Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP HÓA PHÂN TÍCH

Chương 1:
Bài 1 Pha 1lít dung dịch HCl có các nồng độ sau: 10%, 15%. 25 % 30% từ dung dịch
HCl 36% (d = 1,18)
Bài 2 Pha 1lít dung dịch H2SO4 có các nồng độ sau: 10%, 25%. 35 % 40% từ dung dịch
H2SO4 96% (d = 1,84)
Bài 3 Từ dung dịch NH4OH 1:1. Hãy pha 1lít dung dịch NH4OH 1:5, dung dịch NH4OH
2:5, dung dịch NH4OH 3:5, dung dịch NH4OH 1:8, dung dịch NH4OH 1:4
Bài 4 Pha 1lít dung dịch NaOH có các nồng độ sau: 10%, 15%. 25 % 30% từ dung dịch
NaOH 40% (d = 1,44)
Bài 5 Tính lượng cân Na2B4O7. 10H2O để pha 1 lít dung dịch Na2B4O7 0,1N.
Bài 6 Tính lượng cân H2C2O4.2H2O để pha 1 lít dung dịch H2C2O4 0,1N.Dung dịch
pha xong dùng thiết lập nồng độ cho dung dịch NaOH
Bài 7 Tính số ml HCl 36,5% (d = 1,18) để pha 1 lít dung dịch HCl 0,1N Bài 8 Tính số
ml H2SO4 96% (d = 1,84) để pha 1 lít dung dịch H2SO4 0,1N
Bài 8: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha 3 lít dung dịch NaOH 10% có d=1,110g/mol.
Xác định lượng Na2O cần dùng để pha vào 555g dung dịch NaOH 10% để tạo thành dung
dịch NaOH 40%?
Bài 9: Tính lượng H2SO4 đặc cần thiết để pha 2 lít dung dịch H2SO4 0,1N?
Bài 10: Tính hoạt độ các ion trong dung dịch hỗn hợp KCl 10-3M, MgSO4 10-3M?
Bài 11: Tính lực ion của dung dịch hỗn hợp KCl 10-3M, BaCl2 10-3M và KNO3 10-3M?
Bài 12: Tính hoạt độ ion Cl - trong dung dịch khi trộn 500ml BaCl 2 0,01M và CuSO4
0,02M
Bài 13: Tính lực ion trong dung dịch khi trộn 500ml HCl 10 -3M và 250ml Na2CO3 10-3M,
biết H2CO3 phân hủy hoàn toàn.
Bài 14: Để xác định hàm lượng photpho trong quặng sắt, người ta lấy 1.5860g mẫu, đem
phân hủy, chuyển thành dung dịch rồi kết tủa photpho dưới dạng kết tủa
(NH4)3PO4.12MoO3 (M = 1976.4), đem sấy kết tủa này và cân được 0.4386g. Để kiểm
tra lại kết quả phân tích, người ta lấy kết tủa đã sấy, đem nung để chuyển thành
P2O5.25MoO3 (M= 3596.5) và cân được 0.4173g. Tính hàm lượng photpho trong quặng
theo hai lần cân sau khi sấy và sau khi nung kết tủa.
Chương 2:
Bài 1:
Thiết lập công thức tính pH của axit mạnh, biện luận các điều kiện gần đúng. Áp dụng
tính pH dung dịch HCl ở các nồng độ 0,2M và 6.10-7M.
Bài 2:
Thiết lập công thức tính pH của bazo mạnh, biện luận các điều kiện gần đúng. Áp dụng
tính pH dung dịch NaOH ở các nồng độ 0,3M và 7.10-7M.
Bài 3:
Thiết lập công thức tính pH của đơn axit yếu, biện luận các điều kiện gần đúng. Áp dụng
tính pH dung dịch axit fomic có pKa = 3,75 ở nồng độ 0,01M.
Bài 4:
Thiết lập công thức tính pH của đơn bazo yếu, biện luận các điều kiện gần đúng. Áp dụng
tính pH dung dịch có Kb = 1,8.10-5 ở nồng độ 0,001M.
Bài 5:
Thiết lập công thức tính pH của dung dịch đệm tạo bởi bazo yếu và muối của nó với axit
mạnh. Áp dụng tính pH của dung dịch đệm tạo bằng cách pha 100ml dung dịch amoniac
0,5M và 100ml dung dịch NH4Cl 0,5M.
Bài 6:
Thiết lập công thức tính pH của dung dịch đệm tạo bởi axit yếu và muối của nó với bazo
mạnh. Áp dụng tính pH của dung dịch đệm tạo bằng cách pha 100ml dung dịch
CH3COOH 0,5M và 100ml dung dịch CH3COONa 0,5M.
Bài 7:
Cho 500ml dung dịch CH3COOH 0,1 M. Người ta thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1 N vào
500ml dung dịch trên. Tính pH ở các thời điểm sau:
a. 100ml NaOH 0,1N b. 300ml NaOH 0,1N
c. 500ml NaOH 0,1N d. 600ml NaOH 0,1N
Bài 8:
Phải thêm vào 100ml dung dịch HCOOH 0,2M bao nhiêu gam natri foocmat rắn
HCOONa để có dung dịch đệm với pH = 4,3. Biết pKHCOOH = 3,77.

Bài 9:
Một dung dịch đệm gồm CH3COOH 1M và CH3COONa 1M có PH=4,75=PKa.Sau khi
pha trộn 100ml dung dịch đệm đó với 10ml dd NaOH 0,1M.Tính PH của dd sau khi pha
thêm
Bài 10:
Vẽ đồ thị logarit nồng độ của dung dịch CH3COOH 0,01M. Dựa vào đồ thị, xác định
nồng độ các ion và phân tử trong dung dịch khi điều chỉnh pH đến pH = 2; pH = 11.
Bài 11:
Bài 10:
Vẽ đồ thị logarit nồng độ của dung dịch NH 4OH 0,001M. Dựa vào đồ thị, xác định nồng
độ các ion và phân tử trong dung dịch khi điều chỉnh pH đến pH = 2; pH = 11.
Bài 11:
Chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng NaOH 0,1M:
a) Tính sai số khi kết thúc chuẩn độ ở làn lượt ở pH = 4 và pH = 10
b) Cần kết thúc chuẩn độ ở khoảng pH nào để sai số chuẩn độ không quá 0,1%.

Bài 12:
Thực hiện chuẩn độ dung dịch NH3 0,1M bằng dung dịch HCl 0,1M, chất chỉ thị phù hợp
cho phép chuẩn độ:
a) Xây dựng đường định phân của phép chuẩn độ trên, chọn chất chỉ thị phù hợp cho
phép chuẩn độ. Biết bước nhảy pH xảy ra trong khoảng F = [0,999  1,001].
b) Tính sai số khi sử dụng chất chỉ thị có pT = 4 và pT = 9.
Bài 12:
a) Cân 1,25g axit yếu HA, hòa tan trong nước cất thành 50ml dung dịch A. Dùng NaOH
0,09M để chuẩnđộ dung dịch đó. Biết khi thêm vào A 8,24 ml NaOH thì pH dung dịch
bằng 4,30 và khi thêm 41,20ml thì đạt được điểm tương đương. Tính khối lượng phân tử
của HA và hằng số axit Ka của axit đó.
b) Giả sử chuẩn độ axit yếu HA 0,1M bằng NaOH 0,1M với chỉ thị có pT = 7. Nếu muốn
sai số không vượt quá 0,1% thì pKa phải có giá trị như thế nào?

Bài 13: Tính độ điện ly của dung dịch CH 3COOH có pKa = 4,75 ở các nồng độ 0,1M và
0,001M.

You might also like