Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Mẫu 01

Họ và tên: Lê Thúy Nga Mã Sinh viên: 19CL73403010040


Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ57/21CL1.LT2 (Niên chế): CQ57/21.02CL
STT: 14 ID phòng thi: 581 058 1208 HT thi: 208
Ngày thi: 10/06/2021 Ca thi: 15h15p

BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN


Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày

CHỦ ĐỀ: Vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở Việt Nam hiện nay.

BÀI LÀM
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

I. Lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.

1. Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1.1. Cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành
hay một nhóm ngành kinh tế.

1.1.2. Nội dung cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế cho thấy: Số lượng các ngành, tỷ trọng cũng như vai trò, vị trí
của mỗi ngành trong tổng thể ngành kinh tế.

Ở mức độ khái quát, cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam thường được xem xét theo 3
nhóm ngành chính: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

1.1.3. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh: Mặt chất của nền kinh tế trong quá trình phát triển;
Kết quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; Hiệu quả của việc phân bổ các
nguồn lực trong nền kinh tế; Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển của các ngành, làm thay
đổi về vị trí, tỷ trọng và các mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp
với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

1.2.2. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định
đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa
phương, và cả quốc gia để tạo các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Qua đó nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa; nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ; tạo điều kiện ứng dụng các
phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn giúp tăng khả năng sản xuất thông qua mở
rộng quy mô sản xuất; tạo việc làm giúp tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của con
người.

1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

 Nước đang phát triển: Tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm; tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng.
 Nước phát triển: Tỷ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm;
tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

2. Vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Thực chất của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội là các định hướng phát triển, định hướng phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế
vào trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Nếu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội đúng đắn và kịp thời sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ngược lại nếu không
có những chiến lược rõ ràng, kịp thời thì sẽ kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.

Thứ hai, bằng các công cụ như hệ thống pháp luật, chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ, chính sách thương mại, can thiệp hành chính (cấm, cho phép), kinh tế Nhà nước…
Nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế theo định
hướng đã chọn.

2
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

Thứ ba, Nhà nước còn tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông
qua các hoạt động đầu tư (gián tiếp và trực tiếp). Việc đầu tư tác động nhằm tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần kinh tế. Nhà nước có thể trực tiếp đầu tư
cho những ngành trọng điểm hoặc đầu tư gián tiếp bằng cách xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng, các chính sách thuế, tín dụng, xuất – nhập khẩu,… hay tạo ra môi trường kinh
doanh ổn định và lành mạnh.

II. Phân tích thực trạng gắn liền với Việt Nam.

1. Thành tựu

Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh giữa các ngành. Nhờ đó sau 30 năm đổi
mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam
đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng
như cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn
lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngy càng giảm. Tỷ trọng lao
động tăng lên chủ yếu ở ba nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng và
bán buôn, bán lẻ.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 7%/năm, Việt Nam đã thoát khỏi tình
trạng kém phát triển, vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cơ cấu ngành
kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp.

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng
2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành

3
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%,
đóng góp 33,5%.

Trong quý I năm 2021, GDP ước tính tăng 4,48 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc
độ tăng 3,68% của quý I/2020. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao hơn so
với cùng kỳ năm trước; trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý
I/2021 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,1% của quý I/2020; khu
vực dịch vụ trong quý I/2021 tăng trưởng tích cực khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt
chẽ, doanh nghiệp nhập khẩu đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do được ký
kêt. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá
trị tăng thêm của quý I như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,45% so với cùng kỳ năm
trước, là ngành dịch vụ có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn
nền kinh tế; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,35.

Cơ cấu GDP theo 3 nhóm ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,
tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ song cơ cấu ngành kinh tế vẫn còn lạc hậu.

2. Hạn chế

Cơ cấu ngành của nước ta có xu hướng chuyển dịch còn chậm, hướng tới một số cơ
cấu đơn giản, giá trị gia tăng thấp dựa trên thâm dụng lao động ít kỹ năng, trình độ còn
thấp vì chưa được qua đào tạo chuyên sâu, hàm lượng công nghệ thấp. Vì vậy đã xuất
hiện ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế.

Sản xuất công nghiệp vẫn mang tính gia công. Cụ thể là, chỉ số sản xuất công nghiệp
cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của công nghiệp (bình quân giai đoạn 2011-2020, chỉ số
sản xuất công nghiệp là 7,8%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp là 7,2%/năm).

Xét trong nội bộ ngành công nghiệp (không kể xây dựng), tỷ trọng công nghiệp chế
biến, chế tạo trong GDP công nghiệp cũng tăng khá chậm, tăng chủ yếu là do tỷ trọng của
4
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

ngành khai khoáng giảm. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu hoạt động ở phân
khúc thấp trong chuỗi giá trị, nơi tạo ra giá trị gia tăng thấp. Chẳng hạn như ngành dệt
may hiện chủ yếu tham gia vào các khâu gia công (CTM) chiếm đến 60% và chỉ khoảng
5% xuất khẩu theo phương thức ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất).

Các ngành công nghiệp chủ đạo như dệt may, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu
hơn 90% nguyên liệu đồng thời phụ thuộc không nhỏ vào một số thị trường như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.

Khu vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với niềm năng. Một số ngành dịch vụ
truyền thống (thương mại, vận tải) vẫn chiếm tỷ trọng cao, một số ngành hiện đại còn có
xu hướng giảm về tỷ trọng. Các hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ giảm.

Chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn so với chuyển dịch GDP, nhưng chưa hiệu
quả.

Khu vực tu nhân phát triển chưa tương xứng với quy mô và độ mở của nền kinh tế;
mức độ phụ thuộc vào khu vực kinh doanh nước ngoài chưa giảm.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan:

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập kinh tế, tình hình phát triển
kinh tế của cả nước, tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, đặt
ra yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, những yếu kém nội tại của kinh tế từng địa phương.

3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Quản lý Nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò quản lý của mình. Năng lực quản lý kinh
tế của bộ máy nhà nước còn hạn chế. Cách thức hoạch định chính sách còn yếu so với đòi
hỏi cao của tiến trình tự do hóa thị trường với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy hoạch chuyển dịch thiếu tính dự báo, khả thi.

5
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

Sản xuất nông nghiệp còn tự phát, nhỏ lẻ, chưa theo quy hoạch, liên kết trong sản
xuất nông nghiệp còn yến. Chuỗi giá trị của nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa được hình
thành dẫn tới đầu ra của sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều rủi ro. Vì vậy giá nông sản
không ổn định do bị phụ thuộc vào thương lái làm cho sản lượng nông sản cũng biến
động.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển dẫn tới sản xuất công
nghiệp phải phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu, nhiên liệu. Do đó, sản xuất trong
nước gặp nhiều bất lợi khi giá cả thế giới biến động, thường là tăng, làm tăng chi phí sản
xuất trong nước, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Sản xuất công nghiệp chưa tam gia được nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị
toàn cầu.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tập trung phần lớn năng lực vào
việc “trục lợi” chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành.

Trình độ nguồn nhân lực thấp, chưa có kỹ năng chuyên môn cao do chưa qua đào tạo
chuyên sâu, không đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa.

Trình độ thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực cơ khí còn thấp, chưa chủ động để sản xuất
được nhiều sản phẩm có giá trị và hàm lượng công nghệ cao.

Pháp luật, chính sách chưa đồng bộ dẫn đến việc huy động và sử dụng nguồn lực kém
hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn, nguồn lao động và khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn; cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp từ Trung ương đến địa
phương còn gặp nhiều bất cập.

III. Những giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1. Giải pháp chung để tăng cường vai trò của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế
6
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

Để có ảnh hưởng tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, từ đó tới
tăng trưởng kinh tế, Nhà nước cần phải thực hiện đúng đắn ở cả ba khâu: Một là, vạch ra
định hướng phát triển ngành, lĩnh vực; Hai là, thiết kế cơ chế, chính sách để tổ chức thực
hiện thành công định hướng đề ra; Ba là, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính
sách đã thiết kế.

Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển và tăng trưởng kinh tế
trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế có lợi cho phát triển cơ cấu
ngành hiện đại và có hiệu quả cao.

Tiếp đó cần xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền mạnh, hoạt động hiệu quả, đủ
năng lực điều hành nền kinh tế, trong đó hội tụ được giới tinh hoa của xã hội; Ổn định
vững chắc kinh tế vĩ mô; Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

Nhà nước cần xây dựng Chương trình Quốc gia về thực hiện các Hiệp định tư do
thương mại thế hệ mới, trong đó đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc cho từng ngành
kinh tế; Chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập và thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam
kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ
quốc tế.

Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh
tế ở các địa phương trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, đánh giá và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận
động của hội nhập, để áp dụng và điều chỉnh các chính sách và biện pháp quản lý, duy trì
môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hơn thế nữa, Nhà nước cần xây dựng nhóm giải pháp riêng để đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, cụ thể là:
Các chương trình đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn; Thúc đẩy xuất khẩu lao
động; Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở nông thôn; Đầu tư

7
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

đồng bộ phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ở nông thôn làm cầu nối cho liên kết
giữa thành thị và nông thôn.

Hiện nay, Chính phủ xác định: Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng
trưởng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách
khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc
đẩy tăng trưởng.

Nhà nước cũng khuyến khích đổi mới sáng tạo, tận dụng khai thác cơ hội của công
nghệ số.

Bên cạnh các giải pháp trên, trên để nâng cao vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế, cần phải hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp
luật về môi trường. Khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm
đến các khu vực trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, ứng
phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

2. Một số giải pháp riêng cho từng ngành.

2.1. Ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu
quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, điều
chỉnh diện tích đất phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mới.

Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức
hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu
thụ trong nước và ngoài nước.

Hoàn thiện mô hình, phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã, có chính
sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đồng thời áp dụng
khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Đẩy mạnh thực hiện xây dựng thương hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam,…

8
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

2.2. Ngành công nghiệp

Cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến chuyên sâu,
chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo.

Tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội
địa trong sản phẩm.

Tập trung vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh cao và ý
nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường.

Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số
mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn
cầu.

Tạo điều kiện dể doanh nghiệp đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền
kinh tế.

2.3. Ngành dịch vụ

Thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao
hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công
nghệ cao.

Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình
phát triển du lịch quốc gia.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.

Nói tóm lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường gắn liền với
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của các
quốc gia. Vì vậy việc đánh giá thực trạng cơ cấu chuyển dịch ngành kinh tế là vô cùng
cần thiết để từ đó Nhà nước ta đưa ra được những giải pháp kịp thời và đúng đắn, từng

9
14 – 57.21CL1.LT2 – Lê Thúy Nga

bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao khả năng thích
nghi và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng thế giới (2016). Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng
tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.

2. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.

3. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2021.

You might also like