Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

____________________

Tình huống 4
Giả sử bạn là luật sư phía nguyên đơn, hãy đưa ra các lập luận để bảo vệ thân
chủ:
- Thứ nhất, việc ông Phạm Văn nghỉ việc chỉ là yếu tố vi phạm nội quy nội bộ công
ty:
Theo Khoản 3, Điều 37, BLLĐ 2012 về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động:
“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng
lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này”.
Trong bản án trên, ngày 1/5/2004 ông Phạm Văn và Công ty cổ phần TDHS có ký
hợp đồng lao động không xác định thời hạn, và được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc
sau 8 năm (tức là vào ngày 18/3/2011). Ngày 18/4/2011, ông có đơn xin nghỉ việc báo
sẽ nghỉ từ 30/09/2011. Do vậy, theo Khoản 3, Điều 37 thì ông Minh là người chấm
dứt hợp đồng đúng pháp luật. Việc ông Phạm Văn nghỉ từ 1/7/2011 chỉ là sự thực hiện
theo quyết định cho nghỉ việc của công ty, điều này thuộc về vấn đề nội bộ về nội quy
và không liên quan đến nội dung hợp đồng lao động của ông Phạm Văn và công ty cổ
phần TDHS.
- Thứ hai, mặc dù phía công ty cổ phần TDHS đã xuất trình chứng cứ chứng minh
việc không chấp nhận các đơn xin nghỉ phép và nghỉ không lương, điều này lại tỏ ra
không thỏa đáng trong nội dung vụ việc:
Căn cứ vào Điều 40, BLLĐ 2012 quy định về Huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động:

1
“Mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước
khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia
đồng ý”.
Đầu tiên, phía công ty tiến hành cho ông Phạm Văn nghỉ việc vào ngày 1/7/2011
song lại công bố những chứng cứ chứng minh các đơn xin nghỉ phép và nghỉ không
lương của ông Phạm Văn từ ngày 25/4/2011 đến 30/9, trong khi ông Phạm Văn lại
tiến hành khởi kiện cho rằng phía công ty tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng
trái pháp luật. Vấn đề được đặt ra là sự “đồng ý” trong quyết định cho nghỉ việc của
công ty TDHS là đúng về mặt chủ quan hay không? Việc ông Phạm Văn nhận thức
được những đơn xin nghỉ của mình không được chấp nhận là có hay không? Việc phía
công ty không đồng ý đơn xin nghỉ việc của ông Phạm Văn, nhưng lại tiến hành cho
ông Phạm Văn nghỉ vào ngày 1/7/2011 có thật sự là sự đồng ý ngầm trong phê duyệt
đơn xin nghỉ của ông, hay đang thể hiện dấu hiệu ép người lao động tự chấm dứt hợp
đồng? Chi tiết nghỉ việc theo quyết định của công ty của ông Phạm Văn vào ngày
1/7/2021 có đúng là duy ý chí? Tất cả những điều này đã không được làm rõ trong nội
dung vụ án, trong nội dung phản tố của công ty TDHS. Chiếu theo Điều 40, BLLĐ
2012, yếu tố đồng ý phía công ty đã tỏ ra mâu thuẫn.

You might also like