Truyền Thông Thay Đổi Hành Vi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TT thay đổi hành vi

1. Khái niệm:

Truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin. Truyền
thông gồm những yếu tố cơ bản như:

 Nguồn: Chính là nơi bắt đầu hay khởi xướng cho mọi thông tin lan truyền.
 Nội dung: Thông tin hay thông điệp xây dựng từ chính nội dung đó để có thể
sản xuất ra những tác phẩm có ý nghĩa như những câu chuyện, bài viết, video
và hình ảnh,…
 Kênh truyền tải: Thông qua hình thức truyền hình, phát thanh, báo chí, dư
luận để truyền tải thông tin đến công chúng nhờ Internet.
 Người nhận: Chính là đối tượng tìm kiếm thông tin truyền tải thông tin đến.
 Phản hồi: Chính là những thông tin, ý kiến người tiếp nhận thông tin phản
hồi lại.
 Nhiễu: Những thông tin bị sai lệch trong quá trình lan truyền.

Là hoạt động truyền thông tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được
sự chuyển đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ, giúp đối tượng chấp nhận, duy trì hành
vi bền vững

2. Các tiêu chí đánh gia hiệu quả của truyền thông thay đổi hành vi

- Thứ nhất, đó là số lượng người tiếp cận được với các thông tin truyền
thông. Đây chính là con số phản ánh được phạm vi tiếp cận của hoạt động
truyền thông thay đổi hành vi. Số người được tiếp cận thông tin truyền thông
sẽ phản ánh phần nào sự thành công của hoạt động truyền thông thay đổi
hành vi. Số người tiếp cận được với các thông tin truyền thông càng đông thì
càng đảm bảo việc thay đổi hành vi của nhiều người hơn.

- Thứ hai, số người sử dụng các sản phẩm được truyền thông: đây là một
tiêu chí chứng tỏ được tính lan tỏa cần có của hoạt động truyền thông thay
đổi hành vi. Một trong những nội dung của truyền thông thay đổi hành vi là
đưa thông tin về các sản phẩm được khuyến khích sử dụng. vì vậy, số lượng
người sử dụng các sản phẩm được truyền thông lớn chứng tỏ thông tin
truyền thông đã thành công trong việc đưa thông tin của sản phẩm và bước
đầu thay đổi hành vi (từ chưa biết đến biết đến và mua sản phẩm) của nhiều
người.

- Thứ ba, tiêu chí về số người (hoặc tỷ lệ người) thay đổi hành vi. Đây chính
là con số phản ánh chất lượng thực sự của hoạt động truyền thông thay đổi
hành vi, hay chính là con số quyết định thành công của hoạt động này. Mục
đích chính của hoạt động truyền thông thay đổi hành vi chính là số người đã
thay đổi hành vi, tức là những người đã có nhận thức đầy đủ về các thông tin
được truyền thông và có sự thay đổi hành vi rõ ràng.

3. Vai trò xã hội của truyền thông thay đổi hành vi


Xã hội hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề như :bùng nổ dân số ,sự lây
lan nhanh của đại dịch HIV/AIDS ,sự tha hóa về lối sống của một bộ phận
thanh thiếu niên ,sự cạn kiệt tài nguyên môi trường , …để giải quyết hoàn
toàn vấn đề này thì quan trọng nhất là làm thay đổi nhận thức và hành vi của
con người . Chính vì vậy ,truyền thông thay đổi hành vi có vai trò vô cùng
quan trọng trong xã hội .Nó được thể hiện thông qua :
- Nâng cao kiến thức: truyền thông thay đổi hành vi có thể đảm bảo rằng
mọi người đều có thể có những kiến thức cơ bản nhất về các sự kiện ,hiện
tượng trong xã hội để có cách đáng giá và giải quyết, ứng xử phù hợp với
thông tin mà nhà truyền thông đưa tới .Mỗi thông tin đưa ra thì người tiếp
cận thông tin sẽ
hiểu rõ hơn về những thông tin do nhà truyền thông cung cấp (ví dụ như
những thông tin về con đường lây truyền HIV do nhà truyền thông cung cấp
sẽ làm nâng cao kiến thức cơ bản cho người tiếp cận )
- Khuyến khích cộng đồng đối thoại: truyền thông thay đổi hành vi có thể
khuyến khích cộng đồng cùng tham gia đối thoại tìm ra cách giải quyết tốt
nhất cho các vấn đề xã hội từ điều này có thể làm cho mỗi người có hành vi
phòng, chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội hay phát huy nghững truyền thống
văn hóa tốt đẹp của ta.
- Thúc đẩy sự thay đổi thái độ cần thiết: Truyền thông thay đổi hành vi có
thể dẫn đến thái độ thay đổi với những vấn đề cần quan tâm.
- Giảm kì thị va phân biệt đối xử: Truyền thông có thể làm cho thay đổi
hành vi làm giảm kì thị ,phân biệt đối xử với những người xung quanh
chúng ta.
- Tạo ra một nhu cầu về thông tin và dịch vụ: Các hoạt động truyền thông
thay đổi hành vi cũng khuyến khích cá nhân và cộng đồng tự tìm đến những
thông tin và dịch vụ cần thiết cho việc bảo vệ họ .Việc chủ động tìm hiểu
các thông tin này làm cơ sở cho việc tự bảo vệ bản thân của mỗi người trong
xã hội
tốt hơn.
- Chính sách: Truyền thông thay đổi hành vi có thể tác động tới các nhà lãnh
đạo .Từ đó sẽ có những chính sách đường lối phù hợp cho các hoạt động
ngày càng tốt hơn .

4. Mô hình truyền thông thai đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi cũng là cũng là một quá trình truyền thông,
trong đó liên tục có sự chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kĩ
năng,nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn đến
những thay đổi trong hiểu biết và hành động. Tuy nhiên, khác với các loại
hình truyền thông khác, truyền thông thay đổi hành vi luôn có mục tiêu làm
cho đối tượng thay đổi hành vi một cách bên vững thông qua việc cung cấp
đầy đủ thông tin, kiến thức,kĩ năng phù hợp với từng đối tượng.
Cũng như bất kì loại hình truyền thông nào, truyền thông thay đổi hành vi
cũng là quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó có đầy đủ các yếu
tố:
- Người truyền: là cá nhân hay nhóm người mang nội dung thông tin đến
trao đổi với cá nhân hay nhóm người khác.
- Thông điệp: là những nội dung thông tin được trao đổi. Đó là những tâm
tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, thái độ được thể hiện thông qua
một
hệ thống kí hiệu nào đó mà cả người truyền và người nhận đều hiểu được.
- Kênh truyền thông: là phương tiện, cách thức để truyền tải thông tin từ
người gửi tới người nhận.
- Người nhận: là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp truyền
thông.
- Phản hồi: là phản ứng của đối tượng nhận thông điệp truyền thông. Dó là
những thay đổi trong suy nghĩ, thái độ, hành vi của người nhận.
- Nhiễu: là các yếu tố gây ra sự sai lệch của thông điệp khi truyền từ người
truyền sang người nhận.

5. Các phương pháp truyền thông


- Truyuền thông thay đổi hành vi qua các hội nghị, hội thảo và chương trình
giảng dạy
- Các chương trình sự kiện truyền thông
- Qua các phương tiện đại chúng :tivi, báo đài, poster,…

6. Thuận lợi và hạn chế


 Thuận lợi:  Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi đã bước đầu mang lại
lợi ích cho từng cá nhân – những đối tượng đích của dự án, và sau đó là lợi
ích cho cộng đồng xã hội trong việc mang lại cho họ cuộc sống an toàn.
 Khó khăn: Bản thân hành vi con người còn phức tạp nên rất khó thay đổi,
hành vi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cần kiên trì và có quá trình lâu dài để
xây dựng và duy trì 1 hành vi mới

You might also like