýt gom kết nối với các khu dân cư
Theo quy hoạch, tuyến Monorail số 2 sẽ
để đưa hành khách đến các nhà ga metro;
xuất phát từ nút giao giữa đường QL50 và
các tuyến xe buýt hiện hữu chạy song
đường Nguyễn Văn Linh, chạy dọc đường
song sẽ được tái cấu trúc theo hướng chỉ
Nguyễn Văn Linh (Quận 7) và đường
giữ lại 1 tuyến làm hệ thống thay thế khi
Huỳnh Tấn Phát, băng qua sông Sài Gòn
có sự cố đối với tuyến MRT1, các tuyến còn
và kết nối vào nhà ga Thủ Thiêm, chạy
lại sẽ dừng hoạt động hoặc cải tạo trở
lên Bình Quới. Tuyến MRT2 sẽ được kéo
thành các tuyến buýt gom.
dài chạy ngầm qua sông Sài Gòn, kết nối
Tuyến BRT 1 đang được thiết kế chi tiết, vào nhà ga Thủ Thiêm. Ngoài ra, Bộ GTVT
cũng dự kiến đi vào hoạt động vào năm cũng đã quy hoạch tuyến LRT (đường
2022. Tuyến này chạy dọc đại lộ Võ Văn sắt nhẹ) từ nhà ga Thủ Thiêm, chay dọc
Kiệt và đại lộ Mai Chí Thọ, kết nối với MRT1 đường cao tốc một đoạn, băng qua sông

35
Đồng Nai đi xuyên qua khu đô thị - công nghiệp Nhơn
Trạch và kết nối vào Sân bay Long Thành (đã được quy
hoạch). Đồng thời, Bộ GTVT cũng có định hướng phát
triển tuyến tàu điện tốc độ cao TP HCM – Nha Trang
kết nối vào nhà ga Thủ Thiêm. Như vậy có thể nói nhà
ga Thủ Thiêm là một đầu mối giao thông chiến lược
của TP HCM trong tương lai, là tựa điểm quan trọng
để phát triển khu Đông (HIID). Tuy nhiên, các kế hoạch
nêu trên vẫn chưa có dự án đầu tư.

2.3.3 Các điểm nghẽn giao thông


Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra do
số lượng phương tiện giao thông hoạt động ngày càng
gia tăng (đặc biệt vào các giờ cao điểm) trong khi cơ sở
hạ tầng giao thông phát triển chậm, thiếu tính kết nối
để tạo nhiều lựa chọn tuyến đường di chuyển. Đặc biệt,
UTGT nghiêm trọng thường xuyên xảy ra ở các khu vực
đầu mối giao thông, các tuyến đường kết nối vào các
đầu mối này như tuyến đường kết nối cảng Cát Lái,
cảng ICD Trường Thọ, nhà máy điện thép Thủ Đức, dọc
QL1A thường có rất nhiều xe container. Việc giải quyết
các điểm, tuyến nghẽn giao thông cần phải được xét
xét từ góc độ đầu tư nâng cấp – xây mới cơ sở hạ tầng
giao thông và từ góc độ quy hoạch tổ chức không gian,
Các đầu mối giao thông
quản lý điều hành hệ thống giao thông TP HCM nói lớn trong khu vực như
chung và HIID nói riêng. cảng Cát Lái, cảng ICD
Trường Thọ nằm xen lẫn
với các khu dân cư dẫn tới
thu hút, phát sinh nhu cầu
giao thông lớn tại các khu
2.3.4 Thuận lợi và khó khăn của hệ thống giao vực này thường xuyên gây
thông trong khu vực ùn tắc giao thông.

Thuận lợi
Là khu vực tập trung nhiều tuyến giao thông chính liên
vùng và liên tỉnh như Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13,
Vành đai 2, Vành đai 3, đường cao tốc Hồ Chí Minh –
Long Thành – Dầu Giây, thuận lợi kết nối giao thông và
kinh tế với các trung tâm kinh tế lân cận.
Có các công trình đầu mối bến bãi, cảng như cụm cảng
Cát Lái – Phú Hữu, cảng ICD Long Bình, bến xe miền
Đông mới, ga Thủ Thiêm (quy hoạch) đóng vai trò là
trung tâm vận tải hành khách và hàng hóa cho khu vực
Thành phố và các tỉnh lân cận.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Nguồn: Ashui, (2019)

Khó khăn Tiên, tuyến BRT số 1, đường Vành đai 2,


đường Vành đai 3 hiện đang chậm tiến độ
Tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất dành cho
hoặc chưa được triển khai theo kế hoạch
công trình hạ tầng giao thông và giao
do những khó khăn chung liên quan đến
thông công cộng thấp. Sự phát triển nhà ở
nguồn vốn, công tác giải phóng mặt bằng
thấp tầng, phân tán dẫn đến diện tích đất
khiến cho cho tình hình giao thông trong
đô thị chủ yếu dành cho phát triển nhà
khu vực chưa được cải thiện.
ở, thiếu đất dành cho giao thông và công
trình công cộng khác. Cấu trúc mạng lưới Các tuyến đường sắt đô thị khác (MRT2
giao thông đô thị với nhiều đường hẻm đoạn kéo dài, Monorail 2), đường sắt tốc
dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận độ cao quốc gia (đọan TP HCM – Nha
mạng lưới giao thông công cộng. Trang) và đường sắt nhẹ kết nối với Sân
bay quốc tế Long Thành tuy đã được quy
Các đầu mối giao thông lớn trong khu vực
hoạch nhưng chưa có nguồn vốn đầu tư.
như cảng Cát Lái, cảng ICD Trường Thọ
Nếu không có sự thay đổi cơ chế chính
nằm xen lẫn với các khu dân cư dẫn tới
sách, việc triển khai các dự án này có thể
thu hút, phát sinh nhu cầu giao thông lớn
sẽ gặp nhiều khó khăn về vốn và công tác
tại các khu vực này thường xuyên gây ùn
giải phóng mặt bằng như các dự án đang
tắc giao thông.
triển khai hiện nay.
Các dự án lớn về giao thông trong khu vực
như tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối

37
2.4 Thực trạng biến đổi khí hậu và ngập
lụt

Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô kinh tế của Việt Nam,


bị uy hiếp thường xuyên bởi lượng mưa và mực nước
sông tăng dần theo thời gian. Vũ lượng ngày lớn nhất
đo được tại trạm Tân Sơn Nhất là 407mm xảy ra vào
ngày 26/11/2018, trong khi đó mực nước sông Sài Gòn đã
đạt kỷ lục là 1.77m vào tháng 10/2019. Cùng với các biến
đổi bất lợi về thủy văn là tình trạng lún mặt đất đang
diễn ra trên diện rộng với tốc độ cao nhất lên đến 2cm/
năm.
Trong khu vực HIID, tình trạng ngập đã bắt đầu phát
sinh từ đầu thập niên 2010 và vẫn chưa có dấu hiệu
giảm sút dù hệ thống kiểm soát ngập cũng đã được
liên tục nâng cấp. Số liệu của UDI cho biết hiện có
khoảng 10 vị trí ngập thường xuyên do mưa lớn hoặc
triều cường trong khu vực này mà nặng nhất là thuộc
quận Thủ Đức.
Ngập lụt trong thành phố Hồ Chí Minh (HCMC) chịu tác
động đồng thời của các yếu tố: lũ thượng nguồn, thủy
triều, lượng mưa cục bộ cao và lún mặt đất, trong điều
kiện thiếu thốn về mặt đầu tư cho các cơ sở hạ tầng
quản lý ngập lụt trong những thập kỷ qua.

2.4.1 Thủy văn


Mặc dù những quan sát từ các trạm đo thủy văn quanh
thành phố Hồ Chí Minh đều cho thấy mực nước có hiện
tượng dâng, tuy nhiên số liệu trung bình trượt 10 năm
đã đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng thực của nước biển
dâng đối với sự bất thường của thủy văn ở khắp thành
phố Hồ Chí Minh. Trong khi độ dốc xu thế của mực
nước biển đã không thay đối hoặc thậm chí là giảm
nhẹ từ giữa những năm 1990, độ dốc xu thế của mực
nước sông vẫn tiếp tục tăng (Hình 2.4.1-1).
Trong 60 năm qua, lượng mưa trận lớn nhất hàng năm
vẫn tăng đều (Hình 2.4.1-2), làm cho chu kỳ lặp lại giảm
dần theo thời gian. Năng lực hoạt động của các công
trình thoát nước thấp hơn so với mong đợi ở một số dự
án quản lý ngập lụt của thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những chủ đề được quan tâm nhất trong thiết kế
hệ thống công trình chống ngập.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
1.800

1.600

1.400

1.200 Phú An
cm/năm

1.000
Thủ Dầu Một
0.800
Nhà Bè
0.600
Vàm Kênh
0.400

0.200

0.000

Hình 2.4.1-1: Tốc độ tăng mực nước bình quân trong từng thời kỳ 10
năm tại khu vực thành phố HCM và ngoài biển (Vàm Kênh)

Hình 2.4.1-2 : Xu thế tăng dần của vũ lượng trận mưa lớn nhất hàng năm

Hình 2.4.2-1: Biến động thủy hệ và diện tích mặt phủ thấm nước ở TPHCM
39
2.4.2 Đô thị hóa và xâm lấn vùng đất thấp
Việc đô thị hóa đã phát triển từ những năm 1990,
tạo một sự thay đổi nghiêm trọng về hệ thống
nước và vùng thấm nước của thành phố HCM như
được thấy ở hình 2.4.2-1. Khoảng 50.000 ha diện
tích mặt nước, đất ngập nước và vùng thấm nước
đã được thay thế bằng những vùng không thấm
nước trong vòng 25 năm qua. Quy hoạch không
gian của thành phố HCM, được sửa đổi vào năm
2010, sẽ cho phép việc mở rộng thành phố lên tới
850 km2, có nghĩa là cao hơn 30% so với phạm vi
Quy hoạch 752 (650 km2).

2.4.3 Sự lún đất


Trong những thập kỷ qua, việc khai thác nước
ngầm tại thành phố HCM đã tăng lên đáng kể, gây
ra những mối quan ngại nghiêm trọng về sự lún
đất. Những nghiên cứu đã cho thấy hiện tượng lún
đất đang diễn ra trên diện rộng tại thành phố HCM
với tốc độ trung bình hàng năm là 1-2 cm từ năm
1995 (hình 2.4.3-1). Điều này đã làm cho tốc độ tăng
thực tế của mực nước lên tới 3 cm/năm ở một số
vùng trong thành phố trong những thập kỷ qua

2.4.4 Quy hoạch thoát nước 752


Từ đầu những năm 2000, nhiều điểm ngập đã
được phát hiện trên khắp Thành phố và đã tăng
lên đến con số 152 vào năm 2007. Năm 2001, nỗ lực
ban đầu nhằm cải thiện hệ thống thoát nước đô
thị đã được thực hiện với quy hoạch tổng thể đầu
tiên (Quy hoạch 752). Bản quy hoạch tổng thể dựa
trên dữ liệu có được đến năm 1998 và tập trung hầu
hết vào nâng cấp cống thoát nước và san nền cục
bộ đã lập khuôn khổ cho những can thiệp chính
vào tiểu lưu vực trung tâm 100 km2. Những lưu vực
còn lại, trong đó có HIID, đã không nhận được sự
đầu tư đáng kể nào cho đến những năm gần đây.
Những dự án hàng trăm triệu USD theo sau quy
hoạch 752 đã được thực hiện từ năm 2003 và cơ
bản hoàn tất vào năm 2012 đã giúp cải thiện tạm
thời tình trạng ngập đô thị ở 80% các điểm ngập
của lưu vực trung tâm vào năm 2012. Chi phí thực
hiện Quy hoạch 752 được ước tính lên tới 6 tỷ USD,

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Tốc độ sụt lún đất
(mm/ năm)

Hình 2.4.3-1: Tốc độ lún trung bình trong khu vực HIID

41
tuy chỉ 40% trong số này đã được giải ngân
trong suốt 20 năm qua. Vấn đề tái ngập do CHÚ THÍCH
Cổng ngăn triều
thông số thiết kế bị lạc hậu đang được xem xét Vị trí cửa cống

nghiêm túc. Vòng xoay


Vị trí cửa cống QH theo Bộ PTNN&NT
Vị trí cửa cống QH theo Bộ PTNN&NT

2.4.5 Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Trạm điều tiết mực nước
Đê
Phát triển nông thôn (MARD) Bờ rào
Khu vực nghiên cứu
Từ giữa những năm 2000, phân tích thống kê Hệ thống giao thông chính

dữ liệu thủy văn được thu thập từ các trạm nằm Đường vành đai 3
Mặt nước / sông
rải rác chung quanh khu vực thành phố HCM đã Địa hình
< 1.0m
cung cấp chứng cứ về những bất thường của 1.0 - 1.4m
thủy văn. Những quan ngại về biến đổi khí hậu 1.4 - 2.0m
> 2.0m
(nước biển dâng và lượng mưa tăng) đã thúc
đẩy những nỗ lực tiếp theo về chống ngập và
kết quả là một chiến lược kiểm soát triều (được
gọi là Quy hoạch MARD hoặc Quy hoạch 1547)
được Thủ tướng phê duyệt năm 2008.
Quy hoạch này nhằm bảo vệ thành phố HCM
bằng một hệ thống bảo vệ bao gồm 170 km
đê, 12 cống ngăn triều loại lớn cùng với hàng
trăm cống nhỏ hơn. Hệ thống này nhằm duy trì
mực nước trong vùng được bảo vệ ở cao trình
thấp hơn hoặc bằng +1.0m trên mực nước biển
trung bình, nhằm làm cho cống thoát nước có
thể hoạt động dễ dàng khi triều cường (Hình
2.4.5-1), cũng như giúp đối phó với lũ thượng
nguồn, và nước biển dâng về lâu dài. Chi phí
ước tính của Quy hoạch MARD vào khoảng
80.000 tỷ đồng là quá lớn so với khả năng đáp
ứng của thành phố. Do đó quy hoạch này đã
phải dừng lại.

2.4.3 Biến thể Quy hoạch MARD


Năm 2013, một quy hoạch khác do dự án FIM
do chính phủ Hà Lan tài trợ, được thực hiện tại
Trung tâm chống ngập TPHCM với vai trò là
bản sửa đổi của Quy hoạch MARD gốc (Hình
2.4.5 -1). Với một số sửa đổi nhỏ so với đề xuất
của FIM, dự án trị giá 10.000 tỷ đồng này đã thi
công được gần 80% khối lượng và dự kiến sẽ
hoàn tất trong năm 2020. Tuy nhiên với quy mô
thu nhỏ, dự án này không giúp nâng cao năng
lực kiểm soát triều cho khu vực HIID.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Khoảng 50.000 ha mặt
nước, đất ngập nước và
vùng thấm nước đã được
thay thế bằng những vùng
không thấm nước trong
vòng 25 năm qua

Nguy cơ ngập lụt tại Tp Hồ


Chí Minh đến từ 4 nguồn:
lũ thượng nguồn, thủy
triều, lượng mưa cục bộ
cao và lún mặt đất

Có 10 điểm ngập thường


xuyên tại HIID, chủ yếu tập
trung tại Quận Thủ Đức

Hình 2.4.5 -1: Quy hoạch kiểm soát thủy triều của thành phố HCM: Quy hoạch của Bộ Phát
triển Nông nghiệp và Nông thôn (2008, đường màu vàng) và Quy hoạch biến thể của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013, đường màu đỏ)

43
2.5 Thực trạng sử dụng đất tại khu đô thị phía Đông
Khu đô thị sáng tạo phía Đông gồm Quận 2, Quận 9 và quận
Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất:
Cả ba quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đều có điểm chung về
sử dụng đất là có tỷ lệ đất chưa phát triển lớn (đất trống hoặc
sử dụng vào mục đích nông nghiệp), lần lượt là 28%, 32% và
30% tổng diện tích ba quận. Tính trung bình, toàn bộ HIID có
30% đất đai, tương đương 6,333 ha, đang sử dụng cho mục
đích nông nghiệp hoặc để trống. Đây chính quỹ đất để thu
hút đầu tư cho phát triển đô thị mới và xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các ngành kinh tế.
Trong phần đất đã phát triển hoặc đang triển khai các dự án,
đất ở chiếm một tỷ lệ lớn. Cụ thể 58% đất đã phát triển tại
Quận Thủ Đức, 56% tại Quận 2 và 50% tại Quận 9 được giành
cho đất ở. Hệ quả là đất giành cho công viên và giao thông chỉ
chiếm tỷ lệ khiêm tốn tại Quận Thủ Đức, lần lượt là 1% và 7%
diện tích đã phát triển. Tại các Quận 2 và Quận 9, nơi mà việc
phát triển đô thị diễn ra sau Thủ Đức do hạn chế về khoảng
cách và kết nối giao thông tới trung tâm thành phố, tỷ lệ đất
công viên đã triển khai hay đã có quy hoạch chi tiết lớn hơn rất
nhiều, ở mức 12% và 9% thì tỷ lệ dất giao thông cũng rất thấp,
chỉ 7%. Do quỹ đất giành cho công viên và giao thông thấp tại
Quận Thủ Đức mà diện tích đất công viên trên đầu người tại
quận này chỉ đạt 0,6 m2, rất thấp so với chỉ tiêu 7,1 m2 mà Quy
hoạch Chung Tp Hồ Chí Minh phê duyệt năm 2010 đặt ra cho
các quận mới. Với việc diện tích đất công viên tại Quận 2 và
Quận 9 tương đối lớn, đạt mức 18 m2 và 16 m2 lần lượt tại mỗi
quận, tổng diện tích đất công viên trên đầu người tại HIID vẫn
11,5 m2. Tuy nhiên con số này cũng cho thấy việc gia tăng dân
số trong tương lai (dân số được quy hoạch cho khu vực HIID
gấp đôi dân số hiện hữu) sẽ dẫn đến giảm diện tích công viên
trên đầu người dưới mức yêu cầu nếu không có thêm diện
tích công viên được quy hoạch.
Một đặc điểm nữa của khu vực HIID là quy mô đất công
nghiệp lớn, ở mức 2105 ha, chiếm 10% tổng diện tích đất toàn
khu vực. Trong số đó, gần 1300 ha đất công nghiệp nằm trong
các khu công nghiệp tập trung bao gồm 913 ha Khu Công
nghệ cao và gần 250 ha đất các khu chế xuất và công nghiệp
tập trung khác. Đây là quỹ đất quan trọng để thu hút sản xuất
công nghệ cao và tạo ra các trung tâm việc làm quan trọng
của thành phố trong tương lai đồng thời là quỹ đất dự trữ cho
phát triển cho phát triển đô thị trong tương lai xa hơn.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Công viên và không gian mở
Đất nông nghiệp
Công viên ngập nước
Mặt nước

Hình 2.5-1: Mảng xanh hiện hữu tại khu đô thị phía Đông (2018)

Đất công nghiệp & sản xuất


Mặt nước

Hình 2.5-2 Hiện trạng đất công nghiệp và đất sản xuất khác (2018)

45
Thủ Đức

Quận 9

Trung tâm
Thành phố

Quận 2

Hình 2.5-3: Quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất (2018)

2.6 Đánh giá việc thực hiện quy hoạch đô thị phía
Đông:
Hiện nay, tổng số đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên
địa bàn Quận 2 là 229 dự án. Tiến độ thụ lý hồ sơ thẩm định,
phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên
địa bàn quận chậm do phần lớn hồ sơ đề nghị điều chỉnh
quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc trường hợp có nhiều khó khăn
vướng mắc, thẩm quyền giải quyết không thuộc Ủy ban

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
nhân dân Quận 2 mà thuộc Sở ngành và Ủy ban nhân dân
Thành phố. Trước khi trình các cấp thẩm quyền xem xét,
giải quyết còn cần lấy ý kiến thống nhất của tập thể Lãnh
đạo quận, do đó, công tác này thường mất nhiều thời gian.
Quản lý trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch: Việc lập quy hoạch không gắn với điều kiện thực
hiện quy hoạch, dẫn đến khó khả thi. Điều kiện thực hiện
chủ yếu là khả năng cung ứng vốn đầu tư. Trong cơ chế thị
trường vốn huy động từ xã hội, vốn từ ngân sách rất hạn
chế, do đó nhiều dự án nhiều công trình được quy hoạch
nhưng không có vốn thực hiện, kéo dài nhiều năm.
Tình trạng dự án treo - chậm tiến độ, tình hình bàn giao
các quỹ đất công trình công cộng (đặc biệt là công viên cây
xanh) và việc vi phạm xây dựng công trình vẫn tiếp diễn,
chưa được giải quyết căn cơ, dứt điểm.
Ở Quận 9: đa số các dự án < 2ha thường không có quỹ đất
hạ tầng xã hội nhưng lại có quy mô dân số cao, quỹ đất hạ
tầng xã hội thường được bố trí trong các dự án có quy mô
từ 2 ÷ 20ha do thực hiện theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ
lệ 1/2000 được duyệt nhưng việc triển khai thực hiện đầu
tư xây dựng hạ tầng xã hội chưa đồng bộ. Hạ tầng xã hội và
hạ tầng kỹ thuật chỉ được thực hiện đầu đủ trong các dự
án có quy mô > 20ha do có quỹ đất và đáp ứng đầu đủ các
khu chức năng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của một
khu đô thị mới theo quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được
duyệt. Nhìn chung các dự án nhà ở tập trung tại các trục
đường chính khu vực, tuy nhiên đa số các tuyến đường này
Đất ở là đường hiện hữu có lộ giới nhỏ chưa mở rộng lộ giới theo
Đất giáo dục
Đất sản xuất quy hoạch được duyệt, do đó việc kết nối hạ tầng trong các
Công trình công cộng, thương
mại và tôn giáo dự án ra các trục đường chính khu vực chưa đồng bộ.
Công viên & không gian mở
Đất nông nghiệp Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của thành phố đã có những
Công viên ngập nước
Mặt nước
bước phát triển theo hướng hiện đại, kết nối thuận lợi với
các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện tình hình kinh tế - xã hội có nhiều
thay đổi, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa cao trong
khi các quy hoạch chi tiết chậm được triển khai dẫn đến đã
xuất hiện những bất cập về quản lý quĩ đất dành cho giao
thông, vướng mắc trong nghiên cứu các quy hoạch chi tiết
và triển khai các dự án…; Trước yêu cầu phát triển của Thành
phố với trục kinh tế phía Đông, cần có đánh giá, giải pháp
đầu tư hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu về giao thông,
đô thị và phát triển kinh tế.

47
TIẾN TRÌNH GIÃN NỞ ĐÔ THỊ |
HISTORIC URBAN EXPANSION
Nguồn: Regional Land Cover Portal Servir
Mekong
2018 Khu vực mới hình thành Đường thủy
2007 Khu vực mới hình thành Khu vực nghiên cứu
1997 Khu vực mới hình thành Ranh TPHCM
1987 Khu vực mới hình thành

Khu vực nghiên cứu

Trung tâm thành phố

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
2.7 Phân tích các thách thức và nguy cơ về đô
thị tại phía Đông Thành phố
• Khả năng ngập lụt cao.
• Giao thông không an toàn do trộn lẫn vận tải nặng
và hành khách
• Giao thông chủ yếu dựa trên phương tiện cá nhân,
chưa phát triển hệ thống và thói quen sử dụng giao
thông công cộng và đi bộ.
• Tập trung phát triển không đồng đều. Mất cân bằng
giữa phát triển và môi trường.
• Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, suy giảm chất lượng
nguồn nước.
• Nguy cơ ô nhiễm do chất thải rắn, rác sinh hoạt, dầu
mỡ thải.
• Ô nhiễm không khí: nồng độ CO2 cao trong không
khí.
• Thiếu bản sắc chung và bản sắc đô thị.
• Diện tích lớn dẫn đến thách thức về vốn đầu tư.
• Quy hoạch không đồng bộ.
• Thách thức trong việc thu hút của các nhà đầu tư
cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.
• Thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực tri
thức.
• Dịch vụ giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe chưa đạt
chất lượng.

49
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
3 CÁC MÔ HÌNH ĐÔ THỊ
SÁNG TẠO
_
3.1 Các mô hình đô thị sáng tạo trên thế giới
Sự phổ biến của các sáng kiến thành phố thông minh, đô thị sáng tạo trên khắp thế
giới là một phần trong chiến lược của các chính phủ để thu hút đầu tư và phát triển.
Các chương trình đô thị sáng tạo tìm cách khai thác cơ sở hạ tầng vật chất, công nghệ
truyền thông thông tin, tài nguyên tri thức và cơ sở hạ tầng xã hội theo hướng tái tạo
kinh tế, gắn kết xã hội lớn hơn, quản lý cơ sở hạ tầng tốt hơn. Một số thành phố điển
hình khu vực:

Thành phố Phương pháp tiếp cận Lĩnh vực tập trung phát triển
BẮC KINH Tài trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) Công nghệ sinh học
Khu công nghệ cao Ngành Y sinh học
Trí thông minh nhân tạo
Vật liệu mới
SEOUL Quản trị có sự tham gia của cộng đồng Công nghệ chuỗi hối
Trung tâm dữ liệu mở Sản xuất thiết bị điện tử
Triển khai thành phố thông minh

THƯỢNG Đầu từ vào hệ thống cơ sở hạ tầng Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng


thành phố thành phố
HẢI Nghiên chứu và phát triển công nghiệp Nghiên cứu và phát triển công
Tiện nghi an sinh nghiệp
Tiện nghi an sinh
ĐÀI BẮC Trung tâm sáng tạo Công nghệ điện toán đám mây
Amazon Kỹ thuật điện tử
Văn hóa khởi nghiệp và sáng tạo

HSINGCHU Khu công nghệ do Nhà nước vận hành Vật liệu mới và năng lượng tái tạo
Gắn kết với các trường đại học Chất bán dẫn
Sản xuất thiết bị điện tử

HỒNG KÔNG Đầu tư vào Nghiên cứu phát triển (R&D) Công nghệ sinh học
Thuế và chi phí khởi nghiệp thấp Trí tuệ nhân tạo
Định vị toàn cầu Công nghệ thành phố thông minh
Cơ sở hạ tầng Công nghệ tài chính

THÂM Đặc khu kinh tế Sản xuất phần cứng


QUYẾN Trung gian sáng tạo Siêu máy tính
Tuyển dụng nhân tài Giải trình tự gen
Dược phẩm
SINGAPORE Chất lượng sống và lĩnh vực công cộng Ngành Y sinh học
Sự bền vững Khoa học kỹ thuật
Nền giáo dục vững mạnh Phương tiện truyền thông kỹ thuật
Đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) số

51
3.1.1 Khu đô thị Sáng tạo 22@ Barcelona
(Barcelona, Tây Ban Nha)
Khu đô thị 22@ là một dự án cải tạo ‘đất nâu’ (đất bị ô nhiễm hoặc
trước đây là đất công nghiệp) nằm ở phía Đông Bắc thành phố
Barcelona, Tây Ban Nha. Vào đầu thế kỷ 21, rất nhiều thành phố
lớn ở phương Tây phải gánh chịu hậu quả của làn sóng di dời các
khu công nghiệp. Vào những năm 80, Barcelona cũng trải qua giai
đoạn suy giảm các hoạt động kinh tế và xã hội do các hoạt động
sản xuất vốn nằm trong thành phố di chuyển đến những vùng
khác. Sự thay đổi mang tính hệ thống từ sản xuất công nghiệp
sang kinh tế phụ trợ đòi hỏi sự chuyển mình của đô thị, cụ thể với
trường hợp của Barcelona, được thực hiện qua các chiến lược phát
triển đô thị. Một trong số đó là giải pháp biến đổi các không gian
công nghiệp bị bỏ phí phía Đông Bắc thành phố thành khu vực
dịch vụ phụ trợ. 22@ trở thành dự án trọng điểm trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế phụ trợ trên nền tảng không gian đa
chức năng với mật độ tập trung cao các doanh nghiệp công nghệ

Thế mạnh nghiên cứu/ sáng tạo


Các quy định và văn bản hướng dẫn mới định hướng sự phát triển
của dự án 22@ quản lý các hoạt động được phép diễn ra tại khu đô
thị này. Mục tiêu chính là để thu hút các hoạt động chuyên sâu có
liên quan đến tri thức và công nghệ thay vì nhắm đến một nhóm
ngành cụ thể. Do đó, các công ty dịch vụ có liên quan đều có thể

53
tham gia vào hệ sinh thái tại 22@, bất kể tác một cách tích cực với các tổ chức
họ hoạt động trong lĩnh vực gì. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
thành phố vẫn có những chiến lược thu vực tương thích, cùng nhau chia sẻ cũng
hút các tổ chức chủ chốt của các nhóm như được hỗ trợ bởi hệ thống tiện ích liên
ngành chiến lược được tập trung tại một quan, trên cơ sở đó thúc đẩy lẫn nhau để
số không gian chuyên biệt ngoại lệ. phát triển.
Đơn vị đầu tàu quan trọng Mục đích và mục tiêu chính
Đề thu hút nhân tài và một số doanh Dự án 22@ có ba mục tiêu chính.
nghiệp cụ thể, các nhà quy hoạch của
Thứ nhất, tái thiết phần không gian xuống
dự án 22@ đã đưa ra giải pháp ‘Chiến
cấp và bị bỏ hoang của Barcelona gây ra
lược cụm’ để khuyến khích một số nhóm
do sự di dời của các khu công nghiệp diễn
ngành mục tiêu chuyển vào khu đô thị. Ví
ra vào cuối thế kỷ 20.
dụ, Cụm Trung tâm Truyền thông (Media
Hub Cluster), Cụm Trung tâm Sức khỏe & Thứ hai, sử dụng dự án cải tạo này như
Sinh học (Health & Bio Hub Cluster), Cụm đòn bẩy để bắt đầu đưa thành phố bước
Thiết kế (Design Cluster). Mỗi cụm được vào tiến trình chuyển đổi kinh tế và không
quy hoạch trong một khu vực cụ thể định gian đô thị xây dựng dựa trên mô hình sản
trước của khu đô thị 22@ và nằm kế cận xuất công nghiệp sang hậu công nghiệp.
một đơn vị học thuật quan trọng. Đơn cử, Mục tiêu này được thực hiện bằng các
chính quyền thành phố Barcelona đã mời kế hoạch khuyến khích các công ty hoạt
Khoa Truyền thông & Nghe nhìn (Faculty động tri thức chuyên sâu du nhập vào khu
of Communication & Audiovisuals) di dời đô thị mới.
trụ sở đến khu vực ngay cạnh Cụm Trung Thứ ba, thực hiện việc chuyển đổi này
tâm Truyền thông. Nhờ động thái này, theo cách tiếp cận hợp tác công tư (Public
các cơ sở học thuật có điều kiện tương Private Partnership). Đa phần đất đai của

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
dự án 22@ là sở hữu tư nhân của các chủ
thể có nhà máy không còn hoạt động.
Ban lãnh đạo của Hội đồng Thành phố đã
thảo các quy định cho phép chính quyền
kết hợp với các đơn vị sáng kiến tư nhân
để cải tạo đất đai của chính họ. Nói cách
khác, chính các chủ thể tư nhân này là
người quyết định khi nào họ sẽ tiến hành
cải tạo, dựa trên các văn bản hướng dẫn
rất rõ ràng thảo bởi Hội đồng Thành phố.
Lãnh đạo công kết hợp với Sáng kiến tư đã
cho thấy đây là một chiến lược hiệu quả.

Bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh


Dự án 22@ gợi ý một số điểm đáng cân
nhắc cho Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu
tiên, cần chú trọng việc đưa ra chính sách
hiệu quả hơn giải pháp thiết kế. Dự án
22@ đã cho thấy khu đô thị hoàn toàn có
thể được phát triển dựa vào nguồn lực
tư nhân thay vì áp dụng các cơ chế sung
công đất đai. Cách tiếp cận này không chỉ
giảm thiểu tiêu tốn ngân sách công mà
còn đảm bảo sự an tâm về mặt pháp lý
cho các chủ sở hữu.
Thứ hai, phát triển không gian dẫn dắt
bởi cơ sở hạ tầng là một chiến lược quan tầng mới và tăng mật độ dân cư mà nhờ
trọng. Cụ thể, các nhà hoạch định đã đề đó các chủ đầu tư được hưởng lợi. Sách
xuất Kế hoạch phát triển Hạ tầng song lược này cũng mang lại nhiều lợi ích rõ
song với Quy hoạch dự án 22@. Kế hoạch ràng cho chính quyền như giảm chi phí
phát triển hạ tầng mô tả mạng lưới tiện đầu tư hạ tầng, tăng quỹ đất công dành
ích cần được nâng cấp vừa là để tạo điều cho việc phát triển nhà ở xã hội và không
kiện cho các dự án phát triển mới diễn gian công cộng.
ra, vừa làm tăng tính hấp dẫn của khu đô Cuối cùng, việc cho phép tăng trưởng và
thị nhằm thu hút các công ty công nghệ. phát triển tự nhiên so với việc triển khai
Ngoài ra, chính quyền cũng thiết lập cơ theo phân kỳ định trước cũng mang lại
chế đồng tài trợ một phần cho các cơ sở nhiều ích lợi. Tách rời quá trình thay đổi
hạ tầng tại khu đô thị, dẫn đến kết quả không gian đô thị khỏi những bản Quy
60% hệ thống hạ tầng được đầu tư bởi hoạch định sẵn sẽ tạo điều kiện cho việc
nguồn vốn tư nhân. sử dụng đất đai tương thích với chu kỳ
Thêm vào đó, mỗi dự án tư nhân đều phát triển kinh tế. Nhờ đó, chiến lược phát
phải chuyển 30% diện tích đất của họ cho triển sẽ trở nên linh hoạt hơn, thích ứng
chính quyền như phần trao đổi với giá trị tốt hơn và giảm thiểu các rủi ro gây ra do
tăng thêm của đất đai nhờ vào cơ sở hạ biến động và thay đổi nhu cầu thị trường.

55
3.1.2 Khu công nghệ cao JTC sẽ chỉ thực hiện 20% số công trình để
(Singapore) nhường chỗ cho các nhà đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên do tính chất rủi ro cao và đòi
Khu công nghệ cao One North được
hỏi sự cam kết đầu tư dài hạn của lĩnh vực
thành lập năm 2001 Khu công nghệ cao
nghiên cứu phát triển, JTC và công ty trực
one-north được thành lập năm 2001 nhằm
thuộc, Ascendas Singbridge, tiếp tục là
thu hút các ngành công nghiệp sáng tạo
những nhà đầu tư chủ yếu vào các công
như khoa học y sinh, công nghệ thông tin
trình trong dự án ngày nay.
và truyền thông. Ba cơ quan được giao
nhiệm vụ phát triển one-north: JTC – Cơ Biopolis, cụm đầu tiên được xây dựng để
quan phát triển công nghiệp – là nhà phát phát triển khoa học sự sống trở thành
triển dự án, A*STAR – Cơ quan phát triển một trong 4 trụ cột của ngành sản xuất tại
khoa học, công nghệ và nghiên cứu – là Singapore (3 trụ cột kia là điện tử, hóa chất
tổ chức nghiên cứu nòng cốt, và EDB – và kỹ thuật chính xác). Biopolis Giai đoạn 1
Cơ quan xúc tiến đầu tư – là tổ chức có được khánh thành vào tháng 10, 2003, hai
nhiệm vụ thu hút các doanh nghiệp công năm sau khi dự án được khởi động.
nghệ toàn cầu tới đầu tư. Một Ban Chỉ đạo
Thế mạnh nghiên cứu / sáng tạo
đứng đầu bởi một bộ trưởng cũng được
thành lập để thảo luận các chính sách và Hiện tại one north là nhà của 400 công ty,
vấn đề phát triển chính liên quan đến dự 6 đại học, 16 viện nghiên cứu, 50 vườn ươm
án trong khi một đơn vị trực thuộc được với 800 doanh nghiệp khởi nghiệp. one-
thành lập trong long JTC để trực tiếp triển north cung cấp 50.000 việc làm trong lĩnh
khai dự án. Mặc dù JTC là nhà phát triển vực nghiên cứu và công nghệ cao. One-
tổng thể dự án và trực tiếp đầu tư các tòa north cũng trở thành nơi thử nghiệm
nhà trong giai đoạn 1, kế hoạch ban đầu là không chỉ các quy định quy hoạch và

57
chính sách mới mà các các công nghệ môi trường năng động để thu hút các
mới như xe tự hành và máy bay không doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới. Giai
người lái. đoạn phát triển đầu tiên là sự xây dựng
của cụm khoa học y sinh, cụm công nghệ
Ðơn vị dầu tàu quan trọng thông tin và cụm truyền thông và đang
A*STAR là tổ chức nghiên cứu đầu tàu và tiếp tục phát triển nhiều thêm.
là đơn vị thuê diện tích sàn lớn nhất ở one- Quy hoạch
north. A*STAR được giao nhiệm vụ không
Một nhóm nghiên cứu liên bộ đã được cử
chỉ đầu tư vào nghiên cứu và xây dựng hạ
tới khảo sát Kendall Square ở Boston và
tầng nghiên cứu ở one-north mà cả việc
Khu Tam giác Nghiên cứu ở Bắc Carolina
thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học
(Mỹ) và bị thuyết phục về tầm quan trọng
từ khắp thế giới tới Singapore. Đại học
của việc bố trí một khu công nghệ cao
Quốc gia Singapore (NUS), trường đại học
cạnh một trường đại học lớn và cần phải
hàng đầu của đảo quốc, nằm sát cạnh one
có sử dụng đất hỗn hợp để khuyến khích
north và tham gia vào dự án thông qua
tương tác và đảm bảo sự sống động của
NUS Enterprise, một cơ quan trực thuộc
nơi chốn. Vị trí của one-north do đó được
có nhiệm vụ hỗ trợ khởi nghiệp cho các
lựa chọn ở một vị trí không xa trung tâm
nhà nghiên cứu và sinh viên của trường.
thành phố, có kết nối giao thông công
Mục đích và mục tiêu chính cộng tốt và sát cạnh các trường, viện lớn
One-North là kết quả của quy hoạch kinh như NUS, trường kinh doanh INSEAD,
tế trị giá hàng tỷ đô la đầu tư thông qua Viện công nghệ Singapore và các Công
Quỹ Ðầu tư Doanh nghiệp nhằm để tìm viên Khoa học gần đó.
cách phát triển nền kinh tế tri thức và thu Tiếp thu bài học từ các dự án Công viên
hút các công ty lớn. Khu One-North là Khoa học được thực hiện trước đó, những
một khoản đầu tư chiến lược dài hạn để nơi mà các tập đoàn đa quốc gia đặt văn
cung cấp không gian cho nghiên cứu và phòng chỉ để khai thác các ưu đãi của
phát triển, nhưng cũng để xây dựng một chính phủ và đóng góp rất ít vào hệ sinh

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
dạng về kích thước và hình dạng. Bản quy
hoạch định hướng dự án phát triển từ ba
khu vực cụm ngành khác nhau, do đó cho
phép tính linh hoạt và điều chỉnh khi mỗi
cụm mở rộng.
Để hiện thực hóa quy hoạch one-north
thành một trung tâm đổi mới sáng tạo
hàng đầu, JTC được sử ủng hộ của Ban
Chỉ đạo để không bị ràng buộc bởi những
tiêu chuẩn và quy định về quy hoạch hiện
có nhằm thử nghiệm những ý tưởng mới
mà sẽ được nhân rộng ở các dự án khác
trong tương lai tại Singapore. Ví dụ: one-
north được cấp sử dụng đất “đất trắng”
(không quy ước sử dụng đất cụ thể) lúc
khởi động dự án để cho phép sự linh hoạt
và hỗn hợp chức năng. Sử dụng đất cụ thể
được quy định lần lượt từng ô đất cùng với
tiến độ triển khai của dự án. Đường được
thiết kế hẹp hơn tiêu chuẩn và không có
khoảng lùi. Đất ở cũng được cho phép để
tạo nguồn thu cho dự án và đạt mục tiêu
trở thành nơi ‘làm việc – sinh sống – chơi
thái tại địa Phương, one-north được xác
– học tập’.
định là một môi trường đô thị hỗn hợp,
đa chức năng để thúc đẩy sáng tạo và Bài học cho thành phố Hồ Chí Minh
tinh thần khởi nghiệp. Quy hoạch tổng
Bối cảnh hỗn hợp đa chức năng và mật
thể one-north được phát triển nhằm tạo
độ cao của khu One-North cung cấp một
ra một môi trường ‘làm việc – sinh sống –
môi trường hấp dẫn cho các tài năng. Mật
chơi – học’ với 4 nguyên tắc: hỗn hợp đa
độ cao cho phép sự cộng tác hiệu quả và
năng, bản sắc độc đáo, kết nối thuận lợi,
tương tác giữa các ngành. Cách tiếp cận
và không ngừng đổi mới.
dựa trên cơ sở hạ tầng của chính phủ
Bản quy hoạch được lựa chọn từ một Singapore cho phép doanh nghiệp tư
cuộc thi nhằm tìm kiếm một thiết kế nhân tham gia một cách dễ dàng ở những
“khác thường” và sự tham gia của các mảng ít rủi ro, và tính linh hoạt trong sử
công ty kiến trúc nổi tiếng nhằm mục dụng đất và phân vùng chức năng dựa
tiêu gây tiếng vang trên thế giới. Thiết kế đánh gia tác động chấp nhận tính rủi ro
của Zaha Hadid được lựa chọn vì sự độc và nhu cầu phát triển của khu vực công
đáo và mới mẻ. Bản thiết kế dựa trên các nghệ cao.
nguyên lý đô thị truyền thống của châu
Sự thành lập Ban Chỉ đạo cũng giúp giải
Âu nhưng được chuyển thể vào một hình
quyết các vướng mắc giữa các cơ quan
thái hiện đại với khả năng tạo thành một
triển khai và các rào cản về chính sách
khu vực mật độ cao với nhiều không gian
tới việc phát triển một trung tâm đổi mới
mở khép kín, khuyến khích tương tác xã
sáng tạo.
hội và phân chia dự án thành các lô đất đa

59
3.1.3 Khu công nghệ cao Hsinchu
(Thành phố Tân Trúc, Đài Loan)
Viện khoa học Tân Trúc được thành lập vào năm 1980
bởi chính quyền Đài Loan nhằm kích thích và phát triển
kinh tế. Khu công nghệ được tạo ra nhằm thu hút nhân
tài khắp thế giới đến Đài Loan phát triển năng lực sản
xuất công nghiệp để tham gia cạnh tranh với thị trường
quốc tế, tăng cường phát triển nguồn nhân lực và tạo
việc làm cho lao động tay nghề cao.

Thế mạnh nghiên cứu/ sáng tạo


Khu công nghệ hiện có khoảng 500 công ty thuộc các
ngành công nghiệp bán dẫn, viễn thông, thông tin,
quang học điện tử, công nghệ sinh hóa, trí tuệ nhân
tạo, v.v. đang hiện diện tại đây. Hơn 40% lực lượng lao
động tham gia vào nghiên cứu và phát triển, trong khi
60% còn lại làm gia vào sản xuất, quản lý và tiếp thị.
Hơn 70% các sản phẩm công nghệ toàn cầu được ra
mắt trên thị trường có nguồn gốc từ các công ty từ Khu
công nghệ Tân Trúc. Năm 2010, giá trị sản lượng của
Khu công nghệ khoảng €29,673,000 euros (9.1% tổng
GNP của Đài Loan)

Đơn vị đầu tàu quan trọng


Đại học Quốc gia Chiao Tung đã khuếch trương danh
tiếng của khu công nghệ trong lĩnh vực điện tử, viễn

61
thông và kỹ thuật. Đây là một trong những trường đại
học hàng đầu về khoa học và kỹ thuật tại Đài Loan và
Đông Á. Đại học Quốc gia Thanh Hoa, kể từ khi dời đến
Tân Trúc, Đài Loan, là một tổ chức nghiên cứu lớn tập
trung vào khoa học và công nghệ hạt nhân. Viện là
nơi ra đời một số viện nghiên cứu nổi bật. Các đơn vị
đầu tàu nổi bật khác: Cơ quan Vũ trụ Quốc gia, Acer,
Logitech, Giga, Philips, Realtek và các tổ chức khác.

Mục đích và mục tiêu chính


Khu công nghệ Tân Trúc được thành lập để xây dựng
nền kinh tế khu vực tư nhân bằng cách tận dụng các tổ
chức nghiên cứu lớn và nhân tài hàng đầu của họ. Nhiều
công ty là kết quả của sự phát triển và khởi nghiệp liên
quan đến nghiên cứu và phát triển của các tổ chức chủ
chốt địa phương. Ngày nay, khu công nghệ Tân Trúc
giữ vững vị trí là một trong những khu công nghệ hàng
đầu của Đài Loan với hơn 10% GDP tập trung tại đây.
Khu công nghệ vẫn là một vườn ươm hiệu quả để phát
triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và là
một mô hình chuẩn mực cho các sáng kiến phát triển
tương tự cho khu vực Đông và Đông Nam Á.

Bài học cho thành phố Hồ Chí Minh


Khu công nghệ Tân Trúc nằm dọc tuyến đường sắt cao
tốc và mạng lưới giao thông của vùng nên việc đi lại
giữa các thành phố lớn và các trung tâm khu vực trở

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
nên dễ dàng. Các khoản đầu tư giao thông gần đây tại
TPHCM có thể dựa vào khuôn mẫu trên. Các quận phía
Đông được kết nối bằng đường sắt và có khả năng tiếp
cận các khu công nghiệp trong khu vực.
Viện khoa học Tân Trúc được tổ chức để tạo ra sự phối
hợp và tương trợ lẫn nhau giữa các công ty và các tổ
chức thông qua phương pháp phân cụm. Điều này cho
phép sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp liên quan
và các tổ chức nghiên cứu dễ dàng hơn. Việc đào tạo
nhân tài có thời hạn ngắn và trong một khu vực nhỏ
với hàng trăm công ty kết nối với nhau. Viện duy trì vị
trí tầm cỡ toàn cầu bằng cách phát triển mối quan hệ
quốc tế với Thung lũng Silicon trong những năm qua.
Kể từ khi Viện Khoa học Tận Trúc được thành lập vào
những năm 1980, phần lớn kết cấu đô thị được tổ chức
giống như các cơ sở công nghiệp cũ và it súc tích hơn.
Trong khi thành phố Tân Trúc nhỏ gọn và đa chức năng,
các thành phần của viện lại đơn điệu. TP HCM nên học
hỏi từ điều này và phát triển các nguyên kiến tạo địa
điểm nhằm thúc đẩy xây dựng các khu vực đa chức
năng và phân tán các cụm công nghiệp trên một khu
vực lớn.

63
3.1.4 Quảng trường Kendall
(Cambridge, Hoa Kỳ)
Kendall Square, tọa lạc tại Cambridge, Massachusetts,
là một khu đô thị sáng tạo được quốc tế công nhận với
hơn 66.000 cư dân, người đi làm và học sinh, sinh viên
đang sinh sống và làm việc tại đây. Thành công của
Kendall Square là một ví dụ về cách các trường đại học
trở thành nguồn cung cấp vốn nhân lực dưới hình thức
giảng viên và sinh viên cho các lĩnh vực công nghệ. Được
xây dựng vào giữa những năm 2000, sự tăng trưởng
liên tục của Kendall Square là do nhận được sự hỗ trợ
từ Hiệp hội Kendall Square, một hiệp hội địa phương
gồm các nhà tổ chức lãnh đạo và doanh nghiệp địa
phương chuyên cung cấp kế hoạch và nguồn lực.

Thế mạnh nghiên cứu / sáng tạo


Kendall Square là nhà của hơn 30 ngành công nghiệp
và 13 trong số 20 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.
Các công ty công nghệ cao bị lôi cuốn bởi vị trí tọa lạc
gần với MIT. Khu vực vô cùng thuận lợi trong việc thu
hút nhân tài, hỗ trợ nghiên cứu, khởi nghiệp, các công
ty hiện hữu trong lĩnh vực khoa học đời sống, công
nghệ sinh học, công nghệ và năng lượng sạch.

65
Các đơn vị đầu tàu quan trọng
Sự phát triển đa chức năng quy mô lớn của khu vực có
trung tâm là một tổ chức chủ chốt chính (Viện Công
nghệ Massachusetts) và nhiều công ty liên quan,
doanh nhân và công ty ăn theo liên quan đến thương
mại hóa sáng tạo. Các thương hiệu công nghệ toàn
cầu như Google, Microsoft, Twitter và Facebook có
văn phòng và không gian ươm tạo tại khu Kendall
Square.

Mục đích và mục tiêu chính


Kendall Square là khu vực công nghiệp cũ mà thành
phố Cambridge tìm cách hồi sinh bằng đầu tư tư
nhân, khu sáng tạo được thành lập và hỗ trợ thông
qua triển khai sở hữu đất thuộc trường đại học để hỗ
trợ phát triển khoa học đời sống và dược phẩm. Bằng
cách tạo không gian cho sự sáng tạo gần với các tổ
chức giáo dục, khu vực đã tìm cách tận dụng vị trí
của mình để thúc đẩy việc kinh doanh mới. Cách tiếp
cận này chứng minh sự thành công của mình qua
thời gian và là chất xúc tác cho sự phát triển của các
công ty công nghệ và khởi nghiệp khác.

Bài học cho thành phố Hồ Chí Minh

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Trung tâm sáng tạo Cambridge, một liên doanh tư
vấn và đầu tư chung, cho thấy cách các tác nhân
thể chế, tư nhân và công cộng cùng nhau cung cấp
không gian, tư vấn và đầu tư để tiếp tục tạo một hệ
sinh thái sáng tạo với động lực bền vững. Khu Kendall
Square đang tiến hành sứ mệnh xây dựng thành
công kinh tế và khắc phục tình trạng thiếu nhà ở,
các công trình sử dụng một lần với sàn lớn và đường
phố tự định hướng. Các phụ thể giám sát và lập kế
hoạch của khu vực đã nhận ra và đầu tư mạnh mẽ
vào các chiến lược kiến tạo không gian công cộng
và đô thị sáng tạo, tìm cách xây dựng một khu dân
cư năng động với tiện ích đi kèm trong các khu vực
lân cận để thu hút nhân tài hàng đầu trong khu vực.
Trong mười năm tới, 3716 mét vuông sẽ sẵn sàng cho
việc xây dựng nhà ở đa thu nhập, không gian bán lẻ,
không gian văn hóa và không gian công cộng.

67
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
3.1.5 Brainport Eindhoven
(Eindhoven, Hà Lan)
Củng cố ngành công nghiệp ô tô Hà Lan (xây dựng
trên truyền thống công nghệ cao và ô tô của Đông
Nam Hà Lan) bằng cách phát triển một điểm nóng
ô tô tiên tiến, khu sáng tạo Brainport là một ví dụ
về sáng kiến chuỗi xoắn ba: chiến lược tăng trưởng
công nghệ cao đa chiều được dự định dùng để tác
động đến hiệu quả kinh tế địa phương, khu vực và
quốc gia. Khu vực Brainport nằm ở phía Nam của Hà
Lan, có dân số khoảng 750.000 và lực lượng lao động
chiếm 400.000. Thành công kinh tế của Brainport
là kết quả của hợp tác giữa khu vực và quốc tế. Sự
hợp tác giữa các tổ chức công nghiệp, kiến thức, tổ
chức giáo dục và chính phủ - đây là sáng kiến hợp
tác chuỗi xoắn ba.

Thế mạnh nghiên cứu / sáng tạo


Đặc trưng của khu Brainport là các thế mạnh nghiên
cứu và sáng tạo mạnh mẽ trong sản xuất và thiết kế
công nghệ cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp
ô tô. Các lĩnh vực chuyên môn phụ là tích hợp quang
tử, công nghệ thực phẩm, in ấn và sản xuất phụ gia
với các vật liệu mới và công nghệ tự động, và những
tiến bộ của công nghệ y tế.

69
Củng cố ngành công nghiệp ô tô Hà Lan (xây dựng
trên truyền thống công nghệ cao và ô tô của Đông
Nam Hà Lan) bằng cách phát triển một điểm nóng
ô tô tiên tiến, khu sáng tạo Brainport là một ví dụ
về sáng kiến chuỗi xoắn ba: chiến lược tăng trưởng
công nghệ cao đa chiều được dự định dùng để tác
động đến hiệu quả kinh tế địa phương, khu vực và
quốc gia. Khu vực Brainport nằm ở phía Nam của Hà
Lan, có dân số khoảng 750.000 và lực lượng lao động
chiếm 400.000. Thành công kinh tế của Brainport là
kết quả của hợp tác giữa khu vực và quốc tế. Sự hợp
tác giữa các tổ chức công nghiệp, kiến thức, tổ chức
giáo dục và chính phủ - đây là sáng kiến mô hình hợp
tác ba nhà.

Mục đích và mục tiêu chính


Thành phố Eindhoven của khu Brainport đã được
khởi xướng với mục tiêu tăng lợi nhuận từ nền kinh
tế tri thức và củng cố lĩnh vực ô tô thông qua sự lan
rộng của tinh thần khởi nghiệp. Ngoài ra, mục tiêu
của dự án là cải thiện cơ hội việc làm trong khu vực
và tăng khả năng tiếp cận nền giáo dục đang phát
triển và tiếp cận nền kinh tế tri thức và thông tin.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Bài học cho thành phố Hồ Chí Minh
Brainport có truyền thống là một khu vực có trình độ
cao, với thành tựu nghiên cứu và phát triển đã đưa
khu vực ngày càng tiến gần đến thành công kinh tế
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khu vực cũng
nhận thức sự cần thiết của khả năng thích ứng, và
cần chuẩn bị lực lượng lao động và kịch bản đô thị
cho tương lai, do đó đã đầu tư đáng kể vào đào tạo
và giáo dục các doanh nhân, nhân viên và cư dân.
Ngoài ra, khu vực chủ trương đưa những nhà sáng
tạo và người dùng thành vị trí trung tâm trong cơ
cấu, chuyển từ mô hình hợp tác ba nhà sang mô hình
hợp tác đa chiều bao gồm công dân, khách hàng,
người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà thiết kế, nghệ sĩ và
tập đoàn cùng nhau lập kế hoạch với sự tham gia
của công dân và nền quản trị chung. Ngoài ra, để tiếp
tục thu hút và giữ chân nhân tài trong và ngoài nước,
Brainport đã trộn lẫn nhiều nền văn hóa để tạo sự
đa dạng văn hóa bắt buộc bao gồm cả các tác nhân
trong và ngoài nước.

71
3.2 Mô hình phát triển thành phố
thông minh
Cơ sở hạ tầng của một nền kinh tế tri thức là một
đô thị thông minh (ĐTTM). ĐTTM, ngoài những
cơ sở vật chất giống như những đô thị khác (hạ
tầng tự nhiên và hạ tầng xây dựng) thì còn có
thêm hai cấu phần là hạ tầng công nghệ số và
hạ tầng dịch vụ số. Có thể mô tả cấu tạo và sự
hình thành của một đô thị thông minh thông
qua một sơ đồ gồm bốn lớp chồng lên nhau.

3.2.1 Hạ tầng tự nhiên


Lớp thấp nhất là hạ tầng tự nhiên, bao gồm tất
cả các yếu tố tự nhiên như đất, nước, khí hậu, là
nền tảng ban đầu và là xuất phát điểm của một
ĐTTM. Trong trường hợp thành phố Thủ Đức, hạ
tầng này đã ít nhiều bị tác động bởi con người
thông qua các hoạt động kinh tế-xã hội đã và
đang diễn ra trên địa bàn. Tuy nhiên so với các
khu vực khác của TPHCM thì hạ tầng tự nhiên
vẫn còn có thể khôi phục và phát triển theo
hướng bền vững và tích cực.

3.2.2 Hạ tầng xây dựng


Chồng lên lớp thứ nhất là lớp thứ hai: hạ tầng xây
dựng bao gồm tất cả các công trình giao thông,
xây dựng, năng lượng, thông tin, dịch vụ, tiên ích…
được tạo ra để phục vụ cho sự phát triển kinh tế-
xã hội của khu vực. Đối với các đô thị phát triển
không bền vững, lớp hạ tầng xây dựng thường
xâm phạm thô bạo và làm biến dạng hạ tầng tự
nhiên theo hướng tiêu cực và không bền vững,
tạo ra các vấn nạn về môi trường. Một ĐTTM sẽ
phải có một hạ tầng kỹ thuật tiên tiến được phát
triển theo định hướng kinh tế tri thức nhưng lại
phải an toàn và bền vững trước các tác động của
tự nhiên, đặc biệt là Biến đổi khí hậu và nước
biển dâng, với tầm nhìn phù hợp.

3.2.3 Hạ tầng công nghệ số


Được bổ sung trên nền tảng của hai lớp căn bản
nói trên là lớp thứ ba, hạ tầng công nghệ số. Đây
chính là lớp tạo nên sự khác biệt và quyết định

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
DỊCH VỤ
Giáo dục Chăm sóc sức khỏe
Tài chính An ninh Vận chuyển
Khách sạn Bán lẻ Tư vấn

CÔNG NGHỆ SỐ
Lưu trữ dữ liệu Phân tích dữ liệu

QUẢN TRỊ CÔNG


Trung tâm điều hành thông minh
Tự động hóa Kết nối

XÂY DỰNG
Bất động sản Giao thông Năng
lượng Cấp nước Thoát nước
Kiểm soát ngập Công nghiệp

TỰ NHIÊN
Đất Nước Khí hậu

Hình 3.3-1 Mô hình phát triển thành phố thông minh

các chức năng hoạt động tương lai của một nền kinh
tế tri thức. Hạ tầng kỹ thuật số có chức năng thu thập,
lưu trữ, xử lý, trao đổi thông tin để tạo điều kiện, hỗ trợ
và nâng cao hiệu suất hoạt động cho các lớp còn lại.
Hạ tầng số là những giải pháp ICT được kết hợp với các
thành phần của hạ tầng cổ điển, được điều phối và tích
hơp thông qua những công nghệ số hiện đại.

73
3.2.4 Hạ tầng dịch vụ thông minh
Lớp trên cùng là lớp dịch vụ thông minh. Là đối tượng
được hình thành sau cùng như một hệ sinh thái dịch
vụ chi phối hầu như tất cả các hoạt động kinh tế - xã
hội. Các dịch vụ tiêu biểu có thể chuyển đổi thành
dịch vụ thông minh bao gồm: giao thông/hậu cần,
y tế, giáo dục, thương mại, môi trường, tài chính,
quản lý công, an ninh, năng lượng và nhiều loại dịch
vụ khác nữa. Dịch vụ thông minh là sẽ không những
nâng cao hiệu suất của các dịch vụ truyền thống mà
còn cho phép tạo ra những loại hình dịch vụ khác
nhằm góp phần hình thành một nền kinh tế tri thức
và duy trì sự phát triển của nó.

3.2.5 Khung quản trị công


Sự hình thành và phát triển của một nền kinh tế tri
thức phải hướng đến hai mục tiêu:
- Thu hút tài năng từ các nơi. trong nước và quốc tế
đến làm việc và sinh sống. Một môi trường sống và
làm việc an toàn, hiệu quả, và đáng sống là yêu cầu
ưu tiên.
- Từng bước hình thành một hệ sinh thái các hoạt
động kinh tế sáng tạo trên nền tảng ĐTTM.
Bốn lớp hạ tầng nêu trên sẽ xác định nội dung và lộ
trình xây dựng ĐTTM, là điều kiện tiên quyết để thu
hút nhân lực chất lượng cao và nguồn vốn để từng
bước hình thành một hệ sinh thái kinh tế tri thức.
1. Môi trường: thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, sử dụng
năng lượng tái sinh, giảm ô nhiễm nước và không
khí, giảm phát thải khí nhà kính (Green house gas),
theo dõi và cảnh báo ngập lụt/thiên tai
2. Giao thông: giao thông tiện lợi và an toàn, giao
thông thông minh, giao thông chia sẻ
3. Điều kiện sống: an toàn cá nhân, sức khỏe cộng
đồng, phúc lợi xã hội, văn hóa
4. Chính quyền thuận lợi, minh bạch, dịch vụ công
trực tuyến, kiểm soát của cộng đồng
5. Kinh tế: thị trường lao động tri thức (làm việc tại
nhà), các chương trình ươm mầm cho khởi nghiệp
sáng tạo..

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Hình 3.3-2. Hạ tầng dịch vụ thông minh

Đô thị thông minh tuy quan trọng nhưng không phải là mục
tiêu mà chỉ là một trong những phương tiên để phát triển nền
kinh tế tri thức. Việc xây dựng một ĐTTM có thể giúp giải quyết
một cách có hiệu quả các vấn nạn đô thị như kẹt xe, ngập nước...,
Việc áp dụng mô hình ĐTMT cho HIID sẽ biến khu vực này trở
thành một trong những điểm đến có sức hấp dẫn nhằm thu hút
nhân tài và nguồn vốn chất lượng cao.

75
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
4 Tương tác và kết nối các
đơn vị hữu quan
_

Đối với ‘Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao khu Đông TPHCM’
(HIID), việc tương tác và kết nối với các đơn vị hữu quan là một
hoạt động quan trọng để thiết lập nền tảng thông tin giúp các
nhà hoạch định, quản lý và vận hành định hướng chiến lược phát
triển, chính sách, và nguồn lực một cách thực tế, khả thi, và bền
vững nhất. Đồng thời, hoạt động này cũng phản ánh mong muốn
của thành phố về việc tăng cường hợp tác liên ngành, liên vùng và
đẩy mạnh đồng sáng tạo trong cộng đồng – vốn là một đặc điểm
quan trọng của Khu đô thị Sáng tạo.

4.1 Hội thảo xây dựng tầm nhìn cho HIID

4.1.1 Mục đích và tính cần thiết của hội thảo


Trong giai đoạn xây dựng tầm nhìn phát triển cho HIID, nhóm tư
vấn Sasaki – enCity đã phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM
tổ chức một số buổi hội thảo thảo luận với các tổ chức liên quan
và các chuyên gia để có một bức tranh toàn cảnh về kỳ vọng của
cộng đồng đối với HIID cũng như tìm hiểu những thách thức và
cơ hội cần quan tâm trong quá trình lập, triển khai, vận hành và
quản lý khu đô thị mới. Ngoài ra, những buổi làm việc này cũng là
cơ hội để các bên có thể xây dựng một mối quan hệ đồng hành
và hợp tác lâu dài, cùng thúc đẩy sự phát triển của HIID đến mục
tiêu chung.

4.1.2 Tiêu chí xác định đối tượng tham gia


Các đơn vị hữu quan tham gia các buổi tương tác hoặc tham vấn
ý kiến được xác định và lựa chọn theo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, các đơn vị được chọn để tham vấn thuộc nhóm ‘ba nhà’
theo mô hình phát triển của HIID: nhà trường – nhà doanh nghiệp
– nhà nước và một nhóm mới không kém phần quan trọng, đó

77
chính là công chúng mà đại diện là các hiệp hội, đoàn thể dân Source: HCMC DPA, 2020.

sự, v.v.
Thứ hai, các đơn vị đang tham gia sở hữu, sử dụng hoặc có kế
hoạch tham gia sở hữu, sử dụng không gian tại HIID trong tương
lai được ưu tiên lựa chọn.
Cuối cùng, các đơn vị được lựa chọn có mối liên quan trực tiếp
đến quá trình định hướng phát triển, triển khai, vận hành và
quản lý của Khu đô thị HIID. Điển hình là:
- Nhóm nhà nước: các sở ban ngành của TPHCM có vai trò thực
hiện dự án;
- Nhóm doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
kinh tế giá trị cao theo định hướng phát triển của HIID như các
công ty đầu tư tài chính, bất động sản, khoa học kỹ thuật, công
nghệ,…;
- Nhóm nhà trường: các trường đại học trong nước và quốc tế
hiện đang hoạt động hoặc có kế hoạch xây dựng cơ sở tại HIID,
và các viện nghiên cứu,…

4.1.3. Cấu trúc buổi hội thảo


Chương trình của hội thảo tập trung xây dựng tầm nhìn được
tổ chức như sau:
• Đơn vị tư vấn trình bày ý tưởng sơ bộ về khung phát triển đề
xuất cho HIID
• Thảo luận tập trung tìm hiểu về kỳ vọng của các đơn vị hữu
quan về dự án

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
• Thảo luận theo nhóm nhỏ chia theo từng ‘nhà’ về điểm mạnh,
điểm yếu, thách thức và cơ hội cần quan tâm

4.1.4 Tổng quan về mức độ tương tác


Các đơn vị liên quan mà nhóm tư vấn mời đến buổi hội thảo
hoặc tham vấn ý kiến riêng đều có đại diện đến từ ba nhà chính:
nhà doanh nghiệp - nhà trường - nhà nước. Ngoài ra, còn có
sự tham dự của một số tổ chức hội đoàn đại diện một phần
cho nhóm công đồng là Hội Kiến trúc sư TPHCM, Hội Quy hoạch
Phát triển đô thị TPHCM, Hiệp hội Bất động sản TPHCM.
Tại buổi hội thảo, đại đa số khách mời tham dự đến từ nhóm các
tổ chức hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và phát triển,
tiếp đến là các đại diện đến từ các trường đại học - viện nghiên
cứu, và cuối cùng là nhóm các công ty/ quỹ khởi nghiệp.
Tuy nhiên, không có đại diện của các doanh nghiệp lớn về công
nghệ dù đã được mời cho thấy mức độ quan tâm của cộng đồng
này đối với HIID là không cao. Điều này cho thấy thông điệp của
thành phố về phát triển kinh tế sáng tạo có thể chưa đủ mạnh
hoặc bị hiểu sai.
Ngoài giới chính quyền và các trường viện, các doanh nghiệp
quan tâm mạnh nhất là những nhà đầu tư bất động sản. Điều
này một lần nữa cho thấy trong giai đoạn tiếp theo cần có một
chiến lược truyền thông và marketing hiệu quả để thu hút sự
chú ý của những doanh nghiệp công nghệ cao lớn trong nước
và quốc tế.
Ngoài ra, do yếu tố thời gian, quy mô và hình thức yêu cầu, việc
tham vấn cộng đồng cũng chưa được thực hiện trong giai đoạn
này.
Tại các buổi tham vấn ý kiến chuyên môn, các đơn vị trực thuộc
các sở ban ngành và các viện nghiên cứu đều cử các chuyên gia
hoặc các lãnh đạo quản lý cấp cao đến tham gia thảo luận và
cho ý kiến cho thấy mức độ quan tâm cao của cơ quan nhà nước
đến đồ án.
Nhìn chung, vẫn còn khá nhiều các đơn vị hữu quan cần được
tiếp tục kết nối, tương tác, và thảo luận để giúp xây dựng cơ sở
thông tin đầy đủ và đa chiều giúp cho công tác quy hoạch được
thực tế, phản ánh đầy đủ tâm tư và nguyên vọng của các bên
liên quan.

79
4.1.5 Tóm tắt nội dung buổi hội thảo
Tại buổi hội thảo xây dựng tầm nhìn cho Khu Đô thị Sáng tạo
Tương tác cao phía Đông TPHCM, đã có năm chủ đề được đưa ra
thảo luận gồm:

Tầm nhìn phát triển cho khu đô thị về các khía cạnh: Đô thị, Kinh
tế, Cộng đồng, Môi trường
Về đô thị: có 3 mối quan tâm chính
Hệ thống giao thông: giao thông là yếu tố được đặc biệt nhấn
mạnh. Các đơn vị hữu quan kỳ vọng một hệ thông hạ tầng đồng
bộ, an toàn sẽ được xây dựng cho HIID. Đồng thời, ưu tiên sử dụng
giao thông công cộng và các phương tiện, hình thức giao thông ít
khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Môi trường sống: đảm bảo chất lượng không gian xanh và mặt
nước để tăng tính tương tác, kết nối giữa con người và thiên nhiên.
Những khoảng xanh còn lại trong thành phố cần được bảo vệ và
quan tâm chăm sóc.
Hình ảnh đô thị: năng động, hiện đại, có nhiều không gian linh
hoạt
Về kinh tế: ưu tiên các ngành kinh tế xanh và có giá trị cao, như
tài chính, công nghệ, nghiên cứu, và các ngành công nghiệp nhẹ
Về cộng đồng: đa văn hóa, hài hòa, văn minh, an toàn, lấy nhân
sinh làm trọng tâm.
Về môi trường: xanh, sạch, trong lành, khỏe mạnh. Ngoài ra, cần
phải có các biện pháp ứng phó ngập lụt.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Những vấn đề khó khăn nổi cộm cần được ưu tiên giải quyết
trong khu đô thị HIID
Những hạn chế liên quan đến chính sách và hạ tầng được nêu ra
nhiều nhất trong đó:
Về chính sách: Tính minh bạch và hiệu quả của chính sách quản
lý là vấn đề mà đại đa số các đơn vị thuộc nhóm nhà đầu tư quan
tâm. Cụ thể là các chính sách liên quan đến đền bù thu hồi đất đai,
đãi ngộ thu hút đầu tư, quy trình đấu giá và đầu tư. Ngoài ra, các
đơn vị khác cũng mong muốn các chính sách trong tương lai sẽ
được giao tiếp rõ ràng, cặn kẽ và minh bạch hơn.
Về hạ tầng: các vấn đề nổi cộm nhất là chi phí, quá trình và thời
gian triển khai. Nhóm các nhà đầu tư bận tâm về việc chi phí đầu
tư hạ tầng cao nhưng không được bao gồm vào giá đất. Đối với
khung hạ tầng chung, nhìn chung các đơn vị lo ngại về tính khả
thi của quy hoạch, thời gian triển khai quá dài và thường bị chậm
trễ. Về vấn đề này, các bên liên quan hi vọng các thông tin liên
quan đến quá trình triển khai hạ tầng và tiến độ sẽ được các cơ
quan quản lý cập nhật tình hình kịp thời, rõ ràng đến công chúng.

Ý tưởng triển vọng nhất & ít khả thi nhất trong đề xuất của liên
danh tư vấn enCity – Sasaki
Ba ý tưởng được các đơn vị tán thành là có triển vọng nhất gồm có:

81
Hành lang Đông – Tây: đề xuất này sẽ thúc đẩy các khu vực lân
cận dọc hành lang phát triển hoàn thiện và thịnh vượng hơn. Tính
khả thi của đề xuất này được hỗ trợ bởi các dự án sẵn có hiện đang
được triển khai dọc theo tuyến hành lanh này.
Khung hạ tầng chung: các ý tưởng đề xuất về mặt hạ tầng của
nhóm tư vấn, nhìn chung, phù hợp với các nhà đầu tư và có tính
đồng bộ
Hệ sinh thái sáng tạo: đây được xem là điểm nổi bật của đồ án
đề xuất với việc kiến thiết không gian và cơ chế khuyến khích các
hoạt động đồng sáng tạo từ mọi tầng lớp xã hội
Ba ý tưởng mà các đơn vị lo ngại về tính khả thi gồm:
Hành lang Đông – Tây: các nhà đầu tư tỏ mối quan ngại về các
vấn đều thu hồi đất đai giải phóng mặt bằng và thời gian triển
khai phát triển hạ tầng sẽ là những thách thức lớn nhất trong việc
thực thi ý tưởng.
Mối liên kết với các khu dân cư hiện hữu: cần có những đề xuất
cụ thể hơn để kết nối với các khu dân cư hiện hữu về mặt hạ tầng,
hình ảnh, v.v
Thời gian và chi phí triển khai khung hạ tầng chung.

Tìm hiểu khả năng đồng hành và cộng tác với các bên liên quan
trong quá trình hoạch định và phát triển khu đô thị
Đại đa số các đơn vị hữu quan đều bày tỏ hứng thú được đồng
hành với dự án này, thông qua ba hình thức hỗ trợ:
Hỗ trợ về chuyên môn & kinh nghiệm: các nhà đầu tư có thể hỗ
trợ các cơ quan chính quyền trong việc thiết lập khung hướng dẫn
đầu tư, tư vấn quy hoạch và lộ trình triển khai
Hỗ trợ kết nối với các nhà đầu tư và người sử dụng tiềm năng
Hỗ trợ bằng cách hình thức đầu tư vào dự án nếu (1) quỹ đất đủ
lớn (2) các hình thức dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của khu đô
thị, ví dụ: tạo lập hệ thống thẻ từ thông minh phục vụ giao thông
công cộng

Những yếu tố thiết yếu để tạo điều kiện cho sự phát triển của
các ngành kinh tế tri thức & công nghệ tại HIID.
Đối với nhóm nhà trường và các tổ chức khởi nghiệp, đại đa số các
đại biểu đều tán thành 4 yếu tố chính sau đây là đặc biệt quan
trọng cho việc hình thành môi trường khuyến khích các hoạt đông
nghiên cứu, sáng tạo, khởi nghiệp:
• Kiến thiết các không gian thực và ảo, các dự án hợp tác để tăng
cường tương tác, trao đổi về mặt chuyên môn, kinh nghiệm,

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
kỹ thuật và công nghệ giữa ba nhóm nhà trường – nhà doanh
nghiệp – nhà nước.
• Tạo ra một cơ chế khuyến khích sáng kiến cộng đồng
• Lập các chính sách cho phép thử nghiệm thực tế
• Xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất và tiện nghi đầy đủ, chất
lượng để thu hút người dân đến làm việc, học tập, và sinh sống
tại đây

4.1.6 Kết luận


Buổi tham vấn nhận được sự hưởng ứng rất tích cực và nhiều ý
kiến đóng góp sâu sắc. Một số đơn vị tiếp tục đối thoại với nhà tư
vấn về phương hướng phát triển của HIID. Về tổng thể, tất cả các
nhóm ‘nhà’ đều chia sẻ kỳ vọng về một khu đô thị thông minh,
bền vững và thân thiện với các nhà đầu tư; nơi hội tụ các trường
đại học hàng đầu Việt Nam, những tài năng sáng giá nhất, và một
hệ sinh thái doanh nghiệp thịnh vượng.
Về những vấn đề còn tồn đọng cần được giải quyết cũng như
những thách thức trong quá quá trình phát triển HIID chủ yếu
xoay quanh hạ tầng, cụ thể là chi phí đầu tư, cách thức, và thời
gian triển khai xây dựng; và chính sách, cụ thể là cải thiện tính
minh bạch, chặt chẽ, giao tiếp thống nhất và rõ ràng.
Nhìn chung các nhà đầu tư thể hiện tinh thần hợp tác và đồng
hành cao nhất đối với dự án thông qua các hình thức hỗ trợ dựa
trên nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp như chuyên môn, kinh
nghiệm, và mạng lưới quen biết về mặt đầu tư.

83
4.2. Các buổi tham vấn ý kiến chuyên gia Source: HCMC DPA, 2020.

4.2.1 Về kinh tế xã hội

Mục đích và tính cần thiết của buổi tham vấn


Tìm hiểu thông tin về các chính sách thu hút đầu tư, những
ngành nghề có hoạt động nghiên cứu & phát triển tại Tp. Hồ Chí
Minh và sự đóng góp của chúng trong kinh tế của thành phố và
trong khu vực HIID.

Tiêu chí xác định chuyên gia tham vấn


Các đơn vị được tham vấn ý kiến được xác định và lựa chọn theo
các tiêu chí sau:
• Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Minh là cơ quan đầu mối tổ
chức quy hoạch tích hợp kinh tế xã hội, sử dụng đất, quy hoạch
ngành, đô thị và nông thôn theo Luật Quy hoạch (2017), đồng
thời đóng vai trò quan trọng liên quan đến đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài.
• Sở Khoa học & Công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm về các
chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học và là cơ quan phụ
trách quản lý việc đăng ký phát minh sáng chế thông qua cơ
quan trực thuộc là Cục Sở hữu trí tuệ.
• Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDS) vì là think
tank chịu trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu làm cơ sở chính
sách và quyết định của chính quyền. Viện nghiên cứu này cơ
quan nhà nước.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
• Ban quản lý Khu công nghệ cao (SHTP) là cơ quan nhà nước
trực tiếp quản lý Khu công nghệ cao thuộc HIID.
• Ban quản lý các khu chế xuất là cơ quan nhà nước trực tiếp
quản lý Khu chế xuất Tân Thuận
• Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) là tổ
chức sử dụng tiền ngân sách để tham gia đầu tư.

Cấu trúc chương trình tham vấn


Nhóm tư vấn sử dụng một số câu hỏi khảo sát soạn sẵn gửi cho
các đơn vị để chuẩn bị trước câu trả lời. Khi trao đổi thì tùy phản
hồi mà có thể có thêm những câu hỏi khác nhằm làm rõ vấn đề.
Tóm tắt nội dung tham vấn
Buổi trao đổi tập trung vào ba vấn đề chính với từng nhóm
chuyên gia trong ngành
Đối với Viện Nghiên cứu phát triển Tp. Hồ Chí Minh, đại diện
enCity nêu các vấn đề xoay quanh chủ đề chính về động lực
phát triển của HIID và yếu tố con người trong các hoạt động
kinh tế toàn thành phố và tại khu vực HIID. TS. Dư Phước Tân và
Nguyễn Văn Bích đại diện viện tham gia trả lời.
Đối với nhóm stakeholders gồm Sở Khoa học & Công nghệ và
Ban quản lý Khu Công nghệ cao (SHTP), đại diện enCity đặt
trọng tâm vào chính sách khoa học công nghệ của thành phố,
năng lực sáng tạo khoa học của người dân địa phương, và các
vấn đề về thu hút doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao (SHTP).
Đối với nhóm stakeholders gồm Sở Kế hoạch & Đầu tư và Công
ty đầu tư tài chính Tp. Hồ Chí Minh (HfiC), đại diện của Sở Kiến
trúc & Quy hoạch đặt ra các câu hỏi về chính sách thu hút đầu tư
và đầu tư của chính quyền thành phố.
Những ý kiến chuyên môn tiêu biểu
Di dân từ Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang chiếm đa số di
dân vào thành phố, và đang tham gia trong các hoạt động kinh
tế thuộc dịch vụ & thương mại, và công nhân tại các khu công
nghiệp. Những ngành thâm dụng lao động này vẫn đang đóng
góp quan trọng cho nền kinh tế của thành phố và có thể thay
đổi cấu trúc trở thành ngành có hoạt động sản xuất đầu nguồn
R&D. Những ngành công nghiệp high tech được nhiều kỳ vọng
hiện vẫn chỉ thực hiện khâu gia công với giá trị gia tăng thấp ở
Việt Nam. Có hiện tượng chuyên gia sống tại TP. Hồ Chí Minh
sang các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương để làm việc
còn người lao động với nhiều mức độ tay nghề khác nhau từ các
địa phương đến làm việc tại thành phố.

85
Việc nghiên cứu & phát triển (R&D), khởi điểm của sáng tạo khoa
học trong công nghiệp sản xuất tại Tp. Hồ Chí Minh gặp trở ngại
và cần thêm chính sách và đầu tư từ chính quyền. Chính quyền
có ban hành chính sách nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ
và thu hút lao động có chất lượng cao. Tuy nhiên những chính
sách thu hút lao động chưa hiệu quả, có thể do các yếu tố môi
trường và thị trường. Yếu tố tương tác và hợp tác giữa các nhà
khoa học, và giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế do các vấn đề về văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, có một số
yếu tố đặc thù làm cho số lượng doanh nghiệp nội địa chủ yếu
là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dẫn đến kết quả là nghiên cứu
phát triển (R&D) ít xảy ra. Thông qua Công ty đầu tư tài chính
(HFIC), chính quyền có thể triển khai chính sách đầu tư vào các
hoạt động có ý nghĩa xã hội như xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng
bệnh viện và trường học. Tuy nhiên luật không cho phép đầu tư
vào các hoạt động có tính rủi ro như chứng khoán hoặc các hoạt
động nghiên cứu & phát triển.
Ban quản lý chịu trách nhiệm thu hút doanh nghiệp sản xuất
thực hiện đầu tư vào khu Công nghệ cao và đạt được một số
thành công nhất định. Vai trò của Sở Kế hoạch & đầu tư khiêm
tốn dù Luật Quy hoạch thể hiện vai trò kiến tạo phát triển kinh
tế và đô thị hóa. Có bằng chứng cho thấy trong các ngành công
nghiệp tại Khu công nghệ cao, Công nghệ dược phẩm & môi
trường là ngành có nhiều hoạt động R&D tại VIệt Nam do có

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
nhiều nhân lực trong mảng này và việc đầu tư cho R&D không
quá tốn kém so với các ngành khác như Vi điện tử & công nghệ
thông tin viễn thông, Cơ khí chính xác tự động hóa, và Năng
lượng mới & công nghệ nano. Ngành này có thể có vai trò quan
trọng và liên kết chuỗi với các hoạt động sản xuất nông nghiệp,
dược phẩm, và mỹ phẩm.

Một số đề xuất chính


Để việc triển khai quy hoạch thành công trong tương lai, chính
quyền cần đưa ra các chính sách cải thiện môi trường sống tại
khu vực HIID và trợ cấp hạ tầng ở những khu vực cần thu hút
nhà đầu tư, và thúc đẩy tương tác giữa nhà trường và khu vực
tư nhân.
Mặc dù vẫn cần thu hút các doanh nghiệp công nghiệp hi tech,
một số hoạt động sản xuất thuộc ngành công nghiệp truyền
thống có thể tạo ra giá trị gia tăng lớn và có liên kết (industrial
linkage) với các địa phương khác.
Trong việc quy hoạch HIID, yếu tố tương tác vật lý (face-to-face
interaction) có thể không phải là then chốt để thúc đẩy sáng
tạo tại Khu công nghệ cao. Tuy nhiên, cần kiến tạo không gian
tương tác tại nhiều nơi thuộc HIID để khuyến khích sáng tạo
trong hoạt động dịch vụ, và trong cộng đồng.
Quy hoạch đất công nghiệp và dịch vụ cũng cần tính đến đáp
ứng nhu cầu phát triển của những công nghiệp truyền thống
và thương mại & dịch vu. Trong tương lai gần, các ngành thuộc
về thương mại & dịch vụ vẫn tiếp tục đóng góp lớn cho GRDP
của thành phố. Trong nhóm ngành sản xuất thì sản xuất truyền
thống đem lại giá trị cao về mặt thuế và có thể về giá trị gia tăng
do sự dịch chuyển về hướng thượng nguồn của chuỗi cung ứng.
Đồng thời việc quy hoạch sử dụng đất cũng phải đáp ứng thay
đổi cấu trúc kinh tế do tác động của COVID-19. Tác động này có
thể bao gồm sự dịch chuyển các ngành sản xuất truyền thống
mà Việt Nam hoặc Tp. Hồ Chí Minh có thế mạnh hoặc khâu sản
xuất lắp ráp có giá trị thấp của các ngành hi-tech.

Kết luận
Các nhóm stakeholders có sự đồng thuận nhất định khi gợi ý
trực tiếp hoặc gián tiếp về sự can thiệp sâu hơn của chính quyền
làm bệ đỡ cho phát triển kinh tế dựa vào sáng tạo tri thức. Bên
cạnh đó, thành công trong tương lai của HIID tùy thuộc vào sự
cải thiện môi trường sống và làm việc bên ngoài phạm vi của
Khu công nghệ cao và quy hoạch góp phần kiến tạo điều này.

87
4.2.2 Về giao thông

Mục đích và tính cần thiết của buổi tham vấn


Buổi tham vấn được tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các bên
liên quan về quan điểm phát triển, các mục tiêu phát triển và
các điều chỉnh cần thiết đối với nội dung quy hoạch giao thông.
Đồng thời, đơn vị tư vấn có thể cập nhật thông tin xác thực nhất
về các dự án, đề án phát triển giao thông trong phạm vi Quận
2, 9 và Thủ Đức (khu đô thị sáng tạo phía Đông) từ các sở ban
ngành liên quan.

Tiêu chí xác định chuyên gia tham vấn


Thành phần được mời đến tham dự buổi thảo luận đều là từ các
cơ quan quản lý nhà nước liên quan trực điếp đến lĩnh vực giao
thông trong đồ án trong tương lai, bao gồm:
Sở Giao thông vận tải là đơn vị quản lý nhà nước về tổng thể các
hệ thống giao thông vận tải thành phố
Sở Xây dựng là đơn vị quản lý nhà nước về xây dựng, quy hoạch
xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ quản lý về mặt đất đai và môi
trường
Ban Quản lý Đường sắt đô thi quản lý các dự án liên quan đến
đường sắt đô thị
Ban Quản lý các dự án giao thông đô thị quản lý các dự án giao
thông đô thị
Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ là đơn vị trực
thuộc Sở GTVT có trách nhiệm quản lý khai thác vận hành, duy
tư bảo dưỡng mạng lưới đường bộ thành phố
Trung tâm quản lý giao thông công cộng trực thuộc Sở GTVT
có trách nhiệm quản lý vận hàng mạng lưới các hệ thống, các
tuyến dịch vụ giao thông công cộng

Cấu trúc chương trình tham vấn


Buổi thảo luận sẽ được chia thành 3 phần:
Giới thiệu về nội dung quy hoạch giao thông trong Quy hoạch
khu đô thị sáng tạo phía Đông bao gồm đề xuất ban đầu về hệ
thống giao thông của đơn vị tư vấn và giới thiệu về Khái niệm và
kinh nghiệm quốc tế về Hệ thống giao thông thông minh cho
đô thị thông minh
Thảo luận các chủ đề đã được gợi ý
Thực hiện khảo sát chuyên gia dựa trên bảng hỏi đã soạn sẵn

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Tóm tắt nội dung tham vấn
Dựa trên những chủ đề được gợi ý bởi tư vấn, các cán bộ quản
lý – chuyên viên từ các đơn vị này đã tích cực thảo luận và đóng
góp cho đề án Quy hoạch khu đô thị sáng tạo tương tác cao
phía Đông. Bên cạnh đó, một bảng câu hỏi thăm dò ý kiến các
chuyên gia cũng được thực hiện với một số kết quả sau:
Về vai trò của các phương thức giao thông thể hiện qua tỷ lệ %
đảm nhận nhu cầu đi lại của các phương thức trong khu vực
HIID
Quan điểm xuyên suốt và nhất quán của các nhà quản lý trong
quá trình trao đổi là việc cần phải xem GTCC là hệ thống giao

Biểu đồ 4.2.2-1 Khảo sát về vai trò của các phương thức giao thông tại HIID theo ý kiến chuyên
gia

thông xương sống. Do đó cần phải được đặc biệt ưu tiên nghiên
cứu đề xuất trong đề án phát triển khu đô thị thông minh sáng
tạo phía Đông (HIID)
• Tỷ lệ đảm nhận của GTCC phải đạt mức 40-60%
• Tỷ lệ đảm nhận của phương tiện cá nhân chỉ nên mở mức
20-30%
• Phương tiện phi cơ giới và giao thông xanh đảm nhận khoảng
10-20%
• Dịch vụ chia sẻ, đi chung xe cần đảm nhận mức 20-30% (để
giảm nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân)
• Dịch vụ xe công nghệ sẽ chỉ nên đáp ứng khoảng <10%
• Về bổ sung đề xuất vào Ý tưởng quy hoạch giao thông HIID
của Liên danh tư vấn Sasaki - enCity

89
• Xây dựng GTCC làm cốt lõi: (i) Nghiên cứu bổ sung, kéo dài
các tuyến ĐSĐT đến Bình Dương, Đồng Nai, và các khu trọng
điểm của HIID; (ii) Nghiên cứu tuyến BRT vành đai của 3 quận,
kéo dài các tuyến BRT quy hoạch hiện hữu
Kết nối với giao thông các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai,
BR-VT)

Biểu đồ 4.2.2-2: Khảo sát ý kiến chuyên gia về các chỉ tiêu phát triển giao thông tại HIID

Nghiên cứu tuyến đường sắt dọc đường Đồng Văn Cống và Cao
tốc Long Thành – Dầu Giây (đã được Bộ GTVT quy hoạch)
Phát triển TOD (phát triển đô thị hỗ trợ GTCC) trong các khu
trọng điểm của HIID
Về góp ý kiến các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch phát triển
giao thông HIID
Trên quan điểm lấy GTCC làm chủ đạo cho sự phát triển giao
thông trong khu vực HIID thì các chuyên gia hầu hết cho rằng
mật độ mạng lưới GTCC phải là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá
đô thị thông minh, sáng tạo. Đây cũng là một trong những chỉ
tiêu bắt buộc được quy định trong luật quy hoạch đô thị hiện
nay bên cạnh chỉ tiêu về Bãi đỗ xe và Mật độ mạng lưới đường
đô thị (đường cao tốc đô thị, đường trục đô thị, đường gom đô
thị và đường kết nối nội thị).
Ngoài ra, các chuyên gia cũng rất quan tâm đến chỉ tiêu mật độ
mạng lưới đường đi bộ trong một đô thị thông minh. Họ đánh
giá chỉ tiêu này chỉ quan trọng ngay sau chỉ tiêu mật độ mạng
lưới giao thông công cộng.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Về vai trò TOD (Transit Oriented Development – Phát triển đô thị
hỗ trợ giao thông công cộng) và các giải pháp, chính sách thúc
đẩy thực hiện TOD trong HIID
- TOD cần được ưu tiên phát triển
- Cần sớm cập nhật, bổ sung vào quy hoạch chung để làm cơ sở
triển khai
- Quy hoạch chi tiết 1/500 các nút giao, vị trí nhà ga đường sắt đô
thị, trạm BRT
- Cần đánh giá mô hình TOD ở các nước khác để làm cơ sở tham
khảo
- Cần thu hồi đất trong khu vực TOD để giao MAUR quản lý, tổ
chức đấu thầu đầu tư/khai thác, góp phần thu hồi vốn đầu tư
cho dự án đường sắt đô thị
Về vai trò của Công nghệ thông tin (CN4.0) trong phát triển giao
thông HIID
- CNTT đóng vai trò chủ đạo, nền tảng phá triển đô thị thông
minh cần thiết phải xây dựng Trung tâm điều phối thông tin
- Sử dụng thẻ vé thông minh cho các phương tiện GTCC
- Sử dụng big data để thu thập số liệu, chia sẻ thông tin giao
thông
- Cần lập dữ liệu về lưu lượng giao thông hàng năm, 5 năm để
đưa ra các quyết định cải thiện giao thông, tìm kiếm các cơ hội
sáng tạo trong đi lại
- Xây dựng các ứng dụng trên điện thoại di động phục vụ giao
thông công cộng
- Khuyến khích chủ đâu tư các dự án lớn (>100ha, >1500 dân…)
đóng góp vốn để phát triển giao thông công cộng

Kết luận
Quan điểm của các bên liên quan là “mạng lưới GTCC cần đáp
ứng 50-60% nhu cầu đi lại của người dân khu đô thị HIID” nên
trong đề án cần rà soát hiện trạng, quy hoạch được phê duyệt và
đề xuất hoàn chỉnh mạng lưới CSHT GTCC (*xem xét thêm các ý
tưởng đề xuất từ các đơn vị dự thi HIID). Trên cơ sở đó, đề xuất
hình thành các dự án MRT và BRT mới để bổ sung trên địa bàn
HIID và dành quỹ đất để phát triển.
Ngoài 3 chỉ tiêu quy hoạch theo quy định (mật độ mạng lưới
đường, mật độ mạng lưới GTCC, tỷ lệ cung cấp bãi đỗ xe) thì
cần bổ sung thêm tiêu chí mật độ mạng lưới đường đi bộ (km/
km2) hay CSHT không gian đi bộ. Đồng thời, tách chỉ tiêu mật

91
độ GTCC thành 2 chỉ tiêu cụ thể hơn là: mật độ mạng lưới GTCC
nhanh-sức chở lớn (MRT/BRT) và mật độ mạng lưới các tuyến
GTCC khác. Trong các chỉ tiêu về mật động mạng lưới đường thì
cần ưu tiên đánh giá chỉ tiêu mật độ đường trục đô thị, đường
kết nối nội thị.
Các tuyến đường đề xuất cần xem xét đánh giá trên cơ sở đảm
bảo tính kết nối của mạng lưới nội vùng và liên vùng, đảm bảo
hỗ trợ phát triển mạng lưới GTCC, hỗ trợ giải quyết ùn tắc kẹt xe
trong tương lai của toàn bộ TP HCM.
TOD cần được ưu tiên phát triển tích hợp với GTCC nhanh-sức
chở lớn: (1) Cần sớm cập nhật, bổ sung vào quy hoạch chung để
làm cơ sở triển khai; (2) Quy hoạch chi tiết 1/500 các nút giao,
vị trí nhà ga đường sắt đô thị và BRT; (3) Cần đánh giá mô hình
TOD ở các nước khác để làm cơ sở tham khảo; (4) Cần thu hồi
đất trong khu vực TOD xung quanh các nhà ga GTTC nhanh-sức
chở lớn để đấu thầu triển khai các dự án TOD trên cơ chế LVC để
có nguồn lực phát triển GTCC.
Cần xác định quan điểm CNTT sẽ đóng vai trò chủ đạo, là nền
tảng phát triển và quản lý đô thị thông minh, giao thông thông
minh & sáng tạo đi lại. Một số gợi ý: (1) Trung tâm thông tin; (2)
Thẻ vé thông minh chung cho các phương tiện GTCC; (3) Hệ
thống big data thông tin giao thông để hỗ trợ ra quyết định và
tìm kiếm các cơ hội sáng tạo, cải thiện về giao thông; (4) Các ứng
dụng trên mobile hỗ trợ GTCC, MaaS, chia sẻ xe, thuê xe đạp, etc.
Cần xây dựng lộ trình phát triển giao thông với các ưu tiên cụ thể
cho mỗi giai đoạn. Lộ trình này gắn liền với lộ trình quy hoạch,
phát triển HIID.

4.2.3 Về biến đổi khí hậu và môi trường

Mục đích và tính cần thiết của buổi tham vấn


Theo quan điểm hiện đại, việc kiểm soát ngập lụt nên được thay
bằng khái niệm kiểm soát rủi ro do ngập lụt gây ra. Nếu như kiểm
soát ngập lụt đơn thuần là bài toán kỹ thuật thì kiểm soát rủi ra
do ngập lụt là bài toán tổng hợp, đòi hỏi và sự tham gia của nhiều
bên.

Tiêu chí xác định chuyên gia tham vấn


Nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức, động lực và năng lực tham
gia của các bên có liên quan, một số đơn vị đã được lựa chọn để
mời tham dự buổi tọa đàm. Đối tượng mời bao gồm khối

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
học thuật, khối doanh nghiệp và khối chính quyền. Tuy nhiên
các đơn vị chính quyền hữu quan đã không tham dự và trong
buổi tham vấn, không có một phát biểu nào nêu lên các quan
ngại về ngập lụt và biến đổi khí hậu đối với khu vực HIID. Có
những giải thích sau đây:

Tiêu chí xác định chuyên gia tham vấn


Nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức, động lực và năng lực tham
gia của các bên có liên quan, một số đơn vị đã được lựa chọn để
mời tham dự buổi tọa đàm. Đối tượng mời bao gồm khối học
thuật, khối doanh nghiệp và khối chính quyền. Tuy nhiên các
đơn vị chính quyền hữu quan đã không tham dự và trong buổi
tham vấn, không có một phát biểu nào nêu lên các quan ngại
về ngập lụt và biến đổi khí hậu đối với khu vực HIID. Có những
giải thích sau đây:
• Còn quá sớm để các bên có liên quan đưa ra những quan
ngại này,
• Còn mang nặng nhận thức về kiểm soát ngập lụt là trách
nhiệm của chính quyền

Cấu trúc chương trình tham vấn


Nhóm tư vấn sử dụng một số câu hỏi khảo sát soạn sẵn gửi cho
các đơn vị để chuẩn bị trước câu trả lời. Khi trao đổi thì tùy phản
hồi mà có thể có thêm những câu hỏi khác nhằm làm rõ vấn đề.

93
Tóm tắt nội dung tham vấn và những ý kiến chuyên môn tiêu
biểu
Việc quản lý rủi ro ngập lụt đô thị không còn chỉ là chuyện đơn
thuần về kỹ thuật. Các chiến lược thiên về phòng chống đã được
triển khai cho thành phố HCM từ cuối những năm 1990 và có thể
sẽ hoàn tất trong vòng thập niên tới sẽ có thể bảo vệ thành phố
tới 80%-90% trường hợp, miễn là không có sự thay đổi đáng kể
về các thông số khí hậu và phi khí hậu so với dự báo.
Một chiến lược kiểm soát rủi ro ngập lụt bao gồm:
- Thành phần bảo vệ: Những giải pháp kỹ thuật để kiểm soát
ngập lụt được thực hiện trên cơ sở những hiểu biết và dự báo
mới nhất về các nhân tố khí hậu và phi khí hậu. Những giải pháp
công trình này có thể giúp đạt đến tần suất bảo vệ trước mắt lên
đến 80% và suy giảm dần do các yếu tố biến đổi khí hậu, đô thị
hóa và lún.
- Thành phần thích nghi: Những giải pháp về sử dụng đất và quy
hoạch hạ tầng hợp lý, cho phép tạo ra và phát triển không gian
dành cho nước để giúp thích ứng linh hoạt với tương lai bất định
có ảnh hưởng từ thiên nhiên và con người. Việc đầu tư nâng cấp
công trình bảo vệ sẽ khó thể thực hiện với chu kỳ ngắn. Khi đó
các giải pháp thích nghi sẽ giúp giảm nhẹ rủi ro ngập lụt.
- Thành phần bền bỉ: Bao gồm các giải pháp về công trình và
phi công trình giúp giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra các biến cố cực
đoan vượt quá tần suất thiết kế.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Bảo vệ:
Nếu như giải pháp công trình dễ bị lạc hậu, chỉ tập trung vào
nhóm kỹ thuật, dễ tạo ra sự ảo tưởng về mức độ an toàn và gián
tiếp khuyến khích sự định cư ở những khu vực có nguy cơ cao,
thì nhóm các giải pháp Thích nghi và Bền bỉ cho phép có sự
tham gia rộng rãi của toàn xã hội.
Mức độ bảo vệ quá cao không chỉ có thể vượt quá khả năng tài
chính của đất nước mà còn dẫn đến việc suy giảm cảnh giác đối
với những biến cố bất ngờ và tạo ra sự dịch chuyển và tích lũy
rủi ro. Do đó những biện pháp chống ngập phải được ưu tiên
hóa theo một lộ trình thông minh để có thể vừa từng bước đảm
bảo năng lực chống ngập phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành mà
không nuôi dưỡng ảo tưởng về tính an toàn tuyệt đối. Các biện
pháp phòng chống này phải là đa lớp và từng bước để có thể xét
đến những yếu tố bất định trong tương lai.

Thích nghi:
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cho cơ sở hạ tầng quản lý ngập lụt
có thể duy trì được mức bảo vệ dự kiến để thích ứng với những
diễn biến bất định trong tương lai, một số biện pháp thích nghi
nên được chuẩn bị. Ý tưởng về các biện pháp thích nghi là tìm
cách làm cân bằng những bất định, mà có thể gây thêm những
căng thẳng về nước của đô thị (lụt bão và hạn hán), bằng những
không gian dành cho nước được thiết kế linh hoạt (lộ thiên và
ngầm), khả năng thấm nước, và thu hoạch/tái sử dụng nước
mưa. Những biện pháp này đều có tham gia của hầu hết các
bên liên quan và sẽ dần được phát triển cùng với sự phát triển
nhà ở của thành phố qua khung pháp lý phù hợp. Trong khi giải
pháp Bảo vệ chủ yếu tập trung vào sự can thiệp bằng giải pháp
công trình và sử dụng các nguồn lực nhà nước, giải pháp thích
nghi khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan và được
thực hiện thông qua quy hoạch không gian dành cho nước và
từng bước nâng cao năng lực xã hội mà chủ yếu là nhận thức
cộng đồng, năng lực quản trị và điều phối liên ngành của nhà
nước.

Bền bỉ:
Các biện pháp phòng chống và thích ứng sẽ không bao giờ có
khả năng đối phó với thiên tai. Vì thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc
nào, cần thiết lập sớm triển khai những biện pháp để nâng cao
khả năng chống chịu nhằm giảm nhẹ thiệt hại tại những khu
vực dễ bị lũ lụt trong những trường hợp cực đoan. Hợp phần này
cần sự đồng thuận cao và sự tham gia của cộng đồng, doanh
nghiệp và nhà nước. Đây là điều rất khó khăn và chỉ có thể dần

95
dần được thực hiện qua khung pháp lý và cơ chế khuyến khích
sáng kiến cộng đồng để giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra thiên tai.
Cần phân tích sự đầu tư hỗ trợ cho những sáng kiến cộng đồng
này để so sánh với chi phí phát sinh do việc nâng cao mức độ bảo
vệ bằng giải pháp công trình.
Công nghệ cao và đạt được một số thành công nhất định. Vai trò
của Sở Kế hoạch & đầu tư khiêm tốn dù Luật Quy hoạch thể hiện
vai trò kiến tạo phát triển kinh tế và đô thị hóa. Có bằng chứng cho
thấy trong các ngành công nghiệp tại Khu công nghệ cao, Công
nghệ dược phẩm & môi trường là ngành có nhiều hoạt động R&D
tại VIệt Nam do có nhiều nhân lực trong mảng này và việc đầu tư
cho R&D không quá tốn kém so với các ngành khác như Vi điện tử
& công nghệ thông tin viễn thông, Cơ khí chính xác tự động hóa,
và Năng lượng mới & công nghệ nano. Ngành này có thể có vai
trò quan trọng và liên kết chuỗi với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, dược phẩm, và mỹ phẩm.

Kết luận
Đánh giá chung là nhận thức của các bên có liên quan về nguy cơ
ngập lụt và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của khu vực
còn chưa cao. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ trong việc phát
triển chiến lược kiểm soát rủi ro ngập lụt 3 thành phần như đã đề
cập ở phần trên.

4.2.4 Về sử dụng đất

Mục đích và tính cần thiết của buổi tham vấn


Tìm hiểu về thực trạng quy hoạch, triển khai quy hoạch, đánh giá
hiệu quả sử dụng tài nguyên đất tại 3 quận phía Đông,và kỳ vọng,
mục tiêu đặt ra cho chiến lược phát triển của HIID.

Tiêu chí xác định chuyên gia tham vấn


Các cơ quan có thể đưa ra đánh giá, nhận định về công tác quy
hoạch, triển khai quy hoạch, quản lý tài nguyên đất và hiệu quả sử
dụng đất xác thực nhất là các sở ban ngành của thành phố hoặc
cơ quan quản lý các cấp của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Trong giai đoạn này, cơ quan được tham vấn ý kiến đầu tiên liên
quan đến các chủ đề trên là Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM.

Cấu trúc chương trình tham vấn


Buổi tham vấn diễn ra dưới hình thức phỏng vấn bán cấu trúc
trong đó nhóm tư vấn sử dụng một số câu hỏi soạn sẵn gửi cho
chuyên gia để họ chuẩn bị. Khi trao đổi thì tùy câu trả lời mà có thể
thêm những câu hỏi làm rõ vấn đề khác.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Tóm tắt nội dung tham vấn và những ý kiến chuyên môn tiêu
biểu
Đại diện enCity nêu lên các vấn đề thảo luận chủ yếu tập trung vào
hai vấn đề chính:
• Tầm nhìn và mục tiêu phát triển của khu vực HIID
• Nhận định về một số điểm hạn chế trong quy hoạch và triển khai
quy hoạch
Những ý kiến chuyên môn tiêu biểu
Về tầm nhìn và các mục tiêu phát triển của khu vực HIID, Sở Quy
hoạch Kiến trúc đưa ra năm chủ đề trọng tâm cần thực hiện như
sau:
• Giao thông: giao thông công cộng chiếm 50% tổng tỷ trọng nhu
cầu đi lại của người dân
• Biến đổi khí hậu và ngập lụt: cần phải có giải pháp quy hoạch và
kiểm soát hệ thống sông ngòi, hồ điều hòa để ứng phó với các rủi
ro trong tương lai.
• Cây xanh: đạt được định mức cây xanh tối thiểu 7m2/ người và có
nhiều không gian xanh chất lượng
• Đất ở: không mở rộng diện tích đất ở nhưng tăng khả năng nén
của các khu ở đã được quy hoạch.
Ngoài ra, Sở cũng đưa ra một số nhận định về một số khó khăn và
hạn chế trong quá trình quy hoạch và triển khai.
Cụ thể, đối với phát triển cây xanh, thành phố thiếu quỹ đất dành
cho công viên công cộng và không gian mở. Ngay cả khi đã có đất
quy hoạch làm công viên, thành phố cũng không có ngân sách để
đầu tư dẫn đến việc nhiều mảng xanh không được quan tâm đúng
mức, bị sao nhãng và bỏ hoang, điển hình là các hành lang xanh

97
dọc bờ sông. Thêm vào đó, các mảng xanh thuộc
trách nhiệm phát triển của chủ đầu tư cũng không
được đầu tư một cách có chất lượng hoặc bị treo do
không có chính sách hoặc chế tài bắt buộc để các
Hóc môn
chủ đầu tư thực hiện cam kết cua mình.
Tương tự, TPHCM cũng đang trong tình trạng khan
hiếm nhà ở xã hội mặc dù đã có các chính sách giúp
huy động quỹ đất để phát triển loại hình nhà ở này
như Luật nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP về
phát triển và quản lý nhà ở xã hội,.. nhưng các dự án
nhà ở xã hội cam kết bởi các chủ đầu tư phát triển bất
động sản thương mại không được triển khai đầy đủ.
Không chỉ các dự án nhà ở xã hội, nhiều khu dự án
dân cư thương mại đã được quy hoạch hoàn chỉnh
cũng đối mặt với thực trạng không được sử dụng, bỏ
hoang ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Ngoài ra, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đưa ra nhận Quận Gò Vấp

định rằng việc di dời các trường đại học trong thành
phố đến làng đại học để tạo thành trung tâm nghiên
cứu đào tạo cho HIID là không khả thi. Thay vào đó,
quỹ đất trống dành cho các trường đại học này nên
được dùng để thu hút các trường quốc tế đến đặt
trụ sở tại đây, vừa nâng cao chất lượng đào tạo và Quận
Tân Bình
nghiên cứu, vừa thu hút vốn đầu tư quốc tế cho cơ
Quận
sở hạ tầng. Phú Nhuận

Quận
Kết luận Tân Phú

Tựu trung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM mong Quậ

muốn các giải pháp quy hoạch về mặt không gian và


chính sách đề xuất cho HIID có thể giải quyết được
những vấn đề nổi cộm về phát triển đô thị hiện nay,
điển hình là sự khan hiếm về mảng xanh có chất Quận 10

lượng, thiếu nguồn cung nhà ở xã hội do chậm triển Quận 5

khai, và xây dựng hệ thống GTCC xanh và thân thiện Quận 6


Quận 8
môi trường thành hình thức di chuyển chủ yếu của
dân cư tại khu đô thị,

Quận 7

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Thuận An

Dĩ An

Biên Hòa

Thủ Đức

Quận 9

Quận
Bình Thạnh

ận 3
Quận 2
Quận 1

Quận 4

99
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
5 Các tiêu chí phát triển và
thông số quy hoạch tổng
thể
_

5.1 Các nguyên tắc hướng dẫn


Tương lai của các hoạt động đổi mới sáng tạo ở Thành phố Hồ
Chí Minh cần đạt được cân bằng giữa sự bay bổng truyền cảm
mà lại có tính thực tế khả thi, vừa hàm chứa cá tính riêng lại cần
tạo lập được tổng thể, vừa biến đổi để thích nghi lại vừa giữ tính
độc đáo cá biệt. Để đạt được các mục tiêu sáng tạo và phát triển
kinh tế của Thành phố, HIID sẽ được lên quy hoạch dựa theo các
định hướng chính sau:
Kết nối để tạo cơ hội mới: Thu hút đầu tư thông qua những kết
nối về chức năng và hạ tầng. Khung phát triển khu vực củng cố
các hành lang quan trọng trong khu vực giúp cung cấp kết nối
giữa công nghiệp, nông nghiệp và nghiên cứu.
Hệ sinh thái sáng tạo ở mọi nơi: Phát triển hệ sinh thái sáng tạo
trải rộng khắp các khu vực và linh hoạt về quy mô. Khung phát
triển khu vực giúp tăng cường “vành đai sản xuất” bằng cách xác
định các khoản đầu tư cho giao thông công cộng.
Toàn cầu hóa đậm chất địa phương: Tôn vinh văn hóa và cộng
đồng địa phương, đồng thời chào đón các tài năng và đầu tư đến
từ toàn cầu. Khung phát triển khu vực nhấn mạnh vai trò của các
khu dân cư hiện hữu đối với việc phát triển các phân khu sáng
tạo. Phát triển mới cần phải dựa trên các khu vực sẵn có này,
Thích ứng để bền vững: Thúc đẩy khả năng ứng phó một cách
sáng tạo về sinh thái, xã hội, kinh tế và quản lý nhà nước trước
những biến động và thay đổi trong tương lai. Cảnh quan có khả
năng thẩm thấu nước cao giúp giảm ngập lụt ở hạ lưu, trong khi
vùng đệm dọc hành lang các dòng chảy cung cấp khả năng bảo
vệ ngăn lũ cũng như giao thông ven mặt nước.

101
Kết nối để tạo cơ hội mới:
HIID có vịtrí cực kỳ thích hợp để phát triển hệthống kết
nối liên ngành và liên vùng nhằm từng bước tạo ra hiệu
ứng lan tỏa. Một hạ tầng số mạnh mẽ sẽ là đầu não của
hệ thống kết nối liên ngành để tạo những cơ hội mới
trong chuỗi giá trị toàn cầu và hệ thống hạ tầng giao
thông thông minh không những sẽ phục vụ cho các
cụm ngành trong HIID mà còn giúp liên kết với các đô
thịvệ tinh trong vùng để từng bước hình thành vùng
kinh tế sáng tạo.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Hệ sinh thái sáng tạo ở mọi nơi
Một hệ sinh thái kinh tế sáng tạo là yêu cầu tất yếu để
đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nên kinh
tế trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Hệ sinh thái này sẽ
bao gồm tất cả các thành phần kinh tế-xã hội-giáo dục
phát triển theo định hướng sáng tạo, và các thành phần
này đề là những thành viên bình đẳng và có những mối
liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị của kinh tế sáng
tạo. Nếu như thu hút được sự tập hợp của các doanh
nghiệp công nghệ cao trong HIID là mục tiêu bước
đầu, thì việc hình thành một hệ sinh thái kinh tế sáng
tạo vừa là điều kiện để các cụm ngành kinh tế sáng
tạo có được hiệu suất tối ưu để phát triển, vừa là yếu tố
đảm bảo sự bền vững của kinh tế sáng tạo.

103
Toàn cầu hóa đậm chất địa phương
Những kinh nghiệm từ các vùng kinh tế sáng tạo trên
thế giới chắc chắn không thể được áp dụng trực tiếp
vào việc phát triển HIID mà bắt buộc phải trải qua các
quá trình chọn lọc để chắt lọc những yếu tố phù hợp
nhất. Những cư dân tài năng trên toàn cầu sẽđược thu
hút và hội nhập vào HIID, và mang theo không những
chỉlà kiến thức mà còn cả các yếu tố văn hóa, xã hội,
truyền thống và tập tính. HIID sẽ phải được quy hoạch
sao cho vừa giữ được bản sắc, phù hợp với điều kiện địa
lý và khí hậu tại chỗ, lại vừa cho phép dung nạp những
yếu tố đặc sắc toàn cầu từ những cư dân mới.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Thích ứng để bền vững
Chúng ta đang tiến vào một thời kỳ biến động nhất
trong lịch sử. Một cuộc cách mạng công nghiệp mới
đang diễn ra mạnh mẽ mà tri thức, công nghệ và thông
tin sẽ là những yếu tố quyết định thay cho nguyên liệu,
nhiên liệu và lao động. Song song với nó, biến đổi khí
hậu cũng đang đặt những thách thức không nhỏ. Khi
mà tính bất định trở nên rất cao, các chiến lược hành
động dự theo dự báo sẽ không còn phù hợp và thích
ứng sẽ trở nên một yêu cầu bắt buộc để tồn tại và phát
triển trong thời kỳ mới. Các chiến lược thích ứng trên
các khía cạnh về kinh tế, xã hôi, môi trường và trước
hết, đó là quản trịcông sẽ phải được phát triển từng
bước sao cho những mục tiêu thế kỷ sẽ có thể đạt được
thông qua một lộ trình mềm dẻo và phù hợp với năng
lực hiện tại của chúng ta.

105
5.2 Tiêu chí phát triển kinh tế xã hội

5.2.1 Các mục tiêu kinh tế xã hội


Khu đô thị HIID có hệ sinh thái sáng tạo (innovation ecosystem)
Dân số HIID sẽ có quy
kết nối với các hoạt động sản xuất, dịch vụ, và văn hóa tại Tp. mô từ 2.400.000 đến
Hồ Chí Minh, toàn quốc, và ở nước ngoài. Trong một số lĩnh vực 3.000.000 vào năm 2060

kinh tế, có các hoạt động sản xuất các sản phẩm mang tính thử
nghiệm (prototype), có hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D),
và có hoạt động sản xuất hàng loạt. Ngày càng có nhiều phát
minh sáng chế có nguồn gốc từ những tổ chức, doanh nghiệp,
và cá nhân trong khu đô thị đăng ký với cơ quan quản lý trong
nước và trên thế giới. Đồng thời, số lượng các phát minh sáng
chế có nguồn gốc đăng ký từ khu đô thị HIID được nhắc đến
trong các phát minh sáng chế khác tại Việt Nam và trên thế giới
cũng gia tăng.
Khu đô thị HIID gia tăng sức thu hút các doanh nghiệp FDI nói
chung và doanh nghiệp FDI trong mảng dịch vụ với quy mô lao
động lớn đầu tư tại đây. Khu đô thị cũng thu hút các start-up và
doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả lao động ở mức
cao hơn trung bình toàn thành phố và tham gia các ngành kinh
tế sáng tạo. Sáng tạo được thể hiện trong hoạt động sản xuất
công nghiệp, trong hoạt động dịch vụ, và trong các hoạt động
nghệ thuật và văn hóa.
Khu đô thị HIID đáp ứng nhu cầu đa dạng của người lao động
có trình độ và thu nhập cao. Khu đô thị HIID có mức tăng trưởng
lao động cao hơn bình quân TP. Hồ Chí Minh với đa số lao động
có trình độ chuyên môn & tay nghề cao và có trình độ giáo dục
cao. Họ có thể làm việc tại các doanh nghiệp và tổ chức bên
ngoài HIID. Các lao động sinh sống tại HIID có mức thu nhập
cao hơn trung bình toàn thành phố. Người lao động có nhiều lựa
chọn về loại hình nhà ở và thuê trong các khu vực có đặc điểm
văn hóa đa dạng.

5.1.2 Quy mô dân số


Quy mô dân số của toàn khu vực HIID được xác định dựa trên
ba yếu tố:
Đảm bảo đạt tiêu chuẩn đất công viên trên đầu người đạt 7,1 m2
theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung Tp Hồ Chí Minh
đến năm 2025 cũng như phù hợp tới tiêu chuẩn đô thị Việt Nam;
Mật độ dân số đủ cao để hệ thống giao thông công cộng hoạt
động hiệu quả nhưng phù hợp với mô hình phát triển đô thị tại
địa phương trong đó luôn có sự kết hợp giữa các công trình nhà

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
ở cao tầng và thấp tầng và dành đủ không gian cho điều hòa nước,
giảm ngập;
Quy mô dân số lớn hơn quy mô đã phê duyệt trong các dự án để
tạo cơ hội cho các dự án phát triển đô thị mới.
Với những nguyên tắc trên, quy mô dân số của HIID được xác định
khoảng từ 2.420.000 người tới mức tối đa 3.000.000 người, tăng
khoảng 420.000 người so với dân số được phê duyệt từ các dự
án hiện hữu và tăng khoảng 620.000 người so với dân số được
phê duyệt trong quy hoạch phân khu của các quận trong khu vực
nghiên cứu.
Quy mô dân số từ 2.420.000 đến 3.000.000 người đảm bảo tỷ lệ
đất công viên (tập trung) đạt 7,1 m2 mỗi người và mật độ trung
bình toàn đô thị đạt khoảng 114 người/ha đến 143 người/ha - xấp
xỉ mật độ gộp trung bình tại nhiều thành phố phát triển tại châu
Á và chỉ bằng ⅓ đến ½ mật độ trung bình tại các quận nội thành
của Tp Hồ Chí Minh hiện nay. Dân số sẽ được phân bố không đều ở
ba quận trong đó Quận 2 sẽ có mật độ cao nhất do vị trí gần trung
tâm hiện hữu của Tp Hồ Chí Minh và có trung tâm mới Thủ Thiêm.
Quận 9 sẽ có mật độ thấp nhất do vị trí xa trung tâm nhất và có
nhiều khu vực có cao độ thấp. Quy mô dân số và mật độ dân số đã
tinh đến sự phân bố dân cư thưa dần khi khoảng cách xa dần tới
trung tâm thành phố.
Dự báo quy mô dân số HIID sẽ đạt mức 1.500.000 người vào năm
2030, đạt mức 1.900.000 người vào năm 2040 và đạt mức 3.000.000
người vào năm 2060 nếu tốc độ phát triển dân số trung bình 2,3%
trong giai đoạn 2009 – 2017 được giữ vững.

107
5.2 Tiêu chí phát triển hạ tầng công nghệ số
Hạ tầng công nghệ số có thể được xem xét dưới dạng tập hợp
các lớp hạ tầng kỹ thuật số như mô tả dưới đây:

5.2.1 Lớp thiết bị & cảm biến


Phân lớp này có chức năng cảm biến và thu thập dữ liệu, ví dụ
theo dõi các thông số về độ ẩm, nước, năng lượng, chất lượng
không khí, nhiệt độ, bức xạ mặt trời, tỷ lệ lấp đầy, vân vân. Ngoài
ra còn có thể kể đến các ví dụ khác như Internet vạn vật (IoT) -
RFID, NFC, BLE, cảm biến Zigbee, các thiết bị người dùng - video,
điện thoại thông minh, hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ tổng
hợp dữ liệu cảm biến và bộ cảm biến tới cổng lớp kết nối SCADA

5.2.2 Lớp hạ tầng kết nối


Kết nối, truyền tải dữ liệu và thông tin đa phương thức từ lớp
thiết bị & cảm biến phục vụ cho mục đích lưu trữ và phân tích.
Lớp hạ tầng này bao gồm Mạng lưới lưu trữ đám mây, mạng
lưới truyền tải - cáp quang, 3G/4G/LTE/5G, kết nối internet, kết
nối mạng không dây, định tuyến cáp quang ngoài trời.
Ngoài ra còn có bộ nguyên tắc thiết kế cáp định tuyến lõi và cấu
trúc chuyển mạch, các yêu cầu và vị trí cho trung tâm dữ liệu và
POP, Mạng truy cập - FTTX, DSL, M2M, Hetnet, Zigbee, Bluetooth
Low Energy (BLE),6LoPAN, NFC, Quản lý mạng & thiết bị, địa chỉ
viễn thông, mạng kết nối không dây gia đình hoặc công cộng.
5.2.3 Lớp phân tích dữ liệu
Dữ liệu là thành phần quan trọng của hạ tầng công nghệ số và
việc triển khai thành phố thông minh. Có 3 loại hình phân tích
dữ liệu (1) Mô tả: khai thác dữ liệu (‘Điều gì đã xảy ra?’) - (2) Dự
đoán: các mô hình thống kê và dự báo (‘Điều gì có thể xảy ra?’)

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
- (3) Đề xuất: mô phỏng và tối ưu hóa (‘Chúng ta nên làm gì?’).
Các thành phần cụ thể của hoạt động Phân tích Dữ liệu bao
gồm thu thập dữ liệu, trực quan hóa và diễn giải, bảo mật, lưu
trữ, chia sẻ, kế hợp và lý luận, cơ sở dữ liệu, phân tích và thống
kê Big Data, phân tích truyền trực tuyến (Real time streaming),
phân tích cục bộ và tập trung, phân tích video.

5.2.4 Lớp tự động hóa


Lớp tự động hóa là một hạ tầng kỹ thuật số hỗ trợ cho phép các
lớp Phân tích dữ liệu, Hạ tầng kết nối, Thiết bị & cảm biến tương
tác với Lớp ứng dụng đô thị thông qua API (Giao diện lập trình
ứng dụng), Lý luận quyết định (Decision Logic), trung tâm kiểu
soát hoạt động & hành động OSS - Hệ thống hỗ trợ Vận hành
& kinh doanh (OSS/BSS), tích hợp với các hệ thống ERP (Hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp) như SAP, Oracle.

5.2.5 Lớp ứng dụng đô thị


Hạ tầng vật lý và hạ tầng công nghệ số sẽ tương tác với nhau
lại lớp Ứng dụng đô thị. Tại đây, người dân có thể phản hồi và
tương tác với dữ liệu số (Vd. các yếu tố game hóa - gamification
elements, các cuộc thi lập trình phần mềm quy mô thành phố-
Town Hackathons). Cơ sở hạ tầng vật lý được hỗ trợ bởi hạ tầng
công nghệ số (vd. đèn giao thông thông minh, hệ thống thu
gom rác thông minh, lưới điện thông minh, v.v...). Lớp ứng dụng
này sẽ tích hợp các dịch vụ thông minh khác nhau với hạ tầng
vật lý và công nghệ số của một thành phố thông minh

Hình 5.2.2-1 Kết nối và truyền tải dữ liệu, thông tin đa phương thức

109
5.3 Tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông

Mục tiêu phát triển giao thông


Trên cơ sở phân tích quy hoạch phát triển chung GTVT TP HCM
(QĐ568) và kết quả thảo luận với các bên hữu quan, mục tiêu
quy hoạch phát triển giao thông cho khu vực HIID được đề xuất
là mạng lưới GTCC sẽ là hệ thống giao thông xương sống, đáp
ứng 30-40% nhu cầu đi lại của người dân khu đô thị HIID vào
Giao thông công cộng
năm 2040 và 50-60% vào thời điểm năm 2060. Để đạt được mục cần đáp ứng 50%-60%
tiêu này, các chỉ tiêu quy hoạch cho các hệ thống, mạng lưới và nhu cầu đi lại

ứng dụng công nghệ được đề xuất như bên dưới.


Mạng lưới đường trục
chính đô thị cần hoàn
Giao thông công cộng thiện với khoảng cách
giữa các tuyến đường
Ngoài việc tiếp tục triển khai các dự án GTCC theo quy hoạch từ 4 – 6 km
hiện nay, cần phải tăng cường mở rộng mạng lưới giao thông
công cộng thông qua: (1) Kéo dài tuyến Monorail 2 kết nối với
khu Trường Thọ, chạy dọc theo tuyến đường Đông-Tây dự kiến
mở mới và kết nối vào phía tây nam của khu Công nghệ cao; (2)
Mở mới một số tuyến đường sắt nhẹ LRT và 2-3 tuyến BRT để
tăng cường mật độ mạng lưới GTCC nhanh-sức chở lớn trong
khu vực; (3) Mở rộng gấp 3-4 lần mạng lưới xe buýt hiện hữu
theo hướng tích hợp với các tuyến GTCC nhanh-sức chở lớn
(MRT, LRT, BRT) để hình thành mạng lưới hoàn chỉnh, đảm bảo
đáp ứng đủ yêu cầu về mật độ mạng lưới cũng như nhu cầu đi
lại của người dân. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hệ thống xe
buýt gom kết nối từ các nhà ga metro đến các khu dân cư cũng
như các khu chức năng đề xuất phát triển trong đề án. Các mục
tiêu quy hoạch cụ thể cần đạt được như sau: 50-60 km tuyến
GTCC nhanh-sức chở lớn / triêu dân, mật độ mạng lưới GTCC nói
chung đạt mức chỉ tiêu 2,5-3,0 km/km2.

Khu vực phát triển đô thị hỗ trợ giao thông công cộng (TOD)
TOD cần được ưu tiên quy hoạch bởi đây là nền tảng cho phát
triển tích hợp giao thông – đô thị, tạo cơ hội phát triển giao thông
phi giới, giao thông xanh và các phát minh, sáng tạo trong đi lại,
góp phần tạo lên sự phát triển bền vững tương lai của HIID. Bản
quy hoạch phát triển TOD (cụ thể là xác định rõ vị trí, quy mô, mô
hình, thiết kế đô thị, không gian đi bộ…) cùng với các chính sách
thu hút đầu tư cần được triển khai song song với quy hoạch hệ
thống giao thông công cộng nhanh-sức chở lớn và các đầu mối
giao thông quan trọng. Theo quan điểm của các sở ngành thì
cần bổ sung thêm chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường đi bộ (km/
km2) hay chỉ tiêu thể hiện chất lượng không gian đi bộ. Điều này
cần được đặc biệt chú ý khi thực hiện quy hoạch phát triển TOD.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Mạng lưới đường bộ:
Các tuyến đường đề xuất cần xem xét đánh giá trên cơ sở đảm
bảo tính kết nối của mạng lưới nội vùng và liên vùng (giữa HIID
với các khu vực khác của TP HCM và với các tỉnh thành lân cận).
Mạng lưới đường cần được quy hoạch trên quan điểm kiến tạo
mạng lưới đa cấp hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho phát triển mở
rộng mạng lưới GTCC, giải quyết hiệu quả ùn tắc kẹt xe trong
tương lai của toàn bộ TP HCM bởi HIID là cửa ngõ phía Đông,
Đông Bắc và Đông Nam của thành phố. Mặt khác, kết quả đánh
giá sơ bộ hiện trạng giao thông cho thấy khoảng cách giữa các
trục đường lớn trong khu vực, cụ thể là khoảng cách giữa Xa
lộ Hà Nội và đường cao tốc TP HCM – Long Thành trên địa bàn
Quận 9 quá lớn đã dẫn tới việc sự kết nối kém của các khu vực
đô thị nằm ở giữa các trục này. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy
khoảng cách giữa các trục đường đô thị chính 4-6 km là hợp
lý. Do đó, trong các chỉ tiêu về mật độ mạng lưới đường thì cần
ưu tiên đảm bảo chỉ tiêu mật độ đường trục đô thị và mật độ
đường kết nối nội thị để vừa đảm bảo khả năng kết nối giao
thông đối ngoại vừa tăng cường khả năng tiếp cận nội khu vực

Các giai đoạn, mục tiêu quy hoạch và yêu cầu phát triển giao thông

Giai đoạn Mục tiêu quy hoạch Yêu cầu

2020 - 2030 - Mạng lưới giao thông công cộng: Hình thành tuyến Metro Xây dựng nhiệm
số 1 và hệ thống xe buýt kế nối từ nhà ga đến các khu dân cư, vụ, nội dung và
lập kế hoạch mở rộng mạng lưới GTCC. kế hoạch hành
động sơ bộ.
- Các khu vực phát triển đô thị hỗ trợ GTCC được hình thành
dọc tuyến Metro số 1, lập kế hoạch phát triển TOD dọc các
tuyến GTCC nhanh-sức chở lớn được mở rộng.

- Mạng lưới giao thông đường bộ: triển khai các dự án đã


được phê duyệt như khép kín đường vành đai 2, xây dựng
đường vành đai 3, quy hoạch mở mới mạng lưới đường kết
nối vùng, kết nối các khu chức năng…

- Ứng dụng CNTT trong giao thông vận tải: xây dựng hệ
thống thẻ thông minh áp dụng cho các phương thức GTCC,
bắt đầu hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu giao thông, xây
dựng các ứng dụng hỗ trợ phát triển GTCC.

- Hệ thống Bãi đỗ xe: hình thành các bãi đỗ xe trung chuyển


dọc các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1, lập kế hoạch xây
dựng các bãi đỗ xe mới tại các khu chức năng.

111
Giai đoạn Mục tiêu quy hoạch Yêu cầu

2031 - 2040 - Mạng lưới giao thông công cộng: mở rộng mạng lưới vận Xây dựng, hoàn
tải hành khách khối lượng lớn và các hệ thống xe buýt gom thiện cơ sở hạ
kết nối với các khu dân cư và khu chức năng. tầng đã đề ra.

Các khu vực phát triển đô thị hỗ trợ GTCC: Xây dựng kế
hoạch phát triển các khu chức năng kết hợp dọc mạng lưới
GTCC nhanh-khối lượng lớn.

- Mạng lưới giao thông đường bộ: tiến hành mở rộng hệ


thống giao thông đối nội trong khu vực, hình thành các trục
đường đối ngoại mới để tăng khả năng kết nối đô thị.

- Ứng dụng CNTT trong giao thông vận tải: thiết lập hệ thống
cơ sở dữ liệu lớn, tiếp tục phát triển các ứng dụng hỗ trợ đi
lại, xây dựng trung tâm thông tin giao thông đô thị và mạng
lưới các trạm thông tin kết nối giao thông di động.

-Hệ thống Bãi đỗ xe: Xây dựng hệ thống các bãi đỗ xe trung
chuyển theo mạng lưới GTCC nhanh-khối lượng lớn, hình
thành bãi đậu xe quy mô lớn tại các khu chức năng.

2041 - 2060 -Mạng lưới giao thông công cộng: về cơ bản, hoàn thành Hình chỉnh khu
mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, đảm bảo các chỉ đô thị tương tác
tiêu cụ thể như 50-60 km tuyến GTCC nhanh-sức chở lớn / cao.
triệu dân, mật độ mạng lưới GTCC nói chung đạt mức chỉ
tiêu 2,5-3,0 km/km2.

- Các khu vực phát triển đô thị hỗ trợ GTCC hình thành phát
triển TOD tích hợp cùng mạng lưới GTCC.

- Mạng lưới giao thông đường bộ: về cơ bản đạt được các
mục tiêu là mật độ đường cao tốc và trục chính đô thị đạt
mức 1,0-1,2 km/km2, đường chính đô thị đạt mức 1,0-1,2 km/
km2 và mật độ mạng lưới đường liên khu vực đạt mức 2,0-2,5
km/km2.

- Ứng dụng CNTT trong giao thông vận tải: phát triển ứng
dụng CNTT trong quản lý xây dựng và điều hành khai thác
các hệ thống giao thông đô thị.

- Hệ thống Bãi đỗ xe: đạt mục tiêu đáp ứng được 75-80% so
với tiêu chuẩn quy hoạch hiện hành (0,30-0,32 m2/người).

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Quan điểm quy hoạch giao thông ứng phó biến đổi khí hậu
Hầu hết các khu vực trong HIID, đặc biệt là Quận 2 và Quận 9
đều nằm trong khu vực tương đối trũng của thành phố, do đó
rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thủy triều dâng hay lũ lụt.
Mạng lưới giao thông phải được quy hoạch dựa trên quan điểm
là trong trường hợp xấu nhất vẫn đảm bảo kết nối giao thông.
Tuy nhiên, việc nâng cao độ đường để đảm bảo cho tất cả các
tuyến đường không bị ngập khi bị lũ sẽ là bất khả thi. Do đó, cần
thiết phải có các hệ thống đê ngăn lũ cho những khu vực cụ thể,
thông qua các trục đường giao thông để kiểm soát mực nước lũ
theo tần suất lũ xác định trước. Trên cơ sở mực nước được kiểm
soát, phân loại các tuyến đường để xác định mức cao độ xây
dựng phù hợp.
Theo đó, những tuyến đường trục đóng vai trò là các tuyến
đường khẩn cấp phải được phải đảm bảo xác suất bị ngập là
thấp nhất. Các tuyến đường trục này được đề xuất là Xa lộ Hà
Nội, đường Vành đai 2, Vành đai 3, đường Mai Chí Thọ, đường
Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 13 đường cao tốc TPHCM-Long Thành-
Dầu Giây và các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch. Tiếp
đến là các tuyến đường liên quận, liên khu vực sẽ kết hợp với các
tuyến đường trục trong việc cô lập lũ, giảm nhẹ thiệt hại trong
trường hợp xảy ra lũ ở cấp độ thiên tai. Những tuyến đường trục
này sẽ cô lập các diện tích ngập ra thành các ô cục bộ có liên
thông với nhau thông qua các cống qua đường, nhằm hạn chế
thiệt hại đến mức thấp nhất.
Ngoài ra, việc tận dụng tối đa diện tích mặt nước trên các kênh
rạch để phát triển hệ thống giao thông thủy cũng cần được
nghiên cứu phát triển nhằm tránh gây ra những xáo trộn lớn
diện tích nước tự nhiên cũng như đảm bảo khả năng thoát nước
sau lũ.

113
Hình 5.3 - 1 Bản đồ các tuyến đường thoát hiểm khẩn cấp trong tình huống thiên tai

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
115
Ứng dụng CNTT trong giao thông:
Bổ sung mục tiêu về phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý
xây dựng và điều hành khai thác các hệ thống giao thông đô thị,
thúc đẩy các sáng tạo trong đi lại. Một số mục tiêu phát triển cụ
thể có thể cần xem xét: (1) Thành lập trung tâm thông tin giao
thông đô thị; (2) Áp dụng một thẻ vé thông minh chung cho các
phương thức GTCC; (3) Thiết lập hệ thống dữ liệu lớn (big data)
để hỗ trợ ra quyết định và tìm kiếm các cơ hội sáng tạo, cải thiện
hoạt động của mạng lưới giao thông; (4) Khuyến khích, thúc đẩy
phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động nhằm hỗ trợ
GTCC, MaaS (các dịch vụ đi lại kết nối đa phương thức), chia sẻ
xe, thuê xe đạp, bãi đỗ xe,…

Bãi đỗ xe
Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các bãi đỗ xe nên xem xét điều
chỉnh theo hướng giảm nhẹ bởi quan điểm ưu tiên phát triển
giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới và đồng thời có thể
tận dụng công nghệ smart parking để nâng cao hiệu quả khai
thác các bãi đỗ xe, giảm thiểu không gian đỗ xe cần bố trí. Các
bãi đỗ xe park-and-ride tại các nhà ga GTCC nhanh-sức chở lớn
cần được ưu tiên phát triển để thúc đẩy giao thông liên phương
thức.
Xây dựng lộ trình phát triển giao thông với các ưu tiên cụ thể cho
từng mục nêu trên ứng với mỗi giai đoạn phát triển của HIID.

5.4 Tiêu chí ứng phó biến đổi khí hậu và ngập lụt
2040: Đảm bảo chống
ngập tới tần suất 80%
Mục tiêu của công tác quy hoạch kiểm soát nguy cơ ngập lụt
cho khu vực HIID bao gồm:

Nội dung quy Tầm Mục tiêu Yêu cầu


hoạch nhìn
Hệ thống kiểm soát 2040 Đảm bảo chống ngập với tần Thiết kế sơ bộ
ngập suất 80%
Không gian dành 2040- Duy trì năng lực chống ngập Định hướng quy hoạch
cho nước 2100 thiết kế trong điều kiện biến
Khuyến nghị chính sách
đổi khí hậu và lún đất, nâng cao
tần suất chống ngập lên 90%.
Nâng cao khả năng 2100 và Giảm nhẹ thiệt hại, giúp bảo Định hướng quy hoạch
chống chịu xa hơn đảm duy trì những hoạt động
Khuyến nghị chính sách
thiết yếu khi xảy ra những biến
cố vượt tần suất và thiên tai.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
5.6 Tiêu chí quản lý sử dụng đất 10% diện tích HIID sẽ là
công viên với 30% diện
Quy mô đất xây dựng đô thị được dự báo sẽ phủ kín toàn bộ diện tích công viên sẽ trở
thành hồ điều hòa để
tích HIID vào năm 2060, tức là tương đương 21.209 ha trong đó giảm rủi ro ngập
đất ngoài dân dụng sẽ có quy mô khoảng 2.500 ha, còn lại là đất
dân dụng với quy mô 18.709 ha. 1000 – 1200 ha đất công
nghiệp sẽ được bố trí
Để phát triển một đô thị xanh, bền vững và có chất lượng sống trong HIID để đảm bảo
không gian sản xuất công
cao, HIID sẽ có 10% đất đai giành cho công viên và không gian nghệ cao và nghiên cứu
phát triển
mở trong đó 30% diện tích này, tương đương 3% tổng diện tích
toàn khu vực, sẽ được giành làm hồ điều hòa để giảm rủi ro
ngập lụt. Ngoài ra 22% bề mặt diện tích khu vực ngoài công viên,
tương đương với 20% tổng diện tích quy hoạch, sẽ được giữ mặt
phủ tự nhiên để cho phép khả năng thẩm thấu tự nhiên của
nước mưa xuống lòng đất.
Đồ án quy hoạch cũng cần giữ một quy mô đất công nghiệp từ
1000 ha đến 1200 ha để sử dụng cho sản xuất công nghệ cao tại
chỗ nhằm tạo việc làm cho người lao động và gắn kết nghiên
cứu với sản xuất các sản phẩm có giá trị cao tại chỗ.

117
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
6 Quy trình lập quy hoạch và
khung tiến độ triển khai
_

6.1 Quy trình lập quy hoạch

6.1.1 Mục tiêu của công tác nghiên cứu quy hoạch đô thị
sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố:
Nhằm thực hiện việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan
đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống tốt, giải quyết thách
thức hiện hữu và làm nổi bật những lợi thế cạnh tranh của
Thành phố. Khu đô thị sáng tạo phía Đông Thành phố được định
hướng theo 4 mục tiêu sau:
- Là khu vực đô thị phát triển mạnh dựa trên nền tảng kinh tế
dịch vụ, khoa học và công nghệ, đổi mới và sáng tạo;
- Là khu vực đô thị có sự liên kết chặt chẽ, hợp tác phát triển với
các trung tâm phát triển trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh;
- Là khu vực đô thị đi đầu trong việc áp dụng các giải pháp phát
triển đô thị thông minh, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển
kinh tế xã hội và chất lượng sống cho người dân đô thị;
- Là khu vực đô thị phát triển bền vững, chủ động ứng phó và
thích nghi với biến đổi khí hậu. Xây dựng đô thị hiện đại, hội
nhập quốc tế với đặc trưng sông nước Nam Bộ và gìn giữ, phát
huy tốt các giá trị di sản.
Nội dung nghiên cứu quy hoạch chung khu vực phát triển đô thị
sáng tạo tương tác cao nhằm xác định quy hoạch tổng thể khu
vực 3 quận phía Đông dự kiến thành lập Thành phố Thủ Đức,
các cơ sở hạ tầng chính và cấu trúc tổng thể, quy mô phát triển,
dân số, các chỉ tiêu, theo chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Công văn
số 1805/BXD-PTĐT ngày 17 tháng 4 năm 2020.

119
Nội dung nghiên cứu quy hoạch phân khu để định hình lại
các khu vực quan trọng trong thành phố, hình thành một loạt
những khu vực đổi mới nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi từ nền
kinh tế công nghiệp thành kinh tế được dẫn dắt bởi công nghệ
và ý tưởng.
Nội dung nghiên cứu các quy định quản lý thực hiện: được tiếp
cận theo định hướng đô thị sáng tạo, đổi mới phương pháp thực
hiện, chú trọng nghiên cứu quy hoạch đô thị kết hợp nghiên
cứu chính sách phát triển, thu hút hoạt động kinh tế tri thức và
công nghệ, nâng cao chất lượng sống cho người dân đô thị. Các
quy định quản lý hướng dẫn các bước triển khai tiếp theo trong
công tác kế hoạch, đầu tư, tạo quỹ đất, phê duyệt các thiết kế
chi tiết.

6.1.2 Nội dung nghiên cứu: bao gồm 3 nội dung chính
như sau:

Quy hoạch chung khu vực phát triển đô thị sáng tạo, tương
tác cao phía Đông Thành phố:
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: gồm toàn bộ 03 quận phía Đông
Thành phố Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức với quy mô diện
tích khoảng 21.172 ha, quy mô dân số dự kiến 3.000.000 người
(xem Phụ lục 2 – Quy hoạch chung khu vực phát triển đô thị
sáng tạo phía Đông Thành phố).
Nội dung nghiên cứu: trên nền tảng 06 ý tưởng đã được nghiên
cứu trong cuộc thi, quy hoạch khu vực dự kiến thành lập Thành
phố (gọi tên là Thành phố Thủ Đức). Nội dung nghiên cứu quy
hoạch chung thành phố phía Đông phải đảm bảo đủ các thành
phần tương đương các nội dung Quy hoạch chung Thành phố
(quy hoạch một đơn vị hành chánh độc lập) bao gồm việc xác
định tầm nhìn và chiến lược phát triển, quy hoạch tích hợp các
yếu tố của đô thị; xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy
mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật của đô thị; mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không
gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định
hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung; đánh
giá môi trường chiến lược; chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn
lực thực hiện. Hiệu lực đồ án từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50
năm. Nội dung nghiên cứu bao gồm Nhiệm vụ và Đồ án, cụ thể
như sau:
Nội dung quy hoạch sử dụng đất và giao thông:
+ Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội;
+ Đánh giá quy hoạch sử dụng đất hiện hành;

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
+ Đánh giá các mô hình giao thông hiện tại;
+ Đánh giá hệ thống giao thông hiện hữu;
+ Đánh giá khung pháp lý giao thông hiện hành;
+ Dự báo dân số;
+ Xác định các động lực phát triển chủ yếu;
+ Dự báo nhu cầu giao thông;
+ Dự báo nhu cầu và quỹ đất đai;
+ Quy hoạch sử dụng đất cho toàn khu vực 21,000ha;
+ Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ;
+ Quy hoạch hệ thống vận tải đa phương tiện bao gồm
đường sắt metro, monorail, BRT, taxi thủy ...;
+ Quy hoạch hệ thống vận tải thay thế như chia sẻ phương
tiện, tiếp cận theo nhu cầu, phương tiện cơ giới tự hành ...;
+ Quy hoạch mạng lưới xe đạp trong vùng;
+ Nghiên cứu quy hoạch khả thi đối với đầu tư hệ thống hạ
tầng giao thông chính.

Nội dung về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch chung
thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, thiết kế đô thị và
chính sách phát triển đô thị sáng tạo:
+ Đánh giá hệ sinh thái và môi trường sống;
+ Đánh giá địa hình, thủy văn, nguy cơ ngập và tác động
của biến đổi khí hậu;
+ Đánh giá hệ sinh thái sáng tạo hiện hữu;
+ Các chiến lược phục hồi (sinh thái, môi trường sống, quản
lý ngập và biến đổi khí hậu;
+ Chiến lược phát triển xanh và bền vững;
+ Xác định các pháp lý chính sách và chiến lược để xúc tác
các cơ hội đổi mới và khởi nghiệp;
+ Địa hình, hệ thống cảnh quan và chiến lược;
+ Các chiến lược và phân tích tác động hậu dịch Covid-19.
Bản vẽ Quy hoạch chung khu vực phát triển đô thị sáng tạo,
tương tác cao phía Đông Thành phố được thể hiện theo tỷ lệ
1/10.000.

121
Quy hoạch phân khu các khu vực trọng điểm phát triển các
Trung tâm đổi mới sáng tạo:
Ranh nghiên cứu và diện tích các khu vực nghiên cứu lập quy
hoạch phân khu được xác định cụ thể tại Phụ lục 3 – Quy hoạch
phân khu các khu vực trọng điểm phát triển tại khu đô thị sáng
tạo phía Đông Thành phố, bao gồm:
- Khu đô thị Trường Thọ, quận Thủ Đức: quy mô 147ha;
- Khu vực dọc hành lang Metro số 1: quy mô 493ha;
- Khu vực dọc hành lang đường Vành đai 2: quy mô 600ha;
- Khu đô thị Tam Đa và dọc Đại lộ Đông Tây mới, Quận 9: quy mô
1.000ha;
Nội dung nghiên cứu: bao gồm việc xác định chức năng sử
dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến
trúc cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân
số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố; bố trí công
trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố trí mạng
lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật đến các trục đường phố
phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn đô thị; đánh giá
môi trường chiến lược. Hiệu lực của đồ án trên cơ sở thời hạn
quy hoạch chung và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị, cụ thể
như sau:
Nội dung quy hoạch sử dụng đất và giao thông:
+ Cơ chế và chiến lược phát triển theo định hướng giao
thông TOD đối với 3 trung tâm đổi mới và 3 hành lang phát triển;
+ Quy hoạch phân khu.
- Nội dung về đánh giá tác động môi trường, kế hoạch chung
thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, thiết kế đô thị và
chính sách phát triển đô thị sáng tạo
+ Bố cục, mật độ và hình thức công trình;
+ Hình thành nơi chốn, điều kiện sống và gắn kết cộng
đồng;
+ Chiến lược cảnh quan và hình thành nơi chốn;
+ Kết nối và tiếp cận tích hợp (giao thông vận tải, phương
tiện cơ giới, người đi bộ, xe 2 bánh ...;
+ Chiến lược phát triển thông minh và bền vững;
+ Các Tiêu chí hướng dẫn phát triển.
Bản vẽ của đồ án quy hoạch phân khu được thể hiện theo tỷ lệ
1/5.000 hoặc 1/2.000.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Các quy định quản lý và hướng dẫn thực thi trên nhiều lĩnh
vực đô thị liên quan để kiến tạo một đô thị sáng tạo tương tác
cao, thiết kế đô thị dọc và khung chính sách tạo quỹ đất, khung
chính sách phát triển giao thông, quản lý nước và chống ngập,
tiêu chí phát triển hạ tầng thông minh, tài chính đô thị:
Để quản lý điều hành và phát triển kiến tạo một thành phố sáng
tạo, tương tác cao bền vững, có khả năng vận dụng thực thi
trong bối cảnh kinh tế, đặc thù đô thị và chiến lược phát triển
của Thành phố Hồ Chí Minh, nội dung nghiên cứu cần bao gồm
việc xây dựng các quy định quản lý và hướng dẫn thực thi trên
các lĩnh vực liên quan đến đô thị (bao gồm quy hoạch tích hợp,
tài nguyên môi trường, đầu tư tài chính, giao thông và hạ tầng
kỹ thuật) để hướng dẫn cho Chính quyền, các khu vực tư nhân,
người dân trong công tác đầu tư xây dựng .

Về nghiên cứu chống ngập:


Tại cuộc họp trước đây, đại diện Ngân hàng Thế giới có yêu cầu
Sở Quy hoạch-Kiến trúc xem xét kế thừa kết quả nghiên cứu
Điều chỉnh tổng thể hệ thống thoát nước toàn Thành phố đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Ngân hàng Thế giới đã
tài trợ. Qua rà soát các nội dung nghiên cứu tại Nhiệm vụ điều
chỉnh tổng thể hệ thống thoát nước toàn Thành phố do Sở Xây
dựng chủ trì thực hiện, Sở Quy hoạch – Kiến trúc nhận thấy đồ
án quy hoạch này mới dừng lại ở Nhiệm vụ thiết kế, chưa có
kết quả cụ thể nên chưa có sản phẩm để áp dụng. Ngoài ra,
cách tiếp cận giải quyết vấn đề ngập lụt của dự án này vẫn theo
phương pháp truyền thống chống ngập (Flood Prevention),
phạm vi nghiên cứu tập trung vào nội dung kiểm soát lũ trên
các dòng sông và hệ thống thoát nước nội thị (Flood Control).
Cấu phần thích nghi và kiểm soát thiệt hại theo hướng tích hợp
dựa vào các sáng kiến hợp tác về kinh tế-xã hội chưa được quan
tâm đúng mức. Các nội dung này chỉ là một phần phạm vi công
việc của quy hoạch đô thị sáng tạo đề xuất như: nghiên cứu giải
pháp thích ứng và chống chịu toàn khu vực (Adaptation and
Resilience), hướng đến các giải pháp quản lý nguy cơ ngập lụt
(Flood Risk Management) gồm quy hoạch không gian, các quy
định, hệ thống dự báo và cảnh báo, quản lý tình huống khẩn
cấp)...
Do đó, việc kế thừa nghiên cứu sẽ được thực hiện như là các
tham chiếu bổ sung trong quá trình triển khai, không thể giảm
trừ đi công việc theo mục tiêu tiết kiệm chi phí.

123
6.1.3 Quy trình thẩm định và ban hành các quyết định phê
duyệt:

Quy hoạch chung khu vực phát triển đô thị sáng tạo, tương
tác cao phía Đông Thành phố:
Sản phẩm phê duyệt Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch chung TL
1/10.000, diện tích 21.172ha. Kết quả nghiên cứu quy hoạch chung
khu vực phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông sẽ
đưa vào Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố đến
năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, thực hiện ký kết Hợp đồng
tư vấn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông (dự kiến nếu sử dụng vốn WB).
- Cơ quan nghiệm thu sản phẩm: Sở Quy hoạch-Kiến trúc.
- Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng.
- Cơ quan phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.

Quy hoạch phân khu, Quy định quản lý và Hướng dẫn thực
hiện:
Sản phẩm phê duyệt Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch phân khu TL
1/5.000 hoặc 1/2.000.
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, thực hiện ký kết Hợp đồng
tư vấn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông. (dự kiến nếu sử dụng vốn WB)
- Cơ quan nghiệm thu sản phẩm và thẩm định: Sở Quy hoạch-
Kiến trúc.

- Cơ quan phê duyệt: UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

6.2 Khung tiến độ triển khai


Tiến độ thực hiện: Tổng thời gian thực hiện dự kiến 15 tháng,
trong đó:
- Thời gian lập hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị: 02 tháng;
- Thời gian lập hồ sơ đồ án quy hoạch chung đô thị: không quá
15 tháng.
- Thời gian lập hồ sơ Nhiệm vụ quy hoạch phân khu : 01 tháng;
- Thời gian lập hồ sơ Đồ án quy hoạch phân khu : 09 tháng.
Cụ thể tiến độ và nhân lực như sau:

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
125
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
127
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
7 Các chiến lược phát triển
trọng điểm sáng tạo
_
7.1 Tiêu chí lựa chọn
Trong các vùng chức năng được xác định thuộc phạm vi của dự án, 3 trục
động lực phát triển và 7 phân vùng chính được chọn là khu vực đầu tư
trọng điểm để thúc đẩy sáng tạo . Các khu vực này được lựa chọn dựa theo
định vị thị trường, nhằm tận dụng tốt nhất các dự án đầu tư và quy hoạch
đã có và sẽ có trong tương lai, đồng thời nâng cao tính đa dạng của đô thị,
tạo dư địa để phát triển cho phù hợp với đô thị sáng tạo.
Các tiêu chí để chọn các khu vực Trọng điểm sáng tạo là:
Vị trí nằm tại hoặc nằm gần các hệ sinh thái sáng tạo sẵn có (ví dụ: Đại
học Quốc gia, khu SHTP & khu Linh Trung giữa VNU & SHTP).
Khu đất mở cho các hạng mục đầu tư trong tương lai (tức là có quỹ đất
sẵn sàng để đầu tư mới).
Kết nối với các hành lang giao thông chính hiện có (ví dụ: Tuyến tàu điện
ngầm số 1, đường cao tốc Hà Nội và đường cao tốc Sài Gòn – Dầu Giây).
Nằm dọc theo các hành lang phát triển hiện tại và tương lai (ví dụ: Đường
cao tốc Hà Nội và đường cao tốc Sài Gòn - Dầu Giây).

7.2 Các trọng điểm sáng tạo


A1 Thủ Thiêm - Trung tâm Công nghệ Tài chính: Được quy hoạch để
trở thành trung tâm tài chính cho TP HCM, nằm gần trung tâm thành phố,
và có tiềm năng trở thành điểm đến lý tưởng cho các hoạt động sáng tạo
bên bờ sông.
F1 Rạch Chiếc - Trung tâm Thể thao & Sức khỏe: Được xây dựng trên
khu vực quy hoạch trước đây về lĩnh vực thể thao và chăm sóc sức khỏe, bắt
kịp xu thế sống khoẻ sống xanh vốn rất chú trọng vào ngành công nghiệp
sức khỏe đang ngày càng phố biến ở Đông Nam Á.
B1 SHTP - Trung tâm sản xuất tự động: Hiện đang thu hút các khoản
đầu tư quốc tế về giáo dục và các công ty công nghệ cao chủ chốt, cung cấp
nền tảng cho sự phát triển kinh tế địa phương và sự tăng trưởng tiếp tục trong
các lĩnh vực liên quan.

129
G1 Đại học Quốc gia - Trung tâm Công
nghệ giáo dục: Cung cấp một quần thể giáo
dục đào tạo, nhất là ngành công nghệ thông
tin, và một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo,
từ đó mở rộng khả năng nghiên cứu và sáng
tạo thông qua việc tăng sự hợp tác và cọ xát
với nhiều ngành công nghiệp sáng tạo khác
nhau.
Khu Linh Trung kết nối Đại học Quốc
gia và Khu công nghệ cao: Đây là một khu
vực có các chức năng sẽ hỗ trợ cả Khu công
nghệ cao và Đại học Quốc gia Thành phố và
có thể hình thành một trung tâm đổi mới và
khởi nghiệp theo hướng sử dụng hỗn hợp
mạnh mẽ. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng hiểu Linh Tru
rõ về các điều kiện hiện có và phản hồi của Khu vực nối ĐH
các bên liên quan cho khu vực này, Khu công
nghệ cao và Đại học Quốc gia Thành phố.
A2 Tam Đa - Trung tâm công nghệ
sinh thái: Tận dụng các điều kiện tự nhiên Khu vực dọc hàng lang Đông Tây
của khu vực phía Đông quận 9 để thúc đẩy
du lịch sinh thái, đặt ga đường sắt cấp vùng
và trung tâm chế biến thực phẩm để hỗ trợ
phát triển các ngành công nghiệp ẩm thực Trường Thọ
cũng như nông nghiệp công nghệ cao trong Đô thị Tương lai
khu vực.
A3 Trường Thọ - Đô thị tương lai: Là
một địa điểm lý tưởng để tái phát triển khu Khu vực dọc tuyến Metro số 1
vực cảng theo mô hình thành phố thông
minh, tận dụng vị trí nằm gần khu Thảo Điền
Thủ Thiêm
và các lõi đô thị khác cho việc kiến tạo nơi
Trung tâm công nghệ tài chính
chốn.
Trung tâm kết nối giao thông Vùng
Đông Nam bộ Khu cảng quốc tế Cát Lái:
Tiếp tục phát huy thế mạnh của Cảng Cát Lái,
chuyển đổi công nghệ Cảng để hoạt động
hiệu quả hơn.
Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt
Nam: Trên tất cả các khu vực được phép xây
dựng công trình tại 03 quận phía Đông, thực
hiện quản lý linh hoạt cho phép tạo ra môi
trường khởi nghiệp, kinh doanh và kinh tế
sáng tạo với chi phí hạ tầng rẻ nhất để khuyến
khích các hoạt động kinh tế khởi nghiệp.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Đại học Quốc gia
Trung tâm Công nghệ giáo dục

C1

ung
G1 F2
HQG & SHTP
Saigon Hi-tech Park
B4 Trung tâm sản xuất tự động

F3 Thủ Đức

D2

B1
Quận 9

D4
B2
A3

D1
F1
D3
A2
G2

Quận 2
D5 E1
A1
D6
Tam Đa
Trung tâm công nghệ sinh thái
B3
D7
Khu vực dọc Vành đai 2

Rạch Chiếc
Trung tâm thể thao & sức khỏe

131
7.2.1 Thủ Thiêm - Trung tâm Công nghệ Tài chính

Tầm nhìn
Thủ Thiêm được hưởng lợi từ việc nằm gần phía đông nam. Ngoài ra, nhà thờ có tính
và kết nối trực tiếp với Quận 1, khiến nó trở lịch sử nằm gần ga tàu điện ngầm mới
thành một điểm phát triển vô cùng quan là điểm thu hút mang lại giá trị văn hóa
trọng cho tương lai của Thành phố Hồ đáng kể cho các dự án mới trong khu
Chí Minh. Ngoài ra, việc nằm kề bờ sông vực này. Hệ thống đường đi bộ và đường
và gần với khu tái phát triển cảng Trường giao thông hiện hữu, cũng như kết nối với
Thọ làm lượng khách quốc tế tới địa điểm tuyến tàu điện ngầm khiến khu vực này
này. Các kết nối giao thông chính ở Thủ trở thành tụ điểm hoạt động sầm uất, hỗ
Thiêm khiến nơi này được tích hợp vào trợ rất tốt cho khu phức hợp Empire trong
mạng lưới sáng tạo rộng hơn, thu hút càng quy hoạch.
nhiều ý tưởng sáng tạo và nguồn vốn đến
với khu vực này. Công nghệ truyền thông Các nhận định chính
tiên tiến, kết nối với Quận 1 và không gian Khu vực được bao quanh bởi sông Sài Gòn
cho việc hợp tác nghiên cứu và phát triển, với nhiều nhà thờ kéo dài đến khu vực bờ
thúc đẩy tăng trưởng của ngành tài chính sông phía Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tạo
Có cơ sở hạ tầng giao thông ưu tiên dành
nên một cộng đồng năng động, tích cực
cho người đi bộ, xe cộ và tàu điện ngầm
và phát triển toàn diện.
kết nối đến tất cả các khu vực quan trọng
Điều kiện hiện tại trong Thành phố Hồ Chí Minh. Có vị trí liền
kề với khu đô thị Empire City.
Thủ Thiêm mang cả đặc trưng của bờ
sông Sài Gòn và vùng rừng ngập mặn ở

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
133
Khung phát triển đề xuất
Kế hoạch phát triển là sự mở rộng của Lối đi dạo dọc bờ sông và sân trong của
trung tâm Công nghệ tài chính hiện hữu các nhà thờ hiện hữu tạo kết nối đường
và khu vực công cộng tại Khu thương mại phố thông suốt cho các hoạt động nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh được kết nối bằng thuật & văn hóa, mua sắm và giải trí. Sự
một cây cầu dành cho người đi bộ qua sáng tạo của công nghệ tài chính trong
sông Sài Gòn. Các công trình mới tuân thủ khu vực được hưởng lợi từ các không gian
theo kết cấu của các nhà thờ hiện hữu và làm việc chia sẻ, khả năng dễ dàng tiếp
tạo các tuyến phố và quảng trường năng cận trạm xe điện ngầm và trạm xe buýt
động là nơi cộng đồng hội tụ, diễn ra các gần đó, và một quảng trường sự kiện kéo
hoạt động mua sắm và sự kiện văn hóa. dài dọc theo kênh.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
135
Trải nghiệm cộng đồng
Cải tạo không gian cảnh quan và quảng trường, kết nối
các điểm đến tôn giáo - lịch sử với những khu vực phát
triển mới, đồng thời củng cố sự gắn kết cộng đồng.
Không gian tầng trệt, tầng đế tương tác cao với đường
phố bên ngoài, mang lại nét sôi động của một khu vực
công cộng hấp dẫn.
Cuộc sống hàng ngày tại Rạch Chiếc là luôn tràn đầy
những hoạt động thể thao, dưỡng sinh, chăm sóc sức
khoẻ, và rất nhiều các hoạt động cộng đồng.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
137
7.2.2 Rạch Chiếc - Trung tâm Thể thao & Sức khỏe

Tầm nhìn đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Ga


tàu điện ngầm tương lai cũng góp phần
Kết nối giao thông hiện tại đến các điểm
tạo kết nối bắc-nam trực tiếp tới trung
tham quan chính trong vùng, bao gồm
tâm lịch sử của thành phố, tới trường Đại
sân bay, khiến cho Rạch Chiếc có tiềm
học Quốc gia và cảng Trường Thọ. Dựa
năng trở thành điểm đến quốc tế về sáng
vào ưu thế về kết nối các tuyến giao thông
tạo trong lĩnh vực thể thao và chăm sóc
trọng điểm, khu vực này vốn mang trong
sức khỏe. Nhiều khu vực phát triển đa
mình rất nhiều cơ hội để phát triển các dự
năng liền kề nhau tạo cơ hội để khu vực
án sáng tạo.
trở thành một cộng đồng toàn diện, cải
thiện điều kiện sống
Những vấn đề cốt lõi
Nghiên cứu về sức khỏe và chăm sóc sức
Khu vực được bao quanh bởi sông Rạch
khỏe, kinh doanh thể thao, và loại hình
Chiếc và kết nối trực tiết với sân bay quốc
giải trí dựa trên thi đấu tạo nên một điểm
tế dự kiến bằng đường cao tốc Long
đến mới cho tất cả những yếu tố liên quan
Thành - Dầu Giây. Ga tàu điện ngầm mới
thể thao ở Đông Nam Á.
được đề xuất mang Kết nối để tạo cơ hội
mới mạnh mẽ theo hướng bắc nam và
Điều kiện hiện tại
gắn kết với khu trung tâm lịch sử, khu vực
Khu vực được bao quanh bởi sông Rạch A1 cũng như đến khu trường đại học và
Chiếc, có được kết nối tốt với sân bay qua khu vực cảng.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Khu vực phát triển
tiềm năng

Trung tâm giao thông

Khu phát
triển hỗn hợp

Khu phức hợp thể


Khu phức hợp
dục thể thao đề xuất
nhà ở

Kết nối tới sân bay

139
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Khung phát triển đề xuất
Khung cấu trúc mới phát triển dọc theo bờ kênh nhằm gắn
kết người dân ở khu vực chuyển đổi giao thông và các trung
tâm thể thao. Các quảng trường dọc tuyến kênh đóng vai trò
gắn kết các khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo
thể thao, trung tâm chăm sóc sức khỏe từ đó kiến tạo một
không gian công cộng rộng lớn quanh các sân vận động để
tụ hội, xem thể thao và giao tiếp.
không gian công cộng dọc theo hai bên bờ kênh tạo ra dòng
hoạt động liên tục trong các khu vực hoạt động thể thao, các
công ty liên quan đến thể thao và cụm sân vận động.

141
Trải nghiệm cộng đồng
Cuộc sống hàng ngày tại Rạch Chiếc là luôn tràn đầy
những hoạt động thể thao, dưỡng sinh, chăm sóc sức
khoẻ, và rất nhiều các hoạt động cộng đồng.
Sự tương hỗ giữa các hoạt động sáng tạo tạo điều
kiện thu hút nhiều hoạt động, thu hút khách tham
quan, lại càng tăng mạnh tính cạnh tranh trong hoàn
cảnh thế kỷ 21.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
143
7.3.3 Trung tâm Công nghệ cao Sài Gòn
Tầm nhìn
là động cơ cho sự phát triển kinh tế trong
Dựa vào nền tảng công nghiệp công nghệ khu vực. Nằm gần khu vực Đại học Quốc
cao hiện có, Trung tâm công nghệ Sài Gòn gia mang lại giúp thu hút nguồn ý tưởng và
là bàn đạp thúc đẩy cho các sản phẩm nhân lực sáng tạo mới. Quy hoạch Đại học
thiết kế đầy sáng tạo của tương lai. Những Fulbright sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động
kết nối hiện hữu với khu vực xung quanh nghiên cứu và học thuật trong tương lai. Các
và khu nghiên cứu trong tương lai sẽ góp kết nối giao thông chính, bao gồm một bến
phần củng cố thêm cho thế mạnh vốn có tàu điện ngầm mới, cũng được quy hoach
của khu vực bằng các phương pháp mới trong khu vực này.
và các sản phẩm sáng tạo trong thời gian
tới. Những vấn đề cốt lõi
Cơ hội mở rộng quy mô từ ý tưởng đến Một nhà ga tàu điện ngầm được đề xuất ở
hình thành sản phẩm để xuất khẩu hỗ phía Bắc của khu vực sẽ kết nối Khu công
trợ sự phát triển năng động của khu vực, nghệ cao với Khu đại học và với khu vực
giúp thúc đẩy phát triển sản phẩm sáng Cảng và trung tâm công nghệ tài chính.
tạo và phát triển kinh tế trình độ cao.
Các công ty sản xuất quy mô nhỏ và lớn
hiện có trong và xung quanh khu vực - như
Điều kiện hiện tại
Samsung và Intel, Đại học Fulbright được đề
Sự hiện diện mạnh mẽ của các thành tố xuất xây dựng trong khu vực này.
lớn như Samsung hay Intel đóng vai trò
Vùng lân cận có nhiều trường đại học.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
145
Khung phát triển đề xuất
Khung phát triển tạo lập các không gian Các cụm Nghiên cứu & Phát triển mới hỗ
cho hợp tác sản xuất, nghiên cứu và tạo trợ các trường đại học và sản xuất trong
mẫu sản phẩm bằng cách phát triển quy các ngành công nghiệp lớn đang trên
mô các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đà phát triển, nhằm cái tiến các phương
để giao tiếp với các ngành công nghiệp pháp sản xuất công nghiệp. Những điều
lớn và các cơ sở sản xuất hiện có trong này đòi hỏi phải học hỏi các phương pháp
khu vực. Trục xương sống đa chức năng thông thường để tạo mẫu sản phẩm và thử
kết nối các cụm nghiên cứu mới, các cụm nghiệm quy mô lớn ở các khu vực ngoài
trường đại học và các ngành công nghiệp trời dọc theo bờ kênh và các khu trường
quy mô nhỏ lân cận. đại học.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
147
Trải nghiệm cộng đồng
Quy hoạch chức năng và việc tạo ra các không gian sáng tạo
– hay còn gọi là “sân trong của đô thị” – sẽ giúp kết nối giới
tinh anh trong các mảng thiết kế, nghiên cứu và giới doanh
nhân, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân này.
Thiết kế cảnh quan hướng đến người đi bộ, tích hợp với công
nghệ thu gom và xử lý nước mưa tiên tiến, cũng góp phần hỗ
trợ hệ sinh thông minh và sáng tạo này.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
149
7.3.4 Đại học Quốc gia - Trung tâm Công nghệ
Giáo dục

Tầm nhìn Điều kiện hiện tại


Các dự án phát triển nằm gần Đại học Nằm xa phía bắc của khu vực nghiên cứu,
Quốc gia có thể bổ sung và hỗ trợ cho sứ khu Đại học Quốc gia cần được cải thiện
mệnh phát triển học thuật của Trường, về kết nối giao thông, đặc biệt là kết nối
đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tới SHTP gần đó. Hồ ao hiện hữu trong
của khu vực. Một loạt địa điểm mới giành khu vực cũng có tiềm năng để kết nối với
cho nghiên cứu, học tập và hợp tác làm tuyến kênh đào ở phía nam để tạo ra một
việc sẽ được thiết kế để thu hẹp khoảng hệ thống hạ tầng xanh bền vững, thích
cách giữa kiến thức và thực hành, đồng ứng với biến đổi khí hậu.
thời hỗ trợ cho việc giảng dạy và thực
Những vấn đề then chốt
hành những phương pháp, kỹ năng, công
nghệ mới. Một đường dây điện cao thế đi qua phía
Tây của khu vực nên việc xây dựng bị hạn
Môi trường học tập, nghiên cứu và môi
chế.
trường hợp tác linh hoạt nuôi dưỡng các
cơ hội để hình thành các ý tưởng mới và Cơ hội kết nối và tích hợp tất cả các khu
phát triển các kỹ năng mới. vực trường đại học lại với nhau. Cơ hội mở
rộng kênh đào vào khu vực và hình thành
hệ thống cơ sở hạ tầng xanh có THÍCH
ỨNG ĐỂ BỀN VỮNG.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
151
Khung phát triển đề xuất
Những phát triển mới cho quá trình đổi Tạo một trung tâm tri thức cho việc
mới, nghiên cứu và giáo dục thông qua nghiên cứu hợp tác giữa các trường đại
việc mở rộng các trường đại học và khu ký học, các công ty nghiên cứu và phát triển,
túc xá hiện có. Những phát triển này bao phòng thí nghiệm nghiên cứu. Các dự án
quanh hồ nước và kênh hiện có để tạo phát triển mới được lên kế hoạch tại Viện
một hệ sinh thái cho sự phát triển thông Khoa học, mở rộng Đại học Nông Lâm và
qua các chương trình đa dạng bao gồm Ký túc xá Đại học Quốc gia được hỗ trợ với
khu thử nghiệm, phòng thí nghiệm hợp môi trường sống và giải trí tích cực, lành
tác nghiên cứu, trang trại thử nghiệm và mạnh dọc bờ kênh và hồ.
học tập chung.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
153
Trải nghiệm cộng đồng
Không gian trong và ngoài được đan xen
chuyển đổi nhuần nhuyễn, tạo điều kiện cho
hoạt động học tập thực nghiệm và hợp tác
nghiên cứu.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
155
7.3.5 Tam Đa - Trung tâm Công nghệ Sinh thái

Tầm nhìn
Đây là khu vực tập trung nhất về mảng công là rào cản mà là cơ hội để phát triển một cộng
nghệ sinh thái, đồng thời mang đến rất nhiều đồng sáng tạo tiên tiến. Tuy nhiên, tính dễ
cơ hội sáng tạo và thực hành. Dựa vào tính ngập lụt của khu vực đòi hỏi sự kết hợp của
chất của các tuyến giao thông quan trọng tiếp các giải pháp kỹ thuật và quy hoạch phù hợp,
cận nơi này, trong đó có kết nối trực tiếp đến xây dựng các dự án tích hợp đa chức năng
sân bay, các dự án trong khu được tập trung cũng như tạo nên cơ sở hạ tầng giao thông
với mật độ cao để tăng tính tương tác và hỗ xuyên khu vực.
trợ tăng trưởng, cũng đồng thời chừa ra được
quỹ đất rộng hơn nhằm bảo tồn các khu vực Những vấn đề then chốt
thiên nhiên giàu giá trị.
Khu vực nằm ở phía đông thành phố, được
Tích hợp các hệ thống tự nhiên, kỹ thuật tiên bao quanh bởi các trang trại nông nghiệp và
tiến và cơ sở hạ tầng thích ứng cho phép một đầm lầy.
khu phố mới phát triển mạnh trong lúc tạo
Tọa lạc trong một khu vực thấp dễ bị lũ lụt.
điều kiện cho các quá trình phát triển môi
Các khu dân cư lân cận được phân vùng thành
trường trong khu vực
khu nhà ở, khu nghiên cứu, khu hỗn hợp và
khu nghỉ dưỡng
.Điều kiện hiện tại
liên kết chặt chẽ với trung tâm công nghệ tài
Tam Đa được nhận diện bởi diện tích đất nông
chính ở phía tây và sân bay ở phía đông.
nghiệp và đầm lầy hiện hữu. Đây không phải

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
157
Khung phát triển đề xuất
Kiến tạo nền đất cao cho sự phát triển mới Những khu vườn mưa, khu trường đại học, các
bảo vệ khỏi rủi ro ngập lụt. Những phát triển trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập
mới cho các chương trình khuôn viên và các mặn tạo một môi trường phù hợp cho đổi mới
chương trình Nghiên cứu & Phát triển thúc đẩy nông nghiệp, cũng như du lịch sinh thái. Xây
đổi mới sinh thái dọc theo hai bờ sông để nuôi dựng đê cạnh sông giảm thiểu rủi ro lũ lụt, và
trồng thủy sản thử nghiệm. tạo ra môi trường giải trí an toàn.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
159
Trải nghiệm cộng đồng
Không gian trong và ngoài được đan xen chuyển
đổi nhuần nhuyễn, tạo điều kiện cho hoạt động
học tập thực nghiệm và hợp tác nghiên cứu.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
161
7.3.6 Trường Thọ - Đô thị Tương lai

Tầm nhìn Điều kiện hiện tại


Các đề xuất sáng tạo nhất đều bắt nguồn từ khu Cơ sở hạ tầng cảng hiện tại đồng thời mang
vực Trường Thọ, khiến khu vực cảng hiện hữu đến thách thức trong việc bảo vệ môi trường
trở mình tiến hoá thành một đô thị mới thể hiện và mang đến cơ hội từ di sản vận tải và công
trọn vẹn tiềm năng phát triển và sáng tạo. Được nghiệp của khu vực. Các kết cấu hiện hữu có
hình thành như một mô hình tích hợp công thể được cải tạo, tái sử dụng và thổi hồn bằng
nghệ tiên tiến vào mọi hình thức cuộc sống nhiều công năng mới. Kết nối Bắc-Nam bằng
hàng ngày, Trường Thọ đóng vai trò là thành đường cao tốc và ga tàu điện ngầm gần đó;
phố mới lý tưởng với hệ thống hạ tầng bền vững sông Sài Gòn và kênh Phước Long đóng vai
thích nghi với biến đổi khí hậu, các hình thức trò giao thông kết nối đường thuỷ.
giao thông và thông tin liên lạc mới, công nghệ
Cơ hội và hạn chế
xây dựng và vật liệu sinh thái, không gian công
cộng kết hợp với hệ thống dữ liệu 4.0, với sự tập Khu vực nằm cạnh hành lang giao thông

trung đặc biệt vào ứng dụng sáng tạo trong các chính (xa lộ Hà Nội), có kênh đào nhân tạo

ngành nghệ thuật và giải trí. cắt ngang tăng diện tích tiếp xúc với mặt
nước. Khu vực được quy hoạch giành cho
Các công nghệ xây dựng tiên tiến, chiến lược
các hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển
giao thông và hệ thống thông tin liên lạc tạo
phức hợp.
thành một khu vực đóng vai trò kiểu mẫu cho
sự phát triển đô thị đáng sống và được kết nối
thuận tiện.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
163
Khung phát triển đề xuất
Kiến tạo lưới đô thị linh hoạt và sôi động, gần
Bảo tồn và cải tạo các kết cấu di sản công
với tỷ lệ con người, đi hệ thống không gian mở
nghiệp vốn có, thổi hồn và tạo chức năng
với nhiều chức năng đa dạng. Sử dụng vành
mới, biến chúng thành điểm đến “Quận nghệ
đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực
thuật”. Phân vùng các vị trí cảnh quan tự nhiên
khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách,
có thể cho ngập - có tác dụng trữ nước mưa và
ưu tiên người đi bộ. Biến khu vực công nghiệp
phân lũ, nâng cốt các dự án trọng điểm một
bên bờ song thành không gian mở hấp dẫn và
cách có tính toán và bài bản để bảo vệ chúng
sinh động.
khỏi nguy cơ ngập lụt.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
165
Khung phát triển đề xuất

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
167
Trải nghiệm cộng đồng
Việc thử nghiệm các công nghệ mới thúc đẩy hoạt động
sáng tạo và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp
đang phát triển.

Bản sắc và di sản của cảng Trường Thọ không vẫn được
bảo toàn trong quá trình tái sử dụng không gian, tích hợp
công năng, tôn tạo và biến đổi các cấu trúc, công trình
hiện hữu, khiến Trường Thọ trở mình thành một trung
tâm nghệ thuật và sáng tạo bên mặt nước mới.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
169
7.3.7 Khu vực dọc tuyến Metro số 1

Sự cần thiết
Hành lang tuyến Metro số 1 là hành lang đã được hình thành,
là trục cửa ngõ quan trọng về phía Đông Bắc của Thành phố,
có chức năng giao thông đối ngoại, kết nối với các đô thị đối
trọng phía Đông Bắc trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam
và kết nối với nhiều đầu mối giao thông liên vùng quan trọng.
Xét trong phạm vi đề án, đây là hành lang quan trọng bậc nhất
của khu vực bởi tuyến Metro số 1 dự kiến đưa vào vận hành trong
năm 2022. Ý tưởng quy hoạch chức năng chính của các nhà ga
dọc tuyến đã được hình thành, làm cơ sở cho quy hoạch chi tiết
và đề xuất giải pháp phát triển các đô thị xoay quanh các nhà ga
metro và kết nối với các khu vực lân cận.

Tầm nhìn
Hành lang tuyến Metro số 1 là hành lang giao thông công cộng
xương sống của khu vực với mô hình TOD phát triển dọc tuyến,
mạng lưới giao thông công cộng kết nối tại các nhà ga nhằm
tăng cường khả năng tiếp cận và kết nối với các khu đô thị mới
và khu đô thị hiện hữu nằm trong hành lang dọc tuyến metro.

Vấn đề cần xem xét


Tận dụng quỹ đất để phát triển TOD dọc hành lang
Hình thành mạng lưới giao thông công cộng kết nối với các nhà
ga Metro
Xây dựng hệ thống nhà để xe công cộng tại khu vực nhà ga
Metro (bãi đỗ xe trung chuyển)
Phát triển các trục đường đi bộ kết nối khu vực nhà ga Metro

Đề xuất
Hình thành các khu chức năng phát triển TOD theo từng nhà ga
metro gắn liền với các khu chức năng đề xuất trong đề án;
Hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ xung quanh tuyến
Xa lộ Hà Nội nhằm phát huy tối đa hiệu quả giao thông tổng hợp
đối với quá trình cải tạo và phát triển đô thị;
Tăng cường hệ thống giao thông công cộng trong khu vực các
nhà ga Metro.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
171
7.3.8 Hành lang Đông Tây

Sự cần thiết
Hành lang đại lộ Đông – Tây mới là hành lang
được đề xuất mới trên quan điểm bố trí hợp
lý về khoảng cách giữa các trục chính phát
triển của khu vực, tăng cường khả năng kết
nối giữa các khu chức năng và tăng cường
giao thông đối ngoại với các khu vực phát
triển khác.

Tầm nhìn
Hành lang đại lộ Đông – Tây mới là trục động
lực phát triển không gian với các cụm, khu
chức đa năng hiện đại mọc lên, gồm các
công trình nhà ở kết hợp chức năng thương
mại, dịch vụ được kết nối tốt về mặt giao
thông

Vấn đề cần xem xét


Sự hài hòa giữa hướng tuyến đề xuất và các
quy hoạch sử dụng đất hiện hữu
Sự hình thành các nút giao thông mới với
các tuyến đường hiện hữu
Vấn đề phát triển mô hình nắm bắt giá trị
đất (land value capture) dọc tuyến để tái đầu
hạ tầng giao thông

Đề xuất
Khai thác hiệu quả các giá trị sử dụng đất
sẵn có để tạo lập một hành lang đô thị đa
chức năng với những đầu mối giao thông
quan trọng khu khu vực;
Xác định thế mạnh của từng vùng dọc tuyến
mới để tập trung xây dựng chiến lược phát
triển, khai thác hiệu quả giao thông, hiệu
quả của các dự án đầu tư xây dựng.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Khu vực hành lang
Đông Tây mới

173
7.3.9 Khu vực dọc vành đai 2

Sự cần thiết
Hành lang đường Vành đai 2 là hành lang
đang trong quá trình hoàn thiện khép kín, có
vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giữa
các khu vực ngoại thành của Thành phố, góp
phần làm giảm lưu lượng giao thông trên các
trục đường đi xuyên qua khu vực trung tâm
Thành phố.

Tầm nhìn
Hành lang đường Vành đai 2 là hành lang vận
tải hàng hóa chính của toàn khu vực, kết nối
các đầu mối vận tải logistics trong vùng, đặc
biệt là cảng Cát Lái.

Vấn đề cần xem xét


Sớm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng,
bố trí vốn để sớm khép kín đường vành đai
Quy hoạch mạng lưới đường kết nối
Vấn đề phát triển mô hình nắm bắt giá trị đất
(land value capture) dọc tuyến để tái đầu hạ
tầng giao thông

Đề xuất
Xác định và triển khai dự án xây dựng các
tuyến đường, nút giao quan trọng nhằm kết
nối các khu vực đô thị hai bên tuyến đường;
Nghiên cứu xây dựng các công trình kiến trúc
mang tính điểm nhấn đặc trưng cho từng khu
vực cụ thể dọc hành lang nhưng vẫn bảo đảm
hài hòa với tổng thể đô thị vùng thông qua
các hệ thống giao thông kết nối.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Vành đai 2

175
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
8 Tổ chức thực hiện và kế hoạch
hành động
_

8.1 Các chiến lược thực hiện

8.1.1 Giải pháp về quản lý


Xác định bộ máy chịu trách nhiệm và nhân sự chủ chốt cho dự án
Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố, có thể
theo sát dự án mà không bị gián đoạn bởi nhiệm kỳ. Xác định mô
hình quản lý là công việc quan trọng giai đoạn 2020-2025 đóng vai
trò then chốt quyết định sự thành công của khu đô thị sáng tạo và
thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước.
Nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và công khai kết quả
nghiên cứu đối với các chính sách thu hồi, tạo quỹ đất, chính sách
đầu tư phát triển, chính sách đấu thầu dự án hoặc đấu giá đất,
chính sách ưu đãi đối với nhóm các cá nhân, tổ chức cần thu hút
hoạt động kinh doanh. Xây dựng hệ thống quỹ đất chịu sự quản
lý của nhà nước, duy trì cơ chế cho phép chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, cho thuê và cơ chế khuyến khích phát triển thông qua
cơ chế thưởng hệ số sử dụng đất.
Đổi mới quản trị công nhà nước hiệu quả, nhanh chóng, phục vụ.
Kết hợp các chương trình, các ý tưởng có thể tối ưu hóa nguồn lực
để đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: kết hợp các dự án thành
phố thông minh với dự án Trung tâm Tài chính (Fintech) và các kế
hoạch cơ sở hạ tầng dịch vụ đô thị.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ sáng tạo và thử nghiệm, tạo ra các
quy chế sự linh hoạt để hỗ trợ phát triển công nghệ cao.
Kết hợp sự tham gia của cộng đồng để nhận được hỗ trợ, xây dựng
cơ sở dữ liệu và tạo cơ hội kinh doanh.

177
Tiến trình lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của nhiều thành phần

Giới trí thức

Chính quyền Công nghiệp

8.1.2 Giải pháp về quy hoạch và các chính sách, các quy
định:
Về quy hoạch đô thị : Phê duyệt và công khai các đồ án quy
hoạch chung khu vực phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao
phía Đông Thành phố. Phê duyệt và công khai quy hoạch phân
khu các khu vực trong điểm phát triển, các trung tâm đổi mới
sáng tạo.
Lập chương trình phát triển đô thị tổng thể và lập các dự án
phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo. Thực hiện các mục tiêu
phát triển đưa khu vực đô thị sáng tạo trở thành đô thị loại đặc
biệt, đóng góp 1/3 GRDP của Thành phố Hồ Chí Minh và 7% GDP
cả nước.
Ban hành chính sách khai thác giá trị đất, chính sách tạo quỹ
đất, chính sách thu hút kinh tế tri thức.

8.1.3 Giải pháp về nghiên cứu và giáo dục


Đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học hàng đầu trong nước
và quốc tế (ví dụ: Đại học Quốc gia, Đại học Việt-Đức, Đại học
Fulbright, ASU và Đại học Bang Portland).
Thiết lập các chương trình đào tạo kỹ thuật với các trường đại
học & các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu (ví dụ: Đại học Seoul,
Intel, Lotte,...).

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Xác định các lỗ hổng trong hệ thống giáo dục đại học hiện tại để
thu hút các trường đại học mới phù hợp.
Phổ biến công nghệ thông tin cho khối phổ thông. Đổi mới
chương trình giáo dục khuyến khích sáng tạo từ bậc mầm non,
phổ thông.

8.1.4 Hệ sinh thái doanh nghiệp


Xác định các lĩnh vực chính để thu hút cho Khu đô thị sáng tạo,
tương tác cao phía Đông Thành phố. Có chính sách kích cầu để
thu hút phát triển các ngành kinh tế sáng tạo mà Thành phố xác
định lựa chọn.
Phát triển cơ hội hợp tác với các công ty phần cứng (ví dụ:
Samsung, Bosch, Intel) thực hiện các chương trình nghiên cứu
và phát triển sản phẩm.
Thu hút nguồn vốn tư nhân, tận dụng nguồn lực này tham gia
giải quyết vấn đề của Thành phố.

8.1.5 Giải pháp về quản lý đất đai, tài sản đô thị


Rà soát, đánh giá, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu
đô thị tập trung trên nền tảng GIS dùng chung để quản lý các
nguồn lực đất đai, tài nguyên môi trường, cơ sở hạ tầng, dự án
đầu tư trên địa bàn 3 quận; ưu tiên thực hiện trước việc thống
kê hiện trạng đất công, kênh rạch, giao thông, bến bãi logistics,
công trình kiến trúc trên 5 tầng và cơ sở sản xuất.
Lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm
đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, phù hợp điều kiện
thực tế và định hướng phát triển đô thị sáng tạo tại khu vực.

8.1.5 Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư


Xây dựng chính sách tổng thể về tài chính đô thị dựa trên những
mục tiêu quy hoạch và phát triển hạ tầng, xây dựng chiến lược
đầu tư và kỳ vọng phát triển kinh tế, tài chính trong tổng thể
2021-2040. Cân bằng tài chính trong mỗi giai đoạn 5 năm và dự
báo đóng góp tăng trưởng của Khu đô thị sáng tạo, tương tác
cao phía Đông Thành phố vào GRDP của Thành phố trong từng
giai đoạn 5 năm.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu trung tâm đổi mới sáng tạo.
Mỗi một trọng điểm sáng tạo, cần có một chính sách khác nhau
để giải quyết từng mục tiêu khác nhau. Tận dụng cơ sở hạ tầng
hiện có để giảm thiểu thời gian xây dựng, tập trung vào mục
tiêu chính là xây dựng các hệ sinh thái sáng tạo. Trong quá trình

179
đó, các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục xây dựng theo quy hoạch.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc thu hồi giá trị đất.

8.1.6 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng, hạ tầng số và


chuyển đổi số:

Đối với công trình hạ tầng giao thông:


Lập danh mục, kế hoạch và khái toán đầu tư các công trình hạ
tầng giao thông.
Nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng
đáp ứng 50-60% nhu cầu đi lại của người dân Khu đô thị sáng
tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố đến năm 2040, mở rộng
mạng lưới giao thông đường sắt đô thị trên địa bàn các quận
hướng Đông và định hướng kéo dài tuyến metro số 1 kết nối
với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Trong giai đoạn trước mắt,
nghiên cứu giải pháp mở rộng mạng lưới xe buýt, BRT trong
khu vực phía Đông, gắn kết với các trung tâm phát triển, các
khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành.
Nâng cao tỷ lệ người sử dụng giao thông công cộng tại khu vực
từ 10% lên 20% trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Phát triển mạng lưới giao thông thủy (taxi thủy, buýt đường
sông,…) để điều hướng các hành lang kênh rạch lớn và kết nối
với mạng lưới sông lớn.

Đối với các công trình hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa
thể dục thể thao):
Nghiên cứu lập Đề án phát triển ngành theo định hướng chung
về phát triển đô thị sáng tạo gắn với chương trình chuyển đổi số
của Thành phố; đăng ký kế hoạch đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ
tầng xã hội (tương đương hoặc cao hơn so với các khu vực nội
thành hiện hữu).

Đối với các quỹ đất công viên cây xanh:


Lập kế hoạch đầu tư công và xã hội hóa đầu tư phát triển cây
xanh trên địa bàn, đặc biệt là các công viên trong các dự án phát
triển đô thị và nhà ở. Thực hiện các công viên ven sông rạch theo
quy hoạch.

Đối với hạ tầng số và chuyển đổi số:


Quy hoạch hạ tầng viễn thông và an ninh mạng. Ban hành quy
định về công nghệ thông tin cho đô thị sáng tạo: trạm viễn thông
đa nhiệm vụ, IoT, cáp quang (terabit/s, gigabit/s). Thực hiện dự
án Xa lộ thông tin (terabit). Thiết lập cổng Quốc tế để kết nối trực

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
tiếp Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố với
Quốc tế. Xây dựng, đầu tư hệ thống 5G cho Thành phố Thủ Đức.
Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để
phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông
minh phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử thành phố.

8.2 Các giai đoạn phát triển, đích đến của mỗi
giai đoạn

8.2.1 Giai đoạn 1: Khởi tạo (2020-2022)


Mục đích: lập định hướng khung phát triển và chiến lược, xây
dựng cơ chế - tổ chức, xác định nhóm ngành ưu tiên, thiết lập
hợp phần 3 Nhà (Nhà nước – Nhà đầu tư – Nhà giáo dục).
Đầu tư các ngành kinh tế ưu tiên (đã xác định trong giai đoạn 1),
hoàn thiện cơ chế - tổ chức, chính sách phát triển cho từng khu
vực, triển khai kết nối đối ngoại từ giao thông các trục chính của
khu vực.
Diện tích phát triển: 100 ha. Tập trung chính vào các trụ cột kinh
tế sáng tạo có sẵn như Khu Công nghệ cao, Khu Thủ Thiêm, Khu
Đại học quốc gia
Thu hút dân cư: 50.000 người.
Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 50 ha (20.000 việc làm trình
độ kỹ sư trở lên).
Nhiệm vụ:
1. Thành lập cơ quan quản lý – Chính quyền đô thị.
2. Dự thảo cơ chế đặc thù – Cơ chế phối hợp, hợp tác, cộng tác.
3. Xây dựng các bộ tiêu chí và công cụ quản lý.
4. Xây dựng dự án: thí điểm – ngắn hạn – trung hạn - dài hạn.
5. Tạo quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất.
6. Nhà giáo dục xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo các chương
trình theo chiến lược phát triển nhóm và theo sự kết phối hợp
giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
7. Tạo cầu nối với khu vực và quốc tế, quảng bá hình ảnh phát
triển, thương hiệu của khu vực ra trường quốc tế, mở rộng mạng
lưới hợp tác với nhiều thành phần trong xã hội thông qua diễn
đàn kết hợp các hiệp hội.
8. Nhận xét đánh giá và kết quả thu được, điều chỉnh kế hoạch
cho giai đoạn sau
Nguồn vốn: ngân sách – tài trợ - vay.

181
8.2.2 Giai đoạn triển khai (2023 - 2030)
Mục đích: Diện tích phát triển: 500 ha.
Thu hút dân cư: 80.000 người.
Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 150 ha (50.000 việc làm trình
độ kỹ sư trở lên).
Nhiệm vụ:
1. Nhà nước triển khai thực hiện các dự án đầu tư – giao thông –
hạ tầng – hạ tầng số, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tàu triển khai
đầu tư chiến lược.
2. Nhà đầu tư xác định kế hoạch đầu tư và nhu cầu nguồn nhân lực
trong các giai đoạn đầu tư.
3. Tạo hiệu ứng xã hội, quốc tế về triển khai chiến lược thông qua
diễn đàn trao đổi, xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế.
4. Xây dựng tiêu chí cộng đồng mẫu làm chuẩn mực xã hội hiện
đại.
5. Đánh giá quá trình thực hiện và điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch
trong thời gian tới.
Nguồn vốn: ngân sách + tư nhân + vay.

8.2.3 Giai đoạn hoàn thiện (2030-2040)


Mục đích: chiến lược đầu tư mở rộng đối với tất cả các nhóm
ngành kinh tế, đẩy mạnh phát triển đối với nhóm ngành ưu tiên
(đã triển khai đầu tư trong giai đoạn 2), xây dựng chính sách lan
tỏa phát triển toàn khu vực phía Đông Thành phố và vùng phụ cận
trên địa bàn Thành phố, triển khai kết nối đối ngoại từ giao thông
các trục chính của khu vực.
Chiến lược đầu tư toàn diện trên địa bàn thành phố, xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tầu kinh tế của cả nước, triển khai
kết nối các trung tâm kinh tế trên cả nước và quốc tế.
Diện tích phát triển: 1.800 ha. Thu hút dân cư: 200.000 người.
Diện tích khu công nghiệp sáng tạo: 350 ha (150.000 việc làm trình
độ kỹ sư trở lên).
Nhiệm vụ:
1. Nhà nước phê duyệt quy hoạch sử dụng đất – giao thông – hạ
tầng – thiết kế đô thị các khu vực trên địa bàn thành phố theo mô
hình phát triển tại thành phố phía Đông, thiết lập mạng lưới hợp
tác quốc tế.
2. Nhà đầu tư mở rộng triển khai kế hoạch đầu tư quốc tế và kế
hoạch giữ chân nhân tài trong nước.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
3. Nhà giáo dục xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo các chương
trình theo chiến lược phát triển quốc tế.
4. Tham gia các diễn đàn khu vực Châu Á và quốc tế, quảng bá
hình ảnh phát triển, thương hiệu của Việt Nam, mở rộng mạng
lưới hợp tác với nhiều thành phần thông qua diễn đàn kết hợp các
hiệp hội có uy tín cao.
5. Phát triển hình mẫu có yếu tố truyền thống: cộng đồng thông
minh – xã hội chuẩn mực – môi trường bền vững – tiện nghi hiện
đại – trách nhiệm quốc tế.
6. Đánh giá quá trình thực hiện và điều chỉnh chiến lược và kế
hoạch.
Nguồn vốn: ngân sách + tư nhân + vay.

8.3 Các mục tiêu dự kiến giai đoạn 2020 - 2025


Nội dung cụ thể cho giai đoạn 2020 - 2025: cần tập trung thực hiện
7 nhóm vấn đề sau đây (Hình 8.3 -1):
- Quy hoạch, tạo ra quy định và chính sách.
- Phát triển kinh tế, xã hội.
- Phát triển giao thông.
- Phát triển hạ tầng số.
- Quản lý ngập lụt, không gian xanh và sử dụng đất.
- Đào tạo nguồn nhân lực.
- Tổ chức bộ máy nhà nước.

8.4 Nhu cầu vốn khu vực nhà nước giai đoạn
2020 - 2025
Nguồn vốn : bao gồm vốn ngân sách và vốn nhà nước đi vay.
Ước tính: 41.660.248 triệu đồng, trong đó:

Khoản mục Số tiền (triệu đồng)

Vốn đầu tư cho các nghiên cứu quy hoạch, dự án, các quy 288.248
định, chính sách
Vốn đầu tư hạ tầng giao thông 30.000.000
Vốn đầu tư hạ tầng chống ngập 6.422.000
Vốn đầu tư chuyển đổi số 4.400.000
Kích cầu một số dự án các ngành nghề kinh tế sáng tạo 550.000
Chi tiết trong phụ lục đính kèm

183
Hình 8.3-1 Các mục tiêu ngắn hạn giai đoạn 2020 - 2025

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
2020 2021 2022 2023 2024 2025

185
Hình 8.3-2 Danh mục công việc, mục tiêu cần đạt và tiến độ giai đoạn 2020 - 2025

DANH MỤC CÔNG VIỆC, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT VÀ TIẾN ĐỘ

Danh mục công việc Mục tiêu cần đạt được

I. Quy hoạch, các quy định chính sách

Phê duyệt và công khai Đồ án quy hoạch chung khu vực phát triển
đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Thành phố.
Quy hoạch đô thị
Phê duyệt và công khai Quy hoạch phân khu các khu vực trọng
điểm phát triển các Trung tâm đổi mới sáng tạo.

Thực hiện các mục tiêu phát triển, đưa Khu vực đô thị sáng tạo trở
Chương trình phát triển đô thị
thành đô thị loại đặc biệt sau 10 năm hình thành và xây dựng.

Chính sách khai thác giá trị đất, tạo quỹ đất, thu
Công khai các chính sách
hút kinh tế tri thức.

II. Phát triển kinh tế, xã hội

Số lượng doanh nghiệp, việc làm tăng trưởng 50% sau 5 năm
Phát triển ngành kinh tế sáng tạo Tỷ trọng GDP tăng trưởng 100% sau 5 năm
Số lượng các phát minh sáng chế tăng trưởng 100% sau 5 năm
Lao động trình độ cao Khoảng 20.000 kỹ sư và chuyên gia
2 2
2 Xây dựng thêm 500.000m sàn văn phòng hạng A và 1.000.000m
Số lượng m sàn văn phòng (ngành dịch vụ), nhà
sàn văn phòng hạng B,C
xưởng (sản xuất công nghệ cao)
Xây dựng thêm 1.000.000m2 sàn nhà xưởng
Tăng trưởng 50% diện tích sàn sau 5 năm và nâng cao chất lượng
Số lượng m2 sàn trường đại học, trường dạy nghề.
đào tạo
III. Phát triển giao thông
Đạt mức 20% dân số sử dụng phương tiện công cộng.
Tăng 60% số km đường phục vụ GTCC sau 5 năm.
Giao thông công cộng Hình thành dự án và nguồn vốn cụ thể Bổ sung tuyến BRT.

5 giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin vào GTCC.

TOD (Phát triển đô thị theo định hướng giao Diện tích sàn công trình xung quanh nhà ga GTCC trong bán kính
thông công cộng) 500m tăng 200% sau 5 năm.
Sau 5 năm: hoàn thành Vành đai 2 và triển khai xây dựng Quốc lộ 13,
Giao thông kết nối vùng Vành đai 3. Hình thành dự án Metro số 1 với Bình Dương, triển khai
xây dựng cầu Cát Lái, cầu Nhơn Trạch.
IV. Phát triển Hạ tầng số
Quy hoạch hạ tầng viễn thông và an ninh mạng
Phê duyệt dự án quy hoạch cấp Bộ TTTT
cho khu đô thị sáng tạo
Ban hành quy định về công nghệ thông tin cho
đô thị sáng tạo: trạm viễn thông đa nhiệm vụ, IoT, Ban hành quy định cấp UBND TP
cáp quang (terabit/s, gigabit/s)
Thực hiện dự án Xa lộ thông tin (terabit) Phê duyệt dự án và triển khai

Thiết lập cổng Quốc tế để kết nối trực tiếp ĐTST


Hoàn thành sau 3 năm
với Quốc tế

Xây dựng, đầu tư hệ thống 5G cho thành phố Thủ


Hoàn thành sau 2 năm
Đức

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
V. Quản lý ngập lụt, không gian xanh và sử dụng đất

Khu công viên Tam Phú - Thủ Đức. Phê duyệt thiết kế, hoàn thành
Các dự án lớn chống ngập có sử dụng vốn ngân giải phóng mặt bằng trong 5 năm
sách Hồ điều tiết Thủ Thiêm, Lâm Viên Sinh Thái - Quận 2. Hoàn thành
trong 5 năm
Ban hành Quy định để khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự
Các dự án khối tư nhân có giải pháp giải quyết án đầu tư có bổ sung giải pháp chống ngập. Thực hiện 1 dự án thí
chống ngập. điểm để thuyết phục sự tham gia của Doanh nghiệp và người tiêu
dùng.
Thiết kế đô thị để giải quyết việc chống ngập cho Ban hành các quy định về Thiết kế đô thị có giải quyết vấn đề
các dự án hạ tầng chống ngập đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật
VI. Đào tạo nguồn nhân lực:
Khối nhà nước
Khối tư nhân
Chương trình thu hút chuyên gia nước ngoài

VII. Tổ chức bộ máy nhà nước

Thực hiện theo đề án Thành lập Thành phố Thủ Đức


Ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử, dữ liệu số
Chính sách thúc đẩy dữ liệu số & chia sẻ thông tin
VIII. Nhu cầu vốn
Vốn đầu tư cho các nghiên cứu, các quy định 288,248
Vốn đầu tư hạ tầng giao thông 30,000,000
Vốn đầu tư hạ tầng chống ngập 6,422,000
Vốn đầu tư chuyển đổi số 4,400,000
Kích cầu một số dự án các ngành nghề kinh tế
550,000
sáng tạo
Tổng cộng 41,660,248

187
8.5 Kế hoạch hành động

8.5.1 Các chương trình cần phối hợp song hành với công
tác quy hoạch
Khu đô thị sáng tạo phía Đông được hoạch định và xây dựng để
nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong ngành công nghiệp và phát
triển hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chỉ
quy hoạch đô thị và kết nối khu vực giữa các thành phần nòng
cốt của đô thị thì không đủ để bảo đảm đạt được kết quả đầu ra
đổi mới sáng tạo mang tính tích cực.
Bằng chứng cho thấy các đô thị đổi mới sáng tạo cần lấy “Động
lực phát triển thực sự làm cốt lõi”. Yêu cầu này đòi hỏi sự phối
hợp và đồng bộ các mô hình quản lý trung tâm đổi mới sáng
tạo và đô thị sáng tạo để khởi động hoạt động đổi mới sáng tạo
được lên kế hoạch tại các đô thị.

Quy hoạch Phân vùng &


Xây
tổng thể vùng thiết kế kiến trúc

Thiết kế Nhà xưởng &


thể chế cơ sở vật chất
Kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu khả thi

Hạ tầng đô thị
Giải pháp hậu cần
cơ bản

Hạ tầng liên lạc

Trung tâm đổi mới sáng tạo - Khái niệm

Giai đoạn 1 Giai

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Thành phố mới Bình Dương hay Thành phố Đà Nẵng đều tiếp
cận, xây dựng các chính sách về thành phố thông minh, sáng
tạo trước thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc đánh giá mức
độ thành công, chuyển đổi các động lực phát triển kinh tế theo
hướng tri thức, giá trị gia tăng cao vẫn còn bỏ ngỏ.
Khu đô thị đổi mới sáng tạo chỉ có thể bảo đảm vị trí của mình,
một khi cốt lõi đổi mới sáng tạo của thành phố này đạt được sự
bền vững và yếu tố thông minh của thành phố được mở rộng
nhằm tạo ra hoạt động kinh doanh mang tính đổi mới sáng tạo.
Điều đó có nghĩa là, phải gắn liền công tác quy hoạch, đầu tư hạ
tầng với những nền tảng cốt lõi là đào tạo, thu hút nhân lực trí
thức, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo ra những sản
phẩm giá trị gia tăng cao.
Các chương trình phát triển các cụm nhóm ngành nghề, các
dịch vụ hỗ trợ, các chương trình phải được thảo luận, tương tác
liên tục để cùng với công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ

y dựng

Quản lý cơ sở vật chất

Nâng cấp liên tục

Liên lạc & mạng lưới

Chương trình cụm, nhóm chính

Chương trình dịch vụ

Chương trình đào tạo nhân sự

i đoạn 2 Giai đoạn 3

189
tầng đem lại một sự thay đổi về chất trong việc tạo ra sản phẩm
giá trị gia tăng cao.
Các chương trình dưới đây nhằm thúc đẩy một sự thay đổi về
chất trong việc xây dựng hệ sinh thái sáng tạo và tiến bộ xã hội.

8.5.2 Tư duy về “sáng tạo” trong công tác lập quy hoạch
và phát triển cơ sở hạ tầng.
Quan điểm về sáng tạo và tương tác trong quá trình hình thành
và phát triển đô thị sáng tạo từ bài học từ bài học kinh nghiệm
của vùng Eindhoven-Hà Lan có thể áp dụng cho Thành phố Hồ
Chí Minh. Dự án này tạo ra khu vực công nghệ hàng đầu thế giới,
hình thành nhờ sự hợp tác của Chính phủ, các chủ hãng xưởng
và Đại học kỹ thuật Eindhoven nhằm mục đích thúc đẩy ngành
nghiên cứu và phát triển, sáng tạo thêm những sản phẩm mới
và đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai.
Quá trình hình thành và phát triển một khu đô thị sáng tạo dựa
vào những nguyên tắc cơ bản, thay đổi một hệ thống quy hoạch
cứng truyền thống, cụ thể sau:
• Cung cấp một quy hoạch khung tổng thể mà không quá chi
tiết để tạo ra sự linh hoạt để ứng phó với sự sáng tạo đa dạng.
Các quy định về linh hoạt sẽ được phát triển theo nhu cầu và
quản lý bằng tiêu chí thay vì như một bản quy hoạch cố định
truyền thống như hiện nay.
• Cả khu vực phát triển đô thị và khu vực tự nhiên đều được coi
là không gian sản xuất. Khuyến khích tạo ra không gian hỗn
hợp giữa sống, làm việc và giải trí.
• Khu đô thị thiết kế và thi công tốt để thích ứng biến đổi khí
hậu và tính tuần hoàn của các hoạt động kinh tế đô thị (tự
cung cấp và kế thừa, không sử dụng tài nguyên, không xả
thải ra môi trường) làm thành một khung đảm bảo rằng bền
vững môi trường, xã hội và kinh tế là trong tầm tay của con
người.
• Tính linh hoạt và khả năng thích ứng của khung tầm nhìn
được thể hiện trong quy định, nơi mỗi lô đất được cóhướng
dẫn thiết kế chung đáp ứng về mặt môi trường và sẽ được
phát triển theo nhu cầu của người dùng.
• Vũ trụ dữ liệu (Universe Data) BSD, được giới thiệu như là
một khung cho phép chia sẻ dữ liệu và thông tin và kết nối
cư dân. Các nhà hoạch định chính sách, thiết kế, nghiên cứu,
doanh nghiệp đang triển khai thử nghiệm công nghệ có thể
khác thác dữ liệu cho mục đích nghiên cứu và kinh doanh
của mình.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
• Tầm nhìn, và ra quyết định là kết quả của một quá trình tham
vấn, trao đổi, tương tác nghiêm ngặt giữacơ quan quản lý
nòng cốt, các chuyên gia đô thị trong các lĩnh vực khác nhau
và kiến thức của người dân. Việc thực hiện tầm nhìn của nó
sẽ được tạo điều kiện bởi Nhóm tư vấn sẽ đảm bảo đáp ứng
mục tiêu cốt lõi của đô thị sáng tạo.

8.5.3 Tư duy về “tương tác” – sự tham gia của các bên


có liên quan trong toàn bộ các kế hoạch, chính sách.
Các kế hoạch, chính sách và ra quyết định trong quá trình hình
thành và phát triển đô thị sáng tạo phải bắt đầu từ dưới lên, lắng
nghe, lấy ý kiến các chủ thể liên quan. Phát huy các công cụ và
giải pháp công nghệ để phát huy sự tham gia sáng tạo của cộng
đồng, theo những gợi ý sau:
Phối hợp để sơ đồ hoá các mạng lưới hiện có:
“Khảo sát hợp tác” là một cuộc khảo sát trực tuyến dùng để quan
sát các mạng lưới hợp tác trong bối cảnh đô thị hoặc trường đại
học hoặc cơ sở giáo dục khác, để lộ các mô hình tương tác vô
hình. Mạng lưới này giúp các mẫu tương tác thể chế và mối quan
hệ của chúng với khu vực địa lý dễ hiểu hơn. Các mô hình cộng
tác được các cá nhân và các tổ chức tổng thể hợp tác đo lường,
đặc biệt là trong bối cảnh học thuật giúp hiểu cách các nhóm
làm việc cùng nhau và để cải thiện cách thức hợp tác. Phân tích
này rất trực quan, dẫn đến kết quả các sơ đồ mạng không chỉ
theo dõi mối quan hệ giữa con người mà còn khả năng giữa cơ
sở nghiên cứu cốt lõi và tổ chức đối tác.
Chia sẻ mục tiêu chung và cân bằng các thoả hiệp:
Nền tảng quy hoạch với sự tham gia chung, thu hút cộng đồng
bằng một bài toán về tầm nhìn cộng đồng, lắng nghe các ưu tiên,
nắm bắt những gì quan trọng đối của cộng đồng. Thu hút công
chúng cũng là cơ hội để giáo dục về tầm quan trọng của những
tác động cũng như sự đánh đổi của quá trình phát triển đô thị.
Hiểu rõ hơn về tầm nhìn và ưu tiên của cộng đồng giúp những
người ra quyết định không chỉ hành động dựa trên những gì xã
hội muốn, mà còn là cách họ theo đuổi những thành tựu này về
mặt chính sách và đầu tư tài chính.
Thấu hiểu trải nghiệm của cộng đồng:
Sử dụng các công nghệ như “CoMap” là một công cụ tương tác
giúp tạo ra một bản đồ về các địa điểm quan trọng có giá trị với
cộng đồng. Định tính kinh nghiệm cá nhân về một địa điểm và
tiết lộ các cách sử dụng và các khu vực cần cải thiện cùng với
các tài sản chung của cộng đồng.

191
Đánh giá một cách minh bạch các ưu tiên thực hiện
Khi phát triển đô thị chuyển từ giai đoạn quy hoạch sang giai
đoạn thực hiện, một nền tảng ưu tiên tương tác kỹ thuật số sẽ
thu hút người dân lên kế hoạch cho các khoản đầu tư cơ sở hạ
tầng dài hạn cụ thể để hỗ trợ cho nhu cầu trong tương lai. Bắt
đầu ở giai đoạn triển khai phát triển dự án đô thị sáng tạo tính
tương tác cao sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia
của cộng đồng khi những thay đổi sắp xảy ra và các mốc thời
gian của những thay đổi được dự đoán trước.

8.5.4 Xây dựng sự tiến bộ xã hội


Thu hút công dân thông minh:
- Sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu quả, tính bền vững và kết
nối hơn với công dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho những
đóng góp của họ.
- Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại, cũng như các mảng
công nghệ khác để thu thập dữ liệu và phổ cập các thông tin
cần thiết về môi trường, giao thông, năng lượng, thực phẩm, sức
khỏe, an ninh,… Cung cấp công nghệ dịch vụ tiên tiến và các chế
tài tương tác trực tuyến, nhằm phục vụ cho sự hợp tác và điều
phối giữa các cơ quan Chính phủ, các cơ quan giáo dục đào tạo,
các doanh nghiệp và các công dân.
Bồi dưỡng xã hội văn minh:
- Phổ cập kiến thức kỹ thuật số để thu hẹp lỗ hổng kiến thức
giữa chính quyền địa phương và người dân để chia sẻ hiểu biết
chung.
- Tạo chương trình Giáo dục Thông minh để mang các khái niệm
về sáng tạo và các kỹ năng công nghệ thiết yếu cho sinh viên và
công dân thông qua các hoạt động và hội thảo.
- Tạo các cơ chế và nền tảng kiểm soát để tận dụng kiến thức
cộng đồng, thúc đẩy sự tham gia của công dân, giới tri thức và
doanh nghiệp trong việc thực hiện, giám sát và đánh giá các
hoạt động của các cơ quan chính phủ, học viện, doanh nghiệp
và công dân.
- Các diễn đàn thảo luận và phương tiện truyền thông xã hội,
họp cộng đồng và đóng góp ý kiến trực tuyến, hoặc cho phép
truy cập vào cơ sở dữ liệu công cộng để khuyến khích quan hệ
hợp tác giữa hai mảng tài chính công và tư, khuyến khích các dự
án thông minh đạt hiệu quả cao.
Thúc đẩy lực lượng lao động hiện đại:

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
- Tạo ra một chương trình dành cho các nhà khởi nghiệp, phát
minh trẻ để thúc đẩy các ý tưởng và kiến thức về sáng tạo cho
học sinh, sinh viên với một cuộc thi ươm mầm cho những ý
tưởng mới.
- Triển khai chương trình phát triển kỹ năng để hỗ trợ lao động
sáng tạo bằng các khóa đào tạo kỹ năng và kiến thức công nghệ
tiên tiến.
- Tạo một chương trình thực tập đổi mới sáng tạo để cung cấp
cơ hội làm việc tại các công ty sáng tạo cho các công dân trẻ tài
năng.
- Thiết lập và duy trì các mạng lưới hỗ trợ doanh nhân và các
dịch vụ tư vấn hiệu quả.
- Tạo không gian học tập trực tuyến, các cơ sở chia sẻ tài nguyên
tri thức và dữ liệu số, mạng lưới hỗ trợ doanh nhân và khởi
nghiệp, các vườn ươm hay cuộc thi sáng tạo, khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng, đặc biệt là sinh viên học sinh, nuôi
dưỡng lực lượng lao động sáng tạo trẻ.
Khuyến khích sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng:
- Lấy con người làm trung tâm, tập trung vào xây dựng cộng
đồng và phát triển con người, phát triển văn hóa chân thành và
làm giàu vốn xã hội dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và phương
châm cho đi và nhận lại.
- Xây dựng và quản lý các cơ chế và nền tảng để thúc đẩy sự
tham gia của mọi người vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và
từ thiện.
- Khuyến khích việc xã hội hóa, và hợp pháp hóa các sáng kiến
cộng đồng, tạo ra các diễn đàng thảo luận cũng như các trang
thông tin đa phương tiện để tôn vinh và chia sẻ các ví dụ điển
hình, những cá nhân, những việc làm đáng học hỏi của các cá
nhân trong cộng đồng.

8.5.5 Các công cụ thực thi quy hoạch


Việc phát triển sáng tạo cần đồng hành cùng những quy định
quy chuẩn mới. Việc tạo ra các quy định và định hướng này
nhằm đảm bảo sự tăng trưởng mới hướng đến các mục tiêu
phát triển kinh tế rộng lớn hơn và cải thiện các lợi ích chung của
cộng đồng. Ví dụ, để thúc đẩy các nền kinh tế sáng tạo, 30% GFA
tại cảng Trường Thọ có thể được điều động nhằm phục vụ riêng
cho chức năng Nghiên cứu & Phát triển.

193
Các cơ chế khuyến khích:
Đối với sự phát triển hiện tại, các cơ chế khuyến khích giúp tăng
cường chuyển đổi. Bằng cách cung cấp các chế tài khuyến khích
cho các chủ đất hiện tại, có thể đẩy mạnh đầu tư và tái phát triển
đô thị, nhằm qua đó đẩy mạnh sáng tạo. Ví dụ, bằng cách ràng
buộc tài trợ nghiên cứu với việc hợp tác giữa Đại học Quốc gia
Thành phố và các công ty trong Trung tâm Sản xuất Công nghệ
cao SHTP, có thể giúp tăng cường liên kết giữa học thuật và thực
hành.
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Việc cung cấp các kết nối giao thông và cải thiện không gian công
cộng là điều hết sức quan trọng cho cơ sở hạ tầng mới và cũ. Sự kết
nối này loại bỏ các rào cản hợp tác, đồng thời đảm bảo chất lượng
cuộc sống, hỗ trợ sự sáng tạo. Ví dụ, kết nối khuôn viên trường Đại
học Quốc gia Thành phố với Trung tâm sản xuất công nghệ cao
SHTP bằng cầu đi bộ và tuyến tàu điện ngầm mở rộng nhằm tạo
nên sự liên thông cộng hưởng giữa hai khu vực chính.
Thu hút đầu tư thông qua việc đấu giá đất:
Tạo cơ hội để vốn tư nhân có thể tham gia vào một vài mảng công
cộng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng chi phí đầu tư công, tăng
vốn tức thì và khuyến khích phát triển sáng tạo. Chẳng hạn như,
bằng cách đấu thầu dự án Trường Thọ cho một nhà đầu tư chuyên
nghiệp quan tâm đến việc tạo ra một “Thị trấn Tương lai”, thành
phố có thể tạo ra quỹ cho các dịch vụ công cộng, đồng thời cũng
khuyến khích việc đóng góp chất xám, tài lực, vật lực cho việc sáng
tạo nhằm phục vụ quá trình tái phát triển đô thị.

8.6 Chương trình hành động của khối quản lý


Nhà nước
Thực hiện 7 nhóm công tác trọng tâm sau:
Công tác quy hoạch phát triển đô thị : giải pháp quy hoạch tổng
thể toàn khu vực phía đông, tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh
quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội và nhà ở, quy hoạch phân khu cho cụm trung tâm đổi
mới sáng tạo.
Công tác quản lý theo định hướng đô thị thông minh, sáng tạo
: Xây dựng bộ tiêu chí và các giải pháp về ứng dụng công nghệ
thông minh, dữ liệu dùng chung, thu thập mà mô hình hóa dữ
liệu.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông, thông tin cho khu vực, kết nối với các
tỉnh thành lân cận, chú trọng vận tải hành khách.
Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: cải cách hành chính
mạnh mẽ theo hướng nâng cao sự phục vụ và áp dụng công
nghệ để minh bạch trong quá trình ra quyết định và thủ tục
hành chính.
Công tác phát triển nguồn nhân lực : lập và thực hiệnchiến lược
đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu phát triển và
chuyển giao công nghệ trên các ngành đang có nhu cầu thu
hút tại Khu đô thị sáng tạo.
Công tác lập và thực hiện các chính sách xây dựng khu hạt nhân
và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo : Đây là nội dung có ý nghĩa
quan trọng nhất trong việc hình thành đô thị sáng tạo. Bao gồm
các Chính sách tổng thể về tài chính đô thị, quản lý và điều tiết
đất đai, thu hút đầu tư, xây dựng hệ sinh thái sáng tạo cho từng
Công tác truyền thông : đẩy mạnh công tác truyền thông, thực
hiện các chương trình lắng nghe và trao đổi với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước và xúc tiến hợp tác quốc tế.
(Xem phụ lục - Quyết định 2655/QĐ-UBND ngày 28/07/2020)

195
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
9 Dự báo tác động của đề án
HIID
_

9.1 Tác động đối với cộng đồng dụng nguồn nhân lực trẻ, sức tăng trưởng
dân cư tại địa phương nhanh và tỉ lệ đô thị hoá cao, dần hình
thành các chuỗi giá trị trong các ngành
- Mở rộng gắn kết liên ngành, tạo điều công nghệ cao, lĩnh vực then chốt, từ đó
kiện cho việc đồng sáng tạo và thương tạo tác động lan tỏa, kích thích sự phát
mại hóa các ý tưởng mới. Phát triển mạng triển của các tỉnh, thành phố khác trong
lưới giao thông kết nối đô thị, liên khu Vùng và cả nước.
vực, liên vùng, tiếp cận dịch vụ và hạ tầng
nhằm thúc đẩy tăng trưởng theo hướng - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại khu
hòa nhập, đảm bảo phân phối tốt hơn các vực thông qua việc thu hút các nguồn lực
lợi ích của tăng trưởng kinh tế. cũng như các cơ chế khuyến khích mạnh
mẽ nhằm, phát triển có trọng tâm, trọng
Hỗ trợ các nền kinh tế của vùng đô thị điểm các ngành dịch vụ và ngành theo
bằng cách tạo thêm việc làm, tăng doanh nhu cầu phát triển thực tế phù hợp theo
thu và đầu tư trong cả lĩnh vực mới lẫn định hướng đô thị sáng tạo (các ngành,
truyền thống. dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng phát triển
Cung cấp cơ hội giáo dục và việc làm cho khả năng cạnh tranh).
các nhóm yếu thế và tăng khả năng tiếp - Phát triển năng lực khoa học công nghệ
cận các tiện ích công cộng. như một yếu tố chủ chốt để phát triển
Thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, thích đô thị nhanh và bền vững, cải thiện chất
ứng cao và giàu văn hóa, thúc đẩy tinh lượng và khả năng cạnh tranh của Thành
thần kinh doanh và trao đổi trong lĩnh vực phố. Đồng thời, số hóa đóng một vai trò
công cộng. quan trọng trong việc gắn kết với cộng
đồng, tạo ra các hình thái không gian và
Dân số tăng trưởng mạnh có thể tạo ra áp
xã hội mới nhằm chia sẻ và giám sát tài
lực đối với hạ tầng và các dịch vụ.
nguyên, cân bằng các bên công cộng
và tư nhân thông qua các nền tảng giữa
9.2 Tác động kinh tế
Thành phố và các quận kết hợp, tối ưu hóa
- Vai trò của khu đô thị sáng tạo phía Đông đầy đủ các dịch vụ đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ
sẽ giúp khai thác tốt hơn lợi thế về vị trí thuật số hóa từ việc lập kế hoạch và thực
của Thành phố, tạo cơ hội thuận lợi để tận hiện thông qua một loạt các dịch vụ công

197
cộng và tư nhân cung cấp cho cuộc sống
thiết yếu để đảm bảo Thành phố Hồ Chí
hàng ngày cho phép thực thi hóa thành
Minh giữ vững vị thế cạnh tranh trong bối
phố của tương lai.
cảnh hội nhập toàn cầu.
- HIID dự kiến đạt 1/3 GRDP của thành
Yếu tố tương tác giữa HIID, cộng đồng
phố Hồ Chí Minh và 7% GDP của cả nước.
dân cư mới và công đồng dân cư hiện
Đây là nơi góp phần thiết lập chuỗi giá trị
hữu chắc chắn sẽ có những phức tạp nhất
gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ
định. Để đảm bảo tính bền vững về xã hội,
tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo tiêu
cần phải có những nghiên cứu thấu đáo
chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính cho các
về xã hôi học trong các giai đoạn tiếp theo.
doanh nghiệp vươn ra quốc tế.

9.4 Tác động môi trường


9.3 Tác động xã hội
Quy hoạch kịch bản ứng phó thảm họa
Do tính chất khu vực đô thị thay đổi mạnh,
về ngập lũ, mất điện diện rộng, gián đoạn
thời gian đầu cần thực hiện nhiều biện
cung cấp nước uống, cháy lớn trong đô thị.
pháp kiểm soát tài nguyên và điều tiết
Các giải pháp ứng phó và khả năng chống
quá trình đô thị hóa, sẽ có thể ảnh hưởng
chịu của đô thị với 4 loại tình huống thảm
đến điều kiện sống và đầu tư tại khu vực.
họa trên.
Xu hướng thu hút nhân tài và phát triển
Kiểm soát việc ngập lũ, tăng khả năng
các kỹ năng trong lực lượng lao động đảm
chống chịu môi trường, giảm tác động
bảo thực hiện mục tiêu phát triển khu đô
gây ô nhiễm môi trường của chất thải từ
thị sáng tạo, tương tác cao trong tương lai.
kinh tế đô thị.
Khu đô thị sáng tạo phía Đông sẽ là nơi
Phát huy vai trò tích cực của người dân
quy tụ các điểm đến và công trình mang
trong quản lý các tác động môi trường
tính biểu tượng với nhiều hoạt động
thông qua các hoạt động như tái chế rác
phong phú, đậm đà bản sắc. Đây là yếu tố

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
thải, quản lý đầu nguồn và sự giám sát nhân lực tại khu đô thị sáng tạo phía
của người dân trong cung cấp các dịch vụ Đông theo cơ chế phân bổ có yếu tố ưu
địa phương. tiên đối với các ngành đặc thù mũi nhọn
phù hợp theo định hướng đô thị sáng
9.5 Tác động đối với chính tạo. Việc xác định quyền tự chủ, tự chịu
sách và hệ thống pháp luật trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ
dần hình thành nền tảng vững chắc cho
- Góp phần tinh giảm bộ máy hành chính, các cam kết của chính quyền với nhà đầu
giản lược thủ tục do thực hiện mô hình tư, đảm bảo tính ổn định của các cơ chế,
sáp nhập 3 quận thành một bộ máy quản chính sách.
lý; đồng thời thúc đẩy tiến trình cải cách
hành chánh dựa vào công nghệ mạnh mẽ
9.6 Tác động đối với chính
hơn. Công tác dự báo, mô hình hóa, tính
toán hiệu quả kinh tế trong đầu tư và đánh
sách quan hệ quốc tế
giá sự tăng trưởng cũng thuận lợi hơn do Công tác quy hoạch đô thị sáng tạo tương
giảm quy mô và ít biến số giả định. Đây tác cao nhận được sự quan tâm tích cực
là cơ hội và cũng là thách thức lớn trong của các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc
việc thực hiện do mô hình sáp nhập mới tế bày tỏ những kỳ vọng và sự thay đổi
mẻ, chưa có tiền lệ, các địa phương cũng mang tính cải tiến, hợp tác, tạo môi trường
không phải là các đơn vị có kinh nghiệm kinh doanh phù hợp thông lệ quốc tế.
hàng đầu trong quản lý đô thị, cũng như
Cầu nối tri thức và hợp tác kinh doanh
trong quản lý tài chính và ngân sách.
giữa Việt Nam và các châu lục. Các tổ chức
Thông qua những thay đổi trong cơ chế đã tham gia có thể kể đến: WorlBank,
phân cấp về ngân sách cho thành phố IPP ( Phần Lan), EIPO ( Hà Lan), đại học
trực thuộc, Thành phố được tăng cường Damstart, Dresden (Đức), Hàn Quốc, Nhật
khả năng huy động và sử dụng các nguồn Bản, Thành phố Đáng sống ( Singapore),
lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nguồn SECO ( Thụy Sỹ)…

199
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Kết luận và kiến nghị

Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan phê duyệt Đề án và theo dõi,
chỉ đạo điều hành xuyên suốt, xem xét quyết định các công tác liên
quan. Sở Quy hoạch-Kiến trúc kính trình Ủy ban nhân dân Thành phố
thông qua các nội dung như sau:
1. Thông qua các chỉ tiêu cơ bản về quy hoạch phát triển đô thị làm
định hướng nghiên cứu quy hoạch tổng thể khu đô thị sáng tạo.
2. Thông qua nội dung cơ bản của Đề án và Danh mục các công việc,
mục tiêu đạt được trong thời gian 2021 - 2025, triển khai đến các Sở
ngành đơn vị thực hiện.
3. Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu và công khai kết quả nghiên cứu các
chính sách đối với người đang sử dụng đất, chính sách đầu tư phát
triển, chính sách đấu thầu dự án hoặc đấu giá đất, chính sách ưu đãi
đối với cá nhân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề thuộc lĩnh vực
đang thu hút đầu tư, các chính sách hạn chế các hoạt động có ảnh
hưởng trong tương lai hoặc làm mất đi là nguồn lực phát triển đô thị
sáng tạo.
4. Chỉ đạo công tác đào tạo nhân sự khối nhà nước về trình độ ngoại
ngữ, công nghệ, quản trị công để kịp thời nắm bắt, đáp ứng được
công tác quản lý nhà nước theo nhu cầu chuyển đổi số.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc kính trình Ủy ban nhân dân Thành phố thông
qua Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao
phía Đông Thành phố. /.

201
Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
10 Phụ lục
_

Danh sách phụ lục

Phụ lục Chương 1. Thành phố Thủ Đức đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1  204
Phụ lục Chương 1. Thành phố Thủ Đức đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1  206
Phụ lục Chương 2. Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó  210
Phụ lục Chương 2. Đáinh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó  210
Phụ lục Chương 2. Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó  212
Phụ lục Chương 2. Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó  214
Phụ lục Chương 2. Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó  216
Phụ lục Chương 4. Nội dung góp ý đề án ‘Hình thành và Phát triển Khu đô
thị Sáng tạo, Tương tác cao phía Đông thành phố Hồ Chí Minh)  218
Phụ lục Chương 8: Quyết định ban hành Kế hoạch hành động số 2655/QĐ-
UBND ngày 28/07/2020  220
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động  222
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động  224
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động  226
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động  228
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát triển khu
đô thị sáng tạo  230
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát triển khu
đô thị sáng tạo  232
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát triển khu
đô thị sáng tạo  234
Phụ lục Chương 8: Tính toán nhu cầu vốn  236

203
Phụ lục Chương 1. Thành phố Thủ Đức đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1

PHỤ LỤC 2 : THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ LOẠI 1
(theo Nghị quyết 1210 ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị)
ĐẠT 88,75 / 100 ĐIỂM

Stt Loại chỉ tiêu Tiêu chí đô thị loại 1 (Theo Thành phố Thủ Đức Đánh giá
Nghị quyết 1210/2016)
I Vị trí, chức năng, vai trò, cơ 18,75 / 20
cấu và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội:
1 Vị trí, chức năng, vai trò
Là trung tâm tổng hợp cấp quốc Là vũng lõi của Vùng 5
gia về kinh tế, tài chính, văn
kinh tế trọng điểm phía
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du
lịch, khoa học và công nghệ, nam, giữ vai trò giao
đầu mối giao thông, giao lưu thương quốc tế, phía
trong nước và quốc tế, có vai trò Nam của cả nước.
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Giữ vai trò hạt nhân sáng
xã hội của một vùng liên tỉnh tạo khu vực dẫn dắt kinh
hoặc cả nước. (5,0 điểm)
tế với mũi nhọn là kinh
tế tri thức, trung tâm đổi
mới sáng tạo, trung tâm
tài chính, thúc đẩy sử
phát triển của TPHCM
và liên kết hỗ trợ các đô
thị trong Vùng cùng phát
triển.
Hàng lang phát triển là
các tuyến cao tốc, dọc xa
lộ Hà Nội, phát triển các
2 đô thị mới có mật độ xây
dựng cao, đồng bộ về hạ
tầng

Là trung tâm tổng hợp cấp vùng


hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài
chính, văn hóa, giáo dục, đào
tạo, y tế, du lịch, khoa học và
công nghệ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế-xã hội của một vùng liên
tỉnh. (3,75 điểm)
2 Cơ cấu và trình độ phát triển 13,75
kinh tế - xã hội (tối thiểu đạt
11,25 điểm, tối đa đạt 15
điểm)
- Cân đối thu chi ngân sách Dư (2,0 điểm) 2
Đủ (1,5 điểm) Dư
Tổng thu ngân sách
(2019): 8.601 tỷ
Tổng chi ngân sách
(2019) : 3.398 tỷ
- Thu nhập bình quân đầu ≥ 3,0 lần (3,0 điểm)
người năm so với cả nước ≥ 2,1 lần (2,25 điểm) 2,26 lần 2,25
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế(1) Tăng tỷ trọng công nghiệp, xây Công nghiệp, xây dựng : 3
dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng 47%
nông lâm thủy sản theo mục tiêu Thương mại dịch vụ :
đề ra (3,0 điểm) 52%
Nông nghiệp : 0,23% (
hầu như không còn)
Tăng tỷ trọng công nghiệp, xây
dựng hoặc tăng tỷ trọng dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
3

theo mục tiêu đề ra (2,25 điểm)


- Mức tăng trưởng kinh tế ≥ 11 % (2,0 điểm)
trung bình 3 năm gần nhất (%) ≥ 9,0 % (1,50 điểm) > 10,6% 1,5

- Tỷ lệ hộ nghèo < 5 % (2,0 điểm) Hộ nghèo: 0,33% trên


tổng số hộ dân 2
Hộ cận nghèo : 0,76
trên tổng số hộ dân
= 5 % (1,5 điểm)

-Tỷ lệ tăng dân số hàng năm ≥ 2,2 % (3,0 điểm) 7% 3


(bao gồm tăng tự nhiên và tăng
cơ học) ≥ 1,8 % (2,25 điểm)
Quy mô dân số (Đô thị loại 1 8/8
II thuộc tỉnh, TP thuộc trung
ương)
≥ 1 triệu (2,0 điểm) 1.013.795 người 2
≥ 500 nghìn (1,5 điểm)
-Dân số khu vực nội thành ≥ 500 nghìn (6,0 điểm) 6
≥ 200 nghìn (4,5 điểm)
III Mật độ dân số toàn đô thị 6/6
- Toàn TP ≥ 3000 (1,5 điểm) 4.804 người/km2 1,5
≥ 2000 (1,0 điểm)
- Mật độ dân số khu vực nội ≥ 12.000 (4,5 điểm) 18.180 người/km2 4,5
thành, nội thị tính trên diện ≥ 10.000 (3,5 điểm)
tích đất xây dựng đô thị
IV Tỷ lệ lao động phi nông 6 /6
nghiệp (tối thiểu đạt 4,5
điểm, tối đa đạt 6,0 điểm) 4
-Tỷ lệ lao động phi nông ≥ 75 % (1,5 điểm) 99,74 1,5
nghiệp toàn đô thị ≥ 65 % (1,0 điểm)
-Tỷ lệ lao động phi nông ≥ 90 % (4,5 điểm) 99,74 4,5
nghiệp khu vực nội thành ≥ 85 % (3,5 điểm)
V Trình độ phát triển cơ sở 50 /60
hạ tầng và kiến trúc, cảnh
quan đô thị
Nhóm các tiêu chuẩn về trình 1
1 độ phát triển cơ sở hạ tầng và
kiến trúc, cảnh quan khu vực
nội thành, nội thị(3) (tối thiểu
đạt 36 điểm, tối đa đạt 48,0
điểm)
Các tiêu chuẩn về nhà ở
- Diện tích sàn nhà ở bình ≥ 29 (1,0 điểm)
quân (m2 sàn/người) ≥ 26,5 (0,75 điểm) 18,8 0,5
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên 100 % (1,0 điểm)
cố (%) ≥ 90 % (0,75 điểm) 89 0,5
2 Các tiêu chuẩn về công trình 7,0
công cộng
- Đất dân dụng(4) (m2 /người) 61 (1,0 điểm)
54 (0,75 điểm) 54,43 0,75
-Đất xây dựng các công trình ≥ 5 (1,0 điểm) 5,3 1
dịch vụ công cộng đô thị ≥ 4 (0,75 điểm)
(m2 /người)
-Đất xây dựng công trình công ≥ 2,0 (1,0 điểm) 2,1 1
cộng cấp đơn vị ở (m2 /người) ≥ 1,5 (0,75 điểm)
-Cơ sở y tế cấp đô thị ≥ 2,8 (1,0 điểm)
(giường/1.000 dân) ≥ 2,4 (0,75 điểm) 2,25 0,75
-Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp ≥ 30 (1,0 điểm)
đô thị (cơ sở) ≥ 20 (0,75 điểm) 21 0,75
-Công trình văn hóa cấp đô thị ≥ 14 (1,0 điểm) 24 1
(công trình) ≥10 (0,75 điểm)

205
Phụ lục Chương 1. Thành phố Thủ Đức đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1

-Công trình thể dục, thể thao ≥ 10 (1,0 điểm)


cấp đô thị (công trình) ≥ 7 (0,75 điểm) 7 0,75
-Công trình thương mại, dịch ≥ 14 (1,0 điểm) 82 1
vụ cấp đô thị (công trình) ≥10 (0,75 điểm)
3 Các tiêu chuẩn về giao thông 4
- Đầu mối giao thông (cảng Quốc tế (2,0 điểm) Đầu mối cấp quốc gia 2
biển, cảng hàng không, cảng Quốc gia (1,5 điểm)
đường thủy nội địa, ga đường
sắt, bến xe ô tô) (theo cấp)
- Tỷ lệ đất giao thông so với ≥ 24 (1,0 điểm)
đất xây dựng (%) ≥16 (0,75 điểm) 13,5 0,75
- Mật độ đường giao thông ≥ 13 (1,0 điểm)
(tính đến đường có chiều rộng ≥10 (0,75 điểm) 12,5 0,75
phần xe chạy ≥ 7,5m)
(km/km2)
- Diện tích đất giao thông tính ≥ 15 (1,0 điểm)
trên dân số (m2/người) 13 (0,75 điểm) 9,3 0,5
- Tỷ lệ vận tải hành khách ≥ 20 (1,0 điểm)
công cộng (%) ≥ 15 (0,75 điểm) ≤ 15 0
Sau 2021 Metro số 1
hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ
này cao hơn
4 Các tiêu chuẩn về cấp điện và 3,0
chiếu sáng công cộng
-Cấp điện sinh hoạt ≥ 1.000 (1,0 điểm) 1.500 1
(kwh/người/năm) ≥ 850 (0,75 điểm)
-Tỷ lệ đường phố chính được 100 (1,0 điểm) 100 1
chiếu sáng (%) 95 (0,75 điểm)
-Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ ≥ 85 (1,0 điểm) 100 1
xóm được chiếu sáng (%) 60 (0,75 điểm)
5 Các tiêu chuẩn về cấp nước 6 2,0
-Cấp nước sinh hoạt ≥ 130 (1,0 điểm) ≥ 130 1
(lít/người/ngày đêm) ≥ 120 (0,75 điểm)
-Tỷ lệ hộ dân được cấp nước 100 (1,0 điểm) 100 1
sạch, hợp vệ sinh (%) 95 (0,75 điểm)
6 Các tiêu chuẩn về hệ thống 2,0
viễn thông
-Số thuê bao internet (băng ≥ 30 (1,0 điểm) 46,2 1
rộng cố định và băng rộng di ≥ 25 (0,75 điểm)
động) (Số thuê
bao internet/100 dân)
-Tỷ lệ phủ sóng thông tin di 100 (1,0 điểm) 97,6 1
động trên dân số (%) 95 (0,75 điểm)
7 Các tiêu chuẩn về hệ thống 1,75
thoát nước mưa và chống
ngập úng
Mật độ đường cống thoát nước ≥ 4,5 (1,0 điểm)
chính (km/km) ≥ 4,0 (0,75 điểm) ≥ 4,0 0,75
Tỷ lệ các khu vực ngập ≥ 50 (1,0 điểm) ≥ 50 1
úng có giải pháp phòng chống, ≥ 20 (0,75 điểm)
giảm ngập úng (%)
8 Các tiêu chuẩn về thu gom, 5,0
xử lý nước thải, chất thải
-Tỷ lệ chất thải nguy hại được ≥ 85 (1,0 điểm) ≥ 85 1
xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an ≥ 70 (0,75 điểm)
toàn sau xử lý, tiêu hủy (%)
-Tỷ lệ nước thải đô thị được ≥ 50 (1,0 điểm) ≥ 50 1
xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật ≥ 40 (0,75 điểm)
(%)
-Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt 100 (1,0 điểm) 98 1
được thu gom (%) 90 (0,75 điểm)
-Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ≥ 90 (1,0 điểm) ≥ 90 1

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
7

được xử lý tại khu chôn lấp ≥ 80 (0,75 điểm)


hợp vệ sinh hoặc tại các nhà
máy đốt, nhà máy chế biến rác
thải (%)
-Tỷ lệ chất thải y tế được xử 100 (1,0 điểm) 100 1
lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn 90 (0,75 điểm))
sau xử lý, tiêu hủy (%)
9 Các tiêu chuẩn về nhà tang lễ 1,75
-Nhà tang lễ (cơ sở) ≥ 4 (1,0 điểm)
≥ 2 (0,75 điểm) ≥2 0,75
-Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa ≥ 25 (1,0 điểm) ≥ 25 1,0
táng (%) ≥ 20 (0,75 điểm)
10 Các tiêu chuẩn về cây xanh 1,5
đô thị
-Đất cây xanh toàn đô thị ≥ 15 (2,0 điểm)
(m2/người) ≥ 10 (1,5 điểm) 4 0,5
-Đất cây xanh công cộng khu ≥ 6 (2,0 điểm)
vực nội thành, nội thị ≥ 5 (1,5 điểm) 3,5 1
(m2/người)
11 Các tiêu chuẩn về kiến trúc, 9
cảnh quan đô thị
-Quy chế quản lý quy hoạch -Đã có quy chế được ban hành Đã phủ kín quy hoạch 2
kiến trúc đô thị (quy chế) tối thiểu 2 năm, thực hiện tốt phân khu TL 1/2000 :
quy chế (2,0 điểm) 98%
-Đã có quy chế (1,5 điểm) Đã có quy chế được ban
hành tối thiểu 2 năm,
thực hiện tốt quy chế
(QC 29/2014)
-Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô ≥ 60 (2,0 điểm)
thị tính trên tổng số trục phố ≥ 50 (1,5 điểm) ≥ 50 1,5
chính (%)
-Số lượng dự án cải tạo, ≥ 6 (2,0 điểm) 8 ≥6 2
chỉnh trang đô thị (dự án) ≥ 4 (1,5 điểm)
-Số lượng không gian công ≥ 7 (2,0 điểm)
cộng của đô thị (khu) ≥ 5 (1,5 điểm) ≥5 1,5
-Công trình kiến trúc tiêu biểu Có công trình cấp quốc gia (2,0 Đại học quốc gia 2
(cấp) điểm) TPHCM
Có công trình cấp tỉnh (1,5
điểm)
12 Khu đô thị không có ngoại 12 điểm 12
thành, ngoại thị
Tổng điểm Tối đa: 100 88,75

207
Phụ lục Chương 2.
Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó

Biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó |

Những thách thức về biến đổi khí hậu


Ranh giới phát triển của Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao (HIID)
dự kiến - bao gồm các quận 2, quận 9, và quận Thủ Đức - hiện
đang nằm ngoài hệ thống hạ tầng chống ngập thiết lập theo
Quyết định 1457 của thành phố. Trong khi hệ thống đê chủ yếu
tập trung vào chống ngập do triều cường, khu vực HIID chủ yếu
cần tập trung giảm thiểu rủi ro ngập do mưa, và đặc biệt cần
cân nhắc kỹ việc thu hẹp diện tích không gian mở do phát triển
bất động sản. Ngoài lũ quét do mưa, một số thách thức khác
liên quan đến biến đổi khí hậu cũng cần được xem xét kỹ khi
xây dựng khung quy hoạch đô thị dựa trên cảnh quan như đảo
nhiệt đô thị, sụt lún đất, ngập triều cường và xâm nhập mặn.
Những thách thức này ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về
chất lượng nước, không khí và suy giảm đa dạng sinh học.
Lũ quét
Trong khi tổng lượng mưa hàng năm dự kiến không thay đổi, cường độ
của các trận mưa đã tăng dần lên. Lũ quét đô thị theo đó cũng gia tăng
do hệ quả gộp của quá trình đô thị hóa và thiếu cơ sở hạ tầng thoát nước
mưa ở nhiều nơi.
Ngập triều cường
Các cơn bão nhiệt đới trước đây hiếm xảy ra ở TPHCM, tuy nhiên tần suất
xuất hiện của chúng đã tăng dần trong các thập kỷ gần đây. Các dự báo
về mực nước biển dâng tiên lượng khoảng tăng từ 24 - 26cm và hiện
tượng này sẽ tác động đáng kể đến phạm vi ngập triều và triều cường.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
TIẾN TRÌNH GIÃN NỞ ĐÔ THỊ |
HISTORIC URBAN EXPANSION
Nguồn: Regional Land Cover Portal Servir
Mekong
2018 Khu vực mới hình thành Đường thủy
2007 Khu vực mới hình thành Khu vực nghiên
1997 Khu vực mới hình thành cứu

1987 Khu vực mới hình thành Ranh TPHCM

Khu vực nghiên cứu

Trung tâm TPHCM

209
Phụ lục Chương 2.
Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó
Khu vực thượng nguồn & vùng sinh thái
Regional Tidal
Flood Risk

Rủi ro ngập lụt


tiềm ẩn

Khu vực nghiên cứu

Rừng thường xanh khô Đông


Nam Đông Dương
TPCHCM
Rừng ngập mặn Đông Dương
Rừng mưa núi Nam An Nam

Xâm nhập mặn và hạn hán


Mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến thấng 4. Điều kiện khô hạn đặc
trưng của mùa khô có thể trở nên dai dẳng hơn và điều nay đang được
nghiên cứu làm rõ.
Sụt lún đất
Hệ lụy của việc suy giảm thẩm thấu nước mặt và khai thác nước ngầm
quá mức đã dẫn đến hiện tượng sụt lút đất ở một số khu vực tại TPHCM.
Rủi ro ngập lụt ở những khu vực này gia tăng khi đất tiếp tục sụt lún.
Đảo nhiệt đô thị
Nhiệt độ tại TPHCM đã tăng gần gấp đôi so với các vùng lân cận (+2°C).
Việc mất dần lớp phủ thực vật cùng với việc gia tăng bề mặt hấp thụ/ giữ
nhiệt sẽ làm nhiệt độ đô thị biến đổi lên mức cao hơn, ảnh hưởng đến
chất lượng sống và nhu cầu sử dụng năng lượng của đô thị.

Để giảm thiểu các thách thức và rủi ro về môi trường trong khu
vực HIID, cần phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, kiểm soát chất
lượng và giám sát mới nghiêm ngặt hơn để cải thiện khả năng
chống chịu của đô thị. Quá trình này đòi hỏi các không gian mở
và không gian xanh hiện hữu bao gồm ba loại hình: (1) không
gian giải trí, (2) cảnh quan sinh thái (gồm hệ thống mặt nước),
và (3) không gian mở dành cho sản xuất (đất nông nghiệp) được
phân tích đánh giá kỹ càng. Giá trị của các loại không gian cảnh
quan này nằm ở vai trò của chúng trong hệ thống thủy văn tổng
thể và lượng nước mà những không gian này có thể chưa (khái
niệm thành phố bọt biển).
Các không gian xanh giải trí hiện có hầu như sẽ được giữ lại và
những khu cảnh quan sinh thái lớn và quan trọng hơn như vùng
ngập nước nên được giữ lại và đầu tư để phục vụ du lịch sinh
thái. Trong khi 2 loại hình không gian mở/ xanh kể trên có những
đóng góp giá trị cho hệ thống thủy văn của khu vực, các khu đất
nông nghiệp - chiếm phần lớn diện tích - sẽ trở thành đối tượng
bị quy hoạch lại để tái phát triển. Với việc mất đi các không gian

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
211
Phụ lục Chương 2.
Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó

xanh hiện có, tính linh hoạt thủy văn sẽ mất đi, làm tăng nguy cơ
ngập lụt, đe dọa các khu dân cư trong thành phố mới.
Để duy trì khả năng hoạt lưu thủy văn, bảo vệ các khu vực phát
triển mới trong lương lai khỏi ngập triều, và tuân thủ các yêu cầu
về tiêu chuẩn khoảng xanh trên đầu người của thành phố, việc
quy hoạch không gian mở cần phải cân bằng giữa phát triển
mới, bảo vệ sinh thái, và giảm thiểu ngập. Nên xây dựng bản
hướng dẫn về cách xác định và tạo lập không gian mở để làm
cơ chế so sánh tỷ lệ không gian cảnh quan với quy hoạch phát
triển hiện hữu để thiết lập một hệ thống công viên đô thị đa
dạng. Để dẫn dắt phương pháp quy hoạch dựa trên cảnh quan
này, việc quan trọng cần làm là đánh giá mức độ nhạy cảm của
hệ sinh thái và rủi ro ngập lụt khi tiến hành xây dựng các chiến
lược cảnh quan bền vững và khung phát triển cảnh quan có khả
năng chống chịu và phục hồi.

2.3.2 Các chiến lược hỗ trợ phương pháp tiếp cận dựa trên
cảnh quan
Để cải thiện hệ thống quản lý thoát nước mưa cho các khu dân
cư hiện hữu với khả năng tái phát triển hoặc có mật độ cao, hoặc
để định hướng phát triển đô thị mới theo hướng có tích hợp các
chiến lược giảm thiểu rủi ro ngập lụt, một số chiến lược cảnh
quan hỗ trợ phát triển bền vững được đề xuất như sau:
• Bảo vệ các khu cảnh quan và tuyến đường thủy quan trọng
về mặt sinh thái và thủy văn
• Cải thiện các mối liên kết cây xanh - mặt nước và tăng khả
năng tiếp cận đến các không gian giải trí của khu vực bằng
mạng lưới đường dành cho người đi bộ và xe đạp.
• Tích hợp phương pháp quản lý nước mưa toàn diện có thể
quản lý dòng chảy của nước từ nguồn và đến các vùng mặt
nước lớn hơn.
• Cần xem xét hệ thống thoát nước nội bộ (thoát nước mặt
trong các khu đất dành cho phát triển), các đặc tính thủy văn
tự nhiên (các tuyến đường thủy và đặc trưng cảnh quan hiện
hữu), và các tiêu chí kiểm soát ngập có tính hệ thống.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Quyết định 1547

Khu vực nghiên cứu

Trung tâm TPHCM

213
Phụ lục Chương 2.
Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó
Phân loại nhanh khu vực
Việc xác định các mục tiêu cảnh quan chính bao hàm việc tổng
hợp các điều kiện hiện tại bao gồm: các hình thái cảnh quan, độ
nhạy cảm của hệ sinh thái và nguy cơ lũ lụt. Việc phân loại khu
vực nhanh giúp làm rõ những chất lượng cảnh quan khác nhau
giữa các quận. Đánh giá này cũng cung cấp các chỉ số quan
trọng như nơi nào thì phát triển đô thị mới đòi hỏi đầu tư cao
để giảm thiểu lũ lụt, nơi nào thì các khu vực cây xanh liên tục
lớn hơn đáng được bảo vệ và phác thảo rộng các hệ thống thủy
văn kết nối với cả phát triển không gian mở và giảm thiểu rủi ro.
Cần phải tập trung cụ thể vào các khu vực có nguy cơ ngập lụt
cao mà hiện chưa phát triển. Những khu vực này sẽ đòi hỏi đầu
tư cao vào một hệ thống quản lý nước mặt được kết nối xuyen
suốt, điều này cũng bù đắp sự mất mát về mặt nước do phát
triển đô thị.
Việc phân loại khu vực nhanh ban đầu cần được hoàn thiện hơn
nữa để hỗ trợ việc xác định các tiêu chuẩn quy hoạch nhằm định
hướng phát triển bền vững. Các tiêu chí tham khảo theo cảnh
quan cụ thể bao gồm:
- Số lượng công viên và không gian mở còn trống (7m2 bình
quân đầu người / quận)
- Tiếp cận và khoảng cách đến công viên và không gian mở (với
khoảng cách đi bộ 10 phút đến loại hình không gian mở nhỏ
nhất)

Nhạy cảm sinh thái Cường độ ngập lụt theo Các khu vực
Dịch vụ hệ sinh thái: Các lớp phủ đất được phân
hạng dựa trên chức năng của chúng như là
triều cường (100-year) phát triển chính
những môi trường sống quan trọng cho cả đa Cường độ ngập lụt theo triều cường: Các khu vực Các khu vực phát triển: Các trung tâm đổi mới đã
dạng sinh học và quy định và bảo vệ ngập lụt. hiện sẽ bị ngập trong một trận lụt lớn nhất có 1% được xác định bao gồm Cảng Trường Thọ, Khu
An ninh hệ thống nước: Các khu vực được xếp khả năng xảy ra trong năm nhất định. công nghiệp Linh Trung, Khu trường Đại học Tam
hạng cao hơn nếu độ thấm và độ xốp của chúng Cường độ ngập lụt trong tương lai: Vào năm 2050, Đa và Long Phước, và khu vực giữa Đại học Quốc
được coi là có lợi cho việc bổ sung nước hoặc nếu theo mức phát thải dự kiến hiện tại (hoặc kịch bản gia và Khu Công nghệ cao Sài Gòn.
chúng ở xa ra khỏi ranh giới mặn đã xác định. thông thường), điều này bao gồm các khu vực sẽ bị Hành lang phát triển: Các khu vực có tiềm năng
An ninh lương thực và nông nghiệp: Yếu tố này ít ngập trong một trận lũ lớn nhất có 1% khả năng xảy phát triển cao hơn do nằm gần các hành lang
quan trọng hơn so với hai yếu tố trước vì đất nông ra trong năm nhất định. phát triển đã xác định.
nghiệp trong khu vực nghiên cứu có thể không Cường độ ngập lụt với mực nước biển dâng dài Các nút phát triển. Các khu vực có tiềm năng phát
hoạt động sản xuất lương thực. Yếu tố này giúp hạn: Năm 2100, trong trường hợp xấu nhất là mực triển cao hơn do nằm gần các nút trung chuyển
xác định đất nông nghiệp có thể được sử dụng nước biển dâng 180 cm, điều này bao gồm các khu và các nút phát triển đã được xác định.
cho nghiên cứu và công nghệ. vực sẽ bị ngập trong một trận lũ cực đoan có 1%
khả năng xảy ra trong năm nhất định.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Quận Thủ Đức

Quận 9

Quận 2

Built-up Areas with High Flood Risk


Built-up Areas with Medium Flood
Risk

High Flood Intensity


(Current 100-year Flood)
Medium Flood Intensity
(Future 2050 100-yr Flood)
Low Flood Intensity
(Future SLR 180cm 100-yr Flood)

215
Phụ lục Chương 2.
Đánh giá biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó

- Tính kết nối giữa các không gian mở (mạng lưới Nước-Cây
xanh)
- Tính phù hợp chiến lược (kết nối với giảm thiểu lũ lụt, kết nối
với các đường thoát nước, v.v.)
- Cải thiện hệ thống thủy văn (hành lang thoát nước, giữ và giữ
cục bộ, thấm, v.v.)
- Phân phối các hình thái không gian mở (tiếp cận các không
gian mở nhỏ và lớn ở mỗi quận)
- Cân bằng khả năng giữ nước
Phân loại khu vực nhanh bao gồm bốn phân loại khu vực mà ở
đó có thể xác định được các rủi ro tiềm ẩn, có thể đánh giá tiềm
năng phát triển đô thị và có thể khám phá các chiến lược cảnh
quan tiềm năng. Kết quả của quá trình lập bản đồ nâng cao này
cung cấp một đánh giá không gian để từ đó hiểu được sự phát
triển của các cảnh quan chính và các mục tiêu phát triển. Các
mục tiêu này cần phải phù hợp với tầm nhìn lớn hơn và định
hướng cho sự phát triển đô thị trong tương lai của các quận đổi
mới. Các tiêu chuẩn này sẽ thông báo cho một quá trình giám
sát và đánh giá mà từ đó sẽ đo lường tiến độ và các cải thiện đạt
được đầy đủ các mục tiêu phát triển và cảnh quan như thế nào.
Việc phân loại khu vực nhanh liên quan đến việc đánh giá không
gian theo ba chủ đề chính:

Nhạy cảm sinh thái Cường độ ngập lụt theo Các khu vực
Dịch vụ hệ sinh thái: Các lớp phủ đất được phân
hạng dựa trên chức năng của chúng như là
triều cường (100-year) phát triển chính
những môi trường sống quan trọng cho cả đa Cường độ ngập lụt theo triều cường: Các khu vực Các khu vực phát triển: Các trung tâm đổi mới đã
dạng sinh học và quy định và bảo vệ ngập lụt. hiện sẽ bị ngập trong một trận lụt lớn nhất có 1% được xác định bao gồm Cảng Trường Thọ, Khu
An ninh hệ thống nước: Các khu vực được xếp khả năng xảy ra trong năm nhất định. công nghiệp Linh Trung, Khu trường Đại học Tam
hạng cao hơn nếu độ thấm và độ xốp của chúng Cường độ ngập lụt trong tương lai: Vào năm 2050, Đa và Long Phước, và khu vực giữa Đại học Quốc
được coi là có lợi cho việc bổ sung nước hoặc nếu theo mức phát thải dự kiến hiện tại (hoặc kịch bản gia và Khu Công nghệ cao Sài Gòn.
chúng ở xa ra khỏi ranh giới mặn đã xác định. thông thường), điều này bao gồm các khu vực sẽ bị Hành lang phát triển: Các khu vực có tiềm năng
An ninh lương thực và nông nghiệp: Yếu tố này ít ngập trong một trận lũ lớn nhất có 1% khả năng xảy phát triển cao hơn do nằm gần các hành lang
quan trọng hơn so với hai yếu tố trước vì đất nông ra trong năm nhất định. phát triển đã xác định.
nghiệp trong khu vực nghiên cứu có thể không Cường độ ngập lụt với mực nước biển dâng dài Các nút phát triển. Các khu vực có tiềm năng phát
hoạt động sản xuất lương thực. Yếu tố này giúp hạn: Năm 2100, trong trường hợp xấu nhất là mực triển cao hơn do nằm gần các nút trung chuyển
xác định đất nông nghiệp có thể được sử dụng nước biển dâng 180 cm, điều này bao gồm các khu và các nút phát triển đã được xác định.
cho nghiên cứu và công nghệ. vực sẽ bị ngập trong một trận lũ cực đoan có 1%
khả năng xảy ra trong năm nhất định.

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
Phân nhóm nhanh các khu vực/ Rapid Area Classification

I II III IV

Description of Older urban areas on higher Partially developed areas but Areas with moderate-to-high Areas with ecological
Area ground with little flood within a potential long-term flood inundation risk in the value based on a high level
inundation risk. flood inundation risk area near future without mitigation environmental services
without mitigation strategies. strategies. assessment.

Potential Risks

Urban High development potential Moderate development Potentially costly without flood Not preferential
Development potential mitigation
Potential

217
Phụ lục Chương 4. Nội dung góp ý đề án ‘Hình thành và Phát triển
Khu đô thị Sáng tạo, Tương tác cao phía Đông thành phố Hồ Chí Minh)

Phụ lục
CÁC NỘI DUNG GÓP Ý ĐỀ ÁN “HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KHU ĐÔ THỊ SÁNG TẠO, TƯƠNG TÁC CAO PHÍA ĐÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
(tính đến ngày 16 tháng 9 năm 2020)
(kèm theo văn bản số /SQHKT-QHKTT ngày tháng năm 2020
của Sở Quy hoạch – Kiến trúc)

Nội dung góp ý Giải trình, tiếp thu của


STT Người góp ý Văn bản góp ý
Sở QHKT
- Mục 1.4, cần cập nhật, làm rõ thêm về Cơ sở lý - Đã bổ sung phần Mô
luận và thực tiễn quy hoạch đô thị sáng tạo trên hình đô thị sáng tạo trên
thế giới. thế giới (bao gồm giới
- Mục 2.2, cần bổ sung, làm rõ thực trạng (đô thị, thiệu và phân tích).
dân cư, giao thông…) khu vực phía Đông Thành - Đã bổ sung hiện trạng
phố. (điều kiện kinh tế xã hội
- Mục 2.4, đề nghị tách riêng thách thức và nguy và dân cư; hạ tầng kỹ thuật
cơ, xác định được thách thức/nguy cơ lớn nhất. số; giao thông; biến đổi
Nên bổ sung phần phân tích SWOT, trong đó khí hậu và ngập lụt; hệ
làm rõ điểm mạnh, điểm yếu (đặc điểm nội tại sinh thái; sử dụng đất).
Ông Trần Hoàng Ngân, Viện 715/VNCPT-
bên trong), nguy cơ và mối đe dọa (yếu tố bên
1 trưởng Viện Nghiên cứu phát NCQLĐT ngày
ngoài) để xây dựng chiến lược và tầm nhìn toàn
triển Thành phố 04/9/2020
diện hơn. - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
- Mục 3- Tầm nhìn hiện gần giống với Mục 1.3 bổ sung, hoàn thiện theo
về Mục tiêu Đề án. Cầnn xác định rõ tầm nhìn góp ý.
đến năm 2040, mong muốn về dân số, lao động,
cơ sở vật chất, sản phẩm tạo ra, mức độ liên kết
và lan tỏa đối với khu vực xung quanh…
- Mục 4.1, đề nghị xác định 1 mốc thời gian
thống nhất đến năm 2040 (hoặc năm 2060) và - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
phân kỳ để tăng tính khả thi đối với các chỉ tiêu bổ sung, hoàn thiện theo
quy hoạch đô thị. Riêng tiêu chí về giao thông góp ý.
công cộng, cần lưu ý mối quan hệ giữa Khu đô
thị sáng tạo phía Đông và khu vực còn lại của
Thành phố, xem xét cân nhắc chỉ tiêu vận tải
hành khách công cộng đạt 50-60% trong khu vực
này (có thể thấp hơn).
- Mục 4.2, cần bổ sung, nêu số liệu cụ thể về tiêu - Đã nghiên cứu bổ sung
chí phát triển kinh tế xã hội. tại phần Các tiêu chí phát
- Mục 4.5 về Định hướng các giải pháp thực thi, triển và thông số quy
đề nghị lưu ý chiến lược đầu tiên chưa logic giữa hoạch tổng thể.
tiêu đề và nội dung diễn giải.
- Mục 6.2.2 về giai đoạn triển khai trình bày - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
chưa rõ. Cần làm rõ khái niệm “khu công nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo
sáng tạo” trong đề án, xác định “tổng cộng diện góp ý.
tích phát triển 3 giai đoạn là 2.500ha” hay
21.000ha?
- Mục 6.2.9 về công cụ thực thi quy hoạch chưa - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
rõ ràng, hiện đang tương tự Mục 4.5 về Định bổ sung, hoàn thiện theo
hướng các giải pháp thực thi. góp ý.
Cơ bản thống nhất dự thảo Đề án lựa chọn 6
trọng điểm sáng tạo tại khu vực đô thị phía Đông
Thành phố.
- Mục 1.4 về cơ sở lý luận và thực tiễn quy - Đã tách thành phần riêng
hoạch đô thị sáng tạo trên thế giới, đề nghị tách để giới thiệu và phân tích
thành một phần riêng, trong đó cần nêu cụ thể về Mô hình đô thị sáng tạo
Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc 10283/SXD-PTĐT những chính sách, cơ chế đặc thù, các tiêu chí và trên thế giới.
2
Sở Xây dựng ngày 08/9/2020 công cụ quản lý của các đô thị trên thế giới, từ
đó đánh giá khả năng tiếp cận và áp dụng tại khu
vực đô thị phía Đông Thành phố.
- Mục 2.2 về thực trạng khu vực đô thị phía - Đã tiếp thu và bổ sung
Đông Thành phố, cần trình bày cụ thể những tại phần Hiện trạng đô thị
thuận lợi và khó khăn về các ngành nghề, lĩnh và quy hoạch.
vực, sự kết nối về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
hội của khu vực đô thị phía Đông Thành phố với
Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục 1.2 về căn cứ pháp lý xây dựng Đề án, cần Đã đề nghị đơn vị tư vấn
4246/STP-VB trích dẫn nội dung cụ thể của các văn bản này để bổ sung, hoàn thiện theo
Ông Huỳnh Văn Hạnh, ngày 10/9/2020 làm rõ cơ sở pháp lý trong việc xây dựng Đề án, góp ý.
3
Giám đốc Sở Tư pháp (PGĐ Phan Thị trong đó cần phân tích làm rõ về thẩm quyền lập
Bình Thuận ký) và thông qua Đề án theo quy định pháp luật
chuyên ngành.
- Cần làm rõ mô hình “Thành phố trong một - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
thành phố” để có cơ sở tổ chức thực hiện xây bổ sung, hoàn thiện theo
dựng đô thị phù hợp vì liên quan đến nhiều vấn góp ý.
đề như tổ chức quản lý hành chính, quản lý kinh
tế xã hội, cơ cấu sử dụng đất, gắn kết hạ tầng đô
thị…
Ông Trần Chí Dũng,
Thư ngày - Việc tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể - Đã tiếp thu.
4 Chủ tịch Hội Quy hoạch và
10/9/2020 hoặc quy hoạch chung xây dựng khu đô thị sáng
Phát triển đô thị TPHCM
tạo phía Đông cần căn cứ vào Luật Quy hoạch.
- Về kinh tế xây dựng đô thị, nhằm huy động - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
mọi nguồn lực về tài chính để xây dựng thành nghiên cứu, đề xuất.
phố tương tác cao phía Đông, cần phân công đơn
vị phù hợp để nghiên cứu, đề xuất chính sách,
giải pháp thực hiện nhanh và hiệu quả nhất.
- Cần nghiên cứu bổ sung thêm Khu văn hóa lịch - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
sử như một khu vực trọng tâm phát triển và xây nghiên cứu, đề xuất.
dựng chiến lược phát triển nhằm tạo nền tảng,
bản sắt riêng cho khu vực.
Ông Khương Văn Mười,
Thư ngày - Cần có Ban chuyên trách nghiên cứu các - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
5 Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc
07/7/2020 chương trình, các lĩnh vực về công nghệ, phục nghiên cứu, đề xuất.
sư Việt Nam
vụ sản xuất, kinh tế, quản lý, văn hóa giải trí, …
trên thị trường thế giới hiện nay để có thể nhanh
chóng đáp ứng nhu cầu trong nước, định hướng
cho các thành phần lao động chuẩn bị về điều
kiện năng lực, trình độ.
- Cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên nền - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
tảng hiện có, phát triển thêm hệ thống giao thông bổ sung, hoàn thiện theo
kết nối, khai thác giá trị quỹ đất quanh các trạm góp ý.
metro và nghiên cứu thiết kế đô thị và nghiên
cứu thiết kế đô thị.
- Cần phát triển hệ thống vận chuyển công cộng
trong phạm vi khu Đông kết nối trạm metro với
các khu chức năng (phần 2, trang 52).
- Các giải pháp thực hiện cần thêm phần Tích
hợp dữ liệu.
- Cần điều chỉnh tiêu đề và bổ sung trang đề - Đã đề nghị đơn vị tư vấn
cương chính, trình bày mạch lạc, khoa học. bổ sung, hoàn thiện theo
góp ý.

219
Phụ lục Chương 8: Quyết định ban hành Kế hoạch hành động số
2655/QĐ-UBND ngày 28/07/2020
Ký bởi: Văn phòng Ủy ban Nhân dân
Email: ubnd@tphcm.gov.vn
Cơ quan: Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian ký: 28.07.2020 15:01:49 +07:00

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
221
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
223
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
225
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
227
Phụ lục Chương 8: Kế hoạch hành động

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
229
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát
triển khu đô thị sáng tạo

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
231
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát
triển khu đô thị sáng tạo

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
233
Phụ lục Chương 8: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quy hoạch phát
triển khu đô thị sáng tạo
01/07/2020 29/09/2020

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH - SQHKT+BGT


Thu xếp vốn từ WB-SECO và các thủ tục công nhận thầu tư vấn và ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch
Tổ chức nghiên cứu quy hoạch
Thảo luận các bên liên quan và phân tích hiện trạng ( 6 tuần)
Dự thảo khung phát triển 3 quận,phân tích các khu vực quan trọng (6 tuần)
Chuẩn bị trưng bày lấy ý kiến và phát triển ý tưởng (4 tuần)
Khung phát triển 3 quận và dự thảo QHPK các hotspot (12 tuần)
Hướng dẫn thiết kế cho các hotspot (3 tuần)
Hồ sơ đệ trình phê duyệt (4 tuần)
Phê duyệt - 3 tháng
Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí thiết kế hạ tầng kỹ thuật thông minh -SQHKT

CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH, SÁNG TẠO
Ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử - STTTT
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị tập trung trên nền tảng GIS - STNMT
Xây dựng chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo chuyển đổi số -SKHCN
Thành lập Trung tâm thông tin giao thông đô thị -SGTVT

CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG


Lập danh mục, kế hoạch và khái toán đầu tư các công trình giao thông -SGTVT
Giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đạt 50-60%-SGTVT
Nghiên cứu phát triển mạng lưới giao thông thủy -SGTVT
Đề án phát triển ngành y tế, giáo dục, văn hóa thể dục thể thao - SYT, SGD, SVHTT
Lập kế hoạch đầu tư công và xã hội hóa đầu tư phát triển cây xanh-SXD, UBNDQ
Thực hiện các công viên ven sông rạch theo quy hoạch, dự án điểm -SXD,SDL
Lập dự án xây dựng và khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) với ứng dụng hạ tầng 5G -STTTT
Khu vực trọng điểm phát triển thương mại và hạ tầng thương mại, dịch vụ-SCT

CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


Đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh-SNV
Các dự án hợp tác kinh tế kết nối liên ngành, liên kết vùng -KHDT
Quy định rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính-VPUB

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC


Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực -ĐHQG
Chương trình thu hút, trọng dụng nhân tài - SNV

CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
Chính sách tổng thể về tài chính đô thị -STC
Cẩm nang chương trình mẫu về kêu gọi đầu tư - SKHĐT
Kế hoạch tổ chức lắng nghe ý kiến doanh nghiệp - SKHĐT
Chính sách phát triển đối với các khu vực trọng điểm-BTT,SVH,BCNC,SKTĐT,SKHCN

CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG


Gian trưng bày ý tưởng quy hoạch đô thị sáng tạo -SQHKT
Xây dựng (website)... và ứng dụng trên thiết bị di động -STTTT
Chương trình lắng nghe ý kiến cộng đồng dân cư -UBND 3 quận
Các cuộc thi khởi nghiệp - ĐHQG

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
0 28/12/2020 28/03/2021 26/06/2021 24/09/2021 23/12/2021 23/03/2022 21/06/2022 19/09/2022 18/12/2022 18/03/2023

235
Phụ lục Chương 8: Tính toán nhu cầu vốn

Đề án hình thành và phát triển Khu đô thị Sáng tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM
237
Mục lục chi tiết

1 Sự cần thiết, căn cứ, cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành và phát triển Đô thị Sáng
tạo Tương tác cao phía Đông TPHCM 7
1.1 Bối cảnh và sự cần thiết  7
1.2 Căn cứ pháp lý lập đồ án quy hoạch  10
1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi quy hoạch  11
_
2 Hiện trạng đô thị và quy hoạch 15
2.1 Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư
2.2 Thực trạng hạ tầng công nghệ số  26
2.3 Thực trạng giao thông   32
2.4 Thực trạng biến đổi khí hậu và ngập lụt  38
2.5 Thực trạng sử dụng đất tại khu đô thị phía Đông  44
2.6 Đánh giá việc thực hiện quy hoạch đô thị phía Đông  46
2.7 Phân tích các thách thức và nguy cơ về đô thị tại phía Đông Thành phố  49
_
3 Các mô hình đô thị sáng tạo 51
3.1 Các mô hình đô thị sáng tạo trên thế giới  51
3.2 Mô hình phát triển thành phố thông minh  72
_
4 Tương tác và kết nối các đơn vị hữu quan  77
4.1 Hội thảo xây dựng tầm nhìn cho HIID  77
4.2 Các buổi tham vấn ý kiến chuyên gia 86
_
5 Các tiêu chí phát triển và thông số quy hoạch tổng thể  101
5.1 Các nguyên tắc hướng dẫn  101
5.2 Tiêu chí phát triển hạ tầng công nghệ số  108
5.3 Tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông  110
5.4 Tiêu chí ứng phó biến đổi khí hậu và ngập lụt  116
5.6 Tiêu chí quản lý sử dụng đất  117
_
6 Quy trình lập quy hoạch và khung tiến độ triển khai  119
6.1 Quy trình lập quy hoạch  119
6.2 Khung tiến độ triển khai  124
7  Các chiến lược phát triển trọng điểm sáng tạo  129
7.1 Tiêu chí lựa chọn   129
7.2 Các trọng điểm sáng tạo  129
_
8  Tổ chức thực hiện và kế hoạch hành động 177
8.1 Các chiến lược thực hiện  177
8.2 Các giai đoạn phát triển, đích đến của mỗi giai đoạn  181
8.3 Các mục tiêu dự kiến giai đoạn 2020 - 2025  183
8.4 Nhu cầu vốn khu vực nhà nước giai đoạn 2020 - 2025  183
8.5 Kế hoạch hành động  188
8.6 Chương trình hành động của khối quản lý Nhà nước  194
_
9 Dự báo tác động của đề án HIID 197
9.1 Tác động đối với cộng đồng dân cư tại địa phương  197
9.2 Tác động kinh tế  197
9.3 Tác động xã hội  198
9.4 Tác động môi trường  198
9.5 Tác động đối với chính sách và hệ thống pháp luật  199
9.6 Tác động đối với chính sách quan hệ quốc tế  199
Kết luận và kiến nghị  201
_
10 Phụ lục  203

239

You might also like