Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhiều phong trào yêu nước nổ ra, chia làm 2 loại:

+ Phong trào theo khuynh hướng phong kiến, tiêu biểu: Phong trào Cần Vương
(1885 – 1895) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng thể hiện tinh thần quật
cường chống giặc ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân; Phong trào nông dân Yên Thế
(Bắc Giang) (1884 – 1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã xây dựng lực lượng chiến
đấu, lập căn cứ và đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp.

         + Phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu: các phong trào theo xu hướng
bạo động do Phan Bội Châu lãnh đạo , phong trào theo xu hướng cải cách do Phan Châu
Trinh lãnh đạo.

=>  Tất cả các phong trào đều thất bại do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các
phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã
hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu
nước. Tuy thất bại nhưng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước của nhân dân,
bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà
yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đường mới, một giải
pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại

Vào đầu nǎm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí Hội không còn đủ sức lãnh đạo. Trong lúc đó, số lượng
cộng sản đoàn trong Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ngày thêm nhiều nên cần phải
thành lập một Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào. Ngày 17 tháng 6 nǎm 1929, những
đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đã họp tại số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội,
tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, cử ra Ban chấp hành trung ương lâm thời
gồm các đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Vǎn Cung,
Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân. Tháng 8 nǎm 1929, An Nam cộng
sản đảng được thành lập tại cǎn phòng số 1, lầu 2 "Phong cảnh khách lâu", ở đường
Bônác Philippin Sài Gòn (nay là góc đường Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực thành phố Hồ
Chí Minh). Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, gồm các đồng chí Châu Vǎn Liêm (tức Việt),
Nguyên Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách do đồng chí
Châu Vần Liêm làm bí thư. Sau Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng,
các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách
mạng đồng chí Hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào
ngày 1 tháng 1 nǎm 1930, gồm các đồng chí Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Vǎn,
Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại
hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt nên chưa có Ban chấp hành
trung ương. Tuy nhiên, sau khi ra đời cả 3 tổ chức lại đấu đá, tranh giành ảnh hưởng lẫn
nhau, hành động riêng lẻ khiến cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước không
có đường lối thống nhất, sức mạnh bị phân tán, gây bất lợi cho cách mạng.

You might also like