Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 118

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 4
Nguồn phát sinh và phân loại rác thải

Hiện trạng phát thải rác thải


tại Việt Nam và TPHCM

Rác thải là nguồn tài nguyên

Kinh tế tuần hoàn và sản xuất xanh


4.1. NGU6N PHAT SINH
VA PHAN LO@I RéC THAI
Chất thải là vật chất ở thể
rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng
khác được thải ra từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt KHAI THÁC mỏ Trồng trọt
động khác.
Chợ
Chất thải rắn là chất thải ở
thể rắn hoặc bùn thải.
Trung tâm
(Luật Bảo vệ Môi trường
thương mại
năm 2020)
1. Khu dân cư,

2. Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ..),

3. Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu,


bệnh viện...),

4. Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải
trí
đường phố….),

5. Hoạt động xây dựng,

6. Công nghiệp,

7. Nông nghiệp,

8. Nhà máy xử lý chất thải.


Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh
• Chất thải sinh hoạt • Chất thải công nghiệp
• Chất thải y tế • Chất thải nông nghiệp
• Chất thải xây dựng • …
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên
• Độc, không độc • Hữu cơ, vô cơ
• Cháy được, không cháy được • Kim loại, phi kim loại
• Bị phân huỷ sinh học, không bị • …
phân huỷ sinh học
Chất thải sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến
hoạt động sinh hoạt của con người, nguồn tạo thành chủ
yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại.
Chất thải y tế: Chất thải từ các bệnh viện, trạm y tế gồm:
dây truyền dịch, dây truyền máu, bình đựng dịch truyền,
bình đựng máu, găng tay cao su, bịch nilông, băng vệ sinh,
dược phẩm quá hạn, nhiễm khuẩn, chất hữu cơ (bộ phận
cơ thể, chất lây nhiễm).

Chất thải y tế được xếp vào loại chất thải nguy hại và
cần xử lý riêng.
Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch
ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công
trình.v.v.
Chất thải công nghiệp: Chất thải công nghiệp là chất thải
sinh ra do các hoạt động sản xuất công nghiệp gây ra.
Lượng và loại chất thải phụ thuộc vào loại hình công
nghiệp, mức tiên tiến của công nghệ và thiết bị, qui mô
sản xuất.

Chất thải công nghiệp được chia thành 2 loại:


(1) chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, hoặc
(2) chất thải có thể tái sử dụng, tái chế và chất thải
không thể tái sử dụng, tái chế.
Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẩu thừa
thải ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu
hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải từ chế biến
sữa, từ các lò giết mổ…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
như trạm xử lý nước thiên nhiên, trạm xử lý nước thải sinh
hoạt, bùn cặn từ cống thoát nước thành phố...
Ô nhiễm môi trường
không khí

Ô nhiễm môi trường


nước
Ô nhiễm môi trường
đất
Mỹ quan đô thị
Rác thải

Bụi, CH4, Rác + nước rác Rác + nước rác Rác + nước rác
NH3, VOCs

Môi trường Nước mặt Nước ngầm Môi trường


không khí đất

Qua hô hấp Ăn uống tiếp Qua chuỗi


xúc qua da thực phẩm

Người, động vật


IN TI€¿NG PHAT THAI RéC
THAI
ri¿T NAM VA TP. Nd CHI MINH
Về tổng thể, miền Đông Nam
Bộ là khu vực có mức phát
sinh chất thải cao nhất trong
cả nước, tiếp đến là Đồng
bằng sông Hồng; Bắc Trung
Bộ̂ và duyên hải miền Trung;
Đồng bằng sông Cửu Long;
rồi đến Trung du và miền núi
phía Bắc; khu vực Tây
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại 6 vùng
Nguyên có lượng phát sinh trong cả nước
chất thải đô thị thấp nhất so
với các khu vực khác.
Địa phương Lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/ ngày)
Sinh hoạt Công Công Y tế
đô thị nghiệp nghiệp nguy hại
nguy hại
Đồng bằng sông 9.346,13 7.249,12 1.366,68 18,60
Hồng
Trung du & Miền 1.077,75 1.314,57 188,63 11,96
núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và 4.146,37 5.447,12 1.137,17 15,00
Duyên Hải Miền
Trung
Nguồn: Nguyễn Hoài Đức, Hiện trạng, chính sách quản lý CTR tại Việt Nam
và tiềm năng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn, 2014
Địa phương Lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/ ngày)
Sinh hoạt Công Công Y tế
đô thị nghiệp nghiệp nguy nguy hại
hại
Tây Nguyên 1.268,66 459,51 65,24 2,48
Đông Nam Bộ 8.981,35 7.567,46 1.583,15 14,70
Đồng bằng 3.625,82 2.163,12 352,03 7,49
sông Cửu
Long
Cả nước 28.446,08 24.200,90 4.692,90 70,23
Nguồn: Nguyễn Hoài Đức, Hiện trạng, chính sách quản lý CTR tại Việt Nam
và tiềm năng thu hồi năng lượng từ chất thải rắn, 2014
Chất thải sinh hoạt đô thị
• Lượng CTSH phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số
của đô thị. Ước tính lượng CTSH ở các đô thị phát
sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm.
• Ở các đô thị loại I, chỉ số phát sinh CTSH trung bình
là 1,3 kg/người/ngày.
• Tại một số đô thị nhỏ (từ loại II trở xuống) CTSH đô
thị tăng không nhiều.
Chất thải sinh hoạt nông thôn
• CTSH nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia
đình, chợ, trường học… CTSH nông thôn có tỷ lệ cao
chất hữu cơ, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải
vườn.
• Về cơ bản, CTSH nông thôn hiện nay chưa được
thống kế đầy đủ do công tác quản lý còn hạn chế.
• Chỉ số phát sinh CTSH nông thôn trung bình 0,33
kg/người/ngày.
Chất thải y tế
• Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng chất thải y tế phát sinh
tại các bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong
đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại
(Bộ Y tế, 2017).
• Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết
các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như:
gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh;
tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y
tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận
nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Chất thải xây dựng
• Các đô thị đặc biệt Hà Nội, TP. Tỉnh/TP Khối lượng
CTXD
Hồ Chí Minh, chất thải xây dựng (tấn/ngày)
chiếm 25% chất thải đô thị. Hà Nội 384
TP Hồ Chí Minh 500
• Các địa phương khác như Bắc Hải Phòng 256
Giang, Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ 114
chất thải xây dựng chiếm 12 - Quảng Ninh 263
13% chất thải đô thị. Bắc Giang 87

Nguồn: Báo cáo HTMT giai đoạn 2011 - 2015 các địa phương
Chất thải công nghiệp
• Trong phạm vi toàn quốc, khối lượng CTCN xấp xỉ trên
22.440 tấn/ngày, tương đương 8,1 triệu tấn/năm. Theo thống
kê, CTCN tập trung chủ yếu ở 2 vùng ĐBSH và Đông Nam
Bộ nơI tập trung 2 vùng KTTĐ của cả nước.
• Khối lượng chất thải phát sinh do công nghiệp khai thác còn
cao hơn nhiều lần so với chất thải phát sinh từ các KCN.
Địa phương CTCN CTCN NH

ĐBSH 7.250 1.370


Trung du và miền núi 1.310 190
phía bắc

BTB và Duyên hải 3.680 1.140


Miền Trung

Tây Nguyên 460 65


Đông Nam Bộ 7.570 1.580
ĐBSCL 2.170 350
Nguồn: Báo cáo môi trường năm 2017- Chất thải rắn, 2017
 CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố phát sinh từ 07 loại
hình nguồn thải gồm khu dân cư, khu vực cơ quan hành chính
– văn phòng công ty, khu thương mại, nhà hàng – khách sạn,
khu vực sản xuất, cơ sở y tế, khu vực công cộng.

 Khối lượng trung bình khoảng 8.900 tấn/ngày (2017), theo


chuỗi số liệu từ năm 2011 đến 2017, tỷ lệ tăng lượng CTR sinh
hoạt % hàng năm khoảng 5,6%.

 Lượng phát thải đầu người năm 2017, tính trên dân số chính
thức của thành phố là khoảng 1,0 kg/người/ngày và có xu
hướng tăng đều hàng năm vào khoảng 0,02 – 0,03
kg/người/ngày.
- Chất thải rắn sinh hoạt: 5500 tấn/ngày
- Chất thải rắn công nghiệp: 500 tấn/ngày (gồm cả 50 tấn CTRNH/ngày)
- Chất thải bệnh viện: 20 tấn/ngày
Biểu đồ khối lượng chất thải phÁT sinh tại TPHCM
Thương nghiệp
12%
Chợ, trung tâm
thương mại
13%

tfộ GIA đình


58% Quét đường Công sở

14% 3%
Nguồn: Báo cáo HTMT Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015
• Chủ yếu là chất hữu cơ (chất thải thực phẩm) chiếm tỷ lệ
khá cao từ 65-95% tổng khối lượng chất thải
• Khoảng 10-25% khối lượng là các chất có khả năng tái
chế (plastic, giấy, kim loại…)
• Phần còn lại ít có khả năng tái chế, chủ yếu là các chất vô
cơ (sỏi, mảnh sành, đất…)
Thành Phước Đa Phước Thành Phước Đa Phước
phần Hiệp (%) (%) phần Hiệp (%) (%)
Thực 83-86,8 83,1-88,9 Thuỷ tinh 0,4 – 0,5 0,4 – 0,5
phẩm Lon đồ hộp - 0,2 – 0,3
Vò sò, 0,0 – 0,2 1,1 – 1,2 Kim loại 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2
ốc, cua màu
Tre, rơm, 0,3 – 1,3 1,3 – 1,8 Sành sứ 0,1 – 0,3 0,1 – 0,2
rạ
Xà bần 1,2 – 4,5 1,0 – 4,5
Giấy 3,6 – 4,0 2,0 – 4,0
Tro 0,0 – 1,2 -
Carton 0,5 – 1,5 0,5 – 0,8
Xốp 0,0 – 0,3 0,2 – 0,3
Nylon 2,2 – 3,0 1,4 – 2,2
Bông băng, 0,9 – 1,1 0,5 – 0,9
Nhựa 0,0 – 0,1 0,1 – 0,2 tã giấy
Vải 0,2 – 1,8 0,9 – 1,8 CTNH 0,1 – 0,2 0,1 – 0,2
Da 0 – 0,02 - Cao su 0,1 – 0,4 0,1 – 0,3
Gỗ 0,2 – 0,4 0,2 – 0,4 mềm

Nguồn: Báo cáo HTMT Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015
Thành phần hoá, lý của chất thải rất khác nhau, tuỳ thuộc vào:
• Vị trí địa lý
• Khí hậu và mùa
• Điều kiện kinh tế
• Tốc độ đô thị hoá
• Theo mức thu nhập…
C THAI LA NGU6N TAI
NGUYEN
Các kim loại có giá trị từ rác thải điện thoại di động

Lượng kim loại có trong một


điện thoại di động, g

Au 0.028
Ag 0.189

Cu 13.71

Pd 0.014

Nguồn: http://www.rieti.go.jp

Nguồn: http://www.coden.jp

Cứ một triệu điện thoại di động bị vứt đi có thể chứa khoảng


16 kg đồng, 350 kg bạc, 34 kg vàng và gần 15 kg paladium.
• 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế
• 50% rác thải gia đình có thể làm phân compost

Nguồn: https://www.olleco.co.uk
• 100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế

• Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lượng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với việc
sản xuất giấy từ nguyên liệu thô

• Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lượng để mở tivi trong ba giờ

• Tái chế một chai thuỷ tinh có thể tiết kiệm năng lượng để phát cho máy tính
trong 25 phút

• Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lượng để phát bóng đèn 60 W
trong ba giờ

Nguồn: https://www.willistown.pa.us
Làm thế nào để chuyển đổi …

… từ rác thải …
… thành tài nguyên?
Quản lý tổng hợp chất thải rắn (Integrated solid waste
management) là sự lựa chọn kết hợp giữa công nghệ, kỹ
thuật và chương trình quản lý phù hợp để đạt mục tiêu
quản lý chất thải rắn.
Từ chối (Refuse): Từ chối các nguồn nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Giảm thiểu (Reduce): Giảm thiểu tối đa lượng rác thải phát sinh

Tái sử dụng (Reuse): Tái sử dụng lại sản phẩm/một phần của sản phẩm
cho mục đích cũ/mục đích khác

Tái chế (Recycle): Tái chế rác thải làm nguyên liệu sản xuất/sản phẩm

Ủ phân (Compost): Chuyển đổi rác thải hữu cơ thành phân bón và/hoặc
nhiên liệu bằng phương pháp sinh học

Thu hồi năng lượng (Recover): Chuyển đổi rác thải thành năng lượng
bằng phương pháp nhiệt

Thải bỏ (Dispose): Thải bỏ rác thải vào môi trường (chôn lấp)
Phân cấp ưu tiên các biện pháp quản lý chất thải rắn

ƯU TIÊN NHẤT GIẢM


TTHHIU
ỂUHỒI
NĂNG LƯỢNG
THẢI BỎ
GIẢM TÁI SỬ
THIỂU DỤNG
TÁI CHẾ Ủ PHÂN
Ủ PHÂN

ÍT ƯU TIÊN
THU HỒI
N ĂN G
TÁI S Ử
LƯỢNG TÁI CHẾ
DỤNG
THẢI BỎ
Được ưa thích nhất

Từ chối (Refuse)
Giảm thiểu (Reduce)

Tái sử dụng (Reuse)

Tái chế (Recycle)


/ Ủ phân (Compost)

Thu hồi năng lượng


(Recover)

ÍtThải
được bỏ ưa
thích
(Dispose)
nhất
REFU SE
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức
quản lý chuyên trách về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc
quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, …).
Nguồn phát sinh

Phân loại, lưu trữ,


tái sử dụng tại nguồn

Thu gom tập trung

Trung chuyển và vận chuyển Phân loại, tái chế, chế biến và xử lý

Thải bỏ
Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn?
• Giúp cho việc tái chế, ủ phân, thu hồi năng lượng và thải bỏ rác
hiệu quả hơn
• Giảm diện tích bãi rác, giảm ô nhiễm môi trường không khí, đất và
nước
• Tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí khai thác nguyên liệu
• Tiết kiệm ngân sách trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác
• Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh
• Hướng dẫn phân loại rác thải gia đình tại TP. Higashihiroshima, Nhật Bản

Thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt sau phân loại
Nguồn: http://www.citenco.com.vn
Xe đẩy - thu gom rác sơ cấp
và quét đường phố Phân loại và đóng Trạm trung chuyển với rác được nén
gói các vật liệu tái
chế

Điểm trung chuyển cấp


- nơi tập kết xe rác trước khi
chuyển sang xe tải thu gom thứ Xe tải ép rác cỡ nhỏ
- thu gom và vận chuyển thứ cấp
Xe tải trung chuyển và thùng chứa

Nguồn: World Bank, 2018


Phân loại tại nhà máy xử lý rác
Nguồn: http://moitruongdothidanang.com.vn
Quy trình tái chế nhằm chuyển chất thải rắn thành nguyên
liệu công nghiệp hoặc sản phẩm cuối cùng.
Tái chế chất thải rắn có vai trò:
• Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm nhu cầu sử dụng
nguyên liệu thô cho sản xuất
• Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp có giá trị cho công
nghiệp với chi phí thấp
• Ngăn ngừa sự phát tán các chất độc hại vào môi trường và
tránh phải thực hiện quy trình tiêu hủy hoặc chôn lấp chất thải.
Quy trình tái chế nhôm phế liệu Quy trình tái chế sắt thép phế liệu
Nguồn: N.V. Phước, 2008
Nguồn:
http://www.env.go.jp
Nhận biết logo trên sản phẩm nhựa?
Nhận biết logo trên sản phẩm nhựa?

Số 1: là loại nhựa polyethylene


terephthalate (PETE hoặc PET). Số 2: là loại nhựa có tỷ
Hầu hết các chai soda và chai trọng polyethylene cao
nước khoáng.... Loại nhựa này Số 3: là loại nhựa được
(HDPE). Hầu hết các
dễ dàng tái chế. làm từ polyvinyl clorua
bình sữa cho trẻ em, chai
(PVC). Các loại giấy gói
đựng sữa, nước trái cây,
thực phẩm, chai đựng dầu
hoặc chứa các loại nước
ăn, đường ống dẫn nước.
tẩy rửa... Loại nhựa này
Nhựa PVC hiếm khi được
được xem là an toàn và
chấp nhận trong các
có thể dễ dàng tái chế.
chương trình tái chế.

Nguồn: http://stnmt.dongnai.gov.vn
Nhận biết logo trên sản phẩm nhựa?

Số 4: là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp


(LDPE). Sử dụng làm các loại túi nhựa đựng hàng
tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này không
được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

Số 5: là loại nhựa được làm từ polypropylene (PP).


Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc,
chai đựng nước xirô/nước sốt cà chua, tương ớt,
ống hút... Loại nhựa này an toàn và được tái chế.

Nguồn: http://stnmt.dongnai.gov.vn
Nhận biết logo trên sản phẩm nhựa?

Số 6: Nhựa Polystyrene (PS), hay còn được gọi là xốp,


sử dụng trong đóng gói bao bì, làm ra các loại đĩa và ly
dùng 1 lần. Rất khó để tái chế.

Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa là


“Tất cả mọi thứ”. Bao bì được làm ra từ loại
nhựa này không thuộc 6 loại trên hoặc từ
nhiều loại nhựa trên kết hợp với nhau.

Nguồn: http://stnmt.dongnai.gov.vn
Ủ phân hiếu khí: là quá trình biến đổi sinh học
các chất thải rắn hữu cơ thành các chất vô cơ
(quá trình khoáng hóa) dưới tác dụng của vi
sinh vật hiếu khí.

Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là


Nguồn: https://fertilizer-machinery.com
phân compost.
Ủ phân kỵ khí: là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh
vật trong điều kiện kỵ khí, áp dụng đối với chất thải rắn có hàm lượng
rắn từ 4-8%.

Sản phẩm cuối cùng là khí sinh học (CH4 và CO2) và chất mùn ổn
định dùng làm phân bón. Khí CH4 có thể thu gom và sử dụng như
nguồn nhiên liệu sinh học.
Sơ đồ quá trình ủ hiếu khí rác đô thị

Sơ đồ quá trình ủ kỵ khí rác đô thị

Nguồn: N.V. Phước, 2008


Nguồn: https://
Open windrow composting plant
Nguồn: https://www.barnardhealth.us

Nhà máy phân compost làm từ chất thải rắn sinh hoạt ở Hải Phòng
• Thiêu đốt là quá trình oxi hoá chất thải rắn bằng oxy không khí
dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học.
• Sản phẩm cuối của quá trình thiêu đốt là các khí nitơ, cacbonic,
hơi nước và tro.
• Năng lượng nhiệt có thể được thu hồi nhờ quá trình trao đổi
nhiệt với khí sinh ra ở nhiệt độ cao.
• Bằng cách thiêu đốt, thể tích chất thải rắn có thể giảm đến 80-
90%.
Hệ thống lò đốt r
Nguồn: N.V. Phước, 2008
A municipal solid waste incineration plant in Europe
Nguồn: Dieter Mutz và cộng sự, 2017

Long

Nhà máy đốt rác tại Sơn Tây, Hà Nội


Nguồn: Công ty Môi trường Thăng
Nhà máy đốt rác phát điện ở Cần Thơ
Nguồn: http://dntm.vn
Chôn lấp (landfilling) là việc đổ chất thải rắn vào khu đất đã được
chuẩn bị trước. Quá trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất
thải chuyển đến, thải bỏ, nén ép chất thải và lắp đặt các thiết bị giám sát
chất lượng môi trường xung quanh.
Chôn lấp có ưu điểm:

• Xử lí được tất cả các loại chất thải rắn

• Thu hồi năng lượng từ khí biogas

• Bãi chôn lấp sau đóng cửa có thể dùng


làm bãi đỗ xe, sân chơi, công viên…

• Không thể thiếu dù áp dụng bất kì


phương pháp xử lý chất thải nào Nguồn: Danthurebandara, 2015
Thâi bé (Chén lap)
0 chin hoân
ch[nh vdi cfc
Idp Bdncht/avA May
mAy ntn ki ph£I
H$ lh6ng zñ li

S8t

T gom&M

CTR aioc

OSI hd lrq

Mô hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh


Nguồn: N.V.
Phước, 2008
Khu liên hợp xử lý chất thải
Đa Phước, TP. HCM
Nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn

Bãi chôn lấp rác Nam Sơn,


huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
Nguồn: http://quochoi.vn
4.4. KINH TE TUAN HOAN
VA SAN XUAT XANH
Waste management in Circular economy
Nguồn: Asian Development Bank, 2008
Linear economy

Circular economy

Nguồn: Pont và cộng sự, 2019


Kinh tế tuyến tính (Linear Economy) là cách thức phát triển
kinh tế theo mô hình đường thẳng, từ Khai thác tài nguyên
(Take) làm đầu vào cho Sản xuất (Make), đến Phân phối
(Distribute), Tiêu dùng (Use) và cuối cùng là Thải loại (Dispose).

Đẩy mạnh kinh tế tuyến tính chính là đẩy mạnh quá trình
khai thác tài nguyên và tạo ra chất thải, tất yếu sẽ dẫn tới
cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) hướng tới việc kết nối
điểm cuối của đường thẳng ấy trở lại với điểm đầu, trở thành
một vòng tuần hoàn của vật chất.

Kinh tế tuần hoàn tạo ra các vòng tuần hoàn nhỏ trong mỗi
khâu khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật
chất được sử dụng lâu nhất có thể.
• Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), kinh tế
tuần hoàn là nơi giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài
nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất có thể và đồng thời
giảm tối thiểu chất thải.
• Kinh tế tuần hoàn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, trong khi giảm
khai thác tài nguyên và giảm chất thải ra môi trường.
• Việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế
tuần hoàn gần đây đã trở thành xu thế tại nhiều nước trên thế giới.
• Tính đến 2018, đã có hơn 45 quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn,
với hơn 100 mô hình tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
KCN Kalundborg được coi là một ví dụ điển hình về việc
áp dụng Cộng sinh công nghiệp đầu tiên trên thế giới.

KCN Kalundborg, Đan Mạch


Nguồn: N.C. Lãnh, 2005
Thực tế vận hành từ 1970 đến
2003 mang lại các lợi ích:
Giảm tiêu thụ tài nguyên
• Dầu: 19.000 tấn/năm
• Than đá: 30.000 tấn/năm
• Nước: 600.000 m3/năm
Giảm tải lượng khí thải
• CO2: 130.000 tấn/năm
• SO2: 3.700 tấn/năm
Tái sử dụng phế phẩm
• Tro: 135 tấn/năm
• Sulphua: 2.800 tấn/năm
• Thạch cao: 80.000 tấn/năm
• Nitơ trong bùn: 800.000 tấn/năm

Mô hình kinh tế tuần hoàn tại KCN Kalundborg, Đan Mạch


Nguồn: N.C. Lãnh, 2005
Một số mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam:
• Thu gom tái chế sắt vụn, giấy, nhựa…
• Vườn-Ao-Chuồng (VAC), Vườn-Rừng-Ao-Chuồng (VRAC), trồng cây-nuôi cá kết
hợp (Aquaponics), thu hồi khí sinh học từ chất thải vật nuôi
• Sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ
• 4 khu công nghiệp sinh thái - là mô hình theo kiểu khu công nghiệp tuần hoàn, tại
Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ
• Tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang
• Ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa
• Tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của công ty Upp!
• Chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…) tạo ra Chitosan và SSE
• Sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature)
• Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam)
Nguyên liệu
(Raw materials) Chất thải rắn
Quá trình (Solidwaste)
Nước sản xuất Nước thải
(Water) (Process) (Wastewater)
Khí thải
Năng (Emisions)
lượng
(Energy)
Sản phẩm
(Products)

Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong
bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp hay dịch vụ nào
vì không thể đạt hiệu suất 100%
Bạn suy nghĩ gì khi nói về
vấn đề ô nhiễm trong sản
xuất Công Nghiệp ???
Biến đổi khí Nóng lên toàn
hậu Cạn kiệt tài
cầu và gia tăng
nguyên
mực nước biển

Mất rừng và sinh Thủng tầng


giảm đa dạng học ôzôn
H
i

u

n
g
n
h
à
k
í
n
h
Trong bối cảnh tài nguyên và năng lượng ngày càng
khan hiếm và cạn kiệt, Việc gia tăng sử dụng nhiên liệu,
tăng tiêu thụ nước, năng lượng, tăng phát thải từ hoạt
động kinh doanh sản xuất, dẫn đến các vấn đề môi
trường và BĐKH nghiêm trọng  Giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp, mô hình sản xuất không bền vững đã thúc
đẩy con người nghĩ đến các giải pháp “Xanh” cho quá
trình sản xuất của mình.
Phát triển bền vững (PTBV)

Tăng trưởng xanh (TTX)


KHÁI
NIỆM Sản xuất bền vững (SXBV)

Sản xuất Xanh (SXX)


Định nghĩa về PTBV
Theo hội đồng Thế Giới về Môi trường và
phát triển bền vững (WCED,1997) trình bày
trong tài liệu “Tương lai chung của chúng ta”
thì “Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay
mà không làm tổn hại đến khả năng của các
thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”
TRỤ CỘT CỦA PTBV
T ăng trưởng xanh (TTX)
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên
Hiệp Quốc (UNESCAP):“Tăng trưởng xanh là chính sách
cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh tăng
trưởng kinh tế bền vững về môi trường để thúc đẩy sự
phát triển ít Cacbon và tiến bộ xã hội”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD):
“Tăng trưởng xanh là cách thức để đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo tồn môi trường,
ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu
việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên”
Sản xuất xanh (SXX):
Theo chương trinh môi trường Liên Hợp Quốc - UNEP
(2011) “SXX với mục đích chính là giảm lượng tài
nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc
sử dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng
và tài nguyên, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến
môi trường thông qua việc giảm thiểu chất thải và ô
nhiễm. Theo nghĩa rộng, SSX liên quan đến tái thiết
kế sản phẩm, hệ thống sản xuất và mô hình kinh
doanh, cũng như trách nhiệm mở rộng của nhà sản
xuất trong việc thu hồi, sử dụng hiệu quả tài nguyên
và sản xuất sạch và tái chế một cách tối đa”
Cách tiếp cận và chuyển đôi mô
hình sản xuất “Nâu” sang “Xanh”
Sản xuất truyền thống (nâu)
chủ yếu dựa vào việc khai
thác, sử dụng lao động và tài
nguyên giá rẻ để sản xuất,
tập trung vào số lượng sản
phẩm, thường chỉ chú trọng
đến tăng trưởng kinh tế mà ít
quan tâm việc BVMT
Doanh nghiệp đã
làm gì để bảo vệ
Môi trường ???
Giâi phâp kiem soât é nhiem Cé g N hié
Phát triển bền vững
- Hiệu quả sinh thái

1990s
Ngăn ngừa ô nhiễm
1980s Giảm thiểu chất thải
- Sản xuất sạch hơn
1970s Tái sinh và
sử dụng lại
1960s Xử lý cuối
đường ống
Thải bỏ trực tiếp
Pha loãng

Thụ động,
Chủ động,
đối phó lại
tích cực

Những cách tiếp cận bảo vệ môi trường


Mô hình Sản xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên,
sản phẩm nhiều hơn, dòng thải ít hơn, biến dòng
thải thành lợi nhuận, giảm phát sinh khí nhà kính

Cách tiếp cận mới


SẢN XUẤT XANH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


• Sử dụng tối ưu tài nguyên và năng lượng
• Giảm thiểu tối đa chất thải ở mọi
điểm trên vòng đời SP
• Lựa chọn quay vòng các nguyên liệu
trước khi chọn giải pháp cuối cùng là chôn
lấp
• Tăng lợi nhuân cho doanh nghiệp và
hướng tới phát triển bền vững cho doanh
nghiệp
***?° !@^° ^** !@I **o9° *'->'*9

guex i ¿nx u¿g d¿gd !


é!0
Tại sao doanh nghiệp nên áp
dụng Sản xuất Xanh???
Nếu bỏ qua vấn đề ô nhiễm doanh nghiệp sẽ
gặp phải:
Rủi ro bị phạt
Rủi ro phải ngưng sản xuất hoặc di dời đi nơi khác
Giảm khả năng cạnh tranh và chịu nhiều áp lực từ
cộng đồng

Nếu xử lý ô nhiễm doanh nghiệp sẽ


Tốn chi phí lắp đặt và vận hành HTXL
Không thu được lợi nhuận ngoài việc tuân thủ PL
Kinh phí xử lý ô nhiễm được ví bằng hình ảnh tảng
băng ta chỉ nhìn thấy phần nổi không thấy được phần
chi phí tiềm ẩn rất lớn
Lợi ích trực tiếp

Nâng cao hiệu quả sản xuất:


SẢN XUẤT SẠCH XAN
Sử dụng năng lượng/nguyên liệu hiệu quả, Giảm
SẼ GIÚP DOANH NGH
tổn thất nguyên, nhiên liệu; Nâng cao sự ổn định
của sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Tiết kiệm chi phí
Cải thiện môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Cải thiện môi trường làm việc bên trong
doanh nghiệp (sạch sẽ, an toàn)
Thu hồi nhiều phế liệu và phế phẩm
Lợi ích Gián tiếp

Tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính


Tuân thủ tốt hơn các quy định về môi trường
Các cơ hội thị trường mới và tốt và hấp dẫn hơn
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp
Áp dụng chiến lược SXX sẽ giúp công ty có
được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao tính cạnh Thực Sản xuất xanh
tranh và chỗ đứng trên thị trường /Sản xuất bền vững

SẢN XUẤT XANH/ SẢN


XUẤT BỀN VỮNG

Giảm chi phí sản xuất và giảm chất thải

Khích lệ
đổi mới

Tăng lợi nhuận Nâng cao chất lượng sản


phẩm, tăng hiệu suất
Định nghĩa Sản xuất sạch hơn (SXSH)
Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) thì Sản xuất
sạch hơn (SXSH) được định nghĩa:
Là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp
về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi
ro cho con người và môi trường.
Đối với • Bảo toàn các nhiên liệu và nguyên liệu
quá trình • Loại trừ các nguyên liệu độc hại
sản xuất • Giảm về lượng và tính độc hại của chất
thải trước khi ra khỏi quy trình sản xuất

Đối với • Giảm các ảnh hưởng tiêu cực


sản trong suốt chu kỳ sống của sản
phẩm phẩm, từ khâu thiết kế dến thải
bỏ.

Đối với vụ
dịch
• SXSH đưa các
yếu tố về môi
trường vào
trong thiết kế và
phát
triển các dịch
vụ.
Tóm tắt khái niệm SXSH:

Liên tục Con người


Tiến trình

Phòng ngừa CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU


Sản phẩm
MÔI TRƯỜNG RỦI RO

Tích hợp Dịch vụ


Môi trường
Các doanh nghiệp có thể được Xanh hóa bằng cách:
Cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ xanh để xanh hóa
các doanh nghiệp đối tác hay khách hàng của mình (Sản
phẩm xanh và dịch vụ xanh)
Hoặc trở thành doanh nghiệp xanh bằng cách xanh hóa
qui trình sản xuất của mình hay của các đối tác trong
chuỗi giá trị (Xanh hóa quy trình).
Các doanh nghiệp cũng có thể xanh hóa bằng sản phẩm,
dịch vụ xanh và cả qui trình sản xuất
Văn phòng xanh
Ngôi nhà Xanh Liên hợp quốc (GOUNH) Hà Nội đã được nhận giải
thưởng trong Thiết kế và Vận hành Bền vững
Giảm 28.8% năng lượng sử dụng.
Giảm 42% việc sử dụng nước thông qua các thiết bị.
94% cấu trúc hiện có là tái sử dụng.
35% tất cả mái nhà là Xanh.
77% diện tích mái và vỉa hè hạn chế hiệu ứng nhiệt hòn đảo.
408 tấm pin mặt trời, tạo ra ít nhất 110.000 kWh/năm.
Sử dụng một hệ thống phần mềm thông minh và tập trung để kiểm
soát các thiết bị cơ điện, nhiệt và thiết bị cơ khí
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1. Giúp SV thực hành phân loại rác hữu cơ phù hợp ủ
làm compost
2. Hiểu và áp dụng được quy trình tự ủ làm compost
quy mô gia đình
3. Đánh giá được chất lượng phân hữu cơ và tự trồng
được rau mầm bằng compost

Clip hướng dẫn ủ phân compost


NGUYÊN LIỆU
1. Rau thải
2. Vụn xơ dừa TỶ LỆ PHỐI TRỘN
3. Men vi sinh • 50% rau + 50% xơ dừa
• 20 g vi sinh / xô 12-15 lít LÓT ĐÁY XÔ
• Xơ dừa
XÔ Ủ VỊ TRÍ Ủ
1. Xô có nắp 10 – 12 lít 1. Nơi có bóng râm
2. Đục lỗ quanh thành xô và đáy 2. Tránh để mưa chảy vào

DAO, RỔ

BAO ĐỰNG XÔ
NÊN KHÔNG NÊN
Các loại rau thải (tươi Rau đã qua chiên, xào có
RAU
hoặc đã chín) chứa dầu mỡ
Củ đã qua chiên, xào có
Các loại củ (cà rốt,
CỦ chứa dầu mỡ, củ hành,
khoai, củ cải)
tỏi
Hạt cứng, vỏ mít, vỏ dừa,
Vỏ trái cây (đu đủ, táo,
QUẢ vỏ măng cụt, trái thơm,
xoài, chuối, lê, ..)
chanh
THỰC PHẨM Bã trà, bã cà phê, cơm, Xương, thịt, cá, nội tạng,
THỪA bã đậu phụ trà túi, thức ăn chó mèo
Cỏ dại, gỗ, tro, giấy báo,
Cỏ nhật, hoa tươi,
KHÁC phân người và phân
phân bò khô
động vật tươi
PHÂN • Chuẩn bị các nguyên liệu có thể dùng để ủ phân.
LOẠI • Loại bỏ các tạp chất (nilon, kim loại, thủy tinh,…)

BĂM Dùng dao băm nhỏ nguyên liệu kích cỡ 1 – 2 cm. Tránh băm quá
NHỎ nhỏ làm mất độ xốp

PHỐI •Trộn mùn xơ dừa và nguyên liệu ủ theo tỉ lệ 50:50 theo thể tích.
TRỘN • Bổ sung ~20g men vi sinh với xô ủ 20 lít.

Ủ • Xô ủ (có nắp đậy) đục lỗ quanh thành khoảng cách ~ 2 cm và 6-


PHÂN 8 lỗ đáy. Đáy xô lót một lớp mùn dừa hút ẩm.
• Sau khi cho nguyên liệu ủ vào xô, nén nhẹ, đậy nắp.

ĐẢO • Đảo trộn xô ủ định kỳ 7 ngày/lần (trong 3-4 tuần).


TRỘN • Kiểm tra độ ẩm theo phương pháp nắm tay. Đánh giá mùi và màu
sắc.

THU • Khi kết thúc quá trình ủ, dùng sàng lỗ 1-2mm rây lấy phần tinh (phân
HOẠCH mùn) để trồng cây.
• Phần trên sàng
trộn cùng
nguyên liệu cho
ủ mẻ tiếp theo.
 Buổi 1: GV hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu, xô, phối trộn, phát chế phẩm vi sinh

 Sinh viên nộp clip/hình ảnh chuẩn bị xô, phân loại, băm và trộn rác

 Buổi 2: GV hướng dẫn cách đảo trộn, đánh giá độ ẩm, đánh giá mùi, màu sắc

 Sinh viên nộp clip/hình ảnh đảo trộn lần 1.

 Buổi 3: GV hướng dẫn đảo trộn lần 2.

 Sinh viên nộp clip/hình ảnh đảo trộn lần 2.

 Buổi 4: GV hướng dẫn thu hoạch compost, chuẩn bị hạt giống rau mầm, gieo hạt
rau mầm

 Sinh viên nộp clip/hình ảnh thu hoạch compost và trồng rau mầm

 Buổi 5: GV đánh giá kết quả các nhóm

 Sinh viên nộp sản phẩm hoặc hình ảnh sản phẩm rau mầm
1. Nêu các cách phân loại rác thải hiện nay?

2. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại Việt Nam?

3. Đánh giá về tình hình phát sinh và xử lý rác thải hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh?

4. Tại sao có thể nói rác thải là nguồn tài nguyên?

5. Trình bày các biện pháp trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn và
thứ tự ưu tiên giữa các biện pháp này.

6. Đề xuất một số giải pháp cho công tác phân loại rác thải tại nguồn ở TP. Hồ Chí
Minh / ở Việt Nam.

7. Nêu đặc điểm của kinh tế tuần hoàn. Cho ví dụ về một mô hình thể hiện cách
tiếp cận của kinh tế tuần hoàn.

8. Vì sao cần phải sản xuất xanh? Trình bày những lợi ích của doanh nghiệp khi
thực hiện sản xuất xanh.

9. Hãy đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sản xuất xanh ở Việt Nam.

You might also like