Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BÁO CÁO

Học phần: Phương pháp xử lý nước thải

Chủ đề: BỂ LỌC SINH HỌC NHỎ GIỌT

1. Chức năng

Là công trình xử lý nước thải với hệ thống có công suất nhỏ. Nước thải được
phân phối đều trên bề mặt vật liệu lọc theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia. Qua quá
trình thông gió tự nhiên trên bề mặt hoặc dưới bể, để cung cấp lượng oxy cho
quá trình phát triển sinh khối.
Trong bể lọc sinh học nhỏ giọt , vật liệu rỗng giúp cho thể tích nước cũng như
diện tích bề mặt tiếp xúc là lớn nhất. Nước thải qua đó cũng được phân phối
bằng cách phun đều lên bề mặt lớp vật liệu, chia thành các hạt nhỏ, qua khe lớp
vật liệu, chảy thành màng mỏng.

2. Cấu tạo

Bể lọc sinh học bao gồm các thành phần như:

- Phần chứa vật liệu lọc


- Hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể
- Hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc
- Hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc
- Giàn đỡ vật liệu lọc
 Vật liệu lọc
Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá cuội, đá dăm, đá ong, vòng kim loại, than
đá, than cốc, gỗ mảnh, chất dẻo tấm uốn lượn. Các loại đá nên chọn các cục có
kích thước trung bình 60 – 100 mm. Chiều cao lớp đá thường chọn 0,4m – 2,5m
– 4m, trung bình là khoảng 1,8 – 2,5m. Nếu kích thước của vật liệu nhỏ sẽ làm
giảm độ hở giữa các cục vật liệu gây tắc nghẽn cục bộ, nếu kích thước quá lớn
thì diện tích tiếp xúc sẽ giảm dẫn tới giảm hiệu suất xử lí. Bể với vật liệu là đá
giăm thường có dạng hình tròn.
Những năm gần đây, do kĩ thuật chất dẻo có nhiều tiến bộ, nhựa PVC, PP
được sử dụng rộng rãi do có đặc điểm là rất nhẹ.
Các vật liệu lọc cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Diện tích riêng lớn
- Chỉ số chân không cao để tránh lắng đọng
- Nhẹ, có thể sử dụng ở độ cao lớn
- Có độ bền cơ học đủ lớn.

Giá thể dạng khe rãnh Giá thể dạng đứng Giá thể modun ống

Giá thể dạng ngẫu nhiên Giá thể đá Giá thể dạng hình cầu
Nguyên liệu lọc Kích thước Trọng Diện tích Độ rỗng
thông dụng lượng riêng bề mặt trong cột
(in) (lb/ft3) (ft2/ft3) lọc (%)
Đá sỏi ở sông Nhỏ 1 - 2,5 78 – 90 17 – 21 40 – 50

Lớn 4–5 50 – 62 12 – 50 50 – 60

Xỉ lò Nhỏ 2–3 56 – 75 17 – 21 40 – 50

Lớn 3–5 50 – 62 14 – 18 50 – 60

Plastic b Thông 24 – 24 – 48 2–6 24 – 30 94 – 97


dụng
Loại có 24 – 24 – 48 2–6 30 – 60 94 – 97
diện tích
bề mặt lớn
Cao su Redwood b 48 – 48 – 20 9 – 11 12 – 15 70 – 80
Random pack 1 – 3,5 3–6 38 – 85 90 – 95
 Hệ thống phân phối nước:
Nước thải được phân phối trên bề mặt lớp vật liệu lọc nhờ một hệ thống giàn
quay phun nước thành tia hoặc nhỏ giọt. Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt
vật liệu khoảng 0.2-0.3 m. (hình 2.1; 2.2)

 Sàn đỡ và thu nước


Sàn đỡ bằng bê tông và sàn nung. Khi làm việc, vật liệu dính màng sinh
học và ngậm nước nặng tới 300- 350 kg/m3. Để tính toán, giá đỡ thường lấy giá
trị an toàn là 500kg/m3. Khoảng cách từ sàn phân phối đến đáy bể thường 0.6-
0.8 m. Sàn đỡ và thu nước thường có hai nhiệm vụ:
- Thu đều nước có các mảnh vỡ của màng sinh học bị tróc.
- Phân phối đều gió vào bể lọc để duy trì MT hiếu khí trong các khe rỗng.
3. Cơ chế hoạt động

 Bể lọc sinh học hoạt động dựa vào sự sinh trưởng các vi sinh vật cố định trên
lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Nước thải được tưới từ trên xuống qua lớp
vật liệu lọc, chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc với
màng sinh học ở trên bề mặt của vật liệu lọc. Tại đây nhờ các vi sinh vật tiến
hành quá trình phân hủy hiếu khí và kị khí các chất hữu cơ có trong nước, các
chất hữu cơ phân hủy hiếu khi sinh khí CO2 và nước, phân hủy kị khí sinh ra
CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật mang, bị nước cuốn đi, trên lớp vật liệu
lọc lại hình thành màng sinh học mới. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại, kết quả
BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng, bị phân hủy kị khí
cũng như hiếu khí, nước thải được làm sạch.
 Để tránh tắt nghẽn các khe trong vật liệu lọc, nước thải cần được xử lý sơ bộ
trước khi đưa vào xử lý sinh học. Nước sau khi xử lý lọc sinh học thường chứa
các chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học bị nước cuốn đi, do đó cần
phải đưa vào lắng 2 để lắng cặn. Bùn cặn trong nước sau khi ra khỏi bể lọc sinh
học thường thấp hơn ở bể aerotank, thường nhỏ hơn 500mg/l.

4. Các điều kiện ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc

Quá trình lọc sinh học nhỏ giọt hoạt động dựa trên sự sinh trưởng và phát triển
của vi sinh vật. Do đó những yếu tố tác động lên nhóm vi sinh vật này cũng ảnh
hưởng không nhỏ để quá trình lọc sinh học nhỏ giọt như:

 Chất dinh dưỡng: Tùy thuộc vào loại nước thải như thế nào mà người ta có
quyết định có sử dụng phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt hay không. Điều kiện
nước thải để áp dụng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt là: Có nồng độ chất hữu cơ
cao.
 pH: Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế
bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP. Đối với các vi sinh vật tham gia xử lý
nước thải độ pH thích hợp vào khoảng 6,5 – 7,5 ( Vi khuẩn không chịu được
pH>9 và pH<4)
 Độ ẩm: Để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt cần có độ ẩm cao.
 Nồng độ oxi hòa tan: (DO) tối ưu > 4mg/l
 Nhiệt độ: Mỗi loại vi sinh vật thích hợp với nhiệt độ khác nhau để sinh trưởng
và phát triển tốt. Đối với hệ vi sinh vật trong công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
nhiệt độ tối ưu trong khoảng 20 – 270C.
 Kim loại nặng: Khi áp dụng xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ
giọt cần cân nhắc xem trong nước thải có tồn tại kim loại nặng hay không. Vì vi
sinh vật không thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường có chất
gây ức chế sinh trưởng như kim loại nặng.

5. Các thông số liên quan đến thiết kế và vận hành

5.1. Phân loại bể lọc sinh học trong thực tế

 Bể lọc sinh học vận tốc chậm: Có hình trụ hoặc hình chữ nhật, nước thải được
nạp theo chu kỳ, có khoảng 0.6-1.2m nguyên liệu lọc ở phía trên có bùn vi sinh
vật còn lớp nguyên liệu lọc ở dưới có các vi khuẩn nitrat. Hiệu suất
khử BOD cao và cho ra nước thải có nitrat cao. Có phát sinh mùi hôi và ruồi
Psychoda. Nguyên liệu lọc thường dung đá sỏi, xỉ.
 Bể lọc sinh học vận tốc trung bình và nhanh: thường có hình trụ tròn, lưu
lượng nạp chất hữu cơ cao hơn, nước thải được bơm hoàn lưu trở lại bể lọc và
nạp liên tục, việc hoàn lưu nước thải giảm được vấn đề mùi hôi và ruồi Các
Psychoda. Nguyên liệu lọc thường sử dụng là đá sỏi, plastic.
 Bể lọc sinh học cao tốc: có lưu lượng nạp nước thải và chất hữu cơ rất cao, khác
với bể loc vận tốc nhanh ở điểm có chiều sâu cột lọc sâu hơn do nguyên liệu lọc
làm bằng plastic, do đó nhẹ hơn đá, sỏi.
 Bể lọc sinh học thô: lưu lượng nạp chất hữu cơ lớn hơn 1,6kg/m3 , lưu lượng
nước thải là 187 m3/m2.d bể lọc thô dung để xử lý sơ bộ nước thải trước giai
đoạn xử lý thứ cấp
 Bể lọc hai pha: thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm
cao và cần nitrat hóa đạm nước thải. Giữa hai bể lọc thường có bể lắng để loại bỏ
bớt chất rắn sinh ra trong bể lọc thứ nhất. Bể lọc thứ nhất dung để khử BOD của
các hợp chất chữa carbon, bể thứ hai chủ yếu cho quá trình nitrat hóa.
 thông số thiết kế và vận hành
Thông số VT chậm VT TB VT nhanh Cao tốc Lọc thô Hai pha

Nguyên liệu Đá sỏi, xỉ Đá sỏi, xỉ Đá sỏi Plastic Plastic Đá sỏi,


lọc plastic
Lưu lượng 1,17 – 3,52 3,52 – 9,39 9,39 – 37,55 11,7 - 70,41 46,94 –187,76 9,39 – 37,55
nước thải nạp
m3/m2.d
Tải lượng nạp 0,08 – 0,40 0,24 – 0,48 0,48 – 0,96 0,48 – 1,6 1,6 – 8,0 0,96 – 1,92
BOD Kg/m3.d

Bề sâu cột lọc 1,83 – 2,44 1,83 - 2,44 0,91 – 1,83 3,0 – 12,2 4,57 – 12,2 1,83 – 2,44
m
Tỉ lệ hoàn lưu 0 0–1 1–2 1–2 1–4 0,5 – 2

Ruồi Psychoda Nhiều Ít Rất ít Rất ít – Rất ít – không Rát ít –


không không
Làm sạch cột Chu kỳ Chu kì Liên tục Liên tục Liên tục Liên tục
lọc
Hiệu suất khử 80 – 90 50 – 70 65 – 85 65 – 80 40 – 65 85 – 95
BOD %
Nước thải Nitrat hóa Nitrat hóa 1 Ít nitrat hóa Ít nitrat hóa Không nitrat Nitrat hóa
cao phần hóa cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) https://greenerso.com/cong-nghe/qua-trinh-sinh-truong-bam-dinh-
74.html?fbclid=IwAR1RGmvnv7xrfzdW75Fpgi7BG2GK86yEHElEsncPxl
fuHW0MDqpt3fppbOU
2) https://goodwater.vn/tin-tuc/xu-ly-nuoc/be-loc-sinh-hoc-trong-xu-ly-nuoc-
thai.html
3) https://maybomnuoc99.com/cong-nghe-loc-sinh-hoc-nho-giot-p1/

You might also like