Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 110

SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ECODIAL THIẾT KẾ
HỆ THỐNG ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ

Ngành: Điện – Điện Tử

Chuyên ngành: Điện Công Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Văn Lý

Sinh viên thực hiện: Lê Quang Tuấn

MSSV: 111C660017 Lớp: C11DT01

Thủ Dầu Một 5/2014

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 1


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan :

1 Những nội dung trong báo cáo này là do em thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy ThS. Hồ Văn Lý.

2 Mọi tham khảo dùng trong báo cáo này đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, thời gian, địa điểm.
3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 2


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Ban Giám
Hiệu khoa Điện – Điện tử – Đại học Thủ Dầu Một Nội đã tạo điều
kiện cho Em được làm Khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội
tốt để cho Em có thể thực hành các kỹ năng được học trên lớp và
cũng giúp ích rất lớn để Em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy – Giáo viên
hướng dẫn Thạc Sĩ Hồ Văn Lý trong suốt thời gian vừa qua đã không
quản ngại khó khăn và đã nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ để Em có thể hoàn
thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 3


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Mục Lục
Chương 1 : TỔNG QUAN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Giới thiệu về phân xưởng cơ khí ...................................................................... 4


1.1. đặc điểm của phân xưởng......................................................................... 4
1.2. thiết bị trong phân xưởng ......................................................................... 4
2. Phân nhóm phụ tải ............................................................................................ 6
3. Xác định phủ tải tính toán cho toàn phân xưởng ............................................. 7
1. Phương pháp xác định phụ tải tính toán .................................................... 7
2. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán ............................................. 7
3. Xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm................................................. 11
4. Phụ tải tính toán toàn phân xưởng ............................................................. 17
5. Xác định tâm phụ tải của nhóm và toàn phân xưởng ............................... 18
4. Tính chọn máy biến áp ..................................................................................... 24
1. Xác định điện áp định mức của mạng điện................................................ 24
2. Xác định vị trí đặt biến áp phân xưởng...................................................... 25
3. Chọn công suất và số lượng máy biến áp .................................................. 26
5. Vạch phương án đi dây .................................................................................... 28
1. vạch phương án đi dây cho mạng điện phân xưởng ................................... 28
2. lựa chọn sơ đồ cung cấp điện ...................................................................... 30
6. Chọn dây dẫn cho mạng điện ........................................................................... 31
1. Chọn cáp từ trạm biến áp phân xưởng tới tủ phân phối(TPP) ................... 31
2. Chọn cáp từ TPPC đến các tủ động lực ..................................................... 31
3. Chọn cáp từ tủ động lực đến các động cơ .................................................. 34
4. Kiểm tra tổn thất điện áp............................................................................ 36
7. Chọn phối hợp các phần tử đóng cắt ................................................................ 39
1. Chọn aptomat tổng cho tủ phân phối chính ............................................... 39
2. Chọn ATM cho các tủ động lực đặt ở tủ phân phối chính......................... 40
3. Chọn áptômát tổng cho các tủ động lực .................................................... 43

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 4


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

4. Chọn ATM bảo vệ, cấp điện cho các nhánh động cơ trong các nhóm ..... 44
8. Tính toán ngắn mạch ........................................................................................ 45
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 45
2. Mục đích của việc tính toán ngắn mạch .................................................... 46
3. Chọn điểm tính ngắn mạch ........................................................................ 46
4. Tính toán ngắn mạch tại điểm đặt ATM tổng............................................ 46
5. Tính toán ngắn mạch tại các điểm đặt ATM 2, 3, 4, 5 .............................. 47
Chương 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ECODIAL ........................................ 48
1. Giới thiệu phần mềm ecodial .............................................................. 48
2. Các thông số dầu vào........................................................................... 49
3. Thư viện các phần tử trong ecodial ..................................................... 54
4. Trình tự thao tác tính toán với ecodial ................................................ 57
Chương 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ECODIAL THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ ............................................................ 75
1. Mở dự án và nhập các thông số ban đầu .......................................................... 75

2. Xây dựng sơ đồ đơn tuyến ............................................................................... 76

1. Thiết lập sơ đồ nguồn .................................................................................. 76


2. Thiết lập sơ đồ nhánh 1 .............................................................................. 85
3. Thiết lập sơ đồ nhánh 2 .............................................................................. 91
4. Thiết lập sơ đồ nhánh 3 .............................................................................. 92
5. Thiết lập sơ đồ nhánh 4 .............................................................................. 94

3. In kết quả ..........................................................................................................

Chương 4. Kết luận và hướng phát triển đề tài

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 5


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Danh mục các từ viết tắt

ĐAMH ( đồ án môn học )

BATG ( biến áp trung gian )

KĐT ( khởi động từ )

TBA ( trạm biến áp )

TPP ( tủ phân phối )

TPPC ( tủ phân phối chính )

TPPP ( tủ phân phối phụ )

ATM ( Aptomat )

Danh mục các bảng :

Bảng phụ tải phân xưởng


Bảng phân nhóm phụ tải
Bảng phụ tải nhóm 1
Bảng phụ tải nhóm 2
Bảng phụ tải nhóm 3
Bảng phụ tải nhóm 4
Bảng tổng kết tính toán phụ tải
Bảng xác định tâm phụ tải nhóm 1
Bảng xác định tâm phụ tải nhóm 2
Bảng xác định tâm phụ tải nhóm 3
Bảng xác định tâm phụ tải nhóm 4
Bảng chọn dây dẫn từ tủ ĐL đến đến động cơ
Bảng chọn aptomat tổng va các aptomat nhánh

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 6


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Bảng chọn aptomat tổng cho các tủ động lực


Bảng chọn aptomat nhánh của nhóm động cơ
Danh mục các sơ đồ , hình ảnh :

Sơ đồ mặt bằng
Sơ đồ đi dây động lực
Sơ đồ bố trí trạm biến áp
Sơ đồ mạng hình tia
Sơ đồ mạng phân nhánh
Sơ đồ kiểm tra tổn thất điện áp
Các sơ đồ hình ảnh giới thiệu phần mềm
Các sơ đồ hình ảnh mô phỏng mạng điện phân xưởng

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 7


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

LỜI NÓI ĐẦU


Đất nước ta đang trong công cuộc công nhiệp hoá , hiện đại hoá . Nhu cầu
điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp , nông nghiệp , dịch vụ và sinh hoạt tăng
trưởng không ngừng đi cùng với quá trình phát triển kinh tế . Do đó đòi hỏi rất
nhiều công trình cung cấp điện . Đặc biệt rất cần các công trình có chất lượng cao ,
đảm bảo cung cấp điện liên tục , phục vụ tốt các nghành trong nền kinh tế quốc
dân.

Trong đó có lĩnh vực công nghiệp là 1 trong các ngành kinh tế trọng điểm của đất
nước, được Nhà nước và Chính phủ ưu tiên phát triển vì có vai trò quan trọng trong
kế hoạch đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thiết kế cung cấp
điện cho nghành này là 1 công việc khó khăn, đòi hỏi sự cẩn thận cao. Phụ tải của
ngành phần lớn là phụ tải loại 1 , loại 2, đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện cao.

Dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Hồ Văn Lý, em được nhận đề tài ỨNG DỤNG
PHẦN MỀM ECODIAL TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN CHO PHÂN
XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ
Đồ án bao gồm 1 số phần chính như : xác định phụ tải tính toán , chọn máy biến áp
và vị trí đặt trạm biến áp, chọn dây và các phần tử bảo vệ, tính toán ngắn mạch .
Đây là một đồ án có tính thực tiễn rất cao, chắc chắn sẽ giúp ích cho em rất nhiều
trong công tác sau này.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nhận được sự chỉ bảo rất tận tình của thầy
ThS.Hồ Văn Lý cùng các thầy cô trong khoa Điện – Điện Tử.

Em xin chân thành cảm ơn

Bình Dương, tháng 5 năm 2014

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 8


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.Giới thiệu về phân xưởng cơ khí

1.1 Đặc điểm của phân xưởng


Phân xưởng cơ khí với diện tích phân xưởng là 972m2 (Chiều dài 54 x Chiều
rộng 18, Chiều cao 5 tính từ mặt đất ) với một cửa ra vào chính và 4 cửa phụ ở các
bên. Bên trong phân xưởng còn có kho, khu chế xuất phần mặt bằng còn lại là đặt
thiết bị. Nguồn điện cung cấp cho phân xưởng lấy từ trạm biến áp 400kVA-
22/0,4kV .
1.2 Thiết bị trong phân xưởng
Phân xưởng gồm có tổng số 42 máy, toàn bộ các máy đều sử dụng động cơ 3
pha với công suất 2-20 kW.
Ký hiệu trên
TT Số lượng Pđm(KW) cos߮ Ksd
mặt bằng
1 1 4 2 0,8 0,6
2 2 4 4 0,85 0,7
3 3 2 16 0,9 0,8
4 4 2 16 0,95 0,8
5 5 2 8 0,8 0,7
6 6 4 12 0,8 0,6
7 7 5 1,4 0,9 0,6
8 8 4 16 0,95 0,7
9 9 5 1,8 0,8 0,8
10 10 3 1,7 0,85 0,7
11 11 2 19 0,85 0,6
12 12 5 20 0,9 0,8
Bảng phụ tải phân xưởng

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 9


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 10


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

2 .Phân nhóm Phụ tải


Theo sơ đồ mặt bằng ta chia ra thành 4 nhóm :

Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd Tổng

CôngSuất
1 2 4 0,9 0,8
1 2 4 1 0,8 0,6 71
6 12 2 0,8 0,6
8 16 1 0,95 0,7
11 19 1 0,85 0,6
6 12 1 0,8 0,6
2 3 16 2 0,9 0,8 96
2 4 3 0,8 0,6
12 20 2 0,9 0,8
4 4 2 0,95 0,8
12 20 2 0,9 0,8
3 10 1,7 2 0,8 0,6 91
6 12 1 0,8 0,6
8 16 2 0,95 0,7
9 1,8 5 0,8 0,8
4 8 16 1 0,95 0,7 88,7
10 1,7 1 0,85 0,7
7 1,4 5 0,9 0,6
5 8 2 0.8 0,7
11 19 1 0,85 0,6
12 20 1 0,9 0,8

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 11


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

3 .Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng

1. Phương pháp xác định phụ tải tính toán:

Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ
tải thực tế về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ huỷ hoại cách điện. Nói cách
khác, phụ tải tính toán cũng đốt nóng thiết bị lên tới nhiệt độ tương tự như phụ tải
thực tế gây ra, vì vậy chọn các thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo an toàn
thiết bị về mặt phát nóng.

Phụ tải tính toán được sử dụng để lựa chọn và kiểm tra các thiết bị trong hệ thống
cung cấp điện như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ … tính toán
tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp; lựa chọn dung lượng bù
công suất phản kháng … phụ tải tính toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công
suất, số lượng, chế độ làm việc của các thiết bị điện, trình độ và phương thức vận
hành hệ thống … Nếu phụ tải tính toán xác định được nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ
làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện, ngược lại nếu phụ tải tính toán xác định được
lớn hơn phụ tải thực tế thì gây ra dư thừa công suất, làm ứ đọng vốn đầu tư, gia
tăng tổn thất… cũng vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp xác
định phụ tải tính toán, song cho đến nay vẫn chưa có được phương phương pháp
nào thật hoàn thiện. Những phương pháp cho kết quả đủ tin cậy thì lại quá phức
tạp, khối lượng tính toán và các thông tin ban đầu về phụ tải lại quá lớn. Ngược lại
những phương pháp tính đơn giản lại có kết quả có độ chính xác thấp.
2. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định phụ tải tính toán, thông thường
thì những phương pháp đơn giản lại cho kết quả không thật chính xác, còn nếu
muốn chính xác thì phương pháp tính toán lại quá phức tạp. Do vậy tùy theo thời

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 12


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

điểm và giai đoạn thiết kế mà ta lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp. Dưới đây
em xin đề cập một số phương pháp xác định phụ tải tính toán thường dùng nhất:
2.3.1. Xác định phụ tải theo công suất đặt và hệ số nhu cầu.
Công thức tính:
n
Ptt = K nc .∑Pđi (2-14)
i=1

Ptt
Qtt = Ptt.Tg φ ; Stt = Ptt2 + Qtt2 = (2-15)
Cosφ
Nói một cách gần đúng có thể coi Pđ = Pđm
Khi đó:
n
Ptt = Knc. ∑ Pđmi (2-16)
i =1

Trong đó:
Pđi: Công suất định mức của thiết bị thứ i. (KW)
Pđmi: Công suất định mức của thiết bị thứ i (KW).
Ptt, Qtt, Stt: Công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất toàn phần
tính toán của nhóm thiết bị (KW, KVAr, KVA).
n: Số thiết bị trong nhóm.
Nếu hệ số công suất cos φ của các thiết bị trong nhóm không giống nhau, ta
phải tính hệ số công suất trung bình theo công thức sau:
P1 cos φ 1 + P2 cos φ 2 + ....... + Pn cosφ n
Cosφ = (2-17)
P1 + P2 + ... + Pn

Hệ số nhu cầu của các loại máy khác nhau có trong các sổ tay.
Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu có ưu điểm là đơn
giản, thuận tiện. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là kém chính xác. Bởi
vì hệ số nhu cầu Knc tra được trong sổ tay là một số liệu cố định cho trước, không
phụ thuộc vào chế độ vận hành và số thiết bị trong nhóm máy. Nếu chế độ vận

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 13


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

hành và số thiết bị trong nhóm thay đổi nhiều thì kết quả tính phụ tải tính toán theo
hệ số nhu cầu sẽ không chính xác.
2.3.2. Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản
xuất.
Công thức tính như sau:
Ptt = P0.F (2-18)
Trong đó:
P0: Suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản xuất, (KW/m2). Trị số
của P0 có thể tra trong các sổ tay. Trị số P0 của từng loại phân xưởng do kinh
nghiệm vận hành thống kê lại mà có.
F: Diện tích sản xuất (m2).
Phương pháp này chỉ cho kết quả gần đúng khi có phụ tải phân bố đồng đều
trên diện tích sản xuất, nên nó thường được dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ,
thiết kế chiếu sáng. Nó cũng được dùng để tính phụ tải các phân xưởng có mật độ
máy móc sản xuất phân bố tương đối đều như phân xưởng gia công cơ khí, dệt, san
xuất ôtô v.v..
2.3.3. Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại Kmax và công suất trung bình
Ptb ( còn gọi là phương pháp số thiết bị hiệu quả nhq).
Công thức tính:
Ptt = Kmax.Ptb = Kmax.Ksd.Pđm (2-19)
Trong đó:
Pđm, Ptb: Công suất định mức và công suất trung bình của thiết bị (w).
Kmax, Ksd: Hệ số cực đại và hệ số sử dụng

Hệ số sử dụng Ksd của các nhóm máy có thể tra trong sổ tay còn hệ số cực
đại tính từ Ksd, nhq

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 14


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Phương pháp này cho kết quả tương đối chính xác vì khi xác định số thiết bị
hiệu quả nhq chúng ta đã xét tới một loạt các yếu tố như: Ảnh hưởng của một số
thiết bị trong nhóm, số thiết bị có công suất lớn nhất và sự khác nhau về chế độ làm
việc của chúng.
Khi tính toán theo phương pháp này, trong một số trường hợp có thể dùng
công thức sau:
* Trường hợp n≤3 và nhq<4, phụ tải tính toán được tính theo công thức:
n
Ptt = ∑Pđmi (2-20)
i=1

* Trường hợp khi n>3 và nhq<4 phụ tải tính toán được tính theo công thức
sau:
n
Ptt = ∑Pđmi .K pti (2-21)
i=1

Trong đó:
Kpti: Hệ số phụ tải từng máy, nếu không có số liệu chính xác có thể lấy gần
đúng như sau:
+ Kpti = 0,9 đối với thiết bị làm việc dài hạn.
+ Kpti = 0,75 đối với thiết bị làm việc ngắn hạn lặp lại
* Đối với các thiết bị có phụ tải bằng phẳng (máy bơm, quạt gió....) phụ tải
tính toán có thể lấy bằng phụ tải trung bình:
Ptt = Ptb = Ksd.Pđm (2-22)
* Nếu mạng có các thiết bị một pha thì phải cố gắng phân bố đều các thiết bị
đó lên 3 pha của mạng.
2.3.4. Lựa chọn phương pháp tính.
Tùy theo yêu cầu tính toán và những thông tin có được về phụ tải, người
thiết kế có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp để xác định phụ tải tính toán.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 15


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Trong bản đồ án này với phân xưởng cơ khí , em đã biết vị trí, công suất đặt
và chế độ làm việc của thiết bị trong phân xưởng nên khi tính toán phụ tải động lực
của phân xưởng có thể sử dụng phương pháp xác định phụ tải tính toán theo hệ số
cực đại và công suất trung bình.
3. Xác định phụ tải tính toán cho từng nhóm
Nhóm 1
Tổng
Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd
CôngSuất
1 2 4 0,9 0,8
2 4 1 0,8 0,6
1 6 12 2 0,8 0,6
71
8 16 1 0,95 0,7
11 19 1 0,85 0,6

 Hệ số sử dụng và hệ số công suất của nhóm thiết bị 1


n n

∑ K sdi .Pdmi 45,8


∑ cos ϕ .P i dmi
60,95
K sd = i =1
n
= = 0,64 cos ϕ = i =1
n
= = 0,86
71 71
∑Pi =1
dmi ∑P
i =1
dmi

Dựa vào bảng A.2 sách Hướng Dẫn ĐAMH Thiết Kế Cung Cấp Điện ta sẽ chọn
được hệ số Kmax theo hệ số sử dụng Ksd và hệ số thiết bị hiệu quả nhq >4 và nếu nhq
n n
< 4 ta tính (Ptt = ∑ Pdmi và Qtt =
i =1
∑P
i =1
dmi × tg ϕdmi ) :
2
 n 
 ∑ Pdmi 
 i =1  712
n hq = n = = 5,38 > 4
937
∑ Pdmi
2

i =1

=>> Kmax = 1,41

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 16


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

 Công suất tác dụng trung bình:


Ptb = Ksd × Pđm ∑ = 0.64 × 71 = 45,44 kW
 Công suất tác dụng tính toán:
Ptt = Kmax × Ksd × Pđm ∑ = 1.41 × 0.64 × 71= 63,62 ( kW )
 Công suất phản kháng tính toán:
Qtt = Ptb × tg ϕ = 45,44x0.59 = 26,83 (kVar)
 Công suất biểu kiến tính toán:
Stt = Ptt2 + Qtt2 = 63,62 2 + 26,832 = 69,04 (kVar)
 Dòng điện tính toán của nhóm:

S tt 69,04 x10 3
I tt = = = 99,65( A)
3.U dm 3.400

Nhóm 2
Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd Tổng

CôngSuất
6 12 1 0,8 0,6
2 3 16 2 0,9 0,8 96
2 4 3 0,8 0,6
12 20 2 0,9 0,8

 Hệ số sử dụng và hệ số công suất của nhóm thiết bị 2


n n

∑ K sdi .Pdmi 72
∑ cos ϕ .P i dmi
60,95
K sd = i =1
n
= = 0,75 cos ϕ = i =1
n
= = 0,87
96 96
∑Pi =1
dmi ∑P
i =1
dmi

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 17


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Dựa vào bảng A.2 sách Hướng Dẫn ĐAMH Thiết Kế Cung Cấp Điện ta sẽ chọn
được hệ số Kmax theo hệ số sử dụng Ksd và hệ số thiết bị hiệu quả nhq >4 và nếu
n n
nhq < 4 ta tính (Ptt = ∑P
i =1
dmi và Qtt = ∑P
i =1
dmi × tg ϕdmi ) :
2
 n 
 ∑ Pdmi  2
= n  = 96 = 6,11 > 4
i =1
n hq
1504
∑ Pdmi2
i =1

=>> Kmax = 1,23


 Công suất tác dụng trung bình:
Ptb = Ksd × Pđm ∑ = 0.75 × 96 = 72 kW
 Công suất tác dụng tính toán:
Ptt = Kmax × Ksd × Pđm ∑ = 1.23 × 0.75 × 96= 88,56 ( kW )
 Công suất phản kháng tính toán:
Qtt = Ptb × tg ϕ = 72x0,56 = 40,32 (kVar)
 Công suất biểu kiến tính toán:
Stt = Ptt2 + Qtt2 = 88,56 2 + 40,32 2 = 97,3 (kVar)
 Dòng điện tính toán của nhóm:

S tt 97,3 x10 3
I tt = = = 140,44( A)
3.U dm 3.400

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 18


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhóm 3

Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd Tổng

CôngSuất
4 4 2 0,95 0,8
12 20 2 0,9 0,8
3 10 1,7 2 0,8 0,6 91
6 12 1 0,8 0,6
8 16 2 0,95 0,7

 Hệ số sử dụng và hệ số công suất của nhóm thiết bị 3


n n

∑K sdi .Pdmi
70,04
∑ cos ϕ .P i dmi
86,32
K sd = i =1
n
= = 0,76 cos ϕ = i =1
n
= = 0,95
91 91
∑Pi =1
dmi ∑P
i =1
dmi

Dựa vào bảng A.2 sách Hướng Dẫn ĐAMH Thiết Kế Cung Cấp Điện ta sẽ chọn
được hệ số Kmax theo hệ số sử dụng Ksd và hệ số thiết bị hiệu quả nhq >4 và nếu
n n
nhq < 4 ta tính (Ptt = ∑P
i =1
dmi và Qtt = ∑P
i =1
dmi × tg ϕdmi ) :
2
 n 
 ∑ Pdmi  2
= n  = 91 = 5,5 > 4
i =1
n hq
1494
∑ Pdmi2
i =1

=>> Kmax = 1,12


 Công suất tác dụng trung bình:
Ptb = Ksd × Pđm ∑ = 0.76 × 91 = 69,16 kW
 Công suất tác dụng tính toán:
Ptt = Kmax × Ksd × Pđm ∑ = 1.12 × 0.76 × 91= 77,46 ( kW )
 Công suất phản kháng tính toán:

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 19


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Qtt = Ptb × tg ϕ = 69,16x0,32 = 22,13 (kVar)


 Công suất biểu kiến tính toán:

Stt = Ptt2 + Qtt2 = 77,46 2 + 22,132 = 80,56 (kVar)


 Dòng điện tính toán của nhóm:

S tt 80,56 x10 3
I tt = = = 116,27 (A)
3.U dm 3.400

Nhóm 4

Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd Tổng

CôngSuất
9 1,8 5 0,8 0,8
4 8 16 1 0,95 0,7 88,7
10 1,7 1 0,85 0,7
7 1,4 5 0,9 0,6
5 8 2 0.8 0,7
11 19 1 0,85 0,6
12 20 1 0,9 0,8
 Hệ số sử dụng và hệ số công suất của nhóm thiết bị 4
n n

∑ K sdi .Pdmi 62,39


∑ cos ϕ .Pdmi i
77,1
K sd = i =1
n
= = 0,7 cos ϕ = i =1
n
= = 0,87
88,7 88,7
∑Pi =1
dmi ∑P
i =1
dmi

Dựa vào bảng A.2 sách Hướng Dẫn ĐAMH Thiết Kế Cung Cấp Điện ta sẽ chọn
được hệ số Kmax theo hệ số sử dụng Ksd và hệ số thiết bị hiệu quả nhq >4 và nếu
n n
nhq < 4 ta tính (Ptt = ∑ Pdmi và Qtt =
i =1
∑P
i =1
dmi × tg ϕdmi ) :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 20


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

2
 n 
 ∑ Pdmi  2
= n  = 88,7 = 6,7 > 4
i =1
n hq
1173,89
∑ Pdmi2
i =1

=>> Kmax = 1,21


 Công suất tác dụng trung bình:
Ptb = Ksd × Pđm ∑ = 0.7 × 88,7 = 62,09 kW
 Công suất tác dụng tính toán:
Ptt = Kmax × Ksd × Pđm ∑ = 1.21 × 0.7 × 88,7= 75,1 ( kW )
 Công suất phản kháng tính toán:
Qtt = Ptb × tg ϕ = 62,09x0,56 = 34,77 (kVar)
 Công suất biểu kiến tính toán:
Stt = Ptt2 + Qtt2 = 75,12 + 34,77 2 = 82,75 (kVar)
 Dòng điện tính toán của nhóm:

S tt 82,75 x10 3
I tt = = = 119,43 (A)
3.U dm 3.400

BẢNG TỔNG KẾT TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

Ptt Qtt Stt


Nhóm Ksd cos ϕ Itt (A)
(kW) (kVar) (kVA)
1 0.64 0,86 63,62 26,83 69,04 99,65
2 0,75 0,87 88,56 40,32 97,3 140,44
3 0,76 0,95 77,46 22,13 80,56 116,27
4 0.7 0.87 75,1 34,77 82,75 119,43
∑ 304,74 124,05 329,65 475,79

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 21


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

4. Phụ tải tính toán toàn phân xưởng


Trong đồ án này ta bỏ qua phần phụ tải chiếu sáng , nên phụ tải tính toán toàn phân
xưởng chính bằng phụ tải động lực toàn phân xưởng.

 Công suất tác dụng động lực toàn phân xưởng


Với phân xưởng trên vì ta phân làm 4 nhóm nên ta chọn Kđt = 0,9

Pttpx = Pttdl = Kdt* ∑ Pttj = 0,9.(63,62+88,56+77,46+75,1) =274,266 (KW)


j =1
5

∑cosϕ .P
i =1
i tti
0,86.63,62+ 0,87.88,56+ 0,95.77,46+ 0,87.75,1
cos ϕ tbpx 5
= = 0,88
63,62 + 88,56 + 77,46 + 75,1
∑P
i =1
tti

 Công suất biểu kiến toàn phân xưởng


Pttdl 274,26
Sttpx = Sttdl= = = 311,66 (KVA)
cos ϕ tbpx 0,88
 Công suất phản kháng toàn phân xưởng

Qttpx = Qttdl =
2
S ttdl − Pttdl
2
= (311,66) 2 − (274,266) 2 = 148 (KVAR)
 Dòng điện tính toán phần động lực toàn phân xưởng
S ttdl 311,66
Ittpx = Ittdl = = = 449,84 (A)
3.U dm 3 . 0, 4

5. Xác định tâm phụ tải của nhóm và của Phân xưởng

Mục đích: Ta xác định tâm phụ tải để đặt tủ động lực (hoặc tủ phân phối) ở tâm
phụ tải nhằm cung ấp điện với tổn thất điện áp và tổn thất công suất nhỏ, chi phí
hợp lý. Tuy nhiên vị trí đặt tủ còn phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, thuận tiện thao
tác…

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 22


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd X (m) Y (m

1A 2 1 3,2 16
1B 2 1 0,9 0,8 4 16
1C 2 1 5,4 16
1 1D 2 1 4,8 13,5
2A 4 1 0,8 0,6 1,2 13,5
6A 12 1 0,8 0,6 11,2 16
6B 12 1 14 16
8A 16 1 0,95 0,7 13,2 12,6
11A 19 1 0,85 0,6 16,4 14,7
n n

∑ X .P i đmi
∑ Yi.Pđmi
i =1
i=1
X= = 12,12 (m) Y= = 14.67 (m)
n n

∑P i=1
đmi
∑P i=1
đmi

Để thuận tiện thao tác và vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 1 về tọa độ:
X = 7 (m); Y = 18 (m)

Nhóm Tên máy P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd X (m) Y m)

6C 12 1 0,8 0,6 13,6 2,1


3A 16 1 0,9 0,8 8,4 4,5
3B 16 1 10,8 4,5
2 2B 4 1 5,6 7,5
2C 4 1 0,8 0,6 8 7,5
2D 4 1 10,4 7,5
12A 20 1 0,9 0,8 2,4 9
12B 20 1 2,4 6,3

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 23


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

∑ Y .P
n

∑ Xi.P đmi i=1


i đmi

X=
i=1
= 6,9(m) Y= n = 5,88 (m)

n

∑P
i=1
đmi i=1
Pđmi

Để thuận tiện thao tác và vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 2 về tọa độ:
X = 0 (m); Y = 5 (m)

Nhóm Tên P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd X (m) Y (m)


máy
4A 4 1 0,95 0,8 40 6,6
4B 4 1 44 6,6
3 12C 20 1 0,9 0,8 52 8,1
12D 20 1 52 5,1
10A 1,7 1 0,8 0,6 35,6 2,1
10B 1,7 1 38 2,1
6D 12 1 0,8 0,6 32 2,1
8B 16 1 0,95 0,7 40,8 2,1
8C 16 1 45,6 2,4

∑ Y .P
n

∑ X .P i đmi i=1
i đmi

X=
i=1
= 39,31(m) Y= n = 4,2 (m)
∑P
n

∑P
i=1
đmi i=1
đmi

Để thuận tiện thao tác và vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 3 về tọa độ:
X = 42 (m); Y = 0 (m)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 24


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tên
Nhóm P (kW) SốLượng cos ϕ Ksd X (m) Y (m)
máy
9A 1,8 1 46 15,5
9B 1,8 1 38,8 9
9C 1,8 1 41,2 9
9D 1,8 1 0,8 0,8 43,2 9
9E 1,8 1 45,4 9
8D 16 1 0,95 0,7 48 14,1
10 1,7 1 0,85 0,7 49,6 15,5
7A 1,4 1 24,8 9,3
4
7B 1,4 1 29,6 9,3
7C 1,4 1 31,6 15,5
7D 1,4 1 0,9 0,6 34 15,5
7E 1,4 1 34 13,8
5A 8 1 42 15,5
0.8 0,7
5B 8 1 42 14,1
11B 19 1 0,85 0,6 21,2 14,4
12E 20 1 0,9 0,8 37,2 13,8

∑ Y .P
n

∑ X .P i đmi i=1
i đmi

X=
i=1
= 30,92(m) Y= n = 13,75 (m)
∑P
n

∑P
i=1
đmi i=1
đmi

Để thuận tiện thao tác và vẻ mỹ quan ta dời tủ động lực 4về tọa độ:
X = 30 (m); Y = 18 (m)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 25


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI CHO TỦ PHÂN PHỐI CHÍNH

Nhóm 1 2 3 4 TPPC
Xnhóm(m) 7 0 42 30 22
Ynhóm(m) 18 5 0 18 18
Pnhóm(kW) 71 96 91 88,7 346.7
Ppx(kW) 346.7
n n

∑ X .P
i =1
i dmi
7748 ∑ Y .P i dmi
3354,6
X= n
= = 22,3(m) Y= i =1
n
= = 9.67 (m)
346,7 346,7
∑P i =1
dmi ∑P
i =1
dmi

Để thuận tiện cho việc điều hành và vẻ mỹ quan ta chọn lại vị trí tủ phân phối chính
về tọa độ:
X = 22 (m); Y = 18 (m)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 26


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 27


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

4 .Tính chọn biến


n áp 22/0,4 kv

1. Xác định điện


ện áp định mức của mạng điện

Điện
ện áp định mức của mạng điện ảnh hhưởng chủ yếu đếnến các chỉ tiêu
ti kinh tế - kỹ
thuật cũng như các đặc trưng
ưng kkỹ thuật của mạng điện

Việc
ệc chọn đúng điện áp định mức cua mạng điện khi thiết kế llàà bài toán kinh tế,
t kỹ
thuật.
ật. Khi tăng điện áp định mức, tổn thất công suất vvà tổn
ổn thất điện năng sẽ giảm
nghĩa là giảm
ảm chi phí vận hhành, giảm tiết diện dây dẫn vàà chi phí vềv kim loại khi
xây dựng
ựng mạng điện, đồng thời tăng công suất giới hạn truyền tải trên
tr đường dây.
Trong khi đó, mạng điệnện áp định mức yyêu cầu vốn đầu tư ư không lớn,
l ngoài ra khả
năng truyền tải nhỏ.

Theo công thức


ức thực nghiệm :

U = 4,34 .

Trong đó

U : cấp
ấp điện áp truyền tải, kV

l : khoảng
ảng cách từ trạm BATG đến nh
nhà máy (Km)

P : Công suất
ất tác dụng tính toán của phân xxưởng (Mw)

Với l = 5 Km

P = Pttpx = 274,266 (Kw) = 0,


0,27426 (Mw)

→ U = 4,34 . 5 + 16.0,27226 = 13,29 kv

→ lựa
ựa chọn cấp điện áp truyền tải 22 Kv
2. Xác định vị trí đặtt tr
trạm biến áp phân xưởng.
Vị trí của trạm
m bi
biến áp có ảnh hưởng rất lớn đến n các chỉ
ch tiêu kinh tế
kĩ thuật của mạng điện.n. NNếu vị trí của trạm biến áp đặtt quá xa phụ
ph tải thì có
thể dẫn đến chất lượngng đi
điện áp bị giảm, làm tổn thất điện n năng. Nếu
N phụ tải
phân tán, thì việc đặtt các tr
trạm biến áp gần chúng có thể dẫẫn đến số lượng

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 28


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

trạm biến áp tăng, chi phí cho đường dây cung cấp lớn và như vậy hiệu quả
kinh tế sẽ giảm.
Vị trí trạm biến áp thường được đặt ở liền kề, bên ngoài hoặc ở bên trong
phân xưởng.
Vị trí của trạm biến áp cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau :
- An toàn và liên tục cấp điện.
- Gần trung tâm phụ tải, thuận tiện cho nguồn cung cấp đi tới.
- Thao tác, vận hành, quản lý dễ dàng.
- Tiết kiệm vốn đầu tư và chi phí vận hành nhỏ.
- Bảo đảm các điều kiện khác như cảnh quan môi trường, có khả năng điều
chỉnh cải tạo thích hợp, đáp ứng được khi khẩn cấp...
- Tổng tổn thất công suất trên các đường dây là nhỏ nhất.
Căn cứ vào sơ đồ bố trí các thiết bị trong phân xưởng thấy rằng các phụ tải được bố
trí với mật độ cao trong nhà xưởng nên không thể bố trí máy biến áp trong nhà . Vì
vậy nên đặt máy phía ngoài nhà xưởng ngay sát tường như minh hoạ dưới đây. Khi
xây dựng ngoài như thế cần chú ý đến điều kiện mỹ quan.

TBA Hướng điện tới

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí máy biến áp .


3. Chọn công suất và số lượng máy biến áp:
Công suất của máy biến áp được chọn căn cứ vào công suất của phụ tải và khả
năng chịu quá tải của máy biến áp. Số lượng máy được chọn còn phụ thuộc vào yêu
cầu độ tin cậy cung cấp điện, nếu phụ tải quan trọng (loại 1) thường chọn 2 máy
làm việc song song.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 29


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

- Hệ số điền kín đồ thị có thể được xác định theo biểu thức :
Stb T 5000
kdk = = M = = 0,571 < 0,75
SM 8760 8760

Trong đó :
Stb : Công suất trung bình, kVA .
SM : Công suất cực đại, kVA .
TM : thời gian tiêu thụ công suất cực đại
Như vậy máy biến áp có thể làm việc quá tả trong khoảng thời gian cho phép
không quá 6 giờ.
Căn cứ vào công suất của phụ tải tổng hợp xác định được ở mục trên nên
ta chọn công suất và số lượng máy biến áp 22/0,4 kV theo 2 phương án sau :
Phương án 1: Chọn hai máy biến áp.
Stt 311,66
Sdm1 = Sdm2 ≥ = = 155,83
2 2

Khi xảy ra sự cố cắt 1MBA :


80 %.Stt 80%.294,35
SdmB ≥ = = 178,1(kVA)
1,4 1,4
Vậy ta sẽ chọn hai máy biến áp công suất 2 × 180 (kVA)

Phương án 2: Chọn một máy biến áp


SdmB ≥ Stt = 311,66 (KVA)
Ta chọn máy biến áp công suất 400 (kVA)
Xét về kĩ thuật, các phương án không ngang nhau về độ tin cậy cung cấp
điện: Đối với phương án 1 , khi có sự cố ở một trong hai máy biến áp thì
máy biến áp còn lại phải gánh toàn bộ phụ tải loại I và II của phân xưởng,
đối với phương án 2 sẽ phải ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ khi có
sự cố trong máy biến áp. Để đảm bảo sự tương đồng về kĩ thuật của các
phương án cần phải xét đến thành phần thiết hại do mất điện khi có sự cố

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 30


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

xảy ra trong máy biến áp. Trước hết ta kiểm tra khả năng quá tải của máy
biến áp khi một trong hai máy bị sự cố.
Phụ tải trong thời gian sự cố 1 máy biến áp
Ssc = Stt . m1+2 = 311,66 . 0,85 = 264,91( kVA )

Hệ số quá tải
S sc 264,91
Kqt = = = 1,32 < 1,4
Sn 200

Vậy đảm bảo yêu cầu cung cấp điện.


Tổn điện năng trong trạm biến áp:
2
∆P  S 
∆A = n.∆P .t + k .τ .  tt  ( kWh )
o n S 
 dmBA 
Trong đó: n: là số máy biến áp trong trạm biến áp
∆P : Là tổn thất điện áp khi không tải (kW)
o
∆ P : Là tổn thất điện áp khi ngắn mạch (kW)
k
t: Là thời gian vận hành trạm biến áp trong 1 năm t = 8760h
S
dmBA
: Là công suất định mức của máy biến áp (kVA)

τ : Là thời gian tổn thất lớn nhất và tính theo công thức:

( ) .8760 ( h)
2
τ = 0,124 + T .10−4
max

( ) .8760 ≈ 3411( h)
2
Với T = 5000h thì τ = 0,124 + 5000.10−4
max

• Phương án 1: dùng 2 máy biến áp 2x160 kVA


Tổn thất điện năng của trạm biến áp phân xưởng trong phương án1 là:
2
∆P  S 
∆A = n.∆P .t + k .τ .  tt  = 2.0,53.8760 + 3,15 .3411.( 311,66 )2 =22445,94 (kwh)
o n S  2 180
 dmBA 

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 31


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Bảng 2.1. So sánh các phương án chọn máy biến áp.

Phương án S ( kVA)
tt
∆P ( kW ) ∆P ( kW ) V (106 đ) ∆A ( kWh )
o k BA
Phương án 1 2x180 0,53 3,15 172 23651,91
Phương án 2 1x400 0,84 5,75 137,9 19265,1
Nhận xét:
Ta thấy tổn hao điện năng trong phương án 2 là nhỏ hơn và có vốn đầu tư trạm biến
áp ban đầu cũng thấp hơn trong 2 phương án. Vậy trạm biến áp phân xưởng sẽ gồm
1máy biến áp có công suất định mức là 1x400 kVA

5 VẠCH PHƯƠNG ÁN ĐI DÂY

1. Vạch phương án đi dây cho mạng điện Phân xưởng

Một số sơ đồ cung cấp điện cho mạng hạ áp phân xưởng.


1.1 Sơ đồ hình tia.
Ưu điểm: Việc nối dây đơn giản, độ tin cậy cao, dễ thực hiện các biện pháp bảo vệ
và tự động hóa, dễ vận hành, bảo quản sửa chữa.
Nhược điểm:
- Vốn đầu tư lớn.
- Sơ đồ trở nên phức tạp khi có nhiều phụ tải trong nhóm
- Khi sự cố xảy ra trên đường cung cấp điện từ TPPC đến các tủ DL thì một số
lượng lớn phụ tải bị mất điện
Loại sơ đồ hình tia này thường được dùng ở các hộ loại I và loại II.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 32


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

1
1

2 2 2
ÐC ÐC ÐC ÐC ÐC
2

(a ) (b )

Hình 3.1. Sơ đồ mạng điện hạ áp kiểu hình tia.


a) Cung cấp điện cho phụ tải phân tán; b) Cung cấp cho phụ tải tập trung
1. Thanh cái trạm biến áp phân xưởng; 2. Thanh cái tủ động lực.
Hình 3.1a: Sơ đồ hình tia dùng để cung cấp điện cho các phụ tải phân tán. Từ
thanh cái của trạm biến áp có các đường dây dẫn đến các tủ động lực. Từ thanh cái
tủ động lực có các đường dây dẫn đến phụ tải. Loại sơ đồ này có độ tin cậy cao
thường được dùng trong các phân xưởng có các thiết bị phân tán trên diện rộng như
phân xưởng gia công cơ khí, lắp ráp, dệt…
Hình 3.1b : Là sơ đồ hình tia dùng để cung cấp điện cho các phụ tải tập trung.
Từ thanh cái của trạm biến áp có các đường dây cung cấp thẳng cho các phụ tải.
Loại sơ đồ này thường được dùng trong các phân xưởng có công suất tương đối lớn
như: các trạm bơm, lò nung, trạm khí nén…
1.2 Sơ đồ phân nhánh.
Ưu điểm: Sơ đồ này tốn ít cáp, chủng loại cáp cũng ít. Nó thích hợp với các
phân xưởng có phụ tải nhỏ, phân bố không đồng đều.
Nhược điểm:
- Độ tin cậy cung cấp điện thấp.
- Phức tạp trong vận hành và sửa chữa
- Các thiết bị ở cuối đường dây sẽ có độ sụt áp lớn khi một trong các
thiết bị điện trên cùng tuyến dây khởi động
Loại sơ đồ phân nhánh này thường dùng cho các hộ loại III.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 33


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

a) b)

Hình 3.2. Sơ đồ mạng điện hạ áp kiểu phân nhánh


a) Sơ đồ phân nhánh; b) Máy biến áp và đường trục phân nhánh.
2. Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện cho mạng hạ áp của phân xưởng cơ khí.
Như vậy, qua phân tích lý thuyết trên và yêu cầu công nghệ của phân xưởng.
Em lựa chọn phương án cung cấp điện cho mạng hạ áp phân xưởng cơ khí như sau:
Phân xưởng cơ khí có diện tích là 972 m2 gồm 42 thiết bị được dùng điện
được chia làm 4 nhóm phụ tải động lực . Công suất tính toán của phân xưởng là
Sttpx= 311,66 (kVA), Để cung cấp điện cho phân xưởng ta sử dụng sơ đồ hình tia.
Điện năng từ trạm biến áp phân xưởng được đưa về tủ phân phối của phân xưởng,
trong tủ phân phối đặt 1 áptômát tổng và 4áptômát nhánh cấp điện cho 4 tủ động
lực. Từ tủ phân phối đến các tủ động lực sử dụng sơ đồ hình tia để thuận tiện cho
việc quản lý và vân hành. Mỗi tủ động lực cung cấp điện cho một nhóm phụ tải
theo sơ đồ hỗn hợp, các phụ tải có công suất lớn và quan trọng sẽ nhận điện trực
tiếp từ thanh cái của các tủ động lực, các phụ tải bé và ít quan trọng được ghép
thành các nhóm nhỏ nhận điện từ tủ theo sơ đồ liên thông (xích). Để dễ dàng thao
tác và tăng thêm độ tin cậy cung cấp điện, tại các đầu vào và ra của tủ đều đặt các
áptômát làm nhiệm vụ đóng cắt, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các thiết bị trong
phân xưởng.Tuy nhiên giá thành của tủ sẽ đắt hơn khi dùng cầu dao và cầu chì,
song đây cũng là xu hướng thiết kế cung cấp điện cho các xí nghiệp hiện đại.
Mỗi động cơ của các máy điện trong phân xưởng được điều khiển bằng một
khởi động từ (KĐT) đã gắn sẵn trên thân máy, và có rơle nhiệt để bảo vệ quá tải
nhỏ lâu dài.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 34


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

6 . Chọn dây dẫn cho mạng điện phân xưởng


1. Đường dây cáp từ trạm biến áp phân xưởng tới tủ phân phối(TPP)

Tủ phân phối đặt cách trạm biến áp LTBA-TPP = 26 (m) .Đây là đường cáp tổng dẫn
điện từ TBA tới TPP.
Dòng điện tính toán chạy trong dây cáp là:
S tt∑ 311,66
Itt = = ≈ 449,84 (A)
3.Udm 3.0,4
I tt 449,84
Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép thỏa mãn: Icp ≥ = = 562 (A)
K 0,8
Hệ số hiệu chỉnh: K = K1 × K2 × K3 = 0.8

K1 = 1 hệ số ảnh hưởng cách thức lắp đặt

K2 = 0.9 vì xem như có 2 cáp 3 pha đặt trong hàng

K3 = 0,89 tương ứng nhiệt độ môi trường là 300C

Vậy ta chọn cáp đồng 1 lõi 1x300 có Fđm = 240 mm2 và Icp= 599 A.

2. Chọn cáp từ TPPC đến các tủ động lực

Xét tủ động lực 1.


Đặt tủ động lực 1 cách TPP khoảng LTPP-dl1 = 6m.

- Dòng điện tính toán chạy trong dây dẫn tới tủ động lực 1 là:
S tt 69,04 x10 3
I tt = = = 99,6( A)
3.U dm 3.400

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép thỏa mãn:
I tt 1 99,6
Icp ≥ = =124,5 (A)
K 0,8
Cách đi dây: đi dây trên máng cáp. Chọn cáp đồng 1 pha cách điện PVC do
hãng LENS chế tạo.

Hệ số hiệu chỉnh: K = K4 × K5 × K6 × = 0.8 × 1 × 1= 0.8

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 35


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

K4 = 0.8 cáp lắp trong ống

K5 = 1 vì chỉ có 1 cáp 3 pha

K6 = 1 tương ứng nhiệt độ đất là 200C

Vậy ta chọn cáp đồng PVC-25 có Fđm=25 mm2 và Icp=144 A


• Xét tủ động lực 2.
Đặt tủ động lực 1 cách TPP khoảng LTPP-dl2 = 22m.

- Dòng điện tính toán chạy trong dây dẫn tới tủ động lực 2 là:

S tt 97,3 x10 3
I tt 2 = = = 140( A)
3.U dm 3.400

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép thỏa mãn:
I tt 2 140
Icp ≥ = =194,4 (A)
K 0,72
Cách đi dây: đi dây trên máng cáp. Chọn cáp đồng 3 cách điện PVC do hãng
LENS chế tạo

Hệ số hiệu chỉnh: K = K4 × K5 × K6 × = 0.8 × 0.8 × 1= 0.72

K4 = 0.8 cáp lắp trong ống

K5 = 0.9 vì xem như có 2 cáp 3 pha

K6= 1 tương ứng nhiệt độ đất là 200C

Vậy ta chọn cáp đồng PVC-50 có tiết diện F = 50mm2, Icp =206 (A)
• Xét tủ động lực 3.
Đặt tủ động lực 1 cách TPP khoảng LTPP-dl3 = 16m.
- Dòng điện tính toán chạy trong dây dẫn tới tủ động lực 3 là:
S tt 80,56 x10 3
I tt 3 = = = 116,3
3.U dm 3.400

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép thỏa mãn:

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 36


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

I tt 2 116,3
Icp ≥ = =161,5 (A)
K 0,72
Cách đi dây: đi dây trên máng cáp. Chọn cáp đồng cách điện PVC do hãng LENS
chế tạo

Hệ số hiệu chỉnh: K = K4 × K5 × K6 × = 0.8 × 0.8 × 1= 0.72

K4 = 0.8 cáp lắp trong ống

K5 = 0.9 vì xem như có 2 cáp 3 pha

K6= 1 tương ứng nhiệt độ đất là 200C

Vậy ta chọn cáp đồng PVC-35 có tiết diện F = 35mm2, Icp =174 (A)
• Xét tủ động lực 4.
Đặt tủ động lực 1 cách TPP khoảng LTPP-dl4 = 16m.

- Dòng điện tính toán chạy trong dây dẫn tới tủ động lực 3 là:

S tt 82,75 x10 3
I tt 4 = = = 119.4
3.U dm 3.400

Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép thỏa mãn:
I tt 4 119,4
Icp ≥ = =165,8 (A)
K 0,72
Cách đi dây: đi dây trên máng cáp. Chọn cáp đồng cách điện PVC do hãng LENS
chế tạo

Hệ số hiệu chỉnh: K = K4 × K5 × K6 × = 0.8 × 0.8 × 1= 0.72

K4 = 0.8 cáp lắp trong ống

K5 = 0.9 vì xem như có 2 cáp 3 pha

K6= 1 tương ứng nhiệt độ đất là 200C

Vậy ta chọn cáp đồng PVC-35 F = 35mm2, Icp = 174 (A)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 37


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

3. Chọn cáp từ tủ động lực đến các động cơ


Dây đi từ tủ động lực đến các động cơ ta đi cáp ngầm ( đi ngầm cách mặt đất 30
cm) và trong mỗi hào có 3 tuyến dây trong một mạch ( 3 dây pha )
K4 = 0,8 (đi trong ống ngầm )
K5 = 1 ( 1 mạch )
K6 = 1 (đất khô )
K7 = 1 ( nhiệt độ của đất 20oC , cách điện PVC )
K = K4 *K5 *K6 *K7 = 0,8
 Chọn cáp cho nhóm 1 :
5
• Chọn cáp nhánh 1 : 1A - 1B - 1C - 1D - 2A , ∑P
i =1
i1 = 12 ( kw )
5

∑ cosϕ .P i i
0,9.8 + 0,8.4
cos ϕ tb1 = i =1
5
= = 0,86
12
∑P
i =1
i

∑P
i=1
i1
12
Ilv max 1 = Kdt * = 0,9 * = 18,1 A
3 *Udm *Costb1 3 *0,4* 0,86
Ilvmax1 18
Icp1 = = = 22,5 A
K 0,8
Vậy ta chọn cáp đồng 1 lõi cách điện PVC do hãng LENS chế tạo có Fđm = 1.5mm ,
Icp = 31 (A)
5
• Chọn cáp nhánh 2 : 6A - 6B – 11A - 8A , ∑P
i =1
i1 = 59 ( kw )
5

∑ cosϕ .P i i
0,8.24 + 0,95.16 + 0,85.19
cos ϕ tb 2 = i =1
5
= = 0,85
59
∑P
i =1
i

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 38


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

∑P
i =1
i2 59
Ilv max 2 = Kdt * = 0,9 * = 90 A
3 *U dm * Costb2 3 *0,4* 0,85
Ilvmax1 90
Icp2 = = = 112,5 A
K 0,8
Vậy ta chọn cáp đồng 1 lõi cách điện PVC do hãng LENS chế tạo có Fđm = 25mm ,
Icp = 144 (A)
Các nhóm còn lại tính tương tự .
Bảng Chọn dây dẫn từ tủ ĐL đến các Động cơ
Nhóm nhánh Cos ϕ Ilv max (A) Icp (A) Fđm Dây Icp dây (A)
1 0,86 18,1 22,5 1.5 31
1
2 0,85 90 112,5 25 144
1 0,87 77,6 97 16 113
2
2 0,87 65,7 82 10 87
1 0,89 57,5 71,87 10 87
3
2 0,9 123 153 35 174
1 0,87 57,2 71,5 10 87
4
2 0,86 76,1 95,1 16 113

4. Kiểm tra tổn thất điện áp :


Chất lượng điện năng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của một phân xưởng sản
xuất. để đảm bảo phân xưởng hoạt động tốt , năng xuất cao , phát huy được tối đa
hiệu suất của các máy móc thiết bị thì phải đảm bảo chất lượng điện năng đặc biệt
là chất lượng điện áp . Muốn vậy phải đảm bảo độ sụt áp hay tổn thất điện năng
trên đường dây ( ∆U ) phải nằm trong giới hạn cho phép , ∆U % ≤ 5%*Udm
Độ sụt áp phụ thuộc trực tiếp vào công suất của phụ tải , chiều dài dây dẫn và tỷ lệ
nghịch với bình phương điện áp. Vì vậy khi chọn dây dẫn cần phải kiểm tra tổn thất
điện áp cho phép nếu không thỏa thì tăng tiết diện lên một cấp rồi kiểm tra lại.
Với công suất của các nhóm phụ tải va công suất của các tuyến trong cùng một
nhóm dây tương đối bằng nhau nên tổn thất điện áp phụ thuộc vào chiều dài dây.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 39


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Do đó ta chỉ kiểm tra từ nguồn đến phụ tải xa nhất , vậy ta chỉ kiểm tra tổn thất điện
áp trên đường dây từ MBA đến tủ phân phối chính , tuyến dây từ tủ phân phối
chính đến tủ động lực nhóm 3 , tuyến dây từ tủ động lực 4 đến thiết bị 5B.
a) Kiểm tra tổn thất điện áp từ MBA đến tủ phân phối chính (MDB)
Khoảng cách từ MBA đến TPPC là : L = 26 m = 0,026 km

Với cáp đồng hạ áp 1 lõi cách điện PVC do hãng LENS sản xuất và dòng điện cho
phép 599 (A) , tiết điện lõi là : d = 17,9 mm , pcu = 22,5 (Ω*mm2/Km) , Xo = 0,08
(Ω/Km) (ở 20oC)
πd 2
3,14* (17,9)2
Tiết diện dây : S = = = 251 (mm2)
4 4
Điện trở và điện kháng của đường dây :
−3
l 26*10
R = pcu. = 22,5. = 2,33*10-3 = 2,33 mΩ
S 251
X = xo*l = 0,08*26*10-3 = 2,08*10-3 = 2,08 mΩ
Pttpx= 274,266 (Kw) ; Qttpx= 148 (KVAR)
Tổn thất điện áp :
Pttpx .R + Qttpx . X 274,266 * 2,33 + 148 * 2,08
∆U = = = 2,36 (V)
U dm 400
∆U 2,36
∆U % = *100% = *100% = 0,59 %
U dm 400

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 40


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

b) Kiểm tra tổn thất điện áp từ tủ phân phối chính (MDB) đến tủ động lực
3(DB3)
Khoảng cách từ MBA đến TPPC là : L = 34,5 m = 0,0345 km

Với cáp đồng hạ áp 1x35 cách điện PVC do hãng LENS sản xuất và dòng điện cho
phép 174 (A) , tiết điện lõi là : d = 7,1 mm , pcu = 22,5 (Ω*mm2/Km) , Xo = 0,08
(Ω/Km) (ở 20oC)
πd 2
3,14* (7,1)2
Tiết diện dây : S = = = 39,5 (mm2)
4 4
Điện trở và điện kháng của đường dây :
−3
l 34,5*10
R = pcu. = 22,5. = 19,5*10-3 = 19,5 mΩ
S 39,5
X = xo*l = 0,08*34,5*10-3 = 2,08*10-3 = 2,78 mΩ
Pttpx= 77,46 (Kw) ; Qttpx= 22,13 (KVAR)
Tổn thất điện áp :
Pttpx .R + Qttpx . X 77,46 * 19,5 + 22,13 * 2,78
∆U = = = 3,9 (V)
U dm 400
∆U 3,9
∆U % = *100% = * 100% = 0,97 %
U dm 400
Vì công suất của nhóm này tương đương các nhóm khác . Mặt khác đường dây từ
MDB đến DB3 là lớn nhất nên ta chỉ cần kiểm tra sụt áp của nhóm này là đủ , vậy
thỏa mãn điều kiện điện áp
c) Kiểm tra tổn thất điện áp từ tủ động lực đến thiết bị xa nhất
Nếu như điện áp ở động cơ có đường dây từ tủ phân phối đến động cơ là lớn nhất
thỏa mãn điều kiện sụt áp thì tất cả các động cơ còn lại đều thỏa.Vậy ta cần kiểm
tra động cơ 5B ở nhánh 1 nhóm 4 với chiều dài đường dây là : l = 27,5 m

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 41


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Với cáp đồng hạ áp 1x10 cách điện PVC do hãng LENS sản xuất và dòng điện cho
phép 87 (A) , tiết điện lõi là : d = 3,8 mm , pcu = 22,5 (Ω*mm2/Km) , Xo = 0,08
(Ω/Km) (ở 20oC)
πd 2
3,14* (6,42)2
Tiết diện dây : S = = = 11,3 (mm2)
4 4
Điện trở và điện kháng của đường dây :
−3
l 27,5*10
R = pcu. = 22,5. = 54,7*10-3 = 54,7 mΩ
S 11,3
X = xo*l = 0,08*27,5*10-3 = 2,2*10-3 = 2,2 mΩ
Pttnh1 = Kmax*Ksd*Pdm1i = 1,21*0,7*38,3 = 32,44(Kw) , cosnh1=0,87
Qttnh1= Pttnh1*tag ϕ = 32,44*0,56 = 18,16 (KVAR)
Tổn thất điện áp :
Pttpx .R + Qttpx . X 32,44 * 5,47 + 18,16 * 2,2
∆U = = = 4,53 (V)
U dm 400
∆U 4,53
∆U % = *100% = *100% = 1,13 %
U dm 400
Tổng tổn thất từ MBA đến nhánh có chiều dài xa nhất là :
∆U % = 0,59% + 0,97%+1,13% = 3% < 5%
Vậy tổn thất điện áp trên đường dây từ MBA đến TPPC ,tuyến dây từ tủ phân phối
chính đến tủ động lực nhóm 3 , tuyến dây từ tủ động lực 4 đến các thiết bị 7A-7B
5A-5B-9A-8D-10C không vượt quá giá trị cho phép. Vậy dây dẫn đã chọn là hợp
lý.

7. Chọn phối hợp các phần tử đóng cắt :


1. Chọn aptomat tổng cho tủ phân phối chính
Điều kiện chọn: UđmATM ≥ Uđm.mạng = 400 V.

IđmATM ≥ ILV max

ILVmax : Dòng làm việc lớn nhất chạy qua ATM .

I LV max ≥ I ttpx = 449 ,84 ( A)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 42


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tra bảng ta chọn được áptomat do hãng MERLINGERLIN chế tạo có các thông số
sau:

Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS600E 3 600 500 15

Chọn thanh cái hạ áp cho MBA:

S LV max
Điều kiện chọn: UđmTC ≥ Uđm mạng ; [I]≥
3.K1.K 2 .K 3 .U ha

K1: Hệ số kể đến môi trường nơi đặt thanh cái, với nhiệt độ môi trường là 30 0 C tra
bảng ta có K1 = 0,91.
K2: Hệ số điều chỉnh thanh cái ta dùng 1 thanh cái nên K2 = 1.
K3: Hệ số kể đến vị trí đặt thanh cái,vì đặt nằm ngang nên K3 = 0,95.
1,4.311,66
→[I]≥ = 728,5 (A).
3.0,91.1.0,95.0,4

Tra bảng 7.2 sổ tay tra cứu và lựa chọn thiết bị điện Ngô Hồng Quang , ta chọn
thanh cái bằng đồng có các thông số bảng 2-9:
Kích Tiết diện 1 Khối Dòng cho phép mỗi Vật liệu Dài
thước(mm 2 ) TC (mm 2 ) lượng pha 1 thanh (A) (m)

(kg/m)

50x5 250 2,225 860 Đồng 3

2. Chọn ATM cho các tủ động lực đặt ở tủ phân phối chính :

* Chọn ATM cho tủ động lực 1 (PP - AĐL1):

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 43


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Điều kiện chọn

IAĐL1 ≥ Itt1 = 99,6 (A)

UđmA ≥ Uđm mạng = 400 (V)

Tra PL IV.II (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng Quang – Vũ
Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008). Ta chọn ATM do Merlin Gerin chế tạo có các
thông số như sau:

Bảng 3.3: Thông số kĩ thuật của ATM tủ động lực 1:

Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS160L 3 160 690 50

* Chọn ATM cho tủ động lực 2 (PP – ĐL2):

Điều kiện chọn


IAĐL1 ≥ Itt2 = 140 (A)
UđmA ≥ Uđm mạng = 400 (V)
Tra PL IV.II (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng Quang – Vũ
Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008). Ta chọn ATM do Merlin Gerin chế tạo có các
thông số như sau:
Bảng 3.4: Thông số kĩ thuật của ATM tủ động lực 2:
Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS160L 3 160 690 50

* Chọn ATM cho tủ động lực 3 (PP – ĐL3):

Điều kiện chọn


IAĐL1 ≥ Itt3 = 116,5 (A)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 44


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

UđmA ≥ Uđm mạng = 400 (V)


Tra PL IV.II (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng Quang – Vũ
Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008). Ta chọn ATM do Merlin Gerin chế tạo có các
thông số như sau:

Bảng 3.5: Thông số kĩ thuật của ATM tủ động lực 3:

Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS160L 3 160 690 50

* Chọn ATM cho tủ động lực 4 (PP – ĐL4):


Điều kiện chọn
IAĐL1 ≥ Itt4 = 119,4 (A)
UđmA ≥ Uđm mạng = 400 (V)
Tra PL IV.II (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng Quang – Vũ
Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008). Ta chọn ATM do Merlin Gerin chế tạo có các
thông số như sau:
Bảng 3.6. Thông số kĩ thuật của ATM tủ động lực 4 :
Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS160L 3 160 690 50

Từ những tính toán lựa chọn áptômát trên ta có bảng tổng hợp kết quả lựa
chọn áptômát tổng và các áptômát tới các tủ động lực như sau:

Bảng 3.8. Kết quả lựa chọn áptômát tổng và các áptômát tới các tủ động lực.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 45


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tuyến Itt, A Loại AT Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

AT tổng 424,85 NS600E 3 600 500 15

PP-ĐL1 105 NS160L 3 160 690 50

PP-ĐL2 147,8 NS160L 3 160 690 50

PP-ĐL3 122,4 NS160L 3 160 690 50

PP-ĐL4 125,7 NS160L 3 160 690 50

3.Chọn áptômát tổng cho các tủ động lực.

Các áptômát tổng của các tủ động lực có thông số tương tự các áptômát
nhánh tương ứng trong tủ phân phối.

Bảng 3.10. Kết quả lựa chọn áptômát tổng trong các tủ động lực

Tuyến Itt, A Loại AT Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

ĐL1 105 NS160L 3 160 690 50

ĐL2 147,8 NS160L 3 160 690 50

ĐL3 122,4 NS160L 3 160 690 50

ĐL4 125,7 NS160L 3 160 690 50

4. Chọn ATM bảo vệ, cấp điện cho các nhánh động cơ trong các nhóm.

* Chọn ATM cho nhánh 1 nhóm I:

Pđm = 12 (kW)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 46


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Ilvmax1 = 18,1 (A)

IđmA ≥ Ilvmax1 = 18,1 (A)

UđmA ≥ Uđmmạng = 400 (V)

Tra phụ lục PL IV.1 (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng
Quang – Vũ Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008) Chọn áptômát loại C60a do hãng
Merlin Gerin (pháp) chế tạo

Bảng 3.12. Thông số kĩ thuật của ATM .

Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS100H 3 100 690 10

* Chọn ATM cho nhánh 2 nhóm I:


Pđm = 59 (kW)
Ilvmax2 = 100 (A)
IđmA ≥ Ilvmax2 = 90 (A)
UđmA ≥ Uđmmạng = 400 (V)
Tra phụ lục PL IV.1 (trang 282 tài liệu “thiết kế cấp điện” của Ngô Hồng
Quang – Vũ Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008) Chọn áptômát loại NC100H do hãng
Merlin Gerin (pháp) chế tạo có các thông số:

Bảng 3.13. Thông số kĩ thuật của ATM .

Kí Hiệu Số Cực Iđm (A) Uđm (V) IN (KA)

NS100H 3 100 690 10

Các nhóm còn lại tính tương tự ta được bảng sau :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 47


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhóm nhánh Ký hiệu Số cực I đm (A) U đm (V) IN (KA)


1 NS100H 3 100 690 10
1
2 NS100H 3 100 690 10
1 NS100H 3 100 690 10
2
2 NS100H 3 100 690 10
1 NS100H 3 100 690 10
3
2 NS100H 3 100 690 10
1 NS100H 3 100 690 10
4
2 NS100H 3 100 690 10
8. TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH.

1. Đặt vấn đề.

Ngắn mạch là sự cố gây nguy hiểm nhất trong hệ thống điện. Khi sảy ra ngắn
mạch thì điện áp của hệ thống giảm xuống làm cho dòng điện tăng cao có thể gấp
vài chục lần bình thường, dòng ngắn nmạch này gây nên hiệu ứng nhiệt và hiệu
ứng lực điện động rất lớn có thể gây nguy hiểm cho con người và thiết bị. Thời
gian ngắn mạch càng lớn, điểm ngắn mạch càng gần nguồn cung cấp thì tác hại do
dòng ngắn mạch gây ra càng lớn làm cháy nổ các thiết bị gây nguy hiểm cho người
vận hành, ngắn mạch làm cho điện áp giảm thấp ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của các máy móc đòi hỏi độ chính xác cao, nếu ngắn mạch ở gần nguồn điện áp hệ
thồng giảm xuống nghiêm trọng có thể gây rối loạn hệ thống điện.

2. Mục đích của việc tính toán ngắn mạch:

Tính toán ngắn mạch nhằm tạo cơ sở cho so sánh, lựa chọn những phương án
cung cấp điện hợp lý nhất. Xác định chế độ làm việc của các hộ tiêu thụ khi xảy ra
sự cố, đưa ra biện pháp hạn chế dòng ngắn mạch, kết quả tính ngắn mạch còn dùng
để kiểm tra các thiết bị đã chọn trong hệ thống. Từ các số liệu tính toán ngắn mạch
ta thiết kế và hiệu chỉnh hệ thống bảo vệ rơle.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 48


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

3. Chọn điểm tính ngắn mạch:

Điểm được chọn để tính ngắn mạch là những điểm mà tại đó khi xảy ra ngắn
mạch thiết bị phải làm việc trong điều kiện nặng nề nhất. Căn cứ vào sơ đồ nguyên
lý và cách bố trí các thiết bị trên sơ đồ ta chọn một số điểm ngắn mạch như sau:

Tại điểm đặt CB tổng và các CB tổng nhánh động lực

Ta chọn công suất ngắn mạch phía nguồn : Ssc = 250 MVA( đối với mạng trung áp)
4. Tính toán ngắn mạch tại điểm đặt ATM tổng
Điện áp định mức phía nguồn : U = 400V
Tổng Trở ngắn mạch được xác định
U2 4002
ZNM = = = 0,64 (mΩ)
S sc 250.106
Chọn XNM = ZNM = 0,64 (mΩ) => R = 0
Điện trở và điện kháng của máy biến áp :
U2 4 4002
XT = ZT = Usc. = . = 0,016 Ω = 16 mΩ
S dm 100 400.103

RT = ∆PN
4850
= = 8 mΩ
2
3 * I lv max 3 * 449,84 2
Điện trở và điện kháng của ATM1
RCB = 0,094 ( bảng 3.54sổ tay tra cứu thiết bị điện Ngô Hồng Quang )
XCB = 0,12
Điện trở và điện kháng của thanh cái
Rtc = 0,08mΩ ( bảng 7.1 sổ tay tra cứu thiết bị điện Ngô Hồng Quang )
Xtc = 0,137mΩ
Điện trở và điện kháng khi ngắn mạch tại chỗ đặt ATM tổng
RN = RT + RCB + Rtc = 8 + 0,094 + 0,08 = 8,17 mΩ
XN = XNM + XT + XCB + Xtc= 0,64 + 16 + 0,12 + 0,137 = 16,897 mΩ
ZN = RN2 + X N2 = 8,17 2 + 16,897 2 = 18,8 mΩ
Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm đặt ATM1
U dm 400
I N3 = = = 12,3 (KA)
3 *ZN 3 *18,8

5. Tính toán ngắn mạch tại các điểm đặt ATM 2, 3, 4, 5

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 49


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

( các aptomat tổng các tủ động lực đặt tại TPPC )

RN1 = RN = 8,1
XN1 = XN + XTC + XCB1 = 16,935 + 0,145 + 0,15 = 17,23 mΩ
ZN1 = RN2 1 + Z N2 1 = 8,12 + 17,23 2 = 19
Dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm đặt các ATM 2,3,4,5 là :
U dm 400
I N3 1 = = = 12,15(KA)
3 * Z N1 3 *19

Tài Liệu Tham Khảo :

Thiết kế cấp điện của Ngô Hồng Quang – Vũ Văn Tẩm – NXB KH&KT-2008

Sổ tay tra cứu thiết bị điện 0,4 – 500 kv – Ngô Hồng Quang

Giáo trình cung cấp điện - Nguyễn Xuân Phú

Tài Liệu Hệ thống cung cấp điện – Phạm Hồng Thanh – Đại Học Thủ Dầu Một

Hướng dẫn đồ án môn học thiết kế cung cấp điện – Dương Lan Hương – Phan Thị
Thanh Bình – Phan Thị Thu Vân

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 50


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ECODIAL

1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ECODIAL

Ecodial là một trong các chương trình chuyên dụng EDA(Electric Design
Automation_Thiết kế mạng điện tự động) cho việc thiết kế, lắp đặt mạng điện hạ áp. Nó
cung cấp cho người thiết kế đầy đủ các loại nguồn, thư viện linh kiện, các kết quả đồ thị
tính toán…và một giao diện trực quan với đầy đủ các chức năng cho việc lắp đặt ở mạng
hạ áp.

(Một điều cần lưu ý:Ecodial là một chương trình cho các kết quả tương thích với tiêu
chuẩn IEC nếu áp dụng vào tiêu chuẩn Việt Nam cần có sự hiệu chỉnh)

1.1 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Ecodial


+ Mức điện áp: từ 220 – 690 V.
+ Tần số: từ 50 – 60 Hz.
+ Các sơ đồ hệ thống nối đất: IT, TT, TN, TNC, TNS.
+ Nguồn được sử dụng: 4 nguồn chính và 4 nguồn dự phòng.
+ Tính toán và lựa chọn theo tiêu chuan: NFC 15100, UTE-C 15500, IEC 947-
2, CENELEC R064-003.
+ Tiết diện dây tiêu chuẩn: 95, 120, 150, 185, 240, 300, 400, 500, 630 mm2.
+ Sai số khi lựa chọn tiết diện dây: 0-5%
1.2 Các đặc điểm chung và nguyên tắc tính toán của Ecodial

- Ecodial đưa ra 2 chế độ tính toán phụ thuộc và nhu cầu người thiết kế:
+ Tính toán sơ bộ (Pre-sizing) để tình toán nhanh thông số của mạng điện.
+ Tính toán từng bước ( Calculate), ở chế độ này Ecodial sẽ tình toán các thông
số của mạng tứng bước theo các đặc tính hay các rang buộc do người thiết kế nhập vào.
- nguyên tắc
với Ecodial cho phép thiết lập các đặc tính mạch tải cần yêu cầu:

+ Thiết lập sơ đồ đơn tuyến.


+ Tính toán phụ tải
+ Chọn các chế độ nguồn và bảo vệ mạch
+ Lựa chọn kích thước dây dẫn.
+ Chọn máy biến áp và nguồn dự phòng.
+ Tính toán dòng ngắn mạch và độ sụt áp.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 51


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

+ Xác định yêu cầu chọn lọc cho các thiết bị bảo vệ.
+ Kiểm các tính nhất quán của thông tin được nhập vào.
+ Trong quá trình tính toán, Ecodial sẽ báo lỗi bất kỳ các trục trặc nào gặp phải
và đưa ra yêu cầu cần thực hiện
+ In trực tiếp các tính toán như các file văn bản khác có kèm theo cả sơ đồ đơn
tuyến.
+
1.3 Một số hạn chế của Ecodial
+ Ecodial không thực hiện được tình toán chống sét.
+ Ecodial không tính toán việc nối đất mà chỉ đưa ra sơ đồ nối đất, để tính toán
và lựa chọn các thiết bị khác.
+ Trong mỗi dự án (bài tập) Ecodial chỉ cho phép tối đa 75 phần tử của mạch.

2. CÁC THÔNG SỐ ĐẦU VÀO


Để thực hiện việc tính toán với phần mềm thiết kế cần nhập vào các thông số đầu vào cho
từng phần tử của mạch. Các thông số đầu vào và các giá trị tính toán được liệt kê như sau:

2.1 Nguồn cung cấp


+ Máy biến áp
+ Máy phát
+ Nguồn bất kỳ
2.2 Thanh cái
+ Các thanh cái có phần tính toán
+ Các thanh cái không có phần tính toán
2.3 Vật dẫn
Cáp:

Hệ số nhu cầu cho phép người dùng đưa những thông số sau vào tính toán tiết diện
cáp.

Hệ số hiệu chỉnh theo các ứng dụng khác.

+ K= 0.9: đối với 10% công suất dự phòng


+ K=1.2: đối với 20% hệ số sử dụng của cáp.
Hệ số hiệu chỉnh theo số sợi cáp đi song song trên một mạch.

Hệ thống các thanh cái

Các giá trị tính toán cho dây dẫn( cáp và BTS)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 52


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

+ Dòng ngắn mạch cựa đại tại cuối dây dẫn: Ik1max, Ik2max, Ik3max_dòng
ngắn mạch cực đại của 1 pha, 2 pha, 3 pha.
+ RboN: điện trở pha - trung tính.
+ XboN: điện kháng pha – trung tính
+ Iscmax: dòng ngắn mạch cực đại phía tải của dây dẫn, dòng ngắn mạch cực
đại phía nguồn của dây dẫn.
+ Ik1min, Ik2min: dòng ngắn mạch cực tiểu một pha, 2 pha.
+ XbPh-ph: trở kháng vòng pha-pha.
+ RbNe: điện trở pha trung bình.
+ XbNe: điện kháng pha trung bình.
+ I fault: dòng sự cố giữa dây pha và dây PE
2.4 Tải
+ Mạch tải bất kỳ
+ Mạch tải động cơ
+ Mạch tải chiếu sang

2.5 Máy biến áp hạ áp


Các MBA hạ áp dùng để thay đổi sơ đồ nối đất, từ dạng này sang dạng khác hay để
thay đổi các điện áp (chẳng hạn từ 400V của mạng 3 pha thành 220V của mạng 3P).

Các thông số cần nhập đối với máy biến áp hạ áp tương tự như thông số cần nhập
đối với MBa nguồn.

2.6 Thiết bị bảo vệ


+ Bảo vệ bằng CB.
+ Bảo vệ và điều khiển động cơ.
2.7 Công tắc chuyển mạch
+ Bảo vệ chống chạm đất.
+ Số tiếp điểm ngắt
+ Số hiệu của công tắc.

Giá trị của các phần tử được mô tả chung trong bảng tóm tắt sau:

Mô tả Nội dung

Công suất Giá trị định mức của các phần tử

Sơ đồ nối đất Sơ đồ nối đất phía hạ áp: IT, TT, TNC,

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 53


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

TNS, phía nguồn

Trung tính kiểu phân bố Có trung tính phân bố cho phía hạ áp


YES-NO

Un ph-ph (V) Điện áp dây định mức của phía hạ áp:


220-230-240-380-400-415-440-500-
525-600-660-690V.

Điện áp ngắn mạch (%) Điện áp ngắn mạch của MBA tính theo
%. Có thể chọn giá trị chuẩn mặc định

Psc HV (MVA) Công suất ngắn mạch của phía cao áp


mặc định là 500 MVA

Tổ nối dây Kiểu tồ nối dây MBA: tam giác-sao,


sao-sao, zig zag

Hệ số công suất Hệ số công suất phía thứ cấp MBA

Tần số hệ thống Tần số hệ thống 50-60Hz

Thời gian cắt sự cố (ms) Thời gian tác động của các thiết bị bảo
vệ (ms)

Rpha của mạng (mΩ) Điện trở tương đương của 1 pha tính
bằng mΩ

Xph của mạng (mΩ) Tổng trở tương đương của 1pha tính
bằng mΩ.

Rpha máy biến áp (mΩ) Điện trở 1 pha của MBA tình bằng mΩ

Xpha máy biến áp (mΩ) Tổng trở 1 pha của MBA tình bằng mΩ

X’d (mΩ) Điện kháng quá độ thứ tự thuận mΩ

X0 (mΩ) Điện kháng thứ tự không mΩ

Xd (mΩ) Điện kháng một pha tình bằng mΩ

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 54


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Ib (A) Dòng định mức tổng

I khởi động Dòng khởi động động cơ

Isc (KA) Dòng ngắn mạch cực đại qua thiết bị

Iscmin Dòng ngắn mạch cực tiểu ( giá trị được


cho bởi lưới hay lấy từ phần tính toán)

Chiều dài (m) Chiều dài cáp tính bằng m

Phương pháp lắp đặt Phương pháp lắp đặt cáp IEC 364-5-523

Kim loại vật dẫn Kim loại dùng làm vật dẫn là đồng-
nhôm

Cách điện Vật liệu cách điện:

XLPE: cáp cách điện bằng Polyme lien


kết chéo.

PVC: cáp cách điện bằng PolyVinyl


Cloride

Cao su: cáp cách điện bằng cao su

Loại cáp Loại dây: nhiều lõi, một lõi, vật dẫn có
bọc cách điện.

Cách đặt Xếp chồng lên nhau

Rải sát nhau

Rải cách khoảng

Nb pha user Số lượng dây dẫn mỗi pha

CSA pha user (mm2) Tiết diện theo tiêu chuẩn của dây dẫn 1
pha tính bằng mm2: 1.5; 2.5; 4; 6; 10;
16; 25; 35; 50; 70; 95; 120; 150; 185;
240; 300; 400; 500; 630.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 55


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nb N user Số lượng dây trung tính (N)

CSA N user (mm2) Tiết diện theo tiêu chuẩn của dây dẫn 1
pha tính bằng mm2: 1.5; 2.5; 4; 6; 10;
16; 25; 35; 50; 70; 95; 120; 150; 185;
240; 300; 400; 500; 630.

Nb PE user Số lượng dây bảo vệ

CSA PE user (mm2) Tiết diện theo tiêu chuẩn của dây dẫn 1
pha tính bằng mm2: 1.5; 2.5; 4; 6; 10;
16; 25; 35; 50; 70; 95; 120; 150; 185;
240; 300; 400; 500; 630.

Số lớp Số lớp cáp

K user Hệ số sử dụng

Nhiệt độ môi trường Nhiệt độ môi trường

∆Umax Điện áp rơi cực đại cho phép của mạch


đang được tính

Lighting-loại đèn Loại đèn chiếu sang: huỳnh quang, cao


áp, natri hạ áp, natri cao áp, Halogen,
Metal iodide, nung sang

Number of fixtures Số đèn trong một bộ

P unit (W) Công suất mỗi đèn

Power factor Hệ số công suất của mạch

Istart/In Tỷ số dòng khởi động so với dòng định


mức

Range Loại CB: Multi9, Compact, Masterpact

Designation Thông số kỹ thuật của CB

Trip unit/curve Đặc tuyến đường cong bảo vệ và loại

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 56


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

tác động của CB

Nb poles proteced Số tiếp điểm (xP) và bảo vệ (xTU)

4P4TU 4 tiếp điểm và 4 bộ tác động

4P3TU +N 4 tiếp điểm và 3 bộ tác động + trung


tính bảo vệ

3P3TU 3 tiếp điểm và 3 bộ tác động

2P2TU 2 tiếp điểm và 2 bộ tác động

1P1TU 1 tiếp điểm và 1 bộ tác động

Earth fault port Bảo vệ chạm đất YES-NO

I thermal setting (A) Giá trị ngưỡng của dòng nhiệt

I magnetic setting (A) Giá trị nguỡng của dòng từ

Trip unit rating (A) Dòng định mức cực đại của cơ cấu tác
động đối với loại CB được chọn

Frame rating (A) Dòng định mức của CB được chọn

Contactor Contactor

Thermal relay Rơle nhiệt

3. CÁC THƯ VIỆN PHẦN TỬ TRONG ECODIAL


Thư viện chính của Ecodial được trình bày dưới dạng sơ đổ cây rất tiện ích cho
người sử dụng. Thư viện này xuất hiện ngay khi khởi động chương trình để chuẩn bị thiết
kế. chỉ bằng một động tác nhấp chuột và di chuyển đến nơi muốn vẽ, nhấp chuột thêm lần
nữa bạn có thể lấy ra bất kỳ phần tử nào như mong muốn.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 57


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Thư viện nguồn (Sources Library):

Thư viện thanh cái (Busbar Library)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 58


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Thư viện lộ (ngõ) ra (Outgoing Circuits Library):

Thư viện tải (Load Library)

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 59


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Thư viện máy biến áp (LV transformers Library)

Thư viện các phần tử khác (Others Library)

4. TRÌNH TỰ THAO TÁC TÍNH TOÁN VỚI ECODIAL


4.1 Khởi động phần mềm:

Từ màn hình Window nhắp đôi chuột vào biểu tượng Ecodial trên desktop hoặc trình tự
thực hiện như sau nếu biểu tượng không có trên desktop.

Từ desktop nhắp chuột chọn Start/All Programs/Ecodial3.3 rồi chọn biểu tượng
Ecodial 3.3 từ thanh menu của màn hình.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 60


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Sau khi khởi động màn hình Ecodial overview xuất hiện. Các khối trên hộp thoại
này chỉ dẫn các trình tự thiết kế. Trình tự trong màn hình này có thể được diễn giải theo
sơ đồ khối kế bên

Nhắp nút Close để đóng hộp thoại Ecodial overview. Chương trình mở ra hộp thoại
thư viện library và hộp thoại chứa các đặc tính chung General characteristics như sau:

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 61


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Các số liệu trên hộp thoại General characteristics có thể dễ dàng thay đổi tùy theo
yêu cầu của người thiết kế. Bước đầu tiên xác định các đặc tính chung cho mạng trong
hộp thoại này.

Nếu hộp thoại này không xuất hiện trên màn hình soạn thảo mà bạn muốn gọi ra
thì vào Calculaton/ General characteristics trên thanh tiêu đề.

4.2 Chuẩn bị sơ đồ đơn tuyến.

Trước khi bắt đầu chuẩn bị sơ đồ đơn tuyến nên kiểm tra các đặc tính chung ấn
định cho mạng. Hộp thoại General characteristics được hiển thị tự đ8o65ng khi bạn khởi
động phần mềm và bất cứ khi nào bạn tạo dự án mới.

VD: chọn điện áp định mức 380V, mạng nối đất kiểu TNS, chọn YES ở mục yêu
cầu xếp tầng và mục yêu cầu kỹ thuật chọn lọc, chọn tiết diện dây 300 mm2, chọn NO ở
mục tiết diện dây trung tính bằng dây pha, chọn sai số cho phép 5%, chọn hệ số công suất
0.8 và tiêu chuẩn IEC 947-2 mặc định, sau đó nhắp chọn OK.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 62


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Trên màn hình làm việc của chương trình sẽ có các công cụ giúp cho việc thiết kế
như sau:

Khi màn hình soạn thảo thiết kế đã sẵn sang cần tạo ra một mạng điện có sơ đồ
đơn tuyến theo yêu cầu mạng điện như sau:

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 63


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Để tạo được sơ đồ này phải sử dụng thư viện mạch, nó được hiển thị tự động dưới
dạng hộp công cụ khi khởi động chương trình. Khởi đầu là cửa sổ thư viện nguồn
(Sources). Trước tiên chọn nguồn cho dự án bằng cách nhắp chuột vào phần tử nguồn
gồm máy biến áp-dây dẫn-thiết bị bảo vệ.

Khi bất kỳ phần tử nào được chọn đưa ra màn hình thiết kế sẽ có màu đỏ. Muốn
thoát khỏi lệnh chọn chỉ cần nhắp chuột bên cạnh phần tử đó.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 64


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tương tự, có thể chọn bất cứ phần tử nguồn nào như mong muốn, sau đó nhắp
chọn thư viện thanh cái cho mạch điện với biểu tượng như bước 2.

Sau khi chọn thanh cái, bước tiếp theo là chọn tải tiêu thụ trên thư viện tải. Nhấp
vào nút Display Load Symbols .

Để hoàn thiện lộ ra thứ hai cần chọn tiếp thư viện mạch lộ ra như bước 4 trên hình.
Tại thư viện này chọn cáp kết nối và thanh dẫn BTS. Cuối cùng, trở lại thư viện tải chọn
tải, động cơ và đèn để hoàn chỉnh sơ đồ.

4.2.1 Hiệu chỉnh sơ đồ

Sau khi đã hoàn chỉnh việc chọn các phần tử sẽ tiến hành hiệu chỉnh sơ đồ.

Nếu muốn kéo các thanh cái dài ra hoặc ngắn lại, nhắp chuột chọn thanh cái, khi
hình vẽ xuất hiện màu đỏ, di chuyển chuột đến thanh công cụ, nhắp chọn biểu tượng
Resize XY. Di chuyển chuột đến vị trí đầu bên phải hay bên trái của thanh cái, khi con trỏ
chuột chuyển thành hình mũi tên hai chiều, nhấn giữ chuột và dịch chuyển để kéo dài thu
ngắn thanh cái theo yêu cầu.

Muốn di chuyển một phầ tử nào đó (hoặc cả sơ đồ) tới vị trí mới thì nhắp chọn phần
tử cho hiện thị màu đỏ rồi giữ chuột và drag tới vị trí mới và thả chuột.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 65


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Trong quá trình thao tác nếu muốn xem chi tiết các phần tử thì dùng lệnh Zoom
hoặc biểu tượng trên thanh công cụ. Nhấp chuột vào nút Zoom trên thanh công
cụ, con trỏ có dạng kích phóng đại. Sử dụng con trỏ này để khoanh vùng muốn Zoom
bằng cách giữ chuột trái kéo thành một hình chữ nhật đứt nét, buông chuột vùng được
chọn sẽ hiển thị lớn hơn.

4.2.2 Nhập thông số cho các phần tử của mạch

Bước kế tiếp cần phải nhập các thông số của các phần tử trong mạch điện và đặt
tên cho chúng để dễ quan sát cũng như hiệu chỉnh.

Muốn nhập thông số cho phần tử nào thì nhấp đôi vào phần tử đó, một hộp thoại sẽ
xuất hiện . Các thông số có thể nhập từ nguồn trở xuống hoặc ngược lại. Trong bài này
giới thiệu cách nhập ngược từ tải về nguồn để dễ chọn công suất nguồn thích hợp.

a/ Phân xưởng 3:

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 66


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

o Nhập tên tải: PHAN XUONG 3 vào phần Name


o Chọn kiểu bảo vệ Earth Protection trong phần Decription
o Khung Q7: ký hiệu của máy cắt
o Khung C7: ký hiệu dây dẫn dạng cáp
o Khung L7: ký hiệu tải
o Khung đặc tính Characteristics, lần lượt đặt các thông số theo xưởng yêu cầu:
o Nhập thông số 30 m cho chiều dài cáp.
o Chọn kiểu đi dây 3P+N
o Chọn mạng nối đất kiểu TNS
o Chọn công suất định mức 70 kW.
o Chọn hệ số công suất 0.8
Sau khi nhập các thông số đầy đủ, nhấp OK để lưu trữ thông tin đã chọn.

b/ Động cơ

o Nhập tên DONG CO vào phần Name


o Chọn kiểu bảo vệ Earth Protection trong phần Decription
o Khung K8: thiết bị bảo vệ Contactor
o Khung Q8: ký hiệu bảo vệ động cơ
o Khung C8: ký hiệu dây dẫn dạng cáp
o Khung đặc tính Characteristics, lần lượt đặt các thông số theo xưởng yêu
cầu:
o Nhập thông số 20 m cho chiều dài cáp.
o Chọn mạng nối đất kiểu TNS
o Chọn công suất định mức 45 kW.
o Chọn kiểu cực tính : 3P

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 67


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

c/ Chiếu sáng:

o Nhập tên tải CHIEU SANG vào phần Name


o Chọn kiểu bảo vệ Earth Protection trong phần Decription
o Khung D9: ký hiệu dây dẫn dạng cáp
o Khung Q9: ký hiệu của Cầu chì
o Khung E9: ký hiệu tải chiếu sáng
o Khung đặc tính Characteristics, lần lượt đặt các thông số theo xưởng yêu
cầu:
o Nhập thông số 25 m cho chiều dài cáp C9.
o Nhập thông số 10 m cho chiều dài cáp D9.
o Chọn loại đèn Halogen.
o Chọn công suất định mức đèn 45 kW.
o Chọn số bong trong 1 bộ đèn: 1
o Chọn kiểu đi dây: 1P
o Chọn mạng nối đất kiểu TNS
4.3 Xác định công suất nguồn cần thiết

Để xác định nhanh công suất nguồn cần thiết chạy Power sum calculation.

Chọn Power sum trong menu calculation.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 68


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Hoặc chọn Launch power sum có biểu tượng trên thanh công cụ. Một thông
báo xuất hiện trên màn hình. Nhấp chọn YES, hộp thoại Power sum xuất hiện. Hộp thoại
này hiển thị các giá trị đặc tính chung của mạch như:

Điện áp nguồn: 380V


Số nguồn : 1
Công suất tính toán của nguồn
Công suất nguồn có thể chọn
Hệ số đồng thời Ks
Dòng điện tải của nhánh đang hiển thị.
Các đặc tính tải của nhánh đang hiển thị như: dòng điện, công suất, hệ số công
suất, hệ số đồng thời, số cực tính.
Giá trị Ku và Ks của các phần tử trong mạch được mặc định là 1.00. Thay đổi các
trị số này nếu muốn hoặc có thể giữ nguyên giá trị mặc định.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 69


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Bên cạnh hiển thị vùng Network là sơ đồ dạng cây mô tả mạch điện. Phần tử nào
được chọn sẽ được tô sang, tải của phần tử này xuất hiện trogn vùng Loads of Current
Equipment.Sau khi chọn các thông số cho phần tử BTS nhấp chọn THANHCAI trong
Network để thay đổi thông số. Cuối cùng, chọn lại công suất cho mạch trong vùng
Normal. Công suất tính toán của mạch gần 500 KVA. Nhấp chuột vào vùng này, một
danh sách nguồn có thể chọn được đưa ra. Nhấp chọn công suất nguồn tiêu chuẩn
630KVA. Chọn OK để phần mềm tín toán lại các giá trị và công suất nguồn cho toàn
mạch. Lúc này công suất nguồn được chọn là 630 kVA.

4.4 Tính toán mạng điện từng bước

Ecodial sẽ cho phép tính toán mạng điện theo 2 chế độ:

Chế độ Pre sizing: ước tính rất nhanh chế độ kích thước của mạng.

Chế độ Calculate: tính toán theo tứng bước theo các đặc tính hay những ràng buộc
đã cho.

Tính toán theo kích thước ước tính (Pre sizing)

Sau khi nhập các số liệu theo sơ đồ yêu cầu, nhấp chọn mục Calculation/Pre sizing từ
thanh menu.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 70


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Hộp thoại Calculation xuất hiện như sau:

Như vậy, cơ bản mạng điện đã được tính toán hoàn chỉnh sau khi phần mềm chạy
tính toán kết thúc.

Đối với những mạng điện ít phần tử thí nên tính theo các này để ước lượng một
cách nhanh nhất. Phương pháp tính toán từng bước nên áp dụng cho những mạch có nhiều
tải và mạng nhiều phần tử phức tạp.

4.5 Phối hợp đặc tuyến bảo vệ của CB, máy cắt

Để kiểm tra khả năng tác động chọn lọc giữa các CB bảo vệ cần so sánh các đường
cong đặc tuyến thời gian tác động theo dòng điện qua CB. Từ đó có sự lựa chọn thiết bị
bảo vệ một cách chính xác cho các mạch dự an của mình.

Trong bài này, muốn kiểm tra lại các thiết bị bảo vệ hay CB, máy cắt đã chọn như
vậy có thõa mãn với yeu cầu của mạng thiết kế hay chưa bằng cách lần lượt xét các đường
đặc tuyến giữa CB của nhánh sơ đồ nguồn và CB của nhánh sơ đồ cần kiểm tra.

4.5.1 Kiểm tra thiết bị đóng cắt của nguồn với nhánh sơ đồ phân xưởng 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 71


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Xét đường đặc tuyến giữa CB nguồn và CB của nhánh sơ đồ phân xưởng 1. Nhấp chuột
vào nhánh sơ đồ phân xưởng 1, nhánh sơ đồ được chọn hiện màu đỏ. Cần Zoom lớn sơ đồ
để có thể thấy được dòng định mức của tải (Ib).

Di chuyển con trỏ đến thanh menu nhấp chọn Tool/Cueve comparision…hay nhấn phím
F6, hoặc nhấp vào biểu tượng Launch curve comparision trên thanh công cụ.

Hộp thoại so sánh đường cong đặc tuyến Curve comparision xuất hiện với
đường màu đỏ là đặc tuyến của CB bảo vệ nhánh phân xuởng 1. Đường màu xanh là đặc
tuyến CB nguồn.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 72


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Trên các danh mục Long time, short time và Instantaneous, cho phép nhấp chọn
vào các nút (-), (+) để hiệu chỉnh các vị trí thông số thời gian và dòng điện tức thời, đưa
dạng đường cong đặc tuyến về trị số tối ưu cho máy cắt hay CB nhằm đảm bảo tính chọn
lọc.

Theo tính toán ở nhánh sơ đồ phân xường 1, dòng điện tổng của sơ đồ:
Ib=360.85A. Do đó sẽ hiệu chỉnh dòng cắt Ir=380A, thời gian cắt tr=120s (khi giá trị
trong ô bị mờ đi thì không chỉnh được) đối với Cb hay máy cắt có dòng định mức
IN=400A.

4.5.2 Kiểm tra thiết bị đóng cắt của nguồn với nhánh sơ đồ chiếu sáng

Tiến hành các bước tương tự để kiểm tra bảo vệ cho đèn. Do đèn sử dụng điện 1
pha được bảo vệ bằng cầu chì nên có đường đặc tuyến như mô tả với dòng định mức qua
cầu chì là 20A, trong khi dòng qua đèn là 16.30 A. nếu không muốn loại cầu chì có đặc
tuyến này thì nhấp chọn phím Add a curve để chọn nhanh một loại cầu chì thay thế.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 73


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Một danh sách được liệt kê ra các loại cầu chì, CB. Chọn mục Fuse và tìm loại tương ứng
20A, lúc đó trên hộp thoại sẽ có them đường cong mới nhập vào. Dựa vào số liệu của
đường cong này có thể thay thế cầu chì trên sơ đồ để đặc tuyến như mong muốn.

Dưới đây là 2 mô hình : trước và sau khi thay thế cầu chì

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 74


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Để kiểm tra các CB bảo vệ khác cũng tiến hành các bước tương tự.

4.6 Hiển thị kết quả tính toán và in.

Sau khi tính toán, hiệu chỉnh lại toàn bộ mạng điện của sơ đồ, để xem tất cả các kết
quả của mạng điện thiết kế, nhấp chọn biểu tượng Display calculation results trên thanh
công cụ hoặc nhấp chọn Calculation/results…từ thanh menu của chương trình.

Màn hình kết quả tính toán calculation results xuất hiện. Trên màn hình này sẽ hiển thị
các số liệu kết quả theo đúng với yêu cầu đã thiết đặt cho sơ đồ. Bảng kết quả tính toán
này cho biết các thông số của thiết bị cần lựa chọn, đồng thời dựa vào bảng kết quả tính
toán có thể nhìn thấy các điểm sai cần phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 75


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Ở phía trái của hộp thoại hiển thị cây thư mục của sơ đồ hệ thống. Nếu cần xem kết quả
của nhánh sơ đồ nào, chỉ cần double click vào nhánh thư mục đó và kết quả của nhánh sơ
đồ đó sẽ hiển thị.

Bảng kết quả hiển thị dưới đây là của nhánh thư mục nguồn

Muốn in kết quả tính toán của nhánh sơ đồ nào, nhấp chọn nhánh sơ đồ đó trên cây thư
mục rồi nhấn nút Print trên màn hình kết quả tính toán, chương trình sẽ tự động in ra.

Hãy lưu lại sơ đồ dự an, nhấp vào biểu tượng save the acive document trên thanh công cụ
chuần, vào menu file chọn save hoặc tồ hợp phím Ctrl+S. Một hộp thoại mở ra yêu cầu
nhập tên dự án. Chương trình sẽ lưu mặc định vào ổ đĩa C, có thể chọn nhiều ổ đĩa khác
nhau. Khi nhập xong tên dự án nhấp OK, dự án sẽ được lưu lại với đuôi *.hil*

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 76


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ECODIAL THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP
ĐIỆN CHO PHÂN XƯỞNG SỬA CHỮA CƠ KHÍ

1 .Mở dự án và nhập các thông số ban đầu

ở đây chúng ta chọn điện áp định mức 400V, mạng nối đất kiểu TNS, chọn YES ở
mục yêu cầu xếp tầng và mục yêu cầu kỹ thuật chọn lọc, chọn tiết diện dây
240mm2, chọn NO ở mục tiết diện dây trung tính bằng dây pha, chọn sai số cho
phép 5%, chọn hệ số công suất 0.8 và tiêu chuẩn IEC 947 mặc định, sau đó nhắp
chọn OK.

2 .Xây dựng sơ đồ đơn tuyến

Như đã tính ở phần trên ta có 4 nhóm thiết bị lấy nguồn từ MBA qua TPPC
đến tủ động lực mỗi nhóm rồi từ tủ động lực đến các thiết bị.
Đầu tiên ta thiết lập sơ đồ cho phần nguồn sau đó thiết lập sơ đồ cho từng
nhóm thiết bị rồi liên kết với nguồn.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 77


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

1) Thiết lập sơ đồ nguồn


Đầu tiên lấy máy biến áp và máy phát dự phòng

Máy biến
áp Máy
phát

Thanh cái

Tiếp theo lấy busbar (thanh cái) làm tủ phân phối chính , đặt nối với máy biến
áp và máy phát dự phòng

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 78


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tiếp theo lần lượt tạo 4 nhánh ra tương ứng với 4 nhóm

Lấy CB nối với thanh cái , sau đó lấy tải nối với CB (nhập tên cho tải là nhánh 1 )

Máy cắt

(CB)

Tải

Các nhánh còn lại làm tương tự ta được sơ đồ như sau :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 79


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tiếp theo nhấp chọn các phần tử nhập tên và thông số

Ta nhấp chọn máy biến áp nhập tên và chiều dài dây từ MBA đến tủ phân phối
chính ( L = 26m )

Làm tương tự với máy phát , chiều dài từ máy phát đến tủ phân phối chính có thể
tương tự máy biến áp , ở đây ta đặt máy phát cách TPPC 5m.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 80


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tiếp theo nhập các thông số cho các nhánh tải , ở đây chỉ nhập chiều dài dây, cos ϕ
và tổng công suất từng nhánh (xác định chiều dài dây từ tủ phân phối chính đến các
tủ phân phối nhánh , ở đây ta ước tính trên bản vẽ ) lưu ý nhập trong CB.

Đầu tiên nhập cho nhánh 1 ( với L= 15 , Pđm = 71 , cos ϕ = 0,86 )

Chiều
Công dài
suất
Cos ϕ

Tương tự với các nhánh còn lại

Cuối cùng đặt khóa chéo cho máy biến áp và máy phát

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 81


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Thanh cái
liên động

Ta được sơ đồ hoàn chỉnh như sau :

Tiếp theo tiến hành chọn dây dẫn :

Vào calculation chọn calculate hoặc bấm F5 hoặc nhấp vào biểu tượng

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 82


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhấp
chọn

Chọn dây từ MBA vào TPPC là cáp đồng 1 lõi cách điện PVC đi ngầm.

Nhấp chọn máy biến áp => ở khung cable nhấp chọn (…) trong ô single-core

Hộp thoại Guide xuất hiện : tại đây ta chọn inducts trong khung criteria ,

chọn B1-in masonry trong khung installation method

Chọn tương tự với máy phát

Còn từ tủ PPC đến các tủ phân phối nhánh chọn cáp đồng 1 lỏi cách điện PVC đi
trên máng (cáp được chọn như hình dưới )

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 83


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Chọn xong ta nhấn calculate all. Rồi nhấn close


Tiếp theo tiến hành hành tính toán phía nguồn : vào calculation => chọn power sum
Hộp thoại power sum xuất hiện

Hệ số đồng
thời

Hệ số
Ku

Hộp thoại trên thể hiện các đặc tính chung của mạch.

Sửa lại Ks ( hệ số đồng thời ) = 0,9 rồi nhấp OK để phần mềm tín toán lại các giá
trị và công suất nguồn cho toàn mạch.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 84


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Sau đó vào calculation chọn Pre – sizing tiến hành tính toán nhanh chế độ , kích
thước các phần tử của mạch.

Sơ đồ được tính toán như sau :

Vậy cơ bản phần nguồn đã được tính toán . với biến áp , máy phát ,CB tổng và các
CB nhánh đã được chọn như hình trên , riêng Cb tổng NS630N tra sổ tay kỹ thuật
ta có khả năng cắt dòng của CB là 10kVA như vậy ko phù hợp với dòng ngắn mạch
trên thanh cái , ta chọn lại theo CB đã tính ở chương 1 NS600E , Save lại vào một
thư mục :

2) Thiết lập sơ đồ nhánh 1


Mở dự án mới : nhập các thông số ban đầu như phần nguồn.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 85


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Thiết lập phần nguồn cho nhánh 1 như sau :

Đường nối
mạch với
nguồn phía
trên

Chọn CB tổng cho nhóm 1 và thanh cái ( thanh cái đặt làm tủ phân phối 1 )

Tiếp theo chọn CB và thanh cái cho nhánh 1 và nhánh 2 của nhóm 1.
ở đây các CB đặt trong tủ phân phối nên ta chọn L = 1m

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 86


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Chọn CB và động cơ cho từng nhánh

Nhập tên và thông số cho động cơ ( L , Pđm , cos ϕ )


Nhấp chọn động cơ : nhập chiều dài dây
ở khung motor power output nhấn chọn (…)
hộp thoại (motor star – up choices) xuất hiện : ở đây ta nhập lần lượt Pđm , cos ϕ

Công

L = (m) cos ϕ Suất

Chế độ
ĐC

Lưu ý : tất cả động cơ đều chọn chế độ khởi động là Direct – on-line.
Tương tự với các máy còn lại và nhánh 2 ta được sơ đồ như sau :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 87


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tiếp theo để tạo liên kết với nguồn ta làm như sau :

Save lại nhánh 1 vào thư mục nguồn, tắt chương trình rồi mở lại nhánh 1

Nhấp chọn phần nguồn nhóm 1 :

Hộp thoại nhóm 1 xuất hiện : ở đây ta chọn (…) trong phần Upstream project

Rồi tìm đường dẫn đến file nguồn.

Tương tự ta chọn (…) trong phần Upstream circuit rồi chọn nhánh 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 88


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tiếp theo tiến hành hành tính toán nhánh 1 : vào calculation => chọn power sum

Sửa Ks lại = 0.9 ở các nhánh và tủ phân phối. rồi ok tính toán đặc tính cho sơ đồ

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 89


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Chọn cáp từ tủ động lực đến các động cơ ta đi ngầm dưới đất.

Chọn xong ta nhấn calculate all. Rồi nhấn close

Sau đó vào calculation chọn Pre – sizing tiến hành tính toán nhanh chế độ , kích
thước các phần tử của mạch. Ta được sơ đồ như sau :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 90


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Vậy cơ bản nhánh 1 đã được tính toán như trên


Save lại vào thư mục nguồn.
Để hiển thị kết quả tính toán ta làm như sau :
Vào calculation => results

Chọn
hiển
thị

Bảng trên là kết của CB tổng nhóm 1 , để hiển thi kết quả của phần tử khác ta nhấp
chọn phần tử đó bên cây thư mục

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 91


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Tính toán
ngắn mạch
Kiểm tra đặc
tính CB

Với kết quả tính toán trên ta thấy dòng ngắn mạch của các nhánh 1,2 lần lượt là
8,57 KA , 10,19 KA với các CB được chọn là
CB nhóm 1 = C60a Iđm= 25 A IN = 15KA => thõa
CB nhóm 2 = C120N Iđm = 100A , không có dòng cắt ngắn mạch , vậy ta có thể
kiểm tra lại đặc tính tác động của CB .
Ta làm như sau : nhấp chọn CB cần kiểm tra rồi nhấp chọn Tool/Cueve
comparision…hay nhấn phím F6, hoặc nhấp vào biểu tượng Launch curve
comparision trên thanh công cụ.

Nhấp chọn ( a curve ) để chọn lại CB cho phù hợp, hoặc có thể tra sổ tay kỹ thuật

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 92


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Kiểm tra tương tự với các CB còn lại.

Sau đây là kết quả tính toán của từng động cơ và CB nhánh

Nhánh 1

Nhánh 2

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 93


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

3) Thiết lập sơ đồ nhánh 2


Làm tương tự như nhánh 1 ta được sơ đồ như sau :

Save lại vào thư mục nguồn , tắt chương trình rồi mở lại liên kết với file nguồn
như nhánh 1.
Tiếp tục chọn dây dẫn như nhóm 1 Chọn xong ta nhấn calculate all rồi nhấn close.
Sau đó vào calculation chọn Pre – sizing tiến hành tính toán nhanh chế độ , kích
thước các phần tử của mạch. Ta được sơ đồ tính toán như sau :

Vậy cơ bản nhánh 2 đã được tính toán như trên .

Save lại vào thư mục nguồn.

Lần lượt kiểm tra tương tự nhánh 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 94


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Sau đây là kết quả của nhóm 2

CB tổng

CB nhánh 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 95


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

CB nhánh 2

Nhánh ĐC 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 96


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhánh ĐC 2

4) Thiết lập sơ đồ nhánh 3


Làm tương tự nhánh 1 và nhánh 2 ta được sơ đồ như sau :

Save lại vào thư mục nguồn , tắt chương trình rồi mở lại liên kết với file nguồn
như nhánh 1.
Tiếp tục chọn dây dẫn như nhóm 1 và nhóm 2 .Chọn xong ta nhấn calculate all rồi
nhấn close.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 97


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Sau đó vào calculation chọn Pre – sizing tiến hành tính toán nhanh chế độ , kích
thước các phần tử của mạch. Ta được sơ đồ tính toán như sau :

Vậy cơ bản nhánh 3 đã được tính toán như trên .Save lại vào thư mục nguồn.

Sau đây là kết quả của nhóm 3

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 98


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhánh 1

Nhánh 2

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 99


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Nhánh ĐC 1

Nhánh ĐC 2

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 100


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

5) Thiết lập sơ đồ nhánh 4


Làm tương tự nhánh 1 , nhóm 2 và nhánh 3 ta được sơ đồ như sau :

Save lại vào thư mục nguồn , tắt chương trình rồi mở lại liên kết với file nguồn
như nhánh 1.
Tiếp tục chọn dây dẫn như nhóm 1 và nhóm 2 .=> calculate all rồi nhấn close.
Sau đó vào calculation chọn Pre – sizing tiến hành tính toán nhanh chế độ , kích
thước các phần tử của mạch. Ta được sơ đồ tính toán như sau :

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 101


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Sau đây sau đây là kết quả nhóm 4


CB tổng

CB nhánh 1

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 102


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

CB nhánh 2

6) In kết quả

Print
Export

Nhấn vào biểu tượng print Export trên menu rồi chọn Print.

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 103


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Chương 4
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Nhận xét : Các CB phần mềm đã chọn, so sánh với tính toán tay ta thấy các CB đã
chọn là phù hợp.
Do phần mềm còn giới hạn chưa cập nhật thông số của 1 số CB , nên ta có dung sổ
tay kỹ thuật kiểm tra lại thông số CB đã chọn.
Các mức công suất động cơ cho sẵn còn hạn chế .

Kết Luận

Với sự trợ giúp của các phần mềm Ecodial trong thiết kế tính toán mạng điện sẽ tiết
kiệm được nhiều thời gian và công sức cho người thiết kế cũng như đạt
chỉ tiêu về kinh tế và tính chọn lọc hơn, đồ án này đã giúp em hiểu biết và
củng cố sâu sắc hơn về kiến thức đã học. Tuy vậy, do trình độ có hạn, chắc chắn
rằng đồ án “thiết kế cung cấp điện” không tránh khỏi sai sót, em xin được sự nhận
xét & đánh giá của các Thầy – Cô.

Hướng phát triển đề tài

Sử dụng kết quả tính toán kết hợp với dự trù hướng phát triển khả năng
mở rộng trong tương lai chọn thiết bị phù hợp cho phân xưởng.
Kết hợp với 1 số phần mềm khác như thiết kế chiếu sáng Dialux , phần mềm
Visio hỗ trợ vẽ mạch động lực để hỗ trợ tính toán tay .

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 104


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Phụ Lục

B¶ng 1. B¶ng tra trÞ số kmax theo ksd vµ nhq


(phô lôc I.6 trang 256, thiÕt kÕ cÊp ®iÖn, cña Ng« Hång Quang vµ Vò V¨n TÈm,
NXB khoa häc vµ kü thuËt, Hµ néi - 1998)
nhq Gi¸ trÞ kmax khi ksd
0,1 0,15 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9
4 3,43 3,11 2,64 2,14 1,87 1,65 1,46 1,29 1,14 1,05
5 3,23 2,87 2,42 2,00 1,76 1,57 1,41 1,26 1,12 1,04
6 3,04 2,64 2,24 1,80 1,66 1,51 1,37 1,23 1,10 1,04
7 2,88 2,48 2,10 1,72 1,58 1,45 1,33 1,21 1,09 1,04
8 2,72 2,31 1,99 1,65 1,52 1,40 1,30 1,20 1,08 1,04
9 2,56 2,20 1,90 1,60 1,47 1,37 1,28 1,18 1,08 1,03
10 2,42 2,10 1,84 1,52 1,36 1,34 1,26 1,16 1,07 1,03
12 2,24 1,96 1,75 1,45 1,32 1,28 1,23 1,15 1,07 1,03
14 2,10 1,85 1,67 1,41 1,28 1,25 1,20 1,13 1,07 1,03
16 1,99 1,77 1,61 1,37 1,26 1,23 1,18 1,12 1,07 1,03
18 1,91 1,70 1,55 1,34 1,24 1,21 1,16 1,11 1,06 1,03
20 1,84 1,65 1,50 1,28 1,21 1,20 1,15 1,11 1,06 1,03
25 1,71 1,55 1,40 1,24 1,19 1,17 1,14 1,10 1,06 1,03
30 1,62 1,46 1,34 1,21 1,17 1,16 1,13 1,10 1,05 1,03
35 1,56 1,41 1,30 1,19 1,15 1,15 1,12 1,09 1,05 1,02
40 1,50 1,37 1,27 1,17 1,14 1,13 1,12 1,09 1,05 1,02
45 1,45 1,33 1,25 1,16 1,13 1,12 1,11 1,08 1,04 1,02
50 1,40 1,30 1,23 1,14 1,12 1,11 1,10 1,08 1,04 1,02
60 1,32 1,25 1,19 1,12 1,10 1,11 1,09 1,07 1,03 1,02
70 1,27 1,22 1,17 1,11 1,10 1,10 1,09 1,06 1,03 1,02
80 1,25 1,20 1,15 1,10 1,09 1,10 1,08 1,06 1,03 1,02
90 1,23 1,18 1,13 1,10 1,08 1,09 1,08 1,05 1,02 1,02
100 1,21 1,17 1,12 1,09 1,07 1,08 1,07 1,05 1,02 1,02
120 1,19 1,16 1,12 1,08 1,06 1,07 1,07 1,05 1,02 1,02
140 1,17 1,15 1,11 1,08 1,05 1,06 1,06 1,05 1,02 1,02
160 1,16 1,13 1,10 1,08 1,05 1,05 1,05 1,04 1,02 1,02
180 1,16 1,12 1,10 1,08 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
200 1,15 1,12 1,09 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
220 1,14 1,12 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
240 1,14 1,11 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
260 1,13 1,11 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
280 1,13 1,10 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
300 1,12 1,10 1,07 1,06 1,04 1,04 1,03 1,03 1,01 1,01

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 105


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

B¶ng 2. Th«ng sè kü thuËt m¸y biÕn ¸p ph©n phèi do ABB chÕ t¹o, møc ®iÒu
chØnh ®iÖn ¸p ±2x 2,5%
C«ng §iÖn ¸p, kV ∆P0,W ∆PN,W UN % KÝch th−íc, mm Träng
suÊt, kVA Dµi-Réng-Cao l−îng,
kg
31,5 35/0,4 150 700 4,5 890-680-1310 420
6,3/0,4 200 1250 4 860-705-1325 510
50 10/0,4 200 1250 4,5 860-705-1325 510
22/0,4 200 1250 4 860-705-1325 510
35/0,4 240 1250 4,5 920-730-1365 467
70 35/0,4 280 1400 4,5 920-730-1255 525
6,3/0,4 320 2050 4 900-730-1365 630
100 10/0,4 320 2050 4,5 900-730-1365 630
22/0,4 320 2050 4 900-730-1365 630
35/0,4 360 2050 4,5 1010-750-1445 695
6,3/0,4 500 2950 4 1260-770-1420 820
160 10/0,4 500 2950 4,5 1260-770-1420 820
22/0,4 500 2950 4 1260-770-1420 820
35/0,4 530 2950 4,5 1160-765-1495 945
6,3/0,4 530 3150 4 1260-770-1420 880
180 10/0,4 530 3150 4,5 1260-770-1420 880
22/0,4 530 3150 4 1260-770-1420 880
35/0,4 580 3150 4,5 1160-765-1495 968
6,3/0,4 530 3450 4 1290-780-1450 885
200 10/0,4 530 3450 4,5 1290-780-1450 885
22/0,4 530 3450 4 1290-780-1450 885
35/0,4 600 3450 4,5 1350-815-1530 1040
6,3/0,4 640 4100 4 1370-820-1485 1130
250 10/0,4 640 4100 4,5 1370-820-1485 1130
22/0,4 640 4100 4 1370-820-1485 1130
35/0,4 680 4100 4,5 1430-860-1550 1166
6,3/0,4 720 4850 4 1380-865-1525 1270
315 10/0,4 720 4850 4,5 1380-865-1525 1270
22/0,4 720 4850 4 1380-865-1525 1275
35/0,4 800 4850 4,5 1470-870-1605 1402
6,3/0,4 840 5750 4 1620-1055-1500 1440
400 10/0,4 840 5750 4,5 1620-1055-1500 1440
22/0,4 840 5750 4 1620-1055-1500 1440
35/0,4 920 5750 4,5 1640-1040-1630 1650
6,3/0,4 1000 7000 4 1535-930-1625 1695
500 10/0,4 1000 7000 4,5 1535-930-1625 1695
22/0,4 1000 7000 4 1535-930-1625 1695
35/0,4 1150 7000 4,5 1585-955-1710 1866

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 106


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

C«ng §iÖn ¸p, ∆P0,W ∆PN,W UN% KÝch th−íc, mm Träng


suÊt, kV Dµi-Réng-Cao l−îng,
kVA kg
6,3/0,4 1200 8200 4 1570-940-1670 1970
630 10/0,4 1200 8200 4,5 1570-940-1670 1970
22/0,4 1200 8200 4 1570-940-1670 1970
35/0,4 1300 8200 4,5 1620-940-1750 2218
6,3/0,4 1400 10500 5 1777-1075-1695 2420
800 10/0,4 1400 10500 5,5 1777-1075-1695 2420
22/0,4 1400 10500 5 1777-1075-1695 2420
35/0,4 1520 10500 6,5 1755-1020-1755 2520
6,3/0,4 1750 13000 5 1765-1065-1900 2910
1000 10/0,4 1750 13000 5,5 1765-1065-1900 2910
22/0,4 1750 13000 5 1765-1065-1900 2910
35/0,4 1900 13000 6,5 1840-1080-1900 3051
>1000 S¶n xuÊt theo ®¬n ®Æt hµng

B¶ng 3. §iÖn trë vµ ®iÖn kh¸ng cña d©y dÉn vµ c¸p lâi ®ång vµ nh«m, ®iÖn ¸p
®Õn 500V, Ω/km
TiÕt ro xo TiÕt ro xo
diÖn Nh«m §ång D©y D©y ®Æt diÖn Nh«m §ång D©y D©y ®Æt
mm2 ®Æt hë trong mm2 ®Æt hë trong
èng hay èng hay
c¸p c¸p
1,5 22,2 13,35 - 0,10 50 0,67 0,40 0,25 0,06
2,5 13,3 8,0 - 0,09 70 0,48 0,29 0,24 0,06
4 8,35 5,0 0,33 0,09 95 0,35 0,21 0,23 0,06
6 5,55 3,33 0,32 0,09 120 0,28 0,17 0,22 0,06
10 3,33 2,0 0,31 0,07 150 0,22 0,13 0,21 0,06
16 2,08 1,25 0,29 0,07 185 0,18 0,11 0,21 0,06
25 1,33 0,80 0,27 0,07 240 - 0,08 0,20 -
35 0,95 0,57 0,26 0,06 300 0,12 0,07 0,19 0,06

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 107


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

B¶ng 4. Dßng ®iÖn phô t¶i l©u dµi cho phÐp cña thanh dÉn b»ng ®ång vµ nh«m
(ë nhiÖt ®é tiªu chuÈn m«i tr−êng xung quanh lµ +250 C)
TiÕt Khèi l−îng, kg/m Dßng ®iÖn cho phÐp, A
KÝch diÖn Mçi pha mét Mçi pha ghÐp Mçi pha ghÐp
th−íc, cña mét §ång Nh«m thanh hai thanh ba thanh
mm2 thanh, §ång Nh«m §ång Nh«m §ång Nh«m
mm2
25 x3 75 0,668 0,203 340 265 - - - -
30 x3 90 0,800 0,234 405 305 - - - -
30 x4 120 1, 066 0,324 475 365 - - - -
40 x4 160 1,424 0,432 625 480 - - - -
40 x5 200 1,780 0,540 700 540 - - - -
50 x5 250 2,225 0,675 860 665 - - - -
50 x6 300 2,676 0,810 955 740 - - - -
60 x5 300 2,670 0,810 1025 705 - - - -
60 x6 360 3,204 0,972 1125 870 1740 1350 2240 1710
60 x8 480 4,272 1,295 1320 1025 2160 1680 2790 2180
60 x10 600 5,340 1,620 1475 1155 2560 2010 3300 2650
80 x6 480 4,272 1,295 1480 1150 2110 1630 2720 2100
80 x8 640 5,698 1,728 1690 1320 2620 2040 3370 2620
80 x10 800 7,120 2,160 1900 1480 3100 2410 3990 3100
100 x6 600 5,340 1,620 1810 1425 2470 1935 3170 2500
100 x8 800 7,120 2,160 2080 1625 3060 2390 3930 3050
100 x10 1000 8,900 2,700 2310 1820 3610 2860 4650 3640
120 x8 960 8,460 2,600 2400 1900 3400 2650 4340 3380
120 x10 1200 10,650 3,240 2650 2070 4100 3200 5200 4100

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 108


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

B¶ng 5. HÖ sè hiÖu chØnh k1 vÒ nhiÖt ®é cña m«i tr−êng xung quanh ®èi víi
phô t¶i cña c¸p, d©y dÉn c¸ch ®iÖn vµ kh«ng c¸ch ®iÖn
NhiÖt ®é NhiÖt ®é HÖ sè k1 khi nhiÖt ®é thùc tÕ cña m«i tr−êng xung quanh lµ 0C
tiªu chuÈn lín nhÊt
cña m«i cho
tr−êng phÐp -5 0 +5 +10 +15 +20 +25 +30 +35 +40 +45 +50
xung cña d©y
quanh 0C 0
C
15 80 1,1 1,1 1,0 1,0 1,00 0,9 0,9 0,88 0,8 0,78 0,73 0,6
25 4 1 8 4 1,09 6 2 0,95 3 0,85 0,80 8
1,2 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 0,8 0,7
4 0 7 3 4 0 0 4
25 70 1,2 1,2 1,2 1,1 1,11 105 1,0 0,94 0,8 0,81 0,74 0,6
9 4 0 5 0 8 7
15 65 1,1 1,1 1,1 1,0 1,00 0,9 0,8 0,84 0,7 0,71, 0,63 0,5
25 8 4 0 5 1,12 5 9 0,94 7 0,79 0,71 5
1,3 1,2 1,2 1,1 1,0 1,0 0,8 0,6
2 7 2 7 6 0 7 1
15 60 1,2 1,1 1,1 1,0 1,00 0,9 0,8 0,82 0,7 0,67 0,57 0,4
25 0 5 2 6 1,13 4 8 0,93 5 0,76 0,66 7
1,3 1,3 1,2 1,2 1,0 1,0 0,8 0,5
6 1 5 0 7 0 5 4

B¶ng 6. HÖ sè hiÖu chØnh k2 vÒ sè d©y c¸p ®Æt trong cïng 1 hÇm hoÆc 1 r·nh
c¸p
Kho¶ng c¸ch gi÷a Sè sîi c¸p
c¸c sîi c¸p, mm 1 2 3 4 5 6 7-10
100 1,00 0,90 0,85 0,80 0,78 0,75 0,7
200 1,00 0,92 0,87 0,84 0,82 0,81 0,8
300 1,00 0,93 0,90 0,87 0,86 0,85 0,8

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 109


SV : Lê Quang Tuấn GVHD : Hồ Văn Lý

Bảng 7. Cáp đồng hạ áp 1 lõi cách điện PVC do hãng LENS chế tạo

C,mm Icp,A
R0 ,Ω/km
F,mm2 Vỏ M,kg/km
Lõi ở 20oC Trong nhà Ngoài trời
min max

1x1.5 1,4 5,3 6,6 49 12,1 31 24


1x2.5 1,8 5,7 7,0 61 7,41 41 33
1x4 2,25 6,2 7,6 79 4,61 53 45
1x6 2,90 6,9 8,2 105 3,08 66 58
1x10 3,80 7,7 9,2 150 1,83 87 80
1x16 4,8 8,5 10,5 211 1,15 113 107
1x25 6,0 10,3 12,5 319 0,727 144 138
1x35 7,1 11,4 13,5 425 0,524 174 169
1x50 8,4 12,7 15,0 555 0,387 206 207
1x70 10,1 14,4 17,0 768 0,268 254 268
1x95 11,1 16,2 19,0 969 0,193 301 328
1x120 12,6 17,9 21,0 1233 0,153 343 382
1x150 14 19,9 23,0 1507 0,124 387 441
1x185 15,6 21,9 25,5 1876 0,0991 343 506
1x240 17,9 25,1 28,5 2433 0,0754 501 599
1x300 20,1 27,5 31,0 2957 0,0601 565 693
1x400 23,2 31,1 34,5 3905 0,0470 662 825
1x500 26,2 35,9 38,5 4980 0,0366 750 946
1x630 29,7 39,9 43,0 6360 0,0283 850 1088

Đồ Án Tốt Nghiệp Page 110

You might also like