quy luật mâu thuẫn và phủ định

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1.

Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng biến
đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật.

VD: thiện và ác, quang hợp và hô hấp, ngày và đêm, điện tích âm và điện tích dương, sản xuất và
tiêu dùng.....

Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa
đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

Mâu thuẫn thông thường là những mâu thuẫn không nảy sinh từ bên trong đối tượng, không có sự
thống nhất, đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập, mà nó là mâu thuẫn nảy sinh giữa
2 đối tượng khi có xung đột về lợi ích, bất đồng quan điểm..... Khi giải quyết mâu thuẫn đó thì không
dẫn đến sự chuyển hóa về chất.

Còn mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn ở bên trong sự vật, hiện tượng, là sự vừa thống nhất vừa
đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Kết quả của nó là những sự chuyển hóa về
chất.

VD: Một cái cây vừa quang hợp, vừa hô hấp để có thể phát triển bình thường. Sản phẩm của quang
hợp làm nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại. Nếu thiếu đi một trong hai quá trình thì cái cây sẽ
không thể thực hiện quá trình còn lại, và sẽ không có sự phát triển.

Sản xuất và tiêu dùng là hai mặt thống nhất và đấu tranh trong sự phát triển của nền kinh tế. Sản
xuất tạo ra sản phẩm còn tiêu dùng thì triệt tiêu sản phẩm. Nếu thiếu sản xuất thì sẽ không có tiêu
dùng và ngược lại. Và kết quả là nền kinh tế sẽ không phát triển được.

2. Phủ định là sự thay thế cái cũ bằng cái mới. Phủ định biện chứng là sự phủ định có tính kế thừa,
tạo điều kiện cho sự phát triển.
VD: cây lúa là phủ định của hạt thóc. Cây lúa phát triển trên cơ sở kế thừa từ hạt thóc nảy mầm.

You might also like