Chiều Tối

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Chiều Tối

Những trang vàng lịch sử Việt Nam ghi dấu lớp lớp người nối tiếp lên nhau. Trong những
trang sử vàng chói lọi ấy, ghi hình những con người kiệt xuất – những con người anh hùng vĩ
đại nhất của dân tộc. Hồ Chí Minh là người anh hùng vĩ đại nhất và những trang sử Người để
lại là vẻ vang nhất. Cả cuộc đời Bác dành cho sự nghiệp cách mạng, nhưng không chỉ vậy
Bác còn là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn chương. Cảm hứng thi
sĩ đến bất cứ lúc nào với người chiến sĩ cộng sản dù cho khi bị giam bắt, tù đày nhưng không
thể giam cầm được tâm hồn của Người. Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm được sáng tác khi
Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ nhưng vẫn thể hiện tình yêu thiên
nhiên, con người và tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của Hồ Chí Minh.

( nếu viết về chất thép : Thơ Bác đâu chỉ hãy thôi mà còn đẹp nữa, đẹp bởi chính hồn thơ, bởi
chính tinh thần "thép" trong thơ và bởi chính tình ý của thơ. Chiều tối là một bài thơ tiêu biểu
cho thơ Bác, thể hiện rõ sự kết hợp giữa nét cổ điển và tinh thần hiện đại, một tác phẩm thành
công của nền văn học nước nhà. )

 Bài thơ sáng tác bằng chữ Hán. Nhan đề phiên âm là Mộ, dịch sang Việt ngữ là Chiều tối,
được trích trong tập Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh.

“ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều lý thú là
trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ “ chiều “ nào. Vậy
mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy vẻ gợi cảm. Nhà thơ chỉ vờn
vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim chiều về tổ hay một chòm mây, áng
mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho
những thời khắc cuối cùng của ban ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật. Từ
những câu thơ cuối cùng lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , man mác bâng khuâng của buổi
chiều hôm khi mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đó có thể là một buổi chiều thực
mà Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhà lao này sang nhà lao khác.
Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy còn mang một vẻ đẹp đã trở nên vĩnh
hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lại trong những câu thơ cổ mà ở đó vẫn đi
về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”.

1
Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như đã làm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã
nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc bài thơ vì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không
chỉ trong không gian mà còn cả ở thời gian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm
vào hai câu thơ về chiều hôm đó.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Có nhiều người cho rằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một
người tù trên con đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều
cũng tìm ra chốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi
đó, người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đã
sắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác,cũng có một cách hiểu
dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của một tâm hồn đã
vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theo một cánh chim
, một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rất người, cho dù đang
phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theo một cách hiểu được nhiều
người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách nào trong hai cách trên, chúng ta
vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con
người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời và cuộc sống. Đó là một con người dù
trong hoàn cảnh nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả
năng rung cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong
hoàn cảnh có khác loài người. Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người
đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ,
quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong
được tự do như đám mây kia.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi,
bỗng xuất hiện con người:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,


Bao túc ma hòan, lô dĩ hồng.
Dịch thơ:

Cô em xóm núi xay ngô tối,


Xay hết, lò than đã rực hồng.
Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm
cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Như một điểm sáng hiện lên giữa cảnh đồi
núi bao la hùng vĩ khiến cho bức tranh sơn dã thêm sinh động và tươi vui hơn. Sự xuất hiện
2
của hình ảnh cô sơn nữ càng làm tăng thêm nét đẹp khỏe khoắn, đặc biệt nó là vẻ đẹp vô cùng
đáng quý của người dân lao động.
Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa
có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than
rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản
chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những
vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hòan của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức
tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái
ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những
đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

Nhà văn Nam Cao đã viết: "Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ
đến người khác được.", để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ
của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất
nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính
là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

Bài thơ "Chiều tối" là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí
Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi
chiều muộn, đồng thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được sum họp
của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh lên một vẻ đẹp của tinh thần quên
mình, của một trái tim giàu lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.
Như nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp/ Ánh đèn tỏa rạng mái
đầu xanh/ Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

3
Tràng Giang
Thời đại Thơ mới của Việt Nam ghi dấu sự thành danh của nhiều bậc thi nhân đại tài. Đó là
một Xuân Diệu khao khát tình đến cháy bỏng, mãnh liệt. Một Chế Lan Viên trăn trở đi tìm
cái tôi cá nhân. Một Hàn Mặc Tử chìm trong thực và mộng. Và có cả một nhà thơ – một con
người mang tâm hồn của một kẻ ảo não, chênh vênh giữa cõi đời rộng lớn. – Huy Cận. Thơ
Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm
mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài". Như
Hoài Thanh nhận xét về ông : "Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái
xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi"  Chẳng thế mà "Tràng giang" ra đời
lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Cùng với nét u
buồn khắc khoải trước không gian mênh mông, bài thơ còn là nỗi nhớ quê hương, thương đất
nước đang chìm trong tang thương của thi sĩ.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1939 in lần đầu tiên trên báo "Ngày nay" sau đó in trong tập
"Lửa thiêng" - tập thơ đầu tay của Huy Cận. Cũng chính tập thơ này đã đưa ông trở thành
gương mặt tiêu biểu của phong trào "Thơ mới" thời kì đầu.
Ngay khi đọc tên bài thơ "Tràng giang" người ta có thể hình dung được tư tưởng và tâm tư
mà tác giả gửi trong đó. Tiêu đề gợi ra một con sông dài, mênh mông, bát ngát. Tuy nhiên, ẩn
sau hình ảnh sông dài còn là những mảnh đời bấp bênh, trôi nổi, u sầu. Câu đề từ "Bâng
khuâng trời rộng nhớ sông dài" tiếp tục khẳng định nỗi niềm u uất, không biết tỏ cùng ai của
nhân vật trữ tình trước không gian bao la của dòng sông.

Từ nhan đề và câu thơ đề từ của bài thơ, khổ thơ thứ nhất đã mở ra một không gian sông
nước sông nước rộng lớn. Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước
mênh mang.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Dường như, dòng sông “tràng giang” đã dài nay lại như trải dài ra hơn với từng đợt sóng
“điệp điệp” cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt. Những đợt sóng ấy
như trải dài đến vô tận càng tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la của sông nước. Và để
rồi, trên cái nền sông nước mênh mông ấy, hình ảnh con thuyền hiện lên thật nhỏ nhoi, cứ thế
“xuôi mái nước song song”. Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với
hình ảnh con thuyền nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi. Đặc biệt, khổ thơ
thứ nhất còn để lại ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc bởi hai câu thơ cuối của khổ thơ.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả


Củi một cành khô lạc mấy dòng

4
Từ xưa cho đến nay, thuyền và nước là hai hình ảnh luôn đi liền với nhau, ấy vậy mà ở đây
dường như thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi. Có lẽ bởi thế mà cảnh
vật ấy càng khiến cho lòng “sầu trăm ngả”. Toàn bộ nỗi lòng của nhà thơ cuối cùng được kết
đọng cả trong hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Thơ ca từ cổ chí kim, nỗi buồn
được cắt nghĩa dưới vô vàn hình hài góc cạnh khác nhau. Có cái nỗi buồn khi thấy “cây ngô
đồng, vàng rơi vàng rơi thu mênh mông” (Bích Khê), có cái nỗi buồn trước “rặng liễu đìu
hiu” (Xuân Diệu), lại có cái buồn khi nghe thấy tiếng gà gáy não nùng trong thơ Lưu Trọng
Lư. Nhưng có lẽ, buồn trước một cành củi khô thì chưa bao giờ xuất hiện trong kho tàng văn
học Việt Nam. Củi chỉ những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh, cũng trôi lênh đênh vô định trong
dòng chảy của cuộc đời. Vậy nên, “củi một cành khô lạc mấy dòng” là điều không thể tránh
khỏi.

Như vậy, trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con
thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định. Đồng
thời, khổ thơ cũng gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.

 Đến khổ thơ thứ hai dường như muốn đẩy nỗi hiu quạnh tăng lên gấp bội.

                                                                 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,


                                                                 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
                                                                Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
                                                                Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cảnh đìu hiu, buồn man mác của một làng quê nghèo,
thiếu sức sống. Hình ảnh "cồn nhỏ" với tiếng gió thổi "đìu hiu" như phủ lên mình một nỗi
buồn mặc định đến da diết. Đến nỗi nhà thơ phải đặt một câu hỏi sao ngay cả tiếng ồn ào của
phiên chợ chiều cũng không nghe thấy hay phải chăng phiên chợ đó cũng buồn hiu quạnh
như ở nơi đây. Từ "đâu" cất lên thật thê lương, không điểm tựa để bấu víu. "Sông dài, trời
rộng, bến cô liêu" , khung cảnh hiện lên qua câu thơ của Huy Cận sao mà hoang sơ, tiêu điều
thế, nơi bến nước không có một bóng người qua lại, không có một tiếng động của cỏ cây hay
tiếng thở của con người xung quanh chỉ có đất trời dài rộng, cô đơn lẻ loi một mình. Hai câu
thơ cuối tác gải đã mượn "trời", "sông" để tả cái mênh mang vô định của đất trời, của lòng
người. Nahf tơ không dùng trời "cao" mà lại dùng trời "sâu"  để đo chiều sâu thực sự là nét
tunh tế, độc đáo trong thơ Huy cận. Câu cuối đoạn như nói hết, lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm
không biết ngỏ cùng ai, nhà thơ đã phải nói thẳng sự "cô liêu". 

 Sang khổ thơ thứ ba, tác gải muốn tìm sự ấm áp của đất trời mênh mông nhưng dường như
cảnh sắc thiên nhiên lại không như lòng người mong đợi

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;


Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

5
Đọc khổ thơ thứu 3, người đọc cảm nhận một sự chuyển biến, vận động của thiên nhiên,
không còn buồn rầu, u mê như những khổ thơ đầu và khổ thơ thứ 2. Từ “dạt” đã diễn tả tinh
tế sự chuyển biến của vạn vật thiên nhiên Tuy nhiên nó lại được gắn liền với hình ảnh “bèo”
mà  “bèo” thì vốn vô định, trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu cứ lặng lẽ dạt “về đâu”,
chẳng biết dạt về đâu, cũng chẳng biết dạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông
không có một chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang
tồn tại nhưng dường như điều này là không thể.

     Đến khổ thơ cuối cùng, những cảm xúc, bút pháp của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm, nét
vẽ chấm phá dùng rất đắc điệu

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...


Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

 Nét chấm phá trong hình ảnh “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng khắc
sâu sự cô đơn, buồn phiền. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình
hóa cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và
con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống. Mây ở
đây chất chồng lên nhau, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực
rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp
mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa dất trời
bao la, như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa cuộc đời chông chênh vậy.

     Sang hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà nhớ, nhớ quê được tác giả bộc lộ một
cách rõ ràng, tất cả những tình ảm ấy nhà thơ chẳng biết gửi vào đâu mà chỉ biết chất chứa
đong đầy trong trái tim mình. Hai từ "dờn dợn" gợi nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng
trước cảnh hoang vắng của một chiều khi hoàng hôn buông xuống. Câu thơ muốn nói lên nỗi
nhớ quê hương da diết của nahf thơ khi đứng trước sông nước rợn ngợp. “Không khói hoàng
hôn” nghĩa là không một yếu tố ngoại cảnh nào tác động trực tiếp nhưng cảnh vật vẫn gợi
trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ quê cha đất tổ. Câu thơ cuối như bộc lộ tư tưởng, tình cảm mà
nhà thơ muốn gửi gắm xuyên suốt bài thơ. Lúc nào trong lòng Huy Cận cũng mang một cái
tình quê sâu đậm, một nỗi nhớ quê da diết khôn nguôi.  

   . Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên
một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn
độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc
của Huy Cận. Dưới hình thức một bài thơ mang đậm phong cách thơ Đường thi, kết cấu
mạch lạc và cái tài sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa
ca mà ở đó, các nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà thơ
Xuân Diệu đã viết :Tràng giang là một bài thơ ca non sông đất nước, do đó dọn đường cho
lòng yêu giang sơn Tổ quốc". 

6
Thời gian có thể phủ bụi một số thứ. Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng sáng,
càng đẹp. “Tràng Giang” của Huy Cận là một bài như thế. Cùng với tấm lòng chan chứa tình
yêu quê hương đất nước của nhà thơ, thi phẩm sẽ còn sống mãi với chúng ta cho đến tận
muôn đời.

7
Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân
vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn
1932 -1945 "ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng
Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu" (Hoài
Thanh - Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn
Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên phong cách nghệ
thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong thơ ông chính là sự
thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát
sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này.
"Đây thôn Vĩ Dạ" trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử.

Câu thơ mở đầu như một lời chào mời, một lời thăm hỏi hay một lời trách móc, dường như
tất cả đều có và ẩn ý trong lời thơ:
 
 
                                                    “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
 
 
          Thôn Vĩ Dạ bên bờ sông Hương là một làng quê đẹp, có nhiều khu vườn xanh tươi,
buổi sáng khi mặt trời mọc, khung cảnh thiên nhiên rất gợi cảm, ánh nắng ban mai và vườn
cây tươi tốt dễ tạo nên những tình cảm gắn bó và thiết tha với cuộc sống. Ở đây tác giả miêu
tả những hàng cau thân vút cao trong buổi bình minh gợi một cái gì khỏe khoắn của thiên
nhiên:
 
 
                                                    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
 
 
          Hàng cau còn gợi lên không khí của làng quê như đã có từ lâu đời. Nhà thơ Vũ Quần
Phương cũng nhận xét : “Cái “nắng hàng cau nắng mới lên” sao lại gợi một nỗi niềm làng
mạc quê hương đến thế.”
 

                                                   Vườn ai mướt quá xanh như ngọc


 
 

8
          Chữ “mướt” ở đây được dùng rất khéo, nói lên cái tốt tươi của sự sống trong khu vườn,
nói “mướt” là nói đến trạng thái mượt mà, mềm dịu đang độ phát triển tơ non. Màu “xanh
như ngọc” là màu xanh như được lọc qua ánh sáng rất đẹp và gợi cảm. Đó là màu xanh được
miêu tả ban mai hoặc khi bầu trời đang bừng sáng thì mới có một màu xanh như ngọc. Có thể
so sánh với nhiều từ ngữ khác nhau, những trạng thái, sắc thái của màu xanh: xanh lơ, xanh
lục, xanh nõn, xanh thẳm, xanh biếc…Vườn cây vừa chiếm lĩnh chiều cao của không gian với
những hàng cau cao vút và bề rộng với cây xanh tươi tốt. Trong những vườn đó ẩn hiện
những khuôn mặt phúc hậu:
 
 
                                                         Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Thôn Vĩ Dạ nằm cảnh ngay bờ sông Hương êm đềm. Vì thế mà từ cách tả cảnh làng quê ở
khổ thơ đầu hé mở tình yêu, tác giả chuyển sang tả cảnh sông với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ
mong sầu muộn hư ảo như trong giấc mộng:
Gió theo lối gió mây đường mây  
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó  
Có chở trăng về kịp tối nay ?
   Gió và mây để gợi buồn vì nó trôi nổi, lang thang thì nay lại càng buồn hơn gió đi theo
đường gió, mây đi theo đường mây, gió và mây xa nhau; không thể là bạn đồng hành, không
thể gặp gỡ và sự xa cách của nhà thơ đối với người yêu có thể là vĩnh viễn. Phải chăng đây là
cảm giác của nhà thơ trong xa cách nhớ thương, và đây cũng là mặc cảm của những con
người xưa trong cuộc sống. Nỗi buồn về sự chia li, tiễn biệt đọng lại trong lòng người phảng
phất buồn và mang một nỗi niềm xao xác. Chúng ta không còn thấy giọng tươi mát đầy sức
sống ở đoạn trước nữa, chúng ta gặp lại Hàn Mặc Tử - một tâm hồn đau buồn, u uất:
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
    Dòng sông Hương hiện ra mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt, ảm
đạm như màu khói. Với một tâm hồn mãnh liệt như Hàn Mặc Tử thì dòng sông trôi lững lờ
của xứ Huế chỉ là dòng sông buồn thiu gợi cảm giác buồn lặng, quạnh quẽ. Hoa bắp cũng lay
nhè nhẹ trong một nỗi buồn xa vắng. Sự thay đổi tâm trạng chính là thái độ của những người
sông trong vòng đời tối tăm, bế tắc. Mặt nước sông Hương êm quá gợi đến những bến bờ xa
vắng, những mảnh bèo trôi dạt lênh đênh của số kiếp người. Tâm trạng thoắt vui - thoắt buồn
mà buồn thì nhiều hơn, ta đã gặp rất nhiều ở các nhà thơ lãng mạng khác sống cùng với thời
Hàn Mặc Tử. Ý thơ thật buồn, được nối tiếp trong hai câu sau nhưng với cách diễn đạt thật
tuyệt diệu, thực đấy mà mộng đấy:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
   Tất cả như tan loãng trong vầng trăng thân thuộc của Hàn Mặc Tử. Cảnh vật thiên nhiên
tràn ngập ánh sáng, một ánh trăng vàng sáng loáng chiếu xuống dòng sông, làm cho cả dòng
sông và những bãi bồi lung linh, huyền ảo. Cảnh nên thơ quá, thơ mộng quá! Và cũng đa tình
quá! Dòng nước buồn thiu đã hoá thành dòng sông trăng lung linh, con thuyền khách đã trở
thành thuyền trăng. Tác giả đã gửi gắm một tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ
vào con thuyền trăng, vào cả dòng sông trăng. Thơ lồng trong ngôn ngữ thơ thật là tài tình,
9
thật là đẹp với xứ Huế mộng mơ. Tác giả đã lướt bút viết nên những câu thơ nhẹ nhàng, sâu
kín nhưng hàm chứa cả tình yêu bao la, nồng cháy đến vô cùng.
Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền không kịp trở về cho
người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai. Hàn
Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc đời ngắn ngủi, vầng
trăng không về kịp và Hàn Mặc Tử cũng không đợi vầng trăng hạnh phúc đó nữa, một năm
sau ông vĩnh biệt cuộc đời.
    Nhưng hiện tại, con người đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
   Trái tim khao khái yêu thương, những nỗi đau kỉ niệm tình yêu ấy, ông đã gửi tất cả vào
những trang thơ. Và rồi tất cả như trôi trong những giấc mơ của ước ao, hi vọng. Màu áo
trắng cũng là màu ánh nắng của Vĩ Dạ mà nhìn vào đó tác giả choáng ngợp, thấy ngây ngất
trước sự trong trắng, thanh khiết, cao quý của người yêu.
   Hình như giữa những giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến
thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
   Câu thơ đã tả thực cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói đó con người
như nhoà đi và có thể tình người cũng nhoà đi? Nhà thơ không tả cảnh mà tả tâm trạng mình,
biết bao tình cảm trong câu thơ ấy. Những cô gái Huế kín đáo quá, ẩn hiện trong sương khói,
trở nên xa vời quá, liệu khi họ yêu họ có đậm đà chăng? Tác giả đâu dám khẳng định về tình
cảm của người con gái Huế, ông chỉ nói:
Ai biết tình ai có đậm đà ?
   Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hy vọng, đó chỉ là sự thất
vọng. Sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi
không có tình yêu trọn vẹn. Bài thơ càng hay càng ngậm ngùi, nó đã khép lại nhưng lòng
người vẫn thổn thức. Cả bài thơ được liên kết bởi từ ai mở đầu: Vườn ai mướt quá xanh như
ngọc; tiếp đến Thuyền ai đậu bến sông trăng đó; và kết thúc là Ai biết tình ai có đậm
đà? Càng làm cho Đây thôn Vĩ Dạ sương khói hơn, huyền bí hơn.

Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền không kịp trở về cho
người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai. Hàn
Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc đời ngắn ngủi, vầng
trăng không về kịp và Hàn Mặc Tử cũng không đợi vầng trăng hạnh phúc đó nữa, một năm
sau ông vĩnh biệt cuộc đời.
    Nhưng hiện tại, con người đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

10
   Trái tim khao khát yêu thương, những nỗi đau kỉ niệm tình yêu ấy, ông đã gửi tất cả vào
những trang thơ. Và rồi tất cả như trôi trong những giấc mơ của ước ao, hi vọng. Màu áo
trắng cũng là màu ánh nắng của Vĩ Dạ mà nhìn vào đó tác giả choáng ngợp, thấy ngây ngất
trước sự trong trắng, thanh khiết, cao quý của người yêu.
   Hình như giữa những giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến
thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
   Câu thơ đã tả thực cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói đó con người
như nhoà đi và có thể tình người cũng nhoà đi? Nhà thơ không tả cảnh mà tả tâm trạng mình,
biết bao tình cảm trong câu thơ ấy. Những cô gái Huế kín đáo quá, ẩn hiện trong sương khói,
trở nên xa vời quá, liệu khi họ yêu họ có đậm đà chăng? Tác giả đâu dám khẳng định về tình
cảm của người con gái Huế, ông chỉ nói:
Ai biết tình ai có đậm đà ?
   Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hy vọng, đó chỉ là sự thất
vọng. Sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi
không có tình yêu trọn vẹn. Bài thơ càng hay càng ngậm ngùi, nó đã khép lại nhưng lòng
người vẫn thổn thức. Cả bài thơ được liên kết bởi từ ai mở đầu: Vườn ai mướt quá xanh như
ngọc; tiếp đến Thuyền ai đậu bến sông trăng đó; và kết thúc là Ai biết tình ai có đậm
đà? Càng làm cho Đây thôn Vĩ Dạ sương khói hơn, huyền bí hơn.

"Đây thôn Vĩ Dạ" thực sự là một bài thơ đậm chất Huế, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết
yêu đời, yêu người. Tác phẩm không chỉ khắc họa đầy đủ tâm cảnh, phong cảnh mang nội
dung sâu sắc, mới mẻ mà còn có sự độc đáo trong việc sử dụng nghệ thuật với những hình
ảnh mang tính biểu tượng, ngôn ngữ tinh tế, biểu cảm cùng bút pháp gợi tả hấp dẫn, sinh
động tạo cho bài thơ những chiều sâu không thể nào kể hết. "Đây thôn Vĩ Dạ" thực sự là một
bài thơ đậm chất Huế, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người. Tác phẩm
không chỉ khắc họa đầy đủ tâm cảnh, phong cảnh mang nội dung sâu sắc, mới mẻ mà còn có
sự độc đáo trong việc sử dụng nghệ thuật với những hình ảnh mang tính biểu tượng, ngôn
ngữ tinh tế, biểu cảm cùng bút pháp gợi tả hấp dẫn, sinh động tạo cho bài thơ những chiều
sâu không thể nào kể hết.

11

You might also like