Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

GV Vật lý: Nguyễn Thị Mỹ Phương

Trường THPT chuyên Lê Khiết Chương II: ĐỘNG LƯC HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI TẬP BA ĐỊNH LUẬT CỦA NEWTON
Câu 1. Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ
A. ngả người sang bên trái. B. ngả người về phía sau.
C. đỗ người về phía trước D. ngả người sang bên phải.
Câu 2. Khối lượng được định nghĩa là đại lượng
A. đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
B. đặc trưng cho mức quán tính cửa vật.
C. đặc trưng cho sự nặng hay nhẹ của vật.
D. tùy thuộc vào lượng vật chất chứa trong vật.
Câu 3. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật
A. cùng chiều với chuyển động.
B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần.
D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
Câu 4. Gia tốc của một vật
A. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với lực tác dụng vào vật.
B. tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
C. không phụ thuộc vào khối lượng vật.
D. tỉ lệ thuận với lực tác dụng và với khối lượng của nó.
Câu 5. Chọn ý sai. Lực và phản lực
A. là hai lực cân bằng B. luôn xuất hiện đồng thời.
C. cùng phương. D. cùng bản chất.
Câu 6. Chọn ý sai. Lực và phản lực
A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn.
C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật.
Câu 7. Nếu 1 vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì:
A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại
B. Vật lập tức dừng lại
C. Vật chuyển động sang trạng thái chuyển động thẳng đều
D. Vật chuyển động chậm dần trong 1 thời gian sau đó sẽ chuyển động thẳng đều
Câu 8. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s2. Lực
F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc bằng
A. 1,5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 4 m/s2. D. 8 m/s2.
GV Vật lý: Nguyễn Thị Mỹ Phương
Trường THPT chuyên Lê Khiết Chương II: ĐỘNG LƯC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 9. Hai lực F1  3N; F2  5N tác dụng vào vật có khối lượng 1,5kg đặt F1
1350 F2
trên bàn nhẵn . Gia tốc vật thu được là:
m
A. 1,3m / s 2 B. 2, 4m / s 2

C. 5,3m / s 2 D. 3,6m / s 2
Câu 10. Lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1 làm vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật
2F2 a
khối lượng m2 (với m2 = m1) làm vật chuyển động với gia tốc a2. Nếu F1  thì tỉ số 2
3 a1

2 3 1
A. 3. B. C. D.
3 2 3
Câu 11. Một quả bóng có khối lượng 0,6 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực
300 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay với tốc độ
A. 0,5 m/s. B. 5 m/s. C. 0,05 m/s. D. 50 m/s.
Câu 12. Dưới tác dụng của một lực F (có độ lớn F không đổi) theo phương ngang, xe chuyển động không
vận tốc đầu và đi được quãng đường 2,5 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250 g lên xe thì
xe chỉ đi được quãng đường 2 m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát, khối lượng của xe là
A. 15 kg. B. 1 kg. C. 2 kg. D. 5 kg.
Câu 13. Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên trên đường thẳng
nằm ngang và sau khi đi được 5 m thì đạt tốc độ 2 m/s. Bỏ qua lực cản tác dụng vào vật. Lực tác dụng vào
vật có độ lớn bằng
A. 0,8 N. B. 0,5 N. C. 1 N. D. 0,2 N.
Câu 14. Xe khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 5 s đi được quãng đường ngang dài 3 m. Lực cản tác dụng
vào ô tô luôn không đổi và bằng 800 N. Lực phát động và tốc độ của xe sau 20 s lần lượt là
A. 1600 N; 3,6 m/s. B. 1040 N; 4,8 m/s. C. 3200 N; 18 m/s. D. 4020 N; 18 m/s.
Câu 15. Một mô tô có khối lượng 120 kg đang chuyển động trên đường thẳng ngang với tốc độ 79,2 km/giờ
thì hãm phanh. Sau khi hãm, mô tô chạy thêm được 100 m thì dừng hẳn. Bỏ qua các lực cản bên ngoài. Lực
hãm phanh có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 290 N B. 150 N. C. 250 N. D. 320 N.
Câu 16. Một vật khối lượng 2 kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực F. Lực F có độ
lớn bằng 9 N và có phương nằm ngang. Sau 10 s ngừng tác dụng lực F. Biết lực cản tác dụng vào vật luôn
bằng 5 N. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng
A. 100 M. B. 180 m. C. 120 m. D. 150 m.
---------------------------HẾT------------------------

You might also like