Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

MỘT NGỤY BIỆN KHI TRANH CÃI VỀ TRUMP

Bài viết là đáp án trắc nghiệm ngụy biện nhanh, (https://goo.gl/7vbEjT), cho đoạn đối thoại:
- A: Ông Trump có vẻ cực đoan và hà khắc với người nhập cư Hồi giáo.
- B: Tức cười, không lo chuyện VN đi, lo chi chuyện ông Trump xa xôi bên Mỹ.

1. NGỤY BIỆN GÌ?

Câu đối đáp trên của B phạm các ngụy biện như ngụy biện lảng tránh chủ đề (avoiding the issues) và
ngụy biện chế giễu (appeal to ridiculous)
--> NGỤY BIỆN LẢNG TRÁNH CHỦ ĐỀ (avoiding the issues https://goo.gl/6KDa8o, xem ví dụ
28: https://goo.gl/r3ChdN ): ngụy biện khi ai đó sẽ trả lời một luận điểm bằng cách đi vòng vèo các vấn
đề xung quanh, và tránh né hay không trả lời các ý chính trong luận điểm đó. Ở đây B không đi vào các
luận điểm của A mà tránh né, bảo rằng đây là chuyện của Mỹ không phải chuyện của VN, chính là phạm
ngụy biện “lảng tránh chủ đề” này.

--> NGỤY BIỆN CHẾ GIỄU (appeal to ridiculous https://goo.gl/FaU4v1, xem ví dụ


6 https://goo.gl/cdt1dc): ngụy biện khi ai đó thay vì bàn đến logic của vấn đề, sẽ diễn tả một quan điểm,
sự việc một cách phóng đại để giễu cợt nó, hạ thấp nó để từ đó giành lấy phần lợi cho luận điểm của
anh/chị ta. Ở đây B bỗng dưng phán lời A nói là “tức cười”, trong khi điều A nói đàng hoàng, bình
thường. Đó chính là “ngụy biện chế diễu” vậy.

Lưu ý, do B vừa lảng tránh chủ đề, vừa chế giễu A, vừa có vẻ trịch thượng bảo A nên làm cái này, không
nên làm cái kia, nên có thể xem xét phần nào đó mang hơi hướm “tấn công cá nhân”.

Có thể thấy cách nói ngụy biện của B khá thông dụng trên các cuộc tranh luận ở không gian mạng về vị
tổng thống Trump của Mỹ gần đây. Admin mong độc giả nhìn ngấm cẩn thận và tránh phạm phải các lỗi
ngụy biện sơ đẳng thế này trong tranh luận với bạn bè trong các sự vụ tương tự trong tương lai nhé.

Sẽ có độc giả thắc mắc: vậy B trả lời thế nào với A để không gọi là ngụy biện? Rất dễ. Đi trực diện vào
vấn đề A đang nói là cách tránh phạm lỗi ngụy biện. Chẳng hạn B có thể nói:
- B: Khủng bố hồi giáo tấn công nước Mỹ quá nhiều gần đây, ông Trump làm tổng thống Mỹ nên phải
bảo vệ dân Mỹ.
Hoặc:
- B: Còn quá sớm để bảo ông ta cực đoan hay không, hà khắc hay không.
Hoặc:
- B: hình như Trump không chỉ hạn chế nhập cư hồi giáo, cũng vài nước hồi giáo khác đâu bị cấm.
(… sau đó A và B tiếp tục trao đổi câu chuyện liên quan chủ đề đang tranh luận)

2- CÓ NÊN DÙNG LỜI KHUYÊN KHI TRANH LUẬN?

Một vài bạn có suy nghĩ rằng đây chỉ là lời khuyên bảo B dành cho A, không nên hà khắc. Admin cho
rằng không đơn giản như vậy. Đã tranh luận thì chỉ chú trọng đến logic vấn đề đang bàn. Mọi người
trưởng thành thì nên xem như ngang bằng nhau, do đó lời khuyên bảo không phải lúc nào cũng có thể
buông ra với nhau được. Trong trường hợp lời khuyên không logic, không ăn nhập vấn đề đang bàn thì
cũng là ngụy biện. Hơn thế nữa nhiều người Việt khi đuối lý hay lạm dụng sử dụng lời khuyên như là một
cách thể hiện cái tôi, lấn át người đối thoại và từ đó lấy phần “bề trên” trong tranh luận về mình. Đây có
thể xem là một thói quen tư duy lỗi, rất nên hạn chế khi đang tranh luận đàng hoàng với nhau, các bạn
nhé.

VIỆT NAM LÀ EM, PHẢI NHƯỜNG NHỊN ANH TRUNG QUỐC – NGỤY BIỆN TAI HẠI CỦA
HÒA THƯỢNG THÍCH CHÂN QUANG

Bài viết là đáp án trắc nghiệm 15 (https://goo.gl/hdX1oE), trong đó chúng ta phân tích ngụy biện bài nói
chuyện của vị thượng tọa Thích Chân Quang cách đây vài năm, có tựa đề “Biển đông dậy sống”
(link https://goo.gl/ajDbSe). Đây là bài viết khá dài và admin phân tích chính yếu trước các ngụy biện
trong 12 phút đầu của clip, sau đó là các sơ lược các ngụy biện trong 40 phút cuối.

1- TÓM TẮT 12 PHÚT ĐẦU


Đầu tiên xin lược trích lại ý chính của hòa thượng Thích Chân Quang trong 12 phút đầu (từ phút 2’40’’
đến 11’50’’) như sau:

(Tóm tắt) Về nguồn gốc, không chối cải được Trung Quốc là anh, Việt Nam là em.
Vua Đế Minh ở Trung Hoa hồi 4000 năm trước có hai người con Kinh Dương Vương và Đế Nghi, liền
tách giang sơn ra làm hai, tính từ Hồ Động Đình (TQ), một nữa cho anh Đế Nghi, và một nữa cho em
Kinh Dương Vương (từ Hồ Động Đình đến biên giới Việt Nam bây giờ). Tâm thức Kinh Dương Vương
là nhường nhịn, truyền đến người VN đến giờ. Tâm thức vua Đế Nghi, buồn bực truyền đến bây giờ,
chiếm đất người em từ đất liền ra tới đảo.
Vì là em, theo tâm thức Á Đông, thì hễ là anh mình là em phải nhường nhịn. Mấy ngàn năm qua, người
VN luôn có thái độ kính trọng người Trung Quốc đàng hoàng, không bao giờ mình mất cái lễ này, luôn
kính trọng người anh. Chỉ một lần Lý Thường Kiệt hơi hỗn, đem quân đi đánh anh mình.
Còn lại toàn bộ, tuyệt đối, đa số người VN đều bày tỏ lòng kính trọng đối với Trung Quốc. Còn Trung
Quốc luôn làm sai bổn phận người anh, ăn hiếp em Việt Nam nhiều ngàn năm qua và làm trái với duy
huấn tổ tiên vua Đế Minh.
(hết tóm tắt)

2- CÁC NGỤY BIỆN TRONG 12 PHÚT ĐẦU


--> NGỤY BIỆN SO SÁNH ẨU (faulty analogy http://goo.gl/1XjuRW, xem ví dụ
20 https://goo.gl/bUj6JH) Ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác
nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện. Ở đây “anh em” là thuật ngữ
dùng cho mối quan hệ trong gia đình, không liên quan và không thể dùng để đặc tả mối quan hệ giữa các
quốc gia với nhau. So sánh mối quan hệ hai vị vua trong huyền sử, chưa chắc có thật, để đưa vào mối
quan hệ giữa hai quốc gia, từ đó ên dùng mối liên hệ “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em” là cực kỳ
thiển cận và phạm ngụy biện so sánh ẩu rất rõ ràng.

--> NGỤY BIỆN VIN VÀO TÍNH DI TRUYỀN (KẾ THỪA) (genetic fallacy https://goo.gl/pIyKYE,
xem ví dụ 34: https://goo.gl/tpCxA6) Đây là loại ngụy biện dành chỉ cho ai đó lợi dụng các yếu tố lịch sử,
di truyền hay tính kế thừa hoàn toàn không có tính logic nào liên quan (irrelevant) vấn đề đang bàn để
biện minh cho quan điểm anh/chị ta.
Không thể có chuyện tâm thức của cá nhân hai ông vua, là nhân vật trong huyền sử (có thể không có
thật), lại có thể truyền từ đời này sang đời khác qua hàng ngàn năm cho các thế hệ sau - như luận điểm
trên của hòa thượng Thích Chân Quang bảo rằng tâm thức Kinh Dương Vương là nhường nhịn, truyền
đến người VN đến giờ, hay tâm thức vua Đế Nghi, Trung Quốc buồn bực chiếm đất người em từ đất liền
ra tới đảo từ xưa đến giờ. Những nhận định không có tính logic như vậy đã phạm phải genetic fallacy,
“ngụy biện vin vào tính di truyền (kế thừa)” này.

--> NGỤY BIỆN LẠM DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion http://goo.gl/T8Nkh6, xem ví dụ
11 https://goo.gl/VxDtmO), loại ngụy biện trong đó thay vì dùng các yếu tố logic để thuyết phục người
đối thoại/độc giả về vấn đề đang bàn, kẻ ngụy biện sẽ dùng các câu chữ mang cảm tính cao, hay gắn một
giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu nhằm đánh vào tâm lý, cảm xúc của người đối
thoại, để từ đó, họ chấp nhận luận điểm (thiếu tính logic) của kẻ ngụy biện.

Cách so sánh ẩu “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em”, dùng mối quan hệ gia đình “anh em” vào đây
chính là cách đánh vào tâm lý của độc giả rất lợi hại của hòa thượng Thích Chân Quang, để từ đó ông ta
đưa ra nhận định “Việt Nam là em, phải giữ đạo nhường nhịn anh Trung Quốc, dù bị ăn hiếp”, từ đó phán
luôn “Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Trung Quốc là hỗn”. Hay nhận định Trung Quốc “làm trái duy
huấn tổ tiên” (chỉ cho việc Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam) cũng hoàn toàn không có tính logic nào và
chỉ là đánh vào tâm lý khản giả/độc giả mà thôi.

Nhận định bảo Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Trung Quốc là “hỗn” của Thích Chân Quang, cho dù
có thể muốn thâm ý nào đó, thì cách dùng từ “hỗn” như vậy cũng có thể xem là sự xúc phạm, phỉ báng
nặng nề vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, người (được cho) là tác giả “Nam Quốc Sơn Hà”, tuyên
ngôn độc lập đầu tiên cho dân tộc, mà đại đa số người Việt kính trọng. Nhiều người có thể không nhận ra
sự phỉ báng rất đáng chê trách này, cũng là hệ quả từ những luận điểm ngụy biện của Thích Chân Quang
mà chúng ta vừa xem xét ở trên.

--> NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ


9 https://goo.gl/U6L5Pa): ngay từ đầu bài nói chuyện, Thích Chân Quang đã khẳng định Việt Nam là em,
Trung Quốc là anh, chính là phán ẩu, kết luận ẩu. Các bằng chứng, luận điểm Thích Chân Quang đưa ra
đều là ngụy biện và không thể có tính logic để kết luận như thế.

3- PHẦN SAU CỦA BÀI NÓI CHUYỆN (phút 12 đến phút 53)
Do nhiều độc giả yêu cầu, admin tóm tắt và phân tích thêm luận điểm của hòa thượng Thích Chân Quang
trong phần sau của clip.

3.1 TÓM TẮT (phút 12 – 53)

(Phút 12-14): lịch sử cho thấy “em” Việt Nam đánh trận tốt hơn “anh” Trung Quốc

(Phút 15-17): Trung Quốc giúp VN rất nhiều trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng từ thời Lê Duẩn
VN luôn ngoan cường với TQ, giúp Lào chống trả TQ.

(Phút 18-29): nói về bản chất chính trị là nói dối, bỉ ổi, làm mọi cách để dành phần lợi cho cá nhân, dân
tộc. Tuy nhiên “nhân quả là nhân quả, đạo lý là đạo lý” và đạo đức, tình nghĩa vẫn là ngọn hải đăng trong
chính trị. Luật nhân quả luôn dành cho người anh hùng, đức độ sự công bằng xứng đáng
Ví dụ vua Trần Thái Tông là vị vua lớn, nhưng bỏ đi tu. Cháu Trần Hưng Đạo sau đó dù nắm binh quyền
vẫn không nghe lời cha Trần Liễu để giành ngôi vua, và được đời sau tôn trọng, gọi là đức Thánh Trần.
Chính trị là thủ đoạn nhưng đạo đức, tình nghĩa vẫn là ngọn hải đăng. Việt Nam đã chọn lối sống tình
nghĩa với Trung Quốc, chứ người VN không chọn lối sống thủ đoạn. Người VN đau lòng khi nghe những
mất mát của người Trung Quốc. Người Việt Nam ngưỡng mộ văn hóa, văn minh Trung Quốc. Người VN
thích võ thuật Trung Quốc. Như đạo Nho, đạo Khổng Tử của Trung Quốc đã có tác động rất lớn đến văn
hóa VN.

(Phút 30 – 39) Kể chuyện vua Càn Long đối xử tốt với vua Quang Trung. Người VN cảm kích, biết ơn,
yêu quý tấm lòng vua Càn Long.

(Phút 40 – 42): tính quyết liệt, ngoan cường của bí thư Lê Duẫn với cả Trung Quốc và Liên Xô.

(Phút 43 – 52): bệnh lấn chiếm đất láng giềng của Trung Quốc. Bệnh cần phải chữa. Người TQ sẽ bị bất
lợi và mất uy tín nếu giữ thói quen ăn cướp đó.
Trung Quốc sẽ tổn phước do ăn hiếp láng giềng. Ví dụ Trung Quốc liên tục bị mưa bảo, thiên tai do ăn
hiếp Việt Nam.

(Phút 53): TQ hãy thực hiện đạo lý mà mình đã dạy cho thế giới: người quân tử. Riêng Việt Nam sẵn sàng
lập chiến công trên biển dù theo đuổi cuộc chiến này 20 năm.

3.2. VÀI NGỤY BIỆN TRONG 40 PHÚT CUỐI


--> NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking fallacy https://goo.gl/aqmEvy, xem ví dụ
22:https://goo.gl/frWzpI): loại ngụy biện khi ai đó thuyết phục người đối thoại/độc giả một cách không
khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta
trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy.).
Luận điểm “đạo đức, tình nghĩa vẫn là ngọn hải đăng trong chính trị”, luật nhân quả luôn dành cho người
anh hùng, đức độ sự công bằng xứng đáng của hòa thượng Thích Chân Quang là thiên vị và không chính
xác, nhất là trong mối quan hệ chính trị bang giao giữa hai nước. Ông đưa ra các ví dụ Trần Hưng Đạo,
được nhân dân và lịch sử ghi nhận, nhưng đó chỉ là một cá nhân trong một đất nước. Trong bang giao hai
nước, có rất nhiều ví dụ “cá lớn nuốt cá bé bất chấp đạo lý, đạo nghĩa” nhưng vẫn có hiệu quả và dành
được phần lợi cho kẻ thủ mưu. Như việc TQ nuốt chửng Hoàng Sa, vài đảo tại Trường Sa (như đảo Gạc
Ma) của Việt Nam và từ đó giúp TQ từ con số 0 nay đã trở thành “ngáo ộp” tại biển Đông. Như việc đất
nước và con người Tây Tạng theo đạo Phật hiền lành nhưng vẫn bị TQ nuốt chửng và người Tây Tạng
vẫn đang ngày qua ngày bị người Hán đồng hóa, chịu đựng bao thảm cảnh trên chính đất nước của mình.

Đưa góc nhìn đạo đức, đạo nghĩa, nhân nghĩa, xem việc giữ gìn nó là yếu tố quan trọng trong chính trị là
góc nhìn hời hợt, yếm thế và đầy cảm tính. Như trong ngoại giao chính trị, các quy tắc bang giao quốc tế,
chính quyền mỗi nước hướng tới thực hiện các quyết định làm lợi cho đất nước mình, các mưu mô chước
quỷ như việc nhà cầm quyền nước lớn mưu chuộc nhà cầm quyền nước nhỏ, các yếu tố đia chính trị quốc
tế và khu vực là chứ không chỉ đơn giản là “đạo đức, nhân nghĩa” như thế.
Thông tin, nhận định về vua Càn Long với vua Quang Trung của hòa thượng Thích Chân Quang cũng cần
nhìn nhận lại một cách cẩn thận. Chẳng hạn có một góc nhìn khác của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính
gần đây đã đánh giá Nguyễn Huệ có vẻ đã sai lầm khi nghiêng về triều cống, phiên thuộc nhà Thanh sau
cuộc chiến Việt - Thanh (nguồn: https://goo.gl/8FXCG9). Admin trích một đoạn như sau:
(trích) Tuy nhiên, thắng lợi đó chưa hẳn đã mang lại những hậu quả tốt đẹp khi chúng ta lùi ra xa một
chút để nhìn vấn đề cho được rộng rãi.
Để được công nhận làm chủ nước Nam, vua Quang Trung phải tuân thủ những yêu cầu của nhà Thanh
trong mô hình thiên triều – phiên thuộc. Từng bước một, cái danh vị “An Nam quốc vương” trở thành một
hệ lụy nên trong suốt hai năm liền (1789-1790) triều đình Tây Sơn chỉ thuần túy lo việc nghi lễ cho phù
hợp với tình hình mới. Mặt ngoài, vua Quang Trung được coi như một phiên thuộc hàng đầu, bản thân
Nguyễn Quang Bình thực không khác gì một người con yêu của vua Càn Long với mọi ưu đãi nhưng nhìn
vào đại thể, An Nam đã thành một hành tinh quay chung quanh mặt trời và cũng lún theo sự suy bại của
Trung Hoa. (hết trích)

4- KẾT

Bài nói chuyện của hòa thượng Thích Chân Quang có điểm tích cực là ủng hộ tinh thần chống Trung
Quốc chiếm biển đảo trên biển Đông, nhưng điểm tiêu cực là nó đã truyền bá nhiều luận điểm ngụy biện
nguy hiểm cho các Phật tử và độc giả. Hai luận điểm ngụy biện nổi cộm là i) – tuyên truyền đạo lý
“Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Việt Nam phải giữ đạo làm em, luôn nhường nhin anh” (12 phút
đầu), và ii) – đưa ra góc nhìn hời hợt, cảm tính trong đó “đạo đức, tình nghĩa vẫn là ngọn hải đăng trong
chính trị”.

Luận điểm ngụy biện “Việt Nam phải giữ đạo làm em, luôn nhường nhin anh Trung Quốc” là rất đáng lên
án. Trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang không ngừng dùng các chiêu trò chiếm biển đảo Việt Nam,
tấn công biên giới VN cả trên đất liền lẫn trên biển, đưa người vào trong các tỉnh thành để xây các công
trình dân cư trái phép, phá hoại kinh tế VN, từng kích động Polpot đánh VN ở biên giới Tây Nam, đưa
công nghệ ô nhiễm môi trường vào Việt Nam để tiêu diệt môi sinh ... thì hơn bao giờ hết, người Việt Nam
cần nhìn nhận Trung Quốc như một đại họa đe dọa sự tồn vong dân tộc, là đối thủ vô cùng nguy hiểm,
chứ không thể mang tư tưởng anh em, mình phải nhường nhịn yếm thế như vậy.

Cuối cùng admin rất mong muốn độc giả page cũng như các Phật tử cẩn thận với những vị hòa thượng
lồng ghép những bài giảng về chính trị với các luận điểm đầy ngụy biện kín kẽ vào trong các bài giảng về
Phật pháp, như hòa thượng Thích Chân Quang này.

MỘT MẪU ĐỐI THOẠI NGỤY BIỆN

Bài viết này là đáp án trắc nghiệm ngụy biện 16 (https://goo.gl/CjxJwb), trong đó chúng ta phân tích ngụy
biện cho đoạn đối thoại sau:
-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Không bắt thì mày bảo là bao che, bắt thì mày bảo ăn chia không đều, phải thế nào mày mới vừa
lòng?

1- CÁC NGỤY BIỆN


B phạm vài lỗi ngụy biện sau:
--> NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame http://goo.gl/d52HCt, xem ví dụ
15 https://goo.gl/NgrZ25): loại ngụy biện khi ai đó cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác
tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý,
cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn

Ở đây B thay vì đi vào tranh luận với A về ông X bị bắt có phải vì ăn chia không đều hay không, thì lại
dùng thủ thuật tâm lý để trách A, gây cho A có cảm giác rằng lời A nói là sai, bằng cách buộc tội theo
kiểu "làm thế nào thì mày mới hài lòng".

Cách buộc tội vô cớ như vậy khá nặng nề, nên có thể xét vào phạm ngụy biện thấp kém hơn, NGỤY
BIỆN TẤN CÔNG CÁ NHÂN (ad hominem, xem ví dụ 1 https://goo.gl/TLZV7B, ví dụ
2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r).

--> NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herrings http://goo.gl/5FvlN0 - xem lại ví dụ 3 https://goo.gl/7vu2xa):


lái vấn đề sang ý khác để đánh lạc hướng, hay dừng luận điểm người đối thoại. B đã lái qua vấn đề buộc
tội A, cũng chỉ là để ngừng luận điểm của A về ông X mà thôi.

Quan điểm một vài độc giả cho rằng A cũng phạm ngụy biện kết luận ẩu (jumping to
conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ 9 https://goo.gl/U6L5Pa) là không chính xác. Ngữ cảnh
câu nói của A thì nhân vật X chúng ta không biết là ai, cũng như cách nói "chắc là do ăn chia không đều"
chỉ là một nhận định về một khả năng xảy ra, không phải là một kết luận chắc chắn của A, nên tóm lại
không thể bảo lời A nói là kết luận ẩu.

2- ĐỐI ĐÁP THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG NGỤY BIỆN

Rất nhiều cách B có thể trao đổi lại với A để không phạm ngụy biện. Tựu trung lại là đi thẳng, trực diện
vào vấn đề A đang bàn. Ví dụ:

-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Thông tin nào bảo ông X bị bắt do ăn chia không đều?
(A, B tiếp tục câu chuyện - A nên trả lời để làm rõ câu hỏi của B, để bảo vệ luận điểm của mình)

hay:

-A: Ông X vừa bị bắt vì tội tham nhũng, chắc là do ăn chia không đều.
-B: Rất có khả năng, vì ....
(A, B tiếp tục câu chuyện ...)

Tóm lại: Đi thẳng, trực diện và tập trung vào vấn đề đang bàn mà không lăn tăn gì về cá nhân nhau chính
là cách trao đổi đàng hoàng, logic và phần nào giúp tránh phạm các lỗi ngụy biện. Rất mong các độc giả
page lưu tâm và tập luyện các thói quen tranh luận văn minh như vậy nhé.

MỘT THỦ THUẬT NGỤY BIỆN NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG TINH VI
Bài viết là phân tích một thủ thuật ngụy biện thú vị và cũng là đáp án trắc nghiệm nhanh
(https://goo.gl/7rwAlF) cho một status gây tranh cãi của Facebooker Huỳnh Phước Sang
(link https://goo.gl/pchl6v). Đây cũng là một ví dụ tốt để độc giả ôn luyện, tập cách phát hiện và ứng đối
với Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy) mà chúng ta hay gặp trong cuộc sống
hàng ngày.

1- CÁC NGỤY BIỆN TRONG STATUS


Chúng ta xem xét nguyên đoạn đầu của status:
(trích) Nếu bạn làm To, bạn có Tham Ô Hối Lộ kg? Bạn có lợi dụng quyền hạn giúp gia đình kg?
(1) Nếu bạn làm công an giao thông bạn có để vợ/ hay chồng bạn bị phạt khi vi phạm không hay bạn sẽ
gọi điện để được tha?
(2) Nếu bạn làm Chủ Tịch Uỷ Bạn Quận bạn có cho con bạn học trường học bèo bọt hay sẽ dùng quan hệ
gửi nó vào Trường Điểm?
(3) Nếu bạn làm Tướng Tá Quân Đội, bạn có từ chối những xuất đất đai ưu đãi rẻ tiền hay sẽ tranh giành
mua để được lợi hơn người dân?
Vân vân...và vân vân!
Tại sao ngay bản thân chúng ta sẽ xấu xa khi có quyền lực trong tay mà lại đi phản đối kẻ khác sẽ giống
mình!
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN (hỏi) NHÉT CHỮ VÀO MIỆNG (loaded question fallacy https://goo.gl/iee5aD, ví dụ
19 https://goo.gl/Rn3dRo), loại ngụy biện trong đó người phỏng vấn câu hỏi sẽ lồng ghép giả định của
các vấn đề đang còn đang tranh cãi (thậm chí giả định ấy là sai, vu khống hoặc không có thật), vừa để giới
hạn sự trả lời của người được hỏi, vừa bảo vệ quan điểm người phỏng vấn với giả định về vấn đề còn
đang tranh cãi đó, cũng như vừa có thể làm khán giả/người quan sát thứ ba nếu không tinh ý có chấp nhận
giả định chưa chính xác của người phỏng vấn về vấn đề gây tranh cãi đó.
Ở đây Huỳnh Phước Sang đã đặt ba câu hỏi cho độc giả, để giới hạn sự lựa chọn và trả lời của họ, và cuối
cùng kết luận luôn ngay bản thân độc giả còn xấu xa như ngữ cảnh 3 câu hỏi mà HPS đặt ra, thì còn phản
đối ai. Đây chính là thủ thuật "Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng" độc giả rất tinh vi của HPS, vì nó
không xuất hiện trong một câu hỏi mà là dàn ý trong liên tiếp bốn năm câu trong status.

Do cảm giác bị ép buộc giới hạn (chẳng hạn có độc giả sẽ hỏi: tui không tham lam như vậy thì sao?) nên
có thể xếp nó vào tư duy NGỤY BIỆN TRẮNG ĐEN (black-white fallacy, xem ví dụ
5 https://goo.gl/r7yvA2)

Và cũng do không phải ai cũng xấu xa như những gì HPS hỏi nhét chữ vào miệng, nên có người có cảm
giác HPS đã phạm NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/U6L5Pa)

Hay cũng do cái cách tư duy bảo rằng "anh xấu xa thì không được lên án ai" của HPS, nên cũng sẽ có bạn
có cảm giác nó phạm NGỤY BIỆN ANH CŨNG VẬY (tu quoque fallacy , xem ví dụ
1 https://goo.gl/TLZV7B, ví dụ 2 https://goo.gl/xtnVin và ví dụ 4 https://goo.gl/q13V2r).

Nhưng tóm lại, rõ ràng nhất, tinh vi nhất vẫn là "ngụy biện nhét chữ vào miệng" (loaded question fallacy).
Nếu các bạn đọc lướt qua Facebook của HPS sẽ thấy rằng anh ta chuyên dùng ngụy biện hỏi "Nhét chữ
vào miệng" này trong rất nhiều status của mình để giới hạn sự của lựa chọn của độc giả, từ đó định hướng
và dẫn dắt suy nghĩ người đọc vào các luồng tư duy và suy nghĩ anh ta.

2-NHÀ NƯỚC TỪ DÂN MÀ RA LÀ ĐÚNG HAY SAI?

Câu cuối cùng HPS bảo rằng "nhà nước từ dân mà ra" là một câu nói thú vị và cần suy ngẫm trong ngữ
cảnh Việt Nam.
(trích) Nhà Nước cũng từ dân mà ra, những người Dân Xấu Xa không tìm đâu ra những người tốt để đứng
lên lãnh đạo họ cả! Một đàn bò thì không thể ước mơ có được con Sư Tử làm đầu đàn được đâu! (hết
trích)

Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, mỗi 5 năm một lần thì dân có quyền bầu ra Quốc hội mới nhưng
với danh sách ứng cử rút gọn do đảng lựa chọn, quyết định trước, và đảng luôn bảo đảm rằng tỷ lệ đảng
viên trong Quốc hội mới luôn chiếm tuyệt đại đa số, khoảng 90%. Các ứng cử viên tự vận động, tự ứng
cử đại biểu quốc hội mà không được đảng đề bạt đều bị gạt ra ngoài bằng cái gọi là ba vòng hiệp thương
của Mặt trận tổ quốc (xem thêm page Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016). Sau khi đã có Quốc
hội mới, khoảng 500 đại biểu quốc hội lại bầu ra chủ tịch nước và thủ tướng, tức là đầy đủ ban bệ nhà
nước. Vì có 90% đại biểu quốc hội là đảng viên (chính xác là 96% trong nhiệm kỳ
này https://goo.gl/LuMLgv), mà theo điều lệ đảng thì đảng viên phải phục tùng mệnh lệnh của đảng, - nên
họ phải bầu lãnh đạo nhà nước theo chỉ đạo của đảng. Thực chất là chủ tịch nước và thủ tướng, chủ tịch
quốc hội đều là đảng viên, tức dưới quyền tổng bí thư đảng, dù họ trên danh nghĩa là đứng đầu nhà nước.

Nên luận điểm bảo "nhà nước từ dân mà ra" là không chính xác trong ngữ cảnh Việt Nam. Rõ ràng dân
Việt Nam không (chưa) có quyền gì trong việc bầu ra nhà nước hiện nay cả. Nói nhà nước Việt Nam từ 4
triệu đảng viên chọn ra thì có vẻ chính xác hơn. Còn dân thường thì chỉ thực hiện quyền bầu cử mình một
cách vô cùng hình thức để hợp thức hóa sự lựa chọn của đảng mà thôi.

Nên trở lại với câu kết luận của HPS, " nhà nước cũng từ dân mà ra" do sai trong ngữ cảnh Việt Nam, nên
phạm lỗi ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions). Các câu sau cuối - (trích) "những người Dân
Xấu Xa không tìm đâu ra những người tốt để đứng lên lãnh đạo họ cả! Một đàn bò thì không thể ước mơ
có được con Sư Tử làm đầu đàn được đâu" (hết trích) - thì cũng rất tồi tệ và dĩ nhiên là sai, hệ quả liên
quan từ các ngụy biện trước đó. Do không có quyền để bầu ra lãnh đạo mình muốn, nên ngay cả ... quyền
được xấu hổ vì bầu sai lãnh đạo thì dân Việt Nam cũng không có, hì hì.

3- KẾT
Nói chung admin cạn lời với anh Sang. Ngoài ví dụ này thì trước đó cũng đã có hàng loạt ví dụ ngụy biện
của HPS đã được phân tích trên page này. Nên không quá lời, có thể nói HPS là một người chuyên dùng
ngòi bút đầy ngụy biện, phi logic của mình để định hướng dư luận, độc giả ngây thơ hiểu sai, nghĩ bậy.

Ngụy biện hỏi nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy) mà HPS sử dụng thành thạo, tinh vi cũng là
một bài học mà các độc giả cần lưu ý. Đây là một phương thức rất hiệu quả để lựa chọn giới hạn người
đối thoại, dẫn dắt họ vào bẫy giăng sẵn của kẻ ngụy biện và do đó nó xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống,
như trong các tranh tụng tòa án, làm việc với các cơ quan công quyền, trao đổi trong thương trường, công
việc.
Admin nhắc lại cách thức có thể dùng để ứng đối với kẻ dùng ngụy biện này với bạn, một là từ chối
không trả lời, hai là hỏi ngược lại người phỏng vấn và đề nghị anh/chị ta đính chính giả định anh/chị ta
đặt ra trong câu hỏi nhét chữ vào miệng đó. Nếu bạn là người nghe, người quan sát thứ ba thì nên "biết
nhíu mày" khi nghe các câu hỏi phỏng vấn kiểu nhét chữ vào miệng như thế (xem lại ví dụ
19 https://goo.gl/Rn3dRo).

TĂNG THUẾ XĂNG LÊN 8000 ĐỒNG/LÍT LÀ "TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN" - NGỤY
BIỆN GÌ?

Bài viết này là phân tích nhanh các lỗi ngụy biện của phát biểu ủng hộ tăng thuế môi trường trong xăng
lên 8000đ/lit gần đây của ông Phan Thế Ruệ, chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam.

Toàn bộ phát ngôn của ông Ruệ: (trích nguồn Dân trí https://goo.gl/kZzy68) Về động tĩnh tăng thuế bảo
vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít nhưng chưa có lộ trình cụ thể. Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế
nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ
cấu giá để đảm bảo thu ngân sách Nhà nước”.
“Là người công dân phải có nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách”, ông Ruệ nhấn mạnh.
Theo đại diện Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam: "Thuế nhập khẩu giảm tiếp xuống 0% thì phải tăng thuế
khác để bù vào. Rõ ràng đây là trách nhiệm của công dân với đất nước. Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng
thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, giá vẫn thế. Vì giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại
thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi” (hết trích)

CÁC NGỤY BIỆN TRONG BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG RUỆ

--> NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking fallacy https://goo.gl/aqmEvy, xem ví dụ


22: https://goo.gl/frWzpI): loại ngụy biện khi ai đó thuyết phục người đối thoại/độc giả một cách không
khách quan, đầy thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng chứng có lợi cho luận điểm của anh ta
trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác không có lợi cho luận điểm ấy. Vấn đề ở
đây có nhiều khía cạnh, ngoài việc nghĩa vụ công dân phải đóng thuế, nhà nước và chính phủ cũng cần
phải giải thích: Vì sao có con số 8000đ/ lít đó? Nó có hợp lý không? Tác động cả tích cực và tiêu cực của
nó là gì?

Nếu chỉ vin vào nghĩa vụ công dân phải đóng thuế thì là một cách nói thiên vị, bên được lợi là ngân sách
chính phủ, trong khi người bị thiệt thòi có thể là hàng trăm triệu công dân Việt, bị móc thêm tiền túi mỗi
ngày để chi trả vào giá xăng. Do lờ đi tính tường trình, hợp lý của con số 8000đ/lít, chỉ chăm vào "nghĩa
vụ đóng thuế" của công dân, thiên về đảm bảo thu ngân sách nhà nước, nên ông Ruệ đã phạm Ngụy biện
thiên vị (cherry picking) nói trên.

--> NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ


9: https://goo.gl/U6L5Pa): ngụy biện khi người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng
vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.

Ông Ruệ có đưa ý kiến rằng thuế nhập khẩu trong xăng giảm xuống 0%, nên phải bù lại tăng thuế môi
trường trong xăng, nhưng giá xăng bán lẻ không đổi. Phát biểu ấy là vô cùng thiếu chính xác. Trong tính
toán các chuyên gia vào biểu thuế trong xăng trong quý 4/2016 (nguồn: Petrolimex https://goo.gl/XxfVif)
thì thuế nhập khẩu áp trên mỗi lít xăng là 1.275 đồng, thuế bảo vệ môi trường là 3.000 đồng. Do đó cho
dù nếu giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, mất đi 1.275đ, nhưng nếu tăng thuế môi trường từ 3000đ/lít lên
8000đ/lít như dự thảo, thì lại trồi lên 5000đ/lít từ thuế môi trường, tổng lại thì mỗi lít xăng sẽ tăng (5000 -
1275 = 3725), tức gần 4000đ/lít nếu áp mức thuế môi trường mới. Ông Ruệ bảo giá xăng bán lẻ không
đổi là sai, phạm lỗi ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions) trên.

Tóm lại, ông Ruệ đã phạm hai ngụy biện: ngụy biện thiên vị (cherry picking) và ngụy biện kết luận ẩu
(jumping to conclusions) trong phát biểu của ông.

TẠI SAO "PRAY FOR MANCHESTER" MÀ KHÔNG "PRAY FOR SYRIA" - NGỤY BIỆN GÌ?

Bài viết là đáp án trắc nghiệm ngụy biện nhanh cho đoạn đối thoại:
- A: Vụ đánh bom khủng bố tại Manchester thật tồi tệ. #PrayforManchester.
- B: Tại sao Syria, Trung Đông bị đánh bom mỗi ngày mà không thấy mày pray hết vậy, bộ mấy nước đó
không bằng mấy nước phương Tây à.
(link trắc nghiệm https://goo.gl/skw7D6)

Các ngụy biện của B:


--> NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame http://goo.gl/d52HCt, xem ví dụ
15 https://goo.gl/NgrZ25): loại ngụy biện khi ai đó cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả có cảm giác
tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ đánh vào tâm lý,
cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn. Ở đây B chỉ trích A rằng sao lại "pray for
Manchester" mà không "pray cho Syria, Trung Đông" - là một cách đánh vào tâm lý, để cho A cảm giác
mình bị sai, có lỗi khi "pray for Manchester", trong khi việc A thể hiện sự đồng cảm với nạn nhân vụ
khủng bố Manchester vừa xảy ra là một sự việc rất bình thường, tình người và nhân văn và không có gì
phải bị chê trách cả.

--> NGỤY BIỆN CÁ TRÍCH (red herring fallacy http://goo.gl/5FvlN0, xem ví dụ


3 https://goo.gl/7vu2xa): loại ngụy biện khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng
gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng, hay làm dừng cuộc tranh luận. Ở đây A
đang bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với các nạn nhân vụ khủng bố ở Manchester, B bỗng dưng đưa sự việc
ở Syria, Trung Đông vào để lái câu chuyện sang hướng khác, để trách móc A và làm A có cảm giác bị sai,
có lỗi mà thôi.

"Pray for Manchester" hay "pray for Syria", hay làm cả hai - là các lựa chọn có tính chất cá nhân, vốn
khác nhau mỗi người và cũng khác nhau ở mỗi thời điểm. B xuất phát từ việc không tôn trọng sự khác
biệt nên dùng ngụy biện để trịch thượng buộc tội A, trong khi (nhắc lại rằng) điều A làm rất bình thường,
nhân văn khi thể hiện sự chia sẻ, sự cảm thông của mình với các nạn nhân sự vụ Manchester thương tâm
xảy ra gần đây.

Ví dụ này là một cơ hội để chúng ta một lần nữa nhìn lại rằng - tôn trọng sự khác biệt, miễn sự khác biệt
đó là hợp lý, logic, là một cách hành xử văn minh, cần thiết và là điều chúng ta luôn cần hướng tới, các
bạn nhỉ.
Lưu ý rằng, nếu như câu hỏi - "Tại sao Syria, Trung Đông bị đánh bom mỗi ngày mà không thấy nhiều
người cầu nguyện hết vậy" - đặt riêng ra ngoài ngữ cảnh, trở thành một câu hỏi độc lập và không dính
dáng gì đến buộc tội A, thì là một câu hỏi khá thú vị và không phạm ngụy biện.

THUYẾT LUÂN HỒI và TƯ DUY THỜ PHƯỢNG QUYỀN LỰC

Status này là phân tích ngụy biện cho một bài viết tồi tệ đả kích giáo sư Ngô Bảo Châu của tác giả
Nguyễn Thị Lý được đăng tại https://goo.gl/b4imWa.

Bài viết khá dài, đoạn đầu là lược trình tiểu sử của giáo sư Châu từ khi ông lớn lên, đoạt giải thưởng Field
và có dành thời gian trở về làm việc tại VN gần đây. Chúng ta chú ý đoạn cuối của bài viết công kích GS
Châu như sau:

(Trích) Tuy nhiên, trước truyền thống của gia đình suốt mấy thế hệ cống hiến cho tổ quốc, công lao giáo
dục đào tạo, tạo điều kiện hết sức của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trước kỳ vọng và của cả dân tộc thì
Ngô Bảo Châu đã tự đánh mất mình khi tự cho mình là người tài và đã bị thế lực thù địch lôi kéo đi theo
vết xe đổ của những tên bán nước cầu vinh, mặc dù chưa có đóng góp gì cho đất nước nhưng Châu đã phụ
bạc lại tổ quốc nơi mình sinh ra, đặc biệt là đã hỗn xược xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người lãnh tụ
vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/05/2016 nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh, Ngô
Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân của mình: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi,
đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Tiếp đó Ngô Bảo Châu tiếp tục cổ súy cho các hành
động sai trái chống phá đất nước của những tên phản động như Lê Công Định, Nguyễn Đình Thục, Đặng
Hữu Nam, Mẹ Nấm
(Hình 3 status của GS Châu)

Kể từ đây, trong mắt người dân Việt Nam thì Ngô Bảo Châu chỉ là một con trâu biết làm toán không hơn,
không kém.
(hết trích)

THUYẾT LUÂN HỒI CỦA ĐẠO PHẬT

Thật ra luận điểm “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự
nghiệp của chúng ta” - là thể hiện một suy nghĩ của GS Châu (vốn là một Phật tử) về thái độ nên có của
hậu thế với cụ Hồ theo góc nhìn đạo Phật.

Thuyết luân hồi của đạo Phật (xem thêm chẳng hạn tại https://goo.gl/IcFJc3) bảo rằng chu kỳ sinh tử của
một đời sống có thể ghi nhận qua bốn giai đoạn: sanh, lão, bệnh, tử. Cái chết chỉ là kết thúc một chu kỳ
sống và linh hồn đã chết ấy có thể luân hồi tái sinh thành một kiếp sống mới nhanh hay chậm là tùy thuộc
vào nghiệp (karma) mà họ tạo ra và gánh phải trong đời sống vừa rồi của họ. GS Châu bảo nếu thương
ông cụ thì để ông cụ siêu thoát, xóa bỏ các tham ưu báu víu của ông cụ với trần thế, "đừng bắt ông cụ theo
mãi sự nghiệp chúng ta" - hoàn toàn có logic và cũng rất nhân văn theo tín ngưỡng Phật. Nhìn thêm hơn
nữa cũng theo thuyết luân hồi của đạo Phật, cách thức mà chúng ta đang làm với cụ Hồ sau khi ông qua
đời có thể đã làm cho cụ phải gánh thêm cái nghiệp quá lớn, khó siêu thoát. Như việc chúng ta làm trái di
nguyện của cụ trong di chúc, là "hỏa táng thi hài; tro hỏa táng chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành cho
miền Bắc, Trung, Nam; mỗi hộp tro hỏa táng được chôn trên một quả đồi, không dựng tượng đồng, bia đá
trên đó; ai đến thăm mả ông thì nên trồng một vài cây nơi ông an nghỉ." (xem tại https://goo.gl/p7hTX1).
Như việc chúng ta ướp xác cụ Hồ (bao gồm phải mổ cắt bỏ các nội tạng và tiêm các dung dịch ướp để
ngấm vào cơ thể đã chết https://goo.gl/GYG3In), trưng bày xác ông trong lăng mấy chục năm nay. Hiện
nay ngoài cụ Hồ ra thì trên thế giới những người lãnh đạo trong thế kỷ 20 (bị) được ướp xác sau khi qua
đời chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và đều là những lãnh tụ cộng sản, như Lê Nin ở Nga, như Mao Trạch
Đông ở Trung Quốc, hai cha con Kim Nhật Thành và Kim Jong-In tại Bắc Triều Tiên.

Trở lại lời nhận định của tác giả Nguyễn Thị Lý bảo GS Châu "đã hỗn xược xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí
Minh" trong status thứ nhất chúng ta vừa bàn ở trên phạm:
--> NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ
9: https://goo.gl/U6L5Pa): ngụy biện khi người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng
vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.
Tác giả Nguyễn Thị Lý không hiểu về thuyết luân hồi của đạo Phật và buông lời xúc phạm nặng nề GS
Châu

CÁC NGỤY BIỆN KHÁC CỦA BÀI VIẾT

Status thứ hai của GS Châu mà tác giả Nguyễn Thị Lý nhắc đến là việc ông ưa thích hình ảnh biển người
dân chúng tại Hà Tĩnh vây quanh trụ sở Formosa để biểu tình phản đối công ty này phá hoại môi trường
VN như là biểu tượng năm 2016. Formosa, thủ phạm gây ra thảm họa môi trường miền Trung, vẫn đang
tại vị, yên bình và được nhà cầm quyền bảo vệ, tiếp tục cho phép sản xuất thêm vài chục năm nữa trong
khi ngư dân miền Trung vẫn đang khó khăn, môi trường biển miền Trung không biết khi nào mới có thể
phục hồi. Nếu không có sự phản kháng đáng kể nào của người dân miền Trung, số phận hàng chục triệu
người Việt bây giờ và tương lai, môi trường sống, biển VN sẽ luôn đặt trong một hiểm họa đầy rủi ro
mang tên Formosa. Nên có thể hiểu được vì sao GS Châu lại lựa chọn như vậy.

Status thứ ba GS Châu "bị đề cập" là khi ông đưa link sự vụ chị Trần Thị Nga (https://goo.gl/naqzWg),
người mẹ của hai con nhỏ và là một nhà hoạt động tậm tâm vì quyền con người tại VN dù đã từng bị hăm
dọa nhiều lần và đánh gãy cả hai chân, bị bắt và chia lìa hai con nhỏ trước Tết 2017 chỉ vài ngày tại Hà
Nam. Cũng không thấy lý lẽ gì của tác giả Nguyễn Thị Lý để nói về nội dung status ấy.

Câu cuối của bài viết (trích) Kể từ đây, trong mắt người dân Việt Nam thì Ngô Bảo Châu chỉ là một con
trâu biết làm toán không hơn, không kém. (hết trích) phạm hàng loạt ngụy biện, trong đó vừa là:
--> NGỤY BIỆN LỢI DỤNG ĐÁM ĐÔNG (appeal to the people hoặc argumentum ad
populum https://goo.gl/RT4wRg, xem ví dụ 17 https://goo.gl/k5tl1O): loại ngụy biện chỉ cho trường hợp
thay vì dùng tính logic của sự việc, thì lại kẻ ngụy biện lại vin vào sự ủng hộ của đám đông để cho rằng
luận điểm anh/chị ta là đúng. Tác giả Nguyễn Thị Lý bỗng dưng vô cớ lôi đám đông người Việt vào phê
phán giáo sư Châu, chính là lợi dụng đám đông.

--> vừa là NGỤY BIỆN GIÈM PHA GÂY CHÁN GHÉT (appeal to spite https://goo.gl/2prc5B - xem ví
dụ 12 https://goo.gl/neHlyv): kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói chuyện để đánh vào tâm lý
người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng có tâm lý chán ghét (vô cớ)
một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của kẻ ngụy biện về vấn đề đang
bàn.
Do không đưa ra các luận điểm thuyết phục, nên các buộc tội thóa mạ của tác giả Nguyễn Thi Lý với GS
Châu là phi logic và chỉ là tấn công cá nhân thấp kém mà thôi.

TƯ DUY THỜ PHƯỢNG QUYỀN LỰC

Tác giả Nguyễn Thị Lý bảo thành quả của GS Châu có một phần từ "công lao giáo dục đào tạo, tạo điều
kiện hết sức của Đảng, Nhà nước Việt Nam" là một điều thú vị và cần xem lại. Đảng và nhà nước VN là
một tập hợp chỉ vài triệu người, được nuôi bởi tiền thuế của gần trăm triệu người dân VN và có bổn sự
phải điều hành và quản lý các vấn đề đất nước, bao gồm quản lý thuế má, phân bổ nguồn tiền, y tế, giáo
dục, quốc phòng, văn hóa, giao thương, môi trường... Công dân thì có quyền sử dụng các dịch vụ do nhà
nước điều phối (trong đó có giáo dục) và có nhiệm vụ nộp thuế để duy trì bộ máy nhà nước ... Nói cách
khác mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân là mối quan hệ tương hỗ hai chiều qua lại, với các quyền lợi
và nghĩa vụ cụ thể khác nhau mỗi bên. Cho nên không riêng gì giáo sư Châu, bất kỳ công dân Việt Nam
nào cũng không cần phải mang tâm thế biết ơn công lao giáo dục và đào tạo của Đảng và nhà nước gì hết.
Phải nói ngược lại, đảng và nhà nước VN phải luôn biết ơn nhân dân VN đã đóng thuế để nuôi họ mấy
chục năm nay. Tóm lại tư duy bảo người dân Việt Nam phải chịu ơn đảng và nhà nước là một tư duy phi
logic, lỗi thời và mang hơi hướm thờ phượng quyền lực.

Tư duy thờ phượng quyền lực thái quá là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Thờ phượng quyền lực
ở đây bao gồm "quyền lực chính trị" (quá sợ hãi, khúm núm với cường quyền, quan chức, những nhà lãnh
đạo ...), quyền lực học thuật (quá tôn thờ những tên tuổi học thuật mang học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ
dù không phải những gì họ nói đều đúng...) hay "quyền lực văn hóa" (tung hô, thần tượng người mẫu, ca
sĩ mù quáng)... Tư duy thờ phượng quyền lực là một cản trở cho sự phát triển toàn diện của nhân sinh
quan, sự tự do trong suy nghĩ của tất cả chúng ta và đáng lo, nó xuất hiện quá nhiều trong đám đông
người Việt. Admin tin rằng bất kể bạn là ai, xuất thân thế nào, chỉ cần bạn có quan điểm riêng, có logic,
không ngụy biện thì bạn có thể đặt vấn đề, đối thoại ngang hàng với bất kỳ ai, bất kể họ làm gì, có tên
tuổi to lớn thế nào 

KẾT

Trách nhiệm của một trí thức là phải luôn có góc nhìn độc lập, phản biện với những gì bất cập xảy ra
trong xã hội. Các status "bị đề cập" của GS Châu thể hiện các góc nhìn độc lập của ông và cũng có lý của
nó, dù các status ấy có thể không làm vừa lòng một đám đông nào đó, trong đó có tác giả Nguyễn Thị Lý.
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lý quá tồi tệ, không đi vào phân tích lý lẽ mà chỉ là ngụy biện và tập
trung tấn công cá nhân ông một cách thấp kém. Rất vui khi thấy nhiều độc giả nhận ra dễ dàng các ngụy
biện tồi tệ của tác giả Nguyễn Thị Lý và thể hiện thái độ phản đối quyết liệt của mình với bài viết đó.

Admin chọn phân tích ngụy biện bài viết thấp kém này một phần cũng là để nhân cơ hội giới thiệu quý
độc giả, ai chưa biết thì tìm hiểu "thuyết luân hồi" của đạo Phật, một vùng kiến thức thú vị và cũng mong
các độc giả lưu tâm thực trạng và tư duy "thờ phượng quyền lực" đáng lo trong xã hội Việt Nam. Admin
nghĩ các kiến thức ngụy biện - fallacy sẽ là kim chỉ nam để mỗi người chúng ta xây dựng một góc nhìn
độc lập, logic và tự do, nâng tầm mình lên để có thể đối thoại với bất kỳ ai, các bạn nhé.

Luật sư Ngô Ngọc Trai viết: "Các chế độ độc tài đều có điểm chung là can thiệp vào tư pháp theo đủ các kiểu, ví
như bổ nhiệm nhữ ng thẩm phán cao cấp có quan điểm khuynh hướng chính trị ủng hộ nhà độc tài. Khi đó tòa án
trở thành công cụ để nhà độc tài trấn áp các phương tiện phái và thành phần đối lập cũng như bảo vệ mình khỏi bị
xét xử về các sai phạm." Trích BBC. Tất cả những chỉ trích sẽ là vô tác dụng với luật pháp nước này.

ĐỀ XUẤT PHỤ HUYNH ĐÓNG TIỀN "GIẢI CỨU GIÁO VIÊN" - NGỤY BIỆN GÌ?

Gần đây, báo Lao Động có đăng nhận định của ông TS Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị Đại
học FPT, trong đó ông Tùng đưa ra đề xuất mỗi phụ huynh học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải
cứu giáo viên“ (https://goo.gl/jPFcWS). Chúng ta sẽ phân tích điểm chưa hợp lý, phạm "nguy biện thiên
vị" (cherry picking fallacy) của tiến sĩ Tùng trong bài báo này.

Phần đầu bài viết, TS Tùng đưa ra 5 lý do để chỉ ra điều cần thiết để đảm bảo đời sống giáo viên, đặc biệt
cấp giáo viên tiểu học công lập. Các luận điểm này là hợp lý nên chúng ta chỉ chú ý các luận điểm phần
sau, trong đó ông Tùng đưa ra các diễn giải để dẫn đến đề xuất phụ huynh đóng tiền "giải cứu giáo viên"
của ông .

(trích) Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đặt câu hỏi “Giải cứu thế nào?”. Giả sử mong muốn thu nhập giáo
viên mỗi tháng thêm khoảng 2 triệu đồng, cộng với lương nhà nước chắc là đủ để sống trong điều kiện
hiện nay. Với 392.442 giáo viên tiểu học công lập, sẽ cần khoảng 9.400 tỉ đồng/năm.
“Nhà nước thì “bí” về ngân sách, và nếu như chắt bóp chi cho giáo viên tiểu học thì viên chức các ngạch
khác, ngành nghề khác cũng sẽ đòi hỏi. Tóm lại là bí. Giảm số lượng giáo viên đi thì cũng không được,
bởi vì hiện nay tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19.7, tiểu học hướng tới dạy 2 buổi, 2 giáo viên một lớp - không
giảm đi đâu được”, ông Tùng nói.
Trước các khó khăn như vậy, TS Lê Trường Tùng đề xuất: Còn mỗi cách tự cứu, không phải giáo viên tự
cứu, trường học tự cứu mà là xã hội xúm tay vào cứu thay cho việc chờ nhà nước.
Giải pháp là mỗi học sinh (phụ huynh) tiểu học hàng tháng góp 100 ngàn đồng, tạm gọi là vào Quỹ Giải
cứu Giáo viên Tiểu học, hoặc Quỹ Khuyến dạy. Số tiền này, có thêm đóng góp của các nhà hảo tâm nữa,
sẽ dành toàn bộ để bổ sung cho thu nhập giáo viên. Với tỷ lệ học sinh/giáo viên là 19.7, mỗi giáo viên sẽ
được 1,97 triệu/tháng - trong 10 tháng, ông Tùng đề xuất. (hết trích)

Các luận điểm trên của TS Tùng đã phạm NGỤY BIỆN THIÊN VỊ (cherry picking
fallacy https://goo.gl/aqmEvy, xem ví dụ 22: https://goo.gl/frWzpI): loại ngụy biện khi ai đó thuyết phục
người đối thoại/độc giả một cách không khách quan, thiên vị bằng cách chỉ dùng các thông tin, bằng
chứng có lợi cho luận điểm của anh ta trong khi lại lờ đi, hay che dấu các thông tin, bằng chứng khác
không có lợi cho luận điểm ấy.

- Thiên vị 1: Ông Tùng giải thích việc nhà nước "bí", không thể tăng lương cho giáo viên tiểu học do sự
phân bì từ các công chức ngành khác, là một nhận định sơ sài, trong đó thiên vị và làm nhẹ những bất cập,
trách nhiệm của nhà nước trong tổ chức bộ máy và phân bổ nguồn tiền ngân sách. Trách nhiệm nhà nước
là đã sản sinh và duy trì một bộ máy công chức quá cồng kềnh, hiện lên đến 11 triệu người ăn lương nhà
nước (https://goo.gl/c6ivJ7) trong tổng số gần 100 triệu dân. 11 triệu người đang hưởng lương nhà nước
này bao gồm nhân viên công vụ các cơ quan nhà nước, các cơ quan Đảng, giáo viên, y bác sĩ, các lực
lượng vũ trang, công an và các hội đoàn như công đoàn, hội phụ nữ, hội nhà văn, hội thanh niên, đoàn
viên, các hưu trí ... Do bị trộn lẫn vào đám đông công viên chức với sự cào bằng hệ số lương, bậc ngạch
bất kể năng lực, đóng góp, đặc thù ngành nên lương giáo viên lâu nay luôn không đủ sống. Trách nhiệm
của nhà nước trong việc phân bổ ngân sách, khi chi phí duy trì các hội đoàn do đảng và nhà nước sinh ra
hàng năm rất lớn, lên đến 68.000 tỉ đồng https://goo.gl/uz7r7J.

- Thiên vị 2: Ông Tùng đề xuất phụ huynh mỗi em đóng 100.000đ/tháng cũng là thiên vị và rất kỳ cục,
khi ông đẩy cái trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo thu nhập đàng hoàng cho giáo viên sang
cho đám đông hàng triệu phụ huynh học sinh.

Tóm lại các nhận định của ông Tùng, từ việc diễn giải sơ sài vì sao nhà nước không thể tăng lương giáo
viên tiểu học, cho đến đề xuất giải pháp chuyển một phần gánh nặng trả lương giáo viên cho phụ huynh
chính là thể hiện tư duy của "Ngụy biện thiên vị", trong đó người được lợi là nhà nước, và người bất lợi,
bị thiệt là hàng triệu phụ huynh nếu đề xuất này được thông qua. Thủ thuật thiên vị như vậy khá kín kẽ.

KẾT - GIÁO VIÊN ĐANG CHỊU THIỆT THÒI

Gần đây có vẻ do không đủ chi phí nuôi bộ máy cồng kềnh 11 triệu người, nhà nước đã có ý định đã chọn
1 triệu giáo viên ngành giáo dục, trong 11 triệu đó, là lực lượng thí điểm đầu tiên để bỏ công chức, thực
hiện đầu tiên tại Bình Định https://goo.gl/HhNPke. Đây là một điều không công bằng cho giáo viên, vì
đúng ra nếu đặt trên bàn cân của trong toàn bộ 11 triệu người hưởng lương nhà nước, các nhóm viên chức
phải bị bỏ biên chế đầu tiên (nếu cần thiết) phải là các hội nhóm dân sự như hội nhà văn, hội nông dân,
hội phụ nữ, hội thanh niên ... vốn không có các đóng góp thiết yếu như giáo viên, y bác sĩ và có thể tự tìm
kinh phí tự hoạt động cho riêng họ nếu cần thiết. Đã có nhiều người lên tiếng phản đối kế hoạch này,
chẳng hạn ý kiến rất xác đáng gần đây của vị đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, ông cho rằng "Bỏ biên
chế giáo dục, y tế thì cũng nên bỏ cả biên chế quản lý hành chính" (https://goo.gl/dYNu3v).

Tóm lại giáo viên là một lực lượng rất cần quan tâm trong xã hội và đang chịu nhiều thiệt thòi lâu nay.
Giải pháp tăng lương cho giáo viên không có gì khả thi hơn ngoài việc nhà nước cần tinh giản bộ máy
công viên chức cồng kềnh; giải tán, không bao cấp các hội đoàn không cần thiết do đảng và nhà nước tạo
ra; hay bỏ đi các công trình sáo rỗng, gây thất thoát như các tượng đài trăm tỷ, nghìn tỷ vô nghĩa xuất
hiện rộng khắp tại các tỉnh thành.

CHO PHÉP "NHẤN CHÌM MỘT TRIỆU MÉT KHỐI VẬT CHẤT XUỐNG BIỂN" - NGỤY
BIỆN TINH VI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) vừa cấp giấy phép cho phép xả thải 1 triệu mét khối bùn nạo
vét của Công ty điện lực Vĩnh Tân 1 (95% vốn Trung Quốc) xuống biển Vĩnh Tân, Bình Thuận với cụm
từ "cho phép nhận chìm xuống biển gần 1 triệu mét khối vật chất”. Bài viết này sẽ phân tích ngụy biện
cho cụm từ "thú vị" này và là đáp án cho trắc nghiệm ngụy biện nhanh vừa qua (https://goo.gl/ZRqP7X).
Cụ thể cách dùng cụm từ "nhận chìm vật chất xuống biển" của Bộ TNMT là biểu hiện của vài loại ngụy
biện sau đây:

--> NGỤY BIỆN MẬP MỜ (ambiguity fallacy https://goo.gl/eVk0Au, xem ví dụ


32 https://goo.gl/otRN9l) - tên dùng cho một họ các loại ngụy biện chỉ chung cho các trường hợp, khi ai
đó sử dụng các từ ngữ, câu chữ, cách diễn đạt không rõ nghĩa, nhập nhằng hoặc mơ hồ để từ đó làm tiền
đề cho kết luận hay luận điểm (rất khả năng sai trái) của anh/chị ta

Theo kế hoạch nạo vét vũng quay tàu cảng biển để tàu vận chuyển than đá neo đậu của Công ty điện lực
Vĩnh Tân 1 vừa được Bộ TNMT cho phép, 1 triệu mét khối bùn sau khi được nạo vét từ biển Vĩnh Tân
(để làm cảng) sẽ được di chuyển ngang qua Khu bảo tồn Hòn Cau và đổ xuống một vùng 30ha, Khoảng
cách tương đối từ vị trí nhận chìm đến đất liền khoảng 10 km, đến vùng bảo vệ của đảo Hòn Cau là 8km,
vùng bảo vệ của bãi cạn Breda là 4.6 km và đến vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển là khoảng 2 km
(https://goo.gl/gVLcYV). Cách Bộ TNMT dùng từ "vật chất" một cách chung chung, nhặp nhằng thay
cho "bùn nạo vét" - chính là dùng thủ thuật "ngụy biện mập mờ" trên để làm giảm nhẹ đi bản chất của sự
việc mà thôi.

Lưu ý thuật ngữ quốc tế thì người ta gọi bùn được nạo vét để làm cảng như vậy là "dredged material" - có
thể dịch sang tiếng Việt là nôm na "vật liệu nạo vét", nhưng không thể gọi là "vật chất" mơ hồ và nhẹ
nhàng như cách dùng từ của Bộ TNMT được.

--> NGỤY BIỆN RƠM (straw man https://goo.gl/b2yi4R, xem ví dụ 10 https://goo.gl/9EpGzs): ngụy


biện khi ai đó bóp méo sự việc để làm tiền đề tấn công luận điểm người khác hoặc để lấy phần lợi cho
mình.
Việc Bộ TNMT dùng từ "nhấn chìm" cũng gây phản ứng của nhiều nhà khoa học và dư luận - bởi vì cách
chở bùn nạo vét và mở đáy cho bùn tràn xuống biển trong một vùng gần bờ biển, gần khu bảo tồn biển
như vậy với nguy cơ tạo ra các tác động môi trường không thể cứu vãn vậy không thể gọi là "nhấn chìm",
mà phải gọi chính thức là "xả thải" (xem thêm báo Thanh Niên https://goo.gl/aZ9icc, báo Nông nghiệp
VN https://goo.gl/4YKBKQ) . Dùng từ "nhấn chìm" chính là nói giảm và bóp méo bản chất sự việc "xả
thải", đây chính là đánh tráo khái niệm, phạm "ngụy biện rơm" mà chúng ta nói ở trên.

Lưu ý trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thuật ngữ quốc tế dùng từ để mô tả việc đổ thải
xuống biển như vậy là "dumping" (page 26, part 1 https://goo.gl/LL4K7R), dịch ra tiếng Việt cũng là "đổ
thải" hoặc "vứt chất thải". Không hiểu sao, bản dịch tiếng Việt Công ước luật biển 1982 này của Bộ ngoại
giao Việt Nam lại rất sai, đưa đâu ra từ "immersion" - và dịch nó là "nhấn chìm" (trang 3, phần
1 http://bit.ly/2t7Qoql - trong khi nhắc lại, bản gốc tiếng Anh gọi nó là "dumping" - "đổ thải".

Tóm lại thuật ngữ "nhấn chìm 1 triệu mét khối vật chất" xuống biển Vĩnh Tân của Bộ TNMT đã dùng hai
kỹ thuật ngụy biện tinh vi, đó là "ngụy biện mập mờ" và "ngụy biện rơm". Một văn bản pháp luật cho
việc cấp phép mà lại dùng ngụy biện và cách nói mập mờ như vậy, sự tệ hại thật không thể biết đường
nào mà nói.

Theo dòng sự kiện, sự việc Bộ TNMT cho phép xả thải 1 triệu mét khối, vốn có khả năng gây ra một đại
họa môi trường không thể cứu vãn cho vùng biển Bình Thuận, Ninh Thuận và Nam Trung Bộ đang là vấn
đề dư luận rất quan tâm. Các khuất tất của giấy phép xả thải này, chẳng hạn như Bộ TNMT không hề có
một chỉ dẫn nào vùng an toàn để gọi là xả thải mà vẫn cấp phép xả thải, như việc Bộ TNMT trốn tránh
không nói đến việc đổ thải khối lượng lớn 1 triệu mét khối bùn này sẽ nguy hại môi trường thế nào
(chẳng hạn tạo lớp bùn giết chết sinh vật ở tầng đáy) mà chỉ nói vật liệu nhấn chìm không phải là chất gây
ô nhiễm môi trường, như việc Bộ TNMT không dám công khai Bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
và danh sách 22 người trong hội đồng bỏ phiếu ... đã làm nhiều nhà khoa học, báo chí và người dân lo âu,
phẫn nộ và phản đối. Rất đáng lo hơn nữa, sau giấy phép Vĩnh Tân 1, dự kiến nhà máy Vĩnh Tân 4 đang
xúc tiến xin một giấy phép khác để đổ thêm 2.4 triệu mét khối bùn nạo vét khác xuống vùng biển cách
chỗ Vĩnh Tân 1 được cho phép đổ thải chỉ 5 km. Nên giấy phép của Bộ TNMT nhiều khả năng sẽ là hợp
thức hóa cho chuỗi dây chuyền các hành động đổ thải bùn nạo vét gây ra một đại họa môi trường cho
vùng biển Nam Trung Bộ. Rất mong các độc giả page quan tâm theo dõi và ủng hộ báo chí, người dân
Bình Thuận - Ninh Thuận và các tỉnh Nam Trung Bộ trước một nguy cơ môi trường nghiêm trọng này
nhé.

KÊ KHAI TRUNG THỰC NHƯNG CHƯA ĐẦY ĐỦ - NGỤY BIỆN GÌ?

Gần đây, khi nói về kết quả thanh tra vụ việc khu biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài
nguyên Yên Bái, ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục chống tham nhũng, nhận định ông Quý khai trung
thực nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể ông Đạt nói (trích báo Tiền Phong https://goo.gl/Sv9oES): "Kê khai
không trung thực là có biểu hiện gian dối. Còn trường hợp ông Quý là kê khai chưa đầy đủ, kê khai thiếu.
Theo quy định, việc kê khai tài sản của cán bộ vào tháng 12 hàng năm", (hết trích)

Cách nói của ông Đạt là biểu hiện của ngụy biện rơm (straw man https://goo.gl/b2yi4R, xem ví dụ
10 https://goo.gl/9EpGzs): ngụy biện khi ai đó bóp méo sự việc để làm tiền đề tấn công luận điểm người
khác hoặc để lấy phần lợi cho mình.
Ở đây sự việc gia đình ông Quý, một quan chức cấp cao tầm Giám đốc sở ở Yên Bái, em ruột bà đương
kiêm Bí thư tỉnh ủy Yên Bái đã dựa vào quyền lực chính trị của mình và gia đình, trong một ngày cấp 7
giấy phép đề hợp thức hóa biệt phủ rộng lớn và hoành tráng của gia đình mình - hoàn toàn là biểu hiện
gian dối, thiếu trung thực, cạy quyền thế làm càn. Ông Đạt là thanh tra sự vụ và bảo "ông Quý trung thực,
nhưng chỉ kê khai không đầy đủ", là cách nói giảm nhẹ sự việc thái quá và bóp méo bản chất sự việc,
phạm ngụy biện rơm (straw man) mà thôi.

Dùng ngụy biện rơm (straw man) để nói tránh, nói nhẹ, bóp méo sự việc là một ngụy biện hay dùng của
các chính trị gia tại VN. Ngoài sự việc "kê khai trung thực nhưng chưa đầy đủ" này, còn các sự việc khác
như "gạt tay trúng má" (https://goo.gl/7bGpFL), hay biến "xả thải" thành "nhấn chìm"
(https://goo.gl/De3u7r) ... cũng là các ví dụ tương tự cho việc dùng ngụy biện rơm (straw man) của các
chính trị gia VN này. Một hiện tượng rất thú vị 

CHỈ LỖI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - NHỮNG ĐỐI ĐÁP NGỤY BIỆN CỦA VÀI HỌC GIẢ NHÀ
NGUYỄN LÂN

Bài viết này là phân tích ngụy biện trong các cách đối đáp của vài học giả nhà Nguyễn Lân đăng trên báo
Tiền Phong (https://goo.gl/64cz4G) xung quanh việc một tác giả tên Hoàng Tuấn Công chỉ ra những lỗi
trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" của cố học giả này.

1- Các ngụy biện của PGS-TS Nguyễn Lân Trung (con trai cố học giả Nguyễn Lân)

(trích) "Anh khẳng định, trước hết nói đến ngôn ngữ là nói đến vấn đề về lịch sử, văn hóa, bởi ngôn ngữ
gắn với văn hóa, gắn với lịch sử. Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ là khác nhau,
khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai."
Anh cho biết hoàn cảnh ra đời của cuốn từ điển gây bão: “Bố tôi làm cuốn sách này trong 5 năm, khi đã
90-95 tuổi. Phải hiểu là trong thời kỳ đó, không ai làm (từ điển tiếng Việt-pv) thì bố tôi bắt tay vào làm”.
PGS-TS Nguyễn Lân Trung cảm thấy: “Đối với một người đã có đóng góp như thế, đã khuất như thế thì
thái độ như thế, gia đình thấy không được”. Anh nhắc lại nhiều lần: “Thấy không thiện ý”. Theo anh, việc
khảo cứu từ điển Nguyễn Lân không có vấn đề nhưng phải lưu ý, ngôn ngữ có yếu tố lịch sử, “ở thời đại
công nghệ người ta nghĩ từ này có nghĩa thế này nhưng trước đây quan niệm của các cụ lại nghĩ khác”.
“Phải khảo cứu trên phương diện khoa học như vậy và trao đổi một cách thiện ý, thiện chí, đằng này thiếu
cả hai điều ấy thì gia đình không bàn”, PGS-TS Nguyễn Lân Trung bộc bạch.
Sau vụ “bắt lỗi” từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân, cũng có thể mở ra một trào lưu mới: “Nhặt sạn” từ
tác phẩm nổi tiếng của người đã khuất. Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung nếu trào lưu ấy diễn ra thì thật
sự đáng ái ngại: “Tất cả các tác giả đã khuất mang ra phân tích theo quan điểm hiện nay thì sẽ rất khác.
Họ đều có thể bị lôi ra như vừa rồi. Đó là một trào lưu không tốt, không có sự trân trọng. Thí dụ, thủ pháp
trong tiểu thuyết trước đây khác lắm, bây giờ bảo sao lại viết như thế thì khó”.
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN LỢI DỤNG LÒNG THƯƠNG HẠI (appeal to pity https://goo.gl/CHIIod - xem lại ví
dụ 10 https://goo.gl/9EpGzs): ngụy biện thay vì bàn về logic của vấn đề, kẻ ngụy biện lại đánh vào cảm
giác, tâm lý thương hại, trắc ẩn người đối thoại, để dành phân lợi cho luận điểm của mình.
Ông Lân Trung đưa việc cụ Nguyễn Lân đã khuất, làm từ điển lúc về già mà không đi vào trực diện chỉ ra
những lập luận của Hoàng Tuấn Công là để đánh vào tâm lý người đối thoại, gợi lòng trắc ẩn của họ mà
thôi.

--> NGỤY BIỆN GÂY CẢM GIÁC TỘI LỖI (appeal to shame, http://goo.gl/d52HCt, xem ví dụ
15 https://goo.gl/NgrZ25): loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện cố ý gây cho người đối thoại, hay độc giả
có cảm giác tội lỗi về luận điểm của họ, để dành phần lợi cho mình - nhưng thật ra lời buộc tội ấy chỉ
đánh vào tâm lý, cảm xúc chứ không hề liên quan logic vấn đề đang bàn
Câu nói “Đối với một người đã có đóng góp như thế, đã khuất như thế thì thái độ như thế, gia đình thấy
không được" chính là cách nói đi xa hơn, hàm ý buộc tội tác giả Hoàng Tuấn Công một cách phi logic của
ông Lân Trung.

--> NGỤY BIỆN RƠM (straw man https://goo.gl/b2yi4R, xem ví dụ 10https://goo.gl/9EpGzs): ngụy biện
khi ai đó bóp méo sự việc để làm tiền đề tấn công luận điểm người khác hoặc để lấy phần lợi cho mình.
Ở đây ông Lân Trung bảo các nghiên cứu và phê bình, phản biện "Từ điển tiếng Việt" Nguyễn Lân của
ông Hoàng Tuấn Công là "nhặt sạn", chính là bóp méo, hạ thấp và tầm thường hóa công trình của ông
Hoàng Tuấn Công mà thôi.

2- Lời PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu (cháu học giả Nguyễn Lân)

(trích) “Sắp đến ngày giỗ của ông, tình cờ facebook lại nhắc nhở tấm ảnh đặc biệt của ông và các cháu
trai (…). Cảm ơn tình cảm của nhiều người đã quý mến dành cho ông những “mỹ từ” to tát, nhưng tôi
chắc chắn rằng ông không thích và không tự nhận bao giờ. Ông chỉ thích một điều đó là làm việc, làm
việc và làm việc”. Đến đây vị bác sỹ nổi tiếng mới đi vào vấn đề chính: “Những quyển sách mà ông viết
trong những năm cuối đời, ngoài 90 tuổi đã thể hiện một nỗ lực phi thường của một người nhỏ bé. Tôi
cũng cảm ơn những người đã đọc rất kỹ các quyển sách của ông để tìm ra các sai sót. Đây sẽ là những
đóng góp mà chắc chắn nếu ông còn sống sẽ được ông thay đổi bổ sung trong các lần tái bản của mình”.
Và tiến sỹ y khoa khiến người theo dõi trang cá nhân của ông phải giật mình vì nhắc một kỷ niệm thâm
thúy, thay lời muốn nói: “Nhớ mãi lần tôi và Lân Thắng trèo lên cột nước ở Kim Liên về bị ông đánh cho
một trận chỉ vì cái tội hay khoe “trên cao nhìn thấy ông bé tí như con kiến”. Đúng là “ếch chết tại miệng”.
(hết trích)

Đoạn đầu, ông Nguyễn Lân Hiếu thể hiện thái độ khá đúng mực và cầu thị, khi bảo cảm ơn những người
đã đọc và chỉ ra lỗi trong "Từ điển tiếng Việt" của học giả Nguyễn Lân. Nhưng cuối cùng khi nói về câu
"Ếch chết tại miệng" là một thái độ mập mờ và có lẽ có phần hàm ý hạ thấp và chê bai việc làm của ông
Hoàng Tuấn Công?!.

Cách nói như vậy là biểu hiện của NGỤY BIỆN MẬP MỜ (ambiguity fallacy https://goo.gl/eVk0Au,
xem ví dụ 32 https://goo.gl/otRN9l) - là tên dùng cho một họ các loại ngụy biện chỉ chung cho các trường
hợp, khi ai đó sử dụng các từ ngữ, câu chữ, cách diễn đạt không rõ nghĩa, nhập nhằng hoặc mơ hồ để từ
đó làm tiền đề cho kết luận hay luận điểm (rất khả năng sai trái) của anh/chị ta.

Những cách nói mập mờ, ẩn dụ và thâm nho thế này tưởng hay nhưng không phải. Cá nhân admin khuyến
cáo các độc giả rất nên tránh lối nói mập mờ như thế.

KẾT

Một từ điển tiếng Việt do một người viết ra lúc tuổi quá cao thì chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót,
nên việc tác giả Hoàng Tuấn Công chỉ ra các lỗi của nó là điều có thể hiểu được. Các trao đổi đàng hoàng
nếu có phải là trực diện đi thẳng vấn đề đang suy xét: liệu các lỗi mà học giả Hoàng Tuấn Công chỉ ra
trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" của Nguyễn Lân có đúng hay không, hợp lý hay không hợp lý chỗ nào.
Đáng tiếc vài học giả thế hệ sau nhà Nguyễn Lân đã không thể hiện điều đó, mà chỉ dùng các cách trao
đổi trịch thượng, mập mờ và ngụy biện để nói về sự việc này. Đây là thái độ trao đổi rất nên tránh.

Câu chuyện ông Nguyễn Lân (tiểu sử qua Wiki: https://goo.gl/EWUWam) được tôn sùng và bảo vệ quá
mức trong ví dụ này - lại một lần nữa nhắc chúng ta về tư duy thờ phượng quyền lực (ở đây là quyền lực
học thuật) thái quá tại Việt Nam. Như có nói trong bài viết trước, tư duy thờ phượng quyền lực (bao gồm
quyền lực chính trị, quyền lực học thuật, quyền lực văn hóa ...) là một cản trở cho sự phát triển toàn diện
của nhân sinh quan, sự tự do trong suy nghĩ của tất cả chúng ta và đáng lo, nó xuất hiện quá nhiều trong
đám đông người Việt.

Thật ra trong một ngữ cảnh trao đổi cụ thể, chỉ cần bạn có quan điểm riêng, có logic, không ngụy biện về
nó thì có thể đặt vấn đề, đối thoại ngang hàng với bất kỳ ai, bất kể họ làm gì, có tên tuổi to lớn thế nào.
Rất mong độc giả page ngày càng nhiều người xây dựng được tư duy logic và góc nhìn độc lập đó, các
bạn nhé.

"TĂNG THUẾ VAT THÊM 2% KHÔNG ẢNH HƯỞNG NGƯỜI NGHÈO" - NGỤY BIỆN GÌ

Bài viết là phân tích nhanh ngụy biện của ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài
chính) khi bảo tăng thuế VAT lên 2% thì người nghèo không bị ảnh hưởng đáng kể.

Cụ thể ông Thi nói (trích VTV https://goo.gl/4Y8nfV): ''Mặt hàng rau, thịt... không chịu thuế VAT, thế
nên, dù VAT có tăng lên bao nhiêu thì cũng không ảnh hường gì cả".
Năm 2014, Tổng cục thống kê đã khảo sát mức sống dân cư Việt Nam, nhóm thu nhập thấp nhất dành tới
59,6% thu nhập để chi mua lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục. Nhóm thu nhập cao nhất chỉ dành
39,6% tổng thu nhập để chi cho các hàng hóa, dịch vụ.
Dựa trên thống kê này, Bộ Tài chính thấy rằng các hàng hóa, dịch vụ này đều thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT nên việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT sẽ không ảnh hưởng đến chi tiêu của nhóm
hàng hóa, dịch vụ này.
Vì vậy, việc tăng thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên mức 12% tác động không lớn đến chi tiêu của hộ
gia đình có thu nhập thấp. (hết trích)

Các luận điểm của ông Thi phạm "Ngụy biện Kết Luận Ẩu" (jumping to
conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ 9 https://goo.gl/U6L5Pa), ngụy biện khi người phát biểu
dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu
thuyết phục.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá
trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong
giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người
thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. VAT có phạm vi tác động rộng lớn
và đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.

Lập luận của ông Thi và Bộ Tài chính ở trên là vội vã, thiếu logic, vì đã không tính đến sự liên đới không
thể tránh khỏi về giá cả của các mặt hàng, dịch vụ trong xã hội khi người tiêu dùng đồng loạt trả thêm
nhiều tiền hơn vào hầu hết tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để nộp thuế cho nhà nước. Chẳng hạn,
khi tiền chi trả vận chuyển mặt hàng rau thịt tăng do thuế VAT, thì giá rau thịt cũng sẽ tăng do phải tính
chi phí vận chuyện vào nó. Do sự ảnh hưởng dây chuyền và liên đới ấy, giá cả các mặt hàng, dịch vụ tăng
đồng loạt là không thể tránh khỏi dù các mặt hàng, dịch vụ ấy có trong danh mục đặc biệt giảm thuế VAT
hay không. Nên dù theo thống kê, người có thu nhập thấp dành 39.6% thu nhập cho các mặt hàng, dịch vụ
(bị tăng thuế VAT), và 59.6% thu nhập để chi mua lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục (các mặt hàng,
dịch vụ có thể không bị tăng thuế VAT) thì họ cũng sẽ gặp thêm nhiều khó khăn, do hầu như tất cả các
mặt hàng đều tăng giá vì sự liên đới mà chúng ta vừa đề cập.

Ở đây chúng ta chưa nói đến các thông số thống kê như 59.6%, 39.6% do Bộ tài chính đưa ra là đúng hay
sai, có đáng tin cậy hay không khi năm 2016 chính cán bộ ngành thống kê tại Việt Nam còn bảo "Báo cáo
sự thật có khi phải trả giá", còn Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thì bảo "Không biết tin vào con số nào để
điều hành vĩ mô (https://goo.gl/NX6NrN).

Tóm lại, các luận điểm của ông Thi và Bộ tài chính để kết luận người nghèo không bị ảnh hưởng đáng kể
do thuế VAT tăng 2%, là vội vã, thiếu logic và phạm lỗi "Ngụy biện kết luận ẩu" (jumping to conlusions).

KHI PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM NGỤY BIỆN

Bài viết này là phân tích nhanh những ngụy biện phạm phải trong câu nói Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
nói trước quốc hội cách đây vài ngày: "Chỉ 37% người Đức dùng mạng xã hội, bởi họ biết rằng dùng là bị
lấy mất thông tin cá nhân" (nguồn: https://goo.gl/Qh8YAz).

CÁC NGỤY BIỆN TRONG CÂU NÓI CỦA ÔNG ĐAM


--> NGỤY BIỆN LẠM DỤNG THỐNG KÊ (statistical fallacy https://goo.gl/gzuzR9, xem ví dụ
21 https://goo.gl/flBp3x). Nhắc lại ngụy biện (lạm dụng) thống kê là tên gọi chung cho việc ai đó lợi dụng
các con số, thông tin thống kê sai hoặc không đáng tin cậy để đánh vào tâm lý độc giả và làm bàn đạp để
từ đó dành phần lợi cho luận điểm của họ. Các kiểu phạm ngụy biện thống kê này khá đa dạng, như kẻ
ngụy biện nêu ra một thống kê không rõ nguồn gốc, hoặc một thống kê không có độ tin cậy do chưa được
công bố và kiểm chứng về mặt khoa học, hoặc kẻ ngụy biện diễn đạt, bóp méo một kết quả thống kê có
trước một cách lệch lạc, có lợi cho anh ta, hoặc thậm chí anh ta bịa ra các con số thống kê đó.

Ở đây con số chỉ 37% người Đức xài mạng xã hội mà phó thủ tướng Đam, người có học vị tiến sĩ tại Bỉ,
đưa ra là quá thấp và có vấn đề. Hàng loạt thống kê đã chỉ ra con số người sử dụng mạng xã hội tại Đức
cao hơn nhiều con số 37% do ông Đam đưa ra. Chẳng hạn như thống kê của tổ chức statista.com bảo rằng
năm 2014 đã có 56.8% người Đức dùng mạng xã hội và họ dự đoán đến năm 2018 con số này sẽ tăng nhẹ
lên 59% (https://goo.gl/wsFGXN). Hay một nghiên cứu khác tại Social Media-Atlas đã khảo sát tất cả các
bang/thành phố tại Đức và chỉ ra trung bình 80% người dùng Internet Đức cũng xài mạng xã hội. Con số
này kết hợp với con số 89.6% người Đức sử dụng Internet của trang Internet World Stat
(https://goo.gl/FzEz3V) cho phép chúng ta ước lượng khoảng 0.8*89.6%=71.7% người Đức sử dụng
mạng xã hội. Cũng trong báo cáo này của tổ chức Internet World Stat - chỉ tính riêng một mạng xã hội
Facebook thì đã có khoảng 31 triệu người Đức sử dụng trên tổng số 80.6 triệu dân Đức, nghĩa rằng chỉ
người sử dụng Facebook tại Đức cũng đã chiếm 38% dân số nước này (Lưu ý Facebook chỉ là một trong
các mạng xã hội hiện có mà thôi, ngoài nó ra còn có thể tính thêm Twitter, Instagram, Google Plus ...). Có
một tài liệu gần với con số 37% mà ông Đam đưa ra nhất, đó là con số của tổ chức PEW Research đưa ra
năm 2016 (https://goo.gl/DsGiLr), bảo rằng có 37% người Đức trưởng thành (adult) xài mạng xã hội,
nhưng lưu ý đây là một thống kê chỉ nói về phân khúc người trưởng thành (adult) tại Đức mà thôi. Cũng
chính PEW Research cũng công bố số người trưởng thành hoặc có sử dụng smart phone tại Đức và có sử
dụng mạng xã hội tại Đức là 50% trong một báo cáo khác của họ (https://goo.gl/a8KBRT) vào năm 2016

Tóm lại rõ ràng con số 37% người Đức sử dụng mạng xã hội của ông Đam là quá thấp, và không đáng tin
cậy, do đó phạm "ngụy biện lạm dụng thống kê" nêu trên. Ở đây có thể ông Đam đã đọc nhanh và dẫn
đến nhầm lẫn tài liệu của PEW Research đưa ra năm 2016, cho báo cáo chỉ riêng phân khúc người trưởng
thành (adult) Đức xài mạng xã hội. Lưu ý cách làm survey của PEW khá đơn giản, khi họ chỉ khảo sát và
lấy mẫu, ý kiến của 100 người dân Đức mà thôi (https://goo.gl/YuCFtR).

--> NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl, xem ví dụ


9:https://goo.gl/U6L5Pa): ngụy biện khi người phát biểu dù không đủ chứng cứ, lý luận hay bằng chứng
vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục.

Luận điểm ông Đam bảo không quá nhiều người Đức sử dụng mạng xã hội (37%) chỉ là do họ biết rằng
dùng là mất thông tin là vội vã, thiếu chứng cứ. Trong một báo cáo nghiên cứu về mạng xã hội tại Đức
(https://goo.gl/F7QJfq) của tác giả Irene Waltz, đã nói về nguyên nhân mạng xã hội tại Đức không phát
triển mạnh mẽ như các nước khác, ngoài do lo ngại về an toàn thông tin cá nhân, còn do các nguyên nhân
khác như người Đức vẫn ưa chuộng các phương tiện truyền thông truyền thống (báo giấy, báo địa phương
...), khoảng cách giữa các thế hệ (dân số già đi của Đức và người già thường ít xài mạng xã hội hơn so với
người trẻ) và văn hóa có phần bảo thủ người dân nước này. Do đó câu nói của ông Đam về nguyên nhân ít
người Đức xài mạng xã hội chỉ là do "họ biết dùng là mất thông tin" - là thiếu logic, vội vã và do đó phạm
"ngụy biện kết luận ẩu" (jumping to conclusions).

KẾT

Một người chức vụ rất cao, học vị tiến sĩ đào tạo tại Bỉ như ông Đam nhưng vẫn dùng ngụy biện trong
một phát biểu tại diễn đàn quốc hội là một hiện tượng thú vị. Đây trước hết là một sự nhắc nhở cho cá
nhân ông Đam, về việc cần cẩn trọng với các phát ngôn của mình đưa ra - trong thời đại bùng nổ thông tin
và mọi người có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra những lời nói của các vị chính trị gia như ông Đam. Sự
việc cũng là nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn giữ thái độ độc lập và cái đầu tỉnh táo, phân tích mọi việc
logic để không để bất kỳ ai dùng ngụy biện để lừa dối mình, bất kể họ là ai, làm gì và có vai vế, học hàm
học vị hiển hách thế nào. Hiểu và phân tích ngụy biện là chìa khóa cực kỳ hữu hiệu để chúng ta đạt được
sự độc lập đó, các bạn nhé.

NGỤY BIỆN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC KIÊN VÀ DỰ LUẬT ĐẶC KHU

Gần đây, vị đại biểu quốc hội Nguyễn Đức Kiên, khi trả lời câu hỏi phóng viên về dự luật đề xuất cho
nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các đặc khu kinh tế (đang được quốc hội thảo luận và bỏ phiếu vào
ngày 15/6 tới), đã có những phát biểu gây tranh cãi. Bài viết sẽ phân tích ngụy biện một luận điểm đáng
chú ý nhất của Nguyễn Đức Kiên trong phần trả lời phỏng vấn trên và trao đổi thêm về dự luật đặc khu
kinh tế đáng lo ngại này.

1- CÁC NGỤY BIỆN CỦA NGUYỄN ĐỨC KIÊN


Đầu tiên, chúng ta xem xét nguyên văn câu trả lời của Nguyễn Đức Kiên.
(Trích https://bit.ly/2LJvdob)
PV: Về vấn đề an ninh - quốc phòng, ông có lo ngại khi thời gian thuê đất dài và các đặc khu nằm ở vị trí
khá nhạy cảm?
Nguyễn Đức Kiên: Tại sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu. Tại sao ở Úc, Pháp, Mỹ...
đều có Chinatown. Ở California mình có Little Saigon. Ở đó toàn người Việt, nói bằng tiếng Việt, thì
bang California có lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng hay không?
Thế giới hiện nay là phẳng, Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng các hiệp định thương mại, anh lấy quyền gì
mà ngăn cách người ta. 32-36% thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc, chúng ta không thể cấm họ
đầu tư vào Việt Nam, thay vào đó nên đặt vấn đề là làm sao thu hút và tối đa hoá hiệu quả của dòng tiền
này.
Vấn đề là phải nâng cao trình độ kinh tế, để nguồn vốn của người Trung Quốc sang đây là phục vụ mục
đích phát triển của mình. Đó mới là điều đáng bàn.
Quy định cho thuê đất đến 99 năm theo tôi là bất hợp lý xét về khía cạnh kinh tế. Còn đừng đánh đồng nó
với góc độ an ninh - quốc phòng. Việt Nam đang rất cần dòng vốn từ nước ngoài, từ bất kỳ nước nào đều
tốt cả. Cái quan trọng là cách thức mình quản lý ra sao.
(hết trích )

--> NGỤY BIỆN SO SÁNH ẨU (faulty analogy http://goo.gl/1XjuRW, xem ví dụ


20 https://goo.gl/bUj6JH). Ngụy biện này ý rằng, hai sự việc chỉ giống nhau một khía cạnh nhỏ, còn khác
nhau hoàn toàn các khía cạnh khác nên so sánh chúng với nhau là ngụy biện.

Ở đây ông Kiên so sánh đặc khu kinh tế VN với các khu phố người Hoa hay người Việt tại Úc, Pháp, Mỹ
là so sánh ẩu và thiển cận. Các khu phố người Hoa, người Việt tại các nước phát triển là nơi sinh hoạt,
trao đổi kinh tế, văn hóa, giáo dục của những người mang quốc tịch các nước phát triển ấy nhưng có gốc
Hoa (hoặc gốc Việt). Họ phải hoạt động theo pháp luật nước sở tại, bị kiểm soát bởi cảnh sát, chính quyền
nước sở tại, và diện tích thường chỉ là rất nhỏ, chẳng hạn một vài con đường, một khu phố nhỏ. Còn đặc
khu kinh tế theo dự luật đặt ra là một vùng rộng lớn như một thành phố nhỏ và có đường biên giới được
xác định. Nguy cơ an ninh quốc phòng cũng cao hơn, khi mà quyền tự quyết của các doanh nghiệp nước
ngoài thuê đất tại các đặc khu quá lớn, có thể cài cắm, bén rễ người nước ngoài vào đây trong thời gian
quá dài.

Nói chung là hai hình ảnh quá khác nhau, không thể so sánh với nhau được. So sánh ẩu, liên hệ hai sự
việc nhìn loáng thoáng tương đồng, nhưng lại khác xa nhau, để làm thay đổi bản chất sự việc đang bàn
chính là một kiểu ngụy biện lợi hại và hay được dùng, như trường hợp này của ông Kiên.

--> NGỤY BIỆN LẢNG TRÁNH CHỦ ĐỀ (avoiding the issues https://goo.gl/6KDa8o, xem ví dụ
28:https://goo.gl/r3ChdN ): ngụy biện khi ai đó sẽ trả lời một luận điểm bằng cách đi vòng vèo các vấn đề
xung quanh, và tránh né hay không trả lời các ý chính trong luận điểm đó. Ngoài việc so sánh ẩu để giảm
nhẹ tính nghiêm trọng của sự việc, ông Kiên còn dành nhiều thời gian để nói qua khía cạnh kinh tế của
các đặc khu này và không có bất kỳ phân tích trực diện vào khía cạnh nguy cơ an ninh quốc phòng mà
phóng viên đặt câu hỏi.

Thật ra cả ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc đều có vai trò và vị trí rất nhạy cảm, quan trọng
về an ninh, quốc phòng của Việt Nam.

Vân Đồn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc
nhìn ra Vịnh Bắc Bộ. Về mặt lịch sử, Ngô Quyền chống quân Nam Hán trận Bạch Đằng, Lý Thương Kiệt
chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông đều dùng Vân Đồn như là một tiền đồn để
ngăn chặn thủy quân Trung Quốc. Đặc biệt Lý Thường Kiệt khi lập phòng tuyến Sông Cầu để chống quân
Tống đã dùng Vân Đồn như là căn cứ của thủy quân, nhờ đó ngăn chặn thành công thủy quân Tống và
khiến cho quân Tống bại trận.

Vân Phong (Khánh Hòa) có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ Miền Trung nhìn ra Biển Đông. Ngoài ra
đây còn lại là một cảng nước sâu quan trọng cho trung chuyển tại Miền Trung, sau khi cảng nước sâu
khác, Sơn Dương (Vũng Áng, nơi đặt Formosa) hầu như đã bị Trung Quốc "nắm". Ngoài ra Vân Phong
nằm ngay sát quốc lộ 1A, cách biên giới Campuchia khoảng 130 km ở Tây Nguyên. Là nơi gần nhất với
các căn cứ quân sự Trung Quốc tại Trường Sa. với tình hình Trung Quốc đang ngày càng bành trướng
biển Đông, Vân Phong càng đóng vai trò quan trọng hơn về quốc phòng và an ninh,

Bên cạnh đó, Phú Quốc có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngõ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương. Tuy
cách bờ biển VN 50km, nhưng Phú Quốc lại chỉ cách Campuachia 30km. Trong khi hiện Trung Quốc đã
thuê lâu dài hai thành phố Campuchia, Sihanoukville và Bokor, gần đó với đường bờ biển dài 90km để
làm cảng nước sâu, nếu có thêm được Phú Quốc, họ sẽ hình thành nên một tam giác chiến lược để khống
chế Ấn Độ Dương và phía nam Việt Nam.

Ở đây không biết ông Kiên đã cố ý né tránh hay không đủ kiến thức để nhận biết rõ sự quan trọng của ba
đặc khu với an ninh, quốc phòng của Việt Nam nên mới trả lời ngụy biện như vậy.

2- (ĐẶC) KHU KINH TẾ LỢI HAY HẠI?

Việt Nam hiện có 18 khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ ) trải dài từ Nam ra Bắc, đều nằm ven
biển và ra đời từ một Nghị định chính phủ (văn bản dưới luật) năm 2008 (nguồn: https://bit.ly/2Jcfk8g).
Trong 18 khu kinh tế này, ba khu - Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên
Giang) - dự định được nâng cấp lên thành "đặc khu" và sẽ hoạt động dưới một cơ sở pháp lý của một văn
bản luật mạnh hơn là " Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế đặc biệt" hay còn gọi là "Luật đặc khu" do
Quốc hội xem xét bấm nút thông qua vào ngày 15/6 tới.

Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến phản biện từ nhiều chuyên gia cho rằng thời của các đặc khu đã qua và
mô hình đặc khu không thích hợp với tình hình địa chính trị Việt Nam hiện nay.

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, thành viên Tổ tư vấn kinh tế
của Thủ tướng, cho rằng khả năng thành công của mô hình đặc khu theo luật này sẽ là rất thấp với 5
nguyên nhân. Thứ nhất là chính sách nằm sau Luật đặc khu thiếu cơ sở thực tiễn. Thứ hai là tư duy chính
sách chủ yếu vẫn chỉ là 1.0 – tức là cố thu hút thêm FDI bằng lợi thế so sánh tryền thống cùng những ưu
đãi kịch trần và vượt khung, thậm chí không ngần ngại mở casino cho cả người Việt Nam vào chơi. Thứ
ba là với thiết kế như hiện nay, không có gì đảm bảo các đặc khu sẽ có tính bền vững về kinh tế và giúp
tạo ra các ngoại tác tích cực như nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu cũng như thúc đẩy cải cách kinh tế trên
diện rộng. Thứ tư là nguy cơ nhìn thấy trước của việc chính quyền đặc khu sẽ bị thiếu nguồn lực, năng
lực, và thẩm quyền (cả thẩm quyền theo luật định và thẩm quyền trên thực tế) cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ của mình. Cuối cùng là vị trí xung yếu và nhạy cảm của ba đặc khu, có thể không phải là những
địa điểm thích hợp để thử nghiệm chính sách trong bối cảnh địa kinh tế và địa chính trị hiện nay, ví dụ
như Vân Đồn quá sát Trung Quốc, sẽ khó có khả năng thu hút các công ty công nghệ cao ở các cường
quốc khoa học và công nghệ ở Châu Á và phương Tây. (xem thêm https://bit.ly/2kSO57W).

Giáo sư Trần Văn Thọ từ Nhật Bản, thành viên tổ tư vấn thủ tướng, trong một trao đổi với một người bạn,
cũng cho rằng đặc khu kinh tế là một mô hình đã lỗi thời và cho rằng Quốc hội nên hoãn việc thông qua
quyết định về đặc khu kinh tế để tiếp tục bàn thảo. Ông viết : “Tôi thấy không cần đặc khu kinh tế nữa,
phải chi làm từ hồi đầu thập niên 1990, lúc đó mới cần và hiệu quả hơn. Các địa điểm chọn lựa cũng có
vấn đề. Riêng Vân Đồn, rất gần Hải Phòng là nơi đã có sân bay, có đầy đủ hạ tầng và đang thu hút đầu tư
nước ngoài khá manh. Tôi có đến Vân Đồn hai năm trước và có hỏi ý kiến nhiều công ty lớn của Nhật,
hầu hết họ không quan tâm. Vậy khả năng Trung Quốc nhảy vào Vân Đồn rất cao. Trung Quốc không cần
tính toán kinh tế”. (xem thêm: https://bit.ly/2JDh9yg)

Một phân tích đáng chú ý khác là của blogger Nguyễn Anh Tuấn, dựa vào một công trình nghiên cứu của
hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (Hàn Quốc, KIEP) về các mô hình đặc
khu thành công ở Châu Á tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kong, Singapore và Dubai được công bố năm
2016. Trong bài báo này, hai tác giả này đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể
thành công, như là bài học cho các nước đang phát triển. Blogger Nguyễn Anh Tuấn đã so sánh, đối chiếu
10 yếu tố này với tình hình địa chính trị Việt Nam cũng như ba đặc khu, để kết luận rằng với đề án đặc
khu của Việt Nam thì thành công chỉ là ảo tưởng. (xem thêm status: https://bit.ly/2Lx9LCa).
Phó giáo sư Võ Trí Hảo cũng đã có bài phân tích và chỉ ra bốn cách và hai giai đoạn mà Trung Quốc có
thể lợi dụng để kiểm soát Vân Đồn, sau khi Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế đặc biệt được thông qua.
Giai đoạn 1 là chiếm đất, trong đó tác giả đã chỉ ra các thủ thuật, như việc công ty VN ban đầu thu mua
đất rồi chuyển nhượng lại cho công ty con, vốn sẽ bị công ty nào đó của TQ chi phối, hay việc dùng các
hợp đồng ủy quyền trong đó bên A (doanh nghiệp VN) ủy quyền cho bên B (doanh nghiệp TQ) để thuê
lại nhà, đất trong khu đặc cư với thời hạn dài... Sau khi chiếm được đất thời gian dài, sẽ là giai đoạn hai:
di cư, tạo bất ổn chính trị, ly khai và xin gia nhập Trung Quốc. (xem thêm bài
viết: https://bit.ly/2JsxnqD).

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU TỪ CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ SEZ CỦA CAMPUCHIA VÀ LÀO

Các nước láng giềng Việt Nam như Lào và Campuchia đều đã có các đặc khu kinh tế, và đều đang vướng
vào các tình huống "đau thương".

Đầu tiên là Lào, nước láng giềng có hình thái chính trị độc đảng cộng sản lãnh đạo tương tự Việt Nam và
cũng tiếp giáp Trung Quốc. Lào đã có các đặc khu kinh tế vài năm trước, một trong số đó là đặc khu Kinh
tế Tam giác vàng (GTSEZ) của Lào rộng 10.000 hecta lúc đầu thiết lập vào năm 2007 bởi chính phủ Lào
và tập đoàn Hồng Kông Kings Romans Group. Tuy nhiên nơi đây đã trở thành một Trung Quốc thu nhỏ.
Chúng ta xem trích đoạn một bài báo nói về khu GTSEZ này.

(Trích Một thế giới 2016 https://bit.ly/2JBEyQZ ): Đằng sau ánh đèn hào nhoáng của sòng bạc The Kings
Romans là khu “Chinatown” chứa đầy các nhà hàng và những tiệm massage trá hình. Bên cạnh đó, còn có
sở thú, sân golf và những bãi đậu xe rộng thênh thang.
Tại đây, tập đoàn đến từ Hồng Kông còn dự định xây thêm một khu công nghiệp và sân bay quốc tế. Ước
tính tại GTSEZ sẽ có khoảng 200.000 người sinh sống và làm việc.

Đa số những người làm việc tại đây đến từ TQ và Myanmar. Đồng hồ và thời gian sinh hoạt trong đặc
khu kinh tế này được điều chỉnh theo giờ của TQ, còn hầu hết các cửa hàng và dịch vụ thì từ chối thanh
toán bằng tiền kip của Lào. Các tòa nhà và cơ sở bên trong đặc khu được xây dựng lòe loẹt theo kiểu
giống như một “Tử Cấm Thành thu nhỏ”. Như lời mô tả của Moe Kyaw, một người làm việc tại đây đến
từ Myanmar nói “Khách sạn TQ, thanh toán bằng tiền TQ, kiến trúc theo kiểu TQ. Đây chẳng khác nào là
một đất nước TQ thu nhỏ!”.

GTSEZ hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền địa phương. Stuart Ling, chuyên gia tư vấn về
nông nghiệp tại vùng Bokeo cho biết: “Trên giấy tờ, GTSEZ không thuộc về Lào mà tồn tại như một
vùng có quyền tự chủ riêng biệt”.
Theo chuyên gia Ling, dù trên danh nghĩa, đặc khu được đồng quản lý bởi chính phủ Lào và tập toàn
Hồng Kông, tuy nhiên những hoạt động tài chính lại hết sức mờ ám và không ai thật sự biết rõ về tình
hình thu chi tại đây như thế nào.
(hết trích)

Lưu ý, Vân Đồn của Việt Nam cũng rất gần biên giới Trung Quốc và cũng đang tính mở các casino, nghĩ
dưỡng trong đặc khu, giống như GTSEZ.
Campuchia cũng đã có nhiều đặc khu kinh tế. Trong một bài báo đáng chú ý công bố tháng 7/2017 cho
một nghiên cứu về thực tế và mô hình SEZs tại hai nước Campuchia và Myanmar ở đồng bằng Mê Kong
bởi tiến sĩ Charlie Thame, Đại học Thammasat, Bangkok, Thái Lan - tác giả đã chỉ ra các trải nghiệm và
phân tích thực tế tại các đặc khu ở hai đất nước này (nguồn: https://bit.ly/2Lkasi3). Admin xin trích dẫn
các tình huống liên quan đến đặc khu của Campuchia trong bài nghiên cứu.

Thứ nhất là nhiều nơi điều kiện làm việc của các công nhân địa phương trong các khu công nghiệp tại
Campuchia rất tồi tệ, có người còn ví nó như nô lệ, do không có công đoàn bảo vệ (thành viên công đoàn
khó đặt chân vào các công ty và khó xin việc tại đặc khu), hay không có nhân quyền,và các công ty trong
đặc khu được bao che bởi chính quyền đặc khu... Thứ hai quân đội Campuchia tại các khu đặc khu lại cấu
kết chặt chẽ với quan chức, doanh nghiệp nước ngoài để (thậm chí) trấn áp người lao động địa phương
khi họ đứng lên phản đối những bất công do chủ doanh nghiệp gây ra. Thứ ba là sự tham nhũng tồi tệ,
quan chức và doanh nghiệp trong các đặc khu mốc nối nhau, và cả những quan chức điều hành ở tầm cao
đã tác động đến các đặc khu và dùng tiền bôi trơn cũng trở thành một "lệ làng" ở đây. Tiền đầu tư vào
SEZ sẽ rơi vào tay đáng kể những quan chức tham nhũng từ chính phủ đến địa phương này (Việt Nam rất
giống)

Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Charlie Thame còn đưa ra các thống kê đáng chú ý, như việc năm 2007 có
tổng cộng 68 triệu người làm việc trong các khu SEZ toàn thế giới, trong số đó người Trung Quốc chiếm
đến 40 triệu, hay tổng số công nhân làm trong SEZs ở toàn châu Á chiếm 85% SEZs toàn cầu. Bài báo
còn nhắc đến các sự việc khác như sốt đất, người dân bị cướp đất, môi trường bị tàn phá hay chảy máu tài
nguyên, dòng vốn tưởng chừng chảy vào quốc gia sở tại, lại chảy ngược lại vào quốc gia đầu tư.

3- KẾT

Như các phân tích ở trên, rõ ràng vị trí các đặc khu quá nhạy cảm, luật đặc khu còn thiếu sót và có thể bị
các tập đoàn nước ngoài kết nối, mua chuộc quan chức, các công ty bình phong để lợi dụng và thao túng.
Dự luật ít đề cập Trung Quốc, chỉ nói về nhà đầu tư nước ngoài chính yếu, nhưng không thể không tính
đến nguy cơ từ các doanh nghiệp Trung Quốc vì sau lưng họ là sự hậu thuẫn từ chính quyền Trung Quốc,
để phục vụ cho phục vụ mục tiêu chính trị của chính quyền họ. Với việc thừa hơn 40 triệu đàn ông
(nguồn https://bit.ly/2HtFsK1) và mưu đồ bành trướng, chiếm hải đảo và khống chế Việt Nam lâu dài,
Trung Quốc có đủ động lực và điều kiện để đẩy người Trung Quốc di dân vào các vùng đặc khu Việt
Nam với lá bài đầu tư, cắm chốt tại các vùng đặc khu rất quan trọng về an ninh quốc phòng này.

Dự luật đặc khu cũng có nhiều điểm đáng lo lắng, như việc thời hạn cho thuê quá lâu (70 - 99 năm), trao
quá nhiều quyền cho chủ tịch đặc khu, trong khi việc đề cử chức vụ này lại do Bộ nội vụ đưa ra, như việc
cho phép các kinh doanh và sản xuất các mặt hàng vũ khí quân dụng trong đặc khu ... Tuy nhiên đưa ra
một khuôn khổ pháp lý cho đặc khu là một chuyện, thực tế mô hình địa chính trị Việt Nam hiện nay có
phù hợp để làm đặc khu hay không là chuyện quan trọng hơn. Các nhận định, phân tích logic của các
chuyên gia uy tín đã cho thấy mô hình đặc khu kinh tế SEZ đã lỗi thời, không còn quá thích hợp cho thời
đại không gian mở, kết nối thế giới như hiện nay.

Một làn sóng phản đối dự luật cao độ đang bùng bổ mạnh mẽ tại Việt Nam vài ngày qua. Tuy nhiên, có
vẻ nhiều khả năng Quốc hội VN sẽ bấm nút thông qua điều luật này vào ngày 15/6 tới. Bà chủ tịch quốc
hội VN Nguyễn Thị Kim Ngân bảo rằng "Bộ chính trị" đã quyết làm, nên Quốc hội phải bàn cho ra luật
(https://bit.ly/2M2UNF5). Quốc hội VN "có tiếng" hình thức là đại diện dân, là cơ quan quyền lực cao
nhất nước, nhưng "không có miếng" vì có đến 96% thành viên là đảng viên nên nếu cần đều phải chấp
hành bấm nút theo điều lệ của đảng mà thôi.

Bài viết dài này vừa là phân tích ngụy biện của Nguyễn Đức Kiên, nhưng cũng là nhân tiện chính yếu
trình bày các vấn đề đáng lo lắng với dự luật đặc khu mà Quốc hội VN đang xem xét. Admin rất mong
bạn đọc lưu tâm vấn đền này và mạnh dạn lên tiếng để giúp Việt Nam không rơi vào mối họa mất nước
trong tương lai sắp tới.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, AIR VISUAL VÀ NGỤY BIỆN CỦA VŨ KHẮC NGỌC

Vài ngày gần đây, hiện tượng ô nhiễm không khí (bụi mịn) cao ở các thành phố lớn tại VN như Hà Nội và
TpHCM rất đáng lo âu, được thể hiện qua chỉ số đo từ ứng dụng độc lập Air Visual, vốn chuyên về khảo
sát ô nhiễm không khí của hàng ngàn thành phố trên toàn thế giới. Tuy nhiên một thầy giáo dạy hóa
online tên Vũ Khắc Ngọc vốn có nhiều followers đã viết một bài viết với các cáo buộc Air Visual vô lý,
dẫn dắt một đám đông đáng kể tấn công trang web và ứng dụng này, đến mức buộc Air Visual phải tạm
dừng cho phép cài đặt tại VN trong một thời gian.

Nhân sự kiện trên, admin sẽ phân tích các ngụy biện chính trong bài viết Vũ Khắc Ngọc. Lưu ý rằng bài
viết Ngọc khá dài, và do bị phản ứng mạnh mẽ, Ngọc đã rút status gốc khỏi page anh ta. Độc giả lưu tâm
có thể xem bản lưu tại chẳng hạn tại http://bit.ly/2oqcyXB

1- CÁC NGỤY BIỆN TRONG BÀI VIẾT

(Trích)
[GÓC BÓC PHỐT] AIR VISUAL VÀ TRÒ LỪA ĐẢO "HÀ NỘI Ô NHIỄM NHẤT THẾ GIỚI"
Như các bạn đã biết, suốt cả tuần qua, cả CĐM Facebook và các thể loại báo chí, truyền thông, truyền
hình lên cơn sốt với chủ đề "Hà Nội - thành phố ô nhiễm nhất thế giới". Khắp nơi lảm nhảm như thể là Hà
Nội đến ngày tận thế tới nơi rồi. Với một người sinh ra ở Hà Nội và yêu Hà Nội đến tột cùng thì đó thực
sự là thông tin không thể chấp nhận được.
Sự thật là ô nhiễm nhiều năm nay, và có dấu hiệu ngày càng ô nhiễm hơn - cái này mình đã nói trong
những tus trước và sẽ còn phân tích tiếp. Sự thật đó rất đau lòng và đáng tiếc. Nhưng có những bọn lợi
dụng điều đó để tạo cái trend "ô nhiễm nhất thế giới" thì thực sự rất rất bất lương.
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion http://goo.gl/T8Nkh6, xem ví dụ
11 https://goo.gl/VxDtmO), loại ngụy biện trong đó thay vì dùng các yếu tố logic để thuyết phục người
đối thoại/độc giả về vấn đề đang bàn, kẻ ngụy biện sẽ dùng các câu chữ mang cảm tính cao, hay gắn một
giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu nhằm đánh vào tâm lý, cảm xúc của người đối
thoại, để từ đó, họ chấp nhận luận điểm (thiếu tính logic) của kẻ ngụy biện.

Đây chỉ là đoạn mở đầu bài viết, vốn có tính chất giới thiệu chung. Nhưng việc Ngọc đưa vào các yếu tố
cảm xúc như bảo mình “sinh ra tại Hà Nội và yêu Hà Nội đến tận cùng”, và bảo "khắp nơi lảm nhảm như
thể là Hà Nội đến ngày tận thế tới nơi” và từ đó bảo “điều đó là bất lương” và “không chấp nhận được”,
chính là một biểu hiện ngụy biện lợi dụng cảm xúc này, từ đó dẫn dắt độc giả vào các mạch cảm xúc phi
logic khác sau đó.

(Trích)
Sáng qua, 5/10, mình đã thử cài ứng dụng của AirVisual - bọn mất dạy đã tung ra thông tin này - để tìm
hiểu về các thông tin mà tụi nó cung cấp, ý nghĩa các bảng xếp hạng và so sánh. Thậm chí, mình đã nhờ
một số học sinh của mình đang ở Mỹ, Nhật, Úc, Singapore cùng cài ứng dụng và kiểm chứng thông tin
chéo với nhau.
Có rất nhiều điểm vô lý được chỉ ra:
1 - AirVisual khoe khoang là có dữ liệu ô nhiễm không khí của hơn 10,000 thành phố trên toàn thế giới.
Nhưng trong bảng xếp hạng, với mức điểm (đã làm tròn) khoảng 0-200 thì thành phố đứng cuối cùng của
danh sách là 91 thường có mức điểm 3-5. Điều này rất vô lý vì với khoảng điểm và số thành phố như vậy
thì số thành phố trùng điểm nhau rất nhiều. Và theo ước tính của mình Top 100 phải có điểm số khoảng
150 trở lên thì mới tạm chấp nhận được. Làm gì có chuyện số 91 là 3 điểm, thế thì 10,000 thằng còn lại
bằng 0 hết à?!
2 - AirVisual khoe khoang là điểm số AQI được cập nhật theo "thời gian thực". Nếu vậy thì biến động về
không khí sẽ rất lớn và liên tục vì bị phụ thuộc vào yếu tố thời tiết (mưa to chẳng hạn) và cường độ hoạt
động của con người (giờ cao điểm - thấp điểm, ngày - đêm, ... của các phương tiện giao thông và hoạt
động sản xuất). Nhưng trong suốt những ngày qua, trong bất cứ khoảng thời gian nào, luôn luôn có những
thành phố nhất định nằm trong Top. Đó cũng là điều vô lý với 1 hệ thống "cập nhật theo thời gian thực".
Chiều qua, 13h00, mình đi từ Minh Khai lên Cầu Diễn để dạy (nửa vòng Hà Nội rồi) để dạy học, chỗ nào
cũng mưa rào - rất to. Thế mà trên AirVisual, Hà Nội vẫn trong Top, có tụt 1 tý rồi lại lên Top.
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN GIÈM PHA GÂY CHÁN GHÉT (appeal to spite http://goo.gl/g72Ffq - xem ví dụ
12 https://goo.gl/neHlyv). Ở thủ thuật ngụy biện này, kẻ ngụy biện sẽ dùng các từ ngữ hay cách nói
chuyện để đánh vào tâm lý người đối thoại (hoặc độc giả), chứ không phải logic của vấn đề, để họ bỗng
có tâm lý chán ghét (vô cớ) một nhân vật, đối tượng nào đó, và từ đó sẽ chấp nhận luận điểm sai trái của
kẻ ngụy biện về vấn đề đang bàn)

Việc ngay từ đầu Ngọc chụp mũ Air Visual bằng một từ miệt thị nặng nề “mất dạy” chính là thủ thuật
ngụy biện gièm pha này. Cách gọi tên này đánh vào tâm lý độc giả nhẹ dạ, khiến họ có cảm giác ác cảm
với Air Visual, nghĩ rằng tổ chức này không ra gì và nghiêng về việc tin tưởng những đánh giá phiến diện
của Ngọc về nó ở các đoạn sau

--> NGỤY BIỆN RƠM (straw man https://goo.gl/OlzzsL, xem ví dụ 10 https://goo.gl/9EpGzs): ngụy biện
khi ai đó bóp méo sự việc để lấy phần lợi cho luận điểm anh ta hoặc để tấn công luận điểm người khác.

Việc Ngọc bảo Air Visual “khoe khoang” chính là bóp méo sự việc. Ở đây cũng có thể anh ta thiếu kiến
thức, tìm hiểu chưa đến nơi đến chốn (do vốn tiếng Anh còn thiếu sót chăng?) và hiểu sai về Air Visual.

1- Air Visual có thu thập số liệu dữ liệu chất lượng không khí nhiều thành phố trên thế giới và cho phép
người dùng theo dõi nó từ chục năm nay. Hàng năm họ vẫn có các báo cáo đều đặn về tình hình ô nhiễm
không khí trên khắp thế giới, chẳng hạn ta có thể xem qua báo cáo tổng kết Chất lượng không khí toàn
cầu 2018 của họ qua link: http://bit.ly/35cQBMh. Trên trang 4 trong báo cáo này, Air Visual có nói đến
họ thu thập dữ liệu khoảng trên 3000 thành phố trên toàn thế giới.

Có quá nhiều thành phố được theo dõi, nên Air Visual chỉ chọn vài thành phố lớn để hiển thị rút gọn bảng
xếp hạng ô nhiễm của các thành phố lớn (major cities) trên thế giới mà thôi. Như Việt Nam hai thành phố
lớn được ưu tiên hiển thị cùng với các thành phố lớn của các nước khác, là Hà Nội và TpHCM. Vài ngày
qua TpHCM và đặc biệt Hà Nội có lúc ô nhiễm không khí đến mức đứng đầu bảng xếp hạng rút gọn này,
và từ đó báo chí và dư luận mới được đánh động, bảo Hà Nội đang ở mức ô nhiễm hàng đầu thế giới.

Tóm lại thu thập và xếp hạng ô nhiễm không khí là công việc thường ngày của Air Visual, và không có gì
để gọi là “khoe khoang” ở đây cả.

2- Về khái niệm dữ liệu cập nhật thời gian thực – Air Visual có giải thích rõ ràng cũng trong báo cáo trên
rằng, tùy thuộc vào tần suất cập nhật dữ liệu của các máy cảm ứng đặt tại các thành phố theo dõi mà Air
Visual sẽ hiển thị dữ liệu theo real time (thời gian thực – tần suất hang giờ) hoặc near real-time (vài giờ
cập nhật một lần) Riêng nói về Hà Nội, khi check trang web Air Visual, admin thấy họ có cập nhật dữ
liệu theo hàng giờ, hoặc hàng ngày https://www.airvisual.com/vietnam/hanoi (độc giả có thể xem qua
phần Hanoi air pollution historical data, chọn Hourly hoặc Daily).

--> NGỤY BIỆN KINH NGHIỆM VỤN VẶT (anecdotal fallacy https://goo.gl/hbbR5k – xem ví dụ
30 https://goo.gl/rrc1jh), loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện thay vì đưa ra các luận điểm logic về vấn
đề đang bàn thì chỉ dựa vào các kinh nghiệm cá nhân chủ quan, vụt vặt hoặc các bằng chứng có tính chất
biệt lập, không đủ phổ quát của anh ta (isolated evidence) để từ đó bác bỏ luận điểm của người trao
đổi/của sự việc đang bàn.

Luận điểm Ngọc kể lại rằng Ngọc chạy nữa vòng Hà Nội, thấy HN trời mưa mà Air Visual không thấy
giảm chỉ số ô nhiễm nhiều – là một luận điểm yếu và mang tính chất cảm nhận cá nhân vụn vặt không thể
dùng để bác bỏ xếp hạng của Air Visual, vốn chỉ là hiển thị dựa vào dữ liệu đo độ ô nhiễm không khi do
các máy đo đặt tại Hà Nội, có tính định lượng rõ ràng và khách quan.

(Trích)
Sau khi nghiên cứu kỹ AirVisual, kết quả cho thấy rằng: CHUYỆN HÀ NỘI Ô NHIỄM NHẤT THẾ
GIỚI LÀ XẠO LỒNG   (xin lỗi các bạn nhưng mình quá bức xúc nên không nghĩ ra từ nào hợp lý
hơn).
Cách mà bọn mất dạy này đẩy Hà Nội (và một số thành phố nhất định) luôn nằm trên Top là: LOẠI
NHỮNG THÀNH PHỐ Ô NHIỄM HƠN RA KHỎI DANH SÁCH. Nói cách khác, những thành phố nằm
trong Top đầu ô nhiễm là: DO AIRVISUAL CHỌN.
Bằng chứng là đây: vào lúc 11h30-12h00, bảng xếp hạng của AirVisual như hình dưới:
- Hà Nội có AQI 146 (đứng thứ 6) mà theo ước tính của mình, thực tế phải đứng gần 100.
- Trong khi cùng thời điểm rất nhiều thành phố trên thế giới có AQI cao hơn nhiều thì chúng nó không
đưa vào bảng xếp hạng.
(chú thích admin: Ngọc có đưa hình minh họa các thành phố không thuộc loại Major city như Huludao,
South Tangerang …có ô nhiễm hơn Hà Nội trong cùng thời gian)
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU, PHÁN ẨU (jumping to conclusions https://goo.gl/R77WVl - xem ví
dụ 9 https://goo.gl/U6L5Pa), loại ngụy biện trong đó kẻ ngụy biện dù không đủ chứng cứ, lý luận hay
bằng chứng vẫn phát biểu những luận điểm vội vã, thiếu logic, thiếu thuyết phục về sự việc đang bàn.

Ngọc bảo đã nghiên cứu kỹ và kết luận CHUYỆN HÀ NỘI Ô NHIỄM NHẤT THẾ GIỚI LÀ XẠO
LỒNG - nhưng thực tế anh ta đã không hề có một lý luận nào đủ logic để phục vụ cho nhận định của
mình. Việc Ngọc có đưa ví dụ vài thành phố ô nhiễm hơn HN nhưng không được đưa vào danh sách xếp
hạng - chứng tỏ một nhận định tầm bậy và thiếu thông tin của anh ta. Nhắc lại trên ứng dụng và trang web
của Air Visual, họ có ưu tiên đưa ra bảng xếp hạng rút gọn mức độ ô nhiễm cho các thành phố lớn (major
cities) chớ không phải xếp hạng cho toàn bộ 3000 thành phố mà họ có dữ liệu. Các thành phố ví dụ mà
Ngọc đưa ra so sánh với Hà Nội không phải là major cities.
Rất lạ lùng, bảng xếp hạng ô nhiễm vốn chỉ dành cho Major cities rõ ràng thế mà Ngọc lại hiểu lầm, thế
thì làm sao chúng ta có thể tin tưởng anh ta đã nghiên cứu kỹ và đi đến kết luận về Air Visual như thế 

--> NGỤY BIỆN GIÈM PHA GÂY CHÁN GHÉT (appeal to spite): một lần nữa, Ngọc lại sử dụng cụm
từ “bọn mất dạy”, “bọn xạo lồng” để chỉ Air Visual để đánh vào tâm lý người đọc, để họ có ấn tượng xất
về Air Visual trong khi những luận điểm của anh ta không đủ logic để có thể buộc tội Air Visual nặng nề
như vậy.

(Trích)
Nhiều người bị mắc cái bệnh "cuồng ngoại", nghe các anh em báo chí thêu dệt rằng: "AirVisual là tổ chức
đo lường chất lượng không khí lớn nhất thế giới có trụ sở ở Mỹ". Thế là hăm hở lao vào hít hà kiểu: "tổ
chức uy tín", "quốc tế công nhận", "thế giới họ còn tin", ... bla, blo các kiểu. Trong khi về bản chất chúng
nó là bọn buôn khẩu trang (với giá cắt cổ) và máy lọc không khí (chắc chắn là tuần vừa rồi kiếm bộn ở
Việt Nam). Kinh nghiệm cho thấy nhiều năm qua là: bọn Tây lông, 1 khi có lợi ích thì cái méo gì chúng
nó cũng làm, kể cả lừa đảo. Chuyện Coca Cola làm ăn ở Việt Nam bao nhiêu năm chuyển giá, trốn thuế
các bạn chưa nghe à? Hay bạn đã nghe về lọ muối ở Liên hợp quốc đã giúp Mỹ biến Iraq giàu giàu mỏ
thành vùng đất chết thế nào chưa? Hoặc cú lừa thế kỷ "news seven wonders of nature" do 1 chú Thụy Sỹ
chế ra mà Việt Nam bị dính hơn chục năm trước chắc vẫn còn nhiều người nhớ 

(hết trích)

-->NGỤY BIỆN KẾT LUẬN ẨU


Việc Ngọc kết luận vô căn cứ Air Visual “bản chất là bọn buôn bán khẩu trang và máy lọc không khí” mà
thiếu các chứng cứ đi kèm là rất ẩu và tệ hại. Đây cũng là một biểu hiện của ngụy biện gièm pha (appeal
to spite).

(Trích)
Đây là fanpage của AirVisual: (link http://bit.ly/2ID4Lg8)
1 tổ chức Môi trường uy tín toàn cầu mà sau 4 NĂM, fanpage có hẳn 13,000 likes (trong đó chắc phải đến
hơn 10,000 chú từ Việt Nam), mỗi post tự kỷ được vài likes tới vài chục likes 
Page còn méo có dấu tích xanh. Uy tín cái ....củ cải.
Nếu bạn vào phần post thành viên trên fanpage này, bạn cũng sẽ thấy một vài phản ứng của người dùng,
phản đối sự nhảm shit của chúng nó. Có những thành phố điểm AQI lên tới cả nghìn, à, có cả 1 bạn Biên
Hòa chỉ số >300.
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN LẠM DỤNG THỐNG KÊ (statistical fallacy https://goo.gl/gzuzR9, ví dụ


21 https://goo.gl/flBp3x). Nhắc lại, ngụy biện (lạm dụng) thống kê là tên gọi chung cho việc ai đó lợi
dụng các con số, thông tin thống kê sai hoặc không đáng tin cậy để đánh vào tâm lý độc giả và làm bàn
đạp để từ đó dành phần lợi cho luận điểm của họ. Các kiểu phạm ngụy biện thống kê này khá đa dạng,
như kẻ ngụy biện nêu ra một thống kê không rõ nguồn gốc, hoặc một thống kê không có độ tin cậy do
chưa được công bố và kiểm chứng về mặt khoa học, hoặc kẻ ngụy biện diễn đạt, bóp méo một kết quả
thống kê có trước một cách lệch lạc, có lợi cho anh ta, hoặc thậm chí anh ta bịa ra các con số thống kê đó.

Việc Ngọc dựa vào 13.000 người like page, tưởng tượng ra có 10.000 người Việt trong số 13.000 người
like page, hoặc nói về các post ít like của Air Visual để chê bai Air Visual … có thể là các biểu hiện ngụy
biện thống kê này. Ở đây khó có thể dùng sự ít like hay ít có sự tương tác trên fan page Air Visual để hạ
thấp công ty này - mà ngược lại sự ít like, ít tương tác của fan page này khá dễ hiểu và logic. Suy cho
cùng đây chỉ là fan page của một công ty hầu như chỉ bàn về một vùng chủ đề hẹp về môi trường (ô
nhiễm không khí) vốn mặt bằng chung ít người quan tâm so với các chủ đề khác, và nó hầu như chỉ làm
đi làm lại một công việc nhàm chán - hàng ngày, hàng giờ đưa tin hiển thị và xếp hạng mức độ ô nhiễm
không khí tại các thành phố trên toàn thế giới.

Ngoài ra Việc Ngọc đưa ra con số giả bảo Air Visual thu thập dữ liệu 10.000 thành phố trong đoạn phía
trên, cường điệu hóa so với con số thực hơn 3000 thành phố trong báo cáo của Air Visual chính là biểu
hiện của ngụy biện thống kê này.

(Trích)
HẬU CỦA CỦA "Ô NHIỄM NHẤT THẾ GIỚI LÀ GÌ?"
1 - Đầu tiên là mất tiền. Trong những ngày qua, các cửa hàng, shop online, các trang thương mại điện tử
đều rơi vào tình trạng "cháy hàng" các sản phẩm khẩu trang (loại xịn, tiền triệu) và máy lọc không khí (từ
vài triệu tới cả chục triệu).
Dĩ nhiên, các bạn mua sản phẩm để bảo vệ sức khỏe là tốt. Nhưng các bạn có tin không, có những cái
máy giá thật lúc bình thường vốn 3 triệu, trong những ngày này người ta có thể nâng lên 5 triệu, 5 triệu
thành 8-10 triệu. Chưa kể, chất lượng, tác dụng thực sự của chúng chưa thể kiểm chứng.
2 - Khi các bạn lải nhải nhiều quá về việc "ô nhiễm nhất thế giới" thì kết quả đó từ chỗ là giả dối lại sẽ bị
biến thành THẬT. Hậu quả là gì: khách du lịch sẽ nghĩ gì về môi trường ở Việt Nam? Sẽ thế nào nếu các
chuyên trang du lịch, các cơ quan môi trường, sức khỏe nước ngoài khuyến cáo công dân/khách du lịch
không nên đến Hà Nội, HCM? (Dĩ nhiên, đến giờ họ không làm vậy là vì họ thừa biết bọn AirVisual là
xạo lồng).
3 - Người ta có thể chết vì sợ, trước khi chết vì bệnh. Những ngày qua, rất nhiều bạn bè mình chia sẻ là
ngày thường vẫn đi trên những con đường bụi bặm đó, vẫn cái khẩu trang đó, thấy vui vẻ chả sao. Từ
hôm thấy tin "Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới" thì ra đường đeo tới 3 cái khẩu trang lồng vào nhau vẫn thấy
khó thở" (bố khỉ, đeo 3 cái lại chả khó thở   )
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN LƯƠN TRẠCH (Argument From Adverse Consequences http://goo.gl/qm0kJ2, xem ví
dụ 26 https://goo.gl/GGXFtj ), loại ngụy biện cho rằng một nhận định phải sai, vì nếu nó đúng thì các sự
kiện xấu khác (bad things) sẽ xảy ra sau đó. Hay nói cách khác, loại ngụy biện này thay vì bàn đến tính
logic của luận điểm, lại tấn công vào luận điểm ấy chỉ dựa vào suy diễn thiếu căn cứ HẬU QUẢ xảy ra
nếu chấp nhận luận điểm là đúng.

Sau khi đưa ra các luận điểm phi logic để buộc tội Air Visual, đoạn này Ngọc còn chú tâm nói về hậu quả
khi những nhận định về ô nhiễm không khí của Air Visual là đúng tác động thế nào, như việc mất tiền
mua máy lọc không khí, như du lịch bị ảnh hưởng … để tác động đến tâm lý độc giả, để họ xem báo cáo ô
nhiễm không khí Air Visual là phá hoại và chỉ có tác động xấu. Đây chính là biểu hiện của ngụy biện
lươn trạch trên.

(Trích)
NGƯỜI VIỆT CẦN LÀM GÌ TRƯỚC TRÒ LỪA ĐẢO CỦA AIRVISUAL?
Mình không biết mấy thằng chủ của AirVisual có biết tiếng Việt không, nhưng hẳn là tuần qua chúng nó
phải hả hê, sung sướng lắm khi chứng kiến sự ngu dốt của người Việt Nam ta: 1,3 triệu lượt tải app, chắc
phải 10,000 lượt likes page (cả page có 13,000 likes) và hàng khẩu trang với lọc không khí thì tha hồ
CHÁY  
Việc của chúng ta bây giờ là phải chứng minh cho chúng nó thấy: "Người Việt hơi ngu nhưng méo hiền",
những việc các bạn có thể làm là:
1 - Report fanpage, vote 1* cho chết cụ chúng nó đi  
2 - Gỡ app, report app.
3 - Gây sức ép bắt chúng nó phải xin lỗi  
Ngoài ra, tất cả các bài báo, các post đã giật tít "Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới" phải bị report, cải chính
hết
(hết trích)

--> NGỤY BIỆN LỢI DỤNG CẢM XÚC (appeal to emotion)


Đoạn Ngọc vẽ ra viễn cảnh các ông chủ Air Visual cười hả hê trên sự ngu dốt người Việt, vốn chỉ là
tưởng tượng thiếu bằng chứng và chỉ có tác động dẫn dắt tâm lý độc giả – là biểu hiện của ngụy biện lợi
dụng cảm xúc này, và nó một lần nữa lại được Ngọc sử dụng.

Đoạn kêu gọi cuối tẩy chay Air Visual của Ngọc chỉ là lời kêu gọi cá nhân, chúng ta không xét ngụy biện
ở đây nhưng nó rất tệ hại vì xuất phát từ sự gán tội vô căn cứ Ngọc dành cho Air Visual. Lời kêu gọi tẩy
chay đã gây ra hậu quả nghiêm trọng - sau khi bài viết này công bố, nhiều người đọc bị bài viết lừa, bị
dẫn dắt đã phẫn nộ và rating ứng dụng Visual Air đến mức thấp nhất khi ứng dụng phải ngừng cho tải và
cài đặt tại Việt Nam trong vài giờ.

2 – KẾT
Bài viết của Ngọc đã sử dụng tổng hợp khoảng 10 loại ngụy biện trong đó được lập đi lập lại nhiều nhất
là các thủ thuật đánh vào tâm lý độc giả (appeal to emotion, appeal to spite). Ngọc đã đi từ việc liên tục
gièm pha (vô lý) Air Visual là bọn lừa đảo, mất dạy, khoe khoang … cho đến vẽ ra viễn cảnh tác động
xấu do báo cáo ô nhiễm của Air Visual đến Hà Nội để dẫn dắt tâm lý độc giả, đánh lừa độc giả để họ căm
ghét Air Visual và hùa theo lời kêu gọi tẩy chay Air Visual của Ngọc. Các luận điểm gièm pha Air Visual
của Ngọc hoàn toàn phi logic, thiếu chính xác, thiếu kiến thức và hoặc chỉ dựa vào các cảm nhận cá nhân
mang tính chất vụn vặt, cá biệt của Ngọc mà thôi.

Nói thêm - sự việc Air Visual bị tấn công vô lý tại VN xuất phát từ bài viết của Ngọc nghiêm trọng đến
mức vài hãng thông tấn lớn trên thế giới như Reuter, AFP và New York Times đã đưa tin về sự việc này
và nêu đích danh tên của Ngọc như kẻ gây ra cuộc tấn công này (xem ví dụ
Reuter: https://reut.rs/2VtdkQ0). Ngọc sau đó đã phải viết các status xin lỗi Air Visual và rút status gốc tệ
hại về Air Visual ra khỏi page anh ta.

Việc hàng ngàn độc giả bị bài viết của Ngọc dẫn dắt là một sự nhắc nhở cho chúng ta một lần nữa nhìn
nhận lại và học cách đặt cảm xúc ra khỏi ngữ cảnh sự việc bài viết, để không để ai dùng các thủ thuật lợi
dụng cảm xúc trong bài viết để dẫn dắt mình, nhắc chúng ta luôn đặt dấu hỏi và truy tìm các thông tin
gốc, nhiều chiều và kiểm chứng, đối chiếu con số, thông tin nêu ra tại bất kỳ bài viết nào.

Một lần nữa, admin hy vọng ngày càng có nhiều độc giả biết đến và tìm hiểu thông tin về vùng kiến thức
ngụy biện (fallacy) vốn rất cần thiết để nhận diện các bài viết tệ hại và để không để các bài viết đổi trắng
thay đen như bài viết của Ngọc dẫn dắt mình trong tương lai.

You might also like