Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ngày 01 tháng 11 năm 2021

Chủ đề hoạt động tháng 11 (2 tiết)


THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC
VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

A. Mục tiêu giáo dục


- Kiến thức: Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư
trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và
phát huy truyền thống đó.
- Kỹ năng: Biết cách cư xử đúng mực với thầy, cô giáo trong mọi tình huống.
- Thái độ: Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo; tích cực tự giác học tập để phát huy
truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
B. Nội dung hoạt động
- Giao lưu với những học sinh tiêu biểu của trường.
- Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo.
- Hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
C. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1 (1 tiết)
Giao lưu với những học sinh tiêu biểu của trường, lớp
I. Mục tiêu hoạt động
- Kiến thức: Học sinh hiểu được những nỗ lực cố gắng của các anh chị lớp trước,
học được phương pháp học tập và rèn luyện của họ, từ đó xác định trách nhiệm và
phương pháp học cho bản thân.
- Kỹ năng: Có thái độ cầu thị, học tập theo gương những học sinh tiêu biểu của
trường.
- Thái độ: Biết cách tự xây dựng cho mình phương pháp học tập và rèn luyện để
đạt kết quả tốt.
II. Nội dung hoạt động
Giao lưu giữa học sinh của lớp và các học sinh tiêu biểu của trường là những
em đạt được những thành tích tốt trong học tập và rèn luyện bằng sự nỗ lực của
bản thân, bằng sự vượt khó trong cuộc sống hằng ngày , đó là những học sinh trong
lớp, trong trường đang học tập và những học sinh đã ra trường vài năm gần đây và
hiện đang ngồi trên ghế giảng đường đại học hoặc đã đi vào lao động sản xuất.
Những học sinh này sẽ trình bày một vài “bí quyết” của mình để đạt được thành
tích tốt trong học tập và rèn luyện về các vấn đề:
- Những băn khoăn của bản thân về phương thức hành động để đạt được kết quả
tốt trong học tập và rèn luyện hằng ngày.
- Những bí quyết để đạt được mong muốn của mình.
- Những đự định của bản thân về phấn đấu trong học tập và rèn luyện ở cấp học
mới – cấp THPT.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Liên hệ, mời 1 học sinh tiêu biểu của trường hoặc chọn 1 học sinh của lớp cùng
giao lưu với tư cách là người tiêu biểu. Người được mời phải chuẩn bị phần báo
cáo của mình, GVCN xem xét, góp ý thêm.
- Xây dựng yêu cầu, nội dung giao lưu và gợi ý cách thức giao lưu để HS chuẩn bị
ý kiến của mình.
- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình giao lưu.
2. Học sinh
- Chuẩn bị những vấn đề cần hỏi và tranh luận trong giao lưu:
+ Bạn đã học như thế nào để đạt được kết quả tốt như vậy?
+ Bí quyết nào giúp bạn giải được những bài tập khó?
+ Người ta thường nói “Học thầy không tầy học bạn”. Vậy bạn đã vận dụng câu
tục ngữ này như thế nào để có thể trở thành người học sinh tiêu biểu?
+ Năm học mới của chúng ta mới bắt đầu được hai tháng, nhưng bạn đã trở thành
tấm gương cho lớp học tập. Bạn có thể cho chúng tôi biết một vài bí quyết được
không?
+ Nhiệm vụ chính của chúng ta là học tập, nhất là giai đoạn chuẩn bị cho việc thi
đại học sau này lại càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên việc trau dồi nhân cách
cũng là một nhiệm vụ phải luôn luôn ghi nhớ. Bạn là người tiêu biểu cả trong học
tập và rèn luyện, hãy phổ biến cho các bạn một vài bài học kinh nghiệm.
+ Có thể trước đây bạn là người bình thường, nhưng do kiên trì và cố gắng, bạn đã
vượt lên và trở thành một học sinh tiêu biểu. Hãy kể lại vài nét về quá trình phấn
đấu của bạn.
- Một tổ chỉ định 1-2 học sinh chuẩn bị sẵn câu hỏi hoặc ý kiến phát biểu để tạo
không khó sôi nổi trong giao lưu.
Chuẩn bị một vài tặng phẩm mang ý nghĩa kỉ niệm với những học sinh tiêu biểy
này.
IV. Tổ chức hoạt động
Hoạt động này tiến hành như sau:
- Sau tuyên bố lý do của người dẫn chương trình, giao viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa
của hoạt động này trong vối cảnh học sinh của lớp đã cùng nhau học tập và sinh
hoạt được hai tháng. Với thời gian như vậy, học sinh có thể trao đổi một cách cởi
mở tại cuộc giao lưu này.
- HS tiêu biểu của trường (lớp) báo cáo KN về quá trình phấn đấu của mình, đặc
biệt trong học tập.
- Các thành viên trong lớp đưa ra các câu hỏi hoặc nêu vấn đề tranh luận dưới sự
điều khiển của người dẫn chương trình. Mời các đại diện của từng tổ phát biểu ý
kiến của mình. Có thể hỏi trực tiếp, có thể nêu băn khoăn hay thắc mắc nào đó để
học sinh tiêu biểu đó trả lời hoặc các thành viên khác phát biểu.
Trong quá trình học sinh giao lưu, giáo viên chủ nhiệm có thể cùng góp vui,
để vừa điều chỉnh ý kiến của các em, vừa tăng cường vai trò cố vấn của mình.Xen
kẽ các ý kiến trao đổi, có thể thay đổi không khí bằng những bài hát, bài thơ,
những tặng phẩm nhỏ trao nhau làm kỉ niệm...
- Phát biểu cảm tưởng của đại diện học sinh của lớp về buổi giao lưu.
- Kết thúc giao lưu, giáo viên chủ nhiệm động viên, nhắc nhở học sinh toàn lớp hãy
phấn đấu học tập theo gương tiêu biểu đó.
V. Kết thúc hoạt động
- Cán bộ lớp nhận xét về tinh thần tham gia của lớp, nêu cụ thể tên những cá nhân
và tổ chức có nhiều ý kiến hay và thiết thực.
- Phổ biến nội dung của hoạt động tiếp theo để định hướng lớp chuẩn bị.

Hoạt động 2 (1 tiết)


Kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
I. Mục tiêu hoạt động
- Kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam, giá trị của
truyền thống Tôn sư trọng đạo; từ đó, xác định trách nhiệm của người học sinh
trong việc phát huy truyền thống tốt đẹp này.
- Kỹ năng: Thể hiện thái độ kính trọng thầy, cô ở mọi lúc, mọi nơi, trong HT và
các HĐ giáo dục của trường.
- Thái độ: Có hành vi ứng xử đúng mực với thầy, cô giáo.
II. Nội dung hoạt động
Hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam gồm nhiều nội dung khác nhau:
1. Truyền thống tôn sư trọng đạo
- Khái niệm về truyền thống Tôn sư trọng đạo.
- Lịch sử của Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- ý nghĩa xã hội của Ngày Nhà giáo Việt Nam đối với mỗi người dân nói chung,
với học sinh nói riêng.
- Trách nhiệm và thái độ của học sinh đối với thầy, cô giáo.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Định hướng nội dung của hoạt động cho học sinh chuẩn bị.
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo
Việt Nam.
- Phối hợp với ban đại diện CMHS của lớp để tổ chức (về ND hoạt động, các điều
kiện cho hoạt động).
2. Học sinh
- Cán bộ lớp và chi đoàn họp bàn xây dựng kế hoạch, chương trình cho hoạt động
kỉ niệm này. Hoạt động được tiến hành trong 2 tiết.
+ Báo cáo tìm hiểu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ý nghĩa Ngày Nhà giáo
Việt Nam. Hoặc có thể dưới hình thức thi trả lời câu hỏi.
+ Các hoạt động cho lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại lớp.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể từng tổ học sinh: tổ chuẩn bị về hình thức trang trí
lớp; tổ chuẩn bị về nội dung hoạt động như làm phiếu ghi câu hỏi và chuẩn bị đáp
án trả lời; tổ có nhiệm vụ mời các thầy, cô giáo bộ môn dạy ở lớp mình cùng tham
gia.
- Thành lập ban tổ chức hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam gồm: Lớp
trưởng, Bí thư chi đoàn, Lớp phó phụ trách văn thể, Lớp phó phụ trách học tập.
Ban tổ chức phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: chủ tọa chương trình, người
phụ trách nội dung các câu trả lời, chủ tọa phần liên hoan văn nghệ, người đảm
nhận điều hành các công việc chung...
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ vá sắp xếp thành chương trình biểu diễn.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của truyền thống Tôn sư trọng đạo
- Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu
- Mỗi tổ trình bày những suy nghĩ, những quan niệm của mình về truyền thống Tôn
sư trọng đạo.
- Các thành viên trong lớp bổ sung hoặc đưa ra những băn khoăn, thắc mắc những
điều chưa hiểu để lớp và giáo viên chủ nhiệm cùng giải đáp.
- Hoạt động 2: Thi trả lời câu hỏi
- Có một số câu hỏi để trên bàn giáo viên. Chủ tọa mời mỗi tổ một đại diện lên dự
thi. Một bạn trong số dự thi bốc thăm câu hỏi và đọc to cho cả lớp cùng biết.
Những bạn dự thi suy nghĩ trong ít phút. Ai giơ tay trước thì có quyền trả lời. Nếu
không trả lời được thì chuyển sang bạn khác.
- Chủ tọa có thể mời các thành viên trong lớp nhận xét, đánh giá câu trả lời của các
bạn dự thi.
2. Tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Chương trình buổi lễ có thể diễn ra như sau:
- Chủ tọa tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Một đại diện học sinh nêu ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhắc lại truyền
thống tốt đẹp của thầy và trò của nhà trường.
- Tặng hoa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn.
- Phát biểu của giáo viên chủ nhiệm (hoặc đại diện giáo viên bộ môn dạy ở lớp).
- Đại diện cha mẹ học sinh phát biểu chúc mừng.
- Liên hoan văn nghệ giữa thầy và trò và kết thúc kỉ niệm bằng bài hát tập thể tùy
chọn.
V. Kết thúc hoạt động
- Cán bộ lớp đánh giá chung về kết quả đạt được sau hoạt đọng, nhận xét về
sự tham gia của các thành viên trong lớp (nêu cụ thể cá nhân, tổ có nhiều cố gắng
đóng góp).
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo: Thanh niên với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

You might also like