0 Ki Nang Ve Bieu Do

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ

1. Một số điểm cần lưu ý để trình bày 1 bài thực hành vẽ biểu đồ:
Giành 1 trang để vẽ, thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
- Đầu trang ghi TÊN BIỂU ĐỒ (tốt nhất là ghi chữ IN HOA, có thể ghi tên ở dưới biểu đồ
nhưng thường quên và dễ mất điểm vì để sót).
Tên biểu đồ luôn bắt đầu là: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN …
- Biểu đồ (Cần đọc kĩ để xác định phải vẽ loại biểu đồ nào cho đúng). Kí hiệu đơn giản ( ví dụ
như + - x ...). Chừa khoảng 3 đến 6 dòng để ghi chú và nhận xét.
- Chú giải theo thứ tự đề bài cho.
- Nhận xét nhớ xuống dòng mỗi ý.
- Giải thích dựa theo bài học. Giải thích trình bày riêng, không gắn liền với nhận xét.
2. Cách nhận biết một số dạng biểu đồ thường gặp.
2.1. Biểu đồ tròn
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Vẽ biểu đồ tròn…”
- Trong đề, có cụm từ như: “cơ cấu/ tỉ lệ”, “tỉ trọng”.
- Tối đa là 3 hình tròn  Ít năm ≤ 3 năm hoặc ≤ 3 đối tượng.
2.2. Biểu đồ cột
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ biểu đồ cột…”
- Đề bài muốn thể hiện sự hơn kém, nhiều ít hoặc so sánh các yếu tố.
- Trong đề, có cụm từ gợi ý như: “số lượng”, “sản lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”
- Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm nên trục ngang thay vì đơn vị “năm” thay
thế là “các vùng”, “các nước”, “các loại sản phẩm”…
- Đơn vị có dấu “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km2…
2.3. Biểu đồ đường/ đồ thị.
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ đồ thị …”, “Em hãy vẽ đường biểu diễn” …
- Khi đề bài xuất hiện các cụm từ: “phát triển”, “tăng trưởng”, “tốc độ gia tăng”
2.4. Biểu đồ miền
- Khi đề bài xuất hiện 1 trong các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp
nhất để chuyển dịch cơ cấu”.
3. Cách nhận xét
3.1. Biểu đồ tròn
- Khi chỉ có 1 vòng tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ. Sau đó so sánh.
- Khi có từ 2 vòng tròn trở lên:
+ Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu 3 vòng tròn trở lên thì thêm liên tục hay không liên
tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì
ta gom chung lại cho các năm 1 lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
Cuối cùng, kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
3.2. Biểu đồ cột
a. Trường hợp cột đơn (chỉ có 1 yếu tố)
- Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và
tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cũng được)
- Bước 2: Xem xét số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không
liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)
- Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm
Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục
b. Trường hợp cột đôi, ba.. (có từ 2 yếu tố trở lên)
- Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
- Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa 2 cột)
3.3. Biểu đồ đồ thị (đường)
a. Trường hợp chỉ có một đường
- Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối
tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu
năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
- Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào
không liên tục)
- Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm. Nếu
không liên tục thì năm nào không còn liên tục..
b. Trường hợp có hai đường trở lên
- Nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng thứ tự bảng số liệu cho: đường A trước
rồi đến đường B rồi đường C, D..
- Sau đó, tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa các đường biểu diễn.
3.4. Biểu đồ miền
- Nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng (giảm) thế nào,
tăng (giảm) bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm… yếu tố C….
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba … và có thể thay đổi thứ hạng
không?
- Tổng kết lại.

You might also like