Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hương

STT: 018
MSV: 21D210331
Mã LHP: 2188TLAW0111

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau của văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản áp dụng pháp luật. Nêu ví dụ cho từng loại văn bản.
 Giống nhau:
- Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức
hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.
- Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ
chức hoặc cá nhân có liên quan.
- Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
- Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.
- Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

 Khác nhau:

Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
Là văn bản có chứa quy phạm Là văn bản pháp lý cá biệt, mang
pháp luật, được ban hành theo tính quyền lực do các chủ thể có
đúng thẩm quyền, hình thức, thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá
trình tự, thủ tục quy định trong nhân được nhà nước trao quyền
Luật này. Văn bản có chứa quy ban hành trên cơ sở các quy
Khái
phạm, pháp luật nhưng được phạm pháp luật, theo trình tự, thủ
niệm
ban hành không đúng thẩm tục luật định nhằm điểu chỉnh cá
quyền, hình thức, trình tự, thủ biệt đối với các tổ chức, cá nhân
tục quy định trong Luật này thì cụ thể trong trường hợp cụ thể.
không phải là văn bản quy
phạm pháp luật.
Nội dung Chứa đựng những quy tắc xử sự Chứa đựng những quyết định cá
chung cho một loại(một nhóm) biệt nhằm xác định quyền và
đối tượng nhất định thực hiện. nghĩa vụ pháp lý hay trách nhiệm
pháp lý đối với các cá nhân và tổ
chức cụ thể; chứa đựng các mệnh
lệnh pháp lý cụ thể áp dụng cho
những tình huống cụ thể.
Do các cơ quan nhà nước có Do các chủ thể có thẩm quyền
Chủ thể
thẩm quyền ban hành. hoặc các tổ chức, cá nhân được
ban hành
nhà nước trao quyền ban hành.
Dựa trên Hiến pháp, Luật, các Thường dựa vào một văn bản
văn bản quy phạm pháp luật quy phạm pháp luật hoặc dựa
Cơ sở cao hơn với văn bản quy phạm vào văn bản áp dụng pháp luật
ban hành pháp luật là nguồn của luật. của chủ thể có thẩm quyền. Văn
bản áp dụng pháp luật hiện tại
không là nguồn của luật.
Áp dụng rộng rãi, áp dụng đối Chỉ áp dụng một lần đối với các
Phạm vi
với tất cả các đối tượng thuộc cá nhân, tổ chức cụ thể mà nội
áp dụng
phạm vi điều chỉnh. dung của văn bản đã đề cập tới.
Hình Theo quy định của pháp luật Chưa được pháp luật hóa tập
thức tên hiện hành, văn bản quy phạm trung về tên gọi và hình thức thể
gọi pháp luật ở Việt Nam hiện nay hiện.
bao gồm: (Thường được thể hiện dưới hình
1. Hiến pháp. thức: Quyết định, bản án,…)

2. Bộ luật, luật, nghị quyết của


Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy


ban thường vụ Quốc hội; nghị
quyết liên tịch giữa Ủy ban
thường vụ Quốc hội với Đoàn
Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ


tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ.
6. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao; thông tư
của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; thông tư của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ.
9. Thông tư liên tịch giữa
Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao với Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao; thông tư
liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao;
10. Quyết định của Tổng Kiểm
toán nhà nước.
11. Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh/cấp huyện/cấp
xã.
12. Quyết định của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh/cấp
huyện/cấp xã.
13. Văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa
phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt.
Theo quy định Luật Ban hành Luật không có quy định trình tự.
Trình tự
văn bản quy phạm pháp luật
ban hành
2015.
Thời Thời gian có hiệu lực lâu dài, Thời gian có hiệu lực ngắn theo
gian có theo mức độ ổn định của phạm vụ việc.
hiệu lực vi và đối tượng điều chỉnh.
Luật đất đai năm 2013; Luật Quyết định số:  510/QĐ-UBND
hôn nhân và gia đình năm 2014; ngày  03  tháng 02 năm 2012 của
Bộ luật hình sự năm 2015;… Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí
Ví dụ Minh về việc Phê duyệt Kế
hoạch thực hiện rà soát thủ tục
hành chính trọng tâm năm 2012
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2: Phân tích bản chất của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
 Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tính xã hội
rộng lớn.
Với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy phạm
và tính bắt buộc chung, pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có tính xã hội rộng lớn, là phương tiện để nhà nước, các tổ chức và cá
nhân trong xã hội tổ chức và hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng
của đời sống xã hội đồng thời ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm các quyền công
dân, quyền con người. Trong hoàn cảnh Việt Nam đã bước vào thời kì đổi
mới và hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vị thế và những giá trị xã hội
của pháp luật Việt Nam đã và đang được từng bước củng cố, mở rộng.

 Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí
của nhân dân Việt Nam.
Nhân dân thông qua nhà nước thể hiện ý chí của mình trong pháp luật.
Pháp luật chứa đựng, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của tuyệt đại đa số
nhân dân trong xã hội. Đồng thời cũng là công cụ hiệu quả để nhà nước
trấn áp các lực lượng thù địch, góp phần bảo vệ, bảo đảm và mở rộng các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phù hợp với sự pháp triển của thời
đại, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc.
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định và bảo vệ
chính quyền nhân dân, đưa người lao động Việt Nam từ địa vị bị thống trị
thành người làm chủ đất nước, thực hiện việc công hữu các tư liệu sản xuất
cơ bản, bảo đảm cho người dân khả năng thực tế được tham gia vào các
lĩnh vực hoạt động xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận và bảo đảm các quyền
tự do dân chủ thực sự cho nhân dân như: quyền bình đẳng trước pháp luật,
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, quyền ứng cử,
quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tôn giáo,…Những quy định đó đã đáp
ứng được những lợi ích cơ bản của người lao động và nhân dân Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngày càng thể hiện tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.

You might also like