Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Để tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước trên vùng biển, đảo Trường Sa,

chúng ta cần có
một chiến lược tổng thể của quốc gia; có sự phối hợp trách nhiệm giữa các bộ, ngành, các địa phương
và sự quan tâm sâu sắc của nhân dân cả nước. Trong bối cảnh hiện nay, theo chúng tôi, cần tập trung
thực hiện tốt một số giải pháp chính sau đây.

Trước hết, cần tạo được sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chủ quyền của Việt Nam đối với vùng
biển, đảo Trường Sa. Hiện nay, trước yêu cầu phát triển đất nước, trên thế giới và trong khu vực đang
diễn ra một cuộc chạy đua ra biển, nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của biển phục vụ cho yêu cầu
kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của mỗi nước. Thế nhưng, tiến ra biển và việc khẳng định chủ
quyền, tiến hành khai thác trên các vùng biển, đảo... phải tuân thủ luật lệ quốc tế, chứ không thể bất
chấp đạo lý, cậy vào sức mạnh để đưa ra những tuyên bố và hành động ngang ngược.
Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa là hoàn toàn đúng đắn và phù
hợp với luật pháp quốc tế, cũng như thực tế lịch sử đã diễn ra. Theo các tài liệu của Việt Nam và một
số nước trên thế giới hiện còn lưu giữ, Nhà nước phong kiến Việt Nam là người đầu tiên làm chủ và
thực hiện quyền kiểm soát, quản lý, cai trị và khai thác vùng biển, đảo Trường Sa, với tư cách Nhà
nước. Trước đó, Trường Sa chưa nằm trong hệ thống địa lý hành chính và chưa chịu sự quản lý, cai trị
của bất cứ quốc gia nào. Không một quốc gia đương thời nào phản đối sự chiếm hữu của Việt Nam
đối với Trường Sa và cũng chưa bao giờ xảy ra bất cứ sự tranh chấp nào về chủ quyền đối với Việt
Nam. Quyền làm chủ đối với vùng biển, đảo này của các chính quyền kế tiếp nhau ở Việt Nam (Nhà
Nguyễn, Pháp, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa XHCN Việt Nam) là rõ ràng, có hiệu quả
và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việc thực hiện chủ quyền được chính quyền đương thời tiến hành
bằng nhiều biện pháp, như: thăm dò, khảo sát, đo đạc vẽ bản đồ, dựng bia, xây đèn biển, trồng cây,
đặt đài khí tượng, khai thác hải sản và hàng hóa từ các tàu mắc cạn... Việc bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát
được thực hiện ngay từ đầu và được các chính quyền kế tiếp nhau đảm nhiệm liên tục... Không những
thế, chủ quyền  của Việt Nam đối với Trường Sa đã được nhiều nhà hàng hải, địa lý và các nhà nghiên
cứu phương Tây xác nhận từ nhiều thế kỷ trước. Các triều đình phong kiến Trung Quốc, trong nhiều
trường hợp cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp công nhận chủ quyền và quyền khai thác của Việt Nam ở
đây. Nhiều luật gia nổi tiếng trên thế giới cũng thừa nhận: Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý, căn
cứ lịch sử và thực tế để chứng minh chủ quyền của mình với Trường Sa... Đây chính là những cơ sở
pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, theo đúng các tiêu chuẩn
mà luật pháp quốc tế đã đề ra; chắc chắn sẽ được nhân dân thế giới và khu vực ủng hộ. Những căn cứ
đó càng khích lệ và làm tăng thêm trách nhiệm của cả nước đối với Trường Sa; là cơ sở tạo nên sự
đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm
phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo Trường Sa.
 Trong quá trình đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền đất nước ở Trường Sa, chúng ta luôn tôn trọng
và giữ gìn mối quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; hết sức cảnh giác với những âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng danh nghĩa “bảo vệ chủ quyền đất nước” để kích động, chia rẽ,
phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đồng thời, luôn nắm vững quan
điểm của Đảng trong giải quyết các bất đồng về biên giới lãnh thổ trên biển và ranh giới thềm lục địa,
vùng đặc quyền kinh tế, là thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau,
phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

Thứ hai, đổi mới nội dung và hình thức TTĐN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên các báo mạng điện
tử.
Trước hết, nô ̣i dung TTĐN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên báo mạng điện tử cần phong phú, đa
dạng, bám sát thực tiễn đời sống, phát hiện ra những chủ đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế
quan tâm, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng,…
Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là ở các địa phương ven biển,
nhận thức rõ tính chất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hội nhập
quốc tế; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước, cộng đồng quốc tế về chủ quyền của
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của mỗi
người… Qua đó phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị,
kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc. 

Công tác TTĐN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên báo mạng điện tử phải được tiến hành sâu rộng
trong và ngoài nước, phải gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm
quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; làm cho mỗi công dân Việt
Nam thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia. Từ đó đoàn kết,
chung sức đồng lòng quyết tâm bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đổi mới về hình thức thông tin, để tăng sự hấp dẫn và thu hút được đông đảo độc giả, các báo mạng
điện tử cần đổi mới về hình thức thông tin. Các báo mạng điện tử cần có kế hoạch dài hơi cho công
tác TTĐN về biển, đảo, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng các chuyên trang, chuyên mục hợp
lý. Tăng cường phát huy lợi thế của báo mạng điện tử trong công tác TTĐN bảo vệ chủ quyền biển,
đảo. Đầu tư, xây dựng phát triển báo mạng điện tử bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Ba là, tăng cường xây dựng thế trận và lực lượng quốc phòng, an ninh trên vùng biển, đảo Trường
Sa vững mạnh. Hiện nay, trên các tuyến đảo Trường Sa, chúng ta đã xây dựng, củng cố được một hệ
thống phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp; các cơ sở hạ tầng, hậu cần, kỹ thuật... bảo đảm cho việc phòng
thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển, đảo này của Tổ quốc. Tuy nhiên, do điều kiện cách xa
đất liền, các yếu tố địa chất, khí hậu, thời tiết hết sức phức tạp, cộng với những diễn biến khó lường
thường xuyên xảy ra... đòi hỏi chúng ta phải hết sức quan tâm đến việc tăng cường thế trận và lực
lượng quốc phòng - an ninh ở Trường Sa vững mạnh. Trong thế trận chung trên biển, Trường Sa cần
được coi là một trọng điểm; từ đó có sự đầu tư xây dựng tương xứng, nhất là việc xây dựng mới các
công trình phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, bổ sung vũ khí, trang bị và điều chỉnh về tổ chức, bố trí lực
lượng, nhằm bảo đảm cho từng đảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống. Toàn bộ quần đảo
cần được xây dựng, củng cố thành một thế trận liên hoàn, vững chắc, có thể phối hợp, chi viện lẫn
nhau; cùng với sự chi viện của đất liền, Trường Sa đủ sức chiến đấu lâu dài, chiến thắng mọi kẻ thù,
giữ vững chủ quyền của Tổ quốc...
Cùng với đó, các cấp cần chăm lo củng cố, tăng cường sức mạnh chiến đấu của các lực lượng
thường trực trên đảo. Theo đó, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có quyết tâm chiến đấu cao; có nhận thức đúng đắn về đối tượng, đối tác và yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Trường Sa trong tình hình mới. Do yếu tố địa lý, bộ đội Trường Sa đóng quân rất xa
đất liền, xa sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp trên. Mặt khác, khí hậu, thời tiết lại hết sức khắc
nghiệt; các điều kiện bảo đảm cho đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... Bởi vậy, kết quả mọi
hoạt động trên đảo phụ thuộc rất lớn vào tinh thần chủ động, tự giác, ý thức tổ chức, kỷ luật của cán
bộ, chiến sĩ; nhất là sự độc lập, sáng tạo, tính quyết đoán của đội ngũ cán bộ, mà trước hết là của các
đồng chí đảo trưởng và chính trị viên đảo. Để góp phần nâng cao chất lượng bộ đội trên đảo, ngay từ
đầu, cùng với việc lựa chọn kỹ cán bộ, chiến sĩ bổ sung cho các đảo, quân chủng Hải quân cần chú ý
bố trí các đồng chí đảo trưởng và chính trị viên đảo thực sự là những người tiêu biểu về phẩm chất,
năng lực, kinh nghiệm, luôn yên tâm, gắn bó với nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục lãnh đạo nâng
cao chất lượng các mặt công tác, trong đó, đặc biệt chú ý chất lượng công tác đảng, công tác chính trị,
nhằm xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức trong đơn vị vững mạnh; kết hợp tốt công tác tư tưởng,
công tác tổ chức, công tác chính sách, xây dựng các đảo thành một khối thống nhất về ý chí và hành
động, luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ... Các cấp cần nghiên cứu, thực
hiện chính sách ưu tiên có tính đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, nhằm tôn vinh và bù đắp
phần nào sự cống hiến của họ; đồng thời, góp phần động viên và tạo sự thu hút đối với những người
công tác ở Trường Sa...
Để tăng cường sức mạnh chiến đấu của các lực lượng chi viện cho Trường Sa, Đảng và Nhà nước cần
quan tâm đầu tư cho Hải quân các loại tàu và vũ khí, trang bị..., đủ sức giáng trả các hành động xâm
phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trước mắt, cần xây dựng các đội tàu mặt nước có sức cơ
động, có uy lực mạnh, đủ khả năng chi viện kịp thời, hiệu quả cho các đảo; đồng thời, có thể kiểm
soát, khống chế đối phương, làm chủ vững chắc mọi vùng biển, đảo của Tổ quốc. Quân chủng Hải
quân cần chỉ đạo xây dựng vùng C Hải quân vững mạnh, đủ sức chi viện cho Trường Sa trong mọi
tình huống.
Bốn là, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế khu vực Trường Sa và vùng biển phụ cận. Nhằm tăng
cường sức mạnh bảo vệ Trường Sa, chúng ta phải xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân vững
mạnh trên vùng biển, đảo Trường Sa. Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp khuyến khích phát
triển kinh tế, động viên, thu hút mọi lực lượng, mọi tầng lớp nhân dân đầu tư, khai thác vùng biển,
đảo Trường Sa. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, kết quả đạt được còn hạn chế. Tình hình đó đòi hỏi
chúng ta phải có cách nhìn, cách nghĩ và cách làm mới, nhằm động viên, khuyến khích, thu hút được
nhiều lực lượng, nhiều thành phần kinh tế quan tâm đến Trường Sa. Công tác nghiên cứu và xây dựng
quy hoạch phát triển Trường Sa cũng như vùng biển phụ cận, cần được đặt trong tổng thể quy hoạch
phát triển của cả nước, trong quan hệ tương tác giữa từng ngành, từng vùng, nhất là vùng duyên hải
Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trên
cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương liên quan cần có kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế biển,
đảo của mình gắn với tổng thể phát triển kinh tế Trường Sa và khu vực biển phụ cận; có chương trình,
dự án cụ thể tham gia, có chính sách động viên, khuyến khích mọi lực lượng tăng cường thăm dò,
khai thác cũng như đầu tư vào vùng biển, đảo này.
Nhằm thu hút các lực lượng, tham gia phát triển kinh tế-xã hội vùng biển, đảo Trường Sa, Nhà nước
cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể; đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng mang
tính lưỡng dụng, phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế. Một trong
những nguyên nhân chưa khuyến khích các doanh nghiệp và ngư dân tích cực ra Trường Sa khai thác,
là sự cách xa về địa lý và điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt (mưa nhiều, lắm bão, sóng to); trong
lúc đó, các phương tiện đi biển, việc bảo quản và chế biến hải sản đánh bắt được còn hạn chế, khả
năng ứng phó với thiên nhiên còn thấp. Vấn đề đặt ra ở đây là, Chính phủ phải phân công trách nhiệm
cho các bộ, ngành có liên quan và được hưởng lợi từ biển, có trách nhiệm đóng góp và tham gia hoạt
động ở Trường Sa.  Chẳng hạn, theo chúng tôi, Chính phủ cần giao trách nhiệm và hỗ trợ Bộ Thủy
sản thành lập Tập đoàn đánh bắt xa bờ vùng biển, đảo Trường Sa; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có
trách nhiệm thăm dò, đầu tư khai thác dầu khí và phối hợp với Hải quân xây dựng, củng cố các nhà
dàn ở khu vực DK1; các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ hỗ trợ ngư dân đóng tàu và tổ chức đánh bắt xa
bờ ở Trường Sa. Cùng với đó, Nhà nước cần đầu tư xây dựng ở Trường Sa các cơ sở hậu cần nghề cá
(cảng cá, cơ sở chế biến); các cơ sở dịch vụ xăng dầu, phụ tùng thay thế, nước ngọt; các cơ sở khám,
chữa bệnh... đáp ứng các nhu cầu đánh bắt xa bờ của nhân dân. Đồng thời, cần có các chính sách thích
hợp tiếp tục thu hút nhân dân ra sinh sống, làm ăn ở các đảo... Có như thế, chúng ta mới thu hút được
các lực lượng, làm cho Trường Sa luôn nhộn nhịp, vừa phát triển kinh tế, vừa thể hiện chủ quyền đất
nước, góp phần bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên vùng biển,
đảo Trường Sa đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của cả nước, các cấp, các ngành và của mọi người dân.
Thực hiện tốt nhiệm vụ đó, chẳng những là đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh
thế quốc tế, mà còn là yêu cầu của lịch sử, mà chúng ta phải thực hiện.

You might also like