Giữa Kì Lần 2 - Can Thiệp Tâm Lý Liên Quan Đến Bắt Nạt Trực Tuyến

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------

BÀI TẬP GIỮA KÌ

CAN THIỆP TÂM LÝ LIÊN QUAN ĐẾN


BẮT NẠT TRỰC TUYẾN
` Học phần: Tâm lý học học đường

Giảng viên: TS. Nguyễn Bá Đạt

Nhóm sinh viên thực hiện: Bạch Yến Nhi: 18032085


Nguyễn Hoài Thu: 18032108
Đặng Thị Kim Thư: 18032109
Trần Thu Thủy: 18032114
Bùi Thảo Vân: 18032130
Bùi Thị Thu Vân: 18030091

Hà Nội - 2021
Định nghĩa bắt nạt trực tuyến (cyberbullying)

Do sự phát triển của công nghệ, hậu quả của bắt nạt nặng nề hơn và ngày càng
dẫn đến tử vong và bạo lực. Với việc sử dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội
và các hình thức công nghệ khác, hành vi bắt nạt dưới hình thức đe dọa trực tuyến hiện
có thể ảnh hưởng lên tới hàng nghìn trẻ em. “Bắt nạt thường được định nghĩa là hành vi
hung hăng lặp đi lặp lại trong đó có sự mất cân bằng quyền lực giữa các bên” (Kowalski
& Limber, 2007, p. S22). Bắt nạt trực tuyến là sử dụng công nghệ theo cách thù địch để
gây tổn hại cho người khác thông qua việc sử dụng các trang web internet, phòng chat,
nhắn tin nhanh, nhắn tin văn bản và hình ảnh trên điện thoại và blog.

1. Tổng quan các nghiên cứu về sự hiệu quả của can thiệp tâm lý liên quan
đến bắt nạt trực tuyến

1.1 Nghiên cứu về Tác động tích cực từ tham vấn nhóm với hành vi nhận thức
(GC-CB) đến căng thẳng gây ra do tình trạng bắt nạt trực tuyến.
Người thực hiện: Akhmad Fajar Prasetya, Mungin Eddy Wibowo , Edy Purwanto
, Mulawarman.
Công nghệ ngày nay đã trở thành một phương tiện để thực hiện hành vi bắt nạt
trực tuyến. Bắt nạt trực tuyến biểu hiện cho những hành vi quấy rối được thực hiện bất
cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Nạn nhân của bắt nạt trên mạng có thể trải qua một chuỗi
các tác động về mặt cảm xúc như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm hoặc thậm chí có ý định
tự tử. Nghiên cứu này nhằm xác nhận hiệu quả của tham vấn nhóm hành vi nhận thức
với việc tái cấu trúc nhận thức và kỹ thuật hướng dẫn bản thân trong việc giảm stress ở
sinh viên đại học gây ra do bắt nạt trực tuyến.
Nghiên cứu này bao gồm 20 người tham gia (10 nữ và 10 nam), họ được phân
vào hai nhóm can thiệp về tái cấu trúc nhận thức và tự dẫn dắt bản thân (mỗi nhóm gồm
5 nam và 5 nữ). Họ là sinh viên của một trường đại học tư nhân ở Yogyakarta, Indonesia.
Nghiên cứu hiện tại sử dụng Thang đo căng thẳng đã được hiệu chỉnh được phát
triển bởi Sandhu và Asrabadi (1994). Thang bao gồm 33 mục với thang điểm Likert 4
điểm, bắt đầu từ "rất không đồng ý" đến "rất đồng ý".
Chúng tôi đã phát một bảng hỏi đánh giá trước can thiệp cho 500 học sinh. Dựa
trên đánh giá đến từ bảng hỏi này, hai mươi sinh viên cho thấy mức độ căng thẳng cao
và đáp ứng các tiêu chí của nghiên cứu đã được tuyển dụng. Những người tham gia đáp
ứng đủ các tiêu chí đã tham gia vào các hoạt động can thiệp (tức là tham vấn nhóm hành
vi nhận thức) trong tám buổi.
Sự can thiệp được thực hiện tại trung tâm tham vấn của trường đại học. Sau khi
can thiệp được thực hiện, đánh giá sau can thiệp được thực hiện để xem mức độ giảm
căng thẳng của những người tham gia. Nghiên cứu cũng thực hiện đánh giá theo dõi một
tháng sau khi can thiệp kết thúc để xác nhận sự lâu dài của hiệu quả can thiệp.
Dữ liệu được phân tích để kiểm tra mức độ căng thẳng giảm dần sau can thiệp.
Quá trình phân tích bao gồm kiểm tra và so sánh trung bình các tác động bên trong chủ
thể và giữa các chủ thể với phép đo lặp lại. Các hoạt động tham vấn nhóm nhận thức
hành vi được trình bày trong bảng sau
Phiên Hoạt động
Phiên 1: Nhà tham vấn xây dựng mối quan hệ hòa hợp, cung cấp thông tin liên
Định hướng quan đến các hoạt động sẽ được thực hiện, và yêu cầu những người tham
gia điền vào một mẫu đồng ý có đầy đủ thông tin.
Phiên 2: Nhà tham vấn thực hiện đánh giá A-B-C về trải nghiệm căng thẳng của
Chuyển đổi người tham gia và xác định sự kiện kích hoạt trải nghiệm đó, niềm tin và
hậu quả
Phiên 3: Nhà tham vấn đã mô tả căng thẳng trong mối quan hệ với hoàn cảnh,
Hoạt động niềm tin, cảm xúc và hành vi. Nhà tham vấn đã giúp những người tham
chính gia làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin cốt lõi, niềm tin trung gian và suy
nghĩ tự động và căng thẳng
Phiên 4: Nhà tham vấn yêu cầu những người tham gia tranh luận về niềm tin của
Hoạt động họ bằng phương pháp Socrate. Sau đó, nhà tham vấn hướng dẫn họ phát
chính triển niềm tin thích nghi hơn để thay thế những suy nghĩ méo mó
Phiên 5: Nhà tham vấn đã áp dụng các kỹ thuật đối thoại nội tâm để tạo ra sự tự
Hoạt động củng cố như một nỗ lực để đạt được mục tiêu và cung cấp cho những
chính người tham gia cơ hội để vượt qua những suy nghĩ và niềm tin sai lệch
dẫn đến căng thẳng
Phiên 6: Nhà tham vấn đã mời những người tham gia thảo luận về một loạt các
Hoạt động khả năng ngăn ngừa các triệu chứng
chính
Phiên 7: kết Nhà tham vấn kết thúc các hoạt động và hỏi cảm nhận của người tham
thúc gia liên quan đến các hoạt động đã thực hiện

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng trị liệu hành vi nhận thức có hiệu quả
trong việc giảm căng thẳng. Hơn nữa, tham vấn hành vi nhận thức được thực hiện trong
nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật như tái cấu trúc nhận thức và tự dẫn dắt bản thân -
các kỹ thuật đều có hiệu quả trong việc vượt qua căng thẳng. Kỹ thuật tái cấu trúc nhận
thức là một kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện các nguyên lý học tập nhận thức, được
thiết kế để đạt được phản ứng cảm xúc tốt hơn bằng cách thay đổi sự nhìn nhận vấn đề
theo thói quen, do đó giảm khuynh hướng định kiến. Trong khi đó, lợi thế của việc tự
dẫn dắt bản thân nằm ở khả năng chuyển đổi quan điểm tiêu cực của một cá nhân thành
tích cực.
Nghiên cứu hiện tại đã xác nhận hiệu quả của việc tái cấu trúc nhận thức và tự
dẫn dắt bản thân trong việc giảm căng thẳng của sinh viên đại học do bắt nạt trực tuyến.
Nghiên cứu cũng báo cáo rằng kỹ thuật tự dẫn dắt bản thân hiệu quả hơn trong việc giảm
căng thẳng do bắt nạt trên mạng bởi vì nó giúp các cá nhân học hỏi dần dần trong việc
sửa đổi hành vi của họ thông qua hướng dẫn tích cực bằng lời nói cho nhận thức của
chính họ.
1.2 Bắt nạt trực tuyến: Vai trò của nhà tâm lý học đường và cố vấn học đường
trong việc giải quyết vấn đề tràn lan về công bằng xã hội
Người thực hiện: Salman Elbedour, Salihah Alqahtania, Ibrahim El Sheikh
Rihanb, Joseph A. Bawalsahb, Beverly Booker-Ammaha, J. Fidel Turner Jr.c
Mô tả của bài báo: Các nhà tâm lý học học đường và cố vấn học đường có tác
động như những người đại diện cho công bằng xã hội trong trường học để ngăn chặn
bắt nạt trực tuyến, đặc biệt là trong những nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất. Bắt nạt
trên mạng là một hình thức bắt nạt mới nổi đã cho thấy sự gia tăng đáng báo động trong
xã hội trong thập kỷ qua và trong trường học – được coi là mô hình thu nhỏ của xã hội.
Bắt nạt trên mạng giữa các học sinh có tác động xấu đến xã hội, thể chất và tình cảm đối
với nạn nhân, thủ phạm và những người xung quanh. Vận động để phòng ngừa, can
thiệp và các chính sách hiệu quả hơn từ các nhà tâm lý học và cố vấn học đường là điều
tối quan trọng đối với hạnh phúc và an toàn của học sinh và cộng đồng trường học. Bài
viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về bắt nạt trên mạng trong trường học như một
vấn đề trong công bằng xã hội; khám phá vai trò, chính sách vận động, đạo đức và người
hành nghề của cả nhà tâm lý học học đường và cố vấn học đường để giải quyết vấn đề
này giữa học sinh trong trường học; thảo luận về các kỹ thuật trị liệu tâm lý dựa trên
kinh nghiệm để can thiệp và đánh giá rủi ro; đồng thời cung cấp các đề xuất và thực tiễn
để giải quyết vấn đề đe dọa trực tuyến
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đưa ra những lý thuyết và lượng lớn những
nghiên cứu đi trước để làm rõ những khái niệm: bắt nạt trực tuyến, vai trò của nhà tham
vấn và cố vấn học đường, thực trạng và hệ quả của bắt nạt trực tuyến, những nghiên cứu
là minh chứng, cuối cùng là tổng hợp những biện pháp, chiến lược can thiệp và đánh giá
rủi ro tới các nhà tâm lý và tham vấn học đường
1.3 Hiệu quả của Trị liệu Nhận Thức Hành Vi trong giảm thiểu và phòng ngừa
bắt nạt trực tuyến.
Người thực hiện: Yuksel và Cekic (2019)
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm khách thể nghiên cứu đối sánh này là 158 học
sinh độ tuổi từ 12 – 14 tuổi, trong đó nhóm thực nghiệm gồm 78 học sinh và nhóm đối
chứng gồm 80 học sinh. Một chương trình phòng ngừa bắt nạt trực tuyến dựa trên CBT
sẽ được thực hiện ở nhóm thực nghiệm và sau đó đối sánh với nhóm đối chứng. Giả
thuyết của tác giả là chương trình CBT-based này sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi bắt nạt
trực tuyến do đó sẽ tất yếu dẫn đến giảm thiểu hiện tượng bắt nạt trực tuyến. Chương
trình phòng ngừa bắt nạt trực tuyến dựa trên CBT được phát triển bởi chính các nhà
nghiên cứu của nghiên cứu này, bao gồm 10 phiên mỗi phiên 40 phút. Các yếu tố nội
dung chính của chương trình này là: 1) Trao đổi nhận thức cơ bản về bắt nạt trực tuyến,
các cách thức của nó, ảnh hưởng của nó gây ra ra sao và trách nhiệm của mỗi bên; 2)
Trao đổi các suy nghĩ về vấn đề này; 3) Các hành vi an toàn trên không gian mạng để
ngăn chặn hiện tượng bắt nạt trực tuyến; 4) Các kĩ năng mang tính hành vi để tránh bị
bắt nạt trực tuyến; 5) Cần làm gì khi bắt nạt trực tuyến xảy ra.
Kết quả nghiên cứu: chương trình CBT-based đã giúp làm giảm mức độ của hiện
tượng bắt nạt trực tuyến ở nhóm khách thể, đồng thời giúp nâng cao nhận thức của nhóm
học sinh về vấn đề này. Ví dụ như, các học sinh báo cáo lại rằng, họ đã (a ) trở nên nhạy
cảm hơn trong việc chia sẻ thông tin vị trí của mình trong cuộc sống hàng ngày, (b)
không chia sẻ nhiều ảnh, (c) cập nhật cài đặt quyền riêng tư và bảo mật, (d) bắt đầu sử
dụng các phần mền chống virus, (e) không vào các trang web mà họ không tin tưởng,
(f) không chửi thề khi chơi trò chơi trực tuyến.
Đáng chú ý là những học sinh tham gia sau chương trình đã đề cập đến các yếu
tố nhận thức và hành vi mà họ học được về cách không bắt nạt trên mạng và không trở
thành nạn nhân trên mạng trong cuộc phỏng vấn nhóm tập trung. Các bạn học sinh đã
nhận định rằng (a) trả thù, (b) bỡ cợt, (c) ghen tuông, (d) làm tổn thương người kia, (e)
buồn chán, là những lý do của bắt nạt trên mạng và (a) nghĩ rằng trở thành nạn nhân
mạng là lỗi của chính họ, (b) suy nghĩ trả thù khi bị bắt nạt trên mạng, (c) nghĩ rằng mọi
người sẽ chế giễu mình khi mình bị đe dọa trên mạng, là những suy nghĩ sai lầm đã nạn
nhân hóa người bị bắt nạt trực tuyến. Các khách thể cũng nói rằng họ đã học được (a)
nghĩ rằng đó là lỗi của người bị tấn công mạng, (b) không thông báo cho cha mẹ về tình
hình với suy nghĩ rằng cha mẹ sẽ cấm sử dụng internet, (c) những người khác sẽ giễu
cợt những người bị đe dọa trực tuyến là những suy nghĩ sai lầm tương tự.

2. Chiến lược can thiệp

Tình huống được đề ra: Bạn hãy tham vấn cho Mị, nữ học lớp 10 trường X, trong
thời gian học trực tuyến, Mị bị một nhóm học sinh trong và ngoài trường bắt nạt trực
tuyến. Mị xấu hổ, lo lắng và sợ hãi mỗi khi nhận được những tín nhắn của nhóm bạn
này. Mị mất tập trung trong học tập, lo lắng và buồn rầu, đau khổ.
Kế hoạch: Tham vấn cá nhân
Xác định các mục tiêu can thiệp
• Mục tiêu dài hạn: Giúp thân chủ gia tăng nhận thức về việc nạn nhân hóa trong
bối cảnh bị bắt nạt để có thể tự trang bị những kiến thức và cách ứng phó cần
thiết trong tương lai
• Mục tiêu ngắn hạn:
Giảm thiểu những cảm xúc hoảng sợ, lo lắng nơi thân chủ
Giúp thân chủ cải thiện chất lượng học tập
Giúp thân chủ cùng giải quyết việc bị bắt nạt
Thời gian đạt được mục tiêu: Khoảng 1 tháng

3. Thực hành can thiệp trên lớp

Tình huống khiến thân chủ tìm đến tham vấn:


Nhà trường tổ chức chào cờ buổi sáng, nhưng thân chủ đi học muộn nên phải
chạy vội lên lớp cất cặp. Khi trên cầu thang đi xuống, thì gặp 1 nhóm bạn đi lên. Vì cầu
thang rất hẹp mà các bạn đó lại đi dàn hàng nên thân chủ không tránh được và cũng do
vội nên đã đi chen vào nhóm bạn đó để đi xuống. Các bạn đó thấy vậy thì giữ lại và hỏi
rằng là sao mày không biết tránh đường. Dù thân chủ đã xin lỗi những các bạn kia vẫn
không bỏ qua, thậm chí còn đẩy thân chủ xuống cầu thang. Thân chủ vì sợ ngã nên đã
theo phản xã bám lấy 1 bạn trong nhóm và làm bạn kia đánh rơi quyển vở khiến quyển
vở của bạn bị bẩn. Nhóm bạn kia thấy vậy đã định lao vào xô xát với thân chủ, tuy nhiên
lúc đó đã có người đi qua nên nhóm đã đe dọa đánh vào lần sau. Sau đó, khi bắt đầu học
online thì các bạn đó thay phiên nhau gửi tin nhắn đe dọa, làm thân chủ hoảng sợ kéo
dài và làm chất lượng học tập giảm sút.

Tài liệu tham khảo

Johnson, L. D. (2011). Counselors and cyberbullying: Guidelines for prevention,


intervention, and counseling. Retrieved from
http://counselingoutfitters.com/vistas/vistas11/Article_63.pdf
Korkmaz Yüksel, K. & Çekiç A. (2019). The effect of the cognitive behavioral
therapy based cyberbullying prevention program. The International Journal of Human
and Behavioral Science, 5(2), 18-31. doi: 10.19148/ijhbs.659107
S. Elbedour, S. Alqahtani, I. El Sheikh Rihan, J.A. Bawalsah, B. Booker-Ammah,
J. Fidel Turner Jr, Cyberbullying: Roles of School Psychologists and School Counselors
in Addressing a Pervasive Social Justice Issue, Children and Youth Services Review
(2019), doi: https://doi.org/10.1016/j.childyouth. 2019.104720
Prasetya A. F., Wibowo M.F ,Purwanto E., Mulawarman (2020). The Positive
Impact From Group Counselling With Cognitive Behaviour (GC-CB) To Stress About
Cyberbullying Conditions. European Journal of Molecular & Clinical Medicine

You might also like