Giáo Trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA QUỐC TẾ HỌC

BÀI GIẢNG TÓM TẮT


NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Dành cho sinh viên ngành Đông Phương học, Quốc tế học
(Lưu hành nội bộ)

Đà Lạt, 2020
CHƯƠNG 1:
Tiếp cận Nhân học: Một số vấn đề chung

1. Khái niệm Nhân học


Anthropologie là môn học tổng hợp có tính liên ngành nghiên cứu nguồn
gốc và quá trình phát triển của con người. Đối tượng của Anthropologie rất rộng
rãi và được phân chia ra nhiều ngành rất khác nhau tùy theo từng nước. Có thể
chia ra làm hai ngành, một là Anthropologie physique là nhân học hình thể
nghiên cứu về phương diện tự nhiên (Nhân học, Nhân chủng học, Raciologie,...).
Về phần xã hội, theo phương pháp Anglo-Saxons là Nhân loại học văn hóa
(Anthropologie culturelle). Ở các nước khác như Liên Xô phân ra nhiều ngành
nhỏ khác nhau.

Ban đầu, vào đầu thế kỷ 18, Anthropologie chịu ảnh hưởng của thuyết Tiến
hóa luận với Charles Darwin và Herbert Spencer, tiếp theo là Lewis Henry
Morgan và Friedrich Engels. Ở Liên Xô, Anthropologie theo thuyết Karl Marx
và Friedrich Engles. Đến thế kỷ 20, có nhiều nhà lý luận với những góc độ khác
nhau như trường phái Chức năng, Xã hội học, Sinh Tâm lý học... Tư tưởng Karl
Marx nổi trội lên không chỉ ở thế giới Xã hội chủ nghĩa mà còn ảnh hưởng đến
các tác giả của thế giới phương Tây. 

Nhân học (Anthropology) là ngành khoa học nghiên cứu về con người, từ cổ
đại đến hiện đại, về các cách thức sinh tồn của họ qua không gian và thời gian.
Nhân học được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh nghiên cứu một khía cạnh
của cuộc sống con người. Có nhánh nghiên cứu về sự tiến hóa của con người
hiện đại từ người tiền sử (Nhân học thể chất). Nhánh khác lại chuyên nghiên cứu
về ngôn ngữ, về sự hình thành và phổ biến của ngôn ngữ...

Trong thời đại toàn cầu hóa, con người từ các các châu lục khác nhau, nói
các ngôn ngữ khác nhau, có các giá trị văn hóa và tôn giáo khác nhau tiếp xúc
với nhau thường xuyên hơn bao giờ hết trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Nhân học trở thành một công cụ quan trọng giúp các thành viên của cộng
đồng tìm tòi, giải thích và hiểu về sự “không giống nhau” giữa các nhóm người
và đề cao sự đa đạng văn hóa của loài người. Bên cạnh đó, Nhân học cho chúng
ta biết rẳng bất chấp sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, màu da...tất cả chúng ta
đều có cùng một nguồn gốc, bản chất và số phận chung.

Có một thực tế là, ở châu Âu lục địa, ở Anh và ở Mỹ, ba thuật


ngữ Ethnology, Anthropology,và Sociologynhiều lúc được sử dụng theo cùng
một nghĩa.

Dân tộc chí -ethnography- được coi là một bộ môn khoa học ở thế kỷ XVIII,
tuy nhiên, trước đó, thậm chí thời cổ đại, đã có nhiều tác phẩm mô tả về các tộc
người "lạ" và các nền văn hóa kỳ thú của họ.
Đối với dân tộc chí, không có sự tranh cãi trong cách định nghĩa môn học.
Đa số đều chấp nhận đây làmôn học về sự miêu tả các xã hội cổ sơ, bán khai và
các nền văn hóa riêng biệt. Trong "Nhân học cấu trúc", Lévi-Strauss viết:

Đối tượng của dân tộc chí là sự khảo cứu những biểu thị vật chất của hoạt
động người. Sự ăn và sự ở, sự mặc và trang sức, vũ khí chiến tranh và dụng cụ
của các công việc thời bình, săn bắn, đánh cá, trồng trọt và công nghệ, phương
tiện vận tải và trao đổi, lễ - tết - hội tôn giáo, các trò chơi, nghệ thuật phát triển
mạnh hay yếu, tất thảy những gì, trong sự sinh tồn vật chất của các cá nhân, các
gia đình hay các xã hội trình ra nét nào đó đặc biệt, là thuộc lĩnh vực của dân tộc
chí... 

Dân tộc chí mặc dầu chỉ là một khoa học miêu tả nhưng nó vẫn tồn tại cho
đến ngày nay, ít ra là trên phương diện phương pháp (bởi không có khoa học nào
mà lại không cần đến quan sát và miêu tả cả). Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở miêu
tả thì người ta sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi được những "sự lạ" không cùng của
thế giới này để đi đến một hay những kết luận có tính khái quát khả dĩ áp dụng
được cho cuộc sống đương đại.

Chính vì vậy, giữa thế kỷ XIX, dân tộc học được ra đời với tưcách là bước
phát triển mới của dân tộc chí.

Ethnology - mà nhiều người dịch là dân tộc học lý luận - là khoa học nghiên
cứu văn hóa và xã hội các tộc người (thường là ở các xã hội bán khai, hay nói
rộng ra là các xã hội cổ truyền). Nó là một bước tiến so với những kết quả thuần
tuý miêu thuật của dân tộc chí. ở Đức, người ta gọi môn học này bằng những
thuật ngữ Volkunde hoặc Folklore để gọi việc nghiên cứu những tộc người trong
nước, và thuật ngữVolkerkunde để chỉ việc nghiên cứu các tộc người ở nước
ngoài, chủ yếu là các tộc người ở thuộc địa.

Quá trình hình thành dân tộc học gắn liền với sự phát triển của giai cấp
tưsản châu Âu: mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa và sau này là xâm chiếm
và mở rộng thuộc địa để kiếm tìm nguồn tài nguyên mới và nhân công mới.
Trong khoảng 100 năm của thời kỳ này, những kiến thức tương đối toàn diện về
các xã hội và các nền văn hóa ở Trung Quốc,Ấn Độ, Nhật Bản, hoặc các nước ở
châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương đã được thu thập và chúng thực sự trở thành
công cụ đắc lực cho quá trình thực dân hóa.
Nhiều nhà dân tộc học coi cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture -
xuất bản tại London năm 1871) của nhà dân tộc học/nhân học người Anh là
Edward Burnett Tylor là tác phẩm mẫu mực của xu hướng dân tộc học/nhân học
cổ điển.

Đối tượng của dân tộc học- theo Tylor - là văn hóa của các dân tộc sơ khai.
Trở lại với các dân tộc sơ khai, Tylor không nhằm nghiên cứuvăn hóa của các
dân tộc sơ khai một cách thuần túy, mà ông nhằm vào việc tìm ra những qui luật
chung về quá trình hình thành, phát triển của văn hoá.

Thuật ngữ Anthropology gắn liền với tên tuổi của nhà tự nhiên học người
Thuỵ Điển Karl Von Linné người đầu tiên phân loại loài người theo những tiêu
chí chủng tộc.

Theo và phát triển xu hướng này, anthropology được các học giả châu Âu


hiểu là khoa học về lịch sử tự nhiên của con người (mà đối tượng của nó là các
dân tộc sơ khai, các giống người tiền sử). Vào thế kỷ XIX, xu hướng này lan ra
nhiều nước ở châu Âu (ví dụ ở Pháp, Paul Broca sáng lập trường nhân chủng
học, ở Thuỵ Điển có những bảo tàng nhân chủng học,...).
Nhưthế, Anthropology (nhân chủng học) thời ấy đồng nghĩa
với Physical Anthropology (nhân học hình thái).

Tuy nhiên, dường như các nhà khoa học thời ấy đã cảm thấy tính hữu hạn ở
những đặc điểm tự nhiên của con người. (Thật vậy, cho đến nay các giáo trình
nhân chủng học hiện đại cũng không tìm ra được giống người nào khác lạ hơn,
có khác chẳng qua chỉ là tên gọi, cách phân loại, phân nhóm mà thôi). Mặt khác,
những thành tựu của các nhà nhân chủng học lại thường phụ thuộc rất nhiều vào
những cuộc khai quật khảo cổ học, vì thế, cơ hội thành đạt của các nhà khoa học
này là rất hiếm. Thêm nữa, nhu cầu căn bản của các nhà tài trợ cho các nhà khoa
học thời đó không phải chỉ là những đặc điểm cấu tạo hình thể của con người,
mà là cái gì đó thực dụng hơn, có ích hơn cho công cuộc xâm chiếm và mở rộng
thuộc địa của họ: đó chính là những kiến thức toàn diện về xã hội của người bản
địa.

Có lẽ đó chính là những lý do mà thuật ngữ nhân học xã hội (Social


Anthropology) và nhân học văn hóa (Cultural Anthropology) ra đời. Hai thuật
ngữ này được gộp chung vào thuật ngữ nhân học(từ này cũng được chuyển ngữ
từ từ Anthropology với ý nghĩa chủ yếu là để phân biệt nó với nhân chủng
học hay nhân học hình thái).

Có ba quan điểm chủ yếu sau về bộ môn nhân học (cả về phương pháp luận,
phương pháp nghiên cứu, bộ khái niệm ...):

- Nhân học đồng nhất với dân tộc học.


- Nhân học đồng nhất với xã hội học.
- Nhân học là kết quả của sự giao thoa giữa hai khoa học trên (dân tộc học và xã
hội học).

2. Sự phân ngành trong Nhân học


1. Nhân chủng học
Nhân chủng học là ngành khoa học nghiên cứu về loài người trong các
lĩnh vực khác nhau. Nó được hình thành với sự kết hợp của các từ Hy Lạp
"anthropo" có nghĩa là khoa học của con người và "logy" có nghĩa là khoa học.
Sự tò mò cố hữu của con người về bản thân là lý do chính ảnh hưởng đến
sự xuất hiện của nhân học để nghiên cứu một cách có hệ thống về loài người. 
Nhân chủng học liên quan đến tất cả các giống của dân số loài người ở tất
cả các nơi trên thế giới, cả trong quá khứ và hiện tại.
Có thể phân chia các nhánh nhỏ của Nhân chủng học như sau:
 Nhân học văn hóa
Lĩnh vực nhân học văn hóa tập trung vào việc nghiên cứu các nền văn hóa
khác nhau trên toàn cầu, xác định các điểm tương đồng, khác biệt, tìm cách ghi
lại và phân tích thực tiễn văn hóa, phong tục và tín ngưỡng. Học chuyên sâu về
chuyên ngành này, bạn sẽ có thể nghiên cứu dân tộc học-dựa trên những nghiên
cứu về thực địa để miêu tả một nền văn hóa cụ thể.
Nhân học văn hóa còn được gọi là nhân học văn hóa xã hội hoặc nhân
chủng học. Tuy nhiên nhân học xã hội là thuật ngữ cũng được dùng để chỉ một
biến thể của chuyên ngành, tập trung vào việc nghiên cứu các mối quan hệ xã hội
và các hệ thống như pháp lý, kinh tế, tôn giáo và chính trị.
 Nhân học sinh học
Nhân học sinh học hay còn được gọi là nhân học thể chất, là môn khoa
học tập trung vào việc nghiên cứu sự tiến hóa của nhân loại, đa dạng sinh học và
hành vi trong xã hội loài người, sự thích nghi của con người với các môi trường
khác nhau. Đây là phân ngành nhân chủng học nghiên cứu các hình thức vật chất
của con người như xương, cơ bắp và các bộ phận, nó hoạt động như nào để tồn
tại, phát triển và sinh sản. Trong chuyên ngành này có những người nghiên cứu
về những loài động vật linh trưởng và tổ tiên tiến hóa đã tuyệt chủng của con
người.
 Nhân chủng pháp y
Các nghiên cứu của nhân chủng học pháp y có liên quan đến việc áp dụng
kiến thức về nhân chủng thể chất để phân tích thi hài, đưa ra các nguyên nhân có
thể gây ra cái chết và các đặc điểm nhận dạng cá nhân. Điều này thường được áp
dụng trong hệ thống pháp luật, các nhà nhân chủng học pháp y sẽ đưa ra các
bằng chứng trong các vụ án hình sự, hỗ trợ nhận dạng các thi hài đang phân hủy,
bị thiêu, cắn xén mà hoặc không thể nhận dạng. Cùng với việc nghiên cứu
chuyên sâu về giải phẫu người và xương, chuyên ngành này yêu cầu sinh viên
nắm được kiến thức về các quá trình trong điều tra pháp lý và tội phạm.
• Nhân chủng học y tế
Nhân chủng học y tế tiếp cận với việc chăm sóc y tế và an sinh trong các
nền văn hóa khác nhau. Sinh viên học ngành này sẽ được học cách điều tra văn
hóa tín ngưỡng khác nhau về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cũng như việc điều
tra tác động của các yếu tố văn hóa xã hội và tâm lý ảnh hưởng đến cá nhân và
các nhóm khi đương đầu với bệnh tật. Họ cũng cần khuyến khích nhiều người
chữa trị một loại bệnh đặc biệt nào đó hoặc chỉ cho họ cách phòng tránh, hoặc
các phương pháp cải thiện việc điều trị bệnh ở những cộng đồng không có điều
kiện kinh tế hay bị thiệt thòi.

2. Khảo cổ học nhân học hoặc Khảo cổ học 


Nhân học khảo cổ (archeology, archéologie) truy tìm nguồn gốc, sự tăng
trưởng và phát triển của văn hóa trong quá khứ. Trước đây, chúng ta hiểu giai
đoạn trước lịch sử khi con người không có ngôn ngữ viết để ghi lại lịch sử . Các
nhà Khảo cổ học sẽ cố gắng tái tạo lại những sự kiện trong quá khứ của con
người từ hàng triệu năm trước.
Khảo cổ học dạy về công nghệ được sử dụng trong quá khứ bằng cách phân
tích các dấu vết mà người xưa đã để lại. Trên cơ sở này, các nhà Khảo cổ học có
thể thông qua các Di vật, di chỉ phản ánh lại các hoạt động kinh tế của địa bàn.
VD: Các bản khắc của đồ gốm, đồ trang sức, trong số những người khác, cho
thấy khả năng nghệ thuật của người dân.
Các phương pháp chính của các nhà khảo cổ học là khai quật để khám phá
các di chỉ, cổ vật có niên đại từ một khoảng thời gian gần đúng và để xây dựng
lịch sử văn hóa của quá khứ của con người dựa trên đó.
3. Nhân học ngôn ngữ
Nhân học ngôn ngữ (Linguistic anthropology, Anthropologie linguistique)
là một nhánh của nhân học liên quan đến ngôn ngữ. Nó đề cập đến ngôn ngữ của
tất cả mọi người, quá khứ và hiện tại, vì ngôn ngữ đơn giản là phương tiện chính
để con người bảo tồn và truyền tải văn hóa của mình từ thế hệ này sang thế hệ
khác.Các nhà Nhân học cũng quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nhận
thức văn hóa, cũng như hành vi văn hóa.
Các nhà nhân học ngôn ngữ học nghiên cứu các ngôn ngữ bất thành văn
và các ngôn ngữ viết. Đặc điểm này liên quan đến hệ thống kiến thức, niềm tin,
giả định và quy ước tạo ra những ý tưởng cụ thể tại những thời điểm cụ thể trong
tâm trí của mọi người. Mỗi đặc điểm này xuất phát từ tâm trí của người dân. Mỗi
đặc điểm này đều có điều kiện văn hóa và do đó là duy nhất cho mỗi nền văn hóa
và xã hội.
Ví dụ: Nghiên cứu về chữ tượng hình nổi tiếng của Ai Cập là một ví dụ rõ
ràng về nhân học ngôn ngữ học. Ở Việt Nam, nghiên cứu chữ tượng hình trên
Bãi đá cổ Sapa cũng là ví dụ điển hình. 

4. Nhân học văn hóa và xã hội


Nhân học văn hoá-xã hội (socio-cultural anthropology, anthropologie
socio-culturelle) tổng hợp từ hai nhánh nghiên cứu từ Mỹ và Anh là Nhân loại
học văn hoá (cultural anthropology, anthropologie culturelle) và Nhân loại học
xã hội (social anthropology, anthropologie sociale). Ngành Dân tộc học, đặc biệt
là ở Việt Nam, thường được coi như tương đương với phân ngành nhân học loại
văn hoá-xã hội. Tuy nhiên, lưu ý rằng mục tiêu của hai ngành học về cơ bản là
khác nhau.
Nhân học văn hoá-xã hội tập trung vào mô tả, phân tích các nền văn hóa -
các truyền thống văn hóa của thời hiện tại và quá khứ. Nhân học Văn hóa có một
nhánh là Dân tộc học (ethnography), tập trung vào mô tả và diễn dịch các nền
văn hóa thời hiện đại. Việc so sánh các kết quả diễn dịch và mô tảcủa Dân tộc
học có thể đưa tới các giả thuyết và cao hơn là thuyết về nguyên nhân của sự
tương đồng cũng như khác biệt văn hóa của quá khứ và hiện tại.
5. Nhân học ứng dụng
Nhân học ứng dụng là một trong những phần cơ bản của nhân học, vì bốn
phân ngành nhân học trên có thể được sử dụng trong các nghiên cứu.Về cơ bản,
nhân học ứng dụng bao gồm việc đưa vào thực hành các nguyên tắc nhân học để
giải quyết các vấn đề phát sinh trong thế giới thực..Ví dụ, nhân học ứng dụng có
thể được sử dụng trong các cộng đồng địa phương để giải quyết các vấn đề hiện
diện trong đó, có thể là sức khỏe, giáo dục hoặc thậm chí là môi trường. 
Cũng có thể tìm thấy các nhà nhân chủng học làm việc trong các bảo tàng
lịch sử, để giúp xác định nguồn gốc của các khía cạnh lịch sử nhất định của nhân
loại.
Nhân chủng học ứng dụng không giới hạn trong một công việc duy nhất;
bao gồm một số lượng lớn các khía cạnh có thể liên quan với nhau để xác định
kết quả của các nghiên cứu. Nhân chủng học có thể được áp dụng trong hầu hết
mọi lĩnh vực liên quan đến sự phát triển của con người, nhưng nó chủ yếu được
chia thành bốn nhánh chính. Đó là sinh học, khảo cổ học, văn hóa và ngôn ngữ
học.
3. Các phương pháp nghiên cứu nhân học
1. Điền dã dân tộc học
Điền dã là khoảng thời gian nhà Nhân học ở trên thực địa, thâm nhập cộng
đồng được nghiên cứu, xây dựng quan hệ với người cung cấp thông tin, sử dụng
các kỹ thuật nghiên cứu để thu thập tài liệu gốc có độ chân xác và tin cậy về
những vấn đề nhà Nhân học muốn khám phá. Do đó nghiên cứu Nhân học mang
tính thực nghiệm cao.
Điền dã dân tộc học ra đời vào đầu thế kỷ XX, khi các nhà nhân học cực
lực phê phán kiểu nghiên cứu “ghế bành”.
3.2 Địa bàn nghiên cứu
Khảo sát chi tiết trên những địa bàn có giới hạn, hay nghiên cứu vấn đề
lớn trên địa bàn nhỏ với thời gian điền dã dài hạn. Hiện nay đang có sự chuyển
đổi: mở rộng địa bàn nghiên cứu từ một cộng đồng (đơn diện) sang một số địa
bàn nghiên cứu (đa diện).
3. Quan sát tham gia
Nghiên cứu điền dã dân tộc học dài ngày trên một hoặc một số địa bàn
nhỏ, nhờ đó giúp nhà nghiên cứu tham gia và quan sát đối tượng nghiên cứu từ
bên trong một cách chủ quan và từ bên ngoài một cách khách quan. 
4. Tài liệu dân tộc học
Các nhà nhân học thông qua điền dã tự tạo cho mình tài liệu dân tộc học.Kết
hợp với các nguồn tài liệu khác, tài liệu dân tộc học thường được trình bày theo
lối mô tả, gọi là mô tả dân tộc học. Mô tả dân tộc học không phải chỉ là một sự
mô tả thuần túy mà nó phải là mô tả sâu và viết về văn hóa.
4. Vài nét về lịch sử và lý thuyết nhân học
 Giai đoạn 1: Giữa thế kỷ XIX 
Tiến hóa luận đơn tuyến: Cho rằng các xã hội loài người tiến hóa theo một
chiều tiến bộ từ thấp lên cao (mông muội, dã man, rồi đến văn minh).
 Giai đoạn 2: Nửa đầu thế kỷ XX
 Thuyết lan tỏa: Phản bác Tiến hóa luận đơn tuyến, cho rằng thuyết này
không giải thích được sự đa dạng và các nét khác biệt của các xã hội và
nền văn hóa. Luận điểm của thuyết này là có sự lan tỏa của một hay một
số trung tâm văn minh sang các khu vực khác.
 Đặc thù lịch sử: Phê phán tiến hóa luận đơn tuyến là chủ nghĩa vị chủng,
các xã hội không thể mang ra để so sánh và phân cấp thành thấp hay cao.
Thuyết Đặc thù lịch sử cho rằng mỗi xã hội phải được xem xét như là một
sản phẩm riêng của các hoàn cảnh lịch sử riêng có của nó.
 Văn hóa và tính cách: Mỗi xã hội có các giá trị văn hóa hay các chủ đề
kiên định riêng, mà các chủ thể được nuôi dưỡng trong xã hội đó sẽ hấp
thụ các giá trị văn hóa này để rồi hình thành nên những loại tính cách nhất
định của mỗi xã hội hay dân tộc.
 Chức năng luận và Chức năng luận – cấu trúc: Các xã hội tồn tại như là
một cơ thể sinh học, trong mỗi cơ thể gồm có nhiều thể chế (thành tố)
được gắn kết với nhau và mỗi thể chế đó có những chức năng nhất định
phục vụ cho nhu cầu của cá nhân hoặc của xã hội nói chung.
 Giai đoạn 3: Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX
 Cấu trúc luận: Tìm đến cái chung của con người; cho rằng sự đa dạng của
các hiện tượng văn hóa – xã hội loài người có thể nhận thức được một
cách dễ dàng qua việc chứng minh các mối quan hệ chung của các hiện
tượng này đối với một số các nguyên tắc chìm giản đơn. Con người
chuyển từ tự nhiên sang tình trạng có văn hóa khi sử dụng ngôn ngữ, học
cách nấu ăn… Cấu trúc luận cho rằng trong bước chuyển từ tự nhiên sang
văn hóa này, con người tuân thủ các quy luật mà con người không tạo ra,
đó là một cơ chế của não người.
 Tân tiến hóa luận: Tập trung phân tích xem các yêu cầu về năng lượng,
công nghệ và môi trường đã dẫn đến sự tiến hóa của mỗi xã hội như thế
nào.
 Chủ nghĩa vật chất văn hóa: Nhấn mạnh đến việc phân tích các hệ thống
văn hóa xã hội và cho rằng yếu tố quyết định đến sự tiến hóa văn hóa xã
hội là hạ tầng cơ sở, bao gồm công nghệ, môi trường và các điều kiện vật
chất.
 Sinh học xã hội: Giải thích về việc các yếu tố và xu hướng sinh học ảnh
hưởng đến các ứng xử xã hội của con người như thế nào.
 Nhân học biểu tượng và Nhân học diễn giải: Tập trung tìm hiểu các biểu
tượng văn hóa, quan điểm thế giới và đạo đức xã hội, coi các điều kiện
văn hóa như là các văn bản cần được các nhà Nhân học diễn giải.
 Chủ nghĩa Marx mới: Áp dụng lý thuyết của Marx vào nghiên cứu các xã
hội ngoài phương Tây.
 Hậu hiện đại: Kêu gọi các nhà nghiên cứu đặt người được nghiên cứu vào
vị trí các tác nhân trung tâm của xã hội và tiếng nói của họ cần được phản
ánh rõ hơn. Ngoài ra các nhà Nhân học theo thuyết này cũng quan tâm đến
mối quan hệ giữa nhà Nhân học với mô tả dân tộc học của mình, với
người được nghiên cứu và độc giả.

Chương 2:
Ngôn ngữ
1. Khái niệm ngôn ngữ
Ngay từ thời tiền sử, khi con người có mặt trên trái đất thì đồng thời có
ngôn ngữ. Và cho đến xã hội hiện đại ngày nay và mai sau thì ngôn ngữ vẫn là
một thuộc tính quyết định đầu tiên của con người. Khó có thể nói hết được ý
nghĩa vĩ đại và vai trò quyết định của tiếng nói (ngôn ngữ) đối với con người như
đồ ăn, thức uống, như không khí, hơi thở vậy. Nó gắn bó đến mức mà nhiều khi
dường như người nói không để ý đến rằng: con người tồn tại trao đổi những tư
tưởng, tình cảm, tri thức và tổ chức hoạt động xã hội được là nhờ cái gì, nếu
không có tiếng nói (ngôn ngữ)
Nhưng ngôn ngữ là gì ? Quả là khó có thể có một lời giải đáp hoặc định
nghĩa ngắn gọn và đầy đủ nhất. Bởi vì bản thân ngôn ngữ cũng phong phú và đa
dạng (nếu không nói là phức tạp) như chính chủ thể đã sáng tạo ra nó vậy (con
người).Con người là trung tâm thu hút của nhiều ngành khoa học tự nhiên, xã hội
và nhân văn. Ngôn ngữ cũng là đối tượng trực tiếp của nhiều lĩnh vực khoa học
rộng lớn (ngôn ngữ học, văn học, lôgic học, tâm lý học, toán học...). 
Ngôn ngữ có thể được tiếp cận từ nhiều phía, xuất phát từ nhiều quan
điểm, khuynh hướng khác nhau, khai thác theo những mức độ rộng hẹp, nông
sâu khác nhau. Ngay cả những cách giải thích gần gũi và trực quan nhất, như
xem ngôn ngữ là những bảng từ trong từ điển, là những chuỗi âm thanh, là các
sách ngữ pháp hoặc những chữ cái... thì cũng chỉ vạch ra những biểu hiện, những
khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ mà thôi.
Như vậy, về mặt bản thể, ta có thể hiểu ngôn ngữ như một hệ thống bao
gồm các loại đơn vị và các qui tắc ngữ pháp,tồn tại tiềm tàng trong mọi bộ óc
của một cộng đồng người.Ngôn ngữ sẽ còn được nhận thức sâu hơn, đa dạng hơn
khi tiếp cận nó từ góc độ tâm lí học, sinh lí học, xã hội học, lôgíc học hoặc kí
hiệu học…
Ngôn ngữ là một trong những phát minh lớn nhất của con người. Nền văn
hóa nhân loại khó có thể chuyển tải từ thế hệ trước sang thế hệ sau nếu không có
ngôn ngữ đóng vai trò như một phương tiện truyền dẫn các niềm tin, ý tưởng,
sáng tạo hay các phát hiện mới. Nghiên cứu về ngôn ngữ đã xuất hiện từ lâu
trong nhân học, một phần vì các nhà nhân học trước kia thường tập trung nghiên
cứu các tộc người bản địa. Để thực hiện nghiên cứu điều dã, họ phải học ngôn
ngữ địa phương. Giờ đây, nghiên cứu ngôn ngữ đã trở thành một trong năm lĩnh
vực nghiên cứu chính của nhân học
2. Phân biệt khả năng ngôn ngữ của con người và ngôn ngữ của loài
vật
Trước khi thảo luận về các nghiên cứu nhân học về ngôn ngữ của con
người, chúng ta cần xem xét các hệ thống liên lạc của các loài động vật và so
sánh chúng với ngôn ngữ của con người. 
Các nhà tâm lý học và các nhà khoa học thuộc các ngành học khác đã tiến
hành nhiều nghiên cứu về liên lạc của động vật. 
Ví dụ, các nghiên cứu về liên lạc của loài ong. Nghiên cứu đầu tiên của
Karl von Frisch (1967) chứng minh rằng ong sử dụng ‘điệu nhảy waggle’ để
chuyển tải các thông tin cho nhau về khoảng cách, hướng, và mong muốn mà
con nhảy đã đến đó, chẳng hạn như một nguồn phấn rất tốt. Một số nhà khoa học
đã cho rằng kiểu nhảy này của ong không giống với các loài vật khác vì nó dựa
trên một khảnăng biểu tượng và ong sử dụng các biểu tượng này để ám chỉ các
thông tin trìu tượng về hướng và khoảng cách cho nhau. Trong một nghiên cứu
khác gần đây về các phát hiện của Frisch, người ta biết rằng mặc dù ong có
phương tiện khám phá tinh tế, nó không có khả năng biểu tượng. Ong nhận biết
được các hình dáng và màu sắc của một số loài hoa và ghi lại các thông tin này
để dùng sau đó. Chúng cũng điều chỉnh các thông tin này để tìm phấn và hoa ở
các mục tiêu cụ thể. Ong mật hướng tới mục tiêu của mình bởi nhận ra đầu mối
của các điệu nhảy waggle. Sau đó chúng ghi nhớ các đặc điểm của các mục tiêu
này và xử lý các thông tin đó để khám phá các mục tiêu mới. Cách ứng xử này
có thể giải thích bằng cách học theo tình huống và mang tính bản năng chứ
không phải biểu tượng.
Dạy tinh tinh học các tín hiệu: một trong các nghiên cứu thú vị và tranh
cãi nhất về liên lạc của động vật là các nghiên cứu về tinh tinh, một động vật có
hình thể gần giống với người. Năm 1966, nhà tâm lý học Allen và Beatrice
Gardner nhận một con tinh tinh và bắt đấu dạy nó học ‘Ngôn ngữ Tín hiệu’ của
Mỹ, một loại ngôn ngữ tín hiệu phi âm thanh dành cho người điếc. Sau vài năm,
con tinh tinh này có khả năng thực hiện thành thạo các tín hiệu này và phát hiện
này thách thức các giả thuyết trước đó cho rằng chỉ có con người mới có khả
năng sử dụng các tín hiệu. Sau đó, một nghiên cứu khác được thực hiện với một
số con tinh tinh khác ở Yerkes Primate Research Centre. Sau khi dạy các con
tinh tinh thao tác các biểu tượng và theo dõi chúng sử dụng các biểu tượng này
với nhau, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mặc dù khả năng nhận biệt các tín
hiệu của tinh tinh rất hạn chế, hạn chết hơn cả một đứa trẻ, song đó cũng là
những khả năng đáng kinh ngạc của loài vật. 
Bên cạnh các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà nhân học cũng
nghiên cứu động vật trong các môi trường sống tự nhiên của nó và họ phát hiện
các loài vật có các hệ thống gọi nhau. 
Chẳng hạn, các loài như chó sói, gà, khỉ, tinh tinh, có hệ thống gọi bầy
riêng của nó. Ví dụ, nghiên cứu loài đười ươi ở Trung Phi của George Schaller
đã phát hiện ra 20 âm thanh được chúng phát ra và các âm thành này gắn liền với
các tình trạng ăn uống, nghỉ ngơi, tình cảm, tình dục, chơi đùa, tức giận hay
thông báo về các mối nguy hiểm. Nghiên cứu đáng chú ý nhất về tinh tinh do
Jane Goodall. Sau khi theo dõi những con tinh tinh trong môi trường sống tự
nhiên trong một thời gian dài ở Khu bảo tồn Gombe ở châu Phi từ những năm
1960, bà đã phát hiện ra rằng tinh tinh sử dụng nhiều kiểu gọi khác nhau, như
kiểu ‘gọi gần’ để gọi bầy cùng một nhóm, kiểu ‘gọi xa’ để thể hiện vị trí thứ
hạng trong nhóm và các kiểu gọi khác với các con tinh tinh không cùng bầy.
Kiểu gọi xa cũng là để gây sự chú ý của bầy khi tìm thấy các nguồn thức ăn, hay
kêu gọi sự giúp đỡ hay cảnh báo các mối nguy hiểm.
Cả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trong môi trường sống tựnhiên,
như phân tích ở trên cho thấy nhiều loài động vật, nhất là các loại có hình thể
gần với con người, có khả năng liên lạc với nhau. 
Nhưng vấn đề là cái gì làm cho liên lạc của con người khác với liên lạc
của động vật. Nhiều nhà triết học phương Tây cho rằng tiếng nói là sự khác biệt
lớn nhất giữa người và động vật. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy
vấn đề không còn là ở chỗ động vật có liên lạc được không mà là cách liên lạc
của động vật khác với cách liên lạc của con người nhưthế nào? Để tìm câu trả
lời, các nhà nhân học ngôn ngữ đã nhận dạng ra nhiều đặc tính khác biệt trong
đặc tính ngôn ngữ của con người, nhất là bốn đặc tính sau: tính hiệu qủa, khả
năng thay thế/hoán vị, tính võ đoán và hệ thống song cấp. 
+ Tính linh hoạt và sáng tạo: ngôn ngữ của con người rất linh hoạt và sáng
tạo. Con người sử dụng ngôn ngữ, kể cả những đứa trẻ, có thể tạo ra các câu mà
chưa ai nói bao giờ. Không có giới hạn trong khả năng của con người trong việc
tạo ra các thông điệp nói về qúa khứ, hiện tại và tương lai. Ngược lại, các hệ
thống liên lạc của động vật trong các môi trường sống tự nhiên là các hệ thống
đóng. Các âm thanh của động vật không thể đa dạng và điều chỉnh. Các con tinh
tinh con sẽ không bao giờ sử dụng được những âm thanh khác với cha mẹ chúng.
Còn bản chất linh hoạt của ngôn ngữ con người cho phép sử dụng hệ thống liên
lạc biểu tượng của mình một cách hiệu qủa và đầy sáng tạo. 
+ Tính hoán vị hay khả năng dễ thay thế: Từ các nghiên cứu thực địa, và
cả các nghiên cứu thí nghiệm, các nhà nhân học thấy rằng ý nghĩa của âm thanh
của động vật gắn liền với một công thức cụ thể. Ví dụ, việc phát ra âm thanh của
tinh tinh gắn liền với một trạng thái tình cảm hay công thức nào đó. Vì vậy, một
tiếng gầm lên như một lời cảnh báo nguy hiểm thường được bầy của nó hiểu là
có đe dọa. Tương tự, con vẹt hay con khướu có thể học tiếng người, nhưng nó
không thể thay từ này bằng từ khác để chỉ một hiện tượng tương tự. Trong khi
đó, con người có khả năng thay thế từ ngữ, âm điệu một cách tuyệt vời. Khả
năng thay thế này cho phép con người sử dụng các khái niệm rất trìu tượng để
liên lạc với nhau. Họ có thể nói về các tình trạng khác nhau như tinh thần, giả
thuyết, về các thì khác nhau như qúa khứ, hiện tại và tương lai. 
+ Tính võ đoán: Là âm thanh của một hệ thống liên lạc, là một đặc điểm
khác biệt khác giữa ngôn ngữ của con người với liên lạc của động vật. 
+ Hệ thống song cấp: Chúng ta đã nói đến việc nhiều loại động vật có các
âm thanh ám chỉ các ý nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Ngôn
ngữ của con người cũng có các đơn vị âm thanh có thể giống với các đơn vị âm
thanh của động vật. Mỗi ngôn ngữ của con người có khoảng từ 12 đến 60 đơn vị
âm thanh khác nhau, gọi là âm vị. Âm vị là một đơn vị âm thanh để phân biệt ý
nghĩa trong một ngôn ngữ cụ thể. Tiếng Anh có 45 âm vị, tiếng Ý có 27, tiếng
Hawaii có 13. Động vật không thể ghép các âm vị này để tại nên các ý nghĩa mới
mà chỉ một âm vị ám chỉ một phản ứng cụ thể. Ngược lại, con người có thể kết
hợp chúng lại để tạo ra muôn vàn ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, với 13 âm vị, ngôn
ngữ Hawaii có 3.000 nhóm ý nghĩa khác nhau do kết hợp từ 3 âm vị, có 5 triệu
tự do kết hợp từ 6 âm vị

3. Sự phát triển của ngôn ngữ và ý nghĩa của việc nghiên cứu ngôn ngữ
Câu hỏi rằng ngôn ngữ có nguồn gốc từ đâu và nó phát triển như thế nào
luôn kích thích hứng thú tìm tòi và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Một vấn
đề khác là vì ngôn ngữ là một phần của văn hóa, vậy văn hóa có trước hay ngôn
ngữ có trước, và chúng ảnh đến nhau như thế nào?
Qua nhiều thế kỷ, các nhà triết học, ngôn ngữ học và các nhà nhân học
hình thể đã đưa ra nhiều giả thuyết để lý giải cho nguồn gốc của ngôn ngữ. Một
lý thuyết ban đầu, được gọi là ‘bow-wow’, cho rằng ngôn ngữ của con người
phát triển khi con người bắt chước các âm thanh của tự nhiên như tiếng nước
chảy, tiếng gió kêu, tiếng chó sủa, lợn kêu, v.v., trong cuộc sống tự nhiên. Trên
cơ sở đó, ngôn ngữ của con người phát triển. Một quan điểm khác của các nhà tử
tưởng phương Tây thế kỷ XVIII giả định rằng ngôn ngữ ra đời do con người thỏa
thuận với nhau. 
Quan điểm thứ ba của Cơ Đốc giáo cho rằng Chúa tạo ra ngôn ngữ như đã
tạo ra con người. 
Quan điểm thứ tư của các nhà khoa học Marxist: Với sự ra đời chủ nghĩa
duy vật biện chứng, họ cho rằng lao động là nhân tố đã biến vượn thành người.
Lao động và sự phát triển của não, của tư duy con người, đã làm sản sinh ra ngôn
ngữ. Tuy nhiên, ngay từ đầu, ngôn ngữ chưa phải đã hoàn thiện và phức tạp như
hôm nay, mà nó trải qua một qúa trình phát triển lâu dài cùng với qúa trình lao
động và sự hoàn thiện về hình thể, tư duy của con người để phát triển như hiện
nay. Như vậy, ngôn ngữ là một phạm trù của lịch sử chứ không phải tự nhiên.
Nghĩa là ngôn ngữ ra đời và phát triển được như đến hôm nay là do một qúa
trình chuyển đổi lâu dài chứ không phải tự nhiên mà có. Và cũng như vậy, ngôn
ngữ và tộc người không đồng nhất với nhau. Một tộc người có thể có hơn một
ngôn ngữ, tức các thành viên của một tộc người có thể cùng một lúc nói được
nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngược lại, có thể có nhiều tộc người hay chủng tộc
dùng chung một ngôn ngữ như trường hợp tiếng Anh. Cũng vì thế, ngôn ngữ ra
đời là sản phẩm của tập thể, của cộng đồng hay xã hội chứ không phải là sản
phẩm của cá nhân một con người. Thường thì cá nhân là người phải tuân thủ
ngôn ngữ của cộng đồng mình vì đó là tiếng nói của cộng đồng để giao tiếp với
nhau - gọi là ngôn ngữ tộc người. Ngôn ngữ cũng không dễ bị mất đi bởi tác
động của một thể chế chính trị hay ý muốn chủ quan của một cá nhân nào.
Quá trình phát triển của ngôn ngữ: 
Theo thời gian, ngôn ngữ biến đổi dưới nhiều hình thức khác nhau. Một
ngôn ngữ có thể được phát triển rộng ra, mất đi, hoặc chia ra thành các nhóm
ngôn ngữ nhỏ. Các nhóm nhỏ này lại tiếp tục được phân chia ra thành các nhóm
nhỏ hơn. Biến đổi trong ngôn ngữ còn gồm có các biến đổi về từ vựng, ý nghĩa,
âm thanh, ngữ pháp. Ngôn ngữ thường biến đổi, song không phải biến đổi giống
như kiểu một cuộc cách mạng. Ngôn ngữ biến đổi nhanh ở các xã hội hiện đại có
trình độ công nghệ cao. Sự biến đổi của ngôn ngữ do nhiều yếu tố và quy luật xã
hội tác động.
Trong quá trình biến đổi, ngôn ngữ dễ dàng vay mượn hoặc hình thành các
từ mới, khái niệm mới. Trong khi biến đổi, từ vựng thường biến đổi nhanh hơn
để theo kịp các biến đổi trong đời sống con người. Nếu chúng ta xem trường hợp
tiếng Việt thì thấy rõ các biến đổi này. Trong những năm qua, với ảnh hưởng của
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhiều thuật ngữ mới đã xuất hiện trong đời
sống xã hội như marketing, ok, v.v. Ngữ pháp và cách phát âm cũng biến đổi,
song biến đổi chậm hơn. Biến đổi trong ngôn ngữ phản ánh các điều chỉnh trong
cuộc sống hàng ngày của các thành viên trong xã hội. Các xã hội phức tạp có
ngôn ngữ nói với nhiều từ vựng hơn và nhiều từ vựng phức tạp hơn các xã hội
đơn giản hay nguyên thủy. 
Ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng từ để giao tiếp, liên lạc với nhau.
Chữ viết chỉ liên quan đến các ký tự được sử dụng để diễn đạt các từ của một
ngôn ngữ dưới dạng có thể nhìn thấy được. Mặc dù ngôn ngữ có tuổi cùng với
văn hóa, chữ viết lại mới được phát triển gần đây mà thôi. Con người có khả
năng ghi chép lại các từ ngữ và âm thanh một cách có hiệu qủa từ khoảng 6.000
năm cách ngày nay. Vậy chữ viết ra đời nhưthế nào? Nhiều ý kiến cho rằng chữ
viết trước tiên ra đời dưới dạng ký tựtượng hình, chẳng hạn như hình con vật,
cây, đồ vật, v.v. Sau đó mới phát triển thành các loại chữ hiện đại hơn được cấu
trúc theo các quy định khác nhau, ví dụ như hệ thống alphabet trong tiếng Latin. 
Trong lịch sử của một xã hội, có thể có nhiều kiểu chữ viết thay thế nhau
qua thời gian. Ví dụ như trường hợp Việt Nam: Chữ Việt cổ, Hán, Nôm, Quốc
ngữ. Vì ngôn ngữ là một phần của văn hóa, mà ngôn ngữ lại thường xuyên biến
đổi, cho nên ta có ít nhất một bằng chứng để nói rằng văn hóa không bao giờ
đứng yên, mà nó biến đổi theo cuộc sống của con người và theo ngôn ngữ. Dưới
con mắt của nhà nhân học, không thể nghiên cứu ngôn ngữ một cách tách biệt
khỏi văn hóa. Quan điểm này nhấn mạnh đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong
một bối cảnh văn hóa, xã hội cụ thể.
Ngoài việc thừa nhận ngôn ngữ là một phương tiện liên lạc phức tạp và
linh hoạt, phản ánh nhận thức của con người về thực tiễn, chúng ta phải công
nhận ngôn ngữ có mối quan hệ tới lịch sử dân tộc, tộc người. 
Các ngôn ngữ phát triển rất đa dạng, và được phân chia thành các ngữ
hệ(gia đình ngôn ngữ). Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng một nguồn
gốc. Ngữ hệ là một gia đình ngôn ngữ, phát sinh từ một ngôn ngữ gốc, còn được
gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ bản. Các ngôn ngữ này có chung một hệ
thống ký hiệu, quy tắc ngữ pháp. Chúng chỉ khác nhau về từ vựng và cách phát
âm. Để xác định được nguồn gốc của ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu căn cứ vào
ngữ pháp, các từ vị cơ bản, âm vị, thanh điệu.
Nguyên nhân hình thành các ngữ hệ được nhiều nhà nghiên cứu cho là do
chia tách bộ lạc hay thiên di. Nghĩa là khi bộ lạc chia tách làm hình thành các
nhóm khác nhau sống trên các địa bàn khác nhau vì thế hình thành các ngôn ngữ
khác nhau. Hiện nay, trên thế giới có nhiều ngữ hệ khác nhau, có những ngữ hệ
lớn với hàng tỷ người sử dụng như ngữ hệ Ấn – Âu, ngữ hệ Tạng - Miến, ngữ hệ
Xêmít – Khamit. Có những ngữ hệ nhỏ có hàng ngàn người dùng, ví dụ như ngữ
hệ Andaman trên các đảo ở Thái Bình Dương. Ở Đông Nam Á có 4 ngữ hệ là:
ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái, ngữ hệ Nam Đảo, và ngữ hệ Tạng - Miến. Nằm
trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có cả 4 ngữ hệ này.

4. Các lĩnh vực nghiên cứu nhân học ngôn ngữ


Ngôn ngữ học nghiên cứu về ngôn ngữ. Nói cụ thể hơn, nó nghiên cứu về
cấu trúc của ngôn ngữ, về lịch sử và sự phát triển của các ngôn ngữ, so sánh sự
giống nhau và khác biệt giữa các ngôn ngữ cũng như mối quan hệ của ngôn ngữ
với các khía cạnh khác của văn hóa. Ngày nay, nhân học ngôn ngữ bao gồm 4
lĩnh vực chính: ngôn ngữ mô tả hay còn gọi là cấu trúc ngôn ngữ, ngôn ngữ lịch
sử, ngôn ngữ mô tả, ngôn ngữ xã hội, và ngôn ngữ tộc người.
1. Ngôn ngữ mô tả
Ngôn ngữ mô tả nghiên cứu, mô tả, phân tích và so sánh cấu trúc của các
ngôn ngữ khác nhau như chúng tồn tại ở một thời điểm xác định. 
Hầu hết các ngôn ngữ được nghiên cứu bằng ngôn ngữ mô tả là các ngôn
ngữ đương đại. Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nhà ngôn ngữ mô tả đã
nghiên cứu thành phần cấu tạo của ngôn ngữ, gồm: âm vị học (âm), hình vị học
(cấu trúc của từ), cú pháp (cấu trúc của câu), ngữ nghĩa (ý nghĩa), và ngữ dụng
học (ngôn ngữ trong bối cảnh sử dụng). Lịch sử loài người tính đến nay có tới
hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau (một số tài liệu nói có hơn 6.000, một số khác
nói 4.000 và có tài liệu nói khoảng 3.000 ngôn ngữ khác nhau), trong đó phần
lớn các ngôn ngữ bao hàm 4 hợp phần này dù chúng có thể khác nhau giữa ngôn
ngữ này với ngôn ngữ kia.
2. Ngôn ngữ lịch sử
Ngôn ngữ lịch sử nghiên cứu về sự biến đổi của ngôn ngữ và các mối quan
hệ lịch sử của các ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ngôn ngữ lịch sử thường
nhằm phát hiện các loại biến đổi của ngôn ngữ và giải thích tại sao, và có những
biến đổi nào không xảy ra, vì sao. 
Một trong các lý thuyết đáng chú ý về sự phát triển và biến đổi của ngôn
ngữ là mô hình lý thuyết cây ngữ hệ. Nghiên cứu của William Jones cho rằng
các nét tương đồng trong các ngôn ngữ như tiếng Hy Lạp, La Tinh, Đức, Anh
cho thấy các ngôn ngữ này có nguồn gốc từ một ngôn ngữ tổ tiên. Và người ta đã
phát hiện ra rằng các ngôn ngữ này có chung một ngữ hệ cùng có chung một số
từ, ngữ pháp. Nét tương đồng trong các ngôn ngữ Ấn-Âu này dẫn đến chỗ một
số nhà nhân học ở giai đoạn mới hình thành ngành học giả thuyết rằng tất cả các
ngôn ngữ hiện này đều có thể có  nguồn gốc từ một ngôn ngữ tổ tiên. 
Các nhà ngôn ngữ lịch sử hiện đại đồng ý rằng họ có thể tìm hiểu lịch sử
để tái tạo một ngữ hệ của các ngôn ngữ hiện đại. Họ đồng ý rằng ngôn ngữ biến
đổi thường xuyên theo những cách thức có thể nhận biết được và các nét tương
đồng ngôn ngữ xuất hiện do các mối quan hệ lịch sử của các ngôn ngữ. 
3. Ngôn ngữ xã hội
Là lĩnh vực nghiên cứu trong đó các nhà ngôn ngữ xem xét việc sử dụng
ngôn ngữ trong các bối cảnh xã hội khác nhau. Các nhà ngôn ngữ xã hội lấy
cộng đồng tiếng nói làm khung để hiểu về sự đa dạng của tiếng nói trong các bối
cảnh xã hội khác nhau. 
Cộng đồng tiếng nói là một đơn vị xã hội trong đó người nói có chung
nhiều cách nói. Chẳng hạn, trong xã hội Mỹ, một số hình thái cú pháp và phát
âm có thể được mọi người chấp nhận trong một số hoàn cảnh cụ thể nhưng nó lại
không được chấp nhận ở các xã hội khác. Như vậy, ngôn ngữ xã hội nghiên cứu
mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các khía cạnh của văn hóa. 
Trong ngôn ngữ xã hội có các khác biệt về tiếng địa phương/phương ngôn.
Một cộng đồng tiếng nói có thể có các tiểu nhóm dùng chung phương ngôn của
một hệ ngôn ngữ lớn hơn. Các nhóm nhỏ này được gọi là phương ngữ. Phương
ngữ là các khác biệt ngôn ngữ trong cách phát âm, từ vựng, cú pháp trong một
ngôn ngữ. Có vô vàn ví dụ về phương ngôn trong tiếng Việt ở Việt Nam. 
Các hình thức kính cẩn (kính ngữ) trong ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ xã
hội tìm thấy nhiều ngôn ngữ có các hình thức kính cẩn quyết định việc sử dụng
ngữ pháp, cú pháp và sử dụng từ. Các hình thức ngôn ngữ này được sử dụng
trong xã hội để duy trì bất bình đẳng xã hội, thứ bậc, phân biệt địa vị xã hội, giới
tính, thân tộc hay người ngoài. Ví dụ như người Việt sử dụng rất nhiều cách khác
nhau để gọi người thân trong họ như cô, bác, chủ, dì, em, bố mẹ, v.v., ởđằng nội
và ngoại, họ xa và gần. Tương tự, trong xã hội người ta cũng dùng nhiều cách
xưng hô khác nhau với các lứa tuổi khác nhau, địa vị xã hội, giới tính, v.v.
4. Ngôn ngữ tộc người
Ngôn ngữ tộc người nghiên cứu mối quan hệ của một ngôn ngữ với văn
hóa tộc người. Rõ ràng, văn hóa ảnh hưởng tới ngôn ngữ theo cách từ vựng được
diễn đạt. Ảnh hưởng này thậm chí còn xảy ra ở cả trong các tiểu văn hóa của các
tộc người.
5. Ngôn ngữ phi âm thanh
Trong nghiên cứu ngôn ngữ phi âm thanh, các nhà nhân học quan tâm đến
hai lĩnh vực: Việc sử dụng cơ thể trong giao tiếp và việc sử dụng không gian
trong giao tiếp.
Việc sử dụng cơ thể trong giao tiếp là các động thái và chuyển động của
cơ thể để giao tiếp với nhau. Các nhà nghiên cứu tiên đoán rằng con người có
khoảng 250 ngàn các kiểu thể hiện nét mặt khác nhau. Rất nhiều kiểu thể hiện
nét mặt có các ý nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Ví dụ, một nụ
cười ám chỉ một sự vui tươi, hạnh phúc hay thân thiện ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Nhưng trong một số tình huống, một nụ cười lại có thể biểu thị một sự sỉ
nhục. Vì thế, chuyển động của đầu, mắt, lông mày, tay hay động tác của cơ thể
có thể liên quan đến các ý nghĩa biểu tượng cụ thể được xác định bởi văn hóa.
Ngoài nét mặt còn có rất nhiều kiểu ngôn ngữ phi âm thanh khác song chúng rất
khác nhau giữa xã hội này với xã hội khác. Người Mỹ thường hướng tới đồ vật
bằng cách chỉ tay, trong khi đó một số dân tộc khác lại dùng mắt, hoặc hất đầu.
Còn vô vàn các ví dụ khác về tay, hình dáng, v.v., trong việc các xã hội khác
nhau sử dụng các hình thức ngôn ngữ phi âm thanh với những ý nghĩa văn hóa
khác nhau. Dĩ nhiên, con người có thể hiểu nhầm nhau về ý nghĩa văn hóa của
các cử chỉ phi âm thanh này. 
Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số đặc điểm chung liên
quan đến cách thể hiện nét mặt. Ví dụ, nhà tâm lý học Paul Ekman và các đồng
nghiệp của mình đã chỉ ra rằng có một số tính đồng nhất trong nét mặt. Con
người sống trong các xã hội khác nhau có thể nhận biết được các tình trạng tình
cảm qua nét mặt như sự hạnh phúc, đau khổ, tức giận, ngạc nhiên, lo sợ. 
Khía cạnh thứ hai là việc sử dụng không gian trong giao tiếp. Đây là
nghiên cứu về việc con người trong các xã hội khác nhau nhận thức về không
gian và sử dụng không gian như thế nào. Nghiên cứu của Eward T. Hall (1981)
chỉ ra rằng không có quy luật chung nào cho việc sử dụng không gian. 
Trong xã hội Mỹ, con người duy trì các ‘khoảng cách cá nhân’ khác nhau
trong các tình huống khác nhau và các mối quan hệ khác nhau. Nghĩa là họ liên
lạc với nhau tuỳ theo mức độ thân quen và mối quan hệ. Trong một số xã hội
khác, con người lại duy trì khoảng cách rất gần ngay từ lần gặp đầu tiên hay
thậm chí rất xa dù đã thân quen với nhau và bất chấp mối quan hệ như thế nào.
Bên cạnh đó, thời gian cũng được các xã hội sử dụng khác nhau. Đối với một số
dân tộc, đợi người khác tới cả giờ là chuyện bình thường, nhưng với một số
khác, ví dụ như người Mỹ, để người khác đợi chỉ 5-10 phút là cần phải xin lỗi. 
Có thể nói, ngôn ngữ phi âm thanh là một khía cạnh quan trọng của tương
tác xã hội. Rõ ràng là các động tác như cúi chào nhau ở Nhật, bắt tay ở Mỹ, chắp
tay cúi chào ở Thái Lan có ý nghĩa biểu tượng quan trọng trong một số tình
huống nhất định. Nghiên cứu về các ngôn ngữ phi âm thanh giúp cho chúng ta
hiểu rõ hơn cách ứng xử của con người và thậm chí thúc đẩy mối liên lạc giữa
các xã hội khác biệt với nhau

Chương 3:  
Chủng tộc
1. Khái niệm chủng tộc
Chủng tộc là một quần thể (hay tập hợp quần thể mà ta quen gọi là những
nhóm người) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái – sinh lí mà
nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực
nhất định. Hay nói cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số đặc
trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại.
Theo quan điểm Mácxít, đặc điểm nhân chủng hoàn toàn không quyết định
mức độ và phương hướng phát triển của tiến trình xã hội cũng như diện mạo của
các nền văn hóa. Tuy nhiên sự phân bố cư dân và sự hỗn chủng hay sống biệt lập
xảy ra giữa các loại hình nhân chủng chính là kết quả của quá trình lịch sử, và do
đó, sự hình thành các loại hình nhân chủng không thể không phản ánh mặt này
hay mặt khác của lịch sử hình thành dân tộc.
Mối quan hệ giữa loại hình nhân chủng với ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc, địa
vực cư trú là mối quan hệ phức tạp. Nếu như ngôn ngữ và văn hóa có thể truyền
đi từ địa vực này sang địa vực khác không kèm theo nó những loại hình nhân
chủng nhất định thì ngược lại các loại hình nhân chủng không thể thiên di qua
các địa vực mà không kéo theo nó những yếu tố ngôn ngữ và văn hóa.
Nếu cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa tạo điều kiện cho sự hình thành các
loại hình nhân chủng nhất định thì sự tiếp xúc giữa các cộng đồng ngôn ngữ và
văn hóa sẽ dẫn tới hỗn chủng mà kết quả tất yếu là sự hình thành các loại hình
nhân chủng mới. Các quá trình này diễn ra liên tục, phức tạp, không tách rời khỏi
lịch sử dân tộc.
2. Phân loại chủng tộc
1.  Căn cứ trên những đặc điểm thích nghi như màu da, hình dáng, tóc, mắt
, mũi, môi...người ta phân loại con người thành ba chủng : 
+ Chủng Á (Mongoloid – dân gian thường gọi là chủng da vàng) 
+ Chủng Âu (Europeoid – dân gian thường gọi là chủng da trắng) 
+ Chủng Úc – Phi (Australo-Negroid – dân gian thường gọi là chủng
da đen) 
2.  Căn cứ vào những đặc điểm trung tính, không thay đổi trước những
biến động của môi trường như : nhóm máu, đương vân tay, hình thái
răng... người ta phân nhân loại thành hai khối quần cư lớn : 
+ Úc-Á thành trung tâm phía Đông 
+ Phi – Âu thành trung tâm phía Tây
3. Theo nhà nhân chủng học Cheboksarov: “Ngay từ sơ kỳ đồ đá
cũ(khoảng 50-30 vạn năm trước công nguyên) đã xuất hiện hai trung
tâm hình thành chủng tộc : sớm hơn là miền Đông Bắc Phi và Tây Nam
Á, muộn hơn là miền Đông Nam Á. Muộn hơn nữa là loại người thông
minh Homo Sapiens dần dần phân bốrộng rãi khắp nơi trên trái đất... họ
tuy còn giữ lại nhiều đặc điểm trung tính nhưng đồng thời cũng cũng
tiếp tục thích nghi với những điều kiện tựnhiên khác nhau đểphân hóa
dần thành các chủng tộc ngày nay
Từ trung tâm phía Tây, con người nguyên thủy phân thành hai đại
chủng : 
+ Đại chủng Âu (Europeoid ) bao gồm các chủng Ban Tích, Trung Âu và
Địa Trung Hải. 
+ Đại chủng Phi (Negroid) bao gồm các chủng : Nam Ấn (Dravidien),
Etiopi, Đông Phi, Trung Phi, Nam Phi. 
      Từ trung tâm phía Đông, con người cũng phân tán thành hai đại
chủng : 
+ Đại chủng Á (Mongoloid) bao gồm các chủng Bắc Mongoloid, Đông
Mongoloid và Nam Mongoloid, Mỹ(Indien) 
+ Đại chủng Úc – hay Phương Nam (Australoid) bao gồm: Negrito,
Melanésien, AustralienTasmanien, Poline1sien, Ainu.
3.  Sự hình thành các chủng tộc
 Thuyết nhiều trung tâm: Các chủng tộc loài người hiện nay không phải là
kết quả của sự tiến hóa nội tại từ một giống người tối cổ duy nhất mà là
kết quả tiến hóa đồng thời và biệt lập của từng loại người tối cổ khác nhau.
Bốn đại chủng xuất hiện từ bốn loại người tối cổ. Mỗi loại người tối cổ lại
tiến hóa thành người cổ riêng, tiếp đó tiến hóa thành người Hômôsapiens. 
 Thuyết một trung tâm: Các chủng tộc loài người hiện nay là kết quả của
một quá trình tiến hóa nội tại, ngày càng hoàn thiện của cùng một dòng
người cổ trước đó.
 Thuyết hai trung tâm: Ngay từ thời đá cũ đã xuất hiện 2 trung tâm hình
thành chủng tộc, sớm nhất là Đông Bắc Phi và Tây Nam Á, ít nhiều muộn
hơn là Đông Nam Á. Nói một cách khác, ngay từ sơ kì đá cũ, nhân loại đã
chia thành Đông và Tây và do đó hình thành 2 nhóm nhân loại, trên cơ sở
đó mà hình thành các chủng tộc người hiện nay. 
4. Sự phân bố chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam
 Ở Đông Nam Á có các nhóm loại hình là Nam Á, Vêđôti, Nêgritô và
Anhđônêdiêng, trong đó Nam Á và Anhđônêdiêng là hai nhóm loại hình
chủ yếu ở Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương.
 Các dân tộc ở nước ta đều nằm trong hai nhóm loại hình nhân chủng Nam
Á và Anhđônêdiêng. Cả hai nhóm đều có những điểm tương đồng như: tóc
thẳng và đen, lông trên người ít phát triển, gò má nhô trung bình,… và
cũng có những nét khác biệt.
 Tóm lại, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là khu
vực có đặc thù về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, đồng
thời có tính cách thống nhất về mặt nhân chủng.
5.  Chủ nghĩa Chủng tộc và nguồn gốc xã hội của nó. 
Lịch sử phát triển của loài người chỉ ra rằng kể từ khi xã hội phân chia
thành giai cấp thì đồng thời đã có mầm mống của chủ nghĩa chủng tộc. Chủ
nghĩa chủng tộc đặc biệt phát triển trong xã hội tư bản.
Nội dung của Chủ nghĩa này là phân chia loài người thành thượng đẳng và
hạ đẳng. Dân tộc thượng đẳng có khả năng phát triển về mọi mặt, nhất là về trí
tuệ, tinh thần. Còn các dân tộc hạ đẳng bị xem là hèn kém, dốt nát, phải nhờ vào
sự khai hóa của thượng đẳng và vĩnh viễn phụ thuộc vào họ.Chủ nghĩa chủng tộc
đặc biệt thịnh hành ở Anh, Pháp, Đức, Mĩ từ thế kỷ XVIII, XIX.
Tuy nhiên, các công trình khoa học nghiêm túc đã chứng minh không thể
chối cãi được về sự bình đẳng của nhân loại. Sự khác nhau về các đặc điểm hình
thái hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Cùng
với thời gian, quá trình hỗn chủng đang được đẩy mạnh. Sự vươn lên của các dân
tộc chậm phát triển là minh chứng hùng hồn, giáng đòn mạnh vào chủ nghĩa
chủng tộc. 

Chương 4
Tộc người
1. Khái niệm tộc người, tính tộc người, quá trình tộc người và quan hệ
tộc người
Tộc người (ethnicity) hay nhóm tộc người (ethnic group) là các thuật ngữ
chỉ được sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu khoảng từ những năm 1960, để
thay cho các thuật ngữ bộ tộc (tribe), chủng tộc (race) được dùng trước đó.
Nghiên cứu về tộc người có sự khác biệt đáng kể giữa các truyền thống nhân học
và dân tộc học ở các quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật là sự khác biệt giữa
nhân học ở Bắc Mỹ và châu Âu (gọi là nhân học Âu-Mỹ) với dân tộc học ở Liên
bang Xô-viết trước đây.
Vậy tộc người là gì? Khái niệm này có một số khác biệt giữa hai truyền
thống nghiên cứu nêu trên. Với các nhà nhân học thuộc trường phái nhân học Âu
- Mỹ, trong quan niệm về tộc người cũng chia thành hai khuynh hướng. Khuynh
hướng thứ nhất cho rằng, tộc người có liên quan đến chủng tộc, và sự khác biệt
giữa tộc người với chủng tộc khá mờ nhạt. Tuy tộc người được dựa trên cơ sở
tương đồng về văn hóa, song sự phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác,
ngoài thể hiện qua ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử, địa lý, còn ở dòng tộc hoặc chủng
tộc. Chẳng hạn ở Mỹ, người Mỹ da đen được hiểu là người Mỹ gốc Phi, và điều
ấy có nghĩa, nhóm tộc người cũng là nhóm chủng tộc. 
Khuynh hướng thứ hai cho rằng, tộc người tồn tại không phụ thuộc vào
chủng tộc, như người Đức hay người Ý không liên quan đến xác định gen. Tóm
lại, tộc người là một dạng bản sắc nhóm dựa trên sự chia sẻ các đặc trưng văn
hóa
 Với sự phát triển nhận thức liên quan đến chủng tộc xã hội (social race),
tức sự khác biệt về chủng tộc là do định kiến chi phối chứ không phải yếu tố gen
khuynh hướng thứ hai trong quan niệm về tộc người ngày càng được nhiều nhà
nhân học Âu - Mỹ và các khoa học kế cận đồng tình.    
Với các nhà dân tộc học Xô-viết, việc thảo luận khái niệm “tộc người” đã
diễn ra sôi nổi vào khoảng thập niên 1960, dẫn tới sự tương đối đồng thuận về
nội hàm của khái niệm này. Theo đó, tộc người là một tập đoàn người ổn định,
được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có những đặc điểm
văn hóa chung, có ý thức về sự thống nhất của mình, và sự khác biệt với cộng
đồng khác, được biểu hiện ở tên tự gọi.
Hai quan niệm về tộc người nêu trên cho thấy có sự tương đồng giữa các
nhà nhân học Âu - Mỹ và các nhà dân tộc học Xô-viết, thể hiện ở chỗ họ chú
trọng đến bản sắc văn hóa tộc người. Trong nghiên cứu và phân tích về tộc
người, các học giả của cả hai trường phái thường phân biệt giữa tộc người đa số
với tộc người thiểu số. Tuy nhiên, các nhà dân tộc học Xô-viết không chấp nhận
yếu tố chủng tộc, hay rõ hơn là yếu tố sinh học có liên quan đến tộc người. Sự
khác biệt cơ bản nữa giữa hai trường phái trên là trong khi các nhà dân tộc học
Xô-viết xác định rõ tộc người là đối tượng nghiên cứu của dân tộc học, dẫn đến
dân tộc học là khoa học nghiên cứu về tộc người, thì các nhà nhân học Âu-Mỹ
chỉ dừng lại ở chỗ tộc người là một đơn vị phân tích, hay chủ đề nghiên cứu và
hoặc là đối tượng của một chuyên ngành nhân học tộc người trong phân ngành
nhân học văn hóa.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ngành nhân học ở các trung
tâm nhân học trên thế giới, cho thấy nghiên cứu tộc người chiếm một vị trí quan
trọng, thể hiện ở chỗ tộc người là đơn vị nghiên cứu, tộc người là chủ đề nghiên
cứu, và tộc người là đối tượng nghiên cứu 

Các nhà nhân học đã nghiên cứu văn hóa tộc người ở nhiều nơi trên thế
giới. Chẳng hạn, năm 1859, Lewis Henry Morgan thu thập thông tin cho nghiên
cứu nổi tiếng của ông về hệ thống thân tộc, cấu trúc xã hội và lý thuyết tiến hóa
xã hội. Franz Boas nghiên cứu văn hóa của các bộ tộc thổ dân ở Bắc Mỹ.
Bronisław Malinowski nghiên cứu các bộ tộc ở quần đảo Trobriands thuộc Nam
Thái Bình Dương. Radcliffe -Brown nghiên cứu các bộ tộc quần đảo Andaman.
Claude Lévi-Strauss tìm hiểu các bộ tộc thổ dân Nam Mỹ. Nghiên cứu của Leach
(1954) lý giải hệ thống chính trị của người Kachin ở vùng cao Myanmar. Một số
nhà nhân học xã hội người Anh tìm hiểu những bộ tộc ở châu Phi. Điểm nổi bật
trong các công trình nghiên cứu tộc người những thập niên cuối thế kỷ XIX và
nửa đầu thế kỷ XX là các nhà nhân học thường tập trung tìm hiểu các xã hội
truyền thống với giả định trở thành thông lệ, rằng mỗi xã hội tộc người có tính
đồng nhất, các thành viên của nó chia sẻ những đặc trưng văn hóa chung tồn tại
biệt lập với thế giới bên ngoài. Từ thập niên 1960 đến nay, tộc người tiếp tục là
vấn đề trọng tâm của nghiên cứu nhân học. Hơn nữa, tộc người không chỉ là vấn
đề văn hóa được các nhà nhân học quan tâm mà còn là vấn đề có tính chính trị ở
cấp độ quốc gia và quốc tế, nhất là ở các quốc gia và khu vực đa tộc người tồn
tại hay tiềm ẩn mâu thuẫn giữa các tộc người hay mâu thuẫn giữa tộc người với
quốc gia - dân tộc. Trong một số trường hợp, thực tế này đòi hỏi nghiên cứu
nhân học tộc người phải có khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề tộc
người trong đời sống thực tiễn ở các địa bàn cụ thể.

Các nhà nhân học đã xây dựng nhiều lý thuyết để phân tích và giải thích tộc
người. Trong truyền thống nhân học Âu-Mỹ, các nhà nhân học văn hóa ở Bắc
Mỹ và nhân học xã hội ở vương quốc Anh đã xây dựng các lý thuyết lớn giải
thích về văn hóa và xã hội trong đó có chủ đề tộc người. Nổi bật trong đó là hai
quan điểm lý thuyết đối lập nhau. Quan điểm lý thuyết tiến hóa văn hóa cho rằng
văn hóa con người nói chung và văn hóa của các tộc người cụ thể nói riêng có sự
phát triển từ thấp lên cao theo một con đường duy nhất. Từ đó, các nhà nhân học
nghiên cứu về các tộc người cụ thể thường đặt văn hóa tộc người này ở vị trí nào
đó trong khung tiến hóa từ mông muội đến man rợ hay văn minh. Vì các nhà
nhân học ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu thế kỷ XX thường
xuất thân từ phương Tây, nên họ lấy các giá trị và chuẩn mực văn hóa của tộc
người mình để soi chiếu và phân tích đối tượng nghiên cứu. Điều này dẫn đến
chỗ họ bị rơi vào chủ nghĩa vị chủng trong phân tích văn hóa của các tộc người
khác, làm hình thành nhận thức không có cơ sở khoa học rằng có một số tộc
người siêu đẳng, ưu việt hơn những tộc người khác.

Phủ định quan điểm lý thuyết tiến hóa văn hoá đơn tuyến, từ đầu thế kỷ XX,
quan điểm lý thuyết tương đối văn hóa được nhà nhân học Franz Boas phát triển,
cho rằng không có nền văn hóa cao hay nền văn hóa thấp, bởi lẽ mỗi nền văn hóa
là sản phẩm được hình thành từ chính bối cảnh địa lý và lịch sử riêng có của tộc
người đó. Vận dụng quan điểm lý thuyết này vào phân tích văn hóa tộc người, rõ
ràng nhà nhân học phải đặt văn hóa của tộc người được nghiên cứu trong bối
cảnh lịch sử cụ thể của chính tộc người đó để phân tích và lý giải từ lăng kính,
giá trị và các chuẩn mực văn hóa của chính tộc người đó, và dĩ nhiên cả từ quan
điểm và lăng kính của nhà nhân học. Theo cách này, không thể mang văn hóa
của tộc người này so sánh với văn hóa của tộc người khác. Điều này đồng nghĩa
với việc không có văn hóa cao và văn hóa thấp, văn hóa thượng đẳng và văn hóa
hạ đẳng. Thay vào đó, văn hóa tộc người là sự khác biệt văn hóa giữa tộc người
này với tộc người khác. Sự khác biệt này chỉ là sự khác biệt văn hóa, không phải
là chỉ báo về sự khác biệt mang tính sinh học. Quan điểm lý thuyết này định
hướng và dẫn dắt cách phân tích và giải thích của các nhà nhân học trong nghiên
cứu tộc người và nghiên cứu con người nói chung. 

Trong trường phái dân tộc học Xô-viết, ngoài việc quán triệt những luận
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là việc nghiên cứu phải dựa trên phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong những thập niên 1960 -1970,
các nhà dân tộc học Xô-viết đã xây dựng một số lý thuyết để giải thích về tộc
người, bao gồm lý thuyết quá trình tộc người của Yu.V. Bromley phân tích và
giải thích quá trình biến đổi của các tộc người theo hai hướng cố kết tộc người và
phân ly tộc người. Ngoài ra, lý thuyết khu vực dân tộc học lịch sử do các nhà dân
tộc học Trêbôcxarốp và Trêbôcxarốpva phát triển đã đề cao vai trò của các điều
kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội trong quá trình kiến tạo các đặc trưng văn
hóa tộc người 

Quan hệ tộc người cũng là một vấn đề được các nhà nhân học quan tâm.
Khi nói đến quan hệ tộc người, các nhà nhân học nhìn nhận từ nhiều chiều cạnh,
như quan hệ giữa các thành viên trong một tộc người, quan hệ giữa các tộc người
thiểu số với nhau, quan hệ giữa các tộc người thiểu số với tộc người đa số, quan
hệ tộc người xuyên quốc gia - tức quan hệ giữa các tộc người ở các quốc gia có
chung biên giới hoặc không chung biên giới, và quan hệ tộc người với quốc gia -
dân tộc (giữa một hay các tộc người với quốc gia - dân tộc Việt Nam). Trong
công trình nghiên cứu gần đây về các quan hệ tộc người xuyên quốc gia, chúng
tôi đã tìm hiểu ở người Khơ-me, người Chăm và người Hoa tại vùng Nam Bộ và
phát hiện ra rằng, cùng với quan hệ kinh tế, mối quan hệ về tôn giáo cũng góp
phần quan trọng thúc đẩy sự cố kết tộc người xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn
cầu hóa, khu vực hóa.

2. Phân loại tộc người

Các nhà khoa học Xô Viết trước đây tương đối thống nhất với nhau, để xác
định tộc người, phải có đủ 4 tiêu chí:

Một là có cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ tộc
người như một điều kiện vật chất cơ bản để hình thành các cộng đồng tộc người.
Nó quyết định nhiều đặc điểm của đời sống con người. Tuy nhiên, trong thực tế
có một số dân tộc như Do Thái, Di Gan, Ta Min v.v... có thời kỳ họ cư trú ở
nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, quốc gia khác nhau nhưng ngay cả khi đó, họ
vẫn được coi là dân tộc (tộc người) riêng.

Hai là cùng nói một ngôn ngữ. Mỗi dân tộc (tộc người) đều có ngôn ngữ
riêng của mình. Cộng đồng ít bị phân hóa hơn cả là cộng đồng về ngôn ngữ. Nó
không đơn thuần là một phương tiện để giao dịch mà quan trọng hơn, là một
phương tiện để phát triển đời sống văn hóa tinh thần của họ. Chỉ có ngôn ngữ mẹ
đẻ, được tiếp nhận từ tuổi ấu thơ mới có thể giúp con người hiểu được những sắc
thái sâu sắc nhất của đời sống tinh thần, mới cho phép con người trong cùng một
tộc người hiểu nhau một cách thấu đáo.Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các
tên gọi của tộc người lại trùng với từ “người” hay “người mình” trong ngôn ngữ
của tộc người3.Việc phân nhóm theo mức độ thân thuộc của ngôn ngữ gọi là
phân theo phả hệ. Cơ sở của sự phân loại này là sự tập hợp các ngôn ngữ bắt
nguồn từ một ngôn ngữ gốc đã từng tồn tại trong quá khứ. Việc nghiên cứu vốn
từ cơ bản và cấu tạo ngữ pháp các ngôn ngữ của một hệ, cho phép ta xác định
được những ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ có nguồn gốc chung, là ngôn ngữ thân
thuộc. Mỗi ngữ hệ lại chia thành nhiều ngành, nhiều nhánh khác nhau hoặc cũng
có thể là ngôn ngữ của một nhóm các tộc người.Mặc dù ngôn ngữ là tiêu chí
quan trọng trong xác định tộc người nhưng nó không phải là tiêu chí duy nhất, vì
trên thế giới có nhiều tộc người nói chung một ngôn ngữ, nhưng lại có tộc người
nói những ngôn ngữ khác nhau. Do vậy, khi xác định phải xét đến các tiêu chí
khác nữa.

Ba là có chung các đặc điểm văn hóaVăn hóa là cái mà mỗi tộc người xây
dựng nên trong quá trình lịch sử của mình, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Mỗi tộc người đều có những sắc thái riêng, biểu hiện trong văn hóa vật
chất (hay vật thể), văn hóa tinh thần (hay phi vật thể) và văn hóa xã hội. Không
thể có hai tộc người lại cùng chung một văn hóa, nghĩa là không thể có hai nền
văn hóa hoàn toàn giống nhau. Khi một tộc người đã để mất văn hóa của mình
thì không còn là tộc người nữa (N.N.Tsebocsanov- đã dẫn). Tuy nhiên, văn hóa
lại rất rộng, gồm nhiều nội dung khác nhau, cho nên khi xác định tộc người phải
rất tinh tế và cẩn trọng, nếu không sẽ xảy ra bất đồng.

Bốn là có cùng ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng,
có người còn cho rằng, đó là tiêu chí quan trọng nhất trong xác định tộc người.
Tuy vậy cũng có ý kiến không nhất trí như vậy. Vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh
và tình huống cụ thể khi ta xác định các tộc người cụ thể.Ý thức tự giác tộc
người có tính độc lập cao. Dẫu cho lãnh thổ bị ngăn cách, văn hóa bị đứt gãy,
thậm chí cả ngôn ngữ mẹ đẻ bị mất đi thì ý thức tự giác tộc người vẫn được duy
trì.

Ở Việt Nam, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu “Xác định thành phần dân
tộc” (XĐTPDT), từ thập niên 1970 đến nay đã có 6 hội thảo bàn về tiêu chí
XĐTPDT, tạm chia thành ba đợt. Đợt 1 gồm hai cuộc hội thảo tại Hà Nội vào
tháng 6 và tháng 11 năm 1973 do Viện Dân tộc học tổ chức. Đợt 2 gồm hai cuộc
hội thảo vào tháng 7 và tháng 10 năm 2002 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh do
Viện Dân tộc học tổ chức. Đợt 3 gồm hai cuộc hội thảo tại Hà Nội vào năm 2014
do hội đồng Khoa học Công nghệ Ủy ban Dân tộc tổ chức.

Trong các cuộc hội thảo, những vấn đề lý thuyết được giới thiệu và phân
tích. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và khu vực áp dụng vào điều kiện Việt
Nam được trao đổi và thảo luận. Mặc dù còn đôi khác biệt, nhưng ý kiến chung
tương đối thống nhất là: Khác với Liên Xô, cũng khác với Trung Quốc, Việt
Nam không coi lãnh thổ tộc người, đặc điểm kinh tế, nguồn gốc lịch sử là các
tiêu chí XĐTPDT. Các yếu tố tâm lý, nguồn gốc lịch sử trong một số trường hợp
nằm trong đặc điểm văn hóa hay ý thức dân tộc. 

Vì thế, kết luận chung là các nhà Dân tộc học Việt Nam trước sau vẫn thống
nhất chỉ áp dụng ba tiêu chí XĐTPDT, bao gồm ý thức tự giác tộc người, đặc
điểm văn hóa và ngôn ngữ, ngoài ra, tùy từng vùng, từng dân tộc có thể áp dụng
thêm các tiêu chí mềm nhưng linh hoạt và bảo đảm tính khoa học. Trong ba tiêu
chí, tiêu chí đặc điểm văn hóa hàm ý có chung một số đặc trưng chứ không phải
có chung tất cả các thành tố văn hóa. Để XĐTPDT, cần áp dụng cả ba tiêu chí,
mỗi tiêu chí được nghiên cứu không đơn lẻ, mà trong mối quan hệ tổng thể với
các tiêu chí khác, không có tiêu chí nào là duy nhất mà chỉ có sự tổng hòa của
các tiêu chí, do các tiêu chí kết hợp lại. Đây là những kết luận đúng đắn, phù hợp
với điều kiện nước ta, là thành tựu khoa học, thực tiễn có ý nghĩa to lớn của công
tác XĐTPDT Việt Nam.

3. Vấn đề tộc người ở Việt Nam


Cũng như nhiều dân tộc khác, việc xác định nguồn gốc dân tộc Việt Nam
không dễ dàng. Các nhà nghiên cứu đã dựa vào rất nhiều tiêu chí như : vóc dáng,
ngôn ngữ, lối sống ... để tìm về quá khứ của dân tộc Việt. Cho đến nay, đa số các
nhà nghiên cứu đồng thuận rằng : chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời trong
phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và trong khu vực hình
thành của đại chủng phương Nam. 
Theo GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm, quá trình hình thành các dân tộc Việt
Nam bao gồm ba giai đoạn : 
Giai đoạn 1:  Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), một
dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ dãy Hymalaya thiên di về hướng
đông nam, dừng chân ở vùng Đông Nam Á cổ đại, hợp chủng với cư dân
Melanésien bản địa (thuộc đại chủng Australoid) hình thành nên chủng
Indonésien (Cổ Malay, Đông Nam Á tiền sử). Cư dân mới có đặc điểm nhân
dạng : da ngăm đen, tóc xoăn gợn sóng, vóc dáng thấp. Cư dân này sinh sống
trên toàn Đông Nam Á cổ đại. 
Giai đoạn 2. Cuối thời đá mới đến đầu thời đồ đồng (khoảng 5.000 trước
đây), tại khu vực Nam Trung Hoa và bắc Đông Dương. Cư dân Indonésien tiếp
xúc thường xuyên với nhóm Mongoloid ở phía bắc, đã hình thành nên một chủng
mới là Austroasiatic hay còn gọi là chủng Nam Á. Chủng Nam Á có gen
Mongoloid trội hơn chủng Indonésien, nên còn được gọi là chủng Mongoloid
Phương Nam. Còn cư dân Indonésien thuần chủng được gọi là Nam Đảo (hay
còn gọi là Austronésien). Chủng Nam Á chia tách thành một loạt các tộc mà cổ
thư Trung Hoa gọi họlà Bách Việt, điển hình như : Điền Việt, Dương Việt, Mân
Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt ... cư trú ở vùng phía nam sông Dương
Tửđến bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Khối Bách Việt chia thành những
nhóm cư dân theo ngôn ngữ riêng của họ như Môn – Khmer, Việt – Mường, Tày
– Thái, Mèo – Dao. 
Giai đoạn 3: Khối Việt - Mường được chia tách ra các tộc nhỏ hơn, và
người Việt (Kinh) ra đời từ khối ngôn ngữ này. Trong khi đó, ở phía nam dãy
Trường sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Indonésien. Cư dân này sống biệt lập
và mang những nét văn hóa của cư dân vùng hải đảo. Họ chính là chủng Nam
Đảo mà chúng ta đã biết. Họ là tổ tiên của người Chăm, Raglai, Êđê, Chru,
Hroi ... Do đó, Việt Nam tuy là một quốc gia đa tộc (56 tộc người sinh sống)
thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo, nhưng lại cùng một gốc Indonésien. Do
đó, chủ thể văn hóa Việt Nam mang tính thống nhất trong đa đạng. Điều đó cho
phép chúng ta có thể khái quát hóa một số đặc điểm chính của cơ sở văn hóa
Việt Nam.
Sống trên mảnh đất Đông Dương -nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa
với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong
khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo,
và ngữ hệ Hán -Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn
ngữ khác nhau:
-Nhóm Việt -Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
-Nhóm Tày -Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay,
Tày, Thái.-Nhóm Môn -Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều,
Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng,
M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
-Nhóm Mông -Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.-Nhóm Kađai có
4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
-Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.-
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
-Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộcnhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau,
song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng
các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá
với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêngcủa dân tộc
mình. Ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật
chung -quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái
chung của cặp phạm trù triết học.
 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhất quán từ đầu là bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước theo mục tiêu:
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, văn hoá đậm đà bảnsắc dân
tộc.Thực hiện chính sách dân tộc đúng đắn và sáng tạo trong các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn, rất mới mẻ, rất hiện
đại. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, thuỷ lợi, viễn thông đã phát
triểnđến tuyến huyện và đang chuyển dần về xã, bản, nhanh, chậm tuỳ thuộc vào
điều kiện cụ thể của từng vùng. Với tư cách là người làm chủ đất nước, các dân
tộc tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước ngày càng nhiều, cao hơn. Đội
ngũ cán bộ khoa học -kỹ thuật được Đảng và Nhà nước quan tâm đào tạo. Số cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng trong các dân tộc. Vốn văn
hoá, nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc được sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu,
phát huy.
Thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc vốn gắn bó
với nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nay lại càng gắn bó đoàn kết
với nhau hơn trong công cuộc xây dựng đất nước. Những thành tựu đạt được trên
là cơ sở vững chắc góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí,
nâng cao đời sống, phát triển các dân tộc

Chương 5: 
Văn hóa 
1. Khái niệm văn hóa dưới cách tiếp cận nhân học
Một  hệ quả của tiến hóa có tác động sâu xa nhất đến bản chất con
người và xã hội con người là sự xuất hiện của văn hóa. Văn hóa có thể được định
nghĩa là tập hợp những hành vi và quan niệm mà con người học hỏi được với tư
cách là thành viên của xã hội. Con người dùng văn hóa để thích ứng với thế giới
mà trong đó họ đang sống và để thay đổi nó.
Văn hóa làm cho chúng ta trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật.
Con người tùy thuộc nhiều hơn bất cứ loài động vật nào khác vào việc học hỏi để
sinh tồn bởi vì chúng ta không có những bản năng tự động bảo vệ chúng ta cũng
như tìm thức ăn và chỗ trú ngụ cho chúng ta. Thay vì vậy, chúng ta lại dùng bộ
não lớn và phức tạp của mình để học từ những thành viên khác của xã hội những
điều cần biết để sinh tồn. Quá trình dạy và học này là trọng tâm chính của thời
thơ ấu. Đối với con người, thời kỳ này dài hơn đối với bất kỳ loài động vật nào
khác.
Trong  nhân học, khái niệm văn hóa là khái niệm trung tâm dùng để
giải thích tại sao con người là như chúng ta thấy và tại sao họ làm những điều họ
đang làm. Các nhà nhân học đã cho thấy rằng sở dĩ những thành viên của một
nhóm xã hội cư xử theo một cách nhất định nào đó là bởi vì họ đã học cư xử theo
cách đó, chứ không phải vì hành vi của họ đã được chương trình hóa bởi các gen
trong người họ. Thông thường người Bắc Mỹ không ăn côn trùng, nhưng hành vi
này không phải là kết quả của một sự chương trình hóa các gen. Đúng ra là
người Bắc Mỹ đã học xếp loại côn trùng vào thứ "không ăn được" và tránh ăn
chúng. Như chính bản thân chúng tôi đã khám phá ra, người Bắc My có thể ăn
côn trùng  mà không bị một tác hại nào cả. Như vậy, sự khác nhau này về hành
vi xã hội có thể được giải thích bằng những yếu tố văn hóa hơn là bằng những
yếu tố sinh vật học.
Điều lý thú là các nhà nhân học đã có thể chỉ ra một cách rõ ràng
sức mạnh của văn hóa bởi vì họ cũng hiểu biết về sinh vật học. Những học giả
được đào tạo trong cả hai lĩnh vực, và đây là truyền thống của nhiều chương
trình dạy nhân học ở Bắc Mỹ, vừa  hiểu biết về hoạt động của gen và cơ thể sinh
vật vừa có những thông tin đối chiếu về nhiều xã hội loài người khác nhau. Kết
quả là họ thực tế hơn trong việc thẩm định sự đóng góp của những yếu tố sinh
vật và yếu tố văn hóa vào sự định hình một hành vi nhất định nào đó của con
người. Thật vậy, đa số các nhà nhân học không chấp nhận những giải thích nào
bắt buộc họ phải chọn lựa giữa nguyên nhân sinh vật và nguyên nhân văn hóa.
Thay vì vậy, họ nhấn mạnh rằng con người là một chủng loài sinh vật-văn hóa
(biocultural).Kết cấu sinh vật do gen kiểm soát  bao gồm bộ não, hệ thần kinh,
và cấu tạo cơ thể làm cho chúng ta trở thành loài sinh vật có thể sáng tạo văn hóa
và sử dụng văn hóa. Không có những tính chất thiên bẩm này, văn hóa như cái
chúng ta biết sẽ không hiện hữu được. Đồng thời, sự sinh tồn của chúng ta với
tính cách là những cơ thể sinh vật lại tùy thuộc vào những truyền thống văn hóa
học hỏi được; những truyền thống này giúp chúng ta tìm thức ăn, chỗ ở và người
bạn đời cũng như dạy chúng ta cách nuôi nấng con cái. Sở dĩ như vậy là vì
những yếu tố sinh vật bẩm sinh dù phong phú cũng không cung cấp được cho
chúng ta những bản năng khả dĩ tự lo liệu các nhu cầu sinh tồn này. Cấu tạo sinh
học của con người làm cho văn hóa có thể có được; văn hóa của con người làm
cho sự tồn tại về mặt sinh học của con người có thể có được.
Các nhà nhân học đôi khi phân biệt giữa Culture (với chữ C  viết
hoa) và cultures (dùng ở số nhiều với chữ c viết thường). Văn hóa viết hoa được
xem là một thuộc tính của nhân loại nói chung--đó là khả năng học hỏi và sáng
tạo ra những hành vi và quan niệm để chủng loài có thể tồn tại được như những
cơ thể sinh học. Ngược lại, văn hóa viết thường là những truyền thống khác nhau
bao gồm những hành vi và quan niệm mà những tập thể người học hỏi được vì
họ là thành viên của những xã hội đó. Mỗi truyền thống có thể được gọi là một
nền văn hóa riêng, mặc dù biên giới ngăn cách một nền văn hóa này với một nền
văn hóa khác thường không dễ xác định.
Mặc dù có thể nói rằng nhân loại nói chung có Văn hóa viết hoa
như là một thuộc tính cơ bản, các nhà nhân học và những người khác chỉ tiếp cận
được những nền văn hóa cụ thể. Thông thường, nhà nhân học thu thập thông tin
về một nền văn hóa nào đó bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa đó.  Dù
sống với một nhóm  Fulbe ở bắc Cameroon, khai quật một di chỉ Aztec cổ ở
Mexico, hay nghiên cứu sự khác nhau giữa lời nói của nam và nữ ở Alabama,
nhà nhân học phải thoát khỏi những quan điểm  mà mình đã quen thuộc. Những 
nhà nhân học nghiên cứu loài hắc tinh-tinh hay gôrila trong rừng hoặc tìm cách
dựng lại nếp sống của tổ tiên hóa thạch của con người hiện đại và của loài vượn
người là những người đã mở rộng biên giới sự hiểu biết của chúng ta về câu hỏi
thế nào là con người.
Kết quả công trình nghiên cứu của họ, như các chương sau sẽ minh
họa, thường xuyên đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại những ý niệm thông thường
của chúng ta về vấn đề chúng ta là ai. Kinh nghiệm "thực địa" là một phần trung
tâm của nhân học hiện đại và đã góp phần quan trọng vào quan điểm  học thuật
của ngành. Mọi nghiên cứu nhân học đều quay trở về những kinh nghiệm thuộc
về tinh thần, tình cảm, và vật chất của những ngày tháng tiếp xúc trực tiếp với
một thế giới thường là xa lạ.
2. Phân loại văn hóa, các thành tố của văn hóa

Văn hóa là một phạm trù phức tạp và đa dạng. Để hiểu bản chất của văn
hóa, cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa. Dựa vào khái niệm về văn hóa,
có thể chia văn hóa thành hai lĩnh vực cơ bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần.

Văn hóa vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong
các của cải vật chất do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hóa, công cụ
lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin,
nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống
giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính
trong xã hội. 
Văn hóa vật chất được thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia. Chính
vì vậy văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các
thành viên trong nền kinh tế đó.Một điểm lưu ý khi xem xét đến văn hóa vật
chất, chúng ta xem xét cách con người làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện
ở tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ đã ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải thích những giá trị và niềm
tin của xã hội. 
Ví dụ như nếu là một quốc gia tiên bộ kỹ thuật, con người ít tin vào số
mệnh và họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những
giá trị của họ cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn. Như vậy,
một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và liên hệ
trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào.
Văn hóa tinh thần: là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người
và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng xử,
ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời), các giá trị và
thái độ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức
giao tiếp và cách thức tổ chức xã hội.Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn
hóa,thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu
và vận dụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con nguời phát minh,
nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua
các thế hệ.
Các phong tục tập quán là những qui ước thông thường của cuộc sống
hàng ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các  đồ ăn uống trong bữa ăn,
cách xử sự với những người sung quanh, cách sử dụng thời gian…Phong tục tập
quán là những hành động ít mang tính đạo đức. Sự vi phạm phong tục tập quán
không phải là vấn đề quan trong, người vi phạm chỉ bị coi là không biết cách cư
xử chứ ít khi bị coi là hư hỏng hay xấu xa. Vì thế, người nước ngoài có thể được
tha thứ cho việc vi phạm phong tục tập quán lần đầu tiên đến một nước khác. 
Tập tục có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán, nó là những qui tắc
được coi là trọng tâm trong đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án
các hành động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân, giết người. Ở nhiều xã hội, một số
tập tục đã được cụ thể hóa trong luật pháp. Thói quen là những cách thực hành
phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là
đúng đắn trong một xã hội riêng biệt. Thói quen thực hiện cách sự vật được làm,
cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng. 
Ví dụ thói quen ở Mỹ là ăn món chính trườc khi ăn món tráng miệng. Khi
thực hiện thói quen này, họ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn trên nĩa và không nói
khi có thức ăn trong miệng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử
hoàn toàn khác nhau. Ở các nước La tinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhưng ở
Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị. Người Mỹ thường sử dụng phấn bột khi tắm
nhưng người Nhật cảm thấy như thế là làm bẩn lại.
Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được
các thanh viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ảnh
trước một sự vật dựa trên các giá trị. Ví dụ thái độ của nhiều quan chức tuổi
trung niên của Chính phủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm,
họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước. Thái độ có nguồn gốc từ
những giá trị, ví dụ người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăn của Mc Donald là tốt
nhất đối với họ (giá trị) và do đó vui lòng đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ).
3. Đặc điểm văn hóa theo quan điểm Nhân học

Văn hóa là một trong những khái niệm trung tâm của ngành nhân học
nhưng lại được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Trong ngành nhân học
phương Tây, E. B. Tylor được xem là người đầu tiên đưa ra một định nghĩa khoa
học về văn hóa vào năm 1871. Theo ông, văn hóa là "một phức hợp bao gồm tri
thức, tín điều, nghệ thuật, những nguyên tắc đạo đức, luật pháp, phong tục, và
bất cứ những năng lực và thói quen nào khác mà con người thủ đắc được với tư
cách là một thành viên của xã hội". Đến năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhohn đã nhận thấy có tới khoảng 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Từ
đó đến nay đã trên nửa thế kỷ trôi qua và có nhiều định nghĩa khác ra đời với
những khía cạnh khác nhau của văn hóa được nhấn mạnh tùy theo quan điểm lý
thuyết của nhà nghiên cứu.

Trong việc xác định thành phần dân tộc, từ ngữ văn hóa thường được dùng
với ý nghĩa là những nét văn hóa (culture trait). Đây là những hiện tượng riêng lẻ
thuộc mọi phạm vi sinh hoạt có thể quan sát được bao gồm cả trong lãnh vực văn
hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Những hiện tượng mà nhiều học giả Pháp
trước kia nêu lên làm tiêu chí phân biệt thành phần dân tộc ở vùng Trường Sơn-
Tây Nguyên như làm lúa nước, làm lúa rẫy, ở nhà sàn, ở nhà trệt, có nhà rông,
không có nhà rông, theo chế độ mẫu hệ, theo chế độ phụ hệ, v.v… có thể xem là
những nét văn hóa đặc thù có thể quan sát được từ bên ngoài. Như chúng ta
thường nghe nói, đó là những đặc điểm văn hóa, có thể thấy ở một nhóm người
này mà không thấy ở một nhóm người khác sống kế cận, và dựa vào đó nhà
nghiên cứu có thể lập luận rằng hai nhóm người đó thuộc hai dân tộc khác nhau.

Ở phương Tây, một số nhà nhân học đã nêu ra những khó khăn của phương
pháp dùng đặc điểm văn hóa làm tiêu chí xác định thành phần dân tộc. Khoảng
10 năm trước khi có bài viết nói trên của Naroll, Edmund Leach đã nêu lên vấn
đề này một cách hệ thống và quan điểm của ông đã được nhiều học giả trong
ngành chú ý. Trong một công trình nghiên cứu về người Kachin ở Myanmar,
Leach đã khẳng định rằng dân tộc này bao gồm những bộ phận dân cư nói các
ngôn ngữ khác nhau (Jingpaw, Maru, Nung, và Lisu) và có những dị biệt văn
hóa rất rõ ràng.Ông cũng nói rằng nhiều công trình nghiên cứu khác đã được
thực hiện ở những vùng không hề có một sự trùng hợp giữa biên giới của văn
hóa với biên giới của tộc người. Ông nhận xét rằng ý nghĩa khoa học của sự kiện
này đã bị che khuất bởi quan niệm thông thường cho rằng một cộng đồng tộc
người, ngoài ý thức tự giác dân tộc, nhất thiết phải có chung những biểu hiện văn
hóa 

Moerman, nghiên cứu về tình hình dân tộc ở vùng đông bắc Thái Lan, đã
kết luận rằng phương pháp dùng địa bàn phân bố các đặc điểm văn hóa, kết hợp
với ngôn ngữ, làm công cụ xác định thành phần dân tộc đã gặp khó khăn trong
việc phân biệt biên giới tộc người Lue với biên giới tộc người của các "bộ lạc"
Thái khác. Dân tộc Lue là đối tượng nghiên cứu của Moerman ở vùng đông bắc
Thái Lan (1965), nhưng khi ông tìm cách xác định họ là ai, họ khác với những
dân tộc khác trong vùng như thế nào, và đâu là biên giới tộc người của họ thì ông
gặp khó khăn ngay lập tức. Những nét văn hóa lúc đó thường dùng để miêu tả
đặc điểm của người Lue thì cũng thấy có ở những dân tộc khác. Ông viết, "một
nét văn hóa được cho là tiêu biểu của một dân tộc này lại được tìm thấy ở một
dân tộc khác" .Ví dụ, cái xà-rông màu xanh lá cây được xem như một đặc điểm
văn hóa của người Khyn dùng để phân biệt họ với dân tộc Lue láng giềng, nhưng
ở một địa phương khác thì chính cái xà-rông màu xanh này lại là một nét văn hóa
tiêu biểu cho người Lue (ibid.). Khi ông hỏi chính người Lue về những đặc điểm
văn hóa tiêu biểu của họ thì họ nêu ra những nét văn hóa mà ông thấy những dân
tộc sống gần đó cũng có. Lại nữa, Moerman nhận xét, biên giới tộc người được
xác định bằng một nét văn hóa nhất định nào đó lại không tương ứng với kết quả
khi nó được xác định bằng một nét văn hóa khác 

Fredrik Barth, một học giả được trích dẫn nhiều trong lãnh vực nghiên cứu
về dân tộc, cũng đã đưa ra một nhận xét tương tự. Trong một công trình nghiên
cứu về người Pathans ở vùng biên giới Afghanistan và Pakistan, Barth nói rằng
dân cư của dân tộc này sống trong những cộng đồng rất khác nhau về văn hóa.
Sự dị biệt về văn hóa này lại không làm suy yếu nhận thức của người Pathans về
chính mình như là một cộng đồng dân tộc thống nhất. Chính vì vậy, Barth lập
luận, những biểu hiện văn hóa "không phải là những tiêu chuẩn dùng để phân
biệt các cộng đồng dân cư khác nhau về mặt thành phần dân tộc" 

Một khó khăn khác của phương pháp dùng đặc điểm văn hóa để xác định
thành phần dân tộc là làm thế nào để xác định một cách khách quan nét văn hóa
nào giữ vai trò chủ đạo trong việc định hình nên đặc điểm của dân tộc. Barth đã
nhận xét rằng cách tiếp cận văn hóa đã không thể xác định được những nét văn
hóa chủ yếu khả dĩ đem áp dụng chung cho mọi trường hợp xác định thành phần
dân tộc.Nói cách khác, đâu là những nét văn hóa cơ bản nhất làm cho một dân
tộc này khác với một dân tộc khác? Liên quan đến điểm này, Moerman nói các
nhà dân tộc học không nên giả định rằng một nét văn hóa nhất định nào đó, có
thể quan sát được một cách khách quan từ bên ngoài, lại luôn luôn có một tầm
quan trọng hay ý nghĩa như nhau đối với mọi cộng đồng người Tôn giáo chẳng
hạn, đối với dân tộc A có thể là một nét văn hóa trung tâm gắn liền với sự tồn tại
của nó như là một dân tộc, nhưng đối với dân tộc B có thể chỉ là một nét văn hóa
ngoại vi không có một tầm quan trọng hay ý nghĩa lớn như vậy.

Liên quan đến mối tương quan giữa đặc điểm văn hóa và bản sắc dân tộc,
một câu hỏi khác có thể nêu lên: Khi đặc điểm văn hóa thay đổi thì thành phần
dân tộc có thay đổi theo hay không? Ví dụ, đặc điểm văn hóa của dân tộc A là hệ
thống gia đình và hôn nhân theo chế độ mẫu hệ. Khi hệ thống gia đình và hôn
nhân của dân tộc này chuyển dần qua chế độ phụ hệ chẳng hạn thì liệu dân tộc
này có còn là mình nữa hay không? Có lẽ điều thường thấy là dân tộc nào cũng
đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với những nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tập
quán thay đổi theo thời gian, nhưng những biến đổi này không nhất thiết tạo ra
một sự biến đổi song song về thành phần dân tộc. Spicer nghiên cứu người
Yaqui và 9 dân tộc khác trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và đã kết luận
rằng nếp sống của các tộc người này - bao gồm những sản phẩm vật chất, những
cách thức làm ăn sinh sống, những tập tục xã hội, những tín điều tôn giáo và thế
giới quan - đã thay đổi đáng kể qua thời gian nhưng tất cả vẫn còn giữ nguyên
thành phần dân tộc của mình 

Một khía cạnh khác có liên quan là sự ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa giữa
hai nhóm người thuộc hai dân tộc khác nhau sống gần nhau trong một thời gian
dài. Nếu bản sắc dân tộc chỉ bắt nguồn từ những đặc điểm văn hóa thì người ta
có thể giả định rằng văn hóa của hai nhóm người này qua thời gian càng lúc càng
trở nên giống nhau và bản sắc dân tộc của họ theo đó cũng phai nhạt dần - một
điều khó chứng minh trong thực tế

Chương 6:
Gia đình - Thân tộc – Hôn nhân 
Gia đình là một trong những tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển
trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục... giữa các thành viên
1. Các hình thái gia đình
Hình thái gia đình được phân chia theo đặc tính khác biệt về cấu trúc, thành
phần và hình thức cư trú:
 − Gia đình huyết tộc: QHHN xây dựng theo thế hệ tạo thành nhóm hôn
nhân nhất định mà chỉ trong giới hạn đó mới cho phép quan hệ tính giao (cấm
QHTG trực hệ)
− Gia đình Punaluan: QHTG hạn chếhơn GĐ huyết tộc (cấm QHTG trực
hệvà giữa AET với CEG trong cùng 1 gia đình)
 Trong chế độ quần hôn: không xác định được cha của đứa trẻ/vai trò của
phụ nữ trong xã hội rất lớn: Lao động, quyết định vấn đề quan trọng, đó là thịtộc
mẫu quyền 
− Gia Đình đối ngẫu: thu hẹp phạm vi tính giao trong nhóm. Trong Gia
đình đối ngẫu: mỗi người đàn bà, hoặc người đàn ông chọn cho mình một người
đàn ông và người đàn bà khác làm “vợ-chồng” hay gọi là hôn nhân theo từng
cặp. Hôn nhân đối ngẫu chưa tồn tại là 1 đơn vị kinh tế độc lập, chỉ là đơn vị hôn
phối  
− Gia Đình một vợ một chồng: Hôn nhân 1 vợ 1 chồng: dựa trên cơ sở kinh
tế là xuất hiện chế độ tư hữu. GĐ đối ngẫu trở thành 1 đơn vị kinh tế độc lập
trong thị tộc ◊chếđộ thị tộc tan rã, con lấy họ cha, thừa kế tài sản của người cha
Lúc này chế độ mẫu quyền thay thế bằng chế độ phụ quyền ,một vợ một chồng
chỉ đối với đàn bà, không đối với đàn ông 
− Gia đình hạt nhân+Tổ chức theo quan hệ giữa vợchồng và các con. Đó là
kiểu gia đình gắn chặt với đơn vị độc lập, có tính năng động và di chuyển, phù
hợp với xã hội săn bắt, hái lượm, xã hội Công nghiệp hóa 
− Gia đình mở rộng: đa dạng hơn về thể loại so với gia đình hạt nhân. Dựa
trên cơ sở quan hệ họ hàng hoặc huyết thống được mởrộng từ ba thế hệ trở lên,
gồm con cháu của họ sống trong một ngôi nhà và dưới quyền của một người
đứng đầu, có sự gắn kết bền chặt về quan hệ họ hàng và dòng máu. Tổchức dưới
dạng gia đình mẫu hệ(Ê-đê, Gia rai...), GĐ phụ hệ(Kinh, Hoa, Hmong, Dao) 
2. Chức năng của gia đình
1. Chức năng sản xuất ra con người 
Đây là chức năng cơ bản nhằm tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng
và nâng cao thểlực, trí lực đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động cho xã hội −Hoạt
động sinh đẻ con người: xuất phát từ nhu cầu tồn tại của con người và xã hội,
đáp ứng nhu cầu tự nhiên chính đáng của con người 
2.  Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Chức năng cơ bản của gia đình. Thể hiện ở hoạt động kinh doanh, tiêu dùng
của gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của các thành viên trong
gia đình.Tạo tiền đề và cơ sởvật chất cho tổ chức đời sống xã hội của gia đình 
3.  Chức năng giáo dục
Nội dung Giáo dục toàn diện, bao gồm: tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối
sống, nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng… 
 Chức năng này là bộ phận hỗ trợ, hoàn thiện cho gia đình nhà trường và xã
hội, là thành tố của Gia đình – xã hội nói chung 
4.  Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm-sinh lý, tình cảm của gia đình
Đặc biệt quan trọng, tạo khả năng thực tế xây dựng gia đình hạnh phúc 
Hiểu biết, cảm thông, chia sẻ, đáp ứng nhu cầu tâm-sinh lý vợ và chồng,
cha mẹ và con cái, sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần 
Tạo tiền đề cần thiết cho thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia đình
và xã hội
2. Thân tộc
Con người trong tất cảcác xã hội trên thếgiới sống trong một mạng lưới các
mối quan hệ xã hội. Mỗi người đều tự coi mình có mối liên hệ với một số người
theo những cách khác nhau, đồng thời không có liên hệ gì với một số người
khác. 
Các nhà nhân học coi sự kết nối xã hội giữa một số người với nhau trong xã
hội là mối quan hệ hay quan hệ xã hội. Trong một xã hội, có rất nhiều loại quan
hệ xã hội, dựa trên các thể loại khác nhau: bạn bè, tình yêu, hôn nhân, dòng tộc,
cư trú, nghề nghiệp, v.v. 
Một trong các mối quan hệ xã hội quan trọng nhất là quan hệ thân tộc, vốn
đã được các nhà nhân học quan tâm nghiên cứu từ thế kỷ19 khi ngành nhân học
mới ra đời.
1. Khái niệm thân tộc
Thân tộc được định nghĩa là các mối quan hệ giữa con người với nhau dựa
trên cơ sở huyết thống và hôn nhân. Nghĩa là quan hệ thân tộc có hai loại, một
loại được thiết lập trên cơ sở hôn nhân (vợ với chống) và một loại được thiết lập
trên cơ sở huyết thống (bố mẹ và con cái, v.v.). 
Trong các xã hội khác nhau, quan hệ thân tộc có vai trò không giống nhau
trong việc tạo nên cơ sở cho các cấu trúc xã hội, kinh tế và chính trị.−các quan
hệ thân tộc nhìn chung bao hàm ý tưởng vềcác quyền lợi và bổn phận giữa
những người có quan hệthân tộc với nhau. Một số quyền lợi này được thểhiện
trong luật pháp của nhà nước, chẳng hạn như khi một người mất đi mà không
đểlại di chúc thì ai sẽ được thừa hưởng tài sản của người đã mất.
Thân tộc không chỉ bao gồm các mối quan hệ thông qua máu mủ, hôn nhân,
các quyền và nghĩa vụ, mà nó còn bao hàm các ý tưởng văn hóa về việc con
người được sinh ra như thế nào, ý nghĩa và bản chất của các mối quan hệ của
một người với những người khác trong xã hội 
Bên cạnh khái niệm thân tộc còn có hàng loạt các thuật ngữ về thân tộc mà
chúng ta cần chú ý, như: Dòng tộc, hôn nhân, gia đình.  
Quan hệ thân tộc không chỉ có ở con người mà còn tìm thấy ở nhiều loài
động vật. Các nghiên cứu nhân học về các loài linh trưởng, đặc biệt là ở tinh
tinh, cho thấy nhiều bằng chứng về sự nhận biết họ hàng của chúng và những kẻ
không thuộc họ hàng trong các loài vật này. Loài tinh tinh thường nhận biết và
ứng xử với họ hàng của chúng khác với những con tinh tinh không thuộc cùng
thân tộc. Nhưng chúng nhận biết họ hàng của mình như thế nào, hay nói cách
khác bằng cách nào mà chúng nhận biết được họhàng của mình, đang còn là vấn
đềbỏngỏđối với chúng ta. 
2. Cấu trúc thân tộc
Tài liệu dân tộc học hiện có cho chúng ta thấy một sốnhóm dòng tộc sau:
Dòng phụ hệ, dòng mẫu hệvà một số dòng tộc ít phổ biến khác.Nhóm dòng tộc
có vị trí quan trọng trong hầu hết các hệ thân tộc. Một nhóm dòng tộc bao gồm
những người có chung bản sắc và cùng có một nguồn gốc tổ tiên.
Quan hệ thân tộc theo đằng cha: 
Hình thức dòng tộc này bao gồm đặt tên họ theo cha, thừa kế cho con trai,
cư trú bên nhà chồng, v.v. Trong các xã hội có dòng tộc phụ hệ, nam giới có vị
trí quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo. Các tài liệu dân tộc học
cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa dòng phụ hệvà hình thức cư trú bên nhà
chồng. Linda Stone lý giải điều này bằng cách cho rằng kiểu cư trú đằng nhà
chồng quy định dòng tộc phụ hệ−Một trong những chức năng chính của dòng
phụ hệđược nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận là nhằm giữ gìn tài sản do nam
giới sở hữu và quản lý. Đây là hình thức dòng tộc phổ biến nhất trên thế giới.
Trong các xã hội có quan hệ dòng tộc phụ hệ, dòng họ thường là các nhóm
lâu bền, chặt và cố kết cao. Tham gia vào dòng họ tạo các cá nhân những vị trí
và vai trò nhất định trong nhóm thân tộc. Kểcảkhi đã kết hôn & chuyển cư đi nơi
khác, các địa vị& vai trò đó vẫn không mất đi. Đôi khi, hình thức nhận con nuôi
cũng xảy ra.
 Quan hệ dòng tộc theo đằng mẹ
Có các hình thức mẫu hệ khác nhau. Trong một số ít xã hội, dòng tộc mẫu
hệ bao gồm cả việc nối dõi theo đằng mẹ, cư trú bên đằng vợ và thừa kế cho
người con gái (hay cho con trai của người chị gái). 
Trong nhiều trường hợp khác, đây chỉ đơn thuần là sự nối dõi theo đằng
mẹmà thôi. Người đàn ông vẫn có quyền lực kinh tế lớn, có địa vị xã hội &
chính trị quan trọng trong gia đình cũng như ngoài xã hội, có quyền thừa kế.
Không có bằng chứng nào cho thấy trong các xã hội dòng tộc mẫu hệ, phụ nữ
nắm giữcác vị trí quan trọng về quyền lực chính trị, kinh tế, tôn giáo như kiểu xã
hội theo dòng phụ hệ
Các nhóm dòng tộc khác, gồm có hình thức dòng tộc nổi bật nhất là dòng
tộc lưỡng tuyến. Trong kiểu dòng tộc này, một cá nhân thừa nhận quan hệmáu
mủ họ hàng với cả đằng cha và đằng mẹ. Con cái, dù trai hay gái, đều được thừa
kếmột cách công bằng. Như vậy, cùng một lúc, một cá nhân thuộc vềhai nhóm:
nhóm đằng cha và nhóm đằng mẹ.
3. Chức năng của thân tộc
Thứ nhất là chức năng quy định hôn nhân. Các quan hệ thân tộc quy định
một người có thể kết hôn với ai và không được phép kết hôn với ai. 
Thứ hai là chức năng kinh tế. Các thành viên trong dòng họ thường phải có
bổn phận giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn vềkinh tế. VD: khi bị mất mùa, bị
sa cơ lỡ vận trong làm ăn, v.v. Ở nhiều xã hội, nhất là các xã hội trồng trọt &
chăn nuôi, việc cưới đòi hỏi một nguồn tài chính đáng kể, trong khi khả năng
tích lũy thường lại thấp, vì thế các thành viên trong một dòng họ thường giúp đỡ
nhau vềvật chất và sức lao động đểtổchức đám cưới cho con cái. 
Thứ ba là chức năng chính trị. Trong nhiều xã hội, người cao tuổi, thủ lĩnh,
hay trưởng họ có vai trò quan trọng đối với các nhóm thân tộc do uy tín & trách
nhiệm của họ được dòng họ giao phó cho. Vì thế, một trong các chức năng chính
trị của quan hệ thân tộc là giải quyết chiến tranh, tranh chấp giữa các thành viên
trong nhóm hay giữa các thành viên của nhóm với thành viên củanhóm khác.
Bên cạnh đó còn phải kể đến việc phân chia đất đai và các tài sản khác của dòng
họ. 
Khi nhà nhân học phân tích vềcác hệ thân tộc, họ thường nói về các hình
thức thân tộc lý tưởng hay phổ biến nhất trong XH. Nhưng trong thực tế vẫn có
những điều khác biệt. VD: trong XH của người Việt hiện đại, một nam giới chỉ
được phép có một vợ. Tuy nhiên, vẫn có những người có 2 vợ. Tóm lại, ngoài
các đặc điểm phổ biến vẫn có các hiện tượng cá biệt, tạo nên các nét đa dạng
trong hệ thân tộc. Nghĩa là ít nhiều tồn tại sự khác biệt giữa các hình thức thân
tộc lý tưởng & các hình thức thân tộc trong thực tiễn xã hội. 
Thứ tư là chức năng tôn giáo. Một số dòng họ còn có tín ngưỡng hay tục
thờ tổ tiên riêng. Ví dụ, người Việt thờ tổ tiên và nhiều dòng họ có nhà thờ họ
3. Hôn nhân 
Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia
đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp
thường xuyên đến cuộc sống của mỗi cá nhân, vừa là biểu hiện sinh động sắc
thái của văn hóa tộc người. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp
pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa-xã hội khác.
Hôn nhân đáp ứng một trong những yêu cầu cơ bản của nhân lọai là tái sản
xuất con người. Khi cơ thể trưởng thành, bản năng tình dục của con người sẽ
thúc dục hai giống tính khác nhau xích lại gần nhau để sinh sản, bảo tồn nòi
giống và, do đó, hình thành mối giây tử hệ (filiation) mà trong đó con cháu được
thừa hưởng (di truyền) di sản sinh lý của cả cha và mẹ. Không ai thay đổi được
điều tự nhiên ấy. Đứng trước tử hệ những yếu tố nhân văn-xã hội của con người
phải nhường ưu thế định đọat cho sinh lý tự nhiên. 
Nhưng quan hệ giới tính (mating) để sinh sản ra con người theo nghĩa sinh
vật thì không cần có hôn nhân cũng vẫn thực hiện được. Hôn nhân không đồng
nghĩa với quan hệ giới tính ở chỗ hôn nhân đem lại ý nghĩa xã hội – văn hóa cho
quan hệ giới tính. Trong hôn nhân, không phải với bất kỳ ai cũng có thể xích lại
gần. Hôn nhân giới hạn và xác định những người đàn ông, đàn bà nào được phép
hay không được phép lấy nhau làm vợ hay chồng. Sự giới hạn ấy hoàn toàn do
yếu tố văn hóa chi phối, không phụ thuộc vào yếu tố sinh lý tự nhiên. Như vậy,
hôn nhân là tiếng nói văn hóa của con người can thiệp vào tự nhiên. 

Bài 7:Tôn giáo

1. Định nghĩa về tôn giáo 


Có nhiều cách giải thích khác nhau về TGTN nhưng mỗi quan điểm lại
dựa trên những hướng tiếp cận học thuật khác nhau. Do tôn giáo có ảnh hưởng
tới hầu như mọi con người trong xã hội và có mối quan hệmật thiết với đời sống
tinh thần của nhân loạinên nhân học tôn giáo là một hướng tiếp cận đa diệnnhất
trongnền học thuật hiện đạiđối với TGTN. Về mặt từ nguyên, tôn giáo (religion)
là một thuật ngữgốc Latin (religio) mang hàm nghĩa trân trọng những gì linh
thiêng, tôn kính đối với thần thánh, là bổn phận của con người trong mối quan
hệmang tính quy ước giữa con người và thần thánh. 
Trong tiếng Hán, thuật ngữ tôn giáo hay tông giáo(宗教) là “lòng kính tín
và giáo điều đối với một hoặc nhiều thần linh; những thực hành và nghi lễtheo
một tín ngưỡng nào đó” (Việt Nam từđiển-VNTĐ). Tôn giáo vốn bắt nguồn từ
chữ tông (宗) và chữ giáo (教) mang hàm nghĩa là dạy lại những gì do tổ tông
truyền lại. Trong tiếng Việt, tôn giáo có hai nghĩa căn bản như sau: 
1) Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sởniềm tin
và sùng bái những lực lượng siêu tựnhiên quyết định sốphận của con người,
con người phải phục tùng và tôn thờ; 
2) Hệthống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vịthần linh nào
đó và những hình thức lễnghi thểhiện sựsùng bái ấy (Từđiển tiếng Việt-
TĐTV, tr.976).
Từ góc nhìn triết học, các nhà khoa học nổi tiếng như PlatonvàHegelcho
rằng tôn giáo là sức mạnh kì bí tồn tại vĩnh hằng đem lại sinh khí cho con người
trong khi Berkeley coi tôn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức, không phụ thuộc
vào khách quan. Tương tự, Thomas d'Aquin lại xác định tôn giáo chính là niềm
tin vào cái thiêng giúp con người thoát khỏi khổ đau. Thậm chí Democritos còn
khẳng địnhkhông phải thượng đế sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo
ra thượng đế.Những quan điểm này đã được Marx và Engel tiếp thu và đưa vào
triết học của họbằng góc nhìn duy vật biện chứng. Theo Marx,“đền bù hư ảo” là
chức năng căn bản của tôn giáomà ởđó “cơ sởcủa tôn giáo như một hệtư tưởng
thuần túy dựa trên giáo dục tôn giáo,có đặc trưng là: 
(a) tính thụđộng của con người trước sự tạo dựng số phận của chính mình
và 
(b) sự lưu đày của con người trong thế giới này, và do đó, sựtha hoá của
con người trong lịch sử. 
Từ vai chính, từ chủ thể, con người trở thành khách thể: anh ta không làm
ra lịch sử, anh ta gánh chịu lịch sử. Một quan niệm như vậy thểhiện một cách
hữu cơ trong tất cả mọi giáo hội, giáo phái với tư cách là một thiết chếdo một
đẳng cấp trí thức truyền thống tạo nên” (Rozo 2000 tr.12). Đi xa hơn, Marx và
Engel coi tôn giáo“chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế...Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu
hiện của sựnghèo nàn hiện thực, vừa là sựphản kháng chống sựnghèo nàn hiện
thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế
giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tựkhông có tinh
thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”(Marx & Engel tr.437).Quan điểm
nàyđược xem như kim chỉ nam để các nhà vô thần luận phản đối chủ nghĩa duy
tâm nói chung và TGTN nói riêng,gọi chung là chống mê tín dị đoan.
Tuy nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các các nhà tư tưởng đông Âu và
khối XHCN như Lenin hay Mao Trạch Đôngnhưng lại gây nên nhiều tranh luận
trong giới học thuật ởcác nước phương tây.Khác với các quan điểm nói trên,
nhân học tôn giáo xem xét TGTN dưới các góc nhìn đa diệ nhơnvới các nhà lý
thuyết nổi bật như E.B.Taylor, J.G.Frazer, Sigmund Freud, Emile Durkheim,
Max Weber, E.E. Evans-Prichard, Mircea Eliade, Clifford Geertz,... 
Để có thể hiểu rõ hơn về TGTN từ góc nhìn nhân học, chúng ta cần bắt
đầu từ sự phân loại các hướng tiếp cận trong nhân học tôn giáo với hai hướng
chính: Hướng tiếp cận văn hóa và hướng tiếp cận xã hội.
Xã hội càng phát triển, các hướng tiếp cận nghiên cứu tôn giáo càng cụ thể
hơn và ngày càng tiến gần hơn đến các ứng dụng trong đời sống của con người.
Nói cách khác, TGTN và khoa học ngày càng có nhiều sự kết nối với nhau hơn
và những xung đột có thểhóa giải giữa hai phạm trù này ngày càng được quan
tâm nhiều hơn.Trên thực tế, TGTN không phải là một thực thể bất biến mà nó
phụ thuộc vào xã hội, văn hóa và đặc biệt là sự phát triển của đời sống con
người. Con người có thể hoàn toàn tin vào TGTN ởgiai đoạn khải huyền nhưng
từ thời cổ đại đã có các nhà khoa học dám chống lại các tín điều của tôn giáo
như Pitagore, Euclid, Aristotle,... Đến thời Phục hưng thì Galileo đã dám chống
lại cả Giáo hội và bị xử tử trên giàn thiêu. Cho tới thời kỳ Khai sáng
(Enlightment) thì sự phát triển của khoa học (bao gồm cả tựnhiên và xã hội) đã
định dạng lại vai trò và vịtrí của TGTN trong xã hội mà điển hình là sự ra đời
của thuyết thế tục(Secularism)cũng như các thiết chế thế tục bên cạnh bên cạnh
kinh sách và các thiết chế tôn giáo. 
Trong khi khoa học chỉ thừa nhận các căn nguyên, kinh nghiệm và chứng
cứ thì các tôn giáo lại chấp nhận sự huyền bí, đức tin và tính thiêng bên cạnh sự
thừa nhận những giải thích mang tính siêu hình về vũ trụ quan. Khoa học cũng
như tôn giáo không đồng nhất, vô tận hoặc tĩnh tại bởi chúng đều là những thực
thểxã hội phức tạp luôn thay đổi qua thời gian, ngôn ngữvà văn hoá. 
Theo Đặng Nghiêm Vạn: “Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu
nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác
động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đềtrên trần thếcũng như
ởthếgiới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳthuộc vào những
thời kỳlịch sử, hoàn cảnh địa lý -văn hóa khác nhau, phụthuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau
của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau”

2. Sự đa dạng trong niềm tin tôn giáo

3. Sự đa dạng trong thực hành tôn giáo

4. Tính phổ biến của tôn giáo

You might also like