TÀI LIỆU ACCESS 2010

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

TÀI LIỆU ACCESS

KHỐI 12
BÀI 1: LÀM VIỆC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
MỤC TIÊU:
+ Xác định mục đích sử dụng của cơ sở dữ liệu quan hệ.
+ Các thuật ngữ và các đối tượng được sử dụng trong cơ sở dữ liệu.
+ Tạo cơ sở dữ liệu dựa theo khuôn mẫu.
Khi nói đến Microsoft Access là nói đến hệ quản lý CSDL quan hệ nó giúp
người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy dưới dạng các bảng để
tính toán, xử lý dữ liệu các bảng đã lưu trữ.
Vậy như thế nào là một CSDL?
I. GIỚI THIỆU:
1. Định nghĩa CSDL:
Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các thông tin hoặc các dữ liệu có liên quan với
nhau. Một cơ sở dữ liệu có trên giấy hoặc trên máy tính, hay chỉ đơn thuần là một
chuỗi các sự kiện hoặc dữ liệu có liên quan với nhau.
VD:
Thông tin một cá nhân như lý lịch của một cá nhân.
Thông tin về nhập xuất khẩu hàng hoá: nhập vào bán ra và còn lại…
Vậy cơ sở dữ liệu quan hệ là CSDL như thế nào?
2. Định nghĩa CSDL quan hệ:
CSDL quan hệ là một CSDL mà dữ liệu được lưu trữ theo cấu trúc cột và dòng
gọi là bảng. Access 2003 – đến nay là một ứng dụng phần mềm theo cấu trúc này.
Vừa rồi chúng ta đã biết thế nào là một CSDL quan hệ và Access 2010 là một
hệ CSDL quan hệ
3. Các thao tác cơ bản trên Access 2010
3.1. Khởi động và thoát Microsoft Access 2010
➢ Khởi động Access
Start  All Programs  Microsoft Office 2010  Microsoft Access 2010.
➢ Kết thúc phiên làm việc với Access
3.2. Tạo mới tập tin cơ sở dữ liệu
Quá trình tạo cơ sở dữ liệu gồm 5 bước:
1. Thẻ File  New
2. Chọn Blank database trong vùng Available Templates.
3. Nhập tên cơ sở dữ liệu tại trường File Name.
4. Chọn nơi lưu trữ.
5. Chọn Create.
3.3. Đóng tập tin cơ sở dữ liệu
Kết thúc phiên làm việc và đóng cơ sở dữ liệu hiện tại, người sử dụng cần thực hiện
các thao tác sau: Thẻ File  Close Database.
3.4. Mở tập tin cơ sở dữ liệu
Việc mở tập tin cơ sở dữ liệu có sẳn, chúng ta thực hiện các bước sau:
1. Thẻ File  Open
2. Chọn đường dẫn của tập tin cơ sở dữ liệu cần mở trong hộp thoại Open.
3. Chọn nút Open hoặc nhấp đôi chuột vào tập tin đã chọn.

3.5. Lưu tập tin cơ sở dữ liệu hiện hành thành tập tin cơ sở dữ liệu mới
Ta thực hiện các thao tác sau:
1. Thẻ File  Save Database As
2. Chọn đường dẫn – nơi cần lưu trữ tập tin cơ sở dữ liệu
3. Đặt tên cơ sở dữ liệu tại trường File name.
4. Nhấp nút Save.
3.6. Kết thúc phiên làm việc và thoát ứng dụng Access
Để hoàn tất quá trình làm việc, chúng ta thực hiện như sau: Thẻ File  Exit.
II. Các thuật ngữ và các đối tượng được sử dụng trong cơ sở dữ liệu
Trong tập tin CSDL có 7 đối tượng cơ bản sau:
➢ TABLE: Một nhóm các dữ liệu được lưu trữ theo hàng và cột.
➢ QUERIES: Là công cụ dựa vào các bảng dùng để lọc, tính toán hay rút trích
dữ liệu từ các Fields hoặc các mẫu tin.
➢ FORMS: Biểu mẫu dùng để thêm sửa, xoá dữ liệu trong các bảng hoặc các
hộp thoại hỏi đáp giữa người sử dụng và hệ thống ứng dụng.
➢ REPORT: Dạng báo cáo: cho phép kết xuất dữ liệu đã lưu trong bảng, sau
đó sắp xếp lại và định dạng theo một khuôn mẫu cho trước, để xuất ra màn
hình hoặc in ấn.
➢ PAGES: Là một trang Web chứa dữ liệu động lấy từ một CSDL nào đó.
Người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu trực tiếp vào CSDL thông qua các
trình duyệt Web.
➢ MACROS: Tập hợp các nhóm các hành động đơn giản, được tạo ra để mở
Queries, Form, Report…
➢ MODULES: Nhóm các thủ tục có liên quan, được xây dựng để thực hiện
một hành động phức tạp nào đó.
BÀI 2: XÂY DỰNG CẤU TRÚC CƠ BẢN
MỤC TIÊU:
+ Tạo cơ sở dữ liệu mới.
+ Các bước tạo bảng dữ liệu.
+ Nhập liệu.
+ Thiết lập quan hệ giữa các bảng dữ liệu.
I. CÁC BƯỚC TẠO BẢNG DỮ LIỆU (TABLE)
1. Giới thiệu các thuật ngữ trong bảng:
➢ Table: Là bảng dữ liệu được lưu trữ theo hàng và cột.
➢ Field: Là một cột hay còn gọi là trường chỉ chứa duy nhất một loại dữ liệu
như số, ngày sinh, tên…
➢ Record: Là tập hợp các thông tin về người hay sự vật nằm trên cùng một
dòng.
➢ Value: Là những thông tin riêng biệt của dữ liệu.
➢ Khoá chính: Là một hoặc nhiều trường mà dữ liệu trên đó là duy nhất không
trùng lặp và không được phép rỗng.
➢ Khoá ngoại: Là một hay nhiều trường trong một bảng mà các trường này là
khoá chính của bảng khác. Dữ liệu tại các cột này bắt buộc tồn tại trong các
bảng khác.

2. Các bước tạo bảng


Gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn: THIẾT KẾ (Design)


Bước 1: Tại cửa sổ CSDL hiện hành  click vào tab Create  chọn Table
Design.

Bước 2: Hộp thoại thiết kế bảng hiện ra.


Bước 3: Tại cột Field Name, nhập tên Field.
Bước 4: Tại cột Data Type  chọn kiểu dữ liệu cho Field.
Bước 5: Chọn Field làm khoá chính (Primary Key).
Bước 6: Click Save để lưu bảng  OK.

Nhập tên Field Chọn kiểu DL Chú thích

❖ Kiểu dữ liệu:
Một cột sẽ có một kiểu dữ liệu, Microsoft Access cung cấp các kiểu dữ liệu sau:
Kiểu dữ liệu Ý nghĩa lưu trữ
Text Kiểu chuỗi có độ dài tối đa 255 ký tự.
Memo Kiểu chuỗi có độ dài tối đa 65.535 ký tự.
Number Kiểu số.
Date/Time Kiểu ngày (giờ).
Currency Kiểu số có định dạng theo loại tiền tệ.
AutoNumber Kiểu số nhưng tự động tăng Access cung cấp và quản lý.
OLE Object Kiểu đối tượng kết nhúng.
Lookyp Wiard Tạo một cột để lấy giá trị từ một bảng khác.
Giai đoạn: NHẬP LIỆU (Datasheet View)
Bước 1: Tại giao diện thiết kế bảng, nhấn nút View trên thẻ Design.
Bước 2: Nhấn Tab hoặc dùng các phím Arrow để di chuyển tới Field cần
nhập liệu.
Bước 3: Khi nhập liệu xong Record nào thì Access sẽ tự động lưu lại.
Để chèn đối tượng kết nhúng (OLE Object):
Bước 1: Bấm phải chuột tại ô muốn chèn kết nhúng.
Bước 2: Chọn Insert Object.
Bước 3: Chọn tập tin đã có hoặc tạo mới  OK.
Chú ý:
❖ Để di chuyển con trỏ qua trái của Field hiện tại ta bấm Shift – Tab.
❖ Để huỷ bỏ giá trị cho một Field đang nhập ta nhấn ESC.
❖ Để huỷ bỏ một Record trên Field đang nhập ta nhấn 2 lần ESC.
II. THIẾT LẬP QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG
Các mối quan hệ giữa các bảng
1. Mối quan hệ Một – Một
Table A có quan hệ Một – Một với Table B nếu một giá trị trên Field quan hệ
của Table A chỉ được xuất hiện một lần trên một Field của Table B.
Vd:
Mối quan hệ giữa 2 bảng
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ LỚP

GV CHỦ NHIỆM LỚP


2. Mối quan hệ Một – Nhiều
Table A có quan hệ Một – Nhiều với Table B nếu một giá trị trên Field quan
hệ của Table A được xuất hiện nhiều lần trên một Field của Table B.
Vd:
Mối quan hệ giữa 2 bảng
SINH VIÊN VÀ KẾT QUẢ THI
SINH VIÊN ĐIỂM THI
❖ Các bước thực hiện
Bước 1: Vào Tab Database Tools  Relationships.

Bước 2: Trong hộp thoại Show Table  Chọn các Table cần liên kết  Add.
Bước 3: Drap chuột tại Field quan hệ của Table thứ nhất kéo đến Field quan
hệ của Table thứ hai.
Bước 4: Trong hộp thoại Edit Relationships chọn:
+ Enfone Referential Integrity: Quan hệ ràng buộc toàn vẹn tham chiếu.
+ Cascade Update Related Fields: Khi cập nhật một Field khoá chính bên
bảng 1 thì những Field bên bảng có quan hệ sẽ cập nhật theo.
+ Cascade Dedete Related Records: Khi xoá một Field khoá chính bên bảng
1 thì những Field bên bảng có quan hệ sẽ bị xoá theo.
BÀI 3: LÀM VIỆC VỚI BẢNG
MỤC TIÊU:
+ Thay đổi thiết kế của bảng để trình bày dữ liệu tốt hơn.
+ Làm việc trong chế độ hiển thị dữ liệu để định dạng tìm kiếm, sắp xếp và sửa chửa
những mẫu tin.
+ Sử dụng bảng hiển thị con để xem những mẩu tin có liên quan.
I. Thay đổi thiết kế của một bảng
Trong trường hợp phát hiện cấu trúc của bảng bị sai, hoặc thêm hay xoá đi một
cột trong bảng thì chúng ta phải sửa đổi lại cấu trúc của bảng bằng cách mở bảng ở
chế độ Design. Sau đây là thao tác thường được thực hiện trong lúc thiết kế bảng.
1. Chọn cột
Đưa chuột vào vị trí cột sau đó Click và kéo chuột chọn các cột.
2. Chèn thêm một cột vào bảng
Bước 1: Đặt con trỏ ở vị trí cột sau cột cần chèn.
Bước 2: Vào tab Design  Tools  Insert Rows

3. Xoá cột
Bước 1: Đặt con trỏ ở vị trí cần xoá.
Bước 2: Vào tab Design  Tools  Delete Rows.
4. Chuyển đổi vị trí các cột
Bước 1: Chọn các cột muốn thay đổi.
Bước 2: Di chuyển lên vị trí tiêu đề cột, giữ chuột trái và di chuyển (Drag)
chuột đến vị trí mới.
Bước 3: Lưu lại những thay đổi cấu trúc bảng.
II. Thay đổi cách trình bày cửa sổ cấu trúc nhập liệu
1. Định dạng Font chữ
Bước 1: Mở bảng cần đổi Font chữ.
Bước 2: Tại tab Home  chọn Font chữ phù hợp ở nhóm Text Formatting.
2. Hiện hoặc ẩn các đường kẻ ô (Gridline):
Để thay đổi hiển thị của bảng: đường kẻ ngang dọc, màu nền bảng…ta vào
tab Home  Tại nhóm Text Formatting  Click vào biểu tượng hình mũi tên ở
góc phải dưới  xuất hiện cửa sổ Datasheet Formatting.
3. Thay đổi độ rộng của các cột:
Bước 1: Chọn cột cần điều chỉnh.
Bước 2: Tại tab Home  Nhóm Record  More  Field Width…
4. Thay đổi chiều cao của dòng:
Bước 1: Đặt con trỏ tại dòng bất kì trong bảng.
Bước 2: Tại tab Home  Nhóm Record  More  Row Width…
5. Ẩn hoặc hiện các cột:
Bước 1: Chọn cột cần ẩn.
Bước 2: Tại tab Home  Nhóm Record  More  Hide Fields để ẩn các
cột đã chọn hoặc Unhide Fields để hiện thị các cột đang ẩn.
III. Tìm kiếm các Record trong bảng:
Bước 1: Mở Table ở chế độ Datasheet View.
Bước 2: Tại tab Home  nhóm Find  chọn biểu tượng Find (Ctrl + F).
Bước 3: Trong hộp thoại Find and Replace nhập giá trị cần tìm trong hộp
Find What.
Bước 4: Trong hộp thoại Lock in  Chọn Field tìm kiếm.
Bước 5: Bấm Find Next để bắt đầu tìm kiếm.
IV. Sắp xếp dữ liệu trên bảng
Bước 1: Đặt con trỏ tại Field cần sắp xếp.
Bước 2: Tại tab Home  Sort & Filter  Chọn biểu tượng để
sắp xếp tăng dần, biểu tượng để sắp xếp giảm dần.
V. Lọc dữ liệu:
Lọc dữ liệu có thể giúp chúng ta xem lại và phân tích các thông tin trong
CSDL.
1. Lọc bằng lựa chọn (Filter by selection):
Để chọn những giá trị trong bảng dữ liệu hoặc trong Form và Click một nút
để xem bất cứ một mẫu tin tương thích nào.
✓ Equals: lọc các mẩu tin bằng với giá trị được chọn.
✓ Does Not Equals: lọc các mẩu tin không bằng với giá trị được chọn.
✓ Contains: lọc các mẩu tin chứa các giá trị được chọn.
✓ Does Not Contains: lọc các mẩu tin không chứa các giá trị được chọn.
2. Lọc bằng Form (Filter by Form):
Hiển thị cho bạn một mẩu tin rỗng mà bạn có thể nhập vào tất cả những giá
trị mà bạn muốn tìm kiếm hoặc lựa chọn từ Combobox.
Thiết lập điều kiện lọc:
Nhấp chuột vào nút lệnh Avanced chọn Filter By Form trong nhóm Sort & Filter
của thẻ Home
BÀI 4: SELECT QUERY
MỤC TIÊU:
+ Tạo truy vấn trong chế độ thiết kế dạng select Query.
+ Sử dụng Wizard để tạo truy vấn lựa chọn.
+ Sử dụng các điều kiện khác nhau trong truy vấn để lựa chọn các mẫu tin.
+ Tạo trường tính toán trong truy vấn sử dụng Expression Builder.
+ Tổng hợp dữ liệu trong các nhóm mẫu tin.
I. Khái niệm:
Query là công cụ dựa vào các bảng khai thác và xử lý dữ liệu của Microsoft
Access. Dạng Query được sử dụng nhiều nhất là dạng Select Query, bằng loại Query
này ta có thể tham khảo dữ liệu từ nhiều bảng khác nhau của CSDL, có thể phân tích
hiệu chỉnh dữ liệu ngay trên bảng vấn tin hay sử dụng nó làm cở sở cho một công
việc khác.
Bảng kết quả tư vấn được gọi là Dyna Set (Dynamic Set). Một Dyna Set giống
như một bảng dữ liệu nhưng không phải là một bảng dữ liệu thật sự, nó chỉ là cách
tham khảo đối với dữ liệu được lấy ra từ nhiều bảng khác nhau mà thôi.
II. Tạo mới – Xem kết quả của một Query:
1. Tạo mới một Query:
Bước 1: Trong cửa sổ Access  chọn tab Create  chọn đối tượng Query
Design ở nhóm Queries.

Xuất hiện hộp thoại Show Table:


Bước 2: Chọn Table/Query tham gia truy vấn:

✓ Chọn Table: Nếu xác định các Table tham gia truy vấn.
✓ Chọn Query: Nếu xác định các Query tham gia truy vấn.
✓ Chọn Both: Nếu xác định có cả Table và Query tham gia truy vấn.
(Bằng cách bấm đúp vào các Table hay các Query cần chọn, nếu muốn đưa
hết các bảng ra ngoài để truy vấn ta chọn các bảng và bấm nút Add).
Bước 3: Đưa các Field vào vùng lưới bằng các cách sau:
Cách 1: Bấm đúp tại Field cần lấy nội dung.
Cách 2: Nhấp chuột trái tại Field có nội dung cần lấy, kéo thả vào vị trí đích.
(Các bước sau tuỳ trường hợp mà áp dụng)
Bước 4: Xác định chỉ tiêu sắp xếp tại dòng Sort:
✓ Ascending: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
✓ Descending: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
✓ Not Sorted: Không sắp xếp.
Bước 5: Xác định ẩn hiện nội dung của Field tại dòng Show.
Bước 6: Đặt điều kiện sàng lọc dữ liệu tại các dòng Criteria và Or.
Bước 7: Lưu Query.
2. Xem kết quả của một Query:

➢ Đang ở chế độ Design bấm nút View hoặc Run.


➢ Đang tại cửa sổ Database: bấm đúp vào tên Query để xem.
III. Tạo Query bằng cách dùng Wizard:
Bước 1: Trong cửa sổ Access  chon tab Create  chọn đối tượng Query
Wizard ở nhóm Queries  chọn Simple Query Wizard.
Bước 2: Chọn bảng cần tham gia truy vấn trong hộp Table/Query  chọn
các Field tham gia vào truy vấn trong hộp Available Fields (nếu chọn nhiều bảng ta
lần lượt chọn bảng thứ hai rồi chọn các Field)  Bấm nút Next.
(Chú ý: Nếu không có Field nào kiểu Number thì tiếp tục thực hiện bước 4)
Bước 3: Chọn Summary  click nút Summary Option… để hiển thị chi
tiết kết quả hay tổng kết số liệu:

✓ Sum: Tính tổng giá trị của Field.


✓ Avg: Tính giá trị trung bình của Field.
✓ Min: Tính giá trị nhỏ nhất của Field.
✓ Max: Tính giá trị cao nhất của Field.
✓ Count: Đếm số Record.
Bước 4: Đặt tên cho Query  Bấm nút Finish.
IV. Tính toán và đặt điều kiện cho Query:
1. Tạo Field tính toán trong Query:
Quy tắc: <tên Field tính toán> <Biểu thức>
Chú ý: Các Field tính toán trong biểu thức mà có khoảng trắng thì các Field
phải được bao trong dấu [ ].
Tên Field tính toán không được trùng tên với các Field có mặt trong
Table/Query tham gia truy vấn.
Vd: Hoten:Ho&” “&Ten
TienHD:[So luong]*Dongia
2. Chỉnh thuộc tính của một cột trong Query:
Bấm nút phải chuột tại cột cần chỉnh thuộc tính  Properties.
Vd: Chỉnh thuộc tính của Field TienHD
Format: Currency
Decimal places: 0
Caption: Thành tiền HĐ
Hiển thị một số Record theo lựa chọn Top Values
All: Hiện tất cả.
5: Hiện 5 Record đầu tiên.
5%: Hiện 5% số Record đầu tiên trên tổng số Record của Query.
Lưu ý: Nếu muốn hiển thị số Record mà bạn muốn thì nhấp chuột vào
combobox Return ở nhóm Query Setup trong tab Design và gõ con số theo yêu
cầu.
3. Phép toán ghép chuỗi
Cú pháp: <chuỗi 1> & <chuỗi 2>
Công dụng: ghép chuỗi 1 vào chuỗi 2
Vd: Hoten:Ho&” “&Ten
4. Các phép toán so sánh:
= Bằng
> Lớn hơn
< Nhỏ hơn
>= Lớn hơn hoặc bằng
<= Nhỏ hơn hoặc bằng
<> Khác (không bằng)
Chú ý: Kết quả của một phép toán so sánh là một giá trị kiểu Logic.
So sánh các kiểu giá trị kiểu ngày: theo qui tắc ngày sau lớn hơn ngày trước.
So sánh các giá trị chuỗi: việc so sánh 2 giá trị chuỗi được tiến hành theo qui
tắc sau: Đầu tiên lấy 2 ký tự bên trái đem so với nhau, ký tự nào đứng trước trong
bảng mã ANSI thì kết luận chuỗi đó nhỏ hơn (không phân biệt chữ hoa và chữ
thường)
Các phép toán logic: Dùng để xử lý các giá trị Logic:

A Not A
True False
False True

AND OR
A B A And B A B A or B
True True True True True True
True False False True False True
False True False False True True
False True False False False False
Thứ tự ưu tiên của các phép toán logic là NOT, AND, OR. Ngoài ra có thể thay đổi
các dấu ( ) để thay đổi thứ tự ưu tiên.
5. Phép đối sánh mẫu:
Cú pháp: LIKE <mẫu dữ liệu>
Công dụng: So sánh chuỗi dữ liệu với mẫu dữ liệu được chỉ sau LIKE. Cho
kết quả đúng nếu đem đối chiếu thoả mãn dữ liệu.
Vd: Like “*Xây dựng*”
Like “H*” cho kết quả như Hà nội, Hải phòng…
Các ký tự đại diện (Wildcard characters) sử dụng trong mẫu dữ liệu.
✓ Dấu * Đại diện cho nhiều ký tự.
✓ Dấu ? Đại diện cho một ký tự.
✓ Dấu # Đại diện cho một chữ số.
6. Phép toán BETWEEN…AND:
Cú pháp: Between <giá trị 1> And <giá trị 2>
Công dụng: cho ra kết quả đúng nếu giá trị đem so sánh nằm trong giới hạn
giữa giá trị 1 và giá trị 2.
Vd: Chọn ra những nhân viên có độ tuổi từ 18 đến 25
Between 18 And 25
7. Phép toán IN:
Cú pháp: IN(<giá trị 1>,<giá trị 2>…<giá trị n>)
Công dụng: Cho ra kết quả bằng đúng nếu giá trị đem so sánh bằng một
trong các giá trị (<giá trị 1>,<giá trị 2>…<giá trị n>) ngược lại cho kết quả sai.
Vd: Chọn ra những học viên có điểm 5,7,9
In(5,7,9)
8. Hàm điều kiện, ngày tháng:
Cú pháp: Hàm IIF(<điều kiện>,<biểu thức1>,<biểu thức 2>)
Công dụng: Nếu điều kiện đúng cho ra biểu thức 1 ngược lại cho ra biểu
thức 2
Vd: Nếu Điểm trung bình của học viên >=5 cho kết quả đậu ngược lại là rớt.
IIF (dtb>=5,”Đậu”,”Rớt”)
Hàm Datepart(đối số, ngày)
Các đối số Ví dụ
YYYY (year – năm) Datepart (“YYYY”, #20/03/2006#) = 2006
Q (Quarter – Quý) Datepart (“Q”,#20/03/2006#) = 1
M (Month – Tháng) Datepart (“M”,#20/03/2006#) = 3
Y (day of year – ngày) Datepart (“Y”,#20/03/2006#) = 79
W (Weekday – Thứ Datepart (“Y”,#20/03/2006#) = 2
(1:CN…7:Thứ bảy)
WW (Week – Tuần) Datepart (“Y”,#20/03/2006#) = 12
BÀI 5: BIỂU MẪU
MỤC TIÊU:
+ Tạo biểu mẫu (Form) để hiển thị dữ liệu.
+ Tạo biểu mẫu (Form) mới bằng cách dùng Wizard.
I. GIỚI THIỆU:
- Biểu mẫu (Form) là công cụ tạo ra các màn hình cập nhật hay trình bày dữ liệu cho
các bảng (Table) hoặc tạo ra các hôp thoại hỏi đáp giữa người sử dụng và hệ thống
ứng dụng.
* Các dạng biểu mẫu ứng dụng.
✓ Biểu mẫu cột (Column).
✓ Biểu mẫu danh sách (Tabular).
✓ Biểu mẫu dạng dữ liệu (Datasheet).
✓ Biểu mẫu dạng hàng (Justifield).
✓ Biểu mẫu chính – phụ (Main – Subform).
II. CÁC BƯỚC TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN BẰNG WIZARD:
Bước 1: Tại cửa sổ Database  Tab Create  nhóm Form  Form Wizard (Nếu
không có thì vào More Form).
Bước 2: Tại cửa sổ Form Wizard  chọn nguồn dữ liệu trong nhóm Tables/Queries
 sữ dụng các nút >;>> để chọn các Field cần hiển thị trên Form hoặc các nút <;<<
để bỏ chọn  Next.

Chọn Table hoặc


Query làm dữ liệu
nguồn

Các Field sẽ được hiển


thị trên Form

Bước 3: Chọn chế độ hiển thị cho Form  Next.

Bước 4: Nhập tên cho Form  Finish.


III . CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VỚI BIỂU MẪU:
+ Chế độ biểu mẫu: thường có giao diện thân thiện và thường được sử dụng để cập
nhật dữ liệu.

+ Chế độ thiết kế: Ta có thể thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu.
Chú ý: Để hiển thị được biểu mẫu hoặc tất cả đối tượng của Access bảng, biểu mẫu,
mẩu hỏi, báo cáo ta làm như sau:

Chọn đối tượng cần


xem hoặc chọn All
Access Objeects để xem
hết
BÀI 6: BÁO CÁO
MỤC TIÊU:
+ Tạo Report để in ấn dữ liệu.
+ Tạo Report mới bằng cách dùng Wizard.
Nhằm phục vụ cho công tác quản lý chúng ta có thể trình bày dữ liệu theo cách
riêng khi in.
Report sẽ cung cấp một cách trình bày dữ liệu khi in ấn.
I. CÁC BƯỚC TẠO REPORT BẰNG WIZARD:
Bước 1: Tại cửa sổ Database  Tab Create  nhóm Report  Report
Wizard  xuất hiện cửa sổ Report Wizard.

Bước 2: Chọn nguồn dữ liệu trong nhóm Tables/Queries  sử dụng các nút
>;>> để chọn các Field cần hiển thị trên Report hoặc các nút <;<< để bỏ chọn 
Next.

Chọn Table hoặc Query làm


dữ liệu nguồn

Các Field sẽ được hiển


thị trên Report
Bước 3: Chọn Field muốn nhóm trên Report  Next.

Bước 4: Chọn Field cần sắp xếp  Next.


Bước 5: Chọn kiểu trình bày dữ liệu và trang giấy  Next.

Bước 6: Đặt tiêu đề cho Report  Next.

You might also like