Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang

Phần một. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG



I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A.tế bào là hệ thống mở.
B.tế bào có cấu tạo phức tạp.
C.ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D.tế bào được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
Câu 2Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là hệ mở vì
A. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng thích nghi với môi trường.D. phát triển và tiến hóa không ngừng.
Câu 3Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A. Quần thể. B.Quần xã. C.Cơ thể. D.Hệ sinh thái.
Câu 4Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống là
A. Sinh quyển. B. Hệ sinh thái. C. Loài. D. Hệ cơ quan.
Câu 5Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành
A. hệ cơ quan. B.mô. C.cơ thể. D.cơ quan.
Câu 6Tổ chức sống nào sau đây là bào quan?
A.Tim. B. Phổi. C.Ribôxôm. D. Não bộ.
Câu 7Tổ chức nào sau đây là đơn vị phân loại của sinh vật trong tự nhiên?
A. Quần thể. B. Quần xã. C.Loài. D. Sinh quyển.
Câu 8Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào?
A.Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B.Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
C.Được cấu tạo từ các mô.
D.Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan.
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 9 đến 13:
Động vật nguyên sinh thuộc giới ………(I).... là những sinh vật……… (II)....,sống ……….(III)..... Tảo
thuộc giới……… (IV), sống……. (V)......
Câu 9Số (I) là
A.Nguyên sinh. B.Động vật. C.Khởi sinh. D.Thực vật.
Câu 10Số (II) là
A.Đa bào bậc cấp. B. Đa bào bậc cao. C. Đơn bào. D.Đơn bào và đa bào.
Câu 11Số (III) là
A.Tự dưỡng hoặc dị dưỡng. B.Chỉ có hình thứcdị dưỡng.
C. Kí sinh bắt buộc. D.Cộng sinh.
Câu 12Số (IV) là
A. Thực vật. B.Nguyên sinh. C. Nấm. D.Khởi sinh.
Câu 13Số (V) là
A.Tự dưỡng. B. Hoá dưỡng.
C.Dị dưỡng. D. Kí sinh bắt buộc.
Câu 14Các cá thể cùng loài, sống chung với nhau trong một vùng địa lý nhất định, tạo nên cấp độ sống
nào sau đây?
A.Hệ sinh thái. B. Quần thể sinh vật.
C. Quần xã sinh vật. D. Sinh quyển.
Câu 15Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Tố Sinh Trang1
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A.5.     B. 3.     C. 4.     D. 2.
Câu 16Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
(1) cơ thể.     (2) tế bào.     (3) quần thể.
(4) quần xã.     (5) hệ sinh thái.
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.     B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.     D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 17“Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích
cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.     B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.     D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 18Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới Khởi sinh.    B. giới Nấm.
C. giới Nguyên sinh.    D. giới Động vật.
Câu 19Các ngành chính trong giới Thực vật là
A.Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Câu 20Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là
A.loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C.loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D.loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 21Giới Nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là
A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy.
B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh.
C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh.
D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy.
Câu 22Giới Thực vật có nguồn gốc từ
A. vi sinh vật cổ.    B. tảo đơn bào. C. tảo lục đa bào nguyên thủy.   D. tảo đa bào.
Câu 23Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?
A. Giới Nguyên sinh.           B. Giới Thực vật. C. Giới Khởi sinh.               D. Giới Động vật.
Câu 24Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?
A. Giới Nấm.                B. Giới Động vật. C. Giới Thực vật.           D. Giới Khởi sinh.
Câu 25Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới Thực vật và giới Động vật là
A.cơ thể đều có cấu tạo đa bào. B.tế bào cơ thể đều có nhân sơ.
C.cơ thể đều có cấu tạo đơn bào. D.tế bào cơ thể đều có nhân thực.
Câu 26Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là
A. Thực vật, Nấm, Động vật. B. Nguyên sinh, Khởi sinh, Động vật.
C. Thực vật, Nguyên sinh, Khởi sinh. D. Nấm, Khởi sinh, Thực vật.
Câu 27Trong các đơn vị phân loại sinh vật dưới đây, đơn vị thấp nhất so với các đơn vị còn lại là
A. Họ.            B. Lớp. C. Bộ.            D. Loài.
Câu 28Ý nào sau đây có nội dung đúng trong các ý còn lại?
A. Chỉ có thực vật có hình thức sống tự dưỡng quang hợp.
Tố Sinh Trang2
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
B. Chỉ có động vật có hình thức dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
C. GiớiĐộng vật gồm các cơ thể đa bào.
D. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh.
Câu 29Sinh vật ở mọi cấp tổ chức sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường, đó là đặc điểm chung nào của các cấp tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở .
C. Tự điều chỉnh. D. Các cấp tổ chức sống có nguồn gốc chung.
Câu 30Nhóm nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào?
A.Thực vật hạt trần.        B.Động vật nguyên sinh.
C. Thực vật bậc cao.              D. Động vật có xương sống.
Câu 31Thuật ngữ nào sau đây không dùng để chỉ một cấp độ tổ chức của hệ sống?
A. Loài. B. Sinh quyển. C. Quần thể. D. Tế bào.
Câu 32 Đặc điểm nổi trội của bộ não so với nơron riêng lẻ
A. Kích thước lớn. B. Khả năng xử lý thông tin.
C. Gồm hàng tỉ nơron tạo nên. D. Khối lượng to.
Câu 33Cấp độ nào sau đây bao gồm các cấp độ còn lại?
A. Cơ thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D.Hệ sinh thái.
Câu 34Cơ thể nào được gọi làđơn bào?
A. Cơ thể gồm 1 tế bào nhân thực. B. Cơ thể có 1 tế bào nhân sơ.
C. Cơthể gồm prôtêin và axit nuclêic. D. Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào.
Câu 35Ví dụ nào sau đây có thể xem như một quần thể?
A. Các con cá chép đang sống trong cùng một ao.
B. Một vườn hoa gồm hoa hồng, hoa cúc.
C. Các con thúở một công viên.
D. Mọi sinh vật cùng ao như tôm, cua, rong, …
Câu 36Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A.Các con chim sống trong một khu rừng. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các cây cọ sống trên một quả đồi. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.
Câu 37Câu nào sau đây làsai về đặcđiểm của các nhóm giới sinh vật?
A. Vi khuẩn: nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
B. Tảo: nhân thực, đơn bào hoặcđa bào, tự dưỡng.
C. Nấm nhầy: nhân sơ, đơn bào, tự dưỡng.
D. Nấm: nhân thực, đơn bào hoặcđa bào, dị dưỡng.
Câu 38Trong cácđơn vị phân loại sinh vật dướiđây, đơn vị thấp nhất so với cácđơn vị còn lại là
A. Họ. B. Bộ. C.Chi. D. Lớp.
Câu 39Đặcđiểm chung về cấu trúc của trùng roi, amip và vi khuẩn là
A. đều thuộc giới Động vật. B. đều có cấu tạođơn bào.
C. đều là những cơ thể đa bào. D. đều thuộc giới Thực vật.
Câu 40Đặcđiểm nào sau đây là chung cho tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh?
A. Có nhân thực. B. Có khả năng vận động.
C. Sống dị dưỡng theo lối hoại sinh. D. Có khả năng quang hợp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tố Sinh Trang3
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang

Phần hai. SINH HỌC TẾ BÀO


Chương I. Thành phần hoá học của tế bào

Câu 1:Đặc điểm chung của prôtêtin và axit nuclêic là
A.đại phân tử có cấu trúc đa phân. B.là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
C.đều được cấu tạo từ các đơn phân axít amin. D.đều được cấu tạo từ các nuclêic.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải là vai trò của nước?
A.Môi trường xảy ra các phản ứng hoá sinh. B.Dung môi hoà tan nhiều chất.
C.Cung cấp năng lượng cho cơ thể. D.Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào.
Câu 3: Loạiprotein nào sau đây có khả năng tham gia các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật với
chức năng xúc tác?
A.Albumin. B.Enzim. C.Lipit. D.Hemôglôbin.
Câu 4: Phân tử dự trữ đường trong gan là
A.glixeron. B. xenlulôzơ. C.glicogen. D.tinh bột.
Câu 5: Đơn phân nào sau đây tham gia cấu tạo nên prôtêin?
A.Axit glutamic. B. Glucôzơ. C.Axit nuclêic. D.Axit amin.
Câu 6: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần nào dưới đây?
A.Nhóm photphat, bazơ nitơ. B.Nhóm photphat, đường.
C.Đường, bazơ nitơ. D.Bazơ nitơ.
Câu 7: Cấu trúc truyền thông tin di truyền là
A.ADN. B.rARN. C.prôtêin. D.mARN.
Câu 8: Tính đa dạng và đặc trưng của ADN được quy định bởi
A. chiều xoắn. B.số vòng xoắn.
C.tỉ lệ A+T/G+X. D.số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
Câu 9: Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết
A. photphođieste. B.hiđrô. C.peptit. D.ion.
Câu 10:Chức năng của phân tử tARN là
A. cấu tạo nên ribôxôm.    B. vận chuyển axit amin.
C. bảo quản thông tin di truyền.    D. vận chuyển các chất qua màng.
Câu 11:Chất nào dưới đây không phải là lipit?
A.Côlestêron. B.Hoocmôn ơstrôgen. C.Vitamin D. D.Xenlulôzơ.
Câu 12:Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là?
A. Số lượng các nuclêôtit trong phân tử ADN.
B. Thành phần các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.
D. Cách liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN.
Câu 13:Chất nào sau đây được xếp vào nhóm đường pôlisaccarit?
(1) Tinh bột. (2) Glicôgen. (3) Saccarôzơ. (4) Glucôzơ.
(5) Fructôzơ. (6) Kitin.
A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (6). D. (3), (4), (6).
Câu 14:Photpholipit có chức năng chủ yếu nào sau đây?
A.Tham gia cấu tạo nhân của tế bào. B.Là thành phần cấu tạo của màng tế bào.
C.Là thành phần của máu ở động vật. D.Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
Câu 17:Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác, đều tìm kiếm đầu tiên là
nước.Vì lý do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
Tố Sinh Trang4
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
Câu 18:Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactôzơ.     B. Mantôzơ.     C.Xenlulôzơ.     D. Saccarôzơ.
Câu 19:Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?
A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B.Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C.Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D.Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.
Câu 20:Cho các ý sau:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào.
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmôn, diệp lục.
(4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Trong các ý trên có bao nhiêu ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2.    B. 3.    C. 4.    D. 5.
Câu 21:Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là
A. phôtpholipit và prôtein.    B. glixerol và axit béo.
C. sterôit và axit béo.    D. axit béo và saccarôzơ.
Câu 22:Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrat với lipit là
A. những phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
B. tham gia vào cấu trúc tế bào.
C. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 23:Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi
A.số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
B.nhóm amin của các axit amin trong phân tử prôtêin.
C.số lượng liên kết peptit trong phân tử prôtêin.
D.số chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin.
Câu 29:Cho các nhận định sau về axit nuclêic. Nhận định nào đúng?
A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào.
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN).
Câu 30: Trình tự các đơn phân trên mạch thứ 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình
tự các đơn phân ở đoạn mạch còn lại sẽ là
A. – TAAXXGTT – B. – XTAXXGTT –
C. – UAAXXGTT – D. – UAAXXGTT –
Câu 31: Trong các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào thì nguyên tố đóng vai trò quan trọng nhất là
A. Cacbon. B. Nitơ. C. Ôxi. D. Hyđro.
Câu 32: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là
A. C, H, O, P.           B. C, H, O, N.            C. O, P, C, N.            D. H, O, N, P.
Câu 33: Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng?
A. C, F, Cu, Fe. B. H, Zn, Fe, Cu. C. N, Cu, Mo, B. D. Co, Cu, Fe, Mo.
Câu 34: Các nguyên tố đại lượng chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên
A. lipit, enzim. B. prôtêin, vitamin.
C. đại phân tử hữu cơ. D. glucôzơ, tinh bột, vitamin.
Câu 35: Dựa vào điều kiện nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng?
Tố Sinh Trang5
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
A.Vai trò của nguyên tố đó trong tế bào.
B. Hàm lượng của nguyên tố đó trong khối lượng chất sống của cơ thể.
C. Mối quan hệ của các nguyên tố đó trong tế bào.
D. Chất lượng và tầm quan trọng của các nguyên tố đó trong tế bào.
Câu 36:Lipit có đặc tính
A.tan rất ít trong nước. B. tan nhiều trong nước.
C. không tan trong nước. D. có ái lực rất mạnh với nước.
Câu 37: Phôtpholipit cấu tạo bởi
A. 1 phân tử glixêrôn liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
B. 2 phân tử glixêrôn liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
C. 1 phân tử glixêrôn liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
D. 3 phân tử glixêrôn liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat.
Câu 38:Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A.Đường. B. Đạm. C. Mỡ. D. Chất hữu cơ.
Câu 40: Có bao nhiêu kết luận thuộc về chức năng của prôtêin.
(1) Cấu trúc nên tế bào và cơ thể: cấu tạo mô liên kết, lông tóc, móng tay.
(2) Dự trữ các axit amin như albumin, cazêin.
(3) Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật nhờ kháng thể, interferon chống vi khuẩn vi rút xâm nhập.
(4) Xúc tác các phản ứng sinh hóa
(5) Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
A. 5. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 41:Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4. B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2.
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3. D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Câu 45: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là
A. đại phân tử, có cấu trúc đa phân. B.có hai mạch pôlinuclêôtit.
C. có một mạch pôlinuclêôtit. D. được cấu tạo từ nhiều đơn phân.
Câu 47:Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm
A. đường pentôzơ, axit và nhóm phôtphat. B. nhóm phôtphat và bazơ nitơ.
C. đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. D. đường pentôzơ và bazơ nitơ.
Câu 49: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng
A.kitin. B.xenlulôzơ. C.peptiđôglycan. D.glicôgen.
Câu 50: Chất nào sau đây thuộc polysaccarit?
A. Saccarôzơ. B. Glucôzơ. C. Galactôzơ. D. Xenlulôzơ.
Câu 52: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố đa lượng là
A. tham gia phân chia tế bào. B.cấu tạo nên các đại phân tử.
C.là thành phần bắt buộc của enzim. D.thúc đẩy sự khử độc của tế bào.
Câu 53: Nguyên tố vi lượng là
A.nguyên tố chiếm dưới 0,01% khối lượng cơ thể.
B.nguyên tố chiếm dưới 0,1% khối lượng cơ thể.
C.nguyên tố chiếm dưới 1% khối lượng cơ thể.
D.nguyên tố chiếm dưới 10% khối lượng cơ thể.
Câu 54: Nguyên tố đại lượng là
A.nguyên tố chiếm trên 0,01% khối lượng cơ thể.
B.nguyên tố chiếm trên 0,1% khối lượng cơ thể.
C.nguyên tố chiếm trên 1% khối lượng cơ thể.
D.nguyên tố chiếm dưới 10% khối lượng cơ thể.
Câu 55: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng là
A. tham gia phân chia tế bào. B.cấu tạo nên các đại phân tử.
Tố Sinh Trang6
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
C. hoạt hoá enzim. D.thúc đẩy sự khử độc của tế bào.
Câu 56:Cơ sở chính để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng là
A. hàm lượng của các nguyên tố trong cơ thể. B. vai trò tham gia cấu tạo.
C. con đường hấp thụ. D. con đường vận chuyển vào cơ thể.
Câu 57: Nguyên tố nào sau đây tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
A. Cacbon. B. Hidro. C. Ôxi. D. Nitơ.
Câu 58: Loại đường đơn được vận chuyển trong máu đi nuôi cơ thể là
A. Fructôzơ. B. Glucôzơ. C. Mantôzơ. D. Galactôzơ.
Câu 59: Các đơn phân axit amin liên kết tạo thành chuỗi pôlipeptit nhờ liên kết nào sau đây?
A. Hidrô. B. Peptit. C. Phôphođieste. D. Glycôzit.
Câu 60: Dưới tác động của enzim hoặc nhiệt độ đường saccarôzơ bị thủy phân sẽ cho những sản phẩm
đường đơn nào?
A. Galactôzơ. B.Glucôzơ và Fructôzơ.
C. Galactôzơ và Fructôzơ. D. Glucôzơ và Galactôzơ
Câu 61: Điểm giống nhau giữa cacbohydrat và lipit:
(1) Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
(2) Không tan trong nước.
(3) Tham gia vào cấu trúc tế bào.
(4) Là đại phân tử sinh học.
(5) Dễ phân hủy để cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu trả lời đúng là
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 62: Hoocmôn testostêrôn, ơstrôgen, carôtênôit, vitamin A, … thuộc
A. prôtêin. B. cacbohidrat. C. axit nuclêic. D. lipit.
Câu 63: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đa. B. Cacbohidrat. C. Đường đơn. D. Đường đôi.
Câu 64: Hợp chất nào sau đây có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?
A. Mantôzơ. B. Photpholipit. C. Pentôzơ. D. Lipit đơn giản.
Câu 65: Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hóa trị. B. liên kết peptit.
C. Liên kết glicôzit. D. Liên kết hidrô.
Câu 66:Loại prôtêin nào sau đây có chức năng vận chuyển các chất?
A. Prôtêin hemôglôbin. B. Prôtêin kháng thể.
C. Prôtêin vận động. D. Prôtêin enzim.
Câu 67: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về lipit?
A. Dầu hòa tan không giới hạn trong nước. B.Trong mỡ có chứa 1 glixêrol và 3 axit béo.
C.Lipit được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Trong mỡ có chứa 1 glixêrol và 2 axit béo.
Câu 68: Photpholipit có chức năng chủ yếu là
A. thành phần của máu ở động vật. B. cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây.
C.là thành phần cấu tạo nên màng tế bào. D. tham gia cấu tạo nhân tế bào.
Câu 69: Cấu trúc đặc thù của mỗi prôtêin do yếu tố nào quy định?
A. Chức năng sinh học của prôtêin. B. Trình tự các ribônuclêôtit trong mARN.
C. Trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc. D. Trình tự các axit amin trong prôtêin.
Câu 70: Đại phân tử hữu cơ nào sau đây tham gia thực hiện nhiều chức năng sinh học nhất?
A. Cacbohidrat. B. Prôtêin. C. Axit nuclêic. D. Lipit.
Câu 71: Loại liên kết hóa học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử prôtêin là
A. liên kết peptit. B. liên kết hidro. C. liên kết hóa trị. D. liên kết este.
Câu 72: Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao. B. Có khả năng tự sao chép.
Tố Sinh Trang7
Tài liệu môn Sinh học 10 cơ bản_HKI THPT Chuyên Tiền Giang
C. Là đại phân tử có cấu trúc đa phân. D. Có tính đa dạng.
Câu 73: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 74: Loại prôtêin nào sau đây có chức năng bảo vệ cơ thể?
A. Prôtêin cấu trúc. B. Prôtêin kháng thể.
C. Prôtêin vận động. D. Prôtêin enzim.
Câu 78: Đặc điểm chung của ADN và ARN là gì?
A. Đều có cấu trúc một mạch. B. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin.
C. Đều có cấu trúc hai mạch. D. Đều được cấu tạo từ các đơn phân nuclêôtit.
Câu 79: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai khi nói về lipit?
A.Phôtpholipit đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo nên màng sinh chất.
B. Trong mỡ có chứa 1 glixêrol và 2 axit béo.
C. Lipit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Cholesterol tham gia cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào động vật.
------------------------------------------------------------------------------

Tố Sinh Trang8

You might also like