GT Chung Ve KT Va PHCN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHUYẾT TẬT VÀ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG


MỤC TIÊU

1. Trình bày được tỷ lệ, phân loại, nguyên nhân và hậu quả
của khuyết tật.
2. Nêu được định nghĩa và mục đích của PHCN.
3. Mô tả được các hình thức PHCN và nêu được ưu, nhược
điểm của mỗi loại.
4. Trình bày được mạng lưới PHCN hiện nay và phương
hướng phát triển.
I. LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC
VỀ KHUYẾT TẬT

1. Lịch sử:
Khuyết tật đã được ghi nhận trong các ấn phẩm từ rất lâu,
trên 3000 năm trước công nguyên.
- Ấn độ: King Veda là ấn phẩm đầu tiên đề cập đến chân tay
giả ( 3500-1800 trước công nguyên).
- Năm 335 trước công nguyên, Aristotle cho rằng người sinh
ra bị điếc sẽ trở nên vô cảm và không có trí tuệ.
- Năm 218 trước công nguyên đánh dấu sự tiến bộ trong dịch
vụ chỉnh hình cho người khuyết tật.
I. LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC
VỀ KHUYẾT TẬT

• Đến thế kỉ XV và XVI các quan điểm khoa học làm tiền đề cho
những đột phá trong hiểu biết và công nghệ trợ giúp cho NKT đã
ra đời.
- Girolamo Cardano (1501-1576) cho rằng người điếc vẫn có khả
năng trí tuệ, Bonifacio cho xuất bản ấn phẩm về ngôn ngữ dấu
hiệu: “ Bàn về ý nghĩa của các dấu hiệu”.
Trong thời gian này bàn tay, bàn chân giả được thiết kế rất chức
năng.
- Đến TK XVII-XVIII trường học đầu tiên cho trẻ câm điếc được
thành lập tại Đức, Anh, Pháp, Ý.
- Năm 1829, Louis Braille đã tạo ra chữ nổi.
I. LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC
VỀ KHUYẾT TẬT
2. QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Quan điểm khuyết tật cổ xưa

Quan điểm khuyết tật dựa trên y học

Mô hình xã hội
II. DỊCH TỄ HỌC KHUYẾT TẬT

Tỷ lệ khuyết tật trên thế giới


II. DỊCH TỄ HỌC KHUYẾT TẬT

Tỷ lệ khuyết tật tại Việt Nam


- Năm 1983: khoảng 2,7% dân số VN bị khuyết tật.
- Năm 1998 tỷ lệ khuyết tật là 6.8%( theo Bộ LĐTBXH, Bộ
GD và đào tạo). Theo bộ Y tế là 5,22%.
- Năm 2004 tỷ lệ KT trên cả nước là 6,34% ~ 5,3 triệu người.
- Các dạng khuyết tật thường gặp theo tần suất từ cao xuống
thấp là: KT cơ quan vận động, nghe, nói, nhìn, nhận thức,
tâm thần-hành vi, mất cảm giác, và các dạng KT khác.
Phân loại khuyết tật

Trong thống kê và một số điều tra cơ bản: 3 loại chính


 Khuyết tật về tâm thần kể cả trẻ chậm phát triển trí tuệ.
 Khuyết tật về thể chất gồm:
- KT do bệnh và tổn thương các cơ quan vận động.
- KT do bệnh và tổn thương các cơ quan giác quan.
- KT do bệnh và tổn thương các cơ quan nội tạng.
 Đa khuyết tật.
Phân loại khuyết tật

Trong PHCN dựa vào cộng đồng:


Theo WHO (1980) phân khuyết tật thành 7 nhóm
1. Khó khăn về vận động.
2. Khó khăn về nhìn.
3. Khó khăn về nghe nói.
4. Khó khăn về học.
5. Hành vi xa lạ.
6. Mất cảm giác.
7. Động kinh
Phân loại khuyết tật

• Theo phân loại của luật NKT:


( Điều 3 -Luật số 51/2010/QH 12 )
1. KT Vận động
2. KT về nghe nói
3. KT về nhìn
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần
5. Khuyết tật trí tuệ
6. Khuyết tật khác
Nguyên nhân khuyết tật

 Nhóm nguyên nhân dẫn đến khiếm


khuyết cơ thể:
- Bệnh tật
- Tai nạn, thương tích
- Các thảm họa môi trường
- Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm,
nguồn nước
- Tuổi thọ gia tăng
Nguyên nhân khuyết tật

• Nhóm nguyên nhân về thái độ sai lệch của xã hội:


Nguyên nhân khuyết tật
Nguyên nhân khuyết tật

• Nhóm nguyên nhân về môi trường sống không phù hợp.


• Nhóm nguyên nhân do các dịch vụ PHCN kém phát triển.
Nguyên nhân khuyết tật
Hậu quả của khuyết tật
Hậu quả của khuyết tật
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Định nghĩa:
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp:
- Y học
- Kinh tế xã hội
- Giáo dục hướng nghiệp
- Kỹ thuật phục hồi
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

2. Mục đích của phục hồi chức năng:


- Tác động để làm thay đổi thái độ của xã hội
- Cải thiện các điều kiện để người khuyết tật dễ dàng hòa nhập
hoặc tái hòa nhập với cộng đồng
- Tạo công việc, học hành, vui chơi cho người khuyết tật lôi
kéo NKT, gia đình và cộng đồng tham gia
- Làm cho NKT thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ, xã hội
ý thưc được trách nhiệm của mình để NKT có cuộc sống độc
lập ở gia đình và cộng đồng
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
3. Khái niệm nhóm phục hồi chức năng:
Gồm các thành viên cơ bản:
• Bác sỹ chuyên khoa PHCN • Cán bộ xã hội
• Kỹ thuật viên vật lý trị liệu • Kỹ thuật viên chỉnh hình
• Điều dưỡng viên • Chuyên gia chấn thương chỉnh
• Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu hình, Y học thể thao, chuyên
gia về xe lăn
• Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu
• Bản thân BN và gia đình
• Chuyên gia ngôn ngữ và lời nói trị liệu
• Chuyên gia tâm lý
Nhóm phục hồi chức năng
Bác sĩ Y học thể chất và PHCN
- Là trưởng nhóm phục hồi chức năng.
- Họ được phép khám, chẩn đoán tình trạng
bệnh lý của bệnh nhân, sử dụng thuốc hoặc thủ
thuật, phẫu thuật trong điều trị, theo dõi tiến
trình của bệnh nhân.
- Trưởng nhóm được quyền quyết định tất cả
các dịch vụ y tế trong PHCN mà bệnh nhân cần,
chọn mời các thành viên y tế liên quan đến tính
trạng bệnh lý và sau đó thiết kế chương trình
theo cụ thể cho nhu cầu của bệnh nhân dựa trên
sự tham vấn và kết quả lượng giá từ các thành
viên trong nhóm.
Chuyên viên Vật lý trị liệu
- Chẩn đoán và điều trị các cá nhân ở mọi lứa tuổi
về hạn chế khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt
động chức năng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
- Tập trung vào sự phát triển của tư thế, sức mạnh,
sự độc lập về thể chất, chất lượng cử động, phối hợp
thăng bằng và các hoạt động vận động cảm giác
khác.
- Chẩn đoán và quản lý rối loạn vận động và tăng
cường khả năng về thể chất và chức năng.
- Ngăn ngừa sự xuất hiện và sự tiến triển của khuyết
tật.
Chuyên viên Hoạt động trị liệu
- Giúp bệnh nhân học các kỹ năng độc lập nâng
cao thông qua huấn luyện các kỹ năng vận động
tinh và thực hiện các hoạt động sống hằng ngày
- Thay đổi hoặc làm thích nghi môi trường sống
hiện tại của người bệnh để tối đa hóa khả năng
sống độc lập của họ.
Chuyên viên Hoạt động trị liệu
Chuyên viên Ngôn ngữ trị liệu
- Làm việc với trẻ sơ sinh, trẻ em và
người lớn có rối loạn giao tiếp và
nuốt.
- Nghiên cứu, chẩn đoán và trị liệu
các rối loạn giao tiếp, bao gồm khó
khăn về nói, nghe, hiểu ngôn ngữ,
đọc, viết, kỹ năng xã hội, nói lắp
và sử dụng giọng nói.
Điều dưỡng PHCN
- Chăm sóc nhu cầu hàng ngày của BN.
- Hỗ trợ những người khuyết tật hoặc bệnh mãn
tính đạt được và duy trì chức năng tối đa.
- Hỗ trợ NB thích nghi với lối sống thay đổi,
cung cấp môi trường trị liệu cho sự phát triển
của NB và gia đình họ.
- Thiết kế và thực hiện các chiến lược điều trị
dựa trên lý thuyết điều dưỡng khoa học liên
quan đến tự chăm sóc và thúc đẩy sức khỏe thể
chất, tâm lý xã hội và tinh thần.
4. Các hình thức phục hồi chức năng
PHCN tại viện

 Ưu điểm:
- Tập trung nhiều phương tiện hiện đại, cán bộ chuyên khoa.
- Cần thiết cho việc đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu
khoa học,..
 Nhược điểm:
- Không phù hợp với thực tế cộng đồng
- Chi phí tốn kém
- Chỉ giải quyết được 1-10% số NKT
Phục hồi chức năng ngoại viện

 Ưu điểm:
- Đáp ứng được 30%-40% số NKT
- Kỹ thuật đạt trình độ cao đáp ứng được hầu hết nhu cầu NKT
- Có sự tham gia tích cực của NKT và gia đình
 Nhược điểm:
- Không thực hiện được thường xuyên
- Chi phí tốn kém về phương tiện đi lại, trang thiết bị
- Chỉ tập trung vào cá nhân NKT, thiếu sự tham gia của cộng đồng
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

 Ưu điểm:
- Đáp ứng được 70-80% NKT, Chi phí chấp nhận được
- Đáp ứng được tất cả các nhu cầu cơ bản ở cộng đồng
- NKT dễ có cơ hội hòa nhập hoặc tái hòa nhập với GĐ và cộng đồng
- Lôi kéo được sự tham gia tích cực của NKT, GĐ và cộng đồng vào
chương trình PHCN
- Được lồng ghép với hệ thống CSSKBĐ tại các tuyến và cộng đồng
- Giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ ở tuyến dưới
IV. MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

1. Hệ thống quản lý chuyên nghành:


• Bộ Y tế
• Hội PHCN Việt Nam
• Khoa PHCN các bệnh viện
• Bệnh viện điều dưỡng PHCN
IV. MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

2. Nguồn đào tạo nhân lực:


• Đào tạo đại học và sau đại học
• Đào tạo cử nhân
• Đào tạo kỹ thuật viên Vật lý trị liệu
• Đào tạo lồng ghép
• Đào tạo KTV PHCN dựa vào cộng đồng
IV. MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

3. Nhân lực hoạt động:


• Các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương
• Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và bệnh viện điều
dưỡng PHCN
• Các trung tâm y tế huyện
• Tại cộng đồng
IV. MẠNG LƯỚI PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở VIỆT NAM

4. Kinh phí:
- Trang thiết bị, đào tạo cán bộ do kinh phí của bệnh viện
- Triển khai chương trình PHCNDVCĐ: kinh phí của Bộ
y tế, các địa phương, nguồn tài trợ của các tổ chức phi
chính phủ.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like