Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Phân biệt Các Loại Lệnh

MM Education Group
Outline
• Spot là gì ?
• Các loại lệnh Spot

• Future là gì ?
• Phân loại Future
• Các loại lệnh trong Future


Spot Là Gì ?
Spot

Giao dịch Spot với tiền mã hoá là quá trình mua và bán các tài sản kỹ thuật số như
Bitcoin và Ethereum với thanh toán ngay lập tức khi mua/bán. Thị trường spot hoạt
động 24/7 cho phép ta có thể mua/bán bất cứ khi nào

Và khi bạn mua spot là bạn mua đồng coin/token thực tế thuộc quyền sở hữu của bạn
chứ không phải mua khống và bán khống như trong Future.


Các Loại Lệnh Trong Spot


Market Order
Lệnh Market là lệnh mà bạn mong muốn nó sẽ được thực thi ngay lập tức.

Về cơ bản, lệnh này có thể hiểu là vào mức giá hiện tại, hãy thực thi một việc x.

VD: Nếu bạn đang dùng Binance, bạn muốn mua 3 BTC, và giá Bitcoin đang ở mức
10.000 USD. Bạn sẵn lòng bỏ ra 30.000 USD ở thời điểm đó để mua tiền mã hóa và
không cần đợi giá hạ hơn, vì vậy bạn có thể đặt ngay một lệnh mua Market.




Market Order
Vậy thì ai sẽ bán những đồng tiền mã hóa đó cho bạn?

Chúng ta sẽ xem vào sổ lệnh (orderbook) để biết điều đó.

Đây là nơi sàn giao dịch lưu trữ một danh sách dài những lệnh Limit, đó là những lệnh
về cơ bản không được sàn thực thi ngay lập tức. Hay có thể hiểu lệnh này được thực
thi trên điều kiện tại mức giá y, thực thi việc x.

Lấy chính ví dụ này, một nhà giao dịch khác có thể đã đặt lệnh bán 3 BTC với mức giá
mỗi đồng 10.000 USD với sàn trước đó. Vì vậy, khi bạn đặt lệnh Market, sàn sẽ tự động
tìm kiếm và kết nối dựa trên các lệnh đang có trên sổ lệnh.






Market Order
Trên thực tế, bạn không tạo ra một lệnh – mà thay vào đó, bạn đã lấp đầy một lệnh có
sẵn, và xóa nó ra khỏi sổ lệnh.

Đó là lý do trong trường hợp này bạn được gọi là một taker (người lấy), bởi vì bạn đã
lấy đi một phần thanh khoản của sàn. Nhà giao dịch còn lại cũng thường được gọi là
marker (người tạo thị trường), bởi vì họ đã thêm thanh khoản vào thị trường. Về cơ
bản, bạn sẽ được hưởng một mức phí thấp hơn nếu là một maker, bởi vì bạn đang
cung cấp lợi ích cho sàn giao dịch.


Limit Order
Chắc qua phần giải thích về lệnh Market thì bạn cũng hiểu đôi điểm khác biệt giữa lệnh Market và
lệnh Limit.

Khác biệt lớn nhất giữa lệnh Market và Limit là thời gian thực thi lệnh: Market thực thi ngay lập
tức còn Limit thì chờ tới mức giá mà bạn muốn vào thì lệnh mới thực thi

Và điểm khác biệt thứ hai đã được nói ở slide trước đó là về mức phí thì những ai đặt lệnh Limit
sẽ được một mức phí ưu đãi hơn
(Điểm này cực kì đáng chú ý - Chúng ta sẽ nói ở những phần sau)





Stop Loss
Lệnh cắt lỗ là lệnh giao dịch ngoài sổ, khi đó bạn thiết lập việc bán tài sản tại một mức
giá đặc biệt. Giống như tên gọi, lệnh này được thiết kế để bảo vệ bạn tránh khỏi
trường hợp tổn thất quá lớn.

Rõ ràng, lệnh này có vẻ giống một lệnh Limit, vì bạn đã đặt một mức giá bán thay vì
thực thi theo mức giá hiện thời của thị trường. Tuy nhiên, lệnh này không được thêm
vào sổ lệnh. Nền tảng giao dịch chỉ biến nó thành lệnh Market khi chạm tới mức giá
kích hoạt.


Stop Limit
Lệnh dừng giới hạn là một công cụ tốt giúp bạn hạn chế tổn thất trong giao dịch. Nó khá giống với lệnh cắt lỗ mà
chúng ta đã đề cập trong phần trên, nhưng nó tiến thêm một bước nữa. Nếu Bitcoin được giao dịch tại giá 10.000
USD và bạn đặt một lệnh cắt lỗ tại mức 9.900 USD, bạn chắc chắn rằng mình sẽ bán nếu giá bị giảm đi 10 USD.

Khi bạn không xác định chính xác mức giá bạn muốn dừng. Một lệnh dừng giới hạn sẽ kết hợp để đảm bảo bạn
đạt được mục đích. Lấy ví dụ về 10.000 USD với BTC ở trên, bạn chỉ định hai tham số: giá dừng và giá giới hạn. Ví
dụ: giá dừng của bạn có thể là 9.985 USD.Điều này yêu cầu sàn giao dịch thiết lập lệnh Limit với giá giới hạn mà
bạn chỉ định – giả sử là 9.990 USD.

Nếu giá phục hồi đến mức đó, thì bạn sẽ bán tài sản nắm giữ của mình với giá 9.990 USD trở lên. Lưu ý, lệnh chỉ
được đặt sau khi chạm mức giá dừng. Vẫn có nguy cơ giá không phục hồi, trong trường hợp đó, bạn không có
biện pháp bảo vệ nào nếu giá tiếp tục giảm xuống dưới 9.985 USD .


Stop Loss vs Stop Limit

Nếu bạn vẫn còn rắc rối trong việc


phân biệt 2 loại lệnh thì hình bên
phải là VD đơn giản nhất để giúp
bạn hình dung
OCO
OCO - One-Cancels-the-Other - Là một chuỗi lệnh nếu
một lệnh đã được kích hoạt thì nó sẽ hủy đi các lệnh
còn lại

Lệnh hủy các lệnh còn lại (OCO) là công cụ cho phép bạn
kết hợp hai lệnh có điều kiện. Ngay sau khi một lệnh
được kích hoạt, lệnh kia sẽ bị hủy bỏ.

VD: BTC ở mức giá 10.000 USD , bạn có thể sử dụng lệnh
OCO để mua Bitcoin khi giá đạt 9.900 USD hoặc bán khi
giá tăng lên 11.000 đô USD. Một trong hai lệnh này sẽ
được thực thi trước, lệnh còn lại sẽ bị tự động hủy.




Thời Gian Hiệu Lực
GTC
GTC - Good-Til-Cancelled

Có giá trị đến khi hủy bỏ (GTC) là một chỉ dẫn quy định rằng một giao dịch phải được giữ ở
trạng thái mở cho đến khi nó được thực hiện hoặc bị hủy theo cách thủ công. Về cơ bản, các
nền tảng giao dịch tiền mã hóa đã mặc định tính chất này.

Trên thị trường chứng khoán, một giải pháp thay thế phổ biến là đóng lệnh vào cuối ngày giao
dịch. Tuy nhiên, vì thị trường tiền mã hóa hoạt động 24/7, GTC phổ biến hơn.





IOC
IOC - Immediate Or Cancel

Tính chất ngay lập tức hoặc hủy bỏ (IOC) quy định rằng bất kỳ phần nào của lệnh không
được thực hiện ngay lập tức đều phải bị hủy. Giả sử, đặt một lệnh mua 10 BTC với giá
10.000 USD, nhưng bạn chỉ có thể nhận được 5 BTC với giá thực hiện đó. Trong trường
hợp đó, bạn sẽ mua được 5 BTC đó và phần còn lại của lệnh sẽ bị đóng.




FOK
FOK - Fill Or Kill

Các lệnh được thực hiện hoặc bị tiêu diệt (FOK) được thực hiện ngay lập tức, hoặc
chúng sẽ bị hủy. Nếu lệnh của bạn yêu cầu sàn giao dịch mua 10 BTC với giá 10.000 USD
thì nó sẽ không lấp đầy một phần. Nếu toàn bộ đơn đặt hàng 10 BTC không có sẵn ngay
lập tức ở mức giá đó, lệnh sẽ bị hủy.




Future Là Gì ?
Future

Trong thị trường Futures, bạn đang giao dịch các hợp đồng đại diện cho giá trị của một
loại tiền mã hoá cụ thể.

Khi bạn mua hợp đồng tương lai, nó có nghĩa, ở thời điểm hiện tại bạn sẽ không sở
hữu tài sản cơ sở. Thay vào đó, cái bạn sở hữu là một hợp đồng với thoả thuận mua
hoặc bán một số tiền mã hoá cụ thể trong một ngày trong tương lai.

Do đó, quyền sở hữu hợp đồng tương lai sẽ không đem lại cho bạn lợi ích kinh tế như
quyền bầu chọn hay staking.




Các Loại Lệnh Trong Future
Future Orders
• Lệnh Giới hạn
• Lệnh Thị trường
• Lệnh Stop-Limit
• Lệnh Stop Market
• Lệnh Trailing Stop
• Lệnh Post Only
• Lệnh Limit TP/SL

Future
Do sự tương đồng về cơ chế hoạt động của các loại lệnh, ta sẽ không nói lại về các
lệnh đã giống ở phần spot mà sẽ đi tới nói về :

• Lệnh Trailing Stop


• Lệnh Post Only
• Lệnh Limit TP/SL

Trailing Stop
• Khi thị trường có sự biến động, Lệnh Trailing Stop cho phép nhà
giao dịch đặt lệnh thiết lập sẵn theo một tỷ lệ phần trăm nhất
định so với giá thị trường. Chỉ cần giá biến động theo hướng có
lợi cho nhà giao dịch, thì lệnh này sẽ chốt lời bằng cách giữ
giao dịch luôn mở và tiếp tục thu lợi nhuận. Giá không lui lại
theo hướng khác. Nếu giá biến động theo hướng ngược lại
theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, Lệnh Trailing Stop sẽ được
thực thi ở mức giá thị trường.
Post Only

• Lệnh Post Only là lệnh được thêm vào sổ lệnh khi bạn
đặt lệnh, nhưng không được thực thi ngay lập tức.
Limit TP/SL

• Bạn có thể đặt giá chốt lời và cắt lỗ trước khi mở vị


thế. Lệnh này tuân theo "Giá Gần nhất" hoặc "Giá Đánh
dấu" để kích hoạt lệnh chốt lời và cắt lỗ.
• Nếu bạn không thể tìm thấy các loại lệnh ở trên
hãy truy cập vào mục này để mở nó lên.
Kết
Hãy hiểu rõ thứ mình giao dịch từ cách vào lệnh rồi sâu hơn và tính chất tài sản mà
mình đang giao dịch

Nắm vững các loại lệnh là rất quan trọng để giao dịch thành công. Cho dù bạn muốn sử
dụng lệnh dừng để hạn chế khả năng thua lỗ hay lệnh OCO để lập kế hoạch cho các
kết quả khác nhau đồng thời, thì việc hiểu và biết cách sử dụng các công cụ giao dịch
sẵn có là điều cần thiết.


The End

You might also like