Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HÓA HỌC 10 KHTN – CHƯƠNG III LIÊN KẾT HÓA HỌC

A. TỰ LUẬN
I. LIÊN KẾT ION
Câu 1. Viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe2+; Fe3+; K+; N3-; O2-; Al3+; P3-.
Fe - 2e -> Fe2+
Fe - 3e -> Fe3+
K - 1e -> K+
N + 3e -> N3-
O + 2e -> O2-
Al - 3e -> Al 3+
P + 3e -> P3-
Câu 2. Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi cho
a) natri tác dụng với khí clo
b) nhôm tác dụng với khí oxi
c) kali tác dụng với lưu huỳnh
d) magie tác dụng với khí flo
Câu 3. Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử sau: Na2O, K2O, MgCl2, NaF, LiCl, BaO

II. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ


Câu 4. Cho 1 H; 16 O; 14 N; 32 S; 35 Cl
1 8 7 16 17

a) Viết cấu hình electron của chúng.


H: 1s1
O: 1s2 2s2 2p4
N: 1s2 2s2 2p3
S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
b) Viết công thức cấu tạo và công thức electron của NH3; N2; HCl; H2S; H2O.
c) Phân tử nào có liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba? Liên kết cộng hoá trị có cực và không cực?
Câu 5. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây
và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất, vì sao? CH4; NH3; H2O; HCl.
Câu 6. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, xác định
kiểu liên kết trong phân tử các chất sau: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O.
Câu 7. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ bằng 3,04 và clo bằng 3,16; không khác nhau đáng kể nhưng ở
điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn so với Cl2?
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20, nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron
nguyên tử của X và Y và hãy cho biết loại liên kết gì được tạo thành trong phân tử hợp chất của X và Y? Viết
phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.

III. HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA


Câu 9. Xác định số oxi hóa của
- +
a) N trong các hợp chất sau: NH3, N2, NO, N2O, HNO3, Cu(NO3)2, NO2, NO3 , NH4 .
b) S trong các hợp chất sau: SO2, H2SO4, H2S, NaHS, MgS, FeS, H2SO3, SO3, FeSO4.
c) Mn trong các hợp chất: MnO2, KMnO4, Mn(OH)2, MnSO4, H2MnO4.
d) Cl trong các hợp chất: Cl2O7, HCl, ClO2, Cl2O3, HClO3, HClO4, HClO.
Câu 10. Xác định hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau: BaO, MgCl2, H2S, CO2, NaCl, N2, CCl4,
NH3, O2, NaF.

B. TRẮC NGHIỆM
1. Đặc điểm liên kết hóa học ion, CHT
Câu 1. Liên kết ion có bản chất là:
A. Sự dùng chung các electron. B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. Lực hút giữa các phân tử. D. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
Câu 2. Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:
A. Kim loại điển hình. B. Phi kim điển hình.
C. Kim loại và phi kim. D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 3. Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị. C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro.
Câu 4. Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết giữa:
A. Hai phi kim khác nhau.
B. Kim loại điển hình với phi kim yếu.
C. Hai phi kim giống nhau.
D. Hai kim loại với nhau
Câu 5. Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa:
A. Hai kim loại giống nhau.
B. Hai phi kim giống nhau.
C. Một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.
D. Một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion:
A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. Chứa các liên kết ion.
Câu 7. Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:
A. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi thấp.
B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
Câu 8. Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:
A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.
C. Đều có sự góp chung các e hóa trị.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 9. Chọn câu sai: Khi nói về ion
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 10. Tùy thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử
mà liên kết được gọi là:
A. Liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. Liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
D. Liên kết xích ma, liên kết pi, liên kết đelta.
Câu 11. Nếu xét nguyên tử X có 3 electron hóa trị và nguyên tử Y có 6 electron hóa trị thì công thức của hợp
chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là:
A. XY2. B. X2Y3. C. X2Y2. D. X3Y2.
Câu 12. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron
1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử X và Y thuộc loại liên kết:
A. Cho – nhận. B. Kim loại. C. Cộng hóa trị. D. Ion.
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia liên kết với các nguyên tố
khác, oxi có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 6 electron.
Câu 14. Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các nguyên tử Na, Mg, Al có xu
hướng tạo thành ion:
A. Na+, Mg+, Al+. B. Na+, Mg2+, Al4+.
C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 15. Chọn đáp án đúng: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực là?
A. Cl2 ; O3 ; H2O. B. K2O ; Cl2 ; O3.
C. O2 ; O3 ; H2O. D. O3 ; O2 ; H2.
Câu 16. Xác định số hợp chất mà trong phân tử chứa liên kết ion trong dãy chất sau: CO ; NaCl ; CaS ; SO2 ; O2;
K2O ; BaBr2.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 17. Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử chứa liên
kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 18. Trong phân tử BaS có loại liên kết nào, biết độ âm điện của Ba và S lần lượt là: 0,89 và 2,58.
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 19. Chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. Na2S. C. Na2O. D. NaI.
Câu 20. Liên kết ion thường là liên kết giữa một kim loại điển hình và một phi kim điển hình. Hãy cho biết chất
nào sau đây có chứa liên kết ion:
A. H2O. B. MgBr2. C. NH3. D. KI.
Câu 21. Cho độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16); S (2,58). Hãy cho biết trong
các hợp chất sau: H2O ; HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2O, HCl, CO2, CCl4. B. H2O, HCl, H2S, CO2.
C. H2O, HCl, H2S, CH4. D. HCl, H2S, CH4, CO2.
Câu 22. Phân tử nào sau đây là phân tử không phân cực?
A. CO. B. HCl. C. CO2. D. H2O.
Câu 23. Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:
A. Na2O; KCl ; HCl. B. K2O; BaCl2 ; CaF. C. Na2O; H2S ; NaCl. D. CO2; K2O; CaO

2. Xác định công thức cấu tạo


Câu 24. Công thức cấu tạo nào sau đây là của phân tử O2?
A. O O . B. O  O . C. O  O . D. O O.
Câu 25. Công thức cấu tạo của phân tử HCl nào sau đây là đúng:
A. H  Cl . B. H  Cl . C. H  Cl . D. H  Cl .
Câu 26. Công thức cấu tạo tương ứng với hợp chất CO là:
A. C O . B. C  O . C. C  O . D. .
Câu 27. Công thức cấu tạo đúng của phân tử CCl4 là: A

Câu 28. Hợp chất NaNO3 có công thức cấu tạo là: C D

Câu 29. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử nguyên tố Y có hình
electron là 1s22s22p63s23p5. Hãy cho biết hợp chất được tạo bởi X và Y có công thức cấu tạo nào sau đây là
chính xác nhất?
A. [K][Cl] . B. K - Cl .
C. [Na][Cl] . D. Na - Cl .
Câu 30. Phân tử A2B là hợp chất cộng hóa trị, được hình thành từ nguyên tố A có khối lượng mol nhỏ nhất
trong bảng tuần hoàn hóa học và nguyên tố B có phần trăm theo khối lượng trong hợp chất A2B là 88,89%.Công
thức cấu tạo của A2B là:
A. H - S- H . B. H - O - H .
  
C. [H] [O] [H] . D. Na - O - Na .
Câu 31. Nguyên tử nguyên tố A có số hạt mang là 16, nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt mang điện là
16.Cho biết hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố A và B có công thức cấu tạo nào sau đây ( biết tổng số nguyên tử trong
hợp chất đó là 3 ):
A. O = S = O . B. O - S- O .
C. O = SO . D. O = C = O .

3. Xác định hóa trị, số oxi hóa


Câu 32. Số oxi hóa của nguyên tố clo trong hợp chất nào sau đây là cao nhất:
A. HCl. B. HClO. C. HClO4. D. AlCl.
Câu 33. Nguyên tố nitơ có nhiều số oxi hóa khác nhau, hãy cho biết cặp chất nào sau đây mà nguyên tố nitơ
mang số oxi hóa thấp nhất:
A. NO, N2. B. NH3, NaNO3. C. NH3, N2O. D. NH3, NH4Cl.
Câu 34. Trong dãy chất sau: NO, NO2, N2O, NaNO3, KNO2, N2O5, NH4NO3, NH4Cl,HNO3, có bao nhiêu chất
mà trong phân tử có nitơ mang số oxi hóa cao nhất?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 35. Số oxi hóa của Cacbon trong dãy chất sau:+ CaC2, CH4, CCl4, CaCO3, CO, CO2, Al4C3, NaHCO3, sắp
xếp theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là:
A. -1 ; +4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
B. -1 ; -4 ; +4 ; +4 ; +2 ; +4 ; -4 ; +4
C. -1 ; -4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
D. +1 ; +4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
Câu 36. Sắp xếp nào dưới đây trong các hợp chất sau: HCl(-1) ; NaClO(+1) ; HClO2 (+3); KClO3(+5) ; HClO4 (
+7)là theo chiều giảm dần số oxi hóa của nguyên tố Clo:
A. HClO2 ; NaClO ; KClO3 ; HClO4
B. HClO4 ; KClO3 ; HClO2 ; NaClO ; HCl
C. HCl ; NaClO ; HClO2 ; KClO3 ; HClO4
D. HCl ; NaClO ; KClO3 ; HClO2 ; HClO4
Câu 37. Số oxi hóa lần lượt từ trái sang phải của nguyên tố Crom có trong các hợp chất và ion sau: CrO ; Cr2O3
; CrO2- ; CrO42- ; CrCl3 ; K2Cr2O7 là:
A. +2, +3, +4, +6, +2, +6
B. +2, +3, +4, +6, +3, +6
C. +2, +3, +3, +6, +3, +6
D. +2, +3, +3, +7, +3, +7
Câu 38. Số oxi hóa thấp nhất của nguyên tố Crom là:
A. 0. B. +2. C. -2. D. +1.
Câu 39. Số oxi hóa cao nhất và thấp nhất của Crom có trong hợp chất là:
A. +6 và 0. B. +6 và +2. C. +7 và +2. D. +6 và -2.
Câu 40. Mangan có số oxi hóa là +7 trong hợp chất nào sau đây:
A. MnSO4. B. MnO2. C. KMnO4. D. K2MnO4.
Câu 41. Cho các chất sau: MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; Mn ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4
a) Chất mà trong đó nguyên tố Mn thể hiện số oxi hóa thấp nhất là:
A. MnCl2. B. MnO2. C. Mn. D. KMnO4.
b) Chất mà trong đó nguyên tố Mn thể hiện số oxi hóa cao nhất là:
A. MnCl2. B. MnO2. C. Mn2(SO4)3. D. KMnO4.
c) Sắp xếp nào sau đây là theo chiều tăng dần từ phải sang trái số oxi hóa của Mn trong các hợp chất trên:
A. Mn ; MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4

B. MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; Mn ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4


C. KMnO4 ; K2MnO4 ; MnO2 ; Mn2(SO4)3 ; MnCl2 ; Mn
D. Mn ; MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; MnO2 ; KMnO4 ; K2MnO4
Câu 42. Nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4. Trong hợp chất giữa R với hidro, thì R có số oxi
hóa là:
A. +6. B. +4. C. +2. D. -2.
Câu 43. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 34. Tên gọi và số oxi hóa thấp nhất của X trong hợp
chất là:
A. Clo và -1. B. Flo và -1. C. Brom và +1. D. Clo và 0.
Câu 44. Trong hợp chất với oxi, nguyên tố X có số oxi hóa cao nhất là +6, còn trong hợp chất với hiđro số oxi
hóa thấp nhất của X là -2.Vậy X là nguyên tố nào sau đây:
A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Clo. D. Nitơ.
Câu 45. Số oxi hóa của R trong hợp chất với oxi là +2, số oxi hóa của hiđro trong hợp chất với R là -1.Vậy R có
thể là nguyên tố nào sau đây:
A. Cu. B. Fe. C. Na. D. Ca.
Câu 46. Biết trong hợp chất nguyên tố X có 3 số oxi hóa là: -2 ; +4 ; +6 . Mặt khác, trong hợp chất với oxi, X thể
hiện số oxi hóa là +4 và X chiếm 50% về khối lượng trong hợp chất đó.Nguyên tố X là:
A. N. B. P. C. S. D. Cl.
Câu 47. Trong hợp chất, nguyên tố A thường có số oxi hóa là -1, được biết ở dạng đơn chất A2 là một chất khí
có màu vàng lục và có tính oxi hóa rất mạnh. Số oxi hóa cao nhất của nguyên tố A thể hiện trong hợp chất nào
sau đây:
A. HCl. B. HClO4. C. HClO3. D. HNO3.
Câu 48. Trong hợp chất với oxi, nguyên tố R có số oxi hóa cao nhất là +a, được biết hợp chất của R với hiđro có
công thức là RH3. Giá trị của a là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 49. Phần trăm theo khối lượng của nguyên tố M trong hợp chất với oxi và hiđro lần lượt như bảng sau:
Hợp chất M2On MH(8-n)
%M trong hợp chất 43,66% 91,176%
a) Nguyên tố M là:
A. Cacbon. B. Lưu huỳnh. C. Photpho. D. Nitơ.
b) Số oxi hóa cao nhất và thấp nhất của nguyên tố M lần lượt là:
A. +5 và -3. B. +3 và -5. C. -3 và +5. D. +3 và -3.

4. Bài tập tổng hợp


Câu 50. Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron lớp ngoài cùng là 1, nguyên tử nguyên tố X có số electron
hóa trị là 7. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố M và X là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực. B. Cộng hóa trị không cực.
C. Ion. D. Cho – nhận.
Câu 51. Nguyên tố A có cấu hình electron là: 1s 22s22p5, nguyên tố B có cấu hình electron là: 1s 22s22p63s1.Hãy
cho biết trong hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố A và B có chứa loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Cộng hóa trị phân cực. B. Cộng hóa trị không cực.
C. Ion. D. Kim loại.
Câu 52. Nguyên tố X thuộc cột thứ 2 và hàng thứ 4 trong bảng tuần hoàn hóa học,nguyên tố Y thuộc chu kỳ 2
và nhóm VIA trong bảng tuần hoàn hóa học. Hãy cho biết trong hợp chất giữa X và Y có chứa loại liên kết hóa
học nào sau đây:
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị không cực.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Câu 53. Một cation M2+ có cấu hình electron là: 1s22s22p6, biết liên kết hóa học giữa nguyên tố M và nguyên tố
X là liên kết cộng hóa trị phân cực. Vậy nguyên tố X là nguyên tố nào sau đây:
A. Oxi. B. Lưu huỳnh. C. Nitơ. D. Clo.
Câu 54. Cation M+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6, anion X2- có cấu hình electron là: 1s22s22p6. Liên kết
hóa học chứa trong hợp chất của 2 loại ion trên là:
A. cho – nhận. B. cộng hóa trị không cực.
C. cộng hóa trị phân cực. D. Ion.
Câu 55. Nguyên tử nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất phân vào phân lớp 3s1. Nguyên tử
nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4.
Trong hợp chất của X và Y có chứa loại liên kết:
A. ion. B. cộng hóa trị không cực.
C. cộng hóa trị phân cực. D. cho – nhận.
Câu 56. X thuộc nguyên tố s. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron ở phân lớp s là 8, nguyên tử
nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện là 34 .Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X là kim loại, Y là phi kim
B. Cấu hình electron của X là: [Ar]4s2
C. Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn hóa học.
D. Liên kết hóa học trong hợp chất của X và Y là liên kết cộng hóa trị phân cực .
Câu 57. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố A là 34, tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố B
là 48 và biết B thuộc nhóm VIA. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp chất của A và B:
A. Nguyên tố A là kim loại, nguyên tố B là phi kim
B. Công thức hợp chất của A và B có dạng AB2
C. Trong hợp chất của A và B có chứa liên kết ion
D. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố A có khả năng nhường 2 electron

You might also like