Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

Một số kết quả nghiên cứu xói lở, bồi tụ vùng ven bờ
khu vực Hải Phòng
Trần Anh Tú1, Trần Đức Thạnh2

Tóm tắt: Hải Phòng là thành phố cảng và công nghiệp quan trọng, là đầu mối giao thông đường biển phía
Bắc. Trong các năm trở lại đây, hiện tượng xói lở, bồi tụ vùng ven bờ Hải Phòng xảy ra mạnh cả về quy mô
lẫn cường độ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Tổng số chiều dài đường bờ
biển Hải Phòng bị xói lở 16,1 km, chiếm 23,0% trên tổng số 125 km đường bờ biển. Hầu hết các khu vực đảo
Đình Vũ, nam Bãi Nhà Mạc, Đường 14, Cát Hải, Phù Long đều diễn ra hiện tượng xói sạt bờ với tốc độ xói
ngang đạt 1,2 - 9,6m/năm, trung bình 5,4m/năm. Bồi tụ vùng ven bờ Hải Phòng cũng xảy ra khá phức tạp,
đặc biệt là luồng sông Cấm. Với tốc độ bồi tụ mạnh như hiện nay, hàng năm khối lượng nạo vét luồng cảng
từ 2,5 đến 2,9 triệu tấn/ năm. Ngoài ra, phía tây nam bán đảo Đồ Sơn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ của hiện
tượng bồi tụ dẫn đến việc xây dựng cảng nước sâu tại khu vực này trong tương lai gần rất khó thực hiện.

Các từ khoá: xói lở, bồi tụ, cảng nước sâu.

1. Mở đầu
Hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển là một trong những thiên tai nặng nề nhất làm mất đất, sa
bồi luồng cảng, ảnh hưởng đến dân sinh kinh tế. Hải Phòng là một trong những cảng lớn
nhất hiện nay ở Việt Nam (năm 2007 đạt 15 triệu tấn hàng hoá) và trong tương lai quy
hoạch xây dựng cảng mới ở bán đảo Đồ Sơn.
Bờ biển Hải Phòng dài 125 km, có 5 cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng - Thái Bình đổ ra
biển. Các khu vực đảo Đình Vũ, nam Bãi Nhà Mạc, đường 14, Cát Hải, Phù Long đều diễn
ra hiện tượng xói sạt bờ với tốc độ xói ngang đạt 1,2 - 9,6 m/năm, trung bình 5,4 m/năm
[3]. Tuy nhiên, hiện tượng bồi tụ cửa sông và luồng cảng mấy năm trở lại đây gia tăng đã
gây cản trở mọi hoạt động của cảng. Ngoài ra, khu vực Tây Nam bán đảo Đồ Sơn cũng bị
bồi tụ đáng kể dẫn đến việc xây dựng cảng nước sâu tại khu vực này trong tương lai phải
chịu sức ép ghê ghớm của bồi tụ luồng bến.
Công trình này trình bày một số kết quả nghiên cứu tình trạng xói lở, bồi tụ ven bờ khu vực
Hải Phòng và các thảo luận liên quan đến các quá trình môi trường và sự mở rộng cảng Hải
Phòng.

2. Tài liệu và phương pháp


Công trình này sử dụng số liệu của một số đề tài, dự án bao gồm Dự án Độc lập cấp Nhà
nước KHCN-5a “Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh
tới Thanh Hoá”, năm 2000; Đề tài cấp cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển “Đánh
giá hiện trạng bồi-xói và đề xuất hướng sử dụng khu vực Tây Nam bán đảo Đồ Sơn”, năm

1
Viện Tài nguyên và Môi trường biển (IMER)/ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 246 Đà Nẵng,
Thành phố Hải Phòng, 084 0313 760605; E-mail: tuta@imer.ac.vn
2
Viện Tài nguyên và Môi trường biển (IMER)/ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 246 Đà Nẵng,
Thành phố Hải Phòng, 084 0313 760605; E-mail: thanhtd@imer.ac.vn

143
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

2002; Đề tài “Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông miền Bắc và giải pháp
phòng chống”, năm 2004.
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau được sử dụng:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu.
- Phương pháp xử lý thống kê các yếu tố khí tượng,
thuỷ văn.
- Mô hình SBEACH (Numerical Model for Simulating
Storm-Induced Beach Change) để tính biến động cao
độ đáy theo mặt cắt trong một chu kỳ ngắn.
- Phương pháp CERC tính toán vận chuyển bùn cát do
sóng ven bờ.
- Phương pháp phân tích hiệu ứng bồi tụ, xói lở bằng
biểu đồ Sundborg.
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
3. Kết quả và thảo luận

3.1. Hiện trạng xói lở bờ đảo Cát Hải


• Kết quả tính toán di chuyển bùn cát dọc bờ do năng lượng sóng theo mô hình CERC
tại Cát Hải:
Tính tại 3 khu vực có đường bờ khác nhau là Bến Gót, Gia Lộc và Hoàng Châu. Dựa vào
số liệu quan trắc sóng tháng 3 (mùa khô), đã tính lượng vận chuyển bồi tích tại Bến Gót về
phía đông là -894 m3, tại Gia Lộc về phía đông là -148 m3 và Hoàng Châu về phía tây là
205 m3, vận chuyển từ Gia Lộc về cả 2 phía Bến Gót và Hoàng Châu. Tháng 8 (mùa mưa),
các giá trị tương ứng là 6065 m3, 7421 m3, 7644 m3, đều vận chuyển theo hướng Bến Gót
về Hoàng Châu (phía tây). Trong cả năm, lượng vận chuyển tại Bến Gót là 98370 m3, Gia
Lộc 131656 m3, và Hoàng Châu 163617 m3. Các kết quả này cho thấy trong cả năm, cả 3
khu vực trên đều bị mất bồi tích về phía tây bắc Hoàng Châu [2].
• Kết quả tính tần suất bồi xói theo biểu đồ Sundborg tại Cát Hải:
- Vào mùa khô (tháng 3) khu vực Cát Hải có xu thế xói lở. Gia Lộc là khu vực xói lở mạnh
nhất (58,9%), phía tây xói lở mạnh, phía đông xói lở yếu. Tại Hoàng Châu xói lở mức
trung bình (25,9%), phía tây xói lở hơn phía đông. Bến Gót bồi tụ ở mức trung bình (<
30%), phía đông có xu thế bồi tụ hơn phía tây [4].
- Vào mùa mưa (tháng 8) khu vực Cát Hải vẫn có xu thế xói lở. Ở Hoàng Châu, Bến Gót
có xu thế và cường độ giống như mùa khô, tại Gia Lộc, phía đông có xu thế bồi tụ, phía tây
có xu thế xói lở.
• Kết quả tính toán biến dạng đáy theo mô hình SBEACH tại Cát Hải:
Với điều kiện tính toán (cấp hạt trầm tích Md, độ cao sóng,...) như nhau cho mùa mưa và
mùa khô nên trong hai mùa đều cho kết quả không khác nhau nhiều:
- Tại tất cả các mặt cắt đều có hiện tượng bào mòn đáy, nhưng phân bố từ bờ ra biển không
đều nhau và độ lớn khác nhau (hình 2).
- Tại Hoàng Châu: mức bào mòn lớn nhất là 0,060 m, cách vị trí đường bờ khoảng 250 m.

144
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

- Tại Gia Lộc: bào mòn trong đoạn 180 - 260m kể từ bờ, mức độ bào mòn lớn nhất 0,072
m.
- Tại Bến Gót: bào mòn trong đoạn cách bờ 180 - 260 m, mức độ bào mòn lớn nhất 0,066
m.
thay ®æi ®é s©u t¹i mÆt c¾t a thay ®æi ®é s©u t¹i mÆt c¾t b
(hoμng ch©u - C¸t H¶i) Mïa m−a (08/2000) (gia léc - C¸t H¶i) Mïa m−a (08/2000)

0.08 0.08

0.06 0.06
Cao ®é (m)

0.04 0.04

Cao ®é (m)
0.02 0.02

0 0
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

-0.02 -0.02
Kho¶ng c¸ch kÓ tõ ®−êng bê (m) Kho¶ng c¸ch kÓ tõ ®−êng bê (m)

thay ®æi ®é s©u t¹i mÆt c¾t c


Hình 2. Sơ đồ tính toán biến dạng đáy theo mô hình
(bÕn gãt - C¸t H¶i) Mïa m−a (08/2000)
SBEACH khu vực Cát Hải - Hải Phòng (Nguồn:
0.08 [5])

0.06

0.04
Cao ®é (m)

0.02

0
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

-0.02
Kho¶ng c¸ch kÓ tõ ®−êng bê (m)

Bờ biển Cát Hải có tổng chiều dài bờ phía biển bị xói lở khoảng 6200m (bảng 1). Trong
đó, có 4000 m đê kè rất xung yếu và nguy hiểm do dân cư tập trung sát bờ ở Gia Lộc-Hoà
Quang (1500 m), Văn Chấn - Hoàng Châu (2500m). Trong 1930 - 1996 biển đã lấn vào
đảo khoảng 230 m khu vực thị trấn Cát Hải, 360 m khu vực Văn Chấn - Hoàng Châu và
600 m khu vực vụng Gia Lộc. Các đoạn bờ thị trấn Cát Hải và Văn Chấn được kè đá từ
sớm nên tốc độ xói các năm gần đây giảm, đoạn bờ vụng Gia Lộc vẫn bị xói lở tự nhiên
nên tốc độ xói gần đây lên tới 21 m/năm.
Theo đánh giá, mặt bãi sát chân đê kè bị bào mòn hạ thấp 15-32 cm/năm. Trên bảy mươi
năm qua, mặc dù có hệ thống đê kè bảo vệ, qui mô xói lở bờ Cát Hải tăng ít nhưng cường
độ xói lở tăng nhiều và tổng diện tích bị xói lở đến 250ha. Ngoài xói lở cồn bãi cao, hơn
1000 ha bãi triều thấp cũng bị bào mòn xói lở thành vũng nước dưới triều sâu 0,5-2,0m.
Dự báo trong vòng hai mươi năm tới, tốc độ xói lở tự nhiên bờ đảo Cát Hải khoảng 6,5 -
26,5 m/năm, trung bình 1 m/năm [2].

145
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

Bảng 1. Diễn biến xói lở bờ Cát Hải (Nguồn: [2])

Giai đoạn 1930 - 1965 1965 - 1900 1900 - 2000

Số đoạn bờ xói lở 3 5 3

Tổng chiều dài xói lở (m) 6000 6200 6400

Trong đó: yếu 0 3700 3060

trung bình 1800 0 0

mạnh 4200 0 2040

rất mạnh 0 2500 1300

Tốc độ xói trung bình (m/năm) 4,5 5,0 12,9

Tốc độ xói cực đại (m/năm) 8,5 10,0 50,0

Tốc độ xói lở (m/năm) 2,7 3,09 8,27

3.2. Hiện trạng xói lở bán đảo Đình Vũ

Bảng 2. Diễn biến xói sạt bờ khu vực Đình Vũ và lân cận (Nguồn: [3])

Giai đoạn 1965 - 1994


Đoạn bờ
Tình trạng Độ dài (m) Tốc độ tr. Bình (m/năm) Diện tích (m2)

Nam Vũ Yên Xói 890 1,2 30972

Đình Vũ Xói 3000 8,6 498800

Đường 14 Xói 3400 4,2 414120

Nam Bãi Nhà Mạc Xói 1700 1,2 59160

Nam Cát Hải Xói 6400 6,4 454720

Phù Long Xói 3300 9,6 918720

Tổng 18690 5,4 2376492

Bằng phương pháp viễn thám và GIS từ nguồn tài liệu ảnh SPOT đa phổ chụp năm 1994,
IKONO chụp năm 2001 và các tài liệu khảo sát thực tế [3] cho thấy: ở phía nam và đông
nam Đình Vũ, đường 0 mHĐ (hải đồ) năm 1934 gần như định hướng song song với luồng
Cửa Cấm và Nam Triệu, tạo nên 2 doi cát triều thấp kéo dài ra phía biển và áp sát hai bên
cửa sông này. Phần bãi triều thấp ở phía nam, đường 0mHĐ lồi lõm dạng răng cưa. Vào
năm 1991, phần đuôi và phần giữa của các doi cát này bị cắt dời ra và bị đẩy về phía đông
nam tạo nên các chương cát nổi cao, có đỉnh cao trên mực biển trung bình. Đường 0mHĐ
có dạng răng cưa thuộc bãi triều thấp phía nam đảo Đình Vũ được vật liệu trầm tích xói
mòn ở bãi cao đưa xuống bồi lấp mở rộng bãi thấp về phía biển. Bức tranh chung biến đổi
đường 0mHĐ là mở rộng xuống phía nam (phía cửa sông Cấm), nơi rộng nhất tới 800m
nhưng lại bị xói phía cửa Nam Triệu và tạo nên các chương cát nổi cao trên mực biển trung

146
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

bình. Các chương cát này lại có xu hướng di chuyển về phía tây và đạt cự ly 700 - 800m.
Mười năm sau đắp đập Đình Vũ (1991), lòng lạch Cửa Cấm sau đập Đình Vũ bị lấp đầy
hoàn toàn và trở thành bãi triều thấp, độ dài xói lở Đình Vũ khoảng 3000 m (bảng 2). Đến
năm 2001, hai mươi năm sau đắp đập, lòng lạch Cửa Cấm sau đập Đình Vũ đã nổi cao đến
mực biển trung bình và đã được quai đắp thành nhiều đầm nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay
giữa bờ Đình Vũ và bờ Tràng Cát chỉ còn cách nhau 100 - 200m làm lạch triều lấy nước và
tiêu thoát nước đầm nuôi.
Tóm lại xu thế bồi, xói chung ở phía nam, đông nam Đình Vũ là xói lở bãi triều cao, bồi tụ
luồng lạch và bồi tụ mở rộng bãi triều thấp đã diễn ra từ rất lâu. Đặc biệt từ sau năm 1981,
đập Đình Vũ hoàn thành, bồi tụ luồng lạch và bờ thấp ở phía tây, tây nam Đình Vũ tăng lên
đột biến làm bồi lấp hẳn lạch Cửa Cấm, bắt đầu xuất hiện xu thế phát triển bồi tụ mở rộng
cả bãi triều cao. Tuy nhiên, từ đầu đoạn bờ kè bê tông phía nam Đình Vũ tới cửa Nam
Triệu, mức độ bồi tụ bãi cao giảm chậm, xói lở mạnh vẫn diễn ra ở nhiều đoạn thuộc bờ
cao.
Xu thế hiện nay là bãi triều
thấp và các lạch trũng sâu bị
bồi lấp mạnh bởi các quá trình
tự nhiên và công trình đập
Đình Vũ nhưng ở đường bờ
cao của bờ đông nam Đình Vũ
vẫn đang tiếp tục diễn ra quá
trình xói sạt. Kết quả này xuất
phát từ thực tế và được xác
định nhờ so sánh 2 đường bờ
cao (cao 2,3m/0mHĐ) trên 2
ảnh vệ tinh đa phổ SPOT chụp
năm 1994 và ảnh IKONO
chụp năm 2001. Trên suốt
chiều dài đường bờ gần
1500m từ đầu bờ kè bê tông
tới bến phà Đình Vũ đang xây Hình 3. Sơ đồ xói lở - bồi tụ khu vực đông nam Đình Vũ năm 1965
dựng trong vòng 7 năm (1994 - 1980 - 2001 (Nguồn: [3])
- 2001) bờ cao liên tục xói lở.
Cường độ xói sạt bờ đông nam Đình Vũ có thể chia ra làm 4 cấp: mạnh (tốc độ >10m/năm)
chiếm khoảng10,3%, mạnh vừa (5 - 10m/năm) chiếm 24%, trung bình (2,5 - 5m/năm)
chiếm 31,5%, và yếu (< 2,5m/năm) chiếm 34,2%. Như vậy khoảng 1/3 chiều dài đoạn bờ
đông nam Đình Vũ có xói sạt mạnh trở lên (>5m/năm), 1/3 đoạn bờ xói lở trung bình và
1/3 chiều dài còn lại xói lở yếu.
Kết quả nghiên cứu biến động bồi - xói của đường bờ trung bình đông nam Đình Vũ cho
thấy:
- Giai đoạn từ 1965 đến 1980: là giai đoạn trước khi có đập Đình Vũ, đây là giai đoạn diễn
ra xói lở mạnh nhất và đạt tốc độ lớn nhất 11,8m/năm. Bờ bị xói lở trên chiều dài 1610m,
chiếm 83% tổng chiều dài đoạn bờ bồi - xói và đoạn bờ xói lở mạnh nhất dài 1250m,
chiếm 64,4% tổng chiều dài đoạn bờ bồi - xói và bằng 77,6% tổng chiều dài bị xói lở (hình
3). Tốc độ xói sạt trung bình của đoạn bờ là 7,7m/năm. Đoạn bờ xói lở mạnh nhất ở cách
đầu bờ bê tông khoảng 1km về phía đông. Nơi đây trước kia tồn tại hai đê cát cổ, phía
ngoài đê cát cổ là bãi triều cao có rừng ngập mặn.

147
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

Bảng 3. Biến động bồi - xói đường bờ trung bình đông nam Đình Vũ giai đoạn 1980 - 2001 (Nguồn: [3])

Diện tích (ha)


Chiều dài trung Chiều rộng
Tốc độ trung bình
bình đoạn bờ trung bình
Bồi Xói Cân bằng bồi - (m/năm)
(m) đoạn bờ (m)
xói

1100 150 16,5 - +16,5 +7,1

210 52 - 1,1 -1,1 -2,5

150 53 - 0,8 -0,8 -2,5

30 10 - 0,03 -0,03 -0,5

Tổng: 1490 16,5 1,93 14,6 +3,5

(+) Cân bằng và tốc độ bồi, (-) Cân bằng và tốc độ xói

- Giai đoạn 1980 - 2001: là giai đoạn đập Đình Vũ đã hoàn thành. Ảnh hưởng của đập
Đình Vũ đến đường bờ trung bình khá lớn do không những tốc độ xói lở giảm yếu mà
chiều dài đoạn bờ xói lở cũng giảm đi (bảng 3). Tuy nhiên, ở đường bờ như phân tích ảnh
vệ tinh SPOT chụp năm 1994 và ảnh IKONO chụp năm 2001 vẫn liên tục bị xói sạt trong
vòng bảy năm trở lại đây với tốc độ trung bình
4,2m/năm. Cũng theo các tư liệu đo sâu địa hình và Bảng 4. Khối lượng nạo vét luồng và cảng
những kết quả khảo sát của chúng tôi trong khoảng Hải Phòng
mười năm trở lại đây [3], mặc dù bãi triều thấp
đông nam Đình Vũ có xu thế bồi tụ về phía biển. Năm Khối lượng nạo vét
(triệu m3) (*)
Nhưng cách đường bờ trung bình khoảng 250 -
500m về phía đông nam luôn tồn tại một lạch triều 2001 2,950
nhỏ kéo dài theo phương đông bắc - tây nam rồi
chuyển dần về phương gần bắc - nam. Lạch triều 2002 2,361
này xói mòn bãi thấp tạo ra các trũng thấp có độ sâu
2003 2,404
tương đối so với mặt bãi triều 1,0 - 1,5m.
2004 2,845
3.3. Tình trạng bồi tụ ven bờ biển Hải Phòng 2005 2,470
Ven bờ biển Hải Phòng đang phải đối mặt với vấn
đề bồi tụ, nhất là luồng vào cảng Hải Phòng. Cảng Quý I năm 2006 1,480

được xây dựng dọc theo vùng cửa sông hình phễu (*): khối lượng trên chưa kể khối lượng nạo vét
Cấm - Bạch Đằng. Hai con sông chi phối toàn bộ Dự án cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn II
chế độ thuỷ văn khu vực là sông Cấm và sông Bạch trong năm 2004-2005 của kênh Hà Nam và
Lạch Huyện.
Đằng, cùng đổ ra biển qua cửa Nam Triệu. Tổng tải
lượng nước trung bình hàng năm qua cửa Nam Nguồn: Cảng vụ Hải Phòng, 2006.
Triệu là 12 km3 và tải lượng bùn cát xấp xỉ 5 triệu
tấn. Hàm lượng bùn cát lơ lửng lớn, thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ đục trung bình ở các
trạm thay đổi trong khoảng 53-215g/m3, cực đại đến 700-964g/m3. Mùa khô độ đục trung
bình biến đổi trong khoảng 42-94g/m3, cực đại đạt 252-860g/m3, tập trung ở vùng cửa sông
phía ngoài do khuấy động của sóng và dòng triều. Tháng 8 thường có tổng lượng bùn cát
lớn nhất chiếm từ 35-40% tổng lượng bùn cát trong năm, lượng bùn cát nhỏ nhất thường
vào tháng 3 chỉ từ 0,5-1% tổng lượng bùn cát cả năm [6]. Theo bảng 4, giai đoạn 2001 -

148
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

2005, hàng năm khối lượng nào vét luồng và cảng Hải Phòng trong các năm gần đây từ 2,3
- 2,9 triệu m3.

Bảng 5. Kết quả dự báo vị trí đường đẳng sâu khu vực Tây Nam Đồ Sơn năm mươi năm tới so với năm 2002
(nguồn: [1])

Tốc độ và vị trí các đường Cung bờ

đẳng sâu so với năm 2002 Cống Họng 2,5 km Bàng La 1,5km Quần Mục 1,7 km

Mực biển Tốc độ bồi (m/năm) 70 56 50


trung bình
Vị trí so với MBTB năm 2002 (m) 3500 2800 2500

0m hải đồ Tốc độ bồi (m/năm) 40 50 30

Vị trí so với 0m hải đồ năm 2002 (m) 2000 2500 1500

2m Tốc độ bồi (m/năm) 30 20 20

Vị trí so với 2m năm 2002 (m) 1500 1000 1000

4m Tốc độ bồi (m/năm) 18 16 14

Vị trí so với 4m năm 2002 (m) 900 800 700

Vùng ven bờ tây nam bán đảo Đồ Sơn là bộ phận rìa ngoài cùng phía đông bắc châu thổ
sông Hồng kéo dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường. Tiến hoá môi trường trầm tích của khu
vực trong kỷ Holoxen cho thấy rằng quá trình lắng đọng trầm tích liên tục diễn ra trong
suốt 8000 năm qua với tốc độ trung bình 2,2 mm/năm. Khoảng 3000 năm trở lại đây, tốc
độ lắng đọng trầm tích tăng lên mạnh và đạt trung bình 5 mm/năm, vượt xa tốc độ dâng
cao mực nước và hạ lún kiến tạo (xấp xỉ 3mm/năm). Nguồn cung cấp bồi tích chính cho
khu vực hiện nay là sông Văn Úc với tải lượng phù sa đạt khoảng 11 triệu tấn/năm. Đường
bờ trung bình có thể hiện pha bồi tụ, xói lở rõ ràng với thời khoảng luân đổi khoảng 30 - 40
năm, tốc độ trung bình đạt khoảng xấp xỉ 10m/năm, cực đại có nơi đạt trên 100m/năm
trong thời gian không lâu. Cân bằng bồi xói của hai pha bồi và pha xói liền nhau cho xu thế
bồi tụ lấn biển. Đường 0m hải đồ cho xu thế bồi tụ liên tục khi cân bằng bồi - xói với tốc
độ bồi lấn trung bình trên 10m/năm, cực đại có chỗ đạt 70 - 80m/năm, thể hiện pha bồi -
xói không rõ ràng. Phần sườn bờ, cân bằng bồi - xói ở các đường đẳng sâu cũng thấy xu
thế liên tục bồi tụ lấn ra phía biển khá rõ với tốc độ lớn hơn chục lần so với các đường bờ.
Dự báo rằng, 5 - 10 năm tới, tốc độ bồi tụ ở bờ và sườn bờ như giai đoạn 10 năm trước
đây, đường bờ trung bình sẽ cách hiện nay khoảng 500 - 600m, đường 0m hải đồ bồi tụ
tiến ra biển khoảng 600 -700m, trong khoảng độ sâu 4 - 12m, tốc độ bồi tụ vẫn có điều
kiện bồi tụ mạnh như hiện nay. Đến 20 năm tới, tốc độ bồi tụ bờ và bờ ngầm sẽ giảm đi so
với 1992 - 2002 nhưng lớn hơn nhiều lần so với 1934 - 1965, đường bờ trung bình có hình
thái gần giống đường đẳng cao 1m trên 0m hải đồ hiện nay. Đến 50 năm tới, phần sườn bờ
ngầm sát bờ hoạt động bồi tụ của sóng tạo nên đê cát ngầm ở phía đông nam Hòn Dấu,
đường 0m hải đồ tiến tới ngang vụng Vạn Sét, gần tới đường đẳng sâu 2m hiện nay và
đường bờ trung bình tiến tới gần vụng Vạn Hương.
Khu vực tây nam Đồ Sơn thuộc vùng cấu trúc châu thổ với đặc điểm bồi tụ mạnh, hình thái
lồi cong ra phía biển, đường đẳng sâu và đường bờ luôn biến động mạnh trong khi cảng
nước sâu luôn cần duy trì luồng sâu từ chục mét trở lên. Bởi vậy việc xây cảng nước sâu tại
khu vực này là không phù hợp với quy luật tự nhiên.

149
Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 5 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Biển

4. Kết luận
Vùng bờ Hải Phòng khu vực đông bắc Đồ Sơn đặc trưng bởi cửa sông hình phễu Bạch
Đằng, hiện tượng xói-bồi bờ biển diễn biến phức tạp và gia tăng cả về cường độ và tần suất
trong thời gian gần đây. Đáng kể là hiện tượng xói lở bờ đảo Cát Hải, bờ đảo Đình Vũ, xu
thế xâm thực ngang phổ biến, bồi lấp luồng lạch, trong đó có bồi lắng luồng Nam Triệu,
luồng Bạch Đằng, luồng sông Cấm vào cảng Hải Phòng liên quan tới cả các quá trình tự
nhiên quy định bản chất địa hệ và môi trường địa chất vùng cửa sông hình phễu và cả hiệu
ứng dẫn xuất của các công trình nhân tạo làm thay đổi cấu trúc thuỷ văn vùng cửa sông
hình phễu. Tổng số chiều dài đường bờ biển Hải Phòng bị xói lở 16,1 km, chiếm 23,0%
trên tổng số 125 km đường bờ biển, trong đó đặc biệt hiện tượng xói lở bờ đảo Cát Hải xảy
ra nghiêm trọng nhất so với toàn dải bờ biển Hải Phòng, sau đó đến khu vực Đông Nam
bán đảo Đình Vũ. Hiện tượng bồi tụ vùng ven bờ Hải Phòng cũng xảy ra khá phức tạp, đặc
biệt là luồng sông Cấm, luồng chính của cảng Hải Phòng, là một trong những cảng lớn
nhất của nước ta. Với tốc độ bồi tụ mạnh như hiện nay, hàng năm khối lượng nạo vét luồng
từ 2,5 đến 2,9 triệu tấn/ năm. Ngoài ra, khu vực Tây Nam bán đảo Đồ Sơn thuộc vùng ven
bờ châu thổ cũng bồi tụ đáng kể và nếu xây dựng cảng nước sâu tại khu vực này trong
tương lai phải chịu sức ép ghê gớm của bồi tụ luồng bến.

Tài liệu tham khảo


[1] Đinh Văn Huy và nnk (2002). Đánh giá hiện trạng bồi - xói và đề xuất hướng sử dụng khu vực Tây Nam
bán đảo Đồ Sơn. Đề tài cấp cơ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
[2] Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến (2000). Nghiên cứu dự báo, phòng
chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá. Báo cáo Tổng hợp Dự án Độc lập cấp nhà
nước KHCN - 5A. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
[3] Trần Đức Thạnh (2004). Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông miền Bắc và giải pháp phòng
chống. Báo cáo năm 2004. Lưu trữ tại Viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
[4] Trần Anh Tú (2001). Áp dụng phương pháp tính bồi, xói theo biểu đồ Sundborg góp phần nghiên cứu di
chuyển bùn cát ven bờ Hải Hậu. Tài nguyên và Môi trường biển, Tập VIII, Nxb KH&KT Hà Nội, trang
75 - 84.
[5] Trần Anh Tú, Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Thọ Sáo (2002). Áp dụng mô hình SBEACH tính toán biến dạng
địa hình đáy khu vực phía nam đảo Cát Hải. Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IX, Nxb KH&KT Hà
Nội, trang 23 - 32.
[6] Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Trang (2007). Nạo vét ở cảng Hải
Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi trường và hệ sinh thái biển. Trường Đại học Hàng hải Việt
Nam, trang 202 - 209.

150

You might also like