Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

Môn học: Triết học Mác – Lênin

(LƯU Ý: ĐÂY LÀ NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỂ ÔN TẬP, THAM KHẢO; NẾU CHỈ HỌC Ở ĐÂY BẠN
KHÔNG THỂ QUA MÔN. KKK)

Yêu cầu số lượng câu hỏi


Tổng
ở các mục
TT Chương Tên mục kiến thức cộng
kiến thức
Cơ bản Nâng cao
1 1 Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội 20 0 20
2 2 Chủ nghĩa duy vật biện chứng 80 0 80
3 3 Chủ nghĩa duy vật lịch sử 50 0 50
Tp.HCM, ngày … tháng 11 năm 2020

GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN


(Ký ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Văn Bừng

1
CHƯƠNG 1
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
1. Ở Trung Quốc cổ đại, chữ “Triết” có thể hiểu là:
A. Yêu mến sự thông thái
B. Chiêm nghiệm cuộc đời
C.Sự truy tìm bản chất của đối tượng
D. Là tri thức mang tính lý luận, tính hệ thống và tính chung nhất
[<br>]

2. Ở Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ “Triết học” có thể hiểu là:


A.Yêu mến sự thông thái
B. Chiêm nghiệm tìm ra chân lý cuộc đời
C. Sự truy tìm bản chất của đối tượng
D. Là tri thức mang tính lý luận, tính hệ thống và tính chung nhất
[<br>]

3. Ở Ấn Độ cổ đại, thuật ngữ “Triết học” có thể hiểu là:


A. Yêu mến sự thông thái
B.Chiêm nghiệm tìm ra chân lý cuộc đời
C. Sự truy tìm bản chất của đối tượng
D. Là tri thức mang tính lý luận, tính hệ thống và tính chung nhất
[<br>]

4. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, thuật ngữ “Triết học” có thể hiểu là:
A. Yêu mến sự thông thái
B. Chiêm nghiệm tìm ra chân lý cuộc đời
C. Sự truy tìm bản chất của đối tượng
D.Là tri thức mang tính lý luận, tính hệ thống và tính chung nhất
[<br>]

5. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Giải thích thế giới
B. Cải tạo thế giới
C.Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại
D. Mối quan hệ giữa con người và thế giới
[<br>]

6. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, câu hỏi lớn thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học là:
A. “Con người có thể tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này hay không?”
B. “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”
C.“Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?”
D. “Vai trò của con người trong thế giới này là gì?”
[<br>]

7. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, câu hỏi lớn thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học là:
A. “Con người có thể tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này hay không?”
B.“Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”
C. “Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?”
D. “Vai trò của con người trong thế giới này là gì?”
[<br>]

8. Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng vật chất có trước ý thức, vật chất
quyết định ý thức, thì thuộc trường phái triết học nào:
A.Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Trường phái khả tri
D. Trường phái bất khả tri
2
[<br>]

9. Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng ý thức có trước vật chất, ý thức
quyết định vật chất, thì thuộc trường phái triết học nào:
A. Chủ nghĩa duy vật
B.Chủ nghĩa duy tâm
C. Trường phái khả tri
D. Trường phái bất khả tri
[<br>]

10. Khi giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng con người có khả năng nhận thức
được thế giới, thì thuộc trường phái triết học nào:
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C.Trường phái khả tri
D. Trường phái bất khả tri
[<br>]

11. Khi giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, những triết gia cho rằng con người không có khả năng
nhận thức được thế giới, thì thuộc trường phái triết học nào:
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Trường phái khả tri
D.Trường phái bất khả tri
[<br>]

12. Tính chất trực quan, cảm tính thể hiện rõ nhất ở hình thức nào của chủ nghĩa duy vật:
A.Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật nói chung
[<br>]

13. Hình thức nào của chủ nghĩa duy vật có phương pháp nhìn thế giới như một cổ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên
thế giới đó về cơ bản là ở trạng thái biệt lập và tĩnh tại:
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại
B.Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật nói chung
[<br>]

14. Hình thức nào của chủ nghĩa duy vật đã không còn đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, và nó đã xác
định rõ vật chất là thực tại khách quan:
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C.Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật nói chung
[<br>]

15. Theo triết học mácxit, nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập và tĩnh tại là đặc trưng của phương pháp nhận thức nào:
A. Phương pháp trực quan, cảm tính
B.Phương pháp siêu hình
C. Phương pháp biện chứng
D. Phương pháp suy đoán lý tính
[<br>]

3
16. Theo triết học mácxit, nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó và nhìn nhận nó ở trạng thái
luôn vận động biến đổi là đặc trưng của phương pháp nhận thức nào:
A. Phương pháp trực quan, cảm tính
B. Phương pháp siêu hình
C.Phương pháp biện chứng
D. Phương pháp suy đoán lý tính
[<br>]

17. Học thuyết của Mác ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết nào:
A. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh và Phong trào khai sáng Pháp
B.Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
C. Triết học Hy Lạp, Kinh tế học Anh và Phong trào khai sáng Pháp
D. Triết học Hy Lạp, Chủ nghĩa duy vật Anh và Phong trào khai sáng Pháp
[<br>]

18. Những phát minh khoa học có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng:
A. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tương đối
B. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tương đối
C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tương đối và thuyết nguyên tử
D.Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tế bào
[<br>]

19. Thế giới quan và phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin trang bị cho con người mang tính chất cơ bản gì:
A. Tính sáng tạo và tiến bộ
B.Tính cách mạng và khoa học
C. Tính kế thừa và cụ thể
D. Tính lịch sử và tính đảng
[<br>]

20. Các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, bản chất, hiện tượng là những phạm trù của khoa học nào:
A.Triết học
B. Sinh học
C. Hoá học
D. Vật lý
[<br>]

CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1. Chân lý luôn có tính:


A. Trừu tượng, chung chung
B.Cụ thể
C. Tuyệt đối
D. Chủ quan
[<br>]

2. Thực tiễn đóng vai trò gì với nhận thức:


A. Định hướng, quyết định
B. Quan trọng, chỉ đường
C.Cơ sở, động lực, mục đích
D. Sáng tạo, xây dựng
[<br>]

3. Tính chất nào của chân lý thể hiện chân lý tồn tại độc lập với ý muốn của con người:
A. Tính tương đối
B. Tính tuyệt đối
C.Tính khách quan
4
D. Tính cụ thể
[<br>]

4. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin là:
A. Quan điểm toàn diện
B.Quan điểm khách quan
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể
D. Quan điểm phát triển
[<br>]

5. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác – Lênin là:
A.Quan điểm toàn diện
B. Quan điểm khách quan
C. Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn
D. Quan điểm phát triển
[<br>]

6. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác – Lênin là:
A. Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn
B. Quan điểm khách quan
C.Quan điểm lịch sử - cụ thể
D. Quan điểm phát triển
[<br>]

7. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác – Lênin là:
A. Quan điểm toàn diện
B. Quan điểm khách quan
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể
D.Quan điểm phát triển
[<br>]

8. Nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ Quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn trong triết học Mác – Lênin
là:
A.Quan điểm thống nhất lý luận với thực tiễn
B. Quan điểm khách quan
C. Quan điểm lịch sử - cụ thể
D. Quan điểm phát triển
[<br>]

9. Nhận thức lý tính khác với nhận thức cảm tính ở chỗ:
A. Nhận thức lý tính phản ánh được mối liên hệ bản chất; phản ánh sự vật hiện tượng kém sâu sắc hơn nhận thức cảm tính 
B. Nhận thức lý tính không ẩn chứa nguy cơ xa rời hiện thực, luôn phản ánh chính xác nhất.
C.Nhận thức lý tính phản ánh, khái quát, trừu tượng, gián tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện.
D. Nhận thức lý tính phản ánh cụ thể, rõ ràng, trực tiếp sự vật, hiện tượng trong tính tất yếu, chỉnh thể toàn diện.
[<br>]

10. “Bước nhảy” là khái niệm dùng để chỉ:


A. Mối quan hệ giữa chất và lượng
B.Sự thay đổi từ chất cũ sang chất mới
C. Thời điểm diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng
D. Sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong cùng một sự vật, hiện tượng
[<br>]

11. “Phán đoán” là giai đoạn của cấp độ nhận thức nào:
A. Nhận thức cảm tính
B.Nhận thức lý tính
C. Nhận thức kinh nghiệm
5
D. Nhận thức trực quan
[<br>]

12. “Tri giác” là giai đoạn của cấp độ nhận thức nào:
A.Nhận thức cảm tính
B. Nhận thức lý tính
C. Là giai đoạn chuyển tiếp từ cảm tính sang lý tính
D. Cấp độ cao nhất của sự nhận thức
[<br>]

13. Tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý là:


A. Lý thuyết khoa học
B. Tri thức của con người
C.Thực tiễn
D. Lý luận xã hội
[<br>]

14. Sự hiểu biết của con người phù hợp với hiện thực khách quan gọi là:
A. Tri thức
B. Vật chất
C.Chân lý
D. Lý luận
[<br>]

15. Ph.Ăngghen chỉ rõ, các sự vật, hiện tượng dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống
nhất đó là:
A. Tính toàn diện
B. Tính chủ quan
C.Tính vật chất
D. Tính lịch sử
[<br>]

16. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ … được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điền từ thích hợp vào dấu “…”:
A. Thực tại chủ quan
B.Thực tại khách quan
C. Quy luật ràng buộc
D. Cảm nhận thông thường
[<br>]

17. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động gì của con người:
A. Hoạt động tập trung trí tuệ
B.Hoạt động thực tiễn
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động cải tạo xã hội
[<br>]

18. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn là:
A. Hoạt động đấu tranh giai cấp
B.Hoạt động sản xuất vật chất
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học
D. Hoạt động cải tạo xã hội
[<br>]

19. Nhận thức cảm tính bao gồm những hình thức nào:
A.Cảm giác, tri giác, biểu tượng
B. Cảm giác, phán đoán, suy lý
6
C. Tri giác, biểu tượng, phán đoán
D. Cảm giác, tri giác, suy lý
[<br>]

20. Nhận thức lý tính bao gồm những hình thức nào:
A.Cảm giác, tri giác, biểu tượng
B.Khái niệm, phán đoán, suy lý
C. Tri giác, biểu tượng, phán đoán
D. Cảm giác, tri giác, suy lý
[<br>]

21. Điền vào chỗ trống cho đúng định nghĩa sau: “Nhận thức là … thế giới khách quan vào trong đầu óc con người một
cách năng động sáng tạo trên cơ sở thực tiễn”:
A.Quá trình phản ánh
B. Sự phản ánh
C. Sự ghi chép
D. Sự tác động của
[<br>]

22. Yếu tố của ý thức thể hiện thái độ của con người đối với đối tượng gọi là:
A. Tri thức
B.Tình cảm
C. Ý chí
D. Tiềm thức
[<br>]

23. Yếu tố giữ vai trò là cơ sở của ý thức là:


A.Tri thức
B. Tình cảm
C. Ý chí
D. Tiềm thức
[<br>]

24. Yếu tố của ý thức thể hiện nguồn động lực bên trong thôi thúc con người vượt qua khó khăn, thử thách gọi là:
A. Tri thức
B. Tình cảm
C.Ý chí
D. Tiềm thức
[<br>]

25. Đâu không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
B. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí
D.Thực tiễn là sự định hướng của nhận thức
[<br>]

26. Dựa vào nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội cái gì là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới tự nhiên:
A. Sự hiểu biết
B.Ý thức
C. Xúc cảm
D. Vật chất
[<br>]

27. Quy luật nào của Phép biện chứng duy vật chỉ ra nguyên nhân, động lực phát triển của thế giới vật chất:
A. Quy luật phủ định cái phủ định
7
B. Quy luật nhân quả
C. Quy luật lượng-chất
D.Quy luật mâu thuẫn
[<br>]

28. Quy luật nào của Phép biện chứng duy vật chỉ ra cách thức phát triển của thế giới vật chất:
A. Quy luật phủ định cái phủ định
B. Quy luật nhân quả
C.Quy luật lượng-chất
D. Quy luật mâu thuẫn
[<br>]

29. Quy luật nào của Phép biện chứng duy vật chỉ ra khuynh hướng phát triển của thế giới vật chất:
A.Quy luật phủ định cái phủ định
B. Quy luật nhân quả
C. Quy luật lượng-chất
D. Quy luật mâu thuẫn
[<br>]

30. Quy luật nào không phải là một trong các quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật:
A. Quy luật phủ định cái phủ định
B.Quy luật nhân quả
C. Quy luật lượng-chất
D. Quy luật mâu thuẫn
[<br>]

31. Hình thức liên kết các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng của thế giới trong ý thức con người,
là hình thức nào của nhận thức trong các hình thức dưới đây:
A. Suy lý
B.Phán đoán
C. Biểu tượng
D. Tri giác
[<br>]

32. Sự tổng hợp tất cả những cảm giác về đối tượng giúp con người biết được đối tượng là cái gì, là hình thức nào của nhận
thức trong các hình thức dưới đây:
A. Suy lý
B. Phán đoán
C. Biểu tượng
D.Tri giác
[<br>]

33. Sự tri giác về đối tượng tạo thành hình ảnh bên trong đầu óc con người phản ánh đối tượng như một chỉnh thể thống
nhất, là hình thức nào của nhận thức trong các hình thức dưới đây:
A. Suy lý
B. Phán đoán
C.Biểu tượng
D. Tri giác
[<br>]

34. Quá trình con người sử dụng ngôn ngữ gọi tên đối tượng và khái quát những đặc trưng về đối tượng, là hình thức nào
của nhận thức trong các hình thức dưới đây:
A. Suy lý
B. Phán đoán
C.Khái niệm
D. Tri giác
[<br>]
8
35. Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: “Phát triển chỉ là những bước nhảy về chất, không có sự thay đổi về
lượng”.
A. Triết học duy vật biện chứng
A.Triết học duy vật siêu hình
C. Triết học biện chứng duy tâm
D. Triết học hiện sinh
[<br>]

36. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, triết học gọi là:
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập
B.Sự thống nhất của hai mặt đối lập
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập
D. Sự tương đồng của các mặt đối lập
[<br>]

37. Chủ nghĩa Mác – lênin thể hiện bản chất gì:
A.Cách mạng và khoa học
B. Dân tộc và hiện đại
C. Khoa học và dân tộc
D. Toàn dân
[<br>]

38. Cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức là:
A. Hoạt động lý luận
B.Thực tiễn
C. Hoạt động văn hoá nghệ thuật
D. Kinh tế
[<br>]

39. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua những hình thức cơ bản nào:
A. Cảm giác – Tri giác – Biểu tượng
B. Cảm giác – Phán đoán – Tri giác
C.Khái niệm – Phán đoán – Suy lý
D. Khái niệm – Suy lý – Tri giác
[<br>]

40. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
A. Cái chung tồn tại khách quan, bên ngoài cái riêng
B. Cái riêng tồn tại khách quan không bao chứa cái chung
C. Cái chung và cái riêng không tồn tại đồng thời
D.Không có cái chung thuần tuý tồn tại ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thông qua cái riêng
[<br>]

41. Quy luật được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật là:
A.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
B. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
C. Quy luật phủ định của phủ định
D. Quy luật tự nhiên
[<br>]

42. Tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn phản ánh trực tiếp việc:
A. Không vận dụng đúng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
B.Không vận dụng đúng quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
C. Không vận dụng quy luật phủ định của phủ định
D. Không vận dụng đúng quy luật tự nhiên
[<br>]
9
43. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là nguyên tắc được rút ra trực tiếp từ:
A.Lý luận về nhận thức
B. Mối quan hệ giữa nhận thức và ý thức
C. Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
D. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
[<br>]

44. Tổng hợp nhưng thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, nói lên sự vật là cái gì, phân biệt nó với cái khác. Đó là khái
niệm nào:
A. Lượng.
B.Chất
C. Độ
D. Điểm nút
[<br>]

45. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình hình thành ý thức là quá trình nào?
A. Tiếp thu sự tác động của thế giới bên ngoài
B. Sáng tạo thuần túy trong tư duy con người
C. Hoạt động kinh tế
D.Hoạt động chủ động cải tạo thế giới và phản ánh sáng tạo thế giới
[<br>]

46. Luận điểm sau đây thuộc trường phái triết học nào: “Sự thống nhất của các mặt đối lập loại trừ sự đấu tranh của các mặt
đối lập”.
A.Chủ nghĩa duy vật siêu hình
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm biện chứng
D. Chủ nghĩa duy lý
[<br>]

47. Theo quan điểm của triết Mác – Lênin, có thể định nghĩa về vật chất như sau:
A. Vật chất là những chất tạo nên vũ trụ
B. Vật chất là nguyên tử
C.Vật chất là thực tại khách quan
D. Vật chất là vật thể cụ thể
[<br>]

48. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật:
A. Bản chất
B.Nội dung
C. Hiện thực
D. Mục đích
[<br>]

49. Cách thức của sự phát triển là:


A. Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
B.Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
C. Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới
D. Sự phát triển không diễn ra theo quy luật khách quan
[<br>]

50. Nguyên nhân của sự phát triển là:


A.Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
B. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
C. Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới
D. Sự phát triển không diễn ra theo quy luật khách quan
10
[<br>]

51. Khuynh hướng của sự phát triển là:


A. Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
B. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
C.Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới
D. Sự phát triển không diễn ra theo quy luật khách quan
[<br>]

52. Quan điểm nào sau đây đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự phát triển:
A. Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
B. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
C. Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới
D.Sự phát triển không diễn ra theo quy luật khách quan
[<br>]

53. Theo quan niệm triết học Mác – Lênin, tính thống nhất của thế giới là gì:
A. Tính hiện thực
B.Tính vật chất
C. Tính tồn tại
D. Tính khách quan
[<br>]

54. Để phản ánh hiện thực khách quan và trao đổi tư tưởng con người cần có cái gì:
A. Công cụ lao động
B. Cơ quan cảm giác
C.Ngôn ngữ
D. Công cụ sản xuất
[<br>]

55. Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý nào:
A. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của vật chất
B. Nguyên lý về sự vận động và đứng im của các sự vật
C.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển
D. Nguyên lý về tính liên tục và tính gián đoạn của thế giới vật chất
[<br>]

56. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ giữa các sự vật có tính chất gì:
A. Tính ngẫu nhiên, chủ quan
B.Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng
C. Tính khách quan, tính đặc thù, tính đa dạng
D. Tính khách quan, đa dạng
[<br>]

57. Quan điểm nào cho rằng thế giới vô cơ, thế giới sinh vật và xã hội loài người là 3 lĩnh vực hoàn toàn khác biệt nhau,
không quan hệ gì với nhau:
A.Quan điểm duy vật siêu hình
B. Quan điểm duy vật biện chứng
C. Quan điểm duy tâm khách quan
D. Quan điểm duy tâm chủ quan
[<br>]

58. Quan điểm nào cho rằng tồn tại là sự phức hợp của những cảm giác:
A. Quan điểm duy vật siêu hình
B. Quan điểm duy vật biện chứng
C. Quan điểm duy tâm khách quan
D.Quan điểm duy tâm chủ quan
11
[<br>]

59. Quan điểm nào cho rằng bản chất thế giới là Ý niệm, vạn vật trong thế giới, kể cả con người chỉ là hình bóng của Ý
niệm:
A. Quan điểm duy vật siêu hình
B. Quan điểm duy vật biện chứng
C.Quan điểm duy tâm khách quan
D. Quan điểm duy tâm chủ quan
[<br>]

60. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào:


A. Nguyên lý về sự phát triển
B.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
D. Nguyên lý về tính đa dạng, phong phú của thế giới vật chất
[<br>]

61. Cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể là nguyên lý nào:


A. Nguyên lý về sự phát triển
B.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
D. Nguyên lý về tính đa dạng, phong phú của thế giới vật chất
[<br>]

62. Cơ sở lý luận của quan điểm phát triển là nguyên lý nào:


A.Nguyên lý về sự phát triển
B. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
D. Nguyên lý về tính đa dạng, phong phú của thế giới vật chất
[<br>]

63. Cơ sở lý luận của quan điểm khách quan là gì:


A. Nguyên lý về sự phát triển
B. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
C.Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
D. Lý luận về quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn
[<br>]

64. Cơ sở lý luận của quan điểm thống nhất lý luận và thực tiễn là gì:
A. Nguyên lý về sự phát triển
B. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
C. Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
D.Lý luận về quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn
[<br>]

65. Giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng – chất:
A.Độ
B. Chất
C. Lượng
D. Bước nhảy
[<br>]

66. Khi nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí tại 100 độ C được gọi là gì trong quy luật lượng – chất?
A. Độ
B.Bước nhảy
C. Chuyển hoá
D. Tịnh tiến
12
[<br>]

67. Tính quy định nói lên sự vật là nó chứ không phải cái khác trong một mối quan hệ nhất định, gọi là gì:
A.Chất
B. Lượng
C. Độ
D. Bước nhảy
[<br>]

68. Tính quy định nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật được gọi là gì:
A. Chất
B.Lượng
C. Độ
D. Điểm nút
[<br>]

69. Trong hoạt động thực tiễn, sai lầm của trì trệ bảo thủ là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật:
A.Quy luật lượng – chất
B. Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật xã hội
[<br>]

70. Trong hoạt động thực tiễn, sai lầm của nôn nóng, tả khuynh là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng
duy vật:
A.Quy luật lượng – chất
B. Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật tự nhiên
[<br>]

71. Trong hoạt động thực tiễn, sai lầm của không xác định đúng mặt đối lập cơ bản của đối tượng, không có phương pháp
phù hợp tạo động lực phát triển cho đối tượng là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật:
A. Quy luật lượng – chất
B. Quy luật phủ định của phủ định
C.Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật tự nhiên
[<br>]

72. Trong hoạt động thực tiễn, sai lầm của việc không kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ của cái cũ là do không tôn
trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật:
A. Quy luật lượng – chất
B.Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật tự nhiên
[<br>]

73. Trong hoạt động thực tiễn, sai lầm của việc không tạo điều kiện cho cái mới tích cực phát triển là do không tôn trọng
quy luật nào của phép biện chứng duy vật:
A. Quy luật lượng – chất
B.Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật mâu thuẫn
D. Quy luật tự nhiên
[<br>]

74. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau, triết học gọi là:
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.
13
B.Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập.
D. Sự tương đồng của các mặt đối lập.
[<br>]

75. Hai mặt đối lập bài trừ, triệt tiêu lẫn nhau, triết học gọi là:
A.Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập.
D. Sự tương đồng của các mặt đối lập.
[<br>]

76. Hai mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau, triết học gọi là:
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập.
D.Sự tương đồng của các mặt đối lập.
[<br>]

77. Nội dung cơ bản của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là:
A. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
B. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
C.Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
của con người
D. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức không thể tác động trở lại vật chất
[<br>]

78. Vận động là:


A. Sự chuyển động của các vật thể trong không gian
B. Sự chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khac của sự vật hiện tượng
C. Sự thay đổi vị trí của các sự vật hiện tượng trong không gian, thời gian
D.Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian
[<br>]

79. Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử-cụ thể và quan điểm phát triển được rút ra từ:
A. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
B.Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
C. Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn
D. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
[<br>]

80. Quan điểm nào đúng theo Phép biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung:
A.Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng
B. Cái riêng chỉ tồn tại trong cái chung
C. Cái chung và cái riêng đều tồn tại trong nhau
D. Cái chung và cái riêng đều tồn tại độc lập với nhau
[<br>]

CHƯƠNG 3
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định yếu tố nào là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội:
A. Sáng tạo nghệ thuật
B. Xây dựng thiết chế nhà nước
C.Sản xuất vật chất
14
D. Cải tạo quan hệ con người với con người
[<br>]

2. Sự sản xuất xã hội bao gồm 3 phương diện không tách rời là:
A. Sản xuất của cải, xây dựng kinh tế, sáng tạo nghệ thuật
B. Xây dựng thiết chế nhà nước
C.Sản xuất vật chất, sản xuât tinh thần, sản xuất ra bản thân con
D. Sản xuất của cải, sản xuất tinh thần, sáng tạo nghệ thuật
[<br>]

3. Cách thức con người sản xuất ra của cải vật chất trong từng giai đoạn nhất định của lịch sử gọi là:
A.Phương thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
[<br>]

4. Phạm trù triết học nào thể hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất:
A. Phương thức sản xuất
B.Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
[<br>]

5. Phạm trù triết học nào thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động sản xuất:
A. Phương thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C.Quan hệ sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
[<br>]

6. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong các yếu tố của Phương thức sản xuất:
A. Đối tượng lao động
B.Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
[<br>]

7. Điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động gọi là:
A. Đối tượng lao động
B. Lực lượng sản xuất
C. Quan hệ sản xuất
D.Tư liệu sản xuất
[<br>]

8. Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào có khả năng nhân sức lao động của con người lên nhiều lần:
A. Đối tượng lao động
B. Phương tiện lao động
C. Quan hệ sản xuất
D.Công cụ lao động
[<br>]

9. Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò nối kết con người với công cụ lao động, giúp con người sử dụng hiệu quả
công cụ lao động:
A. Đối tượng lao động
B.Phương tiện lao động
C. Tư liệu lao động
15
D. Tư liệu sản xuất
[<br>]

10. Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào phản ánh trình độ của con người qua các giai đoạn của lịch sử:
A. Đối tượng lao động
B. Phương tiện lao động
C. Quan hệ sản xuất
D.Công cụ lao động
[<br>]

11. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất gồm các hình thức quan hệ cơ bản nào:
A. Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý
B. Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối
C. Quan hệ phân phối, quan hệ sở hữu và quan hệ công hữu tư liệu sản xuất
D.Quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối
[<br>]

12. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, hình thức quan hệ sản xuất nào giữ vai trò quyết định đối với các hình thức còn lại của
quan hệ sản xuất:
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm
D.Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất
[<br>]

13. Quan hệ giữa người với người phân định người nắm quyền điều hành và người tuân thủ mệnh lệnh của người điều hành
trong quá trình sản xuất gọi là:
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B.Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm
D. Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất
[<br>]

14. Quan hệ giữa người với người phân định người nắm quyền phân chia thành quả của lao động với người chấp nhận sự
phân chia ấy gọi là:
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C.Quan hệ phân phối sản phẩm
D. Quan hệ công hữu về tư liệu sản xuất
[<br>]

15. Trong một công ty cổ phần, Hội đồng quản trị quyết định việc bổ nhiệm nhân sự điều hành công ty và quyết định chế
độ tiền lương cho nhân viên, thể hiện:
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức quản lý bị quyết định bởi quan hệ phân phối
B.Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối bị quyết định bởi quan hệ sở hữu
C. Quan hệ phân phối, quan hệ sở hữu bị quyết định bởi quan hệ tổ chức, quản lý
D. Không thể hiện điều gì trong mối quan hệ giữa các hình thức của quan hệ sản xuất
[<br>]

16. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, lịch sử xã hội loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao như
thế nào:
A. Chủ nghĩa cộng sản - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản
B. Chủ nghĩa cộng sản - Phong kiến – Tư bản – Chủ nghĩa xã hội
C.Công xã nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Tư bản
D. Công xã nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến – Chủ nghĩa cộng sản
[<br>]

16
17. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội nào chưa có sự phân chia giai cấp:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C.Công xã nguyên thuỷ
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

18. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội nào không còn phân chia giai cấp:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C.Cộng sản chủ nghĩa
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

19. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự công hữu xã hội nhưng ngoài khả năng chinh phục của con người là đặc trưng của
hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C.Công xã nguyên thuỷ
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

20. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, chế độ tư hữu sơ khai và sự bất bình đẳng do sự khác biệt về khả năng nhận thức, về
sức mạnh cơ bắp là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A.Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Công xã nguyên thuỷ
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

21. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, chế độ tư hữu tập trung và sự bất bình đẳng do sự khác biệt về huyết thống là đặc trưng
cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B.Phong kiến
C. Công xã nguyên thuỷ
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

22. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, chế độ tư hữu tự do và sự bất bình đẳng do sự khác biệt về tỷ lệ chiếm hữu của cải
trong xã hội là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Công xã nguyên thuỷ
D.Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

23. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi con người còn hạn chế nhận thức như nhau và vì thế chưa có sự phân hoá, chưa
phân chia giai cấp là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Cộng sản chủ nghĩa
D.Công xã nguyên thuỷ
[<br>]

24. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi con người còn hạn chế nhận thức như nhau và vì thế chưa có sự phân hoá, chưa
phân chia giai cấp là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
17
B. Phong kiến
C. Cộng sản chủ nghĩa
D.Công xã nguyên thuỷ
[<br>]

25. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi con người phát triển và có sự phân hoá, phân chia giai cấp, một bộ phận con người
bị biến thành công cụ biết nói, là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A.Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Cộng sản chủ nghĩa
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

26. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người dùng máy móc để sản xuất và mục đích cao nhất của lao động là tạo giá trị
mới lớn hơn lượng giá trị ban đầu, là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Cộng sản chủ nghĩa
D.Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

26. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi con người phát triển toàn diện, con người biết dùng thành tựu khoa học để thay thế
sức lao động của mình, sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt, sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không còn phù hợp
và thay vào đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là đặc trưng cơ bản của hình thái kinh tế - xã hội nào:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C.Cộng sản chủ nghĩa
D. Tư bản chủ nghĩa
[<br>]

27. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là:
A. Quan hệ một chiều
B. Quan hệ nhân quả
C.Quan hệ biện chứng
D. Quan hệ đối kháng
[<br>]

28. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, vai trò của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất là:
A. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất tích cực và tiêu cực
C.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
D. Lực lượng sản xuất tác động quan hệ sản xuất tích cực và tiêu cực
[<br>]

29. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất là:
A. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất tích cực và tiêu cực
C.Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
D. Lực lượng sản xuất tác động quan hệ sản xuất tích cực và tiêu cực
[<br>]

30. Để xây dựng hệ thống nhân sự, quan hệ cấp trên, cấp dưới của một công ty, xây dựng chế độ trả lương công bằng hợp
lý cho nhân viên, người ta phải căn cứ vào tính chất, trình độ của người lao động, vào khả năng ứng dụng khoa học, kỹ
thuật vào công việc để có hiệu quả. Đó là thể hiện sự vận dụng quy luật gì của chủ nghĩa duy vật lịch sử:
A.Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
B. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
18
D. Quy luật về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
[<br>]

31. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội hợp thành một cơ cấu làm cơ sở xây dựng
nên các quan điểm, tư tưởng và các thiết chế xã hội gọi là:
A.Cơ sở hạ tầng
B. Kiến trúc thượng tầng
C. Tồn tại xã hội
D. Ý thức xã hội
[<br>]

32. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả những quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học,
… cùng với những thiết chế tương ứng với các quan điểm, tư tưởng ấy, được xây dựng dựa trên toàn bộ những quan hệ sản
xuất của một xã hội nhất định gọi là:
A. Cơ sở hạ tầng
B.Kiến trúc thượng tầng
C. Tồn tại xã hội
D. Ý thức xã hội
[<br>]

33. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong một xã hội nhất định, quan hệ sản xuất thống trị của xã hội cũ đã bị thay thế bởi
một quan hệ sản xuất mới nhưng quan hệ sản xuất cũ ấy vẫn còn tồn tại trong xã hội mới tương ứng, gọi là:
A. Quan hệ sản xuất thống trị
B.Quan hệ sản xuất tàn dư
C. Quan hệ sản xuất mầm mống
D. Quan hệ sản xuất quá khứ
[<br>]

34. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong một xã hội nhất định, khi quan hệ sản xuất mới xuất hiện và có khả năng sẽ trở
thành quan hệ sản xuất thống trị trong một hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp, gọi là:
A. Quan hệ sản xuất thống trị
B. Quan hệ sản xuất tàn dư
C.Quan hệ sản xuất mầm mống
D. Quan hệ sản xuất tương lai
[<br>]

35. Trong xã hội phong kiến, chính quan hệ vua với bề tôi, quan hệ quý tộc, địa chủ với nông dân, nông nô đã quyết định
sự hình thành hệ thống Nhà nước và pháp luật mang bản chất của giai cấp quý tộc, địa chủ, nó thể hiện:
A. Kiến trúc thượng tầng quyết định sự hình thành cơ sở hạ tầng
B.Cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành kiến trúc thượng tầng
C. Kiến trúc thượng tầng có thể tác động trở lại cơ sở hạ tầng
D. Cơ sở hạ tầng có thể tác động trở lại kiến trúc thượng tầng
[<br>]

36. Trong xã hội tư bản, khi hệ thống Nhà nước và pháp luật có sự tiến bộ, luôn tiếp nhận những cái mới tích cực, từ đó nó
tạo điều kiện cho con người và khoa học phát triển, cải thiện mối quan hệ giữa người với người trong đời sống, nó thể hiện:
A. Kiến trúc thượng tầng quyết định sự hình thành cơ sở hạ tầng
B. Cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành kiến trúc thượng tầng
C.Kiến trúc thượng tầng có thể tác động trở lại cơ sở hạ tầng
D. Cơ sở hạ tầng có thể tác động trở lại kiến trúc thượng tầng
[<br>]

37. Nếu không xuất phát từ tính chất, trình độ của con người, trình độ phát triển, ứng dụng khoa học của chính doanh
nghiệp để xây dựng hệ thống nhân sự, quan hệ cấp trên, cấp dưới, xây dựng chế độ tiền lương cho nhân viên. Nó thể hiện vi
phạm quy luật gì của chủ nghĩa duy vật lịch sử:
A.Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
B. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
19
C. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
D. Quy luật về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
[<br>]

37. Nếu không xuất phát từ chính các quan hệ sản xuất trong xã hội của một quốc gia để xây dựng hệ thống pháp luật cho
nó mà lại mượn hệ thống pháp luật của một quốc gia khác áp dụng vào quốc gia mình. Nó thể hiện vi phạm quy luật gì của
chủ nghĩa duy vật lịch sử:
A. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
B.Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
D. Quy luật về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
[<br>]

38. Học thuyết Mác-Lênin chỉ ra lực lượng nào tiến hành cách mạng vô sản triệt để nhất:
A. Nông dân
B.Công nhân
C. Tiểu tư sản, trí thức
D. Tư sản
[<br>]

39. Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội là:
A. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B.Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
C. Quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
[<br>]

40. Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, thứ tự sự phát triển các hình thức cộng đồng người là:
A. Bộ lạc – Bộ tộc – Thị tộc – Dân tộc
B. Bộ tộc – Thị tộc – Bộ lạc – Dân tộc
C.Thị tộc – Bộ lạc – Bộ tộc – Dân tộc
D. Thị tộc – Bộ lạc – Liên minh thị tộc – Bộ tộc – Dân tộc
[<br>]

41. Theo triết học Mác – Lênin về con người, con người là:
A. Một thực thể siêu nhiên
B.Một thực thể sinh vật – xã hội
C. Một thực thể xã hội
D. Một thực thể lịch sử
[<br>]

42. Theo triết học Mác – Lênin về con người, bản chất con người là:
A. Sự kết hợp của những quan hệ xã hội
B.Sự tổng hoà những quan hệ xã hội hiện thực
C. Sự kết hợp những thuộc tính vốn có, bẩm sinh
D. Sự tổng hoà những đặc điểm sinh học, bẩm sinh
[<br>]

43. Theo triết học Mác – Lênin về con người, yếu tố “sinh vật” bên trong “con người là một thực thể sinh vật – xã hội” có
nghĩa là:
A. Con người đã hoàn toàn tách khỏi yếu tố bẩm sinh, đã thoát vượt sự quy định của những quy luật tự nhiên
B. Yếu tố sinh vật là thể hiện nguồn gốc của con người mà thôi
C.Con người không hoàn toàn tách khỏi yếu tố bẩm sinh, không thoát vượt sự quy định của những quy luật tự nhiên
D. Phần bẩm sinh, bản năng vẫn là phần cơ bản bên trong con người
[<br>]

44. Theo triết học Mác – Lênin về con người, đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là:
20
A.Tính xã hội
B. Tính sinh vật
C. Tính tiến hoá
D. Tính lịch sử
[<br>]

45. Theo triết học Mác – Lênin về con người, con người chỉ có thể bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình trong:
A. Quan hệ xã hội kinh tế và chính trị
B. Hoạt động lao động và sáng tạo nghệ thuật
C. Hoạt động nghệ thuật và triết học
D.Toàn bộ các mối quan hệ xã hội
[<br>]

46. Theo triết học Mác – Lênin về con người, con người là chủ thể của lịch sử và … :
A. Là chủ thể của giới tự nhiên
B.Là sản phẩm của lịch sử
C. Là một cái gì đó tách rời lịch sử
D. Là sản phẩm của đấng thiêng liêng
[<br>]

47. C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo
dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải
được giáo dục”. Nội dung cơ bản của đoạn là:
A.Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội
B. Con người luôn luôn là sản phẩm của lịch sử - xã hội
C. Con người luôn luôn là sản phẩm của nền giáo dục
D. Con người luôn luôn là chủ thể của nền giáo dục
[<br>]

48. Theo triết học Mác – Lênin về con người, con người làm ra lịch sử của mình như thế nào:
A. Một cách vô thức
B.Một cách có ý thức
C. Theo những quy luật tự nhiên
D. Một cách bản năng
[<br>]

49. Khi coi thường những nhu cầu vật chất cần thiết hoặc có thái độ tiêu cực với những nhu cầu vật chất hợp lý của con
người, đó là biểu hiệu của điều gì:
A. Tuyệt đối hoá tính chủ thể lịch sử của con người
B.Tuyệt đối hoá yếu tố xã hội trong con người
C. Tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật trong con người
D. Chỉ xem con người là sản phẩm thuần tuý của lịch sử
[<br>]

50. Khi có thái độ không xem trọng các hoạt động chính trị, xã hội, thậm chí coi thường những cá nhân có thành tựu trong
các hoạt động xã hội, đó là biểu hiện của:
A. Tuyệt đối hoá tính chủ thể lịch sử của con người
B.Tuyệt đối hoá yếu tố xã hội trong con người
C.Tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật trong con người
D. Chỉ xem con người là sản phẩm thuần tuý của lịch sử
[<br>]

(LƯU Ý: CHỈ THAM KHẢO THÔI NHÉ, HỌC


CHÍNH Ở GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM
KHẢO KHÁC MÀ GV GIỚI THIỆU MỚI HY VỌNG
QUA MÔN. KKK)
21
22

You might also like