Báo Cáo Thí Nghiệm VLXD Vũ Khôi Nguyên 15H1090014

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM

Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng

THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Giảng viên: Nguyễn Dịu Hương


Sinh viên thự hiện: Vũ Khôi Nguyên
Lớp: CD15CLCB
MSSV: 15H1090014

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 08/2021


MỤC LỤC

BÀI 1:XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP & ĐỘ HỔNG CỦA
CỐT LIỆU (CÁT, ĐÁ)

BÀI 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BÙN,BỤI,SÉT TRONG CÁT

BÀI 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG, KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH
VÀ ĐỘ HÚT NƯỚC CỦA CỐT LIỆU (ĐÁ, CÁT) DÙNG CHO BÊ
TÔNG

BÀI 4 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CỦA CÁT VÀ ĐÁ

BÀI 5: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA XIMĂNG

BÀI 6 XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA XI MĂNG


THEO TIÊU CHUẨN TCVN 6017-95

BÀI 7: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN, ĐỘ BỀN UỐN CỦA MẪU VỮA
XIMĂNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN 6016-95

BÀI 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ SỤT CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG THEO
TIÊU CHUẨN TCVN 3106:1993

BÀI 9: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊTÔNG BẰNG


PHƯƠNG PHÁP PHÁ HOẠI MẪU THEO TCVN 3118:1993
BÀI 1:
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP & ĐỘ HỔNG
CỦA CỐT LIỆU (CÁT, ĐÁ)
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp của và độ
hổng của cốt liệu dùng để chế tạo bê tông và vữa.
Dụng cụ - thiết bị:
– thùng đong bằng kim loại, hình trụ, dung tích 1 l; 2 l; 5 l; 10 l và 20 l, kích thước
quy định trong Bảng 1;

Bảng 1 - Kích thước thùng đong thí nghiệm

Thể tích thực của Kích thước bên trong thùng đong
thùng đong mm
l Đường kính Chiều cao
1 108 108
2 137 136
5 185 186
10 234 233
20 294 294

– cân kỹ thuật độ chính xác 1 %;

– phễu chứa vật liệu (xem Hình 1);

– bộ sàng tiêu chuẩn, theo TCVN 7572-2 : 2006;

– tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ đạt nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến 110
o
C;

– thước lá kim loại;

– thanh gỗ thẳng, nhẵn, đủ cứng để gạt cốt liệu lớn.


Kích thước tính bằng miliimét

2 3

10
4
5

Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:


Mẫu thử được lấy theo TCVN 7572-1 : 2006. Trước khi tiến hành thử, mẫu được
sấy đến khối lượng không đổi, sau đó để nguội đến nhiệt độ phòng.
Tiến hành thử

4.2 Đối với cốt liệu nhỏ: Cân từ 5 kg đến 10 kg mẫu (4.1) (tùy theo lượng sỏi chứa
trong mẫu) và để nguội đến nhiệt độ phòng rồi sàng qua sàng có kích thước mắt sàng 5
mm. Lượng cát lọt qua sàng 5 mm được đổ từ độ cao cách miệng thùng 100 mm vào
thùng đong 1 lít khô, sạch và đã cân sẵn cho đến khi tạo thành hình chóp trên miệng
thùng đong. Dùng thước lá kim loại gạt ngang miệng ống rồi đem cân.

4.3 Đối với cốt liệu lớn: Chọn loại thùng đong thí nghiệm tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn
nhất của cốt liệu theo quy định ở Bảng 2.

Bảng 2: Kích thước của thùng đong phụ thuộc vào kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu

Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu Thể tích thùng đong
mm l

Không lớn hơn 10 2

Không lớn hơn 20 5

Không lớn hơn 40 10

Lớn hơn 40 20
Mẫu thử được đổ vào phễu chứa, đặt thùng đong dưới cửa quay, miệng thùng cách
cửa quay 100mm theo chiều cao. Xoay cửa quay cho vật liệu rơi tự do xuống thùng đong
cho tới khi thùng đong đầy có ngọn. Dùng thanh gỗ gạt bằng mặt thùng rồi đem cân.

5 Tính kết quả

5.1 Khối lượng thể tích xốp của cốt liệu (x) được tính bằng kilôgam trên mét
khối, chính xác tới 10 kg/m3, theo công thức:
m 2  m1
x 
V
Trong đó:
m1 là khối lượng thùng đong, tính bằng kilôgam (kg);
m2 là khối lượng thùng đong có chứa cốt liệu, tính bằng kilôgam (kg);
V là thể tích thùng đong, tính bằng mét khối (m 3).
M1= 2557 g= 2.557 kg
M2= 6.25 kg ( lần 1)
M2= 6.239 kg ( lần 2)
Có đường kính bằng 14.4 cm => bán kính bằng 7.2 cm=0.072m
Chiều cao bằng 18.3 cm=0.183 m
 V= π. r2. H = 3.14 * 0.072^2 * 0.183= 0.003 m3
m 2−m1
 ρ x1 = =(6.25-2.557)/0.003= 1231
V
m 2−m1
 ρ x2 = = (6.239 -2.557)/0.003= 1227.33
V

ρ x = (1231+1227.33)/2 =1229.2 kg/m3

Khối lượng thể tích xốp được xác định hai lần. Cốt liệu đã thử lần trước không dùng để
làm lại lần sau. Kết quả là giá trị trung bình cộng của kết quả hai lần thử.

5.2 Độ hổng giữa các hạt của cốt liệu (VW), tính bằng phần trăm thể tích chính xác tới
0,1 %, theo công thức:

 x 
VW  1    100
  vk  1 000  =( 1 – 1229.2/(2.51*1000))*100= 51.03 %

Trong đó:
x là khối lượng thể tích xốp của cốt liệu, tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m 3),
xác định theo điều 5.1;
vk là khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái khô, tính bằng gam trên
centimét khối (g/cm3), Pvk=2.51 (g/cm3) ( số liệu lấy từ bài 3)

BÀI 2:
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BÙN,BỤI,SÉT TRONG CÁT

I/KHÁI NIỆM:
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng bùn, bụi, sét có trong cốt
liệu bằng phương pháp gạn rửa và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ.
II/TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG: TCVN 7572-1 : 2006
III/DỤNG CỤ- THIẾT BỊ:
– cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,1 % và cân kỹ thuật có độ chính xác 1
%;

– tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến 110 oC;

– thùng rửa cốt liệu;

– đồng hồ bấm giây;

– tấm kính hoặc tấm kim loại phẳng sạch;

– que hoặc kim sắt nhỏ.


h2

h
h1

D
IV/CHUẨN BỊ MẪU THÍ NGHIỆM:

Mẫu được lấy theo TCVN 7572-1 : 2006. Trước khi tiến hành thử, mẫu được sấy đến
khối lượng không đổi và để nguội ở nhiệt độ phòng.

 Cốt liệu nhỏ phải đảm bảo thành phần hạt từ :0.14-5mm

 Cốt liệu lớn:5 -70mm

V/TIẾN HÀNH THỬ:

*5.1 Đối với cốt liệu nhỏ:

Cân 1000 g mẫu sau khi đã được sấy khô, cho vào thùng rồi đổ nước sạch vào cho tới
khi chiều cao lớp nước nằm trên mẫu khoảng 200 mm, ngâm trong 2 giờ, thỉnh thoảng lại
khuấy đều một lần. Cuối cùng khuấy mạnh một lần nữa rồi để yên trong 2 phút, sau đó gạn
nước đục ra và chỉ để lại trên mẫu một lớp nước khoảng 30 mm.Tiếp tục đổ nước sạch vào
và rửa mẫu theo qui trình trên cho đến khi nước gạn ra không còn vẩn đục nữa.
Nếu dùng thùng hình trụ để rửa mẫu thì phải cho nước vào thùng đến khi nước trào
qua vòi trên, còn nước đục thì tháo ra bằng hai vòi dưới.
Sau khi rửa xong, mẫu được sấy đến khối lượng không đổi.
*5.2 Đối với cốt liệu lớn:
Cốt liệu lớn sau khi đã sấy khô được lấy mẫu với khối lượng được nêu trong Bảng 2.
Bảng 2 - Khối lượng mẫu thử hàm lượng bùn, bụi, sét của cốt liệu lớn

Kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu Khối lượng mẫu, không nhỏ hơn
( mm) (kg)

Nhỏ hơn hoặc bằng 40 5

Lớn hơn 40 10

Đổ mẫu thử vào thùng rửa, nút kín hai lỗ xả và cho nước ngập trên mẫu. Để yên mẫu
trong thùng 15 phút đến 20 phút cho bụi bẩn và đất cát rữa ra.
Đổ ngập nước trên mẫu khoảng 200 mm. Dùng que gỗ khuấy đều cho bụi, bùn bẩn rã
ra. Để yên trong 2 phút rồi xả nước qua hai ống xả. Khi xả phải để lại lượng nước trong
thùng ngập trên cốt liệu ít nhất 30 mm. Sau đó nút kín hai ống xả và cho nước vào để rửa lại.
Tiến hành rửa mẫu theo qui trình trên đến khi nước xả trong thì thôi.
Sau khi rửa, sấy toàn bộ mẫu trong thùng đến khối lượng không đổi (chú ý không làm
mất các hạt cát nhỏ có lẫn trong mẫu), rồi cân lại mẫu.
VI/ TÍNH KẾT QUẢ:
Hàm lượng chung bụi, bùn, sét chứa trong cốt liệu (Sc), tính bằng phần trăm, chính
xác đến 0,1 % theo công thức:
m  m1
Sc   100
m … (1)
trong đó:
m là khối lượng mẫu khô trước khi rửa, tính bằng gam (g);
m1 là khối lượng mẫu khô sau khi rửa, tính bằng gam (g).
Kết quả là giá trị trung bình cộng của kết quả hai lần thử.

VII/ CÁC BƯỚC THÍ NGHIỆM


*Bước 1: cân lượng vật liệu đã sấy khô (m)
- Cát: cân 1,0kg
- Đá: 5,0kg (đường kính Dmax ≤ 40mm)
*Bước 2: Cho vật liệu vào thùng, đổ nước sạch, ngâm, thỉnh thoảng khuấy đều, rửa
đến khi nước trong, sấy và cân khối lượng vật liệu (m1)
- Cát: ngâm trong thùng nhỏ (hình trụ, có vòi xả nước);
+ Chiều cao lớp nước nằm trên mẫu là 20cm;
+ Thời gian ngâm là 2 giờ, thỉnh thoảng khuấy đều;
+ Cuối cùng khuấy mạnh 1 lần rồi để yên trong 2 phút → gạn nước đục ra (để lại trên
mẫu 1 lớp nước khoảng 3cm);
+ Tiếp tục đổ nước sạch vào và rửa mẫu theo quy trình trên cho đến khi gạn nước
không còn vẩn đục;
+ Sau khi rửa mẫu thì sấy khô đến khối lượng không đổi.
- Đá: ngâm trong thùng lớn,
+ Để mẫu trong thùng 15’ ÷ 20’cho bụi bẩn và đất cát rữa ra;
+ Đổ ngập nước trên mẫu khoảng 20cm, dùng que khuấy đều cho bụi, bùn bẩn rã ra;
để yên 2’ rồi xả nước (khi xả để lại nước ngập cốt liệu 3cm);
+ Tiếp tục xả nước và rửa với quy trình trên cho đến khi nước trong;
+ Vớt mẫu ra, sấy mẫu cho đến khối lượng không đổi → cân vật liệu.
*Bước 3: Tính kết quả
* Bước 4: Báo cáo thí nghiệm
- Loại và nguồn gốc cốt liệu:Đá (D<40mm)
-Áp dụng tiêu chuẩn: TCVN 7572-1 : 2006
- Tên kho bãi hoặc công trường:Đại học Giao Thông Vận Tri TPHCM
- Vị trí lấy mẫu:Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
- Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm;

- Kết quả thử


Tên Loại m (g) m1 Sc (%) TB
nhóm cốt liệu (g)
1 Đá 5000g 4965 0.7% 0,59%
2 Đá 5000g 4976 0.48%

BÀI 3:
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG, KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ ĐỘ HÚT NƯỚC
CỦA CỐT LIỆU (ĐÁ, CÁT) DÙNG CHO BÊ TÔNG

I/BẢN CHẤT PHÉP THỬ:


Xác định khối lượng mẫu khô và thể tích tự nhiên hay thể tích đặc từ đó tính ra khối
lượng riêng hay khối lượng thể tích của cốt liệu
II/ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (THEO TCVN 7572-4:2006)
1.Phạm vi áp dụng:
Xác định khối lượng mẫu khô và thể tích tự nhiên hay thể tích đặc từ đó tính ra khối
lượng riêng hay khối lượng thể tích của cốt liệu
2.Dụng cụ và thiết bị:
- Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1 %
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105oC đến 110oC
- Bình dung tích, bằng thuỷ tinh, có miệng rộng, nhẵn, phẳng dung tích từ 1,05 lít đến
1,5 - lít và có tấm nắp đậy bằng thuỷ tinh, đảm bảo kín khí
- Thùng ngâm mẫu, bằng gỗ hoặc bằng vật liệu không gỉ
- Khăn thấm nước mềm và khô có kích thước 450 mm x 750 mm
- Khay chứa bằng vật liệu không gỉ và không hút nước
- Côn thử độ sụt của cốt liệu bằng thép không gỉ, chiều dày ít nhất 0,9 mm, đường
kính nhỏ 40 mm, đường kính lớn 90 mm, chiều cao 75 mm
- Phễu chứa dùng để rót cốt liệu vào côn
- Que chọc kim loại khối lượng 340 g  5 g, dài 25 mm  3 mm được vê tròn hai đầu
- Bình hút ẩm
- Sàng có kích thước mắt sàng 5 mm và 140 m

3.Chuẩn bị mẫu thử:


Mẫu thử được lấy và rút gọn theo TCVN 7572-1 : 2006 để đạt khối lượng cần thiết
cho phép thử.

 Cốt liệu lớn: Lấy khoảng 1 kg đã sàng loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 5 mm.
 Cốt liệu nhỏ: Lấy khoảng 0,5 kg cốt liệu nhỏ đã sàng bỏ loại cỡ hạt lớn hơn 5 mm và
gạn rửa loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 140 m.
*Mỗi loại cốt liệu chuẩn bị 2 mẫu để thử song song

4. Tiến hành thử:


Đối với cốt liệu lớn: Vớt mẫu khỏi thùng ngâm, dùng khăn bông lau khô nước
đọng trên bề mặt hạt cốt liệu.

Đối với cốt liệu nhỏ:


-Nhẹ nhàng gạn nước ra khỏi thùng ngâm mẫu hoặc đổ mẫu vào sàng 140m.
Rải cốt liệu nhỏ lên khay thành một lớp mỏng và để cốt liệu khô tự nhiên ngoài không
khí. Chú ý không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Có thể đặt khay mẫu dưới quạt nhẹ
hoặc dùng máy sấy cầm tay sấy nhẹ, kết hợp đảo đều mẫu.
Trong thời gian chờ cốt liệu khô, thỉnh thoảng kiểm tra tình trạng ẩm của cốt liệu
bằng côn thử và que chọc theo quy trình sau: Đặt côn thử trên nền phẳng, nhẵn không thấm
nước. Đổ đầy cốt liệu qua phễu vào côn thử, dùng que chọc đầm nhẹ 25 lần. Không đổ đầy
thêm cốt liệu vào côn. Nhấc nhẹ côn lên và so sánh hình dáng của khối cốt liệu với các dạng
cốt liệu chuẩn (xem Hình 1).
-Nếu khối cốt liệu có hình dạng tương tự Hình 1.c), cốt liệu đã đạt đến trạng thái bão
hoà nước khô bề mặt.
-Nếu có dạng Hình 1.a) và 1.b), cần tiếp tục làm khô cốt liệu và thử lại đến khi đạt
trạng thái như Hình 1.c).

-Nếu có dạng Hình 1.d), cốt liệu đã bị quá khô, cần ngâm lại cốt liệu vào nước và tiến
hành thử lại đến khi đạt yêu cầu.
 Ngay sau khi làm khô bề mặt mẫu, tiến hành cân mẫu và ghi giá trị khối lượng
(m1). Từ từ đổ mẫu vào bình thử. Đổ thêm nước, xoay và lắc đều bình để bọt khí
không còn đọng lại. Đổ tiếp nước đầy bình. Đặt nhẹ tấm kính lên miệng bình đảm
bảo không còn bọt khí đọng lại ở bề mặt tiếp giáp giữa nước trong bình và tấm
kính.
 Dùng khăn lau khô bề mặt ngoài của bình thử và cân bình + mẫu + nước + tấm
kính, ghi lại khối lượng (m2).
 Đổ nước và mẫu trong bình qua sàng 140 m đối với cốt liệu nhỏ và qua sàng 5
mm đối với cốt liệu lớn. Tráng sạch bình đến khi không còn mẫu đọng lại. Đổ đầy
nước vào bình, lặp lại
 thao tác đặt tấm kính lên trên miệng như điều 5.3, lau khô mặt ngoài bình thử.
Cân và ghi lại khối lượng bình + nước + tấm kính (m3).
 Sấy mẫu thử đọng lại trên sàng đến khối lượng không đổi.
 Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân và ghi khối
lượng mẫu (m4).

5.Tính kết quả:

 Khối lượng riêng của cốt liệu (a), g/cm3, chính xác đến
0,01 g/cm3, được xác định theo công thức sau:
m4
γ a =γ an×
m 4 −( m2 −m 3 )

Trong đó:
an : là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m2: là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g)
m3: là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g)
m4 : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, (g)
 Khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái khô (o), g/cm3, chính xác đến 0,01
g/cm3, được xác định theo công thức sau:
m4
γ ok =γ an×
m 1 −(m 2 −m 3 )

Trong đó:
an: là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m1: là khối lượng mẫu ướt, (g)
m2: là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g)
m3: là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g)
m4 : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, (g )
 Khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái bão hoà nước (vbh), g/cm3,lấy
chính xác đến 0,01 g/cm3, theo công thức sau:
m1
γ obh=γ an×
m1 −(m 2 −m 3 )

Trong đó:
an: là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m1: là khối lượng mẫu ướt, (g)
m2: là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, (g)
m3: là khối lượng của bình + nước + tấm kính, (g)
 Độ hút nước của cốt liệu (Hp), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến
0,1 %, xác định theo công thức:
(m 1−m 4 )
H p= ×100
m4

Trong đó:
m1: là khối lượng mẫu ướt, (g)
m4 : à khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);
Kết quả thử khối lượng riêng, khối lượng thể tính của cốt liệu là giá trị trung bình
cộng số học của hai kết quả thử song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh lệch nhau
lớn hơn 0,02 g/cm3 cần tiến hành thử lại lần thứ ba. Kết quả thử là trung bình cộng của hai
giá trị gần nhau nhất.
Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu là giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử
song song. Nếu chênh lệch giữa hai lần thử lớn hơn 0,2 %, tiến hành thử lần thứ ba và khi
đó kết quả thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất.
6.Báo cáo thí nghiệm:
Loại và nguồn gốc cốt liệu:Cát (cốt liệu nhỏ)
Tên kho bãi hoặc công trường:Trường đại học GTVT TPHCM
Vị trí lấy mẫu; Trường đại học GTVT TPHCM
Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm;
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 7572-4:2006
Khối lượng mẫu qua các bước thử :
STT m1(g) m2(g) m3(g) m4(g)
1 500 2348 2344 498
2 502 2352 2046 492
Kết quả thử;
Cốt liệu a  ak  abh Hp
nhỏ

Cát 2.64 2.5 2.55 2.25%

2.65 2.51 2.56 2.03%

Giá trị TB 2.65 2.51 2.56 2.14%

III/PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM THEO TIÊU CHUẨN (TCVN 7572-4:2006)


1.Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích
và độ hút nước của đá gốc và các hạt cốt liệu lớn đặc chắc, có kích thước lớn hơn 40mm
2.Dụng cụ và thiết bị:
 Cân kỹ thuật, có độ chính xác 1 %
 Cân thủy tĩnh, có độ chính xác 1 %, và có giỏ đựng mẫu
 Thùng ngâm mẫu, bằng gỗ hay bằng vật liệu không gỉ
 Khăn thấm nước mềm và khô
 Thước kẹp
 Bàn chải sắt
 Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105oc đến 110oc
3.Tiến hành thử:
Mẫu đá gốc được đập thành cục nhỏ, kích thước không nhỏ hơn 40 mm. Cân khoảng
3 kg mẫu đá gốc đã đập hoặc các hạt đá dăm có kích thước lớn hơn 40 mm. Ngâm trong các
dụng cụ chứa phù hợp, đảm bảo mực nước ngập trên bề mặt cốt liệu khoảng 50 mm. Các hạt
cốt liệu bẩn hoặc lẫn tạp chất, bùn sét có thể dùng bàn chải sắt cọ nhẹ bên ngoài.
Ngâm mẫu liên tục trong vòng 48 giờ. Thỉnh thoảng có thế xóc, khuấy đều mẫu để
loại trừ bọt khí còn bám trên bề mặt mẫu.
Vớt mẫu, dùng khăn lau ráo mặt ngoài và cân xác định khối lượng mẫu (m2) ở trạng
thái bão hoà nước chính xác đến 0,1 g.
Ngay khi cân mẫu xong, đưa mẫu vào giỏ chứa của cân thuỷ tĩnh. Lưu ý mức nước
khi chưa đưa mẫu và sau khi đưa mẫu vào giỏ phải bằng nhau. Cân mẫu (ở trạng thái bão
hoà) trong môi trường nước (m3) bằng cân thuỷ tĩnh chính xác đến 0,1 g.
Vớt mẫu và sấy mẫu đến khối lượng không đổi.
Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân xác định khối lượng mẫu
khô (m1) chính xác đến 0,1 g.
4.Tính kết quả:
 Khối lượng riêng của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn (a), tính bằng gam trên
centimét khối, chính xác tới 0,01 g/cm3, theo công thức sau:
m1
γ a =γ an×
m1−m3
Trong đó:
an: là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m1: khối lượng mẫu khô, (g)
m3: là k.lượng mẫu ở trạng thái bão hoà cân trong môi trường nước, (g)
 Khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ở trạng thái bão hoà nước
(obh), g/cm3, chính xác tới 0,01 g/cm3, theo công thức sau:
m2
γ obh=γ an×
m2 −m3
Trong đó:
an:là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m2: là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà cân ngoài không khí, (g)
m3: là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà cân trong môi trường nước, (g)
 Khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn ở trạng thái khô (ok), tính
bằng g/cm3, tính chính xác tới 0,01 g/cm3, theo công thức:
m1
γ ok =γ an×
m 2 −m3
Trong đó:
an: là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
m1: là khối lượng mẫu khô, (g)
m2: là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân ngoài không khí), (g)
m3: là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân trong môi trường nước),
(g)
 Độ hút nước của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn (W), tính bằng phần trăm khối
lượng, chính xác tới 0,1 %, theo công thức:
m 2 −m 1
W= ×100
m1

Trong đó:
m1 : là khối lượng mẫu khô, (g)
m2: là khối lượng mẫu ở trạng thái bão hoà (cân ngoài không khí), (g)
Kết quả thử khối lượng riêng, khối lượng thể tích của đá gốc hoặc hạt cốt liệu lớn là
giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh
nhau lớn hơn 0,02 g/cm3, tiến hành thử lần thứ ba và kết quả cuối cùng là trung bình cộng
của hai giá trị gần nhau nhất.
Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu tính bằng trung bình cộng của hai kết quả thử
song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh nhau lớn hơn 0,2 %, tiến hành thử lại lần thứ
ba và kết quả là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất.
Đối với đá gốc có dạng hình trụ, khối có kích thước hình học xác định, có thể xác
định bằng cách đo và tính toán thể tích hình học (V) của mẫu thử. Khi đó khối lượng thể
tích ở trạng thái khô (vk), tính bằng gam trên centimét khối, chính xác đến 0,01 g/cm 3, theo
công thức sau:

mk
γ ok =
Vo
Trong đó:
mk: là khối lượng mẫu thử ở trạng thái khô, (g)
Vo: là thể tích mẫu thử, (cm3)
 Khối lượng thể tích ở trạng thái bão hoà nước (obh ), tính bằng gam trên
centimét khối, chính xác đến 0,01g/cm3, theo công thức sau:
mbh
γ obh=γ an×
V
trong đó:
n là khối lượng riêng của nước, (g/cm3)
mbh: là khối lượng mẫu thử ở trạng thái bão hoà nước, (g)
V: là thể tích mẫu thử, tính bằng centimét khối (cm3).
5.Báo cáo thí nghiệm:
Loại và nguồn gốc cốt liệu:Đá (cốt liệu lớn)
Tên kho bãi hoặc công trường:Trường đại học GTVT TPHCM
Vị trí lấy mẫu; Trường đại học GTVT TPHCM
Ngày lấy mẫu, ngày thí nghiệm;
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 7572-4:2006
Khối lượng mẫu qua các bước thử :
STT m1(g) m2(g) m3(g) m4(g)
1 1000 3998 3371 993
2 1006 4003 3371 997
Kết quả thử
Cốt liệu lớn a  ak  abh W
Đá 2.71 2.66 2.68 0.7%
2.73 2.67 2.69 0.9%
Giá trị TB 2.72 2.67 2.69 0.8%

BÀI 4
PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CỦA CÁT VÀ ĐÁ
I/KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Môđun độ lớn của cát (fineness modulus of sand)
Chỉ tiêu danh nghĩa đánh giá mức độ thô hoặc mịn của hạt cát. Mô đun độ lớn của cát
được xác định bằng cách cộng các phần trăm lượng sót tích luỹ trên các sàng 2,5 mm; 1,25
mm; 630 m; 315 m; 140 m và chia cho 100.
2 Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu lớn (Dmax) (maximum particle size)
Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng nhỏ nhất mà không ít hơn 90 %
khối lượng hạt cốt liệu lọt qua.
3 Kích thước hạt nhỏ nhất của cốt liệu lớn (Dmin) (minimum particle size)
Kích thước danh nghĩa tính theo kích thước mắt sàng lớn nhất mà không nhiều hơn 10
% khối lượng hạt cốt liệu lọt qua.
4 Hạt thoi dẹt của cốt liệu lớn (elongation and flakiness index of coarse aggregate)
Hạt có kích thước cạnh nhỏ nhất nhỏ hơn 1/3 cạnh dài.
5 Thành phần hạt của cốt liệu (particle size distribution)
Tỷ lệ phần trăm khối lượng các hạt có kích thước xác định.
6 Tạp chất hữu cơ (organic impurities)
Các chất hữu cơ trong cốt liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tính chất của bê tông hoặc
7 Màu chuẩn (standard colors)
Màu qui ước dùng để xác định định tính tạp chất hữu cơ trong cốt liệu.
II/TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG : TCVN 7572-2,2006
III/YÊU CẦU VỀ KĨ THUẬT:
1.Đối với cát
Theo giá trị môđun độ lớn, cát dùng cho bê tông và vữa được phân ra hai nhóm chính:
 Cát thô khi môđun độ lớn trong khoảng từ lớn hơn 2,0 đến 3,3;
 Cát mịn khi môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.
*Cát thô và cát mịn có thành phần hạt được quy định trong bảng 1 được sử dụng để
chế tạo bê tông và vữa như sau.

Bảng 1-Thành phần hạt của cát

Lượng sót tích luỹ trên sàng, %


Kích thước lỗ sàng khối lượng
Cát thô Cát mịn
2,5 mm Từ 0 đến 20 0
1,25 mm Từ 15 đến 45 Từ 0 đến 15
630 m Từ 35 đến 70 Từ 0 đến 35
315 m Từ 65 đến 90 Từ 5 đến 65
140 m Từ 90 đến100 Từ 65 đến 90
Lượng qua sàng 140 m,
10 35
không lớn hơn

 Cát dùng chế tạo vữa không được lẫn quá 5 % khối lượng các hạt có kích thước lớn
hơn 5 mm.
 Hàm lượng các tạp chất (sét cục và các tạp chất dạng cục; bùn, bụi và sét) trong cát
được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Hàm lượng các tạp chất trong cát


Hàm lượng tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn

Tạp chất bê tông cấp bê tông cấp


cao hơn B30 thấp hơn và bằng vữa
B30
Sét cục và các tạp Không được
0,25 0,50
chất dạng cục có
Hàm lượng bùn, bụi, 10,0
1,50 3,00
sét 0

Tạp chất hữu cơ trong cát khi xác định theo phương pháp so màu, không được thẫm
hơn màu chuẩn. Cát không thoả mãn điều kiện này có thể được sử dụng nếu kết quả thí
nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất hữu cơ này không làm giảm tính
chất cơ lý yêu cầu đối với bê tông.
Hàm lượng clorua trong cát, tính theo ion Cl- tan trong axit, quy định trong bảng 3
Bảng 3 - Hàm lượng ion Cl- trong cát
Hàm lượng ion Cl-, % khối lượngj,
Loại bê tông và vữa
không lớn hơn
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông
0,01
cốt thép ứng suất trước
Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép và vữa thông 0,05
thường

 Cát có hàm lượng ion Cl- lớn hơn các giá trị quy định ở Bảng 3 có thể được sử
dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl- trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật
liệu chế tạo, không vượt quá 0,6 kg.

 Cát được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm  silic của cát kiểm tra theo
phương pháp hoá học (TCVN 7572-14 : 2006) phải nằm trong vùng cốt liệu vô
hại. Khi khả năng phản ứng kiềm - silic của cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng
có khả năng gây hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ xung theo phương pháp
thanh vữa (TCVN 7572-14 : 2006) để đảm bảo chắc chắn vô hại..

 Cát được coi là không có khả năng xảy ra phản ứng kiềm – silic nếu biến dạng
() ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1%.

2.Cốt liệu lớn:


Cốt liệu lớn có thể được cung cấp dưới dạng hỗn hợp nhiều cỡ hạt hoặc các cỡ
hạt riêng biệt. Thành phần hạt của cốt liệu lớn, biểu thị bằng lượng sót tích luỹ
trên các sàng, được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Thành phần hạt của cốt liệu lớn


Kích Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng,
thước ứng với kích thước hạt liệu nhỏ nhất và lớn nhất,
lỗ sàng mm
mm 5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70
100    0  0 0
70   0 0-10 0 0- 0-10
10
40  0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70
20 0 0-10 40-70 … 40-70 … 90-100
10 0-10 40-70 … … 90-100 90-100 
5 90-100 90-100 90-100 90-100   

Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn tuỳ theo cấp bê tông không vượt quá
giá trị quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 - Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu lớn
Cấp bê tông Hàm lượng bùn, bụi, sét, % khối lượng, không
lớn hơn
Cao hơn B30 1,0
Từ B15 đến B30 2,0
Thấp hơn B15 3,0

 Đá làm cốt liệu lớn cho bê tông phải có cường độ thử trên mẫu đá
nguyên khai hoặc mác xác định thông qua giá trị độ nén dập trong xi
lanh lớn hơn 2 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông khi dùng đá gốc
phún xuất, biến chất; lớn hơn 1,5 lần cấp cường độ chịu nén của bê tông
khi dùng đá gốc trầm tích.

 Mác đá dăm xác định theo giá trị độ nén dập trong xi lanh được quy
định trong Bảng 6
Bảng 6 - Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập
Độ nén dập trong xi lanh ở trạng thái bão hoà nước, % khối
Mác đá lượng
dăm* Đá phún xuất xâm nhập Đá phún xuất
Đá trầm tích
và đá biến chất phun trào
140  Đến 12 Đến 9
120 Đến 11 Lớn hơn 12 đến 16 Lớn hơn 9 đến 11
100 Lớn hơn 11 đến 13 Lớn hơn 16 đến 20 Lớn hơn 11 đến13
80 Lớn hơn 13 đến 15 Lớn hơn 20 đến 25 Lớn hơn 13 đến 15
60 Lớn hơn 15 đến 20 Lớn hơn 25 đến 34 
40 Lớn hơn 20 đến 28  
30 Lớn hơn 28 đến 38  
20 Lớn hơn 38 đến 54  
* Chỉ số mác đá dăm xác định theo cường độ chịu nén, tính bằng MPa tương
đương với các giá trị 1 400; 1 200; ...; 200 khi cường độ chịu nén tính bằng kG/cm2.

 Sỏi và sỏi dăm dùng làm cốt liệu cho bê tông các cấp phải có độ
nén dập trong xi lanh phù hợp với yêu cầu trong Bảng 7

Bảng 7 - Yêu cầu về độ nén dập đối với sỏi và sỏi dăm
Độ nén dập ở trạng thái bão hoà nước,% khối lượng,
Cấp bê tông không lớn hơn
Sỏi Sỏi dăm
Cao hơn B25 8 10
Từ B15 đến B25 12 14
Thấp hơn B15 16 18

 Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn thí nghiệm trong máy
Los Angeles, không lớn hơn 50 % khối lượng.
 Hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn không vượt quá 15 %
đối với bê tông cấp cao hơn B30 và không vượt quá 35 % đối với
cấp B30 và thấp hơn.
 Tạp chất hữu cơ trong sỏi xác định theo phương pháp so màu,
không thẫm hơn màu chuẩn. Sỏi chứa lượng tạp chất hữu cơ
không phù hợp với quy định trên vẫn có thể sử dụng nếu kết quả
thí nghiệm kiểm chứng trong bê tông cho thấy lượng tạp chất
hữu cơ này không làm giảm các tính chất cơ lý yêu cầu đối với
bê tông cụ thể.

 Hàm lượng ion Cl- (tan trong axit) trong cốt liệu lớn, không vượt
quá 0,01 %. Có thể được sử dụng cốt liệu lớn có hàm lượng ion
Cl- lớn hơn 0,01 % nếu tổng hàm lượng ion Cl-- trong 1 m3 bê
tông không vượt quá 0,6 kg.

 Khả năng phản ứng kiềm  silic đối với cốt liệu lớn được quy
định như đối với cốt liệu nhỏ theo 4.1.8

IV/PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (theo TCVN 7572-2:2006)


1.Dụng cụ thiết bị:
 Cân kỹ thuật có độ chính xác 1 %;
 Máy lắc sàng;
 Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ đạt nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến
110oC
 Bộ sàng tiêu chuẩn, kích thước mắt sàng 2,5 mm; 5 mm; 10 mm; 20 mm; 40
mm; 70 mm; 100 mm và sàng lưới kích thước mắt sàng 140 m; 315 m; 630
m và 1,25 mm

Kích thước lỗ sàng tiêu chuẩn dùng để xác định thành phần hạt của cốt liệu

Kích thước lỗ sàng

Cốt liệu nhỏ Cốt liệu lớn


1 3 6 1 2 5 5 1 2 4 7 1
40 15 30 ,25 ,5 0 0 0 0 00
m m m mm mm mm mm mm mm mm mm mm

Chú thích: Có thể sử dụng thêm các sàng có kích thước nằm giữa các kích
thước đã nêu trong bảng.

2.Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử


Lấy mẫu cốt liệu theo TCVN 7572-1 : 2006. Trước khi đem thử, mẫu được sấy đến
khối lượng không đổi và để nguội đến nhiệt độ phòng thí nghiệm.
3.Tiến hành thử
a.Cốt liệu nhỏ
Cân lấy khoảng 2000g (mo) cốt liệu từ mẫu thử đã được chuẩn bị ở điều 4 và sàng qua
sàng có kích thước mắt sàng là 5 mm.
Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ
lớn đến nhỏ như sau: 2,5 mm; 1,25 mm; 630 m; 315 m; 140 m và đáy sàng.
Cân khoảng 1000g (m) cốt liệu đã sàng qua sàng có kích thước mắt sàng 5 mm sau đó
đổ cốt liệu đã cân vào sàng trên cùng (sàng có kích thước mắt sàng 2,5 mm) và tiến
hành sàng. Có thể dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian
sàng theo qui định của từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là
khi sàng trong vòng 1 phút mà lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1 % khối
lượng mẫu thử.
Cân lượng sót trên từng sàng, chính xác đến 1g.

b.Cốt liệu lớn


Cân một lượng mẫu thử đã chuẩn bị ở điều 4 với khối lượng phù hợp kích thước lớn
nhất của hạt cốt liệu.

Khối lượng mẫu thử tuỳ thuộc vào kích thước lớn nhất của hạt cốt liệu
Kích thước lớn nhất của Khối lượng mẫu, không
hạt cốt liệu (Dmax) nhỏ hơn
mm kg
10 5

20 5

40 10
70 30

Lớn hơn 70 50

Xếp chồng từ trên xuống dưới bộ sàng tiêu chuẩn theo thứ tự kích thước mắt sàng từ
lớn đến nhỏ như sau: 100 mm; 70 mm; 40 mm; 20 mm; 10 mm; 5 mm và đáy sàng.
Đổ dần cốt liệu đã cân vào sàng trên cùng và tiến hành sàng. Chú ý chiều dày lớp vật
liệu đổ vào mỗi sàng không được vượt quá kích thước của hạt lớn nhất trong sàng. Có thể
dùng máy sàng hoặc lắc bằng tay. Khi dùng máy sàng thì thời gian sàng theo qui định của
từng loại máy. Khi sàng bằng tay thì thời điểm dừng sàng là khi sàng trong vòng 1 phút mà
lượng lọt qua mỗi sàng không lớn hơn 0,1 % khối lượng mẫu thử.Cân lượng sót trên từng
sàng, chính xác đến 1g.
4.Tính kết quả.
Lượng sót trên sàng có kích thước mắt sàng 5 mm (S5), tính bằng phần trăm khối
lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức:
m5
S 5= ×100
mo … (1)
Trong đó:
m5: là k.lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng 5mm, (g)
mo: là khối lượng mẫu thử , (g)
Lượng sót riêng trên từng sàng kích thước mắt sàng i (ai), tính bằng phần trăm khối
lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức:
mi
ai = ×100
m … (2)
Trong đó:
mi: là khối lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng i, (g)
m: là tổng khối lượng mẫu thử, (g)
Lượng sót tích lũy trên sàng kích thước mắt sàng i, là tổng lượng sót riêng trên sàng
có kích thước mắt sàng lớn hơn nó và lượng sót riêng bản thân nó. Lượng sót tích lũy (Ai),
tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1 %, theo công thức:
Ai = ai + ... + a2,5 … (3)
Trong đó:
ai: là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng i, (%)
a2,5: là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng 2,5 mm, (%).
Môđun độ lớn của cốt liệu nhỏ (Mđl), không thứ nguyên, chính xác tới 0,1, theo công
thức:
A 2,5 + A1 , 25+ A 0 ,63 + A 0, 315 + A0 , 14
M dl =
100 … (4)
Trong đó:
A2,5, A1,25, A0,63, A0,315, A0,14 là lượng sót tích luỹ trên các sàng kích thước mắt sàng
tương ứng 2,5 mm; 1,25 mm; 630 m; 315 m và 140 m.
Vẽ biểu đồ
*Đối với cốt liệu lớn:
 Tính lượng sót riêng (ai)
 Tính lượng sót tích lũy trên sàng (Ai)
 Xác định Dmax, Dmin

5.Báo cáo thí nghiệm:


a.Cốt liệu nhỏ
 Loại và nguồn gốc cốt liệu:Cát

 Tên kho bãi công trường:Đại học GTVT TPHCM

 Vị trí lấy mẫu: Đại học GTVT TPHCM

 Kết quả thí nghiệm: Cát 1000 g

Hàm lượng Đường kính các mắt sàng tiêu chuẩn (mm) Đáy sàn
5 2.5 1.25 0.63 0.315 0.16
Khối lượng sót trên 0 35 94 209 380 230 47
sàng (g)
ai(%) 0 3.5 9.4 20.9 38 23 4.7
Ai(%) 0 3.5 12.9 33.8 71.8 94.8 99.5
Modun độ lớn Mdl=2.168 => Cát thô
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN VÙNG QUY PHẠM CỦA CÁT VÀ ĐƯỜNG THÀNH
PHẦN HẠT CỦA CỐT LIỆU NHỎ

Nhận xét: Cát thô không đạt tiêu chuẩn

b/Cốt liệu lớn:

 Loại và nguồn gốc cốt liệu:Đá


 Tên kho bãi công trường:Đại học GTVT TPHCM

 Vị trí lấy mẫu: Đại học GTVT TPHCM

 Kết quả thí nghiệm:

Đá 1000g
Hàm Đường kính các mắt sàng tiêu chuẩn (mm) Đáy sàn
lượng
40 20 10 5
Khối lượng sót trên sàng 0 5635 2834 1564 13
(g)
ai(%) 0 56.35 28.34 15.64 0.13
Ai(%) 0 56.35 84.69 100.33 100.45
Dmax 5mm (Ai=100.45%)
Dmin 40mm (Ai=0%)
BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN VÙNG QUY PHẠM CỦA ĐÁ VÀ ĐƯỜNG THÀNH
PHẦN HẠT CỦA CỐT LIỆU NHỎ

Nhận xét: Đá 5-40 đạt tiêu chuẩn


BÀI 5:
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA XI MĂNG
THEO TIÊU CHUẨN TCVN 4030-03
I. KHÁI NIỆM:
Khối lượng riêng a là khối lượng của một
đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc.
II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1. Dụng cụ - thiết bị:
 Chậu nước
 Bình xác định khối lượng riêng của
ximăng
 Phễu, bình chứa nước
 Vật liệu: xi măng, dầu hôi
2. Tiến hành thử:
Đặt bình xác định khối lượng riêng của xi măng vào
chậu nước cho phần chia độ của nó chìm dưới nước rồi kẹp
chặt không cho nổi lên. Nước trong chậu phải giữ ở nhiệt
độ 27 ±2oC. Đổ dầu hoả vào bình đến vạch số không (0),
sau đó lấy bông hoặc giấy bọc thấm hết những giọt dầu bám
vào cổ bình trên phần chứa dầu. Dùng cân phân tích cân
65 gam xi măng đã được sấy khô ở nhiệt độ l05÷110 oC trong
2 giờ và được để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ
phòng thí nghiệm. Lấy thìa con xúc xi măng đổ từ từ ít một
qua phễu vμo bình cho đến khi mực chất lỏng trong bình
lên tới một vạch của phần chia độ phía trên.
Lấy bình đổ ra khỏi chậu nước xoay đứng qua lại l0
phút cho không khí trong xi măng thoát ra. Lại đặt bình
vào chậu để 10 phút cho nhiệt độ của bình bằng nhiệt độ
của nước rồi ghi mực chất lỏng trong bình (V)

3. Tính toán kết quả:


Khối lượng riêng của xi măng được tính bằng trị số trung bình cộng của kết quả hai
lần thử
Lần Khối lượng xi Mực chất lỏng Khối lượng xi Mực chất lỏng M 0  M1
a 
thử măng ban đầu trong bình ban măng còn lại trong bình lúc V1  V0
đầu sau
( g/cm3)
1 65 0 8 20 2.85
2 65 0 8.55 19.5 2.89
G
γ a=
Va [γa] =g/cm3; kg/dm3; kg/l; T/m3.
 a1   a2
a   2.87( g / cm3 )
Khối lượng riêng của xi măng : 2

Trong đó:
G: Khối lượng xi măng dùng để thử, (g).
Va: Thể tích chất lỏng bị xi măng chiếm chỗ, (cm3)

4. Nhận xét và đánh giá kết quả


Theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về việc Công bố
Định mức vật tư trong xây dựng thì khối lượng riêng của xi măng là: 2,8 g/cm³. Nên xi măng
ta mới thực hiện thí nghiệm đủ tiêu chuẩn để thi công

BÀI 6
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA XI MĂNG THEO TIÊU
CHUẨN TCVN 6017-95

I/KHÁI NIỆM
Là lượng nước (tính bằng % so với khối lượng ximăng) là luợng nước cần thiết đảm
bảo cho hồ ximăng đạt độ dẻo tiêu chuẩn.
Độ dẻo tiêu chuẩn được của hồ ximăng được đánh giá bằng độ lún sâu của kim tiêu
chuẩn vào hồ ximăng khi cho kim rơi tự do từ độ cao H=0 mm so với mặt hồ ximăng. Độ
dẻo tiêu chuẩn ứng với độ cắm của kim tiêu chuẩn đạt được giá trị quy định 341(mm) hoặc
khi mũi kim Vica to cách đáy khâu 61(mm)
II/PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1/Dụng cụ thiết bị
 Cân có độ chính xác lên tới 1g
 Ống đong có vạch chia hoặc buret, có khả năng đo thể tích chính xác đến 1%
 Máy trộn, phù hợp với các yêu cầu của ISO 679.
 Dùng dụng cụ Vicat với kim to. Kim to được làm bằng kim loại không rỉ và có dạng
một trụ thẳng, có chiều dài hữu ích là 50mm 1mm và đường kính là
10mm0,05mm. Khối lượng toàn phần của phần chuyển động là 300g1g. Chuyển
động của nó phải thật thẳng đứng và không chịu ma sát đáng kể, và trục của chúng
phải trùng với trục kim to.
 Vành khâu Vicat để chứa hồ phải được làm bằng cao su rắn. Vành khâu có dạng hình
nón cụt, sâu 4cm0,2mm, đường kính trong phía trên l70mm5mm và ở đáy l80mm
5mm. Vành khâu phải đủ cứng và phải có một tấm đế phẳng bằng thủy tinh có kích
thước lớn hơn vành khâu và dày ít nhất 2,5mm.
 Vật liệu: xi măng
 Nước cất hoặc nước đã khử ion được sử dụng để chế tạo, bảo quản hoặc luộc mẫu.

2.2/Tiến hành thử


a.Trộn hồ xi măng
-Cân 500g xi măng, chính xác đến 1g

-Cân 1 lượng nước là 125g rồi đổ vào trong cối trộn hoặc dung ống đong có vạch chia
hay buret để đo lượng nước đổ vào cối trộn.
-Đổ xi măng vào nước một cách cẩn thận để tránh thất thoát nước hoặc xi măng. Thời
gian đổ không ít hơn 5 giây và không nhiều hơn 10 giây. Lấy thời điểm kết thúc đổ xi
măng là thời điểm "không", từ đó tính thời gian làm tiếp theo. Khởi động ngay máy
trộn và cho chạy với tốc độ thấp trong 90 giây.
-Sau 90 giây, dừng máy trộn khoảng 15 giây để vét gọn hồ ở xung quanh cối vào
vùng trộn của máy bằng một dụng cụ vét thích hợp. Khởi động lại máy vá cho chạy ở
tốc độ thấp thêm 90 giây nữa. Tổng thời gian chạy máy trộn là 3 phút.
Chú thích: Mọi phương pháp trộn khác, dù bằng tay hay máy đều có thể được sử
dụng miễn là cho kết quả như với phương pháp quy định theo tiêu chuẩn này.

b.Đổ vào vành khâu


-Đổ ngay hồ vào khâu đã được đặt sẵn trên tấm kính có bôi 1 lớp dầu. Đổ đầy hơn
khâu và hạn chế rung lắc. Dùng dụng cụ có cạnh thẳng gạt hồ thừa theo kiểu chuyển
động cưa nhẹ nhàng, sao cho hồ đầy ngang khâu và bề mặt phải phẳng trơn.

c.Thử độ lún
Trước khi thử gắn kim to vào dụng cụ Vicat, hạ kim to cho chạm tấm đế và chỉnh kim
chỉ về số "không" trên thang chia vạch. Nhấc kim to lên vị trí chuẩn bị vận hành.
Ngay sau khi gạt phẳng mặt hồ, chuyển khâu và tấm đế sang dụng cụ Vicat tại vị trí
đúng tâm dưới kim to. Hạ kim to từ từ cho đến khi nó tiếp xúc với mặt hồ. Giữ ở vị trí
này từ 1 đến 2 giây để tránh tốc độ ban đầu hoặc gia tốc của bộ phận chuyển động.
Sau đó thả nhanh bộ phận chuyển động để kim to lún thẳng đứng vào trung tâm hồ.
Thời điểm thả kim to từ thời điểm số "không" là 4 pht. Đọc số trên thang vạch thì kim
to ngừng lún, hoặc đọc tại thời điểm 30 giây sau khi thả kim to, tùy theo việc nào xảy
ra sớm hơn.
Ghi lại số đọc, trị số đó biểu thị khoảng cách giữa đầu kim to với tấm đế. Đồng thời
ghi lại lượng nước của hồ tính theo phần trăm khối lượng xi măng. Lau sạch kim to
ngay sau mỗi lần thử lún.
Lặp lại phép thử với hồ có khối lượng nước khac nhau cho tới khi đạt được một
khoảng cách giữa kim to với tấm đế là 6mm  1mm. Ghi lại hàm lượng nước của hồ
này, lấy chính xác đến 0,5% và coi đó là lượng nước cho độ dẻo chuẩn.

3.Tính toán kết quả:


Lần thử Xi măng Nướ Gía trị kim
(g) cách Lượng
c
đáy(mm) nước(%)
(g)
1 500 125 11 25%
2 500 130 9 26%
3 500 150 6 30%
=>Ntc =30%
4.Nhận xét:
Vậy lượng nước bằng 30%(150g nước trên 500 g xi măng )thì xi măng đạt chuẩn
BÀI 7:
XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN, ĐỘ BỀN UỐN CỦA MẪU VỮA XIMĂNG
THEO TIÊU CHUẨN TCVN 6016-95

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP


Phương pháp bao gồm cách xác định độ bền nén và độ bền uốn tương ứng của các
mẫu thử hình lăng trụ có kích thước 40mm x 40mm x 160mm.
Các mẫu này được đúc từ một mẻ vừa dẻo, chứa một phần xi măng và ba phần cát tiêu
chuẩn theo khối lượng với tỉ lệ nước/xi măng là 0,5. Cát tiêu chuẩn từ những nguồn khác
nhau đều có thể được sử dụng miễn là kết quả độ bền của xi măng khi sử dụng cát đó
không sai khác đáng kể, so với kết quả độ bền xi măng đó khi sử dụng cát chuẩn
theo ISO
Vữa được trộn bằng máy và lèn chặt trong một khuôn nhờ sử dụng máy dằn.
Thiết bị và kĩ thuật lèn chặt khác cũng có thể dùng nhưng kết quả không được sai
khác so với việc dùng thiết bị dằn chuẩn.
Các mẫu trong khuôn được bảo dưỡng nơi không khí ầm 24 giờ và sau đó các mẫu
được tháo khuôn rồi được ngâm ngập trong nước cho đến khi đem ra thử độ bền.
Đến dộ tuổi yêu cầu, mẫu được vớt ra khỏi nơi bảo dưỡng, sau khi thử uốn mẫu bị bẻ
gãy thành hai nửa và mỗi nửa mẫu gãy được dùng để thử độ bền nén.
II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1. Dụng cụ - thiết bị:
 Máy trộn
 Khuôn
 Máy dằn
 Máy thử độ bền uốn/ Máy thử độ bền nén.
 Gá định vị mẫu của máy thử cường độ nén
2. Thành phần vữa
a. Cát
Cát tiêu chuẩn ISO là cát thiên nhiên giàu silic, gồm tốt nhất là các hạt tròn cạnh và có
hàm lượng SiO2 không ít hơn 98%.
Cấp phối hạt nằm trong các giới hạn quy định ở bảng sau:

Cấp phối hạt của cát mẫu ISO


KTLS (mm) LSTL (%)
2 0
1,6 7±5
1 33 ± 5
0,5 67 ± 5
0,16 87 ± 5

b. Xi măng
Xi măng để thử nghiệm nếu phải để lâu hơn 24 giờ kể từ lúc lấy mẫu đến lúc tiến
hành thử, thì phải được lưu giữ toàn bộ trong thùng kín, loại thùng không gây phản ứng xi
măng.
c. Nước
Nước cất được sử dụng cho các phép thử công nhận. Còn đối với các thử
nghiệm khác, sử dụng nước uống.
3. Chế tạo vữa
a. Thành phần
Tỷ lệ khối lượng bao gồm một phần xi măng, ba phần cát tiêu chuẩn và một nửa phần
là nước (tỷ lệ nước/xi măng =0,5).
Mỗi mẻ cho ba mẫu thử sẽ gồm:
 450g ±2g xi măng
 1350g ± 5g cát
 225g ± 1g nước.
b. Trộn
Dùng máy trộn để trộn mỗi mẻ vữa. Máy trộn khi đã ở vị trí thao tác, cần tiến hành
như sau:
 Đổ nước vào cối và thêm xi măng.
 Khởi động máy trộn ngay và cho chạy ở tốc độ thấp, sau 30 giây thêm cát từ từ
trong suốt 30 giây. Bật máy trộn và cho chạy ở tốc độ cao (xem bảng 2), tiếp
tục trộn thêm 30 giây.
 Dừng máy trộn 90 giây. Trong vòng 15 giây đầu dùng bay cao su cào vữa
bám ở thành cối, ở đáy cối và vun vào giữa cối.
 Tiếp tục trộn ở tốc độ cao trong 60 giây nữa.
 Thời gian của mỗi giai đoạn trộn khác nhau có thể được tính chính xác đến ±1
giây.
4. Chế tạo mẫu thử
a. Hình dạng và kích thước
Mẫu thử hình lăng trụ có kích thước 40mm x 40mm x 160mm
b. Đúc mẫu
Tiến hành đúc mẫu ngay sau khi chuẩn bị xong vữa. Khuôn và phễu được kẹp chặt
vào bàn dằn. Dùng một xẻng nhỏ thích hợp, xúc một hoặc hai lần để rải lớp vữa đầu tiên cho
mỗi ngăn khuôn sao cho mỗi ngăn trải thành hai lớp thì đầy (mỗi lần xúc khoảng 300g) và
lấy trực tiếp từ máy trộn. Sau đó lèn lớp vữa đầu bằng cách dằn 60 cái. Đổ thêm lớp vữa thứ
hai rồi lèn lớp vữa này bằng cách dằn thêm 60 cái.
Nhẹ nhàng nhấc khuôn khỏi bàn dằn . Gạt bỏ vứa thừa bằng một thanh gạt kim
loại, thanh này được giữ thắng đứng và chuyển động từ từ theo kiểu cà ngang mỗi chiều một
lần. Cũng dùng thanh gạt trên gạt bằng mặt vữa.
Ghi nhãn hoặc đánh dấu các khuôn để nhận biết mẫu và vị trí tương đối của chúng so
với bàn dằn.
5. Bảo dưỡng mẫu thử.
a. Xử lí và cất giữ mẫu trước khi tháo khuôn
Gạt bỏ vữa thừa trên rìa khuôn coi như một phần của việc tháo dỡ. Đặt một tấm kính
kích thước 210mm x 185mm và dày 6mm lên khuôn. Cũng có thể dùng một tấm thép hoặc
vật liệu không thấm khác có cùng kích thước.
Đặt ngay các khuôn đã đánh dấu lên giá nằm ngang trong phòng không khí ẩm hoặc
trong tủ
b. Tháo dỡ khuôn
Việc tháo dỡ khuôn phải rất thận trọng
 Đối với các phép thử 24 giờ, việc tháo dỡ khuôn mẫu không được quá 20 phút
trước khi mẫu được thử
 Đối với các phép thử có tuổi mẫu lớn hơn 24 giờ, việc tháo dỡ khuôn tiến hành
từ 20 giờ đến 24 giờ sau khi dổ khuôn.
Mẫu đã tháo khỏi khuôn và được chọn để thử vào 24 giờ (hoặc vào 48 giờ nếu dỡ
khuôn muộn), được phủ bằng khăn ẩm cho tới lúc thử.
Đánh dấu các mẫu đã chọn để ngâm trong nước và tiện phân biệt mẫu sau này, đánh
dấu bằng mực chịu nước hoặc bằng bút chì.
c. Bảo dưỡng trong nước
Các mẫu đã đánh dấu được nhận chìm ngay trong nước (để nằm ngang hoặc
để thẳng đứng, tùy theo cách nào thuận tiện) ở nhiệt độ 27 0C ± 20C trong các bể chứa thích
hợp
Trong suốt thời gian ngâm mẫu, không lúc nào khoảng cách giữa các mẫu hay độ sâu
của nước trên bề mặt mẫu lại nhỏ hơn 5 mm.
Lấy mẫu cần thử ở bất kỳ tuổi nào (ngoài 24 giờ hoặc 48 giờ khi tháo khuôn muộn) ra
khỏi nước không được quá 15 phút trước khi tiến hành thử. Dùng vải ẩm phủ lên mẫu cho
tới lúc thử.
d. Tuổi của mẫu để thử độ bền
Tính tuổi của mẫu thử từ lúc bắt đầu trộn xi măng và nước.
Khi thử độ bền theo yêu cầu ở các tuổi khác nhau, cần đảm bảo giới hạn sau:
 24 giờ ± 15 phút
 48 giờ ± 30 phút
 72 giờ ± 45 phút
 7 ngày ± 2 giờ
 Bằng và lớn hơn 28 ngày ± 8 giờ
6. Tiến hành thử
a. Xác định độ bền uốn
Đặt mẫu lăng trụ vào máy thử với một mặt bên tựa trên các con lăn gối tựa và trục
dọc của mẫu vuông góc với các gối tựa. Đặt tải trọng theo chiều thẳng đứng bằng
con lăn tải trọng vào mặt đối diện của lăng trụ và tăng tải trọng dần dần tốc độ 50N/s ± l0N/s
cho đến khi mẫu gẫy.
Tính độ bền uốn, Ru, bằng Newtons trên milimet vuông (N/mm2), theo công
thức sau:
3 . P. l
Ru =
2 .b 3
Trong đó:
P: Là tải trọng đặt lên giữa lăng trụ khi mẫu bị gãy, N
l: Là khoảng cách giữa các gối tựa, mm
b: Là cạnh của tiết diện vuông của lăng trụ, tính bằng milimet.
b. Xác định độ bền nén
Thử độ bền nén các nửa lăng trụ trên các mặt bên phía tiếp xúc với thành khuôn. Đặt
mặt bên các nửa lăng trụ vào chính giữa và đặt nằm ngang sao cho mặt cuối của lăng trụ nhô
ra ngoài tấm ép hoặc má ép khoảng l0mm.
Tăng tải trọng từ từ với tốc dộ 2400N/s ± 200N/s trong suốt quá trình cho đến khi
mẫu bị phá hoại.
Tính độ bền nén, Rn (MPa), theo công thức sau:
P
Rn =
F
Trong đó:
P: Là tải trọng tối đa lúc mẫu bị phá hoại, tính bằng Newtons;
A:Là diện tích tấm ép hoặc má ép, tính bằng milimet vuông
(40mm x 40mm=1600mm2)
Mẫu Lực nén Diện tích tấm Độ bền nén
(kN) ép (mm2) (MPa)
1 55.29 1600 34.56
2 48.96 1600 30.6
3 48.73 1600 30.46
4 53.83 1600 33.64
5 40.56 1600 25.35
6 54.65 1600 34.16

BÀI 8:
XÁC ĐỊNH ĐỘ SỤT CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG
THEO TIÊU CHUẨN TCVN 3106:1993

I. Ý NGHĨA CỦA ĐỘ SỤT CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG:


Độ sụt là chỉ tiêu quan trọng nhất của hỗn hợp bê tông, nó đánh giá khả năng dễ chảy
của hỗn hợp bê tông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc rung động.
Độ lưu động được xác định bằng độ sụt (SN, cm) của khối hỗn hợp bê tông trong côn
hình nón cụt có kích thước tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu. Khi độ sụt thích hợp
phù hợp với đặc điểm của kết cấu và phương pháp thi công sẽ giúp cho quá trình thi công
được dễ dàng, độ đặc, cường độ của bê tông sẽ tăng. Như vậy độ sụt liên quan đến khả năng
thi công và chất lượng của bê tông, do đó cần phải xác định.
II. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
1. Dụng cụ - Thiết bị thử:
 Côn thử độ sụt là một côn hình nón cụt, được uốn hàn hoặc cán từ thép tôn dày
tối thiểu 1,5mm. Mặt trong của côn phải nhẵn, không có các vết nhô của đường
hàn hoặc đinh tán. Các thông số của côn được quy định như sau:
Loại côn Kích thước, mm
N1 100±2 200±2 300±2
N2 150±2 300±2 450±2

 Thanh thép tròn trơn đường kính 16mm, dài 600mm hai đầu múp tròn.
 Phễu đổ hỗn hợp.
 Thước lá kim loại dài 80cm chính xác tới 0,5cm.
 Tấm đế

Dụng cụ xác định độ sụt

2. Lấy mẫu chuẩn bị thử:


Lấy mẫu hỗn hợp bê tông để thử
theo TCVN 3105 : 1993. Thể tích hỗn hợp
bê tông cần có:
 8 lít khi cỡ hạt lớn nhất của
cốt liệu bê tông tới 40mm;
 24 lít khi cỡ hạt cốt liệu lớn
nhất là 70 hoặc 100mm.
3. Tiến hành thử:
Tiến hành thử theo trình tự sau:
 Chọn côn: Dùng côn N1 để
thử hỗn hợp bê tông có cỡ hạt
lớn nhất của cốt liệu tới
40mm, côn N2 để thử hỗn hợp
bê tông có cỡ hạt lớn nhất của
cốt liệu tới 70mm hoặc
100mm.
 Tẩy sạch bê tông cũ. Dùng giẻ ướt lau mặt trong của cônvà dụng cụ khác mà
trong quá trình thử tiếp xúc với hỗn hợp bê tông.
 Đặt côn lên nền cứng, phẳng không thấm nước.
 Đứng lên gối đặt chân để giữ cho côn cố định trong cả quá trình đổ và đầm hỗn
hợp bê tông trong côn.
 Đổ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng một
phần ba chiều cao của côn.
 Sau khi đổ từng lớp dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp bê
tông từ xung quanh vào giữa. Khi dùng côn N 1 mỗi lớp chọc 25 lần, khi dùng
côn N2 mỗi lớp chọc 56 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu, các lớp sau chọc
xuyên sâu vào lớp trước khoảng 2÷3cm. Ở lớp thứ ba vừa chọc vừa thêm để giữ
mức hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn.
 Thêm hỗn hợp bê tông cho đầy côn
 Gạt phẳng mặt
 Rút côn theo phương thẳng
đứng từ từ trong khoảng 5-10s
 Đặt côn sang bên cạnh khối hỗn
hợp bê tông vừa rút côn
 Đo chênh lệch chiều cao giữa
miệng côn với điểm cao nhất
của khối hỗn hợp chính xác tới
0,5cm.
Lưu ý:
Thời gian thử tính từ lúc bắt dầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn cho tới thời
điểm nhất côn khỏi khối hỗn hợp phải được tiến hành không ngắt quãng và
không chế không quá 150 giây.
Nếu khối hỗn hợp bê tông sau khi nhấc khỏi côn bị đổ hoặc tạo thành hình
khối khó đo thì phải tiến hành lấy mẫu khác theo TCVN 3105:1993 để thử
lại.
4. Tính kết quả:
Khi dùng côn N1 số liệu đo được làm tròn tới 0,5cm, chính là độ sụt của hỗn hợp bê
tông cần thử.
Khi dùng côn N2 số liệu đo được phải tính chuyển về kết quả thử theo côn N 1 bằng
cách nhân với hệ số 0,67.
Hỗn hợp bê tông có độ sụt bằng không hoặc dưới l,0cm được coi như không có tính
dẻo. Khi đó đặc trưng của hỗn hợp được xác định bằng cách thử độ cứng theo TCVN 3107 :
1993
5. Điều chỉnh thành phần vật liệu để đạt độ sụt:
Khi kiểm tra độ sụt có thể xảy ra các trường hợp sau:
 Độ sụt thực tế bằng độ sụt yêu cầu.
 Độ sụt thực tế nhỏ hơn hay lớn hơn độ sụt yêu cầu.
Cách giải quyết như sau:
 Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm 5 lít
nước cho 1 m3 bê tông
 Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu 4cm trở lên thì phải tăng cả nước và
xi măng sao cho tỷ lệ N/X không thay đổi cho tới khi nào hỗn hợp bê tông đạt
độ sụt theo yêu cầu.
 Trong trường hợp này cần chú ý rằng: để tăng một cấp độ sụt khoảng 2-3cm cần
thêm 5 lít nước như vậy khi độ sụt thiếu 4cm trở lên thì cần tính lượng xi măng
tương ứng cần tăng để đảm bảo chất lượng của bê tông.
 Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm
lượng cốt liệu cát và đá (sỏi) khoảng 2-3% so với khối lượng ban đầu.
 Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 4-5cm trở lên thì phải tăng
thêm đồng thời lượng cốt liệu cát, đá (sỏi) và xi măng khoảng 5% so với khối
lượng ban đầu.

BÀI 9:
XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊTÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHÁ HOẠI MẪU THEO TCVN 3118:1993

I. Khái niệm
- Cường độ mẫu lập phương chuẩn là cường độ nén của viên mẫu bê tông khối lập phương
kích thước 150x150x150mm được chế tạo, bảo dưỡng và thí nghiệm theo các tiêu chuẩn
3105:1993 và TCVN 3118:1993
- Mác bê tông theo cường độ chịu nén là giá trị trung bình làm tròn đến hàng đơn vị MPa
cường độ nén của các viên mẫu bê tông khối lập phương kích thước 150x150x150mm được
đúc, đầm, bảo dưỡng và thí nghiệm theo tiêu chuẩn ở tuổi 28 ngày đêm. Mác bê tông ký hiệu là
M
- Cấp bê tông theo cường độ chịu nén là giá trị cường độ nén của bê tông với xác suất đảm
bảo 0,95. Cấp bê tông được ký hiệu là B (theo TCXDVN 356:2005)
- Tương quan giữa cấp bê tông và mác bê tông theo cường độ nén được xác định thông qua
công thức:
B = M(1 – 1,64v)

Trong đó: v – Hệ số biến động cường độ bê tông


- Khi không xác định được hệ số biến động và chấp nhận chất lượng bê tông ở mức trung
bình, v= 0,135 (TCXDVN 356:2005) thì B = 0,778M

II. Phương pháp thí nghiệm


1. Dụng cụ - thiết bị
- Máy nén: Máy nén được lắp đặt tại một vị trí cố định. Sau khi lắp, máy phải định kì l năm
một lần hoặc sau mỗi lần sửa chữa được cơ quan đo lường Nhà nước kiểm tra và cấp giấy chứng
thực hợp lệ
- Thước lá kim loại
- Đệm truyền tải (sử dụng khí nén các nửa viên mẫu đầm sau khi uốn gẫy): Đệm truyền tải
(hình 1) được làm bằng thép dày 20±2mm có rãnh cách đều mẫu 30±2mm. Phần truyền tải
vào mẫu có kích thước bằng kích thước tiết diện của các viên mẫu đầm (100x100; 150 x 150 ;
200 x 200mm)
2. Chuẩn bị thử
Chuẩn bị thử theo trình tự sau:
- Đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu bê tông
- Chuẩn bị mẫu thử nén theo nhóm mẫu. Mỗi nhóm mẫu gồm 3 viên.
- Việc lấy hỗn hợp bê tông, đúc bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông và chọn kích thước viên
mẫu thử nén phải được tiến hành theo TCVN 3105:1993.
- Việc chuẩn bị để xác định cường độ nén của bê tông là viên mẫu lập phương kích thước
150x150x150mm.
- Kiểm tra và chọn hai mặt chịu nén của các viên mẫu thử sao cho:
+ Khe hở lớn nhất giữa chúng với thước thẳng đặt áp sát xoay theo các phương
không vượt quá 0,05mm trên 100mm tính từ điểm tì thước.
+ Khe hở lớn nhất giữa chúng với thành thước kẻ góc vuông khi đặt thành kia áp sát
các mặt kề bên các mẫu lập phương hoặc các đường sinh của mẫu trụ không vượt
quá 1mm trên 100mm tính từ điểm tì thước trên mặt kiểm tra.
+ Đối với các viên mẫu lập phương và các viên nửa dầm đã uốn không lấy mặt tạo
bởi đáy côn đúc và mặt hở để đúc mẫu làm hai mặt chịu nén.
- Trong trường hợp các mẫu thử không thõa mãn các yêu cầu trên thì mẫu phải được gia công
lại bằng cách mài bớt hoặc làm phẳng mặt bằng một lớp hồ xi măng không dày quá 2mm.
Cường độ của một lớp xi măng này khi thử phải không được thấp hơn một nửa cường độ dự
kiến sẽ đạt của mẫu bê tông.
3. Tiến hành thử
Tiến hành thử theo trình tự sau:
 Xác định diện tích chịu lực của mẫu:
- Đo chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song của hai mặt chịu
- Xác định diện tích hai mặt chịu nén trên và dưới theo các giá trị trung bình của các
cặp cạnh hoặc của các cặp đường kính đã đo. Diện tích chịu lực của mẫu khi đó chính là
trung bình số học diện tích của hai mặt.
 Xác định tải trọng phá hoại mẫu:
- Chọn thang lực thích hợp của máy để khi nén tải trọng phá hoại nằm trong khoảng
20÷80% tải trọng cực đại của thang lực nén đã chọn. Không được nén mẫu ngoài thang lực
trên.
- Đặt mẫu vào máy nén sao cho một mặt chịu nén đã chọn nằm đúng tâm thớt dưới của
máy.
- Vận hành máy nhẹ nhàng cho mặt trên của máy tiếp cận với thớt trên của máy.
- Tăng tải liên tục với tốc độ không đổi và bằng 6±4 daN/cm2.giây cho tới khi mẫu bị
phá hoại (Dùng tốc độ gia tải nhỏ đối với bê tông có cường độ thấp, vì bê tông thí nghiệm là
loại bê tông M300). Lực tối đa đạt được là giá trị tải trọng phá hoại mẫu.
4. Tính kết quả
- Cường độ nén từng viên mẫu bê tông (Rn) được tính bằng (daN/cm2) theo công thức:
Pn
R=k .
Fn
Trong đó:
+ Pn: Tải trọng phá hoại (daN)
+ Fn: Diện tích chịu lực nén của viên mẫu (cm2)
+ k: Hệ số tính đổi kết quả thử nén các viên mẫu bê tông
kích thước khác chuẩn về cường độ của viên mẫu kích thước 150x150x150mm. Giá trị k lấy
theo bảng dưới
Hình dáng và kích thước của mẫu (mm) Hệ số tính đổi k
Mẫu lập phương
100x100x100 0,91
150x150x150 1,00
200x200x200 1,05
300x300x300 1,10
Mẫu trụ
71,4x143 và 100x200 1,16
150x300 1,20
200x400 1,24

Tính cường độ chịu nén của của nhóm mẫu bê tông:


- So sánh các giá trị cường độ nén lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ nén của viên mẫu
trung bình.
- Nếu cả hai giá trị đó đều không lệch quá 15 % so với cường độ nén của viên mẫu
trung bình thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử
trên ba viên mẫu.
- Nếu một trong hai giá trị đó lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung
bình thì bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường độ nén của bê tông là cường
độ nén của một viên mẫu còn lại.
- Nếu tổ mẫu bê tông chỉ có hai viên thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung
bình số học kết quả thử của hai viên mẫu đó.
5. Kết quả thí nghiệm

Hình Lực nén phá hoại Cường độ chiụ


Mẫu số Kích thước Ghi chú
dạng mẫu mẫu (daN) nén (daN/cm2)
Lập 15x15
1 93300 414.67
phương x15
Lập 15x15
2 72450 322
phương x15
Lập 15x15
3 82000 364.45
phương x15

Cường độ nén của bê tông là:: 367.04daN/ cm2

You might also like