ôn tập sinh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LUYỆN TẬP CHUNG

Câu 1. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng kích thước nhanh
chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của loại bào quan này.
- Bào quan đó là không bào
- Không bào trung tâm hút nước, gia tăng kích thước, thể tích của tế bào, làm tế bào trương kèm theo sự sinh
axit. Sau khi không bào trung tâm hút nước làm tăng kích thước tế bào 1 cách nhanh chóng, tế bào mới tổng
hợp thêm các chất cần thiết
- Chức năng:
+ Mô giậu: dự trữ chất dinh dưỡng
+ Tế bào cánh hoa: chứa sắc tố tạo màu sắc, thu hút côn trùng
+ Tế bào lông hút: tạo áp suất thẩm thấu, dự trữ ion
+ Không bào chuyển hóa trung gian
+ Không bào quả, lá: chứa các chất độc với côn trùng
Câu 2. Trong tế bào thực vâ ̣t tồn tại mô ̣t loại bào quan không có màng bao bọc.
a) Đó là bào quan nào? Bào quan đó phân bố ở đâu?
- Đó là ribosome, ở tế bào chất (có thể liên kết với ER hạt hoặc ở trạng thái tự do trong tế bào chất),
nằm ở các bào quan (lục lạp, ti thể)
b) Chỉ ra các bước trong quá trình hình thành và phân bố loại bào quan này.
- ADN nhân tổng hợp rARN, dự trữ trong nhân con
- Protein được tổng hợp từ tế bào chất đi vào nhân kết hợp với rARN tạo thành tiểu phần của ribosome
- Các tiểu phần qua lỗ màng nhân đi ra tế bào chất, chỉ kết hợp với nhau tạo thành 1 ribosome hoàn chỉnh khi
tham gia dịch mã
Câu 3.
1.Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức năng: dung hợp màng; truyền
thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
- Ở màng sinh chất, ngoài lớp phospholipid kép tạo nên bộ khung của màng còn có các protein nằm rải rác
khảm trong khung hoặc xuyên khung. Các protein này có thể là protein thụ thể giúp tiếp nhận và truyền thông
tin vào tế bào
- Ngoài ra còn có các phân tử cacbohidrat liên kết với protein tạo thành glicoprotein giúp nhận biết tế bào và
dung hợp màng tế bào với nhau
2. Trong sự di chuyển của các chất qua màng tế bào, phương thức khuếch tán qua kênh prôtêin có những ưu thế
gì so với phương thức khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép?
- Khuếch tán qua kênh protein cho phép các phân tử có kích thước lớn, tích điện, ưa nước đi qua trong khi lớp
phospholipid kép không thể
- Khuếch tán qua kênh protein có tính đặc hiệu cao, mỗi kênh protein chỉ cho phép 1 hoặc 1 số chất giống nhau
đi qua
- Khuếch tán qua kênh protein diễn ra nhanh hơn
- Khuếch tán qua kênh protein dễ dàng được điều hòa dựa theo nhu cầu của tế bào, nhờ vào sự đóng mở các
kênh và số lượng các kênh trên màng. Khuếch tán qua lớp phospholipid kép phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh
lệch nồng độ
Câu 4. Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: chia các tế bào động vật bình thường thuộc cùng một mô của
cơ thể thành hai nhóm vào các đĩa petri và cung cấp đủ dinh dưỡng; đảm bảo duy trì điều kiện môi trường hoàn
toàn giống với môi trường cơ thể. Sau đó bổ sung thêm vào đĩa có các tế bào nhóm 2 một chất hóa học làm tăng
tính thấm của màng trong ti thể với ion H+.
Theo lý thuyết, thời gian của chu trình tổng hợp ATP và số lượng ATP được tổng hợp từ hai nhóm tế
bào trên khác nhau như thế nào ? Giải thích.

Câu 5. Khả năng hấp thu saccarôzơ của một chủng vi khuẩn sống ở biển được xác định bằng việc nuôi
các tế bào vi khuẩn này trong môi trường có saccarôzơ (là nguồn cacbon duy nhất) được đánh dấu
phóng xạ 14C trong thời gian ngắn. Sau đó, các tế bào được thu, rửa và đo sự có mặt của saccarôzơ đã
được đánh dấu phóng xạ 14C. Sự hấp thu saccarôzơ theo thời gian được đo ở các môi trường có bổ sung
Na+; K+; Li+; Na+ cùng với chất X (chất ức chế tạo građien H+). Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thu
saccarôzơ của các tế bào vi khuẩn này được thể hiện ở bảng dưới đây.
Thời gian Khả năng hấp thu saccarôzơ (mmol/mg prôtêin tổng số của tế bào)
(phút) Bổ sung Na+ Bổ sung K+ Bổ sung Li+ Bổ sung Na+ và chất X
0 0 0 0 0
1 9,5 2,0 3,0 1,0
2 14,5 2,5 3,5 1,0
3 17,0 3,0 4,0 1,5
4 19,0 3,0 4,5 1,5
- Sự hấp thu saccarôzơ ở vi khuẩn trên được thực hiện theo cơ chế nào? Tại sao?
- Giải thích tác động của K+, Li+ lên sự hấp thu saccarôzơ.

Câu 6.
Quan sát hình vẽ bên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Hình vẽ trên mô tả quá trình sinh lý nào diễn ra trong một số bào quan của
tế bào thực vật?
Phosphoryl hóa oxi hóa
b. Chú thích các thành phần (A), (B), (C) trong các bào quan của tế bào thực vật.
Câu 7. Để nghiên cứu hô hấp tế bào, người ta tách các ti thể từ một loại tế bào và đưa vào môi trường
phù hợp với nguồn carbon là pyruvate. Sau đó, bổ sung malonate 0,01 M và tiến hành đo lượng ôxi tiêu thụ
trong 2 phút. Công thức cấu tạo của malonate và sự chuyển hóa pyruvate trong ti thể được biểu diễn ở hình dưới
đây.

Hãy cho biết:


a. Sau khi bổ sung malonate, lượng ôxi tiêu thụ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. Sau khi bổ sung malonate, nếu không tính đến thành phần môi trường nuôi ban đầu, hợp chất nào có nồng độ
cao nhất trong số các hợp chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa ở hình trên? Giải thích.
c. Nếu bổ sung malonate với nồng độ gấp 10 lần, lượng ôxi tiêu thụ thay đổi như thế nào? Giải thích.
d. Để tăng lượng ôxi tiêu thụ lên mức cao nhất có thể, nên bổ sung chất chuyển hóa trung gian nào? Giải thích.

Câu 8.
1. Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất hữu cơ X và Y thuộc
chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm
sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và đươc cung cấp một lượng CO2 (không đánh dấu
phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường
nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở hình C8.1)
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một lượng 14CO2 nhất định.
Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt ở hình C8.2), không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2
nào.
a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích
b. Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1
c. Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả ánh sáng và 14CO2 ở thí nghiệm 2
2. Khi cây cần nhiều ATP hoặc thiếu NADP+ thì hoạt động của hệ quang hóa I hay quang hóa II mạnh hơn?
Giải thích?

Khi cây cần nhiều hoặc thiếu NADP+ thì hoạt động của hệ quang hóa I mạnh hơn vì lúc này, electron di chuyển
theo dạng vòng. Electron chỉ di chuyển theo dạng vọng ở PSI

You might also like