Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

*Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt Nam

-Trong lễ hội: Một số nghi lễ phồn thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi dân
gian ngày xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật.

 Lễ Linh tinh tình phộc: Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là "Linh tinh tình phộc"
diễn ra vào ngày 11 và 12 tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cặp sinh thực khí được thờ ở miếu Trò và được lấy ra vào đúng đêm làm lễ Trò
Trám. Tâm điểm của lễ hội Trò Trám là lễ mật trong đó cặp sinh thực khí, gọi là nõ
nường, được dập vào nhau ba lần.
 Lễ hội Ná Nhèm: là lễ hội truyền thống của người Tày ở khu vực cửa đình Làng
Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức vào ngày rằm tháng
Giêng. Lễ hội Ná Nhèm có rất nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc
như: tục rước nước – rước Vua, tục thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, thờ cây đại đao...
Trong số các lễ vật dâng vua có hai vật sinh thực khí là tàng thinh và mặt nguyệt
(nam và nữ).
 Lễ Ri chà nư cành: là một lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm (Bình Thuận,
Phan Rang) được tổ chức vào đầu năm để cầu mưa, cầu bình an. Trong lễ cúng Ri chà
nư cành, người Chăm có múa điệu múa âm dương mang đậm tính phồn thực. Người
ta làm ba lễ vật dâng cúng bằng gỗ có hình dáng như sinh thực khí nam, chọn trong
làng một người đàn ông khỏe mạnh, cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà
bóng.


 Lễ hội đền Vua Đinh Tiên Hoàng

-Sùng bái tự nhiên:


Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là điều dễ hiểu. Điều đặc biệt
của tín ngưỡng Việt Nam là một tín ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ
giới). Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực
như đã nói ở trên nên các vị thần đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn
giáo, tín ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu. (Xem thêm Đạo Mẫu).
-Thờ người
Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng con người. Họ cũng hay
thờ con người, đặc biệt là thờ sống và phong thánh, chẳng hạn như người ta phong Trần
Hưng Đạo là Đức Thánh Trần, Nguyễn Minh Không là Đức Thánh Nguyễn hay thờ
những người được mến trọng như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...
-Thờ Thần:

Thờ các thần mang nguồn gốc từ Trung Hoa như Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Hà
Bá, Môn Quan, Phúc Lộc Thọ
-Thờ Mẫu:
+Thờ Tam phủ, Tứ phủ
Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời (hay Mẫu Thượng Thiên), Bà Chúa
Thượng (hay Mẫu Thượng Ngàn), Bà Nước (hay Mẫu Thoải). Tứ phủ gồm ba vị Mẫu
trên cộng thêm Mẫu Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của một
xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên có thêm Ngọc
Hoàng, Thổ Công và Hà Bá. Thần Mặt Trời là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả
các trống đồng. Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1 tháng 12
năm 2016, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần
thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang
Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
+Thờ Tứ pháp

Tượng Pháp Vân


Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng
tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt
Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu
Man Nương. Ảnh hưởng của Tứ Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều đình nhà
Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa. Tứ pháp gồm:

 Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu


 Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu
 Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng
 Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

-Điêu khắc: Cho đến nay những hình khắc trên đá được nhắc đến nhiều nhất như dấu ấn
của nghệ thuật tạo hình nguyên thuỷ Việt Nam, đó là hình khắc người và thú trên vách đá
hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ- Hoà Bình- 10 000 năm) và bãi đá cổ SaPa. Những hình khắc
trên hang Đồng Nội được phát hiện năm 1929 do bà Mcolani tìm ra còn trường hợp bãi
đá cổ Sapa không rõ ràng như vậy. Victorcg Loubew phát hiện 1925. Tại thung lũng
Mường Hoa kéo dài hơn 4km, rộng với gần 200 hòn đá lớn nhỏ khắc hình mặt trời, mưa
suối, ruộng bậc thang, hình người cảnh giao phối… đã làm nên diện mạo mới cho những
công trình nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật chạm khắc về bãi đá cổ Sapa.

Hình ảnh bầu vú người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm điêu khắc Chăm, thể hiện ảnh
hưởng của tín ngưỡng phồn thực và xã hội mẫu hệ.
-Vai trò: Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc trống đồng, một biểu tượng sức
mạnh của quyền lực, cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:

 Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo
 Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống mô phỏng động tác giã gạo
 Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam[cần dẫn nguồn], xung quanh là hình lá
có khe rãnh ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ
 Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem
thêm Con cóc là cậu ông trời)

-Ý nghĩa: Tín ngưỡng phồn thực mang ý nghĩa thiêng liêng. Nó đề cao cả 2 thực thể nam và nữ và mong
cho sự hài hòa đem lại sự phát triển và trường tồn.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_d
%C3%A2n_gian_Vi%E1%BB%87t_Nam
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADn_ng%C6%B0%E1%BB%A1ng_d%C3%A2n_gian_Vi
%E1%BB%87t_Nam
https://vovworld.vn/vi-VN/van-hoa/tin-nguong-phon-thuc-trong-van-hoa-viet-321285.vov
- Và 1 số tài liệu khác,…

You might also like