Câu Hỏi Ôn Tập Mạch Điện 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP

Học phần : Mạch điện 2

Tín chỉ : 2

I. Lý thuyết

Chương 1: Phân tích mạch điện trong miền thời gian

1. Trình bày khái niệm quá trình quá độ trong mạch điện? Bài toán quá độ?
2. Có bao nhiêu dạng bài toán quá độ thường gặp? Từ đó đưa ra dấu hiệu nhận
diện bài toán quá độ?
3. Phương pháp tích phân kinh điển: Trình bày các bước giải? Sơ kiện (điều kiện
đầu) trong bài toán quá độ là gì? Nội dung luật đóng mở đối với sơ kiện độc lập
là gì? Cách xác định sơ kiện phụ thuộc?.
4. Đại số hóa sơ đồ: Nhằm mục đích gì? Trình bày trình tự thực hiện? Phân tích
khi nào tính tổng trở phức vào, tổng dẫn phức vào, tổng trở phức vòng mắt
lưới?
5. Mạch quá độ cơ bản RL, RC, RLC: Vẽ sơ đồ mạch? Giải tìm đáp ứng dòng áp
trên R, L, C? Vẽ đồ thị đáp ứng và phân tích ảnh hưởng các thành phần R, L, C
lên đáp ứng tín hiệu quá độ trong từng mạch? Chỉ ra một số ứng dụng mạch
quá độ này?
6. Phương pháp biến đổi Laplace: Trình bày định nghĩa, tính chất, ảnh 1 số hàm
cơ bản, biển đổi ngược, dạng toán tử Laplace các phần tử R, L, C, M và các
bước thực hiện phương pháp?
7. So sánh phương pháptích phân kinh điển và phương pháp biến đổi Laplace:
Phạm vi áp dụng? Ưu và nhược điểm từng phương pháp?

Chương 2: Phân tích mạch điện trong miền tần số

1. Trình bày khái niệm tín hiệu tuần hoàn và tính hiệu tuần hoàn không sin?
2. Chuỗi Fourier: Viết phương trình biểu diễn dạng lượng giác và dạng phức của
tín hiệu tuần hoàn? Ý nghĩa viết phương trình tín hiệu dạng chuỗi Fourier là gì?
Viết phương trình tính toán các hệ số của chuỗi Fourier? Trình bày nhận xét về
tính đối xứng đồ thị tín hiệu, từ đó giúp xác định nhanh các hệ số của chuỗi
Fourier?
3. Viết phương trình chuỗi Fourier một số dạng tín hiệu cơ bản : sóng vuông,
sóng tam giác, chỉnh lưu nửa chu kỳ, chỉnh lưu toàn chu kỳ…?
4. Định nghĩa phổ tần số của tín hiệu? Phổ biên độ? Phổ pha? Ý nghĩa phân tích
phổ tần?
5. Ứng dụng chuỗi Fourier tính toán tín hiệu đáp ứng dưới tác động của tín hiệu
tuần hoàn lên mạch? Cách tính đại lượng hiệu dụng: URMS, IRMS, ERMS?
6. Công suất: P, Q, S và công suất méo dạng T?
7. Một số thông số đặc trưng của tín hiêu tuần hoàn? Các công thức tính toán?
8. Biến đổi tích phân Fourier: Định nghĩa, đặc điểm, tính chất? Bảng biến đổi tích
phân Fourier (hàm gốc-ảnh) một số hàm cơ bản?
9. Nêu phạm vi ứng dụng biến đổi tích phân Fourier tính toán tín hiệu đáp ứng?
10. Biểu diễn đồ thị hàm truyền: Khái niệm hàm truyền? Ý nghĩa hàm truyền?
Trình bày nội dung biểu diễn hàm truyền ở các dạng: Đặc tuyến tần số, đặc
tuyến logarit, biểu đồ Bode?

Chương 3: Mạch phi tuyến

1. Mạch phi tuyến: Trình bày khái niệm? Các tính chất?
2. Các phần tử phi tính: Trình bày ký hiệu? Hàm mô tả? Tính chất? Thông số đặc
trưng? Nêu một số phần tử phi tuyến ngoài thực tế (các loại diode, cuộn dây có
lõi thép,…), vẽ đặc tuyến của các phần tử này?
3. Vẽ đặc tuyến tổng hợp của trở phi tuyến ghép nối tiếp, song song, ghép nguồn,
ghép trở tuyến tính? Đặc tuyến truyền đạt là gì? Ý nghĩa của đặc tuyến truyền
đạt?
4. Giải mạch điện trở phi tuyến nguồn DC: Trình bày nội dung phương pháp giải
tích và đồ thị? Điều kiện áp dụng từng phương pháp là gì?
5. Mạch trở phi tuyến nguồn AC: Trình bày phương pháp đồ thị và phương pháp
tuyến tính hóa từng đoạn? Điều kiện áp dụng từng phương pháp là gì?

Chương 4: Đường dây dài


1. Trình bày khái niệm mô hình đường dây dài? Vẽ mô hình đơn giản đường dây
dài và chỉ rõ các thành phần trong mô hình?
2. Các thông số đơn vị của đường dây dài và công thức tính (R0, L0, C0, G0)?
3. Viết phương trình đường dây dài? Nghiệm dòng điện, điện áp?
4. Hiện tượng sóng chạy là gì? Xuất hiện khi nào? Có ảnh hưởng như thế nào đến
việc truyền sóng của tín hiệu? Trình bày các thông số đặc trưng cho sự truyền
sóng?
5. Vẽ mô hình mạng hai cửa tương đương của đường dây dài? Các ma trận thông
số đặc trưng?
6. Thế nào đường dây không tổn hao? Nêu các tính chất?
7. Trình bày công suất trên đường dây dài?
II. Bài tập
Bài tập trong cuốn:
1. Bài giảng Mạch điện 2, Đỗ Thị Nguyệt (Chủ biên), Đại học GTVT Tp
HCM, 2019
2. Bài tập Mạch điện phần hai, Phạm Thị Cư (chủ biên), Lê Minh Cường,
Trương Trọng Tuấn Mỹ, Đại học quốc gia Tp. HCM.

You might also like