LA VuThiThucOanh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 164

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O

Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n




Vò ThÞ Thôc Oanh

C¸C NH¢N Tè T¸C §éng ®Õn hµnh vi


gian lËn b¸o c¸o tµi chÝnh cña
c¸c c«ng ty niªm yÕt

Chuyªn ngµnh: TµI CHÝNH - NG¢N HµNG


M· sè: 62340201

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:


1. PGS.TS. Cao ThÞ ý Nhi
2. TS. NguyÔn ThÞ Thanh H−¬ng

Hµ Néi - 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Tác giả

Vũ Thị Thục Oanh


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ........... 3
1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 8
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 9
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 9
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 10
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 10
1.5. Các đóng góp mới của luận án ...................................................................... 10
1.6. Khung nghiên cứu của luận án ..................................................................... 11
1.7. Kết cấu của Luận án...................................................................................... 12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ....................................................................... 14
2.1. Khái quát về hành vi gian lận BCTC của CTNY ......................................... 14
2.1.1. Khái niệm gian lận và hành vi gian lận BCTC ........................................... 14
2.1.2. Các hình thức gian lận BCTC .................................................................... 16
2.1.3. Động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC ................................................ 20
2.1.4. Tác hại của hành vi gian lận BCTC ........................................................... 22
2.1.5. Một số vấn đề chung về TTCK và CTNY trên TTCK tác động tới BCTC . 23
2.1.6. Thực trạng gian lận BCTC của các các CTNY trên TTCK Việt Nam ........ 27
2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận BCTC của CTNY 29
2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................... 29
2.2.2. Lý thuyết đại diện...................................................................................... 32
2.2.3. Lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu báo động đỏ................... 34
2.2.4. Lý thuyết về tam giác gian lận ................................................................... 36
2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY. .............. 39
2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc động cơ/ áp lực ......................................................... 39
2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ hội ................................................................... 42
2.3.3. Nhóm nhân tố về thái độ ........................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 52
3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 52
3.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 52
3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính..................................................................... 53
3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 59
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 59
3.2.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát ........................................................................... 63
3.2.3. Thông tin về đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu.............. 64
3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................ 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 69
4.1. Kết quả thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát ........................... 69
4.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam ............................................................................................................... 69
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................. 69
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo......................................................... 74
4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của
các CTNY trên TTCK Việt Nam........................................................................... 75
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả.............................................................................. 75
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ....... 77
4.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA.................................................. 85
4.3.4. Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 88
4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................. 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 93
CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ94
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian
lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam .............................................. 94
5.1.1. Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực .............................................................. 94
5.1.2. Nhóm nhân tố về Thái độ .......................................................................... 95
5.1.3. Nhóm nhân tố về Cơ hội............................................................................ 96
5.2. Các khuyến nghị ............................................................................................ 98
5.2.1. Khuyến nghị đối với các CTNY ................................................................ 99
5.2.2. Khuyến nghị đối với các CTKT và KTV độc lập ..................................... 103
5.2.3. Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư ........................................................ 106
5.2.4. Khuyến nghị đối với Hội KTV hành nghề Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy
ban chứng khoán Nhà nước ............................................................................... 107
5.3. Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài ................. 112
5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................. 112
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 114
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 117
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 129
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU NỘI DUNG


1 BCTC BCTC
2 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
3 BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5 BGĐ Ban giám đốc
6 BQT Ban quản trị
7 CCDV Cung cấp dịch vụ
8 CTNY CTNY
9 CTKT Công ty kiểm toán
10 DTBH Doanh thu bán hàng
11 GVHB Giá vốn hàng bán
12 HĐQT Hội đồng quản trị
13 HTK Hàng tồn kho
14 KSNB Kiểm soát nội bộ
15 KPT Khoản phải trả
16 KTV KTV
17 KTVNB KTV nội bộ
18 KTVĐL KTV độc lập
19 LN Lớn nhất
20 NNHĐ Ngành nghề hoạt động
21 NN Nhỏ nhất
22 TB Trung bình
23 TTCK TTCK
24 TSCĐ Tài sản cố định
25 TMBCTC Thuyết minh BCTC
26 VCSH Vốn chủ sở hữu
27 UBCK Uỷ ban chứng khoán
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1. Phân biệt sai sót và gian lận BCTC ............................................................ 15
Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 54
Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam ................................................................................ 58
Bảng 3.3: Tổng hợp các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 60
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các hình thức thực hiện hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam ..................................................... 69
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả về các khoản mục thường sử dụng để thực hiện
hành vi gian lận trong BCĐKT ............................................................... 70
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả hình thức gian lận đối với khoản mục trong
bảng cân đối kế toán ................................................................................ 71
Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các khoản mục thường sử dụng để thực hiện
hành vi gian lận trong BCKQHĐKD ...................................................... 71
Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về hình thức gian lận đối với khoản mục trong
BCKQHĐKD ........................................................................................... 73
Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả các cách thức gian lận trong BCLCTT ............ 73
Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về các cách thức gian lận trong TMBCTC ...... 74
Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả tiêu chí mức độ gian lận BCTC của các CTNY 74
Bảng 4.9: Lượng hóa các tiêu chuẩn của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian
lận BCTC của các CTNY.......................................................................... 75
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố sự ổn định tài chính ......... 77
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực từ bên thứ ba ......... 78
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mục tiêu tài chính ............ 78
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc điểm BCTC và ngành
nghề hoạt động của CTNY ........................................................................ 79
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chất lượng hệ thống KSNB ... 79
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố quy mô CTNY................. 80
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc tính của HĐQT .......... 80
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường pháp lý .......... 81
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường KTVM .......... 82
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm toán độc lập ............ 82
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm soát của Nhà nước đối
với hành vi gian lận BCTC ....................................................................... 82
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp của BGĐ ....................................................................................... 83
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của BGĐ .................................................................................. 83
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Nhận thức, hiểu biết về
pháp luật của BGĐ.................................................................................... 84
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Thái độ, tính chuyên nghiệp
của BGĐ ................................................................................................... 84
Bảng 4.25: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố động cơ/áp lực ...................... 85
Bảng 4.26: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về cơ hội ............................... 86
Bảng 4.27: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về thái độ .............................. 87
Bảng 4.28. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ......................................... 88
Bảng 4.29. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary) .................. 90
Bảng 4.30. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA)............ 90
Bảng 4.31. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ............................................. 91

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án.............................................................. 12


Sơ đồ 2.1: Mô hình bàn cân gian lận .......................................................................... 34
Sơ đồ 2.2: Mô hình tam giác gian lận......................................................................... 36
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 59
DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC ............................................................ 129
PHỤ LỤC 2.2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ
HÀNH VI GIAN LẬN BCTC ................................................................................. 132
PHỤ LỤC 3.1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN .... 133
PHỤ LỤC 3.2. PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM ....... 134
PHỤ LỤC 3.3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG
CÁC NHÂN TỐ ...................................................................................................... 139
PHỤ LỤC 3.4. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CTNY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................... 141
PHỤ LỤC 3.5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN BCTC TẠI MỘT SỐ CÁC CÔNG TY ĐIỂN HÌNH .... 147
PHỤ LỤC 4.1: THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU HỌC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 153
PHỤ LỤC 4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ........................... 154
PHỤ LỤC 4.3: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN ................................... 155
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài


BCTC (BCTC) sẽ cho biết kết quả hoạt động của CTNY (CTNY) qua
những tổng hợp về tình hình tài chính. Độ tin cậy và chất lượng thông tin tài chính trên
BCTC là nhân tố tác động trực tiếp đến quyết sách của nhà đầu tư. Do vậy, nếu hành
vi gian lận BCTC xảy ra vì lợi ích cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp, thì sẽ dẫn
đến sai lầm trong việc ra quyết định khiến cho các nhà đầu tư phải chịu những tổn thất
nặng nề kinh tế.
Thời gian gần đây, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các
công ty rơi vào tình trạng tài chính cạn kiệt, kéo theo sự gia tăng không ngừng số
lượng doanh nghiệp bị phá sản và trở thành động cơ cho các hành vi gian lận BCTC
ngày càng tăng. Trong số đó phải kể đến các công ty: Enron, Lucent, Worldcom,
Xerox, Waste Management, Rite Aid, Global Crossing, Adelphia, Qwest, Deutsche
Bank, Toshiba... được cho rằng đã có hành vi gian lận BCTC. Theo kết quả cuộc điều
tra của Hiệp hội của các nhà điều tra gian lận (ACFE, 2014), tổn thất của gian lận hàng
năm ước tính trên toàn thế giới khoảng hơn 3.700 tỷ USD. Không chỉ thế, theo báo
cáo của World Bank (2013), ngân hàng hàng đầu thế giới Deutsche Bank vào tháng
4/2013 đã tiết lộ con số tài sản bị che dấu từ năm 2008 đến nay trị giá 395,5 tỷ Euro
(tương đương 19% tổng tài sản trị giá 2.003 tỷ Euro của Ngân hàng này). Vào
tháng 07/2015, sự kiện Toshiba – một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất tại
Nhật Bản đã thổi phồng lợi nhuận lên đến 1,2 tỷ USD. Những số liệu minh chứng
này đã dẫn đến suy nghĩ sai lệch của các nhà đầu tư về rủi ro trong bảng cân đối đã
được kiểm toán là ít hơn so với thực tế. Tại Việt Nam, những trường hợp
minh chứng điển hình cho hành vi gian lận BCTC có thể kể đến như: Công ty Cổ
phần Bông Bạch Tuyết (BBT), Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), Công ty
Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Tổng công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG)… Cụ thể, TTF mới đây công bố BCTC
quý II/2016 với khoản lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng. Nguyên
nhân đến từ việc kiểm kê phát hiện thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho và trích
dự phòng khoản phải thu khó đòi. Hay việc công ty cổ phần thép Việt Ý năm 2011
phải cộng thêm 111 tỷ đồng dự phòng khiến lợi nhuận sau kiểm toán rơi từ 110 tỷ
xuống 27,2 tỷ đồng (HOSE, 2012). Những con số trên càng làm tăng thêm sự lo
ngại nhiều hơn về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK ngay cả khi
2

các BCTC đã được kiểm toán cũng trở nên không đáng tin cậy. Điều đó đã đặt ra
nhu cầu bức thiết phải tăng cường quản lý và kiểm soát tốt hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Đã có nhiều nghiên cứu về gian lận BCTC được thực hiện ở thế giới tập
trung nhiều nhất tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Úc là nơi
mà các đối tượng sử dụng BCTC đã nhận thức tốt được vai trò của tính trung thực
đối với thông tin trên BCTC. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có thể thống kê
được những thiệt hại do hành vi gian lận trên BCTC gây ra trực tiếp về mặt kinh tế
mà không thể đo lường được hết những thiệt hại vô hình không được biểu hiện
bằng con số cụ thể như niềm tin và việc tác động xấu đến TTCK, bởi không phải tất
cả những gian lận trên BCTC đều bị phát hiện. Theo ACFE (2014), chỉ có khoảng
3% trong tổng số các cuộc gian lận tài chính bị phát hiện tại các tập đoàn kinh tế
trên thế giới 2014. Mặt khác, các kết quả kiểm toán chỉ có thể cho biết có xảy ra
hiện tượng gian lận BCTC hay không nhưng lại không chỉ ra được nguyên nhân
dẫn đến hành vi gian lận BCTC. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động
đến hành vi gian lận BCTC sẽ làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý trong việc
nâng cao hiệu quả quản trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính
sách ban hành các chính sách kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm
ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của CTNY một cách hiệu quả nhất, góp phần
nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả
thì tính đến thời điểm này những nghiên cứu thực chứng liên quan tới việc tìm
kiếm, xác định các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY còn
hạn chế mặc dù vấn đề này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà quản
lý doanh nghiệp, người sử dụng BCTC, các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý.
Trong đó, chủ yếu chỉ có những nghiên cứu tìm hiểu sự ảnh hưởng riêng lẻ của một
vài nhân tố nên kết quả nghiên cứu chưa có tính thuyết phục cao (Trần Thị Giang
Tân, 2014 và Lê Nguyễn Thế Cường, 2013). Thêm vào đó, TTCK Việt Nam đang
trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn
chỉnh, những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm
riêng về BCTC, về ngành nghề hoạt động của CTNY cũng gây nên lo ngại về sự
xuất hiện của hành vi gian lận BCTC. Vì vậy, việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc
thù của TTCK tại Việt Nam để nghiên cứu về các nhân tố có thể tác động tới hành
vi gian lận BCTC là cần thiết.
Với những lý do đã nêu trên, dựa trên các khía cạnh chính: nhận thức về thực
trạng đáng lo ngại cũng như tác hại của hành vi gian lận BCTC đối với nền kinh tế và
3

những nghiên cứu về chủ đề này còn hạn chế tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu: “Các
nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY” được tác giả lựa chọn
thực sự mang tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được đông đảo các đối
tượng quan tâm; có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tính đến nay chủ yếu là do các nhà
nghiên cứu nước ngoài thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của hệ thống
chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS (số 16, số 53, số 82, số 99) và ISA số 240, Các
nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC nói chung hay những nghiên cứu về các nhân
tố tác động đến hành vi gian lận BCTC nói riêng thường được tiến hành rộng rãi tại
các nước phát triển như Pháp (Fathi, 2013); Anh (Marinakis, 2011), Mỹ (Li, 2010)
hay Canada (Othman and Zeghal, 2006). Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cũng
được tiến hành tại các thị trường mới nổi và tại các nước đang phát triển như Iran,
Tusiana, Malaysia (Rahman & Ali, 2006; Sahlan, 2011; Nassirzaeh và cộng sự
2012; Charfeddine và cộng sự, 2013). Một điểm khác biệt rất dễ nhận thấy đó là có
những nghiên cứu được tiến hành với một tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi
một số nghiên cứu khác lại chỉ đi tìm hiểu sâu một nhân tố cụ thể.
Liên quan đến việc dự báo hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu trước đây
đã sử dụng thước đo là các chỉ tiêu tài chính . Các tiêu chí đại diện cho các nhân tố
này gồm có tỉ lệ lãi gộp, tốc độ tăng trưởng của tài sản (Beasley, 1996; Beneish,
1999; Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998). Chênh lệch giữa lợi
nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỉ lệ doanh thu trên nợ phải thu, tỉ lệ
doanh thu trên tổng tài sản và tỉ trọng doanh thu trên tổng tài sản (Persons, 1995;
Skousen and Wright, 2006). Tỷ lệ lãi gộp (lợi nhuận gộp trên doanh thu) hoặc giá
vốn hàng bán trên doanh thu là tỷ số được rất nhiều nghiên cứu cho rằng hữu hiệu
như Kinney (1987), Beneish (1999), Coglitore và cộng sự (1988). Đặc biệt,
Blocher và cộng sự (1988) cho rằng đây là tỷ số tốt nhất để phát hiện gian lận trong
BCTC. Các tỷ số sinh lời còn lại được đề nghị là tỷ số lợi nhuận thuần trên tài sản
và lợi nhuận trên tài sản (Kneutzfeldt và cộng sự, 1986 và Person, 1995). Số vòng
quay hàng tồn kho (giá vốn hàng bán trên hàng tồn kho) và số vòng quay nợ phải
thu (doanh thu trên nợ phải thu) là tỷ số được đánh giá cao trong các nghiên cứu
của Kinney (1987), Blocher và cộng sự (1988), Coglitore và cộng sự (1988),
Beneish (1999). Person (1995) thử nghiệm và tìm thấy số vòng quay tổng tài sản
(doanh thu trên tài sản) là một tỷ số hữu ích trong nhận dạng các BCTC có gian lận.
4

Vốn lưu chuyển thuần trên tài sản (vốn lưu chuyển thuần là hiệu số giữa tài sản
ngắn hạn và nợ ngắn hạn) được đề xuất bởi Person (1995), Kneutzfeldt và cộng sự
(1986), Beneish (1999), Kaminski (2004). Tỷ số nợ (Nợ phải trả trên tài sản) là tỷ
số về đòn cân nợ được Person (1995), Beneish (1999), Christies (1990), Kaminski
(2004) xem là có khả năng phát hiện sai lệch. Một số nghiên cứu quan tâm đến cơ
cấu tài sản (nợ phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, tài sản ngắn hạn … trên tổng
tài sản) như Person (1995), Feroz và cộng sự (1991), St Pierre và cộng sự (1984)…
Tỷ số tăng trưởng của doanh thu (doanh thu năm nay trên doanh thu năm trước) và
tổng các khoản dồn tích trên tài sản được Beneish (1999) đề xuất. Nhìn chung, khá
nhiều các tỷ số được xem là có khả năng phát hiện sai lệch trên BCTC. Trong đó,
các tỷ số nổi bật là tỷ lệ lãi gộp, số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ
phải thu. Đây là các tỷ số chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các sai phạm có tính trọng
yếu về các chỉ tiêu quan trọng như doanh thu, giá vốn hàng bán, hàng tồn kho và nợ
phải thu nên khi có sự biến động bất thường của chúng có thể dự báo được hành vi
gian lận BCTC. Một số chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp sẽ phản ảnh tình hình của
doanh nghiệp, chủ yếu là những kết quả tài chính tiêu cực. Dấu hiệu này thường
được nhìn nhận như những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện hành vi
gian lận BCTC.
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC được nghiên
cứu dựa chủ yếu trên lý thuyết bàn cân gian lận với các dấu hiệu báo động đỏ (Red
flags) được khởi xướng bởi Albercht & cộng sự (1980) và lý thuyết tam giác gian
lận (Fraud Triangle) Cressey (1953).
Theo trường phái lý thuyết tam giác gian lận, Graham and Bedard (2003) phản
ánh trong nghiên cứu nhận thức về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận
thường liên quan đến thái độ và cá tính của nhà quản lý là quan trọng hơn các yếu
tố khác. Moyes và cộng sự (2005) cho rằng các nhân tố dẫn đến động cơ gian lận liên
quan đến yếu tố thái độ (yếu tố tiền sử vi phạm pháp luật hoặc vi phạm luật chứng
khoán, những cáo buộc gian lận đối với thành viên hội đồng quản trị hoặc giám đốc
cao cấp) hiệu quả hơn so với các nhân tố về cơ hội và áp lực trong phát hiện gian
lận. Abdullatif (2013), cho rằng động cơ dẫn đến gian lận xuất phát từ thái độ của
nhà quản lý là nhân tố quan trọng hơn nhân tố về cơ hội và áp lực. Skousen and
Wright (2006) đã xác định được 5 yếu tố Động Cơ/Áp lực, và 2 yếu tố cơ hội có
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng xảy ra gian lận trên BCTC với các
biến đại diện cho các yếu tố này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nhanh của tài sản, sự
tăng lên của nhu cầu tiền mặt và nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài, việc nắm giữ
5

cố phiếu của cổ đông bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, và đặc điểm của Hội
đồng quản trị, số lượng thành viên độc lập trong ủy ban kiểm toán. Tương tự, Lou
& Wang (2011) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tam giác gian lận
và khả năng BCTC có gian lận. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hành vi gian lận
có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các biến (đại diện cho các yếu tố của tam
giác gian lận) như đòn bẩy tài chính, tỉ lệ doanh thu cho các bên liên quan, số lần
điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi KTV, tỉ lệ cổ phiếu của Ban giám đốc và Hội
đồng quản trị bị cầm cố, sai sót trong dự báo của chuyên gia phân tích tài chính.
Các mô hình nghiên cứu của Skousen and Wright (2006) và Lou & Wang (2011)
đều có khả năng dự báo gian lận BCTC.
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến
đề tài (chi tiết Phụ lục 2.1), luận án nhận thấy có các nhóm nhân tố chính yếu bao
gồm: nhóm nhân tố về động cơ/áp lực; nhóm nhân tố về cơ hội và nhóm nhân tố về
thái độ là các nhân tố cốt lõi tác động đến hành vi gian lận BCTC và các dấu hiệu
báo động đỏ trong 3 nhóm nhân tố nội tại.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhóm nhân tố về thái
độ của nhà quản lý có tác động nhiều nhất tới hành vi gian lận BCTC bao gồm: tính
chính trực của BGĐ, BGĐ đã có hành vi vi phạm pháp luật trước đây về chứng
khoán hoặc pháp luật có liên quan; thái độ tính chuyên nghiệp của BGĐ: cố tình
hạn chế phạm vi kiểm toán, BGĐ độc quyền và khống chế KSNB của công ty, hạn
chế khả năng tiếp cận nhân viên và thông tin, như các công trình của: Albrecht and
Romney (1986), Heiman và cộng sự (1996), Bell and Carcello (2000), Apostolou
và cộng sự (2001), Gramling & Myres (2003), Graham & Bedard (2003), Moyes và
cộng sự (2005), Mock & Turner (2005) và Albullatif (2013).
Tiếp theo, nhóm thứ hai tác động tới hành vi gian lận BCTC là nhóm nhân tố
về động cơ/ áp lực: bao gồm sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ 3, áp lực đạt
được mục tiêu tài chính (doanh số, mục tiêu lợi nhuận,…) do phần lớn các khoản
thu nhập của BGĐ hoặc BQT phụ thuộc vào giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh, là
kết quả từ các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Bell & Carcello
(2000),Gramling & Myres (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner
(2005), Smith và cộng sự (2005), Skousen and Wright (2006).
Cuối cùng là nhóm nhân tố nhóm nhân tố về cơ hội là nhóm nhân tố có mức
độ ít tác động nhất tới hành vi gian lận BCTC bao gồm chất lượng yếu kém của
KSNB, đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động, đặc tính của HĐQT, kiểm toán
độc lập trong các nghiên cứu Bell & Carcello (2000), Gramling & Myres (2003),
6

Graham & Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005),
Skousen and Wright (2006).
Tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến đề tài này cũng đã được bàn
luận đến nhưng chủ yếu là dưới góc độ kiểm toán BCTC, hành vi điều chỉnh lợi
nhuận mà trong đó các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC không phải là
đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính mà chỉ là một phần nhỏ trong nghiên cứu,
do đó các nghiên cứu về nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC chưa được hệ
thống đầy đủ và cũng chưa lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này
đến hành vi gian lận báo cáo chính (Ngô Thị Thu Hà, 2007; Phạm Thị Bích Vân,
2012; Nguyễn Thị Uyên Phương, 2014; Nguyễn Thị Hương Giang, 2013; Phan Thị
Thùy Dương, 2015). Các nghiên cứu này đều nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC
của các công ty hướng tới việc minh bạch của thông tin trên BCTC của các công ty,
giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở đưa ra quyết định cụ thể. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ đi vào phân tích, đánh giá các thông tin trên BCTC mà
chưa chỉ ra được các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC và một số giải
pháp chưa được cụ thể hóa và chi tiết. Phần điều tra bảng hỏi mới chỉ dừng lại ở
việc thống kê mô tả, chưa có mô hình đo lường các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC.
Bên cạnh đó, cũng có một số ít các nghiên cứu cũng chỉ ra được một số các
nhân tố thuộc nhóm các nhân tố áp lực, cơ hội và thái độ tác động đến hành vi
gian lận BCTC, gồm: sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ ba, mục tiêu tài
chính, áp lực từ nhà đầu tư và vốn chủ sở hữu…(Trần Thị Giang Tân, 2014 và Lê
Nguyễn Thế Cường, 2013). Các biến đại diện cho tam giác này còn hạn chế, chưa
đầy đủ các nhân tố đã được đề cập trong VSA 240 và các tác giả chủ yếu thực
hiện thông tin thứ cấp trên BCTC và báo cáo kiểm toán của các CTNY ở thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác đã thực hiện nhưng chỉ dừng lại ở việc
phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến BCTC, về các nhân tố ảnh hưởng đến
BCTC nhưng chỉ ở mức độ công bố thông tin hoặc tập trung vào tính minh bạch
của thông tin tài chính. Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch
thông tin tài chính để thông qua đó xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng các
nhân tố đến sự minh bạch thông tin tài chính của CTNY trên TTCK Việt Nam (Lê
Thị Mỹ Hạnh, 2015). Bằng phương pháp thực nghiệm được sử dụng trên số lượng
mẫu thu thập là 178 CTNY trên TTCK tại TP HCM. Kết quả phân tích hồi quy cho
thấy các nhân tố: Đòn bẩy tài chính; Lợi nhuận; Kiểm toán; Sự kiêm nhiệm giữa
7

Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được xem là tác động ở mức có ý nghĩa thống
kê đến sự minh bạch của thông tin trên BCTC của các CTNY. Hay, nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Nguyên (2016) tập trung vào tìm hiểu sự tác động của các đặc tính
Quản trị công ty với chất lượng thông tin BCTC của CTNY tại Việt Nam. Bằng
nghiên cứu định lượng, tác giả đã khảo sát các tài liệu liên quan như báo cáo
thường niên và BCTC quý 4 của 195 CTNY trên TTCK Việt Nam để đo lường chất
lượng BCTC và các nhân tố tác động đến nó. Mô hình nghiên cứu bao gồm biến
độc lập với 7 nhân tố liên quan đến đặc tính của HĐQT và 1 biến phụ thuộc là chất
lượng thông tin BCTC. Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy cả 7 nhân tố
thuộc đặc tính của HĐQT (số lượng thành viên độc lập, sự kiêm nhiệm chức danh,
tần suất cuộc họp, sự hiện diện KTVNB, thành viên HĐQT có chuyên môn về kế
toán tài chính) đều có tác động đến chất lượng thông tin BCTC của các CTNY.
Mặc dù minh bạch thông tin tài chính, chất lượng thông tin BCTC và hành vi gian
lận BCTC là các khái niệm khác biệt, nhưng những nghiên cứu này là một kênh
tham khảo có giá trị về phương pháp cũng như cách thức đo lường, kiểm định mối
quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi quy, là cơ sở, định hướng cho các
nghiên cứu sâu trong tương lai.
Về mô hình nghiên cứu, để phát hiện hành vi gian lận BCTC, các nghiên cứu
của Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991) và Friedlan (1994) sử dụng mô
hình dồn tích có điều chỉnh (Discretionary accruals models). Từ thế kỷ 20, nhóm
các nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê (Statistical techniques) để nhận diện
hành vi gian lận BCTC xuất hiện và phổ biến rộng rãi, đem lại kết quả có độ chính
xác cao. Nghiên cứu tiêu biểu ở nhóm này là Beneish (1999). Ngoài ra có thể kể
đến mô hình F-score của Dechow và cộng sự (2011). Mô hình này cũng được phát
triển dựa trên M-score của Beneish, bổ sung các biến số phi tài chínhvà dữ liệu thị
trường ngoài các biến số từ BCTC. Mô hình dự báo được trình bày với ba mức độ
và độ chính xác lần lượt là: 65,9%; 65,7% và 63,36%. Tại Việt Nam, có một số
nghiên sử dụng mô hình dồn tích như gồm có: Nguyễn Thị Uyên Phương (2014),
Phan Thị Thùy Dương (2015). Sử dụng kỹ thuật thống kê tiêu biểu gồm nghiên cứu
của Phạm Thị Bích Vân (2012) và nghiên cứu của Nguyễn Trần Nguyên Trân
(2014) và Hoàng Khánh & Trần Thị Thu Hiền (2015) áp dụng mô hình Beneish để
dự đoán sai sót trọng yếu trên BCTC (Phụ lục 2.2). Hạn chế của các nghiên cứu
này là chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù
hợp với TTCK Việt Nam
Qua việc tổng quan và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
8

BCTC được sử dụng trong nhiều nghiên cứu từ trước tới nay (Phụ lục 2.1) kết hợp lý
thuyết tam giác gian lận và các dấu hiệu báo động đỏ, luận án lựa chọn những nhân tố
được cho là phù hợp cho việc nghiên cứu trong bối cảnh của TTCK Việt Nam.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu


Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân
tố tác động đến hành vi gian lận, tác giả nhận thấy những khoảng trống của các nghiên
cứu trước đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này:
 Những nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC trên thế giới được thực hiện rất
nhiều tại các quốc gia trên thế giới đặc biệt trong khi đó, tại Việt Nam, TTCK đang
trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn
chỉnh. Thêm vào đó, những hạn chế của hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm về
BCTC của các CTNY cũng gây nên lo ngại về sự xuất hiện của hành vi gian lận
BCTC. Vì thế, việc luận án lựa chọn bối cảnh đặc thù của TTCK tại Việt Nam để
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC là cần thiết.

 Các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tại các quốc gia trên thế giới (Mỹ,
Anh, Pháp…) được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua và có đóng góp lớn cho dòng kế
toán thực chứng trong khi các nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này chưa nhiều. Mặc
dù gần đây, các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam có xuất hiện nhưng hầu như chỉ dừng lại trên góc độ lý thuyết, giới thiệu về hành
vi sai phạm BCTC và giới thiệu cách sử dụng một số mô hình dự báo hành vi điều
chỉnh lợi nhuận hoặc chỉ là những nghiên cứu có nhân tố thực nghiệm với nhiều hạn
chế về cỡ mẫu, về phương pháp...Việc khắc phục những nhược điểm của các nghiên
cứu tại Việt Nam và làm giàu thêm cơ sở lý luận bằng một nghiên cứu định lượng chi
tiết và chặt chẽ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC tại Việt Nam
là thực sự cần thiết.

 Quá trình tổng quan các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC cho
thấy sự đa dạng của các nhân tố theo cả chiều rộng và chiều sâu, có nghiên cứu chỉ tập
trung và đi sâu vào một nhân tố cụ thể, cũng có những nghiên cứu đánh giá một tổ hợp
nhiều nhân tố khác nhau. Trên thực tế, các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC tại
Việt Nam thường thực hiện với nhiều hạn chế về quy mô các biến sử dụng, phương
pháp nghiên cứu. Vì thế, một nghiên cứu mang tính tổng hợp hơn với tổ hợp 3 nhóm
nhân tố tại TTCK Việt Nam là cần thiết.
9

 Các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam sử dụng nhiều mô hình khác
nhau để phát hiện gian lận BCTC. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là chỉ
dừng lại ở mức độ ứng dụng mô hình có sẵn, chưa có những thay đổi phù hợp với
TTCK Việt Nam. Vì thế, việc lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức
độ tác động của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam sẽ là đóng góp lớn trong việc phát triển các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này.
Như vậy, khoảng trống nghiên cứu của luận án cho thấy đây là một công trình
được thực hiện tại TTCK Việt Nam là cần thiết, trong bối cảnh đặc thù của một TTCK
mới nổi và các nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC chưa nhiều. Luận án thực hiện
nhằm khắc phục những hạn chế về cơ sở lý thuyết, về lựa chọn quy mô biến và về
phương pháp của những nghiên cứu trước đây đặc biệt là những nghiên cứu tại Việt
Nam về chủ đề này.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố tới hành vi gian lận
BCTC của các CTNY tại TTCK Việt Nam hiện nay, làm cơ sở giúp KTV và các CTKT
trong việc phát hiện và dự báo hành vi gian lận BCTC tại các CTNY tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
(1) Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới hành vi gian lận BCTC.
Xác định nội dung các lý thuyết nền tảng vận dụng vào nghiên cứu, nội dung, cách
thức của các hành vi gian lận BCTC.
(2) Phân tích định tính để làm cơ sở xác định các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
(3) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát thực tế.
(4) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp cho Nhà nước, KTV trong việc
kiểm soát và phát hiện, dự báo hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung của luận án cần phải trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
10

Câu 1: Cơ sở lý thuyết nào được dùng làm nền tảng để nghiên cứu các nhân tố
tác động đến hành vi gian lận BCTC?
Câu 2: Những nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam là gì?
Câu 3: Mức độ tác động của các nhân tố thuộc các nhóm nhân tố động cơ/áp
lực, cơ hội và thái độ đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
hiện nay như thế nào?
Câu 4: Các khuyến nghị nhằm kiểm soát tối đa hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nhân tố tác động tới hành vi gian
lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam dưới góc nhìn của KTV độc lập được
chấp thuận kiểm toán CTNY.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Luận án tập trung nghiên cứu và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến
hành vi gian lận BCTC dựa trên mô hình tam giác gian lận với cơ sở hướng dẫn của
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240) và các dấu hiệu báo động đỏ trong
mô hình bàn cân gian lận về khía cạnh quản lý thực tiễn.
CTNY được nghiên cứu trong luận án là loại hình công ty cổ phần có chứng
khoán được niêm yết trên TTCK Việt Nam (không bao gồm công ty tài chính như tổ
chức tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư) với lý do đây là các tổ chức đặc thù về cấu trúc
tài chính và chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định riêng của chính phủ.

1.5. Các đóng góp mới của luận án


Đề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực
tiễn, được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các đóng góp gồm:
1. Xác định được các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh TTCK Việt
Nam về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
2. Kế thừa và phát triển mới các thang đo cho các nhân tố tác động đến hành
vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Thông qua việc phỏng vấn các
chuyên gia trong các lĩnh vực TTCK, tài chính, kiểm toán, tác giả đã phát triển mới 10
11

tiêu chí đo lường 3 biến độc lập thuộc nhóm nhân tố cơ hội bao gồm Môi trường pháp
lý, Môi trường kinh tế vĩ mô và Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận
BCTC) cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
3. Xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Kết quả kiểm định
thông qua việc khảo sát 485 KTV cho thấy: trong 12 biến độc lập mang ý nghĩa thống
kê giải thích nguyên nhân xảy ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY thì có 8 biến
mang dấu dương, chứng tỏ tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các biến này đến biến
phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC. 4 biến còn lại là Đặc tính của HĐQT, Kiểm soát
của Nhà nước, Kiểm toán độc lập và Trình độ chuyên môn của BGĐ có mức tương
quan âm đến hành vi gian lận BCTC, chứng tỏ rằng mức độ tác động của các nhân tố
này càng lớn thì càng hạn chế được khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
4. Luận án đề xuất các khuyến nghị đối với CTNY, đối với CTKT (CTKT),
đối với các nhà đầu tư, đối với cơ quan Nhà nước như Hiệp hội nghề nghiệp, Bộ Tài
chính và UBCK nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, mang lại
sự công bằng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực cho các thành
phần kinh tế phát triển cũng như đảm bảo minh bạch môi trường đầu tư nhằm thu hút
các nguồn lực cho phát triển kinh tế ổn định và phát triển.
Kết quả nghiên cứu hữu ích đối với nhiền bên khác nhau như:
Các nhà quản lý hành vi gian lận BCTC nói chung và kiểm toán BCTC của các
CTNY nói riêng tại Việt Nam: Về hoàn thiện văn bản pháp lý, kiểm soát chất lượng
cũng như thiết lập các chế tài xử phạt.
- KTV và các CTKT trong việc phát hiện và dự báo hành vi gian lận BCTC ở
các CTNY, giúp nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế.

- Những người sử dụng BCTC được kiểm toán (CTNY, nhà đầu tư tổ chức và
cá nhân), góp phần phát triển lành mạnh CTNY và TTCK, giúp nhà đầu tư nâng cao
hiểu biết về những rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng BCTC đã được kiểm toán.

1.6. Khung nghiên cứu của luận án


Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu của
Luận án được thực hiện theo sơ đồ sau:
12

Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

1. Xây dựng mô hình nghiên cứu. - Tổng quan


- NC ñịnh tính
(Phỏng vấn sâu) Kết
2. Xác định các nhân tố tác động đến hành
quả
vi gian lận BCTC của các CTNY.
NC

NC ñịnh lượng
3. ðánh giá mức ñộ tác ñộng các nhân tố
đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY (Khảo sát)
trên TTCK Việt Nam.

4. ðề xuất các khuyến nghị.

Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án


1.7. Kết cấu của Luận án
Luận án được chia thành 5 chương có kết cấu chặt chẽ với nhau. Bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hành vi gian lận BCTC của các CTNY và các nhân
tố ảnh hưởng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị
13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu một số nội dung cơ bản của luận án. Nhận thức được mức
độ tác động của hành vi gian lận BCTC của các CTNY tới việc ra quyết định của các
đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính và những nghiên cứu về chủ đề hành vi
gian lận BCTC của các CTNY còn hạn chế tại Việt Nam, luận án đặt mục tiêu nghiên
cứu và làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố có thể tác động tới hành vi gian lận BCTC
tại các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu được
nêu ra và sau đó được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể trong chương này. Sơ đồ mô tả khung
nghiên cứu của luận án và nội dung mô tả về kết cấu luận án tại phần cuối chương
giúp việc theo dõi nội dung chi tiết của luận án được rõ ràng.
Như vậy, chương 1 đã làm nổi bật được sự cần thiết của chủ đề nghiên cứu và
đồng thời mô tả được thiết kế các bước tiến hành của luận án, hướng tiếp cận để đạt
được các mục tiêu cụ thể đã đặt ra.
14

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.1. Khái quát về hành vi gian lận BCTC của CTNY


2.1.1. Khái niệm gian lận và hành vi gian lận BCTC
2.1.1.1. Khái niệm gian lận
Trên thế giới, nhà nghiên cứu về tội phạm người Mỹ - Sutherland (1994) là
người đã khai sinh ra thuật ngữ “white - collar crime”, để ám chỉ tới hành vi gian lận
do những nhà quản trị cao cấp của công ty gây ra nhằm lường gạt công chúng. Các
nghiên cứu sau này đều sử dụng thuật ngữ này để thay thế cho thuật ngữ gian lận
thông thường.
Theo KPMG Forensic Malaysia (2005), Gian lận là hành vi lập kế hoạch cố ý
lừa dối và thực hiện trực tiếp hay gián tiếp với ý định tước đoạt tài sản của người khác
để thu lợi cho mình.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (2012, 3) , “Gian lận là hành vi cố
ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên
thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”.
Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án tập trung nghiên cứu đến hành vi gian lận dựa
trên cơ sở hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240, 2012).

2.1.1.2. Khái niệm hành vi gian lận BCTC


Dựa trên thuật ngữ “white - collar crime” của Sutherland (1940) thì hành vi
gian lận BCTC là hành vi gian lận thường do các nhà quản lý gây ra. Khái niệm gian
lận BCTC được nhiều nhà nghiên cứu đề cập.
Hành vi gian lận BCTC là hành vi gian lận cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế,
tài chính nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh do một hay nhiều người trong HĐQT,
Ban giám đốc thực hiện làm ảnh hưởng đến BCTC, (Elliot & Willingham, 1980, VSA
số 240; Albercht và cộng sự, 2012; Well, 2013; ACFE, 2016).
Hành vi gian lận BCTC là hành vi gian lận có chủ ý được thực hiện bởi nhà
quản lý gây tổn hại tới nhà đầu tư và chủ nợ thông qua trình bày sai lệch trọng yếu các
thông tin trên BCTC, (Elliot và Willingham, 1980).
Hành vi gian lận BCTC là các hành vi cố ý như cố ý bỏ sót số liệu hoặc thông tin thuyết
minh trên BCTC để lừa dối người sử dụng BCTC, đặc biệt nhà đầu tư và chủ nợ, (Well, 2013).
15

Như vậy, có thể thấy được những đặc điểm chung trong các khái niệm về hành
vi gian lận BCTC như sau: Hành vi gian lận BCTC là hành vi có chủ ý của nhà quản
lý nhằm làm sai lệch các thông tin trên BCTC gây tổn hại cho nhà đầu tư và chủ nợ.
2.1.1.3. Phân biệt sai sót và gian lận BCTC
Để củng cố thêm luận cứ về hành vi gian lận BCTC, cần phân biệt giữa sai sót
BCTC và gian lận BCTC để thấy được mức độ tinh vi và tính trọng yếu của hành vi
này. Mặc dù về mặt khoa học sai sót và gian lận là khác xa nhau song trên thực tế đây
là các khía cạnh dễ bị nhầm lẫn xuất phát từ quan niệm về các nhân tố ảnh hưởng.
Sai sót và gian lận BCTC đều là những sai phạm tiềm ẩn trong BCTC của
mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả trên BCTC, phản ánh sai lệch tình hình kinh
doanh thực tế của doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa sai sót và gian lận BCTC được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Phân biệt sai sót và gian lận BCTC
Chỉ tiêu
Gian lận BCTC Sai sót BCTC
so sánh
Là hành vi cố ý, có tính toán, nhằm Là hành vi không có chủ ý, đôi khi chỉ là
Về mặt
mục đích tư lợi vô tình bỏ sót hoặc do năng lực hạn chế thiếu
bản chất
thận trọng trong công việc gây ra sai phạm.
Biểu hiện của gian lận là: Biểu hiện của sai sót:
+ Xuyên tạc, sửa đổi làm giả chứng từ, + Bỏ sót hoặc ghi sai các nghiệp vụ kế
Về mặt
tài liệu, cố ý tính sai về số học toán. Áp dụng các chuẩn mực, phương
hình thức
+ Biển thủ tài sản pháp, nguyên tắc và chế độ kế toán sai
biểu hiện
+ Cố ý che dấu thông tin, ghi chép không nhưng không cố ý
đúng sự thật về các nghiệp vụ kinh tế + Tính toán số học sai hoặc ghi chép sai
Là hành vi có chủ ý, người thực hiện Mức độ tinh vi thấp, dễ phát hiện vì
Về mức độ
thường có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhiều khi do vô tình mà gây ra sai sót
tinh vi
nên mức độ tinh vi cao, khó phát hiện
Về mức độ Tùy thuộc vào quy mô và tính nghiêm
Luôn được coi là sai phạm trọng yếu
trọng yếu trọng của sai sót

Nguồn: VSA số 240,2012


Trong khuôn khổ của Luận án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hành vi gian lận
BCTC do những ảnh hưởng mang tính chất lan tỏa của hành vi này đến các đối tượng
tham gia TTCK và sự phát triển bền vững của CTNY trên TTCK.
16

2.1.2. Các hình thức gian lận BCTC


Hiệp hội các nhà điều tra về gian lận Mỹ (Association of Certified Fraud
Examiners –ACFE) đã có nhiều công trình nghiên cứu về gian lận và tham ô qua các
năm 2004, 2006, 2008. Theo đó, BCTC của CTNY thường xảy ra gian lận dưới các
hình thức sau:
- Ghi tăng hoặc giảm các khoản chi phí: Người lập BCTC có thể ghi tăng chi để
giảm lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Ngược lại, người lập BCTC cũng có thể bỏ qua hoặc ghi giảm chi phí nhằm mục đích
điều chỉnh lợi nhuận, khi đó lợi nhuận sẽ tăng đúng bằng chi phí hay nợ bị che giấu.
- Ghi tăng hoặc giảm doanh thu: Ghi tăng hoặc ghi các khoản doanh thu không
có thật để làm tăng lợi nhuận, ví dụ như lập hóa đơn bán hàng khống nhưng không
giao hàng, mục đích của hành động này là làm “đẹp” BCTC. Ngược lại, người lập báo
cáo ghi giảm doanh thu để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Định giá sai giá trị các tài sản: Thông thường phương pháp định giá sai này áp
dụng nhiều với các khoản mục: (thường là hàng tồn kho, phải thu và tài sản dài hạn),
tăng vốn hoá chi phí, hoặc giảm chi phí (như chi phí dự phòng, khấu hao,...), doanh
nghiệp có thể báo cáo lợi nhuận và vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế. Một công ty có thổi
phồng tài sản nhằm gia tăng lợi nhuận trong một kỳ; chẳng hạn ghi tăng tài sản và tăng
vốn chủ sở hữu hoặc tăng doanh thu (thu nhập) tạo ra một khoản lợi nhuận phù phép.
- Cung cấp thông tin không đầy đủ và không trung thực: Một trong những
nguyên tắc của gian lận là luôn luôn che dấu gian lận. Các doanh nghiệp có gian lận
luôn tìm cách che dấu vi phạm trong sổ kế toán. Một hình thức che dấu khác là che
dấu thông tin công bố trong BCTC. Bỏ sót công bố thông tin về nợ, các sự kiện quan
trọng, giao dịch các bên có liên quan, giao dịch nội bộ,... có thể là cách thức che dấu
gian lận. Công bố thông tin không thích hợp, không đầy đủ có thể là cách để che dấu
bằng chứng gian lận. Cũng trong những công trình nghiên cứu của mình, ACFE chỉ ra
rằng các các phương thức 1, 2, 3 được dùng nhiều để gian lận, chiếm đến 55% tổng số
vụ gian lận.
- Ghi nhận sai thời gian: Kế toán viên ghi nhận các khoản doanh thu hay chi phí
không đúng với kỳ phát sinh để thao túng thu nhập theo mong muốn.
Kết quả nghiên cứu của COSO (2010), Ngô Thị Thu Hà (2007), ACFE (2012),
Nguyễn Thị Hương Giang (2013), Lê Nguyễn Thế Cường (2013) đều cho thấy khai
17

khống lợi nhuận/tài sản là hình thức phổ biến trong các hành vi gian lận BCTC của các
CTNY. Vì thế, Luận án tập trung nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC phổ biến là
hành vi khai khống lợi nhuận/tài sản. Cụ thể, Hành vi khai khống lợi nhuận/tài sản bao
gồm các cách thức sau:
Cách 1: Bóp méo doanh thu trong kỳ, Hành vi này có thể được thực hiện theo 2
cách khác nhau: giả mạo doanh thu và ghi nhận sớm doanh thu.
Ghi nhận sớm doanh thu là ghi nhận luôn doanh thu trong khi hàng hóa và dịch
vụ chưa được chuyển giao hoặc chỉ được chuyển giao một phần cho khách hàng và
khách hàng chưa chấp nhận thanh toán. Cụ thể là các hành vi như sau:
- Thực hiện giao hàng khi việc bán hàng chưa được hoàn tất .
- Thực hiện các giao dịch bất thường vào thời điểm ngay trước hoặc sau các kỳ
báo cáo
- Ghi nhận doanh thu bán chịu trước khi giao hàng cho khách hàng
- Ghi nhận hoàn thành doanh thu khi chưa chắc chắn
- Ghi doanh thu trong trường hợp hàng bị trả lại hoặc xuất hiện các khoản giảm
trừ doanh thu
- Hàng hoá đang trong quá trình hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng là
nhưng vẫn đươc ghi nhận doanh thu
Giả mạo doanh thu là ghi nhận doanh thu không có thật vào sổ sách kế toán.
Giả mạo doanh thu là hình thức gian lận phổ biến trong lập BCTC. Các hình thức giả
mạo doanh thu bao gồm:
- Một là, thực hiện giao dịch bán hàng giả mạo với khách hàng giả mạo/các bên
liên quan. Cụ thể, CTNY giả mạo nghiệp vụ mua tài sản với khách hàng ảo và các bên
liên quan chấp nhận thanh toán nghiệp vụ đó.
- Hai là, khai khống doanh thu thông qua khai khống giá trị của hóa đơn bán
hàng. Cụ thể, CTNY lập hóa đơn khống như khai khống số lượng hàng bán và giá bán
với đối với các khách hàng giao dịch. Các thủ thuật tinh vi hơn bao gồm: Ghi doanh
thu đối với hàng hóa không được khách hàng đặt trước hay đặt trước nhưng đã hủy bỏ
đã hủy bỏ. Ghi doanh số bán hàng đối với hàng trong kho. Ghi tiền đặt cọc được các
nhà cung cấp trả lại là doanh thu.
Cách 2: Khai tăng tài sản thường thực hiện đối với TSCĐ, HTK, các KPT dưới
cách thức giả mạo tài sản và khai khống giá trị tài sản.
18

Giả mạo tài sản là hành vi nhằm tăng tổng giá trị tài sản trong BCĐKT, tăng
khả năng thanh toán.
- Đối với TSCĐ, công ty thường sử dụng giấy tờ giả mạo liên quan mua sắm
TSCĐ như hóa đơn mua sắm TSCĐ, biên bản giao nhận,... Bởi các TSCĐ thường có
hình thái vật chất được lưu trữ các địa điểm khác nhau nên hành vi gian lận khó bị
phát hiện.
- Đối với các KPT, các CTNY thường thực hiện giả mạo KPT tương ứng giả
mạo doanh thu. Bút toán đặc trưng giả mạo các KPT là ghi nợ KPT và ghi có doanh
thu. Người thực hiện hành vi gian lận thường cố tình che dấu các KPT giả mạo như lập
địa chỉ khách hàng giả mạo và cung cấp cho KTV gửi thư xác nhận và số dư KPT đó
do chính người thân hoặc cá nhân của người thực hiện gian lận xác nhận. Các địa chỉ
của các khách hàng giả mạo do người thực hiện gian lận kiểm soát.
- Đối với HTK, hành vi giả mạo HTK thường liên quan khoản mục giá vốn
hàng bán. Khai tăng giá trị HTK tác động khai giảm giá vốn hàng bán giúp các CTNY
tăng lợi nhuận trong năm. Các hành vi giả mạo HTK bao gồm: tạo lập biên bản kiểm
kê giả mạo, thay đổi số lượng HTK trong phiếu kiểm kê, tổ chức kiểm kê hai lần đối
với HTK tại các thời điểm khác nhau, khai tăng giá trị hàng đang chuyển, nhận hàng
ký gửi nhưng khai báo HTK của công ty, lập báo cáo giả mạo về HTK, khai khống số
lượng HTK ký gửi bên thứ ba.
Khai khống giá trị tài sản được thực hiện qua các hành vi sau:
Một là, vốn hóa các chi phí hoạt động như chi phí phát triển, chi phí lãi vay, chi
phí giao dịch để hạch toán tăng giá trị tài sản như TSCĐ hoặc HTK.
Hai là, kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ để ghi tăng giá trị tài sản, không
tiến hành trích lập dự phòng các KPT và các khoản dự phòng giảm giá HTK giúp các
CTNY cắt giảm chi phí và tăng giá trị tài sản.
Ba là, khai khống các giá trị mua sắm tài sản như TSCĐ, HTK, KPT thông qua
các giao dịch mua bán. Ví dụ, CTNY cố tình khai khống đơn giá bán và số lượng hàng
bán nhằm tăng doanh thu và KPT hoặc công ty khai khống số tiền mua TSCĐ, HTK.
Cách 3: Phân loại doanh thu và tài sản không đúng:
- Ghi các khoản lãi bất thường vào các khoản mục định kỳ
- Ghi chung khoản tiền mặt có sẵn và tiền mặt không có sẵn
- Không phân loại giá trị tài sản đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn
- Phân loại sai hai loại tài sản: có sẵn ở hiện tại và không có sẵn ở hiện tại
19

Cách 4: Định giá cao giá trị tài sản hoặc định giá thấp các khoản nợ
- Khấu hao tài sản cố định qua các kỳ không đủ bù đắp chi phí nợ xấu
- Các khoản mục đầu tư chứng khoán không được ghi giảm theo đúng giá thị
trường khi chứng khoán đó giảm giá
- Định giá thấp tài sản vô hình như bằng phát minh sáng chế
- Trích lập mức dự phòng tổn thất thấp khi cho vay, trong trường hợp có rủi ro
cho vay sẽ làm ảnh hưởng xấu đến công ty
- Không công không đầy đủ thông tin hoặc thông tin không phản ánh đúng thực
trạng hàng tồn kho được dự trữ của công ty
- Không ghi giảm tài sản bao gồm giá trị lợi thế thương mại khi xuất hiện giảm giá
Cách 5: Che dấu chi phí và nợ phải trả
Đây là hành vi gian lận nhằm tăng lợi nhuận của các CTNY.
- Đối với nợ phải trả, hai cách thức gian lận phổ biến là phân loại sai nợ phải
trả và bỏ sót nợ phải trả ngoài BCĐKT. Bỏ sót nợ phải trả ngoài BCĐKT là cách thức
gian lận phức tạp nhất trong lập BCTC. Mục đích của bỏ sót công nợ ngoài BCĐKT là
không phải hạch toán các khoản nợ phải trả vào BCĐKT. Phân loại sai nợ phải trả là
hình thức che dấu nợ phải trả từ việc phân loại nợ phải trả sang vốn chủ sở hữu thông
qua trái phiếu chuyển đổi.
- Đối với khoản mục chi phí, các hình thức gian lận phổ biến bao gồm: bỏ sót
chi phí, vốn hóa chi phí, khai giảm chi phí thông qua các ước tính kế toán và ghi nhận
chi phí sai thời điểm. Bỏ sót chi phí là hành vi cố tình không hạch toán chi phí phát
sinh vào sổ sách kế toán thông qua việc giấu hoặc hủy các chứng từ liên quan. Vốn hóa
chi phí là hành vi lợi dụng khe hở về mục đích sử dụng chi phí để hạch toán “chi phí
hoạt động” thành “chi phí đầu tư cơ bản” thay vì phải hạch toán trực tiếp chi phí trong
kỳ hiện tại nhằm tăng lợi nhuận trong kỳ. Khai giảm chi phí thông qua các ước tính kế
toán là hành vi lợi dụng các khoản chi phí dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận trong
năm. Ghi nhận chi phí sai thời điểm là chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng các
CTNY hạch toán chuyển sang kỳ sau.
Cách 6: Gian lận vốn chủ sở hữu:
- Ghi nhận các khoản thu (chi) bất thường về vốn chủ sở hữu
- Ghi nhận không chính xác hoặc không sát với thực tế các giao dịch sát nhập
và mua lại
20

- Chứng khoán trao đổi giữa các công ty không được đánh giá đúng.
Cách 7: Che dấu thông tin trên BCTC,
- Không khai báo nợ tiềm tàng. Nợ tiềm tàng là khoản nợ đến thời điểm khóa
sổ kế toán. Các CTNY cố tình giấu thông tin của nợ tiềm tàng vì các thông tin này
được công bố sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng, kết quả kinh doanh của công ty.
- Không công bố đầy đủ các phát sinh sau ngày khóa sổ vì sợ ảnh hưởng trực
tiếp tới BCTC phải trình bày trên TMBCTC như hợp nhất kinh doanh, công bố ngừng
hoạt động, phát hành thêm cổ phiếu, những khoản nợ, kiện tụng tranh chấp,… Các
CTNY thường che dấu trình bày các phán quyết của tòa án hoặc quyết định liên quan
luật pháp làm ảnh hưởng tới tính liên tục của hoạt động kinh doanh.
- Không khai báo các giao dịch phát sinh với các bên liên quan là hành vi gian
lận nhằm che dấu thông tin có ảnh hưởng trọng yếu tới sự nhận định của người sử
dụng BCTC, đặc biệt là nhà đầu tư.
- Không công bố các thay đổi chính sách quan trọng liên quan đến kế toán.
Những thay đổi về chính sách kế toán có thể làm sai lệch các thông tin trong BCTC
đối với người sử dụng BCTC bao gồm chính sách ước tính kế toán, thay đổi phương
pháp tính giá HTK, chính sách ghi nhận chênh lệch tỷ giá, chính sách và thời điểm vốn
hóa chi phí, chính sách ghi nhận doanh thu.
Cách 8: Gian lận trong việc ghi nhận giao dịch với các bên liên quan
- Ghi nhận bán hàng không có thật với các bên liên quan (làm giả chứng từ)
- Các khoản vay hoặc cho các bên liên quan sử dụng lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi
thị trường
- Công bố không đúng và đủ thông tin những giao dịch với các bên liên quan

2.1.3. Động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC


Khi đề cập đến động cơ để thực hiện hành vi gian lận BCTC, VONA (2008)
cho rằng động cơ để gian lận thường được kết hợp với áp lực cá nhân hoặc áp lực của
công ty vào từng cá nhân. Áp lực cá nhân có thể xuất phát từ áp lực cả về tài chính và
phi tài chính. Thông thường, động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC hình thành khi
có sự xuất hiện của một số sự kiện phát sinh tại doanh nghiệp. Trong luận án này, tác
giả khái quát một số động cơ thực hiện hành vi gian lận BCTC phổ biến như sau:
21

- Áp lực từ việc duy trì sự ổn định tài chính


Các nghiên cứu điển hình Bell & Carcello (2000), Graham và Bedard (2003),
Abullatif (2013) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như khủng hoảng tài chính
hoặc thiên tai, khi các công ty cùng ngành báo cáo tình hình tài chính kém lạc quan mà
có một số CTNY vẫn báo cáo tăng trưởng cao và kết quả kinh doanh cao bất thường,
hay liên tục kinh doanh thua lỗ nhưng các CTNY vẫn báo cáo hoạt động kinh doanh
lãi cao và tăng trưởng. Điều đó chứng tỏ các CTNY có dấu hiệu gian lận BCTC.
Trước những áp lực về cạnh tranh, những biến động bất thường từ môi trường
kinh tế vĩ mô, ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị đều tác động tiêu cực tới
kết quả kinh doanh của CTNY thậm chí tạo ra lỗ trong hoạt động kinh doanh dẫn đến
nguy cơ phá sản. Để duy trì sự ổn định tài chính và nhận được hỗ trợ từ nhà đầu tư và
các bên liên quan, các CTNY có xu hướng xử lý kỹ thuật trên BCTC nhằm đạt được
các mục tiêu kinh doanh để đáp ứng nhu cầu niêm yết và tăng vốn của các CTNY
(Heiman và các cộng sự, 1996; Bell & Carcello, 2000; Apostolou và cộng sự, 2001;
Gramling và cộng sự, 2003; Smith và cộng sự, 2005; Gullkvist và cộng sự, 2012).
Chính điều này đã tạo ra động cơ thúc đẩy hành vi gian lận trên BCTC xảy ra.

- Áp lực từ bên thứ ba


Các kỳ vọng của bên thứ ba (nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng) vào các chỉ tiêu
như giá cổ phiếu, khả năng sinh lời, cơ cấu tài chính sẽ tạo áp lực để các cá nhân thực
hiện hành vi gian lận. Nếu mức kỳ vọng này ở mức quá cao sẽ gây sức ép lên ban điều
hành tạo ra động cơ gian lận BCTC để đáp ứng các kỳ vọng này (Moyes, 2007;
Abullatif, 2013). Đặc biệt là khi CTNY có kế hoạch phát hành cổ phiếu hoặc huy động
vốn từ ngân hàng, hoặc một số cổ đông lớn có kế hoạch thoái vốn khỏi công ty, việc
thay đổi kết quả lợi nhuận làm tăng/giảm giá trị cổ phiếu, hoặc việc thay đổi cơ cấu tài
chính làm tăng năng lực tài chính của CTNY. Áp lực cũng xuất phát từ việc ban lãnh
đạo CTNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và NĐT, nhất là vào những thời
điểm khó khăn. Nếu kinh doanh thua lỗ nhưng CTNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để
đáp ứng kỳ vọng của bên thứ ba vì uy tín, vì giá trị công ty, cổ phiếu và chính BGĐ lại
là các cổ đông chủ chốt, hoặc họ có thể muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi
BCTC thể hiện tình trạng xấu được công bố... đã tạo nên sức ép cho BGĐ của các
CTNY trong việc thực hiện hành vi gian lận BCTC (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).

- Mục tiêu tài chính


Mục tiêu tài chính cũng được xem là một trong những động cơ tác động đến
hành vi gian lận BCTC.
22

Mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra … là nhân tố quan trọng tác động đến
hành vi gian lận BCTC của CTNY. Mục tiêu tài chính sẽ thay đổi khi môi trường
ngành có nhiều thay đổi lớn theo hướng bất lợi hoặc tích cực đối với doanh nghiệp, khi
có những thay đổi về nhu cầu thị trường, cạnh tranh và các nhân tố vĩ mô làm cho ảnh
hưởng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng xử lý
kỹ thuật về BCTC nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh được giao (Moyes, 2007;
Abullatif, 2013). Suy thoái kinh tế trong vài năm gần đây khiến cho các doanh nghiệp
không những không đạt được kế hoạch kinh doanh mà còn bị thua lỗ và thậm chí phá
sản. Để tồn tại và tiếp tục nhận được hỗ trợ từ các ngân hàng, nhà đầu tư cung cấp vốn,
các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lập BCTC tăng lãi, giảm lỗ. Ngoài ra, cơ cấu thu nhập,
lương thưởng của BGĐ nếu phụ thuộc lớn từ kết quả tài chính của doanh nhiệp thì sẽ là
động cơ để BGĐ điều chỉnh báo cáo theo hướng tốt hơn để nhận được thu nhập cao hơn.
Tỷ lệ thưởng từ kết quả kinh doanh càng lớn thì động cơ làm tăng kết quả kinh doanh sẽ
càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhằm thúc đẩy tạo động lực phát triển sản xuất kinh
doanh, các CTNY hiện nay có xu hướng tăng tỷ lệ thu nhập cho cán bộ nhân viên, đặc
biệt là nhóm lãnh đạo cấp cao gắn với kết quả kinh doanh của đơn vị. Chính các mục
tiêu tài chính này cũng tạo động cơ cho việc làm sai lệch báo cáo nhằm thực hiện chỉ
tiêu thu nhập cuối kỳ của BGĐ công ty nếu không được kiểm soát tốt .

2.1.4. Tác hại của hành vi gian lận BCTC


Theo Elliot và Willingham (1980), “Hành vi gian lận BCTC là hành vi gian lận
có chủ ý được thực hiện bởi nhà quản lý gây tổn hại tới tất cả những chủ thể sử dụng
BCTC thông qua việc trình bày sai lệch trọng yếu các thông tin trên BCTC”. Các chủ
thể ở đây bao gồm bản thân CTNY, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế và các cơ
quan liên quan.
Trước hết, đối với CTNY. Nếu các CTNY có hành vi gian lận BCTC bị phát
hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng khác như bị phá sản, uy tín của
CTNY bị giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, Ban lãnh đạo và những người trực tiếp liên
quan lập BCTC của CTNY phải chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp về hành chính
và hình sự (có thể bồi thường, hầu tòa và ngồi tù) về hành vi gian lận, thậm chí chấm
dứt hoạt động nghề nghiệp liên quan kế toán và tài chính. Các bài học kinh nghiệm từ
các vụ bê bối trong gian lận BCTC như Enron, WorlCom,... là những minh họa điển
hình về sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế lớn và thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế.
Trong nền kinh tế hiện đại, các tập đoàn kinh tế hoạt động đều có sự gắn kết chặt chẽ
với nhau trong hệ thống mạng lưới tài chính quốc gia và toàn cầu. Do đó, sự sụp đổ
của một tập đoàn kinh tế có thể dẫn đến sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia và
23

thế giới. Hậu quả của hành vi gian lận BCTC có thể phá hủy hoàn toàn thành tựu phát
triển lâu dài của công ty bị cáo buộc gian lận đã gây dựng và làm chậm đi sự phát triển
của các hệ thống tài chính quốc gia và thế giới.
Đối với nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn được quan tâm nhiều nhất. Khi
BCTC bị gian lận số liệu một cách có chủ đích sẽ dẫn việc nhà đầu tư kỳ vọng quá cao
hoặc quá thấp vào CTNY, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của vốn thậm chí
làm mất vốn bỏ ra. BCTC gian lận không chỉ gây thiệt hại tài sản cho nhà đầu tư mà
còn làm mất đi niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường vốn và độ tin cậy của các thông
tin tài chính. Khi các nhà đầu tư e ngại, doanh nghiệp không thể huy động vốn trực
tiếp mà phải qua các kênh trung gian, dẫn đến chi phí huy động lớn hơn, làm ảnh
hưởng đến tăng trưởng doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế quốc gia nói
chung, (Well, 2013).
Đối với người cho vay đặc biệt là các tổ chức tín dụng như ngân hàng sẽ gặp
rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp có hành vi gian lận BCTC. Trong trường hợp
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tình trạng nợ xấu tồn đọng trong
các ngân hàng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, làm giảm tăng
trưởng kinh tế quốc gia.
Đối cơ quan thuế và các cơ quan liên quan: Gian lận, thao túng BCTC làm giảm
số thuế phải nộp gây thất thoát thuế và làm giảm thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến
tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia. Đồng thời gian lận đòi hỏi nhà nước và pháp
luật cần có những quy định mới với mức độ can thiệp và kiểm soát cao hơn.

2.1.5. Một số vấn đề chung về TTCK và CTNY trên TTCK tác động tới BCTC
2.1.5.1. TTCK
Theo Luật Chứng Khoán của Việt Nam, Số 70/2006/QH11 và Luật bổ sung sửa
đổi số 62/2010/QH12, “TTCK là một thị trường có tổ chức, nơi diễn ra các hoạt động
mua bán các loại chứng khoán được niêm yết”
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, TTCK được phân chia cụ thể như sau
- Căn cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán: TTCK bao gồm các thị trường
sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi phát hành lần đầu của chứng
khoán. Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đã phát
hành thông qua thị trường sơ cấp.
- Căn cứ vào phương thức giao dịch chứng khoán: TTCK bao gồm thị trường
tập trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là nơi các chứng khoán
được mua bán tại Sở Giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán và
24

thị trường phi tập trung (bao gồm: thị trường không qua quầy - OTC và thị trường giao
dich “trao tay”.

- Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch chứng khoán: TTCK bao gồm thị trường trao
ngay, thị trường giao dịch kỳ hạn và thị trường giao dịch tương lai. Thị trường trao
ngay là nơi diễn ra hoạt động thanh toán và giao nhận chứng khoán sau đó một hoặc
hai ngày. Thị trường giao dịch kỳ hạn là nơi diễn ra hoạt động thanh toán và giao nhận
chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định theo quy định của hợp đồng. Thị trường
giao dịch tương lai là nơi diễn ra hoạt động thanh toán và giao nhận chứng khoán với
một kỳ hạn nhất định trong tương lai.

2.1.5.2. CTNY trên TTCK


 Khái niệm CTNY
Theo điều 25 của Luật chứng khoán năm 2010 của Việt Nam, quy định các loại
hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh
nghiệp tư nhân. “CTNY là dạng công ty cổ phần đại chúng có cổ phiếu niêm yết trên
TTCK. Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình
thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần,
số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một
giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu”.
 Đặc điểm của CTNY tác động đến BCTC
Những đặc điểm sau của CTNY có tác động đến BCTC như sau:
- Về số lượng cổ đông: CTNY là công ty cổ phần được quyền phát hành chứng
khoán khi có nhu cầu tăng vốn dưới hai dạng là cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng.
CTNY có số lượng chủ sở hữu (cổ đông) lớn hơn so với nhiều loại công ty khác. Theo
Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, CTNY phải có tối thiểu 3 cổ đông, bất kể đó là
pháp nhân hay thể nhân. Số lượng cổ đông của CTNY khá phức tạp về số lượng và
thay đổi theo từng thời điểm nên rất khó kiểm soát;
- Về cơ chế quản lý: Hoạt động của CTNY chịu sự quản lý từ nhiều hệ thống
pháp lý trong và ngoài công ty. Ngoài ra, CTNY còn phải chịu sự kiểm soát rất chặt
chẽ từ bên ngoài như từ UBCK, từ các sở giao dịch chứng khoán, từ cơ quan thuế và
các nhà đầu tư. CTNY có cơ chế quản lý tập trung cao, có sự phân định rõ ràng giữa
quyền sở hữu và quyền quản lý. Các CTNY phải xây dựng và thực hiện KSNB rất chặt
chẽ các hoạt động trong công ty để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và kỳ vọng của các
25

nhà đầu tư cũng như nhà đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên, có thể sẽ xảy ra hành vi gian
lận BCTC do xung đột lợi ích giữa BLĐ các cổ đông , hoặc giữa nhóm cổ đông lớn và
cổ đông nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến những đối tượng quan tâm tới thông tin
BCTC nhất là NĐT vì các quyết định của NĐT đối với cổ phiếu của CTNY chủ yếu
dựa trên thông tin do chính CTNY cung cấp theo luật định. Chính vì thế tạo nên áp lực
rất lớn trong việc quản lý CTNY.
- Về điều kiện niêm yết: CTNY muốn được niêm yết chứng khoán trên sàn giao
dịch thì phải tuân thủ các điều kiện niêm yết chặt chẽ về vốn điều lệ, số lượng cổ đông,
hiệu quả hoạt động kinh doanh… Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quy định, công
ty cổ phần phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ trở lên, kết quả kinh doanh có lãi 2 năm liền
trước khi niêm yết, tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông
nắm giữ…[11]. Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ ( NASDAQ) quy định điều kiện niêm
yết là các công ty cổ phần phải có vốn từ 15 triệu USD trở lên, số lượng cổ đông tối
thiểu là 400 người, giá trị thị trường là 75 triệu USD…
- Về việc công khai thông tin: Đối với các nước phát triển trên thế giới, quy định
công bố thông tin trên BCTC là bắt buộc đối với các CTNY . Việc công khai hóa
thông tin nói chung và thông tin tài chính nói riêng của CTNY phải tuân thủ nghiêm
ngặt quy định về chế độ tài chính kế toán và quy định của TTCK. Các quốc gia thường
quy định về công bố thông tin nhất quán trong BCTC để đảm bảo người sử dụng thông
tin có thể dễ dàng tìm kiếm giữa các BCTC khác nhau và còn quy định cụ thể các loại
thông tin phải cung cấp yêu cầu các CTNY bắt buộc thực hiện đầy đủ nhằm giúp cho
đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC theo dõi được thông tin cần thiết và yêu cầu
CTNY phải bổ sung nếu cần thiết. Tùy thuộc quy định của từng sàn chứng khoán quốc
gia, việc quy định về nội dung thông tin công khai, thời gian công khai của các CTNY
sẽ có những điểm cụ thể khác nhau.

- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của các CTNY rất phức tạp và phong phú:
Các CTNY có thể tham gia vào nhiều loại ngành nghề kinh doanh dẫn đến rủi ro cao
trong các hoạt động quản lý. Các CTNY thường có quy mô lớn và thường hoạt động
đa ngành nghề, dịch vụ, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả lĩnh vực
đầu tư nhiều rủi ro như đầu tư tài chính, vì thế các chỉ tiêu trên BCTC thường phản
ánh các nghiệp vụ phức tạp, đặc biệt là đối với các BCTC hợp nhất của các công ty mẹ
có nhiều hệ thống các công ty con. Ngoài ra, Các CTNY hoạt động đa dạng trong các
lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Phổ biến là doanh nghiệp hoạt động đa ngành với lĩnh
26

vực kinh doanh chính là công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất ( như
các doanh nghiệp có mã chứng khoán KDC, AAM, BBC), tiếp đến các ngành kinh
doanh thương mại (DIC, HTL), bất động sản (DIG,NBB), xây dựng ( CDC, HBC),
vận tải kho bãi ( PVT, DXG), tài chính – ngân hàng và bảo hiểm (STB, SSI). Nhiều
ngành nghề kinh doanh của CTNY khá phức tạp, nghiệp vụ phát sinh thường xuyên
nhiều, hàng tồn kho vật chất lớn. Đặc điểm này dẫn đến BCTC của CTNY thường có
nhiều chỉ tiêu phức tạp, đặc thù theo chuyên ngành, với nhiều ước tính kế toán, dẫn
đến việc phát hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY gặp khó khăn, theo đó yêu
cầu các KTV phải có kinh nghiệm, quy trình kiểm toán chuyên nghiệp, KTV hiểu biết
sâu đa lĩnh vực kinh doanh của CTNY.
- CTNY thường có quy mô hoạt động khác nhau, có thể là các công ty mẹ với
nhiều công ty con, đầu tư chéo, hoạt động trên quy mô rộng khắp cả nước, nhất là các
ngành tài chính – ngân hàng - bảo hiểm ( STB, ACB), kinh doanh công nghiệp,
thương mại ( BBC, DIC). Theo đó, các BCTC của các CTNY này phải bao gồm báo
cáo hợp nhất từ các công ty con, công ty liên kết. Điều này gây khó khăn cho việc hợp
nhất BCTC, cũng như BCTC hợp nhất của CTNY, khiến cho KTV khó phát hiện được
hành vi gian lận BCTC nếu xảy ra.

- Hệ thống KSNB của CTNY còn nhiều yếu điểm: Hệ thống KSNB của
CTNY được đánh giá là còn nhiều điểm yếu dẫn đến chất lượng thông tin trên các
BCTC chưa được kiểm toán vẫn còn chưa tốt. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có
nhiều điểm chưa thống nhất giữa KTV và ban lãnh đạo CTNY trong việc hạch toán,
ghi nhận các khoản mục kế toán. Điều này thể hiện, hệ thống KSNB CTNY yếu khiến
cho chất lượng thông tin trên BCTC có khả năng tiềm ẩn nhiều sai sót, dẫn đến công
việc kiểm toán gặp nhiều khó khăn hơn, qua đó có thể ảnh hưởng tới việc phát hiện và
kiểm soát các hành vi gian lận BCTC. Do vậy, để kiểm soát được hành vi gian lận
BCTC, cần có phương pháp tiếp cận rủi ro phù hợp cũng như thận trọng cần thiết
trong việc đánh giá các bằng chứng do CTNY cung cấp.

 Đặc điểm BCTC của CTNY


- BCTC của CTNY đòi hỏi tính minh bạch cao và rất nhạy cảm : Thông tin trên
BCTC của CTNY nhận được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, không chỉ là chính
ban lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý (cơ quan thuế, UBCKNN…); các nhà
cung cấp, các đối tác liên danh, liên kết; các nhà cung cấp tín dụng, đặc biệt là các nhà
đầu tư cá nhân và tổ chức (các quĩ đầu tư, các công ty chứng khoán, các chuyên gia
phân tích tài chính, cổ đông và cộng đồng các nhà đầu tư thuộc nhiều tầng lớp)... Đây
27

cũng chính là áp lực đối với các CTNY khi kinh doanh thua lỗ có nguy cơ phá sản
nhưng CTNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm hài lòng các nhà đầu tư. Tất cả
những điều này có thể tạo nên động cơ để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC
để đáp ứng các kỳ vọng này.
- Việc theo dõi các chỉ tiêu trên BCTC khá phức tạp và thường xuyên có sự biến
động: các CTNY có số lượng lớn cổ đông và thay đổi liên tục, nên ảnh hưởng tới việc
phân phối lợi nhuận và theo dõi sổ sách cũng khá phức tạp; các chỉ tiêu chỉ có trên sổ
sách và BCTC của CTNY như chỉ tiêu “thặng dư vốn cổ phần”, “cổ phiếu quỹ” trên
BCĐKT; chỉ tiêu “lãi cơ bản trên một cổ phiếu” trên BCKQKD; hay “lợi ích của cổ
đông thiểu số” trên các BCTC hợp nhất...; phần thuyết minh BCTC trở thành một bộ
báo cáo quan trọng (trong khi đối với DN khác không được quan tâm nhiều)... Chính
vì thế việc theo dõi các chỉ tiêu trên BCTC của các CTNY khá phức tạp, gặp nhiều
khó khăn, cũng là cơ hội để các CTNY có thể thực hiện hành vi gian lận BCTC vì mục
đích tư lợi.

- BCTC có nhiều chỉ tiêu phức tạp: Các CTNY thường có qui mô lớn và thường
hoạt động đa ngành nghề, dịch vụ, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, bao gồm
cả lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro như đầu tư tài chính, vì thế các chỉ tiêu trên BCTC
thường phản ánh các nghiệp vụ phức tạp, đặc biệt là đối với các BCTC hợp nhất của
các công ty mẹ có nhiều hệ thống các công ty con.

- BCTC của CTNY phải tuân thủ các qui định khắt khe hơn của TTCK, như:
BCTC phải được công bố từng quí, 6 tháng, 1 năm và tuân thủ thời gian công bố
thông tin nghiêm ngặt hơn so với các doanh nghiệp thông thường; BCTC phải được
kiểm toán hàng năm (hoặc có thể phải chịu soát xét hàng quí hoặc 6 tháng 1 năm) bởi
một tổ chức kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán CTNY (được chấp thuận kiểm toán bởi
Ủy ban chứng khoán) trước khi công bố công khai; việc lập BCTC của CTNY ngoài
việc tuân thủ chuẩn mực chung, còn phải tuân thủ chuẩn mực kế toán có thể dành
riêng cho các CTNY.

2.1.6. Thực trạng gian lận BCTC của các các CTNY trên TTCK Việt Nam
Thực tế những năm qua trên TTCK tỷ lệ sai lệch sau kiểm toán có xu hướng
giảm dần nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Xét riêng cho chỉ tiêu lợi nhuận, số liệu thống
kê của Vietstock (2017), cho thấy mỗi năm tỷ lệ CTNY có điều chỉnh sau kiểm toán
đều trên mức 70%, còn 6 tháng đầu năm 2017 cũng ở mức 57%. Điều này là một cảnh
báo rất lớn về chất lượng BCTC và độ minh bạch về số liệu kế toán do CTNY tự
28

lập.Trong đó, số lượng doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau kiểm toán
luôn cao hơn điều chỉnh tăng. Đặc biệt, số lượng các CTNY phải điều chỉnh số liệu
trên BCTC sau kiểm toán đều đạt ở mức cao, mặc dù có xu hướng giảm trong các năm
qua. Cụ thể, số lượng CTNY điều chỉnh số liệu trên BCTC năm 2014 chiếm 79%
trong tổng số 639 CTNY, năm 2015 chiếm 75% trong số 653 CTNY, năm 2016
khoảng 72% trong số 671 công ty và 6 tháng đầu năm 2017 có 57% trong số 689
CTNY. Ví dụ như: Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) khi công bố kết quả
lợi nhuận sau thuế hợp nhất đã cho thấy sự chênh lệch về số liệu lợi nhuận sau kiểm
toán sụt giảm tới gần 70 tỷ đồng, từ 80,08 tỷ đồng xuống còn 10,31 tỷ đồng. CTCP
Khoáng sản và VLXD Hưng Long (KHL), lãi sau thuế giảm gần 70% từ 2,1 tỷ đồng
còn 635 triệu đồng do việc điều chỉnh giá vốn và chi phí bán hàng. Hay việc che dấu
lỗ do nhà quản lý chịu một áp lực phải đạt được các mục tiêu, kế hoạch về doanh thu,
lợi nhuận hay muốn duy trì thị giá cổ phiếu trong khi công ty đang gặp khó khăn về
kinh doanh, về tình hình tài chính. Ví dụ điển hình như CTCP Ntaco (ATA) lỗ 14,4 tỷ
đồng, thay vì lãi 187 triệu đồng như ban đầu. Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex, sàn
OTC) báo lỗ sau thuế hợp nhất hơn 9 tỷ đồng, thay vì lãi 4,8 tỷ đồng như công bố
trước đó. CTCP Xây dựng số 5 (VC5) sau kiểm toán thay vì lãi 268 triệu đồng chuyển
thành lỗ 17,235 tỷ đồng…

Kết quả sau kiểm toán cho thấy số liệu lợi nhuận trong BCTC các CTNY phải
điều chỉnh giảm nhiều hơn so với lợi nhuận điều chỉnh tăng. Cụ thể, trong năm 2014,
số lượng các CTNY điều chỉnh giảm lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với các CTNY
điều chỉnh tăng lợi nhuận (có 313 CTNY điều chỉnh giảm lợi nhuận và 189 CTNY
điều chỉnh tăng lợi nhuận) và trong 6 tháng đầu năm 2017 thì tỷ lệ các CTNY điều
chỉnh tăng lợi nhuận cao hơn 28% so với các CTNY điều chỉnh giảm. Điều đó cho
thấy xu hướng lập BCTC điều chỉnh tăng lợi nhuận của các CTNY chiếm tỷ trọng cao
(Vietstock, 2017). Trong đó, đặc biệt là các CTNY trong các lĩnh vực như xây dựng,
bất động sản, thực phẩm và kim loại có tỷ lệ điều chỉnh số liệu BCTC cao nhất sau
kiểm toán. Cụ thể, một số tập đoàn lớn thường xuyên điều chỉnh giảm lợi nhuận qua
các năm với chỉ tiêu trước kiểm toán lãi hàng trăm tỷ đồng nhưng sau kiểm toán báo
lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Các khoản mục thường phải điều chỉnh là GVHB, DTBH-
CCDV, chi phí quản lý doanh nghiệp như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng
HTK, các khoản đầu tư tài chính,... thông qua các giao dịch nội bộ với công ty con và
công ty liên kết. Các công ty đã khai cao doanh thu và thu nhập, ghi giảm chi phí.
Việc ghi giảm chi phí thường thực hiện thông qua vốn hóa chi phí, không trích lập đầy
29

đủ dự phòng, đặc biệt là dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó
đòi. Doanh nghiệp cũng có thể chuyển một số chi phí sang năm sau hay thay đổi cách
hạch toán giá vốn, thay đổi phương pháp tính khấu hao…Động cơ dẫn đến sai phạm là
do nhà quản lý chịu một áp lực phải đạt được các mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, lợi
nhuận hay muốn duy trì thị giá cổ phiếu trong khi công ty đang gặp khó khăn về kinh
doanh, về tình hình tài chính.

Tóm lại, TTCK Việt Nam đang chỉ trong giai đoạn phát triển khởi đầu, mặc dù
có nhiều bước phát triển đột phá, tuy nhiên, cho đến nay thị trường lại rơi vào tình
trạng khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế. Qua nhiều năm phát triển, các
nhà quản lý, CTNY và NĐT đều nhận thấy những rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu
nếu thông tin trên TTCK không có độ tin cậy, nhất là các thông tin liên quan đến
BCTC của CTNY. Do vậy, với mục tiêu đảm bảo rằng không xảy ra hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thì việc nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến hành vi này là rất cần thiết để giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao
hiệu quả quản trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ban hành các
chính sách kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi gian
lận BCTC của CTNY một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của
Nhà nước.
2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu hành vi gian lận BCTC của
CTNY
Lịch sử phát triển của các công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi gian
lận thông qua các lý thuyết nền tảng sau:
2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
2.2.1.1. Nội dung lý thuyết
Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông
tin bất cân xứng (Asymmetric Information) đã đưa ra khái niệm về thông tin bất
cân xứng như sau: “Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều
nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một
công ty so với các nhà đầu tư còn lại” (Kyle, 1985). Nói cách khác, “Thông tin bất
cân xứng là một hiện tượng thường gặp khi giao dịch trên thị trường, trong đó các
chủ thể khi giao dịch với nhau cố tình che đậy thông tin dẫn tới việc một bên có
đầy đủ thông tin trong khi bên còn lại thiếu những thông tin cần thiết khi ra quyết
định đầu tư hoặc ký kết hợp đồng”.
30

Trên TTCK, nhà quản lý với cương vị là bên đại diện được nhà đầu tư ủy
quyền và giao cho một số trọng trách, còn nhà đầu tư với tư cách là chủ sở hữu
công ty. Các nhà quản lý thường là những người nắm rõ tình hình và triển vọng của
công ty hơn các nhà đầu tư, những người mà quyền sở hữu bị tách rời quyền quản
lý. Sự bất cân xứng về thông tin là ở chỗ có sự chênh lệch, khác biệt về lượng
thông tin nắm giữ giữa bên đại diện và bên ủy nhiệm (Kaplan & Atkinson, 1998).
Khi nhà quản lý có nhiều thông tin hơn và hiểu rõ về cơ hội kinh doanh của
công ty hơn các nhà đầu tư, họ có thể thổi phồng giá trị công ty, theo Akerlof
(1970) thì đây chính là vấn đề của “những trái chanh”. Healy & Palepu (2001) mô
tả rất rõ ràng về những tổn thất mà thị trường vốn phải gánh chịu khi có sự xung
đột và khác biệt về lượng thông tin mà bên quản lý và bên đầu tư vốn nắm giữ. Với
tình huống thị trường kinh doanh tồn tại cả những ý tưởng kinh doanh tốt và xấu,
trong điều kiện giới hạn về thông tin mà mỗi bên có, họ sẽ nhìn nhận, đánh giá vấn
đề theo cách khác nhau. Nhà quản lý dù biết phương án kinh doanh của mình chưa
tốt thì vẫn cố gắng thuyết phục rằng các ý tưởng của họ là triển vọng để thu hút đầu
tư, các nhà đầu tư nếu không đủ điều kiện, năng lực đánh giá thì có xu hướng cào
bằng tốt – xấu, nghĩa là sẽ có hiện tượng các ý tưởng kinh doanh tốt lại bị đánh giá
thấp trong khi những ý tưởng không tốt lại được đánh giá cao. Điều này làm sai
lệch quyết định đầu tư và rộng hơn là gây tổn tại tới thị trường vốn. Ngoài “sự lựa
chọn bất lợi”, vấn đề thứ hai nảy sinh khi tồn tại sự bất cân xứng thông tin là “hành
động rủi ro”, nhà quản trị có thể vi phạm các hợp đồng và ra các quyết định rủi ro
trong khi các nhà đầu tư lại không có thông tin đầy đủ để can thiệp ngăn chặn hành
động này, Hartono (2008) .
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đề cập rằng thông tin trên
BCTC là ngôn ngữ để quản trị doanh nghiệp có thể giao tiếp với các đối tượng bên
ngoài (cổ đông). Thông tin trên BCTC càng phản ánh rõ ràng các điều kiện kinh tế
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì càng giúp làm giảm sự bất cân xứng
về thông tin giữa các nhà quản trị và các nhà đầu tư bên ngoài, giúp tăng tính hiệu
quả của việc phân phối nguồn lực và đóng góp cho sự phát triển của thị trường vốn.
Thông tin minh bạch và việc giảm thiểu sự bất cân xứng của thông tin trở
thành chủ đề chính trong những tranh luận về lập BCTC của các công ty (Collin và
cộng sự, 2009). Ngoài chi phí đại diện mà Jensen & Meckling (1976) đề cập (chi
phí kiểm soát, chi phí liên kết và chi phí khác), thông tin bất cân xứng cũng được
cho là một loại chi phí đại diện cần được xem xét (Barnea và cộng sự, 1981).
31

Thông tin bất cân xứng trên TTCK là kẽ hở cho sự xuất hiện của các hành vi
gian lận BCTC vì mục tiêu cơ hội của các nhà quản lý. Các nghiên cứu về hành vi
gian lận BCTC vì thế có nguồn gốc xuất phát là từ sự khác biệt về thông tin nắm
giữ, dẫn tới việc có những quyết định “sai lệch” khi họ tham gia thị trường.

2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết vào nội dung nghiên cứu của luận án
TTCK Việt Nam, cũng giống như các TTCK khác, hiện tượng thông tin bất cân
xứng là hiện tượng hết sức phổ biển. Nhiều doanh nghiệp tìm cách phù phép lợi
nhuận, che giấu các thông tin bất lợi và thổi phồng các thông tin có lợi hoặc làm rò rỉ
thông tin nội gián gây bất công bằng cho các nhà đầu tư, hoặc tung tin đồn thất thiệt
cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của các nhà đầu tư.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận BCTC của
Charfeddine và cộng sự (2013), Fathi (2013) được thực hiện với mục đích phát hiện ra
những nhân tố nào là động cơ khiến các nhà quản trị lợi dụng hiện tượng bất cân xứng
thông tin trên TTCK để thực hiện hành vi gian lận BCTC. Đồng thời, các nghiên cứu
này cũng chỉ ra những nhân tố giúp hạn chế hành vi hành vi gian lận BCTC, giảm
thiểu sự bất cân xứng về thông tin thông qua đẩy mạnh việc công bố thông tin trên thị
trường, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
Hiện tượng thông tin bất cân xứng đặc biệt rõ nét khi các nghiên cứu về hành vi
gian lận BCTC trong bối cảnh các công ty lần đầu chào bán cổ phiếu. Sự bất cân xứng
về thông tin xuất hiện trong quan hệ giữa một bên là các nhà đầu tư tiềm năng và một
bên là các công ty lần đầu chào bán cổ phiếu. Giả thuyết đặt ra là trước hoặc sau khi
chào bán cổ phiếu, các công ty có điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư, tăng
tính hấp dẫn của cổ phiếu chào bán nhằm tăng giá trị tài sản huy động (Gumanti,
1996). Lần đầu chào bán cổ phiếu là giai đoạn mà thông tin bất cân xứng ở mức rất
cao và nhạy cảm với vấn đề hành vi gian lận BCTC. Do thiếu thông tin, nhà đầu tư có
thể không có đủ thông tin để có được những quyết định đầu tư tốt.
Như vậy, lý thuyết về thông tin bất cân xứng được coi là cơ sở lý thuyết để giải
thích hiện tượng gian lận BCTC của các CTNY khi tồn tại thông tin bất cân xứng giữa
một bên cung cấp thông tin kế toán và một bên là những đối tượng sử dụng thông tin kế
toán trong bối cảnh TTCK Việt Nam, là kẽ hở cho sự xuất hiện của các hành vi gian lận
BCTC vì mục tiêu cơ hội của các nhà quản lý
32

2.2.2. Lý thuyết đại diện


2.2.2.1. Nội dung của lý thuyết
Lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết ủy nhiệm đã xây dựng đầu tiên bởi
Berle và Means (1932), sau này được Jensen & Meckling (1976) phát triển thêm.
Theo Berle và Means (1932), sự tách biệt giữa quyền sở hữu của cổ đông và
chức năng kiểm soát của nhà quản trị đem lại rủi ro, bởi sự tách biệt này có thể dẫn tới
việc các nhà quản trị chuyên nghiệp sẽ có những hành động gây thiệt hại cho chủ sở
hữu tài sản nhằm đem lại lợi ích cho bản thân. Vì vậy, Berle và Means (1932) cho rằng
cần phải có một giải pháp đáng tin cậy để bảo vệ các cổ đông và giúp các cổ đông có
thể đánh giá hành vi của nhà quản lý. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến việc đòi hỏi
các thông tin về kết quả hoạt động kinh daonh cần được công bố rộng rãi dưới hình
thức các báo cáo kế toán, BCTC.
Lý thuyết ủy nhiệm của Jensen & Meckling (1976) cho rằng do quyền sở hữu và
quyền điều hành có sự tách biệt, đặc biệt đối với CTNY, nên các nhà quản lý (bên được
ủy nhiệm) – là những người có đủ năng lực để sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả
cho các cổ đông thay vì phục vụ lợi ích của các cổ đông (bên ủy nhiệm) thì lại thực hiện
các hành vi tư lợi, trong đó có hành vi gian lận trên BCTC của các CTNY.
Chính vì có sự đối nghịch về lợi ích trong mối quan hệ này mà đã làm phát sinh
ra một loại chi phí gọi là chi phí đại diện. Đó là chi phí dùng để duy trì mối quan hệ
đại diện một cách hiệu quả, gồm: chi phí ràng buộc, chi phí giám sát và chi phí cơ hội.
Chi phí giám sát là chi phí của chủ sở hữu trả cho việc giám sát những hành vi của nhà
quản lý (như là chi phí kiểm toán). Tuy nhiên, đây là chi phí do nhà quản lý gánh chịu
từ các khoản như: tiền lương, tiền thưởng và điều này sẽ làm cho các ưu đãi khác của
họ sẽ bị điều chỉnh nhằm bù đắp những chi phí này (Fama và Jensen, 1983). Bell &
Carcello (2000) cho rằng, quyền sở hữu và quyền quản lý trong các CTNY có sự tách
biệt, điều này sẽ nảy sinh những hành vi tư lợi của những người đại diện. Trái với
mong đợi là tối đa hóa lợi ích của người ủy nhiệm thì người đại diện đôi khi lại có
những mục đích riêng và vì hướng đến mục đích đó mà lại tiến hành điều chỉnh lợi
nhuận. Hành động gian lận này làm cho BCTC mất đi độ tin cậy, trung thực nên sẽ
không còn cung cấp được thông tin hữu ích cho người cần sử dụng như cổ đông, nhà
đầu tư, chủ nợ, các nhà phân tích tài chính…
2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu
Trong công ty thuộc sở hữu tư nhân, quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản
thường là một nên các công ty này ít chịu áp lực về công bố thông tin ra bên ngoài,
33

những thủ thuật kế toán làm thay đổi các con số kế toán ít khi xuất hiện. Ngược lại,
trong công ty cổ phần, các quan hệ đại diện là nguồn gốc, động lực cho các hành vi
gian lận BCTC (Fama và Jensen, 1983; Beatty và cộng sự, 2002).
Trên TTCK, các cổ đông là chủ sở hữu công ty cổ phần, tuy vậy quyền sở hữu lại
tách rời quyền quản lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý thay mình sử dụng vốn để
kinh doanh. Nhiều nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đại diện để giải thích tại sao các nhà
quản lý doanh nghiệp lại có những hành vi đi ngược lại với quyền lợi của cổ đông và
dẫn tới việc họ có những can thiệp và tác động chủ quan mang tính cơ hội tới việc ghi
nhận lãi lỗ và công bố thông tin kế toán (Charfeddine và cộng sự, 2013; Fathi, 2013).
Hành vi gian lận BCTC thực chất là che giấu thông tin, cung cấp thông tin sai
lệch giữa một bên là nhà quản lý và một bên là các nhà đầu tư (Healy và Wahlen,
1999). Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để giải thích cho tình trạng thông tin bất cân
xứng giữa nhà quản lý doanh nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên
(Charfeddine và cộng sự 2013; Fathi, 2013).
Luận án tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận BCTC, vì vậy, để
giải thích cho hành vi hành vi gian lận BCTC và che giấu thông tin, đi ngược lại với
quyền lợi của cổ đông (những người chủ doanh nghiệp) thì lý thuyết đại diện là một cơ
sở lý thuyết nền tảng để luận án có những lý giải phù hợp. Ngoài ra, lý thuyết đại diện
cũng là cơ sở lý thuyết quan trọng gợi ý cho việc làm thế nào để hạn chế những tiêu
cực của quan hệ đại diện. Những thỏa thuận hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp
như là tiền bồi thường của nhà quản lý, các thỏa ước về nghĩa vụ, danh tiếng của nhà
quản lý, sự cố gắng của nhà quản lý đối với việc củng cố vị trí của mình đều tác động
đến hành vi quản trị. Điều này cũng tác động đến thông tin được trình bày trên BCTC.
Nhà quản lý có thể tác động đến những con số trên BCTC hoặc tác động làm tăng lợi
nhuận hoặc giảm lỗ (Watts and Zimmerman, 1978). Như vậy, đặc tính HĐQT, mục
tiêu tài chính có một tác động rõ rệt đến hành vi gian lận BCTC của CTNY (Beneish,
1999; Chen, 2005). Danh tiếng có thể làm cho nhà quản lý của một CTNY ảnh hưởng
đến tính khách quan của thông tin trên BCTC và lợi ích của những bên liên quan đến
CTNY. Điều này hàm ý rằng danh tiếng của nhà quản lý sẽ có thể tác động bất lợi đến
lợi ích của CTNY (Smith và cộng sự , 2005). Lý thuyết này một lần nữa khẳng định
Ban Giám đốc có động cơ gây ra hành vi gian lận số liệu trên BCTC. Do đó rất cần có
một HĐQT hiệu quả để giám sát hoạt động của Ban Giám đốc. Lý thuyết này củng cố
thêm vai trò quan trọng của HĐQT từ việc giám sát hoạt động của Ban Giám đốc cũng
như sự ảnh hưởng gián tiếp của HĐQT đến chênh lệch số liệu trên BCTC.
34

Lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng là căn cứ để giải thích
cho hành vi gian lận BCTC và các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC như thế
nào. Lý thuyết đại diện giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân
tố liên quan đến đặc tính HĐQT của CTNY, việc giám sát bên ngoài về các hoạt động
của BGĐ; mục tiêu tài chính tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY
trong giả thuyết nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

2.2.3. Lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu báo động đỏ
2.2.3.1. Nội dung lý thuyết
Lý thuyết nghiên cứu nhân tố tác động đến hành vi gian lận được nghiên cứu
dựa trên lý thuyết bàn cân gian lận với các dấu hiệu báo động đỏ (Red flags) được khởi
xướng bởi Romney & cộng sự (1980).
Dấu hiệu báo động đỏ là những biểu hiện tiềm tàng tồn tại trong môi trường
kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định dấu hiệu gian lận và chỉ ra các khả năng
tiềm ẩn hành vi gian lận (Romney & cộng sự, 1980).
Romney & cộng sự (1980) đã xây dựng mô hình bàn cân gian lận dựa trên các
dấu hiệu báo động đỏ (Red Flags) về sự xuất hiện của gian lận, bao gồm các nhân tố là
áp lực, cơ hội và tính liêm chính của nhân viên. Sau đó, Albercht & Romney (1986) sử
dụng các dấu hiệu này để nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên trong việc phát hiện gian
lận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 1/3 trong số các dấu hiệu trên có ý nghĩa trong tiên
đoán gian lận đó là nhóm nhân tố về áp lực và thái độ của nhà quản lý.

Mục tiêu

2. Xác
Phương
định các
nhân tố pháp
1. Xây

Sơ đồ 2.1: Mô hình bàn cân gian lận


Nguồn: Albercht & Romney, 1986
35

Mô hình bàn cân gian lận (Sơ đồ 2.1) đặc biệt áp dụng để dự báo khả năng xảy
ra hành vi gian lận đối với BCTC, dựa trên 3 yếu tố: áp lực, cơ hội và tính liêm chính.
Khi hoàn cảnh tạo ra áp lực, có cơ hội thuận lợi và tính liêm chính của cá nhân thấp thì
khả năng xảy ra hành vi gian lận là rất cao.

Theo Albercht & Romney (1986), các dấu hiệu báo động đỏ liên quan áp lực
của cá nhân như: nợ nần cao, mức sống dưới trung bình, chịu áp lực quá mức từ gia
đình và bạn bè, mong muốn có thu nhập cao, không được ghi nhận thành tích… Các
dấu hiệu báo động đỏ liên quan đến cơ hội như thiếu kiểm soát độc lập trong thực hiện
công việc, thiếu thủ tục phê chuẩn thích hợp, thiếu sự giám sát của KSNB, thiếu hướng
dẫn rõ ràng về quy định giữa trách nhiệm và quyền hạn… Mục đích công trình nghiên
cứu này là chỉ ra các dấu hiệu báo động đỏ quan trọng của ba nhóm nhân tố là áp lực,
cơ hội và tính liêm chính để người quản lý có thể ngăn ngừa và phát hiện khả năng xảy
ra hành vi gian lận.

2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu


Theo VSA số 240, các dấu hiệu báo động đỏ được đề cập với thuật ngữ “các
yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận” là các sự kiện phản ánh áp lực hoặc động cơ thực
hiện hành vi gian lận. (Bộ Tài chính, 2012).
Các nghiên cứu dựa trên trường phái lý thuyết bàn cân gian lận với các dấu
hiệu báo động đỏ bao gồm: Công trình nghiên cứu của Romney & cộng sự (1980) đã
đưa ra 87 dấu hiệu báo động đỏ để dự báo khả năng gian lận. Sau đó, Albercht &
Romney (1986) sử dụng các dấu hiệu này để nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên trong
việc phát hiện gian lận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 1/3 trong số các dấu hiệu trên có
ý nghĩa trong tiên đoán gian lận đó là nhóm nhân tố về áp lực và thái độ của nhà quản
lý. Tuy nhiên, sự hạn chế của trường phái nghiên cứu này cho thấy khả năng dự đoán
trường hợp có hành vi gian lận thông qua dấu hiệu báo động đỏ là thấp do bản chất của
cách tiếp cận, các nhân tố của dấu hiệu báo động đỏ có thể xảy ra trong trường hợp có
hiện diện gian lận hoặc không có hiện diện gian lận.
Năm 1989, AICPA ban hành SAS số 53 thay thế SAS số 16 đã đưa ra các dấu
hiệu báo động đỏ chia thành 3 nhóm nhân tố bao gồm đặc điểm của nhà quản lý, đặc
điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của cuộc kiểm toán. Các công trình nghiên cứu
tập trung xác định các dấu hiệu báo động đỏ quan trọng tác động đến hành vi gian lận
BCTC theo SAS số 53 gồm có: Heiman và cộng sự (1996), Albrecht và Romney (1986),
Heiman và cộng sự (1996). Dựa trên kết quả này, Loebbecke & cộng sự (1989) đã tiếp
tục phát triển mô hình tiên đoán rủi ro có gian lận và cung cấp bằng chứng rằng gian
36

lận trên BCTC là hệ quả của các nhân tố như động cơ và thái độ. Nhiều nghiên cứu sau
đó cũng áp dụng như: Bell & Carcello (2000); Wilks & Zimbelman (2004).
Năm 1997, AICPA tiếp tục ban hành SAS số 82 để sửa đổi những bất cập và
bổ sung thêm các dấu hiệu báo động đỏ so với SAS số 53. Các dấu hiệu báo động đỏ
trong SAS số 82 được chia thành 3 nhóm sau: các nhân tố liên quan đến đặc điểm của
nhà quản lý; các nhân tố liên quan đến đặc điểm ngành; các nhân tố liên quan đặc điểm
hoạt động và sự ổn định của tình hình tài chính. Apostolou và cộng sự (2001), Graham
và Bedard (2003) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khám phá để nhận diện các dấu
hiệu báo động đỏ dựa trên SAS số 82. Sau hàng loạt vụ bê bối tài chính tại Mỹ trong
năm 2001 và năm 2002, AICPA đã quyết định tiếp tục thay thế SAS số 82 bằng SAS
99 nhằm bổ sung thêm các dấu hiệu báo động đỏ phù hợp biến đổi của nền kinh tế hiện
đại. Lý thuyết này góp phần không nhỏ trong việc xây dựng lên các biến số được coi là
nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận BCTC làm cơ sở của các giả thuyết nghiên cứu
ở phần tiếp theo.

2.2.4. Lý thuyết về tam giác gian lận


2.2.4.1. Nội dung lý thuyết
Lý thuyết về tam giác gian lận của Cressey (1953) được dùng để giải thích hành
vi gian lận xảy ra khi có sự hiện diện của 3 nhân tố tạo nên mô hình tam giác gian lận
đó là động cơ/ áp lực, thái độ (hợp lý hóa) và cơ hội.
(Cơ hội)

(Động cơ/áp lực) (Thái độ)

Sơ đồ 2.2: Mô hình tam giác gian lận


Nguồn: Cressey, 1953
Theo Cressey (1953), hành vi gian lận chỉ xảy ra khi xuất hiện 3 nhân tố sau:
- Áp lực: Áp lực có thể là áp lực hoàn thành các chỉ tiêu phân tích, duy trì xu
hướng hoặc phải tuân lệnh ban điều hành; những bế tắc trong cuộc sống; các khoản nợ
37

cá nhân vượt quá tầm kiểm soát là động cơ để các cá nhân thực hiện hành vi gian lận.
Áp lực có thể là các mục tiêu tài chính khi khoản tiền thưởng của người quản lý dựa
trên kết quả hoàn thành các chỉ tiêu tài chính của công ty như: tăng trưởng doanh thu,
giá cổ phiếu, cũng là lý do để phát sinh gian lận.
- Cơ hội: Cơ hội xuất hiện khi không có hoạt động kiểm soát trong công ty hoặc
hệ thống KSNB kém hiệu quả dẫn đến hành vi gian lận. Hệ thống KSNB kém hiệu quả
thể hiện ở việc ban điều hành lạm quyền bỏ qua các biện pháp kiểm soát; ban điều
hành gây tác động (ví dụ, yêu cầu nhân viên làm giả hồ sơ tài liệu); không có sự phân
tách trách nhiệm; có các thiếu sót trọng yếu trong việc xây dựng các biện pháp kiểm
soát; các biện pháp kiểm soát không hoạt động như thiết kế ban đầu. Khi hoàn cảnh
tạo ra áp lực, nếu có cơ hội thì khả năng xảy ra hành vi gian lận là rất cao.
- Thái độ: Thái độ (cá tính hay sự hợp lý hóa) là khả năng biện minh cho hành vi
gian lận của một cá nhân. Họ thực hiện hành vi khai khống số liệu trong BCTC nhưng
lại cố biện minh là chỉ làm theo yêu cầu của cấp trên. Không phải khi gặp khó khăn và
có cơ hội cũng đều thực hiện hành vi gian lận mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ
cá tính của từng cá nhân. Khi cá nhân có tính chuyên quyền, ý thức tuân thủ pháp luật
kém, không trung thực Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng
vẫn không thực hiện gian lận và ngược lại.
Khả năng hợp lý hóa hoặc thái độ là khả năng biện minh cho hành vi gian lận. Ví
dụ, người có hành vi gian lận trong việc làm sai lệch hoặc tăng số liệu trong BCTC, có
lý do tin rằng hành vi gian lận chỉ sai trong ngắn hạn, nhưng sẽ trở thành đúng nếu kết
quả hoạt động hoặc tình hình tài chính của công ty tốt hơn trong kỳ tới, hoặc biện
minh rằng “tôi chỉ làm theo yêu cầu”. Khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu cá nhân
đó là người “xấu”, có thái độ, tính cách, hoặc đạo đức cho phép người đó cố tình thực
hiện hành vi không trung thực.
Như vậy, mô hình tam giác gian lận (Sơ đồ 2.2) nhấn mạnh những gì chúng ta
chứng kiến trong xã hội: Khi con người phải đối mặt với áp lực của cá nhân hoặc nhân
tố từ bên ngoài từ những bế tắc, khó khăn trong cuộc sống cá nhân như do sự thiếu hụt
về tài chính, do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa người làm thuê và chủ, mà nếu có
cơ hội thuận lợi, thái độ không tốt thì hành vi gian lận sẽ dễ dàng xảy ra.
Mô hình lý thuyết này được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghề nghiệp có
liên quan: điều tra tội phạm, kiểm toán, an ninh, ...
2.2.4.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu
Trong SAS số 99, các dấu hiệu báo động đỏ không đề cập theo các dấu hiệu báo
động đỏ rời rạc và do tính không hiệu quả của dấu hiệu báo động đỏ (Contrell và
Albercht, 1994; Owusu-Anash và các cộng sự, 2002). AICPA tiến hành nhóm các dấu
38

hiệu báo động đỏ theo trường phái lý thuyết Tam giác gian lận. Lý thuyết này nhấn
mạnh những gì chúng ta chứng kiến trong xã hội: Khi con người phải đối mặt với áp
lực của cá nhân hoặc nhân tố từ bên ngoài mà nếu có cơ hội thuận lợi thì hành vi thái
độ thực hiện gian lận sẽ dễ dàng xảy ra.
Theo trường phái lý thuyết Tam giác gian lận, các nghiên cứu Graham &
Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005) và Abdullatif (2013) đều cho rằng các nhân
tố tác động đến hành vi gian lận thường liên quan đến thái độ và cá tính của nhà quản
lý là quan trọng hơn các nhân tố khác. Đó là các nhân tố: tiền sử vi phạm pháp luật
hoặc vi phạm luật chứng khoán, những cáo buộc gian lận đối với thành viên HĐQT
hoặc giám đốc cao cấp. Các nhân tố này hiệu quả hơn so với các nhân tố về cơ hội và
áp lực trong phát hiện gian lận.

Skousen and Wright (2006) đã xác định được 5 nhân tố Động Cơ/Áp lực, và 2
nhân tố cơ hội có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với khả năng xảy ra gian lận trên
BCTC với các biến đại diện cho các nhân tố này bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nhanh
của tài sản, sự tăng lên của nhu cầu tiền mặt và đặc điểm của HĐQT, số lượng thành
viên độc lập trong ủy ban kiểm toán. Các tiêu chí đại diện cho các nhân tố này gồm có
tỉ lệ lãi gộp, tốc độ tăng trưởng của tài sản (Beasley, 1996; Beneish, 1999; Skousen
and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998). Tương tự, gian lận có thể có mối quan
hệ với các tỉ số tài chính như chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh, tỉ lệ doanh thu trên nợ phải thu, tỉ lệ doanh thu trên tổng tài sản và tỉ trọng
doanh thu trên tổng tài sản (Persons. 1995; Skousen and Wright, 2006).

Ngoài ra, áp lực tài chính còn có thể xuất hiện do doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc
có dòng tiền âm (Lou & Wang, 2011). Bên cạnh đó, tương tự như Duong (2011) khi
nghiên cứu về hành vi chi phối thu nhập, cũng cho rằng hệ số Z-score (Altman & cộng
sự, 1998), cũng có mối quan hệ với gian lận. Hệ số Z-score được Atman xây dựng và
Person (1995) đề xuất. Đây là một tỷ số tổng hợp năm tỷ số theo công thức sau: Vốn
lưu chuyển thuần trên tài sản, Lợi nhuận chưa phân phối trên tài sản, Lợi nhuận trước
lãi vay và thuế trên tài sản, Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách
của nợ phải trả, Doanh thu trên tài sản.
Tương tự, kết quả nghiên cứu của Dechow và cộng sự (1996), Lou & Wang
(2011) về mối quan hệ giữa các nhân tố của tam giác gian lận và khả năng BCTC có
gian lận cũng cho thấy hành vi gian lận có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với các
biến (đại diện cho các nhân tố của tam giác gian lận) như đòn bẩy tài chính, tỉ lệ doanh
thu cho các bên liên quan, số lần điều chỉnh BCTC, số lần thay đổi KTV, tỉ lệ cổ phiếu
39

của HĐQT bị cầm cố, sai lệch trong dự báo của chuyên gia phân tích tài chính. Các
mô hình nghiên cứu của Skousen and Wright (2006) và Lou & Wang (2011) đều có
khả năng dự báo gian lận.
Các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Heiman (1996), Bell &
Carcello (2000), Apostolou & cộng sự (2001), Gramling & Myres (2003), Graham &
Bedard (2003), Moyes & cộng sự (2005), Mock & Turner (2005) và Albullatif
(2013)… đã đưa ra các kết luận về các nhân tố riêng rẽ hay từng nhóm nhân tố tác
động đến hành vi gian lận BCTC. Trong các kết quả nghiên cứu, các nhân tố được xác
định có thể mang tính kế thừa và phát triển mới và mức độ tác động của các nhân tố
đến hành vi gian lận BCTC có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức của đối tượng
mà nhà nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát, cũng như địa điểm và bối cảnh thời
gian của nghiên cứu.
2.3. Các nhân tố tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc động cơ/ áp lực
2.3.1.1. Sự ổn định tài chính
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động, các doanh nghiệp luôn chịu
các sức ép từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan như sự bất ổn về chính trị,
thiên tai, sự cạnh tranh cao từ các đối thủ cạnh tranh, những thay đổi nhanh chóng về
công nghệ kỹ thuật trong khi thị trường kinh doanh bão hòa và nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của khách hàng suy giảm,...
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, khi các công ty cùng ngành báo cáo tình
hình tài chính kém lạc quan mà có một số CTNY vẫn báo cáo tăng trưởng cao và kết
quả kinh doanh cao bất thường, hay liên tục kinh doanh thua lỗ nhưng các CTNY vẫn
báo cáo hoạt động kinh doanh lãi cao và tăng trưởng (Bell & Carcello, 2000, Graham
và Bedard, 2003), Abullatif (2013). Điều đó chứng tỏ các CTNY có động cơ để thực
hiện hành vi gian lận BCTC.
Các nghiên cứu của Albrecht & Romney (1986), Bell & Carcello (2000),
Gramling & Myres (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005), Smith
và cộng sự (2005), Skousen and Wright (2006) đều cho rằng những biến động bất
thường từ tình hình kinh tế, ngành nghề hoạt động kinh doanh của đơn vị đều tác động
tiêu cực tới kết quả kinh doanh của CTNY thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì vậy,
để duy trì sự ổn định tình hình tài chính, BGĐ công ty phải thực hiện điều chỉnh
BCTC theo hướng tích cực có lợi cho công ty. Chính điều này đã tạo ra động cơ thúc
đẩy hành vi gian lận trên BCTC xảy ra.
40

Sự ổn định tài chính có 5 tiêu chí đánh giá sau (Beasley, 1996; Beneish, 1999;
Skousen and Wright, 2006; Summers & Sweeney, 1998; Lou & Wang, 2011):
(1) Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân của 2 năm liền trước năm gian lận
(2) Chênh lệch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
(3) Lỗ năm trước liền kề
(4) Liên tục phát sinh dòng tiền âm
(5) Tỷ lệ lãi gộp

Tác giả nhận thấy, trong bối cảnh TTCK Việt Nam cũng cần phải kiểm chứng
mối quan hệ giữa sự ổn định tài chính với hành vi gian lận BCTC của các CTNY.

2.3.1.2. Áp lực từ bên thứ ba


Áp lực cũng xuất phát từ việc ban lãnh đạo CTNY có thể phải chịu nhiều sức
ép từ các cổ đông và nhà đầu tư, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Áp lực tỷ suất
lợi nhuận gộp và các kỳ vọng quá lạc quan và phi thực tế của các nhà đầu tư về tình
hình kinh doanh khả quan gây sức ép lên BGĐ trong việc đáp ứng các kỳ vọng này và
BCTC có thể bị trình bày sai lệch; Áp lực đáp ứng yêu cầu về niêm yết và phát hành
cổ phiếu hoặc huy động vốn từ ngân hàng, hay một số cổ đông lớn có kế hoạch thoái
vốn khỏi công ty. Nếu mức kỳ vọng này ở mức quá cao sẽ gây sức ép lên ban điều
hành tạo ra động cơ để thực hiện hành vi gian lận BCTC để đáp ứng các kỳ vọng này
(Moyes, 2007; Abullatif, 2013).

Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, khi CTNY có kế hoạch phát hành cổ
phiếu hoặc huy động vốn từ ngân hàng, hoặc một số cổ đông lớn có kế hoạch thoái
vốn khỏi công ty, việc thay đổi kết quả lợi nhuận làm tăng/giảm giá trị cổ phiếu, hoặc
việc thay đổi cơ cấu tài chính làm tăng năng lực tài chính của CTNY. Áp lực cũng
xuất phát từ việc ban lãnh đạo CTNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và
NĐT, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Nếu kinh doanh lâm vào tình trạng khó
khăn, có nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, nhưng
thông thường, CTNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm hài lòng NĐT (vì uy tín, vì
giá trị công ty, cổ phiếu và chính BGĐ lại là các cổ đông chủ chốt, hoặc họ có thể
muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi BCTC thể hiện tình trạng xấu được
công bố...) (Moyes, 2007; Abullatif, 2013). Các điều kiện quy định về pháp luật đối
với các CTNY trước niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu, duy trì số lượng cổ đông
nắm giữ là áp lực để các CTNY điều chỉnh các chỉ tiêu lợi nhuận hoặc thay đổi cơ cấu
tài chính tăng năng lực tài chính của các CTNY (Moyes, 2007; Abullatif, 2013). Tất cả
41

những điều này có thể tạo nên sức ép cho BGĐ CTNY trong việc tạo ra một BCTC
gian lận.

Áp lực từ bên thứ 3 được thể hiện qua các nhân tố sau (Dechow và cộng sự,
1996; Beneish, 1999; Lou & Wang, 2011; Persons, 1995; Skousen and Wright, 2006):
(1) Áp lực từ đòn cân nợ
(2) Áp lực từ khả năng tự tài trợ
(3) Áp lực từ nhu cầu huy động vốn

Áp lực từ bên thứ 3 cũng là nhân tố mà luận án muốn kiểm chứng trong mối
quan hệ với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

2.3.1.3. Mục tiêu tài chính


Mục tiêu tài chính cũng được xem là một trong những động cơ tác động đến
hành vi gian lận BCTC. Mục tiêu tài chính mà Ban quản trị đặt ra … là nhân tố quan
trọng tác động đến hành vi gian lận BCTC của công ty. Môi trường ngành có nhiều
thay đổi lớn theo hướng bất lợi hoặc tích cực đối với doanh nghiệp: khi có những thay
đổi về nhu cầu thị trường, cạnh tranh và các yếu tố vĩ mô làm cho ảnh hưởng kế hoạch
kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có xu hướng xử lý kỹ thuật về BCTC
nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh được giao (Moyes, 2007; Abullatif, 2013).
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, để tồn tại và tiếp tục nhận được hỗ trợ từ
nhà đầu tư, các ngân hàng cung cấp vốn, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lập BCTC
tăng lãi/giảm lỗ. Ngoài ra, Cơ cấu thu nhập, lương thưởng của BQT nếu phụ thuộc lớn
từ kết quả tài chính của doanh nhiệp thì sẽ là động cơ để BQT điều chỉnh báo cáo theo
hướng tốt hơn để nhận được thu nhập cao hơn. Tỷ lệ thưởng từ kết quả kinh doanh càng
lớn thì động cơ làm tăng kết quả kinh doanh sẽ càng cao và ngược lại. Nhằm thúc đẩy
tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh, các CTNY hiện nay có xu hướng tăng tỷ lệ
thu nhập cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhóm lãnh đạo cấp cao gắn với kết quả kinh
doanh của đơn vị. Công cụ này cũng tạo động cơ cho việc làm sai lệch báo cáo nhằm
thực hiện chỉ tiêu thu nhập cuối kỳ của BQT công ty nếu không được kiểm soát tốt .
Skousen and Wright, 2006; Lou & Wang, 2011 sử dụng 2 tiêu chí sau làm biến
đại diện cho mục tiêu tài chính:
(1) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
(2) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tại Việt Nam, nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của Trần Thị Giang Tân
(2014), có sử dụng nhân tố mục tiêu tài chính nhưng còn nhiều hạn chế về dữ liệu và
42

phương pháp. Vì vậy, tác giả muốn được kiểm chứng nhân tố này trong mối quan hệ với
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam một cách toàn diện hơn.

2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về cơ hội


Đây là nhóm nhân tố quan trọng thuộc về các đặc điểm của CTNY, đặc tính của
HĐQT là những cơ hội để các cá nhân hoặc tổ chức có thể dễ dàng thực hiện hành vi
gian lận BCTC.

2.3.2.1. Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY
Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của các CTNY là một trong những
nhân tố thuộc về cơ hội có khả năng tác động mức độ thực hiện hành vi gian lận
BCTC. Đặc điểm ngành nghề và các hoạt động của CTNY càng phức tạp thì càng có
ảnh hưởng nhất định đến hành vi gian lận BCTC (Apostolou, 2001; Gramling &
Myres, 2003; Moyes, 2007; Gullkvist và cộng sự, 2012; Abullatif, 2013). Cụ thể, các
CTNY hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có một số đặc điểm như chu trình kinh
doanh kéo dài, hoạt động phân tán trên địa bàn rộng, giá trị các khoản phải thu, phải
trả, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản và nguồn vốn, hoạt động xây
dựng khá phức tạp thường xuyên phát sinh các khoản chi phí ngoài dự toán. Quá trình
bàn giao, nghiệm thu, hoàn thiện các thủ tục pháp lý kéo dài. Hoạt động xây dựng cơ
bản cũng dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện kinh tế vĩ mô. Do vậy, quá trình lập
BCTC tại các công ty xây dựng dễ xảy ra tình trạng sai sót, hoặc chưa có đầy đủ các
căn cứ ghi nhận giá trị đầu tư xây dựng.

Các CTNY với mô hình tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên. Các CTNY có thể
thực hiện các hành vi gian lận thông qua các giao dịch với các đơn vị thành viên, đơn
vị liên doanh, liên kết, đặc biệt là các giao dịch phi thị trường/giao dịch khống để thực
hiện mục tiêu của lãnh đạo doanh nghiệp. Điển hình trong thời gian qua là việc thành
lập các SPE của một số tập đoàn với mục đích tạo lợi ích một số nhóm cá nhân như
chuyển lỗ, thực hiện các giao dịch huy động vốn. Tuy nhiên, trong một tập đoàn của
các CTNY tiến hành thuê các CTKT khác nhau tiến hành kiểm toán công ty mẹ và các
công ty con. Chất lượng kiểm toán giữa các CTKT trong tập đoàn là khác nhau. Đối
với hình thức này có thể là cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi gian lận BCTC tại các
công ty con, dẫn đến kết quả BCTC hợp nhất của công ty mẹ có thể bị bóp méo
(Apostolou, 2001; Gramling & Myres, 2003; Moyes, 2007; Gullkvist và cộng sự,
2012; Abullatif, 2013).
43

Ngoài ra, các CTNY hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề khác với
nhiều hoạt động nghiệp vụ đặc thù khác biệt. Đặc điểm này dẫn đến BCTC của CTNY
thường có nhiều chỉ tiêu, khoản mục phức tạp, các hoạt động kinh doanh dựa trên các
xét đoán chủ quan của BGĐ. Do đó, các CTNY lợi dụng các nghiệp vụ phát sinh dựa
trên các ước tính kế toán có thể tăng cơ hội thực hiện gian lận đối với BCTC.
Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, dưới áp lực về mục tiêu tài chính, BGĐ
thường sử dụng các giao dịch hoặc bút toán điều chỉnh bất thường tại thời điểm cuối
năm để khai tăng/giảm lợi nhuận đạt được mục tiêu kinh doanh do HĐQT đề ra
(Gramling & Myres, 2003, Moyes, 2007).
Như vậy, đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY tác động đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY qua 2 nhân tố sau (Gramling & Myres, 2003;
Moyes, 2007; Gullkvist và cộng sự, 2012; Abullatif, 2013):
(1) Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động của CTNY
(2) Tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC CTNY

Tác giả nhận thấy, đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY là một
nhân tố quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu sâu trong số ít các nghiên cứu của
Việt Nam về đề tài này. Vì vậy, luận án sử dụng nhân tố này là biến độc lập trong mô
hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam.

2.3.2.2. Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ CTNY


Chất lượng của hệ thống KSNB là một trong những nhân tố quan trọng tác
động tới hành vi gian lận BCTC. KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, quy trình
đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin, các hoạt động kiểm soát, giám sát. Hành vi gian lận
BCTC do BGĐ thực hiện và BGĐ thường khống chế KSNB để điều chỉnh số liệu
trong BCTC thông qua các bút toán ghi sổ (Persons,1995; Skousen and Wright, 2006;
Lou & Wang, 2011). Đối với môi trường kiểm soát, các CTNY không duy trì tính
chính trực và giá trị đạo đức từ bộ phận lãnh đạo đến nhân viên, cơ cấu tổ chức phức
tạp, phân công quyền hạn và trách nhiệm không rõ ràng, đặc biệt là các thành viên của
BQT không độc lập với BGĐ, BQT không giám sát thường xuyên quy trình lập BCTC
của BGĐ, thay đổi nhân sự thường xuyên (thay đổi thành viên BQT và BGĐ hoặc các
nhân viên bộ phận liên quan kế toán, tài chính, công nghệ thông tin) là điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi gian lận BCTC. Quy trình đánh giá rủi ro,
đặc biệt đánh giá rủi ro có gian lận không hiệu quả trong việc nhận diện các rủi ro có
gian lận BCTC để thiết kế các thủ tục kiểm soát thích hợp.
44

Nghiên cứu của Liu Xinmin (2005), Ge & McVay (2005), Ashbaugh-Skaife
(2006), Lin & Wu (2006), Shenkir & Walker (2006), Doyle (2007) cho thấy đặc điểm
chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém thường là có quy mô lớn
nhưng ở trong giai đoạn tái cấu trúc hay mới thành lập, hoặc mức độ tập trung quyền sở
hữu cao. Và các công ty này thiếu các chính sách nhận dạng doanh thu, thiếu sự tách
bạch trong phân công nhiệm vụ, có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức, thiếu hụt
nhân sự đầu tư cho KSNB. Ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến giá trị doanh nghiệp:
nghiên cứu của Ohlson (2001), Doyle (2005), De Franco (2005), Beneish (1999), Cheh
(2006), Doyle (2007) Ogneva (2007), Hammersley (2007) cho thấy các doanh nghiệp có
khiếm khuyết về KSNB sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu, tác
động xấu đến khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đây sẽ là cơ hội để
các cá nhân dễ dàng thực hiện hành vi gian lận BCTC để đạt được mục đích tư lợi.
Luận án cũng đi theo quan điểm của Skousen and Wright (2006); Lou & Wang
(2011) trong việc chọn nhân tố chất lượng của hệ thống KSNB làm biến độc lập để
nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK
Việt Nam với 3 tiêu chí đo lường sau:
(1) Môi trường kiểm soát
(2) Hệ thống thông tin
(3) Các hoạt động kiểm tra, giám sát

2.3.2.3. Quy mô CTNY


Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô CTNY có ảnh hưởng đáng
kể đến hành vi gian lận BCTC của các công ty. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng
Các công ty có quy mô lớn thì ít xảy ra hành vi gian lận BCTC hơn các công ty có quy
mô nhỏ. Nhận định này được rút ra từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác
giả: Wallace (1994), Meek (1995), Ahmed & Courtis (1999), Zarzeski (1996), Robert
Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004). Ngoài
ra, kết quả này cũng được khẳng định qua nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và
cộng sự (2005) khi thực nghiệm tại TTCK Hồng Kông. Các nghiên cứu trên đưa ra lý
do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô công ty với hành vi gian lận BCTC là do
nhu cầu công khai thông tin hay có thể là các công ty lớn công bố nhiều thông tin hơn
để giảm áp lực chính trị hoặc các công ty lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên
công khai thông tin nhiều hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu (Robert Bushman và cộng
sự, 2001; Archambault, 2003) cũng cho rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường
có nhiều nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thông tin do họ công bố
thường nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính
45

phủ. Do đó thông tin do họ công bố thường được sự chú ý nhiều hơn từ các nhà phân
tích, các chuyên gia tài chính và BCTC nên khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC là
ít hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Theo lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976), chi phí đại diện có liên
quan đến sự tách rời giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, thông thường xuất hiện ở
những CTNY có quy mô lớn. Chi phí ủy nhiệm có xu hướng gia tăng cùng với quy mô
công ty (Hossain, 1995).
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố quy mô công ty và hành vi gian
lận BCTC thường đem lại nhiều kết quả trái chiều:
Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, quy mô CTNY càng lớn thì càng hạn chế
được hành vi gian lận BCTC, nguyên nhân là do các công ty lớn thường có hệ thống
quản trị nội bộ tốt, kiểm toán nội bộ chặt chẽ hơn, thường được kiểm toán bởi những
công ty nổi tiếng như Big 4 và để giữ uy tín và danh tiếng thì bản thân các công ty này
sẽ hạn chế hành vi gian lận BCTC (Warfield và cộng sự, 1995; Gore và cộng sự,
2001). Ngoài ra, những công ty lớn thì thường được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin
hơn do đó họ sẽ hạn chế được hành vi gian lận BCTC trong khi những công ty nhỏ thì
khả năng không công bố nhiều thông tin quan trọng có thể trở thành lợi thế của họ và
khiến họ thực hiện hành vi gian lận BCTC nhiều hơn (Lee và Choi, 2002).
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô
CTNY và hành vi gian lận BCTC với các lý do đưa ra như quy mô CTNY càng lớn thì
áp lực đạt được kết quả như dự đoán là cao, sức mạnh trong thương lượng với kiểm
toán, quyền lực quản trị lớn có thể áp đảo hệ thống KSNB (Nelson và cộng sự, 2002).
Ngoài ra, các công ty lớn thường bị soi xét kỹ bởi thị trường, ngân hàng, các nhà phân
tích và vì thế họ có động lực nhiều hơn trong việc thực hiện hành vi gian lận BCTC
(Richardson và cộng sự, 2002).
Khi tiến hành nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam, thì quy mô CTNY cũng là một nhân tố mà luận
án quan tâm.
Nhân tố quy mô CTNY được đo lường bởi 4 tiêu chí sau (Beasley, 1996;
Dalton & Kesner (1988); Lou & Wang (2011):
(1) Thời gian hoạt động của Công ty
(2) Quy mô vốn của Công ty
(3) Quy mô khách hàng của Công ty
(4) Quy mô nhân viên của Công ty
46

2.3.2.4. Đặc tính của hội đồng quản trị CTNY


HĐQT chịu trách nhiệm trong vấn đề giám sát quá trình lập BCTC của CTNY
(Yatim. P và các cộng sự, 2006). Tác động của đặc tính HĐQT đến hành vi gian lận
BCTC của CTNY được các nhà nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu rất nhiều
như: Vafeas, N, (2000); Haniffa và Cooke, (2002); Klein (2002); Uzun và cộng sự,
(2004); Agrawal và cộng sự (2005); Yatim. P và các cộng sự, 2006; Efendi (2007);
Matousi (2011); Smaili (2013). Các nghiên cứu này phần lớn đều tập trung vào các
đặc tính HĐQT như: Quy mô HĐQT; Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT; Tỷ lệ
thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính; Sự kiêm nhiệm hai chức danh
Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT; Tần suất diễn ra cuộc họp của HĐQT… Thành
viên HĐQT không tách bạch với ban điều hành: tính độc lập và vai trò giám sát của
hội đồng quản trị bị giảm tính hiệu lực, cơ hội để thực hiện gian lận trong các doanh
nghiệp này sẽ tăng lên. Điển hình là các doanh nghiệp Chủ tịch HĐQT đồng thời là
Tổng giám đốc. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản được các nhà quản lý đánh giá lỗ
hổng kiểm soát tạo ra hành vi gian lận của các CTNY trên thế giới và Việt Nam. Ban
điều hành được phân cấp quyền hạn lớn, quyền lực tập trung nhiều vào một hoặc một
số người: Việc phân cấp nhiều quyền lực cho ban điều hành sẽ làm tăng tính chủ động
nhưng cũng sẽ tạo cơ hội cho việc thưc hiện các hành vi gian lận nếu có.
Theo lý thuyết đại diện, HĐQT xuất hiện để kiểm soát hành động của nhà quản
lý (giảm chi phí đại diện) và để đạt hiệu quả cao thì việc đánh giá cấu trúc HĐQT là
cần thiết vì nhà quản lý thường hành động vì lợi ích riêng và không vì lợi ích của cổ
đông. Tác động của đặc tính HĐQT đến hành vi gian lận BCTC của CTNY được các
nhà nghiên cứu nước ngoài tập trung nghiên cứu rất nhiều như: Vafeas và cộng sự
(2000); Haniffa và Cooke, (2002); Klein (2002); Uzun và cộng sự, (2004); Agrawal và
cộng sự (2005); Yatim. P và cộng sự, 2006; Efendi (2007); Matousi (2011); Smaili
(2013). Theo đó, đặc tính của HĐQT bao gồm 6 đặc tính:
(1) Quy mô HĐQT:
Nhiều tác giả như Jensen (1993), Yermack (1996), Eisenberg và cộng sự
(1998), Vafeas (2000), Abbott và cộng sự (2004) cho rằng HĐQT có quy mô quá lớn
sẽ gây ra việc giảm tính trách nhiệm gây ra việc kiểm soát không tốt. Một số nghiên
cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự như Đỗ Thị Như Quỳnh (2012), Hồ Mỹ
Hòa (2013) Huỳnh Thị Ánh Tuyết (2013): Các CTNY có quy mô HĐQT càng lớn
càng có nhiều khả năng dẫn đến gian lận số liệu trên BCTC. Beasley (1996) và
Yermack (1996) chỉ ra rằng HĐQT quy mô lớn thì khả năng kiểm soát hành động của
các nhà quản trị cấp cao tốt hơn (Zahra và Pearce, 1989). Nghiên cứu của Fathi (2013),
47

Xie và cộng sự (2003), Bradbury và cộng sự (2006) cũng đưa ra bằng chứng đó là khi
Quy mô HĐQT càng lớn thì cơ hội xảy ra hành vi gian lận BCTC càng thấp.
(2) Số lượng thành viên HĐQT độc lập

Sự tồn tại của các thành viên độc lập sẽ giúp giám sát hành vi nhà quản trị, từ
đó kiểm soát được các hành vi gian lận BCTC. Chen và công sự (2006) nghiên cứu tại
Trung Quốc đưa ra kết quả về mối quan hệ ngược chiều cho rằng tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập càng cao thì công ty càng ít xảy ra hành vi gian lận BCTC. Kết quả này
giống kết luận của Johari và cộng sự (2008) tại Malaysia, tỷ lệ thành viên HĐQT độc
lập càng cao thì việc kiểm soát hành vi quản trị càng tốt và sẽ làm giảm khả năng xảy
ra hành vi gian lận BCTC.
(3) Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính

Tất cả các nghiên cứu trên nhận ra rằng ban giám đốc có kiến thức tài chính rất
hữu ích trong việc quản lý giám sát như: Carcello và cộng sự (2002), Chtourou và
cộng sự (2001), Xie và cộng sự (2003). Việc có chuyên môn tài chính có lợi cho thành
viên HĐQT để hiểu BCTC và các vấn đề BCTC tốt hơn. Vì vậy, HĐQT càng có nhiều
thành viên có chuyên môn tài chính thì khả năng xảy ra hành vi gian lận số liệu trên
BCTC càng thấp.
(4) Sự kiêm nhiệm hai chức danh tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT
Vai trò của tổng giám đốc và HĐQT cần phải tách biệt nhau, điều này sẽ tốt cho
hoạt động điều hành của HĐQT bởi để hoạt động hiệu quả, giảm thiểu hành vi điều
chỉnh lợi nhuận thì sự tách biệt này là cần thiết (Cadbury Report, 1992). Kết quả
nghiên cứu của Mulgrew và Forker (2006) cho thấy nếu tổng giám đốc đồng thời là
chủ tịch HĐQT thì nhiều khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC. Kết quả nghiên cứu
thị trường Ấn Độ của Kumani và Pattanayak (2014) cho thấy tồn tại mối quan hệ
thuận chiều giữa sự kiêm nhiệm hai chức danh và hành vi gian lận BCTC.
(5) Số lượng thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc
Theo nghiên cứu của Ghazali và Weetman (2006), Haniffa và Cooke (2002),
Matousi (2011) cho rằng các CTNY càng có nhiều thành viên có quan hệ thân tộc
trong HĐQT càng có nhiều khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC.
Việc lựa chọn nhân tố đặc tính của HĐQT vào nghiên cứu là cần thiết trong bối
cảnh TTCK Việt Nam hiện nay.

2.3.2.5. Nhân tố kiểm toán độc lập


Nhiều nghiên cứu tại các quốc gia nhấn mạnh vai trò của kiểm toán trong bảo
vệ các nhà đầu tư bên ngoài và đây là công cụ nhằm giảm chi phí đại diện tại US
48

(Chow, 1982), UK (Chan và cộng sự, 1993), tại các nền kinh tế Châu Á (Simon và
cộng sự, 1992; DeFond và cộng sự, 2000; Ghosh, 2011). Nghiên cứu của Ghosh
(2011) tại Ấn Độ cho rằng với các nền kinh tế đang phát triển và có nhiều tiềm năng
như Ấn Độ thì hệ thống kiểm soát công ty còn chưa mạnh vì thế vai trò kiểm toán là
cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư. Do đó, luận án lựa chọn biến kiểm toán độc lập cho
bối cảnh TTCK mới nổi tại Việt Nam.
Theo lý thuyết đại diện, Jensen & Meckling (1976) cho rằng, việc lựa chọn một
CTKT lớn, có uy tín như là một cách thức để làm giảm chi phí dại diện và nâng cao vai
trò giám sát các hành vi gian lận mà nhà quản lý có thể thực hiện. Nhiều nghiên cứu về
mối quan hệ giữa kiểm toán (tổ chức kiểm toán trong nước và phí kiểm toán) ảnh hưởng
tới hành vi gian lận BCTC (Ghosh, 2011). Trong khi Fathi (2013) đánh giá 2 biến liên
quan tới kiểm toán độc lập là các CTKT bên ngoài và Ủy ban kiểm toán do HĐQT
thành lập để đảm bảo thông tin kế toán tài chính và hệ thống kiểm soát nhằm giảm các
chi phí đại diện. Tuy nhiên Charfeddine và cộng sự (2013); Fakhfakh và Nastic (2012)
lại chỉ sử dụng biến kiểm toán độc lập.
Khi nghiên cứu về biến Kiểm toán độc lập, Fathi (2013) đưa ra bằng chứng cho
thấy khi được kiểm toán bởi Big 4 thì chất lượng thông tin kế toán sẽ tốt hơn và làm
giảm hành vi gian lận BCTC do các CTKT lớn như Big 4 thì tính độc lập, chuyên
nghiệp, danh tiếng, quy mô thường được coi là rào cản đối với hành vi gian lận BCTC
(Xie và cộng sự, 2003). Fakhfakh & Nasfi (2012) cũng cho thấy mối quan hệ ngược
chiều giữa Kiểm toán độc lập và hành vi gian lận BCTC.Thông thường, khi đo lường
biến “Kiểm toán”, biến sẽ được gán giá trị 1 nếu các công ty được kiểm toán bởi Big 4
và 0 nếu không phải là Big 4 (Charfeddine và cộng sự, 2013; Fathi, 2013; Fakhfakh và
Nasfi (2012); Sahlan, 2011).
Kiểm toán độc lập được đo lường bởi 2 tiêu chí (Charfeddine và cộng sự, 2013;
Fathi, 2013; Fakhfakh và Nasfi (2012); Sahlan, 2011):
(1) CTNY được kiểm toán bởi Big 4
(2) CTNY không được kiểm toán bởi Big 4

2.3.3. Nhóm nhân tố về thái độ


Thái độ là các tính cách, hành vi hoặc các giá trị đạo đức cho phép cá nhân
thanh minh cho các lý do gian lận của mình. Đây là nhóm nhân tố thuộc về các dấu
hiệu liên quan đến tính chính trực của nhà quản lý. Một nhà quản lý không có trình độ
cao, kém hiểu biết về luật pháp và không có đạo đức kinh doanh sẽ dễ dẫn đến hành vi
gian lận BCTC (Hatem Elsharawy, 2006)
49

2.3.3.1. Chuẩn mực đạo đức, lối sống của BGĐ


Các nhà nghiên cứu Albrecht và Romney (1986); Graham và Bedard (2003);
Gullkvist và Jokoppi (2012) cho rằng BGĐ với tư cách đạo đức yếu kém, đã từng có
hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán trước đây cộng thêm việc BGĐ có lối sống
xa hoa thì sẽ có thể thực hiện mọi biện pháp để đạt được mục tiêu tài chính, trong đó
không ngoại trừ việc làm sai lệch có trọng yếu BCTC.
Chuẩn mực đạo đức, lối sống của BGĐ được thể hiện qua 4 biểu hiện sau
(Graham và Bedard, 2003; Hatem Elsharawy, 2006):
(1) BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật
(2) BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa
(3) BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền
(4) BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh

2.3.3.2. Trình độ chuyên môn của BGĐ


Trình độ chuyên môn thể hiện ở bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và liên tục cập
nhật kiến thức để có được sự hiểu biết chuyên sâu về những cơ hội và rủi ro có thể xẩy
đến với công ty của mình vì hầu hết lĩnh vực kinh doanh của các CTNY đều rất đa
dạng, tính chất giao dịch và khoản mục phức tạp. Những người lãnh đạo có năng lực
học vấn thấp hoặc ở môi trường đào tạo không chuyên nghiệp có thể có nguy cơ vi
phạm các quy định ngành và công ty, dẫn đến khả năng sai phạm BCTC là rất cao.
Việc BGĐ công ty có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp cho việc dự đoán và nhận biết
được rủi ro liên quan đến công ty mình, phát hiện được các sai phạm trọng yếu để
ngăn chặn được hành vi gian lận trên BCTC (Moyes, 2007; Gullkvist và cộng sự,
2012). Trình độ chuyên môn của BGĐ được thể hiện qua 4 tiêu chí đo lường sau:
(1) Đào tạo đúng chuyên ngành
(2) Cập nhật kiến thức đầy đủ
(3) Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin
(4) Kinh nghiệm làm việc trong ngành

2.3.3.3. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ


Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ có ảnh hưởng lớn đến hành vi gian
lận BCTC. Khi BGĐ có nhận thức tốt, hiểu biết về pháp luật thì khả năng xảy ra hành
vi gian lận BCTC rất thấp và ngược lại, nhận thức và hiểu biết các quy định pháp luật
của BGĐ không cao thì khả năng gian lận BCTC là lớn (Hatem Elsharawy, 2006). Ý
thức tuân thủ pháp luật của BGĐ có thể được đánh giá qua lý lịch của các cá nhân và
50

quá trình phát triển bản thân họ. (Apostolou, 2001, Smith và cộng sự, 2005; Moyes,
2007; Gullkvist và cộng sự, 2012; Abullatif, 2013).
Nhận thức hiểu biết về pháp luật của BGĐ bao gồm các tiêu chí sau:
(1) Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp
(2) Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ
(3) Nhận thức, hiểu biết của BGĐ về các quy định pháp lý hiện hành có liên quan

2.3.3.4. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ


Trách nhiệm của BGĐ là giám sát hệ thống KSNB hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn
ngừa các hành vi gian lận BCTC. Tuy nhiên, thái độ không nghiêm túc và sự thiếu
chuyên nghiệp đã làm cho BGĐ cố tình không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời có
thể là dấu hiệu BGĐ khống chế KSNB hoặc lợi dụng lỗ hổng KSNB thực hiện gian lận
(Smith và cộng sự, 2005). Một BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền trong quản lý và
can thiệp các chính sách kế toán, ước tính kế toán (Gramling & Myres, 2003; Abullatif,
2013). Tính độc đoán/ chuyên quyền có nguy cơ làm BGĐ có thể lạm dụng quyền lực vi
phạm pháp luật nhà nước và các quy định về KSNB. Tính cách này biểu hiện qua cá tính
của người lãnh đạo, qua cách thức quản trị điều hành của BGĐ như thiếu tính dân chủ và
minh bạch về thông tin trong quản lý sẽ dễ dẫn đến hành vi gian lận BCTC.
Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ bao gồm (Gramling & Myres, 2003;
Abullatif, 2013):
(1) Thái độ chính trực, khách quan, công bằng

(2) BGĐ có hành vi khống chế KSNB

(3) BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán
(4) BGĐ không có ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy định về nghề nghiệp
51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát các vấn đề lý luận chung nhất về chủ đề hành vi gian lận
BCTC, từ khái niệm, động cơ thực hiện, tác hại cho đến các lý thuyết nền tảng dùng để
nghiên cứu. Trong đó, lý thuyết thông tin bất cân xứng và lý thuyết đại diện là những
lý thuyết dùng để giải thích nguồn gốc của hành vi gian lận BCTC. Còn lý thuyết tam
giác gian lận và lý thuyết bàn cân gian lận dựa trên các dấu hiệu báo động đỏ là những
lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận làm cơ sở cho việc
chọn ra các nhóm nhân tố chính yếu bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về động cơ/áp lực;
nhóm nhân tố thuộc về cơ hội và nhóm nhân tố về thái độ là các nhân tố cốt lõi tác
động đến hành vi gian lận BCTC và các dấu hiệu báo động đỏ trong 3 nhóm nhân tố
nội tại. Kết quả nổi bật của chương 2 đó là hệ thống hóa các nhân tố tác động tới hành
vi gian lận qua các kết quả nghiên cứu chủ yếu từ nước ngoài và trong nước. Những
nhân tố này có mức độ ảnh hưởng là khác nhau tới hành vi gian lận BCTC của CTNY
trên TTCK. Cơ sở lý luận và tổng quan về các nhóm nhân tố này sẽ là tiền đề quan
trọng trong việc nghiên cứu khảo sát thực nghiệm để xác định các nhân tố, cũng như
mức độ tác động của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam.
52

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu
tổng thể để khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu kiểm
định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu tổng thể: thực hiện tổng quan các kết quả nghiên cứu trước trên
thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu về những nhân tố tác động đến hành vi gian
lận BCTC của các CTNY. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu định tính bằng cách thảo
luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia về chứng khoán, tài chính, kế toán -
kiểm toán (phương pháp chuyên gia) về các nhân tố ảnh hưởng để phát hiện ra các
nhân tố phù hợp với điều kiện thực tiễn tại TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
định tính sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng mô hình cho nghiên
cứu kiểm định.

- Nghiên cứu kiểm định: Thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia đầu
ngành, tác giả sử dụng kết quả đó để phát triển các thang đo các nhân tố tác động đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam là cơ sở đầu vào cho
phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng
phương pháp thống kê và mô hình hồi quy bội để tiến hành kiểm định giả thuyết
nghiên cứu cũng như để đo lường và giải thích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các
biến dùng để đo lường các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu, đảm bảo
thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hoá bằng thực tế.

3.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính


Trước tiên, phương pháp này thực hiện bằng cách nghiên cứu tài liệu và tiến
hành tổng quan các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước. Từ đó xác định
những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận BCTC. Tiếp theo, nghiên cứu
định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia có nhiều năm
kinh nghiệm trong các lĩnh vực chứng khoán - tài chính - kế toán. Việc lựa chọn đối
tượng phỏng vấn là ngẫu nhiên, thông qua các mối quan hệ của tác giả và chuyên gia,
với các tiêu chí như sau:
53

Về trình độ: có học vị từ tiến sỹ trở lên.

Về kinh nghiệm: Kinh nghiệm công tác và nghiên cứu sâu về kiểm toán BCTC,
TTCK trên 5 năm.

Các bước phỏng vấn sâu được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn: Tác giả tiến hành chuẩn bị thông tin về 12
chuyên gia được phỏng vấn (chi tiết danh sách các chuyên gia được trình bày tại Phụ
lục 3.1) và thiết kế bảng hỏi về các vấn đề liên quan đến hành vi gian lận BCTC của
các CTNY trên TTCK Việt Nam (chi tiết Phụ lục 3.2).

Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu được chia làm 3 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu thông tin về người được phỏng vấn.

Phần 2: Tìm hiểu về nhận thức chung của chuyên gia về các vấn đề liên quan
đến hành vi gian lận BCTC (bao gồm: khái niệm, hình thức, động cơ, tác hại của hành
vi gian lận BCTC…), nhằm để củng cố hơn nữa về mặt lý thuyết cho đề tài.

Phần 3: Tập trung tìm hiểu đánh giá của chuyên gia về ảnh hưởng của các nhân
tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY tại Việt Nam hiện nay và đánh
giá mức độ phù hợp của thang đo các nhân tố đó theo dựa trên bảng tổng hợp của tác
giả. Việc bổ sung hay loại trừ một nhân tố nào đó được các chuyên gia trình bày trong
mục ý kiến khác.

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn và ghi âm. Mỗi cuộc phỏng vấn thực hiện kéo
dài 1h30 phút. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng việc gặp mặt trực tiếp chuyên gia
tại văn phòng của người được phỏng vấn hoặc thực hiện phỏng vấn thông qua gọi điện
thoại. Tác giả sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khai thác thông tin nghiên cứu.
Việc ghi âm chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người được phỏng vấn.

Bước 3: Kết thúc các cuộc phỏng vấn, tác giả tự so sánh, tập hợp các ý kiến của
từng đối tượng được phỏng vấn, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa.

3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính


Tổng hợp ý kiến chuyên gia kết quả thu được như sau:
54

Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
Mức độ ảnh hưởng

Không ảnh Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng


Ảnh hưởng (3) Cộng
Nhân tố ảnh hưởng hưởng (1) (2) mạnh (4) rất mạnh (5)

Số Số Số Số Số Số
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu phiếu

I/ Nhóm nhân tố về động cơ/AL


1. Sự ổn định tài chính 0 0% 1 6,67%% 2 13,33% 12 80% 0 0% 15
2. Áp lực từ bên thứ ba 0 0% 0 0% 2 13,33% 11 73,3% 2 13,33% 15
3. Mục tiêu tài chính 0 0% 0 0% 1 6,67%% 6 40% 8 53,33% 15
II/ Nhóm nhân tố về cơ hội
4. Đặc điểm BCTC, ngành
0 0% 1 0% 2 13,33% 12 80% 0 0% 15
nghề
5. Chất lượng hệ thống KSNB 0 0% 0 0% 2 13,33% 10 66,67% 2 13,33% 15
6. Quy mô CTNY 0 0% 0 0% 2 13,33% 13 86,67% 0 0% 15
7. Đặc tính của HĐQT CTNY 0 0% 0 0% 0 0% 5 33,33% 10 66,67% 15
8. Kiểm toán độc lập 0 0% 0 0% 2 13,33% 8 53,33% 5 33,33% 15
III/ Nhóm nhân tố về thái độ
9. Chuẩn mực đạo đức của
0 0% 0 0% 0 0% 6 40% 9 60% 15
BGĐ
10. Trình độ chuyên môn của
0 0% 0 0% 0 0% 11 73,3% 4 26,7% 15
BGĐ

11. Nhận thức pháp luật của BGĐ 0 0% 0 0% 1 6,67%% 7 46,7% 7 46,7% 15
12. Thái độ, tính chuyên nghiệp
0 0% 0 0% 0 0% 7 46,7% 8 53,33% 15
của BGĐ

(Nguồn: kết quả tính toán của tác giả

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng các nhân tố mà luận án đề
cập đều có ảnh hưởng từ mức ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất mạnh. Ngoài ra, liên quan
đến nhóm các nhân tố về cơ hội, các chuyên gia góp ý bổ sung thêm các nhân tố sau:
môi trường pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô và kiểm soát của nhà nước đối với hành
vi gian lận BCTC. Trên cơ sở gợi ý trên, luận án tiến hành tìm hiểu thêm ý nghĩa của
các nhân tố này như sau:
55

 Môi trường pháp lý


Hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm kiểm soát hành vi gian lận BCTC nói
chung và kiểm soát hành vi gian lận BCTC của các CTNY nói riêng được hiểu là
khung pháp lý cho hoạt động kiểm soát hành vi gian lận BCTC của các CTNY . Đó
chính là hệ thống Luật, chuẩn mực và những văn bản hướng dẫn về kế toán, kiểm
toán được ban hành, bao gồm cả hệ thống các văn bản về TTCK. Một hành lang
pháp lý đầy đủ và phù hợp, cùng với một chế tài xử phạt rõ ràng sẽ có ảnh hưởng
tích cực tới việc ngăn ngừa hành vi gian lận BCTC của các CTNY và ngược lại.
Ảnh hưởng này mang tính thuận chiều, theo đó, hành lang pháp lý chưa phù hợp và
đầy đủ có thể sẽ là cơ hội tạo ra hành vi gian lận BCTC CTNY. Các thuộc tính của
hành lang pháp lý gồm:

(1) Sự đầy đủ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Một hành lang pháp
lý đầy đủ, nghĩa là bảo đảm bao quát hết tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm soát,
điều chỉnh hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK

(2) Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực BCTC: Một hành lang pháp lý phù
hợp phải nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, không lạc hậu. Một hành lang pháp lý
càng phù hợp sẽ càng giúp cho việc kiểm soát hành vi gian lận BCTC của các CTNY
được tốt hơn.

(3) Chế tài xử phạt đối với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
có ý nghĩa rất quan trọng đối với kiểm soát hành vi gian lận. Khi có 1 chế tài đủ mạnh,
đủ sức răn đe thì các CTNY sẽ không còn dám thực hiện hành vi gian lận BCTC nữa
vì chế tài xử phạt gian lận còn lớn hơn nhiều so với lợi ích mà nó mang lại.

 Môi trường kinh tế vĩ mô


Môi trường kinh tế vĩ mô được coi là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động của các CTNY, từ đó có thể ảnh hưởng tới chất lượng
các BCTC. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi sẽ làm ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của CTNY. Điều này là động cơ gây ra
hành vi gian lận nhằm mục đích “làm đẹp” BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam hiện nay.
56

Môi trường kinh tế vĩ mô được đo lường bởi các tiêu chí:


(1) Mức độ lạm phát:

Lạm phát có thể là động cơ khiến cho các nhà đầu tư tìm cách thu hồi vốn cách
một cách nhanh nhất. Điều nay đã tạo sức ép lên các nhà lãnh đạo CTNY khiến cho họ
bất chấp cả việc thay đổi các số liệu trên BCTC để có thể bảo toàn được vốn đầu tư bỏ
ra. Do vậy, khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC là cao nếu CTNY có động cơ thu
hồi vốn nhanh bất thường do lạm phát.

(2) Mức độ bất ổn về an ninh, chính trị:

Tình hình an ninh, chính trị bất ổn có tác động tiêu cực làm cho các CTNY
không yên tâm trong hoạt động đầu tư kinh doanh của minh sẽ là cơ hội làm gia tăng
hành vi gian lận BCTC do xuất hiện động cơ thu hồi vốn nhanh.
(3) Mức độ thay đổi chính sách thuế

Sự thay đổi chính sách thuế một cách thường xuyên mà không có sự ổn định lâu
dài sẽ gây bất lợi cho việc kinh doanh của các CTNY, làm cho CTNY có những kế
hoạch kinh doanh ngắn hạn, bất thường, dễ phát sinh hành vi gian lận.

 Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC
Kiểm soát Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC của các CTNY là tập hợp
các hoạt động từ việc ban hành các văn bản vi phạm pháp luật cho đến việc thực hiện
giám sát, kiểm tra, thanh tra phát hiện những trường hợp vi phạm các nguyên tắc đã
được ban hành từ đó có biện pháp xử lý các vi phạm xảy ra, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng, minh bạch và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Nếu kiểm soát Nhà
nước đối với hành vi gian lận BCTC không tốt sẽ là cơ hội cho hành vi gian lận BCTC
có khả năng xảy ra cao hơn.

Kiểm soát nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
được đo lường bởi các tiêu chí sau:

(1) Tần suất thanh kiểm tra thường xuyên

(2) Cơ sở pháp lý chi tiết, đầy đủ

(3) Mức độ phát hiện hành vi gian lận BCTC

(4) Kế hoạch kiểm soát được thực hiện đầy đủ


57

 Nhân tố hành vi gian lận BCTC của các CTNY


“Hành vi gian lận BCTC là hành vi gian lận cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế,
tài chính nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh do một hay nhiều người trong HĐQT,
Ban giám đốc thực hiện làm ảnh hưởng đến BCTC”, (Elliot & Willingham, 1980,
VSA số 240; Albercht và cộng sự, 2012; Well, 2013; ACFE, 2014).

Để nhận diện khả năng xảy ra gian lận BCTC, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng
giá trị dồn tích có điều chỉnh (DA), tính toán, ước tính các giá trị NDA và DA của CTNY
theo mô hình gốc Jones (1991) . Hiện nay, chế độ kế toán quy định: kế toán doanh nghiệp
phải thực hiện dựa trên cơ sở dồn tích, tuy nhiên chế độ kế toán cũng đưa ra nhiều lựa
chọn linh hoạt liên quan tới việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Vì thế, nhà quản trị có thể
lợi dụng điểm này để thực hiện hành vi gian lận BCTC khi có những tác động lên các số
liệu trên BCTC làm thay đổi kết quả kinh doanh, điều chỉnh lợi nhuận. BCKQHĐKD
được lập trên cơ sở kế toán dồn tích trong khi BCLCTT được lập trên cơ sở tiền và không
thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch. Vì vậy, chênh lệch phát sinh giữa kết quả
hoạt động kinh doanh trên BCKQHĐKD và dòng tiền trong BCLCTT chính là phần lợi
nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong Báo cáo kết quả kinh doanh. Phần
chênh lệch này được gọi là phần giá trị dồn tích. Theo Kothari (2001) thì việc sử dụng các
mô hình xác định giá trị dồn tích có thể điều chỉnh là rất phổ biến trong đó phần dồn tích
có thể điều chỉnh thường được sử dụng như một khái niệm đồng nghĩa với điều chỉnh lợi
nhuận. Khi phân tích điều chỉnh lợi nhuận, DA được coi là một chỉ số đo lường chất
lượng thông tin tài chính công bố (Francis và cộng sự, 2005). Ngoài ra, Dechow và cộng
sự (2011) đã dùng chỉ số F- score để nhận diện khả năng xảy ra gian lận BCTC, F-score
lớn hơn giá trị 1 thì rủi ro BCTC có gian lận cao. Ngược lại, nếu F-score bé hơn giá trị 1
thì rủi ro BCTC có gian lận là thấp.

Tuy nhiên, để đo lường mức độ gian lận BCTC của các CTNY thì theo tìm hiểu
của tác giả chưa có nghiên cứu chính thức nào tại Việt Nam về vấn đề này. Qua việc
tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành thì mức độ gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam được đo lường qua các tiêu chí sau:

(1) Tần suất thực hiện hành vi gian lận BCTC

(2) Quy mô thực hiện hành vi gian lận BCTC

(3) Hình thức thực hiện tinh vi, khó phát hiện
58

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tần suất thực hiện hành vi gian lận BCTC
càng nhiều với quy mô thực hiện càng lớn và hình thức thực hiện càng tinh vi, khó
phát hiện thì mức độ gian lận BCTC càng cao.
Từ kết quả tổng hợp trên, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức với
biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC và 15 biến độc lập được tổng hợp trong bảng
3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam
Ký Số tiêu chí
Nhóm nhân tố Nhân tố
hiệu đo lường

I/ Nhóm nhân tố
1. Sự ổn định tài chính TC 5
động cơ/ áp lực 2. Áp lực từ bên thứ ba AL 3
(ĐCAL) 3. Mục tiêu tài chính MT 2
4. Đặc điểm BCTC và ngành nghề của CTNY NN 2
5. Chất lượng hệ thống KSNB KSNB 3
6. Quy mô CTNY QM 4
II/ Nhóm nhân tố 7. Đặc tính của HĐQT CTNY HĐQT 5
cơ hội (CH) 8. Môi trường pháp lý PL 3
9. Môi trường kinh tế vĩ mô KTVM 3
10. Kiểm toán độc lập KTĐL 2
11. Kiểm soát NN đối với hành vi gian lận BCTC KSNN 4
12. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ ĐĐ 4

III/ Nhóm nhân tố 13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ CM 4
thái độ (TĐ) 14. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ NT 3
15. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ CN 4

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả nghiên cứu định tính sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi và xây
dựng mô hình cho nghiên cứu kiểm định.
Trong khuôn khổ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận án tập
trung nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của
các CTNY trên TTCK Việt Nam dưới góc nhìn của KTV độc lập được chấp thuận
kiểm toán CTNY.
59

3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Thông qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh
vực TTCK - tài chính - kiểm toán, tác giả sử dụng kết quả đó để phát triển các thang
đo các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam là cơ sở đầu vào cho phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu
định lượng, tác giả sử dụng phương pháp thống kê và mô hình hồi quy để đánh giá sự
tác động của các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam.
Sự ổn định tài chính (H1)
Nhân tố
Áp lực từ bên thứ 3 (H2)
về động
Mục tiêu tài chính (H3) cơ/áp lực

Đặc điểm BCTC, ngành nghề và hoạt động


của CTNY (H4)

Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bô (H5)

Quy mô CTNY (H6)

Đặc tính của HĐQT CTNY (H7) Hành vi


Môi trường pháp lý (H8)
Nhân tố gian lận
về cơ hội báo cáo
Môi trường KTVM (H9)
tài chính
Kiểm toán độc lập (H10)

Kiểm soát của NN đối với hành vi gian lận


BCTC (H11)

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ


(H12)
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ
(H13) Nhân tố
Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ về thái độ
(H14)

Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ (H15)

Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu


60

Trên cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác
giả kế thừa mô hình nghiên cứu tam giác gian lận và mô hình bàn cân gian lận, để phát
triển mô hình nghiên cứu của luận án
Các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố tác động tới
hành vi gian lận BCTC. Cụ thể, Albrecht & Romney (1986), Heiman và cộng sự
(1996), Bell & Carcello(2000), Apstolou và cộng sự (2001), Gramling & Myres
(2003), Moyes và cộng sự (2005), Smith và cộng sự (2005), Mock & Turner (2005),
Gullkvist và Jokoppi (2012), Abulltif (2013), VSA số 240, ISA số 240 và phỏng vấn
các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực TTCK, tài chính - kế toán đã
chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân tố tác động tới hành vi gian lận
BCTC. Dựa trên mô hình nghiên cứu, giả thuyết thiết lập như sau:
H: Các nhân tố thuộc nhóm nhân tố áp lực/động cơ (ĐCAL), cơ hội (CH),
thái độ (TĐ) có tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam (GL).
Các nhân tố được lựa chọn khảo sát bao gồm 15 nhân tố (3 nhân tố áp lực/động
cơ, 8 nhân tố cơ hội, 4 nhân tố thái độ của nhà quản lý) với các tiêu chí đo lường trong
bảng 3.3 dưới đây. Các nhân tố này được đánh giá có tính phổ biến và quan trọng
thông qua kết quả của tổng quan nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, kết quả phỏng
vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán – tài chính - kế toán có nhiều kinh
nghiệm tại Việt Nam.
Bảng 3.3: Tổng hợp các tiêu chí đo lường các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
Nhóm Nhân tố Tiêu chí đo lường Nguồn

1. Tốc độ tăng trưởng tài sản bình Beasley, 1996; Skousen and Wright,
quân của 2 năm liền trước năm gian lận 2006

2. Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền Persons. 1995; Skousen and Wright,
từ hoạt động kinh doanh 2006
1. Sự ổn định
tài chính 3. Lỗ năm trước liền kề Lou & Wang, 2011
I/ Nhóm
4. Liên tục phát sinh dòng tiền âm Lou & Wang, 2011
nhân tố về
động cơ/ áp Persons, 1995; Skousen and Wright,
5. Tỷ lệ lãi gộp
lực 2006

Dechow và cộng sự, 1996 ; Lou & Wang,


6. Đòn cân nợ
2011
2. Áp lực từ
7. Khả năng tự tài trợ Dechow và cộng sự, 1996 ; Lou & Wang,
bên thứ ba
2011
8. Nhu cầu huy động vốn Dechow và cộng sự, 1996 ; Lou & Wang,
2011
61

Nhóm Nhân tố Tiêu chí đo lường Nguồn

3. Mục tiêu 9. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA Summers & Sweeney (1998)
tài chính 10. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Summers & Sweeney (1998)

4. Đặc điểm 11. Tính phức tạp của cơ cấu tổ chức


Skousen and Wright, 2006
BCTC và hoạt động của CTNY
hoạt động 12. Tính phức tạp của các khoản mục
Skousen and Wright, 2006
của CTNY trên BCTC CTNY

Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,


13. Môi trường kiểm soát
2006
5. Chất lượng
Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
hệ thống 14. Hệ thống thông tin
2006
KSNB
Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
15. Các hoạt động kiểm tra, giám sát
2006

16. Thời gian hoạt động của Công ty Lou & Wang (2011)

6. Quy mô 17. Quy mô vốn của Công ty Lou & Wang (2011)
CTNY 18. Quy mô khách hàng của Công ty Lou & Wang (2011)

19. Quy mô nhân viên của Công ty Lou & Wang (2011)

Xie và cộng sự (2003), Bradbury và


20. Quy mô HĐQT
cộng sự (2006)
II/ Nhóm
Chen và công sự (2006); Johari và cộng
nhân tố về 21. Số lượng thành viên HĐQT độc lập
sự (2008)
cơ hội
7. Đặc tính 22. Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên Carcello và cộng sự (2002), Xie và
của HĐQT môn về kế toán tài chính cộng sự (2003)

23. Sự kiêm nhiệm hai chức danh Tổng Agrawal và Chadha (2005), Efendi
giám đốc và chủ tịch HĐQT (2007), Smaili (2013)

24. Thành viên HĐQT có mối quan hệ


Ghazali & Weetman (2006), Matousi (2011)
thân tộc

25. Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực


Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
và chế độ kiểm toán

8. Môi trường 26. Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực


Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
pháp lý kế toán

27. Chế tài xử phạt và trách nhiệm của


Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
các bên liên quan

28. Mức độ lạm phát Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
9. Môi trường
29. Mức độ bất ổn về an ninh, chính trị Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
kinh tế vĩ mô
30. Mức độ thay đổi chính sách thuế Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia

10. Kiểm 31. CTNY được kiểm toán bởi Big 4 Fathi, 2013; Fakhfakh & Nasfi 2012;
62

Nhóm Nhân tố Tiêu chí đo lường Nguồn


toán độc lập Sahlan, 2011

Fathi, 2013; Fakhfakh & Nasfi 2012;


32. CTNY không được kiểm toán bởi Big 4
Sahlan, 2011

33. Tần suất thanh kiểm tra thường xuyên Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
11. Kiểm 34. Cơ sở pháp lý chi tiết đầy đủ Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
soát của NN
35. Mức độ phát hiện hành vi gian lận BCTC Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
đối với hành
vi gian lận 36. Kế hoạch kiểm soát được thực hiện
Phát triển mới từ phỏng vấn chuyên gia
đầy đủ

Loebbecke & cộng sự 1989; Skousen


37. BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật
and Wright, 2006

12. Chuẩn 38. BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống Loebbecke & cộng sự 1989; Skousen
mực đạo đức xa hoa and Wright, 2006
nghề nghiệp Loebbecke & cộng sự 1989; Skousen
39. BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền
của BGĐ and Wright, 2006

40. BGĐ tham vọng quá mức về kết Loebbecke & cộng sự 1989; Skousen
quả kinh doanh and Wright, 2006

41. Đào tạo đúng chuyên ngành Lou & Wang (2011)

13. Trình độ 42. Cập nhật kiến thức đầy đủ Lou & Wang (2011)
chuyên môn 43. Khả năng nghiên cứu, cập nhật
Lou & Wang (2011)
của BGĐ thông tin

44. Kinh nghiệm làm việc trong ngành Lou & Wang (2011)

Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,


45. Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp
2006
14. Nhận
thức, hiểu Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
III/ Nhóm 46. Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ
biết về pháp 2006
nhân tố về
luật
thái độ 47. Sự hiểu biết của BGĐ về các quy Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
định pháp lý hiện hành có liên quan 2006

48. Thái độ chính trực, khách quan, Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
công bằng 2006

15.Thái độ, Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,


49. BGĐ có hành vi khống chế KSNB
tính chuyên 2006
nghiệp của 50. BGĐ có bất đồng với KTV, hạn Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
BGĐ chế phạm vi kiểm toán 2006

51. BGĐ không có ý thức tuân thủ các Lou & Wang, 2011; Skousen and Wright,
nguyên tắc và quy định về nghề nghiệp 2006

Nguồn: kết quả tổng hợp của tác giả


63

3.2.2. Thiết kế câu hỏi khảo sát


3.2.2.1. Cơ sở thiết kế Bản câu hỏi khảo sát
Qua các hệ thống nghiên cứu, chủ yếu từ nước ngoài, có bổ sung mới phù hợp
với tình hình thực tế Việt Nam hiện nay, các nhân tố đã được xác định có tác động đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK đã được liệt kê ở chương 3. Việc
xác định các nhân tố này là cơ sở thiết kế Bản câu hỏi khảo sát các KTV những người
trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán, có thể đã từng kiểm toán ở các công ty
được xác định là có hành vi gian lận BCTC để đánh giá nhận thức của họ về các nhân
tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành vi gian lận BCTC các CTNY trên
TTCK Việt Nam hiện nay

3.2.2.2. Thiết kế bản câu hỏi khảo sát


Mục đích của cuộc khảo sát là để thu hồi ý kiến đánh giá của KTV về mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam hiện nay.
Nội dung bộ câu hỏi được chia làm 2 Mục:
Mục I: Thông tin cá nhân, bao gồm những câu hỏi chung liên quan đến đối
tượng khảo sát: 1. Họ tên (không bắt buộc phải trả lời); 2. Giới tính; 3. Nghề nghiệp;
4. Cơ quan công tác; 5. Số năm công tác.
Mục II. Câu hỏi khảo sát, chia làm 3 phần:
Phần 1: Gồm những câu hỏi chung về hành vi gian lận BCTC.
Phần 2: Chứa đựng nội dung chính của bộ câu hỏi, với các nhân tố được xác
định là có tác động tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY. Nội dung yêu cầu đối
tượng khảo sát cho biết đánh giá của họ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hành
vi gian lận BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Đối tượng được khảo sát
có thể khoanh vào 1 trong 5 lựa chọn, tương ứng với 5 mức độ ảnh hưởng, từ:
1. Rất thấp - 2. Thấp - 3. Bình thường - 4. Cao - 5. Rất cao.
Phần 3: Là những ý kiến bổ sung khác (nếu có) liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Chi tiết Bản câu hỏi khảo sát xin xem thêm Phụ lục 4.3. Bản câu hỏi khảo sát dành
cho KTV thuộc các CTKT độc lập được chấp thuận kiểm toán CTNY.
64

Kết quả khảo sát sau khi được tổng hợp, phân tích sẽ cho biết về sự phù hợp
của các nhân tố, cũng như đánh giá của đối tượng được khảo sát về mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

3.2.3. Thông tin về đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập số liệu
Mẫu nghiên cứu (đối tượng khảo sát được lựa chọn) để gửi phiếu khảo sát là
các KTV độc lập.
Lý do lựa chọn đối tượng khảo sát: Tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là các
KTV độc lập được chấp thuận kiểm toán CTNY trên TTCK Việt Nam vì các lý do sau
 Đề tài được tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động tới hành vi gian
lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam dưới góc nhìn của KTV được CTKT
chấp thuận, để làm cơ sở giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả quản
trị công ty, đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách ban hành các chính sách
kiểm soát hành vi gian lận BCTC phù hợp nhằm ngăn chặn hành vi gian lận BCTC của
CTNY trên TTCK Việt Nam một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu lực quản
lý của Nhà nước. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng khảo sát là các KTV được các
CTKT chấp thuận là phù hợp.

 KTV độc lập được chọn khảo sát được coi như các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm kiểm toán, bởi họ đã được các CTKT đề xuất và được UBCKNN chấp thuận kiểm
soát CTNY, điều này đảm bảo chất lượng đối tượng khảo sát đều là những người am hiểu
chuyên ngành và thực tế đã có kinh nghiệm nhiều năm kiểm toán BCTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam, có kinh nghiệm trong việc phát hiện gian lận trong các CTNY.

 Mục tiêu khảo sát là nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Đây là một vấn đề nhạy
cảm nên việc lựa chọn đối tượng khảo sát là KTV độc lập mà không phải là các đối
tượng liên quan đến CTNY nhằm để đảm bảo tính khách quan, tin cậy của kết quả
khảo sát.
Quy mô mẫu: thể hiện tính đại diện của tổng thể, các kiểm định thống kê hay hàm
thống kê có nhiều biến số thường phải lớn hơn 100 quan sát (Nguyễn Văn Thắng, 2015).
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu trong mô hình nghiên cứu là phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến.
- Đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA): kích thước mẫu tối thiểu là gấp
5 lần tổng số biến quan sát (N = 5 lần số biến), (Hair và cộng sự, 1998; Comrey, 1973;
65

Roger, 2006).
- Đối với phân tích hồi quy đa biến: kích thước mẫu tối thiểu cần đạt được
tính theo công thức là N=50 + 8*m (m: số biến độc lập), (Tabachnick và Fidell, 1996).
Dựa vào các công thức nêu trên, theo tính toán của tác giả thì quy mô mẫu tối
thiểu là 466 quan sát.
Thu thập dữ liệu: Tổng số phiếu khảo sát tác giả đã phát ra là 650 phiếu, dưới
2 hình thức sau:
- Gửi phiếu khảo sát qua mail: Tác giả tiến hành thiết kế phiếu khảo sát trên
phần mềm tổng hợp tự động của Google forms và gửi theo địa chỉ mail của các KTV
đã đăng ký trên trang web chính thức của Bộ Tài chính hoặc qua mối quan hệ bạn bè
cung cấp. Tổng số phiếu khảo sát thu hồi trên gửi đi là 397/500 phiếu hợp lệ.
- Gửi trực tiếp phiếu khảo sát tới đối tượng khảo sát là các KTVĐL làm việc
tại CTKT đủ điều kiện kiểm toán các CTNY thông qua các mối quan hệ của tác giả và
đến lớp học dành cho các KTV hành nghề hàng năm của Bộ tài chính. Tổng số phiếu
khảo sát thu hồi trên gửi đi là 88/150 phiếu hợp lệ.
Như vậy, tổng số phiếu khảo sát thu hồi được là 485 phiếu hợp lệ (chiếm
74,62%). Phiếu phản hồi có độ tin cậy cao và thể hiện đối tượng khảo sát có ý thức trả
lời cũng như hiểu sâu về các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Sau đó, khai báo và nhập dữ
liệu trên phần mềm SPSS. Kiểm định độ tin cậy của thang đo đối với các biến nhân tố
bằng chỉ số Cronbach Alpha. Cuối cùng đánh giá kết quả thống kê mô tả.

3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu


Phiếu khảo sát sau khi thu hồi về được kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp,
mã hóa dữ liệu, khai báo, nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 22 sau đó phân tích dữ
liệu nghiên cứu theo các bước sau:
Bước 1: Lượng hóa các tiêu chuẩn của từng nhóm nhân tố thông qua việc tính
các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
Bước 2: Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và hệ số tương quan
biến tổng. Hệ số Cronbach Alpha cho biết các biến quan sát đo lường một nhân tố có
thực sự phù hợp và tin cậy hay không. Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1)
Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6; và (2) Hệ số tương quan biến -tổng
của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Corrected Item - Total Corelation) (Nunnally &
Bernstein, 1994).
66

Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông
qua phần mềm xử lý SPSS 22 để loại bỏ tiêu chí quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn.
Các hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Trong
nghiên cứu này, nhằm nâng cao tính thiết thực và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu,
Tác giả chỉ lựa chọn những nhân tố có hệ số chuyển tải lớn hơn 0,5, Kaiser-Mayer-
Olkin (KMO) có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1) và tổng phương sai trích lớn hơn 0,5 để
đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu được từ kết quả phân tích EFA (Hair
& cộng sự, 1998)
Bước 4: Phân tích tương quan: Phân tích tương quan cho biết giữa các biến
nghiên cứu trong mô hình có quan hệ với nhau hay không. Nếu hệ số tương quan bằng
không thì có thể xem các biến là độc lập với nhau, hệ số tương quan khác không có thể
xem các biến có mối quan hệ với nhau.
Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua các hệ
số hồi quy.
Phương trình hồi quy đa biến của mô hình nghiên cứu có dạng:
GL = α+ β1TC + β2AL + β3MT + β4NN + β5KSNB + β6QM + β7HĐQT +β8PL +
β9KTVM + β10KTĐL +β11KSNN + β12DĐ +β13CM +β14NT +β15CN + ei
Trong đó:
AL: Áp lực từ bên thứ ba
CM: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ
CN: Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ
ĐĐ: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ
ei: Sai số ngẫu nhiên
GL: Hành vi gian lận BCTC
HĐQT: Đặc tính của HĐQT CTNY
KSNB: Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNN: Kiểm soát NN đối với hành vi gian lận BCTC
KTĐL: Kiểm toán độc lập
KTVM: Môi trường kinh tế vĩ mô
MT: Mục tiêu tài chính
NN: Đặc điểm BCTC và ngành nghề của CTNY
67

NT: Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ


PL: Môi trường pháp lý
QM: Quy mô CTNY
TC: Sự ổn định tài chính
α: Hệ số chặn

βi: Hệ số hồi quy riêng tương ứng với biến độc lập
68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận án tập trung vào xây dựng giả thuyết khoa học và phương
pháp nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất
với 3 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố về động cơ/áp lực (gồm 3 nhân tố); nhóm nhân tố
về cơ hội (gồm 8 nhân tố) và nhóm nhân tố về thái độ (gồm 4 nhân tố) cùng với 51
tiêu chí đo lường. Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và
đánh giá các kết quả thu được trên nhiều góc độ khác nhau; các giả thuyết về mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam được đề xuất. Ngoài việc xây dựng mô hình hồi quy bội, trong chương này
cũng mô tả chi tiết cách thức tiến hành phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu theo
trình tự khoa học nhằm thu được kết quả đáng tin cậy cho nghiên cứu.
69

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả thông tin nhân khẩu học của đối tượng khảo sát
Các thông tin nhân khẩu học của các KTV tham gia khảo sát gần như không có
sự khác biệt lớn (Phụ lục 4.1 ).
Thứ nhất là, giới tính của KTV tham gia khảo sát: tỷ lệ nam và nữ tham gia
khảo sát tương đối giống nhau (xấp xỉ 50% nữ và 50% nam).
Thứ hai là, số năm công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất xấp xỉ 51%,
từ 11 đến 15 năm chiếm 32,4%, trên 15 năm chiếm 13,9% còn dưới 5 năm kinh
nghiệm chỉ chiếm 2,1%.
Như vậy, với số lượng các đối tượng khảo sát trung bình trên 5 năm kinh
nghiệm chiếm tỷ lệ lớn hơn 90% và số lượng KTV có kinh nghiệm trong việc phát
hiện gian lận chiếm 76,7% thì việc khảo sát các KTV này để đưa ra nhận định về mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam là đáng tin cậy cho kết quả nghiên cứu của Luận án.
4.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả
 Đối với hình thức thực hiện hành vi gian lận BCTC, hình thức khai khống lợi
nhuận/tài sản chiếm giá trị trung bình cao nhất là 2,91 điểm so với hai hình thức thực hiện
gian lận BCTC còn lại. Trong đó, hình thức điều hòa lợi nhuận/tài sản là 2,85 điểm và hình
thức gian lận ít phổ biến trong lập BCTC là khai giảm lợi nhuận/tài sản (2,74 điểm).
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các hình thức thực hiện hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
Các hình thức gian lận BCTC Số quan sát NN LN TB Độ lệch chuẩn

Khai khống lợi nhuận/ tài sản 485 1 5 2,91 0,97

Khai giảm lợi nhuận/tài sản 485 1 5 2,74 0,93

Điều hòa lợi nhuận/tài sản 485 1 4 2,85 0,86

Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả


70

Để thực hiện hành vi gian lận BCTC, các CTNY thường sử dụng các khoản
mục trong các báo cáo khác nhau trong BCTC để thực hiện hành vi gian lận.
Đối với BCĐKT, Đây là BCTC thường bị lạm dụng nhiều nhất để thực hiện
hành vi gian lận. Vì thế, đa số các khoản mục trong BCĐKT được sử dụng để thực
hiện hành vi gian lận, có điểm giá trị trung bình cao. Khoản phải thu (3,17 điểm),
hàng tồn kho (3,37 điểm), khoản mục đầu tư tài chính (3,74 điểm), TSCĐ (3,72
điểm), vốn chủ sở hữu (3,74 điểm), nợ phải trả (3,51 điểm). Tiền và các khoản tương
đương là khoản mục ít phổ biến nhất để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC
(2,73 điểm).

Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả về các khoản mục thường sử dụng để thực
hiện hành vi gian lận trong BCĐKT
Số quan Độ lệch
Các khoản mục trong BCĐKT NN LN TB
sát chuẩn
Tiền và các khoản tương đương tiền 485 1 4 2,73 0,83
Khoản phải thu 485 1 5 3,17 0,94
Hàng tồn kho 485 1 5 3,37 0,99
TSCĐ 485 1 5 3,72 0,96
Các khoản đầu tư tài chính 485 1 4 3,74 0,71
Nợ phải trả 485 1 5 3,51 0,62
Vốn chủ sở hữu 485 1 5 3,74 0,83
Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Để thực hiện hành vi gian lận đối với các khoản mục trên BCĐKT, các CTNY
thực hiện các cách thức gian lận cụ thể đối với từng khoản mục. Các công ty thường
thực hiện phân loại sai công nợ sang vốn chủ sở hữu (3,53 điểm), khai khống giá trị
tài sản thông qua các ước tính kế toán (3,48 điểm). BGĐ có thể hoãn hoặc không
trích các khoản dự phòng thông qua các ước tính kế toán như các khoản dự phòng nợ
phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán, dự phòng giảm
giá HTK hoặc hoãn trích khấu hao TSCĐ. Tiếp theo, Khai khống tài sản thông qua
vốn hóa chi phí có điểm trung bình là 3,19 điểm và khai khống giá trị tài sản mua
với điểm trung bình là 3,45 điểm. Ghi nhận công nợ thông qua chuyển chuyển công
nợ phải trả sang bên liên quan và bỏ sót công nợ (3,48 điểm). Cuối cùng, giả mạo tài
sản là 3,35 điểm.
71

Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả hình thức gian lận đối với khoản mục trong
bảng cân đối kế toán
Các cách thức gian lận đối với khoản mục Số quan Độ lệch
NN LN TB
trong BCĐKT sát chuẩn

Giả mạo tài sản 485 1 5 3,35 0,96

Khai khống tài sản thông qua vốn hóa chi phí 485 1 5 3,19 0,98

Khai khống tài sản thông qua các ước tính kế toán 485 1 5 3,48 0,96

Khai khống giá trị tài sản mua vào 485 1 4 3,45 0,75

Bỏ sót công nợ 485 1 5 3,48 0,89

Ghi nhận công nợ thông qua chuyển công nợ


485 1 5 3,48 0,92
phải trả sang bên liên quan

Phân loại sai công nợ sang vốn chủ sở hữu 485 1 4 3,52 0,74

Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả

Đối với BCKQHĐKD, kết quả thống kê trong bảng 4.4 dưới đây cho biết các
khoản mục trong BCTC này được các CTNY thường sử dụng để thực hiện hành vi
gian lận BCTC với điểm trung bình đều lớn hơn 3. Trong đó thấp nhất là khoản mục
giá vốn hàng bán có điểm trung bình thấp nhất là 3,04 điểm
Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các khoản mục thường sử dụng để thực hiện
hành vi gian lận trong BCKQHĐKD
Số quan Độ lệch
Các khoản mục trong BCKQHĐKD NN LN TB
sát chuẩn

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 485 1 5 3,24 0,96

Doanh thu từ hoạt động tài chính 485 1 5 3,50 0,97

Giá vốn hàng bán 485 1 5 3,04 0,93

Chi phí bán hàng 485 1 4 3,34 0,85

Chí phí quản lý doanh nghiệp 485 1 4 3,34 0,82

Chi phí hoạt động tài chính 485 1 5 3,47 0,96

Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả


72

Để thực hiện hành vi gian lận đối với các khoản mục trên BCKQKD, các
CTNY tiến hành thực hiện các hình thức gian lận phổ biến sau (bảng 4.5):

Với mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận theo hình thức khai khống lợi nhuận, các
CTNY tiến hành khai khống doanh thu và khai giảm chi phí. Đối với khoản mục
doanh thu, đặc biệt DTBH và cung cấp dịch vụ là khoản mục phổ biến để các CTNY
thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận bằng các cách thức gian lận phức tạp và đa
dạng. Cụ thể, ghi nhận sớm doanh thu thông qua ước tính kế toán là hình thức gian lận
phổ biến với mức điểm trung bình cao nhất là 3,28 điểm. Tiếp theo, các hình thức gian
lận cố tình ghi nhận sớm doanh thu như: ghi sai niên độ kế toán (3,15 điểm), dưới hình
thức ký kết hợp đồng bán hàng kèm theo điều khoản đặc biệt (3,2 điểm), khách hàng
ứng trước tiền hàng (3,05 điểm), xuất hóa đơn nhưng chưa giao hàng (3,23 điểm),
thông qua hệ thống phân phối (3,15 điểm). Giả mạo doanh thu với bên liên quan/khách
hàng (3,2 điểm), khai khống giá trị hàng bán thông qua cho khách hàng/bên thứ ba
(3,25 điểm). Cuối cùng, các giao dịch bán và tái mua tài sản (nguyên vật liệu, hàng
hóa và dịch vụ) với bên liên quan (3,04 điểm) là cách thức gian lận ít thực hiện đối với
các khoản mục trong BCKQHĐKD.

Cách thức gian lận đối với hành vi khai giảm khoản mục chi phí là thông qua
ước tính kế toán (mức giá trị trung bình là 3,31 điểm). Kết quả này hoàn toàn trùng
khớp với kết quả thống kê mô tả liên quan hành vi khai tăng giá trị tài sản trong
BCĐKT. Các khoản dự phòng bị hoãn hoặc không lập dự phòng giúp cho các CTNY
có thể tăng giá trị tài sản trên BCĐKT và giảm chi phí liên quan nhằm tăng lợi nhuận
trên BCKQHĐKD. Tiếp theo, ghi nhận chi phí sai niên độ kế toán đứng vị trí thứ hai
trong tính phổ biến của hành vi gian lận đối với khoản mục chi phí. Ghi nhận chi phí
phát sinh sai niên độ thường kết hợp với gian lận liên quan ghi nhận doanh thu sai niên
độ. Các CTNY ghi nhận trước doanh thu không tương ứng với chi phí phát sinh mà
hạch toán chi phí sang năm sau để tăng lợi nhuận của năm hiện tại. Hình thức gian lận
này được KTV đánh giá mức phổ biển là 3,24 điểm. Cuối cùng, bỏ sót chi phí phát
sinh với mức điểm trung bình 3,22 điểm có thể là hành vi ít tác động phổ biến hơn tới
gian lận trong lập BCKQHĐKD của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Như vậy, hành
vi khai giảm chi phí là hành vi gian lận phổ biến tác động việc điều chỉnh số liệu trong
lập BCTC.
73

Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả về hình thức gian lận đối với khoản mục
trong BCKQHĐKD
Các cách thức gian lận đối Số quan Độ lệch
NNT LN TB
với khoản mục trong BCKQHĐKD sát chuẩn
Giả mạo doanh thu 485 1 5 3,04 0,94
Giao dịch mua bán lòng vòng tài sản 485 1 5 3,15 0,96
Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức hợp đồng bán
485 1 5 3,20 0,99
hàng kèm theo điều khoản đặc biệt
Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức khách hàng ứng
485 1 5 3,05 0,97
trước tiền hàng
Ghi nhận sớm doanh thu thông qua hình thức phân phối 485 1 5 3,23 0,95
Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức trước khi giao hàng 485 1 5 3,28 0,94
Ghi nhận sớm doanh thu thông qua ước tính kế toán 485 1 5 3,20 0,88
Khai khống doanh thu thông qua khống giá trị hàng bán 485 1 5 3,15 0,79
Vốn hóa chi phí 485 1 5 3,25 0,86
Bỏ sót chi phí 485 1 5 3,31 0,98
Ghi giảm chi phí thông qua ước tính kế toán 485 1 5 3,24 0,98
Ghi nhận chi phí sai niên độ 485 1 5 3,22 0,98
Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Đối với BCLCTT, kết quả khảo sát trong bảng 4.6 dưới đây cho thấy các cách
thức gian lận liên quan phân loại sai luồng tiền trong BCLCTT đều ở dưới mức trung
bình thấp trên 3 điểm. Như vậy, BCLCTT có tác động tới hành vi gian lận BCTC.
Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả các cách thức gian lận trong BCLCTT
Số quan Độ lệch
Gian lận trong BCLCTT NN LN TB
sát chuẩn
Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt động đầu tư
485 2 5 3,45 0,99
sang hoạt động kinh doanh
Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt động tài
485 2 5 3,30 0,73
chính sang hoạt động KD
Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Đối với TMBCTC, kết quả khảo sát trong bảng 4.7 cho thấy cách thức gian lận
phổ biến nhất trên TMBCTC là không khai báo hoặc không khai báo đầy đủ các giao
dịch của các bên liên quan (3,82 điểm). Tiếp theo, không công bố những thay đổi
74

chính sách kế toán (3,7 điểm), không công bố đầy đủ các sự kiện sau ngày khóa sổ
(3,65 điểm) và không khai báo tài sản và nợ tiềm tàng (3,59 điểm) là cách thức thực
hiện hành vi gian lận BCTC ít phổ biến hơn của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả về các cách thức gian lận trong TMBCTC
Số quan Độ lệch
Gian lận trong TMBCTC NN LN TB
sát chuẩn
Không khai báo công nợ tiềm tàng 485 2 5 3,59 0,98
Không công bố đầy đủ các sự kiện sau ngày khóa sổ 485 2 5 3,65 0,88
Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ các giao dịch
485 2 5 3,82 0,98
của bên liên quan
Không công bố các thay đổi chính sách kế toán 485 2 5 3,70 0,89
Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Đối với nhân tố hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
về tiêu chí đánh giá. Kết quả khảo sát trong bảng 4.8 dưới đây cho thấy tiêu chí dùng
để đo lường mức độ gian lận BCTC của các CTNY thường dựa theo tiêu chí Quy mô
thực hiện hành vi gian lận BCTC (4,71 điểm); Hình thức thực hiện tinh vi, khó phát
hiện là phổ biến (4,48 điểm) và cuối cùng là tiêu chí Tần suất thực hiện hành vi gian
lận (4,17 điểm).
Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả tiêu chí đo lường mức độ gian lận BCTC
của các CTNY
Tiêu chí đánh giá Số quan sát NN LN TB Độ lệch chuẩn
Tần suất thực hiện hành vi gian lận BCTC 485 1 5 4,17 0,62
Quy mô thực hiện hành vi gian lận BCTC 485 1 5 4,71 0,77
Hình thức thực hiện tinh vi, khó phát hiện 485 1 5 4,48 0,71
Valid N (listwise) 485

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo


Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo, các chỉ số Cronbach’s Alpha đều
lớn hơn 0,8 chứng tỏ các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy đo lường tính phổ biến của các
hình thức, cách thức và khoản mục dễ bị gian lận trong lập BCTC, các nhân tố tác động
đến hành vi gian lận BCTC của các CTNT trên TTCK Việt Nam (Phụ lục 4.3).
75

4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam
4.3.1. Kết quả thống kê mô tả
Dựa trên kết quả phân tích bảng 4.9 cho thấy các chỉ tiêu giá trị trung bình
(mean) và độ lệch chuẩn (Std. Deviation) của các nhân tố đều có giá trị cao, đều đó
cho thấy các nhân tố có tác động nhiều đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam.

Bảng 4.9: Lượng hóa các tiêu chuẩn của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi gian lận BCTC của các CTNY.
Số Đô
Nhỏ Lớn Trung
Nhân tố Mã nhân tố quan lệch
nhất nhất bình
sát chuẩn
I. Nhóm nhân tố động cơ/áp lực
1. Sự ổn định tài chính TC 485 2 5 3,67 0,93
2. Áp lực từ bên thứ ba AL 485 2 5 3,36 0,95
3. Mục tiêu tài chính MT 485 2 5 4,01 0,97
II. Nhóm nhân tố cơ hội
4. Đặc điểm BCTC, ngành nghề của CTNY NN 485 2 5 3,64 0,96
5. Chất lượng hệ thống KSNB KSNB 485 2 5 3,49 0,86
6. Quy mô CTNY QM 485 2 5 3,53 0,80
7. Đặc tính của HĐQT CTNY HĐQT 485 2 5 3,67 0,83
8. Môi trường pháp lý PL 485 2 5 3,44 0,96
9. Môi trường kinh tế vĩ mô KTVM 485 2 5 3,44 0,82
10. Kiểm toán độc lập KTĐL 485 2 5 3,54 0,97
11. Kiểm soát NN đối với hành vi gian lận KSNN 485 2 5 3,63 0,93
III. Nhóm nhân tố thái độ
12. Chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp của BGĐ ĐĐ 485 2 5 3,43 0,93
13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ CM 485 2 5 3,59 0,86
14. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của
NT 485 2 5 3,84 0,77
BGĐ
15. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ CN 485 2 5 3,69 0,81

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


76

Cụ thể như sau:


Đối với nhóm nhân tố áp lực/động cơ: Áp lực từ sự ổn định tài chính (3,67
điểm). và áp lực từ bên thứ 3 (3,36 điểm); áp lực từ mục tiêu tài chính (4,01 điểm) là
ba nhân tố tác động nhiều đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam. Cụ thể, áp lực liên quan đạt được mục tiêu tài chính như mục tiêu lợi
nhuận, doanh thu do BQT áp đặt đối với BGĐ nhằm đạt được mục tiêu đã đạt ra
trong năm là áp lực lớn nhất đối với BGĐ thực hiện điều chỉnh số liệu trên BCTC.
Tiếp theo, đối với công ty chuẩn bị lên sàn hoặc dự định phát hành thêm cổ phiếu thì
áp lực hoàn thành thủ tục yêu cầu niêm yết hoặc niêm yết bổ sung cổ phiếu là
nguyên nhân phổ biến để BGĐ điều chỉnh số liệu trên BCTC. Áp lực thứ ba phổ biến
là kết quả hoạt động kinh doanh của các CTNY bị lỗ. Vì theo quy định của UBCK,
các CTNY có kết quả kinh doanh lỗ thì bị đưa vào diện cảnh báo và bị hủy niêm yết
nếu 3 năm liền hoạt động kinh doanh không có lãi. Ngoài ra, các áp lực liên quan kỳ
vọng của cộng đồng đầu tư, BGĐ về báo cáo thường niên hay thu nhập của BQT và
BGĐ liên quan kết quả hoạt động kinh doanh và áp lực về tăng trưởng cũng là động
cơ để các CTNY trên TTCK Việt Nam thực hiện hành vi gian lận BCTC
Đối với nhóm nhân tố cơ hội, nhân tố về đặc điểm BCTC, ngành nghề và hoạt
động của CTNY có mức điểm trung bình là 3,64 điểm. Nhân tố này cho thấy, thông tin
trên BCTC tồn tại nhiều ước tính kế toán như các khoản lập dự phòng (dự phòng nợ
phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán, dự phòng giảm
giá HTK, dự phòng bảo hành sản phẩm), các khoản trích khấu hao TSCĐ, các giao
dịch của các bên liên quan thông qua các kỹ thuật chuyển lỗ, chuyển nợ sang bên thứ
ba/các SPE hay xuất hiện các nghiệp vụ bất thường hoặc phức tạp phát sinh gần thời
điểm kết thúc niên độ kế toán là cơ hội thuận lợi để các CTNY thực hiện hành vi gian
lận BCTC nếu không đạt được mục tiêu doanh thu vào thời điểm cuối năm. Tiếp đến
là nhân tố Chất lượng KSNB là 3,49 điểm, đặc tính của HĐQT (3,67 điểm), quy mô
CTNY (3,53 điểm), môi trường pháp lý và môi trường kinh tế vĩ mô (3,44 điểm),
Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam là 3,63 điểm và nhân tố kiểm toán độc lập là 3,54 điểm.
Đối với nhóm nhân tố thái độ, các nhân tố thuộc nhóm này cũng đều là các
nhân tố phổ biến để các CTNY trên TTCK Việt Nam thực hiện hành vi gian lận
BCTC. Cụ thể, chuẩn mực đạo đức nghề nghiêp của BGĐ là 3,43 điểm, nhận thức
hiểu biêt về pháp luật của BGĐ là 3,84 điểm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
77

BGĐ là 3,59 điểm và thái độ, tính chuyên nghiệp là 3,69 điểm. Kết quả khảo sát cho
thấy 15 nhân tố tác động đều có ý nghĩa thống kê đối với hành vi gian lận BCTC.

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
Để kiểm định độ tin cậy của thang đo 15 nhân tố trong mô hình nghiên cứu
đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến
tổng. Hệ số Cronbach Alpha cho biết các biến quan sát đo lường một nhân tố có thực
sự phù hợp và tin cậy hay không. Hệ số tương quan biến tổng cho biết một biến quan
sát trong nhân tố có thực sự đo lường đúng khái niệm nghiên cứu hay không. Theo
Hair và cộng sự (2006) thì kiểm định sự tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô
hình nghiên cứu được xem là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện sau: Hệ số Cronbach
Alpha >0,6 và Hệ số tương quan biến tổng >0,3.
Kết quả thu được như sau:
1. Sự ổn định tài chính (TC)
Thang đo nhân tố sự ổn định tài chính trong mô hình nghiên cứu này được đo
lường bằng 5 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích tại bảng 4.11 cho thấy các hệ
số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất với biến tỷ lệ lãi gộp bằng 0,351)
và hệ số Cronbach Alpha cho 5 biến quan sát là α = 0,768 lớn hơn 0,6. Mặt khác, việc
loại bất kỳ biến nào trong các biến quan sát cũng không thể làm tăng hệ số Cronbach
Alpha, hay việc loại biến không làm tăng độ tin cậy của thang đo. Điều đó chứng tỏ
rằng 5 biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố sự ổn định tài chính là đảm
bảo tính tin cậy và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố sự ổn định tài chính
Hệ số Tương
Cronbach Alpha
Biến quan sát Cronbach quan biến
nếu loại biến
Alpha tổng
Tốc độ tăng TS bình quân của 2 năm liền trước năm
0,747 0,715
gian lận
Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động
α= 0,768 0,674 0,741
kinh doanh
N=5
Lỗ năm trước liền kề 0,714 0,729
Liên tục phát sinh dòng tiền âm 0,692 0,745
Tỷ lệ lãi gộp 0,775 0,700

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


78

2. Áp lực từ bên thứ ba (AL)


Về mặt lý thuyết trong mô hình nghiên cứu này tác giả thiết lập từ 3 biến quan
sát: áp lực từ đòn cân nợ, từ khả năng tự tài trợ và từ nhu cầu huy động vốn để đo
lường nhân tố “Áp lực từ bên thứ ba”. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho
thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3, hệ số
Cronbach Alpha là α = 0,754 lớn hơn 0,6 (bảng 4.11). Điều đó cho thấy nhân tố Áp
lực từ bên thứ ba được đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập đạt giá trị tin cậy
và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực từ bên thứ ba
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Áp lực từ đòn cân nợ 0,886 0,513
α = 0,754
Áp lực từ khả năng tự tài trợ 0,750 0,806
N =3
Áp lực từ nhu cầu huy động vốn 0,819 0,661

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


3. Mục tiêu tài chính (MT)
Nhân tố mục tiêu tài chính trong mô hình nghiên cứu được thiết lập từ 2 biến
quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach
Alpha lớn hơn 0,6 (α = 0,735), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng
4.12). Điều đó cho thấy nhân tố mục tiêu tài chính được đo lường bằng các biến quan
sát đã được thiết lập đảm bảo tính tin cậy và phù hợp.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mục tiêu tài chính
Biến quan sát Hệ số Cronbach Alpha Tương quan biến tổng
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) α = 0,735 0,884
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) N=2 0,895

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


4. Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY (NN)
Nhân tố đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY trong mô hình
nghiên cứu được thiết lập từ 2 biến quan sát khác nhau là tính phức tạp trong lĩnh vực
ngành nghề kinh doanh và tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC của CTNY.
Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (a
79

= 0,784), các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (bảng 4.13). Điều đó cho
thấy đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY được đo lường bằng 2 biến
quan sát đã được thiết lập đảm bảo tính tin cậy và phù hợp.

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc điểm BCTC và
ngành nghề hoạt động của CTNY
Hệ số Cronbach Tương quan
Biến quan sát
Alpha biến tổng
Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của CTNY α =0,784 0,906
Tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC của CTNY N=2 0,908

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


5. Chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)
Nhân tố chất lượng hệ thống KSNB được tác giả thiết lập 3 biến quan sát. Kết
quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu (bảng 4.14) cho thấy, hệ số Cronbach Alpha =
0,576 nhỏ hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát là môi trường
kiểm soát, hệ thống thông tin và các hoạt động kiểm tra, giám sát của BGĐ đều lớn
hơn 0,3. Cần xem xét nếu loại biến “Các hoạt động kiểm tra, giám sát” ra khỏi thang
đo của nhân tố chất lượng hệ thống KSNB trong mô hình nghiên cứu thì hệ số
Cronbach Alpha sẽ tăng lên thành 0,751 > 0,6 (đáp ứng được độ tin cậy của thang đo).
Như vậy, cần phải loại biến “Các hoạt động kiểm tra, giám sát” để nhân tố chất lượng
hệ thống KSNB là đảm bảo tính tin cậy cần thiết và phù hợp.
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chất lượng
hệ thống KSNB
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Môi trường kiểm soát 0,833 0,202
α = 0,576
Hệ thống thông tin 0,795 0,316
N=3
Các hoạt động kiểm tra, giám sát 0,563 0,751

(Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


6. Quy mô CTNY (QM)
Trong mô hình lý thuyết thang đo “Quy mô CTNY” được xây dựng từ 4 biến
quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach
Alpha lớn hơn 0,6 (a =0,790), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát
đều lớn hơn 0,3 (bảng 4.15). Mặt khác, việc loại bất kỳ biến nào trong các biến quan
80

sát cũng không thể làm tăng hệ số Cronbach Alpha. Điều đó cho thấy nhân tố “Quy
mô CTNY” được đo lường bằng bốn biến quan sát được thiết lập là đảm bảo tính tin
cậy và phù hợp.
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố quy mô CTNY
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Thời gian hoạt động của Công ty 0,848 0,682
Quy mô vốn của Công ty α =0,790 0,759 0,756
Quy mô khách hàng của Công ty N=4 0,800 0,735
Quy mô nhân viên của Công ty 0,745 0,780

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


7. Đặc tính của hội đồng quản trị (HĐQT)
Về mặt lý thuyết trong mô hình nghiên cứu này tác giả thiết lập từ 5 biến quan sát:
quy mô HĐQT; số lượng thành viên HĐQT độc lập; Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên
môn về kế toán tài chính; Sự kiêm nhiệm hai chức danh tổng giám đốc và chủ tịch
HĐQT; Số lượng thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc để đo lường nhân tố Đặc
tính của HĐQT. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach Alpha
là α = 0,730 lớn hơn 0,6. Các biến quan sát quy mô HĐQT; số lượng thành viên HĐQT
độc lập; Sự kiêm nhiệm hai chức danh tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT; Số lượng thành
viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc và Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế
toán tài chính và có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Điều đó cho thấy nhân tố
“Đặc tính của HĐQT CTNY” được đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập đạt giá trị
tin cậy và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố đặc tính của HĐQT
Tương Cronbach
Hệ số Cronbach
Biến quan sát quan biến Alpha nếu
Alpha
tổng loại biến
Quy mô HĐQT 0,686 0,679
Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT 0,703 0,686
α = 0,730
Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính 0,702 0,687
N=5
Sự kiêm nhiệm hai chức danh Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT 0,656 0,694
Thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc 0,728 0,674

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


81

8. Môi trường pháp lý (PL)


Thang đo nhân tố môi trường pháp lý trong mô hình nghiên cứu này được đo
lường bằng 3 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích tại bảng 4.17 cho thấy các hệ
số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha cho 3 biến quan sát
là α = 0,831 lớn hơn 0,6. Kết quả này cho biết khi loại bất kỳ biến nào trong các biến
quan sát cũng không làm tăng hệ số Cronbach Alpha, hay việc loại biến không làm
tăng độ tin cậy của thang đo đo lường. Điều đó chứng tỏ rằng 3 biến quan sát được
thiết lập để đo lường nhân tố môi trường pháp lý là đảm bảo tính tin cậy và phù hợp để
đo lường một khái niệm nghiên cứu.

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường pháp lý
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực và
0,877 0,760
chế độ kiểm toán
Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực α =0,831
0,893 0,703
kế toán N=3
Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các
0,824 0,829
bên liên quan

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


9. Môi trường kinh tế vĩ mô (KTVM)
Trong mô hình nghiên cứu, thang đo Môi trường kinh tế vĩ mô được xây
dựng từ 3 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu (bảng
4.18) cho thấy các hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát là mức độ lạm
phát, mức độ ổn định về an ninh, chính trị và mức độ thay đổi chính sách thuế đều
lớn hơn 0,3, nhưng hệ số Cronbach Alpha = 0,376 nhỏ hơn 0,6 (không đảm bảo độ
tin cậy của thang đo). Tuy nhiên, nếu loại biến “Mức độ thay đổi chính sách thuế”
ra khỏi thang đo của nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô trong mô hình nghiên cứu thì
hệ số Cronbach Alpha sẽ tăng lên thành 0,880 > 0,6 (đáp ứng được độ tin cậy của
thang đo). Vì thế, cần phải loại biến “Mức độ thay đổi chính sách thuế” để đảm bảo
cho các biến quan sát dùng đo lường nhân tố Môi trường kinh tế vĩ mô đảm bảo
tính tin cậy và phù hợp.
82

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố môi trường KTVM
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Mức độ lạm phát 0,709 -0,428
α = 0,376
Mức độ ổn định về an ninh, chính trị 0,558 -0,589
N=3
Mức độ thay đổi chính sách thuế 0,522 0,880
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS
10. Kiểm toán độc lập (KTĐL)
Thang đo Kiểm toán độc lập trong mô hình nghiên cứu này được đo lường bằng 2
biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích tại bảng 4.19 cho thấy, các hệ số tương quan
biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha cho 2 biến quan sát là α = 0,775 lớn
hơn 0,6. Điều đó chứng tỏ rằng 2 biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố Kiểm
toán độc lập là đảm bảo tính tin cậy và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm toán độc lập
Biến quan sát Hệ số Cronbach Alpha Tương quan biến tổng
Big 4 α =0,775 0,904
Non Big 4 N=2 0,904

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


11. Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC (KSNN)
Về mặt lý thuyết trong mô hình nghiên cứu này, tác giả thiết lập từ 4 biến quan sát
khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu (bảng 4.20) cho thấy, hệ số Cronbach
Alpha là α = 0,784 lớn hơn 0,6. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn
hơn 0,3. Điều đó cho thấy nhân tố Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lận
BCTC được đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập đạt giá trị tin cậy và phù hợp.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kiểm soát của Nhà
nước đối với hành vi gian lận BCTC
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Tần suất thanh kiểm tra thường xuyên 0,862 0,702
Cơ sở pháp lý chi tiết, đầy đủ α =0,784 0,573 0,736
Mức độ phát hiện hành vi gian lận BCTC N=4 0,528 0,755
Kế hoạch kiểm soát được thực hiện đầy đủ 0,883 0,731

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


83

12. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ (ĐĐ)
Thang đo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ trong mô hình nghiên cứu
được đo lường bằng 4 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích tại bảng 4.20 cho
thấy, các hệ số tương quan biến tổng đối với tất cả các biến đều lớn hơn 0,3 và hệ số
Cronbach Alpha cho 4 biến quan sát là α = 0,796 lớn hơn 0,6. Điều đó chứng tỏ rằng,
bốn biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
là đảm bảo tính tin cậy và phù hợp.
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp của BGĐ
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật 0,908 0,688
BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa α =0,796 0,605 0,756
BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền N=4 0,464 0,811
BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh 0,915 0,704

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ (CM)


Trong mô hình nghiên cứu, thang đo Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ
được xây dựng từ 4 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
(bảng 4.22) cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (a =0,780), các hệ số tương
quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Điều đó chứng tỏ rằng các biến
quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ
là đảm bảo tính tin cậy và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.

Bảng 4.22: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của BGĐ
Cronbach
Hệ số Cronbach Tương quan
Biến quan sát Alpha nếu loại
Alpha biến tổng
biến
Đào tạo đúng chuyên ngành 0,913 0,687
Cập nhật kiến thức đầy đủ α= 0,780 0,586 0,771
Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin N=4 0,500 0,765
Kinh nghiệm làm việc trong ngành 0,920 0,680

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


84

14. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ (NT)
Thang đo Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ được xây dựng từ ba
biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu (bảng 4.23) cho
thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (a =0,702), các hệ số tương quan biến tổng
của ba biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Điều đó cho thấy nhân tố Nhận thức, hiểu
biết về pháp luật của BGĐ được đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập đạt
giá trị tin cậy và phù hợp.
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Nhận thức, hiểu biết về
pháp luật của BGĐ
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp 0,595 0,766
α = 0,702
Ý thức tuân thủ luật pháp của BGĐ 0,853 0,549
N=3
Sự nhận thức, hiểu biết về các quy định
0,595 0,766
pháp lý hiện hành có liên quan
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS
15. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ (CN)
Trong mô hình nghiên cứu, thang đo Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ
được xây dựng từ 4 biến quan sát khác nhau. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
(bảng 4.24) cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 (a =0,720), các hệ số tương
quan biến tổng của bốn biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Điều đó chứng tỏ rằng các biến
quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ là
đảm bảo tính tin cậy và phù hợp để đo lường một khái niệm nghiên cứu.
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố Thái độ,
tính chuyên nghiệp của BGĐ
Hệ số Cronbach Tương quan Cronbach Alpha
Biến quan sát
Alpha biến tổng nếu loại biến
Thái độ chính trực, khách quan, công bằng 0,864 0,662
BGĐ có hành vi khống chế KSNB 0,558 0,653
α =0,720
BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán 0,585 0,738
N=4
BGĐ không có ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy
0,862 0,561
định về nghề nghiệp
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS
Kết quả sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo 15 nhân tố trong mô hình
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam, tác giả dựa vào hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương
85

quan biến tổng đã loại ra hai tiêu chí đo lường là Các hoạt động kiểm tra, giám sát và
Mức độ thay đổi chính sách thuế vì có hệ số tương quan thấp.
4.3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA
Việc sử dụng phương pháp phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp cho tác giả tóm
tắt từ nhiều biến quan sát thành những thành phần tiềm ẩn chính đại diện được cho
toàn bộ dữ liệu. Do phương pháp phân tích khám phá nhân tố không có sự phân biệt
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair và cộng sự, 1998). Vì thế, tác giả tiến hành
phân tích khám phá nhân tố với các biến độc lập cùng một lượt và các biến phụ thuộc
trong mô hình được phân tích riêng. Để có thể áp dụng được phân tích EFA thì các
biến phải có liên hệ với nhau. Để đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố thu
được từ kết quả phân tích EFA, tác giả lựa chọn các nhân tố có các tiêu chí sau:
- Factor loading > 0,5
- 0,5 < KMO < 1
- Kiểm định Bartlett test có Sig < 0,05
- Phương sai giải thích > 50%
Kết quả phân tích thu được như sau:
Đối với nhóm nhân tố thuộc về động cơ/áp lực: thực hiện phân tích khám phá
nhân tố với các biến quan sát thu được kết quả như sau: Hệ số KMO lớn hơn 0,5
(0,851), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000), tổng phương sai giải
thích lớn hơn 50% (97.288%) và các biến quan sát đều có hệ số factor loading lớn hơn
0,5, các biến quan sát hình thành 3 nhân tố (bảng 4.25). Điều đó cho thấy sử dụng
phân tích khám phá nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.25: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố động cơ/áp lực
Thành phần chính
Biến quan sát Factor loading
1 2 3
Tốc độ tăng tài sản bình quân của 2 năm liền trước năm gian lận ,978
Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ,962
Lỗ năm trước liền kề ,974
Liên tục phát sinh dòng tiền âm ,974
Tỷ lệ lãi gộp ,959
Đòn cân nợ ,982
Khả năng tự tài trợ ,981
Nhu cầu huy động vốn ,981
Tỷ suất sinh lời trên tài sản ,956
Tỷ suất sinh lời trên VCSH ,956
KMO 0,851
Bartlett test 0,000
Phương sai giải thích (%) 97.288
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm
86

Đối với nhóm nhân tố về cơ hội, sau khi loại biến và mức độ thay đổi chính
sách thuế, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát
còn lại và thu được kết quả như sau: Hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,780), kiểm định
Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000), tổng phương sai giải thích lớn hơn 50%
(90,219%) và các biến quan sát đều có hệ số factor loading lớn hơn 0,5, các biến quan
sát hình thành 8 nhân tố (bảng 4.26). Điều đó cho thấy sử dụng phân tích khám phá
nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.26: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về cơ hội
Thành phần chính
Biến quan sát Factor loading
1 2 3 4 5 6 7 8
Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề ,948
Tính phức tạp của các khoản mục BCTC ,952
Môi trường kiểm soát ,881
Hệ thống thông tin ,887
Thời gian hoạt động của Công ty ,920
Quy mô vốn của Công ty ,821
Quy mô khách hàng của Công ty ,914
Quy mô nhân viên của Công ty ,904
Quy mô HĐQT ,770
Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT ,769
Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn
,916
kế toán tài chính
Sự kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc
,926
và chủ tịch HĐQT
Thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc ,862
Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực và chế
,955
độ kiểm toán
Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực kế toán ,950
Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các
,969
bên liên quan
Mức độ lạm phát ,982
Mức độ ổn định về an ninh, chính trị ,983
CTNY được kiểm toán bởi Big 4 ,912
CTNY không được kiểm toán bởi Big 4 ,917
Tần suất thanh kiểm tra thường xuyên ,923
Cơ sở pháp lý chi tiết đầy đủ ,930
Mức độ phát hiện hành vi gian lận BCTC ,936
Kế hoạch kiểm soát thực hiện đầy đủ ,934
KMO 0,780
Bartlett test 0,000
Phương sai giải thích (%) 90,219

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm


87

Đối với nhóm nhân tố về thái độ, sau khi loại biến Các và mức độ thay đổi
chính sách thuế, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích khám phá nhân tố với các biến
quan sát còn lại và thu được kết quả như sau: Hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,8), kiểm định
Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000), tổng phương sai giải thích lớn hơn 50%
(88.455%) và các biến quan sát đều có hệ số factor loading lớn hơn 0,5, các biến quan
sát hình thành 4 nhân tố (bảng 4.27). Điều đó cho thấy sử dụng phân tích khám phá
nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.27: Kết quả phân tích khám phá nhóm nhân tố về thái độ
Thành phần chính
Biến quan sát Factor loading
1 2 3 4
BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật ,981
BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa ,983
BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền ,984
BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh ,985
Đào tạo đúng chuyên ngành ,973
Cập nhật kiến thức đầy đủ ,977
Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin ,873
Kinh nghiệm làm việc trong ngành ,978
Sự hiểu biết của BGĐ về luật phát ,924
Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ ,913
Sự hiểu biết của BGĐ về các quy định pháp lý hiện hành có liên quan ,883
Thái độ chính trực, khách quan, công bằng ,897
BGĐ có hành vi khống chế KSNB ,897
BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán ,870
BGĐ không có ý thức tuân thủ các nguyên tắc, quy định về nghề nghiệp ,879
KMO 0,800
Bartlett test 0,000
Phương sai giải thích (%) 88.455

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm


Bộ công cụ có phương sai giải thích ở mức khá cao, kết quả này cũng phù hợp
với kết quả của tác giả khi xây dựng bộ công cụ cũng như các tác giả trước đã sử dụng.
Giải thích cho điều này có thể thấy rằng mỗi một phần của bộ công cụ đều đánh giá về
một vấn đề do đó ngay từ nội dung cơ bản đã chia ra các nhóm khác nhau. Điều này
thể hiện mức độ ổn định của bộ công cụ khá cao.
88

4.3.4. Kết quả phân tích tương quan


Mục đích của việc thực hiện phân tích tương quan nhằm xác định có hay không
có mối liên hệ tuyến tính giữa Biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC và Biến độc
lập là 15 nhân tố tác động nêu trên. Kết quả của phần phân tích này là cơ sở cho phân
tích hồi quy. Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm hiện tượng
đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu. Nếu hệ số tương quan bằng 0 thì có thể xem
các biến là độc lập với nhau, hệ số tương quan khác 0 thì có thể xem các biến phân
tích có mối quan hệ với nhau. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa các
biến thu được như sau:
Bảng 4.28. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến
GL TC AL MT NN KSNB QM HĐQT PL KTVM KTDL KSNN ĐĐ CM NT CN

Pearson
1 ,335** ,357** ,304** ,292** ,247** ,270** -,383 ** ,401** ,106* -,374** -,465** ,305 ** -,222** ,322** ,375**
Correlation
GL
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,019 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000

N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
,335 ** 1 ,275** ,303** ,223** ,123** ,109 * -,009 ,188** ,114* -,067 -,167** ,078 ,040 ,178** ,268**
Correlation
TC
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,007 ,016 ,848 ,000 ,012 ,140 ,000 ,085 ,381 ,000 ,000

N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** ** ** ** ** * ** * * **
,357 ,275 1 ,215 ,158 ,081 ,085 -,221 ,192 ,112 -,142 -,096 ,091 -,034 ,230 ,211**
Correlation
AL
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,076 ,062 ,000 ,000 ,014 ,002 ,035 ,044 ,458 ,000 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
,304 ** ,303** ,215** 1 ,127** -,018 ,039 -,092* ,234** -,019 -,036 -,096 * ,139 ** ,036 ,133** ,204**
Correlation
MT
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,005 ,697 ,386 ,043 ,000 ,670 ,435 ,035 ,002 ,429 ,003 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
,292 ** ,223** ,158** ,127** 1 ,277** ,245** ,039 ,199** ,115* -,033 -,056 ,083 -,003 ,304** ,196**
Correlation
NN
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,005 ,000 ,000 ,389 ,000 ,011 ,472 ,221 ,067 ,956 ,000 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** ** ** * ** ** **
,247 ,123 ,081 -,018 ,277 1 ,525 -,095 ,176 ,019 -,047 -,151 ,048 -,035 ,230 ,145**
Correlation
KSNB
Sig. (2-tailed) ,000 ,007 ,076 ,697 ,000 ,000 ,036 ,000 ,683 ,298 ,001 ,287 ,440 ,000 ,001
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** * ** ** ** ** ** * **
,270 ,109 ,085 ,039 ,245 ,525 1 -,130 ,166 ,062 -,055 -,177 ,111 -,050 ,174 ,082
Correlation
QM
Sig. (2-tailed) ,000 ,016 ,062 ,386 ,000 ,000 ,004 ,000 ,173 ,231 ,000 ,014 ,270 ,000 ,070
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
-,383** -,009 -,221** -,092* ,039 -,095* -,130 ** 1 -,129** -,079 ,345 ** ,385 ** -,097 * ,190 ** -,076 -,055
Correlation
HĐQT
Sig. (2-tailed) ,000 ,848 ,000 ,043 ,389 ,036 ,004 ,004 ,082 ,000 ,000 ,032 ,000 ,095 ,224
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
,401 ** ,188** ,192** ,234** ,199** ,176** ,166** -,129 ** 1 ,035 -,046 -,119** ,399 ** ,000 ,173** ,245**
Correlation
PL
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,004 ,440 ,314 ,008 ,000 ,999 ,000 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson * * * *
,106 ,114 ,112 -,019 ,115 ,019 ,062 -,079 ,035 1 ,009 -,056 ,024 -,010 ,077 ,115*
KTVM Correlation
Sig. (2-tailed) ,019 ,012 ,014 ,670 ,011 ,683 ,173 ,082 ,440 ,838 ,215 ,592 ,830 ,089 ,011
89

GL TC AL MT NN KSNB QM HĐQT PL KTVM KTDL KSNN ĐĐ CM NT CN

N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** ** ** **
-,374 -,067 -,142 -,036 -,033 -,047 -,055 ,345 -,046 ,009 1 ,500 -,037 ,223 -,071 -,164**
Correlation
KTĐL
Sig. (2-tailed) ,000 ,140 ,002 ,435 ,472 ,298 ,231 ,000 ,314 ,838 ,000 ,418 ,000 ,116 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** * * ** ** ** ** ** **
-,465 -,167 -,096 -,096 -,056 -,151 -,177 ,385 -,119 -,056 ,500 1 -,079 ,215 -,064 -,170**
Correlation
KSNN
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,035 ,035 ,221 ,001 ,000 ,000 ,008 ,215 ,000 ,082 ,000 ,159 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** * ** * * **
,305 ,078 ,091 ,139 ,083 ,048 ,111 -,097 ,399 ,024 -,037 -,079 1 ,056 ,053 ,075
Correlation

Sig. (2-tailed) ,000 ,085 ,044 ,002 ,067 ,287 ,014 ,032 ,000 ,592 ,418 ,082 ,215 ,247 ,098
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson
-,222** ,040 -,034 ,036 -,003 -,035 -,050 ,190** ,000 -,010 ,223 ** ,215 ** ,056 1 ,059 -,123**
Correlation
CM
Sig. (2-tailed) ,000 ,381 ,458 ,429 ,956 ,440 ,270 ,000 ,999 ,830 ,000 ,000 ,215 ,198 ,007
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** ** ** ** ** ** **
,322 ,178 ,230 ,133 ,304 ,230 ,174 -,076 ,173 ,077 -,071 -,064 ,053 ,059 1 ,263**
Correlation
NT
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,003 ,000 ,000 ,000 ,095 ,000 ,089 ,116 ,159 ,247 ,198 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
Pearson ** ** ** ** ** ** ** * ** ** ** **
,375 ,268 ,211 ,204 ,196 ,145 ,082 -,055 ,245 ,115 -,164 -,170 ,075 -,123 ,263 1
Correlation
CN
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,001 ,070 ,224 ,000 ,011 ,000 ,000 ,098 ,007 ,000
N 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485 485
**. Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0,05 level (2-tailed).

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


Dựa vào bảng 4.28 có thể thấy, giá trị P-value tương ứng của từng biến độc lập
với biến phụ thuộc là hành vi gian lận BCTC của các CTNY đều có giá trị nhỏ hơn
mức ý nghĩa 0,05 và hệ số tương quan Pearson khác 0 chứng tỏ giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc có mối tương quan với nhau.
4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành
vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK tại Việt Nam. Do hệ số tương quan giữa
các biến độc lập với biến phụ thuộc là khá chặt chẽ nên trước khi thực hiện phân tích
hồi quy cần kiểm tra đa cộng tuyến, bằng cách sử dụng hệ số phóng đại phương sai -
VIF (Variance Inflation Factor ). Nếu VIF <2 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến
xảy ra (Nguyễn Đình Thọ, 2013; Đinh Phi Hổ, 2014).
Kết quả tại (Phụ lục 4.3) cho thấy VIF của các biến đưa vào mô hình là rất
thấp, đều nhỏ hơn 2. Vì vậy, hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến này.
 Mức độ giải thích của mô hình
Để đánh giá sự phù hợp của mô hình, chúng ta căn cứ vào giá trị F-statistic và
Adjusted R2
90

Bảng 4.29. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (Model Summary)
Model Summaryb
Std. Error of the
Model R R2 R2 hiệu chinh Durbin-Watson
Estimate
1 ,757a ,573 ,560 ,21549 1,972

a. Predictors: (Constant), CN, HĐQT, ĐĐ, KTVM, KSNB, CM, MT, AL, NN, KTĐL, NT, TC, PL, QM,
KSNN
b. Dependent Variable: GL

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R2) = 0,560, Tham số R bình phương điều chỉnh
cho biết mức độ (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập.
Trong trường hợp này, có thể nói sự biến động của biến phụ thuộc (hành vi gian lận
BCTC) do tác động bởi các biến độc lập là 56%. Ngoài ra, hệ số Durbin –Watson =
1,972 gần bằng 2 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan.
 Mức độ phù hợp của mô hình.
Để kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình, người ta xem xét mối quan hệ tuyến
tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập bằng cách phân tích phương sai ANOVA
(Analysis of Variance ). Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. <
0,05), có ít nhất một hệ số hồi quy khác không, mô hình được xem là phù hợp
(Nguyễn Đình Thọ, 2013; Đinh Phi Hổ, 2014).
Bảng 4.30. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (phương sai - ANOVA)
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 29,265 15 1,951 42,015 ,000b

Residual 21,778 469 ,046

Total 51,043 484

a. Dependent Variable:: GL

b. Predictors: (Constant), CN, HĐQT, ĐĐ, KTVM, KSNB, CM, MT, AL, NN, KTĐL, NT, TC, PL, QM, KSNN
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig. = 0,000, chứng tỏ rằng mô hình
hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có
ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%.
91

Bảng 4.31. Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
Hệ số hồi quy (Coefflcientsa)
Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa cộng
Correlations
chuẩn hóa chuẩn hóa tuyến
Biến t Sig
Sai số Zero -
B Beta Partial Part Tolerance VIF
chuẩn oder
1 Hệ số chặn 2,682 ,118 22,810 ,000
TC ,038 ,012 ,108 3,169 ,002 ,335 ,145 ,096 ,781 1,280
AL ,038 ,011 ,112 3,352 ,001 ,357 ,153 ,101 ,813 1,229
MT ,035 ,011 ,106 3,207 ,001 ,304 ,146 ,097 ,830 1,205
NN ,034 ,011 ,100 2,959 ,003 ,292 ,135 ,089 ,798 1,253
KSNB ,012 ,014 ,033 ,898 ,370 ,247 ,041 ,027 ,669 1,495
QM ,025 ,015 ,063 1,736 ,083 ,270 ,080 ,052 ,691 1,447
HĐQT -,058 ,014 -,147 -4,213 ,000 -,383 -,191 -,127 ,745 1,341
PL ,046 ,012 ,136 3,877 ,000 ,401 ,176 ,117 ,736 1,359
KTVM ,005 ,012 ,013 ,409 ,683 ,106 ,019 ,012 ,948 1,055
KTĐL -,040 ,012 -,118 -3,271 ,001 -,374 -,149 -,099 ,693 1,442
KSNN -,071 ,013 -,205 -5,473 ,000 -,465 -,245 -,165 ,651 1,537
ĐĐ ,055 ,012 ,156 4,713 ,000 ,305 ,213 ,142 ,826 1,210
CM -,046 ,012 -,125 -3,916 ,000 -,222 -,178 -,118 ,894 1,119
NT ,053 ,014 ,126 3,752 ,000 ,322 ,171 ,113 ,811 1,234
CN ,046 ,014 ,114 3,376 ,001 ,375 ,154 ,102 ,794 1,259
a. Dependent Variable: GL

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


Các hệ số trong mô hình hồi quy và mức ý nghĩa p-value là những thông số
quan trọng nhất để chúng ta đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các biến trong mô
hình hồi quy đa biến.
Phương trình hồi quy:
GL = 2,682 + 0,038TC + 0,038AL + 0,035MT + 0,034NN - 0,058HĐQT +0,046PL -
0,040KTĐL - 0,071KSNN + 0,055ĐĐ - 0,046CM +0,053NT +0,046CN + ei
Tác giả tiến hành kiểm định để đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi gian
lận gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua đánh giá mức ý
nghĩa của hệ số hồi quy βi với cặp giả thiết:

H0: βi = 0

H1: βi ≠ 0
92

Kết quả kiểm định cho thấy có ý nghĩa với hệ số hồi quy của 3 nhóm nhân tố
này nên có thể bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là các nhân tố thuộc
các nhóm nhân tố về động cơ/áp lực và cơ hội, thái độ này thực sự có đến hành vi gian
lận gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể như sau:
Dựa vào bảng 4.31 ta thấy, có 12 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó, có 8 biến độc lập có quan
hệ thuận chiều với biến phụ thuộc. Đó là cả 3 nhân tố của nhóm nhân tố động cơ/áp lực:
sự ổn định tài chính, áp lực từ bên thứ 3, mục tiêu tài chính, hệ số beta của các nhân tố này
cho thấy: áp lực đến từ các nhân tố này càng cao thì khả năng xảy ra hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam càng lớn. Tiếp đến là 3 nhân tố thuộc nhóm
nhân tố về thái độ cũng có mối quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC và có ý
nghĩa thống kê, cho thấy sự vi phạm về thái độ của BGĐ càng cao thì khả năng xảy ra
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam càng nhiều. Cuối cùng là 2
nhân tố thuộc nhóm nhân tố về cơ hội cũng có mối quan hệ thuận chiều với hành vi gian
lận BCTC: đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY, môi trường pháp lý.
Còn lại là 4 biến độc lập có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc. Đó là nhân tố
kiểm toán độc lập có hệ số Beta = -0,118 với mức ý nghĩa thống kê = 0,001< 0,05. Điều
này cho thấy việc CTNY có sử dụng CTKT thuộc BIG4 thì có tác động hạn chế hành vi
gian lận BCTC so với các công ty không thuộc BIG4. Nhân tố kiểm soát của Nhà nước
đối với hành vi gian lận BCTC có hệ số beta = -0,205 với mức ý nghĩa thống kê = 0,000<
0,05, cho thấy mức tác động của nhân tố này càng cao thì hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam càng ít có cơ hội xảy ra. Các nhân tố đặc tính của HĐQT và
trình độ chuyên môn của BGĐ cũng có mức tương quan âm đến hành vi gian lận BCTC,
cho thấy rằng mức độ tác động của các nhân tố này càng lớn thì càng hạn chế được hành
vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
Về mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam, xét giá trị các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) thì các nhân tố được sắp
xếp theo thứ tự giảm dần như sau: các nhân tố thuộc về Kiểm soát nhà nước đối với hành vi
gian lận; Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ; Đặc tính của HĐQT; Môi trường
pháp lý; Nhận thức và hiểu biết về pháp luật của BGĐ; Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
BGĐ; Kiểm toán độc lập; Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ; Áp lực từ bên thứ ba; Sự
ổn định tài chính; Mục tiêu tài chính; Đặc điểm BCTC và ngành nghề của CTNY. Tuy
nhiên, mức độ chênh lệch giữa các hệ số hồi quy chuẩn hóa là không lớn, không có sự
chênh lệch nhiều về ý nghĩa giữa các nhóm nhân tố. Nhìn chung, cả 12 nhân tố đều có mức
độ ảnh hưởng đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đề cập các kết quả nghiên cứu về các hình thức gian lận phổ biến
trong lập BCTC, các cách thức gian lận phổ biến đối với các khoản mục trong BCTC,
các tiêu chí đánh giá hành vi gian lận BCTC và kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam thông qua các
phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân
tích hồi quy như trên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các bàn luận, phân tích về kết
quả thu được sẽ là cơ sở để tiến hành đưa ra các khuyến nghị trong chương tiếp theo,
để nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, mang lại
sự công bằng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực cho các thành
phần kinh tế phát triển cũng như đảm bảo minh bạch môi trường đầu tư nhằm thu hút
các nguồn lực cho phát triển kinh tế ổn định và phát triển.
94

CHƯƠNG 5
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi gian
lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
5.1.1. Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực
Nhóm nhân tố về Động cơ/áp lực là nhóm nhân tố có các biến đều tác động thuận
chiều tới hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó, áp
lực đối với BGĐ để đạt được các mục tiêu tài chính của BQT đặt ra; áp lực từ việc
hoàn thành thủ tục yêu cầu niêm yết trên TTCK; lỗ từ hoạt động kinh doanh đe dọa
khả năng phá sản hoặc hủy niêm yết trên TTCK; tỷ suất lợi nhuận hay kỳ vọng của
bên thứ ba, BGĐ quá lạc quan về thông tin trong báo cáo thường niên, đã tạo ra động
cơ khiến các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC.
Cụ thể như sau:
Nhân tố “Sự ổn định tài chính” (TC) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian
lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số = 0,108 với p-value = 0,002
< 0,05. Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam chịu áp lực về sự ổn
định tài chính càng cao thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng lớn.
Nhân tố “Áp lực từ bên thứ 3” (AL) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0,112 với p-value = 0,001 < 0,05.
Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam chịu áp lực lớn từ bên thứ 3 thì
khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng nhiều.
Nhân tố “Mục tiêu tài chính” (TC) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0,106 với p-value = 0,001 < 0,05.
Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam chịu áp lực về mục tiêu tài
chính càng lớn thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng nhiều.
Điều này được giải thích bởi đặc điểm của TTCK Việt Nam, một thị trường còn
nhiều bất cập, rủi ro và còn non trẻ, nhà đầu tư phần lớn là đầu tư ngắn hạn, chỉ quan
tâm đến những CTNY có mức sinh lời nhanh, thiếu các tổ chức tạo lập thị trường. Hơn
nữa, nhiều nhà đầu tư Việt Nam khi tham gia vào thị trường thiếu sự am hiểu cơ bản
cần thiết, thiếu tính phân tích và dự đoán, thường đầu tư theo yếu tố tâm lý và bị ảnh
hưởng bởi cảm tính. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hồng Việt Thành và
cộng sự (2013) về tâm lý của các nhà đầu tư Việt Nam thì “các nhà đầu tư Việt Nam
95

có tâm lý đầu tư bầy đàn, tâm lý đầu tư theo phong trào, thiếu kiến thức, thiếu kỳ vọng
riêng”. Do thiếu sự chuyên nghiệp và thiếu kiến thức nên hầu hết các nhà đầu tư đôi
khi chỉ quan tâm những công ty có lợi nhuận cao và liên tục, điều này khiến các
CTNY gặp áp lực trong việc duy trì mức lợi nhuận cao và ổn định để giữ chân hoặc
thu hút nhà đầu tư mới. Với những đặc điểm như vậy, rõ ràng cả phía cơ quan quản lý
và bên đầu tư đều cần phải có những giải pháp bền vững nhằm xây dựng một TTCK
đúng nghĩa, hiện đại và hiệu quả.
Mặc khác, với thực trạng TTCK của Việt Nam hiện nay, các CTNY huy
động vốn vẫn chủ yếu là từ kênh ngân hàng. TTCK cần được cải thiện từng bước
nhằm hướng tới việc xây dựng một thị trường vững mạnh, như vậy, áp lực trong
mâu thuẫn của quan hệ đại diện giữa chủ nợ - nhà quản lý (doanh nghiệp) sẽ giảm
đi, nhà quản lý sẽ hạn chế vi phạm hợp đồng ràng buộc và từ đó có thể tác động
tích cực tới việc cung cấp thông tin nhằm công bố những con số trung thực và hợp
lý cho người sử dụng thông tin. Thông thường, khi đánh giá một CTNY, các nhà
đầu tư chủ yếu quan tâm tới khả năng sinh lời của cổ phiếu hay thông tin về kết
quả kinh doanh trên BCTC (Charfeddine và cộng sự 2013), do đó nếu CTNY hoạt
động không có hiệu quả, giá cổ phiếu giảm thì sẽ khó thu hút được nhà đầu tư. Do
đó, để duy trì sự ổn định tài chính, đạt được các mục tiêu tài chính, các CTNY
trên TTCK Việt Nam sẽ tìm cách thực hiện hành vi gian lận BCTC. Đây cũng là
cơ sở để giúp các nhà đầu tư đánh giá thận trọng hơn về hiệu quả kinh doanh của
các CTNY được thể hiện trên BCTC nhằm đưa ra được quyết định đầu tư chính
xác nhất.

5.1.2. Nhóm nhân tố về Thái độ


Nhóm nhân tố thứ hai tác động phổ biến tới gian lận trong lập BCTC là nhóm
nhân tố về Thái độ (BGĐ cố tình can thiệp vào chính sách kế toán để chỉnh số liệu và
BGĐ quan tâm quá mức cổ phiếu để duy trì hoặc tăng giá cổ phiếu, BGĐ có tư cách
đạo đức yếu kém, hạn chế KTV tiếp cận với nhân viên và thông tin với BQT về hành
vi gian lận trong lập BCTC). Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy:
Nhân tố “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ” (ĐĐ) có quan hệ thuận
chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số =
0,156 với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt
Nam vi phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp càng cao thì khả năng xảy ra hành vi
gian lận BCTC càng lớn.
96

Nhân tố “Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ ” (CM) có quan hệ ngược
chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = - 0,125
với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là việc BGĐ của công ty có trình độ
chuyên môn cao sẽ giúp cho nhận biết được rủi ro liên quan đến công ty mình, phát
hiện được các sai phạm trọng yếu để ngăn chặn được hành vi gian lận BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
Nhân tố “Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ” (PL) có quan hệ thuận
chiều với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0,126
với p-value = 0,000 < 0,05. Điều này có nghĩa là Ý thức kém trong việc tuân thủ pháp
luật của BGĐ thì khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC càng nhiều.
Nhân tố “Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ” (CN) có quan hệ thuận chiều
với hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, hệ số = 0,114 với p-
value = 0,001 < 0,05. Điều này có nghĩa là các CTNY trên TTCK Việt Nam vi phạm
về Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ càng lớn thì khả năng xảy ra hành vi gian lận
BCTC càng nhiều.

5.1.3. Nhóm nhân tố về Cơ hội


Nhóm nhân tố về Cơ hội: Trong số 8 nhân tố thuộc nhóm nhân tố cơ hội thì có 5
nhân tố mang ý nghĩa thống kê giải thích nguyên nhân các CTNY trên TTCK Việt
Nam thực hiện hành vi gian lận BCTC. Đó là: Nhân tố “Đặc điểm BCTC và ngành
nghề hoạt động của CTNY” (NN) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận BCTC
của CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số beta = 0,100 và p-value = 0,003 < 0,05.
Với kết quả này, Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY càng phức tạp
thì khả năng thực hiện hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam càng
nhiều. Tại Việt Nam, các khoản mục/nghiệp vụ trên BCTC của các CTNY trên TTCK
thường phức tạp vì các khoản mục như hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính... là
các khoản mục gặp khó khăn trong việc đánh giá tính trung thực, hợp lý. Điều này, sẽ
càng gây khó khăn cho KTV trong việc thu thập các bằng chứng thích hợp, cũng như
khả năng phát hiện gian lận của KTV, vì vậy dẫn đến các ý kiến kiểm toán có thể
không xác đáng, theo đó sẽ là cơ hội để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC.
Nhân tố “Đặc tính HĐQT” (HĐQT) có quan hệ ngược chiều với hành vi gian
lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số beta= -0,147 và p-value = 0,000
< 0,05. Với kết quả này, đây là nhân tố tác dụng hạn chế hành vi gian lận BCTC. Tuy
nhiên, tại Việt Nam, cơ cấu sở hữu tập trung cao, sở hữu Nhà nước, các cổ đông lớn
thường giữ vai trò thành viên HĐQT, thậm chí là chủ tịch hoặc chủ tịch kiêm tổng
97

giám đốc, đặc biệt với các DNNN khi chuyển đổi sang công ty cổ phần thì việc bầu
HĐQT và việc có thành viên HĐQT độc lập thì cũng là về mặt hình thức, hiện tượng
kiêm nhiệm chức danh vẫn còn nhiều (Lê Hoàng Tùng, 2009; Bùi Thị Thủy, 2015).
Trong khi đó, khi có xung đột lợi ích giữa các chủ thể phát sinh càng nhiều thì thành
viên độc lập sẽ có vai trò trong việc bảo vệ nhà đầu tư. Vì thế yêu cầu đặt ra là cần có
sự hoàn chỉnh quy định của pháp luật về tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT.Tất cả
những đều này có thể là do vấn đề quản trị công ty tại Việt Nam chưa thực sự được
quan tâm chặt chẽ, thông tin về HĐQT hay số thành viên độc lập chưa chắc đã thực
sự tin cậy. Đây sẽ là một lưu ý quan trọng đối với cơ quan quản lý trong việc hoàn
thiện môi trường pháp lý; bổ sung cơ sở pháp lý chi tiết, đầy đủ; tăng cường tần suất
tăng kiểm tra thường xuyên để hạn chế được khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra cũng giúp cho nhà quản lý trong nâng
cao hiệu quả việc quản trị công ty khi cải thiện được chất lượng hệ thống KSNB.
Chính vì thế, cần củng cố chất lượng quản trị công ty nhằm đạt được một bộ máy
quản trị tốt, từ đó đóng góp cho sự phát triển của TTCK Việt Nam, tăng khả năng bảo
vệ nhà đầu tư và kiểm soát được hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
Nhân tố “Môi trường pháp lý” (PL) có quan hệ thuận chiều với hành vi gian lận
BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam, có hệ số = 0,136 với p-value = 0,000 < 0,05.
Với kết quả này, mức tác động của nhân tố môi trường pháp lý càng cao thì thì khả năng
thực hiện hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam càng nhiều
Nhân tố “Kiểm toán độc lập” (KTĐL) tương quan âm với hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam theo hệ số = - 0,118 và p-value = 0,01 <
0,05. Với kết quả này, việc CTNY có sử dụng CTKT thuộc Big4 thì có tác động hạn
chế hành vi gian lận BCTC so với các công ty không thuộc Big4. Điều này rất phù hợp
khi Big 4 là nhóm những công ty uy tín hàng đầu về kiểm toán. Tuy nhiên, so với các
quốc gia khác thì tỷ lệ được kiểm toán bởi Big 4 tại Việt Nam là rất thấp, chỉ chiếm
22% trong tổng số các quan sát trong khi đó theo nghiên cứu của Lê Hoài Nam (2014)
tại Newzealand thì trong số 567 quan sát thì có tới 81% số lượng công ty được kiểm
toán bởi Big 4. Vì thế, để hạn chế hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK
Việt Nam, các công ty có thể xem xét các điều kiện để có thể sử dụng dịch vụ chất
lượng cao hơn trong kế toán và kiểm toán.
Nhân tố “Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian lậN BCTC” (KTVM)
có quan hệ ngược chiều với hành vi gian lận BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam,
với hệ số beta = - 0,205 và p-value = 0,000 < 0,05. Kết quả này cho thấy, Kiểm soát
của Nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC có tác dụng hạn chế hành vi gian lận
98

BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam. Đây sẽ là một lưu ý quan trọng đối với cơ
quan quản lý trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý; bổ sung cơ sở pháp lý chi tiết,
đầy đủ; tăng cường tần suất tăng kiểm tra thường xuyên để hạn chế được khả năng xảy
ra hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy trong bảng 4.29 cũng cho thấy trong nhóm
nhân tố về Cơ hội có 3 nhân tố có mối quan hệ rất yếu với hành vi gian lận BCTC vì
hệ số p-value đều > 0,05. Đó là các nhân tố: Chất lượng hệ thống KSNB, Môi trường
kinh tế vĩ mô và Quy mô CTNY. Giải thích cho sự không phù hợp của các nhân tố này
trong việc dự báo hành vi gian lận BCTC có thể thấy như sau: Chưa có những quy
định bắt buộc về việc phải thiết lập và duy trì KSNB đối với CTNY. Hiện nay việc yêu
cầu duy trì và thiết lập KSNB chủ yếu được quy định trong khối các tổ chức tín dụng
đối với nhóm doanh nghiệp còn lại hầu như chưa có quy định nào về việc duy trì
KSNB. Chính vì vậy bản thân các CTNY sẽ không có ý thức xây dựng và duy trì
KSNB mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính hình thức. Mặt khác, quy mô các CTNY
tại Việt nam hiện nay thường là nhỏ, mang nhiều yếu tố gia đình do đó nhu cầu thực
sự cho việc thiết lập và duy trì KSNB nhiều khi không thực sự được quan tâm. Hơn
nữa, xây dựng và duy trì KSNB sẽ làm tăng chi phí của CTNY. Chính vì thế việc các
KTV đánh giá nhân tố chất lượng hệ thống KSNB không có tác động đến hành vi gian
lận BCTC là hoàn toàn có cơ sở.
Kết quả nghiên cứu của đề tài trùng với kết quả nghiên cứu của Albrecht and
Romney (1986), Heiman và cộng sự (1996), Bell và Carcello (2000), Apostolou và
cộng sự (2001), Graham và Bedard (2003), Moyes và cộng sự (2005), Mock & Turner
(2005), Trần Thị Giang Tân (2014). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Luận án cũng
không tương đồng với một số nghiên cứu Gramling và Myres (2003), Moyes (2007),
Gulkvist và cộng sự (2012), Albullatif (2013) cho rằng nhân tố về quy mô CTNY và
môi trường kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY.
5.2. Các khuyến nghị
Các khuyến nghị được đưa ra chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4,
có tham khảo ý kiến của các chuyên gia và dựa vào đặc điểm của các CTNY trên
TTCK Việt Nam trong bối cảnh hiện nay còn non trẻ khi TTCK Việt Nam đang trong
quá trình phát triển, có nhiều biến động và chưa phải là một thị trường hoàn chỉnh;
những hạn chế của bản thân hệ thống kế toán Việt Nam và các đặc điểm riêng về
BCTC của CTNY; về ngành nghề hoạt động của CTNY để có những đề xuất với các
cơ quan chức năng, các nhà quản lý cho phù hợp.
99

5.2.1. Khuyến nghị đối với các CTNY


 Các CTNY cần tăng cường cơ chế quản trị công ty để thúc đẩy công ty
hoạt động hiệu quả, tăng cường giá trị doanh nghiệp, thu hút đầu tư vì mục tiêu
phát triển lâu dài và bền vững trên TTCK Việt Nam.
Tăng cường quản trị công ty tức xây dựng một CTNY có thiết chế, chính sách
tốt, tăng cường nhiệm vụ, sự độc lập, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT. Hiện nay,
quy chế quản trị các CTNY xây dựng chủ yếu dựa vào điều lệ mẫu và quy chế quản trị
CTNY của Bộ Tài chính. Như vậy, cơ chế quản trị công ty chỉ mới đáp ứng về yêu cầu
tuân thủ pháp luật trong quản trị công ty mà chưa có tính hiệu quả trong quản lý, điều
hành và giám sát.
Kết quả nghiên cứu ở chương 4 đã chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, trong đó nhân tố đặc
tính của HĐQT có tác động không nhỏ đến hành vi gian lận BCTC. HĐQT đóng một
vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và kiểm soát được hành vi gian lận BCTC. Kết
quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: BGĐ thường lạm dụng quyền hạn để khống chế
KSNB. Do đó, BQT cần tăng cường chức năng giám sát và kiểm soát đối với các hành
vi gian lận này. Đặc biệt, thiết kế môi trường kiểm soát hiệu quả, tăng cường kiểm soát
định kỳ, thiết lập cơ cấu quản trị độc lập giữa HĐQT với Ban điều hành (không tồn tại
kiêm nhiệm giữa vị trí Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT - tránh mâu thuẫn lợi ích
trong công ty). Bên cạnh đó, các CTNY xây dựng năng lực quản trị công ty tạo lập
môi trường kiểm soát đầy đủ, minh bạch và hiệu lực từ cấp quản trị cao nhất là HĐQT,
ban kiểm soát và ban điều hành. Phân tách chức năng điều hành và chức năng giám
sát, phê duyệt. Xây dựng hệ thống thông tin quản trị đầy đủ và thông suốt từ cấp trên
xuống cấp dưới nhằm hạn chế cơ hội thực hiện hành vi gian lận. HĐQT cần có biện
pháp và chế tài xử lý nghiêm cấm các hành vi gian lận trong tổ chức và đối với các cấp
quản lý của các CTNY.
Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu khi quy mô HĐQT càng lớn sẽ làm tăng khả
năng xảy ra hành vi gian lận BCTC. Do đó, các doanh nghiệp nên lập bản điều lệ cụ
thể, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình, nên bổ sung các quy định liên quan
đến quy mô HĐQT tối đa. Các cổ đông khi bầu ra HĐQT không nên xây dựng một
Hội đồng quá đông, theo Jensen (1993), một HĐQT có khoảng bảy thành viên trở lại
sẽ làm quy trình hoạt động đơn giản hơn, giúp các thành viên giao tiếp dễ dàng, hoạt
động giám sát và kiểm soát hiệu quả hơn. Sự tham gia của thành viên HĐQT có
chuyên môn tài chính, kế toán sẽ làm giảm khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC. Vì
100

vậy, trong các thành viên HĐQT độc lập tối thiểu cần phải có một thành viên có kinh
nghiệm và chuyên môn về kế toán tài chính. Bằng sự am hiểu chuyên môn sâu giúp
thành viên HĐQT độc lập có khả năng phản biện cũng như đề xuất những hoạt động
của Ban điều hành trong việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống KSNB. Ngoài ra,
cần giảm thiểu các trường hợp thành viên HĐQT thực hiện điều hành công ty. Gia
tăng các thành viên không điều hành trong HĐQT giúp HĐQT kiểm soát BGĐ tốt
hơn, giảm thiểu hành vi gian lận BCTC. Khi bầu các thành viên của HĐQT, các cổ
đông công ty nên hạn chế chọn lựa các thành viên có mối quan hệ thân tộc. Việc làm
này sẽ tránh được sự câu kết của các thành viên trong gia đình vì mục đích tư lợi để
giảm khả năng xảy ra hành vi gian lận BCTC.
 CTNY cần duy trì, thiết kế và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
KSNB để có thể ngăn ngừa được hành vi gian lận BCTC một cách hữu hiệu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng hệ thống KSNB đóng một vai trò
quan trọng trong việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam. Thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, để tăng
cường chất lượng hoạt động của hệ thống KSNB cần tập trung vào việc tăng cường
tính độc lập, nhiệm vụ của ban KSNB.
 Tăng cường tính độc lập trong ban KSNB
- Trong thực tế cho thấy người quyết định thành viên ban KSNB tại ĐHCĐ là
do các thành viên HĐQT và BGĐ. Nhằm tăng cường tính độc lập thật sự cho ban
KSNB, ban KSNB sẽ được bầu dựa vào số cổ đông tham dự tại ĐHCĐ, mỗi người là
một phiếu bầu. Với phương thức này sẽ loại bỏ sự áp đặt các cổ đông sở hữu nhiều cổ
phiếu mà chủ yếu là các thành viên HĐQT và BGĐ. Mặt khác, vì bản thân các thành
viên ban KSNB là những người không tham gia trực tiếp vào công việc hằng ngày
hoặc nắm giữ chức danh quản lý của doanh nghiệp, do đó mọi hoạt động của ban
KSNB sẽ hướng đến bảo vệ cổ đông nhiều hơn.
- Theo quy định hiện nay, các thành viên ban KSNB không nắm giữ chức danh
quản lý trong doanh nghiệp, điều đồng nghĩa với việc có thể họ là nhân viên của doanh
nghiệp, như vậy phần nào là giảm tính độc lập. Do đó, cần yêu cầu ít nhất 2/3 thành
viên ban KSNB là thành viên độc lập, trong đó có trưởng ban KSNB.
- Nhằm đảm bảo tính độc lập của ban KSNB, điều 122 luật Doanh nghiệp có
quy định “Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi,
anh, chị, em ruột của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản
lý khác”. Tuy nhiên trong thực tế, theo ý kiến chuyên gia cho thấy tính độc lập của
101

ban KSNB bị vi phạm khi có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp về lợi ích kinh tế với
thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác. Do đó, luật
doanh nghiệp cần bổ sung điều các thành viên ban KSNB hoặc ít nhất là Trưởng ban
KSNB phải là người không có mối quan hệ về lợi ích với các thành viên trên. Các
thành viên này cần có sự cam kết về việc đảm bảo tính độc lập của mình.
- Thù lao ban KSNB phải được đề xuất riêng và do ĐHCĐ quyết định, không
đưa chung quỹ thù lao HĐQT và ban KSNB. Mặt khác, ban KSNB có quyền đề xuất
kinh phí về tư vấn từ bên ngoài khi cần thiết.
 Tăng cường nhiệm vụ ban KSNB
Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC, Bộ tài chính cần trao quyền cho Ban kiểm
soát nhiều hơn trong vai trò giám sát quá trình lập và công bố thông tin BCTC. Cụ thể:
- Giám sát về tính trung thực các thông tin trên BCTC, đặc biệt các thông tin
phi tài chính ở góc độ trung thực, hợp lý thông qua việc đánh giá những cơ sở mà từ
đó HĐQT và BGĐ dùng làm căn cứ để đưa ra những nhận định, đặc biệt các phân tích
mang tính chất dự báo, nhằm tránh hiện tượng gian lận BCTC
- Đề xuất lựa chọn CTKT độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan
đến sự rút lui hay bãi nhiệm của CTKT độc lập; Thảo luận với KTV độc lâp về tính chất
và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán; Giám sát tính độc lập của KTV
độc lập, phương pháp và kế hoạch làm việc của kiểm toán độc lập.
- Giám sát nhiệm vụ các thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập về
những định hướng liên quan đến xây dựng và cải tiến hệ thống KSNB cũng như quá
trình công bố thông tin nói chung và thông tin BCTC nói riêng .
- Hệ thống KSNB và quản trị rủi ro không chỉ dừng ở mức độ hình thức mà
quan trọng hơn, hệ thống này cần phải được thực thi trong thực tế. Vì vậy, để có thể
thẩm định thông tin BCTC, hoạt động của ban KSNB không chỉ đơn thuần thẩm định
các thông tin công bố trên báo cáo mà nó phải được thẩm định ngay trong quá trình tạo
lập những thông tin này.
- Nhiệm vụ BGĐ là thực thi các định hướng của HĐQT đặt ra, do đó, ban
KSNB cần giám sát BGĐ trong việc thực thi các nghị quyết do HĐQT đề ra.
- Nhằm tăng cường trách nhiệm và mức độ cẩn trọng của ban KSNB, luật
doanh nghiệp cần bổ sung về trách nhiệm của các thành viên ban KSNB và có những
hình thức xử lý trong trường hợp ban này thiếu trách nhiệm giám sát HĐQT và BGĐ
gây thiệt hại cho công ty.
102

- Ban KSNB cần tham gia những lớp đào tạo ngắn hạn về những kiến thức liên
quan đến nghề nghiệp. Kinh phí này được sử dụng từ kinh phí do HĐQT quyết định
hàng năm.
 CTNY cần tự điều chỉnh để giảm thiểu các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra CTNY phải chịu tác động từ nhiều nhân tố khác
nhau. Đối với nhân tố áp lực như áp lực về mục tiêu tài chính, áp lực niêm yết trên
TTCK, lỗ từ hoạt động kinh doanh, các CTNY cần có những biện pháp giảm thiểu các
áp lực đó bằng cách xây dựng kế hoạch tài chính và kinh doanh trong các giai đoạn
như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cụ thể và chi tiết. Các kế hoạch này phải dựa trên
cơ sở thực tế tại đơn vị và đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế và biến động của
ngành nhằm xây dựng một hệ thống chiến lược và kế hoạch tài chính, kinh doanh có
tính khả thi, bền vững với mục đích không tạo sức ép đối với BGĐ để điều chỉnh số
liệu nhằm đạt được mục tiêu tài chính từ BQT, kỳ vọng của bên thứ ba. Chiến lược và
kế hoạch tài chính và kinh doanh phải được thông báo kế hoạch cụ thể cho các nhà đầu
tư, các cổ đông cùng chia sẻ và nắm được tiến trình hoạt động kinh doanh của đơn vị
để không tạo sức ép đối với BGĐ.
Bên cạnh đó, các CTNY cần đề cao nguyên tắc quản trị đối với tính chính trực
của BGĐ và BQT như bộ quy tắc ứng xử - thúc đẩy hành vi trung thực và có đạo đức
trong đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của đơn vị để giảm thiểu đi các tác nhân thuộc
nhóm nhân tố thái độ của nhà quản lý tác động đến hành vi gian lận BCTC. Cần xây
dựng hệ thống tiêu chí về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đề cao tính
trung thực trong công việc để lựa chọn, tuyển dụng và đánh giá các vị trí trong Ban
điều hành như BGĐ, giám đốc tài chính và kế toán trưởng. Ngoài ra, CTNY cần thiết
lập văn hóa chung trong công ty như bộ quy tắc ứng xử nhằm truyền đạt và tăng cường
các hành vi trung thực và đạo đức trong công việc, các chính sách phòng chống gian
lận như xây dựng các chính sách và quy trình báo cáo các gian lận nghi ngờ hoặc hỗ
trợ/bảo vệ người tố giác, truyền đạt và đào tạo nhân viên nhận thức về gian lận như
giáo dục về bộ quy tắc ứng xử, quy trình báo cáo gian lận và các biện pháp kỷ luật đối
với gian lận bị phát hiện.
Ngoài ra, CTNY cũng cần thường xuyên mời các CTKT có uy tín về kiểm
toán BCTC để KTV độc lập phát hiện và chỉ ra hành vi gian lận tiềm ẩn rủi ro.
CTNY cũng cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về gian lận BCTC để phòng ngừa
và hạn chế gian lận.
103

5.2.2. Khuyến nghị đối với các CTKT và KTV độc lập
 Các CTKT cần tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân tố kiểm toán độc lập có tác động kiểm
soát hạn chế hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Chính cần
phải chú trọng đến việc tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC của các
CTKT nhằm mang lại sự công bằng giữa các doanh nghiệp.
Trước hết, để tăng cường kiểm soát được chất lượng kiểm toán của các CTKT
cần thiết kế và vận hành một chính sách quản lý và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm
toán hiệu quả chứ không mang tính hình thức. Theo đó, việc kiểm soát chất lượng
kiểm toán phải được chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát và soát xét ở tất cả các khâu để có
sự đảm bảo hợp lý là công việc đã làm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng
ngày càng cao hơn. Kế hoạch và công việc kiểm toán BCTC của các CTNY phải được
kiểm tra, soát xét đầy đủ và qua nhiều cấp độ. Việc xây dựng quy trình kiểm soát phải
tuân thủ VSA 240, dựa trên nguyên tắc: đảm bảo tính độc lập, chính trực, khách quan,
tạo điều kiện phát triển kỹ năng và năng lực chuyên môn của KTV; đảm bảo công việc
kiểm toán phải được chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát ở tất cả các khâu.

Mặt khác, hoạt động kiểm toán BCTC của CTNY khiến KTV có thể chịu nhiều
áp lực do ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng. Do vậy, việc đảm bảo tính
độc lập đối với KTV và CTKT là một thách thức đối với họ. Khi tính độc lập được
cam kết và đảm bảo trong thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng KTV có báo
cáo hay không, hoặc có kiên quyết yêu cầu CTNY sửa đổi những sai phạm mà họ phát
hiện được trong quá trình kiểm toán. Tính độc lập càng đảm bảo sẽ giúp KTV, CTKT
không chịu áp lực trong việc báo cáo các sai phạm trên BCTC mà KTV phát hiện được
trong quá trình kiểm toán và do vậy chất lượng kiểm toán BCTC sẽ được đảm bảo và
nâng cao hơn.

Ngoài ra, để tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho KTV trong việc nâng cao chất
lượng kiểm toán, các CTKT cần chú trọng khâu thiết kế một phương pháp và công cụ
thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp. Phương pháp, công cụ này thể hiện ở việc xây
dựng một quy trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hoặc quy trình kiểm toán chuyên sâu
dành cho các khách hàng có cùng tính chất ngành nghề. Ngoài ra, khi tổ chức cuộc
kiểm toán phải dùng phương pháp tiếp cận, xác định và đánh giá khả năng xảy ra rủi
ro ở các khâu để tập trung vào kiểm toán. Phương pháp này giúp nâng cao khả năng
đánh giá, kỹ năng xét đoán; nâng cao trách nhiệm của KTV để từ đó tăng cường được
104

chất lượng kiểm toán BCTC của các CTNY nhằm phát hiện được các hành vi gian lận
BCTC có thể xảy ra.

 Cần nâng cao kinh nghiệm chuyên sâu của các KTV
KTV phải nhận thức rằng, kinh nghiệm chuyên sâu là nhân tố quan trọng nhất
giúp họ có thể thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng và qua đó, giúp KTV có
khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các
vụ kiện tụng nếu có làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình. Như vậy đòi hỏi
KTV phải thường xuyên có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm chuyên sâu trong nghề
nghiệp đáp ứng yêu cầu kiểm toán chuyên sâu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngành nghề kinh doanh của CTNY là rất
đa dạng, ví dụ như kinh doanh ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản, xây dựng,
trong khi kết quả khảo sát cho thấy đây là một nhân tố quan trọng tác động đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Như vậy, đối với
kiểm toán CTNY, là môi trường kiểm toán phức tạp, đòi hỏi tính năng động, yêu
cầu về chuyên môn, các kiến thức về luật pháp… là rất khác nhau, luôn thay đổi, do
đó KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ
về lĩnh vực kinh doanh và BCTC của CTNY. Mặt khác, để tăng cường tính chuyên
sâu, CTKT cần chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo các KTV có kinh nghiệm, khả
năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm toán của khách hàng. Cần tuyển chọn các
nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao, thường xuyên duy trì, cập nhật,
nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng. Ngay sau khi tuyển chọn, nhân viên
mới phải được đào tạo và việc đào tạo sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian làm việc
tại CTKT. Bên cạnh đó, CTKT cần có chính sách thưởng phạt rõ ràng đối với các
KTV được giao kiểm toán chuyên sâu các khách hàng có ngành nghề kinh doanh
phức tạp. Công việc kiểm toán tại các CTNY có tính chất phức tạp và khả năng rủi
ro cao phải được giao cho KTV được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế, do đó giờ làm việc cũng nên được trả
cao hơn, đồng thời cũng nên có biện pháp xử phạt nặng các KTV khi không hoàn
thành chất lượng công việc.
 Tăng tính thận trọng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của các KTV
Để tăng tính thận trọng nghề nghiệp, các KTV cần nhận thức và tự giác để
nâng cao ý thức nghề nghiệp nhằm đảm bảo uy tín cho chính nghề nghiệp mình cũng
như CTKT. KTV cần thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
Khi nghi ngờ khả năng có hành vi gian lận BCTC thì cần phải thu thập đầy đủ và có
105

giá trị các bằng chứng kiểm toán. KTV cần phải thực hiện những thủ tục kiểm toán
để tìm hiểu về môi trường hoạt động kinh doanh, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ
của CTNY. Cụ thể KTV cần tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp
lý chi phối, những rủi ro kinh doanh và những mục tiêu, chiến lược kinh doanh liên
quan đến CTN. Ngoài ra, KTV có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua
việc tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin - truyền thông, các thủ tục
kiểm soát có được thiết kế đầy đủ chưa và được CTNY áp dụng một cách hiệu quả
không… Những hiểu biết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các KTV
nhận diện và đánh giá các yếu tố liên quan đến áp lực, hành vi và cơ hội có thể dẫn
đến rủi ro hành vi gian lận trên BCTC, qua đó biết được xu hướng điều chỉnh lợi
nhuận của các CTNY được kiểm toán, từ đó thiết kế chương trình kiểm toán phù
hợp. Đến giai đoạn tiếp xúc với khách hàng, kết hợp tìm hiểu môi trường hoạt động
kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát về
CTNY được kiểm toán, từ đó giúp khoanh vùng rủi ro để tập trung nguồn lực.

KTV cần có thái độ chính trực, khách quan và công bằng, thực hiện công việc
kiểm toán với sự thận trọng thích đáng. Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy
định về nghề nghiệp, tập trung cao độ trong cuộc kiểm toán. Luôn xem xét, cân nhắc
tất cả các khía cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán.
Đánh giá độ tin cậy của các Bản giải trình, tài liệu mà các CTNY cung cấp ở
mức độ nhất định thông qua thái độ hoài nghi. Thứ hai, công ty kiểm toán cần chú
trọng công tác tuyển dụng và không ngừng tự đào tạo, giáo dục hoặc yêu cầu KTV
tham gia các khóa liên kết đào tạo nhằm nâng cao ý thức nghề nghiệp của KTV. Đặc
biệt, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần phải được phổ biến thường xuyên tới toàn
bộ nhân viên và KTV của công ty bằng mọi hình thức tuyên truyền, xây dựng môi
trường văn hóa của công ty. Mặt khác, vấn đề rất quan trọng trong tăng cường tính
thận trọng nghề nghiệp của KTV đó là tác động của yêu cầu chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp. Theo đó, KTV cần tuân thủ tính độc lập, chính trực, khách quan, năng
lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, hành vi chuyên nghiệp và tuân thủ
chuẩn mực chuyên môn. Do vậy, BTC và VACPA ngoài việc khuyến khích tính tự
giác của KTV cần có biện pháp bắt buộc về giáo dục/đào tạo thường xuyên và đặc
biệt qui định rõ hình thức và mức phạt cụ thể hơn trong các tình huống vi phạm.

Ngoài ra, để tăng cường tính chuyên nghiệp của KTV, bản thân KTV cần tự
giác ý thức trau dồi trong quá trình làm việc, thường xuyên ý thức tuân thủ quy định
về phong cách làm việc chuyên nghiệp của công ty thông qua các tiêu chí: đưa ra ý
106

kiến kiểm toán xác đáng về BCTC của CTNY; Thực hiện kiểm toán một cách linh
hoạt và chặt chẽ; Lập kế hoạch kiểm toán kỹ lưỡng và chi tiết; Tư vấn cho CTNY
những điểm yếu và những điểm hạn chế trong công tác quản lý tài chính và điều hành
của doanh nghiệp; Sắp xếp công việc kiểm toán hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo uy
tín nghề nghiệp của chính KTV và CTKT đối với CTNY. KTV cũng cần phải tham gia
các khóa học do VACPA tổ chức nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp tại khách hàng.
đồng thời CTKT hỗ trợ KTV thực hiện cuộc kiểm toán thông qua các công cụ và
phương tiện làm việc chuyên nghiệp. Mặt khác, chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng của công ty kiểm toán cũng hướng tới việc xây dựng quy tắc làm việc chuyên
nghiệp, kiểm tra giám sát xử lý các vi phạm liên quan đến tính chuyên nghiệp của
KTV tại CTNY.

5.2.3. Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư


 Các nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi sử dụng các BCTC của các CTNY
trước khi ra quyết định đầu tư.
Trước hiện tượng gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam đang diễn
ra rất phổ biến hiện nay, các nhà đầu tư có thể căn cứ vào dấu hiệu cảnh báo về hành vi
gian lận BCTC của các CTNY này để xem xét kỹ lưỡng thông tin trên BCTC trước khi ra
quyết định đầu tư. Kết quả phân tích hồi quy mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi
gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam đã đem lại những bằng chứng thực
nghiệm đáng tin cậy giúp ích cho các nhà đầu tư có thêm được những dấu hiệu cảnh báo
về hành vi gian lận BCTC để thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Theo đó, các nhà
đầu tư có thể nhìn vào dấu hiệu cảnh báo về khả năng xuất hiện hành vi gian lận BCTC
thông qua dấu hiệu đột biến và bất thường xảy đối với các nghiệp vụ giao dịch vào cuối
năm, các giao dịch với các bên liên quan, ước tính kế toán quan trọng. Do đó, nhà đầu tư
cần phải phân tích và đọc kỹ các thuyết minh trong BCTC về các giao dịch các bên liên
quan, những thay đổi trong chính sách kế toán, ước tính kế toán nhằm có biện pháp phân
tích kỹ thuật trên BCTC để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, các nhà đầu tư
cũng cần theo dõi dõi BCTC của CTNY trong nhiều kỳ kiên tiếp để có được đánh giá
đúng về giá trị thực của công ty đó, trước khi ra quyết định đầu tư
 Các nhà đầu tư cần đánh giá CTNY trong thực trạng chung của toàn bộ
nền kinh tế và không nên đặt áp lực quá lớn đối với duy trì và tăng giá cổ phiếu đối
với các CTNY.
Theo kết quả của nghiên cứu này, hiệu quả tài chính cao trong hoạt động chưa
hẳn là yếu tố hấp dẫn bởi đây là dấu hiệu của khả năng cao xuất hiện hành vi gian lận
107

BCTC khi các CTNY đối mặt với áp lực về uy tín, tăng giá cổ phiếu hay giữ vững giá
trị doanh nghiệp. Do các nhà đầu tư cần đánh giá thực trạng chung của toàn bộ nền
kinh tế, những biến động của ngành để không tạo áp lực lên các CTNY trong những
thời điểm kinh doanh khó khăn. Nếu áp lực các nhà đầu tư tạo áp lực lớn đối với BGĐ
là động cơ để các CTNY thực hiện hành vi gian lận BCTC, điều này khiến cho các
nhà đầu tư gặp phải rủi ro cao nếu đầu tư vào những công ty này.
 Các nhà đầu tư cần phải nâng cao trình độ, kiến thức để có thể có sự đánh
giá đầy đủ hơn về các thông tin trên BCTC, về quản trị công ty để có quyết sách phù
hợp trong việc ra quyết định đầu tư.
Sự hiểu biết về quản trị công ty, có trình độ đánh giá được các thông tin trên
BCTC cũng sẽ giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn những công ty mà có khả năng minh
bạch, môi trường đầu tư lâu dài để mang lại được lợi nhuận cao. Ngoài ra, luận án và
kết quả thực nghiệm đáng tin cậy của luận án sẽ đóng góp hữu ích cho các nhà đầu tư
trong việc nâng cao kiến thức lý luận về hành vi gian lận BCTC và các nhân tố tác
động. Việc nhà đầu tư có sự hiểu biết kỹ về TTCK cũng như về vấn đề liên quan đến
ĐCLN sẽ góp phần làm giảm thiểu tình trạng bất cân xứng về thông tin trên TTCK
Việt Nam từ đó có được quyết định đúng đắn hơn

5.2.4. Khuyến nghị đối với Hội KTV hành nghề Việt Nam, Bộ Tài chính và Ủy
ban chứng khoán Nhà nước
 Tăng cường các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lập BCTC
của các CTNY.
Theo điều 10, nghị định 105/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán độc lập và văn bản có hiệu lực từ 1/12/2013 của Chính phủ,
có quy định: “phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi giả mạo BCTC, khai
man số liệu trên BCTC, thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai
man số liệu trên BCTC, thông tin, số liệu công khai BCTC sai sự thật”. Với mức
phạt về việc gian lận về các thông tin trên BCTC là thấp so với mức độ thiệt hại của
các hành vi gian lận BCTC gây ra đối với các nhà nhà đầu tư. Do đó, Bộ Tài chính
và UBCKNN có thể nâng mức phạt lên gấp 3 lần hoặc bổ sung các chế tài xử lý về
mặt hình sự và gắn liền trách nhiệm trực tiếp đối với Ban lãnh đạo của các CTNY
đối với các hành vi gian lận. Mặt khác, UBCKNN cần công bố thật rộng rãi, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông để các CTNY
hiểu rõ và nắm đầy đủ hơn các biện pháp chế tài để họ phải nghiêm túc tuân thủ
quy định
108

Ngoài ra, Bộ Tài chính cần xem xét sự tách biệt giữa cơ quan có thẩm quyền
kiểm tra và cơ quan lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với cơ quan có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, các cơ quan có đủ khả năng để kiểm tra các sai
phạm về lập BCTC là Bộ Tài chính hoặc UBCK nhưng cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm hành chính thuộc về thanh tra viên tài chính các cấp, Chánh thanh tra Sở
Tài chính, Chánh thanh tra Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND các cấp. Như vậy, cơ
quan trực tiếp kiểm tra nhưng không được trực tiếp có thẩm quyền xử lý dẫn đến cơ
quan có thẩm quyền xử lý không nắm cụ thể mức độ thiệt hại của các sai phạm trong
lập BCTC tác động người sử dụng thông tin. Vì vậy, mức độ xử phạt có thể không
tương xứng với kết quả sai phạm đã phát hiện.

 Tăng cường các biện pháp kỷ luật đối CTKT vi phạm quy định về kiểm
toán BCTC của các CTNY.
Chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán
độc lập đã được quy định cụ thể trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập (trước đây là Nghị định số 105/2013/NĐ-CP nay
được thay thế bằng Nghị định 41/2018/NĐ-CP). Riêng về chế tài xử lý vi phạm về
chất lượng kiểm toán BCTC đối với CTKT cũng đã được quy định cụ thể tại Thông tư
157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính. Theo đó, CTKT có sai phạm
nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực nghề nghiệp sẽ bị tước quyền
sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc
đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Đối với KTV có sai phạm về chất lượng dịch
vụ kiểm toán thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề,
đình chỉ đăng ký hành nghề hoặc cấm tham gia hoạt động kiểm toán độc lập. Tuy
nhiên, cách xử phạt này chưa đủ sức răn đe do thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kiểm toán độc lập chỉ là 1 năm (theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính), trong khi kết quả kiểm toán BCTC có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng có
liên quan và mức độ ảnh hưởng có thể kéo dài tới nhiều năm sau. Bộ Tài chính ban
hành thông tư số 183/2013 về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng
và Chính phủ ban hành Nghị định 105/2013 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế toán, kiểm toán độc lập với mục 9 “Hành vi vi phạm quy định về kiểm toán
BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng”. Tuy nhiên, nội dung và hình thức, mức phạt
còn nhẹ và chưa cụ thể như phạt 5-10 triệu đồng vì công bố sai lệch thông tin trên
BCTC, chấm dứt hợp đồng ký kết nếu chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo
109

kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và không được ký
tiếp hợp đồng với các CTNY trong các năm sau. Mức phạt này không có tính răn đe,
cần phải truy tố trước pháp luật đối với các CTKT vi phạm quy định về kiểm toán
BCTC nhằm trục lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhà đầu tư.

 Cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán
quốc tế.
Các nội dung trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề
bất cập, là cơ hội thuận lợi các CTNY lợi dụng thực hiện các hành vi gian lận BCTC.
Với nỗ lực của Bộ Tài chính, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã từng bước cải
thiện và cập nhật theo xu hướng phát triển của thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường và sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước, hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt các giao dịch của nền kinh tế
thị trường mới phát sinh như mua bán, sát nhập, có thêm cổ đông mới,... Hệ thống
chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa thể tiếp cận và có phương án giải quyết cụ thể như
việc ghi nhận và đánh giá giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn
thất tài sản,... (Bộ Tài chính, 2016). Theo nghiên cứu của ICEAW, xu hướng của các
nước trên thế giới không sử dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế mà chuyển sang
áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) về lập và trình bày BCTC, đặc biệt áp dụng
với các CTNY trên TTCK. Theo kết quả thống kê, IFRS được áp dụng tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cụ thể, trên thế giới có khoảng 131 nước và vùng
lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc phải áp dụng IFRS trong lập và trình bày BCTC của
các CTNY. Tại Châu Âu, khoảng 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng
IFRS. Trong hệ thống các nước phát triển, Mỹ là lãnh thổ duy nhất chưa áp dụng IFRS
nhưng UBCK của Mỹ (SEC) đã xác nhận việc áp dụng IFRS cho các CTNY trên
TTCK là vấn đề ưu tiên. Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước Singapore, Thái
Lan, Malaysia, Campuchia đã áp IFRS từ năm 2012 và Indonesia từ năm 2013. Xét
trên những lợi ích mà IFRS đem lại để tăng khả năng tiếp nhận các vốn từ thị trường
quốc tế, niêm yết tại thị trường quốc tế, tạo sự minh bạch và trung thực của thông tin
BCTC của các CTNY thì yêu cầu lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)
đang trở thành nhu cầu ngày càng cấp thiết và tất yếu của các tập đoàn, đặc biệt CTNY.

Việc cần tập trung hiện nay là tham khảo rộng rãi ý kiến chuyên gia và học tập
thêm kinh nghiệm tại các quốc gia đã có hệ thống chuẩn mực kế toán riêng cho các
CTNY trên TTCK để có bước đi phù hợp với Việt Nam.
110

 Xây dựng lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng
dẫn các chuẩn mực kiểm toán, đặc biệt các chuẩn mực kiểm toán cơ bản trong đó
bao gồm chuẩn mực kiểm toán VSA số 240.
Bộ Tài chính và Hội KTV hành nghề Việt Nam cần bổ sung nội dung của VSA
số 240 còn sơ sài trong việc hướng dẫn KTV trong việc phát hiện rủi ro có gian lận
trong lập kế hoạch kiểm toán BCTC. Cụ thể, đánh giá rủi ro có gian lận và thiết kế thủ
tục kiểm toán, lựa chọn các thủ tục kiểm toán hiệu lực đối với từng tình huống gian lận
cụ thể tại đơn vị được kiểm toán chưa được hướng dẫn chi tiết và đầy đủ. Bên cạnh đó,
nội dung chuẩn mực chưa đề cập việc cách xác định rủi ro có gian lận có sai phạm
trọng đối với cấp độ BCTC và cấp độ CSDL, mối quan hệ giữa rủi ro có gian lận với
thiết kế thủ tục kiểm toán. Nội dung chuẩn mực có thể bổ sung phần phụ lục về các
hành vi gian lận phổ biến đối với các khoản mục quan trọng trong BCTC và nêu các
thủ tục kiểm toán cụ thể đối với từng cách thức gian lận cụ thể khi KTV đối mặt với
các hình thức gian lận thì có thể thực hiện theo một số thủ tục quan trọng để phát hiện
gian lận. Ngoài ra, cần quy định thống nhất việc lập và trình bày BCTC trên cơ sở
chuẩn mực kế toán, tránh việc trình bày vừa trên cơ sở chuẩn mực kế toán vừa trên cơ
sở cơ chế tài chính của Nhà nước hay của riêng doanh nghiệp. Kết quả tại một nghiên
cứu cho thấy, việc hạch toán khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và cơ chế tài chính (về
chênh lệch tỷ giá, về trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán,...) tạo ra kẽ hở cho các
CTNY có thể lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận BCTC biến lãi thành lỗ hoặc lỗ
thành lãi và làm khó khăn cho KTV khi đưa ra ý kiến.

 Hội KTV hành nghề Việt Nam cần bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho các KTV độc lập
Thường xuyên xây dựng trong nội dung cập nhật kiến thức cho KTV về các
hướng dẫn chi tiết và cụ thể đối với các vấn đề liên quan đến kiểm toán gian lận, thuê
các chuyên gia điều tra gian lận hỗ trợ trong việc đào tạo chuyên môn và cập nhật các
kỹ thuật đánh giá rủi ro kiểm toán và rủi ro có gian lận, các thủ tục kiểm toán pháp lý
để phát hiện các tình huống về gian lận thực tế đã xảy ra trên thế giới và Việt Nam
nhằm giúp cho các KTV cùng trao đổi kinh nghiệm và học hỏi nhằm tránh rủi ro trong
quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán. Định kỳ tổ chức các hội thảo, các buổi tập huấn
để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực kế toán ở các doanh nghiệp.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo để thường xuyên cập nhật thông tin về chế độ kế toán,
quy định của thuế, kế toán, kiểm toán cho các đối tượng liên quan đến công tác kế toán
của doanh nghiệp.
111

 UBCKNN cần thành lập Ủy ban giám sát chất lượng về hoạt động kiểm
toán BCTC của CTNY
Giám sát chất lượng của hoạt động kiểm toán BCTC của các CTNY là việc quan
trọng và nhằm tạo ra thông tin tài chính tin cậy cho các nhà đầu tư tham gia TTCK.
Hiện nay, trách nhiệm giám sát về chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam do Bộ Tài chính ủy quyền cho VACPA thực hiện hàng
năm. Tuy nhiên, việc giám sát của chất lượng kiểm toán của VACPA đối với các
CTKT có đủ điều kiện kiểm toán các CTNY có những vấn đề bất cập. Trách nhiệm
của VACPA là bảo vệ quyền lợi của các hội viên của VACPA tức là bảo vệ quyền lợi
cho các KTV và các CTKT do Hội chịu trách nhiệm quản lý nhưng VACPA cũng có
trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên TTCK. Để tạo niềm tin các nhà
đầu tư tham gia TTCK và giải quyết các mâu thuẫn trên, UBCK nên thành lập Ủy ban
giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng nói chung và các
CTNY nói riêng. Ủy ban giám sát này không nên trực thuộc tổ chức hiệp hội nghề
nghiệp mà trực thuộc sự quản lý của UBCK hoạt động độc lập và bảo vệ lợi ích của
các nhà đầu tư trên TTCK. Cơ cấu thành viên trong Ủy ban giám sát phải bao gồm đại
diện của nhà đầu tư, các công ty có lợi ích công chúng và thành phần quan trọng chịu
trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán là các KTV có trình độ nghiệp
vụ chuyên môn nghiệp vụ kế toán và kiểm toán, đảm bảo tính độc lập trong việc đưa
ra các quyết định về kết quả kiểm tra và hình thức xử phạt đối với các CTKT không
đạt yêu cầu trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của các CTNY. Theo
kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, Ủy ban giám sát hoạt động kiểm toán BCTC của các công ty
đại chúng, định kỳ tiến hành kiểm toán các CTKT có đủ điều kiện kiểm toán các
CTNY nếu CTKT có số lượng Báo cáo kiểm toán phát hành hơn 100 khách hàng và ít
nhất 3 năm 1 lần đối với CTKT phát hành ít hơn 100 Báo cáo kiểm toán trong 1 năm.
Hiện nay, VACPA chỉ tiến hành kiểm tra hồ sơ kiểm toán đối với CTKT đủ điều kiện
kiểm toán các CTNY là 3 năm một lần. Sau khi tiến hành kiểm tra, Ủy ban giám sát
bắt buộc phải công bố kết quả kiểm tra và các hình thức xử phạt đối với CTKT và
KTV đã không tuân thủ theo quy định của UBCK và chuẩn mực nghề nghiệp trong
quy trình kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.

 UBCK phải yêu cầu các CTNY công bố và giải trình về quản trị công ty,
biến động thông tin trên BCTC
Theo thông lệ quốc tế, BCTC của các CTNY còn bắt buộc công bố báo cáo
thường niên về quản trị công ty theo tiêu chí được UBCK quy định. Báo cáo này được
112

lập bởi các CTNY và được đánh giá độc lập bởi CTKT. Hệ thống báo cáo quản trị
giúp các CTNY hoàn thiện công tác quản trị công ty tốt hơn theo thông lệ tiên tiến của
thế giới, minh bạch hóa hệ thống thông tin và tạo lập môi trường kiểm soát hữu hiệu,
hạn chế các gian lận trong công tác quản trị điều hành và báo cáo.
Mặc dù, UBCK đưa ra nghị định và thông tư liên quan việc công bố thông tin.
Tuy nhiên, giải trình thông tin biến động của các chỉ tiêu tài chính tập trung vào chỉ
tiêu lợi nhuận của các CTNY. Theo quy định của UBCK, lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp biến động từ 10% so với cùng kỳ báo cáo năm trước, các CTNY phải giải trình
cụ thể và chi tiết các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch. Thực tế, việc giải trình này
mang tính hình thức và không đầy đủ dẫn đến chất lượng của báo cáo giải trình thấp.
Cụ thể, các CTNY có lợi nhuận sụt giảm hoặc tăng trưởng nhưng đều giải thích các
nguyên nhân giống nhau như lợi nhuận gộp tăng, doanh thu tăng và các chi phí giảm,...
(Trang Trần, 2014). UBCK cần yêu cầu đơn vị giải trình chi tiết và đầy đủ các thông
tin tạo ra sự chênh lệch trên BCTC qua các kỳ. Bên cạnh đó, UBCK cần bổ sung các
chỉ tiêu biến động trên BCĐKT để nhà đầu tư đánh giá tổng quan về tình hình hoạt
động và tài chính của đơn vị, cũng như các dấu hiệu gian lận BCTC nếu các biến động
bất thường không có sự giải trình hợp lý.

5.3. Một số hạn chế và gợi ý nghiên cứu trong tương lai của đề tài
5.3.1. Hạn chế nghiên cứu
Thứ nhất là, nội dung nghiên cứu của Luận án tập trung vào hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, không nghiên cứu hành vi biển thủ tài
sản và các nhân tố phổ biến tác động đến hành vi này.
Thứ hai là, không gian của Luận án tập trung nghiên cứu về các CTNY phi tài
chính trên TTCK Việt Nam, chưa nghiên cứu về các CTNY trong lĩnh vực tài chính
như ngân hàng, tổ chức tín dụng,... Ngoài ra, Luận án chưa nghiên cứu về hành vi gian
lận BCTC của các nhóm công ty không niêm yết trên TTCK Việt Nam như doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài,...
Thứ ba là, đối tượng khảo sát trong Luận án tập trung vào KTV độc lập. Tuy
nhiên, Luận án có thể mở rộng đối tượng khảo sát là cán bộ thanh tra thuế và các
chuyên gia điều tra gian lận.

5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai


Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và các nhân tố tác động đến hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam mà chưa nghiên cứu các khía cạnh khác
113

liên quan biển thủ tài sản, chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia. Thông qua việc
phân tích các hạn chế trong nghiên cứu, Luận án đề cập các khoảng trống cho các
nghiên cứu tiếp theo trong tương lai:
- Về phạm vi của nội dung nghiên cứu, hành vi gian lận đối với hành vi biển
thủ tài sản trong doanh nghiệp.
- Về không gian của phạm vi nghiên cứu, mở rộng nghiên cứu đối với nhóm các
CTNY theo đặc điểm ngành, các nhóm công ty không niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Về đối tượng khảo sát, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối tượng
khảo sát là cán bộ thanh tra thuế và các chuyên gia điều tra gian lận giúp nhìn nhận
chính xác hơn về các hình thức gian lận BCTC.
114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa trên thảo luận về kết quả nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số
khuyến nghị đối với các CTNY cần giảm thiểu các nhân tố có khả năng hiện diện tại
đơn vị và nên xây dựng chương trình chống gian lận trong CTNY, đối với CTKT và
KTV như tiếp cận kiểm toán gian lận theo rủi ro có gian lận, trao đổi kinh nghiệm từ
việc phân tích các vụ gian lận BCTC trên thế giới và Việt Nam; đối với các nhà đầu tư
thận trọng trong việc phân tích các thông tin trong BCTC dựa trên các hành vi gian
lận; đối với cơ quan Nhà nước như Hiệp hội nghề nghiệp, Bộ Tài chính và UBCK cần
tăng cường biện pháp chế tài xử lý đối với các CTNY khi vi phạm pháp luật trong lập
BCTC và biện pháp xử lý đối với CTKT khi sai phạm trong kiểm toán BCTC, xây
dựng các bộ phận kiểm soát để nâng cao chất lượng của kiểm toán BCTC nhằm hạn
chế việc thực hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
115

KẾT LUẬN

Mục tiêu chính của luận án này là kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến
hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của
luận án cho thấy, 12 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến hành vi gian lận BCTC của
các CTNY trên TTCK Việt Nam. Trong đó, có 8 biến độc lập có quan hệ thuận chiều
với biến phụ thuộc. 15 nhân tố được kiểm định có tác động đến hành vi gian lận BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam, trong đó có 12 nhân tố tác động và 3 nhân tố
không tác động đến đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY và có 8 nhân tố ảnh
hưởng thuận chiều và có 4 nhân tố ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi gian lận BCTC
của các CTNY. Vì vậy, tác giả kỳ vọng kết quả của nghiên cứu của luận này và một số
ý kiến mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu
ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, KTV, CTKT, các nhà
đầu tư, UBCKNN, cơ quan ban hành chính sách nhằm góp phần phát triển lành mạnh
TTCK, giúp nhà đầu tư nâng cao hiểu biết về rủi ro cũng như quyền lợi sử dụng BCTC
được kiểm toán.
116

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

1. Vũ Thị Thục Oanh (2014), “Khó khăn của doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh
khủng khoảng kinh tế toàn cầu: Vấn đề và Giải pháp”, Tạp chí Châu Á- Thái
Bình Dương, Số 66, trang 33-34, năm 2014.
2. Vũ Thị Thục Oanh (2016), “Lý thuyết về hành vi gian lận và ứng dụng trong việc
kiểm soát hành vi gian lận BCTC của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 9, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
Công Nghiệp, trang 55-61, năm 2016.
3. Vũ Thị Thục Oanh (2016), “Giải pháp cải cách hệ thống giám sát tài chính hướng
tới sự phát triển bền vững, minh bạch tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế của Hiệp Hội kế toán Quản trị Công chứng Anh
Quốc (CIMA), Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, “Kế toán quản trị - Kinh
nghiệm quốc tế và thực trạng ở Việt Nam”, trang 209-213, năm 2016.
4. Vũ Thị Thục Oanh (2016), “Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi gian lận
BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần
thứ 5 (Báo cáo tóm tắt), Đại học quốc gia Hà Nội, trang 349, năm 2016.
5. Vũ Thị Thục Oanh (2017), “Đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi gian lận
BCTC CTNY trên TTCK Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia của
trường Đại học Quy nhơn, “Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0”, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trang 700-
709, năm 2017.
6. Vũ Thị Thục Oanh (2017), “Thực trạng tình hình gian lận BCTC CTNY trên TTCK
Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 667, kỳ 2 - tháng 10/2017, Bộ Tài chính, trang 51-
53, năm 2017
7. Vũ Thị Thục Oanh (2017), “Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi
gian lận BCTC CTNY trên TTCK Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 11, Bộ
Công thương, trang 329-334, năm 2017.
117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abbott, L. J., Parker S. and Peters G. F. (2006), “Earnings management,


litigation risk, and asymmetric audit fee responses”, Journal of Practice &
Theory, Vol.25, No.4, pp. 85-98.
2. Abdullatif, M. (2013), “Fraud Risk Factors and Audit Programme Modifications:
Evidence from Jordan”, Australasisan Accounting Business and Finance
Journal, Vol 7(1), pp59-77.
3. Adam Smith (1776), The wealth of nations, London: Methuen & Co.,Ltd.
4. Agrawal, A.and Chadha, S. (2005), Corporate governance and accounting
scandals, Journal of Law and Economics, 48(2), pp.371-406.
5. Aharony, J., Lee, C. and Wong, T. J. (2000), “Financial packaging of IPO firms
in China”, Journal of Accounting Research, 38, 103-126.
6. Ahmed, K., & Courtis, J.K. (1999), Assocciations between corporate characteristics
and disclosure levels in annual reports: ameta-a, British Accounting Review, 31,
pp.35-61.
7. Akerlof G (1970), “The market for lemons: quality uncertainty and the market
mechanism”, The Quartely Journal of Economics, Vol, 84, No.3, pp.488-500.
8. Akerlof G. (1970), “The market for lemons: quality uncertainty and the market
mechanism”, The Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3, pp. 488-500.
9. Akram M.A., Hunjra A.I., Butt S. and Ijaz I. (2015), “Earnings management and
organizational performance: Pakistan vs India”, Basic research journal of
business management and accounts, Vol.4, No.9, pp.211-220,
10. Albercht, W.S., and M.B.Romney (1986), Red - Flagging Management Fraud: A
Validation, Advances in Accounting, No 3, pp.323-334.
11. Albrecht, W.S; M B Romney and D J Cherrington, David J (1980), Red-Flagging
the White Collar Criminal, Management Accounting, dated: March 1980,
pages:51- 54, 57.
12. Ali S. M., Salleh N.M. and Hassan M.S. (2008), “Ownership Structure and
Earnings Management in Malaysian Listed Companies: The Size Effect”, Asian
Journal of Business and Accounting, Vo1, No.2, pp 89-116.
118

13. Alsharairi M. and Salama, A. (2012), “Does high leverage impact earnings
management? Evidence from non-cash mergers and acquysitions”, Journal of
Financial and Economic Practice, Vol. 12, No. 1, pp.17-33.
14. Alves S. (2012), “Ownership structure and earnings management: evidence from
Portugal”, Australian Accounting, Business and Finance Journal, Vol. 6, No 1,
pp. 57-74.
15. Apostolou, B.,J, Hasell, S.Webber, và G Summers (2001), The relative
importance of management fraud risk factors, Behavioral Rearch in Accounting,
Vol 13, pp1-24.
16. Archambault, J. & Archambault, M. (2003), “A multinational test of
determinants of corporate disclosure”, The International Journal of Accounting
38, pp.173-194.
17. Association of Certified Fraud Examiners (2010, 2012, 2014), Report to the
Nation on Occupational Fraud and AbuseAustin, Texas: ACFE 55
18. Association of Certified Fraud Examiners (2016), Fraud Tree - Occupational
Fraud Abuse Classification System, truy cập ngày 01 tháng 2 năm 2016, từ
http://www.acfe.com/fraud-tree.aspx.
19. Barnea A., Haugen R.A. and Senbet L.W. (1981), “An equylibrium analysis of
debt financing under costly tax arbitrage and agency problems”, The Journal of
Finance, Vol. 36, No. 3, pp. 569-581.
20. Beasley, M. S. (1996), An empirical analysis of the relation between the board of
director composition and financial statement frauds, The Accounting Review,
Vol.71, No.4, pp.443-465.
21. Beatty, A., Ke B. and Petroni K. (2002), Earnings management to avoid earnings
declines across publicly and privately held banks, The Accounting Review,
Vol.77, pp. 547-570,
22. Bell, T.B., và Carcello, J.V. (2000), “A Decision Aid for Assessing the
Likelihood of Fraudulent Fianancial Reporting, Auditing”, Journal of Practice
&Theory, Vol.19, pp 169-184.
23. Beneish, M.D. (1999), “The detection of earnings management”, Financial
Analysts Journal, Vol. 5, No.5, pp. 24-36.
24. Berle, A.A. and Means G.C. (1932), The modern corporation and private
property, New York 1932.
119

25. Blocher và cộng sự (1988), “A study of Auditors”, Analytical Review


Performance”, A Journal of Practice and Theory, Vol.7, No.2.
26. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp
dụng cho các công ty đại chúng, ngày 26 tháng 7 năm 2012.
27. Bùi Thị Thủy (2015), “Vai trò của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong các
công ty cổ phần”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 163, tr. 2-9.
28. Carcello, J.V, Hermanson, D.R., Neal, T.L., Riley Jr, R.A (2002), Roard
Characteristics and Audit Fees, Con temporary Accounting Research, 19(3),
pp.365-384.
29. Charfeddine L., Riahi R. and Omri A. (2013), “The determinants of earnings
management in developing countries: A study in the Tusianan context”, The
IUP Journal of Corporate Governance, Vol. 12, No. 1
30. Chen, K. Y., Elder, R. J., and Hsieh, Y. (2005), “Corporate governance and
earnings management: The implications of corporate governance best-practice
principles for Taiwanese listed companies”, Journal of Contemporary Accounting
& Economics, Vol 3, No. 2, pp. 73-105.
31. Cheung et al. (2005), Determinants of Corporate Disclosure and Transparency:
Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of Corporate Disclosure
and Transparency, Emerald Management.
32. Chow C.W. (1982), The demand for external auditing: size, debt and ownership
influences, The Accounting Review, Vol. 57, No. 2, pp. 272-91.
33. Chuẩn mực kế toán Việt Nma – VSA số 240.
34. Collin S. Y., Tagesson T., Andersson A., Cato J., and Hansson K. (2009),
Explaining the choice of accounting standards in municipal corporations:
Positive accounting theory and institutional theory as competitive or concurrent
theories, Critical Perspectives on Accounting, Vol 20, No. 2, pp. 141-174.
35. Committee of Sponsoring Organization (COSO) (2000), Fraudulent Financial
Reporting: 1987-1991- An Analysis of US. Public Companies,
http://www.coso.org
36. Cressey D.R., Other people”s money (1953), A study in the social psychology of
embezzlement, Glencoe, IL. Free Press.
37. Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK,
Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán UBCKNN, NXB
120

Chính trị Quốc gia.


38. DeAngelo L. (1986), Accounting Numbers as Market Valuation Substitutes: A
Study of Management Buyouts of Public Stockholders, The Accounting Review,
Vol. 61, No. 3, pp. 400-420,
39. Dechow, P. and Skinner, D. (2000), Earnings management: Reconciling the
views of accounting academics, practitioners, and regulators, Accounting
Horizon, Vol. 14, pp. 235-250,
40. Dechow, P. M., Sloan, R. G., and Sweeney, A. P. (1996), Causes and
consequences of earnings manipulation: An analysis of firms subject to
enforcement actions by the SEC, Contemporary Accounting Research, Vol.13,
No.1, 1-36.
41. DeFond M., Francis J. and Wong T.J. (2000), “Auditor industry specialization
and market segmentation: evidence from Hong Kong”, Auditing: A Journal of
Practice & Theory, Vol. 19, No. 1, pp. 49-66.
42. Defond, M. L., and Jiambalvo J. (1994), “Debt covenant violation and manipulation
of accruals”, Journal of Accounting and Economics, Vol. 17, pp.145-176.
43. Degeorge F, Patel J. and Zeckhauser R. (1999), “Earnings management to exceed
thresholds”, Journal of Business, Vol. 72, No. 1, pp. 1-33.
44. Dichev I.D. and Skinner D.J. (2002), “Large-sample evidence on the Debt Covenant
Hypothesis”, Journal of Accounting Research, Vol. 40, No. 4, pp. 1091-1123.
45. Diệp Vũ (2015), Toshiba dính líu bê bối kế toán 1,2 tỷ USD, truy cập ngày 15
tháng 11 năm 2015, từ: http://vneconomy.vn/the-gioi/toshiba-dinh-be-boi-ke-
toan-12-ty-usd-20150721114556153.htm.
46. Ding Y., Zhang H. and Zhang J. (2007), Private vs State Ownership and
Earnings Management: evidence from Chinese listed companies, Corporate
Governance: An international review, Vol.15, No. 2, pp.223-238.
47. Efendi (2007), “Summary of the articele: Why do corporate managers misstate
financial statements? The role of option compensation and other factors”,
Journal of Financial Eeconomics, 85, pp.667-708.
48. Elliot, R.K and Willingham, J.J (1980), Management fraud: Detection and
deterrence, New York: Petrocelli Books.
49. Fakhfakh H. and Nasfi F. (2012), “The determinants of Earnings Management by
Acquyring Firms”, Journal of Business Studies Quarterly, Vol 3, No 4, pp. 43-57.
121

50. Fama E. F., and Jensen M. C. (1983). “Agency Problems and Residual Claims”,
Journal of Law and Economics, Vol. 26, 327-49.
51. Fan, P.H. (Joseph), T.J. Wong & T. Zhang (2007), “Politically connected CEOs,
corporate governance, and post-IPO performance of China”s newly partially
privatized firms”, Journal of Financial Economics, Vol. 84, pp.330- 357.
52. Fathi J. (2013), “The determinants of quality of financial information disclosed by
French listed companies”, Mediterranean Journal of Social Sciences, Vol 4, No.2.
53. Fern R. H., Brown B.C. and Dickey S.W. (1994), “An empirical test of
politically-motivated income smoothing in the oil refining Industry”, Journal of
Applied Business Research, Vol. 10, No. 1, pp. 92-100,
54. Francis J. R., Khurana I.K. and Pereira R., (2005), Disclosure incentives and effects on
cost of capital around the world, Accounting Review, Vol. 80, pp. 1125-1162.
55. Friedlan, J.M. (1994), “Accounting choices of issues of initial public offerings”,
56. Gaffikin M. (2005), “Accounting research and theory: the age of neo-
empiricism”, Accounting and Finance Working Paper 05/07, School of
Accounting and Finance, University of Wollongong.
57. Ghazali and Weetman (2006), “Perpetuating traditional influences: Voluntary
disclosure in Malaysia following the economic crisis”, Journal of International
Accounting, Auditing and Taxation, 15, pp.226-248
58. Ghosh S. (2011), “Firm ownership type, earnings management and auditor relationships:
evidence from India”, Managerial Auditing Journal, Vol. 26, No. 1, pp. 350-369.
59. Göksel A. (2013), Examination of factors affecting earnings management
practices: Evidence from ISE, International Conference on Economic and Social
Studies, Vol.1, No.1, pp. 129-148.
60. Gordon M., Horwitz B. and Meyers P. (1966), “Accounting measurements and
normal growth of the firm”, Research in Accounting Measurements
61. Gore P., Pope P. F., and Singh A. K. (2001), “Non-audit services, auditor
independence, and earnings management”, Working Paper, Lancaster University.
62. Graham, L. and Bedard, J. C. (2003), Fraud Risk and Audit Planning
63. Grahauri, Pervez, Grohaug, Kjell and Kristianslund, Ivar (eds.) (1995), “Research
methods in business studies, a practical guide”, Great Britain: Prentice Hall.
64. Gramling, A. A. & Myers, P. M. (2003), “Internal auditors” assessment of fraud warning
signs: Implication for external auditor, The CPA Journal, vol. 73, no.6, pp20-24.
122

65. Gumanti T.A. (1996), Earnings management and accounting choices in initial
public offerings: Evidence from Indonesia, Master thesis, Edith Cowan University
66. Guo J., Huang P., Zhang Y. and Zhou N. (2015). “Foreign Ownership and Real
Earnings Management: Evidence from Japan”, Journal of International
Accounting Research: Fall, 14 (2), pp. 185-213.
67. Guo, F. and Ma, S. (2015). Ownership characteristics and earnings management in
China, The Chinese Economy: translation and studies, 48 (5), 372-395.
68. Hair, J.F.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., & Black, W.C (1998), Multivariate
Data Analysis, New Jersey: Prentice Hall.
69. Hammersley, Jacqueline S. (2011), “A Review and model of auditor judgements
in Fraud - Related Planning Tasks, Auditing”, A Journal of Pratice & Theory,
Vol 30, No 4, pp101-128.
70. Haniffa và Cooke (2002), Culture, corporate governance and disclosure in
Malaysian corporations, A bacus, 38 (3), pp.317-349.
71. Hansen, J.V.,J.B. McDonal, W.F. Messier, Jr., and T.B.Bell (1996), A
Generalized Quanlitative - Response Model and the ananlysis of management
fraud, Management Science, vol. 42, pp 1022-4852.
72. Hartono J. (2008), Portfolio Theory and Investment Analysis, Fifth edition.
London: BPFE
73. Healy P. M. (1985), “The effect of bonus schemes on accounting decisions”,
Journal of Accounting and Economics, Vol. 7, pp. 85-107.
74. Healy P.M. and Palepu K.G. (2001), “Information asymmetry, corporate
disclosure, and the capital markets: A review of the empirical disclosure
literature”, Journal of Accounting and Economics, Vol. 31, pp. 405-440,
75. Healy P.M. and Wahlen J.M. (1999), A review of the earnings management
literature and its implications for standard setting, Accounting Horizons, Vol.
13, No. 4, pp.365-384.
76. Heiman - Hoffman, V. B., K.P. Morgan, and J.M. Patton (1996), The Warning Signs
of Fraudulent Financial Reporting, Journal of Accountancy, 182 (4), 75-81.
77. Hirshleifer D. (1993), Managerial reputation and corporate investment
decisions, Financial Management, Vol. 22, No. 2, pp. 145-160
78. Hoàng Khánh, Trần Thu Hiền (2015), “Phát hiện sai phạm BCTC của các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết”, Tạp chí KT&PT, số 218 (II), tháng 08, tr.42-50.
123

79. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013), Thống kê ứng dụng trong
nghiên cứu kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
80. Jensen M. C., and Meckling W. (1976), “Theory of the firm: Managerial
behavior agency costs and ownership structrure”, Journal of Financial
Economics, Vol. 3, No. 4, pp. 305-370,
81. Jensen, M. C. (1993), Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and
Takeovers, American Economic Review, Vol. 76, No. 2, pp. 323-329.
82. Johari N. H., Saleh N.M., Jaffar R. and Hassan M. S. (2008), “The influence of
board independence, Competency and ownership on earnings management in
Malaysia”, Journal of economics and management, Vol.2, No.2, pp. 281-306.
83. Jones J. (1991), “Earnings management during import relief investigations”,
Journal of Accounting Research, Vol.29, No 2, pp. 193-228.
84. Jones, Michael John Jones (2011), Creative Accounting, Fraud and International
Accounting Scandals, Willey Press, England, page 419-423.
85. Kaminski và cộng sự (2004), “Can financial ratios detect fraudulent financial
reporting”, Managerial Auditing Journal, Vol.19, No.1, pp.15-28.
86. Kaplan R.S. and Atkinson A. (1998), Advanced management accounting, 3rd
Edition., Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
87. Kinney (1987), “Attention – Directing Analytical Review Using Accounting
Rtios: A case study”, A Journal ò Practice and Theory, Vol.6, No.2.
88. Klein (2002), “Audit committee, board of director characteristics, and earnings
management”, Journal of Accounting and Economics, Volume 33, Issue 3,
pp.375-400.
89. Kneutzfeldt và cộng sự (1986), “Error Characteristics in Audit Populations: Their
Profile and Relationship to Environment Factors”, Auditing: A Journal of
Practice & Theory, Fall, pp.20-43.
90. Kothari S.P. (2001), “Capital markets research in Accounting”, Journal of
Accounting and Economics, Vol. 31, pp. 105-231.
91. KPMG (2003), KPMG Forensic Fraud Survey 2003 [Brochure]. KPMG LLP
92. Kumani P. and Pattanayak J.K. (2014), “The role of board characteristics as a
control mechanism of earnings management: A study of select Indian sector
companies”, The IUP Journal of corporate governance, Vol. 8, No. 1, pp. 58- 69.
124

93. Kyle Albert S (1985), “Continuous Auctions and Insider Trading”, Journal
Article, Vol.53, No.6, pp.1315-1335.
94. Lê Hoài Nam (2014), Auditing and earnings management in New Zealand, PhD
dissertation, Victoria University of Wellington, NZ.
95. Lê Nguyễn Thế Cường (2013), “Giải pháp nâng cao trách nhiệm của KTV độc
lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán BCTC của CTNY
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh.
96. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), “Minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên
TTCK Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ
Chí Minh.
97. Lee B. B. and Choi B. (2002), “Company size, auditor type, and earnings
management”, Journal of Forensic Accounting, Vol. 3, pp. 27-50,
98. Li S. F. (2010), Determinants of management”s preferences for an earnings
threshold, Review of Accounting and Finance, Vol. 9, No.1, pp. 33-49.
99. Loebbecke, J.K., M. M Eining and J.J.Willingham (1989), “Auditors Experience
with material irregularities: Frequency, nature, and detectability”, Auditing: A
Journal of Practice and Theory, Vol.9, No.1, pp.1-28.
100. Lou & Wang (2011), “Fraud Risk Factor Of The Fraud Triangle Assessing The
Likelihood Of Fraudulent Financial Reporting” Journal of Business &
Economics Research.
101. Luật chứng khoán (2010).
102. Luật Doanh nghiệp (2014).
103. Marinakis P. (2011), An investigation of earnings management and earnings
manipulation in UK, Phd Dissertation, University of Nottingham UK.
104. Matousi (2011), Board independence and corporate fraud: the case of Tunisian
firms, Working Paper.
105. Meek & Gray (1995), “Factors influencing voluntary annual report disclosures
by U.S,U.K, and continental European multinational conporations”, Journal of
International Business Studies, 26(3), 555-572.
106. Mock, T. J. & Turner, J. L. (2005), “Auditor identification of fraud risk factors
and their impact on audit programs”, International Journal of Auditing, Vol.9,
No.1, pp59-77.
125

107. Moyes, G. D. (2007), “The Differences In Perceived Level Of Fraud-Detecting


Effectiveness Of SAS No. 99 Red Flags Between External And Internal
Auditors”, Journal of Business & Economics Research, Vol.5, No.6, p.9-25.
108. Moyes, G. D., Lin, P. & Laudry, R. M. (2005), Raise the red flag, Internal
Auditor, Vol. 62, No.5, pp.47-51.
109. Mulgrew M. and Forker J. (2006), “Independent Non-Executive Directors and
Earning Management in the UK”, The Irish Accounting Review, Vol.13, No.2, pp.35-62.
110. Nassirzaeh F., Salehi M. and Alaei S.M. (2012), “A study of the factors affecting
Earnings Management: Iranian Overview”, Science Series Data Report, Vol.4,
No.2, pp.22-27
111. Nelson M. W., Elliott J.A., and Tarpley R.L. (2002), “Evidence from auditors
about managers” and auditors” earnings management decisions”, The Accounting
Review 77 (Supplement), pp.175-202.
112. Ngô Thị Thu Hà (2007), “Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao trách
nhiệm của KTV độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong cuộc
kiểm toán BCTC”, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,
Hồ Chí Minh.
113. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nhà xuất bản Tài chính, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
114. Nguyễn Hồng Việt Thành, Nguyễn Văn Thịnh, Đỗ Quốc Thịnh và Nguyễn
Hoàng Lâm (2013), Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, Đề tài
NCKH, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, TPHCM.
115. Nguyễn Thị Hương Giang (2013), Hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện
gian lận trong BCTC tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
116. Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong
trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
117. Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014), Nghiên cứu về sai sót trong BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
118. Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin
BCTC tại các CTNY ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh.
126

119. Nunnally, J.C. and Bernstein, I.H. (1994), The Assessment of Reliability,
Psychometric Thery, 3, pp.248-292
120. Othman B. H. and Zeghal D. (2006), “A study of earnings-management motives in
the Anglo-American and Euro-Continental accounting models: The Canadian and
French cases”, The International Journal of Accounting, Vol.4, pp.406-435.
121. Peasnell K., Pope P. and Young S. (2003), “Managerial equyty ownership and
the demand for outside directors”, European Financial Management, Vol. 9, No.
2, pp. 231-250,
122. Persons, O. S. (1995), “Using financial statement data to identify factors associated
with fraudulent financial reporting”, Journal of Applied Business Research, Vol.1,
pp. 38-46.
123. Phạm Thị Bích Vân (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành động
quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng niêm
yết trên sàn chứng khoán TPHCM”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Số 12 (61),
quyển 3, trang 151-159.
124. Phan Thị Thùy Dương (2015), “Sử dụng Mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi
nhuận: Trường hợp các CTNY ở HOSE phát hành thêm cổ phiếu năm 2013”, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.
125. Rahman K. and Shahrur H. (2008), “Relationship-specific investments and
earnings management: evidence on corporate suppliers and customers”, The
Accounting Review, Vol.83, No.7, pp.1041-1081.
126. Rahman R. A. and Ali F. (2006), “Board, audit committee, culture and earnings
management: Malaysian evidence”, Managerial Auditing Journal, Vol.21, No.7,
pp.783-804.
127. Richardson R., Tuna I. and Wu M. (2002), “Predicting earnings management:
The case of earnings restatements”, Working Paper, University of Michigan
Business School.
128. Robert Bushman, Abbie J, Smith (2003), Transparency, financial accounting
information and corporate governance, Economic Policy Review – Federal
Reserve Bank of New York, pp.65-87.
129. Sahlan L.A. (2011), “The Malaysian Listing requyrements reforms and
Earnings Management practices of public Listed Firm”, The IUP Journal of
Corporate Governance, Vol.10, No.2, pp.07-36.
127

130. Simon D., Teo S. and Trompeter G. (1992), “A comparative study of the market
for services in Hong Kong, Malaysia and Singapore”, The International Journal
of Accounting, Vol.27, No.3, pp.234-240.
131. Skousen, C. J. and C.J. Wright (2006), “Contemporaneous risk factors and the
prediction of financial statement fraud”, Working paper, University of texas at
Arlinton, 2006
132. Smith, M., Omar, N. H., Idris, S. I. Z. S. & Baharuddin, I. (2005), “Auditors”
perception of fraud risk indicators: Malaysian evidence”, Managerial Auditing
Journal, Vol.20, No.1, pp.73-85.
133. Sutherland. Edwin H. (1940), “White Collar Crime”, American Sociological
Review, Vol.5, No.1, pp.1-12.
134. Trần Thị Giang Tân (2014), “Đánh giá rủi ro gian lận BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam”, Tạp chí kinh tế & phát triển, số 26(1), trang 74-94.
135. Trang Trần (2014), Doanh nghiệp đua giải trình vì lợi nhuận đột biến, truy cập
ngày 5/7/2016, tại http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/doanh-nghiep-dua-giai-
trinh-vi-loi-nhuan-dot-bien-201408201602502601.
136. Uzun et al. (2004), Borad Composition and Corporate Fraud, May/June 2004,
Volume 60 Issue 3.
137. Vafeas, N (2000), “Board structure and the informativeness of earnings”, Journal
of Accounting and Public Policy, Volume 19, Issue 2, 30 June 2000, pp.139-160.
138. Wallace et al. (1994), The relationship between the comprehensiveness of
corporate annual reports and firm characteristics in Spain, Accounting and
Business Research, 25(97), pp.41-53.
139. Warfield T. D., Wild J.J. and Wild K.L. (1995), “Managerial ownership,
accounting choices, and informativeness of earnings”, Journal of Accounting &
Economics (July), pp.61-92.
140. Watts, R. L. and Zimmerman, J. L. (1990), “Positive accounting theory: a ten
year perspective”, The Accounting Review, Vol.65, No.1, pp.131-156.
141. Well, Joseph T. (2013), “Corporate Fraud Handbook”, Prevention and Detection,
Willey, Hoboken. ISBN 9781118757260,
142. Wilks, T.J. and M.F. Zimbelman (2004), “Decomposition of fraud risk
assessment and auditors” sensitivity to fraud cues”, Comtemporary Accounting
Research, 21(3), 719-745.
128

143. World Bank (2013), Protecting investors rank:


http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/protecting-investors.
144. Xie, B., Davidson III, W.N., & DaDalt, P.J (2003), “Earnings management and
corporate governance: the role of the board and the audit committee”, Journal of
Corporate Finance, (9(3), pp.295-316.
145. Yatim, P., Kent, P., & Clarkson, P. (2006), “Governance structures, ethnicity,
and audit fees of Malaysian listed firms”, Managerial Auditing Journal, Vol.21,
No.7, pp.757-782.
146. Yermack D. (1996), “Higher Market Valuation of Companies with a Small Board
of Directors”, Journal of Financial Economics, Vol.40, No.2, pp.185-212.
147. Zahra, S.A. and Pearce, J.A. II (1989), “Board of directors and corporate
financial performance: a review and integrative model”, Journal of Management,
Vol.15, pp.291-334.
148. Zarzeski, M.T (1996), Spontaneous harmonization effects of culture and market
forces on accounting disclosure practices, Accounting Horizons, 10 (1), pp.18-37
129

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Albrecht và Đưa ra các dấu hiệu báo động đỏ quan trọng


Khảo sát các KTVĐL với 87 dấu
Romney trong dự báo hành vi gian lận là các nhóm yếu
hiệu để dự đoán gian lận
(1986) tố áp lực và thái độ của nhà quản lý.

Heiman và Nhận thấy nhóm yếu tố thái độ dự báo hành vi


Khảo sát các KTVĐL tại Mỹ với 30
cộng sự gian lận cao hơn so với nhóm yếu tố áp lực và
dấu hiệu báo động đỏ trong SAS 53
(1996) cơ hội

Các yếu tố cơ hội và áp lực là các nhóm yếu tố


ảnh hưởng lớn tới hành vi gian lận BCTC, gồm:
Khảo sát các KTVĐL tại Mỹ, sử dụng chất lượng hệ thống KSNB yếu kém, đặc tính
Bell và
mô hình hồi quy tuyến tính và Chi- của HĐQT, áp lực từ bên thứ 3, sự ổn định tài
Carcello
Square test nhận diện với 47 dấu hiệu chính và mục tiêu tài. Kết quả nghiên cứu này
(2000)
báo động đỏ phổ biến trong SAS 53 là trái ngược với kết quả nghiên cứu của
Albrecht và Romney (1986) và Heiman và cộng
sự (1996)

Các yếu tố liên quan tính chính trực, đạo đức


Các tác giả sử dụng phương pháp của nhà quản lý dự báo gian lận cao gấp 2 lần
Apostolou nghiên cứu cấp bậc (AHP) để thực so với sự ổn định tình hình tài chính, cao gấp 4
và cộng sự hiện khảo sát 93 KTVĐL, 47 lần so với đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt
(2001) KTVNB với 25 dấu hiệu để dự báo động. Hay nói một cách khác, nhóm yếu tố thái
gian lận chia thành 5 nhóm dựa theo độ dự báo gian lận cao hơn so với nhóm yếu tố
SAS số 82 để dự báo gian lận. áp lực và cơ hội

Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy


OLS để khảo sát 46 KTVĐL của 2 Nhóm yếu tố đặc điểm ngành nghề ảnh hưởng
Graham and
CTKT hàng đầu thế giới (Big5) nhằm nhiều về khả năng dự báo gian lận, tính chính
Bedard
đánh giá mức độ ảnh hưởng của 85 trực của nhà quản lý đứng thứ hai và ít ảnh
(2003)
dấu hiệu chia thành 5 nhóm dựa theo hưởng nhất là động cơ/áp lực của nhà quản lý.
SAS số 82

Có 15 yếu tố quan trọng dự báo gian lận bao


Gramling & Khảo sát KTVNB về 43 dấu hiệu gồm 6 yếu tố thái độ của nhà quản lý, 3 yếu tố
Myres được chia làm 3 nhóm nhân tố dựa áp lực/động cơ, 6 yếu tố về cơ hội. Trong đó,
(2003) theo ISA số 240 để dự báo gian lận các yếu tố quan trọng nhất là thái độ của nhà
quản lý
130

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nhóm yếu tố về thái độ của nhà quản lý đóng


vai trò quan trọng nhất. Tiếp theo, các nhóm
Moyes và
Khảo sát các KTVNB dựa theo ISA yếu tố áp lực và cơ hội như các yếu tố về đặc
cộng sự
số 240 để dự báo gian lận điểm BCTC và ngành nghề hoạt động, chất
(2005)
lượng của hệ thống KSNB và sự ổn định tình
hình tài chính.

Hành vi gian lận BCTC liên quan đến đặc điểm


Sử dụng phương pháp nghiên cứu ngành nghề được phát hiện nhiều hơn so với
Mock và
tài liệu (archival research method) yếu tố về tính liêm chính của nhà quản lý. Tức
Turner
của 404 khách hàng tại 3 CTKT lớn là nhóm nhân tố về cơ hội và động cơ áp lực có
(2005)
của Mỹ tính dự báo hành vi gian lận BCTC cao hơn so
với nhóm nhân tố về thái độ.

Gửi 200 bảng hỏi cho các KTVĐL


Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố áp
Smith và các của các CTKT tại Kuarla Lumpur
lực là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến dự báo
công sự Malaysia. Nghiên cứu sử dụng 25
gian lận, tiếp theo là nhóm yếu tố thái độ và
(2005) dấu hiệu của nghiên cứu Apostoulou
cơ hội.
và cộng sự (2001).
Tác giả chọn 86 CTNY trên TTCK
của Mỹ bị cáo buộc về các hành vi Các yếu tố liên quan đến áp lực và cơ hội ảnh
Skousen and gian lận trong lập BCTC, dùng phần hưởng lớn tới dựbáo khả năng gian lận, nhóm
Wright mềm T-tets và Wilcoxom Rank Sum2 yếu tố thái độ của nhà quản lý không dự báo
(2006) test để kiểm định khả năng dự báo gian lận, trái ngược với hầu hết các nghiên cứu
gian lận của các yếu tố thông qua các trước đây.
thông tin trên BCTC

Khảo sát 128 KTVNB và 100


KTVĐL tại Mỹ, sử dụng phần mềm Nhóm 4 yếu tố thái độ của nhà quản lý có hiệu
Moyes T-tets và Wilcoxom Rank Sum2 test quả cao nhất trong dự báo gian lận. Tiếp theo là,
(2007) để kiểm định tính hiệu quả của 12 nhóm 7 yếu tố cơ hội và 5 yếu tố áp lực là ít
yếu tố thái độ, 14 yếu tố cơ hội và 16 hiệu quả trong việc dự báo gian lận.
yếu tố áp lực

Yếu tố thái độ của nhà quản lý (các lãnh đạo


chủ chốt có tiền sử vi phạm pháp luật, nhà
Khảo sát bao gồm KTVĐL, KTVNB
quản lý không trung thực hoặc yếu kém về
Gullkvist và và các nhân viên điều tra tội phạm,
đạo đức) và yếu tố cơ hội (các giao dịch bất
Jokoppi đánh giá tầm quan trọng của 28 dấu
thường và quan trọng với các bên liên quan)
(2012) hiệu báo động đỏ trong 149 dấu hiệu
là các yếu tố quan trọng nhất trong dự báo
dự báo gian lận của ISA số 240
gian lận. Các yếu tố về áp lực không có khả
năng dự báo gian lận BCTC
131

Tác giả Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Nhóm yếu tố thái độ của nhà quản lý (tiền sử vi


phạm pháp luật hoặc luật chứng khoán, cố tình
hạn chế phạm vi kiểm toán của KTV, BGĐ độc
quyền và khống chế KSNB của đơn vị). Tiếp
theo, nhóm yếu tố cơ hội là sự yếu kém của
Khảo sát các KTVĐL tại CTKT lớn ở KSNB, tồn tại các giao dịch bất thường hoặc
Jordan để đánh giá tầm quan trọng các giao dịch chính liên quan đến các bên liên
Abullatif
của các nhóm yếu tố dựa theo ISA số quan. Nhóm yếu tố ít quan trọng nhất là các yếu
(2013)
240 tác động tới hành vi gian lận tố áp lực (khách hàng đối mặt với dòng tiền âm
BCTC ảnh hưởng tới hoạt động liên tục, khó khăn đạt
kỳ vọng của nhà quản lý về lợi nhuận hoặc giá
cổ phiếu, khó khăn về điều kiện niêm yết. Kết
quả nghiên cứu này trùng khớp với kết quả của
Gramling & Myres (2003), Moyes (2007),
Gullkvist & Jokoppi (2012).

Nguồn: tổng hợp của tác giả


132

PHỤ LỤC 2.2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ
HÀNH VI GIAN LẬN BCTC

Tên bài
STT Tác giả Mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
nghiên cứu

“The Detection of
Burcu Mô hình với 10 biến dự báo
Earnings Dựa trên M-score của
Dikmen và đúng 81% công ty có hành vi
Manipulation: The Beneish, phát triển một mô
Güray sai phạm BCTC và 65%
1 Three Plane hình nhằm phát hiện hành vi
Küçükkoc công ty không có hành vi sai
Cutting Plane sai phạm BCTC của các công
aoğlu phạm BCTC, kết quả chung
Algorithm using ty ở Thổ Nhĩ Kỳ
(2005) là đúng 67%.
Mathematical.”

Tác giả đặt ngưỡng giá trị cho


“An Investigation
Xây dựng mô hình M – score mô hình của mình là -1.31.
of Earnings
cho nước Anh. Mô hình của Theo kiểm định của tác giả,
Marinakis Management and
2 Marinakis gồm 11 biến số, mô hình có xác suất xác định
(2011) Earnings
trong đó có 8 biến số tương tự chính xác các công ty có hành
Manipulation in
mô hình Beneish vi sai phạm cao hơn mô hình
the UK.”
gốc của Beneish là 10%

Nguyễn
Trần “Nghiên cứu về sai Áp dụng mô hình Beneish để Tỷ lệ phát hiện gian lận của
Nguyên sót BCTC của các phát hiện sai sót trọng yếu M-score là 63,33% đối với 30
3
Trân CTNY trên TTCK BCTC của các CTNY trên CTNY được chọn trên TTCK
Việt Nam” TTCK Việt Nam Việt Nam.
(2014)

Dựa trên các chỉ tiêu tỷ số


Xây dựng mô hình từ việc ứng
tăng trưởng doanh thu, tỷ số
Hoàng “Phát hiện sai dụng nghiên cứu của
chất lượng tài sản, tỷ số khấu
Khánh, phạm BCTC của DeAngelo (1986), Friedlan hao TSCĐ và yếu tố biến kế
4 Trần Thị các doanh nghiệp (1994)và Beneish (1999) để toán dồn tích có thể điều
Thu Hiền xây dựng niêm phát hiện sai phạm BCTC của chỉnh với độ chính xác lần
các doanh nghiệp ngành xây
(2015) yết.” dựng niêm yết trên TTCK
lượt là 63.41% và 68.29%
thể đánh giá khả năng sai
Việt Nam.
phạm BCTC

Nguồn: tổng hợp của tác giả


133

PHỤ LỤC 3.1. DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN

STT HỌ VÀ TÊN HH, HV CHỨC VỤ CƠ QUAN

1 Đặng Ngọc Hùng PGS.TS Phó trưởng khoa ĐH Công Nghiệp

2 Nguyễn Thị Hồng Nga PGS.TS Phó trưởng khoa ĐH Công Nghiệp

3 Nguyễn Vũ Việt PGS.TS Phó giám đốc Học viện tài chính

4 Mai Ngọc Anh PGS.TS Trưởng khoa Học viện tài chính

5 Phan Duy Minh PGS.TS Phó giám đốc Trường ĐT&BD KTNN

KT trưởng KTNN
6 Lê Huy Trọng PGS.TS Kiểm toán Nhà nước
chuyên ngành

7 Nguyễn Đình Hòa PGS.TS Giám đốc Trường ĐT&BD KTNN

8 Ngô Trí Tuệ PGS.TS Tổng biên tập Tạp chí kinh tế

Phó kiểm toán trưởng


9 Lưu Trường Kháng TS Kiểm toán Nhà nước
chuyên ngành V

Phó kiểm toán trưởng


10 Vũ Thanh Hải TS Kiểm toán Nhà nước
KV 10

Trưởng kiểm toán


11 Đinh Trọng Hanh PGS.TS Kiểm toán Nhà nước
KV10

12 Nguyễn Hữu Tú TS Cán bộ Ban Kinh tế TW

13 Lê Đình Thăng TS Kiểm toán trưởng KV3 Kiểm toán Nhà nước

14 Đào Nam Giang TS Phó trưởng khoa Học viện Ngân hàng

15 Nguyễn Đăng Thuận TS Phó tổng giám đốc Tổng CT 36 BQP


134

PHỤ LỤC 3.2. PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM

Lời giới thiệu


Hiện nay tôi đang làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Để
có cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi điều tra khảo sát các nhân tố tác động đến hành
vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý báu của Quý chuyên gia trong lĩnh vực này với mong muốn có được một
bảng hỏi hoàn chỉnh, khoa học và phù hợp thực tế tại TTCK Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn sự tham gia của Quý chuyên gia vào cuộc phỏng vấn này!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN


- Họ và tên người được phỏng vấn:
- Giới tính:
- Chức vụ:
- Cơ quan công tác:
- Số năm công tác của Quý Ông/ Bà:
- Giới thiệu sơ lược về công việc hiện tại:

PHẦN 2: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA CTNY
TRÊN TTCK VIỆT NAM .
- Nhận thức chung về khái niệm gian lận BCTC? Có nhưng tiêu chí nào để đo
lường hành vi gian lận BCTC?
- Nhận thức chung về biểu hiện của hành vi gian lận BCTC? Hiện nay, có
những hành vi gian lận BCTC nào phổ biến?
- Động cơ để thực hiện hành vi gian lận BCTC của các CTNY hiện nay trên
TTCK Việt Nam là gì?
- Tác hại của hành vi gian lận BCTC như thế nào?
- Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những lý thuyết nào khi nghiên
cứu về chủ đề này?
- Những tiêu chí nào dùng để đo lường mức độ thực hiện hành vi gian lận
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay?
135

PHẦN 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC CỦA
CÁC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM.
1. Xin cho biết đánh giá của Ông/Bà về ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành
vi gian lận BCTC của các CTNY tại Việt Nam hiện nay theo bảng câu hỏi dưới
đây:
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
Ảnh
Không Ảnh
NHÂN TỐ Ít ảnh Ảnh hưởng
ảnh hưởng
hưởng hưởng rất
hưởng mạnh
mạnh

I/ Nhóm nhân tố về động cơ/áp lực

1. Sự ổn định tài chính

2. Áp lực từ bên thứ ba

3. Mục tiêu tài chính

II/ Nhóm nhân tố về cơ hội

4. Đặc điểm BCTC, ngành nghề của CTNY

5. Chất lượng hệ thống KSNB

6. Quy mô CTNY

7. Đặc tính của HĐQT CTNY

8. Kiểm toán độc lập

III/ Nhóm nhân tố về thái độ

9. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ

10. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ

11. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ

12. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ


136

2. Đánh giá mức độ phù hợp của thang đo hành vi gian lận BCTC và các
nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện
nay theo bảng câu hỏi dưới đây:
Phù Không Phân
NHÂN TỐ
hợp phù hợp vân
I/ Nhóm nhân tố về động cơ/áp lực
1. Sự ổn định tài chính
1.1. Tỷ lệ lãi gộp

1.2. Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân của 2 năm liền trước năm gian
lận
1.3. Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
1.4. Lỗ năm trước liền kề
1.5. Liên tục phát sinh dòng tiền âm

2. Áp lực của việc đáp ứng kỳ vọng từ bên thứ 3


2.1. Áp lực từ đòn cân nợ
2.2. Áp lực từ khả năng tự tài trợ
2.3. Áp lực từ nhu cầu huy động vốn

3. Mục tiêu tài chính


3.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
3.2. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

II/ Nhóm nhân tố về cơ hội


4. Đặc điểm BCTC và ngành nghề hoạt động của CTNY
4.1. Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của CTNY
4.2. Tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC của CTNY

5. Chất lượng hệ thống KSNB


5.1. Môi trường kiểm soát
5.2. Hệ thống kế toán
5.3. Các hoạt động kiểm tra, giám sát của BGĐ

6. Quy mô CTNY
6.1. Thời gian hoạt động của Công ty
6.2. Quy mô vốn của Công ty
6.3. Quy mô khách hàng của Công ty
137

Phù Không Phân


NHÂN TỐ
hợp phù hợp vân
6.4. Quy mô nhân viên của Công ty

7. Đặc tính của HĐQT


7.1. Quy mô HĐQT
7.2. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT
7.3. Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính
7.4. Sự kiêm nhiệm hai chức danh Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT
7.5. Thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc

8. Kiểm toán độc lập


8.1.CTNY được kiểm toán bởi Big 4
8.2.CTNY không được kiểm toán bởi Big 4

III/ Nhóm nhân tố về thái độ


9. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ
9.1. BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật
9.2. BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa
9.3. BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền
9.4. BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh

10, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ


10,1. Đào tạo đúng chuyên ngành
10,2. Cập nhật kiến thức đầy đủ
10,3. Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin
10,4. Kinh nghiệm làm việc trong ngành

11. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ


11.1. Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp
11.2. Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ về luật pháp
11.3. Sự hiểu biết của BGĐ về các quy định pháp lý hiện hành có liên quan

12. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ


12.1. Thái độ chính trực, khách quan, công bằng
12.2. BGĐ có hành vi khống chế KSNB
12.3. BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán
12.4. BGĐ không có ý thức tuân thủ các nguyên tắc,quy định nghề nghiệp
138

3. Ý KIẾN KHÁC (nếu có)

Xin Ông/ Bà cho ý kiến bổ sung (nếu có) khi đánh giá về các nhân tố tác động
đến hành vi gian lận BCTC CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn Qúy chuyên gia!


139

PHỤ LỤC 3.3. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ TIÊU CHÍ ĐO
LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ

Không phù
Phù hợp Phân vân
hợp
NHÂN TỐ
Số Số Số
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
phiếu phiếu phiếu

I/ Nhóm nhân tố về động cơ/áp lực

Sự ổn định tài chính

Tỷ lệ lãi gộp 15 100% 0 0% 0 0%

Tốc độ tăng TS bình quân của 2 năm trước năm gian lận 14 93,33% 1 6,67% 0 0%

Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

Lỗ năm trước liền kề 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

Liên tục phát sinh dòng tiền âm 15 100% 0 0% 0 0%

Áp lực của việc đáp ứng kỳ vọng từ bên thứ 3

Áp lực từ đòn cân nợ 15 100% 0 0% 0 0%

Áp lực từ khả năng tự tài trợ 14 93,33% 1 6,67% 0 0%

Áp lực từ nhu cầu huy động vốn 15 100% 0 0% 0 0%

Mục tiêu tài chính

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 15 100% 0 0% 0 0%

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 15 100% 0 0% 0 0%

II/ Nhóm nhân tố về cơ hội

Đặc điểm BCTC, ngành nghề của CTNY

Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh 15 100% 0 0% 0 0%

Tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC của CTNY 15 100% 0 0% 0 0%

Chất lượng hệ thống KSNB

Môi trường kiểm soát 15 100% 0 0% 0 0%

Hệ thống kế toán 15 100% 0 0% 0 0%

Các hoạt động kiểm tra, giám sát của BGĐ 15 100% 0 0% 0 0%

Quy mô CTNY

Thời gian hoạt động của Công ty 14 93,33% 1 6,67% 0 0%

Quy mô vốn của Công ty 15 100% 0 0% 0 0%

Quy mô khách hàng của Công ty 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

Quy mô nhân viên của Công ty 15 100% 0 0% 0 0%

Đặc tính của HĐQT


140

Không phù
Phù hợp Phân vân
hợp
NHÂN TỐ
Số Số Số
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
phiếu phiếu phiếu

Quy mô HĐQT 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT 15 100% 0 0% 0 0%

Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính 15 100% 0 0% 0 0%

Sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT 15 100% 0 0% 0 0%

Thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc 15 100% 0 0% 0 0%

Kiểm toán độc lập

CTNY được kiểm toán bởi Big 4 15 100% 0 0% 0 0%

CTNY không được kiểm toán bởi Big 4 15 100% 0 0% 0 0%

III/ Nhóm nhân tố về thái độ

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ

BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật 15 100% 0 0% 0 0%

BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền 15 100% 0 0% 0 0%

BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh 15 100% 0 0% 0 0%

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ

Đào tạo đúng chuyên ngành 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

Cập nhật kiến thức đầy đủ 15 100% 0 0% 0 0%

Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin 15 100% 0 0% 0 0%

Kinh nghiệm làm việc trong ngành 15 100% 0 0% 0 0%

Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ

Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp 15 100% 0 0% 0 0%

Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ về luật pháp 15 100% 0 0% 0 0%

Sự hiểu biết của BGĐ về các quy định pháp lý có liên quan 15 100% 0 0% 0 0%

Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ

Thái độ chính trực, khách quan, công bằng 15 100% 0 0% 0 0%

BGĐ có hành vi khống chế KSNB 15 100% 0 0% 0 0%

BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán 15 100% 0 0% 0 0%

BGĐ không có ý thức tuân thủ các quy định về nghề nghiệp 14 93,33% 0 0% 1 6,67%

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)


141

PHỤ LỤC 3.4. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG


CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CTNY TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Lời giới thiệu
Kính gửi Quý Ông/ Bà:
Tôi đang là nghiên cứu sinh của trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài: “Các
nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC của các CTNY”. Để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của mình, tôi mong muốn nhận được những thông tin từ Quý Ông/ Bà theo các
nội dung dưới đây bằng cách khoanh tròn vào ô phù hợp hoặc điền thông tin vào các khoảng
trống.
Tôi xin đảm bảo các thông tin cá nhân trong Phiếu khảo sát hoàn toàn được bảo mật
và những thông tin mà Quý Ông/ Bà cung cấp trong cuộc phỏng vấn này sẽ chỉ dùng cho mục
đích phân tích, tổng hợp trong đề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự tham gia của Quý Ông/ Bà!

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Họ và tên người được phỏng vấn:
2. Giới tính:
3. Nghề nghiệp:
4. Cơ quan công tác:
5. Số năm công tác:

PHẦN 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT


A. Hành vi gian lận BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Xin Ông/Bà vui lòng khoanh tròn vào đánh giá của mình theo ô số phù hợp về những
thông tin được hỏi dưới đây.
Mức độ phổ biến
STT Nội dung câu hỏi 3. 5.
1. 2. 4.
Bình Rất
Rất thấp Thấp Cao
thường cao
1. Hành vi gian lận phổ biến của các CTNY trên TTCK Việt Nam?

Khai khống lợi nhuận/tài sản (Điều chỉnh tăng lợi nhuận, tăng quy
1 2 3 4 5
1.1 mô tài sản, giảm nợ phải trả)

Khai giảm lợi nhuận/tài sản (Điều chỉnh giảm lợi nhuận, giảm quy
1.2 1 2 3 4 5
mô tài sản, tăng công nợ phải trả)

1.3 Điều hòa lợi nhuận 1 2 3 4 5

2. Mức độ phổ biến của hành vi gian lận đối với các khoản mục nào trên BCĐKT của CTNY trên
142

Mức độ phổ biến


STT Nội dung câu hỏi 3. 5.
1. 2. 4.
Bình Rất
Rất thấp Thấp Cao
thường cao
TTCK Việt Nam?
2.1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1 2 3 4 5

2.2 Khoản phải thu 1 2 3 4 5

2.3 Hàng tồn kho 1 2 3 4 5

2.4 TSCĐ 1 2 3 4 5

2.5 Các khoản đầu tư tài chính 1 2 3 4 5

2.6 Nợ phải trả 1 2 3 4 5

2.7 Vốn chủ sở hữu 1 2 3 4 5

2.8 Khoản mục khác:…………………………………………………………. 1 2 3 4 5

3. Hình thức gian lận phổ biến nào trên BCÐKT của CTNY trên TTCK Việt Nam?

3.1 Giả mạo tài sản 1 2 3 4 5

3.2 Khai khống tài sản thông qua vốn hóa chi phí 1 2 3 4 5

3.3 Khai khống tài sản thông qua các ước tính kế toán 1 2 3 4 5

3.4 Khai khống giá trị tài sản mua vào 1 2 3 4 5

3.5 Bỏ sót công nợ 1 2 3 4 5

Ghi nhận công nợ thông qua chuyển công nợ phải trả sang bên liên
3.6 1 2 3 4 5
quan

3.7 Phân loại sai công nợ sang vốn chủ sở hữu 1 2 3 4 5

3.8 Hình thức khác:…………………………………………………………... 1 2 3 4 5

Mức độ phổ biến của hành vi gian lận đối với các khoản mục nào trên BCKQKD của các CTNY trên
4.
TTCK Việt Nam?
4.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 2 3 4 5

4.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính 1 2 3 4 5

4.3 Giá vốn hàng bán 1 2 3 4 5

4.4. Chi phí bán hàng 1 2 3 4 5

4.5 Chí phí quản lý doanh nghiệp 1 2 3 4 5

4.6 Chi phí hoạt động tài chính 1 2 3 4 5

4.7 Khoản mục khác:……………………………………………………….. 1 2 3 4 5

5. Hình thức gian lận phổ biến nào trên BCKQKD của CTNY trên TTCK Việt Nam?

5.1 Giả mạo doanh thu 1 2 3 4 5

5.2 Giao dịch mua bán lòng vòng tài sản 1 2 3 4 5

5.3 Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức hợp đồng bán hàng kèm theo 1 2 3 4 5
143

Mức độ phổ biến


STT Nội dung câu hỏi 3. 5.
1. 2. 4.
Bình Rất
Rất thấp Thấp Cao
thường cao
điều khoản đặc biệt

5.4 Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức khách hàng ứng trước tiền 1 2 3 4 5

5.5 Ghi nhận sớm doanh thu thông qua hình thức phân phối 1 2 3 4 5

5.6 Ghi nhận sớm doanh thu dưới hình thức trước khi giao hàng 1 2 3 4 5

5.7 Ghi nhận sớm doanh thu thông qua ước tính kế toán 1 2 3 4 5

5.8 Khai khống doanh thu thông qua khống giá trị hàng bán 1 2 3 4 5

5.9 Vốn hóa chi phí 1 2 3 4 5

5.10 Bỏ sót chi phí 1 2 3 4 5

5.11 Ghi giảm chi phí thông qua ước tính kế toán 1 2 3 4 5

5.12 Ghi nhận chi phí sai niên độ 1 2 3 4 5

5.13 Ý kiến khác:……………………………………………………………… 1 2 3 4 5

6. CTNY thường thực hiện hành vi gian lận phổ biến nào trong BCLCTT?
Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt động đầu tư sang hoạt động
6.1 1 2 3 4 5
KD

Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt động tài chính sang hoạt động
6.2 1 2 3 4 5
KD

Ý kiến
6.3 1 2 3 4 5
khác:………………………………………………………………

7. CTCNY thường thực hiện hình thức gian lận phổ biến nào đối với Thuyết minh BCTC?

7.1 Không khai báo công nợ tiềm tàng 1 2 3 4 5

7.2 Không công bố đầy đủ các sự kiện sau ngày khóa sổ 1 2 3 4 5

7.3 Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ các giao dịch của bên liên quan 1 2 3 4 5

7.4 Không công bố các thay đổi chính sách kế toán 1 2 3 4 5

7.5 Ý kiến khác:……………………………………………………………… 1 2 3 4 5

Mức độ ảnh hưởng


8. Mức độ thực hiện hành vi gian lận BCTC của các 1. 3. 5.
CTNY? 2.
Rất Bình 4. Cao Rất
thấp Thấp thường cao
8.1. Tần suất thực hiện hành vi gian lận BCTC 1 2 3 4 5
8.2. Quy mô thực hiện hành vi gian lận BCTC 1 2 3 4 5
8.3. Hình thức thực hiện tinh vi, khó phát hiện 1 2 3 4 5
8.4. Ý kiến khác:……………………………………………… 1 2 3 4 5
B. Các nhân tố tác động đến hành vi gian lận BCTC CTNY trên TTCK Việt
144

Nam
Xin Ông/ Bà hãy đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sau đến hành vi gian
lận BCTC CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay?
Xin Ông/ Bà trả lời dưới hình thức khoanh tròn vào ô số phù hợp về mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố theo đánh giá của Ông/ Bà (Khoanh tròn vào ô phù hợp theo 5 mức độ
ảnh hưởng từ 1. Rất thấp đến 5. Rất cao)

Mức độ ảnh hưởng

NHÓM NHÂN TỐ 1. 3. 5.
2. 4.
Rất Bình Rất
Thấp Cao
thấp thường cao
I/Nhóm nhân tố động cơ/áp lực

1. Sự ổn định tài chính

1.1. Tốc độ tăng TS bình quân của 2 năm liền trước năm gian lận 1 2 3 4 5

1.2. Chênh lệch lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 1 2 3 4 5

1.3. Lỗ năm trước liền kề 1 2 3 4 5

1.4. Liên tục phát sinh dòng tiền âm 1 2 3 4 5

1.5. Tỷ lệ lãi gộp 1 2 3 4 5

2. Áp lực của việc đáp ứng kỳ vọng từ bên thứ 3

2.1. Đòn cân nợ 1 2 3 4 5

2.2. Khả năng tự tài trợ 1 2 3 4 5

2.3. Nhu cầu huy động vốn 1 2 3 4 5

3. Mục tiêu tài chính

3.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA 1 2 3 4 5

3.2. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 1 2 3 4 5

II/ Nhóm nhân tố cơ hội

4. Đặc điểm BCTC và ngành nghề, hoạt động của CTNY

4.1. Tính phức tạp trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động của CTNY 1 2 3 4 5

4.2. Tính phức tạp của các khoản mục trên BCTC CTNY 1 2 3 4 5

5. Chất lượng hệ thống KSNB

5.1. Môi trường kiểm soát 1 2 3 4 5

5.2. Hệ thống thông tin 1 2 3 4 5

5.3. Các hoạt động kiểm tra, giám sát 1 2 3 4 5

6. Quy mô CTNY

6.1. Thời gian hoạt động của Công ty 1 2 3 4 5

6.2. Quy mô vốn của Công ty 1 2 3 4 5


145

Mức độ ảnh hưởng

NHÓM NHÂN TỐ 1. 3. 5.
2. 4.
Rất Bình Rất
Thấp Cao
thấp thường cao
6.3. Quy mô khách hàng của Công ty 1 2 3 4 5

6.4. Quy mô nhân viên của Công ty 1 2 3 4 5

7. Đặc tính của HĐQT

7.1. Quy mô HĐQT 1 2 3 4 5

7.2. Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT 1 2 3 4 5

7.3. Tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán tài chính 1 2 3 4 5

7.4. Sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT 1 2 3 4 5

7.5. Thành viên HĐQT có mối quan hệ thân tộc 1 2 3 4 5

8. Môi trường pháp lý

8.1. Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực và chế độ kiểm toán 1 2 3 4 5

8.2. Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực kế toán 1 2 3 4 5

8.3. Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan 1 2 3 4 5

9. Môi trường kinh tế vĩ mô

9.1. Mức độ lạm phát 1 2 3 4 5

9.2. Mức độ ổn định về an ninh, chính trị 1 2 3 4 5

9.3. Mức độ thay đổi chính sách thuế 1 2 3 4 5

10, Kiểm toán độc lập

10,1. Big 4 1 2 3 4 5

10,2. Non Big 4 1 2 3 4 5

11. Kiểm soát nhà nước đối với hành vi gian lận BCTC CTNY

11.1. Tần suất thanh kiểm tra thường xuyên 1 2 3 4 5

11.2. Cơ sở pháp lý chi tiết, đầy đủ 1 2 3 4 5

11.3. Mức độ phát hiện hành vi gian lận BCTC 1 2 3 4 5

11.4. Kế hoạch kiểm soát được thực hiện đầy đủ 1 2 3 4 5

III/Nhóm nhân tố thái độ

12. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ

12.1. BGĐ có tiền sử vi phạm pháp luật 1 2 3 4 5

12.2. BGĐ có đạo đức yếu kém, lối sống xa hoa 1 2 3 4 5

12.3. BGĐ có tính độc đoán, chuyên quyền 1 2 3 4 5

12.4. BGĐ tham vọng quá mức về kết quả kinh doanh 1 2 3 4 5
146

Mức độ ảnh hưởng

NHÓM NHÂN TỐ 1. 3. 5.
2. 4.
Rất Bình Rất
Thấp Cao
thấp thường cao
13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ

13.1. Đào tạo đúng chuyên ngành 1 2 3 4 5

13.2. Cập nhật kiến thức đầy đủ 1 2 3 4 5

13.3. Khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin 1 2 3 4 5

13.4. Kinh nghiệm làm việc trong ngành 1 2 3 4 5

14. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ

14.1. Sự hiểu biết của BGĐ về luật pháp 1 2 3 4 5

14.2. Ý thức tuân thủ pháp luật của BGĐ về luật pháp 1 2 3 4 5

14.3. Sự hiểu biết của BGĐ về các quy định pháp lý có liên quan 1 2 3 4 5

15. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ

15.1. Thái độ chính trực, khách quan, công bằng 1 2 3 4 5

15.2. BGĐ có hành vi khống chế KSNB 1 2 3 4 5

15.3. BGĐ có bất đồng với KTV, hạn chế phạm vi kiểm toán 1 2 3 4 5

15.4. BGĐ không có ý thức tuân thủ các quy định về nghề nghiệp 1 2 3 4 5

PHẦN 3: Ý KIẾN KHÁC (nếu có)


Xin Ông/ Bà cho ý kiến bổ sung (nếu có) và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới
hành vi gian lận BCTC CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Mức độ ảnh hưởng
Ý kiến bổ sung (nếu có) và đánh giá về các nhân tố 5.
3.
ảnh hưởng tới hành vi gian lận BCTC CTNY trên 1. 2.
TTCK Việt Nam hiện nay. Bình 4. Cao Rất
Rất thấp Thấp
thường cao

………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn ý kiến của đóng góp của Quý Ông/ Bà.
147

PHỤ LỤC 3.5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN BCTC TẠI MỘT SỐ
CÁC CÔNG TY ĐIỂN HÌNH
Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện

− Liên tục phát sinh dòng tiền − Chất lượng KSNB yếu kém. − Yếu kém về đạo đức của các − Giả mạo doanh thu.
âm. − Tài sản, công nợ, chi phí được thành viên BQT và BGĐ. − Khai khống doanh thu
− Tăng trưởng quá nhanh trong dựa trên các ước tính quan − BGĐ liên tục biện minh cho thông qua giao dịch với các
thời gian ngắn. trọng. các phương pháp kế toán không bên liên quan.
− Áp lực từ nhu cầu huy động − Những nghiệp vụ bất thường phù hợp. − Vốn hóa chi phí.
vốn và phức tạp phát sinh cuối kỳ kế − BGĐ kỳ vọng quá mức vào BQT, Giám
− Sử dụng sai mục đích vốn
1. Zhenghou toán. việc tăng giá cổ phiếu. đốc điều hành,
− Áp lực từ khả năng tự tài trợ huy động.
Baiwen (2000) GĐTC và kế
− Lỗ năm trước liền kề − Hoãn phân bổ chi phí. toán trưởng
− Áp lực đối với BGĐ đạt được − Khai khống giá trị tài sản
doanh số cao theo yêu cầu của thông qua việc khai giảm chi
BQT. phí.
− Không lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi.

− Áp lực tăng trưởng (xếp vị trí − Yếu kém của KSNB. − BGĐ quá mức duy trì và gia − Che dấu công nợ ngoài
18 trong danh sách trong tạp chí − Các nghiệp vụ bất thường phát tăng giá trị cổ phiếu. BCĐKT thông qua các bên
Forturn 500) và tăng giá trị cổ sinh gần ngày kết thúc kỳ kế − Yếu kém về đạo đức trong liên quan - các SPE.
phiếu. Giám đốc điều
toán. thành viên BGĐ. − Giả mạo doanh thu thông
hành, GĐTC
2. Enron (2001) − Tăng trưởng nhanh và bất − Mở các công ty con có ưu đãi − Duy trình văn hóa doanh qua bán tài sản cao và trao đổi
và ban lãnh
thường so với các công ty cùng thuế không có lý do rõ ràng nghiệp không trung thực tài sản với SPE.
đạo cấp cao
ngành. − Che dấu các tài sản hoạt
− Các giao dịch quan trọng với − và không đề cao giá trị đạo
− Nhu cầu huy động thêm các bên liên quan ngoài quá trình đức. động không hiệu quả thông
nguồn tài trợ dưới các khoản qua SPE.
148

Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện
vay bảo lãnh cho các SPE, các kinh doanh − BGĐ có hành vi khống chế − Báo cáo sai lệch về luồng
ngân hàng JPMorgan và − Giám sát hoạt động của BGĐ KTV tiền trên BCLCTT.
Citigroup. không hiệu quả − Không khai báo đầy đủ các
− Áp lực lớn trong việc báo cáo thông tin các bên liên quan trên
lãi và tăng lãi trong khi đang bất BCTC (mở 900 SPE thực hiện
lợi trong kinh doanh. các giao dịch kinh doanh).

− Áp lực tăng trưởng do khó − KSNB yếu kém. − Ban GĐ quan tâm quá mức − Vốn hóa chi phí.
khăn về tài chính của các − Giám sát hoạt động của BGĐ duy trì và gia tăng giá trị cổ − Giảm luồng tiền trong hoạt
thương vụ sát nhập 60 công ty không hiệu quả. phiếu. động kinh doanh sang hoạt
viễn thông. Tổng giám đốc
− Tài sản được xác định dựa − Yếu kém về đạo đức của động đầu tư.
điều hành,
− Tăng giá trị cổ phiếu. trên các ước tính kế toán. thành viên BGĐ. − Khai khống lợi thế thương
3.WorlCom GĐTC và 5
− Lợi ích tài chính của Giám − BGĐ có hành vi khống chế mại bằng cách không ghi giảm lãnh đạo cấp
(2002)
đốc điều hành và GĐTC nắm KTV. giá trị lợi thế thương mại. cao.
giữ hàng tỷ USD cổ phiếu. − Trích lập quỹ dự phòng
− Tăng trưởng nhanh và bất mua sắm tài sản cao hơn chi
thường so với các công ty cùng phí thực tế phát sinh.
ngành.

− Liên tục phát sinh luồng tiền − Yếu kém KSNB như không − BGĐ quan tâm quá mức duy − Thực hiện các giao dịch giả − Giám đốc
âm từ hoạt động kinh doanh, duy trì nguyên tắc bất kiêm trì tăng trưởng và giá cổ phiếu mạo với khách hàng không có điều hành và
trong khi BCTC vẫn lãi. nhiệm: chồng là giám đốc điều đối với doanh nghiệp. thậtvà nhà cung cấp không có vợ của Giám
4.ComRoad − Áp lực đạt được mục tiêu lợi hành, vợ phụ trách tài chính. − Yếu kém về đạo đức của các thật như giả mạo doanh thu đốc điều hành
(2002) nhuận từ BQT đặt ra. − Yếu kém trong hoạt động thành viên BGĐ. (chiếm 90% doanh thu), tạo với vai trò phụ
giám sát của BGĐ vì vợ là thành tài khoản ứng trước cho người trách kế toán,
− Áp lực đáp ứng yêu cầu niêm
viên của BQT. bán, phải thu, phải trả, chi phí nhân sự và bán
yết.
nguyên vật liệu giả mạo,… hàng, đồng
− Các giao dịch quan trọng với
149

Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện

− Áp lực duy trì giá cổ phiếu. các bên liên quan nằm ngoài thời thành viên
hoạt động kinh doanh thông của BQT.
− Lợi ích tài chính liên quan
thường.
tình hình tài chính của đơn vị
niêm yết.

− Áp lực tăng trưởng và tăng giá − Yếu kém KSNB. − BGĐ không thực hiện tiêu − Giả mạo doanh thu với các
cổ phiếu. − Kiểm soát các hoạt động của chuẩn đạo đức nghề nghiệp thích công ty con, các công ty ảo.
− Lỗ từ hoạt động kinh doanh BGĐ yếu kém như ủy ban kiểm hợp. − Không ghi nhận các khoản
do mở rộng hoạt động kinh toán không độc lập với thành − Thành viên BGĐ can thiệp và nợ.
doanh lĩnh vực khác như bóng viên của BQT và sự độc quyền áp đặt quá mức trong việc lựa − Phát hành các cổ phiếu ưu
đá và truyền hình,… quản lý của của giám đốc điều chọn chính sách kế toán đãi có quyền trả lại như khoản Chủ tịch tập
− Nhu cầu huy động vốn. hành và Chủ tịch HĐQT bao − BGĐ quan tâm quá mức tới công nợ nhưng ghi tăng vốn
5.Parmalat đoàn và Giám
gồm Tanzis và 4 các thành viên việc tăng giá trị cổ phiếu chủ sở hữu.
(2003) − Ảnh hưởng bất lợi của việc đốc điều hành,
trong gia đình của Tanzis =>
BCTC không tốt đối với giao − Yếu kém về đạo đức trong − Khai khống giá trị tài sản GĐTC
BGÐ khống chế KSNB
dịch lớn. thành viên của BGĐ − Tạo tài khoản ảo thông qua
− BGĐ và BQT có lợi ích tài 5 ngân hàng lớn.
chính lớn của đơn vị, BGĐ và − Phát hành hóa đơn 2 lần.
các thành viên nắm phần lớn cổ
− Khai tăng giá trị hóa đơn.
− phiếu trong đơn vị.

− Áp lực tăng trưởng quá − Yếu kém của KSNB − Tham vọng tăng giá cổ phiếu − Sử dụng các SPE giấu lỗ. Chủ tịch tập
nhanh tiến hành mua lại nhiều − BQT và BGĐ khống chế của chủ tịch tập đoàn và mở − Ghi các giao dịch bất hợp đoàn và các
công ty trong ngành và ngoài KSNB rộng hoạt động kinh doanh. pháp liên quan đến vốn chủ giám đốc của
6.Livedoor
(2006) ngành. như khoản thu nhập vào tài các công ty
− Thực hiện các giao dịch với
− Tăng trưởng quá nhanh so với các bên liên quan. khoản của doanh nghiệp. SPE, kế toán
các công ty cùng ngành. trưởng
− BGĐ cam kết với bên thứ 3
150

Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện

− Áp lực cao của BQTvề lợi với những dự báo quá cao.
nhuận đối với BGĐ − Sử dụng các đơn vị kinh
− Lợi ích kinh tế của BQTvà doanh trung gian nhưng không
BGĐ liên quan tình hình hoạt rõ lý do.
động kinh doanh của đơn vị .
− Áp lực tăng giá cổ phiếu vì
lãnh đạo chủ chốt nắm giữ số
lượng lớn cổ phiếu.

− Áp lực tăng trưởng và tăng giá − Yếu kém của KSNB. − Yếu kém về đạo đức trong − Giả mạo chứng từ, sổ sách
cổ phiếu. − BQT và BGĐ khống chế thành viên của BGĐ. nhằm tăng tài sản (tiền mặt)
− BGĐ và BQT có lợi ích tài KSNB. − BGĐ quan tâm quá mức tới trên BCĐKT lên 1 tỷ USD và
chính lớn của đơn vị, BGĐ và việc tăng giá trị cổ phiếu. tăng lợi nhuận trong nhiều
các thành viên nắm phần lớn cổ năm. Chủ tịch kiêm
7.Satyam
phiếu trong đơn vị. − Mua bán nội gián. giám đốc điều
(2009)
hành, 9 GĐTC
− Lỗ từ hoạt động kinh doanh dẫn
− đến nguy cơ phá sản.
− Áp lực đối với BGĐ về mục
tiêu tài chính do BQT đặt ra.

− Áp lực thay đổi tỷ giá tác − Yếu kém KSNB. − Yếu kém về đạo đức của BQT − Olympus tiến hành chuyển
Thành viên
động hoạt động xuất khẩu của − BQT khống chế KSNB của và BGĐ lỗ thông qua các bên liên quan
HĐQT, Giám
Olympus − Cấp quản lý truyền đạt, thực bằng 2 bước: bước 1 “chia nhỏ
8.Olympus − đơn vị . đốc điều hành
− TTCK của Nhật Bản sụt giảm hiện văn hóa doanh nghiệp khoản lỗ”, bước 2 “kế hoạch và các nhân sự
(2012) − Các giao dịch quan trọng với
50% giá trị cuối năm 1999 dẫn không phù hợp và không hiệu thanh lý lỗ”. Cụ thể được thực
cấp cao.
các bên liên quan nằm ngoài hiện thông qua việc thanh toán
đến lợi nhuận suy giảm của quả.
quá trình kinh doanh thông hợp đồng mua sắm thiết bị y
151

Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện
Olympus. thường − BQT và BGĐ tham vọng duy tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2
− Phát sinh các quy định mới − Tồn tại các nghiệp vụ bất trì giá cổ phiếu và xu hướng tỉ USD năm 2008. Trong
về kế toán (áp dụng Kế toán thường và phức tạp. tăng trưởng của doanh nghiệp. khoản chi trả này bao gồm
doanh nghiệp của Nghị định tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu
− Sử dụng các đơn vị kinh − BGÐ cam kết với các ngân
Council áp dụng giá trị hợp lý USD cùng tiền 773 triệu USD
doanh trung gian. hàng mức dự báo thu nhập quá
vào năm 1997 và công cụ tài cho 3 công ty trong nước -
− Giám sát hoạt động của BGĐ cao.
chính năm 1999). thực chất được sử dụng để che
kém hiệu quả. giấu thua lỗ trong hoạt động
− Áp lực cao đối với BQT và
− Cơ cấu tổ chức phức tạp, đầu tư chứng khoán. Khoản
BGĐ duy trì giá cổ phiếu.
không ổn định đầu tư vào 3 công ty trong
− Lợi ích của BQT và BGĐ gắn nước bị xóa đi vài tháng sau
liền kết quả hoạt động kinh khi hợp đồng kết thúc.
doanh

− Áp lực tăng doanh số khi sự − Doanh thu, chi phí được xác − BGĐ quá quan tâm tới việc − Khai tăng doanh thu bằng
cạnh tranh cao của các hãng bán định dựa trên các ước tính kế duy trì và tăng giá cổ phiếu, thu cách ghi nhận trước doanh thu Giám đốc điều
lẻ. toán quan trọng và các yếu tố nhập của doanh nghiệp. từ các khoản hoa hồng thương hành và
− Áp lực cao đối với BGĐ về kỳ không chắc chắn. − Đạo đức yếu kém của BGĐ. mại từ nhà cung cấp và tự ý GĐTC,
9.Tesco (2014) kéo dài các khoản thanh toán
vọng của bên thứ ba − Nghiệp vụ bất thường phát − BGĐ cố tình biện minh cho Các nhà quản
sinh gần thời điểm kết thúc kỳ cho nhà cung cấp. lý lãnh đạo cấp
− Áp lực cao đối với BGĐ và các phương pháp kế toán không
GĐTC mà BQT đặt ra. kế toán. phù hợp. − Hoãn phân bổ chi phí phát cao
− Yếu kém KSNB. sinh.

− Áp lực đạt được doanh số cao − Cơ chế quản trị nội bộ kém − Đạo đức yếu kém của BGĐ và − Khai khống doanh thu thông Ba đời Tổng
10,Toshiba sau khủng hoảng tài chính toàn hiệu quả. BQT. qua giao dịch với bên thứ ba Giám đốc,
(2015) cầu 2008. − Giám sát hoạt động của BGĐ − Văn hóa quản trị doanh như bán hàng với mức giá cao Giám đốc điều
− Tình hình tài chính cá nhân kém hiệu quả dẫn đến dấu hiệu nghiệp duy trì lâu dài. hơn từ 4 đến lần so với giá gốc, hành, và Phó
152

Các nhân tố tác động gây ra hành vi gian lận BCTC Các hình thức gian lận Người thực
Công ty Động cơ/Áp lực Cơ hội Thái độ BCTC hiện
của BGĐ và BQT ảnh hưởng tới BGĐ khống chế KSNB − BGĐ tham vọng quá mức tới thông qua hệ thống phân phối chủ tịch
kết quả kinh doanh − Các giao dịch quan trọng với việc duy trì hoặc gia tăng giá cổ vào thời điểm cuối kỳ, dựa trên HĐQT, các
− Áp lực cao đối với BGĐ và bên liên quan nằm ngoài quá phiếu và thu nhập. ước tính tỷ lệ quản lý cấp
nhân sự điều hành để đạt được trình kinh doanh. − % hoàn thành của dự án. cao
− BGĐ luôn biện minh cho các
mục tiêu lợi nhuận của BQT đã − Doanh thu, chi phí, tài sản phương pháp kế toán không phù − Khai giảm chi phí bằng
đề ra. xác định dựa trên các ước tính kế hợp. cách hoãn ghi nhận chi phí kỳ
− Áp lực huy động vốn. toán quan trọng. này, giảm chi phí bán hàng,…
− Sử dụng các đơn vị kinh
doanh trung gian.

− Lỗ từ hoạt động kinh doanh − Tài sản, công nợ hình thành từ − BGĐ yếu kém đạo đức. − Khai giảm chi phí khấu hao
11.Công ty cổ đe dọa hủy niêm yết trên TTCK các ước tính kế toán. − BGĐ can thiệp quá sâu vào TSCĐ.
BGĐ và kế
phần Bông − KSNB yếu kém dẫn đến BGĐ chính sách kế toán của đơn vị. − Khai giảm giá vốn hàng bán.
toán trưởng
Bạch Tuyết khống chế KSNB. − Hoãn phân bổ chi phí quảng
cáo.

− Liên tục xuất hiện luồng tiền − Thực hiện các giao dịch với − BGĐ yếu kém đạo đức. − Tạo doanh thu ảo thông qua
âm từ hoạt động kinh doanh các bên liên quan. − BGĐ quá tham vọng tăng giá các giao dịch của các bên liên
12. Công ty cổ như vẫn báo cáo lãi. quan.
− KSNB yếu kém dẫn đến BGĐ cổ phiếu. BGĐ và kế
phần Dược
− Áp lực tăng giá cổ phiếu. khống chế KSNB toán trưởng
Viễn Đông
− Tăng trưởng đột biến so với
đơn vị cùng ngành.

(Nguồn: Đầu tư chứng khoán, 2008; Hỏa Ca, 2012, Jones, 2011; ICC 2015)
153

PHỤ LỤC 4.1: THÔNG TIN VỀ NHÂN KHẨU HỌC ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

GIỚI TÍNH NĂM CÔNG TÁC

KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN GIAN LẬN

Nguồn: kết quả tính toán của tác giả


154

PHỤ LỤC 4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO


BCĐKT - Cronbach's Alpha: 0,812
Corrected Item- Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
Tiền và các khoản tương đương tiền 15,9320 13,260 0,407 0,811
KPT 14,8835 12,496 0,638 0,773
HTK 14,8447 12,152 0,655 0,769
TSCĐ 15,2330 12,475 0,562 0,785
Các khoản đầu tư tài chính 15,1748 11,420 0,582 0,784
Vốn chủ sở hữu 15,6505 12,759 0,561 0,786
Nợ phải trả 15,4078 13,773 0,477 0,800

BCKQHĐKD - Cronbach's Alpha: 0,837


Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance
Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted
Correlation Deleted
DTBH- cung cấp dịch vụ 13,0097 9,755 0,614 0,812
Doanh thu từ hoạt động tài chính 13,8058 10,315 0,594 0,814
GVHB 12,9223 10,386 0,593 0,814
Chi phí bán hàng 13,8155 10,799 0,642 0,806
Chi phí quản lý doanh ngiệp 13,5631 10,131 0,676 0,797
Chi phí hoạt động tài chính 13,7573 11,166 0,577 0,818

BCLCTT Cronbach's Alpha: 0,895


Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if
Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Item Deleted Correlation Deleted
Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt 0,767
2,4369 0,739 0,812
động đầu tư sang hoạt động kinh doanh
Cố tình phân loại sai luồng tiền từ hoạt động
2,5049 0,841 0,812 0,815
tài chính sang hoạt động kinh doanh

TMBCTC Cronbach's Alpha: 0,858


Scale Variance Corrected Cronbach's
Scale Mean if
if Item Item-Total Alpha if Item
Item Deleted
Deleted Correlation Deleted
Không khai báo tài sản và công nợ tiềm tàng 9,1845 6,015 0,642 0,843
Không công bố đầy đủ các sự kiện sau ngày khóa sổ 9,2039 5,615 0,786 0,786
Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ
8,9903 5,225 0,778 0,786
cácgiao dịch của các bên liên quan
Không công bố các thay đổi chính sách kế toán,ước
9,4078 5,832 0,615 0,856
tính kế toán

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS


155

PHỤ LỤC 4.3: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN

Thống kê đa cộng tuyến

Biến Ký hiệu (Collinearity Statistics)

Tolerance VIF

1. Sự ổn định tài chính TC ,781 1,280

2. Áp lực từ bên thứ ba AL ,813 1,229

3. Mục tiêu tài chính MT ,830 1,205

4. Đặc điểm BCTC, ngành nghề của CTNY NN ,798 1,253

5. Chất lượng hệ thống KSNB KSNB ,669 1,495

6. Quy mô CTNY QM ,691 1,447

7. Đặc tính của HĐQT CTNY HĐQT ,745 1,341

8. Môi trường pháp lý PL ,736 1,359

9. Môi trường kinh tế vĩ mô KTVM ,948 1,055

10. Kiểm toán độc lập KTĐL ,693 1,442

11. Kiểm soát của Nhà nước đối với hành vi gian
KSNN ,651 1,537
lận

12. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của BGĐ ĐĐ ,826 1,210

13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BGĐ CM ,894 1,119

14. Nhận thức, hiểu biết về pháp luật của BGĐ NT ,811 1,234

15. Thái độ, tính chuyên nghiệp của BGĐ CN ,794 1,259

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

You might also like