Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP KTS - Chương 5

Bài 7. Để sấy khô vật liệu người ta dùng không khí ở t1 = 30oC và φ1 = 80%. Không khí được
đốt nóng đến nhiệt độ t2 = 95 oC và đưa vào buồng sấy. Sau khi sấy xong nhiệt độ không khí
giảm xuống t3 = 45 oC.

Hãy tính độ chứa hơi cuối cùng của không khí, lượng không khí tiêu hao và nhiệt
lượng cần thiết làm bốc hơi 1 kg nước ở vật muốn sấy.

Giải bằng 2 phương pháp (giải tích kết hợp tra bảng; giải bằng phương pháp đồ thị I-d)

Bài 8. Không khí ẩm ở trạng thái ban đầu có t1 = 20 oC và φ1 = 70% được đốt nóng đến t2 =
90 oC để đưa vào sấy. Sau khi sấy xong độ ẩm tương đối của không khí tăng lên đến φ1 =
70%.

Tính lượng không khí cần dùng và lượng nhiệt cần thiết để làm bốc hơi 1 kg nước ở
vật muốn sấy.

Giải bằng 2 phương pháp (giải tích kết hợp tra bảng; giải bằng phương pháp đồ thị I-d)

Bài 9. Vật liệu đưa vào sấy có khối lượng G1 = 300 kg và độ ẩm tuyệt đối w01 = 20%, vật liệu
ra khỏi thiết bị sấy có độ ẩm tuyệt đối wo1 = 10%. Thời gian sấy 120 phút. Để sấy người ta
dùng không khí ẩm ở t1 = 30 oC và φ1 = 80%, được đốt nóng trong calorife khí -hơi đến t2 =
90 oC. Sau khi sấy không khí ẩm có nhiệt độ t3 = 40 oC (xem quá trình sấy là lý thuyết). Hãy
xác định khối lượng không khí khô cần để sấy L, lượng nhiệt cung cấp Q và lượng hơi nước
D cần dùng cho calorife trong 1 giờ. Cho biết hơi nước đi vào calorife là hơi bão hòa khô có
áp suất ph = 4 bar.

Giải bằng 2 phương pháp (giải tích kết hợp tra bảng; giải bằng phương pháp đồ thị I-d)

Bài 10. Xác định hệ số không khí thừa chung cho buồng đốt và buồng hòa trộn khi đốt nhiên
liệu có thành phần sau:
C (%) H (%) S (%) N (%) O (%) A (%) W (%)
36,7 2,7 3,2 0,7 11,1 20,6 25

Cho biết nhiệt độ không khí ngoài trời to = 20 oC, φ = 75%, nhiệt độ ra khỏi buồng hòa
trộn to = 150 oC; nhiệt dung riêng của nhiên liệu Cnl = 0,5 kCal/kg.độ; hiệu suất buồng đốt η =
0,9.

Bài 11. Một thiết bị sấy buồng dùng để sấy chuối có công suất G1 = 1523,8 kg/mẻ, độ ẩm
toàn phần ban đầu W1 = 80%. Sau khi sấy độ ẩm toàn phần của chuối W2 = 20%. Tác nhân
sấy là không khí ngoài trời có thông số to = 20 oC, φo = 85%, sau khi gia nhiệt qua thiết bị
TĐN kiểu vách ngăn có t1 = 90 oC và ra khỏi thiết bị sấy có t2 = 36 oC. Thời gian sấy τ = 20
giờ. Hãy tính lượng không khí khô tuần hoàn, lượng nhiệt tiêu tốn và lượng hơi nước cần
dùng trong một giờ của TBS bằng hai phương pháp giải tích và phương pháp đồ thị.

Cho biết tổn thất nhiệt của TBS Δ = - 201,48 kJ/kg ẩm; hơi nước dùng là hơi bão hòa
khô có áp suất dư pd = 3 bar.

Giải bằng 2 phương pháp (giải tích kết hợp tra bảng; giải bằng phương pháp đồ thị I-d)

Bài 12. Không khí ngoài trời có thông số to = 25 oC, φo = 85% thực hiện quá trình sấy hồi lưu
lý thuyết trong TBS đối lưu với t1 = 60 oC, t2 = 40 oC. Hệ số hồi lưu n = 1 (là số lượng không
khí khô quay trở lại hòa trộn với 1 kg không khí khô từ môi trường đưa vào). Hãy xác định
các thông số TNS sau TBS, trước thiết bị TĐN và nhiệt lượng tiêu hao.

Bài giảng Kỹ thuật Sấy 2

You might also like