Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

CƠ SỞ LÍ THUYẾT KIM LOẠI NHÓM B

A/ CÁC NHUYÊN TỐ NHÓM VIB


Nhóm VIB gồm các nguyên tố: Crom (Cr), Molipđen (Mo), Vonfram (W, còn gọi là tungsten). Một
số đặc điểm của các nguyên tố nhóm VIB:
STT Năng lượng ion hóa, eV Bán kính Thế điện cực
Nguyên Cấu hình
nguyên nguyên tử chuẩn, V
tố (E) electron I1 I2 I3
tử (nm) E3+/E
Cr 24 [Ar]3d54s1 6,76 16,49 30,95 0,127 -0,74
5 1
Mo 42 [Kr]4d 5s 7,10 16,15 27,13 0,139 -0,2
4 2
W 74 [Xe]5d 6s 7,98 17,70 24,08 0,140 -0,15
Những nguyên tử Cr, Mo, W có cấu hình electron khá giống nhau, AO d của Cr và Mo được điền
một nửa, tương đối bền. Năng lượng ion hóa cho thấy trong những hợp chất có số oxi hóa lớp hơn +2, các
nguyên tố này ít có khả năng tạo liên kết ion.
Do sự co latanoit, W có bán kính nguyên tử gần với Mo. Bởi vậy, Mo có tính chất gần với W hơn
so với Cr. Cron có số oxi hóa đặc trưng là +3, +6; ngoài ra trong các hợp chất crom, molipden, vonfram
còn có các số oxi hóa 0, +1, +2, +3, +4 và +6.
I. Đơn chất
Tính chất hóa học
 Ở điều kiên thường, cả ba kim loại đều trơ với không khí, hơi ẩm và CO2. Nguyên nhân là cả ba
đều được bảo vệ bởi màng oxit mỏng và bền ở bề mặt. Ở nhiệt độ cao, đặc biệt ở dạng bột, cả ba KL
đều phản ứng với oxi theo phản ứng:
tại 3000C: 4Cr (r) + 3 O2 (k)  2 Cr2O3 (r) ; H0 = -1141 kJ.mol-1.
còn Mo và W phản ứng ở 6000C:
2Mo (r) + 3O2 (k)  2MoO3 (r) ; H0 = -745 kJ.mol-1.
2W (r) + 3O2 (k)  2WO3 (r) ; H0 = -842 kJ.mol-1.
 Khí flo tác dụng với cả ba kim loại ở điều kiện thường tạo thành CrF4, CrF5, MoF6, WF6; các
halogen khác chỉ tác dụng khi đốt nóng. Ở nhiệt độ cao Cr, Mo, W cũng tác dụng với N2, C tạo thành
các nitrua, cacbua (thường là hợp chất kiểu xâm nhập) có thành phần khác nhau và độ cứng rất lớn:

W + N2 → WN2

Mo + C → MoC

W + C → WC
 Ở 600 – 800 C các kim loại tác dụng với nước theo phản ứng:
0

2Cr + 3H2O  Cr2O3 + 3H2


Mo + 2H2O  MoO2 + 2H2
W + 2H2O  WO2 + 2H2
 Cr tác dụng được với dung dịch HCl, H2SO4 loãng còn Mo và W không phản ứng do thế điện cực
gầm với thế của H+/H2 và có màng oxit bền bảo vệ:
Cr + 2HCl  CrCl2 + H2
 Cả ba kim loại đều không tác dụng với kiềm nhưng tan được trong kiềm nóng chảy có hòa tan
nitrat hoặc clorat:
Cr + Na2CO3 + 3NaNO3  Na2CrO4 + 3NaNO2 + CO2

1
Mo + Na2CO3 + 3NaNO3  Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2
W + 2NaOH + NaClO3  Na2WO4 + NaCl + H2O
II. Hợp chất của Cr(0); Mo(0) và W(0)
II.1. Phức hexacacbonyl Cr(CO)6, Mo(CO)6, W(CO)6:
 Các phức chất này đều có cấu trúc bát diện.
 Cấu hình electron của nguyên tử trung tâm là (n-
1)d6ns0np0.
 Nguyên tử trung tâm lai hóa d2sp3, phân tử nghịch từ.
 Các nguyên tử E mang điện tích dương, điều này được lí
giải là ngoài các liên kết cho nhận của CO E còn có
các liên kết cho nhận E  CO.
Ở điều kiện thường Cr(CO)6, Mo(CO)6, W(CO)6 là các chất ở dạng tinh thể không màu dễ thăng
hoa trong chân không. Cr(CO)6 nóng chảy ở 1490C và phân hủy nổ ở 130 – 1500C; Mo(CO)6 nóng chảy ở
1480C và sôi ở 1550C; W(CO)6 nóng chảy ở 1690C và sôi ở 1750C.
Các hexacacbonyl không tác dụng với nước và axit, nhưng tác dụng được với NaOH trong ancol
hoặc Na trong NH3:
Cr(CO)6 + NaOH  Na2Cr(CO)5 + Na2CO3 + H2O
Cr(CO)6 + 2Na  Na2Cr(CO)5 + CO
Các hexacacbonyl được điều chế theo hai phương pháp:
- Cho kim loại tác dụng trực tiếp với khí CO.
- Cho muối hoặc phức của kim loại tác dụng với chất khử trong khí quyển CO:
2CrCl3 + Al(C2H5)3 + 12CO → 2Cr(CO)6 + AlCl3 + 3C2H5Cl
2CrCl3 + Al + 6CO → 2Cr(CO)6 + AlCl3
II.2. Crom đibenzen Cr(C6H6)2
Crom đibenzen là tinh thể màu
nâu, nóng chảy ở 2840C. Độ dài
các liên kết Cr – C bằng nhau.
Liên kết được hình thành trong
crom đibenzen bởi sự cho nhận của
các cặp electron trong các MO LK
của benzen và các AO trống ,
, 4s, 4px, 4py, 4pz còn trống
của Cr.

Crom đibenzen được điều chế bằng phản ứng:


CrCl3 + Al + 2C6H6  Cr(C6H6)2 + AlCl3
CrCl3 + C6H5MgBr  ???
II.3. Hợp chất số oxi hóa +2 của Cr, Mo, W
 Hợp chất số oxi hóa +2 ở Cr tương đối phổ biến:
 oxit CrO là chất bột àu đen, có tính tự cháy, trên 1000C tác dụng với oxi thành Cr2O3, trên 7000C
trong chân không phân hủy thành Cr2O3 và Cr. CrO được tạo thành khi cho oxi hay HNO3 oxi hóa
hỗn hống crom.

2
 Crom (II) hidroxit (Cr(OH)2) là kết tủa màu vàng, khi lẫn tạp chất Cr(OH)3 có màu hung. Cr(OH)2
tan được trong axit nhưng không tan trong kiềm, dễ bị chuyển thành Cr(OH)3 trong không khí; khi
đun nóng bị phân hủy thành Cr2O3 khi có mặt oxi.
Cr(OH)2 được tạo nên từ phản ứng:
CrCl2 + 2NaOH  Cr(OH)2 + 2NaCl (trong đk không có oxi)
 Muối Crom (II): Người ta đã tách và nghiên cứu kĩ các muối: CrCl2.4H2O, CrBr2.6H2O,
CrSO4.H2O (ít tan) và [Cr(CH3COO)2.H2O]2 kết tủa.
Các muối Cr(II) tan được trong nước cho ion [Cr(H2O)6]2+ có màu xanh lam. Muối Cr(II) ít bị thủy
phân.
 Oxit, hidroxit và muối Cr(II) có tính khử mạnh. .
 Ion Cr có thể tạo nên các phức chất như [Cr(NH3)6]Cl2, K4[Cr(CN)6], CrCl2.2N2H4, …
2+

 Hợp chất số oxi hóa +2 hầu như không thể hiện ở Mo và W. Một số hợp chất đã được nghiên cứu:
 MoCl2 (tinh thể màu vàng) có cấu tạo claste ứng với công thức nguyên là Mo6Cl12 là phức chất
[Mo6Cl8]Cl4. Khi cho MoCl2 tác dụng với AgNO3 thì chỉ 1/3 số Cl- tạo kết tủa. [Mo6Cl8]4+ có tính
nghịch từ. Mo6Cl12 được tạo thành khi cho Mo tác dụng với photgen: 6Mo + 6COCl2 
Mo6Cl12 + 6CO
 MoBr2 là chất bột màu da cam, khó nóng chảy; WCl2 là tinh thể màu xám, thăng hoa trong chân
không; WBr2 là chất bột màu vàng lục, chúng đều là những polime có cấu tạo claste tương tự
MoCl2.
 Molipđen (II) axetat là tinh thể hình kim màu vàng, độ bền nhiệt cao, tồn tạ dưới dạng dime
[Mo(CH3COO)2]2 như crom (II) axetat. Được điều chế bằng phản ứng:
2Mo(CO)6 + 4CH3COOH  [Mo(CH3COO)2]2 + 12CO + 2H2
II.4. Hợp chất số oxi hóa +3
II.4.1. Hợp chất crom (III)
 Crom (III) oxit (Cr2O3) dạng tinh thể có màu đen ánh kim, có độ cứng lớn, được dùng làm bột mài
bóng kim loại. Cr2O3 dạng vô định hình là chất bột màu lục thẫm thường dùng làm bột màu cho sơn và
thuốc vẽ.
 Cr2O3 tương đối trơ về mặt hóa học đặc biệt sau khi nung nóng, nó không tan trong nước, axit và
kiềm. Tính lưỡng tính của Cr2O3 được thể hiện khi tham gia các phản ứng ở dạng nóng chảy:
Cr2O3 + 2KOH  2KCrO2 + H2O
Cr2O3 + 3K2S2O7  Cr2(SO4)3 + 3K2SO4
Cr2O3 + 6KHSO4  Cr2(SO4)3 + 3K2SO4 + 3H2O
 Cr2O3 tác dụng với kiềm nóng chảy, có mặt chất oxi hóa tạo thành cromat:
Cr2O3 + 3 Na2O2  2Na2CrO4 + Na2O
Cr2O3 + 2 Na2CO3 + 3NaNO3  2Na2CrO4 + 3NaNO2 + 2CO2
 Cr2O3 được điều chế nằng cách cho K2Cr2O7 tác dụng với S hoặc C
K2Cr2O7 + S  Cr2O3 + K2SO4
 Crom (III) hidroxit là kết tủa dạng nhầy màu lục nhạt, không tan trong nước, có thành phần biến đổi.
Cr(OH)3 là chất lưỡng tính điểm hình, dễ dàng tan trong dung dịch axit và kiềm. Cr(OH)3 không tan
trong dung dịch NH3 nhưng tan trong NH3 lỏng tạo thành Cr(NH3)6(OH)3.
 Muối crom (III): là dạng oxi hóa bền nhất của crom.

3
 Hầu hết muối crom(III) đều tan trong nước, trừ CrPO4 và CsCr(SO4)2.12H2O rất ít tan. Khi kết
tinh từ dung dịch, muối crom(III) thường ở dạng tinh thể hidrat có thành phần và màu sắc biến
đổi, ví dụ CrPO4.6H2O có màu tím, CrPO4.2H2O có màu lục.
 Dung dịch muối crom (III) có màu tím đỏ ở nhiệt độ thường (màu đặc trưng của [Cr(H2O)6]3+)
nhưng có màu lục khi đung nóng.
 Muối khan có cấu tạo và tính chất khác với muối hidrat. Ví dụ: CrCl3 màu tím đỏ, tan rất chậm
trong nước, Cr2SO4)3 màu hồng tan rất ít trong nước trong khi CrCl3.6H2O và Cr2(SO4)3.18H2O
đều có màu tím và dễ tan trong nước.
 Crom (III) bị khử thành Crom (II) bằng hỗn hỗng kẽm trong môi trường axit và bị oxi hóa thành
cromat trong môi trường kiềm bởi H2O2, Cl2, Br2,…
2Cr3+ + Zn(Hg)  Zn2+ + 2Cr2+ + (Hg)
2CrCl3 + 16NaOH + 3Cl2  2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
Cr2(SO4)3 + 10NaOH + 3H2O2  2Na2CrO4 + 3Na2SO4 + 8H2O
 Muối tiêu biểu: CrCl3.6H2O được kết tinh từ dung dịch nước, có 3 đồng phân với màu sắc khác
nhau:
[Cr(H2O)6]Cl3 ⇌ [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O ⇌ [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O
(tím) (lục nhạt) (lục)
(dạng màu tím bền trong dung dịch loãng và nguội, dạng màu lục bền trong dung dịch đặc, nóng)
Khi nung nóng CrCl3.6H2O ở 2500C trong khí quyển Cl2 hoặc HCl thu được CrCl3 khan. CrCl3
khan được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng:

2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

hoặc: Cr2O3 + 3C + 3Cl2 → 2CrCl3 + 3CO

2Cr2O3 + 3CCl4 → 4CrCl3 + 3CO2


II.4.2. Hợp chất của Mo(III) và W(III): không như hợp chất Cr(III)
Một số hợp chất có độ bền lớn như:
 Mo2O3 (chất bột màu đen mờ), không tan trong nước, tan trong dung dịch HCl cho dung dịch màu
đỏ của Mo3+.
 Mo(OH)3: là kết tủa màu nâu đen, không tan trong nước và axit loãng nhưng tan trong kiềm tạo
thành molipđat và H2.
 MoF3: là chất dạng tinh thể màu hồng, khi đun nóng trong không khí ẩm nó chuyển thành MoO3 và
HF. MoF3 được điều chế từ MoBr3 và HF.
 MoCl3: là chất dạng tinh thể hình kim màu đỏ thẫm, nó dễ chuyển thành MoOCl trong không khí;
được tạo thành khi cho MoCl5 tác dụng với H2 hoặc Mo.
 MoBr3: là chất dạng tinh thể hình kim màu lục không tan trong nước và axit. MoBr3 được tạo thành
khi cho MoCl5 tác dụng với HBr.
 Mo2S3: Là chất dạng tinh thể hình kim màu thép xám, không tan trong nước và axit nhưng bị oxi
hóa bởi HNO3 đặc. Mo2S3 được tạo nên từ phản ứng giữa Mo và S.
 Một số phức chất : [MoF6]3-, [MoCl6]3-, [Mo(SCN)6]3-, [Mo(phen)3]3+, [Mo(đipy)3]3+ và [W2Cl9]3-
(phen là 1,10-phenantrolin, đipy là 2,2-đipyriđyl).
II.5. Hợp chất crom(VI)
II.5.1. Crom(VI) oxit: CrO3 là tinh thể hình kim màu đỏ thẫm, hút ẩm mạnh và rất độc đối với người. CrO3
kém bền với nhiệt:

4
CrO3 → Cr3O8 → Cr2O5 → CrO2 → Cr2O3
- CrO3 là oxit axit, có tính oxi hóa mạnh:
 Tác dụng với nước tạo thành axit, tác dụng với kiềm thành cromat:
CrO3 + H2O  H2CrO4 (màu vàng)
2CrO3 + H2O  H2Cr2O7 (màu da cam)
3CrO3 + H2O  H2Cr3O10 (màu đỏ)
4CrO3 + H2O  H2Cr4O13 (màu đỏ)
CrO3 + 2KOH  K2CrO4 + H2O
 Tác dụng với các chất khử I2, S, C, P, CO, HBr, HI,… và nhiều chất hữu cơ.
- CrO3 tác dụng với HF và HCl tạo thành cromyl halogenua:
CrO3 + 2HF  CrO2F2 + H2O (tương tự SO3)
CrO2F2: chất khí màu nâu đỏ, ngưng tụ ở 300C thành tinh thể màu tím đỏ.
CrO2Cl2: Chất lỏng màu đỏ thẫm sôi ở 1170C, hơi có màu vàng
- CrO3 được điều chế bằng cách cho muối cromat, dicromat tác dụng với H2SO4 đặc.
II.5.2. Axit cromic và axit policromic: H2CrO4 màu vàng; H2Cr2O7 màu da cam, H2Cr3O10 và H2Cr4O13
màu đỏ.
Cấu tạo các axit này tương tự các hợp chất tương ứng của S.
Quá trình ngưng tụ axit cromic tăng khi pH giảm và nồng độ tăng.
Chúng là các chất oxi hóa mạnh.
II.5.3. Muối cromat và đicromat:
Muối thường gặp Na2CrO4, K2CrO4, Na2Cr2O7, K2Cr2O7, (NH4)2Cr2O7. Các muối cromat chuyển
thành đicromat, tricromat,… khi bị axit hóa. Chúng có tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit:
CrO42- + 8H+ + 3e ⇌ Cr3+ + 4H2O; E0 = 1,33V
CrO42- + 4H2O + 3e ⇌ Cr(OH)3 + 5OH- ; E0 = - 0,13V.
Muối cromat và đi cromat chuyển hóa qua lại theo sơ đồ:
2CrO42- + 2H+ ⇌ 2HCrO4- ⇌ Cr2O72- + H2O
Do vậy CrO42- bền trong môi trường kiềm, Cr2O72- bền trong môi trường axit.
Phương pháp điều chế cromat: cho CrO3 tác dụng với kiềm hoặc oxi hóa crom(III) trong môi
trường kiềm.
II.5.4. Hợp chất peoxi của crom
 Crom(VI) peoxit (CrO5): Khi chế hóa cromat với H2O2 trong ete 30% và H2SO4 loãng thu được dung
dịch màu xanh chứa CrO5 theo phản ứng:
H2CrO4 + 2H2O2  CrO5 + 3H2O
CrO5 kém bền phân hủy cho oxi khi tác dụng với axit, kiềm,
KMnO4:
CrO5 + KOH  K2CrO4 + H2O + O2
4CrO5 + 6H2SO4  2Cr2(SO4)3 + 6H2O + 7O2 Cấu tạo của CrO5
5CrO5 + 4KMnO4 + 6H2SO4  2K2SO4 + 4MnSO4 + 5H2CrO4 + H2O + 10O2
 Peoxicromat (VI): Khi chế hóa CrO5 với H2O2 30% và KOH (NH3) trong ete thu được tinh thể màu
xanh K2Cr2O12.2H2O (hoặc màu tím (NH4)2Cr2O12.2H2O). Peoxicromat(VI) không bền, bị phân hủy
khi va chạm, trong nước, axit, kiềm giải phóng oxi:
2K2Cr2O12 → 2K2Cr2O7 + 5O2
2K2Cr2O12 + 4KOH  4K2CrO4 + 5O2 + 2H2O
5
K2Cr2O12 + 4H2SO4  K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 4H2O + 4O2
 Peoxicromat (V): Cho dung dịch H2O2 30% tác dụng với hỗn hợp CrO3 và KOH ở 00C
hay dung dịch K2CrO4 trong KOH dư thì thu được tinh thể màu đỏ
nâu K3CrO8 là muối của H3CrO8 không tách được ở trạng thái tự
do trong đó Cr có hóa trị V.
Tinh thể K3CrO8 bền trong không khí khô ráo, phân hủy nổ
ở1780C và bị nước phân hủy ở nhiệt độ thường: Cấu tạo của H3CrO8
4K3CrO8 + 2H2O  4K2CrO4 + 4KOH + 7O2

B/ NHÓM VIIB:
I. Đặc điểm của các nguyên tố Mn, Tc, Re
Kim Cấu hình Năng lượng ion hóa (eV)
Z R n tử Eo (V)
loại electron I1 I2 I3
Mn 25 [Ar]3d54s2 7,43 15,63 33,69 1,30 -1,18 (Mn2+/Mn)
Tc 43 [Kr]4d55s2 7,28 15,26 29,50 1,36 +0,40 (Te2+/Te)
Re 75 [Xe]4f145d56s2 7,79 13,10 26,00 1,37 +0,30 (Re3+/Re)
II. Tính chất vật lí
Tính chất Mn Tc Re
3
Khối lượng riêng (g/cm ) 7,44 11,49 21,04
o
Nhiệt độ nóng chảy ( C) 1244 2140 3180
o
Nhiệt độ sôi ( C) 2080 4900 5900
Độ dẫn điện (so với Hg = 1) 5 - 4,5
Độ cứng (so với kim cương = 10) 5-6 - 7,4
Nhiệt thăng hoa (kJ/mol) 280 649 777
III. Mangan và hợp chất của Mangan:
III.1. Điều chế Mn
Mn được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm từ các oxit MnO hoặc Mn3O4:
3Mn3O4 + 8Al   4Al2O3 + 9Mn
o
t

Cũng có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt Silic:


MnO2 + Si   Mn + SiO2 .
o
t

Trong công nghiệp Mangan được điều chế bằng phương pháp điện phân muối Sunfat.
Mn tinh khiết được điều chế bằng cách điện phân dung dịch MnCl2 với catốt bằng thuỷ ngân. Mn
hoà tan trong thuỷ ngân tạo thành hỗn hợp Mn - Hg. Chưng cất hỗn hợp trong chân không tách được Mn
và thu hồi lại Hg.
III.2. Tính chất hóa học của Mn
Tuy có tổng năng lượng Ion hoá thứ nhất và thứ hai tương đương với Mg, Mn là kim loại kém hoạt
động hơn Mg (E0Mg2+/Mg = -2,36v) vì có nhiệt thăng hoa rất lớn hơn Mg (H thăng hoa(Mg) = 150kJ/mol) vì
vậy mangan kim loại không tác dụng với H2O kể cả khi đun nóng mà nó chỉ phản ứng với nước khi cho
thêm muối amoni vào trong nước vì Mn(OH)2 hoà tan trong dung dịch muối amoni.
Do tổng năng lượng ion hóa I1 + I2 nhỏ nên trong đa số trường hợp, Mn khi phản ứng chuyển thành
hợp chất Mn(II).
Ví dụ: 3Mn + 8HNO3 → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Mangan phản ứng được với hơi nước, axit, halogen, oxi, lưu huỳnh.
6
Mn(bột) + 2H2O(hơi)   Mn(OH)2 + H2
1500 C

Mn(bột) + 2HCl(loãng)  MnCl2 + H2 


Mn + H2SO4(loãng)  MnSO4 + H2
Mn + 2H2SO4(loãng)  MnSO4 + SO2  + 2H2O
3Mn + 8HNO3(loãng, nguội)  3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Mn + O2 
 MnO2
450o C

1580o C
Mn + S   MnS
III.3. Hợp chất Mn(0)
Hợp chất cacbonyl của Mn có công thức phân tử là Mn2(CO)10

Phân tử có dạng hai hình bát diện (lai hóa d2sp3) nối với nhau qua một đỉnh chung, nguyên tử Mn
nằm ở tâm của hình bát diện, phân tử CO nằm tại các đỉnh còn lại.
Chú ý: trong các hợp chất phức cacbonyl của kim loại, ngoài liên kết cho nhận OC→M còn có liên
kết π giữa các obitan chứa electron d chứa cặp electron của Mn với MO-π* của cacbonyl.
Ở điều kiện thường, Mn2(CO)10 là chất ở dạng tinh thể màu vàng chói, dễ thăng hoa, không tan
trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Mn2(CO)10 nóng cháy ở 1550C trong bình kín và phân huỷ ở
1100C tạo Mn và khí CO.
Mn2(CO)10 không tác dụng với nước và dung dịch axit loãng nhưng tác dụng với dung dịch kiềm
hay dung dịch của kim loại kiềm trong dung môi hữu cơ tạo thành muối chứa anion cacbonylat và tác dụng
với halogen:
Mn20(CO)10 + 2Na0 → 2 Na+1[Mn-1(CO)5]
[Mn CO)5]2 + Br2 → 2 [Mn+1(CO)5]Br
Mn2(CO)10 được điều chế ở nhiệt độ thường khi cho khí CO ở áp suất 20 atm tác dụng với hỗn hợp
MnI2 và bột Mg trong ete.
2Mg + 2MnI2 + 10CO → 2MgI2 + Mn2(CO)10
III.4. Hợp chất Mn(II):
Tính chất của Mn(II) gần giống tính chất của Mg(II) ngoại trừ các hợp chất Mn(II) có thể bị oxi hóa
thành các hợp chất của Mn có số oxi hóa cao hơn.

Hợp chất Tính chất


MnO Là chất bột nàu xam lục, có mạng lưới tinh thể kiểu NaCl, có thành phần biến đổi từ
MnO đến MnO1,5 và nóng chảy ở 1780C. Không tan trong nước, không phản ứng với
nước. ở trạng thái tinh thể hoàn toàn bền trong không khí, nhưng ở dạng bột dễ bị oxi
hoá tạo thành các oxit cao như MnO2 , Mn2O3 , Mn3O4
2MnO + O2 → 2MnO2
Tan trong a xit tạo thành muối Mn(II):
MnO + 2HCl → MnCl2 + H2O
Bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ rất cao:
7
MnO + H2 → Mn + H2O
Điều chế: MnCO3 → MnO + CO2
MnC2O4 → MnO + CO2 + CO
Hoặc khử các oxit cao của mangan bằng H2 hay C ở nhiệt độ cao:
Mn3O4 + H2 = 3MnO + H2O
Mn(OH)2 Là kết tủa trắng có thành phần hợp thức và kiến trúc tinh thể giống mg(OH)2. Không
tan trong nước nhưng tan khi có mặt muối amoni. (TtMn(OH)2 = 4,5.10-13).
Là một bazơ yếu dễ tan trong axit tạo muối Mn(II).
Dễ bị oxi hoá: 4Mn(OH)2 + O2 → MnOOH↓(đen) + 2H2O
Điều chế: Mn2+ + 2OH- → Mn(OH)2
MnCl2.4H2 Ở trạng thái khan tạo ra tinh thể hình phiến màu hồng. Nóng chảy ở 6500C và trong
O luồng H2. MnCl2 bay hơi ở 1190C:
MnCl2 + H2O → Mn(OH)Cl + HCl
Có tính khử: 4MnCl2 + O2 + 4H2O → 2Mn2O3 + 8HCl
Điều chế: MnCO3 + 2HCl → MnCl2 + CO2↑ + H2O
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
MnSO4 Là chất rắn màu trắng ở trạng thái khan. Khi kết tinh từ dung dịch nước tạo ra tinh thể
màu hồng khác nhau phụ thuộc vào hàm lượng nước kết tinh.
MnSO4.7H2O → MnSO4.5H2O → MnSO4 .4H2O → MnSO4. 2H2O↓ (60 -1000C)

3MnSO4 
 Mn3O4 + 2SO3 + SO2
850o C

MnSO4 + 2NaOH  Mn(OH)2  + Na2SO4


MnSO4 + 2 NH3.H2O  Mn(OH)2  + (NH4)2SO4
2MnSO4 + 4 NH3.H2O + H2O2  2MnO(OH)  + 2(NH4)2SO4 + H2O
3MnSO4 + 2KMnO4 (nguội) + 2H2O  5MnO2 + 2H2SO4 + K2SO4

3MnSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 (đặc) 


 5Mn(SO4)2 + K2SO4 + 8H2O
to

Điều chế: Kim loại, oxit, hiđroxit, muối của Mn(II) tác dụng với H2SO4 loãng hoặc:
2MnO2 + 2H2SO4 → MnSO4 + 2H2O + O2↑
MnCO3 Là chất bột màu trắng, mịn như lông tơ, không tan trong nước (KS =1.10-10 ở 250 C).
Khi đun nóng ở 100oC bị phân huỷ:
MnCO3 → MnO + CO2 
Để trong không khí ẩm dễ bị oxi hoá thành Mn2O3 màu thẫm
MnS Điều chế: Muối Mn(II) + S2- → MnS↓ hồng thẫm.
Khi để lâu trong không khí:
MnS + O2 + 2H2O → S + MnO2.2H2O
Không tan trong nước (KS = 2,5.10- 10)
III.5. Hợp chất Mn(III)
Hợp chất Tính chất
Mn2O3 - Là chất bột màu đen không tan trong nước.
950 1100 C
Khi đun nóng trong không khí: 2Mn2O3 
o
Mn3O4 + O2
hoặc MnO + O2

8
- Tác dụng với axit đặc:
Mn2O3 + H2SO4(đặc) → Mn2(SO4)3 + 3H2O
- Tác dụng với axit loãng:
Mn2O3 + H2SO4 → MnO2 + MnSO4 + H2O
- Mn2O3 tạo phức chất của Mn(III) khi tan trong HF, HCN.
- Điều chế: Nung MnO trong không khí ở 5500C - 9000C
Mn(OH)3 - Mangan (III) hiđroxit không có thành phần ứng đúng công thức Mn(OH)3 mà
là hiđrat Mn2O3.xH2O
Mn2O3.xH2O   Mn2O3.H2O (MnOOH)
o
110 C

MnOOH (monohiđroxit) là chất dạng tinh thể màu nâu gần như đen, không tan
trong nước. Tại 365 - 4000C mất nước thành Mn2O3.
+ Tác dụng với axit loãng → MnO2 + Mn(II)
Với axit hữu cơ → Mn(III) bền
Điều chế: MnCO3 (huyền phù trong nước) + Cl2 hoặc KMnO4
3MnCO3 + Cl2 + H2O → 2MnOOH + MnCl2 + 3CO2
Mn3O4 - ở dạng tinh thể nóng chảy 1590C; có màu vàng, đỏ hoặc đen tuỳ theo phương
(MnO.Mn2O3) pháp điều chế.
- Tinh thể có kiến trúc kiểu Spinen lệch, trong đó Mn2+ chiếm lỗ trống tứ diện,
Mn3+ chiếm lỗ trống bát diện ở giữa các ion O2- sắp xếp sít sao kiểu lập phương
 MnO
- Điều chế: 3MnO2 + 2H2 200 độ C Mn3O4 + 2H2O
Mn2(SO4)3 - Dạng tinh thể màu lục, hút ẩm mạnh, bị thuỷ phân. Phân huỷ ở 3000C:
2 Mn2(SO4)3 → 4MnSO4 + 2SO3 + O2
Điều chế: 4MnO2 +6H2SO4 → 2Mn2(SO4)3 +6H2O + O2

Mn(CH3COO)3 Dạng tinh thể màu nêu, hút ẩm mạnh, tự thuỷ phân.
Điều chế: dùng Cl2 hay KMnO4 oxi hoá Mn(CH3COO)2 trong axit axetic.
MnF3 Mn3+ không bền trong dung dịch dễ bị phân huỷ:
2Mn3+ + 2H2O → MnO2 + Mn2+ + 4H+
Cation Mn3+ được làm bền trong những phức chất
- Dạng tinh thể đơn tà màu đỏ, phân huỷ trên 6000C thành MnF2 và F2, dễ bị
thuỷ phân theo phản ứng:
2MnF3 + 2H2O → MnO2 + MnF2 + 4HF
- Dư HF: kết tinh ở dạng MnF3.2H2O màu đỏ thắm, dễ tạo nên với florua kim
loại kiềm phức chất màu đỏ thẫm như: K[MnF4], K2[MnF5]
- Điều chế: 2MnI2 + 3F2 → 2MnF3 + 2I2
Phức chất M3[Mn(CN)6] (M: Na+, K+, NH4+): tinh thể màu đỏ thẫm
K3[Mn(C2O4)3].3H2O: tinh thể màu đỏ tím
[Mn(C5H4O2)3] tinh thể màu đen nhánh, không tan trong nước, tan trong dung
môi hữu cơ.
[Mn(EDTA)] bền với nước, có thể để lâu trong dung dịch cũng như trong tinh
thể hiđrat K[Mn(EDTA)].3H2O. Vì E0(Mn)EDTA)]-/ [Mn(EDTA]2- = 0,83V so với
E0 Mn3+/Mn2+ = 1,51V
III.6. Các hợp chất của Mn(IV)
9
Đối với Mn(IV) hợp chất bền là oxit MnO2 và hiđrôxit Mn(OH)4. Các dẫn xuất phức manganat
(IV) kiểu MnF62- và MnCl62- cũng tương đối bền, trong khi đó MnF4 và MnCl4 lại dễ bị phân huỷ.
Hợp chất Tính chất
MnO2 - Là chất bột màu đen có thành phần không hợp thức. Khi đun nóng:
500 C 900 C
MnO2  Mn2O3 
o o
Mn3O4
- Không tan trong nước, khi đun nóng với H2SO4 đặc nóng tạo ra O2
2MnO2 + 2H2SO4 → 2MnSO4 + O2↑ + 2H2O
- Là chất lưỡng tính. Khi tan trong dung dịch axit theo phản ứng oxi hoá - khử vì
muối Mn4+ kém bền.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
110 C

o
4MnO2 + 6H2SO4(đặc) 2Mn2(SO4)3 + O2  + 6H2O

  MnSO4 + O2  + 2H2O
o
t
2MnO2 + 2H2SO4(đặc)
MnO2 + KNO3 + 2KOH  K2MnO4 + KNO2 + H2O
tan trong kiềm đặc: 2Mn+4O2 + 6KOH → K3MnO4 + K3[Mn(OH)6]
MnO2 + CaO → CaMnO3
MnO2 có cả tính oxi hoá mạnh và tính khử
Điều chế : Mn(NO3)2 → MnO2 + 2NO2
hoặc oxi hoá muối Mn(II) trong môi trường kiềm bằng Cl2, HOCl, Br2 hay điện
phân hỗn hợp MnSO4 và H2SO4.
MnSO4 + 2H2O → MnO2 + H2SO4 + H2
4+
MnF4 Mn bị thuỷ phân mạnh trong dung dịch nước tạo thành MnO2 nhưng được làm
bền hơn trong các phức chất. Là chất rắn màu xanh xám, dễ phân huỷ thành MnF3
và F2 nên là chất o xi hoá mạnh.
Điều chế : Khi hoà tan MnO2 trong dung dịch HF đậm đặc.
MnCl4 Là kết tủa màu nâu đỏ hoặc đen, tồn tại ở nhiệt đô thấp, phân huỷ thành MnCl2 và
Cl2 ở -10oC, ta trong dung môi hữu cơ.
Điều chế: bằng cáhc thêm hỗn hợp CHCl3 và CCl4 vào dung dịch màu lục được tạo
nên khi sục khí HCl qua huyền phù MnO2 trong ete ở - 70oC.
Mn(SO4)2 Kết tủa màu đen, tan trong axit sunfuric đậm đặc cho dung dịch màu nâu. Khá bền
trong axit sunfuric nhưng bị nước phân huỷ.
Điều chế: 3MnSO4 + 2KMnO4+ 8H2SO4 → 5Mn(SO4)2 + K2SO4 + 8H2O
Nói chung các hợp chất mangan (IV) kém bền trong nước nhưng dễ kết hợp với halogenua kim loại
kiềm tạo lên những phức chất có màu vàng và bền hơn như M[MnX5] và M2[MnX6] trong đó (M = K, Rb,
NH4- và X = F, Cl).
III.7. Hợp chất của Mn(VI)
Mangan(VI) chỉ biết được trong ion manganat (MnO42-) có màu lục thẫm. Na2MnO4 và K2MnO4 là
những chất ở dạng tinh thể màu lục đen, phân huỷ trên 500oC
2K2Mn+6O4 → 2K2Mn+4O3 + O2
Tinh thể hiđrat Na2MnO4.10H2O đồng hình với Na2SO4.10H2O. Manganat kim loại kiềm tan và bền trong
dung dịch kiềm nhưng tự phân huỷ trong các môi trường trung tính và axit theo phản ứng
3MnO42- + 2H2O → 2 MnO4- + MnO2 + 4 OH-

10
vì Eo (MnO42-/MnO2) = 2,26V > Eo(MnO4-/MnO42-) = 0,564V nên khi để lâu trong không khí chứa CO2
hoặc khi pha loãng bằng nước thì màu lục thẫm trở thành màu tím (của MnO4-) và kết tủa đen xuất hiện
(MnO2).
Muối manganat là chất oxi hoá mạnh, phản ứng với những chất khử ở trong dung dịch xảy ra tương
tự như pemanganat. Trong môi trường kiềm sẽ bị khử đến MnO2, còn trong môi trường axit tạo ra muối
Mn(II)
K2MnO4 + 2H2S +2H2SO4 → 2S ↓ + MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
K2MnO4 + 2 Fe(OH)2 + 2H2O → MnO2↓ + 2Fe(OH)3↓ + 2 KOH
Nhưng khi tác dụng với chất o xi hoá mạnh hơn , manganat thể hiện tính khử
2K2MnO4 +Cl2 → 2KMnO4 + 2KCl
2K2MnO4 + K2S2O6(O2)  2KMnO4 + 2K2SO4
Điều chế: 2MnO2 + 4KOH + O2 → 2K2MnO4 + 2H2O
III.8. Hợp chất của mangan (VI)
III.8.1. Oxit pemanganic (Mn2O7): ở nhiệt độ thấp là chất ở dạng tinh thể màu lục thẫm, bền ở dưới -50C,
nóng chảy ở 60C biến thành chất lỏng giống dầu có màu đỏ thẫm trong ánh sáng phản chiếu. Tại 100C, nó
phân huỷ nổ theo phản ứng:
Mn2O7 → 2MnO2 + O3
Tan trong nước tạo thành dung dịch axit pemanganic nên còn được gọi là anhiđrit pemanganic là
chất oxi hoá rất mạnh, tác dụng với nhiều chất vô cơ và hữu cơ
2Mn2O7 + 2(C2H5)2O + 9O2 → 4MnO2 + 8CO2 + 10H2O
Điều chế: 2KMnO4 + 2H2SO4 (đặc) → Mn2O7 + 2KHSO4 + H2O
III.8.2. Axit pemanganic (HMnO4) chỉ biết được trong dung dịch nước, có màu tím đỏ, tương đối bền trong
dung dịch loãng nhưng phân huỷ khi dung dịch có nồng độ trên 20%.
2HMnO4 → 2MnO2 + O3 + H2O
Axit pemanganic là axit mạnh, muối của nó là pemangan (MnO4-). Muối pemanganat bền hơn axit,
đồng hình với peclorat nhưng dễ phân huỷ hơn khi đun nóng. Những tinh thể hiđrat như LiMnO4.3H2O,
NaMnO4.3H2O... tan nhiều trong nước trong khi các muối khan NH4MnO4, KMnO4,... tan ít hơn.
Axit pemanganic và muối pemanganat đều là chất oxi hoá mạnh.
Điều chế: Mn2O7 + H2O → 2HMnO4
III.8.3. Kali pemanganat (KMnO4): là chất ở dạng tinh thể màu tím đen, đồng hình với KClO4. Tan trong
nước cho dung dịch có màu tím-đỏ, có độ tan biến đổi tương đối nhiều theo nhiệt độ nên tinh chế được dễ
dàng khi kết tinh lại. Ngoài ra nó còn có thể tan trong amoniac lỏng, pyriđin, ancol và axeton.
Trên 2000 C, phân huỷ theo phản ứng:

2KMnO4 
 K2MnO4 + MnO2 + O2
to
(200-400 oC)

3KMnO4   K3MnO4 + 2MnO2 + 2O2


to
(500-700 oC)
Kalipemanganat có tính oxi hoá mạnh nên được dùng làm chất oxi hoá trong tổng hợp vô cơ và hữu
cơ, dùng để tẩy trắng vải, dầu, mỡ sát trùng trong y học và đời sống. Khả năng oxi hoá của KMnO4 phụ
thuộc mạnh vào môi trường của dung dịch.
Axit: MnO4- + 8H+ + 5e  Mn2+ + 4H2O E0 = 1,51V
Trung tính: MnO4- + 2H2O + 3e  MnO2 + 4OH- E0 = 0,588V
Kiềm: MnO4- + e  MnO42- E0 = 0,56V
Trong dung dịch axit ion MnO4- có thể oxi hoá nhiều chất như Cl-, H2S, SO32-, Fe2+, HCOOH,... và
biến thành Mn2+ như:
11
2KMnO4 + 5Na2SO3 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5Na2SO4 + 3H2O
2KMnO4 + H2O + 3K2SO3 (đặc)  2MnO2  + 3K2SO4 + 2KOH
2KMnO4 + KOH + 3K2SO3 (đặc)  2K2MnO4 + K2SO4 + H2O
2KMnO4 + 5H2O2 + 4Na2SO4 → 2MnSO4 + 2KHSO4 + 8H2O + 5O2↑

4KMnO4 + 2H2O   4MnO2  + 3O2  + 4KOH


to

2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2  + 8H2O


2KMnO4 + 16HCl + 2KCl 
ete
 2K2MnCl6  + 3Cl2  + 8H2O

2KMnO4 + 3H2   2MnO2  + 2KOH + 2H2O


to

2KMnO4 + 3H2S  2MnO2  + 3S  + 2KOH + 2H2O

Ngay khi không có chất khử, dung dịch KMnO4 không bền, có thể phân huỷ theo phản ứng:
4 MnO4- + 4H+ → 3O2 + 4MnO2 + 2H2O
Phản ứng xảy ra chậm, trong dung dịch axit nhưng khá rõ rệt. Trong dung dịch trung tính hay kiềm
yếu và trong bóng tối, phản ứng xảy ra gần như không đáng kể. ánh sáng thúc đẩy phản ứng phân huỷ đó
nên cần đựng dung dịch KMnO4 chuẩn trong lọ thuỷ tinh có màu thẫm.
Điều chế: Điện phân dung dịch K2MnO4 với các điện cực bằng thép
2K2MnO4 + 2H2O dòng điện 2KMnO4 + 2KOH + H2
Như vậy, qua sơ đồ thế điện cực oxi hoá khử của Mn, chúng ta nhận thấy:
- Ion MnO-4 bị khử đến Mn2+ trong môi trường axit; đến MnO2 trong môi trường trung tính và đến
MnO2-4 trong môi trường kiềm.
Khả năng oxi hoá của các ion MnO4- và MnO42- đến MnO2 trong môi trường axit đều lớn hơn trong
môi trường kiềm.
Ngay trong môi trường axit, khi tăng nồng độ của ion H+, hoạt tính oxi hoá của ion MnO4- cũng
tăng lên dựa theo phương trình Nest
8
0, 0592  MnO 4   H 
 

E MnO /Mn 2  E o MnO /Mn 2  lg ở 250C


4 4
5  Mn 2 
Có thể giải thích ảnh hưởng của H+ đến hoạt tính oxi hóa của các ion MnO4- và MnO42- như sau:
trong môi trường axit, MnO4- và MnO42- đã được proton hoá tạo thành HMnO4 và HMnO-4 và có thể cả
H2MnO4 (giả thiết). Những phân tử và anion một mặt có cấu tạo kém đối xứng hơn so với anion tứ diện
đều MnO4- nên dễ tiếp xúc với chất khử hơn và quá trình phản ứng được đẩy mạnh. Mặt khác, chúng đều
kém bền, dễ mất nước tạo thành anhiđrit có cấu tạo còn kém đối xứng hơn nữa so với phân tử axit hay
anion tứ diện đều cho nên càng dễ tiếp xúc hơn với chất khử và phản ứng càng được đẩy mạnh hơn. Đó là
lý do chung làm cho oxi axit có tính oxi hoá mạnh hơn muối của nó và anhiđrit axit có tính oxi hoá mạnh
hơn axit ở cùng điều kiện.
III.9. Giản đồ Letimer:
- Môi trường axit (pH = 0)
MnO4- +0,56V MnO42- 0,27V MnO43- +4,27V MnO2 0,95V Mn3+ 1,51V Mn2+ -1,18V Mn

- Môi trường kiềm (pH = 14,0)


MnO4- 0,56V MnO42- 0,34V MnO43- 0,84V MnO2 0,15V Mn(OH)3 -0,25V
Mn(OH)2 -1,51V Mn

12
Nhận xét chung về các hợp chất của Mn
Mangan có khả năng tạo được oxit và các hiđroxit xét ứng với bậc oxi hoá từ thấp đến cao và sự
biến đổi bậc oxi hoá ảnh hưởng đến tính chất của chúng.
Mn+2O Mn+32O3 Mn4O2 Mn+6O3 Mn+72O7
Tính axit tăng dần
Mn(OH)2 Mn(OH)3 Mn(OH)4 H2MnO4 HMnO4
Tính axit tăng dần
Tính axit tăng theo dãy trên có thể giải thích trong khuôn khổ sự tương quan điện tích và bán kính
của các ion. Khi chuyển từ Mn(II) đến Mn(VII), bán kính của ion giảm dần, điện tích của ion tăng dần như
sau:
ion Mn2+ Mn3+ Mn4+ Mn7+
rion (Ao) 0,91 0,70 0,52 0,46
Làm cho mật độ điện tích (+) của nguyên tố trung tâm Mn tăng dần, lực hút của Mn với O tăng lên,
độ dài liên kết Mn–O giảm xuống => Độ bền liên kết Mn – O tăng lên => Độ phân cực của liên kết Mn –
O giảm => Khả năng tách H+ tăng dần, H+ càng dễ bị tách ra nên tính axit tăng dần. Mặt khác, do sự tăng
số oxi hoá từ Mn(II) đến Mn(VI) cũng giống như sự tăng số oxi hoá của Cl trong các oxi axit làm cho tính
axit của các hiđroxit của chúng tăng dần, tính bazơ giảm dần.
Chất Mn(OH)2 Mn(OH)3 Mn(OH)4 H2MnO4 HMnO4
Tính chất Bazơ Bazơ yếu Lưỡng tính Axit Axit mạnh

Sự tăng số oxi hoá Mn(II) lên Mn(VII) làm cho độ âm điện tăng vì vậy hiệu độ âm điện của Mn và
O ( = 0 - Mn) giảm dần làm cho độ phân cực của liên kết Mn – O giảm nên mối liên kết O – H dễ bị
tách ra , tính axit tăng dần.
Ở trạng thái hoá trị cao nhất ứng với số thứ tự nhóm, mangan có tính chất hoá học gần với tính chất
hoá học của clo. Ở đây, cả clo và mangan đều sử dụng cả 7 electron hoá trị để hình thành liên kết hoá học,
cả clo và mangan đều có cấu hình electron của khí trơ.
Cl(VII): 1s22s22p6
Mn(VII): 1s22s22p63s23p6
Sự giống nhau về cấu hình electron dẫn tới sự giống nhau về tính chất của các hợp chất ứng với hoá
rị VII của mangan và clo. Chẳng hạn Mn2O7 và Cl2O7 đều là chất lỏng ở điều kiện thường, đều kém bền,
đều là anhiđrit của axit mạnh.
Hai axit pemanganic HMnO4 và pecloric HClO4 và các muối tương ứng chẳng hạn KMnO4 và
KClO4 đều là những chất oxi hoá mạnh. Trái lại, ở trạng thái oxi hoá càng thấp, tính chất hoá học của
Mangan càng khác xa tính chất hoá học của Cl. Đó là vì ở trạng thái oxi hoá thấp, ion mangan còn lại các
electron 3d còn đối với clo thì còn lại các electron s và p. Vì vậy các hợp chất của clo và mangan ứng với
các trạng thái hoá trị thấp có tính chất khác nhau.

13
C/ NHÓM VIIIB:
I. Nhận xét chung về các nguyên tố nhóm VIIIB
(1) Nhóm VIIIB gồm 9 nguyên tố thuộc họ d ở các chu kỳ 4; 5; 6 thuộc bảng tuần hoàn.
• Sắt (Ferrum) được biết từ thời kỳ cổ đại. Coban (Cobaltum) được một nhà khoa học Thụy Điển là
Bran(G.Bandt) tìm ra năm 1775. Niken (Niccolum) được tìm ra năm 1751 bởi nhà hóa học kiêm khoáng
vật học người Thụy Điển là Cronstet (A. Cronstedt) và đến đầu thế kỷ thứ 19 mới được nhà hóa học người
Đức là Richte (J. Richter) nghiên cứu kỹ về tính chất của niken kim loại.
• Ruteni (Ruthenium) do nhà hóa học người Nga là Claoxơ (K.Klaus) tìm ra năm 1843; hai nguyên tố
rođi (Rhodium) và palađi ( Palladium) đều tìm ra năm 1803 do phát minh của nhà hóa học người Anh là
Volastơn (W. Wollaston); osmi (Osmium) và iriđi (Iriđium) do nhà hóa học người Anh là Thenơn (S.
Tennant ) tìm ra năm 1804, còn platin (Platinium) đã biết từ thời cổ đại.
(2) Khi so sánh tính chất lý học và hóa học cơ bản của các nguyên tố nhóm VIIB, người ta thấy các nguyên
tố sắt, coban và niken có tính chất tương tự nhau, nên được xếp chung thành họ sắt; các nguyên tố còn lại
có tính chất giống nhau theo chiều thẳng đứng, nên được xếp chung thành họ platin. Nói cách khác, khi
khảo sát các tính chất của các nguyên tố nhóm VIIIB, người ta không xem nhóm này là một nhóm thống
nhất như các nhóm khác, mà xem là những bộ ba chuyển tiếp giữa các nguyên tố nhóm VIIB (Mn, Tc, Re)
và nhóm IB (Cu, Ag, Au).
(3) Nguyên tử khối, sự phân bố electron và trạng thái hóa trị của các nguyên tố đó như sau:
Nguyên tố Kí hiệu Nguyên tử khối Phân bố electron Hóa trị
Sắt Fe 55,847 2 8 14 2 I, II, III, IV, VI
Coban Co 58,933 2 8 15 2 I, II, III, IV
Niken Ni 58,710 2 8 16 2 I, II, III, IV
Ruteni Ru 101,070 2 8 18 15 1 II, III, IV, V, VI, VII, VIII
Rođi Rh 102,905 2 8 18 16 1 I, II, III, IV, VI
Palađi Pd 106,400 2 8 18 18 0 II, III, IV
Osmi Os 190,200 2 8 18 32 14 2 II, III, IV, VI, VIII
Iriđi Ir 192,220 2 8 18 32 15 2 I, II, III, IV, VI
Platin Pt 195,090 2 8 18 32 17 1 I, II, III, IV, VI
(4) Về tính chất , các nguyên tố thuộc nhóm VIIIB có những nét chung như sau:
• Đều có tính chất của kim loại, màu sắc từ xám đến xám trắng; rất khó nóng chảy và rất khó bay hơi;
thể tích nguyên tử thấp.
• Tất cả đều có khả năng hấp thụ hiđro trên bề mặt ít hoặc nhiều và gây ra hoạt tính cao của hiđro (hiđro
hoạt động).
• Tất cả đều có tác dụng xúc tác cho phản ứng hóa học vô cơ hoặc hữu cơ.
• Đều có khuynh hướng tạo phức, đặc trưng nhất là phản ứng tạo phức với NH3, với CO và cả với NO.
• Có khả năng tạo ra nhiều hợp chất có hóa trị khác nhau và có thể dễ chuyển hóa từ trạng thái hóa trị
này đến trạng thái hóa trị khác.
• Đều tạo ra hợp chất có màu ngay cả ở trạng thái tự do (dạng hiđrat hóa ).
• Hiđroxit của chúng đều có tính bazơ yếu, hoặc axit yếu, hoặc có tính lưỡng tính.
• Có ái lực yếu đối với oxi và giảm dần từ trái sang phải; nhưng lại có ái lực mạnh với lưu huỳnh và
tăng dần từ trái sang phải. Về mặt này, các nguyên tố nhóm VIIIB tương tự nhóm IB.
(5) Về cấu hình elcctron, nguyên tố nhóm VIIIB đều thuộc họ d mà nguyên tử lắp đầy dần các obitan d ở
lớp (n - l) - (n là số thứ tự của chu kỳ).
14
(6) Tinh thể các kim loại đó có cấu trúc theo mạng như sau:
Fe Co Ni
Mạng lập phương tâm khối Mạng lục phương Mạng lập phương tâm diện
o o o
a = 2,8664 A a = 1,5063 A ; a = 3,5238 A
o
c = 4,0795 A
Ru Rh Pd
Mạng lục phương Mạng lập phương tâm diện Mạng lập phương tâm diện
o o o
a = 2,7085 A ; a = 3,8044 A a = 3,8907 A
o
c = 4,2816 A
Os Ir Pt
Mạng lục phương Mạng lập phương tâm diện Mạng lập phương tâm diện
o o o
a = 2,7353 A ; a = 3,8938 A a = 3,9239 A
o
c = 4,3191 A
II. Kim loại họ sắt:
II.1. Nhận xét chung về kim loại họ sắt
(l) Cả ba kim loại sắt, coban và niken ở trạng thái kim loại cũng như ở trạng thái hợp chất đều có những
đặc điểm giống nhau về tính chất:
- Cả ba kim loại đều tạo ra các muối có số oxi hóa +2; ngoài ra sắt tạo ra các muối có số oxi hóa +3;
coban(II) dễ dàng chuyển thành Co(III) nhưng thường gặp trong các hợp chất phức; với niken thì chủ yếu
tạo ra hợp chất Ni(II).
- Khuynh hướng tạo ra hợp chất hóa trị I tăng từ sắt đến niken; niken dễ dàng tạo ra hợp chất hóa trị I
tương tự đồng.
Hóa trị cực đại của sắt là VI ( trong ferat FeO42-) tương tự mangan; trong khi đó hóa trị của coban và
niken là (IV) trong các hợp chất của đioxit dễ dàng bị phân bảy tách ra oxi.
(2) Một số đặc điểm nguyên tử của ba nguyên tố trên.
Kim Cấu hình Năng lượng ion hóa, kJ/mol R ion
Z R n tử 2+
loại electron I1 I2 I3 I4 I5 I6 M M3+
Fe 26 [Ar]3d64s2 762,5 1561 2957 5290 7240 9600 1,26 0,80 0,67
7 2
Co 27 [Ar]3d 4s 760,4 1646 3232 4950 7670 9840 1,25 0,78 0,64
8 2
Ni 28 [Ar]3d 4s 737,1 1753 3393 5300 7280 10400 1,24 0,74 -
(3) Thế điện cực : tóm tắt theo sơ đồ sau :
• Trong môi trường axit:
6 4 3 2 0
Fe3  0,77
Fe 2  0,44
Fe
0,04

[Fe(CN)6 ]3 [Fe(CN) 6 ]4


0,361 1,16

1,416
CoO2 Co3 1,92
Co 2  0,28
Co
NiO 24  1,8
NiO 2 1,56
Ni 2  0,257
Ni
 1,6

15
Trong môi trường bazơ:
6 4 3 2 0
FeO24  0,55
FeO2  0,68
FeO(OH)  0,8
Fe
NiO22   0,4
NiO2  0,49
Ni 2  0,72
Ni
(4) Về cấu tạo tinh thể :
• Sắt có bốn dạng thù hình, có cấu tạo như hình 66.

Hình 1. Mạng tinh thể các dạng thù hình của Fe


- Ở điều kiện thường đến 770oC tồn tại dạng   Fe có mạng lập phương tâm khối;
- Ở 770oC dạng   Fe chuyển thành dạng   Fe, mạng tinh thể không thay đổi nhưng độ dài giữa hai
nguyên tử tăng lên.
- Ở 910oC chuyển thành dạng   Fe, mạng tinh thể thay đổi thành mạng lập phương tâm diện.
- Đến 1390oC lại chuyển thành mạng lập phương tâm khối là dạng   Fe.
  Fe    Fe     Fe    Fe
o o o
770 C 910 C 1390 C

 770o C
• Coban có hai dạng thù hình: Ở điều kiện thường đến 417oC tồn tại dạng   Co có mạng lục phương
o o o
(a=2,5063 A ; c=4,0795 A ); đến ~480oC tồn tại dạng   Co có mạng lập phương tâm diện (a=3,5441 A ).
o o
• Niken tồn tại hai dạng thù hình: <250oC ở dạng   Ni có mạng lục phương (a = 2,65 A , c = 4,32 A );
o
cao hơn 250oC chuyển thành dạng   Ni với mạng lập phương tâm diện (a = 3,5238 A ).
II.2. Điều chế Fe, Co, Ni :
(1) • Sắt tinh khiết được điều chế bằng cách dùng H2 tinh khiết để khử oxit sắt tinh khiết :
Fe2O3 + 3H2   2Fe + 3H2O
o
t

Quá trình khử xảy ra ở khoảng 175-270oC; ở nhiệt độ đó, sản phẩm thu được là loại sắt tự cháy khi
tiếp xúc với không khí loại sắt này sẽ bị oxi hóa nhanh và nóng đỏ lên. Để thu được sản phẩm có độ bền
cao đối với không khí, quá trình khử phải thực hiện ở nhiệt độ cao hơn khoảng 550-650oC; ở điều kiện đó,
sắt thu được ở dạng bột mịn không còn có khả năng tự cháy.
Quá trình khử xảy ra theo từng giai đoạn, ban đầu tạo ra Fe3O4, sau đó mới tạo thành Fe:
3Fe2O3 + H2   2Fe3O4 + H2O
o
t

o
Nếu nung ở 573 C thì tạo ra oxit FeO:
Fe2O3 + H2   2FeO + H2O
o
t

16
Nếu quá trình khử xảy ra khi tăng nhiệt độ đến khoảng 700 – 1000oC không thu được dạng bột mịn mà
ở dạng sắt rèn tức là ở dạng khối chảy.
• Có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt phân Fe(CO)5 sắt pentacacbonyl:
Fe(CO)5   Fe + 5CO
o
t

• Sắt rất tinh khiết có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối Fe(II) chẳng hạn như
FeSO4.FeCl2, với dương cực là tấm Fe - Cr, còn âm cực là sắt tinh khiết. Quá trình điện phân phụ thuộc
vào các yếu tố như pH của dung dịch, nồng độ của chất điện phân, mật độ dòng của anot và catot.
(2) • Coban tinh khiết được điều chế bằng cách dùng H2 để khử coban(II) oxit CoO hoặc các oxit khác:
CoO + H2   Co + H2O
o
t

o
Nếu nung đến khoảng 400 C, sản phẩm thu được ở dạng bột hoàn toàn bền đối với không khí khô.
Sản phẩm thu được phụ thuộc vào nhiệt độ, chẳng hạn ở 450oC thu được dạng thù hình  - Co (mạng lập
phương), ở nhiệt độ thấp hơn 450oC sẽ thu được dạng  - Co (mạng lục phương).
• Coban tinh khiết có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch CoSO4 trong nước với dương
cực bằng thép không gỉ đã được xử lý bề mặt và âm cực bằng tấm chì tinh khiết hóa học. Sản phẩm thu
được có chứa 99,1% - 99,2% coban, tạp chất còn lại là niken.
(3) • Niken tinh khiết cũng được điều chế bằng các phương pháp như trên. Khi dùng H2 để khử oxit NiO:
NiO + H2   Ni + H2O
o
t

Nếu nung ở 270 – 280 C thu được niken tự (hay), còn ở 350 - 400oC hoặc cao hơn thu được niken bột,
o

hoàn toàn bền đối với không khí.


• Niken bột cũng được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NiSO4 trong nước với dương cực
bằng các lá (Fe - Ni ), còn âm cực bằng Ni.
• Niken tinh khiết cũng có thể điều chế bằng cách nhiệt phân niken tetracacbonyl Ni(CO)4 :
Ni(CO)4   Ni + 4CO
o
t

(4) Ngoài các phương pháp đã nêu, các kim loại trên đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm thu
được kim loại khối nóng chảy:
3Fe3O4 + 8Al   9Fe + 4Al2O3
o
2700 C

3Co3O4 + 8Al   9Co + 4Al2O3


o
3300 C

3NiO + 2Al   3Ni + Al2O3


o
2450 C

Các phản ứng tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn đủ để cho chất phản ứng nóng chảy. Sản phẩm thu được
không tinh khiết.
(5) Như trên đã nêu , các kim loại Fe, Co, Ni ở trạng thái bột rất nhỏ tách ra từ các hợp chất có khả năng tự
cháy, nghĩa là tự bốc cháy trong không khí ở ngay nhiệt độ thường. Bột tự cháy của sắt cũng có thể điều
chế bằng cách nung cẩn thận Fe(II) oxalat:
Fe(COO)2   Fe + 2CO2
o
t

Các hạt sắt điều chế bằng cách đó có đường kính khoảng 5.10-8 cm do đó bề mặt tiếp xúc rất lớn nên đã
làm tăng tốc độ oxi hóa, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng là do cấu trúc mạng tinh thể của các hạt so với
kiến trúc bền của kim loại đó.
II.3. Tính chất hóa học Fe, Co, Ni :
Fe, Co và Ni là những kim loại hoạt động hóa học trung bình, hoạt tính giảm từ Fe đến Ni.
Ở điều kiện thường, không có hơi ẩm, Fe, Co và Ni không tác dụng rõ rệt ngay với nhưng nguyên tố
phi kim điển hình như O2, S, Cl, Br2 vì nó có màng oxit bảo vệ. Nhưng khi đun nóng thì phản ứng xảy ra
mãnh liệt.
17
600 700 C
Fe + Br2   FeBr2 Co + O2kk   2CoO
o o
300 C

300 600 C
Co + S   2CoS Ni + Cl2   NiCl2
o o
350 C

Khi đun nóng trong không khí khô, Fe tạo Fe2O3 và Fe3O4, trên 3000C Co tạo CoO, Ni phản ứng ở
5000C tạo NiO.
3Fe + 2O2   Fe3O4 2Ni + O2   2NiO
o o
t 500 C

Fe, Co và Ni bền với khí F2 ở nhiệt độ cao vì florua của chúng không bay hơi, trong khi đó kim loại Fe
phản ứng dễ dàng với khí Cl2.
2Fe + 3Cl2   FeCl3
o
t

Với N2, cả 3 kim loại tác dụng ở nhiệt độ không cao lắm tạo Fe2N, CoN và Ni3N2. Những nitrua này
phân hủy ở nhiệt độ cao hơn, nhưng trong kim loại vẫn còn lại một lượng nitơ đáng kể ở dạng dung dịch
rắn.
Cả 3 kim loại tác dụng với S khi đun nóng nhẹ tạo những hợp chất không hợp thức có thành phần gần
với MS (M = Fe, Co, Ni).
Với khí CO thì Fe, Co và nhất là Ni tác dụng trực tiếp tạo cacbonyl kim loại.
180  200 C
Fe + 5CO   [Fe(CO)5]
o

Co + 8CO   [Co(CO)8]


o
130 C

50 100 C
Ni + 4CO   [Ni(CO4)]
o

Fe, Co và Ni đều tan trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng


M + 2H+  M2+ + H2
Với HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng:
3CO + 8HNO3 loãng  3Co(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Fe + 4HNO3 loãng  Fe(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O
3Ni + 8HNO3 loãng  3Ni(NO3)2 + 2NO↑+ 4H2O
Fe bị thụ động hóa trong axit H2SO4 đặc và HNO3 đặc, nguội.
Fe, Co, Ni tinh khiết đều bền với không khí và nước. Nhưng Fe có chứa tạp chất bị ăn mòn dần bởi hơi
ẩm, CO2 và O2 trong không khí tạo gỉ sắt.
2Fe + 3/2 O2 + nH2O  Fe2O3.nH2O
II. 4. Các hợp chất của Fe, Co, Ni:
II.4.1. Hợp chất M(0): hợp chất cacbonyl
Các nguyên tố họ sắt tạo được các hợp chất M(0) bằng liên kết cho nhận.
II.4.1.1. Sắt pentacacbonyl (Fe(CO)5)
Fe(CO)5) là chất lỏng màu vàng, hóa rắn ở -200C và sôi ở 1030C, rất độc.
Phân tử có tính nghịch từ, nguyên tử Fe trong phân tử có cấu hình 3d8 và ở trạng thái lai hóa dsp3.
Fe(CO)5 không tan trong nước nhưng tan trong rượu, ete, axeton, benzen. Trong dung dịch ete, bị phân
hủy ở nhiệt độ thường bởi tia tử ngoại.
2Fe(CO)5  Fe2(CO)9 + CO
Phân hủy khi đun nóng ở 200-2500C trong điều kiện không có không khí:
Fe(CO)5   Fe + 5CO
o
t

Trong dung dịch ete, Fe(CO)5 tác dụng mãnh liệt với axit H2SO4 đặc
Fe(CO)5 + H2SO4  FeSO4 + 5CO + H2
và tác dụng với halogen tạo Fe(CO)5X2 kém bền dễ chuyển thành Fe(CO)4X2
Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh và đặc tạo H2Fe(CO)4 tự bốc cháy trong không khí.

18
Fe(OH)5 + Ba(OH)2  H2Fe(CO)4 + BaCO3
Khi đun nóng ở 450C với khí NO dưới áp suất, NO có thể thay thế hoàn toàn CO tạo sắt tetranitrozyl
Fe(NO)4.
II.4.1.2. Coban octacacbonyl (Co2(CO)8)
Co2(CO)8: tinh thể trong suốt, màu đỏ - da cam. Phân tử 2 nhân, có tính nghịch từ. Trong Co2(CO)8,
mỗi nguyên tử Co tạo nên 6 liên kết: 4 liên kết (cho - nhận từ CO, 1 liên kết cho - nhận từ electron d của
Co đến MO trống của CO và 1 liên kết Co-Co.
Do có số lẻ electron nên Co tạo hợp chất cacbonyl ở dạng đime [Co(CO)4]2.
Co2(CO)8 nóng chảy ở 510C, trên nhiệt độ đó thì phân hủy:
51 C
2Co2(CO)8   Co4(CO)12 + 4CO
o

0
trên 60 C thì phân hủy thành kim loại Co và CO (do Co4(CO)12 phân hủy).
Tan trong rượu và ete nhưng bị nước phân hủy:
3Co2(CO)8 + 4H2O  4HCo(CO)4 + 2Co(OH)2 + 8CO
Tác dụng với dung dịch kiềm:
6Co2(CO)8 + 8NaOH  8HCo(CO)4 + 4Na2CO3 + Co4(CO)12
(HCo(CO)8: axit tetracacbonyl cobantic - chất lỏng màu vàng, hóa rắn ở -26,20C và sôi ở 100C).
II.4.1.3. Niken tetracacbonyl (Ni(CO)4)
Ni(CO)4: chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và rất độc. Phân tử có cấu hình từ diện đều.
Phân tử có tính nghịch từ, nguyên tử Ni trong phân tử có cấu hình 3d10 và lai hóa sp3.
Ni(CO)4 hóa rắn ở - 230C và sôi ở 430C. Dưới tác dụng của tia tử ngoại hoặc khi đun nóng ở 180-
2000C, nó phân hủy hoàn toàn thành kim loại Ni và CO.
Không tan trong nước nhưng tan trong ete, clorofocm, benzen.
Trong không khí, Ni(CO)4 bị oxi hoá dần thành NiO và CO2.
2Ni(CO4) + 5O2  2NiO + 8CO2
Dễ dàng tác dụng với halogen:
Ni(CO)4 + Cl2  NiCl2 + 4CO
Không tác dụng với dung dịch axit loãng và kiềm nhưng tác dụng mạnh với axit đặc H2SO4 và HNO3
tạo muối Ni2+ (có thể gây nổ)
Ni(CO)4 + 2H2SO4, đặc  NiSO4 + SO2 + 4CO + H2O
Ni(CO)4+12HNO3, đặc  Ni(NO3)2+10NO2 + 4CO2 + 6H2O
II.4.2. Hợp chất cuả M+2
Cấu hình electron ở lớp ngoài của ion M2+ là Fe2+: 3d6; Co2+: 3d7; Ni2+: 3d8. Tính khử giảm dần từ Fe2+
đến Ni2+.
II.4.2.1. Oxit MO
Các MO có tinh thể lập phương kiểu NaCl. FeO có màu đen, t0nc=13600; CoO có màu lục, t0nc =
18100C và NiO màu xanh lục, t0nc = 19900C.
Khi đun nóng trong không khí, FeO và CoO chuyển lên oxit cao hơn
Ví dụ: 4FeO + O2  2Fe2O3
6CoO + O2  2Co3O4 (trong khí quyển O2)
tuy nhiên, ở 5700C, FeO phân hủy thành Fe và Fe3O4
4FeO   Fe + Fe3O4
o
570 C

FeO không tan trong nước nhưng phản ứng với nước khi đun nóng
2FeO + H2O   Fe2O3 + H2
o
t

19
Các MO khi đun nóng dễ bị khử thành kim loại bởi H2, CO, C, Si, Al, Mg....
Ví dụ: FeO + H2  Fe + H2O
120 500 C
CoO + H2   Co + H2O
o

NiO + Cthan cốc → Ni + CO


Các MO không tan trong nước nhưng tan dễ trong dung dịch axit:
Ví dụ: NiO + 2HCl  NiCl2 + H2O
FeO + H2SO4 loãng  FeSO4 + H2O
Chỉ có CoO có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh, đặc và nóng, thể hiện tính lưỡng tính, tạo dung dịch
xanh lam chứa ion [Co(OH)4]2-
CoO + 2NaOHđặc + H2O  Na2[Co(OH)4]
Các MO có thể nấu chảy với nhiều oxit của kim thoại và không kim loại tạo những hợp chất có màu.
Ví dụ: 2CoO + 2SiO2  Co2SiO4 (tím)
* Điều chế: các MO được điều chế trực tiếp từ các đơn chất hoặc bằng nhiệt phân các muối cacbonat,
nitrat và oxalat hay nhiệt phân hiđroxit
Ví dụ: 2Co + O2  2CoO
FeCO3   FeO + CO2
o
500 C

Ni(OH)2   NiO + H2O


o o
230 C

II.4.2.2. Hiđroxit M(OH)2


Các M(OH)2 là kết tủa keo, không tan trong nước, có cấu trúc lớp. Fe(OH)2 màu trắng xanh nhưng
trong không khí bị oxi hóa nhanh thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3
Co(OH)2 màu hồng, trong không khí chuyển chậm thành Co(OH)3 màu nâu. Còn Ni(OH)2 màu lục, bền
với không khí, chỉ biến đổi khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
Ví dụ: 2Ni(OH)2 + Br2 + 2KOH  2Ni(OH)3 + 2KBr
Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, các M(OH)2 mất nước tạo oxit:
M(OH)2 + 2H+  M2+ + 2H2O
Fe(OH)2 và Co(OH)2 thể hiện tính lưỡng tính rất yếu, chúng chỉ tan trong dung dịch kiềm mạnh, đặc và
nóng.
Fe(OH)2 + NaOH   Na2[Fe(OH)4]
o
t

Co(OH)2 + 2NaOH  Na2[Co(OH)4] (tím)


Ni(OH)2 không tan trong dung dịch kiềm, có thể do T (10-8 (bé)
Tương tự Mg(OH)2, các M(OH)2 tan trong dung dịch đặc của muối NH4+:
M(OH)2 + 2NH4Cl đặc nóng  MCl2+ 2NH3 + 2H2O
Co(OH)2 và Ni(OH)2 tan được trong dung dịch NH3 tạo phức:
Co(OH)2 + 6NH3  [Co(NH3)6](OH)2 (vàng)
Ni(OH)2 + 6NH3  [Ni(NH3)6](OH)2 (chàm)
* Điều chế: Các M(OH)2 được điều chế bằng dung dịch kiềm mạnh và muối M2+:
M2+ + 2OH-  M(OH)2
II.4.2.3. Muối của ion M2+
Muối M+2 có với hầu hết những anion bền. Muối Fe+2 dễ bị oxi hóa, kém bền với oxi không khí
4FeSO4 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)(SO4)

20
Muối của axit mạnh như Cl-, NO3-, SO42- tan dễ trong nước tạo các ion bát diện [M(H2O)6]2+ có màu
đặc trưng: [Fe(H2O)6]2+ màu lục nhạt, [Co(H2O)6]2+ màu đỏ hồng, [Ni(H2O)6]2+ màu lục. Các muối của axit
yếu như S-2, CO32-, CN-, C2O42-, PO43- khó tan trong nước.
Sự tạo phức
Các ion M2+ tạo nhiều phức chất, độ bền của các phức tăng theo chiều giảm bán kính ion từ Fe2+ đến
Ni2+ (Fe2+: 0,74A0; Co2+: 0,72 A0; Ni2+:0,69 A0).
Các M2+ đều tạo phức bát diện với số phối trí là 6. Ion Fe2+ ít có khuynh hướng tạo phức tứ diện hơn
Co2+ và Ni2+. Co2+ tạo được nhiều phức tứ diện nhất do những phức đó có cấu hình electron bền ((d*)4
((d*)3. Ngoài phức tứ diện, Ni2+ còn tạo được phức hình vuông với phối tử trường mạnh.
* Phức amoniacat: Các muối M2+ khan kết hợp với khí NH3 tạo muối phức amoniacat chứa ion bát diện
[M(NH3)6]2+. Amoniacat sắt (II) kém bền, trong nước bị phân hủy tạo hiđroxit.
Ví dụ: [Fe(NH3)6]Cl2 + 2H2O  Fe(OH)2 + 2NH4Cl + 4NH3
[Co(NH3)6]2+ có màu nâu vàng, [Ni(NH3)6]2+ có màu tím
Trong dung dịch, [Co(NH3)6]2+ dễ bị oxi hoá bởi oxi không khí:
4[Co(NH3)6]2+ + O2 + 2H2O  4[Co(NH3)6]3+ + 4OH -
* Phức xianua:
[Fe(CN)6]4-: màu vàng, [Co(CN)6]4-: màu đỏ, [Ni(CN)6]2-: phức hình vuông.
[Fe(CN)6]4- là phức bền nhất của Fe+2, còn [Co(CN)6]4- kém bền, dễ bị oxi hóa trong không khí.
4K4[Co(CN)6] + O2 + 2H2O  4K3[Co(CN)6] + 4KOH
2K4[Co(CN)6] + 2H2O  2K3[Co(CN)6] + 2KOH +H2
(1) Xianua của sắt (II) ở dạng tinh khiết chưa được biết. Khi cho ion Fe2+ tác dụng với ion CN-, kết tủa
lắng xuống ban đầu sẽ nhanh chóng tạo thành anion phức [Fe(CN)6]4-:
FeSO4 + 2KCN  Fe(CN)2 + K2SO4
Fe(CN)2 + 4KCN  K4[Fe(CN)6]
- Đã biết được nhiều muối dạng M4[Fe(CN)6] và thường kết tinh ở dạng hiđrat hóa, trong đó quan trọng
nhất là kali feroxianua K4[Fe(CN)6] tách ra từ dung dịch ở dạng hiđrat tinh thể K4[Fe(CN)6].3H2O có màu
vàng, mất nước kết tinh ở 87oC, thường được gọi là muối vàng - máu (vì trước kia người ta điều chế chất
này từ máu bò).
- Các feroxianua của kim loại kiềm và kiềm thổ đều dễ tan trong nước, trừ bari feroxianua Ba2[Fe(CN)6] là
khó tan.
Trong dung dịch nước, không có phản ứng của con Fe2+ và CN- ban đầu vì ion [Fe(CN)6]4- rất bền (Kkb ≈
10-37):
K4[Fe(CN)6]  4K+ + [Fe(CN)6]4-
Nói chung, các hợp chất đó đều bền với không khí, với axit, với kiềm, tuy nhiên khi nung nóng bị phân
hủy và khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra CO:
K4[Fe(CN)6] + 6H2SO4 + 6H2O  2K2SO4 + 3(NH4)2SO4 + 6CO + FeSO4
• Khi cho HCl đặc tác dụng với dung dịch đậm K4[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa trắng H4[Fe(CN)6]:
K4[Fe(CN)6] + 4HCl  4KCl + H4[Fe(CN)6]
Axit feroxianhiđric

21
• Là axit mạnh ở hai chức đầu, còn sự phân ly tiếp theo thì yếu hơn (K3 = 10-3; K4 = 5,0.10-5). Dễ tan trong
nước và trong rượu.
Khi đun nóng với axit loãng tạo ra HCN ( Ts = 26oC ) tự do:
K4[Fe(CN)6] + 3H2SO4  2K2SO4 + FeSO4 + 6HCN
còn khi tác dụng với CuSO4 tạo ra kết tủa màu nâu socola Cu2[Fe(CN)6]:

CuSO4 + K4[Fe(CN)6]  Cu2[Fe(CN)6]  + K2SO4


Nâu

(2) • Khi cho KCN tác dụng với dung dịch muối coban (II) hình thành kết tủa màu đỏ nâu coban (II)
xianua Co(CN)2:
CoCl2 + 2KCN  Co(CN)2  + 2KCl
• Co(CN)2 tan trong KCN dư tạo ra dung dịch màu vàng , sau đó đỏ dần và cuối cùng tạo ra tinh thể màu
tím có thành phần K4[Co(CN)6] ( kali cobantoxianua):
Co(CN)2 + 4KCN  K4[Co(CN)6] 
• Hợp chất này bền trong điều kiện không có không khí, dễ tan trong nước cho dung dịch màu đỏ, nhưng
khi đun nóng dung dịch sẽ bị H2O oxi hóa ( không có không khí):
2K4[Co(CN)6] + 2H2O  2K3[Co(CN)6] + 2KOH + H2
(3) • Khi cho KCN tác dụng với muối niken(II) tạo ra Ni(CN)2 kết tủa màu xanh sáng.
• Khi cho dư KCN, kết tủa ban đầu sẽ tan tạo thành phức chất màu vàng K2Ni(CN)4] , kết tinh dạng
monohiđrat K2Ni(CN)4].H2O màu da cam.
NiSO4 + 2KCN  Ni(CN)2  + K2SO4
Ni(CN)2 + 2KCN  K2[Ni(CN)4]
• Hợp chất này dễ mất nước và tan nhiều trong nước, bị axit mạnh phân hủy giải phóng Ni(CN)2
• Khi thêm nhiều KCN vào dung dịch chứa ton [Ni(CN)4]2- màu của dung dịch từ vàng chuyển thành màu
đỏ, do sự tạo thành con [Ni(CN)4]4-:
K2[Ni(CN)4] + 2KCN  K4[Ni(CN)6]
II.4.3. Hợp chất M+3
Trạng thái oxi hóa + 3 kém đặc trưng dần từ Fe đến Ni. Số hợp chất Fe+3 gần tương đương với số hợp
chất của Fe+2 trong hợp chất đơn giản cũng như trong phức chất. Co+3 có trong nhiều phức chất bền nhưng
có rất ít trong hợp chất đơn giản kém bền. Ni+3 không tạo muối đơn giản và có rất ít phức chất.
II.4.3.1. Oxit M2O3
Các M2O3 không tan trong nước. Fe2O3 có màu nâu - đỏ, Co2O3 có màu đen. Còn Ni2O3 thì hiện nay
chưa biết đến.
Fe2O3 sau khi nung nóng thì không tan trong axit.
M2O3 bền nhiệt: Fe2O3 nóng chảy ở 15500C, Co2O3 kém bền hơn, nó phân hủy ở nhiệt độ 2650C tạo
Co3O4
6Co2O3   4Co3O4 + O2
o
t

Khi đun nóng, M2O3 bị H2, CO, Al hay bản thân kim loại (Fe, Co) khử đến M3O4 hay MO hay M.
22
Ví dụ: 3Fe2O3 + CO  2Fe3O4 + CO2
500  600 C
Fe2O3 + CO   FeO + CO2
o

Fe2O3 + 3CO   2Fe + 3CO2


o
700 C

Fe2O3 + Fe   3FeO


o o
900 C

Co2O3 là chất oxi hóa mạnh, tác dụng với axit HCl giải phóng khí Cl2, tác dụng với axit H2SO4 giải phóng
khí O2.
Co2O3 + 6HCl → 2CoCl2 + Cl2 + 3H2O
2Co2O3 + 4H2SO4 → 4CoSO4 + O2 + 4H2O
Fe2O3 có thể tan trong kiềm nóng chảy tạo ferit.
Fe2O3 + 2NaOH → 2NaFeO2 + H2O
Fe2O3 + Na2CO3 → 2NaFeO2 + CO2
* Oxit hỗn hợp M3O4
Các M3O4 là chất dạng tinh thể lập phương, có tính bán dẫn, là hỗn hợp 2 oxit MO.M2O3.
Fe3O4 có màu đen, ánh kim và Co3O4 có màu đen.
Các M3O4 bền nhiệt hơn các M2O3: Fe3O4 nóng chảy ở 15380C và phân hủy ở 17870C tạo FeO, Co3O4
phân hủy ở 9400C tạo CoO.
II.4.3.2. Hiđroxit M(OH)3
Các M(OH)3 là chất có thành phần biến đổi M2O3.nH2O, nhưng thường biểu diễn theo quy ước
M(OH)3. Chúng là những kết tủa keo, có màu.
Fe(OH)3: màu nâu đỏ, có cấu tạo và tính chất tương tự Al(OH)3 và Cr(OH)3.
Co(OH)3: màu nâu.
Ni(OH)3: màu đen.
M(OH)3 bền trong không khí, không tan trong nước và trong dung dịch NH3.
Khi đun nóng nhẹ, M(OH)3 mất bớt nước thành MOOH (hay M2O3.H2O) và ở nhiệt độ cao hơn chúng tạo
oxit khan: Fe2O3, Co3O4 và CoO, NiO.
500  700 C
2Fe(OH)3   Fe2O3 + 3H2O
o

12Co(OH)3   4Co3O4 + 18H2O + O2


o
600 C

2Co3O4 
o
~940 C
6CoO + O2
250 350 C
4Ni(OH)3   4NiO + 2H2O + O2
o

Đun nóng trong dung dịch kiềm mạnh và đặc, Fe(OH)3 và Co(OH)3 mới điều chế có thể tan tạo hiđroxo
ferit và hiđroxo cobantat.
Fe(OH)3 + 3KOH   K3[Fe(OH)6]
o
t

Co(OH)3 + 3KOH   K3[Co(OH)6]


o
t

Fe(OH)3 tan trong kiềm nóng chảy tạo ferit


2Fe(OH)3 + 2NaOH   2NaFeO2 + 4H2O
o
t

2Fe(OH)3 + Na2CO3   2NaFeO2 + CO3 + 3H2O


o
t

Tuy nhiên, các ferit MFeO2 (M: kim loại kiềm) thủy phân mạnh trong dung dịch.
Ví dụ: NaFeO2 + 2H2O → Fe(OH)3↓ + NaOH
Các M(OH)3 tan dễ dàng trong dung dịch axit, Fe(OH)3 tạo muối Fe3+ còn Co(OH)3 và Ni(OH)3 là chất oxi
hóa mạnh nên khi tan trong axit HCl giải phóng Cl2, trong các axit khác giải phóng khí O2 và tạo muối
Co2+, Ni2+.

23
Ví dụ: 2Ni(OH)3 + 6HCl → 2NiCl2 + Cl2 + 6H2O
* Điều chế: Fe(OH)3 được điều chế từ dung dịch muối Fe2+ và dung dịch kiềm; Co(OH)3 và Ni(OH)3 được
điều chế từ Co(OH)2 và Ni(OH)2 tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
Ví dụ: 2Co(OH)2 + H2O2 → 2Co(OH)3
2Ni(OH)2 + KBrO + H2O → 2Ni(OH)3 + KBr
* Ứng dụng vào sản xuất ắc qui kiềm đối với (NiO(OH))
II.4.3.3. Muối M+3
Fe+3 tạo muối với đa số anion, trừ những anion có tính khử, Co+3 chỉ tạo rất ít muối đơn giản, Ni+3
không tạo muối.
Đa số muối Fe+3 dễ tan trong nước cho ion [Fe(H2O)6]3+. Khi kết tinh từ dung dịch, muối Fe+3 thường ở
dạng hiđrat có màu sắc như FeCl2.6H2O màu nâu vàng, Fe2(SO4)3.10H2O màu vàng...
Muối Fe+3 thủy phân mạnh hơn muối Fe+2, dung dịch có màu vàng nâu và phản ứng axit mạnh.
[Fe(H2O)6]3+ + H2O →[Fe(OH)(H2O)5]2+ + H3O+
[Fe(OH)(H2O)5]2+ + H2O →[Fe(OH)2(H2O)4]+ + H3O+
Khi thêm kiềm hoặc đun nóng dung dịch, phản ứng thủy phân xảy ra đến cùng tạo kết tủa Fe(OH)3.
Dung dịch muối dễ dàng bị khử bởi các chất khử như I-, S2-, Sn2+, S2O32-...
Ví dụ: Fe2(SO4)3 + 6KI → 2FeI2 + I2 + 3K2SO4
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
II.4.3.4. Phức chất của M+3
Fe+3 và Co+3 tạo nên khá nhiều phức, đa số là phức bát diện như [FeF6]3-, [Fe(SCN)6]3-, [Fe(CN)6]3-,
[Co(NH3)6]3+, [Co(CN)6]3-, [Co(NO2)6]3-...
* Những phức quan trọng như:
(1) Kali ferixianua (K3[Fe(CN)6]): là một thuốc thử thông dụng, dễ tan trong nước cho dung dịch màu
vàng, là hợp chất rất độc. [Fe(CN)6]3- thường được dùng để nhận biết ion Fe2+ trong dung dịch:
FeCl2 + K3[Fe(CN)6] → KFe[Fe(CN)6] + 2KCl
màu xanh chàm (xanh tuabin)
• Kali ferixianua được điều chế bằng cách oxi hóa kém feroxianua K4[Fe(CN)6] bởi các chất như Cl2,
KMnO4, HNO3 hoặc H2O2:
2K4[Fe(CN)6] + Cl2  2K3[Fe(CN)6] + 2KCl
Hợp chất này không thể điều chế bằng phương pháp như khi điều chế K4[Fe(CN)6], nghĩa là không thể cho
muối Fe3+ tác dụng với dung dịch KCN, vì sẽ tạo ra kết tủa Fe(OH)3 do sự thủy phân KCN tạo ra môi
trường kiềm.
• K3[Fe(CN)6] là chất kết tinh màu đỏ - gạch, khi nghiền nhỏ chuyển thành chất bột màu vàng, tan trong
nước cho dung dịch màu vàng.
Trong dung dịch nước, không có phản ứng của ion Fe3+ và ion CN- vì ion [Fe(CN)6]3- rất bền (Kkb ≈ 10-44):
K3[Fe(CN)6]  3K+ + [Fe(CN)6]3-
• K3[Fe(CN)6] là chất oxi hóa mạnh, đặc biệt hoạt động trong môi trường kiềm, kali ferixianua có thể oxi
hóa PbO thành PbO2 ; hợp chất Cr3+thành Cro42-; H2S thành S:
2K3[Fe(CN)6] + 2KOH + PbO  2K4[Fe(CN)6] + H2O + PbO2
2K3[Fe(CN)6] + 2KOH + H2S  2K4[Fe(CN)6] + 2H2O + S

24
Khi cho HCl đặc tác dụng với dung dịch bão hòa K3[Fe(CN)6] tạo ra tinh thể màu đỏ nâu là axit ferixian
hiđric H3[Fe(CN)6]:
K3[Fe(CN)6] + 3HCl  H3[Fe(CN)6]  + 3KCl
Đun nóng K3[Fe(CN)6] với dung dịch KOH đặc (với tỉ lệ l: 1) tạo ra K4[Fe(CN)6] và O2:
4K3[Fe(CN)6] + 4KOH đặc  4K4[Fe(CN)6] + O2 + 2H2O
Với muối Fe2+, dung dịch K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu "xanh Tuabun" (Tumbull):
[Fe(CN)6]3- + 3Fe2+  Fe3[Fe(CN)6] 
Ngược lại, các muối Fe3+ lại tác dụng với dung dịch kali feroxianua K4[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu "xanh
phổ" còn gọi là "xanh Beclin" hay "xanh Prussian):
3[Fe(CN)6]4- + 4Fe3+  Fe4[Fe(CN)6]3 
• Trong ion [Fe(CN)6]3- có 17 electron hóa trị (12 electron của 6 nhóm CN- và 5 electron của ion trung
tâm), có cấu hình: [lk ]12 [(d)]5

nhưng muốn có cấu hình bền [n(d)]6 cần phải thêm một electron, do đó ion [Fe(CN)6]3- là chất oxi hóa
mạnh. Tính oxi hóa của ion [Fe(OH2)6]3+ cũng giải thích tương tự, tuy nhiên, [Fe(CN)6]3- có tác dụng oxi
hóa mạnh trong môi trường kiềm, còn ion [Fe(OH2)6]3+ thì trong môi trường axit.
(2) • Kali cobantixianua (K3[Co(CN)6]) là những tinh thể màu vàng, thu được khi cho muối Co2+ tác dụng
với KCN trong điều kiện có chất oxi hóa:
4K4[Co(CN)6] + 4HCl + O2  4K3[Co(CN)6] + 4KCl + 2H2O
Nếu muối đó tác dụng với HNO3 hay H2SO4 Sẽ thu được tinh thể không màu là axit cobantixian hiđric:
2K3[Co(CN)6] + 3H2SO4  2H3[Co(CN)6] + 3K2SO4
Axit đó cũng có thể điều chế bằng cách cho K3[Co(CN)6] tác dụng với CuSO4 để tạo ra kết tủa màu xanh
là Cu3[Co(CN)6]2. Sau đó cho phân hủy với H2S:
2K3[Co(CN)6] + 3CuSO4  Cu3[Co(CN)6]2  (xanh) + 3K2SO4
Cu3[Co(CN)6]2 + 3H2S  3CuS + 2H3[Co(CN)6] 
• Axit cobantixianhiđric là axit mạnh ba lần axit, kết tinh ở dạng hiđrat hóa H3[Co(CN)6].5H2O, trong dung
dịch nước chỉ bền ở dưới 50oC. Khi đun nóng lâu đến 120oC tạo ra Co(CN)3 màu xanh:

H3[Co(CN)6]   Co(CN)3 + 3HCN


o
t

(3) • Sắt(III) thioxianat (Fe(NCS)3) hay sắt(III) sunfoxianua được tạo ra khi cho muối Fe3+ tác dụng với
KNCS hay (NH4)NCS :
FeCl3 + 3KNCS  Fe(NCS)3 + 3KCl
là chất màu đỏ máu, có thể tách ra từ dung dịch ở dạng hiđrat tinh thể Fe(NCS)3.3H2O màu đỏ thẫm, dễ tan
trong nước. Màu đỏ máu của dung dịch chính là màu của ion [FeNCS]2+.
II.4.4. So sánh hợp chất M+2 và M3+
Các hợp chất M+2 bền hơn các hợp chất M+3.
Từ Fe+2 đến Ni+2 độ bền tăng và từ Fe+3 đến Ni+3 độ bền giảm, do sự tăng độ bền của cấu hình electron
theo thứ tự 3d6(Fe2+) - 3d7(Co2+) - 3d8(Ni2+).

25
Hợp chất M+2 có tính khử mạnh, giảm từ Fe+2 đến Ni+2.
Hợp chất M+3 có tính oxi hóa mạnh tăng từ Fe+3 đến Ni+3.
M+3 có khả năng tạo phức bền nhiều hơn so với M+2.
II.4.5. Hợp chất sắt có số oxi hóa +6

• Hợp chất gặp ở dạng ion FeO42- tạo ra khi oxi hóa kim loại Fe hoặc hợp chất của Fe(III) bằng chất oxi
hóa mạnh trong môi trường kiềm mạnh.
Khi nấu chảy Fe2O3 với KNO3 và KOH tạo nên muối K2FeO4 theo phản ứng:
Fe2O3 + 3KNO3 + 4KOH  2K2FeO4 + 3KNO2 + 2H2O
hoặc khi nấu chảy Fe2O3 với Na2O2 :
Fe2O3 + 3Na2O2  2Na2FeO4 + Na2O
hoặc cho clo tác dụng với huyền phù Fe(OH)3 trong kiềm đặc:
3Cl2 + 2Fe(OH)3 + 10NaOH   2Na2FeO4 + 6NaCl + 8H2O
o
t

• Các ferat có màu đỏ sẫm, ít bền trong dung dịch nước, khi đun nóng nhẹ giải phóng ra oxi
4Na2FeO4 + 2H2O  4NaFeO2 + 3O2  + 4NaOH
Cho tác dụng với BaCl2 tạo ra kết tủa màu đỏ tím của bari ferat:
2Na2FeO4 + BaCl2  BaFeO4  + 2NaCl
• Các ferat đều là chất oxi hóa mạnh, ví dụ oxi hóa amoniac ở điều kiện thường dẫn đến nitơ tự do:
2Na2FeO4 + 2NH3  2NaFeO2 + N2  + 2NaOH + 2H2O
III. Các kim loại họ Plantin:
Các kim loại họ platin gồm: ruteni (Ru), rođi (Rh), palađi (Pd), osimi (Os), iriđi (Ir), platin (Pt) là nhóm
các kim loại khá hiếm, chúng giống nhau về tính chất nên việc tách chúng là rất khó khăn.
Trong thiên nhiên hầu như chỉ gặp các kim loại ở trạng thái tự do, tất cả chúng thường đi với nhau,
nhưng chưa bao giờ gặp trong các quặng sắt.
Một số đặc điểm của kim loại họ platin:
Ru Rh Pd Os Ir Pt
Electron hóa trị 4d75s1 4d85s1 4d10 5d66s2 5d76s2 5d96s1
Bán kính nguyên tử, nm 0,134 0,134 0,137 0,135 0,138 0,138
Năng lượng ion hóa thứ nhất, I1 7,37 7,46 8,34 8,5 8,9 8,9
Năng lượng ion hóa thứ hai, I2 16,8 18,1 19,4 19 18,6 18,6
Khối lượng riêng, g/cm3 12,4 12,4 12,0 22,4 21,5 21,5
Nhiệt độ nóng chảy, 0C 2250 1960 1554 2450 1769 1769
Nhiệt độ sôi, 0C 4200 3700 2940 4400 3800 3800
Các kim loại họ platin kém hoạt tính và rất bền với các tác dụng hóa học.
III.1. Palađi
Palađi là kim loại màu trắng bạc, nhẹ nhất trong các kim loại họ platin, mềm và dễ rèn nhất. Nó có khả
năng tuyệt vời hấp phụ một lượng lớn hiđro (tới 900 thể tích trên một thể tích kim loại). Khi đó palađi vẫn
giữ được dạng kim loại, nhưng thể tích tăng lên nhiều, trở nên giòn và dễ tạo thành vết nứt. Tấm palađi bão

26
hòa hiđro có hoạt tính rất cao, có thể chuyển clo, brom, iot thành hiđro halogenua, khử muối sắt (III) thành
muối sắt (II), muối thủy ngân (II) thành muối thủy ngân (I), lưu huỳnh đi oxit thành hiđro sunfua.
Một số dụng cụ thí nghiệm cũng như chi tiết máy để tách các đồng vị của hiđro được chế tạo bằng palađi.
Hợp kim palađi với bạc được dùng trong thiết bị liên lạc, đặc biệt để chế tạo các tiếp điểm. Trong máy điều
chỉnh nhiệt và trong cặp nhiệt người ta sử dụng các hợp kim của palađi với vàng, platin với rođi. Một số
hợp kim của palađi được dùng trong trang sức và trong nha khoa.
Palađi trên chất mang amian, sứ hoặc các chất mang khác là chất xúc tác cho nhiều phản ứng oxi hóa –
khử, được sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp khi tổng hợp một số hợp chất hữu
cơ. Chất xúc tác palađi được dùng để tinh chế hiđro khỏi các vết oxi, cũng như tinh chế oxi khỏi các vết
hiđro.
Về phương diện hóa học palađi đặc trưng bằng hoạt tính lớn, khác với các kim loại platin khác. Khi đun
nóng đỏ nó hóa hợp với oxi tạo thành oxit PdO, tan trong axit nitric, trong axit sunfuric đặc nóng và trong
nước cường toan.
Giống như platin, mức oxi hóa +2 và +4 đặc trưng đối với palađi, hợp chất palađi (II) bền hơn. Đa số
muối palađi tan trong nước và bị thủy phân mạnh trong dung dịch. Palađi (II) clorua PdCl2 trong dung dịch
rất dễ bị khử đến kim loại bằng một số chất khử thể khí, đặc biệt cacbon (II) oxit, vì vậy nó được dùng để
phát hiện cacbon oxit trong hỗn hợp khí. Nó cũng được dùng làm chất chất xúc tác cho một số phản ứng
oxi hóa khử.
III.2. Platin
Tương tự như vàng, trong thiên nhiên platin gặp trong sa khoáng dưới dạng hạt nhỏ, luôn luôn chứa tạp
chất của các kim loại họ platin khác. Hàm lượng của platin trong vỏ trái đất khoảng 5.10-8 %.
Platin là kim loại óng ánh màu trắng, dễ rèn, không bị biến đổi trong không khí ngay khi nung ở nhiệt độ
cao. Các axit riêng biệt không tác dụng với platin. Platin tan trong nước cường toan, nhưng khó hơn nhiều
so với vàng.
Vì khó nóng chảy và rất bền về hóa học nên platin được dùng để chế tạo dụng cụ thí nghiệm: chén, bát,
chậu, …
Trong công nghiệp hóa học platin được dùng để chế tạo chi tiết máy bền với ăn mòn. Anot platin được sử
dụng nhiều trong quá trình sản xuất điện hóa (sản xuất axit pesunfuric, peclorat, peborat). Platin được dùng
rộng rãi làm chất xúc tác, đặc biệt khi thực hiện phản ứng oxi hóa - khử. Nó là chất xúc tác dị thể đầu tiên
đã biết từ đầu thế kỉ XIX. Hiện nay chất xúc tác platin được dùng trong sản xuất axit sunfuric và axit nitric,
trong việc làm sạch hiđro khỏi tạp chất oxi và trong nhiều quá trình khác. Các bộ phận đun lò điện và dụng
cụ đo nhiệt độ (nhiệt kế điện trở và cặp nhiệt) được chế tạo bằng platin. Platin ở trạng thái phân tán hòa tan
một lượng lớn hiđro và oxi. Dựa vào khả năng hòa tan hiđro, người ta dùng platin để chế tạo điện cực
hiđro.

27
Trong đa số hợp chất, platin thể hiện mức oxi hóa +2, +4. Ở trạng thái này cũng như ở trạng thái khác, nó
có khả năng tạo thành hợp chất phức rõ rệt, hợp chất platin (IV) có giá trị quan trọng hơn.
Khi hòa tan platin trong nước cường toan ta điều chế được axit hexacloplatinic H2[PtCl6], khi làm bay
hơi dung dịch, nó thoát ra dưới dạng tinh thể nâu đỏ có thành phần H2[PtCl6].6H2O. Muối kali của axit này
là một trong những muối kali ít tan nhất vì vậy được dùng trong hóa học phân tích để phát hiện kali.
Khi đun trong dòng clo đến 3600C thì axit hexacloplatinic bị phân hủy thoát ra hiđro clorua và tạo thành
platin (IV) clorua PtCl4.
Nếu ta rót kiềm vào dung dịch H2[PtCl6] thì thoát ra kết tủa Pt(OH)4 (axit platinic) màu nâu. Axit platinic
hòa tan trong kiềm dư tạo thành muối.
Platin (II) clorua PtCl2 được điều chế khi cho clo đi qua platin vụn. PtCl2 có màu lục nhạt và không tan
trong nước.
Ứng với phức chất của platin (II) là ví dụ muối của axit tetraxianoplatinic (II) H2[Pt(CN)4]. Muối bari
của axit này Ba[Pt(CN)4] phát huỳnh quang rất rõ rệt khi tia tử ngoại và tia rơngen tác dụng lên nó và dùng
để phủ lên màn huỳnh quang trong chiếu điện bằng tia rơngen.

28

You might also like