Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG

2.1. Cho R là bán kính mặt cầu S (mặt sóng) bao quanh nguồn điểm O; b là khoảng cách từ điểm
được chiếu sáng M tới đới cầu thứ nhất; λ là bước sóng ánh sáng. Nếu bỏ qua số hạng chứa λ²
thì diện tích của tất cả các đới cầu Frenen đều bằng nhau và bằng:

2.2 Biết bán kính của mặt sóng R = 1m, khoảng cách từ tâm sóng đến điểm quan sát bằng 2m,
bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm λ = 5.10-7 m. Bán kính của đới cầu Frenen thứ hai là:

A. 0,17mm B. 0,71mm D. 0,5mm D. 0,25mm

2.3 Biết rằng khoảng cách từ mặt sóng đến điểm quan sát là b=1m, bước sóng ánh sáng dùng
trong thí nghiệm λ = 5.10-7 m. Bán kính của đới cầu Frenen thứ 3 trong trường hợp sóng phẳng?

A. 1mm B. 3/5mm C. 1,23mm D. 5/3mm

2.4 Một nguồn sáng điểm chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng λ=0,50µm vào một lỗ tròn bán kính
r = 1,0mm. Khoảng cách từ nguồn sáng tới lỗ tròn R =1m. Khoảng cách từ lỗ tròn tới điểm quan
sát để lỗ tròn chứa ba đới Frenen là bao nhiêu?

A. 1m B. 2m C. 3m D. 4m

2.5 Chiếu ánh sáng đơn sắc bước sóng λ=0,5µm vào một lỗ tròn bán kính chưa biết. Nguồn sáng
điểm cách lổ tròn 2m, sau lỗ tròn 2m có đặt một màn quan sát. Bán kính của lỗ tròn phải bằng
bao nhiêu để tâm của hình nhiễu xạ là tối nhất?

A. 1mm B. 2,5mm C. 1,23mm D. 5mm

2.6. Giữa nguồn sáng điễm và màn quan sát người ta đặt một lỗ tròn. Bán kính của lỗ tròn bằng r
và có thể thay đổi được trong quá trình thí nghiệm. Khoảng cách giữa lỗ tròn và nguồn sáng
R = 100cm, giữa lỗ tròn và màn quan sát b = 125cm. Xác định bước sóng ánh sáng dùng trong
thí nghiệm? Cho biết tâm của hình nhiễu xạ có độ sáng cực đại khi bán kính của lỗ r 1 = 1mm và
có độ sáng cực đại tiếp theo khi bán kính của lỗ r2 = 1,29mm.

A. 0,4µm B. 0,5µm C. 0,6µm D. 0,7µm

2.7. Một chùm tia sáng đơn sắc song song bước sóng λ chiếu thẳng góc với một khe hẹp có bề
rộng b. Hỏi những cực tiểu nhiễu xạ được quan sát dưới những góc nhiễu xạ tính bằng công
thức: (so với phương ban đầu)
2.8. Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song vuông góc với một khe hẹp. Bước sóng ánh
sáng tới 1/6 bề rộng của khe. Hỏi cực tiểu nhiễu xạ thứ ba được quan sát dưới góc lệch bằng bao
nhiêu?

A. 30o B. 45o C. 45o D. 60o

2.9. Một chùm tia sáng đơn sắc song song (λ = 5.10 -5cm) được rọi thẳng góc với một khe hẹp có
bề rộng b = 2.10-3cm. Tính bề rộng của ảnh của khe trên một màn quan sát đặt cách khe một
khoảng d = 1m là: (bề rộng của ảnh là khoảng cách giữa hai cực tiểu đầu tiên ở hai bên cực đại
giữa)

A. 3cm B. 5cm C. 7cm D. 9cm

2.10. Một chùm tia sáng phát ra từ một ống phóng điện chứa đầy khí hiđrô tới đập vuông góc với
một cách tử nhiễu xạ. Theo phương  =41ᵒ người ta quan sát thấy có hai vạch λ 1=0,6563µm và
λ2=0,4102µm ứng với bậc quang phổ bé nhất trùng nhau. Chu kì của cách tử là bao nhiêu?

A. 3µm B. 5 µm C. 7 µm D. 9 µm

CHƯƠNG 4: QUANG HỌC LƯỢNG TỬ

4.1 Một lò nung có nhiệt độ nung 1000K. Cửa số quan sát có diện tích 250cm 2. Công suất bức xạ
của cửa sổ đó là bao nhiêu nếu coi lò là vật đen tuyệt đối?

A. 1,42.103W B. 250W C. 5.103 W D. 103W

4.2 Tìm nhiệt độ của một lò? Cho biết nếu một lỗ nhỏ của nó kích thước (2x3)cm 2, cứ mỗi giây
phát ra 8,28 calo. Coi lò như một vật đen tuyệt đối.

A. 828K B. 1000K C. 6000K D. 414K

4.3 Vật đen tuyệt đối có hình dạng một quả cầu đường kính d=10cm, ở một nhiệt độ không đổi.
Tìm nhiệt độ của nó? Biết công suất bức xạ ở nhiệt độ đã cho là 12kcal/phút.

A. 875K B. 1000K C. 6000K D. 414K

4.4 Nhiệt độ của sợi dây tóc bóng đèn điện luôn luôn biến đổi vì được đối nóng bằng dòng điện
xoay chiều. Hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 80K, nhiệt độ trung bình là 2300K.
Công suất bức xạ của sợi dây tóc biến đổi bao nhiêu lần?

A. 28,75 lần B. 8/230 lần C. 1,15 lần D. 2 lần


4.5 Một ngôi nhà gạch trát vữa, có diện tích mặt ngoài tổng cộng là 1000m 2, biết nhiệt độ của
mặt bức xạ là 27°C và hệ số hấp thụ khi đó bằng 0,8. Tính năng lượng bức xạ trong một ngày
đêm từ ngôi nhà trên?

A. 3,71.1010 J B. 8.1010 J C. 2,70.1010 J D. 3,17.1010 J

4.6 Một thỏi thép đúc, có nhiệt độ 727°C. Trong mỗi giây, mỗi cm 2 của nó bức xạ một năng
lượng 4J. Xác định hệ số hấp thụ của thỏi thép ở nhiệt độ đó là bao nhiêu? Nếu coi rằng hệ số đó
là như nhau đối với mọi bước sóng.

A. α = 0,5 B. α = 0,6 C. α = 0,7 D. α = 0,8

4.7 Tìm bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của vật đen tuyệt đối có nhiệt độ bằng nhiệt
độ của cơ thể (37°C)?

A. 9,3µm B. 3,9 µm C. 3,7 µm D. 7,3 µm

4.8 Công suất bức xạ của vật đen tuyệt đối bằng 10 5kW. Diện tích bức xạ của vật đó là bao
nhiêu? Cho bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 7.10-7m.

A. 6,3.10-3m2 B. 7,3.10-3m2 C. 3,5.10-3m2 D. 5,3.10-3m2

4.9 Tính năng lương do 1 cm2 chì đông đặc trong 1 giây? Biết tỉ số giữa các năng suất phát xạ
toàn phần của bề mặt chì và của vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ bằng 0,6. Cho biết nhiệt độ nóng
chảy của chì là 327°C.

A. 0,64J B. 0,46J C. 0,60J D. 1,2J


2
4.10 Tìm năng lượng do 1 cm bề mặt của vật đen tuyệt đối phát ra trong một giây? Nếu bước
sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của nó bằng 0,4840.10-6m.

A. 4,84J B. 7,35J C. 2,42J D. 3,57J

You might also like