Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SV: Phạm Lan Phương _ SP Tiếng Anh

Mã sv: 695701135

NHIỆM VỤ HỌC TẬP TUẦN 3


Hãy lập luận để cho thấy sự cần thiết phải kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực.
Ngày nay, hơn bao giờ hết, các hệ thống giáo dục đang đứng trước các thách
thức to lớn: vai trò của nhà trường trong xã hội, tiếp cận với nhà trường, tính hiệu
quả, bình đẳng. Môi trường học tập của thế kỉ 21 cần đổi mới định hướng vì nó
phải dựa trên công nghệ, có tính mở và linh hoạt. Khoảng cách giữa lí thuyết và
thực hành ngày một tăng và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo phải biết hướng tới giá
trị tốt đẹp và đào tạo những người thực hành năng động. Vì vậy, công tác giáo dục
và đào tạo hiện nay đã và đang được tiến hành theo đường hướng hành động,
đường hướng phát triển năng lực (PTNL). Đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá trong
nhà trường cũng cần phải thực hiện theo định hướng phát triển năng lực để đảm
bảo hiệu quả của giáo dục.

Cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và
có thể làm được những gì ? (what we want students to know and to be able to
do?). Vậy, tại sao phải đánh giá theo đường hướng phát triển năng lực ?
Trước hết, chúng ta lựa chọn đường hướng PTNL chú trọng thực hành hơn là
tích lũy kiến thức. Thật vậy, Romainville (1996) lưu ý rằng đường hướng PTNL
được lựa chọn xuất phát từ “quá trình phê phán nhà trường hiện nay, trong đó học
sinh biết thật nhiều kiến thức, nhưng vận dụng rất ít kiến thức học ở nhà trường
vào cuộc sống” (Romainville, 1996, p. 137). Phương pháp tiếp cận theo năng lực
chú trọng việc lĩnh hội kiến thức thông qua thực hành và chuẩn bị tốt hơn cho học
sinh vào đời bởi vì điều mà họ học trên ghế nhà trường, tức việc thực hành giải
quyết vấn đề và huy động và vận dụng kiến thức trong tình huống, sẽ ứng dụng tốt
ngoài đời. Phương pháp tiếp cận theo năng lực loại trừ các bài học đơn thuần ngoài
tình huống và tạo điều kiện cho kiến thức nhập thẳng vào bộ nhớ của học sinh. Bởi
vậy, việc đánh giá cũng phải gắn với nội dung học tập và thực tiễn cuộc sống của
học sinh. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá theo năng lực không loại trừ kiến
thức, mà chỉ chú trọng việc huy động kiến thức vào những tình huống cụ thể, và
điều này chỉ có tốt hơn cho học sinh. Nói chung, một chương trình học theo cách
tiếp cận theo năng lực sẽ giới hạn số lượng kiến thức được giảng dạy và chú trọng
nhiều hơn tới việc huy động kiến thức: ghi nhận những gì học sinh biết và có thể
làm và những gì học sinh cần học tiếp một cách chủ động, tích cực.

Lí do thứ hai đó là đánh giá theo định hướng PTNL chính là để chuẩn bị trực
tiếp cho người học bước vào thị trường lao động ngay còn đang trên ghế nhà
trường. Đối với một số người sử dụng lao động khác, thế giới lao động biến đổi và
đòi hỏi hệ thống đào tạo phải đào tạo được những người lao động tương lai có khả
năng thích ứng với nhiều vị trí và cơ cấu nghiệp vụ khác nhau. Tiếp cận theo năng
lực cho phép thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học ở nhà trường và thị trường
lao động. Thay vì đưa ra những câu hỏi, bài tập , nhiệm vụ mang tính hàn lâm thì
người đánh giá sẽ sử dụng những công cụ đánh giá gắn với bối cảnh thực tế. Thật
vậy, trong những năm gần đây, giáo dục đã có nhiều thay đổi và đổi mới và vì vậy
nó kéo theo nhiều thay đổi và đổi mới trong đánh giá. Các phương pháp đánh giá
hiện nay phải tính đến các mục tiêu chủ yếu sau đây: dự đoán, đề phòng các khó
khăn, và thất bại trong đào tạo bằng cách bảo đảm cho người học tiếp tục học và
học suốt đời và giúp họ có thể sử dụng các kiến thức và kĩ năng trong các tình
huống đa dạng của cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Việc đánh giá
được tiến hành ở nhiều thời điểm trong suốt quá trình học, trong đó năng lực của
người học được thể hiện ở độ khó, độ phức tạp của nhiệm vụ, câu hỏi hoặc bài tập
đã hoàn thành.

SV: Phạm Lan Phương- Khoa Tiếng Anh lớp A3K69


Mã SV: 695701135

You might also like