Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 168

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Nguyễn Thùy Dung


Đinh Thị Hằng
Trần Quốc Đạt

TÀI LIỆU HỌC TẬP


VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN
(Lưu hành nội bộ)

Hà Nội - 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu học tập Vẽ thiết kế điện được biên soạn theo kế hoạch đào tạo và chương
trình học phần Vẽ thiết kế điện - là học phần kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ kỹ thuật
Điện - Điện tử, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp. Học phần được bố trí giảng
dạy sau các học phần Kỹ thuật vật liệu - khí cụ điện và học phần Hệ thống cung cấp điện.
Nội dung tài liệu gồm 4 chương chính:
Chương 1: Khái niệm chung về vẽ thiết kế điện, cung cấp những kiến thức cơ bản về
các tiêu chuẩn của bản vẽ điện, các quy ước và ký hiệu dùng trong bản vẽ điện từ đó sinh
viên ứng dụng vẽ một số sơ đồ điện chiếu sáng cơ bản.
Chương 2: Các phần mềm sử dụng trong vẽ thiết kế điện, cung cấp những kiến thức
cơ bản về phần mềm AutoCAD, phần mềm CADe – SIMU và phầm mềm tính toán mô
phỏng chiếu sáng DIALux.
Chương 3: Ứng dụng vẽ thiết kế điện trong lĩnh vực dân dụng, trình bày tổng quan
về bản vẽ điện dân dụng, hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ và các bước triển khai thiết kế điện.
Ứng dụng phần mềm AutoCAD để thiết kế điện cho công trình dân dụng
Chương 4: Ứng dụng vẽ thiết kế điện trong lĩnh vực công nghiệp, trình bày tổng
quan về bản vẽ điện trong công nghiệp, hiểu và biết cách đọc các sơ đồ mạch điện công
nghiệp. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng một số mạch điện trong công nghiệp.
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật
công nghiêp, Khoa Điện, Bộ môn Điện công nghiệp đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để nhóm tác giả viết tài liệu học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi còn
nhiều sai sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và đọc giả
để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Địa chỉ: Khoa Điện P.705 HA10 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, 218 Lĩnh
Nam, Hoàng Mai, Hà nội.
Website: khoadien.uneti.edu.vn.
Email: khoadien@uneti.edu.vn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2019

2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN .......................... 6
1.1. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện ................................................................................... 6
1.1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ................................................................................ 6
1.1.2. Tiêu chuẩn Quốc tế (IEC) ....................................................................................... 7
1.1.3. Giới thiệu một số tiêu chuẩn thiết kế điện Việt Nam .............................................. 7
1.2. Các quy ước chung về bản vẽ điện ............................................................................. 7
1.2.1. Quy ước về vật liệu dụng cụ vẽ dùng trong bản vẽ điện ......................................... 7
1.2.2. Quy ước về các loại khổ giấy và định dạng khung bản vẽ ...................................... 9
1.2.3. Các quy ước về chữ viết trong bản vẽ điện............................................................ 11
1.2.4. Các quy ước về đường nét trong bản vẽ điện ........................................................ 12
1.3. Các ký hiệu dùng trong bản vẽ điện.......................................................................... 14
1.3.1. Vẽ các ký hiệu sơ đồ mặt bằng xây dựng .............................................................. 14
1.3.2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng ................................................... 16
1.3.3. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp ................................................. 20
1.3.4. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện ...................................................... 24
1.4. Ứng dụng vẽ một số sơ đồ điện chiếu sáng cơ bản................................................... 27
1.4.1. Mạch đèn đơn......................................................................................................... 27
1.4.2. Mạch đèn một đèn, một công tắc và một ổ cắm .................................................... 28
1.4.3. Mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi ...................................................... 29
1.4.4. Mạch một đèn điều khiển ba nơi (mạch đèn hành lang) ........................................ 31
1.4.5. Mạch đèn sáng tắt luân phiên ................................................................................ 32

CHƯƠNG 2. CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN .. 35


2.1. Phần mềm AutoCAD ................................................................................................ 35
2.1.1. Giới thiệu chung về phần mềm Autocad ............................................................ 35
2.1.2. Các lệnh thiết lập bản vẽ ..................................................................................... 44
2.1.3. Các lệnh vẽ cơ bản trong AutoCAD ................................................................... 55

3
2.1.4. Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình............................................................................... 60
2.1.5. Các lệnh biến đổi và sao chép hình..................................................................... 63
2.1.6. Quản lý đối tượng theo lớp, đường nét và màu .................................................. 66
2.1.7. Nhập và hiệu chỉnh văn bản ................................................................................ 70
2.1.8. Thực hành vẽ một số ký hiệu dùng trong bản vẽ điện. ....................................... 73
2.2. Phần mềm cad_simu ................................................................................................. 73
2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm CADE-SIMU ....................................................... 73
2.2.2. Hệ thống Menu trong phần mềm CADe – SIMU .................................................. 75
2.2.3. Các thanh công cụ trên phầm mềm CADe- SIMU ................................................ 81
2.2.4. Thư viện của CADe – SIMU ................................................................................ 81
2.2.5. Ứng dụng phần mềm CADe-SIMU vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch điện trong công
nghiệp 83
2.3. Phần mềm DIALux ................................................................................................... 90
2.3.1. Giới thiệu chung về phần mềm DIALux ............................................................ 90
2.3.2. Hệ thống Menu trong phần mềm DIALux ......................................................... 93
2.3.3. Các thanh công cụ trên phần mềm DIALux .................................................... 115
2.3.4. Hướng dẫn tính toán chiếu sáng ....................................................................... 119
2.3.5. Ứng dụng phần mềm DIALux để thiết kế, mô phỏng chiếu sáng. .................. 124

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG DÂN DỤNG ....... 133
3.1. Tổng quan về bản vẽ điện dân dụng. ...................................................................... 133
3.2. Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ điện dân dụng ............................................................. 134
3.2.2. Ký hiệu trên bản vẽ và các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện. ................. 136
3.3. Các bước triển khai thiết kế điện ............................................................................ 137
3.3.1. Xác định phụ tải điện trong dân dụng ............................................................... 137
3.3.2. Xác định phương án cấp điện ........................................................................... 139
3.3.3. Nguyên tắc lắp đặt điện và bố trí thiết bị trên mặt bằng ................................... 141
3.4. Vẽ thiết kế điện cho một căn hộ điển hình ............................................................. 148
3.5. Vẽ thiết kế điện cho một tòa nhà ............................................................................ 151
3.5.1. Xây dựng bản vẽ thiết kế cung cấp điện ........................................................... 151

4
3.5.2. Triển khai bản vẽ thiết kế điện cho tòa nhà ...................................................... 154

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG


NGHIỆP 157
4.1. Tổng quan về bản vẽ điện trong công nghiệp ......................................................... 157
4.1.1. Vẽ thiết kế trạm biến áp cho nhà máy ................................................................. 157
4.1.2. Vẽ thiết kế hệ thống điện chiếu sáng. .................................................................. 158
4.1.3. Vẽ thiết kế tủ điện phân phối ............................................................................... 159
4.1.4. Vẽ thiết kế hệ thống điện động lực: ..................................................................... 159
4.2. Vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch điện cơ bản trong công nghiệp .............................. 159
4.2.1. Vẽ sơ đồ mạch đổi nối sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha .................. 159
4.2.2. Vẽ sơ đồ mạch đảo chiều quay cho động cơ không đồng bộ 3 pha. .................... 166
4.2.3. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha có hãm động năng. ... 167
4.2.4. Vẽ sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha qua các cấp điện trở phụ
theo nguyên tắc thời gian ............................................................................................... 169

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 172

5
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về vẽ thiết kế điện: các tiêu chuẩn của bản vẽ
điện, các quy ước và ký hiệu dùng trong bản vẽ điện từ đó sinh viên ứng dụng vẽ một số sơ
đồ điện chiếu sáng cơ bản.

1.1. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện


Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn vẽ điện khác nhau như: tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn
Châu Âu, tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu chuẩn Liên Xô (cũ), tiêu chuẩn Việt Nam... Ngoài ra
còn có các tiêu chuẩn riêng của từng hãng, từng nhà sản xuất, phân phối sản phẩm.
Nhìn chung các tiêu chuẩn này không khác nhau nhiều, các ký hiệu điện được sử dụng
gần giống nhau, chỉ khác nhau phần lớn ở ký tự đi kèm (tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt...).
Trong nội dung tài liệu này sẽ giới thiệu trọng tâm là ký hiệu điện theo tiêu chuẩn Việt Nam
và có đối chiếu, so sánh với tiêu chuẩn Quốc tế ở một số dạng mạch.
1.1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
Các ký hiệu điện được áp dụng theo TCVN 1613 – 75 đến 1639 – 75, các ký hiệu mặt
bằng thể hiện theo TCVN 185 – 74. Theo TCVN bản vẽ thường được thể hiện ở dạng sơ đồ
theo hàng ngang và các ký tự đi kèm luôn là các ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Việt (Hình
1.1).

Hình 1.1 Sơ đồ thể hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam


6
1.1.2. Tiêu chuẩn Quốc tế (IEC)

Trong IEC, ký tự đi kèm theo ký hiệu điện thường dùng là ký tự viết tắt từ thuật ngữ
tiếng Anh và sơ đồ thường được thể hiện theo cột dọc (Hình 1.2).

Hình 1.2 Sơ đồ thể hiện theo tiêu chuẩn quốc tế


1.1.3. Giới thiệu một số tiêu chuẩn thiết kế điện Việt Nam
- TCVN 9206 - 2012
- TCVN 9207 – 2012
- TCVN 4756 – 1989
- TCVN 1615 – 75
- TCVN 1623 – 75

1.2. Các quy ước chung về bản vẽ điện


1.2.1. Quy ước về vật liệu dụng cụ vẽ dùng trong bản vẽ điện
- Giấy vẽ: có 3 loại giấy: giấy vẽ tinh, giấy bóng mờ, giấy kẻ ôli.
- Bút chì: có nhiều loại khác nhau, tùy theo yêu cầu mà chọn loại bút chì cho thích hợp.
o H: loại cứng: 1H, 2H, 3H, 4H,..9H
o HB: loại trung bình
o B: loại mềm 1B, 2B, ….9B
7
- Thước vẽ: Trong vẽ điện, sử dụng các loại thước sau đây:
o Thước dẹp: Dài (30 - 50) cm, dùng để kẻ những đoạn thẳng (Hình 1.3a).
o Thước chữ T: Dùng để xác định các điểm thẳng hàng, hay khoảng cách nhất định
nào đó theo đường chuẩn có trước (Hình 1.3b).
o Thước rập tròn: Dùng vẽ nhanh các đường tròn, cung tròn khi không quan tâm
lắm về kích thước của đường tròn, cung tròn đó (Hình 1.3c).
o Eke: Dùng để xác định các điểm vuông góc, song song (Hình 1.3d)

Hình 1.3 Các loại thước dùng trong vẽ thiết kế điện


8
 Các công cụ khác: Compa, tẩy, khăn lau, băng dính…
1.2.2. Quy ước về các loại khổ giấy và định dạng khung bản vẽ
a) Các loại khổ giấy
Ký hiệu khổ
44 24 22 12 11
giấy
Kích thước các
cạnh của khổ 1189 x 841 594 x 841 594 x 420 297 x 420 297 x 210
giấy (mm)
Ký hiệu của tờ
A0 A1 A2 A3 A4
giấy tương ứng

Quan hệ giữa các khổ giấy như sau:

Hình 1.4 Quan hệ các khổ giấy


b) Định dạng khung bản vẽ
 Định dạng khung bản vẽ và vị trí đặt khung tên:

9
Hình 1.5 Vị trí khung tên trong bản vẽ
 Thành phần và kích thước khung tên
Khung tên trong bản vẽ điện có 2 tiêu chuẩn khác nhau ứng với các khổ giấy như sau:
- Đối với khổ giấy A2, A3, A4: Nội dung và kích thước khung tên như Hình 1.6.

Hình 1.6 Nội dung và kích thước khung tên dùng cho bản vẽ khổ giấy A2, A3, A4

- Đối với khổ giấy A1, A0: Nội dung và kích thước khung tên như Hình 1.7.

10
Hình 1.7 Nội dung và kích thước khung tên dùng cho bản vẽ khổ giấy A1,A0
 Chữ viết trong khung tên
Chữ viết trong khung tên được qui ước như sau:
- Tên trường: Chữ IN HOA h = 5 mm (h là chiều cao của chữ).
- Tên khoa: Chữ IN HOA h = 2,5 mm.
- Tên bản vẽ: Chữ IN HOA h = (7 – 10) mm.
- Các mục còn lại: có thể sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường h = 2,5 mm.
1.2.3. Các quy ước về chữ viết trong bản vẽ điện
- Có thể viết đứng hoặc viết nghiêng 750
- Chiều cao khổ chữ: h = 14, 10, 7, 3.5, 2.5 (mm)
- Chiều cao các loại chữ:
o Chữ hoa = h
o Chữ thường có nét sổ (h, g, l) =h
o Chữ thường không có nét sổ (a, e, m) =5/7h
- Chiều rộng:
o Chữ hoa và số = 5/7h, ngoại trừ A, M = 6/7h; số 1 = 2/7h; w = 8/7h; l =
4/7h; J, I = 2/7h.

11
- Chữ thường = 4/7h; ngoại trừ w, m = h; f, j, l, t = 2/7h; r = 3/7h.
- Bề dày nét chữ, số= 1/7h.
1.2.4. Các quy ước về đường nét trong bản vẽ điện
Trong vẽ điện thường sử dụng các dạng đường nét sau (Bảng 1.1 và Bảng 1.2):

STT Loại đường nét Mô tả Tiêu chuẩn

1 Nét cơ bản (nét liền đậm) B = (0,2-0,5)mm

2 Nét liền mảnh b1= b/3

3 Nét đứt b1= b/2

4 Nét chấm gạch mảnh b1= b/3

5 Nét chấm gạch đậm b1= b

6 Nét lượn sóng b1= b/3

Bảng 1.1 Các dạng đường nét và tiêu chuẩn


Tên gọi Hình dạng Ứng dụng
- Cạnh thấy đường bao thấy.
1. Nét liền đậm - Đường đỉnh ren thấy.
- Khung bảng tên, khung tên.
- Đường đóng, đường dẫn, đường kích
thước.
2. Nét liền mảnh - Đường bao mặt cắt chập.
- Đường gạch gạch trên mặt cắt.
- Đường chân ren thấy.
3. Nét đứt - Cạnh khuất, đường bao khuất.
12
4. Nét gạch chấm - Trục đối xứng.
mảnh - Đường tâm của vòng tròn.
- Đường cắt lìa hình biểu diển.
- Đường phân cách giữa hình cắt và hình
5. Nét lượn sóng
chiếu khi không dùng trục đối xứng làm
trục phân cách.

Bảng 1.2 Ứng dụng của các dạng đường nét


 Cách ghi kích thước
Thành phần ghi kích thước:
- Đường gióng kích thước: vẽ bằng nét liền mảnh và vuông góc với đường bao.
- Đường ghi kích thước: vẽ bằng nét liền mảnh và song song với đường bao, cách
đường bao từ 7 ÷ 10mm.
- Mũi tên: nằm trên đường ghi kích thước, đầu mũi tên chạm sát vào đường gióng, mũi
tên phải nhọn và thon.

 Qui tắc vẽ:


Khi hai nét vẽ trùng nhau, thứ tự ưu tiên:
- Nét liền đậm: cạnh thấy, đường bao thấy.
- Nét đứt: cạnh khuất, đường bao khuất.
- Nét chấm gạch: đường trục, đường tâm.
- Nếu nét đứt và nét liền đậm thẳng hàng thì chỗ nối tiếp vẽ hở. Trường hợp khác nếu
các nét vẽ cắt nhau thì chạm nhau.
 Cách ghi kích thước:
- Trên bản vẽ kích thước chỉ được ghi một lần.
- Đối với hình vẽ bé, thiếu chổ để ghi kích thước cho phép kéo dài đường ghi kích
thước, con số kích thước ghi ở bên phải, mũi tên có thể vẽ bên ngoài.
- Con số kích thước: Ghi dọc theo đường kính hước và ở khoảng giữa, con số nằm
trên đường kính thước và cách một đoạn khoảng 1.5mm.
- Đối với các góc có thể nằm ngang.
- Để ghi kích thước một góc hay một cung, Đường ghi kích thước là một cung tròn.
13
- Đường tròn: Trước con số kích thước ghi thêm dấu Φ.
- Cung tròn: trước con số kích thước ghi chữ R. Lưu ý chung:
- Số ghi độ lớn không phụ thuộc vào độ lớn của hình vẽ.
- Đơn vị chiều dài: tính bằng mm, không cần ghi thêm đơn vị trên hình vẽ (trừ
trường hợp sử dụng đơn vị khác qui ước thì phải ghi thêm).

- Đơn vị chiều góc: tính bằng độ (0).


 Tỷ lệ bản vẽ
- Tỉ lệ thu nhỏ: 1/2, 1/3,….1/100,…
- Tỉ lệ nguyên: 1/1.
- Tỉ lệ phóng to: 2/1, 3/1,… 100/1,…
 Cách gấp bản vẽ
- Các bản vẽ thực hiện xong, cần phải gấp lại đưa vào tập hồ sơ lưu trữ để thuận
tiện trong việc quản lý và sử dụng.
- Cách gấp bản vẽ phải tuân theo một trình tự và đúng kích thước đã cho sẳn, khi
gấp phải đưa khung tên ra ngoài để khi sử dụng không bị lúng túng, và không mất
thời thời gian tìm kiếm.

1.3. Các ký hiệu dùng trong bản vẽ điện


1.3.1. Vẽ các ký hiệu sơ đồ mặt bằng xây dựng
Các chi tiết của một căn phòng, một mặt bằng xây dựng thường dùng trong vẽ điện
được thể hiện trong Bảng 1.3.

Bảng 1.3

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

1 Cửa ra vào 1 cánh 2'-6"

2 Cửa ra vào 2 cánh


5'-0"

14
3 Thang máy

4 Cửa sổ
2'-6"

5 Cầu thang

6 Bồn tắm

7 Vòi nước

Ví dụ ta có sơ đồ mặt bằng của một căn hộ như sau:

Hình 1.8 Sơ đồ mặt bằng một căn hộ


15
1.3.2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng
a. Nguồn điện

Bảng 1.4

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

1 Dòng điện 1 chiều

2 Điện áp một chiều

3 Dòng điện xoay chiều hình sin

4 Dây trung tính N

5 Điểm trung tính O

6 Các pha của mạng điện A, B, C

7 Dòng điện xoay chiều 3 pha 4 dây 50Hz, 3+N 50Hz, 380V
380V

8 Dòng điện 1 chiều 2 đường dây 2 110V

b. Các loại đèn điện và thiết bị dùng điện


Các dạng đèn điện và các thiết bị liên quan dùng trong chiếu sáng được qui định trong
TCVN 1613-75; thường dùng các ký hiệu phổ biến sau:

Bảng 1.5

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU

16
1 Đèn huỳnh quang

2 Đèn nung sáng

3 Đèn đường

4 Đèn ốp trần

Đèn pha bóng solium 150W


treo trên tường. 150 la chỉ
5
số công suât, ngoài ra còn
có 35, 70W

6 Đèn cổng ra vào

7 Đèn trang trí sân vườn

8 Đèn chiếu sáng khẩn cấp

9 Đèn thoát hiểm EXIT

17
c. Các loại thiết bị đóng cắt bảo vệ
Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trong mạng gia dụng và các thiết bị liên quan dùng trong
chiếu sáng được qui định trong TCVN 1615-75, TCVN 1623-75; thường dùng các ký hiệu
phổ biến sau:

Bảng 1.6

1 Cầu chì

2 MCB, MCCB

3 Tủ phân phối

4 Cầu dao một pha

5 Đảo điện một pha

6 Công tắc đơn, đôi, ba, bốn

7 Cầu dao ba pha

8 Đảo điện ba pha

18
9 Nút nhấn thường hở

10 Nút nhấn thường đóng

11 Nút nhấn kép

d. Các loại thiết bị đo lường


Các thiết bị đo lường thường dùng cho trong Bảng 1.7.

Bảng 1.7
STT TÊN GỌI KÝ HIỆU GHI CHÚ
1 Ampe kế

2 Volt kế

3 Ohm kế

4 Cosφ kế

5 Pha kế

6 Tần số kế

19
7 Watt kế

8 Var kế

9 Điện kế

1.3.3. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp


a. Các loại máy điện
Các loại máy điện quay và máy biến áp, cuộn kháng được qui ước theo TCVN 1614-
75 và TCVN 1619-75; thường dùng các ký hiệu phổ biến sau:

Bảng 1.8

1 Cuộn cảm, cuộn kháng không lõi

2 Cuộn cảm có lõi điện môi dẫn từ

3 Cuộn cảm có đầu rút ra

4 Cuộn điện cảm có tiếp xúc trượt

5 Cuộn cảm biến thiên liên tục

6 Cuộn kháng điện đơn

20
7 Cuộn kháng điện kép

Cuộn cảm tinh chỉnh có lõi điện


8
môi dẫn từ.

Biến áp không lõi có liên hệ từ


9
không đổi

Biến áp không lõi có liên hệ từ


10
thay đổi

11 Biến áp có lõi điện môi dẫn từ

Biến áp điều chỉnh tinh được


12
bằng lõi điện môi dẫn từ chung.

13 Biến áp một pha lõi sắt từ

Máy biến dòng có một dây quấn


14
thứ cấp

Máy biến dòng có hai dây quấn


15
thứ cấp trên một lõi

21
Máy biến dòng có hai dây quấn
16
thứ cấp trên hai lõi riêng

17 Rotor

Rotor có dây quấn, vành đổi chiều


18
và chổi than

Máy điện một chiều kích từ độc


19
lập

Máy điện một chiều kích từ nối


20
tiếp

Máy điện một chiều kích từ song


21
song

Máy điện một chiều kích từ hỗn


22
hợp

b. Các loại thiết bị đóng cắt, điều khiển


Các loại khí cụ điện dùng trong điều khiển điện công nghiệp được qui ước theo
TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75; thường dùng các ký hiệu phổ biến sau:

22
Bảng 1.9
Tiếp điểm của các khí cụ đóng
ngắt và đổi nối
- Thường mở
- Thường đóng
- Đổi nối

Cho phép sử dụng các ký hiệu


sau đây:
- Thường mở
- Thường đóng
- Đổi nối trung gian

Cho phép bôi đen vòng tròn chỗ


vẽ tiếp điểm động
Tiếp xúc trượt
- Trên mặt dẫn điện

2
- Trên một số mạch dẫn
điện kiểu vành trượt

23
Tiếp điểm của công tắc tơ, khởi
động từ, bộ chế động lực:
- Thường hở

3 - Thường đóng

- Đổi nối

Tiếp điểm thường mở của rơle


và công tắc tơ có độ trì hoạt về
thời gian
- Đóng chậm

4
- Mở chậm

- Đóng mở chậm

1.3.4. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện


a. Các loại thiết bị đo lường, bảo vệ

Các loại khí cụ điện đóng cắt, điều khiển trong mạng cao áp, hạ áp được qui ước theo
TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75; thường dùng các ký hiệu phổ biến sau:

Bảng 1.10

1 Dao cách li một cực

24
2 Dao cách li ba cực

3 Dao ngắn mạch

Dao đứt mạch, tác động một


4
chiều

Dao đứt mạch, tác động hai


5
chiều

Máy cắt hạ áp (Aptomat) ký


6
hiệu chung

Máy cắt hạ áp ba cực

Lưu ý: nếu cần chỉ rõ máy phụ


7 thuộc đại lượng nào (quá
dòng, áp..) thì dùng các ký
hiệu I >, I <, U >, U <, đặt sau
ký hiệu máy cắt

25
Dao cắt phụ tải ba cực điện áp
8
cao

9 Máy cắt ba cực điện áp cao

b. Đường dây và phụ kiện

Các loại phụ kiện đường dây và các dạng thể hiện đường dây được qui ước theo
TCVN 1618-75; thường dùng các ký hiệu phổ biến sau (Bảng 1.11)

Bảng 1.11

1 Mạch có 2, 3, 4 dây

Những đường dây chéo nhau,


2
nhưng không có nối về điện

Những đường dây chéo nhau,


3
nhưng có nối về điện

26
Vị trí tương đối giữa các dây
4
điện

Cáp đồng trục

Màn chắn nối vỏ


5

Màn chắn nối đất

6 Dây mềm

Chỗ hỏng cách điện:

-
- Giữa các dây
7

- Giữa dây và vỏ

- Giữa dây và đất

1.4. Ứng dụng vẽ một số sơ đồ điện chiếu sáng cơ bản


1.4.1. Mạch đèn đơn
a. Sơ đồ nguyên lý

27
b. Sơ đồ đơn tuyến

c. Sơ đồ nối dây

1.4.2. Mạch đèn một đèn, một công tắc và một ổ cắm
a. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đơn tuyến

28
c. Sơ đồ nối dây

1.4.3. Mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi
a. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đơn tuyến

29
c. Sơ đồ nối dây

Ta cũng có thể mắc mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi theo sơ đồ dưới đây:
a. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đơn tuyến

30
c. Sơ đồ nối dây

1.4.4. Mạch một đèn điều khiển ba nơi (mạch đèn hành lang)
a. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đơn tuyến
31
c. Sơ đồ nối dây

1.4.5. Mạch đèn sáng tắt luân phiên


a. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đơn tuyến

32
c. Sơ đồ nối dây

33
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN
1. Trình bày sự khác nhau giữa tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế
(IEC) về tiêu chuẩn một bản vẽ điện ?
2. Trình bày các quy ước về vật liệu dụng cụ vẽ.
3. Trình bày các quy ước về loại khổ giấy và định dạng khung bản vẽ.
4. Trình bày các quy ước về đường nét trong bản vẽ điện
5. Trình bày các quy ước về chữ viết trong bản vẽ điện.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


1. Mạch gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc điều khiển 3 đèn sợi đốt (có điện áp giống
nhau và bằng với điện áp nguồn) ở hai vị trí. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây
cho mạch điện trên.
2. Mạch điện gồm 2 aptomat bảo vệ cho lộ ổ cắm và lộ chiếu sáng
- Lộ ổ cắm: gồm 2 ổ cắm
- Lộ chiếu sáng: Gồm 1 mạch đèn cầu thang, 1 mạch đèn điều khiển ở nhiều nơi.
Yêu cầu: Vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây cho mạch điện trên.

34
CHƯƠNG 2. CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các phần mềm sử dụng trong vẽ thiết kế
điện: phần mềm AutoCAD, phần mềm CADe- SIMU và phầm mềm tính toán mô
phỏng chiếu sáng DIALux.
- Hướng dẫn sinh viên cách sử dụng các phần mềm trong vẽ thiết kế điện, từ đó sinh
viên ứng dụng các phần mềm vào vẽ thiết kế một số sơ đồ điện trong dân dụng và
công nghiệp.

2.1. Phần mềm AutoCAD


2.1.1. Giới thiệu chung về phần mềm Autocad
Auto Cad là phần mềm dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ thuật trong các ngành: cơ
khí, xây dựng, kiến trúc…
AutoCad là viết tắt các chứ cái đầu tiên trong tiếng Anh:
- Automatic: Tự động
- Computer: Máy tính
- Aided: Hỗ trợ
- Design: Thiết kế
→ Thiết kế nhờ sự hỗ trợ của máy tính tự động
a. Chức năng của AutoCad:
- Vẽ thiết kế các bản vẽ 2 chiều
- Thiết kế mô hình 3 chiều
- Tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn
Trong giáo trình này, chúng ta sử dụng phiên bản AutoCad 2008, về mặt cơ bản các
phiên bản AutoCad không khác nhau về mặt câu lệnh.

35
Hình 2.1 Giao diện khởi động phần mềm AutoCad 2008
b. Khởi động AutoCad
Cách 1: Khởi động bằng biểu tượng
Double-click vào biểu tượng AutoCad 2008

Hình 2.2 Biểu tượng AutoCad 2008


Cách 2: Khởi động theo đường dẫn
Click chọn: Programs → AutoDesk → AutoCad 2008

36
Hình 2.3 Khởi động phần mềm theo đường dẫn
c. Thoát
Cách 1: Click chọn nút Close trên thanh tiêu đề
Cách 2: Vào Menu File → Exit

37
Hình 2.4 Menu File
Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc Crtl + Q
Cách 4: Gõ lệnh Quit
d. Màn hình giao diện AutoCad
 Thanh tiêu đề (Title bar): thể hiện tên bản vẽ
- Vị trí của Title bar như hình dưới
- Nút điều khiển màn hình: nằm bên trái hay phải thanh tiêu đề

Hình 2.5 Thanh tiêu đề


 Thanh trình đơn (Menu bar)

38
Hình 2.6 Thanh trình đơn Edit
Trên Menu bar có rất nhiều trình đơn, nếu ta chọn một trình đơn nào đó, thì một trình đơn
thả ((Full Down Menu) sẽ hiện ra để ta chọn lệnh kế tiếp
 Thanh công cụ chuẩn (Standard Toolbar)

Hình 2.7 Thanh công cụ chuẩn Standard


Hiển thị thanh Standar bằng cách: right click vào một biểu tượng trên thanh bất kỳ, chọn
công cụ cần dùng, ví dụ như hình bên dưới

39
Hình 2.8 Hiển thị thanh Standard
 Thanh thuộc tính (Properties)
Hiển thị thanh Object Properties bằng cách:
Từ Menu: Chọn View\Toolbars.... hộp thoại Toolbar mở ra: click vào ô Object
Properties (Hình 2.9).

Hình 2.9 Thanh thuộc tính


 Dòng lệnh (Command line)

Hình 2.10 Dòng lệnh (Command line)

40
Ta thực hiện lệnh bằng cách gõ từ bàn phím vào dòng Command này. Có thể hiển thị số
dòng Command bằng cách: co dãn trực tiếp trên cùng Command đưa chuột vào cạnh trên
của vùng Command giữa chuột trái rê để được khoảng cách tùy chọn.
 Thanh trạng thái (Status bar)

Hình 2.11Thanh trạng thái


Cho ta biết tọa độ điểm và trên thanh này cũng có các chế độ SNAP, GRID, ORTHO,
OSNAP… sẽ đề cập sau.
 Vùng Menu màn hình (Screen Menu)
Vùng Screen Menu cũng có chức năng như thanh Menu chính và nếu được hiển htij nó sẽ
nằm bên phải màn hình AutoCAD. Hiển thị vùng Screen Menu bằng cách:
Từ thanh Menu: chọn Tools\Preferences. Hộp thoại Options mở ra, chọn Display, sau đó
chọn Display Screen menu.

Hình 2.12 Scren Menu


 Các thanh cuốn (Scroll bars)

41
Hiển thị các thanh cuốn bằng cách:
- Từ thanh Menu: chọn Tools\Options
- Trong hộp thoại Options, chọn thẻ Display. Sau đó chọn click chọn dòng Display Scroll
bars in Drawing window.

Hình 2.13 Hộp thoại Options


 Con trỏ (Cursor) và vùng vẽ (Drawing Window)
- Cursor: thể hiện vị trí điểm vẽ ở trên màn hình. Bình thường cursor có dạng ô hình
vuông (Box) và 2 đường thẳng trực giao (Crosshair) tại tâm hình vuông. Khi hiệu
chỉnh đối tượng, cursor có dạng box. Điều chỉnh độ dài 2 sợi tóc bằng cách vào
Tools\ Options. Hộp thoại Options mở ra, chọn Display sau đó gõ vào số chỉ độ dài 2
sợi tóc trong khung Crosshair size, vùng vẽ là vùng ta sẽ thể hiện các đối tượng vẽ.

Hình 2.14 Con trỏ (Cursor)


 Thay đổi màu vùng vẽ
42
Thay đổi màu vùng vẽ và Crosshair bằng cách:
- Trên Menu bar vào Tools\Options.
- Trong hộp thoại Options, chọn Display.

Hình 2.15 Hộp thoại Options


Chọn ô Clolor, hộp thoại Drawing Window Clors như hình vẽ. Context chọn 2D model
space Interface element chọn Unifrom background (thay đổi màu nền vùng vẽ), rồi click vào
ô Color chọn màu ta thích sau đó chọn Aplly & close (Hình 2.15a). Màu mặc định của
AutoCAD (Defaul Colors) là màu đen (black)
- Contxet chọn Sheet/Layout
- Interface element chọn Unifrom background, rồi click vào ô color chọn màu ta thích (Hình
2.15b)
- Sau đó chọn Aplly & close

43
e. Chức năng của chuột:
- Phím trái dùng để chọn đối tượng và chọn vị trí trên màn hình
- Phím phải tương đương với phím Enter trên bàn phím, đề khẳng định câu lệnh
- Phím giữa (con lăn) dùng để kích hoạt trợ giúp bắt điểm hoặc khi xoay thì sẽ thu phóng
màn hình tương ứng
f. Các quy ước
- Hệ tọa độ: mỗi điểm trong không gian được xác định bằng 1 hệ tọa độ x,y,z với 3 mặt
phẳng cơ bản x,y,z
- Đơn vị đo: thực tế trong ngành xây dựng cho thấy, đơn vị thường dùng để vẽ là mm.
- Một đơn vị trên màn hình tương đương 1mm trên thực tế.
- Góc xoay: Trong mặt phẳng 2 chiều, xoay theo chiều kim đồng hồ là góc âm, ngươc chiều
kim đồng hồ là góc dương.
2.1.2. Các lệnh thiết lập bản vẽ
2.1.2.1. Các lệnh về file
a. Tạo file bản vẽ mới
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\New New hoặc Ctrl+N

- Xuất hiện hộp thoại: Select template

44
- Chọn biểu tượng acad
- Nhấn nút OK hoặc phím ENTER
b. Lưu file bản vẽ
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\ Save Save hoặc Ctrl+S
- Trường hợp bản vẽ chưa được ghi thành file:
o Xuất hiện hộp thoại Save Drawing As
o Chọn thư mục, ổ đĩa ở mục Save in
o Đặt tên file vào ô: File Name
o Chọn ô Files of type để chọn ghi File với các phiên bản Cad trước (nếu cần)
o Nhấn nút Save hoặc nhấn phím ENTER
- Trường hợp bản vẽ đã được ghi thành file ta chỉ cần nhấp chuột trái vào biểu tượng
Save ghi trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Ctrl + S lúc này AutoCAD tự động cập
nhật những thay đổi vào file đã được ghi sẵn đó.
c. Mở bản vẽ có sẵn
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\ Open Open hoặc Ctrl+O
- Trường hợp bản vẽ chưa được ghi thành file:
o Xuất hiện hộp thoại Select file
o Chọn thư mục, ổ đĩa chứa file cần mở ở mục Look in
o Chọn kiểu file cần mở: File of type
o Chọn file cần mở trong khung
o Nhấn nút OPEN hoặc ENTER
o Nhấn CANCEL để hủy bỏ lệnh OPEN
d. Đóng bản vẽ
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\ Close Close
- Nếu bản vẽ có sửa đổi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có lưu thay đổi hay không
o Chọn YES để lưu thay đổi (xem mục lưu bản vẽ)

45
o Chọn NO nếu không muốn lưu thay đổi
- Nhấn CANCEL để hủy bỏ lệnh CLOSE
e. Thoát khỏi AutoCAD
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
File\ Exit Exit, Quit hoặc Ctrl+Q
hoặc Alt+F4
- Nếu bản vẽ có sửa đổi thì xuất hiện hộp thoại nhắc nhở ta có lưu thay đổi hay không
o Chọn YES để lưu thay đổi (xem mục lưu bản vẽ)
o Chọn NO nếu không muốn lưu thay đổi
- Nhấn CANCEL để hủy bỏ lệnh EXIT
2.1.2.2. Các lệnh thiết lập
a. Grid: tạo lưới bản vẽ
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools/ Drafting Setting.../ Grid F7 hoặc Ctrl+G
Lệnh Grid tạo các điểm lưới trên giới hạn bản vẽ. Khoảng cách các điểm lưới theo
phương X,Y khác nhau tùy theo ta định nghĩa trong hộp thoại Drafting Setting...
Trạng thái Grid có thể tắt mở bằng cách đúp chuột vào nút Grid trên thanh trạng thái
phía dưới hoặc ấn F7.
b. Ortho: thiết lập chế độ vẽ line theo phương ngang hoặc thẳng đứng
Menu bar Nhập lệnh Phím tắt
Tools/ Drafting Setting.../ Ortho F8 hoặc Ctrl+L
c. Osnap: truy bắt điểm
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Tools/ Drafting Setting.../ Osnap hoặc OS
Để vẽ chính xác, ta cần sử dụng các phương thức truy bắt điểm trong hộp thoại Drafting
Setting.
Nhập lệnh OS hoặc tools/ Drafting settings sẽ xuất hiện hộp thoại Drafting settings, ta chọn
trang Object Snap. Sau đó ta chọn các phương thức truy bắt điểm cần dùng sau đó ấn OK
để thoát.

46
Hình 2.16 Hộp thoại Drafting Setting
d. Ghi và hiệu chỉnh kích thước.
 Tạo các kiểu kích thước DimStyle (D) hoặc Dimension \ Style.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Dimension/ Dimension Style Ddim hoặc D
Sử dụng lệnh này để tạo kiểu kích thước mới, hiệu chỉnh kích thước có sẵn. Trên các
hộp thoại có các hình ảnh minh họa khi thay đổi các biến.
Sau khi vào lệnh xuất hiện hộp thoại sau:

47
Hình 2.17 Hộp thoại Dimension Style Manager
Các mục trong hộp thoại Dimension Style Manager:
- Style: Danh sách các kiểu kích thước có sẵn trong bản vẽ hiện hành.
- Lits: Chọn cách liệt kê các kiểu kích thước.
- Set Curent: Gán một kiểu kích thước đang chọn làm hiện hành.
- New...: tạo kiểu kích thước mới làm xuất hiện hộp thoại Create New Dimension
Style. Sau đó ta đặt tên cho kiểu kích thước, sau đó chọn Continue sẽ xuất hiện
hộp thoại New Dimension Style và sau đó ta gán các chế đội cho kiểu kích thước
mới này.
- Modify..: hiệu chỉnh kích thước có sẵn.
- Override..: Hiển thị hộp thoại Override Dimension Style trong đó bạn có thể
gán chồng tạm thời các biến kích thước trong kiểu kích thước hiện hành. Autocad
chỉ gán chồng không ghi lại trong danh sách Style.
- Compare..: Làm hiển thị hộp thoại Compare Dimension Style trong đó bạn có
thể so sánh giá trị các biến giữa hai kiểu kích thước hoặc quan sát tất cả các giá trị
các biến của kiểu kích thước.
 Chọn New để tạo kiểu kích thước mới:
48
Hình 2.18 Hộp thoại Create New Dimension Style
Sau khi đánh tên vào ô New Style Name ta chọn continue. Xuất hiện hộp thoại sau:
o Chọn trang Lines:

Hình 2.19 Hộp thoại New Dimension Style/ Lines


Dimension Lines: Chọn thuộc tính cho đường kích thước mới.
Extension Lines: Chọn thuộc tính cho đường dóng.
o Chọn trang Symbol and Arrows: Chọn kiểu Symbol và mũi tên.

49
Hình 2.20 Hộp thoại New Dimension Style/ Symbols and Arrows
o Trang Text: hiệu chỉnh các thông số cho chữ số kích thước

Hình 2.21 Hộp thoại New Dimension Style/ Text


Text hight: Chọn độ cao của Text (2.0-2.5 cho bản vẽ A4)
o Trang Fit: Kiểm tra vị trí chữ số kích thước, đầu mũi tên đường dẫn và đường
kích thước:

50
Hình 2.22 Hộp thoại New Dimension Style/ Fit
o Trang Primary Units: Định các thông số liên quan đến hình dạng và độ lớn của
chữ số kích thước. Gán dạng và độ chính xác của đơn vị dài và góc....

Hình 2.23 Hộp thoại New Dimension Style/ Primary Units


e. Các lệnh ghi kích thước thẳng
51
 Lệnh DimLinear (DLI): ghi kích thước ngang, thẳng đứng
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Dimension/ Linear Dim lin hoặc DLI

Command: DLI
Specify first extension line origin or [ select object]: Điểm gốc đường gióng thứ nhất.
Specify second extension line origin or: Điểm gốc đường gióng thứ hai
Specify dimension line location or [Mtext/ Text/ Angle/ Horizontal/ Vertaical/ Rotated]:
chọn một điểm để định vị đường kích thước hoặc nhập tọa độ tương đối.
Khoảng cách giữa đường kích thước và đối tượng cần ghi kích thước nằm trong khoảng 6-10
mm.
 Lệnh DimAligned (DAL): ghi kích thước theo đường nghiêng.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Dimension/ALigned Dimali hoặc DAL
Command: DAL
Specify first extension line origin or [ select object]: Điểm gốc đường gióng thứ nhất.
Specify second extension line origin or: Điểm gốc đường gióng thứ hai
Specify dimension line location or [Mtext/ Text/ Angle/]: Chọn một điểm định vị trí
đường kích thước hoặc nhập tọa độ tương đối để định khoảng cách.
 Lệnh DimBaseline (DBA): ghi kích thước // với một kích thước có sẵn.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Dimension/Baseline Dimbase hoặc DBA
Command: DBA
Specify a second extension line origin or [undo/ select]: gốc đường gióng thứ hai P3
Dimension text = 70
Specify a second extension line origin or [undo/ select]: Gốc đường gióng thứ hai P4
Specify a second extension line origin or [undo/ select]: Tiếp tục chọn gốc đường gióng thứ
hai P5
Specify a second extension line origin or [undo/ select]: Tiếp tục chọn gốc đường gióng thứ
hai P6
52
Specify a second extension line origin or [undo/ select]: Nhấn phím ESC hoặc Enter 2 lần.
f. Lệnh tạo khối Block.
Sau khi sử dụng các phương pháp tạo một hình hình học, ta sử dụng lệnh Block để nhóm
chúng lại thành một đối tượng duy nhất. Ta có thể sử dụng các phương pháp sau để tạo
Block:
 Kết hợp các đối tượng để tạo định nghĩa block trong bản vẽ hiện hành.
 Tạo file bản vẽ và sau đó chèn chúng như một block trong bản vẽ khác.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw/ Block/ Make Block
Command: Block
Sau khi vào lệnh xuất hiện hộp thoại sau:

Hình 2.24 Hộp thoại Block Definition


Name: đặt tên block
Base point: Chỉ định điểm chuẩn chèn Block, mặc định là 0,0,0
X: chỉ định hoành độ X
Y: chỉ định tung độ Y
53
Z: chỉ định cao độ Z
Pick point: Nếu chọn nút này thì hộp thoại Block Denifition đóng lại và xuất hiện dòng
nhắc “ Secify insertion base point”: và chọn điểm chuẩn chèn trực tiếp trên bản vẽ.
Objects: chỉ định đối tượng có trong block mới và cho phép ta giữ lại , chuyển đổi các đối
tượng chọn thành block hoặc xóa các đối tượng này khỏi bản vẽ sau khi tạo block.
Selec Objects: Nếu chọn dòng này hộp thoại Block Denifition đóng lại trong lúc ta chọn
các đối tương để tạo block. Khi kết thúc lựa chọn các đối tượng trên bản vẽ, ta chỉ cần Enter
thì hộp thoại Block Denifition xuất hiện trở lại.
OK: kết thúc lệnh
g. Lệnh ghi khối: Insert Block.
Sau khi thực hiện việc tạo Block, ta sử dụng lệnh Insert để chèn các block hoặc file bản vẽ
vào trong bản vẽ hiện hành.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Insert/ Block Insert
Command: Insert
Xuất hiện hộp thoại Insert

Hình 2.25 Hộp thoại Insert


Trình tự thực hiện lệnh Insert Block như sau:
Bước 1: Nhập tên block tại ô soạn thảo Name. Nếu không nhớ tên block ta có thể chọn từ
danh sách hoặc chọn nút Browse, làm xuất hiện các hộp thoại Seclect Drawing File cho
phép ta chọn file để chèn.

54
Bước 2: Nếu chọn nút Specify on Screen thì ta lần lượt nhập: Insertion point ( điểm chèn),
X,Y – Scale ( tỷ lện chèn theo phương X,Y), Rotation angle (góc quay Block) trên dòng
nhắc lệnh.
Bước 3: Nhấn OK và dùng chuột để chọn điểm cần chèn Block
h. Lệnh phá vỡ Block.
Block được chèn vào bản vẽ là một đối tượng của Autocad. Để block được phá vỡ ngay khi
chèn ta có thể cọn nút Explode trên hộp thoại Insert hoặc sau khi chèn ta thực hiện các lện
Explode hoặc Xplode. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp ta không nên phá vỡ block
ngoại trừ khi cần định nghĩa lại.
Phá vỡ block bằng lệnh Explode
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Explode Explode hoặc X
Command: Explode
Select objects: chọn block cần phá vỡ.
Select objects: tiếp tục chọn hoặc ấn Enter để kết thúc lệnh.
2.1.3. Các lệnh vẽ cơ bản trong AutoCAD
a. Lệnh vẽ đường thẳng Line
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Line Line hoặc L

- Command: L
- Specify fist point: Nhập tọa độ điểm đầu tiên
- Specify next point or [Undo/Close]: Nhập tọa độ điểm cuối của đoạn hoặc gõ Enter
để kết thúc lệnh . Nếu tại dòng này ta gõ U thì AutoCAD sẽ hủy đường thẳng vừa vẽ,
nếu gõ C thì AutoCAD sẽ đóng điểm cuối cùng với điểm đầu tiên trong trường hợp
vẽ nhiều đoạn thẳng liên tiếp.
- Bật F8 để vẽ đường nằm ngang hoặc thẳng đứng.
b. Lệnh vẽ đường tròn Circle
Menu bar Nhập lệnh Toolbar

55
Draw\ Circle Circle hoặc C
Có 5 phương pháp khác nhau để vẽ đường tròn
 Tâm và bán kính (hoặc đường kính): Center, Radius hoặc Diameter
- Command: C
- Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]: nhập tọa độ tâm ( bằng
phương pháp nhập tọa độ hoặc truy bắt điểm)
- Specify Radius of circle or [Diameter]: Nhập bán kính hoặc tọa độ của
đường tròn
- Specify Diameter of circle: Nhập giá trị của đường kính
 Vẽ đường tròn đi qua 3 điểm
Cách 1:
- Command: C
- Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]: nhập 3P
- Specify First Point on circle: nhập điểm thứ nhất
- Specify Second Point on circle: nhập điểm thứ hai
- Specify Third Point on circle: nhập điểm thứ ba
Cách 2:
- Dùng Menu Draw\ Circle để dùng phương pháp TAN , TAN, TAN để vẽ
đường tròn tiếp xúc với 3 đối tượng.
 Vẽ đường tròn đi qua 2 điểm
- Command: C
- Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]: nhập 2P
- Specify First End Point of circle’s diameter: nhập điểm đầu của đường kính
- Specify Second End Point of circle’s diameter: nhập điểm cuối của đường kính
 Vẽ đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng và có bán kính R
- Command: C
- Specify center Point for circle or [3P/2P/Ttr]: nhập TTR
- Specify Point on Object for Fist tangent of Circle: Chọn đối tượng đường thứ 1

56
- Specify Point on Object for Second tangent of Circle: Chọn đối tượng đường
thứ 2
- Specify First End Point of circle’s diameter: nhập điểm đầu của đường kính
- Specify Radius of circle: nhập bán kính đường tròn
c. Lệnh vẽ cung tròn Arc (A)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Arc ARC hoặc A

Có nhiều phương pháp khác nhau để vẽ cung tròn


 Vẽ cung tròn đi qua 3 điểm
- Command: A
- Specify start Point of arc or [Center]: nhập điểm thứ nhất
- Specify second Point of arc or [Center/ENd]: nhập điểm thứ hai
- Specify end Point of arc: nhập điểm thứ ba
 Vẽ cung tròn đi qua điểm đầu, tâm, điểm cuối (Start, Center,End)
- Command: A
- Specify start Point of arc or [CEnter]: nhập điểm thứ nhất S
- Specify second Point of arc or [CEnter/ENd]: nhập CE
- Specify Center Point of arc: nhập tọa độ cung tròn
- Specify end Point of arc or [Angle/chord Length]: Nhập tọa độ điểm cuối
 Ngoài ra ta có các thuộc tính vẽ cung tròn khác như:
o Start, Center, Angle: điểm đầu, tâm, góc ở tâm
o Start, Center, Length of Chord: điểm đầu, tâm, chiều dài dây cung
o Start, End, Radius: Điểm đầu, điểm cuối, bán kính
o Start, End, included angle: điềm đầu , điểm cuối, góc ở tâm
o Start, End,direction: điểm đầu, điểm cuối, hướng tiếp tuyến của cung tại
điểm bắt đầu
d. Vẽ đa tuyến Pline (PL)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Polyline Pline hoặc PL

57
- Command: PL
- Specify start point: Nhập điểm đầu của đường thẳng
- Current line – width is 0.0000: chiều rộng hiện hành
- Specify next point or [ arc/ close/ Halfwidth/length/undo/width]: Nhập điểm thứ 2
hoặc chọn các tham số khác của lệnh Pline
 Các tham số chính
o Close: đóng Pline bởi 1 đoạn thẳng như line
o Halfwidth: định nửa chiều rộng phân đoạn sắp vẽ
 Starting halfwidth: nhập giá trị nửa chiều rộng đầu
 Endding halfwidth: nhập giá trị nửa chiều rộng cuối
o Width: định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ
 Starting width: nhập giá trị chiều rộng đầu
 Endding width: nhập giá trị chiều rộng cuối
o Length: vẽ tiếp một phân đoạn có chiều như đoạn thẳng trước đó nếu phân
đoạn trước đó là cung tròn thì nó sẽ tiếp xúc với cung tròn đó
 Length of line: Nhập chiều dài phân đoạn sắp vẽ
o Undo: Hủy bỏ nét vẽ trước đó
o ARC: vẽ cung tròn nối tiếp với đường thẳng.
e. Vẽ đa giác đều Polygon (POL)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Polygon Plygon hoặc POL

- Command: POL
 Vẽ đa giác ngoại tiếp đường tròn:
- Enter number of side: nhập số cạnh của đa giác
- Specify center of polygon or [ Edge]: Nhập tọa độ tâm của đa giác
- Enter an option [...]: nhập C
- Specify radius of circle: nhập bán kính đường tròn nội tiếp đa giác hoặc tọa độ điểm
hoặc truy bắt điểm là điểm giữa một cạnh đa giác.
 Vẽ đa giác nội tiếp đường tròn:

58
- Enter number of side: nhập số cạnh của đa giác
- Specify center of polygon or [ Edge]: Nhập tọa độ tâm của đa giác
- Enter an option [...]: nhập I
- Specify radius of circle: nhập bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác hoặc tọa độ
điểm hoặc truy bắt điểm là điểm đỉnh của đa giác.
 Vẽ đa giác theo cạnh của đa giác:
- Enter number of side: nhập số cạnh của đa giác
- Specify center of polygon or [ Edge]: Nhập E
- Specify first endpoint of edge: nhập tọa độ điểm đầu một cạnh
- Specify second endpoint of edge: nhập tọa độ điểm cuối một cạnh.
f. Vẽ hình chữ nhật Rectangle (REC)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Rectangle Rectangle hoặc REC
- Command: REC
- Specify first corner point or [chamfer/ Elevation/ Fillet/ Thickness/ Width]:
Nhập góc thứ nhất của HCN hoặc nhập các tham số ( nhập chữ cái đầu của tham
số)
- Spectify other corner point or [Dimensions]: Nhập góc thứ hai của HCN hoặc
nhập tham số D
Các tham số cụ thể như sau:
 Chamfer (sau khi vào lệnh gõ C): Vát mép 4 đỉnh HCN
 Fillet (sau khi vào lệnh gõ F): bo tròn các đỉnh HCN
 Width (sau khi vào lệnh gõ W): Định bề rộng nét vẽ HCN
 Elevation/ Thickness: Dùng trong vẽ 3D
 Dimesions: Nhập chiều cao, chiều dài HCN
g. Vẽ hình ellipse (EL)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Ellipse Ellipse hoặc EL
- Command: EL
59
- Specify axis endpoint of ellipse or[ Arc/center]: Nhập tọa độ một trục hoặc các
tham số còn lại (nhập chữ cái đầu tham số)
Các tham số cụ thể như sau:
 Arc (nhập A): vẽ cung elip
 Center (nhập C): nhập tâm và các trục
h. Vẽ đường cong SPLINE (SPL)
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw\ Spline Spline hoặc SPL
Dùng để tạo các đường cong đặc biệt. Đường Spline sẽ đi qua tất cả các điểm mà ta chọn,
dùng để tạo các đường cong có hình dạng không đều.
2.1.4. Các lệnh hiệu chỉnh tạo hình
a. Lệnh Offset
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Offset Offset hoặc O
Lệnh Offset dùng để tạo các đối tượng song song theo hướng vuông góc với các đối tượng
được chọn. Đối tượng được chọn có thể là Line, Circle, Arc, Pline....
- Command: O
- Specify offset distance or [Through]: Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng
- Select object on shide to offset: chọn điểm bất kì về phía cần tạo đối tượng song
song
- Select object to offset or <exit>: tiếp tục chọn đối tượng cần tạo // hoặc ấn Enter
để kết thúc lệnh
b. Lệnh Trim
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Trim Trim hoặc Tr
Lệnh Trim dùng để xóa đoạn cuối của đối tượng được giới hạn bởi một đối tượng giao hoặc
đoạn giữa của đối tượng được giới hạn bởi hai đối tượng giao.
- Command: TR
- Select object: chọn đường chặn

60
- Select object: chọn đường chặn tiếp theo hoặc ấn Enter để kết thúc việc lựa chọn
đường chặn.
- Select object to trim or shift – select to extend or [ Prọect/Edge/Undo]: chọn đối
tượng cần xén
- Select object to trim or shift – select to extend or [ Prọect/Edge/Undo]: chọn đối
tượng cần xén tiếp hoặc nhấn enter để kết thúc lệnh.
c. Lệnh Break
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Break Break hoặc Br

Lệnh Break cho phép ta xén một phần của đối tượng Arc, Line, Circle.... Đoạn được xén giới
hạn bưởi hai điểm ta chọn. Nếu ta xén một phần của đường tròn thì đoạn được xén nằm
ngược chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ điểm chọn thứ nhất.
Command: BR
Select objects: chọn đối tượng mà ta muốn xén và điểm này là điểm đầu tiên của đoạn cần
xén.
Specify second break point or [Firrst Point]: chọn điểm cuối của đoạn cần xén hoặc nhập F
Specify first breck point: Chọn điểm đầu tiên đoạn cần xén
Specify first breck point: Chọn điểm cuối đoạn cần xén
Lệnh Break trong trường hợp dùng để tách một đối tượng thành hai đối tượng độc lập. Điểm
tách là điểm mà ta chọn đối tượng để thực hiện lệnh Break. Ta thực hiện như sau:
Command: BR
Select objects: chọn đối tượng mà ta muốn xén và điểm này là điểm đầu tiên của đoạn cần
xén.
Specify second break point or [Firrst Point]: tại dòng này ta gõ @ sau đó nhấn Enter.
d. Lệnh Breck at point
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Break at point -
Lệnh Break at point: tách đối tượng thành hai đối tượng độc lập - không sử dụng nhập lệnh
mà sử dụng thanh công cụ modify.

61
Các thuộc tính:
Select object: chọn đối tượng cần tách
Select first break point: Chọn điểm cần tách
e. Lệnh Joint
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Joint Joint
Dùng để nối các phân đoạn của đoạn thẳng, cung tròn, ... thành một đối tượng.
Command: Joint
Select source object: chọn đối tượng nguồn.
Select lines/ arc/ poly line to join to source: Chọn đoạn line/ arc / polyline để nối với đối
tượng được chọn ban đầu.
f. Lệnh Extend
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Extend Extend
Dùng để kéo dài các đối tượng đến biên
Command: Extend
Select object or [select all]: chọn đối tượng biên
Select object to extend: chọn đối tượng cần kéo dài.
g. Lệnh chamfer
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Chamfer Chamfer
Dùng để vát mép các cạnh.
Command: Chamfer
Select first line or [Undo/polyline/Distance/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: Chọn cạnh đầu
tiên hay các thuộc tính.
Distance: Chọn khoảng cách vát
Angle: Nhập giá trị cách vát thứ nhất và góc nghiêng.
h. Lệnh fillet
Menu bar Nhập lệnh Toolbar

62
Modify/ Fillet Fillet

Dùng bo tròn hai đối tượng


Command: Fillet
Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Angle/Trim/mEthod/Multiple]: Chọn đối tượng
đầu tiên hay các thuộc tính.
2.1.5. Các lệnh biến đổi và sao chép hình
a. Lệnh Move
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Move Move hoặc M
Lệnh Move dùng để thực hiện phép dời một hay nhiều đối tượng từ vị trí hiện tại đến một vị
trí bất kỳ trên bản vẽ.
Command: Move
Select objects: Chọn các đối tượng cần dời
Select objects: Tiếp tục chọn các đối tượng cần dời hoặc ấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.
Specify base point or displacement: Chọn điểm chuẩn hay nhập khoảng dời (có thể dùng
phím chọn của chuột, các phương thức truy bắt điểm hoặc tọa độ tuyệt đối, tương đối ...)
Specify second point of displacement or [use first point as displacement]: Điểm mà các
đối tượng dời đến (có thể sử dụng phím chọn của chuột, các tọa độ tuyệt đối, phương thức
truy bắt điểm...)
b. Lệnh Copy
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Copy Copy hoặc Co

Lệnh Copy dùng để sao chép các đối tượng được chọn theo phương tịnh tiến và sắp xếp
chúng theo các vị trí xác định.
Command: Copy
Select objects: Chọn các đối tượng cần sao chép
Select objects: Tiếp tục chọn các đối tượng cần sao chép hoặc ấn Enter để kết thúc việc lựa
chọn.
Specify base point or displacement or [Multiple]: CHọn điểm chuẩn bất kỳ.
63
Specify second point of displacement or [use first point as displacement]: Chọn vị trí của
các đối tượng sao chép (cso thể dùng phím chọn kết hợp phương thức truy bắt điểm, nhập
tọa độ tuyệt đối, tương đối....)
Multipe: Trong lệnh Copy có lựa chọn Multiple, lựa chọn này dùng để sao chép nhiều bản
từ nhóm các đối tượng được chọn.
c. Lệnh Rotate
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Rotate Rotate hoặc Ro
Lệnh Rotate thực hiện phép quay các đối tượng được chọn chung quanh một điểm chuẩn (
Base point) gọi là tâm quay. Đây là một trong những lệnh chỉnh hình quan trọng.
Command: Ro
Select objects: Chọn các đối tượng cần quay
Select objects: Tiếp tục chọn các đối tượng cần quay hoặc ấn Enter để kết thúc việc lựa
chọn.
Select Base point: Lựa chọn tâm quay
Specify rotation angle or [Reference]: Chọn góc quay hoặc nhập R để nhập góc tham
chiếu Reference. Nếu nhập R ở dòng này sẽ xuất hiện:
Specify the reference angle <0>: Góc tham chiếu
Specify the new angle <>: giá trị góc mới.
d. Lệnh Scale
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ scale Scale hoặc SC

Lệnh Scale thực hiện lệnh thu phóng đối tượng theo tỷ lệ.
Command: SC
Select objects: Chọn các đối tượng cần thu/phóng
Select objects: Tiếp tục chọn các đối tượng cần thu/phóng hoặc ấn Enter để kết thúc việc lựa
chọn.
Select Base point: Lựa chọn điểm chuẩn để thu phóng

64
Specify scale or [Copy]: Nhập hệ số tỉ lệ hoặc chọn C (copy thêm một bản gốc) sau đó mới
nhập giá trị.
e. Lệnh Array
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Array Array hoặc Ar hoặc -Ar

Lệnh Array dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành dãy theo hàng, cột hay chép
tịnh tiến, sao chép copy ... Các dãy này được sắp xếp cách đều nhau. Khi thực hiện lệnh sẽ
xuất hiện hộp thoại Array.
Nếu ta nhập lệnh – Array thì các dòng sẽ xuất hiện như các phiên bản trước đó. Dùng để sao
chép các đối tượng được chọn thành dãy có số hàng (rows) và số cột (columns) nhất định
hoặc tạo thành dãy sắp xếp chung quanh một tâm của đường tròn.
 Command: -Ar
Select objects: Chọn các đối tượng cần sao chép
Select objects: Nhấn enter để kết thúc việc lựa chọn.
Enter the type of array[ Rectangular/Polar] <R>: Nếu nhập R để sao chép các đối tượng
theo hình chữ nhật
Enter the number of rows (....) <1>: số các hàng
Enter the number of columns(///)<1>: số các cột
Specify the distance between columns(///): Nhập khoảng cánh giữa các cột, giá trị này có
thể âm hoặc dương.
Enter the type of array[ Rectangular/Polar] <R>: Nếu nhập P để sao chép các đối tượng
chung quanh một tâm.
Specify center point of array or [Base]: Chọn tâm để các đối tượng quay xung quanh.
Enter the number of items in the array: Nhập số bản sao chép.
Specify the angle to fill (+=ccw, -=cw) <360>: Góc cho các đối tượng sao chép ra có thể
âm hoặc dương
Rotate arrayed objects? [Yes/No] <Y>: có quay các đối tượng khi sao chép không.
Chú ý: nếu nhập Command: Ar sẽ xuất hiện hộp thoại
 Hộp thoại Rectangular Array:

65
Hình 2.26 Hộp thoại Rectangular Array
 Hộp thoại Porla Array

Hình 2.27 Hộp thoại Porla Array


2.1.6. Quản lý đối tượng theo lớp, đường nét và màu
Lệnh Layer: tạo lớp mới
66
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Format / Layer Layer
Khi thực hiện lệnh Layer sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager. Khi ta tạo bản
vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính cất được gán cho lớp 0 là: Màu
trắng ( White), dạng đường liên tục (Continuous) , chiều rộng nét vẽ là 0,025mm và kiểu in
là Normal. Lớp 0 ta không thể nào xóa hoặc đổi tên.

Hình 2.28 Hộp thoại Layer Properties Manager


 Gán và thay đổi màu cho lớp:
Nếu click vào nút vuông nhỏ chọn màu sẽ xuất hiện hộp thoại Select Corlor (hình sau) và
theo hộp thoại này ta có thể gán màu cho lớp sau đó nhấn nút OK để chấp nhận.

67
Hình 2.29 Hộp thoại Select Color
 Gán dạng đường cho lớp:
Chọn lớp cần thay đổi hoặc gán dạng đường. Nhấn vào tên dạng đường của lớp ( Linetype)
khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Select Linetype sau đó chọn dạng đường mong muốn. Ấn OK
để kết thúc lệnh.

Hình 2.30 Hộp thoại Select Linetype

68
Hình 2.31 Hộp thoại Load or Reload Linetypes
 Gán chiều rộng nét vẽ:
Chọn cột LineWeight của lớp sẽ xuất hiện hộp thoại LineWeight. Sau đó ta chọn độ rộng
nét cần gán cho lớp đố rồi ấn OK để kết thúc.

Hình 2.32 Hộp thoại Lineweight


 Thay đổi trang thái của lớp:

69
Tắt mở (ON/OFF) ta nhấn vào biểu tượng trang thái ON/OFF. Khi một lớp được tắt thì các
đối tượng sẽ không còn xuất hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp được tắt vẫn có thể
được chọn nếu như tại dòng nhắc “ Select objects „ của các lệnh hiệu chỉnh ta dùng lựa
chọn ALL để chọn đối tượng
 Đóng băng và làm tan băng ( FREEZE/ THAW)
Ta ấn vào biểu tượng trạng hái Freeze / thaw. Cá đối tượng của lớp đóng băng không xuất
hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này.Trong quá tình tái hiện bản
vẽ bằng lện Regen,Zoom... các đối tượng cua rlớp đóng băng không tính đến và giúp cho
quá tình tái hiện được nhanh hơn. Lớp hiện hành không thể đóng băng.
 Khóa lớp (LOCK/UNLOCK)
Ta ấn vào biểu tượng trạng thái LOCK/UNLOCK đối tượng của lớp bị khóa sẽ không hiệu
chỉnh đơcj ( không thể chọn tại dòng nhắc ‘‘Select objects“ tuy nhiên ta vẫn thấy trên màn
hình và có thiể in chúng ra được
 Xóa lớp (Delete)
Ta có thể dễ dàng xóa lớp đã tạo ra bằng cách chọn lớp và ấn vào nút DELETE. Tuy niên
trong một số trường hợp lớp được chọn không xóa được như lớp 0 hoặc các lớp bản vẽ tham
khảo ngoài là lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành.
2.1.7. Nhập và hiệu chỉnh văn bản
Để nhập và hiệu chỉnh văn bản ta tiến hành theo 3 bước sau:
- Tạo kiểu chữ cho bản vẽ bằng lệnh Style
- Nhập dòng chữ bằng lệnh Text hoặc đoạn văn bản bằng lệnh Mtext.
- Hiệu chỉnh nội dung bằng lệnh Ddedit (hoặc nhấp đúp chuột).
a. Lệnh Style: Tạo kiểu chữ
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Fomat/ Text Style Style
Sau khi vào lệnh sẽ xuất hiện hộp thoại:

70
Hình 2.33 Hộp thoại Text Style
Ta có thể xem kiểu chữ vừa tạo tại ô Preview, thay đổi tên và xóa kiểu chữ bằng các nút
Rename và Delete. Sau khi tạo một kiểu chữ ta ấn nút Apply để tạo kiểu chữ khác hoặc
muốn kết thúc lệnh ta ấn Close.
b. Lệnh text: Nhập text đơn – một hàng.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw/ Text/Single Line Text Dtext hoặc Text

Lệnh Text cho phép ta nhập các dòng chữ vào trong bản vẽ. Trong một lệnh Text ta có thể
nhập nhiều dòng chữ nằm ở các vị trí khác nhau và các song chữ sẽ xuất hiện trên màn hình
khi ta nhập từ bàn phím.
Command: Text
Current text style: “ Viet“ Text height: thể hiện kiểu chữ hiện tại và chiều cao
Specify start point of text or [ Justify/ Style]: chọn điểm căn lề trái dòng chữ hoặc nhập
tham số S để nhập kiểu chữ ta vừa tạo ở trên.
Style name (or ?): sau khi nhập S ta nhập tên kiểu chữ tại dòng nhắc này
Specify height<10.000>: Nhập chiều cao chữ
Specify Rotation Anghe of Text <0>: nhập độ nghiêng của chữ.
Enter Text: Nhập dòng chữ hoặc Enter để kết thúc lệnh
71
c. Lệnh Mtext: Nhập mult text – nhiều hàng.
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Draw/ Text/MulriLine Text Mtext hoặc MT
Lệnh Mtext cho phép tạo một văn bản được giới hạn đường biên là khung hình chữ nhật.
Đoạn văn bản là một đối tượng của AutoCAD.
Command: MT
Current text style: “ Viet“ Text height: thể hiện kiểu chữ hiện tại và chiều cao
Specify first corner: Điểm gốc thứ nhất của đoạn văn bản
Specify opposite corner: Điểm gốc đối diện của đoạn văn bản
Sau đó xuất hiện hộp thoại Text Formatting. Trên hộp thoại này ta nhập văn bản như các
phần mềm văn bản khác.

Hình 2.34 Hộp thoại Text Formatting


Ta có thể nhập dòng chữ trước sau đó bôi đen va fthay đổi các thuộc tính của dòng chữ như
Font chữ, cỡ chữ, chữ đậm, chữ nghiêng....
d. Lệnh Ddedit (ED): hiệu chỉnh văn bản
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
Modify/ Object/ Text DDedit hoặc ED
Lệnh Ddedit cho phép ta thay đổi nội dung dòng chữ và các định nghĩa thuộc tính. Ta có thể
gọi lệnh hoặc nhấp đúp chuột vào dòng chữ cần hiệu chỉnh.
Nếu dòng chữ chọn được tạo bởi lệnh Text sẽ xuất hiện hộp toại Edit Text cho phép hiệu
chỉnh nội dung dòng chữ.

72
Nếu đối tượng chọn được tạo bởi lệnh Mtext thì sẽ xuất hiện hộp thoại Text Formatting
sau đó ta thay đổi các thông số cần thiết và nhấn nút OK.
e. Lệnh TextFill: Tô đen chữ hoặc không tô đen
Menu bar Nhập lệnh Toolbar
- TextFill -
Tùy vào giá trị của biến Textfill các chữ có được tô hay chỉ xuất hiện các đường viền.
Nếu biến Textfill là ON (1) thì chữ được tô và ngược lại.
Command: Textfill
Enter new value for Textfill <1>: nhập giá trị mới cho biến là 0 hoặc 1.
2.1.8. Thực hành vẽ một số ký hiệu dùng trong bản vẽ điện.
Sử dụng phần mềm AutoCAD vẽ mặt bằng bố trí thiết bị điện như hình vẽ:

Hình 2.35 Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và đi dây cho căn hộ điển hình.

2.2. Phần mềm cad_simu


2.2.1. Giới thiệu chung về phần mềm CADE-SIMU

73
CADe-SIMU là một phần mềm vẽ mạch và mô phỏng mạch điện công nghiệp. Phần
mềm này tiện lợi trong việc vẽ các sơ đồ mạch điện công nghiệp, được hỗ trợ đầy đủ các kí
hiệu của các thiết bị dùng trong công nghiệp như: nguồn vào, côngtắctơ, áptômát, rơle,
motor…Việc đưa ra sơ đồ điều khiển trong công nghiệp khá đơn giản đối với phần mềm
này, giúp kỹ sư vẽ mạch nhanh chóng và đồng thời có thể mô phỏng.

Hình 2.36 Giao diện phần mềm CADe_SIMU


a. Khởi động phần mềm CADe- SIMU
Sau khi down thành công phần mềm CADe – SIMU tiến hành giải nén và chạy tập tin
CADe_SIMU.exe như Hình 2.37

Hình 2.37 Khởi động phần mềm CADe_SIMU


74
b. Thoát
Cách 1: Click chọn nút X trên thanh tiêu đề
Cách 2: Vào Menu tác vụ → Thoát

Hình 2.38 Menu tác vụ


Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 hoặc Crtl + Q
2.2.2. Hệ thống Menu trong phần mềm CADe – SIMU

75
Hình 2.39 Thanh trình đơn (Menu Bar)
Trên Menu Bar có rất nhiều thanh trình đơn, nếu ta chọn một trình đơn nào đó, thì một trình
đơn thả ((Full Down Menu) sẽ hiện ra để ta chọn lệnh kế tiếp
 Full Down Menu Tác vụ
Menu Tác Vụ: bao gồm nhiều lệnh như: tạo file mới, mở file đã lưu, đóng file đang thực
hiện, lưu file, lưu định dạng khác….

76
Hình 2.40 Full Down Menu Tác vụ
 Full Down Menu Chỉnh sửa

Hình 2.41 Full Down Menu Chỉnh sửa


77
 Full Down Menu Vẽ

Hình 2.42 Full Down Menu Vẽ


 Full Down Menu thao tác

Hình 2.43 Full Down Menu thao tác


78
 Full Down Menu xem
Bao gồm các thao tác như phóng to, thu nhỏ cửa sổ làm việc…

Hình 2.44 Full Down Menu Xem


 Down Menu Thanh công cụ
Dùng để hiển thị/ tắt các thanh trạng thái hay các thư viện thiết bị trong phần mềm CADe –
SIMU

Hình 2.45 Full Down Menu thao tác


79
 Full Down Menu Cửa sổ
Bao gồm các thao tác: tạo cửa sổ làm việc mới, thu nhỏ, phóng to cửa sổ làm việc và sắp xếp
các biểu tượng

Hình 2.46 Full Down Menu Cửa sổ


 Full Down Menu Trợ giúp
Full Down Menu Trợ giúp giới thiệu về phần mềm CADe_SIMU

Hình 2.47 Full Down Menu Trợ giúp


80
2.2.3. Các thanh công cụ trên phầm mềm CADe- SIMU
Gồm các biểu tượng công cụ thực hiện các thao tác như tạo mới, mở file đã lưu, lưu file, in
file và cac theo tác xem như phóng to, thu nhỏ…

Hình 2.48 Các thanh công cụ trong phần mềm CADe_ SIMU
2.2.4. Thư viện của CADe – SIMU

81
Hình 2.49 Các thư viện thiết bị trong phần mềm CADe_ SIMU
+ Thư viện nguồn: Nguồn ba pha, nguồn một pha, nguồn một chiều, biến áp một pha, cầu
chỉnh lưu một pha, bộ điến đổi nguồn xoay chiều một pha sang một chiều.

Hình 2.49a Thư viện nguồn


+ Các loại Aptomat, rơle nhiệt:

Hình 2.49b Thư viện các loại Aptomat, rơ le nhiệt


+ Các loại cầu chì:

Hình 2.49c Thư viện các loại cầu chì


+ Các nút nhấn, công tắc, tiếp điểm của rơle nhiệt:

82
Hình 2.49d Thư viện nút ấn, công tắc, tiếp điểm rơ le nhiệt
+ Các tiếp điểm của contactor:

Hình 2.49e Thư viện contactor


+ Các bóng báo, còi, và các cuộn dây của rơle trung gian, rơle thời gian, contactor:

Hình 2.49f Thư viện bóng đèn, còi, cuộn dây của rơ le, contactor
+ Động cơ: Các loại động cơ ba pha không đồng bộ, động cơ một pha, động cơ một chiều.

Hình 2.49g Thư viện các loại động cơ


+ Ngoài ra còn rất nhiều các thiết bị điện, điện tử khác.
Điểm chú ý ở đây là phần mềm sử dụng ký hiệu các thiết bị điện theo cách của khối các
nước Tây Âu và mạch điều khiển được vẽ theo chiều dọc.
Đối với phần mềm mô phỏng này, không có các cơ cấu cơ khí và cảm biến, để mô phỏng
mạch điều khiển trên chúng ta có thể sử dụng nút nhấn để thay thế cho các cảm biến. Sau khi

thiết kế mạch xong, trên giao diện phần mềm nhấn nút trên thanh công cụ để tiến hành

mô phỏng, nhấn để dừng mô phỏng.


2.2.5. Ứng dụng phần mềm CADe-SIMU vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch điện trong công
nghiệp
a, Mạch đảo chiều quay gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha

83
Mạch động lực Mạch điều khiển

Hình 2.50 Mạch đảo chiều quay gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha

Các bước thực hiện:


- Bước 1: Khởi động phần mềm Cade_Simu

Hình 2.51 Phần mềm Cade_Simu


- Bước 2: Vào thư viện nguồn: chọn nguồn 3 pha 4 dây

84
Hình 2.52 Thư viện nguồn
Vào thư viện đóng cắt: chọn máy cắt 3 pha, đặt tên cho máy cắt

Hình 2.53 Thư viện máy cắt


Vào thư viện tiếp điểm, lấy tiếp điểm thường mở 3 pha, đặt tên tiếp điểm tương ứng tên
cuộn dây công tắc tơ

85
Hình 2.54 Thư viện tiếp điểm của cuộn dây
Vào thư viện phần tử bảo vệ, lấy phần tử đốt nóng của role nhiệt 3 pha, đặt tên cho Rơle
nhiệt.

Hình 2.55 Thư viện phần tử bảo vệ


Vào thư viện động cơ, chọn động cơ 3 pha 4 dây, đặt tên cho động cơ

Hình 2.56 Thư viện động cơ điện


86
Vào thư viện dây nối, chọn dây 3 pha nối các phần tử lại đực mạch lực

Hình 2.57 Thư viện dây nối


- Bước 3: Làm tương tự cho mạch điều khiển, vào thư viện nguồn: chọn nguồn ,nút ấn, tiếp
điểm contacto ,contacto, role nhiệt để vẽ mạch điều khiển .
Vào thư viện nguồn chọn nguồn 1 pha:

Hình 2.58 Thư viện nguồn


87
Vào thư viên nút ấn: chọn nút ấn thường đóng và thường mở , đặt tên tương ứng với tên
cuộn dây contacto.

Hình 2.59 Thư viện nút ấn


Vào thư viện tiếp điểm lấy các tiếp điểm và đặt tên tương ứng với cuộn dây contacto.
Vào thư viện contacto lấy cuộn hút của contacto và đặt tên tương ứng.

Hình 2.60 Thư viện tiếp điểm và contacto


Vào thư viện bảo vệ lấy role nhiệt và đặt tên theo mạch động lực .

88
Hình 2.61 Thư viện bảo vệ
Vào thư viện nối dây , nối dây các phần tử theo mạch ta được mạch điều khiển .

Hình 2.62 Thư viện dây nối


- Bước 4: Kiểm tra: Ấn nút chạy thử mạch và kiểm tra lại yêu cầu mạch .

89
Hình 2.63 Động cơ quay thuận.

Hình 2.64 Động cơ quay ngược

2.3. Phần mềm DIALux


2.3.1. Giới thiệu chung về phần mềm DIALux

90
DIALux là phần mềm thiết kế chiếu sáng độc lập, được tạo lập bởi công ty DIAL GmbH –
Đức và cung cấp miễn phí cho người có nhu cầu.
Phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALux bao gồm 2 phần:
a. Phần DIALux Light Wizard:

Hình 2.65 Cửa sổ DIALux light Wizard


Đây là một phần riêng biệt của DIALux từng bước trợ giúp cho người thiết kế dễ dàng và
nhanh chóng thiết lập một dự án chiếu sáng nội thất. Kết quả chiếu sáng nhanh chóng được
trình bày và kết quả có thể được chuyển thành tập tin PDF hoặc chuyển qua dự án chiếu
sáng DIALux để DIALux có thể thiết lập thêm các chi tiết cụ thể chính xác với đầy đủ các
chức năng trình bày.
b. Phần DIALux:
- Đây là phần chính và là toàn bộ phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALux.
- Sau khí kích chuột khởi động, cửa sổ Welcome của DIALux sẽ xuất hiện, trợ giúp 6
chức năng riêng biệt như:

91
Hình 2.66 6 chức năng riêng biệt trong DIALux
 New Interior Project: Lập một dự án chiếu sáng nội thất mới.
 New Exterior Project: Lập một dự án chiếu sáng ngoại thất mới.
 New Street Project: Lập một dự án chiếu sáng giao thông.
 Dialux Wizards: Phần trợ giúp thiết lập nhanh dự án.
 Open Last Project: Mở dự án mới làm việc lần sau cùng.
 Open Project: Mở một dự án đã lưu trữ.
- DIALux tính toán chiếu sáng chủ yếu theo các tiêu chuẩn châu Âu như EN 12464,
CEN 8995.
- DIALux cho phép chèn và xuất tập tin DWG hoặc DXF.
- DIALux có thể chèn nhiều vật dụng, vật thể các mẫu bề mặt cho thiết kế sinh động
và giống với thực tế hơn.
- Với chức năng mô phỏng và xuất thành ảnh, phim. DIALux có hình thức trình bày
khá ấn tượng.
- DIALux là phần mềm độc lập, tính toán được với thiết bị của nhiều nhà sản xuất
thiết bị chiếu sáng khác nhau với điểu kiện các thiết bị đã được đo đạc sự phân bố
ánh sáng và có tập tin dữ liệu phân bố ánh sáng để đưa vào DIALux.

92
- DIALux cung cấp công cụ Online cho việc cập nhật, liên lạc với DIALGmbH và kết
nối với các nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng.
2.3.2. Hệ thống Menu trong phần mềm DIALux

Hình 2.67 Hệ thống Menu trong phần mềm DIALux


a. File menu
Để kích hoạt Menu File, nhấp chuột vào File trên thanh Menu.
Với Menu File, bạn có thể thực hiện các thao tác liên quan đến tập tin dự án như tạo mới,
mở tập tin, lưu tập tin, chèn tập tin AutoCAD, các tập tin công cụ. Xuất kết quả ra các dạng
tập tin khác nhau. Các thao tác liên quan đến cài đặt cho việc in ấn kết quả.

Sau khi kích hoạt, cửa sổ Menu File sẽ xuất hiện (Hình 2.68) với các mục sau:

93
Hình 2.68 Menu File
 New …: Tạo một dự án thiết kế chiếu sáng mới.

Vào Menu File, chọn New, cửa sổ New project của Dialux sẽ xuất hiện.

Hình 2.69 Cửa sổ New project


94
Ở cột Project Manager, bạn có thể nhập thông tin về dự án tại các thẻ:
. Project: Tên dự án, mô tả về dự án

. Contact: Thông tin về người để liên hệ

. Address: Địa chỉ công ty


. Details: Các chi tiết khác
. Location: Điạ điểm của dự án
Sau khi nhập thông tin về dự án, bạn phải tiếp tục chọn ứng dụng chiếu sáng trên thanh
công cụ:

. Một thiết kế chiếu sáng nội thất

. Một thiết kế chíếu sáng ngoài trời

. Một thiết kế chiếu sáng giao thông.

Tương ứng với mục New của Menu File là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Open …: Mở một dự án đã lưu trữ.
Mở Menu File, kích chuột vào Open ..., cửa sổ Open sẽ xuất hiện để bạn chọn nơi để
tập tin ở ô Look in… Kích chuột vào tên tập tin dự án muốn mở. Các ô bên phải là
thông tin của dự án mà bạn sẽ mở.

Open hoặc kích đôi chuột vào tên tập tin, dự án sẽ được mở.

Cancel để huỷ bỏ.

Tương ứng với mục Open của Menu File là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Close: Đóng dự án đang hiển thị.
Kích chuột vào Close, tập tin dự án đang hiển thị sẽ được đóng.

 Save: Lưu trữ dự án với tên và địa chỉ đã có.


Kích chuột vào Save để lưu tập tin đang hiển thị trên màn hình. Lưu ý rằng tập
tin sẽ được lưu với tên và địa chỉ đã có.

Tương ứng với mục Save của menu File là biểu tượng trên thanh công cụ.

95
 Save As…: Lưu trữ dự án với tên mới
Kích chuột vào Save As..., cửa sổ Save As sẽ xuất hiện. Ta đặt tên cho tập tin vào ô
File name. Save as type: mặc định là DLX tức định dạng tập tin của DIALux . Chọn
nơi lưu trữ tập tin ở ô Save in.
Sau đó kích vào ô Save để lưu trữ.

Cancel để huỷ bỏ.


 Wizards…: Trợ giúp thiết lập nhanh.
Mở Menu File, kích chuột vào Wizards..., cửa sổ Wizard selection sẽ xuất hiện (Hình
2.70).

Hình 2.70 Cửa sổ Wizard Selection

Phần trợ giúp nhanh này chủ yếu là cho các thiết kế nội thất.

Phần trợ giúp chèn tập tin CAD (DWG and DXF Import) tương tự như ở
 Menu File Import.
Để sử dụng phần trợ giúp nhanh này cho thiết kế chiếu sáng giao thông. Chọn Quick
Street Planning.
Next để qua các bước kế tiếp cho việc thiết lập dự án.

Cancel để huỷ bỏ.


96
 Import: Chèn tập tin CAD, các loại bề mặt và vật dụng Mở Menu File,
chọn Import. Sẽ có 3 chọn lựa (Hình 2.71)

Hình 2.71 Các lựa chọn trong cửa sổ Import


. DWG or DXF file…: Chọn mục này, chương trình sẽ mở phần trợ giúp nhanh để chèn
tập tin CAD (Wizard for importing a DWG or DXF file).
. Texture files: chèn tập tin các loại mẫu bề mặt.
. Furniture files: chèn tập tin các loại vật dụng.
 Export: Xuất kết quả ra các dạng tập tin khác nhau.
Vào Menu File, chọn Export, sẽ có nhiều chọn lựa. (Hình 2.54.d)

97
Hình 2.72 Xuất kết quả ra các dạng tập tin khác
. Save Output as PDF…: Lưu kết quả thành tập tin định dạng PDF
. Save Single Sheet Output as PDF…: Lưu kết quả từng trang thành tập tin định dạng
PDF.
. Save Request for Quotation as RTF…: Lưu lại yêu cầu báo giá dạng Rich Text
Format.
. Save maintenance plan as RTF…: Lưu lại kế hoạch duy trì dạngRich Text Format.
. Save project luminaire list in GAEB format (D81)…: Lưu danh sách dự án đèn định
dạng GAEB.
. Calculate CAD View with POV-Ray…: Tính toán và mô phỏng chiếu sáng với phần
mềm POV-Ray.
. Save CAD View as JPG… Lưu lại màn hình CAD View thành tập tin hình định dạng
JPG.
. Save 3D video…: Lưu lại tập tin mô phỏng hình ảnh động .
. Save Furniture…: Lưu lại các vật dụng đã sử dụng trong thiết kế.

98
. Save DWG or DXF file…: Lưu kết quả thành tập tin định dạng DWG hoặc DXF.
. Save STF file…: Lưu lại thành tập tin theo định dạng STF (chương trình STF CAD,
giao diện STF)
. Save DIALux light scene file…: Lưu các cảnh thiết kế của DIALux thành tập tin định
dạng DLC (DIALux Light Control).
Sau mỗi chọn lựa, cửa sổ Save As sẽ xuất hiện. Bạn đặt tên, chọn nơi lưu trữ rồi chọn
Save để lưu. Cancel để huỷ bỏ.

 Page/Printer Set up…: Chọn lựa giấy và máy in.


 Print Preview… , Print: Xem trước trang in và in.
Vào Menu File, Chọn Print Preview… để xem trước các trang in.
Vào Menu File, Chọn Print để in các trang báo cáo kết quả chiếu sáng. Cửa sổ Print
Preview và Print tương tự nhau (Hình 2.73). Ở đó bạn chọn:
. All: tất cả các trang

. Page… From to: từ trang … đến trang


. Current Page: trang đang hiển thị

Hình 2.73 Xem trước trang in/in

Chọn OK để xem trước hoặc để in các trang đã chọn .

99
Cancel để huỷ bỏ
 Settings: Sắp xếp một số chức năng.
Trong mục Settings của Menu File có 2 phần: Phần General Options và phần
Customize Toolbars and Keyboard…
Vào Menu File, chọn General Options, cửa sổ Setting xuất hiện với nhiều thẻ:
. Thẻ Standard Value Xác định các thông số cho nội thất (Hình 2.74)

Hình 2.74 Sắp xếp một số chức năng

100
b. Edit menu:
Để kích hoạt Menu Edit, nhấp chuột vào Edit trên thanh Menu.
Với Menu Edit, bạn có thể thực hiện các thao tác liên quan đến chỉnh sửa, sao chép, sắp
xếp…

Sau khi kích hoạt, cửa sổ Menu Edit sẽ xuất hiện (Hình 2.75) với các mục sau:

Hình 2.75 Menu Edit


 Undo: Thao tác vừa thực hiện không còn hiệu lực nữa. Tương ứng với

Undo trong Menu Edit là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Redo: Trả lại tình trạng trước các thao tác Undo vừa thực hiện. Tương

ứng với Redo trong Menu Edit là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Cancel selection: Huỷ bỏ các chọn lựa trong thiết kế
 Cut: Cắt phần đã đánh dấu chọn lựa. Tương ứng với Cut trong Menu Edit là

biểu tượng trên thanh công cụ.


 Copy: Sao chép phần đã đánh dấu chọn. Tương ứng với Copy trong

105
Menu Edit là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Paste: Dán phần đã copy vào thiết kế. Tương ứng với Paste trong Menu Edit là

biểu tượng trên thanh công cụ.


 Delete: Xoá phần đã đánh dấu chọn
 Align and Distribute: Sắp xếp các vật thể, đồ đạc trong phòng.
 Copy along a line: Sao chép vật thể theo hàng.
 Edit Room Geometry…: Chỉnh sửa hình dạng phòng
 Edit daylight obstruction…: Chỉnh sửa các vật thể bên ngoài phòng có thể
ảnh hưởng đến độ rọi của phòng.
 Edit Calculation Surface…: Chỉnh sửa mặt phẳng tính toán
 Edit Ground Element…: Chỉnh sửa các yếu tố mặt sàn
 Combine Furniture: Các vật thể được đánh dấu sẽ hợp thành nhóm
 Subtract Furniture: Tạm thời loại trừ một số vật thể khỏi không gian tính
toán
 Split Furniture: Tách nhóm các vật thể
 Split Luminaire Arrangement: Tách nhóm đèn thành từng đèn đơn lẻ riêng
biệt.
 Edit Maintenance Factor: Hiệu chỉnh Hệ số duy trì của hệ thống chiếu
sáng.
 Set Illumination point: Xác định phương vị của đèn theo điểm đến quy
ước của đèn hoặc theo cường độ phát sáng tối đa của bộ đèn.

c. View menu:
Để kích hoạt Menu View, nhấp chuột vào View trên thanh Menu.
Với Menu View, bạn có thể thực hiện các thao tác liên quan đến sự hiển thị của DIALux
trong khi thiết kế …

Sau khi kích hoạt, cửa sổ Menu View sẽ xuất hiện (Hình 2.76) với các mục sau:

106
Hình 2.76 Menu View
 Project tree: Trình bày các chi tiết của dự án trong ô Quản lý dự án (Project
Manager with Inspector). Tương ứng với Project tree trong Menu View là

biểu tượng trên thanh công cụ.


 3D Standard View: Cửa sổ dự án thiết kế hiển thị dạng 3D. Tương ứng với

3D Standard View trong Menu View là biểu tượng trên thanh công cụ.
 Floor Plan (X-Y Level Symbolic): Cửa sổ dự án thiết kế hiển thị dạng 2D
từ trên nhìn xuống. Tương ứng với Floor Plan (X-Y Level Symbolic) trong

Menu View là biểu tượng trên thanh công cụ.


 Front View (X-Z Level): Cửa sổ dự án thiết kế hiển thị dạng 2D từ trước
nhìn ra sau. Tương ứng với Front View (X-Z Level) trong Menu View là biểu

tượng trên thanh công cụ.

107
 Side View (Y-Z Level): Cửa sổ dự án thiết kế hiển thị dạng 2D từ trái nhìn
sang phải. Tương ứng với Side View (Y-Z Level) trong Menu View là biểu

tượng trên thanh công cụ.


 Wireframe Display: Trình bày dự án theo đường viền chung quanh của vật
thể.
 Display Texture: Trình bày các dạng bề mặt
 Display light scene dimming values in CAD. Trình bày các cảnh chiếu sáng
với các giá trị giảm sáng trong CAD.
 Show maintenace plan factors in CAD: Trình bày các chỉ số của hệ số duy
trì trong CAD.
 Help Rays for Luminaire: Hiển thị các đường mô tả điểm đến quy ước của
bộ đèn.
 3D Light Distribution Display: Bật/tắt hiển thị các đường phân bố ánh sáng
của bộ đèn dạng 3D. Tương ứng với 3D Light Distribution Display trong

Menu View là biểu tượng trên thanh công cụ.


 Display Light Output of a Luminaire: Bật/tắt hiển thị sự chiếu sáng phát ra
từ 1 bộ đèn. Tương ứng với Display Light Light Output of a Luminaire trong

Menu View là biểu tượng trên thanh công cụ


 Show Isoline in CAD: Bật/tắt hiển thị đường đồng mức trong CAD. Tương

ứng với Show Isolinbe in CAD trong Menu View là biểu tượng trên thanh
công cụ.
 Isoline Properties: Xem và hiệu chỉnh các thuộc tính của đường đồng mức.
 Show False Colour in CAD: Bật/tắt hiển thị sự phân bố ánh sáng dưới dạng
màu sắc trong CAD. Tương ứng với Show False in CAD trong Menu View

là biểu tượng trên thanh công cụ.


 False Colour Properties: Hiệu chỉnh các thuộc tính thể hiện kết quả bằng
màu sắc.

108
 Show DWG or DXF Background: Bật/tắt hiển thị hình ảnh của tập tin
DWG hoặc DXF đã chèn vào dự án. Tương ứng với Show DWG or DXF

Background trong Menu View là biểu tượng trên thanh công cụ.
 DWG or DXF properties / Layer selection: Hiệu chỉnh, bật tắt các lớp của
tập tin DWG hoặc DXF.
 Adjust Brightness…: Điều chỉnh độ sáng/tối của hình ảnh mô phỏng sự
phân bố ánh sáng
d. CAD menu:
Để kích hoạt Menu CAD, nhấp chuột vào CAD trên thanh Menu.
Với Menu CAD, bạn có thể thực hiện các thao tác liên quan đến sự hiển thị ở cửa sổ CAD
của DIALux trong khi thiết kế

Sau khi chọn CAD, cửa sổ menu CAD sẽ xuất hiện với các mục như sau

Hình 2.77 Menu CAD

109
 Pick Options: Các chọn lựa cho việc chọn trực tiếp trên màn hình CAD của
DIALux.
Sau khi chọn Pick Options, cửa sổ nhỏ của Pick Options sẽ xuất hiện

Hình 2.78 Cửa sổ Pick Options


. Pick on Fixed Grid: Bật/tắt chức năng chọn trực tiếp trên cửa sổ CAD của DIALux
. Wall Luminaire Pick on Walls: Bật/tắt chức năng chọn đèn tường trực tiếp trên tường.
. DXF Object Pick: Bật/tắt chức năng chọn các vật thể của tập tin DXF trên màn CAD của
DIALux .
. Set Pick Grid: Chọn giữ kiểu lưới trên màn hình CAD của DIALux
 Select Filters: Các chọn lựa trực tiếp trên màn hình CAD của DIALux về
đèn và các vật dụng.
 Save camera View: Lưu lại các vị trí của camera từ 1 đến 10.
 Redo camera view: Chọn lại các vị trí camera từ 1 đến 10.
 Select: Kích hoạt chế độ chọn lựa
 Zoom: Kích hoạt chế độ nhìn phóng to thu nhỏ
 Rotate: Kích hoạt chế độ nhìn xoay tuỳ ý
 Move: Kích hoạt chế độ nhìn di chuyển

110
 Roam: Kích hoạt chế độ di chuyển ảo trong dự án
 Zoom In: Phóng to
 Zoom Out: Thu nhỏ
 Maximum Size: Phóng to tối đa đầy màn hình CAD của DIALux
e. Paste menu:
Để kích hoạt Menu Paste, nhấp chuột vào Paste trên thanh Menu.
Với Menu Paste, bạn có thể thực hiện các thao tác chèn các cảnh chiếu sáng, một bố trí đèn,
các vật dụng, bề mặt…

Sau khi chọn Paste, cửa sổ Menu Paste sẽ xuất hiện với các mục như sau

Hình 2.79 Paste menu


f. Luminaire Selection menu
Để kích hoạt Menu Luminaire Selection. nhấp chuột vào Luminaire Selection trên thanh
Menu.
Với Menu Luminaire Selection, bạn có thể thực hiện việc chọn thiết bị chiếu sáng cho thiết
kế của mình từ các nhà cung cấp thiết bị chiếu sáng.
111
Sau khi chọn Luminaire Selection, cửa sổ Luminaire Selection sẽ xuất hiện với các mục như
sau (Hình 2.80)

Hình 2.80 Luminaire Selection


 DIALux Catalogue: Chọn các thiết bị chiếu sáng vào thiết kế tử các nhà
cung cấp có liên kết với DIALux và dữ liệu phân bố ánh sáng của đèn đã
được bạn cài đặt sẵn hoặc dữ liệu sẽ được cài đặt nếu bạn chọn.
 Online Catalogue: Chọn các thiết bị chiếu sáng từ trang Web của các nhà
sản xuất có cung cấp dữ liệu phân bố ánh sáng đèn trên web. Bạn phải cài đặt
dữ liệu của nhà sản xuất thì DIALux mới chấp nhận.
 Luminaire Files: Chèn một tập tin dữ liệu tính toán của một đèn vào thiết
kế.
 My Database…: Chọn đèn từ một số các nhà cung cấp mà bạn thường
xuyên sử dụng và đã lập thành một dữ liệu riêng cho mình.
 Previous Luminaire Used: Chọn đèn từ một số đèn mà bạn vừa sử dụng
trước đây.

112
g. Output menu
Để kích hoạt Menu Output. nhấp chuột vào Output trên thanh Menu.
Với Menu Output, bạn có thể thực hiện việc tính toán kết quả chiếu sáng cho thiết kế của
mình.
Sau khi chọn Output, cửa sổ Output sẽ xuất hiện với các mục sau.

Hình 2.81 Menu Output


 Start Calculation…: Thực hiện tính toán chiếu sáng.
 Configure Output: Xác định các trang trình bày kết quả tính toán.
 Print Single Sheet Output: In riêng lẻ từng trang kết quả tính toán. Để có
thể in riêng lẻ từng trang kết quả tính toán theo ý muốn. vào Menu Output,
chọn Print Single Sheet Output. Chương trình sẽ trình bày trước trang in số
1(Print Preview). Bạn vào Menu Print sau đó ở ô Pages: bạn nhập số trang
muốn in, hoặc từ trang số… - đến trang số…).
Kích Print để in, Cancel để huỷ bỏ.
h. Window menu

113
Để kích hoạt Menu Window. nhấp chuột vào Window trên thanh Menu.
Với Menu Window, bạn có thể thực hiện việc sắp xếp các cửa sổ trình bày cảnh thiết kế.

Sau khi chọn Window, cửa sổ Window sẽ xuất hiện với các mục sau.

Hình 2.82 Menu Window


 Cascade: Sắp xếp các cửa sổ cảnh chồng lên nhau.
 Tile Horozontally: Sắp xếp các cửa sổ bên cạnh nhau theo chiều từ trên
xuống dưới.
 Tile Vertically: Sắp xếp các cửa sổ bên cạnh nhau theo chiều từ trái qua phải.
 Close All: Đóng tất cả các cửa sổ.
 Close Preview: Đóng cửa sổ xem trước.
- Display Guide Window: Mở cửa sổ trợ giúp thiết kế ở phía bên phải của màn hình.
- Toolbars: Sau khi chọn Toolbars, cửa sổ nhỏ Toolbars sẽ xuất hiện, theo đó bạn có thể tuỳ
nghi đóng hoặc mở các nhóm công cụ hiển thị trên thanh công cụ.
i. Online menu
Để kích hoạt Menu Online. nhấp chuột vào Online trên thanh Menu.

114
Với Menu Online, bạn có thể thực hiện việc trao đổi thông tin liên lạc, yêu cầu trợ giúp các
vấn đề liên quan đến sử dụng DIALux với nhà tạo lập DIALux là DIAL GmbH.

Sau khi chọn Online, cửa sổ Online sẽ xuất hiện với các mục sau.

Hình 2.83 Menu Window


- DIALux Hompage: Kết nối với trang chủ của DIALux .
- Online Update…: Cập nhật DIALux qua web.
- Manage nesletter subscription…: Yêu cầu gửi các tờ tin tức qua mail.
- Wishes and feeback: Gửi mail yêu cầu trợ giúp đến đường dây trợ giúp nóng
của DIAlux .
- Send proplem report: Gửi các báo cáo trục trặc kỹ thuật đến trung tâm trợ
giúp của DIALux.
2.3.3. Các thanh công cụ trên phần mềm DIALux

115
116
117
118
2.3.4. Hướng dẫn tính toán chiếu sáng
Chiếu sáng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất
công nghiệp. Nếu ánh sáng không đủ, công nhân sẽ phải làm việc trong trạng thái căng
thẳng, hại mắt, hại sức khỏe làm giảm năng suất lao động, gây ra những phế phẩm…Đặc
biệt, có những công việc không thể tiến hành được nếu thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không
gần giống với ánh sáng tự nhiên như bộ phận kiểm tra chất lượng máy, nhuộm màu…
Có nhiều cách phân loại các hình thức chiếu sáng:
- Căn cứ vào đối tượng cần chiếu sáng chia ra chiếu sáng dân dụng và chiếu sáng công
nghiệp.
- Căn cứ vào mục đích chiếu sáng chia ra chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng
sự cố.
- Ngoài ra, còn chia ra chiếu sáng trong nhà, ngoài trời, chiếu sáng trang trí, chiếu sáng
bảo vệ…
Mỗi hình thức chiếu sáng có yêu cầu riêng, đặc điểm riêng,dẫn tới phương pháp tính toán,
cách sử dụng loại đèn, bố trí đèn khác nhau.Với các nhà xưởng sản xuất công nghiệp thường
là chiếu sáng chung khi cần tăng cường ánh sáng tại điểm làm việc đã có chiếu sáng cục bộ.
Vì là phân xưởng sản xuất, yêu cầu khá chính xác về độ rọi tại mặt bàn công tác, nên để tính
toán chiếu sáng cho khu vực này thường dùng phương pháp hệ số sử dụng.
2.3.4.1. Nội dung tính toán chiêu sáng
a. Yêu cầu và giả thiết.
Giả thiết: Cho một phân xưởng có chiều dài a (m), chiều rộng b (m), chiều cao h (m) và một
số dữ liệu khác như: loại phân xưởng, màu sơn tường, trần…
Yêu cầu: Tính toán chiếu sáng cho một phân xưởng bất kỳ:

119
• Xác định số lượng bóng đèn n
• Quang thông của mỗi bóng Fđ
• Công suất của bóng đèn Pđ
b. Nội dung phương pháp:
Phương pháp hệ số sử dụng được tính toán theo công thức:
E.S .k .Z
Ftt  (Lm) (2.1)
n.ksd
Trong đó:
Ftt - quang thông tính toán của mỗi bóng đèn (lm);
E - độ rọi yêu cầu (Lx);
S - diện tích cần chiếu sáng (m2);
k - hệ số dự trữ;
ksd - hệ số sử dụng;
n - số bóng đèn;
Z - hệ số tính toán Z = 0.8 ÷1.4.
Trình tự tính toán theo phương pháp này như sau:
 Bước 1: Chọn độ rọi theo yêu cầu E (Lx)
Tra bảng 3.1 trang 127 giáo trình “Kỹ thuật chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả
năng lượng” – Lê Văn Doanh (chủ biên) – NXB KH và KT 2008.
 Bước 2: Xác định số bóng đèn n
 Xác định độ cao treo đèn

Sơ đồ bố trí đèn theo mặt đứng


Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác:
H = h – h1 – h2 (2.2)
120
Trong đó:
h - chiều cao của nhà làm việc (tính từ nền đến trần của nhà làm việc).
h1 - Khoảng cách từ trần đến đèn.
h2 - Chiều cao từ nền phân xưởng đến mặt công tác.
 Xác định khoảng cách giữa các bóng liền kề nhau (L).
- Lựa chọn loại bóng phù hợp với phân xưởng cần chiếu sáng.
- Xác định cấp của bộ đèn bằng cách tra bảng 3.6 - Trang 150 giáo trình “Kỹ thuật chiếu
sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng” – Lê Văn Doanh (chủ biên) – NXB
KH và KT 2008.
- Xác định khoảng cách giữa các đèn bằng cách tra bảng 3.5 trang 146 giáo trình “Kỹ thuật
chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng” – Lê Văn Doanh (chủ biên) –
NXB KH và KT 2008.
 Xác định vị trí treo đèn dựa vào diện tích cần chiếu sáng S
Từ đó, xác định số bóng đèn n
 Bước 3: Xác định hệ số dự trữ k
Tra bảng 10-5 Hệ số dự trữ - trang 189 giáo trình hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp
công nghiệp đô thị và nhà cao tầng - Nguyễn Công Hiền (chủ biên) - NXB KH và KT
 Bước 4: Tìm hệ số sử dụng ksd
Xác định ksd bằng cách tra bảng PL 6.13 theo φ, ρtg, ρtr trang 417 giáo trình “hệ thống
cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng” - Nguyễn Công Hiền (chủ
biên) - NXB KH và KT
 Xác định chỉ số của phòng
a.b
 (2.3)
H .(a  b)

Trong đó: a, b là chiều dài, chiều rộng của phân xưởng


 Căn cứ vào màu tường xác định hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản xạ trần
(ρtr), hệ số phản xạ sàn (ρs).
- Hệ số phản xạ của tường (ρtg), hệ số phản xạ trần (ρtr)
-

121
Màu tường Hệ số phản xạ của tường; ρtg
Màu trắng, thạch cao 0,8
Màu trắng nhạt 0,7
Màu vàng, lục sáng, xi măng 0,5
Màu rực rỡ, gạch đỏ 0,3
Màu tối, kính 0,1
- Hệ số phản xạ sàn (ρs): thường lấy ρs = 0,1÷ 0,3
 Bước 5: Xác định quang thông tính toán của bóng đèn:
E.S .k .Z
Ftt 
n.ksd

 Bước 6: Xác định Fđ, Pđ


Tra catalogue bóng đèn có quang thông Fđ ≥ Ftt
 Từ đó xác định được công suất của bóng đèn Pđ
c. Ví dụ áp dụng 1:
Cho phân xưởng cơ khí
Dữ liệu về phân xưởng: chiều dài a = 65 (m), rộng b = 28 (m), cao H = 8,35 (m)
Trần trắng nhạt, tường xi măng sơn vàng.
Yêu cầu: Tính toán chiếu sáng cho phân xưởng cơ khí trên:
• Xác định số lượng bóng đèn n
• Quang thông của mỗi bóng Fđ
• Công suất của bóng đèn Pđ
Bài giải:
 Bước 1: Chọn độ rọi theo yêu cầu E (Lx)
Đối với phân xưởng cơ khí chọn độ rọi E = 300 lx
 Bước 2: Xác định số bóng đèn n
 Xác định độ cao treo đèn
Khoảng cách từ đèn đến mặt công tác:
H = h – h1 – h2 = 8,35 – 0,5 – 0,85 = 7 (m)
 Xác định khoảng cách giữa các bóng liền kề nhau (L) theo tỉ số L/H.

122
- Chọn đèn pha mở rộng bằng tôn phủ êmai cấp D bằng cách tra bảng 3.5 trang 146 giáo
trình “Kỹ thuật chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu quả năng lượng” – Lê Văn
Doanh (chủ biên) – NXB KH và KT 2008.
- Tra bảng 3.5 trang 146 giáo trình “Kỹ thuật chiếu sáng – chiếu sáng tiện nghi và hiệu
quả năng lượng” – Lê Văn Doanh (chủ biên) – NXB KH và KT 2008 ta có:
Lmax =1,2 H = 8,4 (m)
 Xác định vị trí treo đèn dựa vào diện tích cần chiếu sáng S
- Dựa vào diện tích phân xưởng ta bố trí treo đèn thành 8 cột, khoảng cách giữa 2 tâm
bóng đèn là 8,13 (m), khoảng cách từ đèn tới tường là 4,06 (m) và 4 hàng khoảng cách
giữa 2 bóng là 7 (m), khoảng cách từ đèn tới tường là 3,5 (m).
 Tổng số bóng đèn cần dùng là n = 8 x 4= 32 bóng
 Bước 3: Xác định hệ số dự trữ k
Chọn k = 1,3 bằng cách tra bảng 10-5 trang 189 giáo trình hệ thống cung cấp điện của xí
nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng - Nguyễn Công Hiền (chủ biên) - NXB KH và
KT.
 Bước 4: Tìm hệ số sử dụng ksd
 Xác định chỉ số của phòng
a.b 65.28
   2,8
H .(a  b) 7.(65  28)
 Căn cứ vào màu tường ta có: Hệ số phản xạ của tường: ρtg = 50%
Hệ số phản xạ trần: ρtr = 70%
Hệ số phản xạ sàn: ρs = 20%
 Tra bảng PL6.13 trang 417 giáo trình “Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công
nghiệp đô thị và nhà cao tầng” - Nguyễn Công Hiền (chủ biên) - NXB KH và KT
ta được ksd = 0,6
 Chọn hệ số dự trữ Z = 0,8
 Bước 5: Xác định quang thông tính toán của bóng đèn:
E.S .k .Z 300.(65.28).1,3.0,8
Ftt    29575 (lm)
n.ksd 32.0, 6

123
 Bước 6: Xác định Fđ, Pđ
Tra catalogue bóng đèn có quang thông Fđ ≥ Ftt
 Lựa chọn đèn HPI-P400W-BUS/645 có Fđ = 32500 (lm)
 Xác định được công suất của bóng đèn Pđ = 400 (W)
2.3.5. Ứng dụng phần mềm DIALux để thiết kế, mô phỏng chiếu sáng.
a. Các bước thiết kế trên phần mềm DIALux
 Bước 1: Sau khi khởi động phần mềm DIALux, lựa chọn DIALux Wizards/
DIALux Light/next.
 Bước 2: Nhập thông tin quản lý dự án.
 Bước 3: Nhập dữ liệu của dự án và chọn bộ đèn
 Bước 4: Chạy mô phỏng và hiển thị kết quả.
Ở bước này nếu kết quả không đạt yêu cầu ta có thể thay đổi bộ đèn khác hoặc thay đổi
cách bố trí đèn trong xưởng.
b. Ví dụ áp dụng
Giả thiết: Cho phân xưởng cơ khí
Dữ liệu về phân xưởng: chiều dài a = 65 (m), chiều rộng b =28 (m), chiều cao H = 8,35
(m). Trần trắng nhạt, tường xi măng sơn vàng.
Yêu cầu: Mô phỏng thiết kế chiếu sáng bằng phần mềm DIALux.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
 Khởi động phần mềm DIALux, xuất hiện cửa sổ Welcome như sau:

124
Hình 2.84 Cửa sổ Welcome
 Lựa chọn phần DIALux Wizards  Chọn DIALux Light: phần trợ giúp thiết kế
nhanh cho chiếu sáng nội thất, ngoại thất và chiếu sáng giao thông  Next

Hình 2.85 Cửa sổ DIALux Wizard Selection

125
Bước 2: Nhập các thông tin về dự án như: tên dự án, tên người thiết kế, tên công ty…

Hình 2.86 Cửa sổ DIALux Light Wizard

126
Bước 3: Ta tiến hành nhập các dữ liệu về dự án và lựa chọn loại đèn
 Chọn bộ đèn: Vào mục Catalogue/ chọn Philips/ lựa chọn loại đèn phù hợp

Hình 2.87 Các catalogue của các hãng có sản phẩm chiếu sáng sử dụng trong DIALux
Khi đã cài đặt plugin ta chọn loại đèn phù hợp

127
Hình 2.88 Nhập dữ liệu về dự án và lựa chọn loại đèn
Bước 4: Chạy mô phỏng và hiển thị kết quả.
a. Chạy mô phỏng: Có 2 cách
+ Cách 1 vào menu Output  Star Calculation:

+ Cách 2 nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ như hình vẽ:

128
Sau khi nhập giá trị độ rọi E, phần mềm sẽ tự động tính toán và cho ra kết quả như
sau:

Hình 2.89 Tính toán và hiển thị kết quả


b. Lấy kết quả toàn bộ quá trình toán
 Output Selected Output (tích các kết quả cần lấy ) chương trình tự động lưu các kết
quả cần lấy bằng file PDF.Kết thúc quá trình mô phỏng
Thực hiện quá trình in kết quả
Kích vào biểu tượng trên menu màn hình lập tức xuất hiện giao diện

129
Hình 2.90 Xuất kết quả sau khi tính toán

Hình 2.91 Mô phỏng sự phân bố ánh sáng của đèn dưới dạng 3D

130
Hình 2.92 Kết quả mô phỏng chiếu sáng dạng đường đồng mức và màu sắc

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN


1. Hãy giới thiệu chung về phần mềm AutoCAD và ứng dụng của phần mềm.
2. Hãy trình bày các lệnh thiết lập bản vẽ trong AutoCAD
3. Hãy trình bày các lệnh vẽ cơ bản trong AutoCAD
4. Hãy trình bày các lệnh hiệu chỉnh tạo hình trong AutoCAD
5. Hãy trình bày các lệnh biến đổi và sao chép hình trong AutoCAD
6. Hãy giới thiệu chung về phần mềm CADe_SIMU và ứng dụng của phần mềm.
7. Hãy giới thiệu chung về phần mềm DIALux và ứng dụng của phần mềm.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


1. Cho xưởng đồ họa có diện tích 40x20 m2, chiều cao xưởng 5, tường màu tím nhạt, trần
màu trắng, sàn gạch tối. Hãy tính toán chiếu sáng cho xưởng đồ họa trên.
2. Ứng dụng phần mềm dialux, mô phỏng chiếu sáng cho xưởng đồ họa trên.
3. Cho một căn hộ loại C1 có sơ đồ mặt bằng như hình vẽ 2.72. Biết:
131
Phòng khách: 1 điều hòa, 4 ổ cắm, 6 bóng đèn downlight.
Phòng ngủ: 1 điều hòa, 2 ổ cắm,4 bóng đèn downlight.
Bếp: 1 quạt trần, 4 ổ cắm, 4 bóng đèn downlight.
WC: 1 bình nóng lạnh, 1 đèn ốp trần.
Logia: 1 ổ cắm đôi 3 chấu, 1 đèn ốp trần.
Hãy bố trí các thiết bị trên mặt bằng.

Hình 2.93 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại C1

4. Ứng dụng phần mềm CADe _ SIMU thiết kế sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng
bộ 3 pha qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian có thể thi công được. Hãy
thuyết minh nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch vừa thiết kế.

132
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG DÂN DỤNG

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về bản vẽ điện dân dụng, hướng dẫn đọc
hiểu bản vẽ và các bước triển khai thiết kế điện.
Ứng dụng các kiến thức đã học và phần mềm AutoCAD để tính toán, thiết kế điện cho
một căn hộ điển hình, một công trình nhà cao tầng.

3.1. Tổng quan về bản vẽ điện dân dụng.

Một dự án cấp điện và chiếu sáng thành công phụ thuộc vào việc lập kế hoạch một cách
hiệu quả ở dạng các bản vẽ thiết kế điện, các bản liệt kê và các bản chi tiết kỹ thuật. Tùy
theo quy mô của dự án mà một bản vẽ điện dân dụng có thể bao gồm các bản vẽ chi tiết như:

- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt bố trí thiết bị điện phù hợp với mặt bằng bố trí tổng thể của
công trình.

- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt bố trí điện trạm biến áp.

- Bản vẽ thiết kế chế tạo tủ bảng điện

- Sơ đồ nối điện chính và sơ đồ điện dự phòng

- Sơ đồ nguyên lý các thiết bị điều khiển, đo lường, tin học và thông tin phục vụ quản
lý vận hành…

Mục đích của bản vẽ điện:

- Mô tả về điện của dự án với chi tiết đầy đủ để cho các nhà thầu điện có thể sử dụng
các bản vẽ để ước tính chi phí về vật liệu, nhân công và dịch vụ khi họ chuẩn bị bỏ
thầu.

- Chỉ dẫn và hướng dẫn những người thợ điện trong việc thực hiện việc mắc nối dây và
lắp đặt thiết bị được như yêu cầu, đồng thời cũng cảnh báo cho họ những nguy cơ
tiềm tàng như một đường dây điện đã có sẵn các đường ống gas hay các hệ thống ống
nước.

133
- Cung cấp cho chủ sở hữu một biên bản ghi nhận “hiện trạng” của đường dây điện và
thiết bị điện đã được lắp đặt cho các mục đích bảo dưỡng hay lên kế hoạch mở rộng
trong tương lai. Người chủ công trình sau đó chịu trách nhiệm việc ghi nhận tất cả
những thay đổi về đường dây điện và thiết bị.

3.2. Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ điện dân dụng


3.2.1. Bố cục bản vẽ điện dân dụng

Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt bố trí điện phải phù hợp với mặt bằng bố trí tổng thể của công
trình và thể hiện được các nội dung chính sau:

- Hướng tuyến đường dây cao thế và vị trí đặt trạm biến áp;

- Vị trí các công trình được lắp đặt hệ thống điện;

- Vị trí các tuyến đường dây hạ thế, tuyến cáp điện và bố trí thiết bị điện tại các gian
phân phối điện, phòng điều khiển trung tâm, gian máy …;

- Vị trí đặt hệ thống tiếp địa an toàn, chống sét, hệ thống điện chiếu sáng (trong nhà và
ngoài trời).
Bố cục bản vẽ điện dân dụng bao gồm nhiều bản vẽ chi tiết như sau:
a) Mặt bằng, mặt cắt bố trí điện trạm biến áp
Mặt bằng, mặt cắt bố trí điện trạm biến áp phải thể hiện được các nội dung chính sau:
 Bố trí các máy biến áp và thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ;
 Bố trí hệ thống xả dầu sự cố và phòng cháy;
 Bố trí các tuyến cáp dẫn điện từ trạm biến áp đến tủ phân phối điện;
 Bố trí hệ thống chống sét;
 Bố trí hệ thống nối đất an toàn.
b) Sơ đồ nguyên lý cấp điện chính và sơ đồ điện tự dùng
Sơ đồ nguyên lý cấp điện chính và sơ đồ điện tự dùng phải thể hiện được các nội dung sau:
 Cấp điện áp của đường dây cung cấp điện (cao thế) và cấp điện áp phía hạ thế;
 Loại và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ phía cao
thế và phía hạ thế của các máy biến áp;

134
 Loại và đặc tính kỹ thuật của các máy biến áp chính và máy biến áp tự dùng;
 Loại và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, điều khiển, đo lường và bảo
vệ của các phụ tải;
 Đặc tính kỹ thuật, chức năng và nhiệm vụ của các phụ tải;
 Đặc tính kỹ thuật của các cáp điện lực, dây dẫn và thanh cái.
c) Bản vẽ hệ thống điện chiếu sáng
 Bản vẽ hệ thống điện chiếu sáng trong nhà và điện sinh hoạt cần thể hiện rõ vị trí và
chiều cao lắp đặt thiết bị, phương pháp đi dây từ bảng điện đến các thiết bị (loại dây,
đi chìm hay nổi).
 Bản vẽ lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng ngoài trời cần thể hiện rõ vị trí các cột đèn và
kết cấu cột đèn chiếu sáng, sơ đồ tuyến cáp, bố trí tủ điện chiếu sáng (bố trí thiết bị
trong tủ, sơ đồ đấu lắp).
 Sơ đồ nguyên lý chiếu sáng phải thể hiện được đầy đủ nguồn cấp điện điện, các thiết
bị đóng cắt, bảo vệ và các thiết bị chiếu sáng. Các thiết bị chiếu sáng phải lựa chọn
phù hợp với mục đích sử dụng và nên dùng các thiết bị thông dụng trên thị trường
đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về độ rọi trong các quy định hiện hành
d) Bản vẽ nguyên lý cấp điện tủ bảng điện ( Bản vẽ thiết kế chế tạo tủ bảng điện)
Bản vẽ thiết kế chế tạo tủ bảng điện phải thể hiện được các nội dung chính sau:
 Bố trí các thiết bị trong tủ điện:
- Các thiết bị bảo vệ, đo lường và tín hiệu bố trí trên mặt trước của tủ điện;
- Các thiết bị chính như áp tô mát, công tắc tơ, máy cắt v.v.... đặt bên trong tủ;
- Các thiết bị đều phải có ký hiệu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4.… phù hợp với số thứ tự trong
bảng kê thiết bị vật liệu chính;
 Yêu cầu chế tạo vỏ tủ điện, trong đó cần quy định rõ loại vật liệu chế tạo, phương
pháp bảo vệ bề mặt kim loại, chiều dầy lớp sơn phủ bề mặt vỏ tủ điện…).
e) Bản vẽ sơ đồ nguyên lý điều khiển, đo lường, bảo vệ và tín hiệu
Sơ đồ nguyên lý điều khiển, đo lường, bảo vệ và tín hiệu phải thể hiện được các nội dung
sau:
 Nguồn điều khiển và các thiết bị điều khiển;
135
 Các loại bảo vệ và thiết bị bảo vệ;
 Các thiết bị đo lường;
 Các thiết bị báo tín hiệu.
3.2.2. Ký hiệu trên bản vẽ và các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện.
Stt Tên thiết bị Ký hiệu Ý nghĩa Ví dụ
điện
1 Dây bọc M (n x F) M: dây đồng 2M(1x4)
(lưới nội thất n: số lõi đồng hoặc M(2x1.5)
hạ áp) F: tiết diện (mm2)
2 Dây trần ( A-F hoặc A: Dây nhôm A-50
lưới cao - AC-F AC: Dây nhôm lõi thép hoặc AC-70
trung áp) F: tiết diện (mm2)
3 Dây trần (lưới Loại dây Loại dây: là A hoặcAC AC(3.35+1.25)
hạ áp) (n.F+1.F0) n: Số dây pha
F: tiết diện dây pha
F0: tiết diện dây trung
tính(mm2)
4 Cáp trung áp, n.M/chất cách n: số cáp 2CU/PVC/PVC/(3x240)
cao áp điện/(mxF) Chất cách điện: PVC
hoặc XLPE
M: vật liệu lõi cáp (Cu)
m: Số lõi cáp
F: tiết diện cáp (mm2)

5 Cáp hạ áp n.M/các lớp F0: tiết diện dây trung CU/XLPE/DSTA/PVC


cách tính(mm2) (2x35+1x35)
điện/(mxF+1.F0)
6 Máy cắt MC-n.P-I(A) MC: là aptomat khối MCCB-2P-150A
MCCB hoặc aptomat tep Hoặc

136
MCB MCB-2P-50A
nP: Số cực: 1P-2P-3P
I (A): Dòng định mức

3.3. Các bước triển khai thiết kế điện


3.3.1. Xác định phụ tải điện trong dân dụng
a. Phương pháp tính toàn chiếu sáng.

Hiện nay để thiết kế chiếu sang có rất nhiều phương pháp khác như như là:

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số sử dụng đồng thời ) và công suất đặt

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số nhu cầu và công suất đặt

- Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích sản suất

- Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số cực đại và công suất trung bình

- Xác định phụ tải tính toán theo hệ số hình dáng và công suất trung bình

- Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và độ lệch của đồ thị phụ tải khỏi
giá trị trung bình

- Xác định tính toán theo độ rọi

Dựa vào công trình đang thực hiện thiết kế thì thiết kế theo phương pháp tính toán suất
phụ tải theo (W/đơn vị tính toán) là phù hợp nhất vì đây là công trình dân dụng chủ yếu là
văn phòng cần có độ chính xác cao ,ánh sáng phải đảm bảo trong quá trình công tác làm việc
- Bước 1: Xác định suất phụ tải chiếu sáng , chọn theo tiêu chuẩn QCXD 09 –
2005 hoặc theo phụ lục 1.
- Bước 2: Xác định công suất tính toán theo công thức: = .S (W/m2 ) (3.1)
Trong đó:
: Phụ tải tính toán (W/m2 )

137
: Suất phụ tải chiếu sáng (W/m2 ) (3.2)
S: Diện tích (m2 )
- Bước 3: Chọn bóng đèn với
- Bước 4: Tính số bóng đèn : N = P/ (3.3)
b. Phương pháp tính toán ổ cắm:

Công suất đặt của 1 lộ ổ cắm (khi không có số liệu về các thiết bị điện được cấp điện do
các ổ cắm này) với mạng điện từ 2 nhóm trở lên (nhóm chiếu sáng, nhóm ổ cắm) tính theo
công thức sau:
= xS
: là công suất tính toán ổ cắm của phòng (W)

là công suất ổ cắm trên 1m 2 sàn (W/m 2 )


S: là diện tích phòng (m 2 )
Theo TCXD 27 năm 1991 ta có:
Công suất 1 lộ ổ cắm : = 300 (W)

 Số lượng ổ cắm là: = (bộ) (3.4)

 = x x (kW) (3.5)
Hệ số đồng thời ổ cắm : với = 0,5- 0,8
Chú ý: Với những trường hợp đặc biệt như phòng chỉ có từ một đến hai ổ cắm,… thì hệ số
đồng thời của ổ cắm có thể thay đổi theo phụ tải.
c. Phương pháp tính toán điều hòa:
Công thức tính công suất điều hòa .
= .S (3.6)
Trong đó:
Công suất tính toán điều hòa của phòng (W)
: Công suất điều hòa (W/1m2 sàn)
S: Diện tích phòng (m2)
Chú ý: Cứ 10000BTU = 15
138
Ta chọn điều hòa phù hợp với công suất và số lượng tương ứng .Theo tài liệu “ Hệ thống
cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng – Nguyễn Công Hiền “ có
bảng suất phụ tải (W/m2 sàn)
Tổng công suất tính toán phòng
Ptt = + + (3.7)
Khi chọn công suất đèn tiêu chuẩn, người ta có thể cho phép quang thông chênh lệch từ -
10% đến 20%.

Bảng 3.1 Bảng lựa chọn P0


Stt Tên loại tải tiêu thụ điện Chiếu sáng Thiết bị văn phòng
(W/m2) và sinh hoạt
1 Tiền sảnh 5-10 5–7

2 Hành lang 3-5 0

3 Văn phòng 10-15 50-80

4 Phòng khách+ phòng bếp 10-15 25-30

5 Phòng ngủ 5-10 20 – 25

6 Phòng máy của thang máy 10-15 0

7 Vệ sinh chung 3-5 60 – 80

8 Cầu thang bộ 3-5 0

10 Hố rác 0 0

11 Khu thiết bị kỹ thuật 10-15 20 – 25

12 Nơi đỗ xe tầng hầm 3-5 0

3.3.2. Xác định phương án cấp điện

139
Hệ thống cung cấp điện dân dụng thuộc hệ thống cung cấp điện trong các khu vực đô
thị. Đặc điểm của khu vực đô thị là mật độ phụ tải tương đối lớn, có nhiều loại hộ dùng điện
xen kẽ nhau. Vì vậy khi lựa chọn phương án cuối cấp điện cho 1 khu vực đô thị, phải căn cứ
vào điều kiện cụ thể, vào tính chất quan trọng của các hộ tiêu thụ để lựa chọn phương án
cung cấp điện hợp lý.
Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi xem xét phương án cung cấp điện của mạng hạ áp khu
vực đô thị
Nguồn điện cung cấp cho khu vực đô thị có thể lấy từ trạm biến áp trung gian, đường
dây cao áp đi gần hoặc một trạm biến áp phân phối lân cận.
Để đảm bảo mỹ quan và an toàn đường cao áp đi trong đô thị nền dùng cáp ngầm.
Trường hợp đường dây quá dài và khu vực cho phép mới đi đường dây trên không
Đường hạ áp nên đi cáp. Do mật độ phụ tải đô thị lớn, bán kính hoat động của các
trạm biến áp không nên lớn quá 250 m để đảm bảo độ sụt áp cho phép cuối đường dây.
Nên dùng các trạm biến áp công suất nhỏ (160, 205 kVA) đưa đến gần phụ tải hơn là
dùng một trạm công suất lớn cấp điện cho một khu vực rộng. Điều này vừa làm giảm tổn
thất điện năng, điện áp trên lưới điện hạ thế, vừa dễ quảnlý vận hành và nâng cao độ tin cậy
cấp điện
Về loại trạm biến áp: nếu có điều kiện về kinh phí nên dùng loại trạm trọn bộ (do
SIÊMNS hoặc ABB) sản xuất, cả BA và thiết bị đóng cắt cao hạ áp được Ωbảo ít tốn đất đai
và mỹ quan đô thị
Vì bán kính điện hạ áp cua các trạm biến áp đô thị là ngắn, tiết diện dây dẫn hạ áp
được chọn theo điều kiện phát nóng, và kiểm tra theo tổn thất điện áp cho phép.
Nói chung, các phụ tải sinh hoạt đô thị được cấp điện từ trạm biến áp một máy. Khi
có yêu cầu cấp điện liên tục (như khách sạn, đại sứ quan, khu văn phòng quan trọng v.v…)
có thể giải quyết theo một trong hai giải pháp:
- Đặt thêm máy phát dự phòng có bộ tự động đóng cắt nguồn dự phòng;
- Đặt thêm một tuyến hạ áp dự phòng từ một trạm biến áp khác.
Lựa chọn giải pháp dự phòng nào là tùy thuộc vào kinh phí của khách hàng, vào khả năng
cấp điện của trạm biến áp lân cận và điều kiện địa lý của khu vực

140
Trong thiết kế cung cấp điện cho đô thị vấn đề an toàn phải được hết sức coi trọng,
cần lưu ý mấy điểm sau đây:
 Hệ thống tiếp địa của của trạm biến áp có trị số <4Ω;
 Phải thực hiện nối đất an toàn tất cả các cột hạ áp, các tủ điện, các hòm côngtơ v.v…;
 Phải thực hiện nối đất lặp lại;
 Đảm bảo hành lang an toàn cho đường dây trên không, cáp, trạm biến áp, theo quy
định
Lựa chọn thiết bị điện:
 Nên chọn dùng các thiết bị đóng cắt cao hạ áp, cáp cao, hạ áp của các hãng chế tạo có
uy tín (của Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, ABB v.v…);
 Thiết kế điện cho các khu chợ cần đặc biệt quan tâm đến sự cố cháy nổ về điện bằng
cách:
- Chọn dùng các thiết bị đóng cắt, bảo vệ (cầu chì, áptômat) tin cậy;
- Dùng cáp chống cháy, chống nổ;
- Chọn vượt cấp tiết diện để tang khả năng an toàn về dự phòng quá tải.
Ở những trạm biến áp cấp riêng cho một cơ quan thì Điện lực bán điện tại thanh cái
hạ áp đầu nguồn (giống như trạm điện công nghiệp, nông nghiệp), trong tủ phân phối của
trạm cần đặt các đồng hồ đo đếm. Các tram biến áp cấp điện cho khu vực dân cư đô thị thì
không cần đặt côngtơ đầu nguồn vì việc bán điện được tiến hành trực tiếp với từng gia đình
theo côngtơ riêng, khi đó tại tủ phân phối của trạm chỉ cần đặt các đồng hồ ampe và vôn kế
dể theo dõi dòng, áp và cân pha.
3.3.3. Nguyên tắc lắp đặt điện và bố trí thiết bị trên mặt bằng
3.3.3.1. Nguyên tắc lắp đặt điện
Thiết kế điện dân dụng bao gồm các căn hộ chung cư, tòa nhà văn phòng, biệt thự, nhà
mặt phố hoặc nông thôn … vì vậy việc thiết kế và thi công cấp điện nội thất phải đảm bảo
tính thẩm mỹ, an toàn và tuân thủ các nguyên tắc trong tiêu chuẩn Việt Nam quy định:
a. Bố trí thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào và tủ điện nhóm.
- Các thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào phải đặt ở phòng đặt bảng (tủ) điện
hoặc đặt trong các tủ (hộp) điện hoặc hộc tường có khóa. Ở những nơi dễ bị ngập nước, thiết
141
bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào phải được đặt cao hơn mức nước ngập cao nhất
thường xảy ra.
- Với nhà không có gian cầu thang, cho phép đặt thiết bị đầu vào trên tường phía ngoài
nhà nhưng phải có biện pháp bảo vệ phù hợp và không ảnh hưởng đến kết cấu và mĩ quan
của nhà.
- Cho phép đặt thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào trong các phòng khác, các
tầng hầm khô ráo, hoặc trong tầng kĩ thuật khi người quản lí tới được dễ dàng, hoặc trong
các phòng riêng của công trình có tường không cháy với độ chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
- Khi đặt thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào, các bảng (hộp, tụ) phân phối
điện và các tủ điện nhóm, ngoài phòng đặt bảng điện cần thực hiện các yêu cầu sau:
 Phải đặt thiết bị ở chỗ thuân tiện và dễ tới để thao tác, sửa chữa, ví dụ: khu cầu thang,
tầng hầm khô ráo …;
 Phải đặt các khí cụ trong tủ (hộp) bằng kim loại hoặc trong các hộc tường, cửa có
khóa. Tay điều khiển các khí cụ này không được thò ra ngoài hoặc nếu có thò ra ngoài thì
phải tháo ra được sau khi vận hành.
 Cấm đặt bảng ( hộp, tủ) điện ở dưới hoặc trong nhà xí tắm, phòng tắm, chỗ rửa chân
tay, chỗ rửa thực phẩm trong bếp, phòng giặt, phòng có hóa chất…
 Không được bố trí các nắp đậy , van, mặt bích, cửa thăm dò, vòi của các đường ống
dẫn nước, ống thông gió, ống hơi nóng và các loại hộp kỹ thuật khác ở vị trí đi qua phòng
đặt bảng (tủ, hộp) điện trừ trường hợp chính phòng đó cần tới. Cấm đặt các ống khí đốt, ống
dẫn chất cháy, đi qua phòng đặt bảng (tủ, hộp) điện.
 Phòng bảng (tủ, hộp) điện phải có cánh cửa mở ra phía ngoài và phải có chìa khóa.
 Phòng đặt thiết bị đầu vào, tủ thiết bị phân phối đầu vào, bảng (tụ, hộp) phân phối
điện phải được thông gió tự nhiên và chiếu sáng bằng điện.
b. Lưới điện trong nhà
Thiết bị điện của các đơn vị khác nhau (nhưng vẫn trong cùng một nhà) cho phép
được cấp điện bằng một nhánh rẽ riêng nối vào đường dây cung câp chung hơạc bằng một
đường dây riêng từ tủ thiết bị phân phối đầu vào, tủ phân phối chính hoặc tủ phân phối phụ.

142
Được phép cấp điện cho các phòng không dùng để ở trong nhà ở và các căn hộ của
nhà đó bằng đường dây cung cấp chung với điều kiện tại nơi rẽ nhánh phải có khí cụ đóng
cắt riêng nhưng phải đảm bảo yêu cầu chất lượng điện áp.
Một đường dây được phép cấp điện cho một số đoạn đứng. Riêng với nhà ở trên 5
tầng, mỗi đoạn đứng phải đặt thiết bị đóng cắt riêng tại chỗ rẽ nhánh.
Chiếu sáng cầu thang, lối đi chung, hành lang và những phòng khác ngoài phạm vi
căn hộ của nhà ở, phải được cấp điện bằng các đường dây riêng từ tủ phân phối chính. Cấm
lấy điện cho các khu vực trên từ bảng (tủ ) điện căn hộ.
Đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc máy cắt
điện hạ áp với dòng điện danh định không được lớn hơn 25 A.
Đoạn đứng cấp điện cho căn hộ phải đặt dọc theo gian cầu thang hoặc trong hộp kĩ
thuật điện và không được đi qua các phòng
Cho phép đặt đường dây cấp điện cho căn hộ cùng với đường dây chiếu sáng làm việc
của gian cầu thang, hành lang và các khu vực chung khác của nhà trong rãnh chung, ống
(hộp) luồn dây chung quanh bằng vật liệu không cháy.
Trong căn hộ nhà ở nên đặt hai đường dây nhóm một pha độc lập với nhau: một
đường dây cho đèn chiếu sáng chung ; một đường cho các dụng cụ điện dùng cho sinh hoạt
qua các ổ cắm điện. Được cấp phép cho đèn và các ổ cắm điện bằng một đường dây nhóm
chung.
Mặt cắt ruột dây dẫn của từng kim loại thuộc lưới điện ở không được nhỏ hơn các trị
số quy định ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Quy định về mặt cắt ruột dây dẫn nhỏ nhất của lưới điện trong nhà.
Mặt cắt nhỏ nhất của ruột
Tên đường dây dây dẫn (mm2)
Đồng Nhôm
Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm 1,5 2,5
Lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện; lưới điện 2,5 4
nhóm ổ cắm; lưới điện phân phối động lực
Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng 4 6
143
Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số 6 10
tầng.

c. Nguyên tắc lắp đặt đèn điện


Điện áp cung cấp cho các đèn điện chiếu sáng chung không được vượt quá 380/220V với
lưới điện xoay chiều có trung tính nối đất trực tiếp và không vượt quá 220V với lưới điện
xoay chiều trung tính cách li và điện 1 chiều. Cấp điện áp cho các đèn thông thường phải
dùng điện áp pha không quá 220V.
Số lượng đèn mắc vào trong mỗi pha của đường dây nhóm chiếu sáng trong nhà:
- Không quá 20 bóng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp, đèn natri;
- Cho phép tới 50 bóng đèn đối với đường dây nhóm cấp điện cho các đèn kiểu máng hắt
sáng, trần sáng, mảng sáng sử dụng bóng đèn huỳnh quang;
- Không hạn chế đối với đường dây cấp điện cho đèn chùm;
- Với đèn có công suất từ 1000 W trở lên chỉ cho phép đầu vào mỗi pha không quá một
đèn.
Trong các phòng ở của nhà căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, nhà nghỉ,
cũng như ở một số phòng của các công trình công cộng có diện tích sàn lớn hơn 18m2 nên
đặt đèn nhiều bóng và bật tắt được từng cụm hoặc từng bóng một.
Trên các phòng vệ sinh của căn hộ nên đặt các đèn tường phía trên cửa đi. Trong phòng
tắm của nhà nghỉ, khách sạn… phải dùng các loại đèn mà phần vỏ ngoài bằng các vật liệu
cách điện để tăng cường an toàn cho người sử dụng, đặt đèn trên gương soi.
d. Nguyên tắc lắp đặt các thiết bị điện trong nhà
Các thiết bị điện đặt trong nhà phải được chọn phù hợp với điện áp của mạng lưới điện
cung cấp, tính chất môi trường và yêu cầu sử dụng.
Ổ cắm điện trong nhà ở và công trình công cộng nên dùng loại ổ cắm có cực tiếp đất an
toàn (ổ cắm 3 chấu)
Trong mỗi phòng ở của nhà ở căn hộ, nhà ở có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn, kí túc xá
phải đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện.

144
Trong bếp hoặc trong phòng ăn của nhà căn hộ, nhà có sân vườn, nhà ở kiểu khách sạn,
ký túc xá phải đặt từ 2 đến 4 ổ cắm điện 15A.
Cấm đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, xí tắm công cộng. Riêng trong các phòng tắm
của nhà ở căn hộ, khách sạn, nhà nghỉ… cho phép đặt ổ cắm điện loại chịu nước và đặt ở
vùng ít nguy hiểm.
Trong các trường học phổ thông cơ sở, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các nơi dành cho
thiếu nhi sử dụng, ổ cắm điện phải đặt cao cách sàn 1,5m.
Trong các phòng của các công trình nhà ở, công cộng, ổ cắm điện đặt cáo cách sàn từ 0,4
đến 0,5 m tùy thuộc các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu sử dụng và bố trí nội thất.
Trong các cửa hàng, nhà hàng, xí nghiệp dịch vụ thương mại và công cộng, các công tắc
đèn chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố và sơ tán người trong các gian hàng, phòng ăn …
và ở các phòng đông người phải đặt ở các nơi chỉ có người quản lí mới tới được để điều
khiển.
Công tắc đèn phải đặt ở tường, gần cửa ra vào ( phía tay nắm cánh cửa) ở độ cao cách
sàn 1,25m. Trong các trường trung học phổ thông, trường mẫu giáo, nhà trẻ và các nơi dành
cho thiếu nhi sử dụng, công tắc đèn phải đặt cách sàn 1,5m.
3.3.3.2. Bố trí thiết bị trên mặt bằng.
a. Vị trí đặt tủ điện tổng, tủ tầng, tủ điện phòng
Nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của
ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính cấp điện đến bảng điện tổng trong
nhà. Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt
ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa
chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.
Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng
được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp lý nhất. Vừa bảo đảm các đường
nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện.
Nếu có điều kiện thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.
Tủ điện các tầng nên được bố trí ở chân cầu thang tương ứng, gần hộp kỹ thuật tòa nhà.
Các tủ điện phòng được bố trí gần cửa ra vào để thuận tiện thao tác khi xảy ra sự cố.

145
b. Vị trí đặt công tắc, ổ cắm.
Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn
ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu chấm mầu đỏ trên núm bật tắt).
Nên chọn bảng có đèn LED làm tín hiệu là bảng đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào
ban đêm. Bảng nên bố trí ở trong buồng, cạnh cửa ra vào.
Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra
vào.
Bảng ổ cắm điện được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi
cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.Thông thường ổ cắm được đặt theo vị
trí bố trí nội thất trong nhà như: ti vi, tủ lạnh, quạt…
c. Vị trí đặt đèn điện
Vị trí đặt đèn điện phụ thuộc vào việc xác định phụ tải chiếu sáng, số lượng đèn và bố trí
trên mặt bằng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.
3.3.3.3. Thực hành bố trí thiết bị điện trên mặt bằng

Bài tập thực hành:

Cho mặt bằng kiến trúc một văn phòng làm việc diện tích 6 x 10 (m2) như Hình 3.1.

Hãy bố trí thiết bị trên mặt bằng biết: phòng làm việc sử dụng 8 bóng đèn huỳnh quang
đôi + 6 ổ cắm đôi + 2 điều hòa có công suất lạnh lần lượt là 24000BTU và 18000 BTU.

146
Hình 3.1 Mặt bằng kiến trúc văn phòng làm việc

Thực hành bố trí thiết bị điện trên mặt bằng:

Hình 3.2 Mặt bằng cấp điện cho phòng làm việc:

147
3.4. Vẽ thiết kế điện cho một căn hộ điển hình
Giả thiết:
Cho một căn hộ loại A1 có sơ đồ mặt bằng như hình vẽ 3.3

Hình 3.3 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại A1


Yêu cầu:
1. Hãy tính chọn số lượng đèn, ổ cắm và công suất điều hòa cho căn hộ trên.
2. ứng dụng phầm mềm AutoCAD bố trí các thiết bị trên sơ đồ mặt bằng
Các bước thực hiện:
● Tính toán chiếu sáng .
+ Phòng khách + bếp: S = 41,25 (m2)
Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0cs đối với phòng khách + bếp .
Ta có P0cs=15w
Công suất chiếu sáng của phòng là:Pcs=P0cs . S = 15 .41,25 =618,75 (W)
Chọn bóng đèn huỳnh quang đôi với Pđ = 80 (W)
Pcs 618.75
Số lượng bóng cần dùng là: n    8 ( bóng )
Pd 80

+ Phòng ngủ 1: S = 2,8 .4,0=11,2(m2)


Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0cs đối với phòng ngủ.
148
Ta có P0cs = 10w
Công suất chiếu sáng của phòng là:Pcs=P0cs . S = 10.11,2 =112 (W)
Chọn bóng đèn huỳnh quang đôi với Pđ = 80 (W)
Pcs 112
Số lượng bóng cần dùng là: n    1.4 ( bóng )
Pd 80

+ Phòng ngủ 2: S = 3 . 4= 12 (m2)


Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0cs đối với phòng ngủ .
Ta có P0cs=10w
Công suất chiếu sáng của phòng là:Pcs=P0cs . S = 10 . 12 = 120 (W)
Chọn bóng đèn huỳnh quang đôi với Pđ = 80 (W)
Pcs 120
Số lượng bóng cần dùng là: n    1.5 ( bóng )
Pd 80

+ Phòng WC: S = 1,5 . 2,4 = 3,6 (m2)


Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0cs đối với phòng WC .
Ta có P0cs=5w
Công suất chiếu sáng của phòng là:Pcs=P0cs . S = 5 .3,6 = 18 (W)
Chọn bóng đèn ốp trần với Pđ =18 (W)
Pcs 18
Số lượng bóng cần dùng là: n    1 ( bóng)
Pd 18

● Tính toán ổ cắm .


+ Phòng khách + bếp:
Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0oc đối với phòng khách + bếp .
Ta có: P0oc= 30 (W)
Công suất ổ cắm của phòng là: Poc=P0oc . S =30. 41,25 = 1237,5 (w) .
Chọn ổ cắm có công suất là Pđ = 300 (w).
Poc 1237.5
Số lượng ổ cắm cần dùng là : n    4.125 ( ổ cắm ).
Pd 300

+ Phòng ngủ 1:
Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0oc đối với phòng ngủ .
Ta có: P0oc = 25 (W)
149
Công suất ổ cắm của phòng là: Poc = P0oc . S =25 . 11,2 = 280 (w) .
Chọn ổ cắm có công suất là Pđ = 300 (w).
Poc 280
Số lượng ổ cắm cần dùng là : n    0.93 ( ổ cắm ).
Pd 300

Vì mục đích sử dụng , ta sử dụng ít nhất 2 ổ cắm cho mỗi phòng ngủ , vì vậy chọn 2 ổ cắm .
+ Phòng ngủ 2:
Theo TCVN 7114-2008: Tra suất phụ tải P0oc đối với phòng ngủ .
Ta có: P0oc= 25 (W)
Công suất ổ cắm của phòng là: Poc=P0oc . S =25 . 12 = 300 (w) .
Chọn ổ cắm có công suất là Pđ = 300 (w).
Poc 300
Số lượng ổ cắm cần dùng là : n    1 ( ổ cắm ).
Pd 300

Vì mục đích sử dụng , ta sử dụng ít nhất 2 ổ cắm cho mỗi phòng ngủ , vì vậy chọn 2 ổ cắm
● Tính toán điều hòa .
Ta có: Cứ 10000BTU/h=15m2
+ Phòng khách:
10000
Pđh = Pđhl . S = . 41,25 = 27500 (BTU)
15
 Chọn điều hòa: 1 điều hòa 18000 BTU/H có công suất điện tương ứng là 1,8 KW và một
điều hòa 9000BTU/H có công suất điện tương ứng là 0,9KW
+ Phòng ngủ 1:
10000
Pđh = Pđhl . S = . 11,2 = 7466 (BTU)
15
Chọn điều hòa: 9000 BTU/H có công suất điện tương ứng là 0,9 KW
+ Phòng ngủ 2:
10000
Pđh = Pđhl . S = . 12 = 8000 (BTU)
15
Chọn điều hòa: 9000 BTU/H có công suất điện tương ứng là 0,9 KW.
Ứng dụng phần mềm AutoCAD bố trí thiết bị trên mặt bằng:

150
Hình 3.4 Mặt bằng bố trí điện căn hộ loại A1

3.5. Vẽ thiết kế điện cho một tòa nhà


3.5.1. Xây dựng bản vẽ thiết kế cung cấp điện
a) Lập sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị, máy móc và đường dẫn cấp nguồn
Căn cứ vào kích thước, vị trí các thiết bị, lập sơ đồ mặt bằng cho mỗi tầng hoặc nhóm
các tầng có cùng thiết kế.
Xác định vị trí tủ phân phối sau đó thiết kế đường dẫn từ tủ tới các thiết bị theo sơ đồ
hình cây. Đối với hệ thống đèn chiếu sáng, dây cấp nguồn từ tủ phân phối đi trong máng sau
đó qua hệ thống ống nhựa hoặc kim loại tới phía trên mỗi đèn. Từ đây dây dẫn đi trong ống
kiểu xoắn ruột gà vào đèn.
Trong các phòng khách sạn, các ổ cắm thường găn trên tường, nguòn cấp đi qua các
ống đặt chìm trong tường. Còn trong các tòa nhà văn phòng, các ổ căm trên tường thường

151
gắn với các máng nhựa đặt nổi có thể dễ dàng di chuyển vị trí dọc theo máng hay theo số
lượng ổ cắm.
Đèn chiếu sáng cho các khu văn phòng làm việc thường là loại đèn huỳnh quang, được
chế tạo thành từng nhóm từ hai đến bốn bóng kích thước 600*600 mm hoặc 600*1200 mm.
kích thước này cũng là kích thước chuẩn của các ô trần giả do vậy rất dễ lắp đặt.
b) Lập bản vẽ đi dây cấp nguồn
Từ các bản vẽ mặt bằng đã lập được ở trên, tiến hành lập bản vẽ dây dẫn cấp nguồn.
Sau khi tính toán sơ bộ phụ tải các khu vực ta xác định cỡ dây cấp nguồn cho tủ phân phối ở
khu vực đó (có tính tới các hệ số dự trữ, nâng cấp khoảng 25% so với thực tế). Đồng thời
xác định trị số dòng cắt cho áptômát mỗi tuyến dây (trị số dòng cắt phải nhỏ hơn dòng cho
phép của mỗi cỡ dây).
Dây cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng thường dùng cỡ 1,5 – 2,5 tiết diện
dẫn còn dây cho ổ cắm một pha thông thường cỡ 2,5 – 4 . Dây loại này là dây đơn có
lớp cách điện PVC có các màu để phân biệt pha. Mỗi tuyến nguồn một pha đều có 3 dây:
dây pha, dây trung tính và dây nối đất. Trong các tòa nhà văn phòng, thường thiết kế từ 6
đến 8 ổ cắm đôi cho mỗi tuyến dây cỡ 2,5 .
Dây cấp nguồn cho các thiết bị, máy móc công suất lớn như thang máy, máy điều hòa
được tính toán trên cơ sở công suất máy và thường lấy đường day độc lập từ tủ phân phối
chính.
Các tòa nhà có độ cao lớn (từ 15 tầng trở lên) thì tuyến nguồn chính suốt chiều cao
nhà thường dùng thanh dẫn cho dễ lắp đăt.
Để tăng độ tin cậy khi làm việc, cần hạn chế việc nối dây. Đối với hệ thống đèn hay ổ
cắm nối song song theo nhóm, các điểm nối thương thực hiện tại các thanh đấu dây nằm trên
thiết bị. Cần tránh nối dây trong ống dây hoặc máng. Các điểm nối dây cỡ 6 trở nên
cần có đầu cốt kẹp đầu dây và đặt trong các hộp nối tiêu chuẩn.
Việc quy ước màu dây cho các pha cũng rất khác nhau đối với các hệ tiêu chuẩn khác
nhau: chẳng hạn tiêu chuẩn Anh quy định bap ha là đỏ, vàng, xanh, trung tính là đen trong
khi tiêu chuẩn châu Âu quy định nâu, đen, đỏ là bap ha còn trung tính lại là màu xanh. Do
vậy cần thống nhất chọn màu quy ước cho mỗi công trình tránh sự cố sau này.
152
c) Thiết kế tủ điện
Tủ phân phối trung tâm
Tủ phân phối trung tâm, nguồn cấp cho các phụ tải chính và các tủ phân phối trung gian.
Mỗi tuyến nguồn đều được đóng cắt bởi các áptômát chịu dòng lớn, có bộ phận lò xo trợ lực
và thiết bị phát hiên dòng rò.
Nguồn cấp tới tủ trung tâm là từ máy biến áp và máy phát dự phòng do vậy cần có bộ
chuyển đổi nguồn tự động liên kết giữa máy phát và máy biến thế đảm bảo tòa nhà luôn
được cấp điện.
Trên tủ phân phối trung tâm cần có hệ thống đồng hồ đo điện áp, dòng điện bap ha, đo
cosφ côngtơmét.
Do các dây cáp đi vào tủ trung tâm có cơ lớn nên tủ phải có kích thước đủ lớn để dễ thao
tác khi dâu dây. Tủ đặt trên sàn bêtông, trên nóc mở các lỗ nối với hệ thống thang và khay
cáp. Sau khi đấu dây cần bịt tất cả các lỗ hổng chung quanh đường cáp vào tránh chuột hoặc
côn trùng chui vào cắn hỏng lớp cách điện dây dẫn gây sự cố nguy hiểm cho hệ thống.
Tủ phân phối chung gian
Căn cứ vào bản vẽ đi dây cho các thiết bị, tính toán số nguồn đi ra từ tủ suy ra số lượng
áptômát cần lắp đặt trong tủ.
Các nguồn cấp cho ổ cắm và các thiết bị nhỏ trong phòng như bình đun nước, máy phôtô,
máy tính cần có thiết bị phát hiện dòng rò và cắt nguồn.Tất cả các dây nối đất từ các phụ tải
tập trung vào tủ trung gian trên một thanh đấu bằng đồng sau đó nối với tủ chính qua tuyến
dây từ tủ trung tâm.
Đối với tủ dùng áptômát chỉ cắt nguồn trên dây nóng thì các dây trung tính cũng được
đấu tương tự như trên một thanh đồng khác. Trường hợp này cần hết sức chú ý tới sự cố mất
trung tính có thể gây hư hại cho các thiết bị dùng điện áp một pha 220 V.
Phần thiết kế dự phòng và mở rộng khoảng 25% so với thực tế và được gắn sẵn các áptômát
dự phòng.
Tủ máy phát và khởi động động cơ

153
Đối với các hệ thống gồm nhiều máy phát và phải hòa đồng bộ chúng thì cần có hệ thống
hòa tự động. Để đơn giản, người ta thương chia phụ tải cho các máy và cho chúng làm việc
độc lập với nhau thông qua hệ thống chuyển mạch phân đoạn trên thanh cái tủ trung tâm
Đối với các tủ khởi động, điều khiển động cơ thì tùy thuộc vào đặc tính làm việc của
chúng mà thiết kế khởi động kiểu trực tiếp, biến thế hay biến tần.
3.5.2. Triển khai bản vẽ thiết kế điện cho tòa nhà
Xây dựng hệ thống điện cho một tòa nhà như sau đây là sơ đồ mặt bằng của một ngôi
nhà hoàn chỉnh: gồm có mặt bằng sân vườn, tầng trệt, tầng lửng, tầng lầu, tầng áp mái
Từ sơ đồ mặt bằng, chúng ta có thể thiết kế, bố trí thiết bị: chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa của
hệ thống điện cho công trình.
Căn cứ vào chủng loại,vị trí thiết bị điện ta lập sơ đồ đơn tuyến cho hệ thống điện. Sơ
đồ đơn tuyến đóng vai trò hết sức quan trọng trong thiết kế, thi công. Do đó việc thiết kế,
đọc bản vẽ này là một bước không thể bỏ qua.
Từ sơ đồ đơn tuyến, chúng ta có thể triển khai ra sơ đồ nối dây. Tuy nhiên chúng ta
chỉ có thể triển khai sơ đồ nối dây trên sơ đồ tổng thể (trên mặt bằng) đối với những hệ
thống đơn giản. Đối với hệ thống phức tạp, thông thường người ta tách sơ đồ nối dây của
từng thiết bị ra. Công việc này đòi hỏi phải nắm rõ sơ đồ nguyên lý của mạch điện, hệ thống
điện.
* Vẽ thiết kế tủ điện phân phối:
Khi thiết kế và lắp đặt tủ điện chúng ta phải xác định được công suất (P), cường độ
dòng điện (Ampe) của các phần tử mang điện. Sau đó là chọn lựa thiết bị điện và bố trí sao
cho hợp lí đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ.
Dựa vào số lượng các thiết bị sử dụng trong nhà máy và các khu vực sản xuất có tủ
điều khiển riêng ta đi vẽ sơ đồ nguyên lý cho tủ phân phối
Từ sơ đồ nguyên lý của tủ phân phối ta đi xây dựng bản vẽ chi tiết cho tủ điện gồm:
Bố trí các thiết bị trong tủ điện, lắp đặt thanh cái và đi dây cho các thiết bị MCCB.Thiết bị đi
cùng tủ là thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển, vỏ tủ điện, thanh cái đồng.
* Ngoài ra tùy vào quy mô công trình mà ta tiến hành thực hiện các công việc sau hay
không:

154
• Thiết kế tủ hạ thế, tủ ATS, Tủ tụ bù
• Thiết kế trạm biến áp, máy phát
• Thiết kế điện nhẹ: internet, tel, báo cháy tự động, loa âm thanh…

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN

1. Hãy trình bày tổng quan về bản vẽ điện dân dụng


2. Hãy trình bày bố cụ bản vẽ điện dân dụng
3. Hãy trình bày các ký hiệu trên bản vẽ và các thông số kỹ thuật của thiết bị điện
4. Hãy trình bày nguyên tắc lắp đặt điện và bố trí thiết bị trên mặt bằng

BÀI TẬP ỨNG DỤNG


1. Cho một căn hộ loại C1 có sơ đồ mặt bằng như Hình 3.5. Hãy tính chọn số lượng đèn,
ổ cắm và công suất điều hòa cho căn hộ trên.

Hình 3.5 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại C1


2. Ứng dụng phần mềm AutoCAD bố trí các thiết bị điện cho căn hộ loại C1
3. Cho một căn hộ loại B2 có sơ đồ mặt bằng như Hình 3.. Hãy tính chọn số lượng đèn,
ổ cắm và công suất điều hòa cho căn hộ trên.

155
Hình 3.6 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại B2
4. Ứng dụng phần mềm AutoCAD bố trí các thiết bị điện cho căn hộ loại B2

156
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHIỆP
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Trình bày tổng quan về bản vẽ điện trong công nghiệp, hiểu và biết cách đọc các sơ
đồ mạch điện công nghiệp. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng một số mạch điện cơ
bản trong công nghiệp.
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

4.1. Tổng quan về bản vẽ điện trong công nghiệp


Vẽ sơ đồ điện là một bước quan trọng trong thiết kế. Nó là cơ sở để dự trù vật tư, thi
công, cũng như bảo trì hệ thống điện.
Vẽ sơ đồ điện là quá trình thể hiện hệ thống điện trên sơ đồ. Dựa vào quá trình thể
hiện đó sẽ giúp ta thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống điện đáp ứng yêu cầu đặt ra cho hệ
thống. Trong một nhà máy để xây dựng bản vẽ về hệ thống điện thì ta phải thực hiện các bản
vẽ như sau:
4.1.1. Vẽ thiết kế trạm biến áp cho nhà máy
- Tùy thuộc theo yêu cầu của từng nhà máy mà lựa chon những trạm biến áp khác nhau
cho từng phân xưởng.
- Xây dựng bản vẽ cho trạm biến áp nhà máy

157
-
Hình 4.1 Trạm biến áp nhà máy
4.1.2. Vẽ thiết kế hệ thống điện chiếu sáng.

Hình 4.2 Hệ thống điện chiếu sáng


158
4.1.3. Vẽ thiết kế tủ điện phân phối

Hình 4.3 Tủ điện phân phối


4.1.4. Vẽ thiết kế hệ thống điện động lực:
Sơ đồ mạch điện gồm 2 phần mạch:
- Mạch điều khiển: nét liền mảnh, gồm các tiếp điểm đóng cắt, các cuộn dây Rơ le và cuộn
dây Công tắc tơ.
- Mạch lực: nét liền đậm, gồm các thiết bị bảo vệ, động cơ truyền động…

4.2. Vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch điện cơ bản trong công nghiệp


4.2.1. Vẽ sơ đồ mạch đổi nối sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha

- Khởi động – sao tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động cơ không
đồng bộ có công suất trung bình.

- Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với sơ đồ tam giác.

159
- Khởi động sao tam giác chỉ thỏa mãn khi điện áp làm việc của động cơ phù hợp với
lưới điện.

Hình 4.4 Sơ đồ mạch khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác.

Các thiết bị trên sơ đồ:

- MCB: Aptomat 3 pha

- FU: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển.

- D: Các nút ấn dừng,

- MT, MN mở thuận và mở ngựơc.

- T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược.

- RT: Rơle thời gian khống chế quá trình khởi động.

- O: công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao.

160
- Y: CTT nối cuộn dây stato hình tam giác.

- Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc.

- RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ

Nguyên lý hoạt động:

- Đóng MCB cấp điện cho mạch lực. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT(13-
14), công tắc tơ T có điện, các tiếp điểm T (13-14) đóng lại để tự duy trì và cấp điện
cho cuộn dây công tắc tơ T, RT và Y.
- Mở tiếp điểm T (11-12) ngăn không cho cuộn dây công tắc tơ N có điện.

- Các tiếp điểm T và Y ở mạch động lực đóng lại, động cơ khởi động theo chiều thuận
với cuộn dây stato được nối hình sao.

- Sau thời gian chỉnh định của RT, tiếp điểm thường đóng mở chậm RT (55-56) mở ra,
Y mất điện mở các tiếp điểm Y ở mạch động lực ra.

- Đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm RT (67-68) đóng lại cấp điện cho công
tắc tơ O.

- Cuộn dây công tắc tơ O có điện đóng tiếp điểm O (13-14) lại để tự duy trì.

- Mở tiếp điểm O (11-12) cắt điện RT và Y.

- Đồng thời các tiếp điểm O ở mạch động lực đóng lại, động cơ tiếp tục khởi động và
làm việc với cuộn dây stato được đấu hình tam giác.

- Muốn động cơ quay theo chiều ngược, ấn MN, N có điện động cơ được nối vào lưới
với thứ tự đảo 2 pha.

- Quá trình khởi động tương tự như khi ta cho quay theo chiều thuận.

- Muốn dừng động cơ ấn D, T (hoặc N), O mất điện, động cơ được cắt ra khỏi lưới và
dừng tự do.

Các bước thực hiện:


- Bước 1: Khởi động phần mềm Cade_Simu

161
Hình 4.5 Phần mềm Cade_Simu
- Bước 2: Vào thư viện nguồn: chọn nguồn 3 pha 4 dây

Hình 4.6 Thư viện nguồn


Vào thư viện đóng cắt: chọn máy cắt 3 pha, đặt tên cho máy cắt
162
Hình 4.7 Thư viện máy cắt
Vào thư viện tiếp điểm, lấy tiếp điểm thường mở 3 pha, đặt tên tiếp điểm tương ứng tên
cuộn dây công tắc tơ

Hình 4.8 Thư viện tiếp điểm của cuộn dây

163
Vào thư viện phần tử bảo vệ, lấy phần tử đốt nóng của role nhiệt 3 pha, đặt tên cho Rơle
nhiệt.

Hình 4.9 Thư viện phần tử bảo vệ


Vào thư viện động cơ, chọn động cơ 3 pha 4 dây, đặt tên cho động cơ

Hình 4.10 Thư viện động cơ điện


Vào thư viện dây nối, chọn dây 3 pha nối các phần tử lại đực mạch lực
164
Hình 4.11 Thư viện dây nối
- Bước 3: Làm tương tự cho mạch điều khiển
Hoàn thành mạch đổi nối sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha.

Hình 4.12 Sơ đồ mạch khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác.

165
4.2.2. Vẽ sơ đồ mạch đảo chiều quay cho động cơ không đồng bộ 3 pha.

Hình 4.13 Sơ đồ mạch đảo chiều quay cho động cơ không đồng bộ 3 pha

Các thiết bị trên sơ đồ:

- CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện.

- FU: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều khiển

- D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngược.

- T, N Các công tắc tơ khống chế chiều quay động cơ.

- FN: Rơ re nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

Nguyên lý hoạt động:

- Đóng Q cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT, công tắc tơ
T có điện, đóng tiếp điểm T(13-14) tự duy trì.

- Mở tiếp điểm T(11-12) tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ N.

166
- Đồng thời các tiếp điểm T ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay
theo chiều thuận.

- Muốn động cơ quay theo chiều ngược ấn MN, công tắc tơ N có điện đóng tiếp điểm
N(13-14) tự duy trì, mở tiếp điểm N(11-12) tránh sự tác động đồng thời của công tắc
tơ T.

- Đồng thời các tiếp điểm N ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay
theo chiều ngược lại.

- Muốn dừng động cơ, ấn nút D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra
khỏi nguồn và dừng tự do.
4.2.3. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha có hãm động năng.

Các thiết bị trên sơ đồ:

- F: Aptomat 3 pha

- MT, MN: Nút ấn mở máy thuận, mở máy ngược.

- D: Nút ấn dừng hãm.

- T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược.

- H và TH: Công tắc tơ và rơle thời gian khống chế quá trình hãm.

- BA và CL: Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm
động năng.

- Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc.

- FN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

167
Hình 4.14 Sơ đồ mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha có hãm động năng

Nguyên lý hoạt động:

- Cấp điện cho mạch, nhấn nút MT (hoặc MN), công tắc tơ T (hoặc N) có điện, động
cơ được nối nguồn 3 pha và làm việc theo chiều thuận (hoặc ngược).

- Muốn dừng, nhấn nút D, công tắc tơ T( hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra khỏi
nguồn 3 pha.

- Đồng thời công tắc tơ H và rơle TH có điện, đóng tiếp điểm H(13-14) tự duy trì, các
tiếp điểm H ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn một chiều vào động cơ, động cơ
thực hiện quá trình hãm động năng.

- Quá trình hãm động năng kết thúc khi tiếp điểm TH ( 55-56 ) thường đóng mở chậm
mở ra, công tắc tơ H và rơle TH mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn một chiều.

168
4.2.4. Vẽ sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha qua các cấp điện trở phụ
theo nguyên tắc thời gian

Hình 4.15 Sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha qua các cấp điện trở phụ
theo nguyên tắc thời gian

Các thiết bị trên sơ đồ:

- AT: Áp to mát đóng cắt mạch điện và bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực

- RT1, RT2: Rơ le thời gian khống chế quá trình khởi động.

- KD: Công tắc tơ cấp nguồn cho mach lực

- KF1: Công tắc tơ đưa và loại điện trở RF1 ra khỏi mạch roto

- KF2: Công tắc tơ đưa và loại điện trở RF2 ra khỏi mạch roto
169
- RN:Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

Nguyên lý hoạt động:

Cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển.

- Ấn M cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KD

+ Đóng tiếp điểm KD(1-2) mạch điều khiển để duy trì và cấp nguồn cho Rơ le thời gian
RT1

+ Đóng tiếp điểm KD mạch lực cấp nguồn 3 pha cho động cơ

Động cơ Đ lúc này khởi động với tốc độ chậm do toàn bộ điện trở phụ được mắc vào mạch
roto.

Tiếp điểm RT1(67-68) thường mở đóng chậm sau một thời gian đặt sẽ đóng lại cấp nguồn
cho cuộn dây công tắc tơ KF1

+ Đóng tiếp điểm KF1 (43-44) bên mạch điều khiển cấp nguồn cho rơ le thời gian RT2

+ Đóng tiếp điểm KF1 bên mạch lực loại điện trở RF1 ra khỏi roto của động cơ

Động cơ được tăng tốc nhanh hơn trước

Rơ le thời gian RT2 có điện, tiếp điểm RT2 (67068) thường mở đóng chậm sau một thời
gian đặt sẽ đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KF2

+ Đóng tiếp điểm KF2 (53-54) bên mạch điều khiển để duy trì cho cuộn dây KF2

+ Đóng tiếp điểm KF2 bên mạch lực loại điện trở RF2 ra khỏi roto của động cơ

Động cơ được tăng tốc với tốc độ làm việc định mức.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Nội dung phần thảo luận 1: Đọc được các sơ đồ điện cơ bản trong công nghiệp.
2. Nội dung phần thảo luận 2: Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng các sơ đồ mạch
điện cơ bản trong công nghiệp.
TÓM TẮT NỘI DUNG CỐT LÕI

170
Đọc đươc cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số sơ đồ mạch điện trong công
nghiệp. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cade_Simu thiết kế mô phỏng một số mạch điển
hình.

CÂU HỎI, BÀI TẬP HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN


1. Thiết kế mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 pha theo kiểu Y/∆ trên bản vẽ A4
có định dạng khung bản vẽ.
2. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3
pha theo kiểu Y/∆.
3. Thiết kế mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 pha qua 2 cấp điện trở phụ theo
nguyên tắc thời gian trên bản vẽ A4 có định dạng khung bản vẽ.
4. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3
pha qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian.
5. Thiết kế mạch đảo chiều quay động cơ KĐB xoay chiều 3 pha trên bản vẽ A4 có định
dạng khung bản vẽ.
6. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch đảo chiều quay động cơ KĐB xoay chiều
3 pha.
7. Thiết kế mạch hãm động năng động cơ KĐB xoay chiều 3 pha trên bản vẽ A4 có định
dạng khung bản vẽ.
8. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch hãm động năng động cơ KĐB xoay chiều
3 pha.

171
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng AutoCAD 2008, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2007
2. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp
công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT, 2005.
3. Quyền Huy Ánh, Giáo trình CAD trong kỹ thuật điện; NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, 2011.
4. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, năm 2003.

172

You might also like