Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

LUYỆN TẬP QUANG HỢP (phiếu 1)

Câu 1. Tại sao khi cây cần nhiều ATP, hoặc khi thiếu NADP +, thì hoạt động của PS I sẽ mạnh
hơn so với PS II?
- Khi cần nhiều ATP hoặc thiếu NADP+, electron sẽ đi theo con đường khác gọi là dòng
electron vòng do dòng electron vòng chỉ tạo ra ATP, không tạo ra NADPH nên NADP+ sẽ
không bị khử -> tăng ATP và NADP+ trong tế bào. Dòng electron vòng này chỉ có ở PSI nên
PSI sẽ hoạt động mạnh hơn
Câu 2. Trong các nghiên cứu liên quan đến quang hợp:
a Chất đồng vị oxy 18 (18O) được dùng vào mục đích gì?
- Để nghiên cứu xem oxi được giải phóng từ chất nào trong quá trình quang hợp. Đồng vị
này được dùng như 1 chất đánh dấu đường đi của nguyên tử oxi trong quá trình quang hợp
b Hãy trình bày 2 thí nghiệm có sử dụng chất đồng vị 18O vào mục đích đó.
-Thí nghiệm 1:
+ Dùng nước chứa đồng vị 18O cung cấp cho cây trong quá trình quang hợp
+ Hiện tượng: oxi được giải phóng có dấu 18O
-Thí nghiệm 2
+ Dùng CO2 chứa đồng vị 18O cung cấp cho cây trong quá trình quang hợp
+ Hiện tượng: oxi được giải phóng không có chất đánh dấu
=> Oxi được giải phóng từ nước
Câu 3.
a. Hãy chỉ ra các đặc điểm chính để phân biệt pha sáng với pha tối trong quang hợp của
thực vật ?
Pha sáng Pha tối
Vị trí Túi thylakoid Stroma (chất nền lục lạp)
Nguyên liệu Chl, H2O, NADP+, ADP, CO2, ATP, NADPH
Pi
Sản phẩm ATP, O2, NADPH Glucose và các hợp chất
hữu cơ khác, ADP,
NADP+, Pi
Điều kiện xảy ra Xảy ra trong điều kiện có Không cần ánh sáng
ánh sáng
Vai trò Chuyển đổi năng lượng ánh Cố định CO2, tạo ra
sáng thành năng lượng hóa glucose, cung cấp NADP+,
học dưới dạng NADPH và ADP, Pi cho pha sáng
ATP, cung cấp cho pha tối

b. Trình bày thí nghiệm chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa pha sáng và pha tối?

Câu 4. Xét trong quang hợp


a) Số lượng ATP cần cho việc hình thành 1 phân tử glucôzơ. Nêu số lượng ATP và giải
thích.
Để tổng hợp nên 1 G3P (có 3 cacbon) cần 9 ATP
=> Để tổng hợp nên 1 phân tử glucose (có 6 cacbon) thì chu trình Calvin sẽ quay 2 lần nếu tính
mỗi lần có 3 phân tử CO2 đi vào
=> Số lượng ATP cần dùng cho việc hình thành 1 glucose là 9 x 2 = 18 ATP
b) Hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với ở thực
vật C4. Giải thích.
- Do ở thực vật C3 có hiện tượng hô hấp sáng. Trong điều kiện thiếu CO2, rubisco sẽ kết hợp
với O2 chứ không phải CO2 và sản phẩm tạo ra không phải đường => Hiệu suất quang hợp
giảm do nó chiết rút nguyên liệu hữu cơ và giải phóng CO2
- Ở thực vât C4, trước khi bước vào chu trình Calvin, ở tế bào thịt lá xảy ra quá trình làm giàu
CO2 với nồng độ đủ cao để rubisco có thể liên kết CO2 thay vì liên kết với O2 như hô hấp sáng,
giúp chu trình Calvin diễn ra bình thường, giảm hô hấp sáng, tăng sản xuất đường => Hiệu suất
quang hợp cao hơn C3
Câu 5. Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất
hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và đo tín
hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và đươc cung cấp một lượng CO2
(không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2
được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở hình C8.1)
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một lượng
14
CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt ở hình C8.2), không
bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích


- X là 3 phosphoglycerate vì khi không có ánh sáng, CO2 vẫn được cố định tạo 3PG
nhưng pha sáng không tạo ra được NADPH và ATP cung cấp cho pha tối
=> 3PG tăng do không được chuyển thành 1-3biphosphoglycerate và G3P
- Y là RuBP vì khi không có CO2, G3P vẫn được chuyển thành RuBP nhưng RuBP
không gắn vào CO2 tạo 3PG nên lượng RuBP tăng
b. Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1
Chất Y từ trước khi tắt nguồn sáng đã không được tạo ra nên sau khi tắt nguồn sáng thì nồng
độ vẫn không đổi
b. Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả ánh sáng và
14
CO2 ở thí nghiệm 2
- Do khi 3 phân tử CO2 dưới tác dụng của rubisco gắn vào RuBP tạo ra 6 phân tử 3PG thì 1
phân tử 3PG sẽ đi ra khỏi chu trình và 5 phân tử G3P còn lại tham gia tái sinh và chỉ tạo ra 3
phân tử RuBP
=> RuBP luôn có tín hiệu thấp hơn so với 3PG

Câu 6. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, với các hợp chất ATP; NADPH +; O2 hay G3P
tạo ra trong quá trình quang hợp, thì chất nào được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ở các trường
hợp sau đây:
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 18O,
O2 sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên do có sự phân ly nước, oxi được giải phóng từ
nước trong quá trình quang hợp
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 3H.
NADPH+ sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên do H+ sẽ kết hợp với NADP+ trong
phản ứng sáng
- Các phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 14C.
G3P sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên do cacbon của G3P là cacbon từ CO2

You might also like