Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 114

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN


TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI
MÃ SỐ: MĐ 03
NGHỀ: TRỒNG CHUỐI
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03.
LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là một mô đun chuyên môn nghề
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng chuối; được giảng
dạy sau mô đun ” Chuẩn bị sản xuất chuối” và mô đun ”Nhân giống chuối”
Mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” là mô đun trọng tâm, phương pháp
giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng
tâm.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các
kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối, làm đất để trồng chuối, các bước trồng mới
chuối, chăm sóc sau trồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Học viên sau khi hoàn
thành mô đun có kỹ năng thực hiện đúng các bước trồng mới như làm đất, đào
hố, trồng mới, trồng dặm và các khâu kỹ thuật chăm sóc chuối.
Giáo trình mô đun ”Trồng và chăm sóc chuối” được biên soạn dựa trên
cơ sở tổng kết các kinh nghiệm và quy trình kỹ thuật trồng chuối nhằm cung
cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng thực hiện các công việc trồng và
chăm sóc chuối đạt hiệu quả kinh tế cao. Giáo trình được kết cấu thành 06 bài:
Bài 1: Làm đất trồng chuối
Bài 2: Trồng chuối
Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho chuối
Bài 4: Tưới tiêu nước cho chuối
Bài 5: Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối
Để hoàn thành bộ giáo trình này chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến sự hỗ
trợ về tài chính của Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
sự chỉ đạo của Vụ tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
sự tham gia của các cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT và nông dân trực tiếp sản
xuất các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận. Sự đóng góp ý kiến của các
chuyên gia, giáo viên giàu kinh nghiệm, từ Ban chủ nhiệm và Hội đồng nghiệm
thu chương trình.
Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, Doanh nghiệp và các cá nhân đã
tham gia giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này.
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Viết Thông Chủ biên
2. Đặng Thị Hồng
3. Trịnh Thị Vân
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..................................................................................... 2
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 3
MỤC LỤC .............................................................................................................. 4
Bài 1. LÀM ĐẤT TRỒNG CHUỐI ........................................................................ 7
1.1. Làm đất ............................................................................................................ 8
1.1.1. Mục đích của việc làm đất ............................................................................. 8
1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật làm đất ............................................................................... 8
1.1.3. Các phương pháp làm đất .............................................................................. 9
1.2. Đào hố trồng chuối ......................................................................................... 11
1.2.1. Xác định mật độ, khoảng cách trồng chuối .................................................. 11
1.2.1.1. Cơ sở xác định mật độ .............................................................................. 11
1.2.1.2. Mật độ, khoảng cách trồng ....................................................................... 12
1.2.2. Đào hố trồng chuối ...................................................................................... 13
1.3. Bón lót ........................................................................................................... 14
1.3.1. Các loại phân và lượng phân bón lót............................................................ 15
1.3.1.1. Vôi ........................................................................................................... 15
1.3.1.2. Phân hữu cơ.............................................................................................. 16
1.3.1.3. Phân lân.................................................................................................... 17
1.3.2. Cách bón lót ................................................................................................ 18
Bài 2. TRỒNG CHUỐI ......................................................................................... 23
2.1. Thời vụ ........................................................................................................... 23
2.2. Chuẩn bị cây giống ......................................................................................... 23
2.2.1. Cây con tách từ cây mẹ................................................................................ 23
2.2.2. Cây con nuôi cấy mô ................................................................................... 24
2.3. Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng ............................................................ 25
2.4. Trồng mới ...................................................................................................... 26
2.4.1. Trồng bằng cây nuôi cấy mô........................................................................ 26
2.4.2. Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ ............................................................... 27
2.5. Những chú ý sau trồng ................................................................................... 29
2.5.1. Tưới nước và tủ gốc .................................................................................... 29
2.5.2. Trồng dặm ................................................................................................... 31
2.6. Trồng xen trong vườn chuối ........................................................................... 32
2.6.1. Mục đích của trồng xen ............................................................................... 32
2.6.2. Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen ........................................................ 32
2.6.3. Cách trồng cây trồng xen ............................................................................. 33
2.7. Trồng cây (đai) chắn gió................................................................................. 33
2.7.1. Tác dụng của cây tránh gió .......................................................................... 33
2.7.2. Vị trí trồng cây chắn gió .............................................................................. 34
2.7.3. Loại cây chắn gió ........................................................................................ 34
2.7.4. Cách trồng cây chắn gió .............................................................................. 34
Bài 3. LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO CHUỐI ........................................................ 38
3.1. Làm cỏ ........................................................................................................... 38
3.1.1. Tác dụng của việc làm cỏ ............................................................................ 38
3.1.2. Các phương pháp trừ cỏ .............................................................................. 38
3.1.2.1. Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới............................................................... 38
3.1.2.2. Trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ........................................................................... 40
3.2. Bón phân thúc ................................................................................................ 42
3.2.1. Loại phân bón thúc ...................................................................................... 42
3.2.1.1. Phân đạm .................................................................................................. 42
3.2.1.2. Phân lân.................................................................................................... 44
3.2.1.3. Phân Kali.................................................................................................. 44
3.2.1.4. Phân hữu cơ.............................................................................................. 45
3.2.2. Lượng phân bón thúc................................................................................... 45
3.2.3. Cách bón phân thúc ..................................................................................... 47
Bài 4: TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CHUỐI.............................................................. 53
4.1. Tưới nước ...................................................................................................... 53
4.1.1. Sự cần thiết phải tưới nước .......................................................................... 53
4.1.2. Cách tưới..................................................................................................... 53
4.2. Tiêu nước ....................................................................................................... 55
Bài 5: CẮT LÁ, BẺ HOA, TỈA CHỒI CHỐNG ĐỔ NGÃ CHO CHUỐI ............ 58
5.1. Cắt lá.............................................................................................................. 58
5.1.1 Mục đích ...................................................................................................... 58
5.1.2. Cách tiến hành cắt lá ................................................................................... 58
5.2. Đánh tỉa chồi .................................................................................................. 60
5.2.1. Mục đích ..................................................................................................... 60
5.2.2 Cách đánh tỉa chồi ........................................................................................ 60
5.3. Bẻ hoa, tỉa quả, bao quầy................................................................................ 61
5.3.1. Bẻ hoa đực (bắp chuối) ............................................................................... 61
5.3.2. Tỉa quả ........................................................................................................ 62
5.3.3. Bao buồng ................................................................................................... 63
5.4. Chống đổ ngã ................................................................................................. 64
5.4.1. Mục đích ..................................................................................................... 64
5.4.2. Biện pháp phòng chống đổ ngã.................................................................... 64
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81
MÔ ĐUN
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHUỐI

MĐ03: “Trồng và chăm sóc chuối” có thời gian đào tạo là 128 giờ (lý
thuyết 24 giờ, thực hành 88 giờ và kiểm tra 16 giờ). Mô đun trang bị cho học
viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bị
đất, xác định mật độ trồng, chuẩn bị phân bón, đào hố và kỹ thuật trồng mới và
chăm sóc chuối.
Mô đun “Trồng và chăm sóc chuối” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và
thực hành. Sau khi học xong mô đun người học có thể thực hiện được các kỹ
thuật trồng và chăm sóc chuối.
Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới
thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và
ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết
về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến
hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài
tập.
Bài 1. LÀM ĐẤT TRỒNG CHUỐI
MĐ 03-01

Làm đất trồng chuối là một khâu kỹ thuật quan trọng, làm đất là khâu
không thể thiếu đối với bất kỳ cây trồng nào, nó đảm bảo thuận lợi cho các
khâu kỹ thuật tiếp theo tạo điều kiện để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt đạt
năng xuất cao, tăng thu nhập cho người trồng chuối.
Mục tiêu:
- Nêu được các bước trong kỹ thuật làm đất trồng chuối;
- Áp dụng kỹ thuật làm đất phù hợp cho từng loại đất cụ thể;
- Thực hiện được các bước làm đất trồng chuối.
A. Nội dung
1. Làm đất
1.1. Mục đích của việc làm đất
* Mục đích của việc làm đất trồng chuối
- Cải thiện tính chất lý, hoá học của đất.
- Làm tăng tính thấm nước, tính giữ nước, giữ phân của đất.
- Làm đất còn góp phần cải thiện chế độ nước chế độ không khí, làm
tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật trong đất.
- Làm đất còn có tác dụng diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại
trong đất.
1.2. Yêu cầu kỹ thuật làm đất
Việc chọn quy trình làm đất phù hợp tùy theo khả năng thâm canh của
người trồng chuối trên đất trồng và địa hình
* Nếu đất bằng phẳng có kết hợp trồng xen các cây trồng khác cần đạt các yêu
cầu sau:
- Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1 – 1,5 tháng.
- Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, dọn sạch các loại gốc cây.
- Làm đúng độ sâu, nếu làm đất bằng máy cày sâu 30 – 35cm.
- Chuẩn bị đất cẩn thận tăng độ tơi xốp cho đất, tăng khả năng giữ nước,
tăng khả năng hút và thoát nước, rễ cây phát triển tốt.
Trường hợp trồng với quy mô lớn, không kết hợp được trồng xen và địa
hình vườn trồng khó có thể làm đất cơ giới.
- Tiến hành dọn cỏ theo từng băng và đốt
- Nếu tên đất có cây thân gỗ thì phá bỏ cây thân gỗ dọn ra khỏi vườn
sau đó tiến hành đào hố trồng.
1.3. Các phương pháp làm đất
* Làm đất trồng chuối ở vùng đồng bằng và vùng tương đối bằng phẳng
- Trồng chuối ở vùng đất tương đối bằng phẳng khả năng rửa trôi xói
mòn thấp, cần tiến hành cày bừa kỹ để diệt các loại cỏ nguy hiểm như cỏ tranh,
cỏ ống... trước khi trồng chuối.

Hình 3.1.1. Cày đất trồng chuối

* Làm đất trồng chuối ở vùng đồi núi


- Cần tiến hành làm đất tối thiểu để hạn chế xói mòn rửa trôi.
- Cày theo đường đồng mức (là đường có cùng độ cao, chạy ngang qua
đồi trên vùng đất dốc).
- Cày theo hàng trồng chiều rộng khoảng 1m.
Hình 3.1.2. Trồng chuối trên vùng đồi

* Làm đất trồng chuối ở vùng mực nước ngầm cao và vùng trũng.
- Vùng có mực nước ngầm cao (Đào sâu 20 – 30 cm đã có nước), đất
phèn, đất khó thoát nước thì tiến hành lên liếp (líp).
Một liếp rộng có thể trồng từ 1 đến 2 hàng chuối, hàng cách hàng 2 – 3
m. Cây ngoài bìa cách mép (mí) líp 1m.
Bề rộng mương thay đổi tùy theo thế đất cao hay thấp. Có thể chỉ rộng
50 cm và sâu 30 – 50 cm.

Hình 3.1.3. Mô hình liếp trồng chuối

- Ở những vùng thấp, đất trũng hơn như đồng bằng Sông Cửu Long.
Một liếp rộng có thể trồng từ 1 đến 2 hàng chuối, nhưng có thể đào
mương với kích thước khá lớn để kết hợp với việc nuôi thả cá, mương có thể
rộng tới 4 - 6m sâu 1,2m

Hình 3.1.4. Mương và líp trồng chuối ở vùng đất trũng

2. Đào hố trồng chuối


2.1. Xác định mật độ, khoảng cách trồng chuối
Khoảng cách trồng có liên quan mật thiết đến những đặc tính sinh thái,
yêu cầu sinh lý và năng suất, chất lượng của cây chuối. Trồng chuối với mật độ
thấp quá hay mật độ cao quá đều ảnh hưởng đến năng suất chuối. Cần xác định
khoảng cách và mật độ thích hợp để cây chuối phát triển trong điều kiện thuận
lợi.
2.1.1. Cơ sở xác định mật độ
* Xác định mật độ trồng căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối.
Đối với giống càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có
thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối sứ (chuối
tây), chuối bom…thì trồng thưa hơn.
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết.
- Độ phì nhiêu của đất. Thường dựa vào nguyên tắc: đất tốt trồng thưa,
đất xấu trồng dày.
- Địa hình đất. Trên đất dốc chuối được trồng dày hơn trên đất bằng
phẳng, nên trồng theo kiểu nanh sấu để hạn chế xói mòn đất.
- Khả năng đầu tư.
Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta, một số giống chuối có thể
trồng dày (giống tiêu lùn, chuối cau). Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải
chú ý chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh chấp dinh
dưỡng, ánh sáng giữa các cây.
Trồng dày hợp ký có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn chuối sớm được
che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng, ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả
là tăng năng xuất chuối.
Khi trồng dày chú ý bón phân đúng mức và phòng trừ kịp thời bệnh đốm
lá cho cây.

Hình 3.1.5. Khoảng cách trồng

2.1.2. Mật độ, khoảng cách trồng


* Mật độ trồng chuối tiêu:
- Chuối tiêu thấp (lùn).
+ Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m (mật độ 2500cây/ha)
+ Hoặc hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2,5m (mật độ 2.000 cây/ha).
Theo nhiều kinh nghiệm cho biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn,
có thể trồng 2.000-2.500 cây/ha. Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú
ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh
dưỡng và ánh sáng giữa các cây; chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp
thời bệnh đốm lá cho cây; trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối,
vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây
chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối.
- Chuối tiêu vừa.
+ Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 3m (mật độ 1300 cây/ha)
- Chuối tiêu cao.
+ Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m (mật độ 1.111cây/ha)
+ Hoặc hàng cách hàng 3m, cây cách cây 4m (mật độ 833cây/ha)
* Mật độ trồng chuối tây.
- Trồng bằng cây con: Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m (mật độ 2200
cây/ha)
- Trồng bằng cây con nuôi cấy mô: Hàng cách hàng 2,2m x cây cách cây 2,5m
(mật độ 1800 cây/ha)
* Mật độ trồng chuối bom 2.000 – 2500 cây/ha trồng hàng đôi cách nhau 2m
* Mật độ trồng chuối cau.
Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m (mật độ 2500cây/ha)

Hình 3.1.6. Khoảng cách trồng chuối

2.2. Đào hố trồng chuối


- Đất đã được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, tiến hành dăng dây cắm cọc
theo khoảng cách đã xác định để tiến hành đào hố.
- Kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm) hoặc 50 x 50 x 50 (cm). Nếu đất xấu
đào kích thước rộng hơn.

Hình 3.1.7. Kích thước hố trồng

- Khi đào, lớp đất mặt tơi xốp nhiều mùn để sang một bên miệng hố. Lớp
đất phía dưới để sang một bên.

Hình 3.1.8. Hố trồng chuối

3. Bón lót
Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp kịp thời
dinh dưỡng cho cây chuối.
Một số loại phân mà chất chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nằm phần
lớn ở dạng khó tiêu hoặc chậm phân giải thì cần có thời gian cho sự chuyển hoá
các chất này sang dạng dễ tiêu hơn. Vì thế các loại phân này cần được bón sớm
để có thời gian phân giải cung cấp từ từ chất dinh dưỡng cho cây chuối.
3.1. Các loại phân và lượng phân bón lót
3.1.1. Vôi
* Tác dụng
- Vôi cung cấp canxi cho cây chuối: Canxi là chất trung lượng cần thiết
cho cây trồng trong đó có cây chuối.
- Vôi có tác dụng khử chua đất: Hầu hết đất canh tác nông nghiệp đều
chua mà cây chuối phát triển tốt trong điều kiện đất hơi chua cho đến trung tính
(pH> 5.5) nếu đất có pH<5.5 thì phải bón vôi khử chua trước khi trồng chuối.
Đặc biệt là những vùng đất bị nhiễm phèn
- Ngoài ra vôi còn có tác dụng làm cho đất tới xốp tạo thuận lợi cho rễ
chuối phát triển và hút nhiều dinh dưỡng từ đất
* Liều lượng bón
Tùy vào độ chua của đất mà xác định lượng vôi bón cho phù hợp. Để
đánh giá độ chua của đất người ta dùng trị số pH đây là ký hiệu để chỉ độ chua.
Bảng 3.1. Phân cấp độ chua của đất theo trị số pH

pHH20 pHKCl Cấp độ chua

< 4.6 < 3.5 Quá chua

4.6 - 5.5 3.5 - 4.5 Rất chua

5.6 - 6.5 4.6 - 5.5 Chua ít

6.6 - 7.5 5.6 - 6.5 Trung tính

Để biết được độ chua của đất, có thể tiến hành như sau:
- Hoà đất vào nước theo tỷ lệ 1 đất + 2,5 nuớc lắc nhẹ, để lắng sau đó
dùng giấy thử ( giấy quỳ) để đo. Phương pháp này đơn giản nhất mà người làm
nông có thể thực hiện được.
- Dùng dụng cụ đo pH để đo (dụng cụ được cắm trực tiếp vào đất)
- Phân tích đất để xác định độ chua.
Trong trường hợp không xác định được độ chua của đất người ta có thể
dựa vào cây chỉ thị hoặc một số biểu hiện sau để đánh giá đất chua hay không
chua:
+ Đất vùng đồi nếu có cây sim, cây mua, cây trinh nữ (cây xấu hổ) thì
đất chua.
+ Đất vùng đồng bằng và vùng trũng nước trên mặt đất trong, xung
quanh có váng màu vàng thì đất chua
Sau khi xác định được độ chua của đất, nếu pH < 5.5 thì cần phải bón
vôi, lượng vôi bón có thể dựa vào bảng sau:
Bảng 3.1.2. Mức độ cần bón vôi theo độ chua và thành phần cơ giới của
đất

pHKCl Mức độ Luợng vôi bón CaO (tạ/ha)


của đất Cần bón Đất TPCG Đất TPCG Đất TPCG
nhẹ trung bình nặng

< 4.5 Rất cần 7 - 10 10 - 15 15 - 20

4.6 - 5.5 Cần vừa 5-7 7-8 8 - 10

5.6 - 6.5 Cần ít 2-3 3-4 4-5

> 6.5 Không cần - - -

Hình 3.1.9. Vôi để bón lót

3.1.2. Phân hữu cơ


Điều khẳng định rằng bón phân hữư cơ cải thiện độ phì nhiêu của đất nên
tăng năng xuất và chất lượng cây trồng đáng kể trong đó có cây chuối. Mặt
khác phân hữu cơ khi bón vào đất cần có thời gian phân huỷ thì cây mới sử
dụng được, vì vậy trước khi trồng chuối phải bón lót phân hữu cơ.
* Tác dụng
- Phân hữu cơ gồm các loại phân có thể sản xuất tại chỗ như: Phân hữu
cơ vi sinh, phân chuồng, phân xanh, phân rác mục, thải vật của công nghiệp
chế biến nông sản.
- Phân hữu cơ thường cung cấp đủ cả đạm, lân, kali nhưng với hàm
lượng thấp
Ngoài ra phân hữu cơ còn cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng
như: Mg, Mn, Bo, Cu, Mo…là những chất cây cần ít, nhưng không thể thiếu
được.
- Giá trị chủ yếu của việc bón phân hữu cơ là cung cấp chất mùn cho đất,
cải tạo đất được xốp, thoáng, giữ được nước và dinh dưỡng để cung cấp từ từ
cho cây sử dụng;
* Liều lượng
Tùy khả năng đầu tư và chất đất mà bón lượng phân hữu cơ đã được ủ
hoai khoảng 10 -25 tấn/ha.

Hình 3.1.10. Phân hữu cơ

3.1.3. Phân lân


Do đặc tính của cây trồng là có nhu cầu lân rất sớm, lúc còn nhỏ để bộ rễ
phát triển, mặt khác khi bón vào đất sẻ bị keo đất hấp phụ ngay, sau đó mới giải
phóng dần vào dung dịch đất cho nên lân cần phải tập trung bón lót.
* Tác dụng:
- Giúp cây chuối đâm nhiều rễ.
- Mau hồi sức khi mới trồng, chống sâu bệnh.
- Tăng khả năng chịu hạn cho cây khi lớn.
* Loại phân lân thường sử dụng
- Lân supe: hàm lượng 16-18% P2O5
- Lân nung chảy: hàm lượng 15-17% P2O5
* Liều lượng:
Lượng phân bón lót 0,2 – 0,3 Kg/hố, 500 – 600 Kg/ha

Hình 3.1.11. Phân lân bón lót

3.2. Cách bón lót


- Trộn lớp đất mặt để riêng với 10 – 15 kg phân hữu cơ + 0,2 – 0,3 kg
phân lân 0,4 - 0,5 kg vôi bột (ở những nơi chưa bón ở lần cày bừa cuối cùng).
- Sau khi đã trộn đều phân với lớp đất mặt, dùng cuốc cào đất lấp đầy
lòng hố.
Cũng có thể đưa lớp đất mặt xuống hố sau đó đổ các loại phân bón lót
lượng như trên vào hố, trộn đều phân và đất trong hố.
- Dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố để tiện cho việc trồng sau này.
Việc trộn phân lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất từ 15 – 30
ngày.
* Chú ý:
- Vôi ngoài trộn chung với phân hữu cơ bón ngay còn có thể bón ở lần
cày bừa cuối cùng trước khi trồng chuối.
- Khi bón phân, trộn phân, lấp hố cần phải lấp kín phân, không để phơi
phân ra ngoài nắng đặc biệt là phân hữu cơ, vì nếu lấp phân không kín thì phẩm
chất phân giảm nghiêm trọng do giảm lượng đạm trong phân, diệt bớt vi khuẩn
có lợi trong phân, giảm các men và các chật kích thích sinh trưởng trong phân.

Hình 3.1.12. Trộn phân, lấp hố

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Câu hỏi
1.1 Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng chuối vùng đồng bằng
a. Làm đất đúng thời vụ, làm sớm trước khi trồng 1 – 1,5 tháng.
b. Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, dọn sạch các loại gốc cây.
c. Làm đúng độ sâu. Nếu làm đất bằng máy cày sâu 30 – 35cm.
d. Cả a, b, c.
1.2. Loại phân không dùng để bón lót cho chuối
a. Phân hữu cơ
b. Phân lân
c. Phân đạm
1.3. Mật độ khoảng cách trồng chuối phụ thuộc vào
a. Giống
b. Đất đai và địa hình
C. Khả năng đầu tư
d. Cả a, b, c.
1.4. Kích thước đào hố trồng chuối ở vùng đất xấu
a. 40 x 40 x 40 (cm)
b. 50 x 50 x 50 (cm).
c. Đào kích thước rộng hơn.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.1.1:
Xác định mật độ trồng mới 1 hecta chuối tiêu
với khoảng cách trồng xác định là 3 x 3m
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Rèn luyện kỹ năng tính toán xác định mật độ trồng, từ đó chuẩn bị lượng giống
cần thiết để trồng
- Nguồn lực: Tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc chuối, giấy, bút
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị bài tập
+ Giao cho từng học viên thực hiện bài tập
+ Gọi học viên lên trình bày kết quả
+ Giáo viên làm lại bài tập và đánh giá kết quả làm bài
- Thời gian cần thiết để thực hiện 3 giờ (từ bài tập cho trước giáo viên cần cho
các loại khoảng cách khác nhau của các giống chuối dã học để học viên làm)
- Địa điểm: Lớp học
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Tính toán đúng.
2.2. Bài thực hành số 3.1.2:
Bài tập: Tính lượng phân bón lót trước khi trồng mới 2 ha chuối với khoảng
cách trồng 3 × 3 m (bao gồm phân chuồng, lân, vôi)
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Rèn luyện kỹ năng tính toán xác định lượng phân bón lót, từ đó chuẩn bị đủ
lượng phân bón lót giống để trồng
- Nguồn lực: Tài liệu Giáo trình trồng và chăm sóc chuối, giấy, bút
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên chuẩn bị bài tập
+ Giao cho từng học viên thực hiện bài tập
+ Gọi học viên lên trình bày kết quả
+ Giáo viên làm lại bài tập và đánh giá kết quả làm bài
- Thời gian cần thiết để thực hiện 3 giờ (từ bài tập cho trước giáo viên cần cho
các loại mật độ khác nhau của các giống chuối dã học để học viên làm)
- Địa điểm: Lớp học
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Tính toán đúng.
2.3. Bài thực hành số 3.1.3
Đào hố, bón phân lót
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau khi thực hành học viên biết cách đào hố, bón phân lót trước khi trồng
chuối
- Nguồn lực: Cuốc, xẻng, phân chuồng, phân lân , vôi, xe đẩy, bao tay, dụng
cụ đựng phân .
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: đào hố và bón phân lót
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2-3 học viên.
+ Giao công việc cho từng cá nhân, nhóm đào hố, bón phân
+ Các nhóm thực hiện công việc theo bảng hướng dẫn thục hiện công việc sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước
1 Chuẩn bị Chuẩn bị dụng cụ đào hố - Chuẩn bị đầy đủ dụng
Chuẩn bị phân bón lót: cụ đào hố
Vôi, phân hữu cơ, phân - Chuẩn bị đầy đủ loại
lân phân bón và lượng phân
bón

2 Đào hố - Đào hố đúng kích - Đủ kích thước, thẳng


thước 50 x 50 x 50 (cm) hàng
- Lớp đất mặt để một
bên, lớp đất ở dưới để
một bên

3 Bón phân - Trộn đều phân với lớp Trộn đều phân với đất
đất mặt
- Cào xuống hố

4 Lấp đất - Dùng ít đất lấp kín Phân được lấp kín
phân

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ
- Địa điểm: Vườn trồng chuối.
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Đào hố đúng kích thước.
+ Đảo đều phân với đất, lấp kín phân.
C. Ghi nhớ:
- Làm đất đúng kỹ thuật trước khi trồng chuối.
- Muốn trồng chuối đạt năng suất cao cần bón lót đủ lượng phân và loại
phân.
Bài 2. TRỒNG CHUỐI
MĐ 03-02

Bên cạnh khâu chăm sóc thì việc trồng mới là bước khởi đầu có ảnh
hưởng lớn đến mật số cây, tuổi thọ cây và hiệu quả kinh tế của sản xuất sau
này. Chuẩn bị cho cây có một nguồn dinh dưỡng đảm bảo và môi trường sống
ban đầu thuận lợi là nhiệm vụ chính của khâu trồng mới chuối.
Mục tiêu
- Nêu được các bước trong kỹ thuật trồng chuối;
- Áp dụng kỹ thuật trồng chuối phù hợp cho từng vùng miền;
- Thực hiện được các bước trồng chuối;
A. Nội dung
1. Thời vụ
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì
vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm, tốt nhất nên trồng khi đất
đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu để đạt đến năng suất cao và
phẩm chất chuối tốt, cũng cần chú ý đến thời vụ trồng.
Tùy theo tình hình cụ thể của từng vùng để bố trí thời vụ cho hợp lý
- Ở các tỉnh phía Nam: Tốt nhất nên trồng vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11.
- Ở các tỉnh phía Bắc: Đối với các giống sứ ( chuối gòn), chuối lá mật,
chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân tháng 3- 4, nhưng với chuối tiêu thì
phải trồng vụ thu tháng 7 - 8 và cây sẽ ra hoa vào tháng 6 - 8 năm sau, đến
tháng 9 - 11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất chuối tiêu rất tốt.
Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối: vào mùa
nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu ngon
hơn.
2. Chuẩn bị cây giống
Để đảm bảo năng xuất, đảm bảo chất lượng chuối sau này nên trồng cây
giống đã chọn lọc kỹ.
2.1. Cây con tách từ cây mẹ
Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi con đem trồng: Có hai loại chồi
*Chồi lá rộng
- Chọn cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được
đồng đều.
- Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm .
- Cây không bị sâu bệnh.
*Chồi đuôi chiên
Theo nhiều kinh nghiệm loại chồi con đuôi chiên được sử dụng trồng là
tốt nhất.
- Chồi này sung sức, khi trồng nhanh bén rễ.
- Tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh.
- Nhanh ra buồng, năng xuất, sản lượng cao.
* Chú ý:
- Đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng. Sau khi
đào cây con lên dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và ½ lá tươi
dựng ở nơi râm mát.
- Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc hỗn hợp 2 - 25 kg supe
lân với 40 - 50kg phân chuồng hoai thành thể nhão nhúng củ vào để vài ngày
mới trồng.

Hình 3.2.1. Cây giống tách từ cây mẹ

2.2. Cây con nuôi cấy mô


* Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng
- Cây chuối cấy mô: Cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá.
- Không bị sâu, bệnh
- Cây mập, mạnh
Hình 3.2.2. Cây giống nuôi cấy mô

3. Đảo đất phân trong hố, tạo lỗ để trồng


- Dùng cuốc xới lại hố đào tạo cho đất trong hố được thông thoáng
- Tạo 1 lỗ giữa hố (móc hố). Dùng cuốc móc hố sâu 30-35cm
* Chú ý: Tạo lỗ sao cho sau khi trồng hàng chuối phải thẳng hàng.

Hình 3.2.3. Tạo lỗ trồng


4. Trồng mới
4.1. Trồng bằng cây nuôi cấy mô
Các bước trồng mời bằng cây con nuôi cấy mô:
- Dùng dao rạch túi bầu hoặc xé túi bầu, tránh làm vỡ bầu.
- Dùng kéo cắt bớt rễ.
- Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm
- Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt
sẽ làm dập cây chuối con).

1 2

3 4

Hình 3.2.4. Các bước trồng mới chuối từ cây nuôi cấy mô
1. Xé túi bầu; 2. Cắt rễ

3. Đặt cây xuống hố; 4. Lấp đất, nén chặt xung quanh
Hình 3.2.5. Cây con sau khi trồng

4.2. Trồng bằng cây con lấy từ cây mẹ


Các bước trồng mới bằng cây con tách từ cây mẹ:
- Đặt điểm tiếp giáp củ với thân giả (dạng chồi và củ) thấp hơn mặt hố
hoặc mặt líp từ 10-15 cm.
- Đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng,
buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch.
Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống
phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và làm như vậy để khi
chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.
-Lấp hố, nén chặt xung quanh gốc cây con mới trồng (không nên nén
quá chặt sẽ làm dập cây chuối con).
1 2

3 4

Hình 3.2.6. Các bước trồng bằng cây con tách từ cây mẹ
1. Tạo lỗ; 2. Đặt cây; 3. Lấp đất; 4. Nén chặt đất quanh gốc

* Chú ý:
Ở một số nơi có điều kiện thâm canh người trồng chuối có thể áp
dụng kỹ thuật trồng chuối bằng hình thức phủ bạt (màng phủ nông nghiệp).
Trồng bằng hình thức phủ bạt có ưu điểm sau:
- Hạn chế được rệp truyền vi rút cho cây;
- Hạn chế cỏ dại;
- Ổn định nhiệt độ đất;
- Giử được ẩm độ đất;
- Tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rữa trôi...
Các bước trồng như trồng chuối bình thường, khâu khác biệt là sau khi
trộn phân lấp hố tiến hành phủ bạt kín mặt luống, dùng ghim tre hoặc đất chèn
hai bên mí bạt
Cách trồng chuối bằng hình thúc phủ bạt:
- Khoét bạt theo khoảng cách cây đã định;
- Dùng xẻng tạo một lỗ sâu hơn củ chuối 10 - 15cm sau đó đặt cây vào
giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối;
- Ém đất xung quanh.

Hình 3.2.7. Vườn chuối trồng bằng hình thức phủ bạt

5. Những chú ý sau trồng


5.1. Tưới nước và tủ gốc
*Tưới nước
- Tác dụng của việc tưới nước: Đảm bảo cho đất đủ ẩm, thuận lợi cho
phát triển của cây chuối.
- Cách tưới: Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi
theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ.

Hình 3.2.8. Tưới nước sau trồng

* Tủ gốc
- Tác dụng của tủ gốc
+ Giữ ẩm
+ Tiết kiệm chi phí tưới
+ Hạn chế cỏ dại
+ Tăng lượng mùn và lượng dinh dưỡng cho đất
- Nguyên liệu tủ gốc
Sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương như rơm, rạ, thân lá cây
đậu...
- Cách tủ gốc
Dùng nguyên liệu tủ đều xung quanh gốc sau đó tưới nước giữ ẩm.
Hình 3.2.9. Tủ gốc sau trồng

5.2. Trồng dặm


* Tác dụng của trồng dặm
- Nhằm đảm bảo mật độ cây trên diện tích trồng
- Tăng năng suất và sản lượng chuối
- Tăng thu nhập cho người trồng chuối
* Thời gian trồng dặm
Sau khi trồng 15 ngày đến một tháng cần theo dõi thấy cây nào chết hoặc
quá yếu ớt cần nhổ bỏ trồng dặm lại cây khác, cố gắng trồng dặm càng sớm
càng tốt để vườn chuối tăng trưởng đồng đều.
* Các bước trồng dặm
- Nhổ bỏ cây chết, cây yếu
- Xác định số cây trồng dặm
- Chọn cây giống tốt để dặm
- Đảo đất hố trồng và tiến hành trồng như trồng mới
1 2

3 4

Hình 3.2.10. Các bước trồng dặm


1. Phá bỏ cây chết; 2. Tạo hố trồng
3. Trồng; 4. Tưới nước

6. Trồng xen trong vườn chuối


6.1. Mục đích của trồng xen
- Hạn chế cỏ dại, giảm chi phí làm cỏ.
- Hạn chế sâu bệnh hại chuối.
- Tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất.
- Tăng thu nhập cho người trồng chuối.
6.2. Một số yêu cầu khi chọn cây trồng xen
- Nên chọn cây hàng năm dể trồng, sức chống chịu cao
- Có rễ ngắn, ăn nông tránh cạnh tranh dinh dưỡng và nước với chuối.
- Không đòi hỏi lượng nước và phân bón cao.
- Phải có khả năng cải tạo đất như các cây họ đậu.
Các loại cây trồng xen thich hợp, có giá trị kinh tế: Cây họ đậu (cây lạc,
đậu đen, đậu tương).
Ngoài ra có thể trồng khoai mì (sắn), ngô, dứa.
6.3. Cách trồng cây trồng xen
Tuỳ thuộc vào cây trồng xen mà bố trí khoảng cách mật độ cho thích
hợp.
Trồng cây trồng xen theo băng giữa hai hàng chuối, cách hàng chuối 0,5
m.

Hình 3.2.11. Trồng xen trong vườn chuối

7. Trồng cây (đai) chắn gió


7.1. Tác dụng của cây tránh gió
- Chắn gió, hạn chế gãy cây, đổ buồng, rách lá.
- Điều hoà sự bốc hơi nước.
- Tăng nhiệt độ vào mùa đông ở những vùng có khí hậu lạnh.
7.2. Vị trí trồng cây chắn gió
- Trồng ở bìa ngoài vườn, thẳng góc với hướng gió làm hàng rào cho
vườn chuối, làm đai chắn gió chính.
- Có thể trồng thêm một hàng cây tại đường lô hoặc giữa hai khoảng đất
tạo thành những đai phụ.
7.3. Loại cây chắn gió
- Trồng cây muồng đen, bạch đàn, cây ăn quả tạo thành hàng rào chắn
gió chính.
- Trồng tràm hoa vàng cây mít ở giữa các đai phụ.
7.4. Cách trồng cây chắn gió
- Trồng hai hàng muồng đen, bạch đàn hàng cách hàng 1,5m và cây cách
cây 2m ( trồng nanh sấu)
- Có thể trồng thêm hàng cây ăn quả như mít, nhãn, xoài tạo thành những
hàng cây chắn gió hàng thấp.

Hình 3.2.12. Đai rừng chắn gió

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Câu hỏi
1.1. Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi lá rộng đem trồng:
a. Cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ
b. Cây con cao 0,6-1m, có 3-5 lá, đường kính gốc 20cm .
c. Cây không bị sâu bệnh.
d. Cả a, b, c.
1.2. Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng
a. Cao khoảng 40-50 cm, có từ 3-5 lá.
b. Không bị sâu, bệnh
c. Cây mập, mạnh
d. Cả a, b, c.
1.3. Các bước trồng mới bằng cây con nuôi cấy mô
a. Dùng dao rạch túi bầu
b. Dùng kéo cắt bớt rễ.
c. Đặt bầu đất xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm
d. Lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt
sẽ làm dập cây chuối con).
e. Cả a, b, c, d.
1.4. Sự khác nhau của việc đặt mặt cắt của cây giống lấy từ cây mẹ trồng ở
vùng đồng bằng và vùng đối núi?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.2.1
Trồng mới chuối
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên trồng chuối đúng kỹ thuật, đảm bảo tỷ lệ
sống cao.
- Nguồn lực: Cuốc, xe đẩy, bao tay, dao, cây giống
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Trồng chuối
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 học viên, bầu nhóm trưởng.
+ Giao công việc cho từng nhóm
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên các bước trồng chuối
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau.

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị - Chọn cây - Chọn cây đúng tiêu


cây giống - Vận chuyển cây đến hố chuẩn và đủ số cây
trồng -Trong quá trình chuyển
cây tránh làm dập cây
giống

2 Tạo lỗ - Dùng cuốc đào 1 lỗ - Đủ độ sâu, đúng chính


nhỏ ở chính giữa hố giữa hố, thẳng hàng
- Lỗ sâu 30-35cm

3 Loại bỏ - Dùng dao rạch 1 - Không làm vỡ bầu.


túi bầu, đường chiều dọc của bầu - Khi đặt các cây trên
đặt cây và kéo túi nilon ra (nếu hàng phải thẳng hàng
trồng bằng cây con nuôi
cấy mô). - Mặt cắt của củ chuối
phải quay về cùng
- Cắt bớt rễ hướng.
- Đặt cây xuống chính
giữa hố

4 Lấp đất - Lấp đất, nén chặt đất - Không làm dập cây
xung quanh . chuối con

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10giờ
- Địa điểm: Vườn trồng
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Thực hiện đúng các bước.
+ thẳng hàng, mặt cắt của củ quay về cùng hướng.
2.2. Bài thực hành số 3.2.2
Tưới nước, tủ gốc sau trồng
- Mục tiêu:
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên tưới nước, tủ gốc sau trồng đúng kỹ thuật
- Nguồn lực: Nguồn nước tưới, dụng cụ tưới, vật liệu tủ gốc
- Cách tổ chức thục hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc: Tưới nước và tủ gốc
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên, bầu nhóm trưởng.
+ Giao công việc cho từng nhóm
+ Giáo viên hướng dẫn cho học viên cách tưới nước và tủ gốc
+ Các nhóm thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành sau:

Thứ Nội Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật


tự dung các
bước

1 Chuẩn bị - Chuẩn bị dụng cụ tưới: - Chuẩn bị đầy đủ


ống dẫn, vòi tưới dụng cụ tưới và vật
- Chuẩn bị vật liệu tủ gốc liệu tủ
hiện có tại điểm thưc
hành

2 Tưới - Dùng dụng cụ tưới tưới - Tưới đủ ẩm không


nước trực tiếp vào gốc làm xói đất

3 Tủ gốc Dùng vật liệu tủ tủ xung Tủ kín gốc chuối


quanh gốc chuối

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát học viên thực hiện công việc
- Thời gian cần thiết để thực hiện 10 giờ
- Địa điểm: Vườn trồng chuối
- Tiêu chuẩn của công việc:
+ Tưới nước đủ ẩm, không làm xói đất.
+ Tủ kín gốc chuối.
C. Ghi nhớ:
- Để đảm bảo cây chuối con sau trồng phát triển tốt việc chọn cây con đủ
tiêu chuẩn đem trồng là rất cần thiết.
- Tuân thủ thực hiện các bước trồng chuối đúng kỹ thuật.
Bài 3. LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO CHUỐI
MĐ 03-03

Làm cỏ và bón phân là các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quan trọng
đến hiệu quả kinh tế của nghề trồng chuối. Trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu
đối với việc canh tác bất cứ cây trồng nào trên đất tự nhiên, nó đảm bảo loại trừ
được yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng và cây trồng lấy được đầy đủ dinh dưỡng
nhất từ đất.
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật làm cỏ, bón phân cho chuối;
- Tính được lượng phân bón trên đơn vị diện tích
- Thao tác thành thạo kỹ thuật làm cỏ, bón phân.
- Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc chuối
A. Nội dung
1. Làm cỏ
Cỏ dại có thể lưu tồn hạt trong đất hoặc phát tán trong vườn, sinh sản
theo nhiều kiểu khác nhau, vì vậy việc trừ cỏ dại phải kết hợp nhiều biện pháp
mới có hiệu quả.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể làm giảm đáng kể sự phát triển
của cỏ dại như tăng cường mật độ của cây trồng xen, làm đất tối thiểu và tạo bề
mặt bằng phằng cho đất vườn.
Ngoài các biện pháp cơ giới như làm cỏ gốc, làm cỏ theo băng thì biện
pháp diệt cỏ bằng thuốc trừ cỏ đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì tính
hiệu quả, giảm chi phí và công lao động .
1.1. Tác dụng của việc làm cỏ
- Hạn chế cạnh tranh về nước, dinh dưỡng với cây chuối.
- Làm sạch cỏ giúp cho vườn chuối phát triển tốt cho năng suất và chất
lượng cao hơn.
- Làm sạch cỏ hạn chế được nơi trú ngụ và lây lan của nhiều loại sâu,
bệnh hại chuồi.
1.2. Các phương pháp trừ cỏ
1.2.1. Trừ cỏ bằng tay và bằng cơ giới
Việc làm cỏ cho vườn chuối cần cân nhắc kỹ và chỉ tiến hành khi cần
thiết.
- Các vườn chuối trồng trên đất dốc không nên làm cỏ trắng giữa các
hàng chuối mà chỉ nên cắt cỏ giữa hàng để chống xói mòn đất.
- Trong thời gian cây còn nhỏ cần làm cỏ trắng ngay trong gốc và cách
gốc từ 30 - 50 cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối, làm
cỏ 3 - 4 đợt /năm.

Hình 3.3.1. Làm cỏ chuối

- Vào cuối mùa mưa nên phát dọn sạch cỏ hoặc cày giữa các hàng chuối
để ngăn ngừa cháy vườn chuối vào mùa khô.
- Trong vườn chuối kinh doanh đã khép tán, chỉ làm cỏ trắng theo hình
vành khăn chiếu theo tán lá để bón phân, diện tích còn lại cắt cỏ 2 - 3 lần/năm.
- Dùng máy phát cỏ cầm tay rất thuận lợi, tiết kiệm được công lao động.

Hình 3.3.2. Máy cắt cỏ cầm tay


1.2.2. Trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ
Sử dụng thuốc trừ cỏ cho vườn chuối ngày càng trở lên phổ biến do khả
năng đáp ứng kịp thời, không cần nhiều sức lao động và tiêu diệt triệt để nhiều
loại cỏ dại. Hơn nữa khi sử dụng hóa chất trừ cỏ có ưu điểm hơn biện pháp cơ
giới là đất ít bị rửa trôi xói mòn hơn.
* Các loại thuốc trừ cỏ có thể phân loại theo nhiều cách:
- Theo giai đoạn cỏ bị diệt có:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm – ví dụ Sofit ức chế hạt cỏ nảy mầm
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, diệt cây cỏ sau nảy
- Theo tính chọn lọc có:
+ Thuốc có tính chọn lọc – ví dụ 2.4 D chỉ dùng để trừ cỏ lá rộng,
Dalapon chỉ trừ cỏ hàng năm.
+ Thuốc không chọn lọc diệt trừ được nhiều loài cỏ dại.
- Theo cơ chế tác động đến các bộ phận của cây có:
+ Thuốc lưu dẫn – ví dụ Glyphosate khi phun lên lá cây thuốc dẫn truyền
đến các bộ phận khác và gây chết toàn cây.
+ Thuốc gây chết do tiếp xúc – ví dụ Paraquat chỉ gây cháy những bộ
phận cây có tiếp xúc với thuốc khó chết với những cỏ có thân ngầm.
* Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trừ cỏ
- Tùy theo đặc điểm và chủng loại cỏ dại có trong vườn mà ta chọn loại
thuốc trừ cỏ cho phù hợp.
- Sử dụng thuốc vào giai đoạn cỏ còn non, chưa ra hoa
- Phun thuốc đúng nồng độ, đủ lượng nước theo khuyến cáo ghi trên
nhãn mỗi loại thuốc,
- Phun thuốc ướt đều mặt lá cỏ.
- Sử dụng kết hợp một số loại thuốc trừ cỏ để có thể tiêu diệt nhiều nhóm
cỏ cùng một lần phun (ví dụ sử dụng kết hợp 2.4 D và Glyphosate để diệt cỏ lá
rộng và cỏ hòa thảo trong vườn chuối )
- Tránh phun thuốc vào tán lá của cây.
Hình 3.3.3. Cỏ trước và sau khi phun thuốc

Hình 3.3.4. Một số loại thuốc trừ cỏ

* Khi sử dụng thuốc trừ cỏ chú ý tên thương mại và tên hoạt chất
- Thuốc trừ cỏ dạng tiếp xúc gây cháy có tên thương mại ZIZU,
tên hoạt chất là Paraquat
- Thuốc trừ cỏ dạng lưu dẫn có thể diệt các bộ phận dưới mặt đất
có tên thương mại GLYMOSATE, tên hoạt chất Glyphosate.
- Một số loại thuốc trừ cỏ được khuyến cáo sử dụng trong vườn chuối
như Roundup 480SC, Dream 480SC, Agamaxone 276SL, Ally 20DF liều
lượng, nồng độ và khả năng diệt cỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Hình 3.3.5. Bình phun thuốc và thuốc trừ cỏ

2. Bón phân thúc


Mặt dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc căn cứ vào nhu cầu
dinh dưỡng của cây chuối qua các thời kỳ và căn cứ vào các biểu hiện thiếu
dinh dưỡng ở cây chuối để bổ sung phân cho hợp lý.
Do tốc độ sinh trưởng mạnh, cây chuối cần khá nhiều phân. Muốn đạt
năng xuất cao phải cần cung ứng đầy đủ loại phân và lượng phân.
2.1. Loại phân bón thúc
2.1.1. Phân đạm
Mặc dù trong phân tích lượng phân kali cần nhiều nhất nhưng trong thực
tế thiếu đạm là điều đáng lo ngại hơn cả.
- Đạm giúp cây phát triển thân lá, tăng khả năng quang hợp.
- Đạm làm tăng năng xuất chuối.
Hình 3.3.6. Phân Urê dạng hạt và đóng bao

* Chú ý:
Cây chuối thiếu đạm lá nhỏ và lá bị vàng, sinh trưởng chậm, cây thấp
nhỏ

Hình 3.3.7. Đạm Sunphat Amôn dạng tinh thể và đóng bao
Có thể sử dụng cả 2 loại phân là Sunphat Amôn (S.A) (21% N) và urê
(46% N). Nếu sử dụng phân SA thì số lượng phải gấp đôi urê, trên đất phèn
nên dùng urê.
2.1.2. Phân lân
- Giúp cây chuối đâm nhiều rễ.
- Tăng khả năng chịu hạn cho cây, hạn chế sâu bệnh.
- Phân lân còn giúp cây mau trổ hoa và nhiều quả.
- Tạo phẩm chất quả.
- Thường dùng 2 loại là Super lân và phân Lân nung chảy. Ngoài ra còn
có thể sử dụng DAP, trong phân DAP có đến 46% lân nguyên chất
* Chú ý:
Cây chuối thiếu lân thường lá xanh tối, rìa lá biến vàng

Hình 3.3.8. Phân Supe lân và lân nung chảy

2.1.3. Phân Kali


- Giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu với sâu bệnh.
- Bón phân kali hạt chuối thường béo và thơm hơn, màu sắc trái chuối
đẹp hơn.
- Phân đơn thường dùng là Kaliclorua có đến 60% Kali chuyên chất
* Chú ý:
Cây chuối thiếu Kali các lá dưới mau vàng

Hình 3.3.9. Phân Kali clorua

2.1.4. Phân hữu cơ


Phân hữu cơ ngoài bón lót trước khi trồng còn được bón bổ sung hàng
năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
- Phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển cân đối.
- Giảm sâu bệnh.
- Cải tạo độ màu mỡ của đất, làm đất tơi xốp, tăng mùn, tăng kết cấu,
hạn chế hiện tượng rữa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất cho vườn chuối.
2.2. Lượng phân bón thúc
Lượng phân bón thúc cho chuối tuỳ thuộc vào giống và mật đô trồng... Có
thể áp dụng theo quy trình bón phân (khoảng cách trồng 3x 3m) như sau: Phân
hữu cơ 10-15 tấn/ha + 200kg N + 100kg P2O5 + 400kg K2O/ha
* Lượng phân bón bình quân cho gốc chuối mỗi năm là:
- 10 - 15 kg phân chuồng
- 0,2 kg N nguyên chất, tức khoảng (0,2kg x 2,16) 0,4 kg urê
- 0,1 kg lân nguyên chất, tức khoảng (0,1kg x 6,06) 0,6 kg lân supe
- 0,4 kg kali nguyên chất, tức khoảng (0,4kg x 1,76) 0,7 kg kali clorua
* Trong đó lượng phân chuồng và phân lân là để bón một lần vào đầu
mùa mưa lượng phân còn lại bón như sau:
- Lần 1: Sau trồng 1 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K.
- Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng bón 40% lượng N, 40% lượng K.
- Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K.
* Hoặc có thể bón như sau:
- Sau khi trồng từ 7 - 15 ngày, tiến hành bón thúc kết hợp với phun xịt
phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng để giúp
cho chuối phát triển nhanh.
- Trung bình từ 15 – 30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK tổng hợp cho
30 - 50 gốc, bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ quanh gốc theo tán cây và cách
gốc 10 - 20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.
Tùy vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà có
lượng phân bón thích hợp cho từng gốc, ngoài ra còn căn cứ vào các triệu
chứng thiếu phân biểu hiện trên cây, lá mà cung cấp lượng phân thích hợp.
* Nếu có điều kiện khi bón thúc trong 1 năm, có thể chia ra 8 đợt bón để
cây hấp thụ được tốt nhất với 30 - 50 kg phân hữu hoai mục (phân chuồng) + số
lượng vô cơ bón cho 1 cây/ năm là: 200gr N – 50 gr P2O 5 – 250 gr K 2O
(Tương đương với 1.000 gr NPK(15-5-20) hoặc 250gr NPK(20-20-15)

Bón thúc Ngày Lượng phân/ hốc

Đợt 1 10-15 ngày sau trồng 15gr urê+15gr kaliclorua

Đợt 2 30-35 ngày sau trồng 30gr urê+30gr kaliclorua

- 60gr Urê+150gr superlân+50gr


Đợt 3 50-60 ngày sau trồng kaliclorua
- Hoặc 150gr NPK(15-5-20)

- 80gr urê+70gr kaliclorua+15kg


Đợt 4 90-100 ngày sau trồng phân hữu cơ hoai mục
- Hoặc:160 gr NPK(15-5-
20)+10gr urê+8gr
kaliclorua+15 kg phân hữu cơ
hoai mục

- 90gr urê+100gr kaliclorua


- Hoặc:230 gr NPK(15-5-
Đợt 5 120-140 ngày sau trồng 20)+27gr urê+15gr kaliclorua
- Hoặc: 25 gr NPK(20-20-
15)+71gr urê+95gr kaliclorua

- 90gr urê+100gr kaliclorua


- Hoặc:230 gr NPK(15-5-
Đợt 6 170-180 ngày sau trồng 20)+27gr urê+15gr kaliclorua
- Hoặc: 25 gr NPK(20-20-
15)+70gr urê+94gr kaliclorua

- 35gr Urê+144gr superlân+26gr


kaliclorua
Đợt 7 210-230 ngày sau trồng
- Hoặc: 115 NPK(15-5-20)
- Hoặc:100gr NPK(20-20-15)

- 35gr urê+26gr kaliclorua


Đợt 8 250-270 ngày sau trồng - Hoặc: 115 NPK(15-5-20)
- Hoặc: 100gr NPK(20-20-15)

2.3. Cách bón phân thúc


- Trước khi bón phân nên làm cỏ xung quanh gốc (làm ra ngoài tán lá
khoảng 20 cm)
- Bón phân quanh tán lá chuối, cách gốc từ 15 – 20 cm, rồi lấp đất lại.
- Bón phân khi đất có đủ độ ẩm thì không phải tưới, trường hợp đất khô
thì phải tưới ngay sau khi bón phân.
Hình 3.3.10. Bón phân thúc

*Chú ý:
Nếu trồng chuối phủ bạt thì khi bón phân cuốc rãnh sâu 20 - 25cm hai
bên mí bạt, bón phân , đảo đếu đất, lấp bằng.

Hình 3.3.11. Lấp phân sau khi bón


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Tác dụng của việc làm cỏ
a. Hạn chế cạnh tranh về nước, dinh dưỡng với cây chuối
b. Làm sạch cỏ giúp cho vườn chuối phát triển tốt cho năng suất và chất
lượng cao hơn.
c. Làm sạch cỏ hạn chế được nơi trú ngụ và lây lan của nhiều loại sâu,
bệnh hại chuồi.
d. Cả a, b, c đều đúng
1.2. Loại phân dùng để bón thúc cho chuối
a. Phân hữu cơ
b. Phân lân
c. Phân đạm
d. Phân kali
e. Cả a, b, c, d
3. Nêu cách bón thúc cho cây chuối.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.3.1. Làm cỏ
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên biết cách làm cỏ đúng yêu cầu kỹ thuật
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, cuốc, máy cắt cỏ, bảo hộ lao động
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: làm cỏ gốc và cỏ trắng
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu
ý học viên khi làm cỏ không làm tổn thương đến cây chuối.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẩn thực hành
sau:
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Xác định - Xác định theo giai đoạn Theo quy trình kỹ thuật
phạm vi sinh trưởng của cây
làm cỏ

2 Làm cỏ - Làm cỏ thủ công sạch xung Làm sạch cỏ, không sót
quanh gốc theo tán lá. Không làm xây xát cây
- Dùng máy cắt cỏ cắt theo
băng

3 Xử lý cỏ Gom, đảo cỏ đưa ra khỏi Những loại cỏ dễ tái sinh


vườn. phải đưa ra khỏi vườn

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Vườn chuối sạch cỏ
2.2. Bài thực hành số 3.3.2. Phun thuốc trừ cỏ
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên biết cách pha thuốc đúng nồng độ, phun
thuốc đúng kỹ thuật
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, thuốc trừ cỏ, bình phun thuốc, bảo hộ lao
động
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: phun thuốc trừ cỏ
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu
ý học viên khi làm cỏ không làm tổn thương đến cây chuối.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành
sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị - Chuẩn bị thuốc trừ cỏ Đúng thuốc, bình phun


- Kiểm tra hoạt động và vệ hoạt động được
sinh bình phun

2 Pha thuốc Pha thuốc theo tỷ lệ Pha đúng nồng độ

3 Phun Phun đều, phun trong phạm Cỏ chết đều


thuốc vi định sẵn

4 Dọn vệ Rửa sạch bình phun thuốc Bình phun thuốc phải
sinh Thu gom vỏ chai đựng thuốc sạch

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Thuốc pha đúng nồng độ và được phun đều, cỏ chết.
2.3. Bài thực hành số 3.3.3. Bón phân thúc
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên thực hiện được công việc bón phân cho chuối
đúng yêu cầu kỷ thuật.
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, cuốc, phân các loại, dụng cụ chuyển phân,
bảo hộ lao động
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Bón phân thúc
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu
ý học viên khi bón phân phải lấp kín phân.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành
sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị -Xác định đúng loại phân Đủ lượng và loại


phân bón -Tính đủ luợng phân theo phân theo yêu cầu.
thực tế vườn cây

2 Tạo rãnh -Tạo rãnh bón cho cây con Đúng yêu cầu kỹ
bón cách gốc 25-30 cm,sâu 10- thuật.
15cm.
-Tạo rãnh bón cho cây lớn
theo chu vi tán lá

3 Rải phân Rải phân đều vào rãnh Rải đều và đủ


lượng phân đã tính.

4 Lấp đất - Lấp đất kín phân. - Phân được lấp


kín

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Phân được rải đều và lấp kín
C. Ghi nhớ:
- Cần bón thúc đầy đủ lượng phân, loại phân và bón đúng kỹ thuật
- Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn
Bài 4: TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CHUỐI
MĐ 03-04
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật tưới, tiêu nước cho cây chuối;
- Thao tác thành thạo kỹ thuật tưới, tiêu nước cho chuối.
A. Nội dung
1. Tưới nước
1.1. Sự cần thiết phải tưới nước
- Cung cấp đủ nước cho nhu cầu nước của cây.
- Cây chuối yêu cầu rất nhiều nước do diện tích lá lớn. Mặt khác cây
chuối là cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút nước yếu.
- Thiếu nước lá sẽ ra chậm, trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng xuất kém.
1.2. Cách tưới
Ở giai đoạn cây con tùy thời tiết, thời vụ trồng mà chuối chỉnh lượng
nước tưới phù hợp, không nên để chuối quá ẩm hoặc quá khô, cây con mới
trồng 2 - 3 ngày tưới một lần, cây trưởng thành tưới 2 lần/tuần. Khi cây chối trổ
buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước để quả chuối phát triển tốt.
Có thể sử dụng các hình thức tưới sau dựa vào tình hình và điều kiện cụ
thể ở từng vườn chuối
* Tưới gốc.

Hình 3.4.1. Tưới gốc


Dùng nước tưới trực tiếp vào gốc chuối, cách tưới có thể gánh nước tưới
váo gốc hoặc dùng hệ thống ống dẫn tưới trực tiếp vào gốc chuối. Nguồn nước
có thể lấy từ giếng nước ngầm hoặc ao hồ gần khu trồng chuối.
- Ưu điểm của phương pháp tưới gốc: Trang thiết bị rẻ tiền, ít tốn nước ,
chi phí thấp...
- Nhược điểm: Tốn công lao động, thao tác, vận hành nặng nhọc
Phương pháp tưới gốc chỉ áp dụng cho mô hình sản xuất nhỏ lẻ...
* Tưới nhỏ giọt
Là phương pháp dùng hệ thống ống dẫn nước tưới vườn chuối và hạn
chế cho nước nhỏ thành từng giọt xuống gốc chuối làm cho nước chỉ thấm ướt
từng vùng đất và tập trung chủ yếu ở vùng hoạt động của rễ. Đây là kỹ thuật
tưới tiên tiến

Hình 3.4.2. Hệ thống tưới nước


- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm nước so với các hình thức tưới khác.
+ Nâng cao hiệu quả phân bón.
+ Tốn ít công lao động.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi chất lượng nước tương đối cao.
+ Sự phát triển của bộ rễ bị hạn chế do bề rộng của vùng đất ẩm thấp
( vì rễ cây phát triển mạnh ở vùng đất ẩm).
+ Trang thiết bị đắt tiền và đòi hỏi kỹ thuật cao, đường ống dẫn và
thiết bị dễ bị hư hỏng và mất mát.

2. Tiêu nước
* Sự cần thiết phải tiêu nước
- Khả năng chịu úng của cây chuối kém.
- Nếu ngập nước nhiều ngày cây chuối sẽ bị chết.
- Cần tiến hành tiêu nước cho chuối sau những cơn mưa lớn hoặc ở vùng
trũng thấp để hạn chế ngập úng..
* Phương pháp tiêu nước
- Đào mương rãnh để thoát nước, không để cây bị úng do ngập nước.
- Các mương rãnh thoát nước phải đảm bảo độ rộng, độ sâu để nước
thoát dễ dàng.
- Phải thường xuyên nạo vét mương, rãnh thoát nước

Hình 3.4.3. Mương thoát nước

B. Câu hỏi và bài tập thực hành


1. Câu hỏi
1.1. Nhược điểm của phương pháp tưới gốc
a. Trang thiết bị rẻ tiền
b. Chi phí thấp
c. Tốn công
1.2. Để tiêu nước (thoát nước) cho vườn chuối
a. Đào mương rãnh để thoát nước, không để cây bị úng do ngập nước.
b. Các mương rãnh thoát nước phải đảm bảo độ rộng, độ sâu để nước
thoát dễ dàng.
c. Phải thường xuyên nạo vét mương, rãnh thoát nước
d. Cả a, b, c đều đúng
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.4.1
Tưới nước
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên biết cách tưới nước cho vườn chuối
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, bình tưới, dây dẫn vòi phun
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Tưới gốc
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẩn thực hành
sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị - Kiểm tra nguồn nước Đủ lượng nước


dụng cụ - Chuẩn bị ống dẩn nước và tưới.
tưới vòi phun Dụng cụ tưới vận
hành tốt

2 Thực hiện Tưới vào gốc Đúng yêu cầu kỹ


tưới thuật, không làm
xói đất

3 Kiểm tra - Đào đất kiểm tra mức độ Kiểm tra đúng yêu
độ ẩm nước thấm cầu
- Nếu có điều kiêm kiểm tra
bằng máy đo dộ ẩm cắm vào
đất

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Đảm bảo đất đủ ẩm
C. Ghi nhớ:
- Cây chối thiếu nước năng suất sẽ giảm.
- Cây chuối bị ngập nước lâu có thể bị chết.
Bài 5: CẮT LÁ, BẺ HOA, TỈA CHỒI CHỐNG ĐỔ NGÃ CHO CHUỐI
MĐ 03-05

Mục tiêu
- Trình bày được kỹ thuật cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho
chuối;
- Thao tác thành thạo kỹ thuật cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi chống đổ ngã cho
chuối;
- An toàn trong lao động.
A. Nội dung
1. Cắt lá
1.1 Mục đích
- Tạo thông thoáng cho vườn chuối.
- Hạn chế sâu bệnh phát triển.
1.2. Cách tiến hành cắt lá
- Cắt lá cây giai đoạn trước ra hoa:
Dùng dao hoặc liểm cắt bỏ lá úa vàng, lá bị gãy, lá bị sâu bệnh.

Hình 3.5.1. Cắt lá chuối tây giai đoạn chưa trổ buồng
Hình 3.5.2. Cắt lá chuối tiêu giai đoạn chưa trổ buồng

- Cắt lá giai đoạn ra hoa nuôi quả:


Dùng dao hoặc liểm cắt bỏ lá khô, lá bị gãy lá bị sâu bệnh.
Sau khi cắt lá tiến hành dọn vườn, đưa những lá bị sâu, bệnh ra khỏi
vườn đem đốt.

Hình 3.5.3. Cắt lá chuối tiêu giai đoạn đã trổ buồng


2. Đánh tỉa chồi
2.1. Mục đích
- Tạo sự thông thoáng cho vườn chuối.
- Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng.
- Tận dụng chồi làm giống giống.
2.2 Cách đánh tỉa chồi
- Sau khi trồng 5 tháng có thể tiến hành tỉa chồi.
- Chọn những chồi con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ 20cm để lại, mỗi
bụi chuối chỉ nên để lại 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 3 - 4
tháng. Những chồi còn lại đánh tỉa bỏ hoặc dùng làm giống.
- Tỉa chồi phải được tiến hành thường xuyên (1 tháng/lần).
- Dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng.
- Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh
làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ.

Hình 3.5.4. Tỉa chồi loại bỏ

*Chú ý:
Việc đánh tỉa chồi con để đem trồng có ảnh hưởng nhất định đến năng
suất buồng chuối.
- Nên đánh tỉa chồi con khi cây chuối mẹ đã trổ buồng và định hình quả,
- Chỉ đánh tối đa ¼ vùng gốc cây chuối mẹ sau đó tích cực chăm sóc,
bón phân để mau phục hồi.
- Nếu đánh tỉa chồi con khi cây mẹ chưa ra quả sẽ ảnh hưởng đến
năng suất và cây mẹ hay bị đổ ngã khi mưa gió.

Hình 3.5.5. Đánh tỉa chồi làm giống

3. Bẻ hoa, tỉa quả, bao quầy


3.1. Bẻ hoa đực (bắp chuối)
- Mục đích: Để tập trung dinh dưỡng cho quả và buồng chuối.
- Sau khi ở cuối buồng chuối xuất hiện nải trung tính hoặc toàn hoa đực
thì tiến hành cắt (bẻ) hoa chuối.
- Thời gian tiến hành: Từ 10 - 12 giờ để hạn chế sự mất nhựa.
- Hoa chuối sau khi bẻ có thể dùng làm rau.
Hình 3.5.6. Bẻ hoa

Hình 3.5.7. Sau khi bẻ hoa

3.2. Tỉa quả


* Mục đích:
- Những nải đầu nhiều trái mọc quá khít, buồng chuối quá nhiều nhánh
(nải) cần tỉa bớt cho các nải phát triển, độ lớn của quả tương đối đồng đều, mẫu
mã đẹp
* Cách tỉa
- Tiến hành cắt bỏ trái đôi, trái dị dạng, tỉa bớt nhũng nải quá nhiều quả,
buồng quá nhiều nhánh.
- Dùng dao cắt sát cuống trái, tránh làm dây nhựa ra vỏ quả.

Hình 3.5.8. Cắt tỉa nải Hình 3.5.9. Cắt tỉa quả

3.3. Bao buồng


* Mục đích của bao buồng
- Hạn chế sâu, bệnh hại
- Giữ cho quả đẹp, không bị nám quả
* Vật liệu bao
- Dùng bao chuyên dùng hoặc bao ni lông trắng, xanh đục lỗ để bao.
- Tận dụng bao cám sử dụng trong chăm nuôi để bao.
* Cách tiến hành
- Bao buồng sau khi tiến hành tỉa nải để loại bỏ quả dị tật hoặc nải quá
nhiều quả.
- Lồng bao vào buồng chuối, lùa bao vào buồng từ dưới lên.
- Buộc chặt đầu trên vào cuống buồng bằng dây lylon, đầu dưới để hở tự
nhiên ( nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
Hình 3.5.10. Bao buồng

4. Chống đổ ngã
4.1. Mục đích
Chống đổ ngã cho cây chuối khi gió lớn hoặc buồng chuối quá nặng
4.2. Biện pháp phòng chống đổ ngã
- Trồng đai rừng tránh gió với nhũng vùng trồng diện tích lớn.
- Vun gốc cao 10cm để tránh trốc gốc.
- Nên đánh tỉa chồi khi cây mẹ đã ra quả, nếu đánh tỉa chồi sớm khi cây
mẹ chưa ra quả thì cây mẹ hay bị đổ ngã khi bị mưa gió.
- Dùng cây (cọc) để chống chuối khi buồng chuối đã lớn.
+ Dùng 1cây chống buồng có cột dây chằng cây chuối với cọc chống hay
với buồng. Cọc cần chống sâu 40 - 50cm, cột dây ở 2 nơi: ngọn thân, cuống
buồng.

Hình 3.5.11. Chống đổ ngã bằng một cây chống

+ Dùng 2 cây chống buồng. Cọc cần chống sâu 40 - 50cm, cột dây ở 3
nơi: giữa thân, ngọn thân, cuống buồng. Việc chống buồng theo thế chân vạc
gồm hai cây vắt chéo vào nhau là rất tốt nhưng tốn kém.

Hình 3.5.12. Chống đổ ngã bằng hai cây chống


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi lý tuyết
1. Mục đích của việc đánh tỉa chồi
a. Tạo sự thông thoáng cho vườn chuối.
b. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng.
c. Tận dụng chồi làm giống .
d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Cách tiến hành bao buồng
a. Bao buồng sau khi tiến hành tỉa nải để loại bỏ quả dị tật hoặc nải quá
nhiều quả.
b. Lồng bao vào buồng chuối, lùa bao vào buồng từ dưới lên.
c. Buộc chặt đầu trên vào cuống buồng bằng dây lylon, đầu dưới để hở
tự nhiên ( nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
d. Cả a, b, c.
3. Phân biệt sự khác nhau của việc cắt lá trước và sau trổ buồng.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.5.1
Cắt lá, tỉa chồi
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên biết cách cắt lá, tỉa chồi chuối
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, dao cắt lá, dụng cụ tỉa cây ( mai, thuổng ..)
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Cắt lá, tỉa chồi
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành
sau:

Thứ Nội dung các Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự bước

1 Chuẩn bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ


dụng cụ

2 Xác định lá - Xác định lá già, lá bị sâu, Xác định đúng lá,
cắt bỏ bệnh chồi cần loại bỏ
Xácđịnh chồi - Xác định những chồi chen
tỉa chúc

3ến Tiến hành cắt - Cắt bỏ lá già, lá bị sâu, - Cắt, tỉa bỏ hết
ỉa lá, tỉa chồi bệnh những lá, chồi đã xác
- Tỉa bỏ bót những chồi chen định
chúc - Không làm ảnh
hưởng đến cây mẹ

4 Vệ sinh vườn - Lá, chồi bị sâu, bệnh đưa ra Loại bỏ hết lá, chồi
khỏi vườn để xứ lý bị sâu, bệnh ra khỏi
- Lá, chồi không sâu bệnh vườn
thu gọn để giữa hai hàng
chuối

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Cắt hết lá sâu bệnh, lá vàng.
+ Tỉa bỏ hết chồi chen chúc đã định.
+ Không làm ảnh hưởng đến cây mẹ
2.2. Bài thực hành số 3.5.2
Tỉa quả, bao buồng
- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên thực hiện kỹ thuật tỉa quả, bao buồng chuối.
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, dao, bao chuyên dụng bao chuối, dây buộc,
bảo hộ lao động
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Tỉa quả, bao buồng chuối
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu
ý học viên chọn bao dài hơn độ dài buồng chuối .
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẫn thực hành
sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị - Chuẩn bị túi bao Đúng kích thước và


vật liệu - Chẩn bị dây cột đầy đủ
bao

2 Tiến hành - Dùng dao tỉa quả dị hình


tỉa quả - Quả sát nhau ở những - Không làm ảnh
nhánh nhiều quả hưởng đến những quả
còn lại

3 Tiến hành - Luồn bao Bao kín buông chuối


bao buồng - Cột một đầu bao

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Tỉa quả không làm ảnh hưởng những quả và nhánh còn lại, tỉa triệt để
+ Bao kín buồng chuối, cột chặt một đầu.

2.3. Bài thực hành số 5.5.3 Chống đổ ngã


- Mục tiêu
Củng cố kiến thức phần lý thuyết
Sau bài thực hành học viên biết cách chống đổ ngã cho chuối.
- Nguồn lực cần thiết: Vườn chuối, cuốc, xà ben, cọc cắm, dây cột.
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung công việc: Chống đổ ngã
+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 2 - 3 học viên, bầu nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao công việc cho từng cá nhân và nhóm.
+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc theo phiếu hướng dẩn thực hành
sau:

Thứ Nội dung Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
tự các bước

1 Chuẩn bị - Dụng cụ đào để cắm chân Đủ số lượng cột


chống vào đất: Cuốc, xà beng và dây cột.
- Chuẩn bị cọc và dây cột

2 Cắm cọc - Cắm cọc sâu vào đất 30- Cắm đúng độ sâu
40cm

3 Buộc dây Buộc dây ở 3 vị trí Buộc chặt, đúng vị


trí

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong
quá trình thao tác.
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ
- Địa điểm: Vườn chuối
- Tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Cọc cắm đúng vị trí và chắc chắn
C. Ghi nhớ:
- Để mẫu mã quả chuối đẹp, bắt mắt cần tiến hành bẻ quả, bao buồng.
- Ở những vùng hay có gió bảo cần tiến hành chống đổ ngã cho chuối.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc chuối là mô đun thuộc khối kiến
thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc
của nghề Trồng chuối được bố trí sau mô đun Nhân giống chuối và cũng có thể
giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một vài mô đun khác theo yêu cầu của
người học;
- Tính chất: Mô đun bố trí tích hợp giữa phần lý thuyết với các kỹ năng
thực hành trồng và chăm sóc chuối; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ
máy móc, trang thiết bị cần thiết..
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Nêu được các bước làm đất trồng chuối.
- Trồng mới và chăm sóc chuối đúng kỹ thuật.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao
động.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Tên các bài Loại bài Thời gian(giờ)


Mã bài trong mô đun dạy Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
MĐ3-01 Làm đất trổng Tích hợp Lớp học,
24 6 17 1
chuối thực địa
MĐ3-02 Tích hợp Lớp học,
Trồng chuối 26 4 20 2
vườn
MĐ3-03 Làm cỏ, bón phân Tích hợp Lớp học,
24 4 18 2
cho chuối vườn
MĐ3-04 Tưới, tiêu nước Tích hợp Lớp học,
18 4 13 1
cho chuối vườn
MĐ3-05 Cắt lá, bẻ hoa, tỉa Tích hợp
Lớp học,
chồi, chống đổ 28 6 20 2
vườn
ngã cho chuối
Kiểm tra kết thúc mô đun 8 8
Cộng 128 24 88 16
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
2. Phương pháp đánh giá
* Kiểm tra định kỳ
Dựa vào sự tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành thí
nghiệm, thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận tùy theo từng
bài cụ thể đối với từng học sinh trong quá trình giảng dạy và bài tập kỹ năng
khi kết thúc một bài.
* Kiểm tra kết thúc mô đun
Mỗi học sinh thực hiện một bài tập kỹ năng trong thời gian giáo viên
quan sát và theo dõi thực hiện đánh giá theo yêu cầu và đối chiếu với tiêu
chuẩn trong phiếu đánh giá thực hành kỹ năng.
3. Nội dung đánh giá
* Phần lý thuyết:
- Lượng và loại phân bón lót cho cây chuối trồng mới.
- Các khâu kỹ thuật chăm sóc chuối.
* Phần thực hành:
- Đào hố, bón lót phân lót, trồng cây con
- Làm cỏ, bót thúc phân cho chuối.

IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Bài 03- 01. Làm đất trồng chuối
1. Các câu hỏi lý thuyết:
1. Yêu cầu kỹ thuật làm đất trồng chuối vùng đồng bằng
Chọn d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Loại phân không dùng để bón lót cho chuối
Chọn c. Phân đạm
3. Mật độ khoảng cách trồng chuối phụ thuộc vào
Chọn d. Cả a, b, c đều đúng.
4. Kích thước đào hố trồng chuối
Chọn c. Đào kích thước rộng hơn.
2. Các bài thực hành:
2.1 Bài thực hành số 3.1.1: - Xác định mật độ trồng mới 1 hecta chuối tiêu với
khoảng cách trồng xác định là 3 x 3m.
Kết quả
+ Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10.000 m2
+ Diện tích một cây chuối chiếm 3 x 3m = 9m2
+ Một ha trồng 10.000 m2 : 9m2 = 1100cây
Mật độ trồng chuối tiêu với khoảng cách trồng 3 x 3m là 1100 cây/ ha
2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Bài tập: Tính toán lượng phân bón lót trước khi
trồng mới 2 ha chuối với khoảng cách trồng 3 × 3 m (bao gồm phân chuồng,
lân, vôi)
- Kết quả: Theo cách tính số cây ở bài 1
Số hố cần bón phân 20.000/(3 × 3) = 2200 hố
Lượng phân chuồng cần chuẩn bị 2200 hố × 10 kg/hố = 22000 kg
Lượng lân cần chuẩn bị 2200 hố x 0,2 kg /hố= 440kg
Lượng vôi cần chuẩn bị 2200 hố × 05, kg/hố =1100kg (với đất chua)
Lượng phân bón lót cho 2 ha là: Phân chuồng 22000kg, phân lân 440kg, vôi
1100kg
2.3. Bài thực hành số 3.1.3 Đào hố, bón phân lót
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ cần thiết mà học
viên chuẩn bị

Tiêu chí 2: Thực hiện công việc đào Quan sát học viên thực hiện công việc
hố, bón phân

Tiêu chí 3: Thực hiện công việc lấp Quan sát thao tác thực hiện của học viên
đất
Đánh giá chung Đúng dụng cụ, thực hiện công việc đạt
yêu cầu kỹ thuật

Bài 03.02. Trồng chuối


1. Câu hỏi lý thuyết
1. Tiêu chuẩn của cây giống từ chồi lá rộng đem trồng:
Chọn d. Cả a, b, c.
2. Tiêu chuẩn của cây nuôi cấy mô đem trồng
Chọn d. Cả a, b, c.
3. Các bước trồng mới bằng cây con nuôi cấy mô
Chọn e. Cả a, b, c, d.
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 3.2.1 Thực hành đào hố, bón phân lót
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị cây giống Kiểm tra cây giống

Tiêu chí 2: Tạo lỗ trồng Quan sát học viên thực hiện công việc

Tiêu chí 3: Loại bỏ túi bầu, đặt cây Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Tiêu chí 4: Lấp đất Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Đánh giá chung Chọn cây giống đạt tiêu chuẩn, thực hiện
công việc đạt yêu cầu kỹ thuật
2.2. Bài thực hành số 3.2.2 Thực hành tưới nước, tủ gốc sau trồng
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét
đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra công việc chuẩn bị

Tiêu chí 2: Tưới nước Quan sát học viên thực hiện công việc

Tiêu chí 3: Tủ gốc Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Đánh giá chung Chuẩn bị dụng cụ tưới đầy đủ, tưới


không xói đất, tủ kín gốc

Bài 03-03. Làm cỏ, bón phân thúc


1. Câu hỏi lý thuyết
1. Tác dụng của việc làm cỏ
Chọn d. Cả a, b, c
2. Loại phân dùng để bón thúc cho chuối
Chọn e. Cả a, b, c, d.
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 3.3.1 Làm cỏ
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thu xếp dụng cụ, tập trung tự nhận xét
đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành.
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra công việc chuẩn bị

Tiêu chí 2: Xác định phạm vi làm cỏ Quan sát học viên thực hiện công việc

Tiêu chí 3: Tiến hành làm cỏ Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Tiêu chí 4: Xử lý cỏ Quan sát học viên thực hiện công việc

Đánh giá chung Xác định đúng phạm vi làm cỏ theo yêu
cầu, cỏ được làm sạch, không sót

2.2. Bài thực hành số 3.3.2 Thực hành phun thuốc trừ cỏ
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ cần thiết mà học
viên chuẩn bị

Tiêu chí 2: Pha thuốc đúng nồng độ Quan sát học viên đong thuốc và nước
của học viên
Tiêu chí 3: Phun thuốc Quan sát thao tác thực hiện của học viên

Tiêu chí 4: Vệ sinh đồng ruộng sau Quan sát thao tác thực hiện của học viên
phun

Tiêu chí đánh giá chung: Đúng dụng cụ, pha đúng nồng độ, phun
đúng lượng và yêu cầu kỹ thuật

2.3. Bài thực hành số 3.3.3 Bón phân thúc


- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, phân Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
bón chuẩn bị

Tiêu chí 2: Tạo rãnh, bón phân, lấp Quan sát thao tác của học viên
phân

Tiêu chí 3: : Vệ sinh đồng ruộng sau Quan sát thao tác thực hiện của học
phun viên

Tiêu chí đánh giá chung Đúng phân bón, đúng liều lượng và yêu
cầu kỹ thuật khi bón phân

Bài 03-04 Tưới, tiêu nuớc


1. Câu hỏi lý thuyết
1. Nhược điểm của phương pháp tưới phun
Chọn c. Tốn công
2 Để tiêu nước (thoát nước) cho vườn chuối
Chọn d. Cả a, b, c đều đúng
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.4.1 Tưới nước cho vườn chuối bằng phương pháp
tưới phun
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ tưới Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
chuẩn bị

Tiêu chí 2: Tưới nước Quan sát thao tác của học viên

Tiêu chí 3: Kiểm tra độ ẩm Quan sát thao tác thực hiện của học
viên

Tiêu chí đánh giá chung Tưới đúng kỹ thuật và tưới đủ ẩm

Bài 03-05: Cắt lá, bẻ hoa, tỉa chồi, chống đổ ngã cho chuối
1. Câu hỏi lý tuyết
1.Mục đích của việc đánh tỉa chồi
Chọn d. Cả a, b, c, đều đúng
3. Cách tiến hành bao buồng
Chọn d. Cả a, b, c đều đúng.
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 3.5.1. Cắt lá, tỉa chồi
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
chuẩn bị

Tiêu chí 2: Xác định lá cắt bỏ, xác Quan sát cách thực hiện của học viên
định chồi tỉa, thực hiện cắt lá, tỉa chồi

Tiêu chí 3: Vệ sinh vườn Quan sát kết quả thực hiện của học
viên

Tiêu chí đánh giá chung Thực hiện công việc đúng yêu cầu đề ra

2.2. Bài thực hành số 3.5.2. Tỉa quả, bao buồng


- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1- 2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan
sát của giáo viên để trình bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật Kiểm tra các dụng cụ vật liệu mà học
liệu bao viên chuẩn bị

Tiêu chí 2: Tiến hành tỉa quả Quan sát cách thực hiện của học viên

Tiêu chí 3: Tiến hành bao buồng Quan sát cách thực hiện của học viên

Tiêu chí đánh giá chung Thực hiện công việc đúng yêu cầu đề ra

2.3. Bài thực hành số 3. 5.3 Chống đổ ngã


- Giáo viên hướng dẫn các nhóm vệ sinh, thu xếp dụng cụ, tập trung tự
nhận xét đánh giá ưu nhược điểm, kết quả của buổi thực hành, các đề xuất (nếu
có)
- Giáo viên lựa chọn 1-

2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên để trình
bày nhận xét trước lớp
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn trình bày
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật Kiểm tra các dụng cụ mà học viên
liệu chống chuẩn bị

Tiêu chí 2: Cắm cọc Quan sát cách thực hiện của học viên

Tiêu chí 3: Buộc dây Quan sát cách thực hiện của học viên

Tiêu chí đánh giá chung Thực hiện công việc đúng yêu cầu đề ra
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đường Hồng Dật. 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội
[2]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả trong
vườn. 1982. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Vũ Công Hậu, Lê Quang Mai, Đinh Văn Đức. Trồng cây ăn quả ở Việt
Nam. 1999. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.
[4]. Thái Hà và Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối. Nhà xuất bản
Hồng Đức, 2001
[5]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng
Nghĩa. 2002. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp – TP. Hồ
Chí Minh
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
2. Phó chủ nhiệm: Ông Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ
chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Phan Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ
và Kinh tế Bảo Lộc
4. Các ủy viên:
- Bà Trịnh Thị Vân - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế
Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Chiến - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Trần Ngọc Trường - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bắc Bộ
- Ông Nguyễn Thái Lam - Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Bảo Lộc./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU


CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Châu - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng cơ
điện và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Bà Trần Thị Anh Thư - Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông Lâm
Bắc Giang
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Trần Long - Chuyên viên Phòng kinh tế thành phố Bảo
Lộc ./.
Bài đọc thêm số 1
PHÂN HỮU CƠ
(Theo http://www.khuyennongvn.gov.vn/)
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất.
Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội
thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở
đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho
thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha
có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của
cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô
hạt/ha.
Phân chuồng:
Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt
trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn)
như sau:

Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm

Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm

Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm

Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm

Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách
chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:
Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng
Đơn vị %

Loại
H 2O N P2O5 K2O CaO MgO
phân

Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10

Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13

Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12

Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74

Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35


Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng
như sau:

Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g

Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g

Độn chuồng: Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo chuối kiện khô ráo
cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác
dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng
phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận.
Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá
cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng.
Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón
ruộng. Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng
côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng
gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá
trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng,
bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình
khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây.
Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là chuối kiện thuận lợi cho các
loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh.
Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh
dưỡng với cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất
lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại
phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa
phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một
số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.
Trong chuối kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều,
nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối
nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ
mất nhiều đạm.
Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian
và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến
thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất
hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.
Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành
thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước
mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân
cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới
lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo chuối kiện thuận lợi cho tập đoàn vi
sinh vật hoạt động mạnh.
Các phương pháp ủ phân: Có 3 phương pháp ủ phân:
* Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng
lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước
phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% với bột
(tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 –
2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng
ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi
sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật
háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ
trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh
vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại,
loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày
là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược
điểm là để mất nhiều đạm.
* Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt.
Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô
đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m,
chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho
đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở
lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm,
bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm
trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành
amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ
mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
* Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén
chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạng trong 5 – 6 ngày. Khi
nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái
yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5
– 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung
quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ
nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt
lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một
số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được
cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội,
nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ
phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất
lượng phân.
Phân rác:
Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ
rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được
ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi
hoai mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi
trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác.
Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:
- Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là
hữu cơ, các chất không hoai mục được).
- Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.
- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoai mục, vôi, nước tiểu,
bùn, phân lân, tro bếp).
Ủ phân rác: Có 2 cách: ủ dưới hố và ủ trên mặt đất.
* Ủ dưới hố thường được thực hiện ở nơi đất cao ráo, không bị ngập
nước. Người ta đào hố với kích thước sâu 1.0 – 1.5 m, rộng 1.5 – 3.0 m; dài tuỳ
theo địa thế. Đất ở đáy và ở các thành hố được nén chặt. Các chất thải được cho
vào hố thành từng lớp. Mỗi lớp có chiều dày 30 – 50 cm. Sau một lớp rác lại
rắc một lớp các chất phụ trợ. Cùng với chất phụ trợ có thể rắc thêm men vi sinh
vật phân giải các chất hữu cơ để thúc đẩy quá trình hoai mục của các loại rác.
Sau khi rắc chất phù trợ, tiến hành tưới nước cho đủ ẩm lớp rác đã xếp rồi tiếp
tục xếp lớp khác lên trên. Cứ xếp lần lượt như vậy cho đến khi đống rác cao
hơn mặt đất 0.5 – 1.0 m thì trát bùn phủ kín. Chú ý cắm một vài cái cọc vào
giữa đống phân để thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ ở giữa đống phân và khi cần
thiết tưới nước cho phân nếu thấy đống phân quá khô.
Nếu nhiệt độ trong đống phân lên đến 50oC thì tiến hành đảo phân. Sau
khi đảo, đống phân cần được nén chặt và trát bùn thật kín để hạn chế nhiệt độ
trong đống phân tăng cao và làm mất đạm của phân.
* Ủ phân trên mặt đất được tiến hành ở những nơi thấp trũng, hay bị
ngập nước khi trời mưa. Người ta đắp một nền đất, lấy đầm đầm đất thật chặt,
có chuối kiện có thể láng một lớp xi măng để hạn chế nước phân ngấm vào đất.
Rác được xếp thành từng lớp như ở cách ủ phân trong hố. Khi đống phân cao
1.5 – 2 m người ta nén chặt và lấy bùn trát phủ kín. Nếu đống phân bị khô thì
tưới nước cho phân khi nhiệt độ trong đống phân cao hơn 50oC thì đảo phân,
sau đó nén chặt lại. Những nông dân có chuối kiện nên xây nhà ủ phân rác để
đảm bảo chất lượng phân và dùng được nhiều lần. Nếu xây nhà ủ phân thì nên
đắp nền nghiêng về phía hố trữ nước phân. Chung quanh nền cần có rãnh để
thu nước phân chảy ra và gom vào hố. Khi đống phân bị khô dùng nước phân
này để tưới. Nhà ủ phân rác nên xây tường bao quanh 3 mặt. Tường cao 2 m.
Nhà phân được ngăn thành từng ô, mỗi ô 5 – 6 m2.
Sau một thời gian ủ, khi đống phân xẹp đi chỉ còn lại khoảng ½ khối
lượng ban đầu thì đem dùng. Mỗi hộ nông dân nên có 2 ô ủ phân luân phiên
nhau để thường xuyên có phân dùng.
Phân xanh:
Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất
của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy,
phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta
thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh”
(tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân
xanh được chặt nhỏ và bón cho ruộng lúa, người ta gọi là “bón bổi”.
Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây
thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm
phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích
làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm
phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ
và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một
phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ
những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.
Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử
dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để
làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất,
nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Cây phân xanh có nhiều loài và phần lớn có khả năng thích nghi rộng
cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào
cũng có thể trồng được phân xanh. Trong chuối kiện khí hậu nhiệt đới của nước
ta, chúng ta có tập đoàn cây phân xanh rất phong phú. Với chuối kiện khí hậu
ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao, quá trình rửa trôi, xói mòn đất diễn ra với cường
độ lớn, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo
đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng.
Các loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền
thanh, đậu nho nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai, v.v..
Phân tích thành phần dinh dưỡng trong một số loài cây họ đậu được
dùng làm phân xanh thu được kết quả như sau:
Hàm lượng đạm và lân trong một số cây phân xanh
(% chất khô)

Cây phân xanh Đạm (N) Lân (P 2O5)

Muồng lá tròn 2,74 0,39

Điền thanh 2,66 0,28

Keo dậu 2,85 0,62

Cốt khí 2,43 0,27

Muồng sợi 1,22 0,17

Đậu đen 1,70 0,32

Bèo hoa dâu 4,75 0,64

Bèo tấm 2,80 0,39

Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây
nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các
loài cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và chuối kiện cụ thể ở từng nơi. Có
loài thích hợp ở ruộng lúa, có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích
hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài thích hợp ở
các tỉnh miền núi phía Bắc, v.v.. Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với
chuối kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh
cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loài
cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần
cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trồng gối hoặc luân canh.
Cách sử dụng phân xanh: Có nhiều cách, nhưng chủ yếu là các cách sau
đây:
- Khi cây phân xanh ra hoa, người ra cày vùi chúng vào đất vì lúc này
cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng
xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau.
- Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất.
- Đưa vào hệ thống luân canh, sau một số vụ trồng cây trồng chính,
người ta trồng một vụ cây phân xanh để làm tốt đất và loại trừ một số loài sâu
bệnh của cây trồng chính.
- Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm.
Phân vi sinh vật:
Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có
nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng
để làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm,
hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v..
Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân
lên trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao
người ta trộn với các chất phụ gia rồi làm khô đóng vào bao.
Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ
chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường
trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế
giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so với
phân hoá học trên thị trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm. Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố
định N từ không khí. Đáng chú ý có các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi
khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces,
Klebsiella.
Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các
cây họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành
các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng
thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ
thể chúng.
Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo
hoa dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.
Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ,
các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố
định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh
tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính
cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ sinh học
đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ
vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng
cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm
được bán dưới các tên thương phẩm sau đây:
Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại
phân này có thể trộn với hạt giống lúa.
Vi sinh vật hoà tan lân. Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng
hoà tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu
trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có nhiều
loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng
cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân.
Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà tan
lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate
solubilizing microorganisms).
Nhóm hoà tan lân bao gồm: Aspergillus niger, một số loài thuộc các chi
vi khuẩn Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng
nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối
hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong
phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng các
chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị thiếu
lân.
Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để
cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có
thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này
còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng. Nhiều
nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam, chanh, táo, cà
phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất khó. Vì vậy hiện
nay các chế phẩm có chưa VA mycorrhiza chỉ có bán rất hạn chế trên thị
trường phân bón Mỹ.
Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế
phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ các
chất hữu cơ.
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây. Gồm một nhóm nhiều loài vi
sinh vật khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được
các nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.
Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn
lọc để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt,
ít sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của
hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế
phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng.
Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người
ta sử dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử
dụng các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật
lên men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết
quả khá tốt.
Những năm gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm
EM của giáo sư người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh
vật hữu hiệu (Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một
nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm
men, một số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả
sử dụng EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác
dụng tốt của EM như sau:
- Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
- Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.
- Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất
nông sản tốt.
- Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
- Góp phần làm sạch môi trường.
Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM
làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của
phân.
EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật:
Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì
phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn.
Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách
trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút.
Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật.
Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được
lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm
giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng
được ghi trên bao bì.
Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong chuối
kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một
số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ
phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào.
Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những chuối kiện
đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối
với các loại cây trồng cạn.

Các loại phân hữu cơ khác:


Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau,
nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho
cây trồng.
Dưới đây xin nêu một số loại phân thường gặp trong sản xuất ở nước ta:
* Phân than bùn:
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực
vật được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của chuối kiện ngập nước
trong nhiều năm. Với chuối kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được
chuyển thành than bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là
các chất hữu cơ. Theo số liệu chuối tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ
lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất.
Than bùn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông
nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Than bùn cho phản ứng chua. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong
than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân
huỷ các chất hữu cơ. Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn
miền Đông Nam Bộ thu được như sau:
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam Bộ
Đơn vị %

% chất dinh Địa điểm lấy than bùn


dưỡng Tây Ninh Củ Chi Mộc Hoá Duyên Hải

N 0,38 0,09 0,16 – 0,91 0,64

P2O5 0,03 0,1 – 0,3 0,16 0,11

K2O 0,37 0,1 – 0,5 0,31 0,42

pH 3,4 3,5 3,2 2,6

Số liệu của Hồ Thìn, Võ Đình Ngô – Trung tâm địa học, Phân viện khoa học
Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.
Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho
cây không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng.
Vì vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của
cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2
– 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân
huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.
Để bón cho cây, người ta không sử dụng than bùn để bón trực tiếp.
Thường than bùn được ủ với phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, sau
đó mới đem bón cho cây. Trong quá trình ủ, hoạt động của các loài vi sinh làm
phân huỷ các chất có hại và khoáng hoá các chất hữu cơ tạo thành chất dinh
dưỡng cho cây.
Chế biến than bùn thành các dạng phân bón khác nhau được thực hiện
trong các xưởng. Thông thường quá trình chế biến thông qua các công đoạn sau
đây:
Dùng tác động của nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi
nắng một thời gian để Ôxy hoá bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ
70oC.
Dùng vi sinh vật phân giải than bùn. Sau đó trộn với phân hoá học
NPK, phân vi lượng, chất kích thích sinh trưởng, tạo thành loại phân hỗn hợp
giàu chất dinh dưỡng.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều xưởng sản xuất nhiều loại phân hỗn hợp
trên cơ sở than bùn. Trên thị trường có các loại phân hỗn hợp với các tên
thương phẩm sau đây: Biomix (Củ Chi), Biomix (Kiên Giang), Biomix (Plây
Cu), Biofer (Bình Dương), Komix (Thiên Sinh), Komix RS (La Ngà),
Compomix (Bình Điền II), phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và nhiều loại
phân lân hữu cơ sinh học ở nhiều tỉnh phía Bắc.
* Phân tro, phân dơi:
Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại
đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm.
Trong tro có 1 – 30% K2O và 0.6 – 19% P2O5. Tro có thể dùng bón trực
tiếp cho cây hoặc dùng làm chất độn, chất trộn với phân chuồng, phân bắc,
nước tiểu…
Kali trong tro dễ hoà tan. Trong tro còn có silic, lân, magiê, vi lượng
với hàm lượng tương đối cao. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên
các loại đất chua.
Phân dơi có hàm lượng lân rất cao. Nhiều gia đình nông dân đã vào các
hang động trong núi đá, thu gom phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng và
đã thu được kết quả tốt. Nhiều hộ nông dân đã nuôi dơi để lấy phân bón ruộng.
Bài đọc thêm số 2
Cây chuối (Musa sapientum L)

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae.
Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá
cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nước
đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế
khá lớn và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc
đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản
lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta còn
xuất khẩu một lượng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì
năng suất trồng chuối nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm
được những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất
là hết sức cần thiết.

1. Điều kiện sinh thái của cây chuối

- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong
phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất
kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo
dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền
Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 24 0C, nên có lượng
nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.

- Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất
cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ
bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ
40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ
theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít
mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.

- Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi
cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta
cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.

* Nên trồng chuối từ loại chồi nào

Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta
thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm
ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi
chiên và chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên
được sử dụng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra
rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh. Chồi này rất sung sức, khi trồng mau
bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng
cao.

Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân
giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi,
châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương
pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối
đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương
đối cao vì khi ta bổ một củ ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.

2. Yêu cầu về loại đất trồng chuối

Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt
nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng
có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng
trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Kết quả
phân tích hàm lượng các chất khoáng trong giống chuối tiêu lùn cho thấy:
Chất khoáng Hàm lượng (kg/tấn quả tươi)

N 1,0 - 2,0

P 0,18 - 0,22

K 4,3 - 4,9

Ca 0,09 - 0,21

Mg 0,11 - 0,32

Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5 - 8, tốt nhất trong khoảng
6 - 7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu
vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.

3. Mật độ trồng chuối thích hợp

Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống
càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn
các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa
hơn. Ở các vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000
cây/ha (với chuối tiêu vừa và lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha)
hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng
nước ta quá thưa nên năng suất thấp hơn nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho
biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn, có thể trồng 20.00-2.500 cây/ha.
Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều
nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây;
chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng
dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại,
tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất
chuối.

4. Mùa vụ trồng chuối phù hợp

Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì
vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Tuy nhiên, nếu để đạt đến
năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, bà con cũng cần chú ý đến thời vụ.
“Giêng trúc lục tiêu” tức là kinh nghiệm về mùa vụ trồng tre và chuối hợp lý,
tức tháng giêng (ÂL) trồng tre, tháng sáu (ÂL) trồng chuối. Đối với các giống
chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3
ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa
vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất
chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối:
vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu
ngon hơn.

5. Bón phân, tưới nước cho chuối

Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối. N ảnh hưởng
đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng
tạo phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản
lượng thu hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P,
K thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là:
100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất
hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải
bón phân hữu cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc
một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm
quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể
trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10
sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và
phẩm chất chuối.
Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước
đủ cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá
13,5m2 cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút.

Kỹ thuật trồng và thâm canh chuối Laba

Trong nhiều năm trở lại đây, chuối Laba được coi là mặt hàng đặc
sản của Đà Lạt - Lâm Đồng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài
tỉnh ưa chuộng. Chuối có độ dẻo, mùi thơm và có vị ngọt đặc trưng.
Chúng tôi cung cấp quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối để bà
con tham khảo:

1. Đất trồng chuối

- Chuối Laba được trồng trên nhiều chân đất khác nhau, từ đất đỏ
bazan, đất xám, đất phù sa ven sông suối… nhưng tốt nhất là đất phải
tơi xốp, nhiều mùn, giữ nước tốt, nhất là đất phù sa, đất bùn ao phơi
ải…đất có độ pH từ 4.5 -8, thích hợp nhất là pH 6 – 7.5.

- Chuối LaBa chịu úng và chịu hạn kém, do đó đất trồng phải có
độ cao so với mực nước ngầm tối thiểu 0,6m, thoát nước tốt.

1.1 Chuẩn bị đất:

Dọn sạch đất, vệ sinh xung quanh sau đó đào hố trồng, đào hố
kích thước 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm sau đó lấy lớp đất mặt
trộn với 5 - 10 kg phân chuồng hoai + 300gr P 2 O 5 + vôi bón vào hố
xong lấp lại. Trước khi trồng 5- 7 ngày bón lót phân hữu cơ vi sinh +
thuốc trừ sâu mocap hoặc Basudine hạt để trừ sâu, sau đó trộn đều đất
trước khi trồng.

1.2 Chuẩn bị cây con giống: Có 3 loại


Cây con giống từ nuôi cấy mô, cây con giống tỉa từ cây mẹ, cây
con giống nhân bằng củ (ít trồng), nhưng tốt nhất nên chọn cây con
giống từ nuôi cấy mô, cây giống từ nuôi cấy mô có ưu điểm là sinh
trưởng mạnh, độ đồng đều cao và sạch bệnh. Chọn cây giống trồng đạt
chiều cao 20cm trở lên và có từ 6-7 lá. Nếu chọn cây con giống bứng từ
cây mẹ thì chọn cây mập khỏe, cây có hình lưỡi mác, không bị sâu
bệnh, cao 0,8-1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá trước khi trồng. Nếu cây con quá
lớn thì mau cho thu hoạch trái nhưng năng suất vụ đầu thấp.

Giống chuối là yếu tố quan trọng, nếu không chọn đúng giống sẽ
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả chuối khi bán. Vườn chuối
mẹ không được nhiễm các loại bệnh như: Bệnh chùn đọt (Bunchy Top),
bệnh khảm lá (CMV), bệnh đốm cháy lá (cháy lá Sigatoka vàng-nâu), tỷ
lệ cây chuối bị nhiễm sùng đục củ, sùng đục thân chuối tỷ lệ thấp, tuyến
trùng hại rễ.

2. Khoảng cách trồng

Thay đổi tùy theo địa hình đất, đất tốt hoặc xấu. Thông thường
nông dân trồng khoảng cách 3m x 3m hoặc 3m x 4m. Trồng chuối
nên trồng theo hướng Đông – Tây để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời,
trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu.

3. Thời vụ trồng

Chuối trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm
hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác
định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp
với điều kiện chủ động được nước tưới.

4. Cách trồng chuối

Dùng cuốc xới lại hố đào sau đó đặt bầu đất chuối cấy mô xuống
hố trồng, lưu ý mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10 - 15cm, sau đó lấp
đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối (không nên nén quá chặt sẽ
làm dập con chuối). Nếu trời nắng quá có thể che tủ cây con trong tuần
lễ đầu.

Cần lưu ý là đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía
để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu
hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng
xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên. Và làm
như vậy để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong
làm cây đỡ bị đổ.

5. Chăm sóc, bón phân, tưới nước và tỉa chồi

5.1 Tưới nước

Ở giai đoạn cây con tùy thời tiết, thời vụ trồng mà điều chỉnh
lượng nước tưới phù hợp, không nên để chuối quá ẩm hoặc quá khô.
Cây con chuối mới trồng 2-3 ngày tưới một lần, cây trưởng thành tưới 2
lần/tuần. Nên trồng cây chắn gió quanh vườn để hạn chế rách lá làm
giảm năng suất chuối.

Khi cây chuối trổ buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước và
bón phân đầy đủ để quả chuối phát triển tốt. Vào mùa mưa (từ tháng 5-
11 dương lịch) chú ý thoát nước tốt cho vườn chuối để hạn chế ngập
úng.

5.2 Phân bón

Yêu cầu về dinh dưỡng của cây chuối lớn, đòi hỏi lượng phân bón
nhiều mới cho sản lượng cao. Đất phải có nhiều hữu cơ, hàm lượng mùn
trong đất cao.

5.2.1 Lượng bón


Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy để cho chuối sinh trưởng và
phát triển đạt năng suất cao trong 1 năm cần lượng phân bón như sau
(g/cây).

N P2O5 K2O CaO MgO

150,5 40,7 561 158 99

Phân tích 01 cây chuối đạt năng suất cao cho thấy: Lượng kali cao
gấp 3,6 -> 3,75 lần đạm, CaO cao nhưng hầu hết trên 75% tập trung vào
thân và lá chuối. Đây là nguyên nhân vì sao phải trồng chuối trên đất
tốt phì nhiêu nếu không phải bón phân hữu cơ, đầu tư chăm sóc và quản
lý tốt.

5.2.2 Phương pháp và thời kỳ bón phân

Cây chuối sinh trưởng và phát triển chia làm 3 giai đoạn:

-Thời kỳ đầu: Thời kỳ dinh dưỡng và sinh trưởng của cây con.

-Thời kỳ giữa: Thời kỳ phân hóa mầm hoa (giai đoạn quan trọng
hình thành buồng, trái).

-Thời kỳ cuối: Thời kỳ ra hoa và phát triển buồng, trái.

Sản lượng của cây chuối cao hay thấp quyết định trong thời kỳ
phân hóa mầm hoa, để có số lượng nải và quả cao thì phải chú ý chăm
sóc tốt thời kỳ đầu sinh trưởng và phát triển của cây chuối. Vì thời kỳ
này tác động rất mạnh đến thời kỳ phân hóa mầm hoa. Sau thời kỳ cây
chuối đã phân hóa mầm hoa thì bón phân không tác động mạnh đến
năng suất của cây.
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân, phân hữu cơ vi sinh…
trước khi trồng, ở những vụ kế thì bón sau khi thu hoạch hay đầu mùa
mưa, lượng bón từ 0,3 – 0,5kg/hố.

+ Bón thúc: Trong 1 năm thông thường chia làm 3 lần bón:

- Lần 1: Sau trồng 1 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K 2 O

- Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng bón 40% lượng N, 40% lượng K 2 O

- Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K 2 O.

Tuỳ vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà
có lượng phân bón thích hợp cho từng gốc, ngoài ra còn căn cứ vào các
triệu chứng thiếu phân biểu hiện trên cây, lá mà cung cấp lượng phân
thích hợp.

Đối với chuối con trồng bằng mô

+ Bón thúc: Sau khi trồng chuối con từ 7-15 ngày, tiến hành bón
thúc kết hợp với phun xịt phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh,
thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cho chuối phát triển nhanh. Sau đó
trung bình từ 15 – 30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK tổng hợp cho
30-50 gốc, bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ quanh gốc theo tán cây và
cách gốc 10-20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.

Để thâm canh tốt cho các vụ sau cần bón thêm càng nhiều phân
chuồng, phân hữu cơ càng tốt. Một số nơi nông dân tận dụng vỏ cà phê
tươi sau khi ủ hoai làm phân hữu cơ bỏ vào vườn trồng chuối rất hiệu
quả và giữ ẩm rất tốt.

Tỉa chồi:

Tỉa chồi phải được tiến hành thường xuyên (1 tháng/lần), dùng
dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Nên tiến hành
tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con
bị thối lây sang cây mẹ.
Sau khi trồng 5 tháng có thể tiến hành tỉa chồi, nên chọn những
chồi con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ 20cm, mỗi bụi chuối chỉ nên
để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 3-4 tháng.

Việc đánh tỉa chồi con cây chuối để đem trồng có ảnh hưởng nhất
định đến năng suất buồng chuối. Nên đánh tỉa chồi con cây chuối khi
cây chuối mẹ đã trổ buồng và định hình quả, chỉ đánh tối đa ¼ vùng gốc
cây chuối mẹ sau đó tích cực chăm sóc, bón phân để mau phục hồi. Nếu
đánh tỉa chồi con khi cây mẹ chưa ra quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất và
cây mẹ hay bị đổ ngã khi mưa gió.

Cắt hoa đực-che và chống quày

Ở những nơi có mật độ con Bù Lạch cao khi buồng chuối mới nhú
cần phun xịt thuốc trừ sâu kết hợp với các loại thuốc phòng bệnh như
Zinep xanh, Macozeb, Kocide… để diệt trừ bù lạch cắn phá và nấm quả
chuối.

Tiến hành cắt bỏ những bẹ lá chuối cạ vào buồng để buồng chuối


thông thoáng không bị trầy xước.

Sau khi ở cuối buồng chuối xuất hiện nải toàn hoa đực thì tiến
hành cắt bắp để tập trung dinh dưỡng cho các nải chuối.

Dùng túi polyetylen màu xanh dương có đục lỗ để bao quày, mục
đích giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế bù lạch chích hút
trái non và giúp tăng năng suất quày chuối.

Khi buồng chuối lớn nên dùng cây chống quày tránh đổ ngã.

Bón phân cân đối và hợp lý cho chuối

Cây chuối là loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít
được chú ý đến bón phân nhất, chính vì thế năng suất chuối thường không cao,
hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu muốn phát triển nghề trồng chuối với quy mô
công nghiệp và xuất khẩu thì việc bón phân cho chuối cần phải quan tâm.

Trung bình với năng suất 32 tấn/ha, cây chuối lấy đi 80kg N, 49kg P2O5
và 1145kg K2O. Như vậy có thể thấy ngay rằng chuối là một trong số ít cây
trồng có nhu cầu kali lớn nhất. Tuy nhiên, rễ, thân, lá và đặc biệt cuống buồng,
vỏ quả chuối giữ một lượng dinh dưỡng rất lớn, nên trong điều kiện có thể nên
trả lại tối đa các bộ phận này cho đất (rễ chứa 5-10%; thân: 10-12%... so với
tổng lượng hút).

Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ
canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali. Một số
thí nghiệm cho thấy bón cân đối NPK cho chuối làm tăng năng suất 26-27 tạ/ha
hay 9-28% với hiệu suất 13,2-27,5kg chuối/kg K2O tùy theo liều lượng kali sử
dụng. Tuy nhiên, lượng phân bón phù hợp nhất là 200kg N + 200kg K2O. Phân
lân có thể bón 60-90kg P2O5 tùy theo loại đất. Bón vôi cũng là biện pháp có
hiệu quả nếu đất chua.

Hiện tại, để đảm bảo chuối có phẩm chất tốt hơn, người ta còn phun kẽm
và bo với lượng 5-10kg/ha (1-3 lần phun/vụ). Tuy nhiên, phun vi lượng cho
chuối là biện pháp còn ít được áp dụng.

Ngoài tăng năng suất, bón phân cân đối cho chuối còn làm tăng đáng kể
chất lượng chuối, làm tăng hàm lượng đường 0,5-1%, giảm nồng độ axit 0,1%,
bảo quản chuối tốt hơn, hình dáng quả cũng như màu sắc đẹp hơn.

Thời kỳ bón cho chuối cũng rất quan trọng vì lượng phân bón lớn rất dễ
bị mất do rửa trôi, bốc hơi... Thông thường, người ta phải chia ra bón với
khoảng cách 2-3 tháng 1 lần, trong đó phân đạm cần bón sớm hơn, phân kali
bón muộn và tập trung hầu hết vào thời kỳ trước và sau khi trỗ hoa để đảm bảo
chuối đạt năng suất và chất lượng cao.
Phân hữu cơ là một loại phân rất tốt đồng thời góp phần cân đối dinh
dưỡng cho chuối, nhất là tiết kiệm kali đáng kể. Tuy vậy, phân hữu cơ, dù với
liều lượng thế nào cũng không thể thay thế được phân vô cơ.
Bài đọc thêm số 3
Kỹ thuật trồng chuối phủ bạt
Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp
(bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền
virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi
mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi...
I. Chuẩn bị đất trồng
-Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối
thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích
hợp 6-7,5.
-Làm đất: Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối
cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.
II. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách:
-Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vàođầu mùa mưa.
-Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
-Chọn cây giống: Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con
cao 1,2 –1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ,
cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.
2. Đào hố, bón lót và phủ bạt:
-Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách
cây
cách cây để đào hố.
-Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.
-Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl.
Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng
ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.

3. Cách trồng:
Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ
chuối
10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém
đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối.
Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về
một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.
III. Chăm sóc:
-Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc ...
-Bón phân:Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4
kg urê; 0,25-0,4 kg kali).
-Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:
+ Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.
+ Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.
-Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp
bằng.
Tỉa cây con:
Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng,
giảm
sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con.
Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12
nải.
Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa.
Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng
lạt
dài hoặc dây nilon.
Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao
chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh)thủng 2 đầu lồng vào
buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự
nhiên
(nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
IV. Phòng trừ sâu bệnh:
1. Sùng đục củ:
-Làm cho củ thối, cây sinh trưởng kém, buồng nhỏ, trái còi cọc.
-Phòng trị: Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Furadan, Regent 0,3G,
hoặc Basudin rải vào gốc, hoặc chẻ đôi thân chuối úp quanh gốc để bắt thành
trùng.
2. Sâu cuốn lá: Ngắt bỏ lá bị sâu cuốn, giết sâu bằng tay.
3. Bệnh đốm lá:
-Sigatoka vàng và Sigatoka đen gâyhại trên lá tạo hình bầu dục màu nâu có
bệnh
màu sậm hơn và xuất hiện mặt dưới lá. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa,
làm
buồng chuối nhỏ ...
-Phòng trị: Không trồng chuối trên các chân đất chua. Đất trồng phải thoát
nước
tốt. Mật độ trồng phải thích hợp.Vệ sinh vườn chuối, cắt và đốt các lá bị bệnh.
Phun Score, Benomyl từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.
4. Bệnh héo rũ Panama:
-Các lá già vị vàng trước rồi sau đó lan dần đến ngọn, vàng từ bìa lá lan vào
gân
chính. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn có màu nâu đỏ.
-Phòng trị: Khử trùng chuối bằng Manzate, Ridomi trước khi trồng, đào bỏ các
gốc chuối bị bệnh.
5. Bệnh chùn đọt:
-Trên lá chuối có sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá song song với các gân lá,
lá mọc hơi đúng chứ không xỏe ngang. Bệnh lây lan trực tiếp qua cây giống,
qua rầy
mềm và tuyến trùng truyền virus từ cây này sang cây khác.
-Phòng trị: Huỷ bỏ cây bệnh, chọn cây giống sạch bệnh để phát hiện bệnh sớm
kịp thời nhổ bỏ, chống lây lan.
V. Thu hoạch -bảo quản
Khi quả đã tròn cạnh, ruột vàng, độ già 85-90%.Chặt buồng dựng ngược, bảo
quản nơi râm mát.
Bài đọc thêm số 4

Trồng chuối lùn trổ buồng theo ý muốn

Tuy quả nhỏ nhưng phẩm chất rất


ngon. Nếu biết cách cho chuối chín
vào giáp Tết giá trị tăng lên rõ rệt. Sau
đây là vài phương pháp trồng chuối
lùn trổ buồng theo ý muốn.
Chuối lùn dễ trồng, cho năng suất
cao không thua kém các giống chuối
khác. + Chọn cây giống: Nên chọn cây
giống cao từ 70 – 90cm, hình búp
măng, có ít lá, lá thẳng mới là cây đạt
tiêu chuẩn.

+ Thời vụ trồng: Trồng vào tháng 2 âm lịch hàng năm, để cây trổ buồng
vào tháng 6 và cho thu hoạch vào Tết Nguyên đán.
+ Cách trồng:
Đào hố đường kính 50cm. Miền đồng bằng hố đào sâu 50 – 60cm. Miền
đồi hố đào sâu 60 – 80cm. Đào cây giống lên dùng kéo cắt hết rễ sau đó để vào
chỗ râm mát 2 ngày rồi mới đem đi trồng. Trước khi trồng dùng đất bột tơi xốp
trộn với phân chuồng hoai mục cho xuống 1/2 hố gạt phẳng rồi đặt cây giống
ngay ngắn vào giữa hố lấp đất dùng tay nện nhẹ cho cây đứng vững, sau đó
tưới nước ngay cho cây, kiểm tra nếu thấy cây bị nghiêng nên sửa lại.
+ Chăm sóc:
Sau khi trồng 45 ngày thúc lần 1 bằng 0,5 – 1kg phân NPK cho mỗi gốc.
Dùng rơm rạ mục hay cỏ khô phủ mặt gốc, tưới nước đều thường xuyên quanh
gốc để giữ ẩm.
Sau 6 tháng trồng bón thúc lần 2 bằng 0,2 – 0,3kg đạm urê, 1 – 1,5 kg
NPK, phủ tiếp một lớp rơm rạ lên mặt quanh gốc, tưới nước thường xuyên để
cây nuôi quả.
+ Thu hoạch: Khi thấy quả tròn, nhẵn bóng, cuối tháng 12 âm lịch thì thu
hoạch có thể để tươi hoặc ủ chín để bán.
Bài đọc thêm số 5

Bón phân cân đối và hợp lý cho chuối

Cây chuối là loại cây ăn quả được


trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít
được chú ý đến bón phân nhất, chính
vì thế năng suất chuối thường không
cao, hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu
muốn phát triển nghề trồng chuối với
quy mô công nghiệp và xuất khẩu thì
việc bón phân cho chuối cần phải quan
tâm.

Trung bình với năng suất 32 tấn/ha, cây chuối lấy đi 80kg N, 49kg P2O5
và 1145kg K2O. Như vậy có thể thấy ngay rằng chuối là một trong số ít cây
trồng có nhu cầu kali lớn nhất. Tuy nhiên, rễ, thân, lá và đặc biệt cuống buồng,
vỏ quả chuối giữ một lượng dinh dưỡng rất lớn, nên trong điều kiện có thể nên
trả lại tối đa các bộ phận này cho đất (rễ chứa 5-10%; thân: 10-12%... so với
tổng lượng hút).

Cân đối đạm-kali cho chuối có tầm quan trọng đặc biệt, tuy nhiên tỷ lệ
canxi và magiê cũng rất quan trọng vì chúng chi phối hiệu lực của kali. Một số
thí nghiệm cho thấy bón cân đối NPK cho chuối làm tăng năng suất 26-27 tạ/ha
hay 9-28% với hiệu suất 13,2-27,5kg chuối/kg K2O tùy theo liều lượng kali sử
dụng. Tuy nhiên, lượng phân bón phù hợp nhất là 200kg N + 200kg K2O. Phân
lân có thể bón 60-90kg P2O5 tùy theo loại đất. Bón vôi cũng là biện pháp có
hiệu quả nếu đất chua.
Hiện tại, để đảm bảo chuối có phẩm chất tốt hơn, người ta còn phun kẽm
và bo với lượng 5-10kg/ha (1-3 lần phun/vụ). Tuy nhiên, phun vi lượng cho
chuối là biện pháp còn ít được áp dụng.

Ngoài tăng năng suất, bón phân cân đối cho chuối còn làm tăng đáng kể
chất lượng chuối, làm tăng hàm lượng đường 0,5-1%, giảm nồng độ axit 0,1%,
bảo quản chuối tốt hơn, hình dáng quả cũng như màu sắc đẹp hơn.

Thời kỳ bón cho chuối cũng rất quan trọng vì lượng phân bón lớn rất dễ
bị mất do rửa trôi, bốc hơi... Thông thường, người ta phải chia ra bón với
khoảng cách 2-3 tháng 1 lần, trong đó phân đạm cần bón sớm hơn, phân kali
bón muộn và tập trung hầu hết vào thời kỳ trước và sau khi trỗ hoa để đảm bảo
chuối đạt năng suất và chất lượng cao.
Phân hữu cơ là một loại phân rất tốt đồng thời góp phần cân đối dinh
dưỡng cho chuối, nhất là tiết kiệm kali đáng kể. Tuy vậy, phân hữu cơ, dù với
liều lượng thế nào cũng không thể thay thế được phân vô cơ.

Bài đọc thêm số 6

Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt


đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản
lượng khá cao, trung bình có thể đạt
năng suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên
thế giới, nước đạt năng suất chuối cao
nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối
có giá trị kinh tế khá lớn và là mặt
hàng xuất khẩu của nhiều nước.

Ở nước ta, khí hậu bốn mùa đều


phù hợp cho chuối phát triển, từ Bắc
đến Nam, đồng bằng cũng như miền
núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.
Chuối đối với người Việt Nam là rau,
là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản
lượng chuối ở ta hàng năm cũng khá,
ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta
còn xuất khẩu một lượng khá lớn.
Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất trồng chuối
nước ta còn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh
nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất là hết sức cần
thiết.
Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae.
* Điều kiện sinh thái của cây chuối:
- Nhu cầu về nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong
phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất
kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo
dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền
Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng
nhiệt rất tốt cho chuối phát triển.
- Nhu cầu về nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất
cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ
bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ
40-50mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 lít nước/ngày tuỳ
theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít
mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.
- Nhu cầu về ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi
cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta
cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.

* Nên trồng chuối từ loại chồi nào:


Hình thức nhân giống chuối chủ yếu là nhân giống vô tính. Người ta
thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm
ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi
chiên và chồi con lá rộng. Theo nhiều kinh nghiệm, loại chồi con đuôi chiên
được sử dụng trồng tốt nhất. Nó được sinh ra khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, loại chồi non này sinh ra
rất nhanh, tốc độ sinh trưởng rất mạnh. Chồi này rất sung sức, khi trồng mau
bén rễ, tốc độ hồi sinh nhanh, sinh trưởng mạnh và mau ra buồng, sản lượng
cao.
Ngoài chồi con, ở một số nơi đã chọn củ chuối (thân ngầm) để nhân
giống, ở nước ta chưa áp dụng nhiều nhưng ở Trung Quốc, các nước châu Phi,
châu Mỹ đã áp dụng nhiều phương pháp trồng bằng củ chuối. Theo họ, phương
pháp này có lợi ở những mặt: dễ vận chuyển, con giống mọc ra từ củ tương đối
đồng đều nên khi trồng dễ chăm sóc và thu hoạch, hệ số nhân giống cũng tương
đối cao vì khi ta bổ một củ ra đem trồng có thể đạt được từ 4 đến 6 cây con.
* Yêu cầu về loại đất trồng chuối:
Chuối là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không quá nghiêm khắc. Tốt
nhất đối với chuối là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng
có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng
trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Kết quả
phân tích hàm lượng các chất khoáng trong giống chuối tiêu lùn cho thấy:
Chất khoáng Hàm lượng (kg/tấn quả tươi)
N 1,0 - 2,0
P 0,18 - 0,22
K 4,3 - 4,9
Ca 0,09 - 0,21
Mg 0,11 - 0,32
Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng
6-7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu
vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối.
* Mật độ trồng chuối thích hợp:
Mật độ trồng dày hay thưa phụ thuộc vào giống chuối. Đối với giống
càng thấp cây, tán lá hẹp như chuối tiêu lùn, chuối ngự có thể trồng dày, còn
các loại như chuối tiêu vừa, chuối tiêu cao, chuối lá, chuối gòn,…lại trồng thưa
hơn. Ở các vườn chuối nước ta, mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000
cây/ha (với chuối tiêu vừa và lùn), khoảng cách trồng: 3m x 3m (1100 cây/ha)
hoặc 3m x 2,5m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, so với các nước khác, mật độ trồng
nước ta quá thưa nên năng suất thấp hơn nhiều. Theo nhiều kinh nghiệm cho
biết, ở nước ta đối với giống chuối tiêu lùn, có thể trồng 20.00-2.500 cây/ha.
Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều
nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây;
chú ý bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây; trồng
dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại,
tạo điều kiện nóng ẩm phù hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất
chuối.
* Mùa vụ trồng chuối phù hợp:
Đối với khí hậu nước ta, chuối có thể trồng quanh năm đều sống được, vì
vậy về mặt thời vụ không yêu cầu nghiêm ngặt lắm. Tuy nhiên, nếu để đạt đến
năng suất cao và phẩm chất chuối tốt, bà con cũng cần chú ý đến thời vụ.
“Giêng trúc lục tiêu” tức là kinh nghiệm về mùa vụ trồng tre và chuối hợp lý,
tức tháng giêng (ÂL) trồng tre, tháng sáu (ÂL) trồng chuối. Đối với các giống
chuối gòn, chuối lá mật, chuối ngự,… có thể trồng được vụ xuân (tháng 2-3
ÂL), nhưng với chuối tiêu thì phải trồng vụ thu (tháng 6-7 ÂL) và cây sẽ ra hoa
vào tháng 6-8 năm sau, đến tháng 9-11 thu hoạch, lúc này năng suất, phẩm chất
chuối tiêu rất tốt. Vì vậy mà trong dân gian cũng đã có kinh nghiệm ăn chuối:
vào mùa nóng thì nên ăn chuối gòn, chuối lá, còn vào mùa rét thì ăn chuối tiêu
ngon hơn.
* Bón phân, tưới nước cho chuối:
Đạm (N), Lân (P), Kali (K) đều rất cần thiết bón cho chuối. N ảnh hưởng
đến năng suất chuối, K liên quan đến sự phát triển chiều cao và P có tác dụng
tạo phẩm chất quả tốt, chống sâu bệnh. Lượng bón phân tuỳ thuộc vào sản
lượng thu hoạch. Đối với nước ta, qua các thí nghiệm cho thấy liều lượng N, P,
K thích hợp bón cho 1 cây chuối tiêu trong 1 năm ở đất phù sa ven sông là:
100-200g N nguyên chất, 20-40g P nguyên chất, 250-300g K. Hàm lượng chất
hữu cơ trong đất trồng chuối nhất thiết phải đạt 3-4% là tốt, nếu thấp hơn phải
bón phân hữu cơ. Đối với chuối thường bón 30-50kg phân chuồng cho một gốc
một năm. Có thể phủ cỏ, vỏ cà phê, mùn cưa, lá thông,…một lớp dày 30-40cm
quanh gốc chuối để dần thành mùn và giữ ẩm cho đất cũng rất tốt. Hoặc có thể
trồng cây phân xanh để tạo chất hữu cơ cho đất. Nên nhớ vào các tháng 7-8-10
sau khi trồng là giai đoạn bón thúc quan trọng, giúp nâng cao năng suất và
phẩm chất chuối.
Chuối có nhu cầu nước cao, chịu hạn kém, cho nên cần lưu ý tưới nước
đủ cho chuối. Một nghiên cứu đã cho biết một cây chuối có diện tích bộ lá
13,5m2 cần 50-70kg nước để thoát nước trong một phút.
* Những kinh nghiệm khác:
Ngoài những kinh nghiệm về kỹ thuật, bà con nông dân cần chú ý thêm:
chọn cây con đem trồng nên chọn cây cao từ 0,6-1m và đã có trên dưới 10 lá,
trước khi trồng phải gọt sạch rễ và cắt bớt lá. Khi chuối ra hoa cần phải cắt hoa
đực và hoa trung tính (tức cắt bắp chuối), có tác dụng làm quả to hơn. Vườn
chuối phải trồng luân canh thì năng suất mới cao. Mùa mưa không nên đi lại,
cày xới trong vườn chuối. Và quan trọng phải theo dõi sâu hại chuối và có cách
phòng trừ hiệu quả.

You might also like