Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HÌNH TƯỢNG ÔNG LÁI ĐÒ

Thế giới nhân vật trên trang văn của Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ
Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, thấp thoáng giữa vườn lan “nguyện đem cái
quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự hoa thơm cỏ quý” (Hương Cuội).
Một cụ Ấm thức dậy lúc mờ sáng, mang phong thái “một triết nhân ngồi tính bước đi
của thời gian”. Trong ấm trà pha ngon, cụ đã “nhận thấy có một mùi thơ và một vị
triết lí” (Chén trà sương). Một Huấn Cao tử tù chân vướng xiềng, cổ mang gông, vung
bút viết lên tấm lụa bạch những chữ như rồng bay phượng múa, thể hiện “những cái
hoài bão tung hoành của một đời con người” (Chữ người tử tù)… Và hình ảnh ông lái
đò người Thái (Tây Bắc) có “tay lái ra hoa”. Đó là những con người cực kì tài hoa
mang cốt cách nghệ sĩ.
Văn chương chính là nguồn cảm xúc bất tận chảy trong những người nghệ sĩ, chính những cảm
xúc ấy đã thôi thúc nhà văn phải tìm nguồn đề tài và cầm bút lên sáng tác. Mỗi tác phẩm ra đời là
cả một quá trình thai nghén, người nghệ sĩ phải lặn ngập trong biển lớn cuộc đời để tìm cảm xúc,
cũng chính vì vậy mà mỗi một tác phẩm ra đời là cả một quá trình gian khổ. Cũng như Nguyễn
Tuân, tùy bút sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã thu hoạch được trong chuyến đi
gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc. Chính lúc đó, ông bắt gặp
một cảnh làm mạch cảm xúc của ông tuôn trào không kìm nén đó là vẻ đẹp tâm hồn của người
lao động con mắt tinh tế của ông dường như nhìn thấy được vẻ tâm hồn ấy qua vẻ đẹp của thiên
nhiên mà ở đó ông gọi là “thứ vàng mười đã qua thử lửa”. Tất cả được ông thể hiện qua nhân vật
ông lái đò trong tùy bút “người lái đò sông Đà”. Dưới ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân, dường
như mọi nhân vật đều trở nên mới mẻ và độc đáo, hình tượng người lái đò chính là nhân vật điển
hình cho “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của ông.
Ở đây, “thứ vàng mười” chính là vẻ đẹp tâm hồn của người lao động mà không ai khác chính là
ông lái đò, vẻ đẹp ấy đã qua thử lửa bởi chính con mắt tinh tế của Nguyễn Tuân là một ngọn lửa
nóng chảy. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đò với hai tính cách đó
là sự chí dũng kiên cường và chất tài hoa nghệ sĩ, hai tính cách đối lập đã làm nổi bật lên phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Bước vào tác phẩm, ta bắt gặp ngay ở tên đề “Người lái đò Sông Đà”. Ở đây, tác giả miêu tả làm
nổi bật con sông Đà nhưng đó không phải là trung tâm của tác phẩm mà cái ông muốn hướng đến
là người lái đò. Ông miêu tả sâu sắc con sông Đà chỉ để làm nổi bật hình tượng người lái đò,
chính nét đẹp vốn có được ẩn hiện trong con người nhỏ bé kia được tác giả khai thác đến. Nếu
như sông Đà hiện lên với vẻ hùng vĩ, dữ dội thì người lái đò lại có sự chí dũng cao cường để chế
ngự và sông Đà cơ vẻ đẹp nên thơ trữ tình thì người lái đò hiện lên với chất tài hoa nghệ sĩ đó là
sự hòa hợp, đối xứng với thiên nhiên mà Nguyễn Tuân thấy được ở người lái đò.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò hùng dũng, oai phong như chạm
khắc trên nền hình ảnh Sông Đà réo sóng hung dữ bạo liệt. Dường như nhà văn
không bỏ sót một chi tiết nào cần miêu tả về nhân vật chính của mình. Mỗi chi tiết đều
gợi được sự liên tưởng về cái phi thường hiện ra sừng sững thuyết phục.  Bước vào cái
tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng
đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “Tay
ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một
cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi.
Ngoại hình của người lái đò còn được miêu tả gắn với những dấu tích trên thân thể và
mỗi dấu tích là một thành tích, một sự kiện lịch sử của cuộc đời ông lão đã thầm lặng
lập lên. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường
Sông Đà” – một “thứ Huân chương lao động siêu hạng”.
Khó có thể trộn lẫn  nhân vật được miêu tả này với những người 70 tuổi khác, làm
nghề nghiệp khác. Một ngoại hình gắn với sức lực phi thường với cuộc sống chèo đò
vượt thác đã thấm vào trong máu thịt và thể hiện ra trong từng động tác ngay khi cuộc
sống đang diễn ra bình thường. Ông lái đò là hình ảnh một người lao động mà sông
nước đã in dấu vào trong từng chi tiết ngoại hình. Nhân vật từ hình hài cho đến khuôn
mặt đều hằn in dấu vết khắc nghiệt của công việc chèo thuyền vượt thác gian nan.
Nhân vật không có lấy 1 cái tên và nhà văn cũng không đặt tên cho nhân vật vì người
lái đò là người đại diện tiêu biểu cho con người Việt Nam âm thầm, cần mẫn trong lao
động. Với thiên nhiên nghiệt ngã họ càng trở nên kì vĩ và lớn lao, họ chính là những
người anh hùng thầm lặng cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng Tổ quốc.

Không chỉ mang vẻ đẹp ngoại hình gắn với lao động sông nước, ở ông còn in đậm
vẻ đẹp tâm hồn tính cách. Thứ nhất, thể hiện ở sự từng trải, giàu kinh nghiệm, có
sự hiểu biết sâu sắc về luồng lạch trên sông Đà. Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ
huy một con thuyền có 6 mái chèo đã ngược xuôi sông Đà trăm chuyến, chở da trâu,
xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh. Chính
quãng thời gian thử thách, đối mặt với thiên nhiên và sinh tử ấy đã tạo thành tri thức
và tính cách trong Ông lão: “trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà
nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác
hiểm trở . Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông
đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đọan xuống dòng ”. Nhờ có
tri thức ấy mà ông lão đã chiến thắng sự hung dữ của sông Đà và trong âm vang
“chiến trận” ấy người lái đò lại trở thành vị tướng đối mặt với hung dữ và chiến thắng
nó bằng những mẹo mực rất “nhà binh” : “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của
thần sông, thần đá. Ông đã thuộc qui luật phục kích của lũ đá”. Sự rèn luyện lao khổ
và vượt gian nan đã biến người lái đò thành  con người có kỹ năng kỹ xảo lao động
tuyệt hảo tới mức tác giả ngợi ca như nghệ sỹ điêu luyện với “tay lái ra hoa” đã từng
vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi ải nước”. Và
những dòng văn của Nguyễn Tuân đã khắc họa thật sinh động  hình ảnh của một con
người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng trải và giàu kinh nghiệm.
Cái hay của những tình tiết miêu tả là tái hiện được ông lão lái đò và dòng sông dữ thô
ráp  thành tràn đầy chất nghệ sỹ trong trường  thiên anh hùng ca chiến trận sông nước
thiên nhiên. Rõ ràng, yếu tố hiện thực đã được nghệ sỹ hóa tràn đầy chất thơ kiêu
dũng. Và chính vì vậy tạo ra sức hút cho người đọc và sự khác biệt của Nguyễn Tuân.
Thứ hai, ở sự thông minh linh hoạt, dũng cảm như một viên tướng tài ba, như
một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà. Cuộc sống của người lái đò sông
Đà là một cuộc chiến đấu hằng ngày. Và ngày nào cũng phải giành sự sống từ tay
những con thác. Vẻ đẹp này được ngòi bút Nguyễn Tuân thể hiện qua hình ảnh ông lái
đò vượt thác: Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là sự tài ba dũng mãnh của một vị
thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm thủy chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là
ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò
đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy. Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với
khí thế nghênh chiến quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt
tới”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Đoạn văn thứ nhất, Nguyễn Tuân dồn hết bút lực
vào miêu tả trùng vi thạch trận đầu tiên. Ở trùng vi thạch trận này - thác đá sông Đà đã
chuẩn bị dàn trận địa sẵn, đó là “trận địa với bốn cửa tử, một cửa sinh”. Ở đây nước
phối hợp với đá reo hò làm thanh viện; những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt; một
hòn ấy trông như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến
và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Bằng các từ ngữ: reo hò, bệ vệ, oai
phong lẫm liệt, hất hàm hỏi, thách thức… người đọc cảm nhận được không khí trận
chiến nóng bỏng gay cấn hồi hộp, kịch tính. Đó chính là tài năng của bậc thầy phù
thuỷ ngôn ngữ như Nguyễn Tuân. Thác đá sông Đà rất khôn ngoan. Chúng không chỉ
đánh trên mặt trận giáp lá cà mà còn đánh bằng cả nghệ thuật tâm lý chiến. Trước đó
chúng đã dùng âm thanh của thác khiêu khích “giọng gằn mà chế nhạo”. Còn giờ đây
chúng lại nhờ “nước thác làm thanh viện cho đá”. Với bản tính hung hãn như một loài
thủy quái, sông Đà đã đánh phủ đầu người lái đò với những đòn thế vô cùng hiểm hóc.
Sông Đà cậy thế quân đông tướng mạnh nên đã “ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”, “liều
mạng vào sát nách mà đá trái”, “thúc gối vào bụng và hông thuyền”, có lúc chúng “đội
cả thuyền lên”. Một loạt động từ được Nguyễn Tuấn huy động để miêu tả cách đánh
của sông Đà làm người đọc không khỏi rùng mình trước sự hung bạo của thiên nhiên:
ùa vào, bẻ gãy, đá trái, thúc gối, đội,…
Bị tấn công bất ngờ nhưng người lái đò vẫn bình tĩnh. Với chiến thuật phòng ngự để
dưỡng sức cho những trùng vi sắp tới, “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên
khỏi sóng”; lúc này sông Đà lại chuyển thế bám lấy thuyền và sử dụng đòn vật “túm
lấy thắt lưng ông lái đò đòi lật ngửa mình ra”. Không để cho ông đò có cơ hội xoay
xở, sông Đà lại chuyển thể đánh miếng đòn hiểm độc nhất “cả cái luồng nước vô sở
bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Dính miếng đòn hiểm, mắt ông hoa lên,
tưởng như “một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống châm lửa lên đầu sóng”. Đòn đau
khiến ông đò “mặt méo bệch đi”. Đó là cái méo bệch vốn do cái lạnh của nước làm
nhăn nheo lại thêm miếng đòn đau làm ông khách sông Đà mặt như tím tái, ngây dại.
Phép điệp động từ “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm” gợi lên
cơn đau dồn dập, hành hạ người lái đò. Nhưng ông đò nén đau, giọng ông vẫn bình
tĩnh, tỉnh táo, sắc lạnh chỉ huy sáu bơi chèo còn lại vượt cửa tử vào cửa sinh.
Nếu đoạn văn thứ nhất, Nguyễn Tuân tập trung miêu tả thế trận một chiều từ sông Đà
thì ở đoạn văn tiếp theo nhà văn tập trung miêu tả thế trận của ông khách sông Đà ở sự
thông minh, linh hoạt và tài nghệ vượt thác dũng mãnh, phi thường. Chuyển từ thế
trận phòng ngự, ông lái đò chuyển thế chủ động tấn công. Ở trùng vi thạch trận thứ hai
này, sông Đà tăng cường một “tập đoàn cửa tử” và cửa sinh bố trí lệch qua bờ hữu
ngạn.
Nguyễn Tuân còn phải bình luận về chiến trận lúc bấy giờ: “Cưỡi lên thác Sông Đà,
phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm vượt thác, ông
lái đò đã không mắc bẫy. “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông
đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Như một vị huấn
luyện viên giàu kinh nghiệm, ở trận này ông lái đò quyết định đánh phủ đầu với kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Ông “nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi,
ông đò ghì cương lái”, ông “phóng nhanh”, “lái miết”… tốc độ di chuyển mau lẹ.
Nhưng đúng là một đối thủ đáng gờm, con sông Đà đáp trả chẳng hề thua kém. “Bốn
năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn
cửa tử”. Vẫn còn nhớ mặt kẻ thù quen thuộc, ông lái đò “tránh mà rảo bơi chèo lên,
đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng, những cửa tử đã
bị bỏ lại hết phía sau, chỉ nghe thấy tiếng thác đá không ngừng khiêu khích. Hàng loạt
động từ được huy động như một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp
tiến của ông đò: nắm, ghì, phóng, lái, tránh, rảo, đè, chặt… Chính nhờ sự mưu trí và
tài năng ấy ông đò vượt qua hết các cửa tử. Một trùng vi với bao cửa tử, cửa sinh mà
chỉ vài ngón đòn ông lái đò đã đánh sập vòng vây của lũ đá, đồng thời làm cho bọn đá
phải thua cuộc với bộ mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”. Qua đó để thấy người khách
sông Đà quả thật là Trí Dũng song toàn.
Học tiếp phần nhận xét ở trùng vi thạch trận thứ 2 trong vở - hết trùng vi thứ 3.
Dường như tác giả tập trung cao độ bút lực vào đoạn văn này. Những ẩn dụ, so sánh,
nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng.
Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân
ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô
cùng sinh động : so sánh ngầm , nhân hóa , cường điệu … Câu chữ tuôn chảy ào ạt ,
điệp điệp trùng trùng tạo ra  một bức tranh chién trận hòanh tráng về không gian, ấn
tượng về hình ảnh hiểm nguy, gay cấn về tình huống… Kết hợp với phong cách sử
dụng nhiều loại hình nghệ thuật, trong đoạn viết này Nguyễn Tuân đã cho thấy cách
viết của ông như kịch bản phim và qua bàn tay đạo diễn, nó tạo ra sự  sống động hồi
hộp âu lo, thán phục… với biết bao cảm xúc nở trong lòng người đọc. Cuộc vượt thác
thật ngoạn mục tưởng như không cân sức khi lâm trận, nhưng cuối cùng phần thắng đã
thuộc về con người nhờ sự thông minh và dũng cảm. Và từ đó, một hình ảnh bừng
sáng : ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết
liệt và quyết đoán, uyển chuyển linh hoạt như một nghệ sỹ xử lý tình huống với trái
tim khát khao chinh phục… đã lập thành hào quang chiến thắng.
Ông lái đò còn có những phẩm chất khác, khác với phẩm chất của một người
dũng tướng khi đối mặt với ba trùng vi thạch trận ở trên, đó là phẩm chất của
một nghệ sĩ. Khi tất cả kí ức về một buổi vựơt thác cực nhọc “tan xèo xèo trong trí
nhớ” (lại là một chi tiết đắt giá của thủ pháp địên ảnh), mọi nguy hiểm tan biến, ông
ngồi đốt lửa nướng cơm lam bàn chuyện về cá anh vũ, cá dầm xanh như không hề có
chuyện gì xảy ra mặc dù ngày nào cũng vật lộn đối mặt với cái chết. Đoạn  viết về
đêm hang đá tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời
thường ở quá khứ ở phía trước nhưng  tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà
tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Điều ấy như một thứ khí chất, một tính cách cấu thành
con người ông lái. Nó khác biệt với người bình thường mỗi khi đối mặt nguy hiểm
vẫn phải toan tính âu lo; và khi vượt qua rồi vẫn cảm thấy bất an vẫn hồi hộp mỗi khi
nhớ về. Và tụ lại trong con người ông lái một phẩm chất kép : phong thái nghệ sỹ và 
tính cách người anh hùng sông nước. Con người mà trái tim nghệ sỹ đập thầm lặng
nhưng mạnh mẽ trong cơ thể thép, ý chí thép.

Học phần kết luận trong vở.


Dòng thời gian là người bạn nghiệt ngã của trí nhớ và những người hay hoài nịêm…
Thụân theo dòng chảy vô thuỷ vô chung của nó, tất cả như mờ dần, nhoà dần, mất hút
vào quên lãng như chiếc lá tịnh lại nơi cội cây. Nhưng ta sẽ không quên, chắc chắn sẽ
không quên một hình tượng ông lái đò tài hoa trí dũng và một Nguyễn Tuân tài hoa,
uyên bác. Ta không quên, vì chính sức sống nội tại mãnh lịêt của hình tựơng, nhưng
cũng một phần là ở tài năng Nguyễn Tuân trong việc xây dựng nhân vật, một tài năng
độc đáo, tài tình!

“Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái
chết”(Sedrin)

You might also like