Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Vì sao các bạn (Starbucks) quyết định đặt chân tới Việt Nam?

Mục tiêu của bạn tại thị trường


này là gì?
 Lí do: Thu nhập, nhân khẩu học và thói quen tiêu thụ cà phê có lẽ là những yếu tố thúc đẩy
Starbucks tiến vào thị trường gần 90 triệu dân của Việt Nam. Hãng bán đồ uống cà phê nhanh
lớn nhất thế giới Starbucks đã chính thức công bố ý định thâm nhập thị trường Việt Nam vào
năm tới. Và Việt Nam cũng là nguồn xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới.
 Mục tiêu:
 Thứ nhất, Mục tiêu quan trọng nhất của Cà phê Starbucks là duy trì hình ảnh về một thương
hiệu nổi tiếng và được kỳ vọng hàng đầu thế giới.
 Thứ hai, trong nỗ lực tăng trưởng thông qua mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới, Cà phê
Starbucks không quên mục tiêu duy trì bản sắc thương hiệu thông qua giữ gìn các sản phẩm
truyền thống, duy trì những trải nghiệm khác biệt mà cửa hàng của họ đã và đang mang lại cho
khách hàng.
 Mục tiêu tiếp theo trong chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược toàn cầu hóa của mình
Cà phê Starbucks là trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và cam kết với
các vấn đề xã hội. Cà phê Starbucks được biết đến là một trong những công ty ưu ái người lao
động nhất.

2. Sứ mệnh và chiến lược của công ty bạn (Starbucks) là gì? 


 Sứ mệnh: khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê
và một tình hàng xóm vào một thời điểm. Trở thành nơi thứ ba mà khách hàng ghé đến chỉ sau
công sở và gia đình của họ. Sự nhấn mạnh rằng Starbuck không chỉ đơn thuần là quán coffee, mà
có còn là nơi thư giãn, làm việc, bạn bè có thể gặp gỡ tâm sự và sứ mệnh đó đã được tuân thủ
hơn 4 thập kỷ.
 Chiến lược: Chiến lược marketing mix xác định các thành phần chính trong kế hoạch marketing
của công ty, cụ thể là sản phẩm, địa điểm, khuyến mại và giá cả. Với trường hợp cụ thể của
Starbucks, công ty đã sử dụng chiến lược marketing mix của mình như một cách để phát triển
hình ảnh thương hiệu và sự nổi tiếng. Với tư cách là thương hiệu mạnh nhất trong ngành, công
ty cho thấy cách thức phối hợp tiếp thị hiệu quả sẽ hỗ trợ phát triển thương hiệu và tăng trưởng
kinh doanh đa quốc gia như thế nào. Starbucks đã thay đổi phong cách tiếp thị của mình theo
thời gian như một cách phản ứng với những thách thức chiến lược trên thị trường. Những thay
đổi như vậy trong chiến lược marketing mix nhấn mạnh nhu cầu phát triển các hoạt động kinh
doanh khác nhau của công ty để chống lại sự cạnh tranh ngày càng tăng. Tập đoàn Starbucks
luôn tập trung đổi mới tổ hợp sản phẩm của mình để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm và đồ
uống nhiều hơn. Công ty bổ sung cũng như sửa đổi các dòng sản phẩm với mục đích mở rộng
phạm vi thị trường và tăng thị phần. 

3. Chiến lược Marketing: Starbucks đã làm gì để đạt được các mục tiêu của mình?
 Xây dựng và thực hiện rất tốt chiến lược thương hiệu của mình thông qua các chiến lược mở
rộng thương hiệu theo chiều rộng và theo chiều sâu, các chiến lược quảng bá và bảo vệ thương
hiệu cho tới việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tất cả các chiến lược trên đều có quan hệ chặt
chẽ với các chiến lược còn lại, bổ xung hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp dựa trên việc bày trí của hàng được Cà phê Starbucks áp dụng linh hoạt kết hợp với việc
mở rộng thị trường. Tại mỗi thị trường họ đều ưu tiên việc tìm hiểu văn hóa xã hội tại địa
phương, văn hóa tiêu dùng của người bản địa, từ đó đề ra mục tiêu xây dựng văn hóa doanh
nghiệp sao cho phù hợp nhất với các khách hàng địa phương. Việc định vị hình ảnh thương hiệu
Cà phê Starbucks như là một doanh nghiệp vì cộng đồng thông qua những chính sách với người
lao động hay những đóng góp cho cộng đồng thông qua các chương trình như tạo việc làm cho
nước Mỹ cũng là một thành công của công ty. Nó không chỉ giúp cho các nhân viên cảm thấy
hạnh phúc với công việc của mình và sau đó lan tỏa hạnh phúc đó tới khách hàng thông qua
những sản phẩm cà phê ngoại hạng mà còn giúp Cà phê Starbucks nhận được sự hưởng ứng của
cộng đồng và tạo ra những cộng đồng yêu thích. Ngoài ra là tốc độ phổ biến và toàn cầu hóa
cao. Với việc liên tục mở rộng thương hiệu thông qua mở rộng sản phẩm và đặc biệt là qua
chiến dịch mở rộng thị trường đã giúp thương hiệu Cà phê Starbucks là một trong những
thương hiệu toàn cầu có giá trị nhất và được biết tới nhiều nhất. Đặc biệt phải kể tới thành công
của Cà phê Starbucks tại các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

4. Bạn đánh giá sự thành công của Starbucks tại thị trường Việt Nam như thế nào?
 Doanh thu năm 2019 của Starbucks là 780 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, xếp thứ
3 sau Highlands Coffee và The Coffee House. Starbucks cũng là thương hiệu nước ngoài duy nhất
trong năm chuỗi cà phê hàng đầu của Việt Nam.
 Trong COVID-19: Trong khi The Coffee House bất ngờ báo lỗ 81 tỷ đồng, Trung Nguyên cũng
trong tình trạng lỗ nhiều năm nay, lợi nhuận của cả Phúc Long và Starbucks tăng lên. -Tuy vậy,
Starbucks vào Việt Nam được 7 năm, nhưng số lượng cửa hàng trên dân số là rất thấp, số lượng
cửa hàng tại bốn địa phương (60) vẫn còn ít so với các đối thủ cạnh tranh chính. Highlands
Coffee có 336 cửa hàng và The Coffee House có hơn 150. Số lượng cửa hàng cũng chưa bằng 1/5
so với sự hiện diện của Starbucks ở các thị trường Đông Nam Á khác (Thái Lan - 336 cửa hàng,
Indonesia – 320 cửa hàng). Về tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ lệ 19% của Starbuck nhỏ hơn 60-70% đối
với Highlands Coffee và The Coffee House và 35% đối với Phúc Long.
 Thêm vào đó, các sản phẩm của Starbucks chưa phù hợp với thị yếu của người Việt Nam. Người
Việt Nam đã quá trung thành với lối thưởng thức cũ để thử thứ gì đó mới, và thậm chí là tự
phục vụ, hay là vào các cửa hàng xa xỉ.
 Giải thích cho tỷ suất lợi nhuận thấp: Starbucks lấy nguồn cà phê từ Mỹ để đảm bảo chất lượng
tương tự trên toàn cầu, chi phí đó cao hơn so với những người mua cà phê trong nước.
Starbucks không lựa chọn phát triển nhanh, nhưng công ty vẫn có được mục tiêu lợi nhuận tăng
trưởng, khoảng 52 tỷ đồng trong năm gần nhất. Starbucks tập trung bán những thương hiệu cà
phê đặc sản nổi tiếng trên thế giới và trải nghiệm khách hàng thoải mái, vì thế mức giá cũng cao
hơn so với mặt bằng chung.
 Starbucks đã thành công trong việc đưa một thương hiệu quốc tế vào thị trường Việt Nam, mở
ra một phong cách uống cà phê chất lượng cao mang tính quốc tế cho giới trẻ. Doanh thu của
chuỗi cà phê đang duy trì ở mức ổn định qua từng năm, kể cả trong dịch COVID. Tuy nhiên,
thương hiệu này chưa thành công trong việc mở rộng phần lớn đối tượng khách hàng có thu
nhập thấp hơn và có đặc tính sử dụng cà phê truyền thống ở Việt Nam. Vì vậy, thị phần kinh
doanh của Starbuck tại Việt Nam không cao so với các nước khác trong khu vực.
5. Starbucks đã có đóng góp gì cho sự phát triển ngành F&B nói riêng và nền kinh tế nói chung tại
Việt Nam?

You might also like