Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

BÀI 4: CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ TÀI NGUYÊN


THIÊN NHIÊN

Mục tiêu chung

Nắm bắt được tài nguyên thiên nhiên là gì, nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt tài
nguyên. Việc duy trì tài nguyên lâu dài có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế
bền vững và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó đưa ra mô hình khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên.

Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương 4, chúng ta sẽ nắm bắt được

- Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên


- Phân loại tài nguyên thiên nhiên.
- Những vấn đề kinh tế tài nguyên tái tạp được đặt ra như thế nào?
- Những vấn đề kinh tế tài nguyên không có khả năng tái tạo được đặt ra như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thạc Cán (2011), Kinh tế môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội, NXB Lao
động.

[2] Rkerry Turner, David Pearce & Ian Batemam – Kinh tế môi trường

[3] David Begg, Stanley Fisher (2008), Kinh tế học tập I, NXB Giáo dục.

[4] Nghị định 80/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

[5] Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường 2001 – 2010

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 1


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

4.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

4.1.1 Khái nhiệm về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và
tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc
sống. Mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng, nhưng có hai thuộc tính chung:

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất và
trên cùng một lãnh thổ
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao hình thành
qua quá trình lâu dài của tài nguyên thiên nhiên và lịch sử.

4.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng cho nên có nhiều phương pháp
phân loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau theo trữ lượng, chất lượng, công dụng, khả
năng tái tạo và liên quan đến bề mặt trái đất. Trong trường hợp cụ thể, người ta có thể
sử dụng một hoặc tổ hợp nhiều phương pháp phân loại tài nguyên thiên nhiên.

Sau đây là một số cách phân loại tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên được phân thành: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn

- Trong sử dụng cụ thể, tài nguyên được phân thành: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản,…

- Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được phân chia: Tài nguyên
tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được.

4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VỀ TÀI NGUYÊN TÁI TẠO

4.2.1. Quy luật tăng trưởng của tài nguyên tái tạo

Tài nguyên tái tạp ví dụ như tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản,... những tài
nguyên này nhờ quy luật tự nhiên vốn có của nó, đó là khả năng sinh sản, khả năng tự
lớn lên, khả năng chuyển hóa năng lượng bên ngoài thành năng lượng cơ thể,... Chính
vì vậy trữ lượng tài nguyên này có thể tăng lên theo thời gian một cách tự nhiên, chúng
ta sẽ tìm hiểu quy luật tăng trưởng này.

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 2


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Đồ thị 4.1. Đường cong tăng trưởng tài nguyên tái tạo

Nếu trữ lượng của một loại tài nguyên nào đó (X) có được ban đầu trong một hệ
sinh thái lớn hơn giá trị tối thiểu (Xmin), trữ lượng của tài nguyên tăng dần, lúc đầu tăng
chậm, sau đó tăng nhanh hơn và trữ lượng đạt đến trữ lượng tối đa của hệ sinh thái (Xmax)
thì dừng lại. Nếu trữ lượng ban đầu của tài nguyên có được quá ít (< Xmin) thì trữ lượng
của tài nguyên cứ giảm dần theo thời gian (T) cho đến lúc nào đó thì tài nguyên đó sẽ
mất đi.

4.2.2. Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tái tạo

Khái niệm: Là số lượng tài nguyên tăng được trên một đơn vị thời gian

Công thức tính:

dX
X' 
dt

Trong đó:

• X’ là tốc độ tăng trưởng – Tấn/năm, m3/năm


• X là trữ lượng của tài nguyên – Tấn, m3
• T là thời gian - năm

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 3


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Đồ thị 4.2. Tốc độ tăng trưởng tài nguyên tái tạo

Trong quá trình phục hồi và tăng trưởng của tài nguyên tái tạo, thời gian ban đầu
trữ lượng (X) của tài nguyên tăng dần thì tốc độ tăng trưởng X’ tăng chậm. Khi trữ lượng
tài nguyên (X) tăng đến mức nào đó đủ lớn thì tốc độ tăng trưởng X’ tăng nhanh.

Khi trữ lượng tài nguyên (X) đạt đến giá trị X1 nào đó thì tốc độ (X’) đạt giá trị lớn
nhất (Xmax). Khi trữ lượng tài nguyên (X) tiếp tục tăng theo thời gian (X > X1) thì tốc độ
tăng trưởng (X’) giảm dần và khi trữ lượng tài nguyên (X) tăng đến mức tối đa (Xmax)
thì tốc độ tăng trưởng tiến tới 0.

4.2.3. Mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo

Mức khai thác hợp lý là mức khai thác không vượt quá tốc độ tăng trưởng X’ để
nhằm duy trì tài nguyên lâu dài. Nếu gọi mức khai thác là H, tốc độ tăng trưởng là X’
thì mức khai thác hợp lý là H  X '

Xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo

H
 E  H  E  X
X

Trong đó, E gọi là mức cố gắng (quy mô khai thác hay số phương tiện khai thác)

Như vậy, với tỷ lệ E lựa chọn khác nhau thì mức khai thác H khác nhau.

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 4


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Nếu lựa chọn tỷ lệ khai thác E1, E2,… En thì ta xác định được mức khai thác như sau:

 Với E1 lựa chọn thì H = E1X


 E2 lựa chọn thì H = E2X
 …
 En lựa chọn thì H = EnX

Nhưng vấn đề đặt ra là, tuy E khác nhau nhưng mức khai thác hợp lý (H) phải luôn
nhỏ hơn hoặc bằng X’. Trên đồ thị 4.3 cho chúng ta thấy:

Hình 4. 1. Mối quan hệ mức khai thác (H) với tỷ lệ khai thác (E)

 Với E1 thù mức khai thác hợp lý là H1


 E2 thì mức khai thác hợp lý là H2.
 ...
 En thì mức khai thác hợp lý là Hn.

4.2.4. Mức khai thác tối ưu tài nguyên tái tạo

Mức khai thác tối ưu là mức khai thác vừa đảm bảo hợp lý, vừa đạt hiệu quả tối
đa. Hay là mức khai thác đó (quy mô khai thác E) tài nguyên luôn luôn được duy trì lâu
dài, đồng thời hiệu quả đạt đến giá trị lớn nhất.

  TR  TC

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 5


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

Cần xác định E để   TR  TC đạt giá trị lớn nhất

Lúc đó E được gọi là quy mô khai thác tối ưu.

Xác định quy mô khai thác tối ưu bằng cách:

Cho các giá trị E khác nhau là E1, E2,…, En rồi tính các giá trị TR và TC tương
ứng ta đượcTR1, TR2,…, TRn; TC1, TC2,…,TCn.

 1  TR1  TC1

 2  TR2  TC3
………………..
 n  TRn  TCn

 max

Từ đó ta xác định được

Giải pháp mở cửa và quyền sở hữu công cộng

Trong trường hợp tài nguyên thuộc quyền sở hữu của tập thể, một cộng đồng hoặc
một quốc gia thậm chí toan cầu thì ta đưa ra giải pháp mở cửa.

Nếu lợi ích từ khai thác loại tài nguyên nào đó nhỏ hơn lợi ích trung bình thì những
người khai thác sẽ dừng lại và nếu TR lớn hơn TC thì một số người mới sẽ lao vào khai
thác. Như vậy, lợi ích sẽ bị chia sẻ và cuối cùng những người khai thác lại chỉ nhận được
mức lợi ích trung bình.

Với giải pháp mở cửa thì:

Trữ lượng sẽ nhỏ hơn so với trường hợp cực đại hóa lợi nhuận và tỷ lệ thu hoạch
cũng thấp hơn.

Sự tuyệt chủng nhìn chung sẽ không nhất thiết xảy ra như nhiều nhà môi trường
dự tính. Sự tuyệt chủng sẽ chỉ xảy ra tại Emax khi đó trữ lượng tiến tới 0 hoặc mức thu
hoạch sẽ không được lâu bền.

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 6


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

4.2.5. Sự tuyệt chủng của các loại

Nguyên nhân tuyệt chủng bao gồm:

- Sự khai thác không đảm bảo tính lâu bền


- Môi trường trường sống bị hủy hoặc thay đổi

Nguyên nhân thứ hai là một trong những nguyên nhân quan trọng cần được quan
tâm. Trong nhiều trường hợp, tuy con người không trực tiếp khai thác các loài nhưng
hoạt động của con người đã phá hủy môi trườn sống của chúng như: sự rút nước ở vùng
đất ngập, phá hủy rừng nhiệt đới ẩm, ô nhiễm môi trường, nhập các giống ngoại lai,...

Những vấn đề cần thảo luận:

- Nhiều người thấy được lợi ích trực tiếp của một số loài nhưng chưa nhận thức
được giá trị của một số loài khác.
- Khai thác một số loài quý hiếm để sử dụng vào các mục đích khác nhau, thậm
chí làm hàng trang sức, xa xỉ phẩm.
- Cây, con hoang dại là nguồn gen rất quý để lai tạo các giống phục vụ con người.
- Nhiều chức năng phục vụ cuộc sống của các loài vẫn chưa được hiểu hết.

Giải pháp mở cửa và sự tuyệt chủng các loài

Mở cửa nhìn chung không dẫn đến tuyệt chủng các loài, song nó làm tăng rủi ro
đối với tuyệt chủng.

Mô hình Verhulst:

dX X
 f  X   rX (1  )
dt K

Trong đó: K là sức chứa

R là tỷ lệ tăng trưởng tương ứng của lượng cá thể

dX X
 f  X   rX (1  )
dt K

dX X
  E  X   rX (1  )  E(X)
dt K
Nếu coi mở cửa là đúng thì ta có
TR  TC  PEX  CE  0
Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 7
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

C
 X * 
P
C
E  r (1  )
PK

Kết luận:

Nếu C > PK thì E < 0 tức là tài nguyên không bị khai thác.

Chi phí khai thác cao sẽ duy trì được tài nguyên. Ngược lại, chi phí thấp có thể làm
tài nguyên cạn kiệt. Khi C = 0 thì lượng cá thể X* = 0.

Như vậy, tỷ lệ chi phí/giá cả (C/P) càng thấp thì lượng cá thể trong trường hợp mở
cửa sẽ càng nhỏ. Nếu giá vượt chi phí xảy ra khi cả thể ở mức thấp thì sự tuyệt chủng
thể hiện rõ trong điều kiện mở cửa.

Cực đại hóa lợi nhuận và sự tuyệt chủng

Xét trường hợp người chủ duy nhất tìm kiếm giá trị lợi nhuận cực đại.

C ' ( X ) F(X)
Ta đã có F  X  
'
s
P  C( X )

Nếu C’(X) = 0 tức là chi phí không phụ thuộc vào trữ lượng thì

F'  X   s

Nghĩa là tỷ lệ tăng trưởng bằng tỷ lệ chiết giảm.

Nếu s > F’(X) thì người chủ tài nguyên có xu hướng làm giảm trữ lượng tới 0 do
tỷ lệ hoàn trả tài sản nhỏ hơn so với chi phí cơ hội của vốn.

Nguyên nhân đẫn đến sự tuyệt chủng

- Chi phí thu hoạch các loài quá thấp mà giá sản phẩm lại cao.
- Hệ số chiết giảm của người săn bắt đặc biệt là người săn trộm có xu hướng tăng.
- Điều kiện sở hữu công cộng và mở cửa:
+ Thu hoạch một loại có thể dẫn đến tuyệt chủng một loài khác.
+ Do có nhiều loài nên ý nghĩa thị trường hoặc giá có thể thấp nên việc bảo tồn
không được chú ý.

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 8


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

+ Một số loài mất đi, một số loài sử dụng chung làm thức ăn cũng sẽ dần dần mất theo.

4.3. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ TÀI NGUYÊN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG
TÁI TẠO

4.3.1. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên có thể cạn kiệt cơ bản

Nguyên tắc sử dụng tài nguyên có thể cạn kiệt cơ bản:

dP
Ta có: F  X  
' dt  s
dP

dP
Với tài nguyên không tái tạo thì F’(X) = 0 khi đó ta có: dt  s
dP

Nguyên tắc cơ bản của kinh tế đối với việc sử dụng tài nguyên cạn kiệt là tài nguyên
nên được khai thác sao cho tỷ lệ tăng giá của tài nguyên khai thác bằng hệ sô chiết giảm.

Đây là quy tắc Hotelling do Harold Hotelling đưa ra vào năm 1931, có thể được
viết dưới dạng: Pt  P0est

Trong đó: P0 là giá trị tại thời điểm đầu nào đó

Pt là giá trị tại thời điểm t.

4.3.2. Sơ đồ sử dụng tài nguyên tối ưu

Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt nếu:

- Không tìm được nguồn tài nguyên thay thế, nghĩa là không có công nghệ thay thế

- Có nguồn tài nguyên thay thế, song có bước nhảy lớn về giá, nghĩa là giá công
nghệ khai thác nguồn tài nguyên mới lớn hơn nhiều so với mức giá công nghệ
chặn TB

Thông số ảnh hưởng tới giá tối ưu và đường giá tài nguyên:

- Hệ số chiết giảm s

- Giá công nghệ chặn

- Trữ lượng tài nguyên

- Chi phí khai thác

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 9


Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người

- Mức cầu

TÓM LƯỢC BÀI 4

Sau khi nghiên cứu xong Bài 4, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:

Chúng ta đã phân biệt rõ tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Trên cơ sở
đó đưa ra các biện pháp khai thác tài nguyên hiệu quả và duy trì tài nguyên lâu dài nhằm phát triển
kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

Đối với tài nguyên tái tạo, chúng ta nghiên cứu quy luật tăng trưởng của tài nguyên bao gồm:
quy luật tăng trưởng của trữ lượng; quy luật tốc độ tăng trưởng. Trên cơ sở đố đưa ra giải pháp khai
thác khôn khéo, nhằm duy trì tài nguyên lâu dài và khai thác có hiệu quả nhất.

Đối với tài nguyên không tái tạo như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên dầu mỏ. Tài nguyên
này do trữ lượng có giới hạn nên càng khai thác thì càng cạn kiệt, vì vậy duy trì nó lâu dài để phát
triển kinh tế có ỹ nghĩa to lớn. Muốn vậy cần phải đưa ra nguyên tắc sử dụng tài nguyên này và xây
dựng mô hình khai thác có hiệu quả.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Nêu khái niệm tài nguyên thiên nhiên, phân loại tài nguyên? Phân tích vai trò của tài
nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường?
2.Phân tích quy luật tăng trưởng tài nguyên tái tọa, quy luật tốc độ tăng trưởng?
3.Phân tích mô hình quy mô khai thác hợp lý và quy mô khai thác tối ưu tài nguyên?
4.Tài nguyên không tái tạo là gì? Nguyên tắc sử dụng tài nguyên không tái tạo?

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Kinh tế môi trường – Bài 4 Trang 10

You might also like