Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Nhận xét

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm:


Các cụ xưa thường răn: "Đàn ông chớ kể Phan Trần", vì trong truyện có
đoạn tả Phan sinh tương tư người yêu đến nỗi toan tự tận. Các cụ cho rằng
một người con trai không nên có những tình cảm quá nhu nhược và ủy mị như
thế. Tuy vậy, trong truyện có nhiều đoạn tả cảnh, tả tình rất khéo, như
đoạn tả nỗi buồn của Kiều Liên khi nhớ mẹ và tình nhân, đoạn tả nỗi thất
vọng của Phan sinh khi bị Diệu Thường cự tuyệt.
Lời văn chải chuốt êm đềm, có nhiều đoạn không kém gì văn Truyện Kiều, và
so với văn Nhị độ mai có phần hơn [7].
GS. Nguyễn Lộc:
Phan Trần là một câu chuyện tình yêu thuần túy. Đôi trai gái ở đây yêu
nhau một cách khá phóng túng, nhất là đối với Phan sinh. Mặc dù chàng đã
được cha mẹ đính hôn, nhưng khi gặp một cô gái đẹp (ni cô Diệu Thường)
chàng đã chạy theo tình yêu của mình, không một chút đắn đo. Còn Trần
Kiều Liên lúc đầu cự tuyệt, nhưng khi biết chàng ốm tương tư vì mình,
nàng đã đến thăm; và khi chàng dọa tự tử, thì nàng mở cửa cho chàng vào
mặc dù đang lúc đêm tối vắng vẻ…
Phải có cái táo bạo nào đó mới dám viết về một tình yêu tự do như thế lại
diễn ra ở ngay trong một ngôi chùa. Và nhà sư (cô Phan sinh) ở đây có
tính cách như một nhà "nhân đạo chủ nghĩa", sẵn sàng thông cảm với tâm sự
của đôi trai gái, giúp họ có điều kiện gần gũi và yêu thương nhau…
Về mặt nghệ thuật, Phan Trần là một truyện thơ giản dị, ngôn ngữ trong
sáng, không có nhiều từ Hán, hoặc nhiều điển cố khó hiểu. Một số đoạn thơ
đạt đến trình độ điêu luyện [8]
Chú thích
^ Florence Bretelle-Establet Looking at It from Asia: The Processes That
Shaped the Sources of History of Science, New York, Springer 2010
"Vietnam's most famous work of literature The Tale of Kiều, the anonymous
epic poem Phan Trần and many of the poems of Nguyễn Trài, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, and Hồ Xuân Hương were originally written in Nôm ..."
^ professor Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Minh Tiến Tìm hiểu lịch sử chữ quốc
ngữ Page 401 "Rồi từ đó ông tiếp tục phiên âm, xuất bản hàng loạt tác
phẩm Hán, Nôm như: Gia Huấn Ca, Nữ Lưu (1882), Lục Súc tranh công (1887),
Phan Trần truyện (1889), Lục Vân Tiên (1889). Công việc phiên âm chữ Nôm
ra chữ Quốc ngữ mà hiện ..."
^ Theo GS. Nguyễn Lộc (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1397). GS. Thanh Lãng
cho biết thêm: Phạm Thái cho rằng truyện Phan Trần là mượn của Trung Quốc
nên chẳng có gì đặc sắc, và ông đã đặt ra truyện Sơ kính tân trang. Như
thế, Phan Trần phải ra đời trước Sơ kính tân trang ít lâu (Bản lược đồ
văn học Việt Nam, Quyển Thượng, tr. 548).
^ Các nhà nghiên cứu, trong đó có Dương Quảng Hàm, đều không ghi tên sự
tích hay tên truyện mà Phan Trần đã dựa theo.
^ Nghiêm Toản. (1973). "Nguồn gốc truyện Phan Trần". Khoa học Nhân văn,
tr 41-43
^ Shawn Frederick McHale Print and Power: Confucianism, Communism, and
Buddhism in the ... 2004 - Page 28 "Nguyễn Xuân Nghị presents the story
as a reflection on the saying "men should not tell the story of Phan
Tran, women should not tell the Tale of Kieu." Unexpectedly one day,
while wandering aimlessly down the street, I met a man carrying ... the
names of old stories: "Hoa tiên," "Pham Cong," "Cue Hoa," "Nữ Tú Tài,"
"Kim Vân Kiều ," "Nhi Do Mai," "Phan Tran." ."
^ Việt Nam văn học sử yếu, tr. 390.
^ Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1397.
Sách tham khảo
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
Phan Trần
Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (mục "Phan Trần"). Trung tâm học
liệu xuất bản. Bản in lần thứ 10, Sài Gòn, 1968.
Dương Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển (mục "Phan Trần"). Trung tâm
học liệu xuất bản. Bản in lần thứ 9, Sài Gòn, 1968.
Nguyễn Lộc, mục từ "Phan Trần" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất
bản Thế giới, 2004.
Thanh Lãng, Bản lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Thượng). Nhà xuất bản
Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.

You might also like