Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

4.3.

Mô hình Input-Output Leontief


• Khái niệm mô hình Input-Output Leontief

Mô hình Input-Output Leontief(thưòng được gọi tắt là mô hình


Input-Output hay mô hình Input-Output đóng) đề cập đến vấn đề
xác định đầu ra đối với sản phẩm của mỗi ngành kinh tế trong một
nền kinh tế sao cho vừa đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu về các loại
sản phẩm của các ngành kinh tế trong một nền kinh tế đó.Đầu ra
đối với sản phẩm của mỗi ngành kinh tế trong nền kinh tế trong
tổng sản phẩm của ngành kinh tế đó cung ứng cho nền kinh tế.trong
khuôn khổ của mô hình,khái niệm ngành kinh tế được xem xét theo
nghĩa thuần túy sản xuất.Điều đó có nghĩa là nhu cầu về các sản
phẩm do mỗi ngành kinh tế trong nền kinh tế đó cung ứng chỉ dành
làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất cho các ngành kinh tế khác
cho nền kinh tế và thậm chí là cho cả ngành kinh tế đó.Chẳng hạn
như nền kinh tế quốc dân,đầu ra của ngành công nghiệp thép được
sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác và
cho cả ngành công nghiệp thép.

Trong thực tế,đầu ra do mỗi ngành kinh tế trong mô hình cung


ứng,ngoài việc đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu đàu vào các ngành
kinh tế trong mô hình,còn dùng để đáp ứng nhu cầu của khác hàng
trong tiêu dùng hoặc dùng để xuất khẩu.Mô hình Input-Output
trong trường hợp này gọi là Input-Output mở.Trong mô hình này
người ta gọi nhu cầu dành làm nguyên liệu cho các ngành kinh tế
trong mô hình là nhu cầu trung gian.Còn nhu cầu dành để đáp ứng
cho khách hàng trong việc tiêu dùng hoặc xuất khẩu là nhu cầu cuối
cùng.Ngành kinh tế phục vụ cho nhu khách hàng trong tiêu dùng
hoặc xuất khẩu(nhu cầu cuối cùng) được gọi là ngành kinh tế mở.
Trong mô hình Input-Output,ngoài các sản phẩm của csc ngành
kinh tế được sử dụng là nguyên liệu đầu vào,ta vẫn phải sử dụng
sản phẩm của một số ngành kinh tế khác không có trong mô hình để
làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế trong mô hình.Trong
trương hợp này,mô hình được gọi là mô hình Input-Output tổng quát
và các ngành kinh tế không có trong mô hình được gọi là ngành kinh
tế ngoài.

Do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa đầu ra với nhu cầu trung gian và
nhu cầu của ngành kinh tế mửi sao cho vừa đủ để thỏa mãn toàn
bộ nhu cầu về các loại sản phẩm do các ngành kinh tế đó cung cấp
như vậy nên mức độ chính xác của các đầu ra của các ngành kinh té
phải hài hòa,không gây ra sự dư thừa hay thiếu hụt cho bất kì nhu
cầu nào.Để phân tích các mô hình Input-Output ta chấp nhận các
giả thiết sau.

1. Môi ngành kinh tế chỉ sản xuất một mặt hàng thuần nhất.Trong trường
hợp có một ngành kinh tế sản xuất một số mặt hàng phối hợp theo một
tỉ lệ cố định đó là một mặt hàng.Ví dụ như một xí nghiệp sản xuất đồ gỗ
sản xuất hai mặt hàng là bàn và ghế theo tỉ lệ 61 .Một bộ gồm 1 bàn và 6
ghế có thể coi là một mặt hàng của xí nghiệp đó.

1
2. Mỗi ngành kinh tế chỉ sử dụng một tỉ lệ cố định của các yếu tố đầu vào
cho sản xuất đầu ra.

3. Khi tất cả đầu vào thay đổi k lần thì đầu ra cũng thay đổi k lần.

You might also like