Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng và phát triển ứng
dụng tin học công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng tin học trong việc quản lý
kinh tế. Công nghệ thông tin được coi là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương
thức phát triển mới, là động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội
thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc
tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo phát triển nhanh
và bền vững đất nước. Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng tin học trên tất cả
các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khắn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho
người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho các nhà quản trị.
Đối tượng nghiên cứu của tin học ứng dụng trong quản lý kinh tế là toàn bộ dữ
liệu nghiên cứu, các hàm, các lệnh, công thức tính, các kĩ thuật đồ họa, cơ sở dữ
liệu, các kỹ thuật tổng hợp phân tích, xây dựng mô hình kinh tế, lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh, dự báo kết quả hoạt động kinh doanh làm căn cứ đề ra các
quyết định lựa chọn tối ưu.
Dưới góc độ kinh tế quản trị, tin học kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong
nhiệm vụ hỗ trợ chức năng và ra quyết định chiến lược. Bài toán đặt ra cho tin
học kinh tế là, một mặt hỗ trợ các quá trình hoạt động tốt nhất có thể, mặt khác,
phải thu thập, xử lý nhiều nhất có thể các dữ liệu cho việc quyết định chiến lược.
Về tính thực tiễn, tin học kinh tế đáp ứng các nhiệm vụ như: Quản lý tài nguyên,
sản xuất; hệ thống thanh toán; quản lý dự án; lập dự án và đánh giá mức độ lạc
quan; ….
Công nghệ thông tin các lĩnh vực nói chung, công nghệ thông tin trong lĩnh vực
kinh tế nói riêng đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ và điều hành quản lý đã đạt được một
số kết quả nhất định. Để tiếp tục tăng cường và phát triển ứng dụng tin học trong
quản lý kinh tế để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế thì cần phải có nhiều giải
pháp triển khai hiệu quả, đồng bộ.
Dưới đây là bài tiểu luận cá nhân của em về ứng dụng tin học trong quản lý kinh
tế.

NỘI DUNG

PHẦN I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Lựa chọn các hàm trong từng nhóm hàm logic, hàm xử lý ký tự, hàm
tìmkiếm, hàm toán học, hàm thống kê và hàm tài chính. Tự đưa ra một ví dụ
trong thực tế (có trích dẫn nguồn tham khảo) cho các hàm này (có thể liên kết
nhiều hàm lại trong một ví dụ) và nêu các bước giải.
Hàm logic: Hàm Logic trong Excel cho phép người dùng đưa ra quyết định khi
triển khai các công thức và hàm. Các hàm logic thường được sử dụng để:
Kiểm tra độ chính xác của điều kiện.
Kết hợp nhiều điều kiện với nhau.
Hàm logic gồm có : hàm IF, AND, OR, NOT.
Hàm
Mô tả
Cú pháp
AND
Kiểm tra nhiều điều kiện và trả về True nếu tất cả điều kiện đều đúng.
=And([logical1], [logical2], [logical3]...)
IF
Xác minh điều kiện có đáp ứng yêu cầu hay không. Nếu có, nó trả về True. Nếu
không, nó trả về False.
=IF (logical_test, value_if_true, value_if_false)
NOT
Trả về True nếu điều kiện sai và trả về False nếu điều kiện đúng.
=NOT(logical)
OR
Được dùng khi đánh giá nhiều điều kiện. Trả về true nếu toàn bộ hay có bất kỳ
điều kiện nào đúng. Trả về false nếu sai toàn bộ điều kiện.
=Or([logical1], [logical2], [logical3]...)

Ví dụ:
(Trích nguồn tham khảo : chương 1. các hàm thud\logic và tìm kiếm\bài 3_logi
và tìm kiếm.xls bài tập ví dụ bộ môn THUD thầy Phan Duy Hùng )
Hàm xử lý kí tự:
Hàm
Mô tả
Cú pháp
LEFT
Là hàm lấy N ký tự, bắt đầu từ bên trái của chuỗi.
=Left(Chuỗi,N)
RIGHT
Là hàm lấy N ký tự bắt đầu từ bên phải của chuỗi.
=RIGHT(Chuỗi, N)
MID
Lấy N ký tự của chuỗi bắt đầu từ vị trí được chỉ định. Đây là hàm lấy ký tự bất
kỳ trong excel
=MID(chuỗi,M,N)
CONCATENATE
Nối nhiều chuỗi thành 1 chuỗi
=CONCATENATE( chuỗi 1, chuỗi 2….)
LEN
Đếm số ký tự trong chuỗi Excel
=LEN(chuỗi cần đếm)
EXACT
So sánh giữa hai chuỗi. Nếu hai chuỗi giống nhau thì trả về TRUE, nếu hai
chuỗi khác nhau thì trả về FALSE. Có phân biệt chữ hoa và thường.
=EXACT(chuỗi 1, chuỗi 2)
LOWER
Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi sang chữ thường
=LOWER(chuỗi)
UPPER
Chuyển tất cả các ký tự trong chuỗi sang chữ in hoa.
=UPPER(chuỗi)
PROPER
Chuyển các ký tự đầu tiên trong chuỗi sang in hoa
=PROPER(chuỗi)
FIND
Tìm vị trí bắt đầu của chuỗi con có trong chuỗi chuỗi lớn, tính theo ký tự đầu
tiên và có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
=FIND(chuỗi con, chuỗi lớn, vị trí bắt đầu)

Hàm tìm kiếm :


Hàm
Mô tả
Cú pháp
VLOOKUP
là hàm dùng để tìm kiếm giá trị tương ứng trên ô cột đầu tiên của bảng tham
chiếu và cho kết quả tương ứng trong cột chỉ định
=VLOOKUP(Lookup_value,Table_ array,Col_index_Num,Range_lookup)
HLOOKUP
là hàm tìm kiếm một giá trị trên dòng đầu tiên của bảng tham chiếu và cho kết
quả tương ứng trong dòng chỉ định.
=HLOOKUP(Lookup_value,Table_ array,Row_index_Num,Range_lookup)

Hàm toán học:


Hàm
Mô tả
Cú pháp
Power
tạo lũy thừa
=Power(number;power)
Product
Nhân tất cả các đối số.
=PRODUCT(number1, [number2], …)
Roundup
Làm tròn lên đến số thập phân thứ mấy.
=ROUNDUP(number, num_digits)
Even
là trong lên số nguyên chẵn gần nhất.
=Even(number)
odd
làm tròn các số thành số nguyên lẻ gần nhất.
=ODD(number)
Sum
Tính tổng các số number1, number2, …
=SUM(number1, number2, …)
SumIF
Tính tổng các giá trị với điều kiện đặt ra
=Sumif(range;criteria;[sum_range])
AVERAGE
tính trung bình cộng của dãy số đã chọn.
=AVERAGE(number1, [number2], …)

Hàm thống kê:


Hàm
Mô tả
Cú pháp
COUNT
là hàm dùng để đếm ô trong một vùng hay trong toàn bộ bảng dữ liệu.
=COUNT(Value1, Value2,....).
COUNTA
là hàm đếm những ô tham chiếu có chứa dữ liệu trong một phạm vi nhất định.
=COUNTA(Value1, [value2], [value3],…)
COUNTIF
là hàm đếm có điều kiện trong Excel và thường được dùng với những bảng dữ
liệu thống kê.
=COUNTIF(range;criteria)
COUNTIFS
là hàm giúp đếm số ô trong phạm vi khớp với điều kiện được cung cấp và có thể
áp dụng nhiều hơn một điều kiện với nhiều hơn một phạm vi.
=COUNTIFS(Criteria_range1,Criteria1, [Criteria_range2,Criteria2],…)
RANK
là hàm được dùng để sắp xếp, phân hạng dữ liệu, số liệu.
=RANK(number,ref, [order])
ROW
là hàm giúp tìm nhanh vị trí hàng của ô đang tham chiếu hoặc hàng đầu tiên của
mảng tham chiếu dễ dàng.
=ROW([reference])

Ví dụ tổng hợp các hàm:


(Nguồn: chương 1. các hàm thud\tổng hợp\bài tập 01.xls bài tập ví dụ bộ môn
UDTN thầy Phan Duy Hùng)
Hàm tài chính:
Hàm
Mô tả
Cú pháp
SLN
tính khấu hao tài sản với tỷ lệ khấu hao trải đều trong một khoảng thời gian xác
định
=SLN(cost,salvage,life)
SYD
tính khấu hao tài sản trong một chu kỳ xác định
=SYD(cost,salvage,life,per)
DB
tính khấu hao của tài sản cho một chu kỳ bằng phương pháp kết số giảm đều cố
định
=DB(cost,salvage,life,period,month)
DDB
tính khấu hao một tài sản cho một chu kỳ bằng phương pháp kết toán giảm
nhanh theo suất khấu hao xác định
=DDB (cost,salvage,life,period,factor)
FV
tính toán giá trị tương lai của một khoản đầu tư dựa trên một mức lãi suất cố
định.
=FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])
PV
tính toán giá trị hiện tại của một khoản cho vay hoặc khoản đầu tư dựa trên một
mức lãi suất cố định.
=PV(rate,nper,pmt,[fv],[type])
NPV
tính toán giá trị hiê ̣n tại ròng của mô ̣t khoản đầu tư bằng cách dùng lãi suất chiết
khấu và mô ̣t chuỗi các khoản thanh toán (giá trị âm) và thu nhâ ̣p (giá trị dương)
trong tương lai.
PV(rate,value1,[value2],…)
IRR
tính toán giá trị hiê ̣n tại ròng của mô ̣t khoản đầu tư bằng cách dùng lãi suất chiết
khấu và mô ̣t chuỗi các khoản thanh toán (giá trị âm) và thu nhâ ̣p (giá trị dương)
trong tương lai.
=IRR(value1,[guess])

Ví dụ hàm tài chính:


Nguồn : chương 2.hiệu quả tài chính\bài tập 2 hiệu quả tài chính.xlsx bài tập ví
dụ bộ môn THUD – Phan Duy Hùng)
Câu 2: Lựa chọn các loại biểu đồ bất kỳ và trình bày ví dụ thực tế (có trích dẫn
nguồn tham khảo) mô tả các bước biểu diễn số liệu tự cho bằng biểu đồ. Nêu các
bước vẽ và phân tích tại sao lại dùng biểu đồ này mô tả dữ liệu để phân tích.
Biểu đồ cột
Một trong những biểu đồ phổ biến nhất được sử dụng trong các bài thuyết trình
và dashboard, các biểu đồ cột được dùng để so sánh các giá trị với nhau. Dữ liệu
phổ biến nhất cho biểu đồ cột là một tập dữ liệu được chia thành các loại.
Cách vẽ biểu đồ cột trong Excel
Bước 1: Chọn vùng dữ liệu trong bảng mà bạn muốn tạo biểu đồ.
Bước 2: Chọn thẻ Insert trên thanh công cụ > Trong mục Charts, chọn biểu đồ
cột (biểu tượng cột).
Bước 3: Nhấn để chọn kiểu biểu đồ cột.
Bước 4: Đổi tên biểu đồ bằng cách nhấn vào mục Chart Title trong biểu đồ, sau
đó nhập tên biểu đồ mà bạn muốn đặt.
Ví dụ: Doanh thu của các Phòng ban trong 3 năm liên tiếp
Doanh thu

2018
2019
2020
Phòng Deluxe
845,037
823,506
475,013
Phòng Superior
934,802
970,381
720,850
Phòng Suite
1,286,472
1,405,840
880,740

Nguồn : ( https://www.thegioididong.com/game-app/cach-lam-tao-ve-bieu-do-
cot-duong-tron-mien-trong-excel-don-1290581#subqmenu1 ).
Biểu đồ tròn
Biểu đồ hình tròn là cách thường xuyên để thể hiện sự việc thông qua số liệu, nó
giúp bài báo cáo của bạn khoa học và thu hút người đọc. Bài viết dưới đây
hướng dẫn chi tiết cách tạo biểu đồ hình tròn trong Excel.
Trước tiên bạn nên tìm hiểu nên sử dụng biểu đồ hình tròn khi:
- Dữ liệu của bạn là một chuỗi.
- Trong bảng dữ liệu không tồn tại giá trị 0 hoặc nhỏ hơn 0.
- Để thể hiện dữ liệu bởi đường tròn bạn không nên sử dụng quá 7 trường dữ
liệu trên 1 đường tròn.
Cách vẽ biểu đồ tròn Excel
Chọn thẻ Insert trên thanh công cụ > Chọn biểu tượng biểu đồ tròn trong mục
Charts > Chọn kiểu biểu đồ tròn phù hợp với nhu cầu của bạn. Kết quả biểu đồ
tròn sẽ được hiển thị như hình dưới.
Ví dụ với bảng doanh thu vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện doanh thu đã bán được.
Doanh thu của các miền
Tên miền
Doanh thu
Miền Bắc
968
Miền Trung
467
Miền Nam
1203

Nguồn: ( http://thuthuatphanmem.vn/cach-tao-bieu-do-hinh-tron-trong-excel/ )

Câu 3: Giới thiệu quy trình giải bài toán quy hoạch tuyến tính kèm một ví vụ (có
thể tham khảo từ bộ bài tập phương pháp tối ưu kinh tế) và giải, phân tích các
kết quả (cả patu và phân tích độ nhạy).
Quy trình giải bài toán quy hoạch tuyến tính:
Bước 1: Xây dựng bài toán trong excel
- Tạo một bộ nhãn gồm: hàm mục tiêu, tên các biến quyết định, các ràng
buộc. Bộ nhãn này có tác dụng giúp đọc kết quả dễ dàng trong excel:
- Gán cho các biến quyết định một giá trị khởi đầu bất kỳ. có thể chọn giá
trị khởi đầu = 0
- Xây dựng hàm muc tiêu
- Xây dựng các hàm ràng buộc.
Bước 2: Tiến hành giải bài toán
- Truy cập menu Tools/Solver. Xuất hiện của sổ Solver paramaters. Nhập
các tham số của trinh Solver và chọn Solve
Set table cell: ô chưa hàm mục tiêu
Equal to max: chọn khi cần tìm Max
Equal to min: chọn khi cần tìm Min
Equal to value of: Chọn mục này nếu muốn ô đích bằng một giá tị nhất định.
By changing cells: Các ô chưa biến của bài toán
Subject to the constrains: Nhập các ràng buộc của bài toán
- Sau khi nhập hết các ràng buộc bài toán, chọn ok rồi chọn solve để gaiir
bài toán.
- Cửa sổ Solver Results xuất hiện, chọn Keep solver Solution, nhấn Ok cho
ra kết quả như hình dưới đây.
Ví dụ: Công ty máy móc M&D sản xuất 2 sản phẩm để bán dưới dạng nguyên
vật liệu thô tới những công ty sản xuất xà bông và chất tẩy. Dựa trên việc phân
tích mức tồn kho hiện nay và nhu cầu tiềm năng theo tháng, quản lý M&D chỉ ra
rằng kết hợp sản xuất sản phẩm A và B phải mất ít nhất 350 gallon. Cụ thể, một
khách hàng chính đặt 125 gallon sản phẩm A cũng phải được đáp ứng. Sản
phẩm A cần 2 giờ sản xuất mỗi gallon, còn B cần 1 giờ. Trong tháng tới, 600 giờ
thời gian sẵn có cho sản xuất. Mục tiêu của M&D là thỏa mãn những yêu cầu
này tại mức chi phí sản xuất thấp nhất. Chi phí sản xuất là 2$/gallon sản phẩm A
và 3$/gallon sản phẩm B.
Xác định kế hoạch sản xuất tối thiểu hóa chi phí.
Đặt biến:
A: số gallon sản phẩm A
B: số gallon sản phẩm B
Mô hình toán:
Hàm mục tiêu: Min Z = 2A + 3B
Các ràng buộc:
1A ≥ 125 Nhu cầu sản phẩm A
1A + 1B ≥ 350 Tổng số lượng sản xuất
2A + 1B ≤ 600 Thời gian sản xuất
A,B ≥0
( Nguồn: Đầu bài quy hoạch tuyến tính – Phan Duy Hùng )
Bài làm:

PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG


Bài 1:
Tên hàm : dựa vào mã hiệu và mã model dò tìm trên bảng 1 bảng 2 để lấy tên
hàng
Sử dụng hàm tìm kiếm HLOOKUP() tìm Tên hiệu ở bảng CSDL2, và hàm
VLOOKUP() để tìm Model ở bảng CSDL 1.
Số Lượng: dựa vào các ký tự còn lại của mã số và đổi thành số
Sử dụng hàm Value(Right()) để tìm số lượng hàng hóa là các ký tự còn lại của
mã số
Đơn Giá: Dựa vào bảng mã model dò tìm trên bảng 1 để lấy đơn giá. Nếu số
lượng lớn hơn 10 thì giảm 5% đơn giá, ngược lại thì không giảm
Sử dụng hàm điều kiện IF kết hợp với hàm tìm kiếm Vlookup và hàm xử lý kí tự
Mid để tìm đơn giá của mặt hàng ở bảng CSDL1.
Thành tiền = Số lượng*đơn giá*tỷ giá, tỷ giá lấy theo theo 3 tháng cuối 2019
Tỷ giá 3 tháng cuối 2019: 1 USD = 23,147 VNĐ
Ghi Chú: ghi" khuyến mãi" cho HP Laser và bán trong tháng 10, ngược lại để
trống
Sử dụng hàm điều kiện IF kết hợp với hàm tìm kiếm Hlookup và hàm xử lý kí tự
LEFT để tìm đơn giá của mặt hàng ở bảng CSDL2.
Tính bảng thống kê theo như mẫu
Sử dụng hàm Dsum để tính tổng số lượng bán hàng thỏa mãn từng điều kiện:
- HP bán trong tháng 10
- HP bán trong tháng 11
- EP bán trong tháng 10
- EP bán trong tháng 11
Rút trích các thông tin: Ngày, Tên hàng, số lượng, thành tiền của mặt hàng
Espon
Các bước rút trích dữ liệu: Data, chọn Filter-advanced.
Tính sumif và vẽ biểu đồ tỷ trọng doanh thu theo các mã hiệu
Sử dụng hàm SUMIF() với điều kiện 2 ký hiệu đầu của mã số = mã hiệu
Vẽ biểu đồ:
Chọn vùng dữ liệu dùng để vẽ viểu đồ
Chọn biểu đồ tròn
Chọn biểu tượng dấu cộng để thêm các thông tin chú giải: tỷ trọng, mã hiệu.
Bài 2:
1. Ứng dụng chức năng phân tích dữ liệu trong excel để chạy phân tích hồi quy
(regression) đưa ra các kết quả cho 3 trường hợp quy mô quan sát: từ ngày 1-10,
ngày 1-20, và riêng từ ngày 11-20.
Các bước đưa ra kết quả cho 3 trước hợp hồi quy quan sát:
- Ngày 1-10
Data -> Data Analysis -> Regression
Input Y range: Cột doanh thu từ ngày 1-10
Input X range: Cột số tiền chi cho quảng cáo từ ngày 1-10
Chọn Label
Output range: địa chỉ xuất ra kết quả
Chọn: Residual, Residual Plots, Line fit Plots
- Ngày 1-20: cách làm tương tự
- Ngày 11-20: Cách làm tương tự
2. Nhận định trend line và sự phù hợp của loại đường phương trình hồi quy
(không xét hàm bậc 2) nào nhất với 2 trường hợp 1-10 và 1-20. Có thể nhận
định điều gì từ biến động giai đoạn 11-20, căn cứ nào?
Dựa vào biểu đồ kết quả hồi quy của 3 trường hợp, có thể thấy: chênh lệch
doanh thu thực tế và dự báo của ngày 1-10 ít hơn doanh thu thực tế và dự báo
của ngày 1-20.
Từ đó cho thấy, khoảng chênh lệch giữa doanh số thực tế và doanh số dự báo
của ngày 11-20 là rất lớn.
3. Viết phương trình dạng đường hồi quy vừa lựa chọn cho 3 trường hợp quy
mô quan sát nói trên. Nêu ý nghĩa của các hệ số (hệ số xác định, hệ số chặn, hệ
số góc, p-value…) và từ đó rút ra ý nghĩa cho quản lý.
Ngày 1-10:
Mô hình hàm hồi quy: doanh số= 0,5567*CPQC+ 49,34.
Hệ số tương quan: 0,927 => x và y có mối quan hệ tương quan chặt chẽ.
Hệ số xác định: 0,859 => mô hình hồi quy tuyến tính đang được thống kê sẽ phù
hợp với dữ liệu ở mức 85,9%.
Hệ số chặn: 49,34 => khi CPQC bằng 0 doanh số bằng 49,34 trđ.
Hệ số góc: 0,5567 => Khi CPQC thay đổi 1 đơn vị, doanh số sẽ thay đổi 0,5567
đơn vị.
Ngày 1-20:
Mô hình hàm hồi quy: doanh số= 4,6457*CPQC-87,052.
Hệ số tương quan: 0,9121 => x và y có mối quan hệ tương quan chặt chẽ.
Hệ số xác định: 0,832 => mô hình hồi quy tuyến tính đang được thống kê sẽ phù
hợp với dữ liệu ở mức 83,2%.
Hệ số chặn:87,052 => khi CPQC bằng 0 doanh số bằng 87,052 trđ.
Hệ số góc: 4,6457 => Khi CPQC thay đổi 1 đơn vị, doanh số sẽ thay đổi 4,6457
đơn vị.
Ngày 11-20:
Mô hình hàm hồi quy: doanh số= 3,063*CPQC-11,945.
Hệ số tương quan: 0,686 => x và y có mối quan hệ tương quan chặt chẽ.
Hệ số xác định: 0,4708 => mô hình hồi quy tuyến tính đang được thống kê sẽ
phù hợp với dữ liệu ở mức 47,08%.
Hệ số chặn:11,945 => khi CPQC bằng 0 doanh số bằng 11,945 trđ.
Hệ số góc: 3,063 => Khi CPQC thay đổi 1 đơn vị, doanh số sẽ thay đổi 3,063
đơn vị.
Bài 3:
DN A đầu tư vào một dự án với số vốn đầu tư TSCĐ tại thời điểm dự án bắt đầu
đi vào hoạt động là 600 triệu đồng, trong đó doanh nghiệp đi vay 200 triệu đồng,
còn 400 triệu đồng là vốn chủ sở hữu. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm. Trả
một số tiền như nhau (trả đều) trong 5 năm lãi suất đi vay là 10%, thuế suất thuế
TNDN 20%. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao
đều), giá trị còn lại bằng 0. Doanh thu và tổng chi phí vận hành hàng năm của
dự án kể từ khi bắt đầu sản xuất được cho ở bảng dưới (đvt: triệu đồng).
DỰ TOÁN TÍNH DOANH THU CHI PHÍ
Năm thứ
1
2
3
4
5
Doanh thu
400
330
330
325
325
Chi phí
200
150
165
170
185
CFBT= DT-CP
200
180
165
155
140

TÍNH KHẤU HAO


NĂM THỨ
Số năm còn lại cho đến khi hết thời gian sử dụng
Tỷ lệ khấu hao
Khấu hao
1
5
1/5
120
2
4
1/5
120
3
3
1/5
120
4
2
1/5
120
5
1
1/5
120

TÍNH TRẢ GỐC, LÃI VAY


NĂM
1
2
3
4
5
Trả gốc
40
40
40
40
40
Gốc còn lại
200
160
120
80
40
Trả lãi
20
16
12
8
4

Bảng tính dòng tiền


STT
Năm thứ
0
1
2
3
4
5
1
Chi phí đầu tư
-600

2
Dòng tiền trước thuế (CFBT)

200
180
165
155
140
3
Chi phí khấu hao

120
120
120
120
120
4
Trả gốc vay

40
40
40
40
40
5
Trả lãi vay=gốc còn lại * lãi suất vay

20
16
12
8
4
6
Dòng tiền trước thuế nợ (CFBT nợ)=4+5
-200
60
56
52
48
44
7
Lợi nhuận trước thuế=2-3-5

60
44
33
27
16
8
Thuế TNDN=thuế TNDT * lợi nhuận trước thuế

12
8.8
6.6
5.4
3.2
9
Lợi nhuận sau thuế=7-8
48
35.2
26.4
21.6
12.8
10
Dòng tiền sau thuế vốn chủ sở hưu (CFAT csh)=2-6-8
-400
128
115.2
106.4
101.6
92.8
11
Tiết kiệm thuế lãi vay=lãi suất vay*trả lãi vay

4
3.2
2.4
1.6
0.8
12
Dòng tiền sau thuế nợ (CFAT nợ)=6-11
-200
56
52.8
49.6
46.4
43.2
13
Dòng tiền sau thuế dự án (CFAT dự án)=10+12
-600
184
168
156
148
136

Tính NPV của dự án


Với r = 10%, NPV của dự án = 8.85210275
( Sử dụng công thức tính hàm NPV (rate,value(1),value(2),…,value(n)) )
Tính IRR của dự án
Với r = 10%, IRR của dự án = 11%
( Sử dụng công thức tính hàm IRR (values,guess) )
Nhận định về tính khả thi của dự án.
Với NPV = 8.85210275 > 0
→ Dự án khả thi.
Xây dựng 03 kịch bản (xấu, trung bình, tốt) cho tính khả thi của dự án với đồng
thời 03 chỉ tiêu (doanh thu, chi phí, lãi suất vay) cùng thay đổi sẽ làm NPV và
IRR thay đổi như thế nào? Hãy rút ra ý nghĩa thực tế khi các chỉ tiêu này thay
đổi ảnh hưởng tới lập kế hoạch khả thi dự án?
Các chỉ tiêu
Năm
TH xấu
TH trung bình
TH tốt
Doanh thu 1
1
320
410
490
Doanh thu 2
2
310
450
510
Doanh thu3
3
245
465
545
Doanh thu 4
4
315
470
550
Doanh thu 5
5
325
485
565
Chi phí 1
1
200
250
285
Chi phí 2
2
215
275
310
Chi phí 3
3
230
295
365
Chi phí 4
4
250
300
385
Chi phí 5
5
225
310
400
Lãi suẩt vay 1
1
15%
16%
14%
Lãi suẩt vay 2
2
18%
14%
15%
Lãi suẩt vay 3
3
20%
15%
18%
Lãi suẩt vay 4
4
23%
20%
20%
Lãi suẩt vay 5
5
22%
22%
22%
NPV

IRR

Bài 4:
Gọi Xij là số lượng dầu i dùng để sản xuất xăng j (i=1,2,3 và j=1,2,3)
Hàm mục tiêu :
Max Z = 70*(X11+X21+X31)+ 60*(X12+X22+X32)+50*(X13+X23+X33)-
45*(X11+X21+X31)- 35*(X21+X22+X23)-25*(X31+X32+X33)-
4*(X11+X21+X31)-4(X21+X22+X23)-4*(X31+X32+X33)
Hàm ràng buộc:
RB1:: X11+X12+X13<=5000
RB2: X21+X22+X23<=5000
RB3 : X31+X32+X33<=5000
RB4: 12X11+6X21+8X31>=10(X11+X21+X31)
RB5: 12X12+6X22+8X32>=8(X12+X22+X32)
RB6: 12X13+6X23+8X33>=6(X13+X23+X33)
RB7:0,5X11+2X21+3X31<=1(X11+X21+X31)
RB8:0,5X12+2X22+3X32<=2(X12+X22+X32)
RB9:0,5X13+2X23+3X33<=1(X13+X23+X33)
RB10:(X11+X21+X31)+(X12+X22+X32)+(X13+X23+X33)<=14000
RB11: X11+X21+X31>=3000
RB12: X12+X22+X32>=2000
RB13: X13+X23+X33>=1000
RB14: Xij >=0
Bài tiểu luận trên excel:

KẾT LUẬN

Khi kết thúc học phần này, bản thân em cảm nhận học phần đã đem lại rất nhiều
kiến thức giúp em sau này trong vấn đề xác định việc làm. Môn học giúp em vận
dụng kiến thức cơ bản về excel và ứng dụng của excel trong lĩnh vực kinh tế
quản lý. Trang bị cho bản thân em kỹ năng sử dụng excel, vận dụng excel vào
trong hoạt động kinh tế quản lý của doanh nghiệp. Có khả năng tự tìm hiểu, chủ
động tìm hiểu và đánh giá cập nhật những công cụ xử lý, tính năng mới của
excel….từ đó giúp em có thể hiểu, liên hệ và vận dụng, đánh giá, xử lý thông tin
trong doanh nghiệp trên excel, phân tích và đưa ra các thông tin đúng đắn nhất
cho nhà quản lý doanh nghiệp.
Môn học đặt trọng tâm vào việc đảm bảo cho em vừa hiểu một cách trực quan,
vừa nắm bắt một cách chặt chẽ những lý thuyết nền tảng về ứng dụng của tin
học trong quản lý kinh tế và cách thức ứng dụng các nội dung đó vào trong thực
tiễn. Qua đây, em thấy được vai trò của tin học đối với các thông tin cần xử lý
trong một doanh nghiệp. Tin học ứng dụng là một trong những công việc quan
trọng đối với doanh nghiệp bởi tin học ứng dụng không chỉ giúp doanh nghiệp
xử lý các thông tin vấn đề một cách nhanh gọn, chính xác mà còn thuận tiện cho
các nhà quản lý nắm bắt đúng và chính xác để có những quyết định đúng đắn
nhằm hướng doanh nghiệp ngày một phát triển.
Bài tiểu luận của em đến đây là kết thúc. Mặc dù đã cố gắng xong bài luận
không tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy cô chỉnh sửa bài luận để bài luận này
trở nên hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô!

You might also like